Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm

Tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm: MỞ ĐẦU Vốn là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại, phát triển, đứng vững trong cơ chế thị trường. Đối với các doanh nghiệp, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm đã không chú trọng đến vai trò của vốn cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong tình hình mới, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế là quá trình mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn. Điều này đã tạo nên những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh năng động thích nghi với cơ chế thị trường đã sử dụng vốn có hiệu quả còn không ít những doanh nghiệp gặp khó khăn bởi việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp là vấn đề cấp bách hiện nay. Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm là một doanh ...

doc79 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần liên hợp thực phẩm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Vốn là một yếu tố cần thiết và quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh đồng thời nó cũng là tiền đề để các doanh nghiệp tồn tại, phát triển, đứng vững trong cơ chế thị trường. Đối với các doanh nghiệp, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm đã không chú trọng đến vai trò của vốn cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong tình hình mới, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế là quá trình mở rộng quyền tự chủ, giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo toàn và phát triển vốn. Điều này đã tạo nên những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh năng động thích nghi với cơ chế thị trường đã sử dụng vốn có hiệu quả còn không ít những doanh nghiệp gặp khó khăn bởi việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Vì vậy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp là vấn đề cấp bách hiện nay. Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm là một doanh nghiệp đã tự khẳng định mình bằng các kết quả sản xuất kinh doanh mà Công ty đạt được trong thời gian qua. Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định trong quá trình đổi mới.Việc tăng cường nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề đang được Công ty quan tâm. Với những ý nghĩ trên, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm em đã chọn chuyên đề tốt nghiệp là : "Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm". Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1 : Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đối với các doanh nghiệp. Chương 2 : Thực trạng sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm thời gian qua. Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm. Do trình độ lý luận và thực tiễn có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm cùng toàn thể các bạn. CHƯƠNG 1 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP I - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ SỬ DỤNG VỐN: 1. Khái niệm về vốn sản xuất: Trong nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp như là các tế bào của nền kinh tế. Doanh nghiệp là một tổ chức được thành lập nhằm thực hiện mục đích chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, lao vụ dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tiền vốn nhất định. Vốn là tiền nhưng tiền chưa hẳn là vốn. Tiền chỉ có thể trở thành vốn khi được dùng cho việc sản xuất - kinh doanh để mua sắm tư liệu lao động, đối tượng lao động cho việc sản xuất kinh doanh. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động để tạo ra sản phẩm, lao vụ dịch vụ. Như vậy có thể thấy tư liệu lao động và đối tượng lao động doanh nghiệp dùng cho sản xuất kinh doanh là hình thái vật chất của vốn. Vốn được biểu hiện dưới dạng vật chất và giá trị. Vốn luôn vận động và chuyển hoá hình thái vật chất, cũng như chuyển hoá từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ. Ngoài sự tồn tại dưới dạng vật chất, còn có loại vốn tồn tại dưới dạng tài sản vô hình có giá trị như bằng phát minh, sáng chế, kinh nghiệm tay nghề, bí quyết. Vốn sản xuất trong doanh nghiệp là hình thái giá trị của toàn bộ tư liệu sản xuất được doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Xét về hình thái vật chất vốn sản xuất bao gồm ba yếu tố cơ bản: tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động. Đối tượng lao động và lao động tạo nên thực tế sản phẩm, còn tư liệu lao động là phương tiện chuyển hoá đối tượng lao động thành thực tế sản phẩm. Quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện liên tục, do vậy vốn của doanh nghiệp được vận động không ngừng tạo ra sự tuần hoàn và chu chuyển vốn. Sự vận động của vốn sản xuất kinh doanh theo sơ đồ : TLLĐ T H SX H' T' ĐTLĐ (T' > T) Bắt đầu là hình thái vốn tiền tệ sang hình thái vốn sản xuất (TLLĐ, ĐTLĐ). Sau quá trình sản xuất vốn chuyển hoá thành hình thái vốn hàng hoá. Cuối cùng trở lại hình thái vốn tiền tệ. Do sự luân chuyển không ngừng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cùng một lúc vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới các hình thái khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2. Phân loại vốn sản xuất: Căn cứ vào phương thức chu chuyển khác nhau về mặt giá trị của vốn sản xuất, có thể chia nó thành 2 loại : vốn cố định và vốn lưu động. 2.1. Vốn cố định: 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm: Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất, là hình thái giá trị của những tư liệu lao động đang phát huy tác dụng trong sản xuất. Vốn cố định là biểu hiện thành giá trị của những máy móc, thiết bị, nhà xưởng... tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng về mặt giá trị của nó lại không chuyển hết một lần vào sản phẩm mà chuyển dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất. Vốn cố định là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của vốn sản xuất, nó quyết định trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quyết định việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật. Quy mô của vốn cố định và trình độ quản lý, sử dụng nó là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang trí kỹ thuật - "hệ thống xương và bắp thịt" của sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định là tư liệu lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Song, không phải tất cả các tư liệu lao động trong doanh nghiệp đều là tài sản cố định mà tài sản cố định chỉ gồm những tư liệu chủ yếu có đủ tiêu chuẩn về mặt giá trị và thời gian sử dụng quy định trong chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. Theo quy định hiện hành, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; Nguyên giá tài sản phải xác định một cách đáng tin cậy; Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên; Có giá trị từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên. Như vậy tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn thời gian sử dụng dài và có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất. Khi tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất – linh doanh và giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. Tài sản cố định ở doanh nghiệp có nhiều loại, có những loại có hình thái vật chất cụ thể như nhà cửa, máy móc thiết bị… có những loại không có hình thái vật chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư chi trả, mỗi loại đều có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở giá trị ban đầu (lớn) và thời gian thu hồi vốn (trên 1 năm). 2.1.2 - Cơ cấu vốn cố định: Tài sản cố định có nhiều loại, nhiều thứ, có đặc điểm và yêu cầu quản lý rất khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định, cần thiết phải phân loại tài sản cố định. Phân loại tài sản cố định là sắp xếp tài sản cố định thành từng loại, từng nhóm theo những đặc trưng nhất định như theo hình thái biểu hiện, theo nguồn hình thành, theo công dụng và tình hình sử dụng… Vốn cố định của doanh nghiệp được biểu hiện bằng hình thái giá trị của các loại tài sản cố định sau đang dùng trong sản xuất kinh doanh: a. Tài sản cố định vô hình : Là các TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Thuộc về TSCĐ vô hình gồm có: Quyền sử dụng đất; Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm máy vi tính; Giấy phép và giấy nhượng quyền; TSCĐ vô hình khác. b. Tài sản cố định hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể. Thuộc về loại này gồm có: Nhà cửa vật kiến trúc; Máy móc thiết bị; Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý; Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; Tài sản cố định hữu hình khác. Cơ cấu vốn cố định chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trong đó chủ yếu là các nhân tố: Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp, sự tiến bộ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất, điều kiện địa lý tự nhiên, sự phân bố sản xuất. Khi xây dựng và cải tiến cơ cấu vốn cố định cần chú ý xem xét tác động ảnh hưởng của các nhân tố này. 2.1.3 - Quản lý vốn cố định: a. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định: Trong quá trình sử dụng tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh hoặc không sử dụng, tài sản cố định đều bị hao mòn dần, đó là sự giảm dần về giá trị của tài sản cố định. Có hai loại hao mòn tài sản cố định là: * Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình: - Hao mòn hữu hình: Là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ sát, bị ăn mòn bị hư hỏng từng bộ phận. Hao mòn hữu hình của TSCĐ hữu hình có thể diễn ra 2 dạng dưới đây: + Hao mòn dưới dạng kỹ thuật xảy ra trong quá trình sử dụng. + Hao mòn do tác động của thiên nhiên (độ ẩm, hơi nước, không khí…) không phụ thuộc vào việc sử dụng. Do có sự hao mòn hữu hình nên TSCĐ mất dần giá trị và giá trị sử dụng lúc ban đầu, cuối cùng phải thay thế bằng một tài sản khác. Hao mòn vô hình: Là sự giảm giá trị của TSCĐ hữu hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hao mòn vô hình xảy ra do TSCĐ hữu hình bị lỗi thời về kỹ thuật, còn gọi là hao mòn về kinh tế của mỗi TSCĐ, người sử dụng TSCĐ phải dự tính được tính chất và quá trình xảy ra sự hao mòn vô hình TSCĐ để có những quy định khấu hao thích hợp nhằm thu hồi đủ vốn đầu tư trước khi TSCĐ bị thanh lý. -> Trong quá trình sử dụng tài sản cố định các doanh nghiệp cần nghiên cứu để tìm ra những biện pháp nhằm giảm tối đa tổn thất do hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình gây ra như nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định, đẩy nhanh việc cải tiến và hiện đại hoá máy móc thiết bị, tổ chức tốt công tác bảo quản và sửa chữa máy móc thiết bị, nâng cao trình độ người lao động... * Khấu hao tài sản cố định: Như vậy trong quá trình sử dụng và bảo quản tài sản cố định bị hao mòn (hữu hình và vô hình). Một bộ phận giá trị của tài sản cố định tương ứng với mức hao mòn đó được chuyển dịch dần vào giá thành sản phẩm gọi là khấu hao tài sản cố định. Bộ phận giá trị này là một yếu tố của chi phí sản xuất và cấu thành trong giá thành sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao tài sản cố định. Sau khi sản phẩm hàng hoá được tiêu thụ, số tiền khấu hao được trích lại và tích luỹ thành quĩ khấu hao tài sản cố định. Khấu hao có ý nghĩa quan trọng đối với bảo toàn, phát triển vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện khấu hao đúng, đủ hao mòn thực tế giá trị tài sản cố định không những phản ánh đúng thực chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đảm bảo quĩ khấu hao, duy trì được số vốn bỏ ra. b. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định: Kế hoạch khấu hao tài sản cố định hàng năm là một nội dung của công tác kế hoạch tài chính. Nó là biện pháp quan trọng để quản lý vốn cố định trên phương diện bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Đồng thời nó là căn cứ để xây dựng các quyết định tài chính về đầu tư. Khi lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định trước hết cần xác định tổng giá trị tài sản cố định hiện có vào đầu năm kế hoạch, cơ cấu theo nguồn hình thành của giá trị đó và phạm vi tài sản cần tính khấu hao. Tiếp theo căn cứ vào kế hoạch đầu tư dài hạn và tình hình thực hiện kế hoạch để dự kiến điều chỉnh tăng giảm tài sản cố định năm kế hoạch. Sau đó xác định tổng giá trị bình quân tài sản cố định cần trích khấu hao trong năm kế hoạch. Từ đó tính được số tiền trích khấu hao năm kế hoạch. Việc tính khấu hao TSCĐ có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau, theo quy định hiện hành (QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính) có ba phương pháp khấu hao: - Phương pháp khấu hao đường thẳng. - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh. - Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm. Căn cứ vào khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao TSCĐ, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng TSCĐ của doanh nghiệp. Trong các phương pháp khấu hao trên phương pháp khấu hao áp dụng phổ biến là phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều theo thời gian) c. Bảo toàn và phát triển vốn cố định: Bảo toàn vốn sản xuất nói chung, vốn cố định nói riêng là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Kinh doanh ít nhất phải đảm bảo hoà vốn, bù đắp được số vốn đã bỏ ra để tái sản xuất giản đơn. Đồng thời doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi để tự tích luỹ bổ sung vốn, tạo vốn cho tái sản xuất mở rộng. Vốn cố định được bảo toàn có nghĩa là trong quá trình vận động, dẫu nó được biểu hiện dưới hình thái nào, nhưng khi kết thúc một chu trình tuần hoàn thì vốn được tái lập ít nhất cũng bằng qui mô cũ để có thể trang bị lại tài sản giá trị bằng hoặc hơn cũ ở thời gian hiện tại. Về mặt hiện vật, tài sản cố định không được mất mát, hư hỏng trước thời hạn, không sử dụng sai mục đích, duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của tài sản cố định. Về mặt giá trị, người sử dụng vốn phải duy trì giá trị đồng vốn của mình, không bị ăn chia vào vốn, không tạo lãi giả làm giảm vốn. 2.2 - Vốn lưu động: 2.2.1 - Khái niệm và đặc điểm: Các doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động phải có đối tượng lao động. Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể sản phẩm, bộ phận khác hao phí trong quá trình sản xuất. Đối tượng lao động chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải dùng loạt đối tượng lao động khác. Toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Đối tượng lao động được biểu hiện thành hai bộ phận, một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên, nhiên, vật liệu...), một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm). Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động trong sản xuất. Mặt khác, quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Do đó hình thành một số khoản hàng hoá và tiền tệ, các khoản phải thu... trong khâu lưu thông được gọi là tài sản lưu động trong lưu thông. Như vậy vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất, là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật tư, hàng hoá và cuối cùng trở lại hình thái tiền tệ ban đầu. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục cho nên vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền vốn. Vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới các hình thái khác nhau trong các lĩnh vực sản xuất và lưu thông. Thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Việc tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiêụ quả sử dụng vốn. 2.2.2 - Cơ cấu vốn lưu động: Cơ cấu vốn lưu động là số lượng các bộ phận cấu thành vốn lưu động và mối quan hệ tỉ lệ giữa các bộ phận đó. Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý sẽ góp phần sử dụng tiết kiệm vốn lưu động, đảm bảo kịp thời vốn lưu động cho từng khâu. Từ đó đảm bảo duy trì quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động chia làm 3 loại: - Vốn dự trữ: Là bộ phận vốn dùng để mua nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế... để dự trữ và chuẩn bị đưa vào sản xuất. - Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như bán thành phẩm, sản phẩm dở dang. - Vốn lưu thông: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưu thông như thành phẩm, tiền mặt... Theo cách phân loại này có thể thấy vốn dự trữ và vốn lưu thông không tham gia trực tiếp vào sản xuất. Vì vậy phải hết sức hạn chế khối lượng vật liệu cũng như thành phẩm tồn kho. Đối với vốn trong sản xuất phải chú ý tăng khối lượng sản phẩm đang chế tạo với mức hợp lý. * Dựa theo hình thái biểu hiện và theo chức năng của các thành phần vốn lưu động có thể chia thành 2 loại: - Vốn vật tư hàng hoá: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị các loại vật tư, hàng hoá như nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng thay thế, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, thành phẩm... - Vốn tiền tệ: Là bộ phận vốn lưu động biểu hiện dưới hình thái tiền tệ như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, tạm ứng... Các phân loại này giúp các doanh nghiệp có cơ sở để tính toán và kiểm tra kết cấu tối ưu của vốn lưu động để dự thảo những quyết định tối ưu về mức tận dụng số vốn lưu động đã bỏ ra. 2.2.3- Quản lý vốn lưu động: a. Xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch: Vốn lưu động định mức là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động định mức quá thấp sẽ gây khó khăn cho tính liên tục của quá trình sản xuất. Doanh nghiệp thiếu vốn sẽ gây ra những tổn thất như sản xuất bị đình trệ, không đáp ứng được nhu cầu khách hàng, không đủ tiền thanh toán kịp thời nên trong quan hệ mua bán bị mất tín nhiệm. Ngược lại, vốn lưu động định mức quá cao gây nên tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá, lãng phí vốn, vốn lưu động chậm luân chuyển và phát sinh chi phí là tăng giá thành. Do đó doanh nghiệp phải xác định lượng vốn lưu động định mức một cách đúng đắn, hợp lý để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách liên tục, nhưng đồng thời phải tiết kiệm một cách hợp lý. -> Muốn xác định vốn lưu động định mức kỳ kế hoạch doanh nghiệp phải lần lượt tính toán vốn lưu động định mức ở từng khâu (dự trữ, sản xuất, lưu thông), sau đó tổng hợp lại thành vốn lưu động định mức kế hoạch. * Vốn lưu động định mức ở khâu dự trữ: Vốn lưu động định mức ở khâu dự trữ được tính toán căn cứ vào mức luân chuyển bình quân hàng ngày và định mức số ngày dự trữ. Mức luân chuyển bình quân hàng ngày là giá trị bình quân của nguyên vật liệu, nhiên liệu... bỏ vào sản xuất trong một ngày đêm, được tính bằng mức luân chuyển cả năm (theo dự toán chi phí sản xuất) chia cho 360 ngày. Định mức số ngày dự trữ được xác định như sau: - Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu ( Nhà nước độc quyền quản lý) định mức số ngày dự trữ được cơ qua quản lý cấp trên qui định cho doanh nghiệp. - Đối với nguyên vật liệu mua trong nước có thể sử dụng công thức sau: Định mức Số ngày Hệ số Số ngày Số ngày Số ngày số ngày dự trữ = cách nhau giữa 2 lần mua x thu mua xen kẽ + vận chuyển + chỉnh lý chuẩn bị + bảo hiểm * Vốn lưu động định mức ở khâu sản xuất: Vốn lưu động định mức ở khâu sản xuất được xác định riêng cho sản phẩm dở dang, nửa thành phẩm tự chế và chi phí chờ phân bổ. Đối với vốn lưu động cho sản phẩm dở dang: Định mức Tổng mức luân Hệ số Chu kỳ vốn lưu động cho SPDD = chuyển cả năm của thành phẩm (tính theo giá thành công xưởng) 360 x sản phẩm dở dang x sản xuất sản phẩm - Vốn lưu động định mức cho nửa thành phẩm tự chế được tính theo công thức: Định mức Tổng mức luân chuyển Số ngày Hệ số vốn lưu động nửa thành phẩm tự chế = cả năm của thành phẩm (theo giá thành công xưởng) 360 x định mức dự trữ x nửa thành phẩm tự chế - Vốn lưu động cho phi chí chờ phân bổ: Định mức Mức dư đầu năm Số phát sinh Số phải vốn lưu động cho chi phí chờ phân bổ = chi phí chờ phân bổ + chi phí chờ phân bổ + chi phí chờ phân bổ * Vốn lưu động định mức ở khâu lưu thông: Vốn lưu động định mức ở khâu lưu thông gồm vốnlưu động định mức cho thành phẩm và hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm. - Vốn lưu động định mức cho thành phẩm được xác định theo công thức: Vốn lưu động định mức cho = thành phẩm Tổng giá thành công xưởng sản lượng hàng hoá ---------------------------- 360 Số ngày dự trữ x định mức thành phẩm Số ngày dự trữ định mức thành phẩm bao gồm: Số ngày dự trữ ở kho, số ngày vận chuyển từ kho đến nơi tiêu thụ. - Vốn lưu động của hàng hoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ được tính theo công thức: Vốn lưu động; định mức hàng; hoá mua ngoài; cho tiêu thụ = Error! x Error! b. Kế hoạch nguồn vốn lưu động định mức: Vốn lưu động định mức của doanh nghiệp công nghiệp được hình thành từ 2 nguồn chính là: - Vốn tự có và coi như tự có của doanh nghiệp. - Vốn đi vay. Vốn lưu động định mức năm kế hoạch được xác định căn cứ vào tình hình thực tế vốn lưu động năm trước và nhu cầu vốn lưu động định mức năm kế hoạch. Nếu năm trước doanh nghiệp đã sản xuất kinh doanh và đã có một lượng vốn lưu động nhất định thì năm kế hoạch chỉ cần lập kế hoạch nguồn vốn lưu động nhằm tính ra mức thừa, thiếu so với nhu cầu vốn lưu động định mức năm kế hoạch. Số vốn lưu động tự có cần thiết cho năm kế hoạch trước hết bù đắp bằng số vốn lưu động tự có và coi như tự có năm trước chuyển sang. c. Bảo toàn và phát triển vốn lưu động: Để duy trì và phát triển sản xuất, các doanh nghiệp phải thực hiện bảo toàn và phát triển vốn lưu động. Sự luân chuyển và chuyển hoá của vốn lưu động thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động khách quan và chủ quan làm cho vốn lưu động của doanh nghiệp giảm sút dần. Đó là các yếu tố như hàng hoá kém phẩm chất không tiêu thụ được, những rủi ro bất thường trong sản xuất kinh doanh, nền kinh tế có lạm phát, vốn lưu động bị chiếm dụng... Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động bảo toàn và phát triển vốn lưu động nhằm đảm bảo duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, thực chất là đảm bảo cho số vốn cuối kỳ đủ mua ít nhất một lượng vật tư hàng hoá tương đương với đầu kỳ khi giá cả tăng lên. Để thực hiện tốt chế độ bảo toàn và phát triển vốn lưu động đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự bảo toàn và phát triển vốn ngay trong quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở mức giảm, tăng giá tài sản lưu động, thực tế tồn kho của các doanh nghiệp ở các thời điểm có thay đổi về giá hàng tháng, quí, năm. Định kỳ tháng, quý, năm các doanh nghiệp phải xác định khoản chênh lệch giá trị tài sản lưu động thực tế tồn kho ở các khâu: Vật tư dự trữ, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chênh lệch tỉ giá số dư ngoại tệ... để bổ sung vốn lưu động. Số vốn lưu động sau khi thực hiện điều chỉnh giá tài sản lưu động ở thời điểm cuối năm là số vốn lưu động doanh nghiệp phải bảo toàn. Số vốn lưu động phải bảo toàn đến cuối năm Số vốn đã được = giao hoặc phải bảo toàn đầu năm Hệ số trượt giá vốn x lưu động của DN trong năm 3. Nguồn hình thành vốn sản xuất: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nguồn chủ yếu sau: a. Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp: Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp được hình thành từ hai nguồn chủ yếu sau: - Vốn góp ban đầu khi thành lập của chủ doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước vốn tự có ban đầu chính là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. - Vốn bổ sung thêm từ lợi nhuận để lại. Đây là nguồn vốn rất chủ động của doanh nghiệp, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn tự có tạo ra hình ảnh tài chính lành mạnh, tăng uy thế của doanh nghiệp trên thị trường vốn. Tuy nhiên vốn tự có thường dẫn đến tâm lý ổn định trong kinh doanh, doanh nghiệp thiếu những bước nhảy trong việc đầu tư vào những lĩnh vực mới. b. Nguồn vốn đi vay: Đây là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng, của các tổ chức tín dụng, của các đơn vị tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Việc phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp có thể vay số tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư để mở rộng hoạt động kinh doanh. Thông qua đi vay, doanh nghiệp có thể huy động được một lượng vốn lớn, kịp thời cho kinh doanh. Nếu doanh nghiệp đạt được một tỉ suất lợi nhuận cao thì việc huy động vốn bằng đi vay có lợi nhất. Tuy nhiên, nếu tỉ suất lợi nhuận thấp thì đây là gánh nặng cho giá thành sản phẩm. c. Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu: Đối với loại hình Công ty cổ phần, để tăng thêm vốn sản xuất Công ty có thể phát hành thêm cổ phiếu mới. Đây cũng là một nguồn vốn thường xuyên để bổ sung cho doanh nghiệp nên nó cũng được coi là vốn tự có. Doanh nghiệp có uy tín sẽ thu hút nhiều cổ đông tham gia mua cổ phiếu. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả các cổ đông rút vốn dễ dẫn đến phá sản nhanh. d. Nguồn vốn liên doanh liên kết: Để huy động vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thực hiện việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác. Nó góp phần huy động một lượng vốn trên cơ sở sự góp vốn của các bên, cùng làm cùng hưởng và cùng chịu trách nhiệm. e. Nguồn vốn trong thanh toán: Nguồn vốn trong thanh toán gồm: - Các khoản phải nộp, phải trả trong doanh nghiệp: Các khoản này tuy không lớn nhưng nó giúp doanh nghiệp giải quyết nhu cầu vốn mang tính tạm thời. Đó là các khoản như thuế phải nộp chưa nộp, các khoản phải trả công nhân viên, người mua ứng trước, các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ. - Tín dụng nhà cung cấp: Nguồn vốn này được các doanh nghiệp khai thác trong quan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp. Đây là phương thức huy động vốn tiện lợi và linh hoạt trong kinh doanh. Nó tạo ra khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền. Tuy nhiên sẽ rủi ro nếu qui mô tài trợ vượt quá giới hạn an toàn. II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN: 1. Khái niệm về hiệu quả: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh (lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động) để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Cần hiểu phạm trù hiệu quả một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng và định tính. Về mặt định lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Nếu xét về tổng lượng chỉ đạt hiệu quả khi kết quả lớn hơn chi phí, chênh lệch này càng lớn hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Về mặt định tính mức độ hiệu quả sản xuất kinh doanh cao phản ánh sự cố gắng, nỗ lực, trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và các chỉ tiêu chi tiết. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: 2.1 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: Giá trị tổng sản lượng (doanh thu) * Hiệu quả sử dụng vốn = -------------------------------------------------- Lượng vốn sản xuất bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn sản xuất bỏ vào kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản lượng, doanh thu trong kỳ. Tổng lợi nhuận. * Tỉ suất lợi nhuận vốn sản xuất = --------------------------------------------------- Tổng số vốn sản xuất bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số LN được tạo ra trên một đồng vốn sản xuất trong kỳ. 2.2 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và phân tích: * Các chỉ tiêu tổng hợp: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị tổng sản lượng. Doanh thu (giá trị tổng sản lượng) Hiệu suất sử dụng vốn cố định = -------------------------------------------- Số vốn cố định bình quân trong kỳ Số vốn cố định Đ.kỳ + Số vốn cố định C.kỳ Số vốn cố định BQ trong kỳ = ----------------------------------------------------- 2 Số vốn cố định = Nguyên giá TSCĐ - Số tiền khấu hao luỹ kế đầu kỳ (cuối kỳ) đầu kỳ (cuối kỳ) đầu kỳ (cuối kỳ) Số vốn cố định bình quân trong kỳ Hàm lượng vốn cố định = ---------------------------------------------- Doanh thu (giá trị tổng sản lượng) Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra 1 đồng doanh thu hoặc giá trị tổng sản lượng cần bao nhiêu đồng vốn cố định. - Tỉ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. LN trước thuế (hoặc sau thuế thu nhập) Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = ------------------------------------------------- Số vốn cố định bình quân trong kỳ * Các chỉ tiêu phân tích: - Hệ số hao mòn tài sản cố định: Phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu: Số tiền khấu hao luỹ kế Hệ số hao mòn TSCĐ = -------------------------------------------------- Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh 1 đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hoặc giá trị tổng sản lượng. Doanh thu (giá trị tổng sản lượng) Hiệu suất sử dụngTSCĐ = ------------------------------------------------ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ - Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 công nhân sản xuất trực tiếp: Phản ánh giá trị TSCĐ bình quân trang bị cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất: Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Hệ số trang bị TSCĐ = -------------------------------------------------- Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất - Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về công suất: Hệ số này phản ánh năng lực hoạt động của máy móc trong doanh nghiệp cao hay thấp bằng tỉ lệ giữa công suất mà chúng đạt được thực tế và công suất thiết kế. Công suất thực tế máy móc thiết bị Hệ số sử dụng máy móc = -------------------------------------------------- (thiết bị về công suất) Công suất thiết kế của máy móc thiết bị - Hệ số sử dụng máy móc thiết bị về thời gian: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng thời gian làm việc của máy móc thiết bị sản xuất: Thời gian làm việc thực tế Hệ số sử dụng máy móc = ----------------------------------------- thiết bị về thời gian Thời gian làm việc theo chế độ - Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp : Phản ánh quan hệ tỉ lệ gữa giá trị từng nhóm, loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp ở thời điểm đánh giá. Chỉ tiêu này giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ hợp lý trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp. 2.3 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động: - Sức sản xuất của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng hay doanh thu trong kỳ. Giá trị tổng sản lượng (doanh thu) Sức sản xuất vốn lưu động = --------------------------------------------- Vốn lưu động bình quân trong kỳ - Sức sinh lợi của vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra mấy đồng lợi nhuận trong kỳ: Lợi nhuận Sức sinh lợi vốn lưu động = --------------------------------------------- Vốn lưu động bình quân trong kỳ - Số vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nó cho biết vốn lưu động quay bao nhiêu vòng trong kỳ. Vòng quay vốn càng nhanh thì kỳ luân chuyển vốn càng được rút ngắn, vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả. Tổng doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động = ----------------------------------- Vốn lưu động bình quân Thời gian của kỳ phân tích Thời gian của một = ------------------------------------------------- (vòng luân chuyển) Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được 1 vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = ----------------------------------- Tổng doanh thu Chỉ tiêu này cho biết để có được 1 đồng doanh thu thì cần mấy đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. * Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính: Tổng số nợ Chỉ số mắc nợ = ------------------------------- Tổng số vốn (tài sản có) Chỉ số này càng thấp thì mức độ độc lập về tài chính càng cao vì số tài sản hiện có được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. 3 Tài sản lưu động Khả năng thanh toán ngắn hạn = ---------------------------- Nợ ngắn hạn Chỉ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ số này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là khả quan. Tổng tài sản lưu động - tồn kho Khả năng thanh toán nhanh = ------------------------------------------- Tổng nợ ngắn hạn Chỉ số này ³ 1 thì doanh nghiệp không có nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Tổng số vốn bằng tiền Khả năng thanh toán tức thời = ------------------------------ Tổng nợ ngắn hạn Chỉ số này nếu > 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếu < 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán. Tuy nhiên nếu tỉ suất này quá cao lại phản ánh tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Tổng số vốn bằng tiền Tỉ suất thanh toán vốn lưu động = --------------------------------- Tổng số tài sản lưu động Chỉ số này cho biết khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ. Nếu chỉ tiêu này > 0,5 hoặc < 0,1 đều không tốt, vì sẽ gây ứ đọng hoặc thiếu tiền để thanh toán. Doanh thu Hệ số quay kho = -------------------------------- Giá trị tồn kho bình quân Đây là chỉ số phản ánh trình độ quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. 360 Thời gian một vòng quay = ---------------------- Hệ số quay kho Trong đó vốn lưu động bình quân được tính như sau: Vốn lưu động đầu tháng + Vốn lưu động cuối tháng Vốn lưu động = ---------------------------------------------------------------- (bình quân tháng) 2 Vốn lưu động bình quân 3 tháng Vốn lưu động bình quân quí = ------------------------------------------ 3 Vốn lưu động bình quân 4 quí Vốn lưu động bình quân năm = --------------------------------------- 4 3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt tới lợi nhuận tối đa các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh trong đó quản lý và sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thông qua các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh như doanh thu, lợi nhuận... với số vốn cố định, vốn lưu động để đạt kết quả đó. Hiệu quả sử dụng vốn cao nhất khi số vốn bỏ vào kinh doanh ít nhất và đạt kết quả cao nhất. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tức là đi tìm các biện pháp làm sao cho chi phí về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ít nhất mà kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhất. Lợi nhuận được xác định qua công thức: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Với một mức doanh thu nhất định, chi phí càng nhỏ lợi nhuận càng cao. Các biện pháp làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phải trên cơ sở phản ánh chính xác, đầy đủ các loại chi phí trong điều kiện nền kinh tế luôn có sự biến đổi về giá, để đảm bảo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn chính xác, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm ngặt các chế độ bảo toàn về vốn. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng có nghĩa là nâng cao năng lực quản lý các loại tài sản, tận dụng các lợi thế của doanh nghiệp, phát huy khả năng tiềm tàng để tạo ra sự phát triển của doanh nghiệp. Với số vốn cố định, vốn lưu động hiện có việc nâng cao hiệu quả sử dụng có nghiã là sản xuất thêm một số lượng sản phẩm với chất lượng tốt, giá thành hạ, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, thanh toán các khoản nợ một cách kịp thời. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng được xác định bằng cách so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, trong đó các chi phí về vốn là chủ yếu. III. NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN: 1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luân chuyển liên tục, không ngừng từ hình thái này sang hình thái khác. Tại một thời điểm vốn tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Trong quá trình vận động đó vốn chịu tác động bởi nhiều nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp . Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố: 1.1 - Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Chu kỳ kinh doanh có hai bộ phận hợp thành. Bộ phận thứ nhất là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu cho đến khi giao hàng cho người mua. Bộ phận thứ hai là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua đến khi thu được tiền về. Chu kì kinh doanh gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ dài doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là ứ đọng vốn và trả lãi các khoản vay, các khoản phải trả. 1.2 - Kỹ thuật sản xuất: Các đặc điểm về kỹ thuật tác động tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hệ số sử dụng về thời gian, công suất... ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn cố định. Nếu kỹ thuật, công nghệ lạc hậu doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, từ đó việc bảo toàn và phát triển vốn gặp nhiều khó khăn. Ngược lại nếu kỹ thuật, công nghệ hiện đại doanh nghiệp có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao phí năng lượng, hao phí sửa chữa... tăng năng suất lao động, là lợi thế để chiếm lĩnh thị trường hàng hoá, thị trường vốn. Doanh nghiệp sẽ bảo toàn và phát triển được vốn, bù đắp các hao mòn hữu hình, vô hình... 1.3 - Đặc điểm về sản phẩm: Đặc điểm của sản phẩm ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm, từ đó tác động đến lợi nhuận, vòng quay của vốn. Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như bia, rượu, thuốc lá sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh. Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài, giá trị lớn trên mỗi đơn vị sản phẩm ... thì sẽ thu hồi vốn chậm, hạn chế tăng doanh thu. 1.4 - Trình độ quản lý, hạch toán nội bộ doanh nghiệp: Trình độ quản lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt đảm bảo cho quá trình đó tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận, các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó hạn chế tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, vật tư, tiết kiệm các yếu tố sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển của vốn. Mặt khác, công tác hạch toán kế toán dùng các công cụ để tính toán các chi phí phát sinh , đo lường hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết. 1.5 - Trình độ lao động của doanh nghiệp: Trình độ lao động thể hiện qua trình độ tay nghề, khả năng tiếp thu công nghệ mới, khả năng sáng tạo, ý thức giữ gìn bảo quản tài sản. Nếu lao động có trình độ cao thì các máy móc thiết bị sẽ được sử dụng tốt, năng suất chất lượng tăng. Tuy nhiên, để phát huy tiềm năng lao động doanh nghiệp phải có cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. 1.6 - Các chính sách vĩ mô: Trên cơ sở pháp luật, các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Sự thay đổi trong chế độ chính sách đều tác động đến doanh nghiệp. Đối với hiệu quả sử dụng vốn thì các qui định như thuế vốn, thuế doanh thu, thuế lợi tức, khấu hao... đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.7 - Biến động về thị trường đầu vào, đầu ra: Biến động về thị trường đầu vào là các biến động về tư liệu lao động, là những thay đổi về máy móc, công nghệ... nó có thể giúp cho doanh nghiệp lựa chọn công nghệ phù hợp, học tập kinh nghiệm sản xuất nhưng ngược lại nó đẩy công nghệ của doanh nghiệp đi xuống so với các đối thủ cạnh tranh. Những biến động về đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu... về số lượng, giá cả.... tác động lớn tới vốn cố định, vốn lưu động. Biến động về thị trường đầu ra có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Nếu nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp có điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, những biến động bất lợi như giảm đột ngột nhu cầu, khủng hoảng thừa làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: 2.1 - Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm: Giải pháp có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là lựa chọn đúng đắn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm để huy động các nguồn lực cần thiết. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, qui mô và tính chất sản xuất kinh doanh không phải do chủ quan doanh nghiệp quyết định mà do thị trường quyết định. Do đó các phương án kinh doanh, phương án sản phẩm được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường để quyết định qui mô, chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá bán sản phẩm. 2.2 - Xác định, lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn: Doanh nghiệp cần xác định nhu cầu vốn một cách chính xác số vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng kế hoạch huy động vốn. Các nguồn vốn để huy động gồm nhiều nguồn như nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vay ngân hàng, liên kết liên doanh... Việc huy động nguồn vốn nào là rất quan trọng và phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu doanh nghiệp đầu tư chiều sâu hoặc mở rộng thì trước hết cần huy động nguồn vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại, từ quĩ khuyến khích phát triển sản xuất, phần còn lại vay tín dụng Nhà nước, vay ngân hàng, thu hút vốn liên doanh liên kết.v.v... Nếu thừa vốn doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý linh hoạt. Nếu đưa đi liên doanh liên kết hoặc cho các doanh nghiệp khác vay thì cần thận trọng thẩm tra các dự án liên doanh, tư cách khách hàng để liên doanh có hiệu quả, vốn không bị chiếm dụng. 2.3 - Tổ chức và quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh: Điều hành và quản lý tốt sản xuất kinh doanh được coi là một giải pháp quan trọng nhằm đạt kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là đảm bảo cho quá trình đó được tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và đảm bảo sự phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Các biện pháp điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh phải nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc, thiết bị, ứ đọng thành phẩm, hàng hoá, gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. 2.4 - Áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doan: Trong điều kiện cách mạng công nghệ, việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh là một trong những lợi thế và khả năng phát triển của doanh nghiệp. Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới hợp thị hiếu, chất lượng cao. Từ đó doanh nghiệp có thể tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng lợi nhuận. Nhờ áp dụng kỹ thuật tiến bộ doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các loại vật tư thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm chi phí vật tư, hạ giá thành sản phẩm. 2.5 - Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích hoạt động kinh tế: Qua số liệu, tài liệu kế toán, đặc biệt là các báo cáo kế toán tài chính doanh nghiệp thường xuyên nắm được số vốn hiện có về mặt giá trị và hiện vật, nguồn hình thành và các biến động tăng, giảm vốn trong kỳ, mức độ đảm bảo vốn lưu động, tình hình và khả năng thanh toán... Nhờ đó doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho qúa trình kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo kế hoạch đề ra. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LIÊN HỢP THỰC PHẨM THỜI GIAN QUA. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP LIÊN HỢP THỰC PHẨM: 1. Thời điểm hình thành: Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm hiện nay là một doanh nghiệp cổ phần thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý. Địa điểm của Công ty tại 276 - Đường Quang Trung – thành phố Hà Đông – tỉnh Hà Tây. Công ty CP LHTP khởi công xây dựng năm 1970 có sự tham gia cố vấn thiết kế và thi công xây dựng của các chuyên gia người Ba Lan. Công ty chính thức đi vào hoạt động năm 1971 theo quyết định số 467 ngày 28/10/1971 của Uỷ ban Hành chính tỉnh Hà Tây. Tên gọi của Công ty lúc đó là Nhà máy bánh mỳ Ba Lan. Trong những năm đầu thành lập, Công ty chỉ sản xuất bành mỳ, mỳ sợi. Toàn bộ máy móc thiết bị của nhà máy được mang từ nước ngoài sang. Hầu hết các nguyên vật liệu được nhập ngoại, ngoại trừ than là được khai thác tại thị trường nội địa. Tổng số lao động nhà máy lúc đó là 70 - 150 người, trong đó phần lớn là lao động thủ công Việt Nam, còn lao động kỹ thuật và lao động quản lý là người Ba Lan. Từ đây hoạt động của Nhà máy được chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ sau đổi mới. 2. Thời kỳ trước đổi mới (1971 - 1989): 2.1 - Giai đoạn 1971 -1980: Nhà máy được đổi tên là Nhà máy Liên Hợp Thực Phẩm và hoạt động theo hình thức hạch toán độc lập trực thuộc ủy ban Hàng chính tỉnh Hà Tây. Sản phẩm của nhà máy là bánh mỳ, mỳ sợi, và bánh ,mứt , keọ các loại. Sản lượng nhà máy không ngừng tăng trưởng, các sản phẩm của Nhà máy chủ yếu phục vụ nhu cầu thị trường trong nước. Đội ngũ lao động của Nhà máy đã nắm hầu hết mọi khâu của qui trình công nghệ. 2.2. - Giai đoạn 1980 - 1989: Giai đoạn này do có sự biến động của thị trường, Nhà máy sản xuất thêm một số mặt hàng mới như sản phẩm bánh phồng tôm, bánh phở khô, lạc bọc đường. Các sản phẩm này của Công ty không những chỉ đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước mà còn đáp ứng thị trường xuất khẩu một số nước ở Đông Âu như Liên Xô cũ, Đức, Ba Lan…Tuy nhiên khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tự túc sang nề kinh tế thị trường thì Nhà máy đã phải đương đầu với rất nhiều khó khăn như: Các mặt hàng truyền thống không còn phù hợp, việc tiêu thụ hàng sản xuất ra rất chậm và với số lượng ít, thị trường xuất khẩu thì giảm sút liên tục và dừng hẳn vào cuối năm 1989 đầu năm 1990. 3. Thời kỳ sau đổi mới 1989 - 2005: Đây là thời kỳ bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới của nước ta: Tháng 5 năm 1989 Nhà máy đã tìm cho mình một hướng đi mới là đưa vào sản xuất thêm sản phẩm bia, nước giải khát được chuyển giao công nghệ từ Viện công nghệp thực phẩm Hà Nội. Với môi trường kinh tế có sự cạnh tranh gay gắt bởi nhiều doanh nghiệp sản xuất bia, nước giải khát ra đời Nhà máy chọn con đường đổi mới công nghệ từng phần. Quá trình đầu tư tới năm 2005 gồm 3 bước. - Bước 1 (1989 - 1993): Nhà máy động viên cán bộ công nhân viên sửa chữa, nâng cấp những máy móc còn có thể khai thác được. Mặt khác nhà máy đầu tư dây chuyền sản xuất nước giải khát và dây chuyền sản xuất bia chai của Trung Quốc. - Bước 2 (1993 - 1997): Nhà máy đầu tư bồn lên men 12,5 m3/ tank, bồn lên men 40,5m3 và nâng cấp hệ thống nồi nấu nhằm nâng công suất Nhà máy 2 - 5 triệu lít/năm. Từ tháng 10 năm 1997, Nhà máy đổi tên là "Công ty Liên Hợp Thực Phẩm". - Bước 3 (1997 - 2005): Công ty tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị mới như: bồn lên men 90m3, dây chuyền bia chai công suất 8.000chai/h của Cộng hoà Liên bang Đức, dây chuyền nấu công suất 12.000lít/mẻ nấu để tăng công suất lên 10 –15 triệu lít/ năm. Nhờ có sự đầu tư đúng hướng nên Công ty đã phát triển về mọi mặt. Chất lượng sản phẩm không ngừng tăng lên, sản phẩm Công ty sản xuất ra không đủ bán cho khách hàng, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày càng tăng. II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY: 1. Đặc điểm sản phẩm - thị trường: Công ty cổ phần Liên Hợp Thực Phẩm là doanh nghiệp sản xuất chuyên môn hoá mặt hàng chủ lực là bia. Sản phẩm chính của Công ty bao gồm bia chai, bia hơi. Hiện nay, sản phẩm bia ở thị trường Việt Nam hình thành cấp chất lượng: Bia cao cấp, trung bình. Sản phẩm bia của Công ty thuộc cấp chất lượng phổ thông, đối tượng phục vụ chính là những người tiêu dùng có thu nhập từ trung bình trở xuống. Sản phẩm bia của Công ty chất lượng cao, giá rẻ nên chiến lĩnh được thị hiếu của người tiêu dùng. Thị trường sản phẩm của Công ty ngày càng được củng cố, mở rộng và bắt đầu xâm nhập vào các tỉnh miền núi. Hiện nay, Công ty có khoảng 300 khách hàng và khoảng 60 đại lý phân bố rải rác khắp các tỉnh miền Bắc. Đây là những điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thị trường, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều hãng bia nổi tiếng thế giới đang tìm mọi cách thâm nhập thị trường nước ta. Bên cạnh đó là những nhà máy, cơ sở sản xuất bia trong nước mới xuất hiện. Điều này làm cho sự cạnh tranh trên thị trường bia Việt Nam ngày càng gay gắt. Mặc dù sản lượng của Công ty hàng năm đều tăng, nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn sản lượng bia cả nước. Điều này làm cho thị phần của Công ty giảm xuống. Qui mô sản xuất của Công ty còn rất nhỏ so với nhu cầu đang ngày càng gia tăng. Lượng bia mà Công ty cung cấp ra thị trường vẫn còn ít, do đó vẫn còn khá nhiều các phần thị trường bỏ ngỏ khiến cho một số hãng đã chớp lấy thời cơ xâm nhập thị trường. Để tăng năng lực sản xuất đòi hỏi Công ty huy động một lượng vốn lớn để đổi mới công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất. 2. Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất bia: Các giai đoạn của qui trình công nghệ sản xuất bia gồm: chế biến, lên men, lọc và chiết bia (sơ đồ 1). - Lên men: Dung dịch đường Malto của từng loại bia sau khi đun sôi làm nguội xuống 120 bắt đầu lên men. + Lên men chính: Cho men vào dung dịch nước mạch nha, quá trình này biến đường thành cồn và CO2, độ đường giảm xuống còn 4,50. Kết thúc lên men chính sau đó lên men phụ. Quá trình lên men chính từ 5 - 7 ngày. - Chế biến: Gạo xay nhỏ trộn với nước, nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hoá 650C rồi đến giai đoạn dịch hoá 750C, đun sôi 1200C trong một giờ rồi trộn với hỗn hợp Malt, nước ở giai đoạn 520C, 650C , 750C. Malt sẽ dịch hoá các tinh bột của gạo và Malt thành đường Malto, lấy dung dịch có độ đường 10,00 cho bia hơi, 11,00 cho bia chai. + Lên men phụ: Lên men phụ được thực hiện ở 3 - 50C với mục đích làm bão hoà CO2, ổn định thành phần hoá học của bia và tạo hương liệu cho bia. Thời gian lên men của các loại bia theo qui trình là: Bia hơi 15 ngày, bia chai 25 ngày. - Lọc: Sau khi kết thúc lên men phụ, bia được lọc để loại các chất hữu cơ, men và bão hoà thêm CO2 nhằm đạt các tiêu chuẩn chất lượng. - Chiết bia: Sau khi lọc xong bia được chiết vào chai, lon và thanh trùng ở nhiệt độ 620 - 670C để tiêu diệt men bia và các vi sinh, tăng thời gian bảo quản cho bia. Bia hơi được chiết vào thùng không qua thanh trùng nên thời gian bảo quản ngắn hơn. Thời gian bảo quản sản phẩm của các loại bia là: bia hơi 24 giờ, bia chai 120 ngày. Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ sản xuất bia Malt, gạo... Làm sạch Tạp chất Xay nghiền Hơi nước Dịch hoá, đường hoá Nước ngưng Nước nóng 78oC Lọc dịch đường Bã malt Hơi nước Dịch đường Hoa houplon Đun hoa Nước ngưng Lắng trong Bã hoa Lạnh nhanh Xả cặn Giống men Lên men Xắc men CO2 Lọc trong Bia hơi TP Rửa chai Chiết chai Hơi nước Thanh trùng, dán nhãn Bia chai TP Như vậy toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất bia, quá trình lên men là dài ngày do Công ty sử dụng phương pháp lên men bán liên tục. Điều này là nguyên nhân làm chu kỳ sản xuất bia bị kéo dài, làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác Công ty không đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong dịp lễ tết. Các đối thủ cạnh tranh sẽ chớp lấy thời cơ tung sản phẩm của họ ra chiếm lĩnh thị trường. Để khắc phục nhược điểm này nhiều nhà máy bia đang có xu hướng chuyển sang công nghệ lên men ngắn ngày, quá trình lên men chính và lên men phụ thực hiện đồng thời, có thể linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường. 3. Đặc điểm về nguyên vật liệu: Nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm nước, Malt, hoa houblon, gạo và đường. Nước là nguyên liệu quan trọng để sản xuất bia vì nước chiếm tới 98,2% trong thành phần của bia. Chất lượng nguồn nước là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng bia. Nguồn nước của Công ty cổ phần LHTP có nồng độ khoáng rất đặc trưng do Công ty có nguồn nước giếng khoan riêng, vì hàm lượng Ca++ và Mg++ trong nguồn nước Công ty thấp hơn nhiều so với nguồn nước khác. Nguồn nước này tạo ra hương vị đặc trưng cho sản phẩm bia của Công ty khác với các loại bia khác. Đây là một lợi thế của Công ty. Hoa Houblon là loại nguyên liệu đặc biệt của sản phẩm để tạo ra hương bia và vị đắng đặc trưng của bia. Malt là một loại hạt đại mạch nảy mầm đã được phơi khô, loại nguyên liệu này tạo ra vị đặc trưng của bia. Hai loại nguyên liệu quan trọng là Malt và hoa Houblon là hai loại phải trồng ở xứ ôn đới, nước ta không trồng được nên phải nhập ngoại với giá đắt làm giá thành sản xuất bia tăng. Công ty phải sử dụng thêm hai loại nguyên liệu là gạo và đường làm phụ liệu cho malt để giảm giá thành sản xuất bia. Ngoài các nguyên liệu trên, men cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên chất lượng bia. Các nguyên liệu dùng để sản xuất bia có nguồn gốc thực vật nên việc bảo quản nguyên liệu phải tuân theo các qui định nghiêm ngặt, tránh ẩm mốc. Kho chứa nguyên liệu phải luôn thoáng mát, kho chứa hoa Houblon phải luôn được bảo quản dưới 50C với độ ẩm dưới 10%. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm Công ty chú trọng việc tìm mua và theo dõi chất lượng nguyên vật liệu. Công ty có hệ thống kho dự trữ bảo quản đạt tiêu chuẩn và đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Tuy vậy việc bố trí kho nguyên liệu chưa hợp lý. Nhà kho ở xa khu vực nấu gây lãng phí khi vận chuyển. Loại bia Sản lượng (1000 lít) Malt (kg) Gạo (kg) Đường (kg) Hoa bia (kg) Cao hoa (kg) Bia hơi 200 1.640 1.060 180 10 1,5 Bia chai 200 1.840 1.060 180 10 2,5 Biểu 1: Kết cấu nguyên liệu của các loại bia. Qua (biểu1) cho thấy malt và gạo chiếm tỉ trọng lớn trong thành phần cấu thành nên sản phẩm. 4. Đặc điểm về lao động: Lao động là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới việc sử dụng máy móc thiết bị và do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Công ty CP LHTP có đội ngũ cán bộ công nhân viên khá đông và trình độ ngày càng nâng cao Năm 2004 2005 2006 Chỉ tiêu STĐ % STĐ % STĐ % Tổng số lao động 325 100 321 100 300 100 LĐ có trình độ ĐH 32 9,8 36 11,2 39 13,0 LĐ có trình độ CĐ, TC 29 8,9 31 9,7 34 11,3 LĐ có bằng nghề 165 50,8 167 52,0 169 56,3 LĐ phổ thông 99 30,5 87 27,1 58 19,3 Biểu 2: Trình độ lao động các năm của Công ty CP LHTP Qua (biểu 2) cho thấy tổng số lao động có sự biến đổi không ổn định. Công ty đang chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng lao động. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp, lao động có bằng nghề tăng đều qua các năm, từ 9,8% năm 2004 lên 13,0% năm 2006, từ 8,9% lên 11,3%, từ 50,8% lên 56,3% .Tỉ lệ lao động phổ thông giảm từ 30,5% năm 2004 xuống 19,3% năm 2006. Công ty có những nỗ lực đáng kể trong chính sách đào tạo, khuyến khích lao động. Bậc thợ trung bình của lao động ở Công ty khá cao. Công nhân cơ khí Công nhân công nghệ Bậc thợ Số CN Tỉ trọng (%) Bậc thợ Số CN Tỉ trọng (%) 7/7 15 57,7 6/6 46 38,0 6/7 4 15,4 5/6 14 11,6 5/7 3 11,5 4/6 42 34,7 4/7 3 11,5 3/6 14 11,6 3/7 1 3,8 2/6 5 4,1 2/7 0 0 1/6 0 0 Tổng 26 100 121 100 Biểu 3: Bậc thợ công nhân kỹ thuật lành nghề. Nhìn chung tỉ lệ thợ bậc khá cao (biểu 3). Công nhân công nghệ trực tiếp tạo ra sản phẩm, những số công nhân bậc 5 và bậc 6 chỉ có 49,6% trong khi hai bậc thấp nhất là bậc 2 và bậc 3 chiếm tới 15,7%. Điều này chứng tỏ trình độ tay nghề của công nhân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Lực lượng lao động còn lại là 153 LĐ, trong đó: dịch vụ bán hàng giới thiệu sản phẩm tại Công ty là 70 LĐ; cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm đi xa là 36 LĐ; dịch vụ bán buôn sản phẩm là 15 LĐ; còn lại là 32 LĐ khối hành chính nghiệp vụ. Ngoài đội ngũ lao động chính, Công ty còn có thêm một lực lượng lao động làm thuê. Lực lượng này có tay nghề thấp kém, ảnh hưởng đến năng suất lao động . 5. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty: Công ty CP LHTP là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và phương thức quản lý theo kiểu trực tuyến. Cơ chế quản lý của Công ty là Đảng lãnh đạo, Hội đồng quản trị xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, Giám đốc điều hành và quản lý, công nhân viên chức tham gia quản lý thông qua đại hội công nhân viên chức, Hội đồng Công ty và ban thanh tra công nhân Công ty hiện đang áp dụng chế độ quản lý một thủ trưởng. Hộ đồng quản trị toàn quyền quyết định, cấp dưới chịu trách nhiệm thi hành. Các bộ phận phòng ban có chức năng tham mưu giúp giám đốc. Toàn Công ty gồm có 7 phòng, 2 phân xưởng. Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban, đơn vị bộ phận như sau: - Ban giám đốc gồm một giám đốc và ba phó giám đốc. Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước Hội đồng quản trị. Các phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực mình phụ trách, chỉ đạo các hoạt động chung của doanh nghiệp khi được uỷ quyền và lãnh đạo các bộ phận do mình phụ trách. - Phòng kế hoạch tổ chức lao động tiền lương: thực hiện công tác lập kế hoạch tổ chức lao động, thanh toán tiền lương từng tháng, đào tạo và tuyển dụng lao động, theo dõi việc thực hiện kế hoạch. - Phòng hành chính, y tế, kiến thiết: tổ chức thực hiện theo kế hoạch hàng tháng, quản lý hồ sơ sổ sách, giải quyết các chính sách chế độ có liên quan đến sức khoẻ người lao động. Chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh môi trường. - Phòng tài vụ (kế toán): thực hiện công tác tài chính kế toán tính giá thành, quản lý toàn bộ về vốn. - Phòng vật tư, tiêu thụ: xây dựng kế hoạch ung ứng vật tư, nguyên liệu, xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện công tác dự trữ, bảo quản vận chuyển vật tư, nguyên liệu. - Phòng kinh doanh dịch vụ: tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiêu thụ sản phẩm tại các quầy dịch vụ của Công ty và các điểm tiêu thụ trong nội thành phố. Có nhiệm vụ chăm lo và đảm bảo tốt đời sống, sức khoẻ của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. - Phòng bảo vệ: tổ chức việc thực hiện trông giữ tài sản của Công ty và quản lý giờ giấc làm việc làm việc của toàn thể người lao động trong Công ty. Có nhiệm vụ đảm bảo an toàn về mọi mặt trong Công ty. - Phân xưởng cơ điện: giám sát toàn bộ trang thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa lớn, thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị luôn ở trạng thái làm việc tốt để phục vụ nhu cầu sản xuất. Đảm bảo Lập dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Phòng kỹ thuật - KCS: nghiên cứu, lựa chọn qui trình công nghệ sản xuất bia, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Chịu trách nhiệm tập hợp nghiên cứu sáng kiến, chế thử sản phẩm mới, phân tích các chỉ tiêu lý hoá... Riêng bộ phận KCS phải bám sát quá trình sản xuất ở mọi công đoạn cùng với các phân xưởng để kiểm tra chất lượng, tìm biện pháp khắc phục sản phẩm hỏng. - Phân xưởng sản xuất: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng quy trình công nghệ, quy trình vận hành an toàn thiết bị, chịu trách nhiệm cung cấp đủ các loại sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Cơ cấu tổ chức sản xuất: Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty CP LHTP được tổ chức theo kiểu: Công ty - Phân xưởng - Tổ sản xuất - Nơi làm việc. Các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức công nghệ. Loại hình sản xuất của Công ty là loại hình sản xuất khối lượng lớn, phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp dây chuyền liên tục từ khi nấu cho đến khi thu được bia thành phẩm. - Phân xưởng sản xuất bia: Có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu, thực hiện qui trình công nghệ sản xuất thành bia. Phân xưởng sản xuất gồm tác tổ: + Tổ nấu: thực hiện nhiệm vụ giai đoạn nấu. + Tổ men: làm nhiệm vụ ủ men, hạ nhiệt độ, lên men sơ bộ. + Tổ lọc: có nhiệm vụ lọc bia bán thành phẩm, tách men. + Tổ chiết bia hơi. + Tổ sản xuất bia chai. + Các tổ phụ trợ: Tổ lạnh, tổ lò hơi... - Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ lắp mới, thay thế thiết bị máy móc của dây chuyền công nghệ sản xuất bia. Chế tạo mới phụ tùng thiết bị như các thùng bia, chai thay thế, các van đường ống, sửa chữa máy. - Đội sửa chữa kiến trúc: Chịu trách nhiệm sửa chữa nhà xưởng và xây dựng những công trình nhỏ trong Công ty. Nhìn chung cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tương đối gọn nhẹ và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Cơ cấu tổ chức gồm nhiều phòng ban thực hiện tương đối đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của một doanh nghiệp nhưng vẫn còn thiếu các bộ phận chuyên môn cần thiết. Chẳng hạn trong cơ cấu tổ chức thiếu phòng Marketing, nhiệm vụ marketing do phòng kế hoạch - tiêu thụ phụ trách, chưa được quan tâm đúng mức nên việc nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế. Do đó ảnh hưởng tới việc đầu tư, sử dụng vốn. III. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA C.TY CP LHTP 1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định: a. Tài sản cố định và sự biến động: (biểu 4) - Về cơ cấu tài sản cố định: Tổng giá trị còn lại của tài sản cố định là 26.886.670.910đ. Trong đó máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn nhất với giá trị là 15.220.503.915đ chiếm 56,61%. Các nhóm tài sản khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm 4.297.536.585đ chiếm tỉ lệ 15,98%, phương tiện vận tải chiếm 217.711.990đ, chiếm tỉ lệ 0,81%. Nhìn chung phần giá trị còn lại của các nhóm tài sản cố định chiếm tỉ lệ thấp so với nguyên giá. Điều này chứng tỏ các loại tài sản cố định tham gia phần lớn thời gian của vòng đời vào sản xuất, mức khấu hao tương đối lớn. Mặt khác Công ty cũng chưa có sự đổi mới mạnh mẽ tài sản cố định để tăng cường hiện đại hoá tài sản cố định. - Về bộ phận máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn về nguyên giá (58,29%) cũng như giá trị còn lại 56,64%, thể hiện giá trị tài sản cố định được huy động gần như triệt để vào sản xuất. Phần giá trị còn lại chiếm 66,90% so với nguyên giá. Máy móc thiết bị hiện nay của Công ty được đầu tư vào hai giai đoạn chính, là giai đoạn 2004 - 2005 và giai đoạn 2005 - 2006. Do đó hiện nay phần lớn giá trị chưa khấu hao được nhiều, trình độ công nghệ của Công ty CP LHTP hiện nay chỉ đạt mức gần trung bình. Có thể hiểu rõ hơn về tài sản cố định của Công ty qua danh mục các loại máy móc thiết bị chủ yếu (biểu 4). Bộ phận nhà cửa, vật kiến trúc phần giá trị còn lại là 4.297.536.585đ, chiếm 56,57% so với nguyên giá. Bộ phận này mới khấu hao được gần một nửa giá trị so nguyên giá, Công ty cũng không đầu tư nhiều để đổi mới. Bộ phận phương tiện vận tải là 217.711.990đ, chỉ chiếm 0,81% giá trị còn lại toàn bộ TSCĐ và chiếm 20,64% so với nguyên giá, đây là tỉ lệ thấp, chứng tỏ bộ phận này chưa được Công ty chú ý đầu tư. Bộ phận thiết bị văn phòng và dụng cụ quản lý chiếm tỉ lệ nhỏ: 37.142.020đ chiếm 0,10% và đã khấu hao khá lớn, giá trị còn lại so với nguyên giá chiếm 27,84%. Ngoài ra trong TSCĐ còn có bộ phận tài sản cố định chưa dùng và TSCĐ tạm nhập chiếm tỉ lệ không nhỏ trong phần giá trị còn lại, tương ứng là 0,025% và 26,43%. Nhóm TSCĐ Nguyên giá (1000đ) Giá trị còn lại (1000đ) % giá trị còn lại trên nguyên giá 1. Nhà cửa vật kiến trúc 7.596.564,645 4.297.536,585 56,54% Tỉ trọng 19,46% 15,98% 2. Máy móc, thiết bị 22.750.651,457 15.220.503,915 66,90% Tỉ trọng 58,29% 56,61% 3. Phương tiện vận tải 883.569,380 217.711,990 20,64% Tỉ trọng 2,26% 0,81% 4. T.bị văn phòng DCQL 133.399,030 37.142,020 27,84 Tỉ trọng 0,34% 0,10% 5. TSCĐ chưa dùng 66.000,000 6.674,400 10,11% Tỉ trọng 0,17% 0,02% 6. TSCĐ tạm nhập 7.600.000,000 7.107.102,000 93,52% Tỉ trọng 19,47% 26,43% Tổng số 39.030.183,512 26.886.670,910 68,89% Tỉ trọng 100% 100% Biểu 4: Cơ cấu tài sản cố định năm 2006 Nhìn chung các bộ phận tài sản cố định qua các năm có sự biến động mạnh. Công ty cũng có sự đầu tư vào một số tài sản có giá trị lớn. Nguyên giá TSCĐ qua các năm đều tăng. Năm 2005 tăng 8.362.673.150 so với năm 2004, tăng lên 40,95%. Năm 2006 nguyên giá TSCĐ tăng 10.096.874.227đ so với năm 2005 tức tăng thêm 13,49%. Về giá trị còn lại của TSCĐ, năm 2004 là 11.819.364.853đ, năm 2005 là 18.636.371.553đ, tăng 6.817.006.700đ so với năm 2004. Và năm 2006 giá trị còn lại là 26.886.670.910đ, tăng 8.250.299.375đ. Như vậy khấu hao TSCĐ và số tài sản cố định tăng qua các năm lớn hơn phần giá trị TSCĐ đầu tư mới. Tuy sản lượng Công ty các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn tốc độ trung bình của cả nước. Điều đó chứng tỏ bộ phận tài sản cố định của Công ty không đổi mới kịp thời và năng lực sản xuất qua các năm tăng chậm so với cả nước. Sản phẩm của Công ty được khách hàng tiêu thụ tương đối mạnh, nhưng với khả năng sản xuất tăng chậm sẽ không đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng và dẫn tới mất một số thị phần do các hãng bia khác chiếm lĩnh. Nhìn chung Công ty đã có cơ cấu tài sản cố định khá hợp lý. Bộ phận máy móc thiết bị tham gia vào sản xuất luôn chiếm bộ phận chủ yếu qua các năm, chiếm trên 65% cả về nguyên giá cũng như giá trị tuyệt đối. Năm 2005 tăng 8.275.203.100đ so với năm 2004 về nguyên giá, nhưng giá trị còn lại tăng 6.829.102.100đ, máy móc thiết bị đầu tư mới trong năm 2005 khá nhiều. Năm 2006 máy móc thiết bị được đầu tư ít hơn. Nguyên giá năm 2006 tăng 1.347.710.557đ, giá trị còn lại tăng 254.272.957đ. Đây là Công ty chưa cố gắng để tăng cường hiện đại hoá máy móc thiết bị. Bộ phận nhà cửa vật kiến trúc năm 2005 tuy nguyên giá tăng 210.065.700đ, giá trị còn lại tăng 190.191.700đ. Năm 2006 cả giá trị còn lại và nguyên giá đều tăng so với năm 2005, giá trị còn lại tăng 951.368.800đ, nguyên giá tăng 1.136.187.200đ. Con số tăng lên nhỏ nhưng nó nói lên phần nào sự tăng trưởng của Công ty. Bộ phận phương tiện vận tải qua các năm không giảm đi cả về nguyên giá, giá trị còn lại giảm dần. Nó chứng tỏ khối lượng sản phẩm của công ty tăng qua các năm, nhu cầu vận chuyển tăng lên mà Công ty không đầu tư thêm phương tiện vận chuyển, chứng tỏ Công ty tăng cường sự quản lý và có giải pháp tốt về phương tiện vận chuyển. Bộ phận thiết bị văn phòng và dụng cụ quản lý nguyên giá tăng qua các năm, nhưng giá trị còn lại năm 2005 giảm 15.050.000đ so với năm 2004 và năm 2006 tăng 5.887.300đ so với năm 2005. Bộ phận này các năm đều có sự đầu tư nhưng qui mô không lớn. Công ty có 1 bộ phận tài sản không tham gia vào sản xuất là TSCĐ chưa dùng. Bộ phận TSCĐ chưa dùng qua các năm đều giảm xuống về giá trị còn lại. Đây là dấu hiệu tích cực trong quản lý TSCĐ. TSCĐ chưa cần dùng không tham gia vào sản xuất và giá trị còn lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị còn lại TSCĐ nhưng chúng vẫn phải trích khấu hao. Công ty cần có biện pháp để giảm thiểu lượng TSCĐ này. Từ những phân tích trên cho thấy Công ty có một khối lượng vốn cố định lớn, kết cấu các nhóm TSCĐ hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên tài sản cố định của Công ty chưa có sự đổi mới kịp thời, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, Công ty vẫn chưa khai thác hết năng lực của tài sản cố định, vẫn còn tồn tại bộ phận TSCĐ chưa dùng. Loại thiết bị Số lượng Năm trang bị Giá trị còn lại 1. Động lực: Lò hơi năng suất 4T/h 1 2006 100% Máy phát điện 625 KVA 1 2006 97% 2. Thiết bị phòng hoá nghiệm: Tủ cấy men vô trùng 1 2004 85% 3. Thiết bị chiết xuất thành phẩm: Máy lọc ống fintrox 1 2005 89% Tank thành phẩm 20m3 2 2004 80% Tank thành phẩm 20m3 2 2005 91% Máy rửa(1) + chiết keg(2) 3 2004 85% Máy rửa(1) + chiết keg(2) 3 2005 89% 4. Thiết bị lạnh: Dàn ngưng tụ trao đổi nhiệt 1 2006 100% 5. Máy nén khí: Máy thổi khí 30m3/h 1 2004 85% Máy nén khí trục vít 200m3/h 1 2005 91% 6. Thiết bị mấu: Hệ thống xử lý nước 1 2006 100% Máy bơm nước 1 2005 91% Hệ thống thiết bị nấu 1 2004 80% 7. Thiết bị nhà hầm: Tank 12m3(thu hồi sau thanh lý) 14 2005 89% Bơm men giống 1 2005 91% Hệ thống thiết bị LM giống 1 2005 91% Tank 40m3 2 2004 80% Tank 90m3 6 2005 89% Bảng Panen điều khiển tank LM 2 2005 91% Biểu 5: Danh mục các loại thiết bị chủ yếu Để thấy rõ sự biến động về tài sản cố định của Công ty qua các năm chúng ta theo dõi theo số liệu ở (biểu 5). * Nguồn tài trợ cho TSCĐ của Công ty: Vốn cố định của Công ty được hình thành từ các nguồn chủ yếu: - Vốn chủ sở hữu : 9.315.000.000đ - Vốn tự bổ sung : 656.936.943đ (lợi nhuận năm trước chưa chia + quỹ khen thưởng) - Vốn vay : 4.548.759.047đ Qua (biểu 4) rút ra một số nhận xét: Trong các năm nguyên giá TSCĐ đều tăng nhưng giữa các bộ phận vốn có sự tăng giảm khác nhau: Nguyên giá vốn chủ sở hữu tăng qua các năm. Sự tăng chủ yếu là do TSCĐ chưa khấu hao hết và chưa thanh lý, TSCĐ không chuyển sang công cụ dụng cụ. Nguyên giá vốn tự bổ sung đều tăng qua các năm nhưng không đáng kể, và nguồn vốn vay đều tăng mạnh. Như vậy TSCĐ tăng trong các năm qua được đầu tư chủ yếu bằng vốn vay. TSCĐ được đầu tư mới từ nguồn vốn khấu hao cơ bản, vốn vay và lợi nhuận để lại. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty là rất kém. Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay được hình thành chủ yếu ở các giai đoạn đầu tư bước 1 và bước 2. Số vốn tự bổ sung thêm qua các năm là rất ít. Vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn do số vốn cần vay lớn, dài hạn và vay phải có thế chấp. So sánh năm 2005 với năm 2004: - Nguyên giá TSCĐ tăng 8.362.673.150đ, với tỉ lệ 40,65%, cụ thể là: + Vốn chủ sở hữu tăng 3.867.468.229đ, với tỉ lệ 36,4%. + Vốn tự bổ sung tăng 629.386.583đ với tỉ lệ 100%. - Giá trị còn lại tăng 6.817.006.700đ, với tỉ lệ 57,68%, cụ thể là: + Vốn chủ sở hữu tăng 3.867.468.229đ, với tỉ lệ 36,4%. + Vốn tự bổ sung tăng 629.386.583đ, với tỉ lệ 100%. + Vốn vay tăng 7.052.755.647đ với tỉ lệ 90,19%. So sánh năm 2006 và năm 2005: - Nguyên giá tăng 10.369.874.227đ với tỉ lệ 35,84% cụ thể là: + Vốn chủ sở hữu tăng 24.933.688đ, với tỉ lệ 0,17%. + Vốn tự bổ xung tăng 27.550.360đ, với tỉ lệ 4,38%. - Giá trị còn lại tăng 8.250.299.357đ, cụ thể là: + Vốn chủ sở hữu tăng 24.993.688đ, với tỉ lệ 0,17%. + Vốn tự bổ xung tăng 27.550.360đ, với tỉ lệ 4,38%. + Vốn vay tăng 6.912.822.080 với tỉ lệ 46,48%. Để huy động vốn cần thiết cho sự đổi mới công nghệ Công ty cần đa dạng hoá các nguồn vốn như liên doanh, liên kết, vay nước ngoài, phát hành trái, cổ phiếu... b. Khấu hao TSCĐ: Khấu hao tài sản cố định là sự tích luỹ về mặt giá trị để bù đắp hao mòn của chính tài sản cố định đó bằng cách chuyển dần giá trị tài sản cố định một cách có kế hoạch theo mức qui định vào giá thành sản phẩm sản xuất trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Để tính khấu hao chính xác yêu cầu phải tính đúng tính đủ khấu hao để tạo ra nguồn thay thế và duy trì khả năng sản xuất của tài sản cố định, bảo toàn vốn cố định. Việc khấu hao sẽ cho phép hình thành nên quĩ khấu hao để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn TSCĐ. Trong thời gian qua Công ty CP LHTP thực hiện khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng, theo quy định hiẹn hành (QĐ số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính). Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch khấu hao, trích đúng tỉ lệ qui định. Năm 2006 khấu hao cho các nhóm TSCĐ như sau: (Biểu 6). Đơn vị: 1000 đ Nhà xưởng vật kiến trúc Máy móc thiết bị và TSCĐ khác Tỉ lệ khấu hao 10 - 12% Nguyên giá đầu kỳ 6.460.377.445 29.046.894.090 Khấu hao KH 184.818.400 1.377.363.800 trong kỳ TH 184.818.400 1.377.363.80 Giá trị còn KH 4.297.536.585 22.334.280.310 cuối kỳ TH 4.297.536.585 22.334.280.310 Biểu 6: Khấu hao tài sản cố định 2006 Như vậy với phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng và tỉ lệ khấu hao như hiện nay Công ty phải sử dụng TSCĐ trong thời gian dài mới khấu hao hết. Quĩ khấu hao thu được không có khả năng đổi mới công nghệ kịp thời, gây khó khăn cho Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh c. Bảo toàn và phát triển vốn cố định: Bảo toàn và phát triển vốn là yếu tố quan trọng bảo đảm cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất Đối với doanh nghiệp Nhà nước hàng năm Nhà nước công bố rõ hệ số điều chỉnh giá TSCĐ cho phù hợp với đặc điểm và cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế kỹ thuật làm căn cứ để doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ thực hiện bảo toàn và phát triển vốn. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của Công ty CP LHTP năm 2006 được phản ánh qua (biểu 7). Qua bảng số liệu này cho thấy số vốn cố định phải bảo toàn cuối năm bằng số vốn cố định phải bảo toàn thực tế. Điều này cho thấy Công ty đã bảo toàn được vốn cố định, vốn cố định được sử dụng ổn định. Trong giai đoạn tới Công ty cần tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo toàn vốn, phấn đấu phát triển vốn cố định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đơn vị: 1000đ Trong đó Chỉ tiêu Giá trị Ngân sách cấp Tự bổ sung 1. Số VCĐ phải bảo toàn đầu năm 14.493.145.630 0 899.172 2. Số VCĐ phải bảo toàn cuối năm 14.518.079.318 0 2.616.672 3. Số VCĐ thực tế đã bảo toàn 14.518.079.318 0 2.616.672 4. Số chênh lệch giữa số vốn đã bảo toàn với số vốn phải bảo toàn (4 = 3 - 2) 0 0 0 Biểu 7: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định 2006 d. Quản lý vốn cố định về mặt hiện vật: Qua cơ cấu tài sản cố định ở biểu cho thấy phần lớn tài sản cố định của Công ty được đưa vào sử dụng ở đầu những năm 2004. Một số tài sản cố định đã khấu hao nhưng giá trị còn lại rất lớn. Trình độ công nghệ của Công ty đạt mức gần trung bình, tỉ trọng thiết bị hiện đại khoảng 40%, Công ty gặp khó khăn về vốn nên chủ trương vừa sản xuất vừa đầu tư có trọng điểm từng bước. Chỉ máy móc thiết bị nào quá cũ nát, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh mới thay thế. Chẳng hạn thiết bị nhà hầm phần lớn trang bị từ trước năm 2004 nhưng do không có điều kiện thay thế nên năm 2004-2005 Công ty vừa sản xuất vừa đầu tư sửa chữa lên sản lượng bia năm 2006 cao hơn năm 2005. Do máy móc thiết bị không đồng bộ, khó quản lý, gây ảnh hưởng đến khả năng huy động công suất của máy móc, không sử dụng tối đa tiềm năng của TSCĐ. Công ty thực hiện chế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch, công tác bảo dưỡng kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch. Công ty đã cố gắng thực hiện tốt công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc, giảm hiện tượng hư hỏng. Nhờ đó máy móc thiết bị tận dụng phần lớn khả năng công suất. Tuy nhiên, mức huy động công suất vẫn chưa đạt công suất thiết kế và có tăng qua các năm (biểu 8). Năm SL thực hiện (1000 lít) Công suất thiết kế (1000 lít) Hệ số sử dụng MMTB về công suất 2004 9.316,2862 12.000 77,64% 2005 9.341,4693 12.000 77,85% 2006 10.033,577 12.000 83,61% Biểu 8: Mức huy động công suất 2004 – 2006 e. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty được phản ánh qua (biểu 9). Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2006 thấp hơn năm 2005. Cụ thể như sau: * Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 2005 đem lại 1,307đ và năm 2006 đem lại 1,059đ. Mức giảm là (-) 2,248đ tương ứng (-) 0,19%. Nguyên nhân giảm là do tỉ lệ tăng doanh thu (11,26%) lớn hơn tỉ lệ tăng nguyên giá TSCĐ (37,09%). Mức tiết kiệm nguyên giá TSCĐ năm 2006 là: (35.994.171.531 : 1,307 – 33.981.746.400) = (-) 6.442.211.946,3 đồng. Đơn vị: 1000 đ So sánh 2005 - 2006 Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch % 1. Doanh thu 32.348.737.201 35.994.171.531 3.642.434.330 11,26 2. Lợi nhuận 629.386.583 650.383.688 20.997.105 3,34 3. Nguyên giá TSCĐ bình quân 24.751.972.710 33.981.746.400 9.229.773.690 37,29 4. Giá trị còn lại bình quân 15.227.868.200 22.761.521.230 7.533.653.030 49,47 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5 = 1/3) 1,307 1,059 (-) 0,248 (-) 0,19 6. Hiệu suất sử dụng VCĐ (6 = 1/4) 2,124 1,581 (-) 0,543 (-) 0,26 7. Hàm lượng VCĐ (7 = 4/1) 0,471 0,632 0,161 0,34 8. Tỉ suất lợi nhuận VCĐ (8 = 2/4) 0,041 0,029 (-) 0,012 (-) 0,29 9. Sức sinh lợi của TSCĐ (9 - 2/3) 0,025 0,019 (-) 0,006 (-) 0,24 10. Suất hao phí TSCĐ (10 = 3/1) 0,765 0,944 0,179 0,23 Biểu 9: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định. - Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Phản ánh 1 đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào SXKD đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2005 là 2,124 và năm 2006 là 1,581. Mức giảm là 0,543 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 0,26%. Giả sử hiệu suất sử dụng VCĐ năm 2006 bằng năm 2005, để đạt mức doanh thu năm 2006 thì phải giảm một lượng TSCĐ có giá trị là: 35.994.171.531 --------------------------- = 16.946.408.442 đồng 2,124 Như vậy, thực tế sử dụng TSCĐ Công ty sẽ không tiết kiệm được: 16.946.408.442 – 22.761.521.230 = (-) 5.815.112.788 đồng. Nguyên nhân giảm là do doanh thu tăng và giá trị còn lại tăng. - Hàm lượng vốn cố định: Cho biết để tạo ra 1 đồng doanh thu cần đưa vào SXKD bao nhiêu đồng vốn cố định. Năm 2005 là 0,471, năm 2006 là 0,632. Mức tăng là 0,161 tương ứng với tỉ lệ tăng 0,34%. Như vậy để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2006 so với năm 2005 Công ty sẽ lãng phí 0,037 đ. - Tỉ suất lợi nhuận VCĐ: phản ánh 1 đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào SXKD đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2005 là 0,041, năm 2006 là 0,029. Mức giảm là (-) 0,012đ tương ứng với tỉ lệ giảm (-) 0.29%. Giả sử tỉ suất lợi nhận VCĐ năm 2006 bằng năm 2005 là 0,041 thì giá trị TSCĐ phải huy động vào SXKD là: 650.383.688 : 0,041 = 15.863.016.780,4 đồng Thực tế sử dụng VCĐ năm 2006 cho phép Công ty sẽ tiết kiệm được: 15.863.016.780,4 – 22.761.521.230 = (-) 6.898.504.449,6 đồng Nguyên nhân giảm tỉ suất lợi nhuận là do lợi nhuận năm 2006 tăng 20.997.105 đồng so với năm 2005 và giá trị còn lại tăng. - Sức sinh lợi của TSCĐ: cho biết 1 đồng nguyên giá TSCĐ bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận. Năm 2005 là 0,025, năm 2006 là 0,019, mức giảm là 0,006 tương ứng với tỉ lệ giảm (-) 0,24%. Nếu sức sinh lợi của TSCĐ năm 2006 bằng năm 2005 thì lượng nguyên giá TSCĐ bỏ vào SXKD phải là: 650.383.688 : 0,025 = 26.015.347.520 đồng Thực tế sử dụng TSCĐ năm 2 dùng cho thấy Công ty lãng phí : 26.015.347.520 – 33.981.746.400 = (-) 7.966.398.880 đồng Nguyên nhân giảm sức sinh lợi của TSCĐ là do mức lợi nhuận năm 2006 tăng 3,34% so với năm 2005 và giảm nhanh hơn tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ là 37,29%. - Suất hao phí TSCĐ: cho biết để có 1 đồng doanh thu cần đưa vào SXKD bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Năm 2005 là 0,765; Năm 2006 là 0,944. Mức tăng là 0,179 tương ứng với tỉ lệ tăng là 0,23%. Như vậy nguyên giá TSCĐ cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2006 nhiều hơn 0,179 đồng so với năm 2005. -> Nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 so với năm 2005 tăng 3.642.434.330 đồng, tương ứng với tỉ lệ 11,26%, trong khi đó nguyên giá TSCĐ năm 2006 tăng 37,29% so với năm 2005. Tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ lớn hơn tốc độ tăng doanh thu. Tóm lại, TSCĐ có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Khả năng sinh lợi của TSCĐ giảm nhiều và giảm qua các năm, Công ty cần xem xét lại việc đầu tư đổi mới TSCĐ để đảm bảo sự đồng bộ, tăng năng lực sản xuất của Công ty. 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động: * Tình hình tài sản lưu động (Biểu 10): Vốn lưu động của Công ty cuối năm giảm so với đầu năm là 1.159.900.885 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 10,935%. Trong cơ cấu vốn lưu động, vốn bằng tiền chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Đầu năm chiếm 7,798% và cuối năm chiếm 4,902%. Hàng tồn kho cuối năm giảm 43.538.320 đồng so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ giảm 1,17%. Các bộ phận trong hàng tồn kho đều giảm, trừ công cụ dụng cụ và chi phí SXKD dở dang. Riêng bộ phận thành phẩm giảm mạnh, cuối năm giảm 80,67% so với đầu năm. Các khoản phải thu cuối năm giảm 1.155.959.186 đ so với đầu năm. Trong đó khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh với tỷ lệ 65,68% Sự giảm đi của các bộ phận hàng tồn kho, các khoản phải thu chứng tỏ quy mô sản xuất của Công ty cuối năm giảm hơn so với đầu năm. Sự bất hợp lý trong cơ cấu tài sản lưu động là lượng vốn bằng tiền chiếm khối lượng rất nhỏ. Đầu năm là 824.906.329 đồng tương ứng với tỷ lệ 7,798% và cuối năm là 461.733.446 đồng, ứng với tỷ lệ 4,902%. Rõ ràng lượng tiền nhỏ hơn rất nhiều so với tồn kho, các khoản phải thu và TSLĐ khác. Lượng tiền này không có để đầu tư ngắn hạn cũng như dài hạn nên không có khả năng Sinh lợi của vốn. Bộ phận TSCĐ của Công ty như đã phân tích cần phải xem xét việc đầu tư đổi mới nhưng bộ phận TSLĐ thiếu lượng tiền rất lớn và không có để đầu tư vào TSCĐ. Đơn vị 1000 đ TSLĐ Đầu năm Cuối năm So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % I - Tiền 824.906.329 7,798 461.733.446 4,902 -363.172.883 -44,03 1. Tiền mặt 422.625.580 3,995 272.365.656 2,892 -150.259.924 -35,55 2. Tiền gửi NH 402.280.719 3,803 189.367.790 2,010 -212.912.959 -52,93 II - Hàng tồn kho 3.734.289.719 35,299 3.690.751.399 39,184 -43.538.320 -1,17 1. Hàng đi đg 2. Nguyên vật liệu 2.229.640.676 21,076 1.919.997.576 20,384 -309.643.100 -13,89 3. Công cụ dụng cụ 430872.100 4,073 824.067.700 8,749 393.195.600 91,26 4. C.phí SXKD dở dang 786.459.200 7,434 891.149.400 9,461 104.690.200 13,31 5. Thành phẩm 287.317.743 2,716 55.536.723 0,590 -231.781.020 -80,67 III - Các khoản phải thu 2.327.412.611 22,000 1.170.453.425 12,426 -1.155.959.186 -49,67 1. Phải thu của khách hàng 719.954.411 6,806 1.192.785.205 12,663 472.830.794 65,68 2. Trả trước cho người bán 1.600.618.700 15,130 0 0 -1.600.618.700 -100,0 3. Phải thu n.bộ 0 0 -6.860.480 -0,073 -6.860.480 0 4. Phải thu khác 6.839.500 0,065 -15.471.300 -0,164 -22.310.800 -326,21 IV-TSLĐ khác 3.692.388.385 34,903 4.096.157.885 43,488 403.769.500 10,935 Tổng cộng 10.578.997.044 100 9.419.096.155 100 -1.159.900.885 -10,964 Biểu 10 : Tài sản lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động phải xem xét các chỉ tiêu về vốn lưu động. Vòng quay vốn lưu động tăng mạnh, từ 2,4137 lên đến 2,8323. Do vậy số ngày của 1 vòng luân chuyển giảm nhanh từ 149,149 ngày xuống 127,105 ngày. Đơn vị 1000 đ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Chênh lệch % 1. Doanh thu thuần 24.065.677.785 26.382.449.770 2.638.244.975 10,963 2. Vốn lưu động BQ 9.970.338.700 9.315.000.000 -655.338.700 -6,573 3. Số vòng luân chuyển = (2/1) 2,4137 2,8323 0,4186 17,343 4. Độ dài 1 vòng luân chuyển =(360ngày/3) 149,149 127,105 -22,044 -14,780 5. Hệ số đảm nhiệm = (1/2) 0,414 0,353 -0,061 -14,734 Biểu 11 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Với các chỉ tiêu trên (biểu 11) ta nhận định : Để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần năm 2005 cần 0,414 đồng vốn lưu động, năm 2006 chỉ cần 0,353 đồng. Số vốn lưu động mà Công ty đã tận dụng triệt để so sánh năm 2006 với 2005: 26.382.449.770 -------------------------- x (127,105 – 149,149) = (-) 1.615.485.341 đồng 360 ngày Sự tận dụng này khá lớn và cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty hết sức triệt để. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động rõ ràng không phù hợp với doanh nghiệp sản xuất bia. Thời gian luân chuyển quá dài trong khi thời hạn sản xuất các loại bia là 15 ngày với bia hơi, 25 ngày với bia chai. Nguyên nhân chính là do lượng tiền mặt thiếu quá lớn. Để đánh giá rõ ảnh hưởng của các bộ phận trong tài sản lưu động tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần xem xét bộ phận hàng tồn kho (biểu 12). Đơn vị 1000 đ Hình thái tài sản Đầu năm Cuối năm So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Hàng gửi bán 2. Nguyên vật liệu 2.29.640.676 69,448 1.919.997.576 67,247 -309.643.100 -13,887 3. Công cụ dụng cụ 430.872.100 13,421 824.067.700 28,863 393.195.600 91,256 4. SP dở dang 262.708.643 8,158 55.536.723 1,945 -207.171.920 -78,860 5. Thành phẩm 287.317.743 8,949 55.536.723 1,945 -231.781.020 -80,671 Tổng số 3.210.539.162 100 2.855.138.722 100 -335.400.440 -11,070 Biểu 12 : Cơ cấu hàng tồn kho Hàng tồn kho cuối năm giảm 335.400.4400đ so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ giảm (-) 11,070%. Các bộ phận hàng tồn kho cuối năm giảm so với đầu năm. Riêng CCDC tăng so đầu năm. Trong cơ cấu hàng tồn kho nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất, đầu năm là 2.229.640.676đ tương ứng 69,448%. Trong khi đó sản phẩm dở dang đầu năm là 262.708.643đ, cuối năm là 55.536.723đ, tương ứng với các tỷ lệ là 13,421% và 1,945%. Nguyên vật liệu lớn hơn sản phẩm dở dang rất nhiều trong khi quá trình sản xuất tương đối dài ngày. Như vậy nguyên vật liệu dự trữ nhiều, không hợp lý trong hàng tồn kho làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, tăng thêm các chi phí khác. Tình hình quản lý hàng tồn kho được phản ánh qua hệ số quay kho: Hệ số quay kho năm 2005 là 8,5728, năm 2006 tăng lên 9,695. Do vậy thời gian tồn kho trung bình được rút ngắn từ 41,993 ngày xuống 37,133 ngày. Đây là cố gắng của Công ty trong quản lý hàng tồn kho. Thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho cho thấy loại sản phẩm Công ty sản xuất chủ yếu là bia chai và bia hơi. Trong cơ cấu hàng tồn kho bộ phận hàng gửi bán đầu năm và cuối năm đều không có và bộ phận thành phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ, đầu năm là 8,949% và cuối năm là 1,945%. Như vậy chứng tỏ sản phẩm của Công ty chưa được tiêu thụ mạnh, có chất lượng chưa cao và chưa tạo được nhiều uy tín. Đơn vị 1000 đ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Chênh lệch % 1. Doanh thu 32.348.737.201 35.994.171.531 3.645.434.330 11,269 2. Giá trị tồn kho trung bình 3.773.383.513 3.712.520.559 -60.862.954 -1,613 3. Hệ số quay kho = (1/2) 8,5728 9,695 1,122 13,088 4. Thời gian 1 vòng quay = (360ngày/3) 41,993 37,133 -4,859 -11,571 Biểu 13 : Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý hàng tồn kho. Ta có thể xác định mức độ đảm bảo của nguồn vốn lưu động cho hàng tồn kho theo công thức : Mức đảm bảo = Nguồn vốn lưu động - Giá trị vốn lưu động thực tế hàng tồn kho Đơn vị 1000 đ Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm I. Vốn lưu động thực tế 9.315.000.000 9.315.000.000 1. Ngân sách cấp 0 0 2. Tự bổ sung 629.386.583 654.320.271 II. Hàng tồn kho 3.734.298.719 3.690.751.399 Mức đảm bảo VLĐ =(I – II) + 5.580.710.281 + 5.624.248.601 Biểu 14 : Mức độ đảm bảo vốn lưu động Qua biểu 14 cho thấy cả đầu năm và cuối năm Công ty huy động vốn thừa cho sản xuất. Đầu năm thừa 5.580.710.281đ và cuối năm thừa 5.624.248.601đ. Số thừa này bị ứ đọng hoặc bị chiếm dụng làm hiệu quả sử dụng vốn giảm. * Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn: (biểu 15) Nguồn vốn lưu động từ các quỹ của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đầu năm chiếm tỷ lệ 55,856% và cuối năm chiếm tỷ lệ 44,675%. Các quỹ chiếm một lượng vốn rất lớn và biểu hiện ở hình thái hàng tồn kho làm hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống. Tài sản cố định có khả năng sinh lợi thấp nhưng đầu tư đổi mới nhiều trong khi lượng tiền mặt của các quỹ quá thấp, đây là việc sử dụng vốn chưa hợp lý. Nguồn ngân sách không được cấp trong các năm. Nguồn tự bổ sung chiếm tỷ lệ nhỏ, đầu năm là 2,426% và cuối năm là 2,013%. Hai nguồn này không đủ để tài trợ cho tài sản dự trữ của Công ty. Nguồn chiếm dụng đầu năm là 10.824.647.960đ và cuối năm là 17.324.992.870đ. Nguồn này lớn hơn tổng nguồn vốn sản xuất và nguồn tự bổ sung. Nguồn vốn lưu động từ các nguồn còn lại không có khả năng tài trợ cho các nhu cầu dự trữ, thanh toán của Công ty nên Công ty đã chiếm dụng lượng vốn khá lớn. Điều này rất cần thiết đã làm ảnh hưởng tốt đến tốc độ luân chuyển, khả năng sinh lợi VLĐ. Công ty cần có biện pháp tăng nguồn này đến mức có thể. Đơn vị 1000 đ Hình thái tài sản Đầu năm Cuối năm So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Nguồn NS cấp 0 0 0 2. Nguồn tự bổ sung 629.386.583 2,426 654.320.271 2,013 24.933.688 3.96 3.Quỹ doanh nghiệp 14.493.145.630 55,856 14.518.079.318 44,675 24.933.680 0,17 4.Nguồn chiếm dụng 10.824.647.960 41,718 17.324.992.870 53,312 6.500.344.910 60,05 Tổng số 25.947.180.170 100 32.497.392.450 100 6.550.212.280 25,24 Biểu 15 : Cơ cấu vốn lưu động theo nguồn. * Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển:(biểu 16) - Vốn trong lưu thông chiếm tỷ trọng chủ yếu, đầu năm là 2.030.178.483đ, chiếm 37,066% , cuối năm là 1.710.055.374đ, chiếm 31,992%. Số tuyệt đối giảm đi là 320.123.109đ, với tỷ lệ giảm 15,768%. - Vốn dự trữ chiếm 48,575% đầu năm là 51,336% cuối năm vốn trong sản xuất chiếm tỷ lệ nhỏ nhất, đầu năm là 14,259% và cuối năm là 16,672%. Cơ cấu vốn theo quá trình tuần hoàn và luân chuyển của Công ty không hợp lý. Vốn trong lưu thông chiếm tỷ trọng khá cao mà chủ yếu là vốn bằng tiền và vốn thanh toán. Số vốn bằng ttoansvaf số voona thanh toán này tồn tại dưới dạng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng, khả năng sinh lợi rất thấp ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của vốn. Đơn vị 1000 đ Hình thái tài sản Đầu năm Cuối năm So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Vốn dự trữ 2.660.512.776 48,575 2.744.065.276 51,336 83.552.500 3,140 - Nguyên vật liệu 2.229.640.676 40,708 1.919.997.576 35,920 -309.643.100 -13,888 - Công cụ dụng cụ 430.872.100 7,867 824.067.700 15,417 393.195.600 91,256 2. Vốn trong SX 786.459.200 14,359 891.149.400 16,672 104.690.200 13,312 - Chi phí SXKD dở dang 786.459.200 14,359 891.149.400 16,672 104.690.200 13,312 3. Vốn trong lưu thông 2.030.178.483 37,066 1.740.055.374 31,992 -320.123.109 -15,768 - Tiền 824.906.329 15,061 461.733.446 8,638 -363.172.883 -44,026 - Thành phẩm 287.317.743 5,246 55.536.723 1,039 -231.781.020 -80,671 - Vốn thanh toán 719.954.411 13,145 1.192.785.205 22,315 472.830.794 65,675 Tổng cộng 5.477.150.459 100 5.345.270.050 100 -131.880.409 -2,408 Biểu 16 : Cơ cấu vốn lưu động theo quá trình tuần hoàn và chu chuyển. * Tình hình tài chính:(biểu 17) Thông qua tài sản lưu động và các khoản nợ có thể đánh giá về tình hình tài chính của Công ty. Nhìn chung các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán của Công ty rất thấp và năm 2006 thấp hơn năm 2005. Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2005 là 0,798 và năm 2006 là 0,469 trong khi chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp là bình thường. Chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời nếu > 0,5 thì tình hình khả quan, còn của Công ty là rất thấp. Chỉ tiêu tỉ suất thanh toán VLĐ rất thấp. Chỉ tiêu này thấp hơn 0,5 phản ánh tình trạng thiếu vốn bằng tiền. Chỉ số mắc nợ của Công ty cao và chỉ là nợ ngắn hạn là rất cao. Như vậy tình trạng tài chính của Công ty là thiếu tính độc lập và không khả quan. Tuy nhiên các chỉ số cũng phản ánh sự thiếu vốn của Công ty. Đơn vị 1000 đ Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Chênh lệch % 1 2 3 4 5 1. Tổng số vốn sản xuất 14.493.145.630 14.518.079.318 24.933.680 0,17 2. Tổng tài sản lưu động 10.578.997.044 9.415.096.155 -1.163.900.885 -11,00 3. Hàng tồn kho 3.734.289.719 3.690.751.399 -43.538.320 -1,17 4. Tổng số nợ 14.872.248.995 21.785.071.075 6.912.822.080 46,48 5. Nợ ngắn hạn 13.259.348.995 20.092.207.075 6.832.858.080 51,53 6. Vốn bằng tiền 824.906.329 461.733.446 -363.172.883 -44,03 7. Khả năng thanh toán ngắn hạn = (2/5) 0,798 0,469 -0,329 -41,23 8. Khả năng thanh toán nhanh = (2 - 3)/4 0,463 0,263 -0,20 -43,20 9. Chỉ số mắc nợ =(4/1) 1,020 1,501 0,481 47,16 10. Khả năng thanh toán tức thời = (6/4) 0,055 0,021 -0,034 -61,45 11. Tỉ suất thanh toán VLĐ = (6/2) 0,078 0,049 -0,029 -37,18 Biểu 17 : Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính * Tình hình bảo toàn và phát triển vốn lưu động: Đơn vị 1000 đ Chỉ tiêu Giá trị So sánh NS cấp Tự bổ sung 1. VLĐ phải bảo toàn đầu năm 10.578.997.044 0 629.386.583 2. VLĐ phải bảo toàn cuối năm 9.419.096.155 0 654.320.271 3. VLĐ thực tế bảo toàn 9.419.096.155 0 654.320.271 4. Chênh lệch 0 0 0 Biểu 18: Bảo toàn và phát triển vốn lưu động Qua (biểu 18) ta thấy Công ty thực hiện tốt công tác bảo toàn vốn lưu động. Công ty cần cố gắng hơn trong việc phát triển vốn lưu động. * Tình hình sử dụng vốn lưu động (biểu 19). Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Chênh lệch % 1. Sức sản xuất VLĐ = DT/VLĐ bình quân 3,244 3,864 0,620 19,11 2. Sức sinh lợi VLĐ = LN/VLĐ bình quân 0,063 0,069 0,006 9,52 Biểu 19 : Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty tăng lên. Năm2005, 1 đồng vốn lưu động mang lại 3,244 đồng doanh thu và 0,063 đồng lợi nhuận. Năm2006, 1 đồng vốn lưu động đã mang lại 3.864 đồng doanh thu và 0,069 đồng lợi nhuận. Lượng vốn lưu động của Công ty thiếu so với nhu cầu và thiếu nhiều vốn, tăng tốc độ luân chuyển của vốn và tăng khả năng sinh lợi. Công ty cần có những biện pháp để huy động thêm vốn lưu động, đầu tư VLĐ thêm vào các hoạt động kinh doanh để sinh lợi nhiều hơn. 3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất: (biểu 20) Vốn sản xuất của Công ty có tỷ suất lợi nhuận chưa cao. Năm 2005 là 0,050 năm 2006 là 0,045. Đây là tỉ lệ tương đối so với các ngành khác. Năm 2005,1 đồng vốn sản xuất mang lại 2,576 đồng doanh thu và năm 2006 nó mang lại 2,481đồng. Như vậy hiệu quả sử dụng vốn sản xuất năm 2006 giảm so với năm2005. Tài sản cố định của Công ty được sử dụng với hiệu quả giảm đi nhưng hiệu quả sử dụng tài tản lưu động lại tăng lên làm cho hiệu quả sử dụng vốn sản xuất giảm. Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh Chênh lệch % 1. Doanh thu 32.348.737.201 35.994.171.531 3.645.434.330 11,27 2. Lợi nhuận 629.386.583 650.383.688 20.997.105 3,34 3. Vốn sản xuất bình quân 12.559.411.520 14.505.612.470 1.946.200.950 15,50 4. Hiệu quả sử dụng VSX = (1/3) 2,576 2,481 -0,095 -3,69 5. Tỉ suất lợi nhuận VSX = (2/3) 0,050 0,045 -0,01 -20,00 Biểu 20 : Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất a. Những thành tích trong quản lý và sử dụng vốn sản xuất: Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang cơ chế thị trường thực hiện hạch toán độc lập Công ty đã gặp khó khăn chung là trình độ kỹ thuật lạc hậu, thiếu vốn... nhưng với sự cố gắng của toàn Công ty với những chủ trương đúng đắn Công ty đã thu được những thành tựu nhất định. Về quản lý và sử dụng tài sản cố định, Công ty đã tận dụng gần mức tối đa năng lực sản xuất của máy móc thiết bị vào sản xuất kinh doanh, công suất của máy móc thiết bị huy động trên 70% công suất thiết kế qua các năm. Công ty đã tận dụng tối đa nguồn vốn của chủ sở hữu và nguồn tự bổ sung, đồng thời huy động thêm một lượng vốn vay đổi mới công nghệ qua các giai đoạn để nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm. Công ty luôn trích đủ số khấu hao theo kế hoạch và bổ sung vào quỹ khấu hao để đảm bảo tái sản xuất tài sản cố định. Bên cạnh đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, Công ty đã sử dụng tối đa những máy móc thiết bị cũ chưa cần phải thay thế ngay nên vừa có thể tăng năng lực máy móc thiết bị, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tiết kiệm được những nguồn vốn đầu tư chưa thật cần thiết. Các bộ phận TSCĐ không tham gia vào sản xuất được giảm xuống mức có thể. Để dành giật khách hàng nhiều Công ty đã áp dụng nhiều phương thức thanh toán nhưng Công ty CP LHTP vẫn luôn được khách hàng thanh toán tiền ngay, làm tăng nhanh vòng quay của vốn, không có tình trạng ứ đọng vốn, chiếm dụng vốn. Tình trạng tài chính của Công ty không khả quan, Công ty kém khả năng độc lập về tài chính, khó có điều kiện để Công ty huy động thêm nguồn vốn cần thiết. Thông qua việc quản lý và sử dụng vốn Công ty đã góp phần tạo uy tín với khách hàng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Công ty đã bảo toàn và phát triển vốn cố định và vốn lưu động trong điều kiện khó hiện nay. Thành tựu lớn nhất trong hoạt động sử dụng vốn là Công ty đã tạo ra lợi nhuận lớn, tỉ suất lợi nhuận khá cao trong khi hiện nay nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản... b. Những tồn tại trong quản lý và sử dụng vốn: Mặc dù nhu cầu tiêu thụ bia tương đối cao nhưng máy móc thiết bị vẫn chưa hoạt động hết công suất. Công ty đổi mới công nghệ từng bộ phận và theo các giai đoạn nên máy móc thiết bị không đồng bộ. Vẫn còn tồn tại một số máy móc thiết bị cũ trong dây chuyền ảnh hưởng đến việc tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Trình độ lao động còn hạn chế nên không làm chủ các công nghệ để tận dụng hết công suất. Tài sản lưu động Công ty đang sử dụng tương đối hiệu quả. Vòng quay vốn lưu động dài ngày, tốc độ luân chuyển nhanh. Số vốn lưu động nhỏ hơn nhu cầu cần thiết của Công ty, cơ cấu vốn lưu động chưa hợp lý, vốn lưu động ở khâu lưu thông nhỏ, trong khi vốn ở khâu sản xuất lại rất thấp. c. Nguyên nhân tồn tại: Sự hạn chế về vốn là nguyên nhân chính làm giảm hiệu quả sử dụng vốn sản xuất. Nhu cầu vốn để đổi mới công nghệ của Công ty quá lớn (50 tỷ đồng) trong khi nguồn vốn tự có của Công ty nhỏ và khó tìm nguồn vốn vay với lãi suất thị trường. Công ty phải đổi mới công nghệ nhiều giai đoạn dẫn đến hiện tượng thiếu đồng bộ. Về nguyên liệu, để giảm lượng mua Công ty tìm mua từ nhiều bạn hàng để hạn chế nguyên liệu tồn kho (chủ yếu là uỷ thác). Vì nhập khẩu uỷ thác nên gây khó khăn cho Công ty trong việc giảm lượng mua. Công ty chưa cố gắng giảm lượng mua nên hệ số quay kho của Công ty năm 2006 tăng lên. Mặc dù vậy lượng dự trữ này lớn trong khi nhu cầu cả năm khoảng 80 tỷ đồng. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CP LHTP Trên cơ sở phân tích những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau : I - ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ, NÂNG CAO CÔNG SUẤT MÁY MÓC THIẾT BỊ: Đổi mới công nghệ là vấn đề đang được quan tâm của bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Đối với Công ty CP LHTP từ năm 2004 trở lại đây Công ty đã từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất và mang lại những hiệu quả kinh tế nhất định. Nhưng do số vốn để đổi mới công nghệ còn hạn hẹp nên Công ty tiến hành đổi mới công nghệ từng phần. Điều đó dẫn đến máy móc thiết bị thiếu đồng bộ, hạn chế việc tăng công suất máy móc thiết bị. Cho đến nay phần giá trị còn lại chiếm khoảng 2/3 nguyên giá và một số TSCĐ chưa khấu hao hết nên chưa có điều kiện đổi mới. Nếu không đẩy mạnh đổi mới công nghệ thì sản lượng của Công ty tăng ít, không đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho thị phần của Công ty giảm xuống. Mặt khác nếu không đổi mới công nghệ thì việc hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ khó khăn. Trong điều kiện hiện nay sự cạnh tranh trong ngành bia rất gay gắt và để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Bởi vậy Công ty phải tiếp tục đẩy mạnh đổi mới công nghệ. Bên cạnh việc đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống máy móc thiết bị, Công ty đổi mới công nghệ để nâng công suất lên 12 triệu lít/năm vào năm 2008 theo kế hoạch. Để tiếp tục đổi mới công nghệ thì việc đầu tiên Công ty cần làm là phải huy động nguồn vốn để Công ty có đủ vốn đầu tư phục vụ quá trình đổi mới công nghệ. Để có số vốn 50 tỷ đồng đổi mới công nghệ Công ty cần phải đa dạng hoá các nguồn vốn huy động. Bên cạnh vốn tự có Công ty cần huy động từ các nguồn : - Vốn vay các tổ chức tài chính, tín dụng: Nguồn vốn tín dụng ngân hàng là nguồn quan trọng được sử dụng rộng rãi để đổi mới công nghệ có hiệu quả. Công ty cần tính toán vay vốn sao cho có hiệu quả nhất như xác định tỷ lệ vốn vay so với vốn chủ sở hữu. Công ty cần xác định một cơ cấu tài chính tối ưu cho phép mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất trong một mức độ rủi ro chấp nhận được. - Phát hành trái phiếu doanh nghiệp: Để huy động nguồn vốn trong dân, Công ty có thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu Công ty là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12054.DOC