Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức

Tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức: LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Cấp nước là một ngành thuộc cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến công tác cấp nước đô thị, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm đô thị lớn nhất cả nước. Nhiều dự án cấp nước đã được ưu tiên thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước. Nhờ vậy, tình hình cấp nước tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như tại CTCP Cấp nước Thủ Đức nói riêng cũng đã được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu cho đời sống kinh tế xã hội, hệ thống cấp nước xây dựng không đồng bộ, sản lượng nước sạch sản xuất không đáp ứng đủ cho nhu cầu, tỷ lệ thất thoát nước còn cao, chất lượng nước không ổn định. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do tình trạng đầu tư xây dựng không đồng bộ, công tác tư vấn thiết kế không đáp ứng được yêu cầ...

doc69 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Cấp nước là một ngành thuộc cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sản xuất và đời sống nhân dân. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã hết sức quan tâm đến công tác cấp nước đô thị, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh - một trung tâm đô thị lớn nhất cả nước. Nhiều dự án cấp nước đã được ưu tiên thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn trong và ngoài nước. Nhờ vậy, tình hình cấp nước tại Thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như tại CTCP Cấp nước Thủ Đức nói riêng cũng đã được cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên, tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu cho đời sống kinh tế xã hội, hệ thống cấp nước xây dựng không đồng bộ, sản lượng nước sạch sản xuất không đáp ứng đủ cho nhu cầu, tỷ lệ thất thoát nước còn cao, chất lượng nước không ổn định. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là do tình trạng đầu tư xây dựng không đồng bộ, công tác tư vấn thiết kế không đáp ứng được yêu cầu, quá trình thi công các công trình còn nhiều khiếm khuyết, hệ thống tổ chức quản lý của ngành cấp nước còn chồng chéo, kém hiệu quả. Đặc biệt là chưa quản lý cũng như kiểm soát được toàn bộ mạng lưới cấp nước trên địa bàn. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải nghiên cứu, xây dựng mạng cấp nước một cách khoa học, chú trọng công tác thiết kế và giám sát chặt chẽ quá trình thi công, kiện toàn công tác tổ chức quản lý, quản lý mạng lưới… để có thể đáp ứng với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng của xã hội. Đó là lý do chủ yếu cho việc chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức”. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của đề tài này là nhằm phân tích thực trạng họat động kinh doanh nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức, trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch, theo đó tăng cường năng lực sản xuất và phân phối nước sạch để đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho nhân dân trên địa bàn quản lý. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài : Nghiên cứu nước sạch và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống kinh tế xã hội. Phân tích nhu cầu tiêu dùng nước sạch của khu vực do CTCP Cấp nước Thủ Đức quản lý (gồm khu vực Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức) theo định hướng phát triển kinh tế xã hội. Xác định, đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh, cũng như nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả phân phối nước sạch đáp ứng cho nhu cầu nhân dân. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong báo cáo là phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp so sánh, thống kê - dự báo, và vận dụng các quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của ngành cấp nước. Ý nghĩa thực tiễn: Trong chuyên đề này tôi đã đưa ra một cái nhìn khái quát về hoạt động phân phối nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức. Các giải pháp trong Khóa luận có thể được xem xét, vận dụng vào tình hình thực tế của đơn vị để hoàn thiện và nâng cao năng lực sản xuất và phân phối nước sạch, hạ thấp tỷ lệ thất thoát nước trên địa bàn do CTCP Cấp nước Thủ Đức quản lý . Bố cục của khóa luận tốt nghiệp: Lời mở đầu. Chương 1: Cơ sở lý luận. Chương 2: Thực trạng kinh doanh nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức. Một số kiến nghị. Kết luận. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Những hiểu biết về nước sạch: 1.1.1. Khái niệm: Nước sạch là loại nước trong quá trình sử dụng đáp ứng được yêu cầu không nguy hại đến cơ thể người, thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày. Như vậy, về mặt sinh học nước sạch không được chứa trứng giun sán, động thực vật phù du... tức là không được chứa bất kỳ loại vi khuẩn gây bệnh nào. Về mặt lý tính, nước sạch phải trong sạch, không màu, không mùi, không vị, độ pH phải nằm trong giới hạn quy định theo quy phạm. Về mặt hóa học, nước sạch phải đáp ứng được hàm lượng các chất hóa học cần thiết cho cơ thể con người như iôt, flour... và loại bỏ được các tạp chất hóa học, kể cả chất phóng xạ có hại đến sức khỏe người sử dụng. 1.1.2. Vai trò của nước: Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia quá trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sản xuất công nghiệp. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất… 1.1.3. Nước sạch và mức độ ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội: 1.1.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng: Đảm bảo được nguồn nước sạch cho cộng đồng là giữ được mức độ an toàn cho sức khỏe con người. Để làm sạch nguồn nước chúng ta cần xác định những loại vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho người, phát hiện và tiêu diệt trước khi đưa nước sạch vào mạng lưới phân phối để phục vụ cộng đồng.Trong số những bệnh truyền nhiễm qua nước thì những bệnh đường ruột chiếm nhiều nhất như bệnh dịch tả, thương hàn… Ngoài những bệnh truyền nhiễm đường ruột, cộng đồng dân cư có thể mắc một số bệnh khác do dùng nước không sạch, nước nhiễm khuẩn như: bệnh sốt vàng da, bệnh sốt rét nước, bệnh viêm kết mạc... Tuy nhiên, các công trình xử lý nước sinh hoạt khử được hầu hết các loại vi khuẩn này. Tại TP. Hồ Chí Minh, các công trình xử lý nước như Nhà máy nước Thủ Đức, Nhà máy nước Bình An, Nhà máy nước Hóc Môn, Nhà máy nước Tân Hiệp… và các cụm giếng công nghiệp đều thực hiện tốt việc làm sạch nước bằng hóa chất Clo với nồng độ dư 0,3 - 0,5mg/l trước khi đưa vào mạng cung cấp. Qua phân tích ta đã thấy được nước sạch đã có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với sức khỏe người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống tập trung ở các đô thị lớn. Cũng chính vì lý do dó, để đảm bảo cho sức khỏe người dân, ngoài việc khuyên người dân ăn chín - uống sôi, con người đã bắt đầu nghiên cứu đưa ra các quy trình xử lý nước để cấp nước sạch cho người dân. 1.1.3.2. Ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế xã hội: Đà gia tăng dân số trong những năm gần đây tại TP. Hồ Chí Minh đang đi dần đến mức báo động. Việc tăng dân số kéo thêm một số nhu cầu - vấn đề khẩn thiết mới cho con người như thực phẩm, y tế, giáo dục, phát triển và môi sinh... Các nhu cầu trên có liên hệ hỗ trợ chặt chẽ nhau, do đó không thể có cái nhìn riêng rẽ và độc lập trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển mà không lưu ý đến các mối liên hệ đến những yếu tố ảnh hưởng lên sức khỏe con người, trong đó vấn đề nước sạch. Nước sạch có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Nguồn nước sạch ổn định, đầy đủ cung cấp cho người dân sử dụng sẽ xây dựng được cộng đồng dân cư đủ sức khỏe, tránh được bệnh tật, và đó cũng sẽ là nền tảng cho một lực lượng lao động đảm bảo về năng suất lao động và chất lượng công việc. Nước sạch phục vụ việc tăng trưởng phát triển kinh tế. Đầu tư cho hệ thống sản xuất và phân phối nước sạch là đầu tư cơ sở hạ tầng. Đó là điều kiện tiền đề cho việc phát triển hàng loạt các ngành nông nghiệp, công nghiệp, chế biến thực phẩm, nước giải khát, công nghệ dệt nhuộm, may mặc, công nghiệp chế biến gỗ, thuộc da, sản xuất giấy, công nghiệp luyện kim, chế tạo máy móc thiết bị, xây dựng,... Nguồn nước sạch được cung cấp đầy đủ, ổn định cho thành phố còn là điều kiện để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ như: nhà hàng khách sạn, du lịch, y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng... và còn rất nhiều ngành nghề khác phụ thuộc vào nguồn nước sạch từ mạng lưới phân phối nước. Qua đó ta cũng thấy được việc nâng cao năng lực sản xuất và phân phối nước sạch tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng là giải pháp để đẩy mạnh các ngành kinh tế mũi nhọn đã có và tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy các tiềm năng kinh tế của Thành phố. Về mặt xã hội, để đảm bảo là một đô thị văn minh thì đòi hỏi một cơ sở hạ tầng vững chắc. Ổn định lượng nước sản xuất và phân phối đến khách hàng, đảm bảo chất lượng nước cấp theo quy định là một trong những yêu cầu đặt ra để xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, ổn định kinh tế chính trị xã hội. Đây cũng chính là mối bận tâm không chỉ riêng tại nước ta, mà còn là của các đô thị lớn ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, SAWACO đảm bảo nâng cấp hệ thống cấp nước thành phố trong khu vực nội thành hiện có để thu hẹp dần các vùng nước yếu cục bộ và tình trạng thiếu nước ở các quận ven đô. Phát triển hệ thống cấp nước ở các quận mới, các trung tâm và các khu công nghiệp, ngoại thành. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy nước nhằm đảm bảo cung cấp tối thiểu 90% nước sạch cho dân nội thành và đảm bảo cung cấp nước sạch liên tục 24/24. Qua phân tích, đánh giá đã thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề xây dựng giải pháp nâng cao sản lượng nước sạch đáp ứng nhu cầu xã hội, thấy rõ được tính bức thiết của đề tài nghiên cứu. Sự cần thiết của việc quản lý sản xuất và sử dụng nước sạch: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao không đi đôi với làm tốt công tác bảo vệ môi trường đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên nước. Hiện tại, nguồn nước sông đang bị ô nhiễm, nhất là đoạn chảy qua các đô thị khu công nghiệp tập trung, như sông Cửu Long, sông Hồng, Thị Vải, sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, sông Cấm... Bên cạnh đó, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào đất liền theo các dòng sông cũng ngày càng sâu, có nơi tới 10 đến 20 km. Những khúc sông nối liền với biển đã không còn nước ngọt, mặn hóa ngày một tăng làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của cư dân quanh vùng. Do đó vấn đề đặt ra ở các nước đang phát triển là phải quản lý nguồn nước. TPHCM cũng đang có nhiều giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch, chống thất thoát nước sinh hoạt. SAWACO đã triển khai dự án giảm thất thoát thoát nước nhằm giảm tỷ lệ thất thoát nước trong thời gian tới. Có thể nói tài nguyên nước ở Việt Nam rất dồi dào, và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong đó có việc sử dụng cho việc sản xuất cung cấp nước sạch phục vụ cho cộng đồng, cho xã hội. Trên địa bàn TP.HCM, việc sản xuất và cung cấp nước sạch do SAWACO đảm trách. Để có cơ sở đánh giá, phân tích tình hình sản xuất và cung cấp nước sạch trên địa bàn điển hình, tôi chọn CTCP Cấp nước Thủ Đức – là đơn vị trực thuộc SAWACO, được phân cấp phục vụ nhu cầu nước sạch cho nhân dân trên địa bàn Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức. Hiệu quả kinh doanh nước sạch: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ảnh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của Công ty để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra rất thấp. Hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng lợi nhuận, doanh số, chi phí hay các lợi ích kinh tế khác…Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy kết quả đầu ra trừ tất cả các chi phí đầu vào. Cách tính này đơn giản thuận tiện nhưng có nhiều nhược điểm không phản ánh đúng chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khách hàng không phát hiện được doanh nghiệp tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội. Phương trình lợi nhuận: LỢI NHUẬN = DOANH THU – CHÍ PHÍ = (SẢN LƯỢNG x GIÁ) – CHI PHÍ Từ phương trình trên ta thấy hiệu quả kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi các thông số: Doanh số bán, giá bán và chi phí, trong đó giá là yếu tố nhạy cảm nhất đối với khách hàng. Tuy nhiên, nước sạch là mặt hàng thiết yếu và hiện vẫn do Nhà nước kiểm soát giá. Vì vậy, việc cung cấp nước sinh hoạt của Công ty cho khách hàng phụ thuộc hoàn toàn vào quy định của Nhà nước nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, các hợp đồng mua bán sỉ nước sạch giữa Công ty với Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn vẫn thực hiện theo cơ chế khoán chi phí trên lượng nước tiêu thụ của khách hàng nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, kết quả kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá nước nguyên liệu. Ngoài ra, sản xuất, cung cấp nước sạch phục vụ tiêu dùng hàng ngày là một ngành thâm dụng vốn. Với hiệu quả hoạt động sản xuất chưa cao và nguồn vốn kinh doanh còn khiêm tốn nên việc tái đầu tư hoặc đầu tư mở rộng nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cũng gặp những khó khăn nhất định. Do đó, hiệu quả kinh doanh nước sạch được đánh giá thông qua các tiêu chí: Tỷ lệ hộ dân được cấp nước nước sạch. Tỷ lệ thất thoát nước. Cơ sở cho việc phân tích hiệu quả kinh doanh là phân tích các yếu tố: Hoạt động sản xuất. Hoạt động kinh doanh. Tài chính của tổ chức. Môi trường hoạt động. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH NƯỚC SẠCH TẠI CTCP CẤP NƯỚC THỦ ĐỨC Giới thiệu CTCP Cấp nước Thủ Đức (trực thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên): Giới thiệu chung: Tên công ty: CTCP Cấp nước Thủ Đức Tên giao dịch quốc tế: Thu Duc Water Supply Joint Stock Company Tên viết tắt: Thu Duc Wasuco.J.S.C Mã chứng khoán: TDW Vốn điều lệ: 85.000.000.000 đồng (Tám mươi lăm tỷ đồng) Trụ sở chính: 8 Khổng Tử, Phường Bình Thọ, Q.Thủ Đức, TP.HCM Điện thoại: (08) 3896 0240 Fax: (08) 3896 0241 Email: capnuocthuduc@yahoo.com Website: www.capnuocthuduc.vn Logo: Quá trình hình thành và phát triển: Tháng 01/1991: CTCP Cấp nước Thủ Đức tiền thân là Chi nhánh Cấp nước Thủ Đức – Biên Hòa, đơn vị trực thuộc Công ty Cấp nước TP.HCM. Công ty này được thành lập theo quyết định số 202/QĐ-TCNSTL ngày 31/7/1991 của Sở Giao thông Công chánh Thành phố Hồ Chí Minh, có con dấu riêng để giao dịch theo quy định của Nhà nước. Tháng 7/1992: Công ty Cấp nước Thủ Đức – Biên Hòa chính thức đi vào hoạt động với chức năng: Quản lý, thi công, tu bổ sửa chữa, cải tạo và phát triển mạng lưới cấp nước trên địa bàn Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức, khu công nghiệp Biên Hòa và một phần của huyện Dĩ An - tỉnh Bình Dương. Tháng 02/2004: Công ty chính thức áp dụng quy chế phân cấp quản lý trong Công ty Cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 832/QĐ-CN-TCLĐTL ngày 09/02/2004, Công ty hạch toán các khoản thu chi hàng tháng và lập kế hoạch vốn báo về Công ty. Tháng 12/2004: Công ty Cấp nước Thủ Đức – Biên Hòa chính thức chuyển toàn bộ mạng lưới cấp nước khu vực phía bắc cầu Đồng Nai cho Công ty TNHH 1 thành viên Xây dựng Cấp thoát nước Đồng Nai. Tháng 01/2005: Công ty Cấp nước Thủ Đức Biên Hòa đổi tên thành Công ty Cấp nước Thủ Đức theo Quyết định số 012/QĐ-CN-TCLĐTL ngày 12/01/2005 của Công ty Cấp nước (nay là Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn). Tháng 08/2005: Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn ký Quyết định số 65/QĐ-TCT-TC về việc thành lập Công ty Cấp nước Thủ Đức trực thuộc Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn. Công ty nhận Quyết định số 4531/QD-UBND của UBND TP.HCM về giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của Công ty Cấp nước Thủ Đức thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn. Tháng 12/2005: UBND thành phố Hồ Chí Minh ký Quyết định số 6662/QĐ-UBND phê duyệt phương án và chuyển Công ty Cấp nước Thủ Đức thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn thành CTCP Cấp nước Thủ Đức. Tháng 02/2007: CTCP Cấp nước Thủ Đức chính thức đi vào hoạt động theo hình thức CTCP theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005935 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 18/01/2007. Tháng 03/2008: UBND thành phố Hồ Chí Minh ký Quyết định số 1277/QĐ-UBND về việc xác định giá trị phần vốn Nhà nước đến thời điểm quyết toán chuyển thể của CTCP Cấp nước Thủ Đức thuộc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn. Theo quyết định số 6662/QĐ-UBND, vốn điều lệ của công ty được đăng ký là 85 tỷ đồng. Mức vốn điều lệ này được chuyển thể từ tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sau cổ phần hóa và được giữ nguyên cho đến thời điểm hiện nay. Chức năng và lĩnh vực hoạt động: Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103005935 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 18/01/2007, ngành nghề kinh doanh của TDW như sau: Quản lý, phát triển hệ thống cấp nước; Cung ứng, kinh doanh nước sạch cho nhu cầu tiêu dùng, sản xuất (trên địa bàn được phân công theo quyết định của Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn); Tư vấn xây dựng các công trình cấp nước, công trình dân dụng - công nghiệp (trừ thiết kế, khảo sát, giám sát xây dựng); Xây dựng công trình cấp nước; Tái lập mặt đường đối với các công trình chuyên ngành cấp nước và các công trình khác. Cơ cấu tổ chức và Bộ máy quản lý Công ty: Sơ đồ tổ chức: Đại Hội đồng Cổ đông Hội đồng Quản trị Giám đốc Ban Kiểm sát Đại Hội đồng Cổ đông Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc Kinh doanh Phòng Kỹ thuật Phòng KHVTTH Đội TCTB Ban GNKDT Ban QLDA Phòng Kế toán Phòng TCHC Ban Kiểm tra Phòng Kinh doanh Đội Thu tiền Đội QLĐHN Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức CTCP Cấp nước Thủ Đức (Nguồn: P.Tổ chức Hành chánh) Bộ máy quản lý và các Phòng, Ban, Đội: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn, ngắn hạn về phát triển của Công ty, quyết định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển Công ty, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Công ty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do Đại hội đồng cổ đông đề ra. Ban kiểm sát: là cơ quan có nhiệm vụ giúp Đại hội đồng cổ đông giám sát, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông. Giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT về phương án kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty, kiến nghị cách bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty trừ các chức danh thuộc quyền quyết định của HĐQT, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến hay bắt nguồn từ các nhiệm vụ trên. Giám đốc còn là người ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và mời chuyên gia cố vấn cho Công ty (nếu cần) và chịu trách nhiệm trước pháp luật và nhà nước về tất cả các hoạt động của công ty Phó giám đốc: là những người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc của mình trước Giám đốc. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Chỉ đạo và điều hành trực tiếp Đội Quản lý đồng hồ nước, Đội Thu tiền và Phòng Kinh doanh. Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao. Báo cáo Giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được. Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Chỉ đạo và điều hành Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch Vật tư Tổng hợp, Đội Thi công Tu bổ, Ban Quản lý dự án, và Ban Giảm nước không doanh thu. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Báo cáo Giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được. Các phòng chức năng: Công ty hiện có 11 phòng chức năng (theo Hình 2.1) Phòng Tổ chức – Hành chánh: Tổ chức bộ máy của Công ty, điều phối, xây dựng, quy hoạch, sử dụng đội ngũ cán bộ, công nhân lao động. Xây dựng và quản lý quỹ tiền lương, hình thức trả lương, trả thưởng, định mức lao động, công tác bảo hộ lao động, thực hiện chế độ chính sách đối với CB,CN lao động. Công tác hành chánh, quản trị. Bảo vệ an ninh trật tự trong Công ty. Phòng Kế hoạch – Vật tư – Tổng hợp: Xây dựng định hướng chiến lược phát triển lâu dài của Công ty, kế hoạch sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển. Tổng hợp, phân tích đánh giá và báo cáo tình hình hoạt động SXKD của Công ty. Quản lý công tác mua sắm và cung ứng vật tư theo quy định hiện hành. Phòng Kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật các công trình cấp nước và các thiết bị trên mạng trên địa bàn do Công ty quản lý. Tiếp nhận và thiết kế hồ sơ gắn mới, nâng, dời, đổi cỡ đồng hồ nước. Thẩm định các dự án cấp nước do Công ty đầu tư. Quản lý chất lượng nước. Phòng Kế toán: Quản lý sử dụng các nguồn vốn tài chính, tổ chức công tác thống kê tài chính theo quy định của pháp luật. Tổ chức hạch toán tài chính của Công ty và hạch toán tài chính nội bộ. Quản lý tài sản cố định và lưu động. Phân tích đánh giá hiệu quả tài chính trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của Công ty. Phòng Kinh doanh: Khai thác kinh doanh và dịch vụ khách hàng sử dụng nước, tổng hợp phân tích tình hình sản lượng nước cung cấp và doanh thu tiền nước. Nhập chỉ số tiêu thụ nước, lập thủ tục in ấn và phát hành hóa đơn. Lập thủ tục ký hợp đồng cung cấp sử dụng nước với khách hàng. Quản lý mạng vi tính trong Công ty. Ban kiểm tra: Kiểm tra việc thực hiện các quy định về cung cấp – sử dụng nước và bảo vệ các công trình cấp nước. Tổ chức công tác kiểm tra, tiếp nhận, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của khách hàng liên quan đến việc cung cấp sử dụng nước và bảo vệ các công trình cấp nước. Kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm việc sử dụng nước. Ban Giảm nước không doanh thu: Nghiên cứu, đề xuất xây dựng các phương án, mục tiêu, chương trình, giải pháp giảm nước không doanh thu. Ứng dụng phương pháp giảm thất thoát nước tiên tiến, công nghệ kỹ thuật hiện đại trong hoạt động giảm nước không doanh thu để đạt hiệu quả tốt hơn. Tổ chức thực hiện các chương trình, giải pháp giảm nước không doanh thu. Ban quản lý dự án: tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty thực hiện quản lý dự án hoặc tư vấn quản lý dự án theo quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hiện hành. Đội Quản lý Đồng hồ nước: Quản lý tất cả các đồng hồ nước do Công ty quản lý. Biên đọc chỉ số đồng hồ nước đúng theo lịch đọc số, theo dõi sản lượng tiêu thụ. Đội Thu tiền: Quản lý việc thu tiền sử dụng nước, hóa đơn tiền nước của khách hàng trong mạng lưới cấp nước do Công ty quản lý. Nộp tiền nước đã thu trong ngày cho Phòng Kế toán – Tài chính. Đội Thi công – Tu bổ: Thi công lắp đặt mạng lưới cấp nước, đồng hồ nước Thực hiện công tác tu bổ, sữa chữa mạng lưới cung cấp nước; Quản lý mạng lưới cung cấp nước trên địa bàn Công ty quản lý. Sản xuất và phân phối nước sạch: Sản xuất nước sạch: Tài nguyên nước: * Tình hình sử dụng tài nguyên nước tại TP.HCM: SAWACO sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và tài nguyên nước dưới đất để sản xuất, phân phối nước sạch cho nhân dân trên địa bàn TP.HCM. Nguồn nước mà ngành cấp nước đang cung cấp cho khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh là từ các nguồn chính như: Nhà máy nước Thủ Đức, Nhà máy nước Tân Hiệp, Nhà máy nước BOO Thủ Đức, Nhà máy nước BOT Bình An, Nhà máy nước ngầm Tân Bình… với tổng công suất cấp nước là 1.550.000 m3/ngày. * Nguồn cung cấp nước sạch cho CTCP Cấp nước Thủ Đức: Nhà máy nước Thủ Đức (chiếm đa số). Nhà máy nước Tân Hiệp. Nhà máy nước BOO Thủ Đức. Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu chính của CTCP Cấp nước Thủ Đức là nước đã qua xử lý tại Nhà máy nước Thủ Đức, do đó chất lượng nước luôn đảm bảo tiêu chuẩn nước phục vụ ăn uống sinh hoạt. Tại Thành phố Hồ Chí Minh nước sạch được tiêu chuẩn hoá theo Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT. Sự ổn định của nguồn nguyên liệu: Lợi thế của CTCP Cấp nước Thủ Đức là địa bàn phục vụ nằm cạnh Nhà máy nước Thủ Đức, vì là khu vực đầu nguồn nên nguồn nguyên liệu cung cấp luôn ổn định. Tuy nhiên, trên địa bàn quản lý vẫn còn một số khu vực chưa có nước sạch sử dụng, nguyên nhân chính là do các khu vực trên chưa có mạng lưới cấp nước. Để giải quyết phần nào nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, ngoài việc cung cấp nước qua hệ thống cấp nước, Công ty còn tăng cường công tác cung cấp nước bằng xe bồn. Ảnh hưởng của giá cả nguyên liệu đến doanh thu, lợi nhuận: Ngành nghề chính của CTCP Cấp nước Thủ Đức là cung cấp nước sạch và lắp đặt đồng hồ nước. Đối với hoạt động kinh doanh nước sạch, giá vốn chiếm hơn 65% tổng chi phí được mua dưới dạng thành phẩm từ SAWACO, thông qua mạng lưới cấp nước truyền dẫn và cung cấp trực tiếp đến khách hàng tiêu dùng. Đối với hoạt động kinh doanh lắp đặt đồng hồ nước, chi phí nguyên liệu đầu vào chiếm khoảng 2% tổng chi phí. Nhìn chung, biến động giá cả nguyên vật liệu ảnh hưởng không nhiều đến chi phí giá vốn, mà ảnh hưởng đến các khoản chi phí quản lý của Công ty, do đó cũng ảnh hưởng nhất định đến lợi nhuận của Công ty. Quy trình xử lý nước: Quy trình xử lý và phân phối nước mặt: Nước mặt được sử dụng để đưa vào quy trình xử lý thường là nước sông hoặc nước hồ. Quy trình xử lý nước mặt được tiến hành theo sơ đồ sau: Nước Sông hồ Khử trùng Hoá chất Keo tụ Mạng Phân phối Trạmbơm cấp II Tiếp Xúc Lọc Lắng Trạmbơm cấp I Hình 2.2: Quy trình xử lý nước mặt Nguồn Phòng Kỹ thuật CTCP Cấp nước Thủ Đức Quy trình xử lý nước ngầm: Nước ngầm được bơm lên từ hệ thống giếng khoan công nghiệp ở độ sâu từ 40 ¸120m. Sau đó được đưa qua hệ thống giàn mưa để dòng nước được tiếp xúc với oxy, phản ứng xảy ra giải phóng CO2 và tạo cặn : Fe2+ + O2 ® Fe3+ Fe3+ + H2O ® Fe(OH)3¯ Giếng khoan Cấp Oxy Tiếp xúc Lắng Lọc Giếng khoan Trạm bơm cấp 2 Mạng phân phối Hóa chất khử trùng Hình 2.3 : Quy trình xử lý nước ngầm Nguồn Phòng Kỹ thuật CTCP Cấp nước Thủ Đức Các chỉ tiêu về hóa lý của nước sạch được áp dụng tại TP. Hồ Chí Minh: Khi việc bảo vệ nguồn nước trở thành vấn đề bức thiết thì các qui định và tiêu chuẩn vệ sinh môi trường nước cũng bắt đầu phát triển theo quan điểm khoa học và thực tiễn hơn, đặc biệt và đối với chỉ tiêu nước sạch được sử dụng cho sinh hoạt. Tại Thành phố Hồ Chí Minh nước sạch được bảo đảm đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y Tế ban hành (xem phần Phụ lục). Phân phối nước sạch: Hệ thống cấp nước: Tình hình chung: Tính đến năm 2010, mạng lưới phân phối nước sạch của CTCP Cấp nước Thủ Đức phục vụ cho khoảng 742.480 người dân (tương đương 164.723 hộ dân) trên địa bàn Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức. Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước sạch đã qua xử lý từ Nhà máy Nước Thủ Đức, Nhà máy nước Tân Hiệp và Nhà máy nước BOO Thủ Đức . Mạng lưới phân phối nước trên địa bàn tương đối phức tạp và đa dạng do việc phát triển không đồng bộ qua nhiều thời kỳ kể từ năm 1965. Lượng nước cung cấp hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 80,33% nhu cầu người dân (tương đương 78,67% trên tổng số hộ dân Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức). Vì vậy vẫn còn một số nơi chưa có hệ thống cấp nước Thành phố hoặc sử dụng hệ thống nước sạch nông thôn. Tình hình cung – cầu nước sạch: Cung về nước sạch: CTCP Cấp nước Thủ Đức tiếp nhận nguồn nước sạch đã qua xử lý từ Nhà máy Nước Thủ Đức, Nhà máy nước BOO Thủ Đức, Nhà máy nước Tân Hiệp để phân phối cho khách hàng qua đồng hồ nước trên địa bàn Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức với sản lượng 39.979.960 m3/năm. Việc cung cấp nước sạch được vận hành trên các tuyến ống chính có tổng chiều dài 631 km, phân phối cho 98.387 đồng hồ nước phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau như sản xuất, sinh hoạt, hành chánh và dịch vụ. Trong những năm qua, để phục vụ cho công tác chỉnh trang, cải tạo, mở rộng và phát triển tại Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức, CTCP Cấp nước Thủ Đức đã tiến hành phát triển mạng lưới, cải tạo các tuyến ống cũ đã lắp đặt lâu năm nhằm giải quyết phần nào nhu cầu sử dụng nước sạch ở những khu vực thiếu nước hoặc nước yếu. Tuy nhiên việc mở rộng mạng lưới phân phối nước tại các khu vực trên vẫn chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân. Cầu về nước sạch: Các dạng nhu cầu về nước được phân chia như sau: Nước dùng cho sinh hoạt : dùng cho các hộ gia đình. Nước dùng cho các dịch vụ đô thị: gồm nước cho các dịch vụ công cộng, văn phòng, trường học, bệnh viện… Nước dùng cho các dịch vụ thương mại: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch… Nước dùng cho công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Nước dùng cho các mục đích khác và nước bị thất thoát: loại này thông thường không đo đếm được bằng đồng hồ mà được tính bằng phần trăm lượng nước hữu ích (công suất phát vào mạng). Bao gồm nước sử dụng cho các mục đích sau: Tưới cây công viên. Rửa đường và các khu vực công cộng. Xúc xả đường ống. Cứu hỏa. Các thất thoát khác trên hệ thống cấp nước. Mối quan hệ giữa cung - cầu nước sạch: Số liệu thực tế của lượng nước tiêu thụ phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện khí hậu, điều kiện sống và tình trạng hệ thống cấp nước, cũng như thói quen sử dụng nước của người dân. Hệ thống cung cấp nước sạch của Công ty hiện nay trong tình trạng cung không đủ cầu, mức tăng nhu cầu không cùng tỷ lệ gia tăng mạng lưới và lượng nước cung cấp, tạo sức ép khó khăn trong việc quản lý và khai thác. Do đó làm thế nào để nâng cao năng lực phân phối nước sạch và tăng cường công tác quản lý để chống thất thoát nước, nâng cấp mở rộng hệ thống cấp nước trong thời gian tới là nhiệm vụ chính của Công ty và các ban ngành hữu quan nhằm nâng cao năng lực phục vụ công đồng, thực hiện đúng chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước, góp phần vào công cuộc thực hiện “công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Hiện trạng hệ thống cấp nước: Chiều dài hệ thống ống chính/ ống nhánh cung cấp cho khu vực: 631 km uPVC: 565.962 m HDPE: 8.126 m. Gang: 56.896 m. Chiều dài ống nhánh (5 mét/ 1 điểm đấu nối): 480 km. Bảng 2.1: BẢNG THỐNG KÊ TỶ LỆ HỘ DÂN ĐƯỢC CẤP NƯỚC SẠCH CTCP CẤP NƯỚC THỦ ĐỨC (Tính đến ngày 31/12/2010) TỔNG SỐ HỘ DÂN (hộ) TỔNG SỐ DÂN (người) SỐ HỘ DÂN ĐƯỢC CẤP NƯỚC SẠCH SỐ DÂN ĐƯỢC CẤP NƯỚC SẠCH TỶ LỆ HỘ DÂN ĐƯỢC CẤP NƯỚC SẠCH TỶ LỆ SỐ DÂN ĐƯỢC CẤP NƯỚC SẠCH HTCNTP (hộ) NSNT (hộ) HTCNTP (người) NSNT (người) HTCNTP (%) NSNT (%) HTCNTP (%) NSNT (%) QUẬN 2 29.457 116.709 28.672 486 111.618 1.925 97,34% 1,65% 95,64% 1,65% QUẬN 9 61.180 252.843 42.208 4.373 189.299 20.462 68,99% 7,15% 74,87% 8,09% Q.THỦ ĐỨC 74.086 372.928 58.708 10.997 295.519 55.356 79,24% 14,84% 79,24% 14,84% TỔNG CỘNG 164.723 742.480 129.588 15.856 596.436 77.743 78,67% 9,63% 80,33% 10,47% Nguồn: Phòng Kế hoạch Vật tư Tổng hợp CTCP Cấp nước Thủ Đức Ghi chú: ĐHN: đồng hồ nước. HTCNTP: hệ thống cấp nước Thành phố. NSNT: nước sạch nông thôn. Phân phối nước sạch: Quy trình tiếp nước đến hộ dân: Nhanh chóng áp dụng các thành tựu khoa khọc kỹ thuật và quản lý vào quá trình phân phối và kinh doanh, quan điểm này nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng nước sạch phân phối cũng như chất lượng của các dịch vụ khách hàng. Là một doanh nghiệp nhà nước có mạng lưới phân phối nước sạch đến tận khách hàng, chịu nhiều áp lực từ khách hàng và các phương tiện thông tin. Công ty chủ trương xây dựng hình ảnh của mình gần gũi hơn với khách hàng, phục vụ khách hàng theo phương châm “gần dân, trọng dân và có trách nhiệm với dân”. Theo đó, Công ty cũng nghiên cứu để đưa ra những quy trình tinh gọn như sau: Cơ quan thẩm quyền CTCP Cấp nước Thủ Đức P.Kế hoạch Vật tư Tổng hợp Lập kế hoạch Thực hiện đầu tư Thi công xây lắp (Đường ống + Tái lập) Chọn tư vấn khảo sát. Lập nhiệm vụ thiết kế. Lập nhiệm vụ khảo sát. Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng. Lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp: Đấu thầu hoặc chỉ định thầu Lựa chọn tư vấn giám sát Ban QLDA Lập dự n Chuẩn bị đầu tư Kiến nghị Văn bản thông báo Nghiệm thu công trình. Quyết toán công trình. Kết thúc đầu tư. Giai đoạn 2 Khch hàng có nhu cầu sử dụng nước CTCP Cấp nước Thủ Đức Đề nghị P.Kỹ thuật Khảo sát, thiết kế Lập dự toán P.Kế hoạch Lên đợt thi công Xuất vật tư Đội Thi công Tu bổ Thi công lắp đặt đồng hồ nước + Tái lập mặt đường Thông báo cho địa phương Giai đoạn 1 Hình 2.4: Quy trình tiếp nước của CTCP Cấp nước Thủ Đức – Nguồn: P. Kỹ thuật CTCP Cấp nước Thủ Đức lập kế hoạch, phát triển các dự án tiếp nhận nguồn nước từ Nhà máy nước Thủ Đức, Nhà máy nước Tân Hiệp và Nhà máy nước BOO để lắp đặt đường ống phát triển mạng lưới cấp nước nhằm cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn quản lý. Hoạt động chính của CTCP Cấp nước Thủ Đức là phân phối nước sạch, và kèm theo các dịch vụ liên quan như gắn đồng hồ nước, sửa chữa, quản lý mạng lưới cấp nước. Do đó, để đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, Công ty đã ban hành quy trình lắp đặt đồng hồ nước, trong đó quy định cụ thể thời gian hoàn thành của từng khâu, cụ thể như sau: - Nhận đơn: 01 ngày - Khảo sát: 01 ngày - Thiết kế, dự toán: 02 ngày. - Lên đợt thi công: 01 ngày. - Lập thủ tục xuất kho vật tư: 01 ngày - Bàn giao hồ sơ cho đơn vị thi công: 01 ngày - Thi công: 03 ngày. Tổng cộng thời gian giải quyết từ khi khách hàng nộp đơn đến khi thi công là 10 ngày làm việc. Quy trình trên chưa xét đến thời gian xin phép đào đường. Trong công tác sửa chữa mạng lưới cấp nước, khi xảy ra sự cố, thời gian để khắc phục tối đa trong 03 giờ từ khi nhận được thông tin điểm bể, điều này góp phần rất lớn vào việc giảm lượng nước thất thoát. Thiết bị trên mạng: Đồng hồ nước: Bảng 2.2 : Thống kê số lượng đồng hồ nước Stt Loại đồng hồ Số lượng (cái) 1 15 ly 97.718 2 25 ly 353 3 40 ly 55 4 50 ly 182 5 75 - 80 ly 36 6 100 ly 35 7 > 100 ly 8 TỔNG CỘNG 98.387 Nguồn: Bảng thống kê số lượng ĐHN năm 2010 - Đội Quản lý Đồng hồ nước Đồng hồ nước được bố trí tại các hộ gia đình, cơ quan xí nghiệp. Trên địa bàn do CTCP Cấp nước Thủ Đức quản lý đồng hồ nước với các kích cở từ Þ 15mm - Þ 300 mm, trong đó có khoảng 65,9% là đồng hồ nước phục vụ cho sinh hoạt; 15,4% phục vụ cho dịch vụ; 12,01% phục vụ cho sản xuất; 6,69% cho hành chánh. Trụ cứu hoả : Hiện tại, trên mạng lưới cấp nước do Công ty quản lý có tất cả là 956 trụ cứu hỏa để phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy Hình 2.5: Biểu đồ tỷ lệ cung cấp nước theo đối tượng sử dụng Nguồn: Đội Quản lý Đồng hồ nước – CTCP Cấp nước Thủ Đức Nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn do Công ty quản lý chủ yếu dùng cho sinh hoạt. Khu vực Quận 2, Quận Thủ Đức, Quận 9 hiện đang được quy họach, ngoài các khu dân cư tập trung còn có các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, nhà máy, xí nghiệp...nhưng phần lớn sử dụng nguồn nước ngầm. Tuy chiếm tỷ lệ tương đối thấp nhưng sản lượng nước phục vụ cho sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc tính toán sản lượng nước tiêu thụ và doanh thu hàng năm, Công ty cần có chiến lược để nâng cao tỷ lệ sử dụng nước sạch đối với loại hình sản xuất. Ngoài ra, trên mạng cấp nước còn có đồng hồ tổng được bố trí tại các tuyến ống nước chính cấp nước cho từng khu vực để xác định chính xác lượng nước tiếp nhận từ các Nhà máy nước. Các đồng hồ tổng được đặt tại các địa điểm: 1.Đầu cầu Rạch Chiếc – Quận 2 12.Xa lộ Hà Nội. 2.Liên Tỉnh lộ 25 – Quận 2 13. Cầu Bình triệu- Q .Thủ Đức. 3.An Điền – An Phú –Quận 2 14. Đ.Nguyễn Văn Bá – Q.Thủ Đức. 4.Trần Não – Quận 2 15. Khu RMK – Quận 9. 5.Khu vực Bình An – Quận 2 16. Đại học Quốc gia – Quận 9. 6.Khu Riverside – Quận 2 17. Khu Giãn dân – Quận 9. 7.Cư xá An Bình – Quận 2. 18. Ngã ba Tân Vạn. 8.Khu cư xá Điện Lực – Q. Thủ Đức 19. Xi măng vôi–Tân Vạn–Bình Dương. 9.Ngã tư Bình Thái – Quận Thủ Đức 20. Xa lộ Đại hàn. 10.Ngã 3 Đ.Đặng Văn Bi quận Thủ Đức 21.Bình Thắng – Bình Dương. 11.Dệt Việt Thắng. Hoạt động kinh doanh của Công ty - Giai đoạn 2008 - 2010: Thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây, CTCP Cấp nước Thủ Đức đã tăng cường chỉ đạo điều hành, đề ra nhiều biện pháp kiên quyết đồng bộ, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể như thực hiện tốt kế hoạch, hoàn thành các chương trình, nhiệm vụ mục tiêu của Tổng Công ty (chương trình phát triển sản xuất, ổn định chất lượng nước sạch, giảm nước không doanh thu, phát triển khách hàng, cải thiện chất lượng dịch vụ; bảo đảm thu nhập và cải thiện đời sống; phát triển nguồn nhận lực, hiện đại hóa Công ty; nâng cao năng lực quản lý chất lượng, vận hành hệ thống cấp nước…). Hoạt động quản trị: Nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực của CTCP Cấp nước Thủ Đức có độ tuổi trung bình là 30,5. Với độ tuổi này cho thấy đây là nguồn nhân lực tương đối trẻ, đây là giai đoạn phát huy năng lực trong mọi hoạt động . Chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện cũng là vấn đề mà CTCP Cấp nước Thủ Đức quan tâm. Nhất thiết phải đầu tư nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên thông qua đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước, tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công ty. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, lao động tiền lương, đào tạo nghiệp vụ, bảo vệ nội bộ và tăng cường công tác quản trị hành chánh. Nguồn vốn: Trong 3 năm vừa qua, Công ty triển khai công tác xây dựng cơ bản bằng các nguồn vốn như: Khấu hao cơ bản, Vốn vay, Vốn do Chính phủ Hà Lan tài trợ. Tuy nhiên, do công tác giải ngân và quyết toán vốn dự án còn chậm chạp, khả năng thu hồi vốn chưa cao, tỷ lệ thất thoát nước cao dẫn đến khó khăn về vốn nên Công ty chỉ đủ khả năng đầu tư cho những công trình trọng tâm, cũng như chủ động đầu tư xây dựng các dự án bức thiết nhằm tăng áp và cung cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn quản lý. Do chuyển đổi từ cơ cấu Chi nhánh hạch toán phụ thuộc sang cơ cấu độc lập hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần và theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con nên còn gặp nhiều bất cập, trở ngại lớn nhất của Công ty hiện tại là nguồn vốn hạn hẹp, làm ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của Công ty, ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn là công tác xây dựng cơ bản, từ đó kéo theo nhiều công tác khác cũng bị chi phối theo. Do đó, việc nghiên cứu các giải pháp tăng cường nguồn vốn là thật sự rất cần thiết cho Công ty hiện nay, theo đó sẽ giải quyết được nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là: phát triển mạng lưới cấp nước trên khu vực; phát triển khách hàng sử dụng nước; nâng cao sản lượng, doanh thu; nâng cao tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch. Công tác tổ chức quản lý: đòi hỏi phải có khả năng phối hợp những mối liên hệ giữa con người với các nguồn tiềm năng về vật chất, tài chính, thông tin... để làm cho doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả cao. Trong 3 năm qua, Công ty đã luôn quan tâm, chăm lo các chế độ cũng như đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động như: tổ chức và tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, các phong trào thể dục thể thao, mức thu nhập bình quân tăng hàng năm, mua bảo hiểm rủi ro cho người lao động, tặng quà sinh nhật cho cán bộ công nhân viên... Đồng thời, Công ty luôn thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động đúng như thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết giữa Giám đốc Công ty và Chủ tịch Công đoàn. Tuy nhiên, trong Công ty vẫn còn tình trạng nhân viên chưa được bố trí đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn, cũng như chưa được đánh giá đúng năng lực của mình; kèm theo là sự phối hợp giữa các Phòng – Ban – Đội chưa được nhịp nhàng. Do đó, Công ty cần phải thực hiện việc định biên lao động, tổ chức lại bộ máy làm việc của các Phòng – Ban – Đội nhằm tạo sự năng động, nâng cao hiệu quả công việc; cũng như tiếp tục xây dựng quy chế trả lương mới theo năng suất lao động và trách nhiệm công việc cho hợp lý... Do tình hình kinh tế luôn biến động, dẫn đến vật giá leo thang, nên Công ty đã, đang sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương tiết kiệm chống lãng phí trong các công tác như: quản lý, sử dụng tài sản; quản lý đầu tư; công tác mua sắm và sử dụng vật tư; lĩnh vực sử dụng máy móc thiết bị cơ giới; lĩnh vực cải cách hành chánh; tiết kiệm điện thoại, điện, nước... với tiêu chí tăng cường tiết kiệm cũng như tăng cường nguồn vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty. Ngoài ra, công tác tổ chức quản lý tại CTCP Cấp nước Thủ Đức nói riêng và của ngành cấp nước nói chung còn gặp phải một số sai sót như : Tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc của nhân viên ngành cấp nước còn mang nặng tính bao cấp, độc quyền . Chưa phát huy được tính kế thừa trong khâu tổ chức, còn mang tính tự phát chấp vá . Phủ nhận thành quả của các thời kỳ, chưa chắt lọc các điểm tích cực, sự tiến bộ từ các mô hình tổ chức trước kia. Công tác tổ chức quản lý còn lúng túng. Từ những vấn đề nêu trên, Công ty cần có những giải pháp nhằm kiện toàn công tác tổ chức quản lý sản xuất qua các tiêu chí cụ thể như: Cải cách công tác tổ chức, quản lý nhân sự; Tính toán giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh; Chấn chỉnh kỷ cương; Công tác xây dựng cơ bản và Quản lý chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty, đảm bảo đời sống cho nhân viên. Hoạt động Marketing: Sản phẩm và dịch vụ: Sản phẩm & dịch vụ chính: Cung cấp nước sạch: Với sản phẩm của Công ty là nước sạch – là một trong những nhu cầu thiết yếu và không có sản phẩm thay thế, là một lợi thế của ngành nói chung và của Công ty nói riêng. Công ty đang phấn đấu nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng mạng lưới cung cấp nước để phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và an sinh xã hội. Hiện Công ty đang cung cấp nước cho 164.723 hộ dân (tương đương với 742.480 người dân). Với tốc độ tăng dân số mà phần lớn là tăng dân số cơ học tại các khu vực thuộc địa bàn quản lý của Công ty như Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức. Công ty luôn cố gắng phát triển mạng lưới cấp nước để đáp ứng nhu cầu, nâng cao tỷ lệ số hộ dân được sử dụng nước sạch: năm 2008 là 73,41%, năm 2009 là 75,84 %, năm 2010 là 78,67%, Lắp đặt đồng hồ nước: Nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sử dụng nước sạch của khách hàng, CTCP Cấp nước Thủ Đức phát mạnh dịch vụ lắp đặt đồng hồ nước và các tiện ích khác.Từ năm 2008 đến hết năm 2010, Công ty đã phát triển mạng lưới cấp nước và gắn 35.170 đồng hồ nước cho khách hàng và có ý nghĩa rất lớn trong việc mang lại các giá trị gia tăng cho khách hàng. Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Công ty luôn thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo luôn cung cấp sản phẩm tốt nhất cho khách hàng. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ là hai yếu tố được CTCP Cấp nước Thủ Đức đặt lên hàng đầu và để đảm bảo được hai yếu tố này, Công ty đã có những biện pháp: Lấy mẫu nước định kỳ hằng tháng, phối hợp cùng Nhà máy nước Thủ Đức, Trung tâm y tế dự phòng Quận Thủ Đức theo dõi, kiểm tra chất lượng nước cung cấp, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn nước dùng cho sinh hoạt và ăn uống, đặc biệt là lấy mẫu nước ở các khu vực cuối nguồn, nơi có áp lực yếu và thiếu, khu vực nghi ngờ có khả năng bị ô nhiễm cao để tăng cường biện pháp phòng ngừa cần thiết.. Tăng cường công tác theo dõi giám sát chất lượng nước và nhanh chóng khắc phục khi gặp sự cố. Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng để nhận viên Cloramine B về xử lý cục bộ tại nguồn nước bị ô nhiễm. Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, nghiêm cấm việc dùng máy bơm hút trực tiếp vào đường ống cấp nước nhằm ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước. Kiểm tra nhắc nhở Ban quản lý khu chung cư vệ sinh hồ chứa, bể chứa. Đảm bảo giám sát vệ sinh đường ống trong quá trình thi công và súc xả, khử trùng mạng lưới đường ống mới lắp đặt trước khi đưa vào vận hành khai thác đúng quy định. Đảm bảo vận hành trạm bơm tăng áp liên tục, không để xảy ra xáo trộn thủy lực, không để các chất ô nhiễm xâm nhập. Khi phát hiện khu vực bị ô nhiễm do nguồn nước sinh hoạt gây ra, nhanh chóng phối hợp với chính quyền địa phương kịp thời cô lập, xử lý cục bộ nguồn nước, song song với việc vẫn đảm bảo cung cấp nước sạch sinh hoạt bằng xe bồn cho nhân dân khu vực bị ô nhiễm. Tổ chức ứng trực giải quyết sự cố 24/24 và phân công cán bộ công nhân viên trực theo lịch trực, có mặt đầy đủ, đúng giờ, làm tròn nhiệm vụ trong ca trực. Khi nhận được phản ánh của khách hàng về chất lượng nước, Công ty sẽ cử cán bộ trực tiếp đến tận nhà khách hàng ngay trong ngày, tiến hành lấy mẫu và chuyển về Nhà máy nước Thủ Đức để phân tích. Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm - dịch vụ mới: Hiện tại, CTCP Cấp nước Thủ Đức chỉ tập trung vào các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005935 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp ngày 18/01/2007. Đồng thời, do mới đi vào hoạt động theo mô hình CTCP, Công ty gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, nên chưa có điều kiện để nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, trong tương lai gần, Công ty sẽ bắt đầu nghiên cứu và phát triển thêm các ngành nghề sản xuất kinh doanh như: Sản xuất nước tinh khiết đóng chai, nước đá tinh khiết, tư vấn thiết kế… Với lợi thế là Công ty kinh doanh chuyên ngành cấp nước, Công ty sẽ phát huy thế mạnh sẵn có như: có nguồn nước thô đầu vào phong phú, giá thành rẻ, có đội ngũ nhân công dồi dào, có trình độ chuyên môn, Công ty nằm ở khu vực đang phát triển với diện tích đất sử dụng lớn… Bên cạnh đó, những ngành nghề sản xuất kinh doanh này có thị trường tiêu thụ rất tiềm năng, tốc độ tăng trưởng cao. Marketing: Chiến dịch Marketing: Do đặc thù, ngành cấp nước chưa có đối thủ cạnh tranh ngang tầm, hơn nữa, nước sạch là một sản phẩm thiết yếu nên thời gian qua Công ty chỉ chú trọng về chất lượng nước và chất lượng phục vụ khách hàng dẫn đến hoạt động marketing chưa được chú trọng. Tuy nhiên, để mở rộng thị phần, CTCP Cấp nước Thủ Đức đã có nhiều chiến dịch phục vụ khách hàng như: gắn đồng hồ nước trong ngày, giảm chi phí gắn đồng hồ nước... Thông qua các chiến dịch này, lượng khách hàng sử dụng nguồn nước do Công ty cung cấp tăng đáng kể, đặc biệt là tại những khu vực CTCP Cấp nước Thủ Đức vừa đầu tư phát triển mạng lưới cấp nước. Hệ thống thông tin : Mặc dù ngày nay công nghệ thông tin đã và đang phát triển nhanh để giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng cập nhật, nắm bắt thông tin, nhưng có thể nói tại CTCP Cấp nước Thủ Đức nói riêng và cả SAWACO nói chung, việc vận dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất còn yếu so với nhu cầu phát triển hiện nay. Để công việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả, Công ty cần phải nâng cao hệ thống quản lý bằng các chương trình, phần mềm chuyên dụng, sử dụng cho nội bộ và cộng đồng... Vừa qua, Công ty vừa đưa trang web www.capnuocthuduc.vn vào hoạt động, và đây cũng là cổng thông tin mới, giúp cho khách hàng hiểu rõ hơn về các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động của Công ty và để Công ty tiếp nhận thông tin từ khách hàng. Giá: Giá nước sạch bán cho khách hàng cho đến cuối năm 2009 vẫn là giá cũ do UBNDTP phê duyệt Quyết định số 154/2004/QĐ-UB và phần kèm theo phụ thu tiền phí thoát nước và định mức cho mỗi người có hộ khẩu hoặc tạm trú dài hạn (KT3) được quy định: Từ 2004 đến 28/02/2010: Định mức 4m3/người/tháng. Bảng 2.3: Bảng giá nước sạch trên địa bàn TP.HCM (Năm 2004) Nhóm Đối tượng sử dụng nước Đơn giá (đồng/m3) 01 Các hộ dân cư: - Trong định mức (đến 4m3/người/tháng). - Trên 4m3 đến 6m3 / người / tháng. - Trên 6m3/ người / tháng 2.700 5.400 8.000 02 Cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể 6.000 03 Đơn vị sản xuất 4.500 04 Đơn vị kinh doanh – dịch vụ 8.000 Nguồn: Quyết định 154/2004/QĐ – UBND ngày 15/6/2004 * Nhận xét: Đơn giá này đã không phù hợp: do chi phí sản xuất, quản lý, phân phối đều đã gia tăng một cách khách quan theo quy luật thị trường. Nếu nhìn ở mọi góc độ kinh tế hay xã hội, kéo dài tình trạng này là không ổn. Do vậy, TPHCM phải có ngay giải pháp xử lý bất cập này. Tăng giá nước để SAWACO có điều kiện tăng thu, tái đầu tư phát triển mạng cấp nước cũng là một cách chấp nhận được, đặc biệt trong bối cảnh thu nhập của người dân TPHCM hiện nay đã tăng gấp đôi so với năm 2002. Vì vậy, trong giai đoạn này rủi ro mà SAWACO gặp phải khi không tăng được giá nước: Bán nước sạch dưới giá thành : Trong thời gian này có tới 6 mức giá bán nước sạch tại TPHCM (theo bảng trên) so với giá thành sản xuất được SAWACO tính toán, chỉ bán với mức giá 8.000 đồng/m³ chỉ chiếm hơn 15% tổng lượng nước mà SAWACO cung cấp cho người dân thành phố. Nhà máy nước sông Sài Gòn thuộc SAWACO với công suất sản xuất nước 300.000m³/ngày hoàn toàn không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân thành phố. Do vậy, SAWACO phải mua thêm nước của nhiều nhà máy khác như: Nhà máy nước BOT Bình An khoảng 100.000m³/ngày, Nhà máy Nước ngầm Sài Gòn khoảng 60.000m³/ngày, Nhà máy nước Hàng Hải khoảng 15.000m³/ngày, Nhà máy nước Hiệp Ân khoảng 800m³/ngày với giá 2.300 – 3.000 đồng/m³. Ngoài việc phải mua nước sạch với giá cao hơn cả mức giá bán SAWACO còn phải chấp nhận tình huống nước bị thất thoát trong quá trình chuyển tải qua mạng không được tính đến. Nhà máy nước có giá bán khoảng 3.000 đồng/m³ cho SAWACO là BOT Bình An. Đây là mức giá đã được áp dụng từ 11 năm nay. Không còn đủ điều kiện để tái đầu tư, phát triển mạng lưới: SAWACO trong giai đoạn này gần như phải gánh hoàn toàn việc đầu tư, phát triển mạng cấp nước. Đây là một việc làm mà hầu như không có một nhà đầu tư tư nhân nào muốn thực hiện bởi chi phí xây dựng cao, đặc biệt lại còn phải giải bài toán khó khăn nhất: giải phóng mặt bằng. Xét trên tốc độ trượt giá, giá hoá chất, vật liệu xử lý nước và các khoản khác tăng lên; chi phí gắn miễn phí đồng hồ nước và phát triển mạng cấp 3 thì tính theo giá năm 2004 đến nay, các chi phí sản xuất, quản lý và phân phối nước sạch đều tăng. Vì thế, nếu không được tăng giá nước SAWACO sẽ không còn đủ điều kiện để tái đầu tư, phát triển mạng lưới... Không còn đủ khả năng để thực hiện dự án chống thất thoát nước: SAWACO sẽ dần dần khắc phục tình trạng thất thoát nước, chứ không thể ngày một ngày hai. Không khắc phục nổi tình trạng thất thoát nước là do thiếu vốn, nhưng nếu có vốn cũng không thể làm nhanh. Giá nước tất cả đều dựa trên việc tính đúng, tính đủ, nếu không tính đúng và đủ sẽ không có kinh phí để tái đầu tư các dự án chống thất thoát nước. Để tránh những rủi ro trên, từ đầu năm 2006, SAWACO đã xây dựng phương án giá nước mới và đã rất nỗ lực để phương án giá nước mới sớm được áp dụng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan nên mặc dù đã có kết quả thẩm định và đề xuất giá nước của Viện Kinh tế Thành phố nhưng việc điều chỉnh giá nước vẫn chưa thực hiện. Đầu năm 2009, các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ phát huy tác dụng theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008, nên giá nước tạm thời vẫn phải tiếp tục giữ nguyên và đến đầu tháng 3/2010 mới chính thức được điều chỉnh theo Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của Ủy ban Nhân dân Thành phố về điều chỉnh giá nước sạch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bảng 2.4: Bảng giá nước sạch trên địa bàn TP.HCM (Năm 2010) Đối tượng sử dụng nước Đơn giá (đồng/m3) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Các hộ dân cư: - Đến 4m3/người/tháng 4.000 4.400 4.800 5.300 - Trên 4m3 đến 6m3/người/tháng 7.500 8.300 9.200 10.200 - Trên 6m3/người/tháng 10.000 10.500 11.000 11.400 Cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể 7.100 8.100 9.300 10.300 Đơn vị sản xuất 6.700 7.400 8.200 9.600 Đơn vị kinh doanh - dịch vụ 12.000 13.500 15.200 16.900 Nguồn: Quyết định 103/2009/QĐ – UBND ngày 24/12/2009 * Nhận xét: Đơn giá này đã được tính công khai, minh bạch và được tăng theo lộ trình hàng năm. Vì vậy, hiệu quả kinh doanh của SAWACO cũng như của CTCP Cấp nước Thủ Đức sẽ được cải thiện trong những năm tới. Tuy nhiên, về lâu dài SAWACO cũng phải đẩy mạnh hơn nữa công tác chống thất thoát nước, bởi hiện nay SAWACO vẫn mất hàng tỷ đồng/ngày vì nước thất thoát. Nếu giữ hoặc làm cho số tiền bị mất ít đi thì SAWACO sẽ có điều kiện tốt hơn để cải tạo mạng cấp nước, đưa nước đến được với mọi người dân. Phân phối: Phát triển mạng lưới cấp nước: Mạng lưới cấp nước của CTCP Cấp nước Thủ Đức được hình thành và phát triển dần lên theo đà phát triển đô thị Thành phố. Trong những năm qua, SAWACO – CTCP Cấp nước Thủ Đức đã đầu tư phát triển hệ thống cấp nước trên địa bàn Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức để nâng cao tỷ lệ cấp nước cho nhân dân. Bảng 2.5: Phát triển mạng lưới cấp nước STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Số mét ống ( m ) 107.754 37.705 33.205 Hình 2.6: Biểu đồ phát triển mạng lưới cấp nước Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008, 2009, 2010 – P.KHVTTH Công tác chống thất thoát nước: Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thất thoát nước, cụ thể do mạng lưới chính cung cấp nước trên địa bàn do Công ty quản lý đa phần có tuổi thọ cao nên thường hay xì bể. Mạng lưới phân phối nước trên địa bàn tương đối phức tạp và đa dạng, do việc phát triển không đồng bộ trải qua nhiều thời kỳ từ năm 1965. Ngoài sự phức tạp và đa dạng hệ thống cấp nước đã xuống cấp do đã sử dụng quá lâu ngày, do sự xâm phạm của các công trình xây dựng và hành động tự ý tháo gỡ, đục phá của một số khách hàng. Hệ thống phân phối nước nhiều nơi đã bị mục bể, rò rỉ, ô nhiễm... nhiều tuyến ống đã xuống cấp trầm trọng do tuổi thọ quá cao mà chưa thay thế kịp. Khu vực Thủ Đức trước đây là vùng ngoại thành, trình độ dân trí còn thấp nên việc gian lận trong sử dụng nước còn rất phổ biến. Công ty cần tăng cường công tác kiểm tra, biên đọc chỉ số thường xuyên tại các khu vực được xem là “điểm đen thất thoát nước” như khu vực cư xá Phước Bình – Quận 9; khu vực Phường Thảo Điền – Quận 2, và còn nhiều lý do khác... Công tác cải tạo ống mục: Từ năm 1997, cùng với chương trình chống thất thoát nước, CTCP Cấp nước Thủ Đức đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm khống chế lượng nước thất thoát như : Thay mới các loại đồng hồ nước cũ có độ chính xác không cao. Lập kế hoạch và thực hiện công tác cải tạo các tuyến ống được lắp đặt từ lâu năm , thường hay xì bể . Sửa chữa kịp thời điểm bể . Bảng 2.6 : Cải tạo ống mục STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Số mét ống ( m ) 8.789 12.892 2.371 Hình 2.7: Biểu đồ Cải tạo ống mục Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008, 2009, 2010 – P.KHVTTH Công tác sửa bể: Công tác sửa bể đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chống thất thoát nước. Mạng lưới cấp nước do CTCP Cấp nước Thủ Đức quản lý là khu vực đầu nguồn gần Nhà máy Nước Thủ Đức, áp lực trên khu vực rất mạnh, áp lực trung bình trên toàn mạng P » 2.0 KG/cm2, với mức áp lực này, trong 1 giờ nếu không sửa chữa kịp thời lượng nước thất thoát sẽ rất lớn. Áp dụng công thức : Lượng thất thoát = 201.25 x t x S x H t : Thời gian rò rỉ tính bằng phút từ khi xì bể đến khi khắc phục xong. S : Diện tích lổ rò rỉ tính bắng m2. H : Áp lực nước tại chổ bể tính bằng mét. Kết quả tính toán : Bảng 2.7: Bảng kết quả tính toán lượng nước thất thoát trong 1 giờ Cỡ ống Nước thất thoát trong 1 giờ (m3/giờ) Cỡ ống Nước thất thoát trong 1 giờ (m3/giờ) Þ 100 Þ 150 Þ 200 Þ 250 Þ 300 424 954 1.696 2.649 3.815 Þ 350 Þ 400 Þ 450 Þ 500 Þ 600 5.193 6.783 8.584 10.598 15.261 Nguồn: Ban giảm nước không doanh thu Bảng 2.8 : Số lượng điểm bể trong năm STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Số điểm bể (điểm) 2.114 3.717 4.226 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008, 2009, 2010 – P.KHVTTH Qua số liệu công tác cải tạo ống mục và công tác sửa bể ta nhận thấy, đối với công tác cải tạo ống mục thì mức độ đầu tư ngày càng tăng, nhưng điểm bể cũng tăng nhiều hơn, như vậy có thể đánh giá công tác cải tạo ống mục tại Thủ Đức đạt hiệu quả chưa cao (thường các điểm bể xảy ra do ống được đặt quá lâu năm, bị rò rỉ dể gây xì bể) . Với đặc thù mạng lưới cấp nước tại địa bàn CTCP Cấp nước Thủ Đức có cấu tạo đơn giản hình nhánh cây, từng khu vực đồng hồ tổng riêng biệt. Do đó, để thực hiện chương trình giảm nước thất thoát thất thu trong giai đoạn hiện nay, CTCP Cấp nước Thủ Đức thực hiện công tác giảm nước thất thoát thất thu theo phương pháp tổng hợp kết hợp với phương pháp phân vùng tách mạng, thiết lập CMA thuộc các dự án Nhân rộng giảm thất thoát nước có sự phối hợp hỗ trợ của dự án USP Hà Lan tại khu vực đồng hồ tổng Thảo Điền, Quận 2. Bắt đầu từ năm 2009, CTCP cấp nước Thủ Đức được chọn làm đơn vị thí điểm cho công tác thực hiện giảm nước không doanh thu (chương trình do Chính phủ Hà Lan tài trợ). Đến nay, công trình giảm nước không doanh thu của Công ty được Ban Giảm nước không doanh thu và các bộ phận có liên quan, thi công và kiểm tra tính cô lập của DMA (hoàn tất giai đoạn 4). Đang xác định thất thoát nước ban đầu tại từng DMA tạm thời. Mặc dù tỷ lệ thất thoát nước tại đơn vị chưa đạt như mong muốn, nhưng tập thể đã nổ lực phấn đấu và phối hợp chặt chẽ để thực hiện chủ trương chung của Công ty là “Tăng cường công tác giảm nước không doanh thu một cách toàn diện”. Trong năm 2010, với nhiều nỗ lực, CTCP Cấp nước Thủ Đức cũng đã tiến hành triển khai nhân rộng vùng giảm nước thất thoát thất thu tại khu vực Quận 2 và Quận 9, trong đó thực hiện thí điểm tại một số khu vực đồng hồ tổng thu được nhiều kết quả khả quan như: Đồng hồ tổng Tân Vạn (từ 88,15% giảm xuống còn 12,67%), đồng hồ tổng Riverside (từ 56,22% giảm xuống còn 6,49%), đồng hồ tổng Thảo Điền (từ 40,58% giàm xuống 35,66%). Từ những vấn đề nêu trên, Công ty đã và đang cố gắng áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạn chế lượng nước thất thoát, hạ tỷ lệ thất thoát nước xuống dưới mức 25%. STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1 Tỷ lệ thất thoát nước (%) 30 28 27 Bảng 2.9 : Tỷ lệ thất thoát nước Hình 2.8: Biểu đồ tỷ lệ thất thoát nước Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008, 2009, 2010 – P.KHVTTH Kết quả hoạt động kinh doanh - Giai đoạn 2008 - 2010: Bảng 2.10: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2008, 2009, 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 A. Sản xuất kinh doanh 1. Sản lượng nước cung cấp 1.000 m3 31.577 35.553 39.980 2. Doanh thu tiền nước (qua ĐHN) tỷ đồng 149,492 173,067 263,999 3. Thay ĐHN các cỡ cái 7.528 9.501 11.303 4. Thi công gắn ĐHN cái 15.050 10.100 10.020 5. Tỷ lệ thất thoát nước % 30 28 27 6. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch % 73,41 75,84 78,67 B. Phát triển mạng lưới mét 107.754 37.705 33.205 C. Cải tạo mạng lưới mét 8.789 12.892 2.371 D. Kế hoạch tài chính 1. Tổng doanh thu tỷ đồng 157,164 182,41 278,43 2. Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 12,277 12,69 23,6 3. Lợi nhuận sau thuế tỷ đồng 9,652 9,976 18,7 4. Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ % 8,29 8,45 11,78 5. Thu nhập bình quân/người/tháng đồng 5.662.405 5.840.769 8.300.000 * Nhận xét: Doanh thu của Công ty tăng hàng năm phù hợp với việc tăng tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch và tăng theo sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, doanh thu và lợi nhuận của Công ty chủ yếu là từ việc kinh doanh nước sạch. Điều này chứng tỏ Công ty chưa có chiến lược kinh doanh nào khác từ sau 4 năm cổ phần. Việc này Công ty nên có định hướng để phát triển ngành nghề theo giấy phép kinh doanh mà Công ty đã đăng ký. Hiện nay, doanh thu chính của Công ty chủ yếu từ sản lượng nước tiêu thụ của khách hàng và giá bán sỉ nước sạch của SAWACO thông qua các hợp đồng mua bán sỉ nước sạch giữa Công ty với Tổng Công ty. Giá bán được thực hiện theo cơ chế khoán chi phí trên lượng nước tiêu thụ của khách hàng. Do đó, vấn đề cần được quan tâm và chia sẻ từ phía cổ đông đó là tuy giá nước điều chỉnh ở mức khởi đầu tăng cao hơn khoảng 50% so với mức giá cũ nhưng lợi nhuận dự kiến sẽ không tăng nhiều. Vì trong 2 năm đầu của lộ trình tăng giá nước 2010 – 2011 doanh thu chưa đủ bù đắp chi phí như dự kiến. Giá nước tăng chủ yếu bù đắp các khoản chi phí của Tổng Công ty trong thời gian chưa được điều chỉnh giá từ năm 2004 đến nay do tình hình biến động kinh tế như: chi phí vật tư, nhân công, các khoản chi phí sản xuất chung, chi phí môi trường, chi phí xử lý bùn, phí nước thải; Có nguồn kinh phí để xây dựng thêm các nhà máy xử lý nước, phát triển hệ thống đường ống cấp nước, cải tạo mạg lưới cấp nước được xây dựng nhiều năm đã xuống cấp nghiêm trọng…. và phân bổ chi phí khá lớn đã gắn đồng hồ nước miễn phí cho khách hàng theo Nghị định 117/2007/NĐ-CP. Chi phí sản xuất tăng theo hàng năm so với doanh thu, điều này cho thấy Công ty chưa hoạt động hiệu quả vì vậy cổ tức cũng rất thấp. Nhìn chung, trong 2 năm 2009, 2010, CTCP Cấp nước Thủ Đức đang gặp trở ngại về nguồn vốn do nhiều lý do như: CTCP Cấp nước Thủ Đức tuy là đơn vị sản xuất có con dấu riêng nhưng chịu sự quản lý trực tiếp của SAWACO, do đó nguồn tài chánh của Công ty lệ thuộc vào sự phân bổ nguồn vốn của SAWACO. Theo sau đó là công tác giải ngân còn chậm chạp. Nguồn vốn đầu tư để phát triển mạng lớn nhưng việc phát triển ống ngánh lắp đặt cho khách hàng chưa tương ứng, do mật độ các hộ dân còn thưa, khoảng 10 đến 12m mới lắp đặt được 1 đồng hồ nước. Vì vậy ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của Công ty. Tỷ lệ thất thoát nước cao. Từ những kết quả đã được nghiên cứu trên cùng những kết quả hoạt động kinh doanh đạt được, Công ty cần phải lập kế hoạch và có hướng giải quyết, khắc phục những vấn đề nêu trên nhằm nâng cao doanh thu, tạo điều kiện cho ngành nước được phát triển ổn định, phục vụ cộng đồng tốt hơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh: Trước sự phát triển mạnh mẽ về các mặt của Thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp được xây dựng và bắt đầu sản xuất, các khu dân cư, nhà cao tầng mọc lên, các ngành dịch vụ, du lịch phát triển. Địa bàn do Công ty quản lý có tốc độ phát triển dân cư và đô thị hóa cao, khả năng phát triển tiềm năng khách hàng rất lớn. Hiện nay, trên khu vực đã và đang hình thành các khu dân cư mới, khu công nghệ cao, khu công nghiệp, các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao... Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ hết sức cấp bách cho ngành cấp nước là phải bổ sung nguồn nước để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất vốn đang thiếu và mất cân đối trầm trọng. Trước hiện trạng nguồn vốn ngân sách dành cho ngành cấp nước còn những hạn chế, tỷ lệ thất thoát nước cao, do đó đòi hỏi cần tìm ra giải pháp để nâng cao năng lực sản xuất về phân phối nước sạch đến người tiêu dùng đây cũng là nhiệm vụ chính của ngành cấp nước đặt ra cho thành phố trong giai đoạn sắp tới. Từ việc phân tích trên, để có thể đánh giá một cách tổng quát quá trình hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của CTCP Cấp nước Thủ Đức: Điều kiện môi trường kinh doanh : CTCP Cấp nước Thủ Đức đang kinh doanh trong một môi trường độc quyền, được ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ về vốn. Là đơn vị trực thuộc SAWACO, CTCP Cấp nước Thủ Đức chịu sự quản lý về tài chánh cũng như chỉ tiêu kế hoạch thực hiện hàng năm của SAWACO. Thị trường : Thị trường của Công ty là các hộ gia đình trên địa bàn, các khu chế xuất, các khu công nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau đóng trên địa bàn Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức. Khách hàng của Công ty biến động rất lớn do quá trình phát triển đô thị diễn ra không ngừng với tốc độ ngày càng tăng. Với các khu dân cư mới thành lập, việc cấp nước sạch là nhu cầu hàng đầu, là điều kiện cho sự ổn định và phát triển đời sống. Sản phẩm: Sản phẩm của ngành là nước sạch sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất theo bảo đảm đáp ứng theo Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT _ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - là một sản phẩm mang tính độc quyền. Sản phẩm chủ yếu của CTCP Cấp nước Thủ Đức là hồ sơ thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống cấp nước, lắp đặt đồng hồ nước trên địa bàn . Triết lý : Sản phẩm chính của Công ty là nước sạch, đây là hàng hóa đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng của các loại sản phẩm có sử dụng nước trong quá trình chế biến. Ngoài việc đảm bảo cung cấp nước sạch cho khách hàng còn mang ý nghĩa to lớn về kinh tế chính trị xã hội, quyết định sự tồn tại của Công ty. Do đó triết lý cho sự tồn tại cũng như nhiệm vụ chính trị của Công ty là: “Đảm bảo nguồn nước an toàn, chất lượng và liên tục cho khách hàng”. Mối quan tâm đến hình ảnh Công ty Là một doanh nghiệp có mạng lưới phân phối đến tận khách hàng, chịu nhiều áp lực từ khách hàng và các phương tiện thông tin, Công ty chủ trương xây dựng hình ảnh của mình gần gũi với khách hàng bằng những nhân viên nhiệt tình phục vụ khách hàng theo phương châm: “Gần dân – trọng dân – hiểu dân - và có trách nhiệm với dân”. Điều kiện nội bộ: Bộ máy tổ chức của Công ty còn cồng kềnh mang nặng tính bao cấp, thiếu chủ động trong công tác tổ chức và quản lý, chưa quan tâm đúng mức đến việc bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ. Mạng lưới cấp nước của Công ty đã được lắp đặt lâu năm, có những tuyến được lắp đặt vào những năm 60 do đó khả năng truyền dẫn bị hạn chế, dễ gây xì bể làm thất thoát nước, đồng thời do trải qua nhiều thời kỳ nên vật tư trên tuyến không đồng bộ gây trở ngại cho công tác sửa chữa khắc phục khi xảy ra sự cố. Trong năm 2010, CTCP Cấp nước Thủ Đức đã lắp đặt 10.020 đồng hồ nước phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trên địa bàn do Công ty quản lý, tuy nhiên vì lực lượng công nhân trực tiếp thi công còn hạn chế nên Công ty thuê lực lượng lao động bên ngoài. Công tác kiểm tra, giám sát quá trình thi công chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù SAWACO – CTCP Cấp nước Thủ Đức đã đầu tư phát triển mở rộng, cải tạo mạng lưới cấp nước nhưng tỷ lệ thất thoát nước trên khu vực vẫn còn cao. Điều này cho thấy năng lực quản lý chuyên trách còn hạn chế. Hiện nay, công tác quản lý mạng còn mang tính kinh nghiệm, thiếu sự nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, các tài liệu kỹ thuật, sơ đồ mạng lưới cấp nước và các thiết bị trên mạng chưa được cập nhật và lưu giữ đúng mức. Trình độ văn hoá của đội ngũ công nhân lao động trực tiếp còn thấp đã ảnh hưởng không ít đến việc nâng cao năng lực phục vụ cộng đồng. Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thái độ làm việc của nhân viên còn mang nặng tính bao cấp, độc quyền. Kết luận: Thuận lợi: Về khách hàng và thị trường tiêu thụ: CTCP Cấp nước Thủ Đức đang kinh doanh trong một môi trường độc quyền sản phẩm ngành cấp nước chưa có đối thủ cạnh tranh. Sản phẩm của Công ty không có sự cạnh tranh. Công ty là đơn vị duy nhất cung cấp nước sạch tại khu vực Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Mặc dù còn có vài nơi sử dụng nước sạch nông thôn vì Công ty chưa phát triển mạng lưới cấp nước đến khu vực đó, nhưng nước sạch nông thôn ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, doanh thu của Công ty tương đối ổn định qua các năm. Thị trường tiềm năng lớn, khách hàng của Công ty có thể biến động do quá trình phát triển đô thị diễn ra không ngừng với tốc độ ngày càng tăng. Với các khu dân cư các khu cao ốc mới thành lập, việc cấp nước sạch là nhu cầu hàng đầu, là điều kiện cho sự ổn định và phát triển đời sống. TP. HCM là thị trường có nhu cầu tiêu thụ nước nhiều nhất so với các địa phương khác. Tốc độ đô thị hóa tại TP. HCM là nhanh, đây là điểm mạnh đảm bảo sự tăng trưởng doanh thu cho Công ty trong các năm tới. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, nơi tập trung một lượng lớn dân cư, đồng thời mức sống của người dân nơi đây cũng tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước. Do đó đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ nước sạch nhiều nhất so với các địa phương khác, điều này đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng của đơn vị trong các năm tới. Địa bàn kinh doanh của Công ty thuộc các khu vực có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố, còn nhiều tiềm năng phát triển, hiện nay đã và đang hình thành các khu dân cư mới, khu công nghệ, dịch vụ cao, các khu công nghiệp, các trung tâm văn hóa, thể dục thể thao (Linh Trung, Cát Lái, Thủ Thiêm,...). Sản phẩm của Công ty là nước sạch – một trong những nhu cầu thiết yếu và không có sản phẩm thay thế. Tính chất sản phẩm của Công ty không có sự sụt giảm nhu cầu sử dụng đột biến, điều này đảm bảo nguồn doanh số và lợi nhuận ổn định cho Công ty. Ngoài ra, với mức khai thác hiện có Công ty đã qua giai đoạn phát triển chiều rộng, Công ty chỉ cần tập trung xử lý việc thất thoát nước cũng như đảm bảo áp lực nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong khu vực Công ty quản lý. Đây là mấu chốt giúp Công ty gia tăng về doanh thu và lợi nhuận. Về hệ thống phân phối nước sạch: Được tiếp quản toàn bộ hệ thống dây chuyền sản xuất nước sạch và hệ thống phân phối rộng khắp toàn khu vực quản lý, chất lượng nước cung cấp đạt tiêu chuẩn quy định. Riêng năm 2010, nhờ khách hàng tự nguyện đầu tư một số tuyến ống cái tổng cộng 8.877,5 mét nên Công ty thuận lợi trong việc phát triển khách hàng, tăng sản lượng nước tiêu thụ. Nguồn cung cấp chủ yếu là lượng nước sạch từ Nhà máy nước Thủ Đức, Nhà máy nước Tân Hiệp, Nhà máy nước BOO Thủ Đức sẽ cung cấp trực tiếp đến khách hàng không thông qua trung gian nào, điều này là vô cùng thuận lợi cho Công ty giảm được chi phí. Về nguồn vốn: Doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong ngành. Được ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ về vốn, cho phép huy động vốn từ ngân sách, vốn vay ưu đãi của ADB (thông qua SAWACO) để xây dựng và phát triển mạng lưới cấp nước trên địa bàn quản lý. Tiền thân của Công ty là Chi nhánh Cấp nước Thủ Đức, phụ trách việc cấp nước cho khách hàng trong khu vực Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức, Chi nhánh được cổ phần hóa vào năm 2007 với 51% vốn cổ phần của công ty mẹ là SAWACO. Do đó, CTCP Cấp nước Thủ Đức nhận được nhiều hỗ trợ từ công ty mẹ trên mọi mặt, trong đó phải kể đến sự hỗ trợ về tài chính, về một số vật tư chuyên ngành nhập khẩu… Vừa được UNND Thành phố duyệt Quyết định tăng giá nước. Về công tác tổ chức, quản lý sản xuất: Qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác mở rộng mạng lưới cấp nước, giải quyết một số vấn đề chủ yếu như: xử lý nước đục, giảm thất thoát nước, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, gia tăng áp lực nước, cải tạo mở rộng mạng lưới cung cấp nước… Tập thể cán bộ công nhân viên tin tưởng vào Công ty, nội bộ đoàn kết nhất trí quyết tâm thực hiện các chỉ đạo của cấp trên. Ngoài ra Công ty còn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của SAWACO và của các cơ quan ban ngành, chính quyền địa phương các cấp. Tổng Công ty đã mạnh dạn cải tiến các thủ tục, đổi mới cơ chế, tạo các bước đột phá trong cơ chế quản lý của Công ty như: hạch toán tiền lương gắn liền với thành tích của mỗi cá nhân, của tập thể đơn vị, trong công tác phát triển mạng cấp III, gắn mới đồng hồ nước, v.v... Trong việc phát triển thêm khách hàng mới, Công ty cũng nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho Công ty gắn thêm đồng hồ nước, tăng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch, qua đó Công ty tăng được lượng nước tiêu thụ. Lực lượng lao động trẻ, năng nổ nhiệt tình. Đủ nhân lực, vật lực để mở rộng ngành nghề kinh doanh sang lĩnh vực khác. Về công tác chống thất thoát nước: Đối tượng cung cấp nước sạch khá đa dạng: cung cấp nước sạch cho các hộ gia đình phục vụ cho sinh hoạt; cung cấp cho các doanh nghiệp phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh... Địa bàn cung cấp nước sạch của Công ty tập trung, do đó, việc phát hiện và xử lý các sự cố rò rỉ ống nước kịp thời, hạn chế thất thoát nước. Được Chính phủ Hà Lan tài trợ trong chương trình giảm nước không doanh thu, được đào tạo, truyền đạt kinh nghiệm, hỗ trợ vốn giúp hạ thấp tỷ lệ thất thoát nước đến mức tối thiểu. Khó khăn: Về khách hàng và thị trường tiêu thụ: Mất dần khách hàng trung thành, sản lượng, doanh thu giảm: do giá nước tăng (tăng theo lộ trình hàng năm) và tình trạng nước đục khi tăng công suất, tăng áp gây thiếu lòng tin đối với khách hàng trong việc sử dụng nước, nên khả năng khách hàng khoan giếng sử dụng mạch nước ngầm dưới lòng đất nên nhiều khách hàng đã thay nguồn nước máy bằng nguồn nước giếng khoan sử dụng cho sinh hoạt, điều này cũng làm ảnh hưởng đến sản lượng nước tiêu thụ của Công ty. Nguy cơ số hộ tư nhân, cơ quan xí nghiệp khoan giếng có xu hướng tăng cũng ảnh hưởng không tốt đến doanh số của Công ty. Lượng nước tiêu thụ bình quân trên một đồng hồ nước hiện nay còn khá thấp do giá nước chưa thật sự hợp lý và tình trạng sử dụng nguồn nước giếng khoan đồng thời của khách hàng. Khách hàng tăng hàng năm dần ít hơn (do mạng lưới đang dần hoàn chỉnh, lượng khách hàng dần ổn định hơn) và do đó mức doanh thu sẽ không tăng nhiều trong thời gian tới. Về hệ thống phân phối nước sạch: Hệ thống đường ống cấp nước của Công ty đến thời điểm hiện tại tương đối phức tạp và đa dạng, do việc phát triển không đồng bộ trải qua nhiều thời kỳ từ năm 1965. Ngoài sự phức tạp và đa dạng hệ thống cấp nước đã xuống cấp do đã sử dụng quá lâu ngày, do sự xâm phạm của các công trình xây dựng và hành động tự ý tháo gỡ, đục phá của một số khách hàng. Hệ thống phân phối nước nhiều nơi đã bị mục bể, rò rỉ, ô nhiễm... nhiều tuyến ống đã xuống cấp trầm trọng do tuổi thọ quá cao mà chưa thay thế kịp. Do đó khả năng truyền dẫn bị hạn chế, dễ gây xì bể làm thất thoát nước, đồng thời do trải qua nhiều thời kỳ nên vật tư trên tuyến không đồng bộ gây trở ngại cho công tác sửa chữa khắc phục khi xảy ra sự cố. Hệ thống mạng lưới phát triển qua nhiều thời kỳ nên không đồng bộ, dữ liệu quản lý mạng lưới chưa được cập nhật đầy đủ gây khó khăn trong công tác duy tu, sửa chữa, kiểm soát và quản lý mạng lưới. Hệ thống quản lý, hệ thống thông tin còn hạn chế, chưa tương xứng với tầm vóc và quy mô Công ty. Hiệu quả quản lý mạng lưới chưa cao: quản lý mạng lưới là vấn đề then chốt để chống thất thoát nước hữu hình, tình trạng lấn chiếm mặt bằng trên khu vực khá phổ biến dẫn đến hiện tượng đường ống cấp nước nằm trong nhà dân, hệ thống van đóng mở ngoài hiện trường bị chôn lấp, thất lạc dẫn đến việc vận hành mạng lưới chưa đạt hiệu quả. Ý thức người dân chưa cao và luôn có trường hợp khách hàng gian lận nước: thị trường của Công ty là các hộ gia đình trên địa bàn, các Công ty, xí nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau đóng trên địa bàn Công ty quản lý. Do ý thức sử dụng nước của người dân trên khu vực chưa cao, vẫn còn không ít khách hàng gian lận nước, tự ý di dời, đổi vị trí lắp đặt đồng hồ nước hoặc tự ý đục phá, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, quản lý và biên đọc chỉ số nước. Công tác đầu tư cho các công trình cải tạo ống, phát triển mạng lưới và gắn, đặt đồng hồ nước cho khách hàng, tiến độ thi công, tái lập còn phải cải thiện hơn nữa. Công ty cần phải tập trung đầu tư vào các dự án phát triển mạng lưới cấp nước, vì hiện tại trên địa bàn quản lý còn nhiều khu vực chưa có hệ thống cấp nước. Đồng thời, cũng do đặc thù của ngành cấp nước, khi đầu tư vào xây dựng mạng lưới cấp nước thì thời gian thu hồi vốn tương đối dài, do đó sẽ gặp một số khó khăn về nguồn vốn. Về nguồn vốn: Cơ cấu vận hành, phát triển, tái đầu tư đòi hỏi chi phí cao, đồng thời Công ty đang gặp khó khăn về nguồn vốn do chưa giải ngân vốn vay Tổng Công ty, điều này ảnh hưởng toàn diện đến sự phát triển của Công ty trong mọi công tác. Về công tác tổ chức, quản lý sản xuất: Nhân lực của Công ty còn thiếu nên ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các công tác tại một số Ban, Đội trong đơn vị. Trình độ cán bộ không đồng đều, vừa thừa lại vừa thiếu. Công tác quảng bá, tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng vẫn còn hạn chế làm ảnh hưởng đến việc mở rộng thị phần. Năng lực quản lý chuyên trách còn hạn chế. Hiện nay, công tác quản lý mạng còn mang tính kinh nghiệm, thiếu sự nghiên cứu và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, hệ thống thông tin quản lý còn yếu, các tài liệu kỹ thuật, sơ đồ mạng lưới cấp nước, các thiết bị trên mạng chưa được cập nhật đầy đủ và lưu giữ đúng mức. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý chưa đáp ứng được với tình hình mới Trình độ văn hoá của đội ngũ công nhân lao động trực tiếp còn thấp đã ảnh hưởng không ít đến việc nâng cao năng lực phục vụ cộng đồng. Thái độ phục vụ khách hàng còn kém. Ý thức trách nhiệm của công nhân chưa cao, vì sản phẩm ngành nước có thể được xem là một dạng hàng hoá độc quyền, do đó thái độ phục vụ khách hàng còn có nhiều mặt hạn chế, một bộ phận công nhân chưa làm việc hết mình, thụ động không sáng tạo, chỉ làm việc hết giờ chứ không hết việc, sẵn sàng đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Chưa có chiến lược marketing mở rộng thị trường. Cơ cấu tổ chức còn chịu sự chi phối của Tổng Công ty. Về công tác chống thất thoát nước: Thất thoát nước tuy đã từng bước kiểm soát được nhưng vẫn còn phải tiếp tục phấn đấu giảm thấp hơn nữa. Tỷ lệ thất thoát nước trên khu vực còn cao, Công ty chưa kiểm soát được các khu vực có đồng hồ tổng, chưa tách mạng với các đơn vị cấp nước khác, lượng nước thất thoát trồi sụt thất thường. Mặc dù SAWACO – CTCP Cấp nước Thủ Đức đã đầu tư phát triển mở rộng, cải tạo mạng lưới cấp nước nhưng tỷ lệ thất thoát nước trên khu vực vẫn còn cao. Tình trạng gian lận nước của khách hàng vẫn còn xảy ra và Công ty chưa kiểm soát được và giải quyết triệt để được các trường hợp gian lận của khách hàng do trên địa bàn quản lý có mật độ dân cư đông đúc, phức tạp nên thường xảy ra các trường hợp gian lận của khách hàng như: gắn đường ống trước đồng hồ, sử dụng nước gian lận, tình trạng cắt Tê “T” trên mạng lưới cấp nước trước đồng hồ nước, khoan lỗ, cắt cánh quạt đồng hồ nước còn phổ biến nhiều tại một số khu vực... Bên cạnh đó, Công ty hiện đang thiếu các chế tài đủ tính răn đe, giáo dục trong xử lý vi phạm về sử dụng nước. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NƯỚC TẠI CTCP CẤP NƯỚC THỦ ĐỨC Những căn cứ xây dựng giải pháp: Điều kiện về hệ thống sản xuất phân phối nước: Quận 2, Quận 9, Quận Thủ Đức là những quận mới được thành lập (tách từ huyện Thủ Đức), nhiều khu vực trước đây là đất canh tác... nay trở thành khu dân cư tập trung, khu chế xuất, khu công nghiệp. Tiềm năng để mở rộng mạng lưới cấp nước trên khu vực là rất lớn, thế nhưng hệ thống phân phối nước sạch trên các địa bàn này hiện nay thật sự chưa đáp ứng được nhu cầu vì một số nguyên nhân sau: Mạng lưới không đồng bộ. Mạng lưới đường ống cấp nước quá cũ, có nhiều tuyến ống có tuổi thọ gần 40 năm vẫn chưa được thay thế như tuyến ống Þ 350 Xa lộ Trường Sơn; tuyến ống Þ 450 đường Đặng Văn Bi … Mạng lưới cấp nước cấp 1 (đường kính ống ³ Þ 600mm) , cấp 2 ( đường kính từ Þ 400 mm¸ Þ 600mm) chưa phát triển kịp với tốc độ đô thị hoá trên địa bàn. Nhiều vùng cuối mạng như An Lợi Đông – Quận 2, phường Hiệp Bình Chánh – Quận Thủ Đức, phường Phước Bình – Quận 9, người dân tự đục ống để sử dụng nước không qua đồng hồ nước, hoặc dùng máy bơm bơm nước trực tiếp từ đường ống cấp nước gây tụt áp trên toàn mạng dẫn đến việc không phân phối đủ lượng nước cần cho các đối tượng tiêu thụ. Đồng thời, do tình trạng tự ý đục phá đường ống cấp nước nên tại những khu vực này mạng lưới cấp nước phải chấp vá liên tục. Công tác bảo dưỡng đường ống cấp nước và các thiết bị phụ tùng trên mạng còn kém, nhiều van khống chế nước không thể tìm được vị trí do bị chôn lấp quá lâu, chủng loại ống được lắp đặt trước đây đa phần là ống gang, lắp đặt ở những nơi ngập nước, đất nhiễm phèn rất dễ bị mục gây thất thoát nước mà không thể phát hiện được. Qua các yếu tố nói trên, Công ty và các ngành chức năng cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề nước sạch, một vấn đề có độ nhạy cảm lớn đối với đời sống nhân dân và đối với sự phát triển chung của xã hội. Điều kiện hoạt động kinh doanh và nguồn cung ứng vật tư cho việc phân phối nước sạch: Đất nước ta sau khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường, tạo nên một thị trường cạnh tranh sòng phẳng thật sự kích thích sự năng động tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề, đồng thời cũng nâng cao chất lượng phục vụ người tiêu dùng. Đối với ngành sản xuất, kinh doanh nước sạch hiện nay vẫn thuộc sở hữu của nhà nước, thị trường kinh doanh chưa có sự cạnh tranh gay gắt, lượng khách hàng tiềm năng còn rất lớn. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay cho CTCP Cấp nước Thủ Đức nói riêng và cho ngành nước nói chung là phải nâng cao năng lực phân phối nước sạch, nâng cao năng lực phục vụ công đồng. Nguồn vật tư phục vụ cho việc phân phối nước như : ống, thiết bị, phụ tùng, vật tư các loại có đường kính Þ 250mm trở xuống được cung ứng từ các doanh nghiệp trong nước đóng trên địa bàn thành phố như: Công ty TNHH Hiệp Phát; Công ty Nhựa Bình Minh; Công ty Nhựa Tân Tiến... Như vậy vật tư nội địa phục vụ cho việc phân phối nước sạch vô cùng thuận lợi. Tuy nhiên đối với ống và vật tư có đường kính từ Þ 300mm trở lên phải nhập ngoại, do đó Công ty gặp một số trở ngại vì không chủ động chuẩn bị loại vật tư này mà phải chờ SAWACO nhập hàng. Cơ sở vật chất kỹ thuật – nguồn tài chính và nguồn nhân lực Máy móc, trang thiết bị hiện có của CTCP Cấp nước Thủ Đức đều được trang bị như: máy cắt ống gang, máy dò bể, máy cắt mặt đường … đáp ứng cho việc cung ứng nước liên tục. Từ năm 2007, CTCP Cấp nước Thủ Đức hoạt động độc lập theo hình thức cổ phần đã chủ động quyết định việc đầu tư vào các công trình xây dựng cơ bản, các hoạt động khác của Công ty. Do đó, mảng xây dựng cơ bản tại Công ty hoạt động được thuận lợi hơn. Công ty đã chủ động trong việc mua sắm, máy móc, trang thiết bị và độc lập về tài chính… Chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện cũng là vấn đề mà CTCP Cấp nước Thủ Đức cần quan tâm. Nhất thiết phải đầu tư nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên thông qua đào tạo, tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu sử dụng của Công ty. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, lao động tiền lương, đào tạo nghiệp vụ, bảo vệ nội bộ và tăng cường công tác quản trị hành chánh. Tính hết năm 2010, CTCP Cấp nước Thủ Đức có 270 cán bộ công nhân viên, trong đó tổng số cán bộ công nhân viên có trình độ thạc sĩ là: 01, đại học là: 58, trung cấp: 55, còn lại là lực lượng lao động trực tiếp có trình độ học vấn chưa cao, để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, Công ty cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ lực lượng lao động trực tiếp tiếp tục học hết chương trình phổ thông và nâng cao trình độ chuyên môn. Các quan điểm để xây dựng giải pháp: Từ những thuận lợi và khó khăn, từ định hướng phát triển, mục tiêu kinh doanh, chiến lược khách hàng như đã nói trên, việc xây dựng hệ thống các giải pháp chủ yếu hướng vào việc thúc đẩy nâng cao năng lực phân phối nước sạch của CTCP Cấp nước Thủ Đức, nâng cao năng lực phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng. Theo tôi, cần phải thống nhất trên các quan điểm chủ yếu sau đây: Quan điểm I: phải đảm bảo tính tiết kiệm. Nghĩa là hợp lý hóa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp để đầu tư tái sản xuất mở rộng. Đồng thời tiết kiệm cũng có nghĩa là phân phối sản phẩm hợp lý, tăng tính hữu ích của sản phẩm nước sạch đối với xã hội, “không sử dụng nước lãng phí, tiết kiệm nước để mọi người đều có nước dùng”. Quan điểm II: vì con người. Nước sạch gắn liền với cuộc sống, nó là một trong những nhu cầu không thể thiếu. Do vậy, sản xuất kinh doanh nước sạch bên cạnh mục tiêu lợi nhuận cần hết sức chú trọng đến đối tượng con người, với vấn đề an sinh của xã hội. Giải pháp đưa ra nhằm đảm bảo việc sản xuất cung cấp nước sạch phải được liên tục, ổn định. Quan điểm III: nhanh chóng áp dụng các thành tựu tiến bộ về khoa học kỹ thuật và quản lý vào quá trình quản lý sản xuất kinh doanh. Quan điểm này nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng nước sạch, cũng như chất lượng của các dịch vụ phục vụ khách hàng, đáp ứng nhu cầu nước sạch của một Thành phố văn minh hiện đại. Dựa trên các quan điểm nói trên, để nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch trên địa bàn CTCP Cấp nước Thủ Đức, tôi đưa ra một số các giải pháp chủ yếu sau : Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nước sạch tại CTCP Cấp nước Thủ Đức: Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối nước sạch: Củng cố tài liệu kỹ thuật về mạng lưới: cập nhật mới và thống kê lại, bổ sung chỉnh lý các dữ liệu để thiết lập lại hoàn chỉnh bản đồ hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước; cập nhật quản lý trên máy tính và lưu trữ theo chương trình phần mềm chuyên dụng. Khảo sát hiện trạng thực tế: tập trung khảo sát các tuyến ống và các thiết bị đường ống, thẩm định chất lượng còn lại để làm căn cứ xây dựng các kế hoạch tu bổ sửa chữa, cải tạo, thay thế đồng thời làm cơ sở để cập nhật tu chỉnh bản đồ hệ thống mạng lưới. Đặc biệt là xác định tình trạng hệ thống van chận để biết cần thiết phải thay thế hay hủy bỏ. Một số lớn các van chưa được tìm thấy vì bị mất dấu do sự thay đổi địa hình, địa vật đô thị và một số vị trí cần đặt thêm van chận phù hợp cho công tác điều hành mạng. Lập kế hoạch phát triển mạng lưới cấp nước, cải tạo, thay mới mạng lưới đáp ứng yêu cầu chung của công tác quy hoạch Thành phố. Cần lưu ý đến tính hiện đại và đồng bộ của thiết bị vật tư phụ tùng trong công tác cải tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý sau này. Đây cũng là một trong những bước đầu tư cần thiết để đưa nước sạch đến người tiêu dùng, thực hiện chủ trương của ngành: ổn định đời sống kinh tế thông qua nguồn nước sạch chất lượng và ổn định. Hệ thống phân phối nước phải kết nối được toàn bộ hệ thống hiện có và các dự án độc lập thành một hệ thống cấp nước chung cho Thành phố theo mô hình đồng áp. Chú trọng đến việc phát triển mạng lưới cấp II, III đến những vùng trắng không có nước; và đây cũng là một trong những bước đầu tư cần thiết để đưa nước sạch đến người tiêu dùng, thực hiện chủ trương của ngành: ổn định đời sống kinh tế thông qua nguồn nước sạch chất lượng và ổn định. Dự kiến hiệu quả giải pháp: Nếu giải pháp về mạng lưới được thực hiện, khi đó mạng lưới cấp nước trên địa bàn do Công ty quản lý sẽ được phủ kín, cải thiện hiện tượng nước đục, xì bể, rò rỉ góp phần tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch và giảm được thất thoát nước. Theo đó, đảm bảo đủ áp lực cung cấp cho khu vực, ngay cả trong những thời điểm nhu cầu sử dụng nước cao nhất. Giải pháp về vốn để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật hoàn thiện hệ thống phân phối nước sạch: Để đẩy mạnh huy động vốn của khách hàng đầu tư phát triển hệ thống cấp nước, SAWACO chấp nhận phương thức hoàn lại vốn đầu tư của khách hàng bằng sản phẩm nước sạch được tính theo thời giá mà khách hàng bỏ vốn đầu tư. Khách hàng chỉ bắt đầu thanh toán tiền nước tiêu thụ cho SAWACO khi số mét khối nước đã sử dụng ngang bằng với số vốn đã đầu tư. Số mét khối nước tương ứng này phải được thỏa thuận trong hợp đồng cung cấp và tiêu thụ nước được ký giữa đại diện SAWACO và khách hàng. Theo tôi, trong lúc nguồn vốn đầu tư phát triển mạng còn hạn hẹp thì đây là biện pháp tích cực để huy động nguồn vốn trong dân để phát triển mạng lưới cấp nước đều khắp, đến tận các hẻm trong khu vực. Đẩy mạnh huy động vốn và tận dụng tối ưu nguồn vốn của nhà đầu tư, các nguồn tài trợ, … để đầu tư phát triển, sửa chữa cải tạo hệ thống cấp nước, Công ty cần phấn đấu tự chủ về tài chính để có khả năng trang trải các chi phí không chỉ là chi phí bảo dưỡng vận hành mà còn mở rộng hệ thống, tăng thêm công suất để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của khu vực. Muốn vậy, theo tôi cần thực hiện một số cải cách: Cân đối sử dụng hợp lý và quản lý chặt chẽ nguồn vốn. Đảm bảo kiểm tra, giám sát thu chi đúng quy định, quản lý, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn. Hệ thống tài chính kế toán phải cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy phản ánh đúng hiệu quả kinh doanh. Chấp hành các chế độ báo cáo tài chính đúng quy định của Nhà nước và của Tổng Công ty, đảm bảo đáp ứng cho hoạt động của Công ty được liên tục. Chủ động trong việc tổ chức quản lý kinh doanh nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, chịu mọi trang trải và phải được người tiêu dùng chấp nhận. Theo đó, Công ty cần chủ động kiến nghị với Tổng Công ty tạo điều kiện để CTCP Cấp nước Thủ Đức được tiếp tục vay vốn phát triển mạng cấp 3 theo tiến độ và kế hoạch được giao, cũng như đề xuất kế hoạch thanh quyết toán, giải ngân nhanh gọn, hiệu quả. Dự kiến hiệu quả giải pháp: Giải pháp về vốn giữ vai trò quan trọng cho mọi hoạt động kinh doanh tại đơn vị, đảm bảo đủ nguồn vốn cũng là cơ sở để thực hiện tốt các dự án phát triển mạng cấp 1 (đối với Tổng công ty), cấp 2, 3 trên khu vực, cải tạo hệ thống ống cũ, nâng cao tỷ lệ hộ dân được cấp đồng hồ nước, nâng cao chất lượng nước. Giải pháp kiện toàn công tác tổ chức quản lý sản xuất: Tập trung tổ chức sắp xếp hoàn thiện bộ máy tổ chức theo mô hình của công ty cổ phần. Cải cách công tác tổ chức, quản lý nhân sự: Rà soát công tác cán bộ, bố trí và sắp xếp đúng người đúng việc, đúng chuyên môn được đào tạo. Đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ công nhân viên làm cơ sở cho việc định hướng, đào tạo và phát triển gnuồn nhân lực cho đơn vị Nhân viên là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Làm thế nào để họ hết lòng với Công ty điều đó không đơn giản. Theo tôi, để có thể giữ chân đội ngũ công nhân lành nghề và thu hút được nhân tài, Công ty cần quan tâm đến một số yếu tố sau: Môi trường làm việc: làm thế nào để khi ở Công ty, nhân viên cảm thấy thoải mái như ở nhà, điều đó không có nghĩa là vô kỷ luật, trái lại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát huy sáng kiến. Đồng thời tổ chức những sân chơi bổ ích, lành mạnh như: hội thao, hội trại, hội thi nấu ăn… Xây dựng văn hoá doanh nghiệp: là tinh thần tập thể, vì “màu cờ sắc áo” giữa các “đồng đội”, họ sẽ cùng lèo lái doanh nghiệp vượt sóng gió trên thương trường và đây cũng là chất keo tạo nên lòng trung thành nơi họ. Đãi ngộ tương xứng. Chế độ đào tạo: những bài học để thích nghi với môi trường mới hay trau dồi kỹ năng làm việc là rất cần thiết. Tạo dựng lòng tin nơi công nhân. Tạo cơ hội thăng tiến: Ai cũng mong mỗi ngày mỗi tiến bộ. Vì thế doanh nghiệp cần tạo cho nhân viên của mình những cơ hội “vàng” để họ tự khẳng định mình. Có thử thách, họ sẽ thêm hứng thú và nỗ lực cho công việc. Điều đó cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã biết sử dụng nhân tài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đối với công tác tổ chức, quản lý ở các Phòng Ban, Đội cụ thể như sau: Phòng tổ chức hành chính: nên lập các kế hoạch, phương hướng sao cho các tính năng hoạt động các ban, đội trong Doanh nghiệp được kết hợp nhịp nhàng luân chuyển, làm cầu nối giữa khách hàng và Công ty. Tham mưu cho Ban Giám Đốc CTCP Cấp nước Thủ Đức soạn thảo các văn bản chế độ khen thưởng được xuất phát từ quỹ phúc lợi của Công Ty cho những đối tượng và khách hàng có công phát hiện các trường hợp sử dụng nước gian lận. Vì vậy có được chế độ khen thưởng cho việc phát hiện gian lận nước của khách hàng là việc làm vô cùng hữu ích và cần thiết. Trong việc này nhiệm vụ của Đội quản lý đồng nước là vô cùng quan trọng trong việc phát hiện gian lận của khách hàng, vì nhân viên Đội quản lý đồng hồ nước là người trực tiếp đi đọc số và phải kiểm tra thật kỹ đồng hồ nước xem khách hàng có gian lận không. Các trường hợp bể đường ống nước thông qua dịch vụ điện thoại miễn phí (1089), hoặc trang Web của Công ty (www.capnuocthuduc.vn) các trường hợp khách hàng báo bể nên có những phần thưởng xứng đáng. Đội quản lý đồng hồ nước: là một bộ phận quan trọng, là người tiếp xúc đầu tiên và thay mặt cho Công ty trực tiếp với khách hàng, do đó cần: In các tờ bướm, quảng cáo các thông tin cần thiết, những điều cần biết của khách hàng đối với Công ty, điện thoại nóng các Ban, Đội, những điều nên làm và không nên làm của khách hàng, luôn có thái độ hòa nhã, tận tụy đối với khách hàng. Đề xuất lắp đặt các đồng hồ nước tổng các khu vực nhằm kiểm soát lượng nước thất thoát, báo cáo trực tiếp với đội thi công sửa chữa khi phát hiện nơi đường ống nước bị bể. Tiến hành báo cáo các địa chỉ khi thay đổi mục đích sử dụng nước, báo cáo các trường hợp khách hàng vi phạm, báo cáo các khu vực nước quá yếu để Công Ty thực hiện công tác lắp đặt bồn chứa nước loại 5m³,10m³ nhằm đáp ứng kịp thời. Đẩy nhanh tiến độ báo thay các loại đồng hồ nước cũ hiện còn trên mạng lưới. Giao khoán sản lượng nước từng đợt sổ để nhân viên theo dõi chặt chẽ tình hình biến động trong khu vực. Đội thi công và tu bổ: Đẩy nhanh tiến độ lắp đặt sửa chữa, gắn mới các đồng hồ khi khách hàng đã đầy đủ thủ tục. Tiến hành khoanh vùng các khu vực nước yếu, đo áp lực có ý kiến đề xuất điều tiết các vùng có áp lực nước mạnh. Sửa chữa nhanh chóng các điểm báo bể để làm giảm tỷ lệ thất thoát và giảm áp lực. Do khu vực địa bàn rộng lớn nên thành lập tổ thanh niên xung kích – cơ động túc trực 24/24 giờ khi báo có điểm bể sẽ có mặt tại hiện trường trong vòng 15’ ® 60’. Nếu làm ban đêm thì ngày hôm sau sẽ được nghỉ bù và luôn chia ca để trực. Đội thu tiền: Phát hành hóa đơn có ghi ngày (từ ngày…đến ngày….là hóa đơn kỳ…) để khách hàng tiện theo dõi. Với việc đã có trang Web riêng thì các thông tin liên quan đến báo giá tiền nước nên được tiến hành thông tin trên mạng để khách hàng không phải chờ nhân viên thu tiền nước đến thì mới biết được chi phí tiền nước tháng này của mình là bao nhiêu. Ngoài ra việc thu tiền nước qua cách thức chuyển khoản nên đựơc áp dụng nhiều và rộng rải hơn nó sẽ giúp giảm chi phí rất nhiều trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quy định rõ ràng trên hóa đơn thu tiền, thời hạn nộp tiền, thời hạn tạm ngưng cung cấp nước nếu quá hạn 30 ngày khách hàng không nộp sẽ tính thêm lãi suất của Ngân hàng (trước đây thời hạn nộp tiền là 8 ngày kể từ ngày phát hành hóa đơn và thời hạn ngưng cung cấp là 30 ngày) đề khách hàng không chiếm dụng vốn được. Kết hợp Phòng Kinh doanh kiểm tra để điều chỉnh giá nước sử dụng cho hợp lý theo quy định hiện hành của Tổng Công ty. Kết hợp Đội thi công tu bổ tạm cắt nước khi khách hàng không thanh toán nợ. Luôn có thái độ vui vẻ, hòa nhã, kiên trì bám nợ, tăng cường công tác thu tiền vào buổi tối các ngày (từ 17h30’ đến 20h00) hoặc thêm thứ 7, chủ nhật nhưng phải có giấy giới thiệu đặc biệt của Công Ty, mặc đồng phục và đeo bảng tên. Phòng kế hoạch: chú trọng và tính toán kỹ việc mua sắm trang thiết bị, cũng như vật tư của ngành nước, tránh tồn kho quá nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của danh nghiệp. Phòng Kỹ thuật: tập trung cho công tác hoàn thiện mạng lưới, đẩy mạnh công nghệ thông tin. Phòng Kinh doanh: Luôn có thái độ hòa nhã, trung thực, khách quan và công bằng trong mọi trường hợp. Công ty nên cho tất cả các nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng tập huấn qua khóa học đào tạo về cách ứng xử khi tiếp xúc khách hàng. Ban quản lý dự án: nhiệm vụ của Ban này là vô cùng quan trọng quyết định việc giảm thất thoát nước có hiệu quả hay không, vì vậy phải điều hành, kiểm tra và giám sát chặt chẽ các dự án cải tạo ống mục và phát triển mạng lưới. Ban kiểm tra kiểm soát: Chủ động kiểm tra rà soát sản lượng, giá biểu, định mức ngay từ khâu nhận hồ sơ khách hàng đến khâu hoàn công…Bấm chì toàn bộ đồng hồ nước trên địa bàn quản lý; kiểm tra tình trạng sử dụng nước của khách hàng, tình trạng gian lận nước để xử lý kịp thời trên diện rộng, đồng thời kết hợp với chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân phát hiện gian lận nước, áp dụng quy chế thưởng hợp lý cho người có công phát hiện gian lận. Tính toán giảm các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh: Để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Nhằm nghiêm chỉnh thực hiện chủ trương của nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí góp phần ổn định hoạt động của đơn vị, công tác chống lãng phí là rất thiết thực và cấp bách, đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên chức phải có. Huấn luyện tay nghề cho đội ngũ công nhân trực tiếp, đặc biệt đối với bộ phận thi công, tránh trường hợp thao tác kỹ thuật không đúng làm hư hỏng vật tư khi tiến hành lắp đặt, di dời, nâng cỡ đồng hồ nước, gây lãng phí cũng như gây thất thoát nước trong quá trình thi công. Trong quá trình thi công, các vật tư sử dụng không hết hoặc các vật tư hiện hữu trên mạng cần phải được xem xét và thu hồi sử dụng lại. Thường xuyên rà soát lại các dự án trong kế hoạch, nếu không còn phù hợp với quy hoạch phát triền hoặc không xác định được hiệu quả đầu tư thì kiên quyết cắt khỏi kế hoạch. Tăng cường công tác kiểm tra xác định khối lượng thi công thực tế khi thanh quyết toán công trình, tránh tình trạng khối lượng quyết toán lớn hơn khối lượng thực tế. Chấn chỉnh kỷ cương: Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định nội bộ ngành nước trong việc thi công lắp đặt, di dời, đổi cỡ đồng hồ nước. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên chức trong công tác nhằm giảm lượng nước thất thoát trong quá trình thi công. Có mức phạt thích đáng đối với những trường hợp sai phạm làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như gây lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. Công tác xây dựng cơ bản: Các bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác thẩm định, phê duyệt phải tuân thủ đầy đủ các quy định thủ tục về đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định hiện hành của Nhà nước. Tổ chức chặt chẽ từng khâu trong quá trình thực hiện đầu tư nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, tổ chức kiểm tra và tự kiểm tra thường xuyên tiến độ thực hiện và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. Lập tiến độ thi công xây dựng công trình phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Quản lý chất lượng: Với mục tiêu nâng cao uy tín và tạo niềm tin của khách hàng đối với CTCP Cấp nước Thủ Đức nói riêng và ngành cấp nước nói chung, CTCP Cấp nước Thủ Đức cần quan tâm đến một số yếu tố sau: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động: Tuyển dụng, sàng lọc đội ngũ nhân viên có phẩm chất tốt, giỏi chuyên môn. Tổ chức các cuộc hội thảo về tầm quan trọng của ngành cấp nước đối với đời sống, kinh tế, xã hội. Xây dựng quy trình giải quyết công việc một cách khoa học Nâng cao chất lượng phục vụ: Cần có kế hoạch cụ thể để giải quyết yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, cũng như xây dựng quy trình một cách khoa học trong việc giải quyết yêu cầu, đề nghị của khách hàng, tuyệt đối tránh để tồn đọng hồ sơ. Từng phòng, ban , đội xây dựng quy trình làm việc, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ. Giải quyết việc cấp nước đúng theo tiến độ, tránh gây phiền hà cho người dân (Theo quy định của Tổng Công ty thời gian tối đa để giải quyết một hồ sơ cấp đồng hồ nước là 21 ngày). Theo đó, phối hợp cùng chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng các yêu cầu về câp nước của nhân dân. Tuyên truyền giáo dục cán bộ công nhân viên nêu cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, phục vụ khách hàng. Cương quyết xử lý những trường hợp tiêu cực, nhũng nhiễu khách hàng. Cần quảng bá hình ảnh người công nhân cấp nước bằng các hình thức như: Hội nghị khách hàng, chương trình bình chọn khách hàng tiêu biểu, chương trình phát quà lưu niệm và thưởng cho khách hàng có đóng góp trong chiến dịch chống thất thoát nước như báo bể, phát hiện gian lận nước. . . Nâng cao chất lượng sản phẩm – chất lượng công trình: Tăng cường công tác quản lý mạng lưới, dò bể, sửa chữa. Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định trong công tác đào đường, tái lập mặt đường đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, tránh sự phàn nàn của người dân. Kết hợp các ban ngành liên quan, phối hợp chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới cấp nước, lắp đặt đồng hồ nước phù hợp với tiến độ nâng cấp, cải tạo mặt đường. Đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng vật tư khi đưa vào sử dụng. Tăng cường công tác giám sát thi công, giám sát tái lập mặt đường các công trình phát triển mạng lưới cấp nước và cải tạo ống mục trên địa bàn quản lý, nhằm đảm bảo công trình được thực hiện đúng theo thiết kế được duyệt. Nghiêm túc thực hiện các quy định vế quản lý, giám sát các hạng mục khuất lấp, các điểm đấu nối, phối hợp tốc với chính quyền và nhân dân tăng cường công tác giám sát cộng đồng. Giám sát chặt chẽ công tác vệ sinh lòng ống trong quá trình thi công lắp đặt các tuyến ống cấp nước, trước khi tiến hành súc xả, đưa công trình vào sử dụng. Tăng cường công tác kiểm tra và bảo trì các trụ cứu hỏa, họng cơi van, ổ khóa trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý lý lịch đồng hồ nước để có thể thay đồng hồ nước định kỳ đến hạn thay thế. Cũng như tập trung thay đồng hồ nước hư, ngưng chạy, chạy bất thường và chạy lết. Thực hiện việc lấy mẫu nước định kỳ từ một số điểm trên mạng lưới cấp nước, đặc biệt quan tâm đến chất lượng nước cung cấp tại những khu vực như: bệnh viện, nhà trẻ, trường học, chung cư. . . người lấy mẫu phải kiểm tra clo dư của mẫu nước ngay sau khi lấy mẫu đồng thời chuyển mẫu nước đến đơn vị có chức năng kiểm nghiệm nước trong cùng ngày lấy mẫu (Nhà máy nước Thủ Đức). Dự kiến hiệu quả giải pháp: Chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm được đảm bảo đồng nghĩa với việc tạo dựng niềm tin với khách hàng trên khu vực, số lượng khách hàng sử dụng nguồn nước sạch tăng đồng nghĩa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLAN_ban hoan chinh.doc
Tài liệu liên quan