Đề tài Giải pháp gia tăng tính hấp dẫn du lịch tại Hội An theo phương pháp 1+ 1 > 2

Tài liệu Đề tài Giải pháp gia tăng tính hấp dẫn du lịch tại Hội An theo phương pháp 1+ 1 > 2: đại học quốc gia hà nội Khoa du lịch học ……………….. Tiểu luận môn: Phát triển du lịch bền vững Tên đề tài Giải pháp gia tăng tính hấp dẫn du lịch tại hội an theo phương pháp 1+ 1 > 2 Họ và tên: Lớp: Hà Nội, Lời mở đầu Đảng và Chỉnh phủ Việt Nam đã xác định “… du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn…”, “…mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao…”, đây là yếu tố rất quan trọng, làm cơ sở để xây dựng và phát triển Du lịch Việt Nam một cách bền vững. Trong thời gian qua, Ngành Du lịch Việt Nam đã có được những thành tựu ban đầu đáng khích lệ, tỷ lệ khách quốc tế vào Việt Nam tăng trưởng đều và cao. Trong số những địa danh mà du khách quốc tế yêu thích tại Việt Nam phải kể đến khu vực các điểm du lịch tại miền Trung Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tỉnh Quảng Nam với khu đô thị cổ du lịch Hội An và quần thể di tích Mỹ Sơn là 2 điểm đến Du lịch của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hội An là một khu phố cổ với những nét kiến trúc độc ...

doc10 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp gia tăng tính hấp dẫn du lịch tại Hội An theo phương pháp 1+ 1 > 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đại học quốc gia hà nội Khoa du lịch học ……………….. Tiểu luận môn: Phát triển du lịch bền vững Tên đề tài Giải pháp gia tăng tính hấp dẫn du lịch tại hội an theo phương pháp 1+ 1 > 2 Họ và tên: Lớp: Hà Nội, Lời mở đầu Đảng và Chỉnh phủ Việt Nam đã xác định “… du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn…”, “…mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao…”, đây là yếu tố rất quan trọng, làm cơ sở để xây dựng và phát triển Du lịch Việt Nam một cách bền vững. Trong thời gian qua, Ngành Du lịch Việt Nam đã có được những thành tựu ban đầu đáng khích lệ, tỷ lệ khách quốc tế vào Việt Nam tăng trưởng đều và cao. Trong số những địa danh mà du khách quốc tế yêu thích tại Việt Nam phải kể đến khu vực các điểm du lịch tại miền Trung Việt Nam, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến tỉnh Quảng Nam với khu đô thị cổ du lịch Hội An và quần thể di tích Mỹ Sơn là 2 điểm đến Du lịch của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Hội An là một khu phố cổ với những nét kiến trúc độc đáo, cảnh quan thanh bình, làng nghề, lễ hội dân gian phong phú… Và đô thị cổ Hội An đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vì những nét đặc sắc riêng của nó. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hội An thời gian qua đông chứng tỏ sự hấp dẫn của điểm đến này. Tuy nhiên, thực tế đó chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có của Hội An. Cần phải có một giải pháp nhằm gia tăng tính hấp dẫn du lịch tại Hội An nhằm mục đích tăng cường thu hút khách, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại đây, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ du lịch. Trong số đó, phải tính đến giải pháp 1+1 > 2. NộI DUNG Giải thích phương pháp gia tăng tính hấp dẫn Công thức: 1 + 1 > 2 hay 1 + 1 = 2 + e Theo công thức tính này, ở đây “ e” được gọi là tính trồi hay còn gọi là độ hấp dẫn gia tăng của một điểm du lịch. Công thức trên dựa theo lý thuyết hệ thống: “ hệ thống có những tính chất mà các yếu tố tạo ra nó không có”. Có thể hiểu một cách đơn giản là tính hấp dẫn của điểm du lịch gồm 2 phần: Phần hấp dẫn nổi bật (dựa trên một số tài nguyên du lịch nổi bật) Sức hấp dẫn gia tăng của các thành tố phụ khi tham gia vào hệ thống du lịch và làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Phân tích phương pháp gia tăng tính hấp dẫn du lịch tại đô thị cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam. 2.1. Tính hấp dẫn nổi bật của Hội An Do một số đặc điểm nổi bật, đặc trưng nên đô thị cổ Hội An được UNESCO nghiên cứu, xem xét và công nhận là Di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam. Tính hấp dẫn nổi bật của Hội An đó là: Là mẫu hình tiêu biểu, đặc trưng cho một loại hình kiến trúc xây dựng, phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa của đất nước. Là một ví dụ, minh chứng hùng hồn về dạng nhà ở truyền thống. Qua đó nó cũng phản ánh một không gian, di sản văn hóa quý báu đang có nguy cơ bị hủy hoại và biến mất trước những biến động mạnh mẽ của thời gian, của đời sống con người, của trào lưu đất nước. Cho đến nay, khu phố cổ Hội An vẫn còn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều công trình nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu mạo, chùa cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ chùa cầu, nhà cổ Quán Thắng, nhà cỏ Tấn Ký, hội quán Phúc Kiến, hội quán Triều Châu, chùa Ông, nhà thờ tộc họ Trần, bảo tàng lịch sử – văn hóa, bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh, những con đượng hẹp chạy ngang dọc thành các ô như bàn cờ… Sức hấp dẫn gia tăng của các thành tố phụ (e) Khu đô thị cổ Hội An ngoài phần hấp dẫn nổi bật kể trên còn có một số nết hấp dẫn làm gia tăng vẻ đẹp của nó như các lễ hội văn hóa truyền thống của địa phương, các lễ hội của người Hoa, lễ hội đêm Rằm, các làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, mua sắm đồ lưu niệm, các điềm tham quan nghỉ dưỡng và khu du lịch sinh thái… Các lễ hội văn hóa truyền thống của địa phương: Hội An có khá nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc của địa phương như lễ rước Long Chu (thuyền Rồng), lễ múa lân, lễ tế cá Ông (cá Voi), lễ hội cầu Ngư, lễ hội văn hóa miền biển, lễ hội chùa Ông (miếu Quan Công) Các lễ hội của người Hoa: Lễ Nguyên Tiêu, lễ Thanh minh, lễ vía Thiên hậu thánh Mẫu, lễ vía Bổn đầu Công, lễ vía Sinh Thái Nguyên Nương, lễ vía Quan Âm Bồ Tát… Lễ hội đêm Rằm: Đây là lọai hình lễ hội được tổ chức thường xuyên vào ngày 14 âm lịch hàng tháng. Mọi ánh sáng điện đều được tắt, phố cổ mờ ảo trogn ánh sáng của trăng tròn và ánh đền lồng, du khách được thưởng thức các thú vui như chơi cờ, hát bài chòi, vũ nhạc dân tộc, thảo câu đối chữ Hán Nôm, hoạt kịch sân khấu trên sông, các món ăn đặc sản của địa phương… Các làng nghề truyền thống: Hội An có một số làng nghề truyền thống như nghề làm đèn lồng; nghề yến (Thanh Châu, xã Cẩm Thanh); nghề gốm Thanh Hà xã Cẩm Hà chuyên sản xuất gạch thẻ, các loại ngói âm dương…; nghề mộc Kim Bồng xã Cẩm Kim, ra đời từ thế kỷ XV với các công trình điêu khắc tuyệt tác trong các di tích lịch sử ở Hội An; nghề trồng hoa, cây cảnh… Văn hóa ẩm thực: Hội An có nét ẩm thực khá đặc sắc với những món ăn nổi tiếng trong cả nước như Cao lầu, hoành thánh… thu hút sự chú ý và thích thú không những cho các du khách quốc tế mà cả các đối tượng du khách trong nước đến thăm và thưởng thức. Mua sắm đồ lưu niệm: Khu đô thị cổ Hội An cũng rất nỏi tiếng với việc may mặc quần áo. Với chủng loại vải phong phú như lụa tơ tằm, đũi, lanh…, ở đây còn nổi tiếng với sự phục vụ nhiệt tình chu đáo, thời gian hoàn thành quần áo nhanh, có thể lấy ngày và giá thành thì rất rẻ. Điều đặc biệt là ở Hội An gần như có một mức giá đồng đều như nhau, khách không bị “chặt chém” như ở một số nơi khác, giá cả luôn ổn định. Và chất lượng thì luôn được đảm bảo, giữ uy tín. Các điềm tham quan nghỉ dưỡng và khu du lịch sinh thái: Tại Hội An có những điểm tham quan, nghỉ dưỡng thanh bình, khí hậu trong kành như bãi biển ở Cẩm An, đảo Cù Lao Chàm… ; ngoài ra còn có khu du lịch sinh thái Thuận Tình ở cách trung tâm thị xã khoảng 5 km, rộng khoảng 50 ha, nằm ở giữa hai nhánh sông. Trong khu du lịch sinh thái này có các loại hình vui chơi giải trí như thể thao, cắm trại, tắm sông, bơi thuyền, câu cá… và các món ăn đặc sản, hải sản. III. Một số giải pháp gia tăng tính hấp dẫn du lịch theo phương pháp 1 + 1 > 2 tại hội an và phụ cận - Một là: Phải xây dựng chiến lược phát triển Hội An theo quy hoạch chung của Tỉnh và quy hoạch tổng thể của Du lịch Việt Nam dựa trên những đặc điểm riêng của mình nhằm phát triển du lịch ở đây một cách bền vững. Việc xây dựng, phát triển du lịch ở đây phải theo quy hoạch, có lộ trình và được triển khai một cách nghiêm túc - Hai là: Nghiên cứu, xây dựng định hướng, chiến lược phát triển các loại hình du lịch ở Hội An, làm cho các loại hình du lịch tại đây phong phú đa dạng, tăng thêm tính hấp dẫn cho các loại hình độc đáo đã và đang tồn tại ở đây, ví dụ như du lịch sinh thái, du lịch làng quê, homestay, tắm biển… - Ba là: Có kế hoạch bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống độc đáo như nghề làm đèn lồng, gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng, làng rau Trà Quế… góp phần tăng cường tính hấp dẫn, thu hút khách và tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần kéo dài thời gian tham quan, lưu trú của du khách đến Hội An. - Bốn là: Tăng cường đầu tư xâu dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tại Hội An. Ngoài việc tăng cường đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp từ 3 – 5 sao, các khu nghỉ cao cấp ressort, thì hiện nay mô hình khách sạn gia đình như trên đường Nguyễn Thái Học… được du khách nước ngoài ưa chuộng, cần nhân rộng phát triển. - Năm là: Xây dựng các tour du lịch chuyên biệt tại Hội An và phụ cận cho du khách ở trong nước và ngoài nước (Ví dụ: Tour Một ngày làm cư dân phố cổ, khách sẽ được đi tham quan các điểm du lịch và được trực tiếp tham gia vào một số hoạt động tại Hội An như những người dân phố Hội như làm một số nghề truyền thống, làm đèn lồng, làm mộc, trồng hoa, trồng rau … cùng với người dân địa phương…). - Sáu là: Chú trọng phát triển loại hình du lịch lặn biển, các loại hình thể thao trên biển tại bãi biển Cẩm An và đảo Cù Lao Chàm giống như ở Nha Trang đang khai thác có hiệu quả. Việc phát triển loại hình lặn biển và thể thao trên biển sẽ góp phần tích cực vào việc tăng cường thu hút khách du lịch cũng như kéo dài thời gian lưu trú của khách, tăng khả năng chi trả của khách trong thời gian lưu lại ở Hội An. - Bảy là: Bảo tồn khu lăng mộ 2 chí sỹ Nhật Bản và xây dựng thành điểm tham quan cho du khách Nhật Bản khi đến thăm Hội An, đáp ứng phần nào nhu cầu tham quan của du khách Nhật Bản hiện nay đang tăng lên ở phố cở Hội An. - Tám là: Xây dựng và chào bán các tour du lịch dài ngày ở Hội An kết hợp tham quan phụ cận để tăng độ dài ngày khách lưu trú và tham quan tại Hội An. Đưa ra nhiều sự lựa chọn khác nhau để du khách lựa chọn, kéo dài ngày khách ở Hội An - Chín là: Có kế hoạch quảng bá khu đô thị cổ Hội An như một điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn với các hoạt động phong phú như lễ hội truyền thống, nghỉ dưỡng trong lành, ẩm thực đa dạng và phong phú. Ngoài việc quảng bá do các công ty lữ hành đảm nhận thì Sở Du lịch địa phương cần kết hợp để quảng bá cùng với chương trình quảng bá chung của cả ngành, trên các loại hình, phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Kết luận Hội An là một khu phố cổ với những nét kiến trúc độc đáo, cảnh quan thanh bình, làng nghề, lễ hội dân gian phong phú… được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vì những nét đặc sắc riêng của nó. Với những nét độc đáo và hấp dẫn đó, lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hội An thời gian qua ngày một đông. Với khuôn khổ một tiểu luận, em mong muốn đóng góp một vài nội dung, hy vọng góp phần nhỏ vào sự phát triển bền vững của du lịch Hội An thông qua giải pháp 1 + 1 > 2 và hy vọng Du lịch Hội An sẽ ngày một phát triển. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL (105).doc
Tài liệu liên quan