Đề tài Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn điện hoá Hà Sơn

Tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn điện hoá Hà Sơn: PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hội nhập WTO, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp nào có cách nhìn nhận mới, có phương thức kinh doanh linh hoạt sẽ tồn tại, phát triển và ngược lại. Do đó việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt động trong quá tình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính, đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp qua mỗi kỳ kinh doanh. Do vậy kết quả kinh doanh rất quan trọng với các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch cho tương lai và khắc phục tồn tại cũng như thiếu sót của doanh nghiệp. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố. Từ đó đề xuất c...

doc106 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn điện hoá Hà Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Trong điều kiện hội nhập WTO, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp nào có cách nhìn nhận mới, có phương thức kinh doanh linh hoạt sẽ tồn tại, phát triển và ngược lại. Do đó việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin để đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt động trong quá tình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính, đánh dấu sự phát triển của doanh nghiệp qua mỗi kỳ kinh doanh. Do vậy kết quả kinh doanh rất quan trọng với các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch cho tương lai và khắc phục tồn tại cũng như thiếu sót của doanh nghiệp. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả đạt được. Trước yêu cầu đó, các doanh nghiệp nói chung và các công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn nói riêng cần định kỳ phân tích, đánh giá nhằm tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, nắm bắt thời cơ phát triển không ngừng đồng thời góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra phương hướng và biện pháp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về động sản xuất kinh doanh công ty. - Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho công ty trong thời gian tới. 1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Phạm vi nghiên cứu * Không gian: Tiến hành thu thập thông tin tại công ty, kết hợp với điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương để đánh giá thực trạng và tiềm năng của công ty trong thời gian tới. * Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày 10/01/2009 đến ngày 25/5/2009. Số liệu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn được dùng để nghiên cứu đề tài chủ yếu trong 3 năm từ 2006 đến 2008. 1.3 Kết quả nghiên cứu dự kiến PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan tài liệu 2.1.1 Cơ sở lý luận 2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm Khái niệm sản xuất * Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất tập trung vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm. * Liên hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền. Khái niệm kinh doanh Kinh doanh có thể được hiểu là quá trình đầu tư vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cũng như kỹ năng quản lý vào các hoạt động kinh tế để tìm kiếm lợi nhuận. Hay kinh doanh còn có thể hiểu là việc sử dụng một cách tối ưu nhất những nguồn lực để thực hiện quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ... một cách có hiệu quả nhất phù hợp với văn hóa xã hội của dân tộc. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Có thể hiểu tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện giá trị và giá trị sử dung đối với sản phẩm hàng hoá thông qua quan hệ trao đổi mua bán. Trong quan hệ này, doanh nghiệp chuyển nhượng cho người mua sản phẩm hàng hoá đồng thời được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán số tiền hàng tương ứng với giá trị số sản phẩm hàng hoá đó. Hay nói cách khác tiêu thụ sản phẩm là việc con người sử dụng sản phẩm hàng hoá vào mục đích riêng của từng người để thoả mãn nhu cầu của họ. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định mở rộng sản xuất đối với người sản xuất. Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền lỗ hay lãi. Đây là tiêu chí quan trọng giúp đánh giá hiệu qảu quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quyết định trong các vấn đề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.2 Bản chất và chức năng của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1.2.1 Bản chất của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh: - Là việc phân chia, diễn giải các hiện tượng , quá trình và kết qủa sản xuất kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp nhằm rút ra qui luật và xu hướng vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Đánh giá gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, chủ thể hoạt động kinh tế. - Là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các tiềm năng cần được khai thác từ đó đề ra các phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu như trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh còn đơn giản, nhỏ hẹp, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và phức tạp thì việc đánh giá cũng sẽ đơn giản hơn. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu đòi hỏi thông tin cho người quản lý ngày càng nhiều, đa dạng, phức tạp. Từ đó phân tích kinh doanh bắt đầu hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị. - Đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp nắm bắt được khả năng tài chính, cũng như khả năng nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xác định được mục tiêu, chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả. 2.1.1.2.2 Chức năng của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, con người thường xuyên phải đánh giá kết qủa để từ đó rút ra những sai lầm, thiếu sót, tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, vạch rõ tiềm năng chưa được sử dụng và đề ra các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời, hợp lý để không ngừng nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố. Mỗi biến động của từng nhân tố có thể xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng đến kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy chức năng của phân tích kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh là cụ thể hoá bản chất kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về chức năng của phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng chung nhất thì phân tích kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh có 3 chức năng sau: - Chức năng kiểm tra - Chức năng quản trị - Chức năng dự báo * Chức năng kiểm tra Kiểm tra là thông qua phân tích kết qủa các hoạt động sản xuất kinh doanh mà quản lý và sử dụng sao cho hợp lý. Thể hiện qua các giai đoạn sau: - Kiểm tra quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như: nguyên vật liệu, lao động, đất đai… - Kiểm tra quá trình sản xuất ra sản phẩm như: năng suất, chất lượng sản phẩm, chất lượng lao động… - Kiểm tra hoạt động ngoài sản xuất như: thiết lập và sử dụng nguồn tài chính, các hoạt động khác… * Chức năng quản trị Các doanh nghiệp muốn đạt được kết qủa cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải xây dựng cho mình phương hướng, mục tiêu trong đầu tư và biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân lực, vật lực. Do vậy, doanh nghiệp có thể nắm được các nhân tố, mức độ và xu hướng ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều nằm trong mối liên hoàn với nhau. Do đó, chỉ có thể tiến hành phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách toàn diện mới giúp cho các doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong trạng thái thực của mình. Từ đó, nêu lên một cách tổng quát khả năng hoàn thành mục tiêu đồng thời phân tích sâu sắc các nhân tố tác động tới việc hoàn thành hay không hoàn thành mục tiêu đó. Phân tích kết qủa sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở huy động mọi khả năng tiềm tàng về vốn, lao động vào quá trình sản xuất kinh doanh. * Chức năng dự báo Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà phân tích có thể dự báo về xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Mọi tài liệu phục vụ cho phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh đều rất quan trọng trong việc dự báo về tương lai của doanh nghiệp. Đây là thông tin quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch chiến lược và đầu tư nguồn lực vào sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh còn giúp ta dự báo về xu hướng, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, cả 3 chức năng trên đều được thực hiện cùng một lúc thông qua quá trình phân tích, các chức này ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Vì vậy, việc thực hiện tốt chức năng này sẽ tạo đều kiện tốt cho các chức năng khác và ngược lại. 2.1.1.3 Vai trò và mục đích của đánh gía kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1.3.1 Vai trò của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động mang tính nội bộ trong doanh nghiệp nên nó chỉ có vai trò trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp, thể hiện thông qua 2 khía cạnh chính sau: - Thứ nhất, có vai trò trong công tác quản lý: Quản lý là quá trình dự đoán, đặt mục tiêu, lập kế hoạch, đưa kế hoạch vào thực hiện, ghi chép theo dõi và phân tích, đánh giá.Người quản lý có thể dựa vào tài liệu, thông tin của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đề ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao tính tích cực của các nhân tố hoặc cũng có thể thông qua phân tích mà theo dõi sự biến động của các nhân tố để điều chỉnh sao cho hợp lý. - Thứ hai, có vai trò kiểm tra giám sát: Là kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tìm ra các nguyên nhân, các bất cập trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất. Mặt khác, thông qua đánh gía kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh còn cho thấy thực trạng sử dụng các yếu tố đầu vào và nguồn gốc của sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.3.2 Mục đích của đánh gía kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua việc phân tích nhằm tìm ra và giải thích được mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý tốt như tiết kiệm chi phí, hạ giá thành , chống thất thoát tài sản, tăng năng suất lao động… Do đó, việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt được mục đích cụ thể sau: - Đưa ra các chỉ tiêu dự báo về xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc đưa ra các chiến lược mang tính lâu dài trong tương lai của nhà quản lý. - Giúp nhà quản lý đề ra được hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp vì hoạt động sản xuất kinh doanh phải luôn biến đổi không ngừng sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh. Thực hiện tốt các mục đích trên nhằm tìm ra xu hướng và phạm vi tác dụng của các nhân tố đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và dự báo xu hướng phát triển của doanh nghiệp. 2.1.1.4 Nội dung đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 2.1.1.4.1 Phân loại kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả sản xuất kinh doanh là một trong các chỉ tiêu để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp có đạt được hiệu quả kinh tế cao hay không thì điều trước tiên là doanh nghiệp phải làm ăn có lãi, các chỉ tiêu kết qủa sản xuất kinh doanh tăng lên, tiếp đó là xét đến việc sử dụng các chi phí kinh tế như thế nào. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như từng công đoạn trong quá trình sản xuất. Kết quả sản xuất của doanh nghiệp được phân thành các loại sau: - Kết qủa hoạt động từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ - Kết qủa hoạt động tài chính - Kết quả hoạt động khác 2.1.1.4.2 Phương pháp xác định kết quả sản xuất kinh doanh Để xác định được kết quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp thì công việc của nhà quản lý và người làm kế toán phải có phương pháp xác định phù hợp với đặc điểm, tính chất và tình hình của công ty, doanh nghiệp. Đồng thời, phương pháp xác định kết quả sản xuất kinh doanh đố phải phù hợp với quy định của Nhà nước. Để việc xác định chính kết quả sản xuất kinh doanh được thuận lợi thì cần xác định chính xác giá vốn hàng bán, chí phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác, doanh thu thuần, doanh thu từ hoạt động tài chính cà doanh thu từ hoạt động khác. Đi đôi với xác định các chỉ tiêu kinh tế đó là việc phát các loại phiếu ( phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho), tập hợp các khoản chi vào sổ cái, sổ chi tiết và lập báo cáo gửi lên cấp trên sau mỗi tháng, quý, năm. Trên cơ sở phân loại kết quả sản xuất kinh doanh chúng ta cần tính các chỉ tiêu sau để xác định kết qảu sản xuất. Cụ thể như sau: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu với giá vốn hàng bán, các khoản giảm trừ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. + Tổng doanh thu: Phản ánh tổng số doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong một khoản thời gian nhất định, thường là một năm. + Các khoản giảm trừ: Phản ánh các khoản giảm trừ vào doanh thu bán hàng, thong qua chỉ tiêu này cho biết tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. = = + Doanh thu thuần Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ + Giá vốn hàng bán: Phản ánh giá trị gốc của sản phẩm hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. = + Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần – Giá hàng bán + Chi phí bán hàng: Phản ánh tổng chi phí bán hàng trừ vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chí phí Bán hàng Chi phí quản lý + Chi phí quản lý: Là các chi phí bỏ ra cho công tác quản trị doanh nghiệp được tính vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Lợi nhuận từ HĐSXKD LN gộp = - Kết quả hạot động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu và chi của hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định. Kết quả đó được xác định theo công thức = - Lợi nhuận từ hoạt Thu nhập từ hoạt Chi phí từ hoạt động tài chính động tài chính động tài chính + Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD là lợi nhuận từ hoạt động SXKD và lợi nhuận từ hoạt động tài chính sau khi đã trừ đi các khoản chi phí. + LN gộp = LN thuần từ LN từ Chi phí Chi phí HĐ SXKD HĐTC quản lý bán hàng Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí trong thời kỳ nhất định. Lợi nhuận khác = Thu nhập khác Chi phí khác Từ các chỉ tiêu kinh tế về lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh , lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động khác của công ty thì cuối kỳ kế toán có nhiệm vụ tổng hợp lại để xác định thuế phải nộp cho Nhà nước. + = + Tổng lợi nhuận Lợi nhuận từ Lợi nhuận Lợi nhuận trước thuế hoạt động SXKD từ HĐTC khác = Tổng lợi nhuận Tổng lợi nhuận Thuế thu nhập Sau thuế trước thuế doanh nghiệp 2.1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chính là kết quả cuối cùng của quá trình tiêu thụ, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tuy nhiên ta có thể quy về hai yếu tố sau: 2.1.1.5.1 Môi trường bên ngoài doanh nghiệp: 2.1.1.5.1.1 Môi trường vĩ mô Môi trường vĩ mô là tổng thể các nhân tố như chính trị - pháp luật, kinh tế, văn hoá – xã hội, công nghệ, quốc tế….Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển được cần phải quan tâm, xem xét các yếu tố này như một phần tất yếu để có thể nắm bắt những cơ hội và tránh những rủi ro không đáng có. Môi trường vĩ mô gồm một số yếu tố chủ yếu sau: Các nhân tố chính trị - pháp luật Các nhân tố này có ảnh hưởng một cách trực tiếp tới nền sản xuất trong nước nói chung và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng. Nếu như một nền chính trị ổn định, các hệ thống luật pháp - quy phạm rõ ràng, có sự thống nhất từ trung ương tới địa phương, có một sự công bằng giữa các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trái lại nếu như nền chính trị mất ổn định, các hệ thống luật pháp không rõ ràng, thường xuyên thay đổi, không có hệ thống thì sẽ làm cho các doanh nghiệp không thể an tâm để sản xuất kinh doanh và điều đó sẽ dẫn tới việc suy giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó môi trường chính trị không ổn định dễ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài e ngại, không muốn đầu tư vào sản xuất trong nước, như vậy sẽ là một tổn thất rất lớn đối với nền kinh tế trong nước. Mặt khác, sự không ổn định về chính trị dễ gây mất lòng tin với các nhà đầu tư trong nước dẫn đến tình trạng không muốn đầu tư hoặc có đầu tư chỉ là kiểu đầu tư “chụp giật” không thể đem lại sự lớn mạnh cho nền kinh tế và như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Ngoài ra sự thay đổi thường xuyên của hệ thống pháp luật sẽ làm cho một số doanh nghiệp được lợi còn một số khác thì lâm vào tình cảnh bất lợi, chính vì thế mà các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ các quy phạm pháp luật cũng như các chính sách mới của Nhà nước để từ đó nắm lấy cơ hội cho mình. Các nhân tố kinh tế Các nhân tố kinh tế như lạm phát, tỷ giá hối đoái, tốc độ tăng trưởng kinh tế, các chính thương mại…đều có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân. Mỗi một nhân tố tác động tới doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Thí dụ, khi xem xét chính sách khuyến khích xuất khẩu hàng dệt may chẳng hạn, có ý kiến cho rằng nên bán hạn ngạch một cách công khai như vậy sẽ tránh được tình trạng phân bổ hạn ngạch không hợp lý. Tuy nhiên nếu làm như vậy thì chỉ một số ít doanh nghiệp có nền tài chính mạnh sẽ mua được hầu hết hạn ngạch và từ đó các doanh nghiệp nhỏ sẽ không có được hạn ngạch. Chính vì vậy có thể làm nảy sinh vấn đề, các doanh nghiệp lớn có thể ép giá bắt các doanh nghiệp nhỏ bán sản phẩm cho mình và lấy phần chênh lệch giữa giá mua của doanh nghiệp nhỏ trong nước và giá xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy mà đối với mỗi một nhân tố kinh tế đều có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo chiều hướng tốt hoặc chiều hướng xấu. Điều đó là hoàn toàn phụ thuộc vào việc nghiên cứu và đưa ra các chính sách của Nhà nước trong mỗi thời kỳ của nền kinh tế. Các nhân tố khoa học – công nghệ Khoa học công nghệ là yếu tố then chốt quyết định tới chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ thay đổi liên tục khiến cho các nước đi sau có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để cải tiến kỹ thuật, nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh mà không mất nhiều thời gian như các nước tư bản trước đây. Tuy nhiên việc tiếp thu và vận dụng được hay không đó còn là vấn đề cần xem xét. Lý do chủ yếu là do điều kiện năng lực của mỗi doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp chỉ biết tận dụng những thành tựu mới nhất nhưng điều kiện sản xuất không cho phép thì những công nghệ đó cũng chẳng có ích lợi gì. Hơn thế nữa việc đổi mới công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp phải có nền tài chính đủ mạnh, nếu không thì sẽ không thể theo kịp tốc độ phát triển như hiện nay. Ngoài ra, để có thể sử dụng được những công nghệ hiện đại này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có một chương trình đào tạo con người phù hợp, điều đó sẽ góp phần xây dựng tác phong công nghiệp cho nhân viên, đồng thời sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên đáng kể. Các nhân tố quốc tế Việt Nam đang cố gắng ra nhập tổ chức WTO một cách sớm nhất, hơn thế nữa môi trường quốc tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với nền sản xuất trong nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Trong quá trình hội nhập các doanh nghiệp có thể có những cơ hội như: thị trường được mở rộng hơn, tiếp thu được các phong cách quản lý hiện đại, chuyển giao và ứng dụng được nhiều khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại hơn….Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng gặp phải những khó khăn như: khách hàng khó tính hơn, môi trường cạnh tranh gay gắt hơn… Nếu các doanh nghiệp tận dụng được những điểm mạnh và hạn chế được những điểm yếu thì đó sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Còn nếu không tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức thì doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại được trong nền kinh tế thị trường như ngày nay. Các nhân tố thuộc cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng là yếu tố tác động một cách gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng như: hệ thống đường giao thông, hệ thống điện nước, hệ thống thông tin liên lạc…Các nhân tố này có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau. Cụ thể: nếu doanh nghiệp nào có điều kiện gần đường giao thông chính nơi tập trung của nhiều dân cư, gần khu cung ứng và tiêu thụ… sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên. Tuy nhiên nếu là nơi đông người thì doanh nghiệp cần phải có những biện pháp khắc phục ô nhiễm, tiếng ồn…để bảo đảm cuộc sống cho người dân. f. Các nhân tố văn hoá – xã hội Các nhân tố thuộc về văn hoá – xã hội có ảnh hưởng gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố này thường bao gồm: độ tuổi, giới tính, thói quen, mức thu nhập của dân cư, niềm tin…Những yếu tố này có thể làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn, còn một số khác thì có nhiều cơ hội hơn trong kinh doanh. Điều căn bản là các doanh nghiệp phải nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và tìm cách thoả mãn nó thì đó sẽ là cơ hội để doanh nghiệp có thể nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thí dụ như sản phẩm bánh kẹo của công ty bánh kẹo Hải Hà. Công ty này đã có những sản phẩm bánh kẹo từ thường dân đến những sản phẩm bánh kẹo cao cấp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày cho đến nhu cầu trong các buổi trọng đại. Về thực chất bánh kẹo của công ty này đã đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân, vì thế mà sản phẩm của công ty đã có mặt ở khắp nơi trên mọi miền đất nước. Từ đó có thể thấy rằng, để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội mà phải tìm cách biến những cơ hội đó thành điểm mạnh của chính mình, từ đó có những chiến lược thích hợp để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh. 2.1.1.5.1.2 Môi trường vi mô Môi trường vi mô có phạm vi nhỏ hơn môi trường vĩ mô nhưng nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. M.Porter đã đưa ra mô hình gồm 5 lực lượng cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong mô hình đó có những nhân tố khác nhau và mỗi một nhân tố có chiều hướng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp một hướng khác nhau. Dưới đây là mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter: Mối đe doạ từ các đối thủ thủ Tính khốc liệt cạnh tranh của các đối thủ Khả năng thương lượng của nhà cung cấp Khả năng thương lượng của khách hàng Mối đe doạ từ những sản phẩm và dịch vụ thay thế Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter Mối đe doạ từ các đối thủ (tiềm năng) Đây là những doanh nghiệp sắp xâm nhập vào thị trường. Đối với các doanh nghiệp này thì lúc đầu có thể sản phẩm của họ chưa được khách hàng chấp nhận nhưng về lâu về dài thì sự có mặt của họ sẽ lôi kéo được một bộ phận khách hàng nhất định và từ đó làm cho lượng khách hàng của doanh nghiệp giảm sút, điều đó sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao. Do đó, các doanh nghiệp cần phải luôn luôn phải đổi mới sản phẩm của mình, làm cho sản phẩm của mình chiếm được lòng tin của khách hàng. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải chủ động tìm các biện pháp đối phó với những doanh nghiệp mới này khi mà họ mới xâm nhập thị trường để tránh cho doanh nghiệp mình khỏi tổn thất và giảm lợi nhuận. Khả năng thương lượng của khách hàng Khách hàng chính là người quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu không có khách hàng thì doanh nghiệp không thể bán sản phẩm của mình cho ai, điều đó làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ lớn. Nếu khách hàng ở thế mạnh hơn doanh nghiệp tức là khi sản phẩm của doanh nghiệp có thể thay thế bằng sản phẩm khác, khách hàng dễ dàng mua được sản phẩm đó ở bất kỳ đâu, khối lượng khách hàng là khá lớn và khách hàng có người cung ứng dễ dàng khi đó khách hàng có thể ép giá doanh nghiệp và điều đó sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Còn nếu doanh nghiệp ở thế mạnh hơn khách hàng thì doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá sản phẩm của mình từ đó doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất và có được nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường đang ngày càng được mở rộng ra toàn cầu thì khả năng thương lượng của khách hàng ngày càng lớn. Chính vì vậy mà để có được lợi nhuận cao và ổn định doanh nghiệp phải luôn luôn cải thiện mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng đồng thời phải tạo được niềm tin nơi khách hàng để sản phẩm của doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. Làm được điều đó doanh nghiệp sẽ vượt xa đối thủ cạnh tranh và sẽ luôn được khách hàng tín nhiệm. Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế Mối đe doạ từ những sản phẩm, dịch vụ thay thế có thể là một áp lực đáng kể trong cạnh tranh hiện nay. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tiếp sức cho loại hình dịch vụ này. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, nếu sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng bị thay thế bằng sản phẩm khác mà giá lại có phần ít hơn thì người tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang sản phẩm khác. Hơn thế nữa, khách hàng hiện nay có thể mua sắm ngay tại nhà thông qua mạng internet, điện thoại… nên việc thay thế sản phẩm này bằng sản phẩm khác có cùng công dụng là rất dễ dàng. Vì vậy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp thích hợp để đối phó với những mặt hàng thay thế loại này để không bị làm giảm lợi nhuận và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp Nhà cung cấp là những người cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Điều đó phụ thuộc vào các nhân tố như vai trò của ngành đó trong xã hội, việc áp dụng chiến lược nào, sự khác biệt của sản phẩm…. Nhà cung ứng có thể ép giá doanh nghiệp khi nhà cung ứng độc quyền, sản phẩm của nhà cung ứng có sự khác biệt đối với các nhà cung ứng khác...Lúc đó nhà cung ứng có thể nâng giá, giảm chất lượng sản phẩm cung cấp…và sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để giảm thiểu những rủi ro trên doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường, tìm kiếm những nhà cung ứng mới, thường xuyên tạo quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều nhà cung ứng có uy tín, nguồn hàng ổn định và chất lượng đảm bảo. Có như vậy doanh nghiệp mới tự chủ được trong sản xuất cũng như trong các quan hệ làm ăn. Tính khốc liệt cạnh tranh giữa các đối thủ Các đối thủ ở đây là những doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng, những doanh nghiệp này cùng kinh doanh trên cùng một địa bàn với doanh nghiệp. Những đối thủ cạnh tranh này luôn tìm mọi cách để bán được càng nhiều sản phẩm của họ càng tốt và giành giật thị trường của doanh nghiệp khác, điều đó sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút nhanh chóng. Trong bối cảnh hiện nay, việc nhiều doanh nghiệp cùng bán một sản phẩm trên cùng một địa bàn là điều vô cùng dễ gặp. Trước những nguy cơ bị doanh nghiệp khác chiếm mất thị phần các doanh nghiệp phải có những biện pháp đối phó lại sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, có như vậy doanh nghiệp mới không bị lâm vào tình trạng mất khách hàng, thị trường và từ đó làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh bị giảm sút. Tóm lại với 5 lực lượng cạnh tranh này doanh nghiệp phải có những kế sách lâu dài để có được lợi thế hơn các doanh nghiệp khác, có như vậy doanh nghiệp mới có được lợi nhuận cao và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.1.5.2 Môi trường bên trong doanh nghiệp Môi trường bên trong doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không thể không đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp, điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình để từ đó có những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.1.5.2.1 Quản lý chiến lược và công tác lập kế hoạch Quản lý chiến lược là quá trình quản lý bao gồm việc lập kế hoạch chiến lược và thực thi các kế hoạch đó. Như vậy quản lý chiến lược là một quá trình liên tục, sự thay đổi của những yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức là động lực cho những điều chỉnh chiến lược. Như vậy một doanh nghiệp nếu không có chiến lược thì doanh nghiệp đó sẽ không thể tồn tại được và vì thế mà sẽ không có được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do vậy để có thể tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược hợp lý, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của doanh nghiệp, sau đó sẽ biến các đường lối chiến lược đó thành những chương trình và kế hoạch cụ thể để từ đó có được sự phối hợp trong toàn thể cán bộ công nhân viên, từ đó sẽ làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác lập kế hoạch: lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức để đạt được các mục tiêu đó. Nếu không có các kế hoạch, nhà quản lý có thể không biết tổ chức và khai thác con người và các nguồn lực khác của tổ chức một cách có hiệu quả, thậm chí không có được một ý tưởng rõ ràng về cái họ cần khai thác và tổ chức. Điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp không thể sản xuất được và nếu có thể sản xuất thì sẽ lâm vào tình trạng không hiệu quả từ đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy để có được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao doanh nghiệp cần phải có được các phương thức, mục tiêu phù hợp và cụ thể hoá nó thành các biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đó. 2.1.1.5.2.2 Cơ cấu tổ chức Để hoàn thiện cơ cấu tổ chức cần có những yêu cầu sau: - Tính thống nhất trong mục tiêu - Tính tối ưu - Tính tin cậy - Tính linh hoạt - Tính hiệu quả Mỗi một doanh nghiệp đều có một cơ cấu tổ chức riêng phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình (loại hình hoạt động, tính chất hoạt động, quy mô hoạt động…) Như vậy khi có được một cơ cấu tổ chức phù hợp với doanh nghiệp mình sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt, thông tin được truyền đạt nhanh chóng, mỗi người sẽ biết được quyền hạn, trách nhiệm của mình, điều đó sẽ làm cho hiệu quả công việc tăng lên và hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên. Để có đựơc một cơ cấu tổ chức đáp ứng được những yêu cầu trên là điều khó có thể thực hiện. Vì thế mà các doanh nghiệp cần phải lựa chọn các loại hình cơ cấu khác nhau để có thể tận dụng được những ưu điểm của mỗi loại hình cơ cấu và phải tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.1.5.2.3 Văn hoá doanh nghiệp Văn hoá doanh nghiệp tạo nên nền tảng vững chắc cho mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nền văn hoá mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có được sự nhất trí đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Lúc đó các công nhân viên trong doanh nghiệp sẽ làm việc theo tinh thần tự giác cao, họ làm việc hết mình vì tổ chức và vì chính họ, chính vì vậy mà họ có động lực, niềm tin vào chính sự lớn mạnh của tổ chức mình. Điều đó sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao lên. Ngược lại nếu công nhân viên mất lòng tin ở những người lãnh đạo doanh nghiệp thì họ chỉ làm vì họ được thuê điều đó sẽ không khơi dậy được ở họ lòng nhiệt huyết với công việc, ở đó chỉ có quan hệ làm thuê, điều đó sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh không được cao. Thí dụ, trước đây ở công ty Daewoo, thay vì đại từ “tôi” đã được thay bằng đại từ “chúng tôi”, điều đó làm cho công nhân viên ở công ty này thêm gắn kết với nhau hơn và họ đã trung thành với công ty coi công ty như là mái ấm thứ hai của mình và đương nhiên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn này rất cao. 2.1.1.5.2.4 Công tác quản lý các nguồn lực a. Nguồn nhân lực và công tác quản lý nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thông qua con người mà các nguồn lực khác như thiết bị, máy móc, công nghệ…được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả. Do đó con người là yếu tố trung tâm quyết định mọi sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Chính vì thế mà doanh nghiệp cần phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, sáng tạo trong sản xuất, độc lập làm việc…Có như vậy thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được tăng lên không ngừng. b. Tình hình tài chính và công tác quản lý tài chính Vốn là nhân tố sống còn đối với doanh nghiệp. Nếu không có vốn doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành đầu tư vào sản xuất (mua sắm trang thiết bị, trả lương công nhân, sửa chữa nhà xưởng…) Nếu không có vốn mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, không thể hoạt động được. Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp đều ý thức được rằng muốn tồn tại thì phải luôn luôn đi trước đối thủ. Để có thể đi trước đối thủ thì không còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, mà muốn nâng cao chất lượng sản phẩm thì không còn cách nào khác là phải đầu tư vào công nghệ sản xuất. Điều đó sẽ làm năng suất lao động tăng lên, chất lượng của sản phẩm được đánh giá cao hơn đối thủ và quan trọng hơn là hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên rõ rệt. Để có được những điều đó thì phải có vốn. Khi doanh nghiệp có nền tài chính đủ mạnh thì doanh nghiệp có thể tự chủ về vốn, có thể đem vốn vào phát triển sản xuất mà không cần hỗ trợ từ các nguồn vốn khác. Muốn có điều đó thì doanh nghiệp phải có một nền tài chính đủ mạnh và tất nhiên đi kèm với nó sẽ phải là một chính sách quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả - tức là làm tốt công tác quản lý tài chính. c. Công nghệ và việc ứng dụng khoa học công nghệ Trong thời kỳ hiện nay, công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu như không biết tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ thì các doanh nghiệp sẽ mất đi nhiều cơ hội trên thương trường từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và đương nhiên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng cập nhật những công nghệ tiên tiến nhất, lúc đó không những doanh nghiệp sẽ có được nhiều cơ hội hơn mà năng suất lao động của doanh nghiệp cũng tăng lên không ngừng, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy đối với mỗi doanh nghiệp thì cần có một chính sách đầu tư thích hợp đối với khoa học và công nghệ. Điều căn bản là phải làm sao vừa nâng cao được chất lượng sản phẩm, năng suất lao động lại tiết kiệm được chi phí để phù hợp với từng điều kiện và khả năng của doanh nghiệp. d. Nguyên vật liệu và công tác quản lý nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong mỗi quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu có chất lượng tốt là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động. Khi cung ứng nguyên vật liệu một cách đảm bảo, sử dụng tiết kiệm, dự trữ đầy đủ còn ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp và đương nhiên sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần có kế hoạch quản lý việc sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu một cách thích hợp, đó chính là nguyên nhân cơ bản giúp cho doanh nghiệp có thể giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp và sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. e. Thông tin và công tác quản lý thông tin Thông tin là yếu tố cần thiết để cho hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt. Hơn nữa nhờ hệ thống thông tin nhanh chóng mà nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định kịp thời cho quá trình sản xuất kinh doanh và đó là cơ sở cho công tác lập kế hoạch. Bên cạnh đó việc nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều cơ hội hơn trên thương trường và từ đó có điều kiện hơn nữa để nâng cao thị phần, mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc quản lý hệ thống thông tin ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết của các doanh nghiệp nói chung và của các tổ chức kinh tế nói riêng. Việc quản lý thông tin không những đem lại cơ hội cho các doanh nghiệp có được sự thành công trên thị trường để từ đó nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh; mặt khác nó còn hạn chế được sự “rò rỉ” thông tin nội bộ của mỗi doanh nghiệp. Đó là những lý do chính khiến cho việc quản lý thông tin ngày càng được chú trọng hơn. 2.1.1.5.2.5 Công tác lãnh đạo Công tác lãnh đạo là việc mà người lãnh đạo giữ vị trí vạch ra đường lối, mục đích của hệ thống, họ khống chế và chi phối hệ thống. Công việc của người lãnh đạo có thể đem lại sự thành công hay thất bại của cả một hệ thống bởi vì nếu họ không vạch ra được một đường lối đúng đắn thì cả hệ thống sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng, vì thế sẽ làm cho nội bộ hoang mang thiếu lòng tin ở lãnh đạo và tất yếu dẫn tới việc giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và ngược lại nếu người lãnh đạo có được một đường lối lãnh đạo sáng suốt thì sẽ có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong thương trường, giúp doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn và đem lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Như vậy, khi thực hiện công tác lãnh đạo đòi hỏi phải có các cách thức tác động phù hợp và có chủ đích của người lãnh đạo lên con người với các biện pháp và nguồn lực thích hơp để đạt được mục tiêu cuối cùng đề ra, có như vậy mới có thể nâng cao được năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.5.2.6 Công tác kiểm tra Kiểm tra là qúa trình xem xét các hoạt động nhằm mục đích làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời, kiểm tra giúp phát hiện ra những sai sót, lệch lạc để có biện pháp khắc phục, bảo đảm cho hoạt động thực hiện đúng hướng. Công tác kiểm tra là việc mà các nhà quản lý khi thiết lập hệ thống kiểm tra phải xác định sự cân đối tốt nhất giữa kiểm tra và quyền tự do của các cá nhân; giữa chi phí cho kiểm tra và lợi ích do hệ thống này đem lại cho tổ chức. Như vậy, nếu nhà quản lý quá coi trọng kiểm tra mà không coi trọng quyền tự do cá nhân thì sẽ làm cho việc kiểm tra trở thành áp lực đối với cá nhân. Khi đó các cá nhân trong doanh nghiệp sẽ làm việc một cách đối phó và không có tinh thần sáng tạo, hăng say trong công việc. Mặt khác nếu người quản lý coi trọng quyền cá nhân mà không chú ý tới việc kiểm tra dễ làm cho công nhân viên trong doanh nghiệp làm việc không có trách nhiệm, ỷ lại, thiếu tinh thần làm việc tập thể…Cả hai cách làm trên đều làm cho năng suất lao động giảm và hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần phải tính toán sao cho hợp lý giữa chi phí bỏ ra cho quá trình kiểm tra và lợi ích do việc này đem lại. Nếu không tính toán hợp lý sẽ dẫn đến việc làm suy giảm quỹ tài chính của tổ chức; mặt khác làm cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp bị áp lực, luôn lo sợ sẽ bị kiểm tra đột suất. Như vậy sẽ làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh không được cao. Chính vì vậy mà đối với công tác kiểm tra người quản lý phải có những kế hoạch cụ thể để biến công tác kiểm tra thành cơ sở cho việc phát hiện những hạn chế, những tồn tại để kịp thời tháo gỡ và sửa chữa. Có như vậy mới làm cho công tác kiểm tra thật sự có ích và điều đó sẽ góp phần nâng cao niềm tin nơi cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp cũng như góp phần nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.6 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.1.6.1 Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vốn, khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong hoạt động đó. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh, là cơ sở để cơ sở đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận cực đại. Đây là đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất về cuộc sống của con người ngày càng tăng. Hay nói một cách khác, do nhu cầu của công tác quản lý kinh tếcần thiết phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế. 2.1.1.6.2 Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp Tổng doanh thu Tổng số lao động bình quân trong kỳ * Năng suất lao động bình quân Năng suất lao động bình quân = Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân năm cho biết một lao động tạo ra được mấy đồng doanh thu trong kỳ. * Lợi nhuận bình quân một lao động Lợi nhuận trong kỳ Tổng số lao động bình quân trong kỳ = Lợi nhuậnbình quân một lao động Lợi nhuận bình quân một lao động cho biết bình quân trong một năm doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một lao động. Doanh thu tiêu thụ trong kỳ Vốn cố định bình quân trong kỳ *Sức sản xuất của vốn cố định Sức sản xuất của vốn cố định = Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh thu tiêu thụ trong kỳ Vốn lưu động bình quân trong kỳ * Sức sản xuất của vốn lưu động Sức sản xuất của vốn lưu động = Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. * Sức sinh lợi của vốn lưu động Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân trong kỳ Sức sinh lợi của vốn lưu động = Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn lưu động bình quân trong kỳ toạ ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Lợi nhuận trong kỳ Tổng chi phí bỏ ra trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí = Trong đó: Chi phí kinh doanh boa gồm: Giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí lãi vay. Chi tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng các loại chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này cho biết cứ một đồng doanh thu tạo ra thì cần bao nhiêu đồng giá vốn. * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận trong kỳ Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Tỷ lệ này cho biết một đồng doanh thu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. LN sau thuế Vốn chủ sở hữu * Tỷ lệ lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu 100 * = Tỷ lệ LN so với vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp chung Sử dụng hai phương pháp là phương pháp biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử để xem xét, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học và khách quan. Ở đề tài này, đó là việc đánh giá và xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, yếu tố thuộc về môi trường sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn. 2.2.2 Phương pháp cụ thể 2.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế Phương pháp này dùng để thu thập các thông tin, tổng hợp, phân loại, phân tích số liệu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở đánh giá mức độ, tình hình biến động cũng như mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau của các hiện tượng. 2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu trực tiếp tại Công ty thông qua các báo coa tài chính trong 3 năm ( 2006 – 2008), số liệu từ sổ cái, sổ tổng hợp, sổ chi tiết phục vụ nội dung nghiên cứu qua 3 năm của công ty. Thu thập tài liệu những lý luận cơ bản về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua sách báo, tạp chí có liên quan: các sách lý luận, các kết quả nghiên cứu khoa học, tài liệu thống kê các cấp, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. 2.2.2.3 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Áp dụng phương pháp này cần đảm bảo các điều kiện: đồng nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán, bao gồm: - So sánh bằng số tuyệt đối: Cho ta biết khối lượng, quy môdoanh nghiệp đạt được so với các chỉ tiêu kinh tế giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. - So sánh bằng số tương đối: phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu kinh tế. - So sánh số trung bình: Đánh giá mức độ mà đơn vị đạt được. PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Tổng quan địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH điện hóa Hà Sơn được thành lập theo Giấy phép đăng ký Kinh Doanh số: 0102001672 do Sở KH và ĐT - Hà Nội cấp ngày 22/12/2000. Tên công ty: công ty TNHH điện hóa Hà Sơn Vốn điều lệ 10 tỷ Việt Nam đồng Mã số thuế: 0101092455 Ngân hàng Công Thương Đống Đa – Hà Nội Giám đốc: PHẠM VIỆT HẢI Trụ sở chính: số 181 Đường Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội Số điện thoại: 04 215 1592 Fax: 04 553 0854 Là doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại hạch toán độc lập. Bước đầu tham gia vào các hoạt động kinh tế thị trường Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn như vốn ít, tổng số công nhân chưa nhiều, đồng thời Công ty lại phải lo liệu tất cả từ việc tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng đến việc tuyển dụng lao động, bố trí lao động, huy động vốn, quản lý, sử dụng vốn. Nhưng với sự năng động sáng tạo của ban giám đốc và lòng nhiệt tình của tập thể công nhân viên chức Công ty đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường và bước đầu làm ăn có lãi, đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện. Năm 2001 chính thức đi vào hoạt động với cở sở kỹ thuật còn đơn giản, chỉ mới có 2 dây chuyền mạ, các trang thiết bị liên quan. Năm 2003 Công ty đã dần tạo lập được mối quan hệ làm ăn, mở rộng được quy mô sản xuất, đầu tư thêm một ôtô vận tải hàng hoá phục vụ cho công việc giao và nhận hàng thường xuyên. Qua một số năm hoạt động, khối lượng đơn hàng của Công ty càng nhiều, Công ty đã không ngừng đầu tư thêm dây chuyền máy móc mới để phục vụ cho sản xuất. Đến năm 2008 Công ty đầu tư thêm 2 dây chuyền công nghệ mới, một dây chuyền mạ kẽm kiểu quay và dây chuyền sơn tĩnh điện để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. * Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty: Sản xuất gia công các sản phẩm sơn, mạ điện chất lượng cao. Kinh doanh các nguyên liệu ngành sơn mạ và các sản phẩm mạ điện. 3.1.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 3.1.2.1 Qui trình sản xuất kinh doanh của công ty Qui trình gia công sản phẩm của Công ty rất phức tạp, bao gồm nhiều loại sản phẩm khác nhau, mỗi một sản phẩm lại có một qui trình sản xuất khác nhau. Ở đây chỉ đề cập tới hai qui trình điển hình, một là qui trình mạ niken và một qui trình sơn tĩnh điện bột. 3.1.2.1.1 Qui trình mạ niken của công ty a. Phân loại * Mạ Niken bán bóng Qui trình mạ Nikel bán bóng tạo ra lớp Nickel lót trong qui trình mạ Nickel nhiều lớp trên nền kim loại. Lớp mạ thu được có tính cơ lý tuyệt vời rất phù hợp cho giai đoạn mạ tiếp theo, khả năng bám chắc rất tốt. Phụ gia không chứa hợp chất sulfua, sử dụng trong mạ Nikel bán bóng, tạo được lớp mạ Nikel bán bóng có độ dẻo và khả năng bám chắc rất tốt, điện thế đạt 120-150mV. * Mạ Nikel vi lỗ Phụ gia mạ Nikel vi lỗ, tăng khả năng chống ăn mòn của lớp mạ rất tốt. Sau khi mạ Nikel vi lỗ vẫn có thể mạ Crom trang trí một cách dễ dàng. Lớp mạ này có mục đích bảo vệ cả nền thép và lớp mạ bề mặt. * Mạ Niken bóng Phụ gia sử dụng trong mạ Niken tăng cường độ bóng sáng, chui sâu của lớp mạ Nikel, có độ có độ bằng phẳng và khả năng phân bố rất tốt dù chi tiết có hình dáng phức tạp. * Mạ Niken đen Tùy thuộc điều kiện sản xuất, có 2 loại để lựa chọn: -    mạ Nikel đen có tính kiềm, tạo lớp mạ Nikel bóng màu đen, rất mỏng trên bề mặt chi tiết, có thể mạ trực tiếp lên đồng, đồng thau, bạc, kẽm... -    mạ Nikel đen có tính axit, tạo lớp mạ Nikel bóng màu đen, rất mỏng trên bề mặt chi tiết, có thể mạ trực tiếp lên đồng, đồng thau, bạc, kẽm... * Mạ Satin Nikel Tùy thuộc điều kiện sản xuất, có nhiều loại để lựa chọn: -    Phụ gia mạ satin Nikel dạng lỏng, tạo lớp mạ mờ, phân bố đồng đều, không có tính phản quang. tuỳ theo độ mịn của lớp mạ satin Nikel mà lựa chọn phụ gia phù hợp. -    Phụ gia mạ satin Nikel dạng bột, tạo lớp mạ mờ, phân bố đồng đều, không có tính phản quang. * Mạ Nikel hoá học Dung dịch mạ Nikel hóa học có khả năng chịu tạp chất cao, thực hiện ở nhiệt độ 82 – 930C. * Mạ Free Nikel Phụ gia sử dụng trong mạ phi nikel (free Nickel) cho lớp mạ phi nikel bóng sáng, có độ bằng phẳng và khả năng phân bố rất tốt. Có 2 loại: Mạ Free Nickel bóng trắng và mạ Free Nickel đen.   * Chống châm kim Hòa tan trực tiếp vào dung dịch mạ Nikel để ngăn ngừa hiện tượng châm kim lớp mạ, có tính ổn định cao hoàn toàn không ảnh hưởng đến lớp mạ. b. Công nghệ mạ quay Niken bóng sáng SH207 * Đặc điểm công nghệ Sản phẩm được sản xuất từ kỹ thuật tân tiến nhất của Đức, giá cả hợp lý, chất lượng số 1 trong cả nước. Lớp xi mạ trắng bóng, tính phân tán đều. Có tính bằng phẳng tốt Độ sáng nhanh, dễ dàng bảo vệ. c. Công nghệ mạ xoa và ứng dụng Mạ xoa có nguồn gốc từ mạ điện truyền thống. Nguyên lý của mạ xoa tương tự như mạ điện. Tuy vậy mạ xoa khác với mạ điện truyền thống ở các yếu tố sau: mạ xoa không cần bể mạ; mật độ dòng điện trong mạ xoa lớn hơn nhiều so với mạ điện truyền thống nên tốc độ lắng đọng cao; trong mạ xoa cực dương (bút xoa) và cực âm ( chi tiết) luôn luôn có chuyển động tương đối, dung dịch mạ xoa nằm giữa cực dương và cực âm. Vì vậy, mạ xoa được sử dụng để mạ phục hồi các chi tiết máy. Công nghệ mạ xoa Chất lượng bề mặt của các chi tiết máy và các thiết bị, dụng cụ, tùy theo yêu cầu cụ thể của điều kiện làm việc mà phải chế tạo chúng có khả năng chịu mài mòn, chịu nhiệt, chống gỉ...Các tính chất trên có ý nghĩa quyết định đến tuổi thọ, độ tin cậy, độ bền của thiết bị. Đồng thời, xu thế nâng cao năng suất, tác động nhanh của thiết bị dẫn đến điều kiện làm việc của chúng thêm khắc nghiệt, bắt buộc khoa học công nghệ phải giải quyết nhiều vấn đề mà trước hết là bề mặt chi tiết (Công nghệ bề mặt). Ngoài ra, nhu cầu thiết bị ngày càng nhiều, nguồn tài nguyên ngày càng ít, việc phục hồi các chi tiết máy sau thời gian làm việc bị mòn (kích thước hụt, độ bền không đảm bảo) có ý nghĩa kinh tế rất lớn. Để giải quyết các vấn đề trên, người ta có nhiều giải pháp công nghệ như: mạ điện, mạ hóa học, phủ hóa học, mạ nhúng trong kim loại nóng chảy, thấm kim loại, thấm các bon, thấm nitơ, nhiệt luyện, mạ cấy chân không, xử lý tia lửa điện, hàn đắp, phun phủ nhiệt, phun nổ... Tuy nhiên, trong các phương pháp công nghệ để giải quyết hai yêu cầu kỹ thuật cùng một lúc: vừa phục hồi kích thước, vừa tạo chất lượng bề mặt phù hợp, chỉ có mạ, hàn đắp, phun phủ, trong đó mạ xoa là một trong các phương pháp công nghệ phục hồi có ưu điểm nhất: đơn giản, dễ di chuyển thiết bị tới nơi cần phục hồi, mạ cục bộ, chất lượng đảm bảo tốt, tiến độ nhanh, giá thành hợp lý. Đặc điểm của mạ xoa - Không dùng bể mạ, chi tiết mạ không nằm trong dung dịch mạ, do đó kích thước của chi tiết mạ không bị hạn chế bởi kích thước bể mạ. - Mạ phục hồi chi tiết bị mòn, bị xước, nếu mạ thông thường phải tháo ra khỏi máy , nhưng với phương pháp mạ xoa có thể tiến hành ngay trên cụm thiết bị không cần tháo, có thể tiết kiệm được nguyên công. - Thiết bị mạ xoa có thể vận chuyển đến hiện trường tại chỗ. - Khi mạ xoa, chi tiết và bút xoachuyển động tương đối với nhau, dung dịch mạ điện giữa bút xoa và chi tiết không ngừng thay đổi, do đó nồng độ của dung dịch mạ xoa tương đối cao, khiến cho mật độ dòng điện cực dương của mạ xoa cao gấp vài lần hoặc vài chục lần so với mạ điện trong bể. Như vậy, tốc độ lắng (tích tụ) cũng tăng vài chục lần, hiệu suất cao , tốc độ nhanh, giá thành thấp. - Chiều dày lớp mạ đều, kích thước phục hồi có độ chính xác cao. - Thiết bị đơn giản, đầu tư ít , giá thành thấp, thu hồi vốn nhanh. - Dung dịch mạ xoa có nhiều loại, có thể thỏa mãn những yêu cầu khác nhau của các chi tiết cần phục hồi. * Một số đặc điểm của dung dịch mạ điện: - Dung dịch mạ điện cần phải có độ dẫn điện cao. Độ dẫn điện của dung dịch vừa giảm được tổn thất điện trong quá trình mạ, vừa làm cho lớp mạ thu được đồng đều hơn. - Mỗi dung dịch cho lớp mạ có chất lượng trong một khoảng PH xác định. - Mỗi dung dịch cho lớp mạ có chất lượng cao trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Ứng dụng công nghệ mạ xoa Mạ xoa ứng dụng để mạ phục hồi các chi tiết máy điển hình sau : - Mạ phục hồi cổ trục cơ . - Mạ phục hồi cổ trục khuỷu. - Mạ phục hồi pít tông bị ăn mòn lớp mạ crôm - Mạ phục hồi ổ đỡ,( mạ lỗ), vật liệu là gang. Mạ phục hồi cổ trục của các thiết bị sau: + Cổ trục rôto động cơ điện 380 kW, đường kính F 130 mm, chiều dài cổ trục 70 mm của Công ty Xi măng X18. + Cổ trục các trục răng hộp giảm tốc của Công ty Xi măng Bỉm Sơn. + Cổ trục rôto động cơ điện 5900 kW, đường kính F 260 mm, chiều dài cổ trục 100 mm, độ sâu 2 mm của Công ty Xi măng Bút Sơn. + ổ đỡ trục, vật liệu bằng gang và đồng Kết luận Trong các phương pháp mạ điện để phục hồi các chi tiết máy,công nghệ mạ xoa có ưu điểm nhất: đơn giản, thiết bị dễ di chuyển tới nơi cần phục hồi, mạ cục bộ tại hiện trường, chất lượng đảm bảo tốt, tiến độ nhanh, giá thành hợp lý. Công nghệ mạ xoa đã được áp dụng phục hồi các chi tiết máy ở một số nơi và được khách hàng đánh giá tốt. Quy trình sơn tĩnh điện Lợi điểm của công nghệ sơn tĩnh điện: a. Về kinh tế: - 99% sơn được sử dụng triệt để (bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi để sử dụng lại). - Không cần sơn lót - Làm sạch dễ dàng những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hay do phun sơn không đạt yêu cầu. - Tiết kiệm thời gian hoàn thành sản phẩm b. Về đặc tính sử dụng: - Quy trình sơn có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng (dùng hệ thống phun sơn bằng súng tự động). - Dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người thực hiện thao tác hoặc các thiết bị khác mà không cần dùng bất cứ loại dung môi nào như đối với sơn nước. c. Về chất lượng: - Tuổi thọ thành phẩm lâu dài - Độ bóng cao - Không bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết. - Màu sắc phong phú và có độ chính xác … Và còn rất nhiều lợi điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy. Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:  Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox... Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,... Mỗi công nghệ đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:   Đối với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì có khả năng sơn được trên nhiều loại vật liệu hơn, nhưng lượng dung môi không bám vào vật sơn sẽ không thu hồi được để tái sử dụng, có gây ô nhiễm môi trường do lượng dung môi dư, chi phí sơn cao. Đối với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại, nhưng bột sơn không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng, chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường. Dây chuyền thiết bị sơn tĩnh điện dạng bột. Thiết bị chính là súng phun và bộ điều khiển tự động , các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn; buồng hấp bằng tia hồng ngoại tuyến (chế độ hấp điều chỉnh nhiệt độ và định giờ tự động tắt mở) . Máy nén khí ,máy tách ẩm khí nén .. Các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được chế tạo bằng vật liệu composite. Qui trình sơn tĩnh điện bột: Để hoàn thành một sản phẩm mạ cần thực hiện qua các bước sau: Tẩy dầu mỡ Rửa nước Tẩy rỉ Sản phẩm Ngâm định hình bề mặt Rửa Phốt phát Rửa nước Sơn tĩnh điện Sữa lỗi Sấy Sấy khô Đóng gói KCS Sơ đồ 2: quy trình gia công sản phẩm của công ty 3.1.3 Tình hình lao động của công ty Bảng 3.1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2006-2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh(%) SL(ng) CC(%) SL CC SL CC 07/06 08/07 BQN Tổng số lao động 50 100 63 100 73 100 126.00 115.87 120.83 I. Phân theo TĐHV 1. Đại học 6 12.00 8 12.70 10 13.70 133.33 125.00 129.10 2. Cao đẳng + Trung cấp 9 18.00 11 17.46 13 17.81 122.22 118.18 120.19 3. Công nhân kỹ thuật 12 24.00 16 25.40 18 24.66 133.33 112.50 122.47 4. Lao động phổ thông 23 46.00 28 44.44 32 43.84 121.74 114.29 117.95 II.Phân theo tính TCLĐ 1. LĐ gián tiếp 16 32.00 19 30.16 22 30.14 118.75 115.79 117.26 2. LĐ trực tiếp 34 68.00 44 69.84 51 69.86 129.41 115.91 122.47 III. Phân theo giới tính 1. LĐ Nam 31 62.00 41 65.08 49 67.12 132.26 119.51 125.72 2. LĐ nữ 19 38.00 22 34.92 24 32.88 115.79 109.09 112.39 (Nguồn: Phòng hành chính) Lao động là lực lượng không thể thiếu trong bất cứ một doanh nghiệp hay một tổ chức hoạt động kinh tế nào, thực tế cho thấy doanh nghiệp nào có cơ cấu lao động được tổ chức một cách chặt chẽ, hợp lý và phù hợp với qui mô sản xuất của công ty thì việc sử dụng sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Bằng sự nhanh nhẹn và sự nhạy bén của mình ban lãnh đạo công ty đã nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường về việc nhận gia công các sản phẩm hàng hoá cho các đơn vị các tổ chức. Bên cạnh đó công ty còn mạnh dạn khai thác lĩnh vực thương mại cung cấp các sản phẩm hoá chất phục vụ trong ngành từng bước chiến mở rộng thị trường, tạo lập mối quan hệ với bạn hàng. Trên cơ sở đó công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển qui mô sản xuất và thay đổi cơ cấu lao động cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty. Sự biến đổi ấy được thể hiện cụ thể qua bảng 3.1. Qua bảng 3.1 ta thấy tình hình lao động của Công ty tăng dần qua 3 năm: Cụ thể tổng số lao động năm 2007 là 63 người tăng so với năm 2006 là 13 người tương ứng với mức tăng 26,00%, năm 2008 là 73 người tăng so với năm 2007 là 10 người tương ứng với mức tăng 15,87%. Bình quân 3 năm tổng số lao động của Công ty tăng 20,83%. Nếu phân theo trình độ học vấn thì tỷ lệ lao động phổ thông ở Công ty chiếm tỷ lệ cao, năm 2006 có 23 người chiến 46% tổng số lao động của công ty, tiếp theo là lao động công nhân kỹ thuật có 12 người chiếm 24%, số lao động Cao đẳng và trung cấp có 9 người chiếm 18%, số lao động có trình độ Đại học là thấp nhất chỉ có 12% tương đương với 6 người. Đến năm 2008, lao động phổ thông tăng lên 32 người chiếm 43,84%, số lao động công nhân kỹ thuật là 18 người chiếm 24,66%, số lao động có trình độ Cao đẳng và trung cấp là 13 người chiếm 17,81%, số lao động có trình độ Đại học vẫn chiếm tỷ lệ thấp là 13,70% tương đương 10 người. Xét về tốc độ tăng bình quân trong 3 năm qua ta thấy lao động có trình độ Đại học có tốc độ tăng bình quân cao nhất là 29,10%, tiếp đến là đội ngũ công nhân kỹ thuật có tốc độ tăng bình quân là 22,47%, số người có trình độ Cao đẳng và trung cấp có tốc độ tăng trưởng bình quân là 20,19%, lao động phổ thông có tốc độ tăng bình quân thấp nhất là 17,95%. Số cán bộ quản lý có trình độ Đại học, Cao đẳng và trung cấp chiếm tỷ lệ không lớn nhưng qua các năm đều tăng. Đều này chứng tỏ Công ty luôn chú trọng đến việc nâng cao trình độ quản lý, kỹ thuật của cán bộ. Đối với lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao là do đặc điểm và tính chất của công việc, đồng thời với nó số công nhân kỹ thuật tăng lên do yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất. Song thực tế cho thấy cần phải nâng cao hơn nữa trình độ của đội ngũ công nhân, Công ty cần chú trọng tuyển dụng nhiều hơn nữa số lao động kỹ thuật, không ngừng đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắc khe của thị trường và sự phát triển như vũ bảo của KHKT. Sự gia tăng về số lao động qua các năm thể hiện sự lớn mạnh về đội ngũ nhân viên của toàn Công ty trong những năm qua. Nếu phân theo tính chất sử dụng lao động, vì đây là đơn vị sản xuất nên số lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2006, có 34 lao động trực tiếp chiếm 68,00% tổng số lao động của Công ty, lao động gián tiếp có 16 người chiếm tỷ lệ là 32,00% tổng số lao động của Công ty. Số lao động gián tiếp là số lao động thực hiện các nghiệp vụ quản lý, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Nếu phân theo giới thì năm 2006 trong Công ty có 50 công nhân trong đó có 31 nam chiếm 62,00% trong khi đó lao động nữ chỉ có 19 người chiếm 38,00% tổng số lao động của Công ty. Có sự chênh lênh như vậy là do tính chất công việc đòi hỏi sức khoẻ, bền bỉ trong công việc của công nhân nam. Công ty cần phải luôn luôn hoàn thiện tổ chức, bố trí lao động sao cho phù hợp với yêu cầu sản xuất và quản lý. Đồng thời nghiên cứu tìm ra các biện pháp để đẩy mạnh sản xuất, hơn nữa là tăng thu nhập cho người lao động, làm cho đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày càng được cải thiện, gốp phần củng cố thêm lòng nhiệt tình của họ gắn với công việc. 3.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy Với tốc độ phát triển ngày cáng nhanh công ty không ngừng cải tiến và hoàn thiện bộ máy tổ chức. Các phòng ban phân xưởng ngày càng được chấn chỉnh cho phù hợp chức năng nhiệm vụ riêng để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh Giám đốc Phó giám đốc Sản xuất Xưởng mạ Phó giám đốc kinh doanh - hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán vật tư Cửa hàng Phòng Hành chính Xưởng Sơn tĩnh điện Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn Bộ máy quản lý của công ty TNHH điện hóa Hà Sơn bao gồm: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn * Ban giám đốc Công ty: là tập thể lãnh đạo cao nhất, quyết định mọi hoạt động của Công ty, có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, thực hiện chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm các chức danh quan trọng trong công ty. Gi¸m ®èc: cã quyÒn quyÕt ®Þnh cao nhÊt mäi vÊn ®Ò cña C«ng ty nh­ quyÕt ®Þnh ®Ò b¹t, sa th¶i nh©n viªn, ra c¸c quy ®Þnh th«ng b¸o h­íng dÉn, quyÕt ®Þnh viÖc tuyÓn mé ph©n c«ng c«ng viÖc cho nh©n viªn míi. Thay mÆt C«ng ty ký kÕt c¸c v¨n b¶n quan träng, lµ ®¹i diÖn ph¸p nh©n cña C«ng ty tr­íc ph¸p luËt. Bªn d­íi Gi¸m ®èc lµ c¸c phã gi¸m ®èc (2 phã gi¸m ®èc): Một phó giám đốc cã nhiÖm vô gióp gi¸m ®èc trùc tiÕp qu¶n lý, chØ ®¹o c¸c m¶ng thÞ tr­êng vµ các mặt hµng riªng. Cã mét phã gi¸m ®èc phô tr¸ch m¶ng sản xuất gia công. * Phó giám đốc: là người được giám đốc phân công quản lý và điều hành một lĩnh vực cụ thể, phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Hệ thống các phòng ban chức năng của Công ty gồm: + Phòng tổ chức hành chính; `+ Phòng kinh doanh, dự án; + Phòng kế toán – tài chính; + Xưởng sản xuất; + Cửa hàng; * Phòng tổ chức hành chính: Đứng đầu phòng tổ chức hành chính có trưởng phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm chung, theo dõi giám sát hoạt động văn phòng và quản lý nhân sự của Công ty. Tham mưu cho Giám đốc trong việc thuyên chuyển, bố trí nhân sự và ký kết hợp đồng với người lao động, đặc biệt là công tác văn phòng. * Phòng tài chính - kế toán: chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nghiệp vụ kế toán, tất cả số liệu báo cáo phải đảm bảo chính xác. Đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về mặt nghiệp vụ của cơ quan tài chính thống kê. * Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nghiên cứu, điều tra thị trường thị trường tìm hiểu nhu cầu, thiết kế sản phẩm, lên kế hoạch bán hàng, tham mưu cho lãnh đạo biết tình hình tiêu thụ sản phẩm trong năm từ đó lên kế hóạch sản xuất. * Xưởng sản xuất: có nhiệm vụ nhận các đơn hàng từ đó tiến hành sản xuất sản phẩm, quản lý, kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất, thường xuyên báo cáo tiến độ sản xuất cho ban lãnh đạo nắm được tình hình. * Cửa hàng: có nhiệm vụ giới thiệu các sản phẩm của Công ty, đồng thời bán các sản phẩm hàng hoá do Công ty nhập về. Đánh giá về cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Qua thực trạng về tổ chức của Xí nghiệp ta có thể thấy nó có những ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu cực đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau: Ảnh hưởng tích cực: Mọi hoạt động sản xuất và điều hành được sử lý nhanh chóng, đối với những vướng mắc và khó khăn trong thực tế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mọi cá nhân trong đơn vị được cơ hội phát huy mọi năng lực bản thân, được tạo cơ hội thể hiện và phát huy sáng kiến. Thông tin chỉ đạo được triển khai nhanh chóng từ cấp cao nhất đến người trực tiếp thực hiện. Do đó tạo điều kiện lắp bắt nhanh và sử lý hiệu quả công việc. Đội ngũ cán bộ chịu sự lãnh đạo trực tuyến của Giám đốc, do đó giảm thiểu cấp quản lý, thực hiện độc lập công việc được giao trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Ảnh hưởng tiêu cực: Phân công công việc không rõ ràng, Giám đốc chỉ đạo trực tuyến do đó đôi khi gây khó khăn cho Phó giám đốc và các Trưởng phòng trong việc quản lý con người và thông tin do mình phụ trách. Một việc đôi khi được giao phó cho nhiều người, do thói quen và kinh nghiệp quản lý chưa tốt, gây lên tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, khó quy trách nhiệm khi có vấn đề phát sinh. Mặc dù phòng ban được tổ chức đầy đủ nhưng thực tế chỉ thực hiện về chuyên môn nghiệp vụ, không thực quyền, đôi khi có tình trạng mâu thuẫn quyết định giữa các cấp quản lý. Do đó ảnh hưởng xấu đến điều hành sản xuất kinh doanh và quản lý con người. - Bộ máy quản lý có tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, hoạt động mang nặng đặc thù của doanh nghiệp tư nhân, mang tính gia đình trị, do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. 3.1.5 Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008 Vốn là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và sức mạnh của doanh nghiệp trên đường đua cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Một doanh nghiệp có được một nguồn vốn lớn thì sức mạnh hay khả năng kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định mà vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, để đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp, ta phải xem xét toàn bộ vốn của doanh nghiệp theo 2 hình thái biểu hiện đó là: Giá trị tài sản và nguồn vốn. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008 được thể hiện cụ thể qua bảng 3.2 Bảng 3. 2: Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh Giá trị CC(%) Giá trị CC(%) Giá trị CC(%) 07/06 08/07 BQ A. Tài sản 9688 100.00 11265 100.00 12863 100.00 116.29 114.18 115.23 I. TSLĐ 3224 33.28 3620.2 32.14 4444.9 34.56 112.29 122.78 117.42 1. Tiền 658.54 20.43 732.46 20.23 935.26 21.04 111.22 127.69 119.17 2.Các khoản phải thu 1263.9 39.20 1443.3 39.87 1635.4 36.79 114.19 113.31 113.75 3. Hàng tồn kho 1072.3 33.26 1132.6 31.28 1253.4 28.20 105.62 110.67 108.12 4. TSLĐ khác 229.25 7.11 311.89 8.62 620.81 13.97 136.05 199.05 164.56 II. TSCĐ 6463.6 66.72 7645.2 67.86 8417.7 65.44 118.28 110.10 114.12 1. TSCĐ 3805.1 58.87 4554 59.57 5941.1 70.58 119.68 130.46 124.95 2. CP XDCB dở dang 134.25 2.08 224.31 2.93 314.38 3.73 167.08 140.15 130.03 3. Tài sản dài hạn khác 2524.3 39.05 2866.9 37.50 2162.2 25.69 113.57 75.42 92.55 B.Nguồn vốn 9688 100.00 11265 100.00 12863 100.00 116.29 114.18 115.23 1. Nợ ngắn hạn 2864.7 29.57 3165.4 28.10 3685.3 28.65 110.50 116.42 113.42 2. Vốn chủ sở hữu 6822.9 70.43 8100 71.90 9177.3 71.35 118.72 113.30 115.98 Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán Qua bảng 3.2 ta thấy: Nhìn chung tình hình Tài sản và Nguồn vốn của Công ty qua 3 năm không ngừng tăng lên, bình quân tăng 5,23%, trong đó năm 2007 tăng so với 2006 là 1577 triệu đồng tương ứng tăng 6,29%, năm 2008 tăng so với 2007 là 1598 triệu đồng tương ứng tăng 4,18%. Để hiểu rõ được nguyên nhân của sự tăng này ta đi vào phân tích một số lĩnh vực sau: Về phần Tài sản: Tổng Tài sản của Công ty qua 3 năm bình quân tăng 5,23%.Sự tăng lên của tài sản là do tăng cả về Tài sản cố định và Tài sản lưu động. Đối với TSLĐ, trong đó chủ yếu là do các khoản phải thu và hàng tồn kho. Các khoản phải thu chiếm tỷ lệ cao nhất trong TSLĐ của Công ty, năm 2006 là 1263,90 triệu đồng chiếm 39,20%, năm 2007 là 1443.30 triệu đồng chiếm 39,87% tăng so với 2006 là 4,19% và năm 2008 là 1635,40 triệu đồng chiếm 36,79% tăng so với 2007 13,31%; nguyên nhân có sự tăng lên này là do các Công ty ký hợp đồng chưa thanh toán hết ngay toàn bộ giá trị sản phẩm mà Công ty đã xuất bán. Lượng hàng tồn kho năm 2006 là 1072,30 triệu đồng chiếm 33,26%, năm 2007 là 1132,60 triệu đồng chiếm 31,28% tăng so với 2006 là 5,62% và năm 2008 là 1253,40 triệu đồng chiếm 28,20% tăng so với 2007 là 10,67%. Sở dĩ lượng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao là do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Công ty luôn nhập hàng từ bên ngoài về vừa để làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, vừa để cung cấp cho khách hàng. Đối với TSCĐ: Năm 2007 tăng so với 2006 là 8,28% tương ứng tăng 1181.60 triệu đồng, năm 2008 tăng so với 2007 là 10,10% tương ứng tăng 772.50 triệu đồng. Có sự tăng lên này là do Công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để phục vụ nhu cầu quản lý và mở rộng quy mô sản xuất. Qua phân tích về phần Tài sản của Công ty, ta thấy giá trị TSCĐ chiếm tỷ lệ cao trong tổng Tài sản, năm 2006 giá trị TSCĐ chiếm 66,72% tổng giá trị Tài sản, năm 2007 là 67,86% và năm 2008 là 65,44%. Điều này cũng là hợp lý do đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty. Về Nguồn vốn: Ta dễ dàng nhận thấy nợ ngắn hạn của Công ty tăng dần qua các năm cả về số lượng và cơ cấu. Cụ thể năm 2006 nợ ngắn hạn là 2864,70 triệu đồng chiếm 29,57% tổng giá trị nguồn vốn; năm 2007 là 3165,4 triệu đồng chiếm 28,10% tăng so với 2006 là 10,50%; năm 2008 là 3685,30 triệu đồng chiếm 28,65% tăng so với năm 2007 là 16,42%. Có sự tăng lên này là do Công ty đã chủ động vay thêm vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Về nhuồn vốn chủ sở hữu cũng có sự tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2006 là 6822,90 triệu đồng chiếm 70,43%, năm 2007 là 8100 triệu đồng chiếm 71,90% tăng so với năm 2006 là 8,72%; năm 2008 là 9177,30 triệu đồng chiếm 71,35% tăng so với 2007 là 13,30%. Có sự tăng này là do trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ban lãnh đạo đã đóng góp thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. 3.1.6 Điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật của Công ty 3.1.5.1 Về sản xuất: Xưởng sản xuất – gia công sơn, mạ Xưởng Thanh Xuân: Diện tích 2000 m2 gồm 2 dây chuyền sơn và 3 dây chuyền mạ: + Dây chuyền sơn tĩnh điện dùng sơn bột + Dây chuyền sơn tĩnh điện dùng sơn nước + Dây chuyền mạ kẽm kiểu quay + Dây chuyền mạ kẽm kiểu treo + Dây chuyền mạ niken Cửa hàng diện tích 350 m2 mặt đường Khuất Duy Tiến – Hà Nội 3.1.5.2 Về công tác kỹ thuật và quản lý chất lượng Mạ và sơn là những công việc đòi hỏi kỹ thuật cao do vậy công ty đã nhập về các dây chuyền sơn, mạ hiện đại đồng thời công ty có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật có trình độ (Giám đốc và phó giám đốc sản xuất là các kỹ sư tốt nghiệp ĐH bách khoa, công nhân đã được đào tạo về sơn mạ). Bảng 3.3: Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty qua 3 năm 2006- 2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ Nhà cửa, vật kiến trúc 423.627 382.564 624.45 90.31 163.23 121.41 Phương tiện vận tải 422.503 401.503 842.69 95.03 209.88 141.23 Máy móc, thiết bị 2876.56 3624.33 4325.7 126 119.35 122.63 Thiết bị văn phòng 82.365 145.566 148.27 176.73 101.85 134.16 Tổng 3805.06 4553.96 5941.1 119.68 130.46 124.95 Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán Trong năm trở lại đây, Công ty có xu hướng mở rộng sản xuất để tăng khối lượng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, do đó cở sở vật chất - kỹ thuật cũng được tăng cường mở rộng qua các năm. Đối với nhà cửa, vật kiến trúc đã có sự biến động như sau: qua năm trước vẫn tiến hành khấu hao dần nhưng đến năm 2008 đã có sự đầu tư xây dụng cơ sở mới là do dự án thay đổi địa điểm theo quy hoạch thành các cụm công nghiệp của Nhà nước. Cụ thể năm 2007 giảm so với 2006 là 9,69%; nhưng năm 2008 lại tăng so với 2007 là 63,23% và bình quân tăng 21,41%. Tài sản cố định dùng trong sản xuất như máy móc, thiết bị được bổ sung hàng năm, đa số máy móc thiết bị của Công ty được nhập từ Mỹ. Cụ thể, năm 2007 giá trị máy móc, thiết bị là 3624,328 triệu đồng tăng 26% so với năm 2006. Năm 2008 là 4325,698 triệu đồng tăng 19,35% so với năm 2007. Bình quân 3 năm giá trị máy móc, thiết bị của Công ty tăng 22,63%. Điều đó chứng tỏ Công ty đã quan tâm đến việc tăng năng lực sản xuất trực tiếp, tác động làm tăng năng suất lao động và sản phẩm đầu ra. Phương tiện vận tải phục vụ cho việc xuất bán, giao hàng, nhận hàng, thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng được chú trọng đầu tư. Năm 2007 giá trị phương tiện vận tải đạt 402,503 triệu đồng giảm 4,97% so với năm 2006, đến năm 2008 là 842,687 triệu đồng tăng 109,88% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 Công ty có mua thêm phương tiện vận tải. Trong công tác quản lý, Công ty đã chú trọng trong việc bổ sung thêm máy móc, thiết bị để phục vụ cho việc quản lý tài liệu sổ sách và cập nhật, lưu trữ số liệu hàng ngày. Thiết bị văn phòng được tăng thêm hàng năm, năm 2007 là 145,566 triệu đồng tăng 76,73% so với năm 2006, năm 2008 là 148,265 triệu đồng tăng 1,85% so với năm 2007. 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn luôn quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh, và mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất đó là lợi nhuận. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế và là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói đến kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được kết qủa sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm trở lại đây. Cụ thể được thể hiện ở bảng 4.1 Qua bảng 4.1 ta thấy, nhìn chung lợi nhuận của Công ty liên tục tăng qua 3 năm: Mức lợi nhuận năm 2006 đạt 75,132 triệu đồng. Năm 2007 mức lợi nhuận đạt 112,493 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 49,73%. Năm 2008 lợi nhuận đạt 130,349 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 15,87%. Bình quân trong 3 năm tăng 31,72%. Có được các yếu tố trên là do ảnh hưởng của các yếu tố sau: - Tổng doanh thu thay đổi: Năm 2006 tổng doanh thu đạt 4548,54 triệu đồng; năm 2007 đạt 5826,27 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 28,09%; năm 2008 đạt 6965,75 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 19,56%. Bình quân 3 năm tăng 23,75%. Năm 2007 doanh thu thuần đạt 5755,95 triệu đồng tăng 27,79% so với năm 2006, năm 2008 đạt 6877,89 triệu đồng tăng 19,49% so với năm 2007. Doanh thu thuần qua 3 năm bình quân tăng 23,57%, nguyên nhân là do hàng năm số lượng đơn hàng đều tăng lên và sản phẩm hàng hoá bán ra nhiều hơn. - Giá vốn hàng bán biến động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán năm 2007 là 5188,54 triệu đồng tăng 27,86% so với năm 2006; năm 2008 là 6125,58 triệu đồng tăng 18,06% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 22,86%. Bảng 4.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh(%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4548.54 5826.27 6965.75 128.09 119.56 123.75 2. Các khoản giẩm trừ doanh thu 44.28 70.32 87.86 158.81 124.94 140.86 3. Doanh thu thuần về BH và CCDV(3=1-2) 4504.26 5755.95 6877.89 127.79 119.49 123.57 4. Giá vốn hàng bán 4057.85 5188.54 6125.58 127.86 118.06 122.86 5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV(5=3-4) 446.41 567.41 752.31 127.11 132.59 129.82 6. Doanh thu hoạt động tài chính 8.26 17.36 21.68 210.17 124.88 162.01 7. Chi phí tài chính 17.35 32.31 38.95 186.22 120.55 149.83 8. Chi phí quản lý kinh doanh 325.65 405.61 541.54 124.55 133.51 128.96 9. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD(9=5+6-7-8) 111.67 146.85 193.5 131.5 131.77 131.64 10. Thu nhập khác 35 59.64 71.28 170.4 119.52 142.71 11. Chi phí khác 42.32 70.25 83.74 166 119.2 140.67 12. Lợi nhuận khác(12=10-11) -7.32 -10.61 -12.46 144.95 117.44 130.47 13. Tổng lợi nhuận trước thuế(13=9+12) 104.35 136.24 181.04 130.56 132.88 131.72 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 29.218 38.1472 50.6912 130.56 132.88 131.72 15. Lợi nhuận sau thuế(15=13-14) 75.132 98.0928 130.349 130.56 132.88 131.72 Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán Mặc dù giá vốn hàng bán và doanh thu thuần đều tăng qua các năm nhưng mức tăng khác nhau làm cho lợi nhuận gộp của Công ty tăng lên. Lợi nhuận gộp năm 2007 là 567,41 triệu đồng tăng so với 2006 là 27,11%; năm 2008 là 752,31 triệu đồng tăng 32,59% so với năm 2007. Bình quân 3 năm lợi nhuận gộp tăng là 29,82%. Chi phí quản lý kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty. Trong 3 năm qua Công ty luôn có xu hướng mở rộng qui mô và hoàn thiện bộ máy quản lý nên chi phí quản lý cũng có xu hướng tăng theo. Năm 2007 chi phí quản lý đạt 405,61 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 24,55%; năm 2008 đạt 541,54 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 33,51%. Bình quân 3 năm tăng là 28,96%. Doanh thu hoạt động tài chính đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Hoạt động tài chính trong 3 năm qua đều lỗ là do hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu là lãi ngân hàng. Vì vậy, hoạt động tài chính đã làm giảm lợi nhuận của Công ty. Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng hầu hết đối với các doanh nghiệp, nó là yếu tố làm giảm sút đáng kể lợi nhuận của doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo tỷ lệ nhất định là 28% lợi nhuận của doanh doanh. Nhìn chung, trong những năm qua chi phí có sự tăng lên nhưng Công ty vẫn có mức lợi nhuận tăng. Để đạt được tốc độ như vậy, Công ty đã đầu tư sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, công tác quản lý của ban lãnh đạo ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả. 3.2.1 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 3.2.1.1 Đánh giá tình hình sản xuất của công ty Số lượng sản phẩm gia công của Công ty trong 3 năm qua được thể hiện ở bảng 4.2 Bảng 4.2: Số lượng sản phẩm gia công của Công ty trong 3 năm qua ĐVT: Số lượng hợp đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ Sản phẩm sơn 178 195 245 109.55 125.64 117.32 Sản phẩm mạ 213 268 326 125.82 121.64 123.71 Nguồn: Phòng kế hoạch - vật tư Công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn chuyên gia công các sản phẩm hàng hoá, vật tư, những chi tiết máy, phụ tùng… theo các hợp đồng ký kết với khách hàng. Hiện nay ở nước ta nhu cầu về gia công các sản phẩm là rất lớn, nhằm hoàn thiện và làm đẹp các chi tiết, linh kiện, các bộ phận cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh. Các Công ty lắp ráp ôtô, xe máy, chế tạo máy, cơ khí đã tìm ra giải pháp đó là thuê các cơ sở bên ngoài gia công hàng hoá nhằm giảm bớt được chi phí đầu tư thiết bị cho Công ty mình. Và nhu cầu này ngày càng tăng lên được thể hiện qua bảng 4.2. Qua bảng 4.2, ta thấy số lượng hợp đồng gia công theo hình thức sơn được tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm 2006 số lượng hợp đồng đạt 178 cái, năm 2007 con số này đạt 195 cái tăng so với 2006 là 9,55%, năm 2008 đạt 245 cái tăng so với 2007 là 25,64%. Bình quân 3 năm tăng 17,32%. Cũng qua bảng 4.2 ta thấy, số lượng hợp đồng gai công theo hình thức mạ cũng tăng khá nhanh. Cụ thể, năm 2006 số lượng hợp đồng đạt 213 cái, năm 2007 đạt 268 cái tăng so với 2006 là 25,82%, năm 2008 đạt 326 cái tăng so với 2007 là 21,64%. Bình quân 3 năm tăng 23,71%. Có được những kết quả trên là do sự cố gắng của toàn thể ban lãnh đạo và tập thể lao động trong Công ty đã không ngừng mở rộng mối quan hệ làm ăn, nâng cao chất lượng sản phẩm gia công làm hài lòng khách hàng. 3.2.1.2 Đánh giá tình hình kinh doanh của công ty Tình hình kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua được ghi nhận ở bảng sau: Các mặt hàng kinh doanh của Công ty chủ yếu là hoá chất, các công cụ, máy móc, thiết bị sử dụng trong ngành hoá chất. Trong khâu bán hàng của Công ty cũng đóng góp phần quan trọng vào thu nhập của Công ty. Lượng sản phẩm hàng hóa bán ra được tăng lên đáng kể ở tất cả các mặt hàng, góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Một số mặt hàng điển hàng mang lại hiệu quả nhất như: Các loại axit, các loại máy móc, hoá chất tổng hợp, có tốc độ bình quân tăng nhiều nhất góp phần tăng doanh thu cho Công ty. Cụ thể, nếu xét về tổng chi phí nhập hàng năm 2006 đạt 2087,4 triệu đồng, năm 2007 đạt 2264,8 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 8,5%; năm 2008 đạt 2473,4 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 9,21%. Bình quân trong 3 năm tăng 8,86%. Đối với mặt hàng là các loại axit sản lượng bán ra chiếm khối lượng lớn và tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2007 sản lượng bán ra đạt 35292 kg tăng 2363 kg tăng tương ứng 7,18% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 37930 kg tăng 2638 kg tăng tương ứng 7,47% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 7,33%. Song song với sự tăng về sản lượng là sự tăng về chi phí, cụ thể năm 2007 mức tăng chi phí là 352,92 triệu đồng tăng 23,63 triệu đồng tương ứng tăng 7,18% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 379,3 triệu đồng tăng 26,38 triệu đồng tăng tương ứng 7,47% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 7,33%. Hiệu quả kinh doanh được thể hiện qua phần lợi nhuận gộp thu được hàng năm của Công ty, cụ thể năm 2007 mức lợi nhuận đạt 39,1 triệu đồng tăng 22,11% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 54,6 triệu đồng tăng 39,64% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 30,58%. Đối với mặt hàng là các loại máy móc có giá trị trên 1 sản phẩm là rất lớn nên số lượng sản phẩm bán ra là rất ít, cụ thể năm 2007 tỷ lệ bán ra đạt 143 cái tăng 13 cái tương ứng tăng 11,72% so với năm 2006. Năm 2008 tỷ lệ đó đạt 154 cái tăng 11 cái tương ứng tăng 7,69% so với năm 2007. Mặt dù sản lượng Bảng 4.3: Chủng loại và lợi nhuận gộp hàng bán của Công ty qua 3 năm 2006 - 2007 ĐVT: Triệu đồng Chủng loại Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 07/06 08/07 BQ SL CP LNG SL CP LNG SL CP LNG SL CP LNG SL CP LNG SL CP LN Các loại axit 32929kg 329.29 32.02 35292 kg 352.92 39.1 37930 kg 379.3 54.6 107.18 107.18 122.11 107.47 107.47 139.64 107.33 107.33 130.58 Các loại dung dịch 4933 kg 172.65 17.32 5329 kg 186.52 21.36 5593 kg 195.76 26.52 108.03 108.03 123.33 104.95 104.95 124.16 106.48 106.48 123.74 Các loại kẽm 1928 kg 163.87 16.54 1972 kg 167.63 19.21 2101 kg 178.62 24.32 102.28 102.29 116.14 106.54 106.56 126.6 104.39 104.40 121.26 Các loại máy móc 128 cái 318.49 34.23 143 cái 356.78 43.91 154 cái 385.01 55.68 111.72 112.02 128.28 107.69 107.91 126.8 109.69 109.95 127.54 Các chi tiết máy 1338 cái 167.35 16.54 1399 cái 174.85 19.87 1497 cái 187.19 25.35 104.56 104.48 120.13 107.01 107.06 127.58 105.77 105.76 123.80 Hoá chất tổng hợp 11010kg 275.27 25.86 12840 kg 321.02 33.83 14045 kg 351.14 50.61 116.62 116.62 130.82 109.38 109.38 149.6 112.95 112.94 139.90 Các loại niken 2149 kg 182.73 20.41 2263 kg 192.35 24.65 2643 kg 224.68 30.13 105.3 105.26 120.77 116.79 116.81 122.23 110.9 110.89 121.50 Các loại sơn 4414 kg 176.57 18.35 4570 kg 182.82 22.46 5410 kg 216.38 31.8 103.53 103.54 122.4 118.38 118.36 141.59 110.71 110.70 131.64 Các loại dụng cụ 8218 cái 164.37 17.61 8762 cái 175.24 21.84 9474 cái 189.47 27.73 106.62 106.61 124.02 108.13 108.12 126.97 107.37 107.36 125.49 Các chất phụ gia 9117 kg 136.76 12.54 10310 kg 154.65 16.52 11056 kg 165.84 21.57 113.09 113.08 131.74 107.24 107.24 130.57 110.12 110.12 131.15 Tổng 2087.4 211.4 2264.8 262.8 2473.4 348.3 108.5 124.28 109.21 132.56 108.86 128.35 Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán bán ra là rất ít nhưng khoản chi phí nhập hàng thì rất lớn cụ thể, năm 2007 chi phí đó là 356,78 triệu đồng tăng 38,29 triệu đồng tương ứng tăng 12,02% so với năm 2006. Năm 2008 là 385,01 triệu đồng tăng 28,23 triệu đồng tăng tương ứng 7,91% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 9,95%. Và lợi nhuận do mặt hàng này mang lại là rất lớn làm tăng thêm lợi nhuận cho Công ty, cụ thể năm 2007 lợi nhuận đạt 43,91 triệu đồng tăng 9,68 triệu đồng tương ứng tăng 28,28% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 55,68 triệu đồng tăng 11,77 triệu đồng tương ứng tăng 26,8% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 27,54%. Nguyên nhân có sự tăng này là do lượng khách hàng của công ty tăng lên hàng năm làm nhu cầu tiêu thụ tăng lên. Đối với mặt hàng là hoá chất tổng hợp cũng tăng liên tục qua các năm với số lượng lớn. Cụ thể, năm 2007 sản lượng bán ra đạt 12840 kg tăng 1830 kg tương ứng tăng 16,62% so với năm 2006. Năm 2008 là 14045 kg tăng 1205 kg tăng tương ứng 9,38% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 12,95%. Khoản chi phí nhập hàng rất lớn, cụ thể năm 2007 chi phí đó là 321,02 triệu đồng tăng 45,75 triệu đồng tương ứng tăng 16,62% so với năm 2006. Năm 2008 là 351,14 triệu đồng tăng 30,12 triệu đồng tăng tương ứng 9,38% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 12,94%. Lợi nhuận từ mặt hàng này mang lại cũng rất đáng kể, cụ thể năm 2007 đạt 33,83 triệu đồng tăng 7,97 triệu đồng tăng tương ứng 30,82% so với năm 2006. Năm 2008 đạt 50,61 triệu đồng tăng 16,78 triệu đồng tăng tương ứng 49,60% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 39,90%. Bên cạnh các mặt hàng kể trên còn nhiều mặt hàng đóng góp vào lợi nhuận của công ty như : kẽm, sơn, niken, phụ gia… Điều này thể hiện được sự đa dạng hoá trong lĩnh vực kinh doanh của công ty, và cần được phát huy hết khả năng có thể để đạt hiệu quả cao nhất. 3.2.1.3 Đánh giá tình hình chi phí của Công ty 3.2.1.3.1 Đánh giá chi phí sản xuất kinh theo theo các yếu tố đầu vào Nguyên liệu đầu vào của Công ty chủ yếu được nhập từ các nhà máy hóa chất trong nước như: Công ty Công Nghiệp Hoá Chất Mỏ - TKV(Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, TP. Hà Nội), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Kỹ thuật – TECHNIMEX(70 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà nội), Công ty Sơn KOVA(Lô 32, Khu Liêm Cơ Mỹ Đình, Từ Liêm, TP.Hà Nội) và một phần được nhập từ Trung Quốc. * Tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào của Công ty trong 3 năm Nguyên phụ liệu là bộ phận chủ yếu của tài sản lưu động phục vụ cho quá trình gia công sản phẩm. Trong quá trình gia công sản phẩm của Công ty, do chi phí nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, nên muốn tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu suất kinh doanh thì Công ty cần phải phấn đấu sử dụng tiết kiệm nguyên phụ liệu một cách hiệu quả nhất. Bảng 4.4: Số lượng nguyên liệu đầu vào được sử dụng qua 3 năm 2006 - 2008 STT Tên vật tư Đvt Năm Tốc độ phát triển 2006 2007 2008 070/6 08/07 BQ 1 Sơn bột kg 1589.45 1762.32 2031.61 110.88 115.28 113.06 2 Sơn nước lít 1325.34 1542.57 1864.52 116.39 120.87 118.61 3 Niken cực, niken sunfát kg 2578.35 2765.18 3165.57 107.25 114.48 110.8 4 Kẽm cực, kẽm thỏi, kẽm tấm kg 2187.96 2478.21 2568.34 113.27 103.64 108.34 5 NaOH, NaNO2 lít 2364.24 2682.27 2963.46 113.45 110.48 111.96 6 Nước oxi già lít 158 264 469 167.09 177.65 172.29 7 Muối kg 368.58 478.24 654.85 129.75 136.93 133.29 8 Giấy ráp kg 125 246 385.57 196.8 156.74 175.63 9 Crôm kg 1682.65 1963.13 2245.36 116.67 114.38 115.52 10 Đồng kg 765.32 862.35 1024.54 112.68 118.81 115.7 11 HCl lít 1562.51 1754.85 2157.68 112.31 122.96 117.51 12 H2SO4 lít 1748.29 1987.65 2475.52 113.69 124.55 118.99 13 Dầu eazy 02,08 lít 1832.68 2031.26 2341.59 110.84 115.28 113.03 14 Chất làm bóng SH207 kg 846.63 975.38 1157.23 115.21 118.64 116.91 15 Chất trợ bóng SH207 kg 458.26 653.08 865.41 142.51 132.51 137.42 16 Dầu chống dính, chống rỉ, tẩy rửa lít 2456.87 2768.64 3251.36 112.69 117.44 115.04 17 Hoá chất định hình bề mặt lít 1862.54 2154.51 2369.51 115.68 109.98 112.79 18 Hoá chất phốt phát hoá bề mặt lít 1236.58 1487.93 1746.45 120.33 117.37 118.84 Nguồn: Phòng kế hoạch - vật tư Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố cơ bản ( lao động, tư liệu lao động, và đối tượng lao động) để tạo ra những vật phẩm cần thiết phục vụ cho con người. Trong quá trình kết hợp đó, các yếu tố cơ bản bị tiêu hao tạo ra chi phí sản xuất kinh doanh. Gắn liền với chi phí kinh doanh là giá thành sản phẩm. Vì chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của cùng một quá trình sản xuất kinh doanh; chi phí phản ánh mặt hao phí, còn giá thành phản ánh mặt kết quả thu được. Nếu như doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất sẽ làm giảm chi phí sản xuất; hạ giá thành sản phẩm , tạo khả năng tăng lãi kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 4.5: Tổng hợp chi phí sản xuất của Công ty qua 3 năm 2006-2008 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ 1. CP NVL 2215.58 2864.37 3253.26 129.28 113.58 121.18 Sơn 1051.23 1343.25 1650.14 127.78 122.85 125.29 Mạ 1164.35 1521.12 1603.12 130.64 105.39 117.34 2. CP NCTT 867.89 1056.54 1348.65 121.74 127.65 124.66 Sơn 386.24 482.23 597.28 124.85 123.86 124.35 Mạ 481.65 574.31 751.37 119.24 130.83 124.90 3. CP SXC 974.38 1267.63 1523.67 130.10 120.20 125.05 CP nhân viên PX 468.35 562.61 672.48 120.13 119.53 119.83 CP khấu hao 124.68 164.58 232.63 132.00 141.35 136.59 CP DV mua ngoài 282.67 364.59 421.37 128.98 115.57 122.09 Chi phí khác 98.68 175.85 197.19 178.20 112.14 141.36 Tổng 4057.85 5188.54 6125.58 127.86 118.06 122.86 Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán Qua bảng 4.5 ta có nhận xét như sau: Tổng chi phí sản xuất gia - công tăng qua các năm. Cụ thể, tổng chi phí sản xuất năm 2007 là 5188,54 triệu đồng tăng 27,86% so với năm 2006, năm 2008 là 6125,58 triệu đồng tăng 18,06% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tổng chi phí sản xuất tăng 22,86%.Nguyên nhân tổng chi phí sản xuất tăng là do các yếu tố sau: Về chi phí nguyên vật liệu: Năm 2007 là 2864,37 triệu đồng ( trong đó chi phí gia công sơn là 1343,25 triệu đồng, chi phí gia công mạ là 1521,12 triệu đồng) tăng 29,28% so với năm 2006, năm 2008 là 3253,26 triệu đồng ( trong đó chi phí sơn là 1650,14 triệu đồng, chi phí cho mạ là 1603,12 triệu đồng) tăng 13,58% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 21,18%. Nguyên nhân do hàng năm Công ty mở rộng qui mô sản xuất và khối lượng đơn hàng tăng lên nên nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu lớn hơn, mặt khác do sự biến động của giá cả thị trường làm cho giá nguyên phụ liệu và hoá chất hàng năm tăng lên dẫn đến chi phí nguyên vật liệu tăng. Về chi phí nhân công trực tiếp: Năm 2007 là 1056,54 triệu đồng (trong đó chi phí nhân công trực tiếp gia công sản phẩm sơn là 482,23 triệu đồng, chi phí nhân công trực tiếp gia công sản phẩm mạ là 574,31 triệu đồng) tăng 21,74% so với năm 2006. Năm 2008 là 1348,65 triệu đồng ( trong đó chi phí nhân công trực tiếp gia công sản phẩm sơn là 597,28 triệu, chi phí nhân trực tiếp gia công sản phẩm mạ là 751,37 triệu đồng ) tăng 27,65% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 24,66%. Nguyên nhân do qui mô sản xuất được mở rộng, số lao động trực tiếp sản xuất tăng qua các năm dẫn đến chi phí nhân công tăng. Về chi phí sản xuất chung: Năm 2007 là 1267,63 triệu đồng tăng 30,10% so với năm 2006; năm 2008 là 1523,67 triệu tăng 20,20% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 25,05%. Nguyên nhân do sự thay đổi của các yếu tố sau: * Do chi phí quản lý phân xưởng hàng năm tăng: do số lao động quản lý phân xưởng tăng, ngoài ra do tiền lương của bộ phận này được tính theo doanh thu sản phẩm nên doanh thu tăng thì chi phí này cũng tăng. Bình quân 3 năm tăng 19,83%. * Do chi phí khấu hao tài sản cố định: hàng năm Công ty phải trích ra một khoản tiền khấu hao Tài sản cố định để tiến hành quá trình tái sản xuất, đầu tư thêm cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng qui mô sản xuất. Do đó, chi phí khấu hao tăng lên hàng năm. Bình quân 3 năm tăng 36,59%. * Chi phí dịch vụ mua ngoài ( điện, nước, internet,…) và các chi phí khác cũng tăng lên theo qui mô sản xuất. Xét về tỷ trọng các loại chi phí ta thấy chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất. Cụ thể, tỷ trọng chi phí này năm 2006 là 54,60%, năm 2007 là 55,21%, năm 2008 là 53,11%. Sau đó đến chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Vì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn nên Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ, tiết kiệm hợp lý nguyên vật liệu vì việc làm này góp phần làm giảm chi phí sản xuất gia công, tăng lợi nhuận mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm gia công. 3.2.1.3.2 Đánh giá theo chi phí bán hàng và chi phí tài chính Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty nhiều hay ít sẽ quyết định đến doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp. Vì vậy nguồn chi phí chi cho việc bán hàng và mở rộng thị trường là rất cần thiết. Bên cạnh đó chi phí tài chính là những khoản chi phí cho cho hoạt động tài chính như trả lãi vay ngân hàng hay tham gia hoạt động tài chính, cũng làm cho lượng chi phí hàng năm tăng lên. Cụ thể như bảng sau: Bảng 4.6: Chi phí bán hàng và chi phí tài chính ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ CP bán hàng 42.83 64.37 75.42 150.29 117.17 132.70 CP mở rộng thị trường 15.58 24.63 35.67 158.09 144.82 151.31 CP tài chính 17.35 32.31 38.95 186.22 120.55 149.83 Tổng 75.76 121.31 150.04 160.12 123.68 140.73 Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán Qua bảng 4.6 ta thấy chi phí bán hàng tăng lên hàng năm. Cụ thể năm 2007 là 64,37 triệu đồng tăng 21,54 triệu đồng tương ứng tăng 50,29% so với năm 2006. Năm 2008 là 75,42 triệu đồng tăng 11,05 triệu đồng tương ứng tăng 17,17% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 32,70%. Nguyên nhân của sự tăng này là do lượng hàng hoá hàng năm tăng lên, qui mô thị trường đợưc mở rộng, lượng khách hàng tăng lên. Khoản chi phí mở rộng thị trường cũng tăng lên chứng tỏ công ty đã chú trọng đến vấn đề tìm hiểu mở rộng thị trường từ đó tạo cơ sở nâng cao sản lượng sản xuất hàng năm. Cụ thể năm 2007 là 24,63 triệu đồng tăng 9,05 triệu đồng tương ứng tăng 58,09% so với năm 2006. Năm 2008 là 35,67 triệu đồng tăng 11,04 triệu đồng tương ứng tăng 44,82% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 51,31%. Nguyên nhân là do hàng năm Công ty luôn tìm kiếm lượng khách hàng mới, thị trường mới. Đối với chi phí tài chính cũng tăng lên hàng năm. Cụ thể năm 2007 là 32,31 triệu đồng tăng 14,96 triệu đồng tương ứng tăng 86,22% so với năm 2006. Năm 2008 là 38,95 triệu đồng tăng 6,64 triệu đồng tương ứng tăng 20,55% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 49,83%. Nguyên nhân là do hàng năm lượng vốn vay ngân hàng tăng lên để phục vụ cho việc mở rông qui mô sản xuất. 3.2.1.4 Đánh giá giá thành sản phẩm gia công và giá thành hàng bán Trong nền kinh tế thị trường, Công ty muốn tồn tại và phát triển thì sản phẩm phải có chất lượng cao, hình thức đẹp, giá thành phải hợp lý, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, đây mà vấn đề mà Ban lãnh đạo Công ty cũng như bất kỳ nhà sản xuất nào cũng cần quan tâm. Trong những năm qua, Công ty đã tìm nhiều biện pháp để hạ giá thành sản phẩm mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và điều kiện sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm gia công của Công ty được thể hiện ở bảng 4.7: Qua bảng 4.7, ta có thể nhận thấy mặt hàng gia công của Công ty rất là đa dạng, phong phú, với nhiều chủng loại khác nhau, mỗi mặt hàng lại có một cách định giá khác nhau, tùy thuộc vào chất liệu dùng để gia công, sản phẩm đem gia công, đặc tính của sản phẩm để định giá cho phù hợp. Nhìn chung sự biến động về giá của các phẩm gia công qua các năm là rất ít, có khi mức giá vẫn được giữ ổn định qua các năm. Cụ thể, giá một số sản phẩm gia công không tăng như: càng xe Dream vẫn giữ mức giá 8000đ/cái, bình xăng có giá 3000đ/cái, càng xe wave vẫn giữ giá 8000đ/cái. Bảng 4.7: Giá thành sản phẩm gia công của Công ty qua 3 năm 2006 – 2008 Đvt: Nghìn đồng/cái(kg,bộ) Tên SP ĐVT Năm So sánh (%) 2006 2007 2008 07/06 08/07 BQ Ghế gập Sao Mai 1000đ/cái 28 28 29 100.00 103.57 101.77 Ống xã khí 1000đ/cái 3 3.5 4.5 116.67 128.57 122.47 Bulông, long đen 1000đ/kg 2 2.5 3 125.00 120.00 122.47 Càng Dream 1000đ/cái 8 8 8 100.00 100.00 100.00 Khoá yên Dream 1000đ/cái 3.5 3.5 4 100.00 114.29 106.90 Ăngten + chảo 1000đ/cái 10 10 11 100.00 110.00 104.88 Bình xăng 1000đ/cái 3 3 3 100.00 100.00 100.00 Lò xo lệch 1000đ/kg 3.5 3.5 4 100.00 114.29 106.90 Lò xo chân chống 1000đ/kg 3.5 3.5 4 100.00 114.29 106.90 Võng xếp 1000đ/bộ 13 13.5 14 103.85 103.70 103.77 Móc mành 1000đ/kg 15 15 15.5 100.00 103.33 101.65 Máy phát 1000đ/bộ 25 26 26.5 104.00 101.92 102.96 Càng mộc Wave 1000đ/cái 8 8 8 100.00 100.00 100.00 Hộp điện 1000đ/cái 32 32.5 33.5 101.56 103.08 102.32 Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán Một số mặt hàng giữ nguyên giá trong 2 năm 2006 – 20007 nhưng tăng nhẹ vào 2008, có thể là do sự tăng của nguyên vật liệu đầu vào, như mặt hàng: Ghế gập Sao Mai giữ mức giá 28000đ/cái, nhưng năm 2008 là 29000đ/cái tăng 3,57% so với các năm trước đó, bình quân 3 năm tăng là 1,77%. Mặt hàng khóa yên Dream, Ăng ten + chảo, lò xo lệch, lò xo chân chống, móc mành cũng có mức tăng tương tự. Một số mặt hàng tăng đều qua 3 năm như: ống xả khí năm 2007 với giá 3,500đ/cái tăng 16,67% so với năm 2006, năm 2008 có giá là 4000đ/cái tăng 28,57% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 22,47%. Mặt hàng võng xếp năm 2007 có giá là 13,500đ/bộ tăng 3,85% so với năm 2006, năm 2008 có giá là 14000đ/bộ tăng 3,70% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng là 3,77%. Mặt hàng máy phát năm 2007 có giá là 26000đ/bộ tăng 4% so với năm 2006, năm 2008 là 26,500đ/bộ tăng 1,92% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 2,96%. Mặt hàng hộp điện năm 2007 có giá là 32,500đ/cái tăng 1,56% so với năm 2006, năm 2008 có giá là 33,500đ/cái tăng 3,08% so với năm 2007. Bình quân 3 năm tăng 2,32%. Qua sự biến động về giá của các sản phẩm gia công của Công ty như thế này có thể tạo được lòng tin cho khách hàng về sự ổn định giá cả trong quá trình cung cấp dịch vụ trong tương lai và đó cũng là nổ lực rất lớn của ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên trong Công ty đã không ngừng nâng cao tay nghề, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguyên vật liệu đầu vào của quá trình gia công. Giá thành các sản phẩm hàng bán của Công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.8: Giá thành sản phẩm hàng bán của Công ty qua 3 năm Đvt: Nghìn đồng/cái(kg) Tên SP Đvt Năm So sánh (%)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchinh_sua_lan_cuoi_4293.doc
Tài liệu liên quan