Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh

Tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh: MỞ ĐẦU Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) luôn gắn với cuộc sống của loài người đã từ rất lâu. Mỗi loại tài nguyên đều có những giá trị kinh tế, xã hội hay giá trị môi trường nhất định. Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái (HST) đa dạng có nhiều tài nguyên quí giá và có vai trò quan trọng, đóng góp cho đời sống con người, đặc biệt là cư dân vùng cửa sông ven biển. RNM cung cấp gỗ củi, tanin, các loài cây làm thuốc. Các loài động vật trong RNM cho thịt và nhiều nguồn lợi thuỷ sản. RNM có vai trò vận chuyển chất hữu cơ đến chuỗi thức ăn ven biển, ổn định vật lý đối với bờ biển như chống xói mòn, sạt lở, bảo vệ cỏc vùng nội địa khỏi sự phá hoại của bão gió và sóng biển và cú tỏc dụng như những bồn chứa dĩnh dưỡng và cỏcbon. RNM cũng là tài nguyên du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Tuy nhiên do phương thức quản lý và sử dụng chưa thật hiệu quả, RNM hiện nay đang chịu nhiều sức ép, đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đó cú những cố gắng đỏng...

doc105 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã Đồng Rui huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) luôn gắn với cuộc sống của loài người đã từ rất lâu. Mỗi loại tài nguyên đều có những giá trị kinh tế, xã hội hay giá trị môi trường nhất định. Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái (HST) đa dạng có nhiều tài nguyên quí giá và có vai trò quan trọng, đóng góp cho đời sống con người, đặc biệt là cư dân vùng cửa sông ven biển. RNM cung cấp gỗ củi, tanin, các loài cây làm thuốc. Các loài động vật trong RNM cho thịt và nhiều nguồn lợi thuỷ sản. RNM có vai trò vận chuyển chất hữu cơ đến chuỗi thức ăn ven biển, ổn định vật lý đối với bờ biển như chống xói mòn, sạt lở, bảo vệ cỏc vùng nội địa khỏi sự phá hoại của bão gió và sóng biển và cú tỏc dụng như những bồn chứa dĩnh dưỡng và cỏcbon. RNM cũng là tài nguyên du lịch sinh thái đầy tiềm năng. Tuy nhiên do phương thức quản lý và sử dụng chưa thật hiệu quả, RNM hiện nay đang chịu nhiều sức ép, đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đó cú những cố gắng đỏng khớch lệ trong công tác quản lý bảo vệ TNTN cũng như RNM. Mục tiêu cuối cùng của công tác này là bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu của con người hướng tới phát triển bền vững. Bởi vậy, việc tham gia vào quá trình quy hoạch quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên của các cộng đồng có liên quan là khâu then chốt. Đó cũng chính là phương thức quản lý TNTN dựa vào cộng đồng (Community based conservation management - CBCM). RNM ở xã Đồng Rui huyện Tiờn Yờn (cửa sông Ba Chẽ), tỉnh Quảng Ninh là một HST đặc thù, nhạy cảm, có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao và đang chịu nhiều áp lực do đúi nghốo, do phát triển kinh tế - xã hội. Xã Đồng Rui bao gồm 4 thụn (thụn Trung, thôn Thượng, thôn Hạ và thôn Bốn) với tổng diện tích tự nhiên là 4.955,17 ha, trong đó có 1.456,9 ha RNM tự nhiên và 125 ha rừng trồng, thu nhập từ đánh bắt hải sản và nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) chiếm trên 1/2 tổng thu nhập của xã. Tuy nhiên những năm gần đây, sản lượng đánh bắt cũng như nuôi trồng thuỷ hải sản đó cú những dấu hiệu suy giảm, chất lượng đầm nuôi và nguồn lợi hải sản từ RNM cũng đang bị suy kiệt. Nguyên nhân là do các hoạt động phát triển kinh tế-xó hội, đặc biệt là quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phương thức nuôi trồng đa phần là quảng canh cải tiến. Diện tích RNM ngày càng bị thu hẹp do mở rộng diện tích NTTS cũng như khai thác gỗ củi của con người. Nhiều biện pháp nhằm bảo vệ RNM đã được áp dụng xong do thiếu những cơ chế thích hợp nên hiệu quả chưa cao do chưa coi trọng đúng mức vai trò của người dân địa phương tham gia trong công tác bảo vệ rừng. Những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn TNTN nói chung và tài nguyên rừng nói riêng ở nước ta cho thấy, nếu biết tổ chức và phát huy tốt vao trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ rừng sẽ có hiệu quả rất tốt. Đồng Rui là một xã mà cuộc sống của cộng đồng dân cư ở đây luôn gắn liền với các nguồn tài nguyên của RNM. Do vậy dựa vào cộng đồng sẽ là một hướng đi đúng góp phần bảo vệ và phát triển RNM địa phương Vì những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Đỏnh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng ở xã Đồng Rui huyện Tiờn Yờn tỉnh Quảng Ninh”. Nghiên cứu được thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu sau: Hiện trạng phân bố, diện tích RNM ở Đồng Rui. Đánh giá vai trò và khả năng của cộng đồng trong công tác bảo vệ RNM ở Đồng Rui. Đánh giá vai trò của RNM trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như trong bảo vệ môi trường sinh thái của xã. Đề xuất các giải pháp bảo vệ RNM dựa vào cộng đồng. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phớa éụng Bắc Việt Nam, trải từ từ 20o đến 21o44 vĩ độ Bắc và từ 106o sang 108o kinh độ Đông. Chiều ngang từ đông sang tây khoảng dài nhất là 195 km; chiều dọc từ Bắc xuống Nam khoảng dài nhất là 102 km. Về địa giới, Bắc giáp Lạng Sơn (dài 58 km), giáp Quảng Tây, Trung Quốc (dài 132 km), Tõy giáp Bắc Giang, Bắc Ninh (dài 71 km), Hải Phòng (78 km), Hải Dương (21 km); phía Nam và Đông là biển éụng với bờ biển dài 250 km (Hình 1). Đồng Rui Hình 1: Địa phận hành chính Tỉnh Quảng Ninh Địa hình Quảng Ninh là tỉnh miền nỳi - duyờn hải với hơn hai nghỡn hũn đảo nổi trên mặt biển. Diện tích đất Quảng Ninh có trên 80% đất đồi núi được chia thành các kiểu địa hình sau đây: Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiờn Yờn qua Bỡnh Liờu, Hải Hà, Đầm Hà đến Múng Cỏi. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tõy Nam.. Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ cỏc chõn núi thấp dần xuống các triền sông và bờ biển (vựng Đụng Triều, Uụng Bớ, bắc Yên Hưng, nam Tiờn Yờn, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Múng Cỏi). Ở các cửa sông, cỏc vựng bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp (vùng nam Uụng Bớ, nam Yên Hưng (đảo Hà Nam), đụng Yờn Hưng, Đồng Rui (Tiờn Yờn), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Múng Cỏi). Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai nghỡn hũn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Vùng ven biển và hải đảo còn bao gồm những bãi cát trắng. Có nơi thành các mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải). Vùng ven biển Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh với nhiều bói tắm đẹp như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng... Địa hỡnh đỏy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích cỏc dũng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Cỏc dũng chảy hiện nay nối với các lạch sõu đỏy biển còn tạo nên nhiều luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn. Khí hậu Quảng Ninh có đặc điểm khí hậu nhiệt đới – gió mùa. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió đông nam. Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa, có gió Đông Bắc. Nằm trong vùng nhiệt đới, Quảng Ninh có lượng bức xạ trung bình hàng năm 115,4 Kcal/cm2. Nhiệt độ không khí trung bình năm trên 22,9o C. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 82%. Lượng mưa hàng năm vào khoảng 1.700-2.400 mm, số ngày mưa hàng năm từ 90-170 ngày. Mưa tập trung nhiều vào mùa hạ (hơn 85%) nhất là cỏc thỏng 7 và 8. Mùa đông chỉ có lượng mưa khoảng 150 đến 400 mm. So với các tỉnh ở miền Bắc Bộ, Quảng Ninh chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc mạnh hơn. Gió thổi mạnh và so với các nơi cùng vĩ độ thường lạnh hơn từ 1oC- 3oC. Trong những ngày gió mùa đông bắc, ở vùng núi cao Bỡnh Liờu, Hải Hà, nhiệt độ có khi xuống dưới 0oC. Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng lớn của bão tố. Bão thường đến sớm vào cỏc thỏng 6, 7 và 8. Tuy nhiên địa hình kéo dài lại bị chia cắt mạnh nên ở Móng Cái thường có nhiệt độ thấp hơn nhưng lượng mưa lại cao hơn so với các vùng khác trong tỉnh (nhiệt độ trung bình hàng năm là 22oC, lượng mưa trung bình năm tới 2.751 mm). Trong khi ở huyện Yên Hưng, nhiệt độ trung bình năm là 24oC, lượng mưa trung bình năm là 1.700 mm. Vùng núi cao của Hoành Bồ, Ba Chẽ, khí hậu khắc nghiệt, mỗi năm thường có 20 ngày sương muối và lượng mưa hàng năm thấp. Miền vùng nỳi Bỡnh Liờu có mưa lớn (2.400 mm) và mùa đông kéo dài tới 6 thỏng. Vựng hải đảo có lượng mưa thấp, chỉ từ 1.700 đến 1.800 mm/năm, và nhiều sương mù về mùa đông. Thuỷ văn Quảng Ninh có nhiều sông suối nhưng cỏc sụng đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa cỏc mựa. Mùa đông, cỏc sụng cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hè lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45 m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần. Hải văn Về phía biển Quảng Ninh giáp vịnh Bắc Bộ, một vịnh lớn nhưng kín lại có nhiều lớp đảo che chắn nên sóng gió không lớn như vùng biển Trung Bộ. Thuỷ triều ở đõy có chế độ nhật triều điển hỡnh, biờn độ tới 3-4 m. Nột riờng biệt ở đây là hiện tượng sinh "con nước" và thuỷ triều lên cao nhất vào các buổi chiều cỏc thỏng mựa hạ, buổi sỏng cỏc thỏng mùa đông những ngày có con nước cường. Trong vịnh Bắc Bộ cú dòng hải lưu chảy theo phương bắc nam kéo theo nước lạnh lại có gió mùa đông bắc nên đây là vùng biển lạnh nhất nước ta. Nhiệt độ có khi xuống tới 130C. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên: 589.967 ha, hiện trạng sử dụng đất như sau: Đất nông nghiệp: 59.295 ha (chiếm 10,05 % diện tích tự nhiên); Đất lâm nghiệp có rừng 241.702 ha (chiếm 40,97 % diện tích tự nhiên); Đất chuyên dùng: 25.289 ha (chiếm 4,29% diện tích tự nhiên); Đất ở nông thôn và đô thị: 6.634 ha (chiếm 473,57% diện tích tự nhiên). Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, trong đó tiềm năng sử dụng vào mục đớch nụng, lõm, ngư nghiệp còn rất lớn có thể khai thác 173,087 ha đất chưa sử dụng vào mục đích sản xuất (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2004): Sản xuất nông nghiệp: 20.672 ha (chiếm 11,94% diện tích tự nhiên); NTTS: 23.369 ha (chiếm 13,50% diện tích tự nhiên); NTTS kết hợp với trồng trọt: 247 ha (chiếm 0,14% diện tích tự nhiên); Sản xuất lâm nghiệp: 128.779 ha (chiếm 74,40% diện tích tự nhiên). Diện tích RNM trước năm 1970 là 39.777 ha, đến năm 2006 chỉ còn 17.682,55 ha. Nguyên nhân suy giảm là do phá RNM để làm đầm nuôi tôm; khoanh vùng lấn chiếm biển để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; phá RNM để làm đồng muối; đô thị hoá. Tài nguyên nước Quảng Ninh có địa hình phức tạp, đồng bằng nhỏ hẹp, sông suối có độ dốc lớn, ngắn, đổ trực tiếp ra biển. Toàn tỉnh chia làm 4 lưu vực sông: Lưu vực sông Man, sông Trới, sông Diễn Vọng: gồm Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả. Lưu vực sụng Đỏ Bạch: gồm các huyện Đông Triều, Uụng Bớ, Yờn Hưng.. Lưu vực sông Ba Chẽ, sụng Tiờn Yờn: gồm Ba Chẽ, Đầm Hà, Hải Hà. Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông ngòi gồm 30 sông lớn có chiều dài > 10 km (Kalong, Tiờn Yờn, Đỏ Bạch). Tiềm năng nước mạch phong phỳ cú thể đáp ứng được nền kinh tế trong tương lai. Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước dưới đất 562 triệu m3, trong đó trữ lượng khai thác tiềm năng là 245.000 m3/ngày đêm, trữ lượng khai thác cấp A là 26.656 m3/ngày đêm. Lượng nước ngầm phân bố không đều, chất lượng kộm, khụng đủ cấp cho sinh hoạt. Ngoài ra cũn cú 2 túi nước núng cú trữ lượng khai thác ổn định, hàm lượng khoáng trong nước cao, phục vụ cho chữa bệnh. Khoỏng sản Quảng Ninh khá giàu về khoáng sản, nổi bật là than đá với trữ lượng 3,5 tỷ tấn, cho phép khai thác từ 30-40 triệu tấn/năm. Về lâu dài than vẫn là nguồn tài nguyên tạo ra ngành công nghiệp chủ đạo tác động đến phát triển kinh tế, xã hội. Các loại nguyên liệu làm vật liệu xây dựng rất phong phú (đá vôi, sét, gạch ngúi…), phõn bố rộng rãi trong tỉnh (núi đá vôi Hoành Bồ trữ lượng gần 1 tỉ tấn, các mỏ đất sét Giếng Đáy (Hạ Long), Yên Hưng trữ lượng tới 45 triệu tấn). Cỏc khoáng sản khác như cao lanh (Tấn Mài, Múng Cỏi), cỏt thuỷ tinh Vân Hải đều là các mỏ lớn của toàn miền Bắc có chất lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi, là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp phục vụ nhu cầu trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Vùng gần bờ có khả năng khai thác hải sản 47.000 tấn/năm. Có hơn 40.000 ha bãi triều, trong đó có thể đưa 4.650 ha vào trồng RNM và hơn 20.000 ha vào nuôi trồng thuỷ, hải sản với nhiều hình thứ khác nhau. Tài nguyên rừng Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 433.224 ha bao gồm 3 loại: 216.888 ha rừng sản xuất, 187.275 ha rừng phòng hộ và 29.061 ha rừng đặc dụng. Về rừng tự nhiên: Tổng diện tích là 140.000 ha với tài nguyên thực vật phong phú, hệ thực vật Quảng Ninh chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam và nằm trong vùng di cự thực vật Đông Nam Trung Quốc, có khoaảng 250 loài thuộc 80 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó nhiều loài thực vật quý hiếm cần được bảo vệ. Về rừng trồng: Quảng Ninh là tỉnh có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong phát triển rừng. Tổng diện tớch rừng trồng là 100.000 ha. Tổng diện tích RNM là 18.645,88 ha (gồm 13.637,6 ha hỗn giao va 6.008,28 ha thuần loài, rừng tự nhiên chiếm 92,2%, rừng trồng chỉ chiếm 1,8%). Tài nguyên biển Quảng Ninh có chiều dài bờ biển 250 km, có 2077 đảo lớn nhỏ tạo ra nhiều vùng sinh thái biển khác nhau. Sinh vật biển phong phú, đa dạng, tiềm năng khai thác lớn. Động vật không xương sống phát hiện có 169 loài, 111 giống, 70 họ, trong đú có 100 loài động vật thân mềm (59,18%), 40 loài giáp xác (23,67%), 23 loài giun nhiều tơ (13,60%), 6 loài da gai, hải quỳ (3,55%). Thực vật biển có 26 loài phổ biến là trang, sú, mắm biển, vẹt dù, đước vòi và một số loài sống ở vùng nươc lợ. Khu hệ cá rất phong phú. Đặc điểm xã hội Dân số và lao động Dân số Dân số Quảng Ninh năm 2003 là 1.058.752 người, chiếm 1,31% dân số cả nước (Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh , 2003). Mật độ dân số năm 2003 là 179 người/km2, thấp hơn nhiều so với mặt độ dân số trung bình vùng đồng bằng sông Hồng (894 người/km2) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (853 người/km2). Dõn cư phân bố không đồng đều, theo đơn vị hành chính thì thành phố Hạ Long có mật độ dân cư đông nhất 908 người/km2, tiếp đến là thị xã Cẩm Phả 469 người/km2, huyện Yên Hưng 404 người/km2. Thấp nhất là ở huyện Hoành Bồ 49 người/km2 và Ba Chẽ 30 người/km2. Cơ cấu dân số nông thôn và thành thị năm 2003: dân số nông thôn có 569.446 người, chiếm 53,78%; dân số thành thị 489.306 người, chiếm 46,22%. Với tỷ lệ này, mức độ đô thị hóa của Quảng Ninh tương đối cao, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước (25%) và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gần 27,8%). Cơ cấu dân số nam, nữ năm 2003 là 50,67 – 49,33%. Dân số tỉnh thuộc dân số trẻ (do tăng cơ học), tỷ lệ dân số trong tuổi lao động chiếm 61,3% so với tổng số dân (cả nước 59,5%, đồng bằng sông Hồng là 60,2%). Tỷ lệ dân số trên 6 tuổi biết chữ chiếm 91,5% (trung bình cả nước là 86,3%). Gần 50% dân số đã tốt nghiệp phổ thông cơ sở (lớp 9) gấp 1,6 lần bình quân cả nước, là điều kiện rất thuận lợi cho việc đào tạo ngành nghề và tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học và kỹ thuật Lao động Nguồn lao động ở Quảng Ninh rất dồi dào. Năm 2003 có 644,8 nghìn người, chiếm 61,3% so với dân số của tỉnh. Số lao động cú trỡnh độ chuyên môn kỹ thuật chiếm trên 25% là tỷ lệ cao so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng (chỉ sau Hà Nội) là lợi thế lớn của Quảng Ninh. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới đòi hỏi phải khẩn trương đào tạo mới và đào tạo lại một đội ngũ lao động kỹ thuật trong tỉnh. Dự báo năm 2010 dân số của tỉnh nếu tính cả tăng cơ học có khoảng 1.500 nghìn người và năm 2020 khoảng 1.800 nghìn người. Dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2010 khoảng 713,8 nghìn người và đến năm 2020 có khoảng 780 nghìn người, tăng thêm trong thời kỳ 2003-2010 khoảng 69 nghìn người, thời kỳ 2011-2020 tăng ít hơn, khoảng 64 nghìn người. Nguồn lao động tăng thêm là lực lượng lao động dồi dào, bổ sung cho các ngành kinh tế của tỉnh, song cũng đặt ra vấn đề cần giải quyết việc làm và đào tạo cho lực lượng lao động tăng thêm này để đáp ứng với công cuộc phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Dân tộc Quảng Ninh có 21 thành phần dân tộc khác nhau, song chỉ có 6 dân tộc có dõn số từ trên một nghìn người. Bao gồm Việt (Kinh), Dao, Tày, Sỏn Dỡu, Sỏn Chỉ, Hoa. Tiếp đến là hai dân tộc cú dõn số từ trên một trăm người là Nùng và Mường. Mười bốn dân tộc còn lại có số dân dưới 100 người gồm Thái, Kh'mer, Hrờ, Hmụng, ấđờ, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Xu Đăng, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào, Pup cô. Đây là những người gốc cỏc dõn tộc thiểu số từ rất xa như từ Tõy Nguyên theo chồng, theo vợ là người Việt (Kinh) hoặc người cỏc dõn tộc khác về đây sinh sống, bình thường khó biết họ là người dân tộc thiểu số. Cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông Về đường bộ: Mạng lưới đường chủ yếu của tỉnh là 3 tuyến quốc lộ, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và đường giao thông liên xã nối liền thành phố Hạ Long với 14 đơn vị hành chính (3 thị xã và 11 huyện) của tỉnh và với các nơi khác. Toàn bộ hệ thống đường bộ có khoảng 2.283 km. Mật độ đường (tính đến cấp huyện lộ) là 0,190 km/km2, cao hơn so với mật độ đường trung bình toàn quốc. Tuy nhiên, hệ thống giao thông nông thôn vẫn còn nhiều đường cấp phối, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh cú trờn 100 cầu lớn nhỏ. Hiện nay, cầu Bói Chỏy đi ngang vịnh Cửa Lục đã hoàn thành và đi vào hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh khác trong cả nước. b. Về đường thủy: Là một tỉnh có lợi thế về phát triển giao thông trên biển, hiện có mạng lưới đường thủy do Trung ương quản lý khoảng 396km, do địa phương quản lý 105 km. c. Về đường sắt: Hiện tại Quảng Ninh mới chỉ có tuyến đường sắt từ Kép – Bói Chỏy dài hơn 166 km, tuyến đường này chỉ chủ yếu vận chuyển than và một lượng hàng hóa không đáng kể từ Bói Cháy vào trong nội địa. Trong thời gian tới, sẽ xây dựng mới tuyến Hà Nội – Yờn Viờn – Hạ Long có chiều dài khoảng 180 km để tăng cường năng lực hàng hóa thông qua địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và góp phần giải tỏa nhanh lượng hàng qua các cảng biển thuộc tỉnh. d. Hàng không: Tại thị xó Múng Cỏi và Tiờn Yờn trước đây (thời thuộc Phỏp) đó từng có sân bay nhưng đến nay không còn sử dụng. Hiện tại đang có dự án làm sân bay tại đảo Kế Bào huyện Vân Đồn Cảng biển và các dịch vụ cảng biển Quảng Ninh có bờ biển dài, nhiều khu vực kín gió, nước sõu, ớt lắng đọng để phát triển cảng biển. Đặc biệt Cỏi Lõn và Cửa Ông là hai khu vực nằm trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, được các dãy núi đá vôi bao quanh chắn súng, giú. Luồng tàu hiện tại đó cú thể cho phép tiếp nhận các tàu có trọng tải hàng vạn tấn ra, vào nhận, trả hàng hoá. Phát triển kinh tế Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh giai đoạn 2000 - 2010 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 988/TTg ngày 30/12/1996 với mục tiêu khai thác mọi tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý và các nguồn tài nguyên để xây dựng tỉnh Quảng Ninh phát triển nhanh, ổn định, bền vững; đưa tỉnh trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và là một trong những "cửa mở" lớn của phía Bắc để cùng với một số tỉnh, thành phố khác hợp thành khu kinh tế trong điểm thúc đẩy sự phát triển của vùng và phát triển chung của cả nước. Một số mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2000 - 2010 Nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm từ 11,5% - 12%. Trong đó, công nghiệp, xây dựng tăng từ 13 - 14%/năm, nụng-lõm-ngư nghiệp tăng 5%/năm, du lịch-dịch vụ tăng 13%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 18 -20%. Tổng thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 10-12%. Có sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; đến năm 2000, tỷ trọng công nghiệp chiếm 38%, nụng-lõm-ngư nghiệp 14%, du lịch-dịch vụ 48% trong tổng GDP của tỉnh. Tổng quan về RNM Vai trò của RNM RNM là một loại rừng đặt biệt ở vùng cửa sông ven biển của các nước nhiệt đới. Trong RNM chỉ có một số loài cây sống được, đó là cỏc cõy ngập mặn. Cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt trờn cỏc bói bựn lầy ngập nước biển, nước lợ có thuỷ triều lên xuống hàng ngày, khác với cây rừng trong đất liền và cõy nụng nghiệp chỉ sống ở nơi có nước ngọt. Cung cấp gỗ và vật liệu: Gỗ các loài cây đước, vẹt, cóc, dà rất cứng, mịn, bền dùng làm cột nhà, ván, xà, đồ dùng trong gia đình, cầu, cọc chài lưới... Gỗ các loài cây tạp như mắm, bần, giá dùng làm ván ép. Lá cây dừa nước dùng để làm nhà, làm vách, mui thuyền và một số dụng cụ gia đình khác. Cung cấp tanin: Tanin chiết từ vỏ của cây đước, vẹt, dà có chất lượng tốt, tỉ lệ cao, dùng nhuộm vải, lưới, thuộc da. Trụ mầm của cỏc cõy trong họ đước cũng chứa nhiều tanin, nhân dân ven biển Thái Bình trước đõy đó khai thác để làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy và nhuộm lưới. Cung cấp chất đốt: Cỏc cây ngập mặn là nguồn chất đốt chủ yếu của nhân dân vùng ven biển. Nếu như biết khai thác hợp lý và phát triển rừng trồng trờn cỏc bói bồi thỡ cú thể sử dụng lâu dài. Than đước, vẹt có nhiệt lượng cao, lâu tàn được nhân dân các thành phố và thị trường thế giới ưa chuộng. Sản phẩm công nghiệp: Nhiều loài cây như giá, mắm, bần ... có gỗ trắng, mềm, làm bột giấy rất tốt. Rễ hô hấp của cây bần xốp, có thể làm nút trai, vật cách điện. Thức ăn, đồ uống: Hầu hết lỏ cỏc loài cây ngập mặn là thức ăn giàu đạm cho gia súc. Quả mắm nhiều đạm, có thể muối dưa, luộc ăn khi thiếu gạo. Một số loài cá như cá dứa rất thích quả mắm. Nhựa cây dừa nước lấy từ cuống quả là loại nước uống bổ, ngon, có thể khai thác để sản xuất đường, nước ngọt, cồn. Thuốc chữa bệnh: Nhiều loài cây ngập mặn là những cây thuốc dân gian có giá trị. Trong thời kỳ chiến tranh, nhân dân và cán bộ vùng chiến khu đó dựng cỏc loài cây thuốc nam đó chữa được nhiều bệnh. Hiện nay đã điều tra được 15 loài cây ngập mặn nước ta có thể dùng làm thuốc. Mở rộng đất liền: Ở cỏc bãi mới bồi ven biển, cửa sụng cú một số loài cây ngập mặn như cây mắm, bần có khả năng mọc trên đất bùn lỏng, mặn và chịu ngập sâu. Đó là những loài cây tiên phong xâm chiễm bãi lầy. Nhờ các rễ cõy hô hấp dày đặc trên mặt bựn giỳp phù sa lắng đọng nhanh, đất được bồi tụ dần tạo thuận lợi cho loài cõy khỏc như đước, vẹt, dà… đến sau và phát triển thành rừng. Nhiều bãi nổi ở cửa sông, ven biển ngày nay trở thành những khu rừng có giá trị kinh tế cao như Cồn Trong, Cồn Ngoài (Minh Hải), Cồn Lu, Cồn Ngạn (Nam Định) đều là nơi phát triển của các cây ngập mặn. Hải sản: RNM cung cấp mựn, bó hữu cơ (do cành, lá, hoa quả rụng xuống được các vi sinh vật phõn huỷ) làm thức ăn cho nhiều loài động vật vùng triều, trong đó cú cỏc nhúm hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm he, cua, biển, sò, ốc, cá bớp... Nghề đánh bắt hải sản ven bờ phụ thuộc rất nhiều vào RNM. Chim và dơi: RNM là nơi thu hút nhiều loài chim nước và chim di cư. Hiện nay RNM Minh Hải, Xuân Thuỷ là địa điểm lý tưởng cho chim non trong mùa sinh sản, trong đó có nhiều loài quý hiếm, được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ IUCN như cũ thỡa, già đẫy, hạc cổ trắng... Bảo vệ bờ biển, bờ sông: RNM được ví như bức tường xanh, bảo vệ vùng cửa sông ven biển. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết trồng và bảo vệ các dải rừng tự nhiên và trồng thêm rừng trờn bói bồi ven biển, cửa sông để hạn chế tác hại của sóng và gió bóo Điều hoà khí hậu: Cũng như các rừng nội địa, RNM cú tỏc dụng to lớn trong việc điều hoà khí hậu. Về mùa hè, cỏc cõy thoỏt hơi nước nhiều, làm tăng độ ẩm không khí. Do đó cũng làm tăng lượng mưa ở địa phương. RNM thu nhận một khối lượng khớ cỏcbonớc thải ra trong sinh hoạt, trong công nghiệp và thải ra một lượng lớn ụxy trong quá trình quang hợp làm cho không khí trong lành, vì vậy nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đó vớ RNM ở Cần Giờ như “lỏ phổi” của thành phố. Rừng ngập mặn Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh Rừng ngập mặn Việt Nam Diện tích Theo kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, diện tích RNM Việt Nam tính đến ngày 21/12/1999 là 156.608 ha. Trong đó diện tích RNM tự nhiên là 59.732ha chiếm 38,1% và diện tích RNM trồng là 96.876ha chiếm 61,95%.(Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, 2001). Phân bố Dựa vào các yếu tố địa lý, khảo sát thực địa và một phần kết quả ảnh viễn thám, Phan Nguyên Hồng (1991) đã chia RNM Việt Nam ra làm 4 khu vực khác nhau. Cụ thể như sau: Khu vực I: Ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn; Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường; Khu vực III: Ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch Trường đến Vũng Tàu; Khu vực IV: Ven biển Nam bộ, từ Vũng Tàu đến mũi Nải, Hà Tiên. Các tồn tại và thách thức trong công tác quản lý và bảo vệ RNM Để triển khai việc phục hồi RNM cho bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai có hiệu quả trên thực tế đòi hỏi chúng ta phải vượt qua một số thách thức và giải quyết những tồn tại chính sau đây: Ở hầu hết các địa phương ven biển từ Quảng Ninh tới Thừa Thiên Huế, nguy cơ thiên tai cao, mặc dù người dân đã có nhận thức vai trò lớn của RNM trong phòng chống thiên tai nhưng chưa tạo được được quỹ đất cụ thể cho từng vùng để phục hồi RNM đã bị suy thoái cũng như để trồng mới RNM. Các tỉnh ven biển Nam Trung bộ, đồng bằng sông Cửu Long cũng không còn quĩ đất để phục hồi mặc dù biết rằng mất RNM kéo theo suy giảm nguồn lợi thủy hải sản và thiệt hại sẽ vô cùng to lớn khi thiên tai xảy ra. Hơn nữa, việc bảo vệ và phát triển RNM vẫn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dõn vẫn chưa được đáp ứng. Trong thời gian qua chúng ta đã nỗ lực trồng RNM mới nhưng phần lớn chỉ trồng có một loài cõy (cõy Trang ở miền Bắc, cây Đước đôi ở miền Nam) nên hiệu quả kinh tế và môi trường phòng chống thiên tai không cao. Đó là chưa nói đến sự cố khi có dịch bệnh, sâu hại và thiên tai rất dễ bị tàn phá vì rừng chủ yếu chỉ có một loài cây. Chúng ta đang thiếu các giải pháp kỹ thuật thích hợp và áp dụng cho từng vùng trong việc phục hồi RNM, cải thiện chất lượng rừng hiện có và trồng mới RNM đáp ứng nhu cầu phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường ở từng địa phương cụ thể. Có thể nói rằng chúng ta đang lãng phí rất lớn khi chưa phối hợp, lồng ghép những hoạt động cụ thể của những đề án mới với các chương trình hiện có của quốc gia, quốc tế và các tổ chức phi chính phủ nhằm phục hồi, bảo vệ và sử dụng bền vững RNM. Mặt khác, chúng ta đang thiếu sự phối hợp liên ngành, chưa tạo ra được cơ chế tài chính bền vững nhằm huy động các nguồn thu cho công tác phục hồi, quản lý các khu bảo vệ, đề xuất thành lập các khu bảo tồn RNM có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Một số mô hình phục hồi và bảo tồn hiệu quả RNM có sự tham gia của cộng đồng như ở Ninh Hòa (Nha Trang), Rỳ Trỏ (Huế), Thạch Hà (Hà Tĩnh), Sóc Trăng… chưa được nhân rộng, chưa có cơ chế huy động cộng đồng tham gia, công tác xã hội hóa việc phục hồi RNM cho phòng chống thiên tai chưa được coi trọng nhất là trờn cỏc phương tiện truyền thông đại chúng. Thực tế RNM vẫn tiếp tục bị suy giảm do nhiều nguyên nhõn khác nhau: Đổ chất phế thải trong khai thác than đó vựi lấp các dải RNM Ở Quảng Ninh có nhiều mỏ than lộ thiên sát ven biển hoặc sông nước mặn như: Hà Tu, Cẩm Phả, Mông Dương.... Khi khai thác than các xí nghiệp đổ vật phế thải xuống sông, biển lấp các bãi lầy cú cõy ngập mặn sinh sống. Việc xây dựng một số cảng than như cảng Uụng Bớ, Cửa Ông đã phá hủy nhiều đám RNM và hủy hoại các thảm cỏ biển và rạn san hô rất giàu động vật và hải sản ở vùng ven bờ và biển nông. Việc khai thác than với tốc độ cao như hiện nay đang là mối đe dọa lớn đối với HST RNM ở một số địa phương trờn vỡ lượng chất thải rất lớn vẫn tiếp tục đổ ra sông, biển hoặc do mưa làm xói mòn đất, than từ mỏ xuống cỏc sụng vựi lấp các những RNM ven sông và phá huỷ môi trường sống của các động vật hoang dã ở đó. Phá RNM để phát triển đô thị, cảng biển Trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá đất nước, nhiều vùng RNM ở ven biển, cửa sụng đó và đang bị lấp đất để xây dựng đô thị, khu công nghiệp, cảng biển như Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Tuần Lễ (Khánh Hoà), thị xã Hà Tiên... Hiện nay diện tích RNM đã bị thu hẹp mạnh, nếu không có biện pháp bảo vệ những dải RNM còn lại ở một số địa phương thỡ khụng những làm mất đi nguồn tài nguyên quớ giá mà còn mất cảnh quan đặc thù của vùng nhiệt đới. Hiện tượng xói lở bờ sông, bờ biển khó tránh khỏi, kinh phí để chống xói lở có thể gấp hàng trăm lần tiền trồng và bảo vệ RNM. Buông lỏng quản lý, chạy theo nguồn lợi trước mắt Các cơ quan quản lý từ trung ương đến địa phương chưa đánh giỏ đỳng vai trò to lớn của HST RNM; buông lỏng quản lý trong việc sử dụng tài nguyên vùng ven biển có RNM; khụng kiờn quyết xử lý việc phá rừng để nuôi tôm. Nhiều địa phương chỉ chú trọng đến lợi ích trước mắt là cho đấu thầu đất bãi lầy có RNM ở ven biển, cửa sông để nuôi tôm xuất khẩu mà chưa tính đến hậu quả lâu dài do thiên tai và suy giảm tài nguyên khi không còn rừng. Nước biển dâng Hiện tượng này được tạo ra bởi tổ hợp của nhiều yếu tố, đặc biệt do sự tăng khí thải công nghiệp, nông nghiệp như CO2, CH4 và mất RNM. Những dự báo cho biết trong thế kỷ này, Trái đất sẽ ấm lên, mức nước biển sẽ dâng cao hơn mức hiện nay có thể từ 60-100cm. Trong điều kiện đó nhiều vùng đất thấp ven biển, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị chìm ngập trong nước biển, các rừng cây ngập mặn, các đầm tôm cũng không còn nữa. Rừng ngập mặn Quảng Ninh Sự suy giảm RNM Tổng số RNM đã bị hao hụt từ năm 1988 đến năm 2003 là 2509 ha chiếm gần 11 % số diện tích RNM toàn tỉnh (Bảng 1). Nhiệm vụ quy hoạch RNM tỉnh Quảng Ninh năm 2006 -2015 Nhiệm vụ quy hoạch RNM tỉnh Quảng Ninh năm 2006 -2015 bao gồm: Bảo vệ rừng hiện có: 17.682,55 ha Khoanh nuụi cú trồng bổ xung: 3.720,45 ha Trồng rừng mới: 3.000,00 ha Sản xuất lâm ngư kết hợp: 2.000,00 ha Mục tiêu tiến độ bảo vệ RNM ở Quảng Ninh thể hiện trong bảng 2. Bảng 1. Diện tích RNM chuyển đổi mục đích sử dụng TT Tên huyện Tổng diệntích chuyển đổi (ha) Nuôi thuỷ sản (ha) Mục đích khác (ha) Các xã có diện tích 1 Móng Cái 1040 1040 Hải Hoà 2 Đầm Hà 30 30 Tân Bình 3 Hải Hà 159 159 Quảng Thắng, Quảng Phong, Quảng Quảng Minh, Đường Hoa 4 Tiên Yên 402 402 Đồng Rui 5 Hạ Long 295 161 134 Bãi Cháy, Cao Xanh, Hà Khẩu, Đại Yên, Giếng Đáy, Thống Nhất 6 Hoành Bồ 212 212 Lê Lợi 7 Yên Hưng 236 236 Hoàng Tân, Hà An, Minh Thành 8 Cẩm Phả 133 133 Cẩm Hải, Cửa Ông, Mông Dương 9 Vân Đồn 2 2 Tổng 2509 2375 134 (Nguồn: Sở Nông Nghiệp & PTNT Quảng Ninh, 2004) Bảng 2. Tiến độ bảo vệ RNM Quảng Ninh 2006-2015 (ha) Hạng mục Tổng Giai đoạn 2006-2010 Giai đoạn 2011-2015 Tổng 193.800,05 88.412,75 105.387,15 Bảo vệ rừng hiện có 167.697,8 88.412,75 79.285,05 Bảo vệ rừng khoanh nuôi có trồng bổ xung 18.602,25 18.602,25 Bảo vệ rừng trồng mới 5.000 5.000 Bảo vệ rừng trồng lâm ngư kết hợp 2.500 2.500 (Nguồn: Sở Nông Nghiệp & PTNT Quảng Ninh, 2004) Các giải pháp kiến nghị bảo vệ RNM Quảng Ninh Quy hoạch và sử dụng hợp lý RNM, vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ được tài nguyên môi trường. UBND tỉnh và các ngành chức năng ban hành càng sớm càng tốt quy chế quản lý bảo vệ và phát triển RNM cho phù hợp với từng địa phương. Các ngành chức năng cần tuyên truyền phổ biến giáo dục nhân dân hiểu và bảo vệ RNM, đưa việc giáo dục bảo vệ RNM và các nguồn lợi thuỷ sản ở địa phương vào các chương trình giáo dục phổ thông của địa phương bằng nhiều hình thức như viết tài liệu, hội thảo chuyên đề và phổ biến, tuyên truyền trờn các phương tiện thông tin đại chúng. Đề nghị tỉnh, các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học cụng nghờ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Thuỷ sản có những chủ trương chính sách cụ thể liên quan đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường RNM. Đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao đời sống kinh tế, xã hội cho nhân dân ven biển để hạn chế tối đa việc phá RNM. Vấn đề khôi phục RNM ở Quảng Ninh không chỉ là trách nhiệm của nhân dân, các ngành chức năng mà còn có liên quan đến nhiều tỉnh trong khu vực. Kêu gọi đầu tư, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các nước trong khu vực nhằm phục hồi rừng, đặc biệt là các chương trình nghiên cứu vừa có nguồn thu từ nguồn lợi thủy sản vừa quản lý RNM bền vững. Các giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn Các giải pháp chung Kinh doanh RNM: Một nguyên lý cơ bản cần phải quan tâm là quản lý trên cơ sở ổn định sản lượng lâu dài của các loài cây kinh tế chủ yếu và giữ cân bằng sinh thái của vùng cửa sông, ven biển. Do đó trong kinh doanh lâm nghiệp phải chú ý đến những vấn đề chính dưới đây: Khai thác hợp lý và duy trì tối đa trữ lượng cây rừng để sử dụng gỗ, củi, than và các sản phẩm phụ khác một cách lâu dài, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân dân địa phương, hạn chế thấp nhất việc phá rừng bừa bãi. Khi diện tích, chất lượng rừng bị suy giảm, cần có thời gian ngừng khai thác lâm sản để phục hồi RNM. Bảo vệ bãi đẻ và nơi nuôi dưỡng những hải sản có giá trị kinh tế cao cũng như các động vật hoang dã quý hiếm khác trong RNM và vùng kế phụ cận bằng cách duy trì, phát triển rừng ở mức độ thích hợp. Tạo điểu kiện thuận lợi cho việc tái sinh tự nhiên bằng cách giữ lại đủ cây giống trong khu khai thác (30-40 cây giống/ha) với khoảng cách giữa cỏc cõy là từ 15m đến 20m. Biện pháp tốt nhất là sau khi các rừng sản xuất đã phục hồi và trưởng thành có thể khai thác từng dải rừng theo băng luân phiên nhau (35-40 m/băng), có trừ cây giống để đủ nguồn giống cho tái sinh tự nhiên. Chỉ cần trồng thêm ở chỗ tái sinh kém hoặc chỗ trống, giảm nhẹ kinh phí trồng rừng. Trồng rừng: Trồng rừng phòng hộ chống sóng bảo vệ đờ các vùng ven biển nước ta đã trở thành vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên chọn các loài cây trồng thích hợp ở từng vùng địa lý là rất quan trọng. Biện pháp tốt nhất là trồng xen đước, đõng, đưng hoặc trang với các loài cây mọc tự nhiên hoặc các loài khác, những loài cây tái sinh tự nhiờn cú tỏc dụng hạn chế tác động của sóng, thuỷ triều, giữ đất bồi và là nơi thu hút các động vật bỏm khỏc như màn cước, hà sun, tạo điều kiện tốt cho cây trồng sinh trưởng nhanh. Cải tiến cỏch nuụi hải sản trong vùng RNM Môi trường RNM có những mặt thuận lợi và không thuận lợi đối với nuôi tôm, cần phải hiểu biết đầy đủ để xử lý thì việc nuôi trồng mới có hiệu quả. Muốn có năng suất cao cần chọn vị trí đầm hợp lý, giúp người nuụi tôm vốn và kỹ thuật để chuyển từ nuôi quảng canh thô sơ sang nuôi quảng canh cải tiến với diện tích thớch hợp. Biện pháp cấp bách là phải khảo sát tỉ lệ diện tích rừng sử dụng để nuôi tôm, đảm bảo tỉ lệ đầm nuôi ở vùng RNM là 1/5 hoặc 1/4. Nơi nào nuôi tụm không hiệu quả, cương quyết lấy lại đất để trồng rừng, tạo môi trường sống lâu dài cho hải sản. Cần tổ chức tập huấn về kỹ thuật canh tác và cách theo dõi, xử lý các yếu tố của môi trường cũng như kỹ thuật trồng RNM để đạt sản lượng cao và lâu dài theo phương pháp lâm ngư kết hợp cho những người nuôi tôm, cua.. Có biện phỏp tớch cực dành một phần tiền thu hoạch tôm, cua vào việc phục hồi rừng. Ngoài ra có thể sử dụng vùng RNM để nuôi một số hải sản như cua, các loại cỏ trờn bố hoặc trong lồng đặt trong kênh rạch của RNM, nuụi nghờu, sũ huyết ở các bãi cát có bùn trước RNM như Cần Giờ-Thành phố Hồ Chí Minh, Thạch Phú - Bến Tre, Duyên Hải – Trà Vinh đã làm. Phát triển cỏc hỡnh thức nuụi trờn vừa giải quyết được việc làm cho dân địa phương vừa hạn chế việc phá rừng. Cần đẩy mạnh việc giao đất cho nhân dân lâu dài, cho vay vốn để nuôi hải sản. Cần xoá bỏ việc cho người giầu ở nơi khác hoặc ở địa phương đấu thầu cỏc bói bồi rộng lớn, làm mất chỗ kiếm ăn hàng ngày của người dân nghèo ven biển. Mặt khác cần có biện pháp giải thớch, tuyờn truyền cựng cỏc qui định chặt chẽ về việc đánh bắt các lưới mắt quá nhỏ, cỏc công cụ huỷ diệt nguồn lợi làm giảm mạnh nguồn giống hải sản vào RNM. Sử dụng đất RNM để sản xuất nông nghiệp, cõy cụng nghiệp Những nơi có mùa khô kéo dài 4-6 tháng, hoặc nơi không có đủ nước ngọt để rửa chua mặn thì tuyệt đối không nên sử dụng RNM để sản xuất cây lương thực, cõy cụng nghiệp như dừa, đào lộn hột, mía. Nơi nào có nguồn nước ngọt dự trữ lớn, hoặc có khả năng sử dụng nước ngọt từ cỏc dòng sông để rửa chua mặn đều quanh năm, mới có khả năng trồng lúa và cỏc cõy khỏc. Mặt khác cần sử dụng giống lúa chịu mặn đã được Viện lúa quốc tế IRI tuyển chọn mới có hiệu quả. Đối với đất mặn ít ngập triều cần chọn một số loài cây gỗ mọc tự nhiên ở địa phương như xu, cóc, me, giá, cui, tra, bông gòn, so đũa, điền thanh, điên điển, … để trồng, vừa bảo vệ đất vừa thu nhiên liệu. Những nơi bị nhiễm mặn do nước dâng không còn cấy được lúa, cần nhanh chóng chuyển sang trồng dừa nước để sản xuất đường, rượu, cồn, nước ngọt từ nhựa cuống của quả và các sản phẩm khác từ lá cây hoặc xây dựng đầm nuôi tôm quảng canh cải tiến quy mô gia đình và trồng cây ngập mặn. Xây dựng khu bảo vệ, dự trữ nguồn gen, nghiên cứu và du lịch Cần chọn một số RNM điển hình cho từng vùng sinh thái làm khu bảo vệ các nguồn gen thực vật và động vật vùng triều và bảo tồn thiên nhiên. Trước hết cần tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng tài nguyên RNM để có biện pháp hữu hiện bảo vệ và phát triển tính đa dạng đi truyền trong HST RNM. Có thể kết hợp trong việc chọn khu bảo tồn RNM với địa điểm du lịch và giáo dục, hoặc tổ chức nơi du lịch thuận lợi để thu hút khách trong và ngoài nước. Do tác động của mực nước biển dâng và nhiễu động thời tiết bất lợi (bóo, ỏp thấp nhiệt đới, gió mùa, gió xoáy…) ngày càng tăng, cho nên việc bảo vệ các HST RNM cũng như cỏ biển, vỉa san hô và thực vật hoang dại khác ở các cửa sông, ven biển là rất cần thiết để hạn chế xói lở, tàn phỏ đê điều. Cần đầu tư thích đáng và khẩn trương trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở một số tuyến đê biển và đờ sụng. Cho đến nay công tác điều tra tài nguyên HST RNM mới thực hiện một phần ở nước ta, chủ yếu là tài nguyên thực vật bậc cao. Cũn cỏc dạng tài nguyên sinh vật khác và tài nguyên khí hậu, nước cũn ớt được chú ý. Giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội và quy hoạch dân cư trong vùng RNM Nguồn lợi về nuôi tôm ở vùng RNM lớn đã thu hút khá đông người dõn tham gia phá rừng nuôi tôm. Mặt khác những người dân từ nhiều địa phương khác tập trung đến khai thác, xõy dựng đầm nuôi tôm. Do đó tình trạng ở phân tán ngày càng tăng khiến cho việc quản lý và các sinh hoạt xã hội, văn hoá vốn đã yếu kém lại càng khó khăn hơn. Nếu để tình trạng này kéo dài thì rừng tiếp tục bị phá, nguồn hải sản giảm sút nhanh. Những vấn đề cấp bách phải giải quyết là: Đưa việc giáo dục bảo vệ RNM và nguồn lợi thuỷ hải sản lồng ghép vào chương trình giáo dục ở các cấp phổ thông, Mặt khác, cần tổ chức các “Cuộc thi tìm hiểu lợi ích rừng ngập mặn” cho học sinh các trường ở xã. Bồi dưỡng cỏc cỏn bộ chủ chốt ở địa phương cùng cán bộ ngành lâm nghiệp, thuỷ sản về vai trò của các HST RNM đối với nền kinh tế và môi trường, để dần dần họ giúp đỡ nhân dân hiểu rừ tỏc hại lâu dài của việc phá rừng, qua đó có ý thức bảo vệ rừng không chỉ cho hiện tại mà cũn cho các thế hệ sau. Có chớnh sách, quy chế rõ ràng về việc dành một phần nguồn lợi thuỷ sản, làm quỹ để phục hồi lại rừng. Đánh thuế luỹ tiến việc sử dụng diện tích RNM để nuôi tôm và khuyến khích việc đầu tư công sức, vốn, kỹ thuật nuôi tôm theo mô hình lâm ngư kết hợp quy mô gia đỡnh trờn diện tích hẹp. Có biện phỏp tớch cực hạn chế mức tăng dân số và nghiên cứu quy hoạch dân cư trong vùng RNM để xây dựng những mô hình thích hợp, trỏnh tỡnh trạng đưa dân ra xây dựng vùng kinh tế mới ven biển khi chưa có quy hoạch cụ thể cho việc bảo vệ, phát triển RNM và các vỉa san hô, các thảm cỏ biển ven bờ. Giải pháp bảo vệ rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng Khái niệm về cộng đồng và cỏc bên liên quan Cộng đồng là những nhóm người có những đặc điểm về thái độ, cách ứng xử, tập quán sinh hoạt và ước muốn tương đối giống nhau, cùng sống trong bối cảnh tự nhiên, kinh tế, xã hội. Hay nói cách khác, cộng đồng được xác định là tất cả những người sống hoặc làm việc trong một khu vực địa lý nhất định, khụng phõn biệt nam nữ, già hay trẻ. Như vậy sự tham gia của cộng đồng được xác định là tất cả những người sống hoặc làm việc trong khu vực [6]. Cộng đồng cũng có thể bao gồm những tổ chức xã hội do cộng đồng lập ra để đại diện cho các quan điểm của họ. Ở nhiều dân tộc thiểu số, Già làng, Trưởng bản là những người giàu kinh nghiệm, nắm vững phong tục, tập quán của cộng đồng mình, đồng thời cũng là trung tâm của cuộc hoà giải, những tranh chấp xung đột, được cộng đồng tôn sùng nên hoàn toàn có thể đại diện cho cộng đồng, khác với những tổ chức được thành lập cho chương trình, dự án hay tổ chức quần chỳng cú màu sắc chính trị như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh... [6]. Cỏc bên liên quan (stakerholder) gồm tất cả những người, những tổ chức, có lợi ích liên quan đến một hoạt động cụ thể. Cỏc bên liên quan có thể bao gồm cả những nhà ra quyết định cũng như những người bị ảnh hưởng bởi các quyết định. Cộng đồng là một trong cỏc bờn liên quan. Cỏc bờn liên quan khác sẽ rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể [6]. Sự tham gia của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng là việc một cộng đồng được tham gia tư đóng góp kiến, tỏ thái độ và mối quan tâm của họ về một kế hoạch phát triển, hay một quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên. Đó là cơ hội để người dõn cú thể bày tỏ ý kiến của mình và bằng cách đó họ có thể ảnh hưởng đến sự ra quyết định. Điều này sẽ tác động đến những kế hoạch của một vùng rộng lớn hoặc cũng có thể là một dự án nhỏ [6]. Hình thức tham gia có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào loại và mức độ của dự án, cũng như khả năng nhận thức của cộng đồng về vấn đề đang được quan tâm. Thời gian của sự tham gia cũng khác nhau, từ giai đoạn đầu của việc lập kế hoạch hoặc trong quá trình cần có sự đánh giá nhu cầu của cộng đồng, sự tham gia của cộng đồng vào quá trình trên càng sớm thì càng có được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng [6]. Những quyết định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng tài nguyên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đế chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Những người trong cộng đồng chịu ảnh hưởng bao gồm những người sống trong khu vực đó, làm việc trong khu vực đó, học tập trong khu vực đó và thường qua lại trong khu vực đó [6]. Do đó, sự cần thiết phải có được những ý kiến của họ về những gì họ đang làm, những gì họ đang muốn có và trong nhiều trường hợp, chính cộng đồng là những người ra quyết định. Thực tiễn đã cho thấy, nếu những kế hoạch phát triển hoặc quy hoạch sử dụng tài nguyên phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu của cộng đồng thì cộng đồng cũng sẽ tự hào về xứ sở của mình [6]. Vai trò của cộng đồng trong việc khai thác bền vững RNM Trong các chủ trường chính sách của Đảng, Nhà nước đó xỏc định vai trò quan trọng của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Chỉ thị số 36/CT-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 25-6-1998 đó xỏc định: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ”. Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 3-12-2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia năm 2010 cũng nêu “Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và của mọi người dõn”. Và quyết định số 22/200/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tư vấn, phản biện và giám định xã hội” đó xỏc định vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp trong việc tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện cỏc chớnh sỏch, cỏc kế hoạch, các dự ỏn phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam Các tổ chức cộng đồng ở Việt Nam ngày càng phát triển. Về tổ chức xã hội - nghề nghiệp, hiện có khoảng trên 40 hội và hàng trăm trung tâm hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Các tổ chức này đã đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường, như Luật bảo vệ môi trường, Kế hoạch hành động đa dạng sinh học, Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia… đã thực hiện nhiều hoạt động tại các địa phương trong cả nước, thông qua các đề tài nghiên cứu, các dự ỏn phát triển trong các lĩnh vực sản xuất, xã hội và bảo vệ môi trường. Thí dụ Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện nhiều dự án bảo vệ rừng và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. Các tổ chức chính trị - xã hội như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, có hệ thống tổ chức từ trung ương tới cơ sở, nên phát huy được vai trò quan trọng trong việc huy động hội viờn cựng nhân dân địa phương thực hiện nhiều hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương. Cộng đồng địa phương là nguồn đóng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách của nhà nước và các dự án đầu tư, là người thực hiện, triển khai các dự ỏn, các chủ trương chính sách tại địa phương, tại cộng đồng. Cộng đồng địa phương cũng là cơ sở để thực hiện xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, thực hiện chủ trương “dõn biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, phát huy dân chủ từ cơ sở”. Cộng đồng dân cư ven biển là những người sống ở những dải đất hẹp hay trên mặt nước dọc theo một đường biến động nơi biển gặp đất liền. Những cộng đồng ven biển có nguồn thu nhập đa dạng nhưng đều có mối đe doạ nghiêm trọng về an ninh lương thực. Việc khuyến khích cộng đồng tham gia khai thác và quản lý bền vững RNM tại các vùng ven biển đang được các cấp các ngành hết sức quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Truyền thống bảo vệ tài nguyên ven biển của các cộng đồng Trong lịch sử phát triển của đất nước, các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam đó cú truyền thống lâu đời trong việc sống hài hoà với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vừa bảo tồn thiên nhiên vừa khai thác một cách hợp lý. Trong sử dụng tài nguyên, cộng đồng đã có nhiều kinh nghiệm, tri thức bản địa và nhiều phương pháp sáng tạo, trong đó có việc quy định các hương ước. Hương ước do nhân dân địa phương tự nguyện quy định và thi hành, nhằm bảo vệ và khai thác tài nguyên ven biển một cách hợp lý đó cú từ nhiều đời nay. Việc chọn một loài động vật sinh sống ở biển (cá ngừ, cá nhà táng, cá voi…) làm sinh vật thờ cúng tại mỗi làng chài là rất phổ biến. Hương ước được quy định cụ thể như được phép hay không được phép khai thác sử dụng một nguồn tài nguyên nào hay cách thức cộng đồng xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, ở vùng ven biển nhiều cộng đồng còn xây dựng mạng lưới bảo vệ RNM, bảo vệ chim biển để hỗ trợ hoạt động của các cơ quan quản lý. Hoạt động chính của mạng lưới là tuyên truyền giáo dục, phát hiện sự cố, thông tin với các cấp lãnh đạo và các ngành chuyên môn, tham gia xử lý, giải quyết sự cố. Ví dụ như “Cõu lạc bộ bảo tồn chim biển” của huyện Giao Thuỷ. Thành viên của Câu lạc bộ là những nông dân, ngư dân đến từ cỏc xó vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, họ tham gia một cách tình nguyện. Hàng ngày, song song với công việc của gia đình, họ thường xuyên đi tuần tra, bảo vệ RNM và đàn chim, cò tại địa phương. Họ tuyên truyền, vận động người dân cùng bảo vệ RNM, bảo vệ những đàn chim biển di cư đến địa phương. Khi phát hiện ra sự cố, chính người dân trực tiếp liên lạc với thành viên câu lạc bộ, và những thành viên này sẽ tham gia xử lý sự cố. Trong trường hợp không giải quyết được, họ thông báo với BQL Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, hay UBND xó/huyện hoặc các nhà khoa học liên quan. Trong điều kiện hiện nay, khi tốc độ dân số đang tăng lên, sức ép với TNTN càng lớn, những phong tục tập quán tốt trong việc bảo vệ RNM, bảo vệ tài nguyên ven biển cần được phát huy, phổ biến rộng rãi. Huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ RNM Huy động vốn cho cộng đồng phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường thông qua hình thức quỹ là một mô hình tiên tiến và hiệu quả được nhiều nơi sử dụng. Phương thức cho vay vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư là một hướng đi rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống người dân, góp phần bảo vệ RNM địa phương. Một số mô hình quay vòng vốn hỗ trợ cho các hoạt động có sinh lãi như chăn nuôi lợn, xử lý chất thải bằng biogas, nuôi ong, du lịch sinh thái, ngành nghề thủ công. Việc khó khăn nhất là cách thức quản lý vốn quay vòng, cần phải có quy chế chặt chẽ về việc sử dụng quỹ, có sự công nhận và giúp đỡ của chính quyền địa phương Vai trò của cộng đồng trong giải quyết các xung đột môi trường ven biển Xung đột môi trường ven biển là một dạng xung đột xã hội liên quan đến hoạt động quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên ven biển. Xung đột thường xảy ra do thiếu thông tin, không có sự giải thích, thoả thuận trao đổi nên dẫn tới xung đột về lợi ớch. Vớ dụ UBND tỉnh Thái Bình năm 2003 đã ra quyết định phá huỷ 48 ha RNM để công ty ĐASO làm đầm nuôi tôm công nghiệp tại xó Thỏi Thượng, Thái Thụy, Thái Bình. Quyết định này đó gõy bất bình trong cộng đồng địa phương. Bởi vì, mất RNM sẽ mất đi vành đai xanh bảo vệ đê biển, người dân địa phương, đặc biệt là người dân nghèo, sẽ mất chỗ đánh bắt hải sản ven bờ. Người dõn đó biểu tình, gửi đơn thư tố cáo tới UBND huyện, UBND tỉnh rồi tới Ban Nghiên cứu HST RNM. Để giải quyết vấn đề này, một cuộc họp bốn bên giữa các nhà khoa học, cơ quan quản lý, cơ quan đã tài trợ trồng phục hồi RNM và đại diện người địa phương đã được tổ chức gấp ngay tại UBND xó Thỏi Thượng. Kết quả cuối cùng là quyết định phá RNM nuôi tôm đã được huỷ bỏ. Những mõu thuẫn, xung đột về lợi ích tương tự giữa những người dõn địa phương và những nhà đầu tư nuôi tôm ở các vùng RNM cũng thường hay gặp ở các địa phương khác trong cả nước Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là quá trình quản lý tài nguyên ven biển do những người phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đề xuất và thực hiện. Vì vậy ngày càng có nhiều người sử dụng tài nguyên tham gia vào quản lý nguồn tài nguyên ven biển và trách nhiệm quản lý mang tính chất địa phương. Ý thức trách nhiệm, sự tuân thủ pháp luật do đó cũng tăng lên. Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là hoạt động nhằm định hướng các vấn đề thông qua kiểm soát quản lý tài nguyên mang tính địa phương. Khi quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng trở nên tiến bộ hơn nó sẽ giải quyết các vấn đề của cộng đồng ven biển một cách toàn diện hơn. Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là một nỗ lực làm cho cộng đồng “được kiểm soát hơn”. Quản lý tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính chất nhiều mặt ảnh hưởng đến môi trường ven biển thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng dõn cư. Điều quan trọng là chiến dịch này tìm cách xác định vấn đề cốt lõi của sự tiếp cận tài nguyên một cách tự nguyện cùng với cách tăng cường sự tiếp cận và kiểm soát của cộng đồng đối với nguồn tài nguyên mà họ phụ thuộc. Thuật ngữ “Dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên đồng thời cũng là người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó. Điều này giỳp phõn biệt nó với các chiến lược quản lý các nguồn TNTN khác hoặc là có tính tập trung hoá cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên đó. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy những hệ thống quản lý tập trung hoỏ đó tỏ ra không hiệu quả trong việc quản lý nguồn tài nguyên theo cách bền vững. Do đó rất nhiều cộng đồng ven biển đó đỏnh mất ý thức “làm chủ” và trách nhiệm đối với vùng ven biển của họ. Thông qua những tiến trình đa dạng của mình, quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng hy vọng sẽ khôi phục lại ý thức “làm chủ” và trách nhiệm này. Quản lý bảo tồn tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng ven biển được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên ven biển của họ. Tuy nhiên trên thực tế, nhận thức cũn hạn chế nên hầu hết các cộng đồng đều thiếu khả năng tự khởi xướng quá trình thay đổi. Chính vì vậy mà cần thiết phải có sự tham gia của các tổ chức và cơ quan bên ngoài, làm cho những quá trình liên quan đến Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng trở nên dễ dàng hơn, kể cả việc tổ chức cộng đồng. Cỏc nguyên tắc bảo vệ RNM dựa vào cộng đồng a, Tăng quyền lực (trao quyền): Ở những cộng đồng ven biển, tăng quyền lực là sự phát triển của sức mạnh (quyền lực) thực hiện việc kiểm soát quản lý nguồn tài nguyên mà các cộng đồng này phụ thuộc. Việc này thường được thực hiện với những cơ quan của chính phủ. Bằng việc tăng cường sự kiểm soát và tiếp cận của cộng đồng đối với tài nguyên ven biển sẽ tạo ra cơ hội tốt hơn cho tích luỹ lơị ích kinh tế địa phương. Các tổ chức tại cộng đồng quản lý tốt tài nguyên cũng có thể được công nhận như những người cộng tác hợp pháp trong việc quản lý tài nguyên ven biển. Sự tăng quyền lực cũng có nghĩa là xây dựng nguồn nhân lực và khả năng của cộng đồng để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên của họ theo cách bền vững. b, Sự công bằng: Nguyên tắc công bằng gắn liền với nguyên tắc tăng quyền lực. Sự công bằng có nghĩa là có sự bình đẳng giữa mọi người và mọi tầng lớp đối với những cơ hội. Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng cũng đảm bảo tính công bằng giữa thế hệ hiện tại và tương lai bằng cách tạo ra những cơ chế có thể bảo đảm cho việc bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên ven biển để sử dụng cho tương lai. c, Tính hợp lý về sinh thái và sự phát triển bền vững: Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thúc đẩy những kỹ thuật và thực hành không chỉ để phù hợp với những nhu cầu kinh tế, xã hội, văn hoá của cộng đồng mà còn là hợp lý sinh thái. Do đó, những kỹ thuật phải thừa nhận sức chịu đựng và tiếp thụ của nguồn tài nguyên và HST. Sự phát triển bền vững có nghĩa là phải cân nhắc, nghiờn cứu trạng thái và bản chất của môi trường tự nhiên trong khi theo đuổi phát triển kinh tế mà không làm tổn hại đến phúc lợi của thế hệ tương lai. Quan tâm đến môi trường được lồng vào nguyên tắc “Người quản gia”, nguyên tắc này thừa nhận mọi người đều là người bảo vệ bình dị của Trái đất này. d, Tôn trọng những tri thức truyền thống/bản địa: Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thừa nhận giá trị của tri thức và hiểu biết bản địa. Nó khuyến khích việc chấp nhận và sử dụng những tri thức truyền thống/bản địa trong những quá trình và hoạt động khác nhau của mình. e, Sự bình đẳng giới: Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thừa nhận vai trò độc đáo và sự đóng góp bình đẳng của nam và nữ giới trong lĩnh vực sản xuất và tái sản xuất. Nú thỳc đẩy cơ hội bình đẳng của cả hai giới trong sự tham gia có ý nghĩa vào việc quản lý tài nguyên Các thành tố của quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng a, Cải thiện quyền hưởng dụng các nguồn tài nguyên: Cải thiện quyền hưởng dụng nguồn TNTN có nghĩa là bảo đảm sự tiếp cận, kiểm soát và quản lý đối với các nguồn tài nguyên. Nói một cách khác là việc làm sáng tỏ quyền sử dụng hay quyền sở hữu cộng đồng. Về mặt hành động thỡ nú có nghĩa là thể chế hoá việc tiếp cận và kiểm soát quốc gia hay địa phương. Điều này cũng có thể đạt được thông qua việc tổ chức cộng đồng có hiệu quả và các chính sách phù hợp của nhà nước. b, Xây dựng nguồn nhân lực: Xây dựng nguồn nhân lực nghĩa là tăng quyền lực cho cộng đồng thông qua giáo dục, đào tạo và xây dựng tổ chức. Giáo dục bảo tồn hay giáo dục môi trường là phần quyết định của xây dựng nguồn nhân lực. Nú giỳp cho việc tạo dựng sự hiểu biết chung về những khía cạnh phức hợp và có liên quan với nhau của việc quản lý TNTN. Bằng cách nhấn mạnh những vấn đề địa phương, giáo dục môi trường có thể tạo dựng được nhận thức và kỹ năng góp phần năng lực của cả cá nhân và cộng đồng nhằm hướng tới sự tiếp cận và sử dụng hợp lý tài nguyên. Những người đứng đầu cộng đồng tạo dựng lòng tin của họ thông qua việc tích luỹ kiến thức và kỹ năng. Nó cũng bao gồm việc xây dựng và đẩy mạnh khả năng tổ chức của nhân dân (thí dụ đào tạo người đứng đầu của họ, mở rộng thành viên, lập quỹ, kỹ năng cao, thiết lập hệ thống tổ chức, mạng lưới làm việc). Tất cả những nỗ lực trên đều nhằm đạt được sự độc lập và dựa vào chính mình của các tổ chức tại cộng đồng cũng như toàn bộ cộng đồng. c, Bảo vệ môi trường: Những sinh cảnh ven biển hỗ trợ tài nguyên ven biển. Một khi sinh cảnh bị suy thoái hay huỷ hoại thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của tài nguyên. Bảo vệ môi trường tập trung vào sự phục hồi, cải thiện và bảo vệ các sinh cảnh. Ví dụ: Thiết lập các khu bảo tồn, phục hồi và trồng lại rừng. Bảo vệ môi trường có liên quan chặt chẽ với những quy định và sự thực thi nghiêm ngặt luật môi trường nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi của một số hoạt động dựa vào tài nguyên rừng. d, Phát triển sinh kế bền vững: An toàn lương thực là mối quan tâm hàng đầu của quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng. Phát triển sinh kế bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn về kinh tế và lương thực cho cộng đồng. Sinh kế là điểm chủ chốt trong mối tương tác giữa con người và tài nguyên. Kiểu tương tác này xác định việc sử dụng tài nguyên có bền vững hay không. Phát triển sinh kế bền vững có thể liên quan đến việc giới thiệu các sinh kế thay thế, thúc đẩy những sinh kế hiện hữu, thay đổi hay cải thiện chúng và chiến dịch chống những phương pháp mang tính huỷ diệt. Thúc đẩy an toàn lương thực cho hộ gia đình và làng xã là một khía cạnh quan trọng của thành tố này. Kinh nghiệm về quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng ở một số nước trên thế giới và Việt Nam Một nguyên tắc chung là cộng đồng phải được tham gia ngay từ đầu của quá trình quy hoạch, thực hiện và giám sát việc quản lý tài nguyên nếu khụng thỡ những chương trình về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên ven biển bao gồm cả RNM sẽ không thể thành công. Bên cạnh đú thỡ các kỹ thuật Lâm - Ngư kết hợp (aquasilvoculture) cũng cần được quan tâm áp dụng. Lõm-ngư kết hợp là một kỹ thuật không hủy hoại môi trường kết hợp với kỹ thuật lâm nghiệp bền vững kể cả việc thu hoạch sản phẩm từ RNM. Những nghiên cứu điển hình được đề cập chi tiết trong phụ lục 2 sẽ cho thấy kết quả ở Phillipin, Thái Lan và Việt Nam. CHƯƠNG II: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIấN CỨU Phạm vi và đối tượng nghiờn cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về hiện trạng, diễn biến RNM và cộng đồng dân cư tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yờn, tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp kế thừa Với phương pháp này, luận văn đã kế thừa một số nghiên cứu trước đây về RNM ở Quảng Ninh và Việt Nam, lấy đó làm cơ sở nghiên cứu và đánh giá đối tượng nghiên cứu cụ thể trong khu vực nghiên cứu. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu Phương pháp thống kờ toỏn học trên các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel. Phương pháp khảo sát thựa địa Các phương pháp cụ thể bao gồm: Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của địa phương Thông tin có được từ nhiều nguồn khác nhau như quan sát thực tế, từ các tài liệu kinh tế - xã hội chính thức của UBND xã Đồng Rui, từ phía cộng đồng và từ phớa cỏc cỏn bộ đại diện chung của cộng đồng. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rapid Appraisal PRA) là một phương pháp học hỏi từ người dân. Người thực hiện sẽ phải lắng nghe những ý kiến của người dõn, tỡm hiểu nhu cầu, cùng người dân phân tích những khó khăn và sau cùng là cùng tìm ra giải pháp. Để lấy được ý kiến từ phía cộng đồng, một bảng cỏc cõu hỏi đã được chuẩn bị (phụ lục 1), cùng với các mục tiờu, mục đích, phương pháp lấy ý kiến và cỏc nhúm đối tượng áp dụng khác nhau: Mục tiêu của phương pháp là đánh giá được sự tham gia hiện tại của cộng đồng trong sử dụng và công tác quản lý bảo vệ RNM tại địa phương, lấy đó làm cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường năng lực và sự tham gia của họ trong bảo tồn và hưởng dụng tài nguyên RNM. Xác định mục đích lấy ý kiến: Mục đích của việc lấy ý kiến từ cộng đồng là nhằm tìm hiểu nhận thức của cộng đồng về RNM, sự tham gia của cộng đồng trong khai thác, sử dụng và bảo vệ RNM tại địa phương, đồng thời tìm hiểu nhu cầu và các quan điểm của họ về bảo vệ RNM tại khu vực nghiên cứu. Lựa chọn phương pháp phù hợp để lấy ý kiến cộng động: Các phương pháp lấy ý kiến từ phía cộng đồng bao gồm: a, Phỏng vấn bỏn chớnh thức. Phương pháp này được áp dụng tất cả các đối tượng cộng đồng dân cư trong phạm vi nghiên cứu. Thông tin thu thập được thông qua phiếu câu hỏi và từ cỏc câu hỏi ngẫu nhiên phát sinh trong quá trình phỏng vấn. b, Phát phiếu điều tra Áp dụng đối với những đối tượng có khả năng tự nhận thức sõu sắc hơn trong cộng đồng, như cán bộ thụn, xã, giáo viên, cán bộ y tế… Xác định nhóm cộng đồng đối tượng: Luận văn xác định cỏc nhúm cộng đồng đối tượng bao gồm: Nhóm hộ dân cư sống trong khu vực xã Đồng Rui: Đối với nhóm này, giả sử là các hộ gia đình được hưởng lợi và có vai trò, tác động như nhau đến RNM nờn cỏc hộ được chọn ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn. Địa điểm phỏng vấn rải rác tại cỏc thụn (cỏc khu dân cư), trong RNM, chợ cúc… Nhúm cỏc cỏn bộ cấp thôn, xã ở Đồng Rui: Nhóm đối tượng này vừa cung cấp thông tin với tư cách một cá nhân, lại vừa với tư cách một đại diện cho quần chúng nói lên tiếng nói chung của cộng. Phương pháp phát phiếu điều tra được áp dụng chủ yếu là ở nhóm này. Trong quá trình tiến hành điều tra bằng phương pháp PRA, chúng tôi thực hiện điều tra được 105 hộ bao gồm 84 hộ đồng bào dân tộc Kinh, 21 hộ đồng bào người dân tộc thiểu số (Dao), trong đó có 16 người được phỏng vấn là đại diện cho các tổ chức cộng đồng ở xã và cỏc thụn. Lấy mẫu đất, và phân tích đất trong phũng thớ nghiệm Mẫu đất được lấy ở các loại hình canh tác khác nhau, bao gồm: Đất rừng ngập mặn Đất lúa Đất nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) 5 năm Đất nuôi tôm quảng canh cải tiến 12 năm Đất nuôi tôm thõm canh (TC) 2 năm Các chỉ tiêu độ phì đất được phõn tớch bằng các phương pháp thông thường được áp dụng trong các phòng phõn tớch đất. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIấN CỨU Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu Đặc điểm tự nhiên Vị trí địa lý Đồng Rui là xã đảo thuộc huyện Tiờn Yờn, tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm xó cỏch huyện lỵ 23 km về phía Nam, phía tây giáp huyện Ba Chẽ, phớa đụng giáp huyện Vân Đồn và phía bắc giỏp xó Hải Lạng, thị trấn Tiờn Yờn. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 4.955,17 ha. Xã nằm trong toạ độ địa lý từ 21011’ đến 21033’ vĩ độ Bắc và từ 107013’ đến 107032’ kinh độ Đông. Địa hình Đồng Rui là một xã đảo nằm kẹp giữa hai con sông là Sông Voi lớn và sông Ba Chẽ, địa hình tương đối bằng phẳng. Vị trí của Đồng Rui là vùng bồi tụ ven biển bị ngăn cách bởi đồi núi chạy sát biển, có địa hình thấp thoải dần ra biển, có độ cao từ 1,5m đến 3 m. Một số đã được cải tạo thành đất canh tác, đắp đầm NTTS, còn lại là bói sỳ vẹt, cồn cát ven biển bị ngập nước thuỷ triều. Khí hậu Khu vực cửa sông Ba Chẽ, Tiờn Yên mang đặc trưng của vựng khớ hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hè nóng ẩm, mùa đông khô lạnh. Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình phức tạp, đồi núi chạy sát biển nên tạo cho khu vực có những đặc trưng khí hậu riêng, những tiểu vựng khí hậu hỗn hợp miền núi, ven biển. Thuỷ văn Tiờn Yờn ớt sụng nhưng lại có nhiều suối nhỏ bắt nguồn từ vùng đồi núi chảy ra phía biển. Lớn nhất là sụng Tiờn Yờn, cú lưu vực 1.070 km2, dài 82 km, lưu lượng thấp nhất 28 m3/s, lưu lượng nước lớn nhất 2.090 m3/s. Sụng cú 7 nhỏnh, nhỏnh lớn nhất là sông Phố Cũ. Ngoài ra cũn cú sụng Ba Chẽ đổ ra khu vực cửa biển thuộc vùng đất phía Tây Nam xã Đồng Rui. Mạng lưới sông ở Tiờn Yờn cú dạng cành cây và mang đặc điểm của sông miền miền núi và ven biển, dốc và ít thác ghềnh, phía thượng lưu rộng, thu hẹp ở phía hạ lưu, cửa sông hẹp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thuỷ triều. Chế độ thuỷ văn không điều hoà trong năm, có sự chênh lệch lớn về lưu lượng giữa 2 mùa. Về mùa khô (mùa kiệt) mực nước sông thường thấp, lưu lượng nước nhỏ, lỳc này xâm nhập mặn do dòng triều là lớn nhất tạo điều kiện thuận lợi cho NTTS nước lợ. Ngược lại, vào mùa mưa thường có lũ đơn, không kéo dài vì lũ lên nhanh và cũng rút nhanh. Do địa hình dốc về phía Nam nên tạo ra nhiều khe suối, chia cắt thành nhiều khu vực, đặc trưng của các suối này là có độ dốc từ 4-6% thoát nước nhanh, nhưng vỡ sụng suối hẹp nên sau những trận mưa lớn thường gây ngập lụt ở một số nơi, ảnh hưởng xấu đến môi trường NTTS, gây ra hiện tượng ngọt hoá nhanh, gây đục nguồn nước do xói mòn, rửa trôi mạnh, phá huỷ hệ thống đê điều, đầm nuôi, cuốn trôi vật nuôi. Hải văn Thuỷ triều: Khu vực Tiờn Yờn cú chế độ nhật triều thuần nhất, tức là trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Về mùa hè, nước thường lên vào buổi chiều và về mùa đông thường lên vào buổi sỏng. Cỏc đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85-95% (tức trên 25 ngày) trong tháng. Khu vực Tiờn Yờn cú biờn độ thuỷ triều vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3,5 - 4,0m. Sóng và hướng sóng: Vào mùa đông, độ cao của sóng cao nhất chỉ ở mức 0,5-0,7 m với tần suất rất bé (khoảng 0,48%) xuất hiện chủ yếu vào tháng 12. Hầu hết cỏc thỏng trong năm ở cấp 0,25-0,5 m. Tần suất sóng lặng và sóng lăn tăn chiếm 97-99%. Hướng sóng chủ yếu là hướng Bắc với tần suất khoảng 30-38%, sau là hướng Đông Bắc chiếm khoảng 15-20%. Tần suất hướng Đụng, Đụng Nam và Nam vào khoảng 10-15%. Sóng hướng Tõy cú tần suất xuất hiện ít nhất, chỉ ở mức 1-3%. Vào mùa hè, tần suất lặng sóng và sóng lăn tăn chiếm 88-94%. Cấp độ cao sóng từ 0,25-0,5 m chiếm 4-9%. Cấp độ cao cao nhất lên đến 2-2,5 m vào tháng 7 và tháng 8 do bão ảnh hưởng trực tiếp gây ra. Hướng sóng thịnh hành trong mùa hè chủ yếu hướng Đông Nam với tần suất 20-40%. Tần suất sóng hướng nam cũng khá cao 15-25%. Tần suất sóng hướng Tây nhỏ không đáng kể. Độ mặn nước biển: Nước ven bờ là sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt từ vùng núi cao phía Tây, Tõy-Bắc theo các dòng sông Ba Chẽ, Tiờn Yên và Cái Mắm đổ ra vịnh theo quy luật mùa. Vào mùa khô, từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, nước biển chiếm ưu thế, độ mặn trong mùa này dao động từ 26-300/00. Vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 với lượng mưa lớn trờn vựng vịnh và được cộng thêm lượng nước mưa từ phớa các vùng núi cao đổ xuống đã làm cho độ mặn giảm xuống đáng kể. Độ mặn trung bình trong mùa này thường dao động từ 5-170/00. Tai biến thiên nhiên Tai biến thiên nhiên xảy ra ở Tiờn Yên chủ yếu là bão. Hàng năm khu vực Tiờn Yờn chịu ảnh hưởng trực tiếp của 1-2 cơn bão mạnh và khoảng 3-4 cơn bão ảnh hưởng gián tiếp. Thỏng cú nhiều bão đổ bộ vào Tiờn Yờn là tháng 7 và tháng 8, sớm hơn các khu vực khác ở miền Bắc. Phần lớn các cơn bão đổ bộ vào Tiờn Yờn là bão vừa và nhỏ (tốc độ gió từ cấp 8 đến cấp 10). Vào mựa bóo, trung bình mỗi thỏng có 1 cơn bão, năm nhiều có thể lên đến 3 hoặc 4 cơn bão một tháng. Ngược lại, nhiều tháng, nhiều năm không có cơn bão nào. Kèm với bão thường là mưa to gió lớn và gây ra lũ lụt tại nhiều khu vực. Tốc độ gió lớn nhất khi cú bóo tới trên 20 m/s, thậm chớ không hiếm những cơn bão tốc độ lớn hơn 40 m/s gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực NTTS. Bão kèm theo mưa lớn, lượng mưa của các cơn bão đổ bộ trực tiếp ít nhất cũng trên 100mm, có khi tới 300-400 mm gây ngọt hoá đột ngột hoặc lũ lụt phá vỡ các ao đầm NTTS. Cùng thời gian khi mưa về nhiệt độ không khí lại càng giảm nhanh, làm cho rủi ro của NTTS càng cao. Đa dạng sinh học Đa dạng sinh học ở Đồng Rui có được là nhờ vào RNM. Trước đây, RNM ở Đồng Rui có tổng diện tích khoảng 3000 hecta, được coi là HST RNM điển hình của khu vực phía Bắc Việt Nam, có chất lượng tốt, phong phú về số lượng loài cây, về HST đem lại nguồn thu nhập tốt cho người dân địa phương. Đang dạng loài Sinh vật vùng ĐNN cửa sụng Tiờn Yờn đa dạng và có giá trị lớn về nguồn lợi khai thác và sinh thái. Tổng hợp các kết quả khảo sát điều tra về ĐDSH vùng ĐNN cửa sụng Tiờn Yờn, Ba Chẽ của Hoàng Văn Thắng và cộng sự (2006) đã ghi nhận được 260 loài động vật đáy thuộc 87 họ, 188 loài thực vật nổi, 49 loài động vật nổi, 33 loài rong biển, 4 loài cỏ biển, 15 loài thực vật ngập mặn và 75 loài chim. Vùng cửa sụng Tiờn Yờn đó phỏt hiện được 195 loài cá thuộc 68 họ, 15 bộ, diện tớch bói triều lớn (bao gồm có và không có RNM che phủ) là môi trường thuận lợi cho các loài động vật nổi sinh sống. Chiếm ưu thế về số lượng loài là ngành thân mềm với 175 loài (chiếm 67%) thuộc 56 họ, các lớp giỏp xác (ngành Chân khớp), lớp giun nhiều tơ (ngành giun đốt) có số loài khá cao lần lượt là 39 và 36 loài. Số loài có giá trị kinh tế là 75 loài, 1 loài bị đe dọa. Về thực vật nổi, ngành tảo Silic chiếm ưu thế với 162 loài (chiếm 86%), tiếp đó là ngành tảo Lục (12 loài), tảo Lam (8 loài) và tảo Giáp (6 loài). Số lượng cá thể động vật nổi ở cửa sụng Tiờn Yờn là 467 con/m3 thấp hơn so với Cửa sông Nam Triệu (1.014 con/m3). Tiềm năng về nguồn lợi rong, cỏ biển vùng ĐNN cửa sông Tiờn Yờn khá lớn, đã phát hiện được 33 loài rong biển, 4 loài cỏ biển trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Đa dạng hệ sinh thái Vùng cửa sông Tiờn Yờn, Ba Chẽ có ba loại HST là bãi triều, cửa sông và RNM. HST bãi triều bao gồm bãi triều thấp và một phần của bãi triều cao thuộc kiểu ĐNN không có lớp phủ thực vật ngập mặn. HST cửa sông bao gồm hệ thống cửa sông và các kênh đào. HST RNM tương ứng với loại hình ĐNN bãi triều có phủ thực vật ngập mặn với 15 loài cây ngập mặn phát triển tốt. Cỏc bói triều cao có phủ thực vật ngập mặn phân bố rộng khắp ở các khu vực ven biển huyện Tiờn Yờn, Đầm Hà, Vân Đồn, tập trung nhiều ở đảo Đồng Rui, Đại Bình và Đông Hải. Thành phần loài thực vật ngập mặn phõn bố ở khu vực này chủ yếu là những loài chịu mặn, những loài ưa lợ ít xuất hiện. Thảm thực vật ngập mặn ở Tiờn Yên phát triển tốt nhất trong vùng cửa sông ven biển Đông Bắc, tạo thành thảm rừng xanh tốt, mật độ cây phân bố dày, cây cao, tạo ra các quần xã thực vật ngập mặn phân bố khác nhau. Quần xó sỳ chủ yếu phân bố ở vùng triều thấp chịu tác động nhiều của sự ngập lụt thủy triều hàng ngày, chiều cao cây khoảng 2-3m. Quần xã trang, đước, vẹt thuần chủng phân bố ở vùng triều, nền đáy ở khu vực này gồm bùn và đất sét, chịu ảnh hưởng thủy triều không thường xuyên. Ở đây trang, đước cao trung bình 3-3,5m, thậm chí cú cõy cao tới 8m tạo thành một vành đai xanh tốt bảo vệ vùng triều. Quần xó giỏ, vạng hôi và các cây bụi khác, chủ yếu phân bố ở vùng triều cao ít chịu ảnh hưởng chế độ ngập lụt của thủy triều hàng ngày. Ngoài ra cũn cú cỏc quần thể nhõn tác như rừng trồng trang và rừng trồng vẹt dù. HST RNM cửa sụng Tiờn Yờn là nơi cư trú của nhiều loài hải sản có giá trị (ngán, cua bùn, bạch tuộc, sâu đất, vạng…), cung cấp nguồn giống quan trọng của tôm, cua, cá cho vùng biển ven bờ, vày đõy cũng là nơi có năng suất sơ cấp rất lớn. Điều kiện kinh tế - xã hội Dân số, dân tộc và cơ cấu ngành nghề Dân số và dân tộc Xã Đồng Rui có 4 thôn là thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ và thôn Bốn. Tính đến cuối năm 2006 xã Đồng Rui có 554 hộ với 2198 nhân khẩu, trong đó nam chiếm 49,59% và nữ chiếm 50,41%. Số người trong độ tuổi lao động là 1.188 người, trong đó lao động nữ (tuổi từ 18 đến 55) là 545 người và lao động nam (tuổi từ 18 đến 60) là 643 người. Thôn Thượng có 675 người, là thôn đông dân nhất trong xó. Thụn Hạ có 420 người là thôn ít dân nhất (Bảng 3). Xã Đồng Rui có rất ít người dân bản địa, chủ yếu là dân di cư từ huyện Tiờn Lóng, Hải Phòng vào những năm 1978, 1990, 1996 trong các chương trình kinh tế mới của nhà nước và người dân tộc thiểu số di cư đến xã năm 1998 theo Chương trình kinh tế mới của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, có một số hộ dân tộc thiểu số di cư tự do đến sinh sống tại xã. Bảng 3: Tình hình dân số tại xã Đồng Rui, huyện Tiờn Yờn năm 2006 Địa phương Số hộ Số khẩu Nam Nữ Số lượng % Số lượng % Toàn xã 554 2198 1090 49,59 1108 50,41 Thôn Thượng 163 675 320 47,41 355 52,59 Thôn Trung 166 596 302 50,67 294 49,33 Thôn Hạ 108 420 220 52,38 200 47,62 Thôn Bốn 117 545 267 48,92 269 51,18 (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) Ở xã Đồng Rui hiện chỉ có 5 dân tộc sinh sống, gồm dân tộc Kinh, Tày, Dao, Sán Chỉ và Hoa. Người kinh chiếm khoảng 85,3 % dân số, còn đồng bào thiểu số chiếm khoảng 14,7% (Bảng 4). Trong các dân tộc thiểu số, dân tộc Dao chiếm số lượng đông nhất, 55 hộ với 278 khẩu, sinh sống chủ yếu ở thôn Bốn (chiếm 51% dân số của thôn Bốn). Tiếp đến là dân tộc Sán Chỉ, có 21 khẩu, cũng sinh sống tại thôn Bốn. Dân tộc Tày có 19 khẩu sống tại thôn Trung. Dân tộc Hoa ít nhất, chỉ có 5 khẩu sinh sống rải rác tại các hộ gia đình người Kinh tại thôn Trung và thôn Thượng. Bảng 4. Dân số và dân tộc xã Đồng Rui năm 2006 Dân tộc Số hộ Số khẩu Toàn xã 554 2198 (100%) Dân tộc Kinh 486 1875 (85,3%) Dân tộc thiểu số - Tày - Dao - Sán chỉ - Hoa 68 3 55 5 0 323 (14,7%) 19 278 21 5 (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) Trong sinh hoạt, người dân tộc thiểu số thường giao tiếp với nhau bằng tiếng bản ngữ. Hầu hết họ đều nói được tiếng Kinh và giao tiếp được với người Kinh. Ngành nghề Bảng 5. Cơ cấu ngành nghề tại xã Đồng Rui Ngành nghề Xã Đồng Rui Thôn Bốn Thôn Thượng Thôn Trung Thôn Hạ Tổng số hộ 554 117 163 166 108 Số hộ làm nông nghiệp 446 117 140 100 89 Số hộ nuôi trồng thủy sản 13 1 2 6 4 Số hộ khai thác thủy sản tự do 507 117 150 140 100 Số hộ làm nghề phụ (vận tải, mộc, may) 14 2 1 10 1 Số hộ buôn bán và dịch vụ 41 9 7 22 3 Số hộ có thành viên trong gia đình đi làm thợ mỏ 16 1 7 5 3 Số hộ có thành viên đi làm ăn xa (không kể thợ mỏ) 48 1 20 15 12 (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) Người dõn xó Đồng Rui sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản (Bảng 5). Số hộ làm nông nghiệp rất lớn, 446 hộ (chiếm 80,5% số hộ trong xã), đặc biệt thôn Bốn có 100% số hộ làm nông nghiệp. Số hộ nuôi trồng thủy sản hiện nay chỉ có 13 hộ. Ngoài làm nông nghiệp, một số ít hộ (10%) còn buôn bán và làm dịch vụ. Tuy nhiên, hầu hết các hộ trong xã đều có người tham gia khai thác thủy sản tự nhiên. Nam thanh niên của xã đi làm thợ mỏ tại các mỏ than trong tỉnh có thu nhập khá cao (trung bình khoảng 5 triệu đồng/người/thỏng). Số hộ có người đi làm ăn xa cũng tương đối lớn, chiếm 8,7% tổng số hộ trong xã. Đây là cũng là một nguồn thu nhập bổ sung của một số hộ gia đình Cơ sở hạ tầng tại khu vực Đồng Rui Thuỷ lợi Đê: Toàn huyện Tiên Yờn cú 5 xó cú tiềm năng NTTS biển và nước lợ, nhưng chỉ có một xã duy nhất là Hải Lạng có tuyến đê bao kiên cố dài 4,5 km cho toàn bộ vựng nuụi. Cỏc xó cũn lại hầu hết chưa có được tuyến đê bao vững chắc để chống lại các sự cố gây thiên tai từ biển. Đặc biệt xã Đồng Rui là xó cú diện tích lớn nhất (khoảng 1200 ha) đã đưa vào NTTS nhưng chưa có một tuyến đê bao ngoài mà chỉ là các bờ đầm vừa thấp vừa mỏng nối lại với nhau. Hệ thống kênh mương: Do quá trình phát triển tự phát, thiếu quy hoạch trong việc xây dựng các ao đầm nuôi tôm, hầu hết cỏc vựng đầm NTTS xã đều không hình thành các hệ thống kênh mương cấp và tiêu nước một cách khoa học; dễ gây hậu quả về môi trường và gây khó khăn cho việc ứng dụng cỏc cụng nghệ tiên tiến trong NTTS. Cống: Đồng Rui cũng như cỏc xó khỏc trong huyện Tiờn Yờn (trừ xã Hải Lạng) chỉ cú các cống điều tiết nước cho từng đầm, chứ không có các cống điều tiết nước cho khu vực đầm nuụi trờn hệ thống đê ngăn nước biển. Cống được xây dựng sơ sài hoặc theo kiểu đúc sẵn (cống thuyền) nờn khụng đảm bảo độ kiên cố trước áp lực của nước, dễ bị trôi vào mùa mưa lũ. Giao thông Là một xã đảo nên Đồng Rui chỉ có một đường giao thông duy nhất vào xó cú chiều dài 6,8 km được lát bằng bê tông năm 2001 nối từ Quốc lộ 18A vào xó. Cỏc đường nhỏnh của toàn xã (khoảng 6 km) và đường vào các hộ gia đình và ra đầm tôm đều là đường đất. Do vậy, việc đi lại của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn, đặc biệt vào những ngày trời mưa. Điện, nước sinh hoạt và chất đốt Điện: Trên địa bàn huyện Tiờn Yờn có một nhà máy thuỷ điện Khe Xoong với công suất 680.800 KW/h, ngoài ra huyện còn tiếp nhận điện lưới Quốc gia 900.000 KW/h để phục vụ đời sống và sản xuất của huyện. Mặc dù vậy, hiện nay mới chỉ có 6/11 xã, thị trấn trong huyện có điện hạ thế phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Xã Đồng Rui vẫn còn 140 hộ chưa có điện sinh hoạt, trong đó có toàn bộ số hộ thuộc thôn Bốn và khoảng gần 50% số hộ thuộc thôn Hạ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, văn hóa và sản xuất của người dân. Chất đốt: Người dõn xó Đồng Rui chủ yếu dùng củi làm chất đốt, chỉ một số rất ít (khoảng 15%) hộ gia đình dùng than và gas. Người dân thường đi vớt củi ngoài bãi triều, mang về phơi khô rồi sử dụng. Nhiều hộ đi lấy củi (chủ yếu là xin) tại các rừng, đồi ở Ba Chẽ khi các chủ đồi/rừng chặt cây để trồng keo. Tuy nhiên, nguồn chất đốt này không ổn định, các nguồn chất đốt này sẽ mất đi khi các chủ hộ đã trồng xong các rừng keo. Ngoài ra, người dân còn khai thác nguồn chất đốt từ RNM, do vậy đõy cũng là nguyên nhõn góp phần làm suy giảm RNM trong vùng Nước sinh hoạt: Xã Đồng Rui chưa có hệ thống cung cấp nước sạch. Khoảng 80% hộ gia đình sử dụng nước giếng khơi để ăn uống và sinh hoạt, chỉ 10% số hộ có bể nước mưa. Nhiều hộ vẫn phải dùng nước hồ để ăn, uống, sinh hoạt. Nước tưới trong khu vực cũng rất hạn chế. Vào vụ chiêm, nước tưới chủ yếu là bơm từ các hồ lên, ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và sản lượng cây trồng đặc biệt là cây lúa. Văn hóa, giỏo dục Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Tiờn Yờn nói chung và xó Đụng Rui nói riêng trong những năm gần đõy phỏt triển khá, tỷ lệ huy động học sinh đến trường ngày càng tăng. Xã Đồng Rui có 01 trường trung học cơ sở với 26 lớp bao gồm các lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và mẫu giáo với tổng số học sinh là hơn 400 em và 41 giáo viên. Xã không có trường trung học phổ thụng nờn cỏc em học sinh lớp 10, 11 và 12 phải trọ học tại thị trấn Tiờn Yờn. Do xó cú nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số nờn trình độ văn hóa nói chung rất thấp. Nhiều người lớn không biết đọc, biết viết. Số học sinh trong độ tuổi đi học nhưng chỉ học hết tiểu học rồi bỏ học, ở nhà làm nông nghiệp hoặc đi khai thác hải sản ngoài bãi triều cũng khá cao. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá mới được duy trì và phát triển mạnh tới từng thôn. Đi đôi với kiên quyết chỉ đạo ngăn chặn bài trừ các tệ nạn xã hội như nạn số đề, mại dõm, tiờm chớch, cỏc hoạt động có tính chất tôn giáo, lễ hội được hướng dẫn, đảm bảo tự do tín ngưỡng của nhân dân và theo đúng pháp luật. Những năm qua xã cũng đã cố gắng đầu tư cho hoạt động thông tin, tuyên truyền đại chỳng. Xó đó xõy dựng được các nhà văn hóa cộng đồng tại cỏc thụn và cỏc thụn cú hệ thống loa truyền thanh đảm bảo thông tin đến các hộ gia đình. Y tế Trong những năm qua cụng tỏc y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng được nâng cao, việc phòng bệnh, điều trị bệnh được duy trì thường xuyờn. Xó Đồng Rui có 1 trạm y tế 5 phòng và 4 giường bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế ở đây gồm 4 người: 1 y sĩ trạm trưởng hiện đang theo học chuyờn tu bác sĩ, 1 nhân viên y tế, 1 y sĩ và 1 y tá. Nhiệm vụ của trạm chủ yếu là chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dõn. Cỏc trường hợp bệnh nặng thường chuyển lên huyện và tỉnh cứu chữa. Trung tâm y tế huyện tổ chức khám chữa bệnh định kỳ theo chương trỡnh của huyện cho các đối tượng là người già và trẻ em. Phụ nữ của xã được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm theo Chương trình dân số. Xã thực hiện tốt các chương trình quốc gia như tiêm phòng, uống vitamin, v.v... Các bệnh chủ yếu ở xã Đồng Rui là sốt vi rút, tiêu hóa, đau mắt, v.v... Số phụ nữ mắc bệnh phụ khoa đã giảm so với trước đây, tuy nhiên vẫn còn khá cao (40-50%) do rất nhiều chị em tham gia khai thác hải sản tại cỏc bói triều. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Trong xã số cặp vợ chồng sinh con thứ 3 còn nhiều (17,24% vào năm 2005) do trình độ dân trí thấp và nhiều hộ là người dân tộc thiểu số. Tình hình sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi Tình hình sản xuất nông nghiệp Với hơn 80% hộ dân làm nông nghiệp nhưng diện tích đất nông nghiệp của xã Đồng Rui chỉ có 224,8 ha, trong đó 198,1 ha là đất trồng lúa, 26,7 ha cũn lại là đất vườn. Lần chia đất cuối cùng được địa phương tiến hành vào năm 1994, mỗi người dân ở xã Đồng Rui được chia 2 sào đất nông nghiệp để canh tác. Như vậy, những người sinh ra sau này hoặc chuyển đến địa phương sau năm 1994 vẫn chưa được nhận đất canh tác. Để khắc phục tình trạng này, xã Đồng Rui đang có kế hoạch cấp đất canh tác nông nghiệp cho những người dân để canh tác và ổn định cuộc sống. Tại khu vực Đồng Rui, người dân canh tác 2 vụ lúa là vụ chiêm và vụ mùa. Vụ chiêm bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, trong khi vụ mùa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11. Tuy nhiên, nhiều diện tích đất chỉ trồng được 1 vụ lúa do không đủ nước tưới, vụ còn lại người dân phải trồng màu. Cây lương thực chính trong vùng là lỳa. Cõy màu chủ yếu là khoai lang, ngô, sắn, khoai sọ, lạc, đỗ tương, đỗ, rau các loại và một số cõy công nghiệp và dược liệu như thanh hao hoa vàng. Diện tích và sản lượng của từng loại thể hiện trong bảng 6. Bảng 6 . Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Đồng Rui (ha) Loại hình canh tác Năm 2005 Năm 2006 Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Tổng diện tích gieo trồng 403,8 1.493 407,5 1.839 - Cây lương thực 341,3 1.057 296,0 1.192 - Cây chất bột 40 274 80 428 - Cây thực phẩm 7 70 21 187,5 - Cây công nghiệp 13 28,6 10,5 31,5 Tổng giá trị sản xuất trồng trọt (tỷ đồng) 2,05 1,25 (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) Năng suất lúa trong vùng không cao, ở những chân ruộng tốt, năng suất là 2,8 tấn/ha/vụ, những ruộng khỏc cú năng suất thấp hơn, trung bình khoảng 0,6 - 0,7 tấn/ha/vụ. Trong những năm gần đây, nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Cụ thể, năm 2005 toàn xó cú 38,8 ha đất bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của thiên tai, trong đó 9,87 ha đất 2 vụ lúa; 5,04 ha đất 1 vụ lúa; 7,87 ha đất lúa và màu và 16 ha đất hoang. Vụ chiêm năm 2006, xó cú 9,5 ha lúa chết do đất bị nhiễm mặn, trong đó 4,2 ha diện tích cấy lúa 2 vụ, 3,8 ha cấy lúa 1 vụ và 1,5 ha đất 1 lúa và màu. Sự nhiễm mặn đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, vấn đề an toàn lương thực của xã. Số hộ thiếu thóc ăn 2-3 thỏng/năm vào những lúc giáp hạt tương đối nhiều, đặc biệt là thôn Bốn nơi có nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số. Có đến 79/119 hộ tại thôn Bốn thiếu thóc ăn, thậm chí có hộ thiếu thóc ăn trong 6 tháng. Một điều khá đặc biệt ở xã Đồng Rui là người dân hầu như không sử dụng thuốc trừ sâu trong canh tác lúa. Đây là kết quả tuyên truyền của chính quyền xã và ý thức của người dân địa phương. Hiện nay, xó cú quy định cấm bắt các loài rắn, ếch, cóc,... và người dân thực hiện rất triệt để các quy định này. Những năm gần đõy xó hầu như không bị ảnh hưởng bởi các dịch sâu bọ như những địa phương khác. Tình hình chăn nuôi Chăn nuôi ở xã Đồng Rui không phát triển, đàn gia súc không lớn. Tình hình chăn nuôi của xã thể hiện trong bảng 7. Bảng 7. Tình hình chăn nuôi của xã Đồng Rui trong giai đoạn 2003-2006 Vật nuôi Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Trâu, bò (con) 193 204 235 212 Lợn (con) 1.573 1.652 1.800 1.850 Gia cầm (con) 15.300 12.200 14.000 11.000 Dê (con) 33 - - - Tổng giá trị sản xuất chăn nuôi (tỷ đồng) - - 1,85 1,7 (Nguồn: UBND xã Đồng Rui) Vật nuôi của xã Đồng Rui chủ yếu là trâu bò phục vụ sản xuất, lợn và gia cầm phục vụ sinh hoạt là chính, số hộ nuôi thương mại không nhiều. Cụ thể tại thôn Bốn, chỉ có 10/119 hộ nuôi từ 10 con lợn trở lên, hộ nuôi nhiều nhất là 22 con/năm. Đàn gia cầm của xã có phát triển hơn do điều kiện nuôi vịt thuận lợi. Riờng thôn Bốn có 17/119 hộ gia đình có đàn gia cầm trên 100 con, hộ nuôi nhiều nhất là trên 1100 con. Mặc dù chăn nuôi tại địa phương khụng phỏt triển rầm rộ xong cũng đạt được tổng giá trị sản xuất là 1,17 tỷ đồng (gần bằng tổng giá trị sản xuất trồng trọt). Tình hình nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sán Tình hình nuôi trồng thủy hải sản Với hơn 1080 ha đất bãi triều xã Đồng Rui có tiềm năng rất lớn về NTTS nước lợ. Trước năm 1993, từ bờ ngăn đất làm nông nghiệp của xã ra phía biển đều là cỏc bói triều. Hưởng ứng chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện để nhân dân đầu tư đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản của Đại hội Đảng bộ huyện Tiờn Yờn, phong trào NTTS đã được bắt đầu tại Đồng Rui từ năm 1994. Lúc đầu có khoảng 14 hộ từ huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đến khoanh đất để nuôi cua và tôm tự nhiên, đầm to nhất là 150 ha, cũn bộ nhất là 45 ha. Một số hộ dân địa phương cũng khoanh đất nuôi cua và tôm trong thời gian này. Việc nuôi thủy hải sản những năm đầu đã thu hút một lực lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận nhân dân trong xã. Hàng năm, huyện đã kết hợp với Trung tâm khuyến ngư của tỉnh mở các lớp tập huấn về NTTS cho nhân dân trong xã để nâng cao kiến thức NTTS cũng như lợi ích kinh tế cho các hộ nông dân. Tuy nhiên, việc nuôi thủy hải sản tại xã Đồng Rui đã không mang lại những kết quả như mong muốn. Hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến và bán thâm canh. Cũng như cỏc xó khỏc trong huyện Tiờn Yờn, nuụi thuỷ sản tại Đồng Rui trong thời gian qua chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự phối hợp đồng bộ với các giải pháp về con giống, thức ăn, thị trường, bảo vệ môi trường, nguồn lợi... Do đó, sự phát triển NTTS tại Đồng Rui không ổn định, có nhiều hộ làm ăn thua lỗ. Tỡnh hỡnh nuôi thủy hải sản được thể hiện trong bảng 8. Bảng 8. Tỡnh hỡnh nuôi trồng và khai thác thủy hải sản giai đoạn 2003-2006 Loại hải sản Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 ha tấn ha tấn ha tấn ha tấn Tôm 958 197 863 180 687 97 322,7 10,2 Cá nước ngọt 220 - 55 10 20 15 (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) Có thể thấy diện tớch nuụi trồng thủy sản giảm mạnh qua các năm. Sản lượng tụm cỏ nuụi cũng giảm tương ứng. Sản lượng năm 2003 là 417 tấn tụm, cỏ thỡ năm 2006 chỉ còn 25,2 tấn, giảm hơn 16 lần, đặc biệt sản lượng tôm giảm hơn 19 lần so với năm 2003 Hiện nay toàn xó cú 124 đầm tôm, trong đó thôn Thượng có nhiều đầm nhất (54 đầm), sau đó là thôn Hạ (22 đầm), thôn Trung (21 đầm), ít nhất là thôn Bốn (13 đầm). Trong số đầm trờn cú 24 đầm là của người ngoài xã. Đa số các đầm này được cấp trước năm 2003. Từ năm 2003 đến nay không có đầm nào được cấp mới mà thậm chớ cú một số hộ đã trả lại đầm vì làm ăn thua lỗ. Trước đây người dõn nuụi cua, cá nước ngọt và tôm. Nhưng nay đối tượng nuôi chủ yếu tập trung vào con tôm với vốn đầu tư lớn và cá nước ngọt. Cua hiện nay hầu như không cũn nuụi trong vùng. Nuôi tôm không đúng kỹ thuật hoặc tại những khu vực điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ tạo ra nhiều rủi ro, không thích hợp với người nghốo, đó gây nên một số hiệu quả tiêu cực làm cho người nghèo trở nờn nghèo hơn. Điều này thể hiện rất rõ trong kết quả điều tra tại 115 hộ dân thuộc thôn Bốn. Trong số các hộ điều tra, chỉ có hơn 17 hộ có đầm tôm, trong đó chỉ duy nhất một hộ hiện vẫn nuôi nhưng năng suất rất thấp. Số còn lại hiện chỉ lấy nước ra vào đầm một cách tự nhiờn, nước mang theo con giống, sau một thời gian họ đánh bắt và thu sản phẩm chứ không có bất kỳ đầu tư gì thêm vào đầm. Một số hộ sử dụng đầm làm mặt nước nuôi thả vịt, tăng thu nhập cho gia đình. Do chất lượng một số đầm NTTS ngày càng giảm, sản xuất không còn hiệu quả nên bị thu hồi cho trồng RNM. Đến cuối năm 2006, tổng diện tích ao, đầm xó đó thu hồi là 178,5 ha, trong đó thôn Thượng có 4 ha, thôn Hạ 40 ha, thôn Bốn nhiều nhất với 143,5 ha, chỉ cú thôn Trung là không có đầm ao thu hồi. Với diện tớch cỏc đầm tôm bị thất thu lớn như vậy, việc phục hồi các diện tích này là thách thức rất lớn đối với chính quyền và người dân địa phương. Tình hình khai thác hải sản Trong khi các đầm tôm bị bỏ hoang thì việc khai thác hải sản tự do ngày càng phát triển. Điều này thể hiện trong bảng 9. Bảng 9. So sánh nuôi và khai thác thủy hải sản tại xã Đồng Rui giai đoạn 2003-2006 (tấn) Diện tích/Sản lượng thủy sản Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 A. Diện tích nuôi thủy hải sản 958 342,7 B. Sản lượng nuôi thủy hải sản 417 235 107 25,2 C. Sản lượng khai thác hải sản tự nhiên 120 151 187 350 - Tôm, cá 20 21 47 20 - Nhuyễn thể và thuỷ sản khác 100 130 140 322 (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) Có thể thấy sản lượng khai thác hải sản tự nhiên của xã Đồng Rui tăng lên đáng kể. Năm 2006 sản lượng hải sản khai thác được tăng gấp gần 3 lần sản lượng năm 2003. Những con số nêu trên không thể hiện là hải sản của vùng nhiều hơn mà do số lượng người dân tham gia khai thác tăng nhanh. Trong số 105 hộ điều tra chỉ có 28 hộ không đi khai thác hải sản ngoài bãi triều, trong đó 11 hộ là người già, 8 hộ làm nghề phụ, buôn bán, có người đi làm ăn xa gửi tiền về hoặc con nhỏ. Các hoạt động khai thác mang tính chất huỷ diệt nguồn lợi như dựng mỡn đỏnh bắt cá gần đõy đó giảm nhưng vẫn còn xuất hiện ở một số nơi trong địa bàn xã và huyện, phần lớn là do những người từ nơi khác đến thực hiện. Những hoạt động này trong tương lai cần được ngăn cấm hoàn toàn để bảo toàn nguồn lợi và đảm bảo an toàn tính mạng cho chính người dân. Theo đánh giá của người dân địa phương thỡ cỏc loài tụm cỏ và các nhuyễn thể khỏc ít dần trong những năm gần đây, đặc biệt là cua còn rất ít. Khối lượng các loại hải sản đánh bắt được cũng ít đi. Đa số người dân trong xã đều nhận thức được về nguồn lợi hải sản của địa phương tương đối rõ ràng, đặc biệt là vai trò của RNM đối với môi trường sống của các loài hải sản. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng Rui Những thuận lợi trong phát triển kinh tế- xã hội Đồng Rui là một xã ven biển có diện tớch bói triều lớn, diện RNM của xã tương đối nhiều, liền lô, liền khoảnh, có vị trí địa lý và vai trò ảnh hưởng quan trọng đến các điều kiện môi trường và sinh thái cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản cũng như toàn bộ đời sống của cộng đồng địa phương. Ngoài ra hệ động, thực vật phát triển và đa dạng trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao là lợi thế của khu vực trong phát triển ngành nuôi trồng và khai thác thủy hải sản. Có sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền các cấp như UBND huyện, xã và các tổ chức khác trong xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, v.v... Chính quyền địa phương đã ý thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng giá trị của một đơn vị đất canh tác. Chính quyền địa phương cũng nhận thức rừ tớnh cấp thiết của việc phải phát triển bền vững nguồn TNTN của địa phương, đặc biệt là RNM. Nguồn lao động dồi dào là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhận thức của người dõn cũn hạn chế, song sự quan tâm tham gia của người dân và tinh thần đoàn kết dân tộc cao là những yếu tố tích cực và mang tính quyết định sự tới sự thành công của công tác quản lý bền vững RNM của địa phương. Những khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội Là một xó nghốo, dõn chủ yếu là di cư từ nơi khác đến, đặc biệt có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, trình độ văn hóa thấp nên nhận thức và khả năng phát huy nội lực từ dõn còn rất hạn chế. Chưa có phương án quy hoạch sử dụng đất nờn gõy mất cân đối trong sử dụng đất đai và TNTN. Sự phát triển nuôi thủy hải sản không thành công trong những năm trước đã để lại hậu quả hết sức nặng nề, nhiều đầm tôm bị bỏ hoang, không khai thác được không những gây lãng phí nguồn đất vốn đã rất hạn chế của địa phương mà còn làm ảnh hưởng đến việc tái tạo nguồn TNTN. Việc tìm ra giải pháp xử lý các đầm tôm là việc làm hết sức khó khăn nhưng rất cần thiết của chính quyền và nhân dân địa phương. RNM tuy đã được giao về cỏc thụn quản lý, xong hiệu quả chưa cao. Điều này đã và đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng loạt các vấn đề liên quan đến mất rừng, suy thoái TNTN, suy thoái HST RNM, ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sản xuất và đời sống của cộng đồng địa phương. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật của cán bộ và nhân dân địa phương trong lĩnh vực quản lý hiệu quả và bền vững TNTN còn thấp. Hiện tại chưa đáp ứng để tiếp cận và tiếp nhận thực hiện những phương pháp cải tiến mới. Điều kiện khí hậu (bão lụt) gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy hải sản của địa phương. Tình hình sử dụng đất ở Đồng Rui Hiện trạng sử dụng đất và RNM Hiện trạng sử dụng đất Diện tích đất tự nhiên của xã và các loại đất với các hình thức sử dụng khác nhau được phản ánh qua bảng 10, phân bố các loại đất thể hiện ở hình 2 và hình 3. Từ bảng 10 cho thấy, đất sản xuất nông nghiệp của xã rất ít, chỉ chiếm 5% diện tích đất tự nhiên. Đất NTTS chiếm 22%. Đất lâm nghiệp (bao gồm cả đất bãi triều) nhiều nhất chiếm 54%, trong đó đất có RNM tự nhiên là 1456,9 ha chiếm 29%, gồm vẹt dự bụng đỏ, đước vòi, trang, mắm biển, sú, chỉ có khoảng hơn 125 ha rừng trồng (3% đất tự nhiên) do một số dự án và người dân tự trồng. Trong hình 2 và hình 3, đất thổ cưphõn bố (phần màu hồng) xung quanh trục đường vào xã và ở các thôn. Đất nông nghiệp (phần màu vàng đậm) nằm tập trung xung quanh khu đất thổ cư, bám dọc theo các trục đường trong thôn, xã. Đất trồng cõy lõu năm (phần màu vàng nhạt) rất ít, nằm rải rác bờn trong khu đất nông nghiệp. Đất rừng ngập mặn tự nhiên (phần màu xanh da trời) phõn bố xung quanh xã đảo, tạo thành vành đai xanh chắn sóng bóo, đồng thời cũng là nguồn lợi lớn nhất của xã. Đất thường xuyên ngập nước bao gồm các ao, đầm nuôi thuỷ hải sản có diện tớch khá lớn, có mặt ở khắp các khu vực trong xã, bao quanh và ngăn cách khu đất thổ cư với RNM tự nhiên. Đất ao đầm dự kiến trồng rừng phòng hộ (phần màu tím nhạt) khá lớn và tập trung thành những khu có diện tớch rộng lớn (hình 4, hình 5 và hình 6). Diện tích đất gò đồi, đất hoang hóa (hình 7) không lớn, có mặt rải rác giữa RNM tự nhiên và khu NTTS Bảng 10. Tình hình sử dụng đất xã Đồng Rui ( ha) Loại đất Xã Đồng Rui Thôn Thượng Thôn Trung Thôn Hạ Thôn Bốn diện tích % Tổng diện tích đất tự nhiên 4.955,17 1.300 955,17 1.200 1.500 Đất sản xuất nông nghiệp 224,80 5 87,80 39,20 51,40 46,40 - Đất trồng lúa 198,10 4 73,40 34,80 45,00 44,90 - Đất vườn 26,70 1 14,40 4,40 6,40 1,50 Đất lâm nghiệp (bao gồm cả đất bãi triều) 2.663,75 54 - - - - - Đất có RNM tự nhiên 1.456,90 29 626,10 198,40 223,70 398,70 - Rừng trồng (RNM) 125,00 3 0 50,00 45,00 30,00 - Đất bãi triều và đất có sú vẹt mọc rải rác 1.081,85 22 - - - - Đất nuôi trồng thủy hải sản 1.080,13 22 - - - - Đất phi nông nghiệp (gò đồi, hoang hóa, đất ở) 174,73 4 - - - - Đất chưa sử dụng 759,82 15 - - - - (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) Hình 2. Chỉ dẫn bản đồ giao RNM cho cộng đồng (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) Hình 3. Hỉnh ảnh bản đồ giao RNM cho cộng đồng, xã Đồng Rui (Nguồn: UBND xã Đồng Rui, 2006) Hình 4. Đất trống do cây ngập mặn chết khi thiếu chế độ triều Hình 5. Đất đầm tôm bỏ hoang có cây ngập mặn mọc rải rác Hình 6. Đầm tôm bị bỏ hoang Hình 7. Rừng keo sau khai thác bị bỏ hoang Một số tính chất đất khu vực xã Đồng Rui Độ chua của đất pHKCl pHKCl là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá độ chua hay tính axit/bazơ của môi trường đất, là một yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Mỗi loài cây khác nhau thích nghi trong những khoảng pH khác nhau như: cây có sợi thích hợp ở pH = 4 - 5, cây họ đậu là pH = 7 – 8 và cây lúa là pH = 4 – 6. Giá trị pHKCl của đất dưới các loại hình canh tác khác nhau ở Đồng Rui được thể hiện ở bảng 11: Bảng 11. Kết quả phân tích pHKCl Mẫu pHKCl (19.8oC) RNM 4,3 LÚA 4,5 QCCT 12 NĂM 3,4 QCCT 5 NĂM 3,8 TC TÔM 2 NĂM 6,4 Kết quả phân tích ở bảng 11 cho thấy, pHKCl của đất lúa thuộc loại chua vừa (4,5) (thích hợp với loại cây có sợi như bụng, cúi, dõu tằm…) gần giống với đất RNM (4,3). pHKCl trầm tích đầm QCCT 5 năm và QCCT 12 năm tương đối giống nhau, trong khi đó pHKCl ở trầm tích đầm TC lại cao hơn pHKCl ở trầm tích đầm QCCT do sau mỗi vụ tụm cỏc hộ nuôi tôm ở đầm TC đã sử dụng vôi bột để khử trùng nhiều hơn so với các hộ nuôi tôm ở đầm QCCT. Mùn và các chất tổng số. Nhờ hoạt động của vi sinh vật, các xác hữu cơ (lá cây, rễ cây, thân cây...) trong đất bị phân giải tạo thành mùn. Hàm lượng và thành phần mùn quyết định trạng thái và các tính chất lý, hoá học, độ phì của đất. Trong thành phần mùn chứa 90% nitơ ở dạng dự trữ và chứa nhiều các nguyên tố dinh dưỡng khác như N, P, K, S, Ca..., nờn mựn là nguồn thức ăn dự trữ cho cây trồng. Nitơ là một trong ba nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng nhất của thực vật, có rất nhiều trong các cơ quan của thực vật. Trong đất N tồn tại chủ yếu ở dưới dạng hữu cơ (95 - 99%), còn dạng vô cơ chỉ chiếm 1 - 5%, như vậy Nts trong đất là một chỉ tiêu qua trọng để đánh giá độ phì nhiêu tiềm tàng của đất. Cũng giống như C và N, nguyên tố P và K là hai nguyên tố đa lượng rất quan trọng trong đời sống cây trồng, nếu thiếu chúng cây trồng sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được. Hàm lượng P2O5 ts và K2Ots là chỉ số phản ánh khả năng cung cấp P và K cho cây trồng. Theo nhiều kết quả nghiên cứu trước đây, việc nuôi trồng thuỷ sản sẽ cung cấp một lượng đáng kể P và K cho đất. Để đánh giá hàm lượng mùn và các chất tổng số, kết quả phân tích các chỉ tiêu này được thể hiện qua bảng 12: Bảng 12. Kết quả phân tích mùn, Nts, P2O5 ts và K2Ots Mẫu Mùn (%) Nts (%N) Pts (%P2O5) Kts (% K2O) RNM 2,02 0,11 0,02 1,15 LÚA 1,78 0,039 0,012 0,28 QCCT 12 NĂM 2,03 0,079 0,008 0,48 QCCT 5 NĂM 1,87 0,048 0,013 0,79 TC TÔM 2 NĂM 1,13 0,048 0,02 0,39 Theo thang đánh giá mùn của Chiurin thì trầm tích đầm QCCT 12 năm và trầm tích RNM có hàm lượng mùn trung bình, còn đất lúa , QCCT 5 năm, TC tôm 2 nă có hàm lượng mựn nghốo. Kết quả thu được cho thấy cả 4 mẫu trầm tích lúa, QCCT, và TC đều nghèo Kts; chỉ có mẫu trầm tích RNM có hàm lượng Kts trung bình (1,15); hàm lượng Pts ở 5 mẫu trầm tích đều ở mức trung bình. Nts ở trầm tích lúa rất nghốo; cũn ở trầm tích QCCT , TC nghèo, và trầm tích RNM có mức trung bình. Chỉ số CEC, Ca2+tđ và Mg2+tđ trong đất CEC là chỉ số quan trọng phản ánh được năng hấp phụ và trao đổi các chất dinh dưỡng ở dạng cation của đất, những đất có CEC cao thì khả năng chống rửa trôi rất tốt còn đất có CEC thấp (như đất cỏt) thỡ rất dễ bị rửa trôi chất dinh dưỡng. Do đó CEC là một yếu tố quan trọng để tính toán lượng phân bón, thành phần phân bón và hình thức bón phân. Trong đất, Ca2+ và Mg2+ là yếu tố quan trọng trong việc hình thành cấu trúc đất, chúng đóng vai trò như xi măng gắn kết các hạt đất lại tạo thành các đoàn lạp đất. Ngoài ra việc có mặt Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch đất cũng hạn chế sự xuất hiện của các ion gây độc cho cây trồng như: Al3+, Fe3+, Cu2+, Pb2+... Mặc dù chiếm tỷ lệ không lớn trong cơ thể thực vật nhưng Ca và Mg là hai nguyên tố quan trọng đối với cơ thể thực vật, Mg là thành phần không thể thiếu trong cấu tạo của clorophin do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình quang hợp của thực vật. Trong khi đó Ca là yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào và quá trình hình thành tế bào. Kết quả phân tích CEC, Ca2+ và Mg2+ trong các mẫu trầm tích nghiên cứu được thể hiện ở bảng 13: Bảng13. Kết quả phân tích CEC, Ca2+tđ và Mg2+tđ trong đất Mẫu CEC (mgđl/100g) Ca2+ (mgđl/100g) Mg2+ (mgđl/100g) RNM 5,44 2,0 6,49 LÚA 3,38 1,1 1,05 QCCT 12 NĂM 1,75 1,5 4,75 QCCT 5 NĂM 5,25 1,1 4,75 TC TÔM 2 NĂM 5,5 1,2 3,75 Cũng theo kết quả phân tích hàm lượng Mg2+tđ ở đất lúa (1.05 mgđl/100gđất) thấp hơn so với các mẫu còn lại vì Mg2+ có nhiều trong nước biển, còn đất lúa do được cải tạo từ lâu nên Mg2+ đã bị rửa trôi khỏi đất trong quá trình thau chua rửa mặn. Các mẫu còn lại có hàm lượng Mg2+tđ cao hơn, dao động từ 3,75 – 6,49 mgđl/100gđất). Đây có thể là do các mẫu QCCT, TC và RNM là những nơi thường xuyên được tiếp nhận một lượng Mg2+ từ nước biển. Kết quả thu được cho thấy hàm lượng Ca2+tđ của các mẫu trầm tích ở đây chỉ ở mức trung bình, dao động từ 1,1-2,0 mgđl/100g đất. Hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất. Nếu như hàm lượng các chất tổng số đặc trưng cho độ phì tiềm tàng của đất, thì hàm lượng các chất dinh dưỡng dưới dạng dễ tiêu lại phản ánh độ phì thực tế của đất, đặc trưng cho khả năng cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp của đất cho cây trồng. Có nhiều loại đất có độ phì tiềm tàng rất lớn nhưng cây trồng vẫn sinh trưởng và phát triển kém là do đất đú cú độ phì thực tế thấp. Do đó, việc đánh giá hàm lượng các chất dễ tiêu trong đất rất quan trọng. Kết quả phân tích hàm lượng các chất dễ tiêu trong các mẫu nghiên cứu được thể hiện trong bảng 14, cả 5 mẫu đều có Pdt và Ntf ở mức nghốo cũn Kdt lại rất giàu. Bảng 14. Hàm lượng Ntp, P2O5 dt, K2Odt trong đất Mẫu Ntf (mg/100g) Pdễ tỉêu (mgP2O5/100g) K+ (mgK2O/100g) RNM 6,3 1,72 40,91 LÚA 6,3 4,467 1,05 QCCT 12 NĂM 6,44 0,935 17,3 QCCT 5 NĂM 8,26 1,07 23 TC TÔM 2 NĂM 7,14 4,33 67,4 Hàm lượng Fe2+, Fe3+ trong đất. Đối với dinh dưỡng cây trồng thì sắt được xếp vào nguyên tố vi lượng, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và hô hấp của thực vật, nếu thiếu sắt cây thường có hiện tượng lá úa vàng có thể dẫn đến chết. Tuy nhiên, trong đất ở vùng nhiệt đới hàm lượng Fe lại được xếp vào loại đa lượng do quá trình tích luỹ tương đối sắt nhôm. Khi hàm lượng Fe3+ trong đất cao thỡ chỳng sẽ tạo thành các kết tủa bám vào bề mặt của rễ làm cho rễ không lấy được chất dinh dưỡng và hạn chế sinh trưởng của cây có thể dẫn đến chết. Kết quả phân tích hàm lượng Fe2+, Fe3+ trong các mẫu phân tích được thể hiện qua bảng 15. Bảng 15. Hàm lượng Fe2+, Fe3+ trong đất Mẫu Fe2+ (mg/100g) Fetổng (mg/100g) RNM 16,7 37,3 LÚA 1,5 17,4 QCCT 12 NĂM 11,1 27,6 QCCT 5 NĂM 8,1 26,5 TC TÔM 2 NĂM 4,5 30,8 Kết quả thu được cho thấy hàm lượng Fe2+ trong các mẫu đất rất khác nhau. Hàm lượng Fe2+ trong đất lúa (1,/100gđất) lại cao các mẫu khác rất nhiều vì pH ở đất lúa thấp, trong môi trường khử thì sắt ở dạng Fe2+ nhiều hơn dạng Fe3+. Tuy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van thac si rung.doc
Tài liệu liên quan