Đề tài Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Thừa Thiên Huế

Tài liệu Đề tài Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Thừa Thiên Huế: PHẦN I- GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, mọi sự phát triển hay thay đổi của hệ thống ngân hàng trên thế giới đều ít nhiều ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài cùng với các dịch vụ ngân hàng mới đã tạo ra môi trường cạnh tranh đồng thời đặt ra yêu cầu và thách thức cho các ngân hàng của Việt Nam. Trong những năm qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ. Trong đó, xu hướng nổi bật dễ dàng nhận thấy là việc các ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các hoạt động của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là để phù hợp được với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Trong xu hướng đó thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, đặc biệt là cho vay tín chấp tiêu dùng ngày càng được chú trọng cả ở khối ngân hàng thương mại cổ phần lẫn khối ngân hàng thương m...

doc73 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I- GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay, mọi sự phát triển hay thay đổi của hệ thống ngân hàng trên thế giới đều ít nhiều ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài cùng với các dịch vụ ngân hàng mới đã tạo ra môi trường cạnh tranh đồng thời đặt ra yêu cầu và thách thức cho các ngân hàng của Việt Nam. Trong những năm qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và nghiệp vụ. Trong đó, xu hướng nổi bật dễ dàng nhận thấy là việc các ngân hàng ngày càng đa dạng hoá các hoạt động của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là để phù hợp được với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Trong xu hướng đó thì hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, đặc biệt là cho vay tín chấp tiêu dùng ngày càng được chú trọng cả ở khối ngân hàng thương mại cổ phần lẫn khối ngân hàng thương mại quốc doanh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Sau nhiều khuyến nghị từ các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước, ngày 23/1/2009, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến đã ký ban hành Thông tư số 01/2009/TT-NHNN, hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của tổ chức tín dụng đối với cho vay các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.Văn bản trên chính thức tạo điều kiện để các ngân hàng thương mại nối lại và thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng mà loại hình căn bản là cho vay tín chấp tiêu dùng. Từ đầu tháng 2/2009, nhiều ngân hàng thương mại đã chính thức công bố triển khai các sản phẩm cho vay tiêu dùng với những hạn mức khá ưu đãi. Với mức thu nhập hiện nay, phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc, đặc biệt là những vật dụng đắt tiền. Với việc được vay mà không cần tài sản đảm bảo, cho vay tín chấp tiêu dùng dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các khách hàng cá nhân. Về phía các ngân hàng, ngân hàng nhận định cho vay tín chấp tiêu dùng là loại hình cho vay rủi ro cao. Để giảm thiểu và ngăn ngừa rủi ro của loại hình này, các ngân hàng cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn đầu của quy trình cho vay là tìm hiểu khách hàng đến giai đoạn cuối cùng là thanh lý hợp đồng. Nói cách khác, các ngân hàng phải có hệ thống kiểm soát nội bộ thật vững mạnh, dựa trên hệ thống các văn bản quy định chặt chẽ và hợp lý về quy trình cho vay, quy định về khách hàng cùng những yếu tố khác. Trên cơ sở nhận định đó, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam-Chi nhánh Thừa Thiên Huế (BIDV Huế), em quyết định chọn đề tài “Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam- Chi nhánh Thừa Thiên Huế” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp cho đợt thực tập cuối khóa của mình. Kết cấu Luận văn: Luận văn được chia làm 3 phần Phần I- Đặt vấn đề Phần II- Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại ngân hàng BIDV Huế Chương 3: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại ngân hàng BIDV Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị 2. Mục tiêu nghiên cứu ♦Về lý thuyết: làm rõ các khái niệm và nội dung cơ bản liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ và cho vay tín chấp tiêu dùng, các rủi ro gắn liền với loại hình này cùng các yêu cầu đặt ra đối với kiểm soát rủi ro quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng. ♦Về mặt thực tế: Thông qua nghiên cứu thực tiễn, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại ngân hàng BIDV Huế. Đồng thời, em cũng tiến hành điều tra tình hình cho vay tín chấp tiêu dùng của các ngân hàng trên địa bàn tỷnh Thừa Thiên Huế, từ đó so sánh, rút ra những ưu điểm, thành tựu đồng thời là những tồn tại, hạn chế cần được giải quyết tại ngân hàng BIDV Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu môi trường, các chính sách, thủ tục kiểm soát được quy định đối với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng. 4. Phạm vi nghiên cứu ♦Về nội dung: Việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ dừng lại ở nghiên cứu hệ thống các thủ tục, quy định liên quan đến việc kiểm soát rủi ro của loại hình cho vay tín chấp tiêu dùng. ♦Không gian: Phòng QHKHCN- BIDV Huế. ♦Thời gian: Thời gian tìm hiểu và nghiên cứu diễn ra trong 3 tháng, từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2011. Về tình hình hoạt động của BIDV Huế, em sẽ tiến hành phân tích trong khoảng thời gian 3 năm từ năm 2008 đến năm 2010. ♦Địa điểm: BIDV Huế - Số 41 Hùng Vương, TP Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này, trong quá trình phân tích em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: ♦Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Hỏi trực tiếp những cán bộ trong phòng QHKHCN và các phòng có liên quan thông qua bảng hỏi. ♦Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Thu thập những thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu. Đây là phương pháp được sử dụng để tập hợp những thông tin, số liệu thực sự cần thiết cho đề tài. ♦Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê, xử lý các phiếu điều tra được phát cho các nhân viên tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn Thừa Thiên Huế. ♦Phương pháp thống kê: Thống kê, sắp xếp những thông tin, dữ liệu thu thập được để hoàn thành công việc nghiên cứu. ♦Phương pháp so sánh: Dựa vào những số liệu để tiến hành so sánh, đối chiếu(cả về tương đối lẫn tuyệt đối), thường là so sánh giữa hai năm để tìm ra sự tăng giảm của giá trị giúp cho quá trình phân tích kinh doanh cũng như các quá trình khác. Do nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu, hạn chế về số liệu nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy, em kính mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến từ quý thầy cô giáo, Ban Lãnh đạo Ngân hàng cùng bạn đọc để Luận văn được hoàn thiện hơn. 6. Tính mới của đề tài Theo sự tìm hiểu của riêng cá nhân em, hiện nay các đề tài về cho vay tín chấp hoặc cho vay tiêu dùng của các ngành như quản trị hoặc tài chính ngân hàng đã có nhưng với chuyên ngành kế toán kiểm toán em đang theo học thì hầu như chưa có sinh viên nào làm về đề tài này. Nguyên nhân này có thể xuất phát từ nhiều lý do như đây là hoạt động mới, ít có các lý thuyết liên quan và việc kiểm soát rủi ro cho vay chủ yếu dựa trên tính tự kiểm tra, kiểm soát của quy trình và các văn bản quy định. Ngoài ra, vai trò của phòng kiểm toán nội bộ (phòng quản lý rủi ro) ít quan trọng hơn mà chủ yếu là sự kiểm tra qua lại giữa các phòng với nhau, cụ thể là giữa phòng QHKHCN và PQTTD, phòng QHKHCN và phòng QLRR. Theo em, hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng và bao trùm lên toàn bộ các hoạt động của ngân hàng nên hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng cũng không phải là ngoại lệ. Cũng xuất phát từ sự quan tâm của chính mình nên em đã quyết định chọn đề tài này. PHẦN II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng tại các NHTM. Tổng quan về NHTM Khái niệm, chức năng của NHTM ♦ Khái niệm NHTM NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về NHTM: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: “NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng 10/1998: “NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm: NHTM, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại ngân hàng khác”. Trong các ngân hàng trung gian, NHTM là loại hình kinh doanh điển hình. Hệ thống các NHTM chiếm vị trí quan trọng nhất về quy mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Hoạt động của NHTM bao gồm 3 lĩnh vực: nghiệp vụ nợ (huy động vốn), nghiệp vụ có (cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ thanh toán, đại lí, tư vấn, thông tin, giữ hộ chứng từ có giá…). Ba loại nghiệp vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo nên uy tín cho ngân hàng. ♦ Chức năng của NHTM NHTM có các chức năng chủ yếu sau: NHTM là một định chế tài chính trung gian: NHTM thực hiện chức năng trung gian tài chính khi ngân hàng đứng giữa thu nhận tiền gửi của người gửi tiền để cho vay người cần tiền vay tiền hoặc làm môi giới cho người đầu tư. Ở đây, NHTM vừa là người cho vay vừa là người đi vay. NHTM góp phần tạo lợi ích công bằng cho cả 3 bên trong quan hệ: Người gửi tiền, ngân hàng và người vay. Thông qua chức năng này, NHTM thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, thực hiện các dịch vụ tiện ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. NHTM vừa là thủ quỹ vừa là trung gian thanh toán của khách hàng Trong quan hệ kinh doanh thương mại, nếu khối lượng giao dịch lớn thì việc thanh toán sẽ gặp khó khăn và cần có một tổ chức đứng ra đảm nhiệm công việc này. NHTM đã đứng ra thực hiện công việc đó nên nó có ý nghĩa rất lớn trong việc thuc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, an toàn và tiết kiệm chi phí. Nó tạo ra mối quan hệ khăng khít giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, quan hệ này đã tạo ra những tác động tích cực đối với tiến trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Qua việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán hộ thì ngân hàng đã trở thành thủ quỹ cho khách hàng thông qua việc mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng tại ngân hàng. Việc thanh toán giữa các khách hàng được thực hiện bằng cách trích chuyển tiền từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác thông qua nghiệp vụ kế toán ngân hàng. Chức năng tạo tiền: NHTM ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó còn tạo tiền khi phát tín dụng. Bút tệ hay tiền ghi sổ chỉ tạo ra khi phát tín dụng và thông qua tài khoản tại ngân hàng. Nó không có hình thái vật chất, nó chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiển thể hiện trên tài khoản ngân hàng. Thực chất bút tệ là tiền phi vật chất, ngoài những tính chất như tiền giấy là được sử dụng trong thanh toán, qua các công cụ thanh toán của ngân hàng như: séc, lệnh chuyển tiền…mà còn có những ưu điểm hơn tiền giấy, đó là an toàn hơn, chuyển đổi ra tiền giấy dễ dàng, thanh toán rất thuận tiện, kiểm nhận nhanh chóng, di chuyển dễ dàng, nó được sử dụng một cách phổ biến, điều này đã nói lên sức mua của đồng tiền ghi sổ hay bút tệ. Quá trình tạo tiền ghi sổ của ngân hàng được thực hiện thông quá hoạt động tín dụng và tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng. Chức năng trung gian trong việc thực hiện chính sách tiền tệ Hệ thống NHTM mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng trung ương về các mặt. Đặc biệt, NHTM phải luôn tuân theo các quyết định của ngân hàng trung ương về việc thực hiện chính sách tiền tệ, là các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Các nghiệp vụ cơ bản của NHTM ♦Hoạt động huy động vốn Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kì hạn và các loại tiền gửi khác. Khi được Thống đốc ngân hàng Nhà nước chấp thuận, tổ chức tín dụng được phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá trị khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tổ chức tín dụng được vay vốn của nhau và của tổ chức tín dụng nước ngoài. Tổ chức tín dụng là ngân hàng thì được vay vốn của ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn (NHNN thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng theo những hình thức: cho vay lại theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và giấy tờ có giá ngắn hạn khác). ♦ Hoạt động tín dụng Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống; cho vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng được phép cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu và tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác. Ngân hàng được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với tổ chức, cá nhân được thực hiện qua công ty cho thuê tài chính. ♦Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ NHTM được phép mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước, tại các tổ chức tín dụng. NHTM được phép thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng, thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được ngân hàng Nhà nước cho phép, thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ, thực hiện các dịch vụ thanh toán do ngân hàng Nhà nước quy định. Ngân hàng được tổ chức thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được ngân hàng Nhà nước cho phép. NHTM được thực hiện dịch vụ thu, phát tiền mặt cho khách hàng và thực hiện các dịch vụ ngân quỹ khác. Khái quát về hoạt động tín dụng của NHTM Khái niệm tín dụng ngân hàng Theo PGS.TS Lê Văn Tề: “Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiêp và các chủ thể khác) Trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán”. Phân loại tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng được phân loại theo Theo hình thức cấp tín dụng Theo thời hạn tín dụng Theo mức độ rủi ro Theo tính chất bảo đảm tín dụng Theo mục đích tín dụng Cụ thể là: ♦ Theo hình thức cấp tín dụng: hoạt động tín dụng được chia thành 4 loại. + Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các GTCG khác: Là hình thức tín dụng được thực hiện thông qua cơ chế hợp đồng. TCTD thỏa thuận mua thương phiếu hay GTCG khác của khách hàng trước khi đến hạn thanh toán. Giá mua là giá sau khi đã được khấu trừ một lượng tiền tính theo lãi suất chiết khấu, thời gian chiết khấu và số tiền xin chiết khấu. + Cho vay: Cho vay là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể trong đó có một bên chuyển giao tiền cho bên kia sử dụng dựa trên nguyên tắc có sự hoàn trả cả vốn lẫn lãi trong thời hạn đã thỏa thuận. Nghiệp cụ cho vay mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Chính vì lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ này rất lớn nên rủi ro tiềm ẩn mà nó mang lại thường cao hơn so với các nghiệp vụ khác của ngân hàng + Cho thuê tài chính: Cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng trung hạn và dài hạn giữa cá ngân hàng với khách hàng là các tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh. Nghiệp vụ này được thực hiện thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng cho thuê tài chính. Hợp đồng cho thuê tài chính là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho thuê và bên thuê. Theo đó, bên cho thuê có nghĩa vụ mua tài sản và chuyển giao cho bên thuê sử dụng trong một thời hạn nhất định theo yêu cầu của bên thuê để được hưởng tiền thuê theo thỏa thuận. Bên thuê có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ tiền thuê khi hợp đồng đáo hạn hoặc khi hợp đồng cho thuê bị vi phạm bởi hành vi có lỗi của bên thuê. + Bảo lãnh ngân hàng Là cam kết của ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiên nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ ssax cam kết với bên nhận bão lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã được trả thay. ♦ Theo thời hạn tín dụng Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam thì có 3 loại: ●Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn từ 1 năm trở xuống ●Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm ●Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm ♦ Theo mức độ rủi ro: Phân loại theo mức độ rủi ro giúp cho các ngân hàng đánh giá được mức độ an toàn của các khoản tín dụng, dựa vào đó trích lập dự phòng một cách hợp lý nhất. Ngân hàng phân loại nợ theo 5 nhóm: ●Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn (Trích lập dự phòng 0%) ●Nhóm 2: Nợ cần chú ý (Trích lập dự phòng 5%) ●Nhóm 2: Nợ dưới tiêu chuẩn (Trích lập dự phòng 20%) ●Nhóm 2: Nợ nghi ngờ (Trích lập dự phòng 50%) ●Nhóm 2: Nợ có khả năng mất vốn (Trích lập dự phòng 100%) ♦ Theo tính chất bảo đảm tín dụng ●Tín dụng có đảm bảo: là khoản tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh bởi bên thứ ba. ● Tín dụng không có đảm bảo: là khoản tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh bởi bên thứ ba. Cho vay tín chấp tiêu dùng là một dạng của tín dụng không có đảm bảo. ♦ Theo mục đích tín dụng: Tín dụng được phân thành các dạng sau: ●Tín dụng công thương nghiệp: Khoản tín dụng cấp cho doanh nghiệp để trang trải chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, chi trả lương, nộp thuế… ●Tín dụng nông nghiệp: Khoản tín dụng cấp cho nông dân nhằm hỗ trợ cho họ có đủ vốn để trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm… ●Tín dụng Bất động sản: Khoản tín dụng được đảm bảo bằng bất động sản. ●Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Khoản tín dụng cấp cho các công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác. ●Tín dụng tiêu dùng: khoản cho vay nhằm tài trợ cho mục đích tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình 1.2. Tổng quan về hệ thống KSNB 1.2.1. Khái niệm Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400- đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: "Hệ thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra-kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống KSNB bao gồm: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm toán". Theo TS Võ Anh Dũng: "KSNB là một hệ thống gồm các chính sách, thủ tục được thiết lập tại đơn vị nhằm đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý đạt được các mục đích sau đây: - Bảo vệ hữu hiệu và sử dụng hiệu quả về mọi nguồn lực, ngăn ngừa và phát hiện mọi hành vi lãng phí, gian lận, sử dụng tài sản không đúng mục đích, hoặc vượt quá thẩm quyền. - Cung cấp những thông tin đáng tin cậy. - Định kỳ đánh giá kết quả hoạt động để nâng cao hiệu quả điều hành. - Mọi thành viên trong đơn vị phải tuân thủ các chính sách và quy định nội bộ" Từ những khái niệm trên ta thấy rằng hệ thống KSNB bao gồm nhiều hoạt động, biện pháp, kế hoạch, nội quy, quan điểm được nhà quản lý thiết lập để điều hành nhân viên và thực hiện những hoạt động trong tổ chức. KSNB không chỉ giới hạn trong chức năng tài chính và kế toán mà còn phải kiểm soát mọi chức năng khác như về hành chính, quản lý sản xuất... 1.2.2. Mục tiêu của hệ thống KSNB Hệ thống KSNB có 4 mục tiêu cơ bản sau: Bảo vệ tài sản của đơn vị: Bảo vệ tài sản là không để xảy ra các rủi so trong quá trình sử dụng và quản lý tài sản. Tài sản trong đơn vị gồm cả tài sản hữu hình và vô hình. Tùy từng loại tài sản phải thiết kế hệ thống quản lý phù hợp. Bảo đảm độ tin cậy của thông tin: hoạt động của đơn vị là liên tục. Do đó hàng ngày, hàng giờ có rất nhiều luồng thông tin vào ra. Nhà quản lý cần có những thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Vì vậy, các thông tin cung cấp phải đảm bảo tính kịp thời, tin cậy, đầy đủ và phản ánh khách quan thực trạng hoạt động của đơn vị. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: hệ thống KSNB được thiết kế sao cho các quyết định và chế độ pháp lý có liên quan đến hoạt động của đơn vị phải được tuân thủ đúng mức. Theo đó, hệ thống KSNB phải đạt các yêu cầu sau: ●Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. ●Ngăn chặn, phát hiện kịp thời và xử lý các sai sót, gian lận trong mọi hoạt động của đơn vị. ●Đảm bảo việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan. Bảo đảm hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý: hệ thống KSNB được thiết kế nhằm ngăn chặn sự trùng lặp, tránh gây lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực của đơn vị. Mục tiêu mà hệ thống KSNB hướng đến là rất rộng, bao quát lên mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. Do đó, khi thiết kế hệ thống KSNB, nhà quản lý phải biết kết hợp hài hòa các mục tiêu trên để có được một hệ thống KSNB hữu hiệu nhất. 1.2.3. Nhiệm vụ của hệ thống KSNB ♦ Ngăn ngừa thiếu sót trong hệ thống xử lý nghiệp vụ: Các thủ tục kiểm soát phải được thiết kế sao cho có thể hướng các nghiệp vụ kinh tế được thực hiện đúng nguyên tắc quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các sai sót, nhầm lẫn vô tình hay cố ý có thể gây thất thoát tiền bạc hoặc tài sản của đơn vị, gây ra thiệt hại trong kinh doanh. Ví dụ như để ngăn chặn thất thoát tiền bạc, ngân hàng quy định mọi khoản thu chi trước khi thủ quỹ thực hiện đều phải qua xét duyệt của kế toán, kiểm soát viên, kế toán trưởng... ♦ Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát tài sản có thể tránh: Cụ thể là ngân hàng, ngân hàng phải giữ gìn một lượng tiền mặt lớn, đủ loại bao gồm tiền mặt và các phương tiện chuyển nhượng, chúng đòi hỏi phải được bảo quản về mặt vật chất cả trong khâu lưu trữ cũng như khi chuyển tiền. Vì lí do này mà ngân hàng cần phải thiết lập các quy trình hoạt động, xác định rõ giới hạn tự do cá nhân và lập ra một hệ thống KSNB chặt chẽ đối với tài sản. Ngoài đặc trưng trên, hầu hết các tài sản còn lại của ngân hàng đều không thể kiểm đếm được bao gồm một giá trị lớn các khoản phải thu ( tiền vay phải thu, tiền lãi phải thu, khoản dự phòng nợ khó đòi) các tài sản ngoại bảng( cam kết bảo lãnh, cam kết cho vay..) đòi hỏi ngân hàng càng phải đặc biệt chú trọng đến việc thiết lập một quy trình chặt chẽ đảm bảo kiểm soát được đầy đủ các tài sản nợ và có. ♦ Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh: Cơ cấu KSNB cần được thiết lập bao gồm những thủ tục để đảm bảo chấp hành chính sách kinh doanh của ngân hàng. Chẳng hạn cần phải thiết kế các biện pháp kiểm tra để đảm bảo rằng, CBTD sẽ thực hiện các khoản cho vay theo đúng quy định của ngân hàng, các kế toán giao dịch thực hiện đúng theo các quy trình ngân hàng đã quy định về mở tài khoản, chuyển tiền… 1.3. Các vấn đề liên quan đến kiểm soát hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại. 1.3.1. Tìm hiểu chung về hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng 1.3.1.1. Khái niệm và đặc điểm ♦Khái niệm: Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thức và thống nhất về loại hình cho vay tín chấp tiêu dùng. Theo một số cách định nghĩa từ các tài liệu nước ngoài thì cho vay tín chấp tiêu dùng có thể hiểu như sau: “Unsecured Loans also called signature loans or personal loans. These loans are often used by borrowers for small purchases such as computers, home improvements, vacations or unexpected expenses. An unsecured loan means the lender relies on your promise to pay it back. They're taking a bigger risk than with a secured loan, so interest rates for unsecured loans tend to be higher. Unsecured loans are often more expensive and less flexible than secured loans, but suitable if you want a short-term loan (one to five years)” (Cho vay tín chấp tiêu dùng thường được sử dụng bởi các khách hàng cá nhân cho các nhu cầu mua sắm nhỏ, chẳng hạn như mua máy tính, sửa sang nhà cửa, du lịch hoặc phí tổn phát sinh ngoài dự kiến. Cho vay tín chấp tiêu dùng có nghĩa là người cho vay tin tưởng vào cam kết của người đi vay để được hoàn trả lại khoản tiền cho vay. Họ sẽ chịu rủi ro lớn hơn so với các khoản vay có tài sản đảm bảo, vì thế tỷ lệ lãi suất cho vay sẽ cao hơn. Cho vay tín chấp tiêu dùng thường tốn kém và ít linh động hơn cho vay thế chấp, nhưng phù hợp nếu chỉ vay trong một thời gian ngắn (từ 1 đến 5 năm)) Trong bài viết của Reagan Elizabeth Doran, eHow Contributor có định nghĩa như sau: “According to Investopedia, an unsecured loan " is issued and supported only by the borrower's creditworthiness, rather than by some sort of collateral."  Unlike a secured loan, an unsecured loan does not require backing by assets.  It is usually based on the credit history of the borrower and the borrower's ability to repay” (Theo Investopedia, một khoản cho vay tín chấp tiêu dùng “được phát hành và hỗ trợ chỉ bởi sự tín nhiệm đối với người mượn hơn là bởi một dạng tài sản thế chấp nào đó. Không giống như một khoản vay thế chấp, cho vay tín chấp tiêu dùng không đòi hỏi phải thế chấp các tài sản có giá trị. Nó thường được đánh giá dựa trên lịch sử tín dụng và khả năng chi trả của người vay) Nói tóm lại, cho vay tín chấp tiêu dùng là sự kêt hợp của cho vay tín chấp và cho vay tiêu dùng. Và ta có thể định nghĩa như sau: Cho vay tín chấp tiêu dùng là hình thức tổ chức tín dụng cho cá nhân vay vốn mà không cần tài sản đảm bảo để mua sắm tư liệu sinh hoạt hoặc đáp ứng nhu cầu khác phục vụ đời sống. ♦ Đặc điểm Cho vay tín chấp tiêu dùng có những đặc điểm sau: ●Tài trợ cho mục đích tiêu dùng của từng cá nhân nên quy mô vốn của từng món vay thường là nhỏ so với những món vay với mục đích kinh doanh hoặc đầu tư của các tổ chức kinh tế. ●Là hình thức tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng đem lại thu nhập lớn cho ngân hàng. ●Nhu cầu vay tiêu dùng phụ thuộc vào chu kì kinh tế, đây là món vay rất nhạy cảm với tình trạng “sức khỏe” của nền kinh tế. ●Chất lượng các thông tin tài chính của khách hàng vay thường không cao. ● Nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ thuộc vào quá trình làm việc, kỹ năng và kinh nghiệm đối với công việc và tình hình hoạt động của tổ chức mà họ đang công tác. 1.3.1.2. Các yêu cầu đặt ra khi kiểm soát rủi ro cho vay tín chấp tiêu dùng Xuất phát từ các đặc điểm của cho vay tín chấp tiêu dùng, một số điểm cần lưu ý trong việc kiểm soát rủi ro cho vay tín chấp tiêu dùng được đặt ra như sau: ♦ Lượng khách hàng của hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng là rất lớn và với nhiều mục đích tiêu dùng khác nhau nên ngân hàng phải lưu ý sắp xếp, phân công công việc hợp lý cho các cán bộ trong ngân hàng để giải quyết được lượng khách hàng đến để vay, trả nợ hàng tháng và tránh các sai sót trong quá trình tác nghiệp. ♦ Đây là hình thức tín dụng chứa đựng nhiều rủi ro, không phải chỉ là rủi ro từ phía người đi vay mà còn chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các yếu tố khách quan như rủi ro về mất việc làm, bệnh tât, tai nạn, chết, các sự cố xảy ra trong gia đình…vì vậy các ngân hàng phải lưu ý đến các giải pháp giảm thiểu rủi ro như làm bảo hiểm, kiểm tra kĩ hồ sơ vay của khách hàng… ♦ Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng vay tín chấp tiêu dùng là từ các khoản thu nhập định kì. Do vậy, cán bộ ngân hàng phải lưu ý đến việc theo dõi thường xuyên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý. ♦ Lãi suất cho vay là lãi suất thỏa thuận và có sự thay đổi định kì, do vậy lãnh đạo PQHKHCN phải lưu ý đến việc điều chỉnh lãi suất của các hợp đồng có đúng với các quy định của ngân hàng hay không. 1.3.2. Đặc điểm hệ thống KSNB trong việc quản lý rủi ro hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng Theo Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ và cơ cấu tổ chức của TCTD được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà TCTD đặt ra”. Áp dụng với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng, hệ thống KSNB có một số đặc điểm như sau: ♦ Về môi trường kiểm soát (Control environment) Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ những nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình thiết kế, sự vận hành và tính hữu hiệu của KSNB, trong đó nhân tố chủ yếu là nhận thức và hành động của nhà quản lý. Các nhân tố chính thuộc về môi trường kiểm soát gồm: Triết lý và phong cách điều hành điều hành của nhà quản lý: Đối với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng, lãnh đạo các phòng QHKHCN, phòng QTTD và phòng QLRR là những người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các cán bộ cấp dưới thực hiện công việc của mình.Vì thế, quan điểm, đường lối quản trị, cũng như tư cách của họ là vấn đề trung tâm trong môi trường kiểm soát. Nếu nhà lãnh đạo tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, luôn thận trọng trong việc…thì sẽ tạo ra một môi trường kiểm soát lành mạnh buộc mọi nhân viên phải thực hiện theo. Cơ cấu tổ chức Việc kiểm soát hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng được phân chia trách nhiệm cho các phòng ban với chức năng và quyền hạn cụ thể. Cơ cấu hợp lý giúp cho quá trình thực hiện sự phân công phân nhiệm, sự ủy quyền, quá trình xử lý nghiệp vụ và ghi chép sổ sách được kiểm soát nhằm ngăn ngừa một dạng vi phạm. Nhân sự Nhân sự là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của mọi tổ chức. Ngân hàng nào có được một đội ngũ cán bộ, nhân viên có năng lực cao, phẩm chất tốt thì quá trình kiểm soát sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Ngược lại nếu lực lượng này của ngân hàng yếu kém về năng lực, tinh thần làm việc và đạo đức, thì dù cho đơn vị đơn vị có thiết kế và duy trì một hệ thống KSNB đúng đắn và chặt chẽ cũng sẽ không phát huy được hiệu quả. Đối với hoạt động tín dụng nói chung và cho vay nói riêng, yêu cầu đặt ra với các nhân viên là phải nắm vững các quy trình làm việc, tuân thủ tuyệt đối các văn bản quy định trong nội bộ ngân hàng và có tư cách đạo đức nghề nghiệp. Nhân viên chịu sự chi phối của các chính sách nhân sự trong công ty như chính sách tuyển dụng, chính sách đào tọa, chính sách khen thưởng, kỉ luật…nên nếu chính sách nhân sự được thực hiện tốt sẽ tạo cơ hội cho ngân hàng có một môi trường kiểm soát thuận lợi. Công tác kế hoạch Khi thực hiện bất kỳ công việc nào cũng cần có một kế hoạch cụ thể nhất định. Kế hoạch vừa định hướng cho mọi hoạt động thực hiện, vừa là công cụ để kiểm soát quá trình thực hiện đó. Vì thế các nhà quản lý cần phải xây dựng một hệ thống các kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng, các nhà lãnh đạo sẽ lên kế hoạch về các chỉ tiêu như tỷ lệ cho vay tín chấp tiêu dùng/ Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ, tỷ lệ nợ xấu…để làm căn cứ đánh giá tình hình cho vay và có những chỉ đạo kịp thời khi các chỉ tiêu kế hoạch bị vượt mức Ủy ban kiểm toán Trực thuộc Hội đồng quản trị nhưng không tham gia vào việc điều hành hoạt động của tổ chức. Ủy ban có nhiệm vụ và quyền hạn như: giám sát sự chấp hành pháp luật, kiểm tra giám sát công việc của các kiểm toán viên nội bộ, giám sát tiến trình lập báo cáo tài chính…Sự độc lập và hữu hiệu trong hoạt động của ủy ban Kiểm toán là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát. Thông thường thì chỉ hội sở chính mới có ủy ban kiểm toán, còn tại các chi nhánh ngân hàng, chức năng này thuộc về phòng Kiểm toán nội bộ (Phòng quản lý rủi ro) và lãnh đạo của chi nhánh đó. Bộ phận kiểm toán nội bộ Thông qua kiểm toán hoạt động, bộ phận Kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên về hoạt động của ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay nói riêng, qua đó phát hiện những sai phạm làm thất thoát tài sản. Kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ đánh giá tính hiệu lực và hiệu năng của hệ thống KSNB trong ngân hàng: đánh giá một cách trung thực, khách quan về tính tuân thủ, tính chính xác đối với BCTC và sự thực hiện các chính sách, chiến lược mà nhà quản lý đã ban hành. Qua đó, kiểm toán nội bộ đề xuất những biện pháp nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả của hệ thống KSNB. ♦ Hệ thống kế toán (Accounting system) Thông qua việc ghi nhận, tính toán, phân loại, kết chuyển vào sổ cái, tổng hợp và lập báo cáo, hệ thống kế toán không chỉ cung cấp các thông tin cần thiết cho quá trình quản lý, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các mặt hoạt động của ngân hàng, nên nó là một bộ phận quan trọng trong KSNB. Hệ thống kế toán bao gồm: Hệ thống chứng từ ban đầu: Đây là giai đoạn đầu tiên trong việc thu thập số liệu và chính là khâu chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vì vậy, quá trình lập và luân chuyển chứng từ có vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát nội bộ. Đối với hoạt động cho vay thì các chứng từ liên quan như phiếu thu, phiếu chi, phiếu chuyển tiền…là các chứng từ mà hệ thống kế toán quan tâm. Hệ thống sổ sách kế toán: Hệ thống sổ sách kế toán dùng để lưu lại các số liệu nhằm đối chiếu, kiểm tra sự đầy đủ, chính xác trong việc ghi chép đối với các tài khoản liên quan. Hiện nay, tại các ngân hàng, hoạt động kế toán được thực hiện chủ yếu trên hệ thống máy tính nên điều cần quan tâm là quá trình nhập liệu và sự vân hành của hệ thống kế toán máy có đáng tin cậy hay không. Bên cạnh việc sử dụng các phần mềm kế toán chuyên dụng thì các nhân viên kế toán nên thường xuyên đối chiếu với các chứng từ gốc, kiểm tra đột xuất, tránh phụ thuộc nhiều máy tính, bởi đôi khi nó sẽ mang lại những rủi ro lớn không chỉ cho ngân hàng mà cho toàn hệ thống. BCTC: BCTC là giai đoạn cuối cùng của quá trình xử lý, nhằm tổng hợp các số liệu trên sổ sách thành các chỉ tiêu trên báo cáo. Các thông tin được thể hiện trên BCTC không đơn thuần là sự mang sang từ sổ sách kế toán, mà nó phải phản ánh những thông tin một cách chính xác và trung thực. ♦ Các thủ tục kiểm soát (Control procedures) Thủ tục kiểm soát do nhà quản lý quy định để thực hiện các mục tiêu kiểm soát. Thủ tục kiểm soát trong hệ thống KSNB được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc cơ bản. Đó là: nguyên tắc phân công phân nhiệm; nguyên tắc bất kiêm nhiệm; nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn. Để cụ thể hóa, ta có thể phân thủ tục kiểm soát thành năm quy tắc sau: Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc phân công phân nhiệm và nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, ngân hàng phải phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận tham gia. Mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhằm tránh tình trạng một cá nhân hay bộ phận nào có thể kiểm soát toàn bộ hoạt động. Phân chia trách nhiệm sẽ giúp giảm bớt rủi ro xảy ra các sai sót nhầm lẫn cũng như các hành vi gian lận đồng thời tạo cho nhân viên không có cơ hội làm sai quy định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Không được bố trí kiêm nhiệm giữa các nhiệm vụ phê chuẩn-thực hiện nghiệp vụ-kế toán- bảo quản tài sản (đối với cho vay tín chấp tiêu dùng thì không cần bảo quản tài sản). Vì khi kiêm nhiệm sẽ dẫn đến hành vi lạm dụng quyền han. Chẳng hạn không thể có sự kiêm nhiệm chức năng thực hiện và chức năng kiểm soát bởi vì người thực hiện không thể lại tự kiểm soát những việc mình làm, giữa chức năng thẩm định và chức năng cho vay không được kiêm nhiệm…Ngân hàng thực hiện theo đúng nguyên tắc này thì hệ thống KSNB sẽ chặt chẽ và hiệu quả hơn. Phải ủy nhiệm cho người có thẩm quyền phê chuẩn các nghiệp vụ một cách thích hợp: Ngân hàng là một tổ chức tài chính lớn, ban lãnh đạo không thể trực tiếp giải quyết mọi vấn đề. Do đó, sự phân quyền cho các cấp và xác định thẩm quyền phê chuẩn của từng người là một điều hoàn toàn cần thiết. Nó giúp cho mỗi cá nhân biết tự chịu trách nhiệm với những quyết định trong công việc của mình, giúp cho các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiến triển tốt đẹp, mà nhà lãnh đạo vẫn có thể kiểm soát và hạn chế được sự tùy tiện khi giải quyết công việc của nhân viên cấp dưới. Chứng từ và sổ sách phải đầy đủ: Chứng từ là một trong những công cụ quan trọng giúp chuyển giao thông tin trong và ngoài ngân hàng. Nếu chứng từ được lập nghiêm túc, phản ánh trung thực và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế thì sẽ giúp hoạt động kiểm soát dễ dàng hơn. Đối với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng, bên cạnh các chứng từ kế toán yêu cầu, hồ sơ vay vốn của khách hàng phải có đầy đủ thông tin, giấy tờ hợp lệ, chữ kí của các bên liên quan theo quy định của ngân hàng. Kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách: Biện pháp quan trọng để bảo vệ tài sản, tài liệu kế toán và các thông tin khác là áp dụng những thể thức kiểm soát vật chất. Ví dụ như xây kho lưu trữ, nhà kho, hầm tiền, trang bị két sắt, hệ thống báo động… Cần có sự hạn chế tiếp cận trực tiếp với tài sản, sổ sách của ngân hàng khi không được sự cho phép của cấp có thẩm quyền. Kiểm soát độc lập việc thực hiện: Là việc kiểm tra thường xuyên và liên tục của những kiểm soát viên độc lập với đối tượng bị kiểm tra, nhằm xem xét về việc thực hiện bốn loại thủ tục kiểm soát nêu trên. Sự kiểm soát này xuất phát từ những hạn chế của kiểm soát nội bộ. Nói tóm lại, kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng phải bảo đảm các yêu cầu sau: ◊ Quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện đầy đủ các bước, kịp thời và có hiệu quả. ◊ Rủi ro cho vay tín chấp tiêu dùng được quản lý chặt chẽ theo các quy định của ngân hàng nhằm ngăn ngừa thất thoát tài sản. ◊ Hồ sơ vay vốn và các chứng từ liên quan được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ giúp cho việc kiểm soát và ra các quyết định. ◊ Đảm bảo an toàn trong việc lưu giữ hồ sơ liên quan đến hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV HUẾ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ BIDV HUẾ 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường dài. Hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng đã thực hiện tốt các mục tiêu và sứ mệnh cao cả trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã trải qua các giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1957-1980: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam- tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu gồm 11 chi nhánh, 200 nhân viên với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Giai đoạn 1981-1989: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vây và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch Nhà nước trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Giai đoạn 1990-1994: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với nhiệm vụ được thay đổi về cơ bản: ngoài việc tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước thì ngân hàng đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay và đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Giai đoạn 1995-2000: Ngân hàng được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Đây là thời kỳ ngân hàng khẳng định được vị trí là ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giai đoạn từ 2000 đến nay: Ngân hàng đã triển khai đồng bộ Đề án cơ cấu lại được Chính phủ phê duyệt và Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ tiến tới phát triển một Ngân hàng đa năng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động ngang tầm với các ngân hàng khu vực. Thành lập vào ngày 27/03/1993 theo quyết định số 69/ QĐ- NH5 của Ngân hàng Nhà nước. Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển TT Huế là một đơn vị thành viên (Chi nhánh cấp I) của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( tên giao dịch quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam; viết tắt: BIDV). Chi nhánh thành lập vào thời điểm toàn hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển đã chuyển hướng mạnh mẽ sang hoạt động kinh doanh đa năng, vừa cho vay theo kế hoạch, chỉ định của Nhà nước, vừa tự huy động vốn để cho vay và tự chịu trách nhiệm, tự trang trải. Những năm đầu mới thành lập, trong điều kiện khó khăn mọi mặt từ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đến môi trường hoạt động kinh doanh, Chi nhánh NHĐT & PT TTHuế vẫn hoàn thành nhiệm vụ phục vụ đầu tư phát triển, phối hợp cùng các doanh nghiệp bạn góp phần xây dựng cơ sở, nền móng ban đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội sau này của Tỷnh Thừa Thiên Huế. Với sự nỗ lực cố gắng hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên, Chi nhánh NH ĐT&PT TTHuế đã mở rộng được nền khách hàng, nâng cao quy mô, chất lượng hiệu quả, và chuyển dịch cơ cấu lao động. Đến nay, toàn Chi nhánh đã có 94 cán bộ, trong đó có 25 cán bộ quản lý, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 94, 7%. Dẫn đầu các Ngân hàng trên địa bàn thực hiện chương trình hiện đại hoá Ngân hàng và là Ngân hàng duy nhất áp dụng hệ thống chất lượng ISO 9001:2000, phát triển có chất lượng và đa dạng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng như huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ thẻ ATM, VISA,… NH ĐT & PT TTHuế luôn là đơn vị nhiều năm hoạt động có hiệu quả và đạt mức tăng trưởng cao trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức BAN GIÁM ĐỐC P.Kế hoạch- Tổng hợp Phòng QLRR P.Giao dịch khách hàng P.QHKH DN Phòng Quản trị Tín dụng P.Giao dịch An Cựu Quỹ Tiết Kiệm Thành Nội Quỹ Tiết Kiệm Bến Ngự Quỹ Tiết Kiệm Nguyễn Trãi P.Tài chính-Kế toán P.Tổ chức- Hành chính P. QLý &DVKQ PQHKHCN Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế. (Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng hợp chi nhánh BIDV TT Huế) Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng Chức năng các phòng ban như sau: Đứng đầu chi nhánh là Giám đốc, là người chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ hoạt động của chi nhánh, định ra phương hướng kinh doanh và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHĐT&PT Việt Nam và ngân hàng nhà nước. Các Phó Giám đốc: giúp việc cho Giám đốc, trực tiếp chỉ đạo một số phòng ban, một số bộ phận hay từng mặt công tác Giám đốc phân công. Phòng Kế hoạch – tổng hợp: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của địa phương, về đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh; tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức triển khai và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Phòng Thẩm định và Quản lý rủi ro: tham mưu, đề xuất chính sách biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; quản lý, giám sát và đánh giá rủi ro tiềm ẩn với danh mục tín dụng của chi nhánh; tham mưu Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu; giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; phối hợp các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo; thực hiện báo cáo về công tác tín dụng. Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp; thực hiện nhiệm vụ Thanh toán quốc tế. Phòng Quan hệ khách hàng: Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm ( sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ…); chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm của ngân hàng; đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng; theo dõi và quản lý tình hình hoạt động của khách hàng. Phòng tiền tệ và kho quỹ: trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng. Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, tài trợ thương mại xuất nhập khẩu đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định; Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng Phòng Tài chính- Kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của Chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm); thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính ; đề xuất tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ; đề xuất phân cấp ủy quyền (nếu có) đối với các phòng giao dịch có BĐS riêng. Phòng Tổ chức- Hành chính: đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh; thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến người lao động; thực hiện công tác hành chính (quản lý con dấu, văn thư, in ấn, lưu trữ, bảo mật…), công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an minh cho hoạt động của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động của cán bộ nhân viên, tài sản của Chi nhánh và khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh. Tổ điện toán: Quản lý mạng, hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm, bảo mật thông tin, quản lý an toàn dữ liệu, thông suốt mọi hoạt động của Ngân hàng. Phòng giao dịch An Cựu: Thực hiện giao dịch với khách hàng: mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm các loại, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối…Cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá (do phòng giao dịch An Cựu phát hành). Hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bảo lãnh chuyển Hội sở Chi nhánh thực hiện. Điểm giao dịch Thành Nội: Mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển tiền nhanh trong nước, chi trả kiều hối, chiết khấu giấy tờ có giá Điểm giao dịch Thành Nội phát hành),… Điểm giao dịch Bến Ngự 2, Huế Plaza: Trực tiếp tiếp xúc và thực hiện giao dịch với khách hàng cũng có các dịch vụ kinh doanh tương tự như phòng dịch vụ khách hàng. 2.1.2.2. Tình hình nhân sự Nhân sự là một yếu tố then chốt trong mọi hoạt động, đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh. Nó quyết định đến sự thành bại của cả một tổ chức. Nắm bắt được ý nghĩa quan trọng này nên, BIDV Huế luôn chú trọng đến đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ học vấn cho đội ngũ nhân sự của mình. Trong 3 năm từ 2008 đến 2010, tổng số lao động của chi nhánh đều tăng qua các năm và cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi đáng kể: Theo giới tính: Qua các năm, tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm ưu thế so với lao động nam. Cụ thể là năm 2008, lao động nữ có 48 người (chiếm 58,5%), sau đó tăng dần lên 52 người vào năm 2009 (chiếm 58,4%) và 55 người vào năm 2010(chiếm 62,4%).Nguyên nhân là do đặc thù của ngân hàng cần nhiều giao dịch viên với khách hàng, nhất là trong thời điểm ngân hàng có những kế hoạch phát triển mạng lưới chi nhánh trên tỷnh Thừa Thiên Huế. Tuy thời điểm hiện tại, lao động nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nhưng trong tương lai, cơ cấu này sẽ đạt được sự cân bằng tương đối. Bảng 2.1: Tình hình nhân sự BIDV Huế trong 3 năm từ 2008-2010 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 SL % SL % SL % TỔNG SỐ 82 100 89 100 94 100 Trình độ học vấn -     Trên đại học 5 6.1 5 5.6 5 5.3 -     Đại học 73 89 78 87.7 84 89.4 - Cao đẳng , trung cấp 4 4.9 6 6.7 5 5.3 Giới tính -   Nam 34 41.5 37 41.6 39 37.6 -   Nữ 48 58.5 52 58.4 55 62.4 (Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp) Theo trình độ: Lao động tại chi nhánh được chia thành 3 cấp bậc theo trình độ học vấn: trên đại học, đại học và cao đẳng trung cấp. Do BIDV Huế luôn chú trọng đến trình độ chuyên môn trong quá trình tuyển dụng nên số lượng cán bộ được đào tạo đại học luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, vào năm 2008, BIDV Huế có 73 nhân viên được đào tạo đại học(chiếm 89%), tăng lên thành 78 nhân viên vào năm 2009 (chiếm 87,7%) và 84 nhân viên vào năm 2010(chiếm 89,4%). Một điều đáng lưu ý là số lượng cán bộ có trình độ trên đại học sau 3 năm vẫn giữ nguyên là 5 người, cho thấy hiện tại ngân hàng vẫn còn hạn chế trong việc đào tạo nguồn nhân lực cao cấp của mình. 2.1.3. Tình hình tài chính 2.1.3.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của BIDV Huế trong 3 năm 2008-2010 Tài sản: Trong cả 3 năm từ năm 2008-2010, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản là khoản cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân (năm 2008 là 83.57%, năm 2009 là 90.68%, năm 2010 là 89.33%). Khoản mục này tăng mạnh vào năm 2009, tăng 64, 02 % so với năm 2008 (ứng với 374 217 triệu đồng), năm 2010 vẫn tiếp tục tăng nhưng tỷ lệ tăng chỉ còn 7.57% so với năm 2009 (ứng với 72 593 triệu đồng). Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhu cầu vay vốn để kinh doanh và phục hồi sản xuất sau khủng hoảng của DN và cá nhân dẫn đến lượng cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân tăng mạnh vào năm 2009. Nguồn vốn: Chủ yếu trung vào nguồn tiền gửi ngân hàng của khách hàng. Khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng áp đảo và có xu hướng tăng lên trong 3 năm 2008-2010. Năm 2008, khoản mục tiền gửi ngân hàng chiếm 71.07% tổng nguồn vốn, năm 2009 chiếm 71.84% và năm 2010 chiếm 84.79%. Lượng tiền gửi của ngân hàng không ngừng gia tăng qua các năm, điều này có thể lí giải bởi BIDV luôn là một trong những ngân hàng đi đầu và gương mẫu trong việc thực hiện các quyết định điều chỉnh lãi suất từ NHNN Việt Nam nên đã tạo được uy tín và củng cố niềm tin đối với các khách hàng của mình. CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % I. TÀI SẢN 1. Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 13 891 1.99 16 680 1.58 14 784 1.28 2 789 20.08 -1 896 -11.37 2. Tiền gửi tại TCTD 51 0.01 83 0.01 470 0.04 32 62.75 387 466.27 3. Cho vay TCKT, CN 58 4496 83.57 958 713 90.68 1 031 306 89.33 374 217 64.02 72 593 7.57 4. Cho vay UTĐT 76 659 10.96 68 141 6.44 59 624 5.16 -8 518 -11.11 -8 517 -12.50 5. Tài sản có khác 24 316 3.48 13 647 1.29 48 360 4.19 -10 669 -43.88 34 713 254.36 II. NGUỒN VỐN 1. Tiền gửi, vay của TCTD 4 647 0.67 3 936 0.38 20 093 1.75 -711 -15.30 16 157 410.49 2. Tiền gửi của khách hàng 490 781 71.07 752 538 71.84 971 198 84.79 261 757 53.33 218 660 29.06 3. Phát hành giấy tờ có giá 161 225 23.35 165 751 15.82 144 0.01 4 534 2.81 -165 615 -99.92 4. Các khoản nợ khác 22 575 3.27 113 166 10.80 131 094 11.45 87 591 388.00 17 928 15.84 6. Vốn và các quỹ 11 301 1.64 12 132 1.16 22 887 2.00 831 7.35 10 755 88.65 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của BIDV Huế trong 3 năm 2008-2010 Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Phòng quản lý rủi ro) 2.1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Huế trong 3 năm từ 2008-2010 Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh khá tốt. Mặc dù năm 2009 có sự sụt giảm doanh thu so với năm 2008 (giảm 21.40%)nhưng lợi nhuận trước thuế đều tăng lên qua 3 năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2010. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh như sau: Doanh thu Tổng doanh thu năm 2009 có sự giảm nhẹ so với năm 2008. Cụ thể, Năm 2008 doanh thu đạt 31 287 triệu đồng, sang năm 2009 doanh thu đạt 26 806 triệu đồng (giảm 14.32% so với năm 2008).Sang năm 2010, doanh thu đạt 44 536 triệu đồng (tăng 66.14% so với năm 2009) Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu là thu nhập lãi ròng từ hoạt động tín dụng, huy động vốn và điều chuyển vốn nội bộ (thu nhập lãi thuần). Trong cơ cấu thu nhập năm 2009, mặc dù vẫn là nguồn thu chủ yếu nhưng tỷ trọng của khoản thu từ hoạt động tín dụng và huy động vốn đã có sự giảm sút so với năm 2008 (Năm 2009 thu nhập lãi thuần của Chi nhánh giảm 5.690 triệu đồng, tương ứng 21,4% so với năm 2008). Chi phí: Bên cạnh việc sử dụng vốn một cách hiệu quả thì việc giảm thiểu chi phí cũng là mục tiêu mà ngân hàng luôn phấn đấu. Song song với việc mở rộng quy mô thì tăng chi phí hoạt động là điều không tránh khỏi. Năm 2009 chi phí hoạt động tăng 3.946 triệu đồng, tương ứng 35.15% so với năm 2008; năm 2010 chi phí hoạt động tăng 6.378 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ 42.04% so với năm 2009. Xét trong mối tương quan với tốc độ tăng thu nhập, ta thấy năm 2009 và năm 2010, tốc độ tăng chi phí hoạt động chậm hơn so với tốc độ tăng thu nhập do đó chi nhánh vẫn đảm bảo tốt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận. Bảng 2.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Huế trong 3 năm 2008-2010 CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 +/- % +/- % 1. Thu nhập lãi thuần 26 593 20 903 37 237 -5 690 -21.40 16 334 78.14 2. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 3 803 5 216 6 724 1 413 37.15 1 508 28.91 3. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KD ngoại hối 715 536 425 -179 -25.03 -111 -20.71 4. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 176 151 150 -25 -14.20 -1 -0.66 5. Chi phí hoạt động 11 227 15 173 21 551 3 946 35.15 6 378 42.04 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí DPRRTD 20 060 11 633 22 985 -8 427 -42.01 11 352 97.58 7. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 8 791 0 917 -8 791 -100.00 917 LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 11 269 11 633 22 068 364 3.23 10435 89.70 Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro) 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY TÍNH CHẤP TIÊU DÙNG TẠI BIDV HUẾ HIỆN NAY 2.2.1. Thực trạng cho vay tín chấp tiêu dùng tại BIDV Huế và các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Để có được một các nhìn tổng quan về thực trạng cho vay tín chấp tiêu dùng tại các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, em đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ, phát phiếu điều tra cho 17 ngân hàng đang triển khai hoạt động này và thu được những kết quả sau: Thời gian triển khai sản phẩm: Kết quả cho thấy hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng mới chỉ xuất hiện chủ yếu trong 3 năm trở lại đây. Như vậy, đây là một sản phẩm còn khá mới và đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tại Ngân hàng BIDV Huế, sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng được đưa vào dịch vụ của ngân hàng cách đây 4 năm, có nghĩa đây là 1 trong 5 ngân hàng tại Huế đi tiên phong trong lĩnh vực này. Bảng 2.4: Thời gian triển khai sản phẩm Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid tu 3 nam tro lai 12 70.6 70.6 70.6 nhieu hon 3 nam 5 29.4 29.4 100.0 Total 17 100.0 100.0 (Nguồn: Số liệu thống kê mô tả) Đánh giá của các ngân hàng về nhu cầu vay tín chấp tiêu dùng của khách hàng: Theo kết quả điều tra, 76% ngân hàng được hỏi cho rằng nhu cầu vay tín chấp tiêu dùng của khách hàng đang ở mức cao. Ngân hàng BIDV cũng đồng ý với điều này. Nguyên nhân xuất phát từ tính chất không cần tài sản đảm bảo của nó . Các khoản cho vay tín chấp tiêu dùng giúp cho người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ cơ hội có thể hưởng một mức sống cao hơn Biểu đồ 2.1: Đánh giá nhu cầu vay tín chấp tiêu dùng của khách hàng (Nguồn: Số liệu thống kê mô tả) Tỷ lệ hồ sơ vay vốn được ngân hàng chấp nhận: BIDV Huế và 9 ngân hàng khác (chiếm tỷ lệ 58%) cho biết tỷ lệ hồ sơ vay vốn được chấp nhận là từ 50-100%, đây là một tỷ lệ không nhỏ, thể hiện sự linh động và khá thoải mái trong việc tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ vay của các ngân hàng. Bên cạnh đó, cũng có các ngân hàng rất khắt khe trong việc chấp nhận hồ sơ vay vốn. Cụ thể là có 4/17 ngân hàng (chiếm tỷ lệ 24%) chỉ chấp nhận hồ sơ vay vốn ở mức dưới 10%, có thể nêu ra ở đây là ngân hàng Quân đội, ngân hàng VPBank… Các ngân hàng này đưa ra điều kiện cho vay khá chặt chẽ và chỉ áp dụng với các nhân viên của ngân hàng. Điều này cho thấy một bộ phận không nhỏ các ngân hàng vẫn còn thiếu tự tin trong việc phát triển sản phẩm này do e ngại những rủi ro mà nó mang lại. Nếu hệ thống KSNB được thiết kế tốt và đạt hiệu quả cao thì trong tương lai, tỷ lệ này có thể sẽ đạt mức cao hơn. Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ hồ sơ vay vốn được chấp nhận (Nguồn: Số liệu thống kê mô tả) Đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng đến cho vay tín chấp tiêu dùng Theo kết quả khảo sát thu được, 16/17 ngân hàng cho rằng đối tượng mà họ quan tâm nhất chính là cán bộ công nhân viên đang công tác tại đơn vị thuộc đơn vị hành chính sự nghiệp. Đối tượng này có nguồn thu nhập ổn định và khó xảy ra rủi ro nên mang lại sự yên tâm cho ngân hàng. Các mức độ quan tâm khác được thể hiện qua bảng 2.5 với mức 1 là mức độ quan tâm cao nhất, mức 5 là mức thấp nhất và mức 0 nếu đối tượng khách hàng không được chấp nhận. Bảng 2.5: Khách hàng mục tiêu của hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng Cán bộ hành chính nhà nước Nhân viên công ty có yếu tố nước ngoài Nhân viên các doanh nghiệp của Việt Nam Nhân viên hợp đồng Lao động tự do nhưng thu nhập cao mức 1 16 1 0 0 0 mức 2 1 15 0 0 1 mức 3 0 0 15 2 0 mức 4 0 1 1 9 3 mức 5 0 0 1 3 7 mức 0 0 0 0 3 6 (Nguồn: Số liệu thống kê mô tả) Điều đáng lưu ý ở đây là trong khi có 13/17 ngân hàng (chiếm tỷ lệ 76.5%) dành ít sự quan tâm hoặc không chấp nhận đối tượng lao động tự do thì nhân viên tín dụng của BIDV Huế lại dành sự quan tâm thứ nhì cho đối tượng này. Điều này chứng tỏ ngân hàng BIDV đang có ý định hướng đến đối tượng khách hàng là các cá nhân lao động tự do nhưng có sự đảm bảo về khả năng tài chính và có sự quen biết lâu năm với ngân hàng. Nếu hệ thống kiểm soát của BIDV đủ mạnh thì việc chấp nhận đối tượng cho vay này là hoàn toàn có thể. Đánh giá của các ngân hàng về rủi ro cho vay tín chấp tiêu dùng Bảng 2.6 liệt kê các rủi ro thường gặp khi cho khách hàng vay tín chấp tiêu dùng. Dựa vào đó, các ngân hàng đã đưa ra những đánh giá riêng của mình: các rủi ro nào lớn nhất và các rủi ro nào thấp nhất. ( Mức 1 là lớn nhất, mức 4 là thấp nhất) Bảng 2.6: Bảng đánh giá của các ngân hàng về rủi ro cho vay tín chấp tiêu dùng Mức độ Rủi ro có thể xảy ra mức 1 mức 2 mức 3 mức 4 Đơn vị công tác của khách hàng bị phá sản, giải thể hoặc không có khả năng thanh toán lương cho nhân viên. 9 4 2 2 Khách hàng bị nghỉ việc trước thời hạn, nghỉ mất sức, bị đuổi việc mà không thông báo cho ngân hàng. 5 6 6 0 Khách hàng khai không đúng về mức lương và các thông tin khác 1 4 5 7 Khách hàng bị bắt, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị thiệt hại lớn về tài sản…có thể ảnh hưởng đến khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng 2 2 4 9 Qua bảng 2.6, ta nhận thấy rủi ro lớn nhất có khả năng xảy ra theo đánh giá của các ngân hàng là đơn vị công tác của khách hàng bị phá sản, giải thể hoặc không có khả năng thanh toán lương cho nhân viên.. Để đề phòng rủi ro này, các ngân hàng phải dành thời gian theo dõi tình hình hoạt động của các đơn vị mà các khách hàng làm việc nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời Theo nhân viên tín dụng của BIDV Huế thì rủi ro lớn nhất lại là do khách hàng bị nghỉ việc trước thời hạn, nghỉ mất sức, bị đuổi việc mà không thông báo cho ngân hàng. Rủi ro này dẫn đến việc khách hàng vẫn tiếp tục vay tín chấp tiêu dùng trong khi đã mất đi nguồn thu nhập. Nếu cán bộ tín dụng không kịp thời phát hiện và thường xuyên theo dõi trên tài khoản của khách hàng thì sẽ dẫn đến tổn thất cho ngân hàng hoặc mất thời gian cho việc giải quyết nợ của khách hàng. Các thành phần tham gia phê duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng Một khoản vay tín chấp tiêu dùng hợp lệ phải có sự chấp thuận và phê duyệt từ phía các phòng ban có liên quan. Có ngân hàng đòi hỏi sự phê duyệt từ nhiều cá nhân, có ngân hàng chỉ yêu cầu một số cán bộ thực sự liên quan chấp nhận hồ sơ vay. Bảng 2.7 thể hiện sự lựa chọn của các ngân hàng như sau: Bảng 2.7: Thành phần phê duyệt hồ sơ vay vốn Có Không Cán bộ phòng QHKHCN 17 0 LĐ phòng Quản trị tín dụng 7 10 LĐ phòng Quản lý rủi ro/ Kiểm soát nội bộ 3 14 LĐ phòng QHKHCN 14 3 LĐ phòng Giao dịch khách hàng 13 4 Giám đốc/P. Giám đốc 4 13 (Nguồn: Tài liệu Thống kê mô tả) Có thể thấy, ba thành phần không thể thiếu trong việc phê duyệt hồ sơ vay vốn là cán bộ phòng QHKHCN, LĐ phòng QHKHCN và LĐ phòng Giao dịch khách hàng. Đặc biệt, 100% các ngân hàng đều cho rằng phải có cán bộ phòng QHKHCN trong thành phần phê duyệt hồ sơ bởi lẽ đó là những người trực tiếp làm việc với khách hàng. Tại BIDV Huế, hồ sơ vay chỉ được xem là hợp lệ khi có chữ kí xác nhận của 3 thành phần trên cùng với GĐ/PGĐ phụ trách phòng QHKHCN. ♦Kết luận: Trên đây là những kết quả em thu thập được từ cuộc khảo sát các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế về các vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng. Qua đây, ta có thể hình dung được phần nào cách nhìn nhận của các ngân hàng về rủi ro của hoạt động cho vay này. 2.2.2. Tình hình dư nợ tín chấp tại BIDV Huế Dư nợ tín cho vay tín chấp qua 3 năm đều duy trì ở tỷ lệ dưới 12% tổng tín dụng bán lẻ cuối kì. Năm 2008, dư nợ cho vay tín chấp là 9.5 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 9.95%) , năm 2009 tăng lên 12.7 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 11.50%), năm 2010 là 13.7 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 11.24%) và dự kiến năm 2011 là 15 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 9.34%). Như vậy, qua 3 năm 2008-2009, giá trị dư nợ cho vay tín chấp tăng đều đặn và xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai. Đơn vị tính : tỷ đồng Biểu đồ 2.3 : Tình hình dư nợ cho vay tín chấp qua 3 năm 2008-2010 và kế hoạch của năm 2011 (Nguồn: Phòng QHKHCN) 2.2.3. Thực trạng hệ thống KSNB trong quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại ngân hàng BIDV Huế 2.2.3.1. Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát là nền tảng của cách thức hoạt động và quản lý của hệ thống KSNB. Môi trường kiểm soát đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng nói riêng được thể hiện qua các nội dung sau: Quan điểm về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của ban lãnh đạo BIDV: Theo bà Nguyễn Thị Thanh Ngà - Ban quản lý tín dụng BIDV, một trong những đóng góp cho sự thành công của BIDV là luôn nhìn nhận rất rõ tầm quan trọng của rủi ro tín dụng, là loại rủi ro quan trọng nhất trong các loại hình rủi ro tài chính, bởi thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới 60% tổng số thu nhập của BIDV. Để hoạt động này luôn phát triển, ngân hàng không ngừng cải thiện các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro, tiến hành những thay đổi cần thiết trong toàn bộ cơ cấu tổ chức, cơ cấu thanh tra và bộ máy kiểm soát sao cho công tác quản lý rủi ro tín dụng ngày một tốt hơn. Cũng như nhiều ngân hàng thương mại khác, hoạt động quản lý rủi ro tài chính nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng đang được triển khai tích cực và có hiệu quả tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Từ định hướng chỉ đạo đó, ban lãnh đạo BIDV Huế luôn xác định quản lý rủi ro là một nghiệp vụ quan trọng gắn liền với mọi hoạt động của ngân hàng. Quản lý rủi ro tín dụng có tính chất phòng ngừa, ngăn ngừa và làm giảm những nguyên nhân gây tổn thất cho ngân hàng, đảm bảo các khoản cho vay được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. Cơ cấu tổ chức kiểm tra quản lý hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng Tuy hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng chỉ là một phần nhỏ của hoạt động tín dụng nhưng BIDV Huế cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các phòng ban lãnh đạo có liên quan. Các phòng ban đó cụ thể là: Phòng QHKHCN Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý rủi ro Chi nhánh phân công trách nhiệm liên quan tới quản lý rủi ro cho vay tín chấp tiêu dùng cho từng bộ phận như sau: Phòng QHKHCN Thường xuyên tiến hành việc kiểm tra, tự kiểm tra định kì hoặc đột xuất theo yêu cầu của ngân hàng hoặc từ phía phòng QLRR. Nội dung kiểm tra bao gồm Kiểm tra việc tuân thủ các quy định, quy trình văn bản liên quan đến hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn. Kiểm tra quá trình theo dõi và kiểm tra khách hàng của cán bộ QHKHCN Kiểm tra việc thực hiện điều chỉnh lãi suất trên các hồ sơ vay. Kiểm tra, đốc thúc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu. Phòng Quản lý rủi ro Để đảm bảo các tỷ lệ cho vay an toàn và hạn chế các lỗi rủi ro tác nghiêp, phòng quản lý rủi ro thường xuyên kiểm tra tình hình cho vay tín chấp tiêu dùng của phòng QHKHCN. Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra giám sát tỷ lệ cho vay tín chấp/ Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ: dư nợ cho vay tín chấp tiêu dùng tối đa 20% tổng dư nợ tín dụng bán lẻ tại mọi thời điểm. Kiểm tra tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ bán lẻ. Kiểm tra tỷ lệ nợ xấu : tỷ lệ nợ xấu không được vượt quá 2.5% tổng dư nợ cho vay tín chấp tiêu dùng. Kiểm tra đôn đốc thu hồi nợ xấu. Kiểm tra hạn mức cấp tín dụng có phù hợp với các quy định của ngân hàng hay không.. Phòng Quản trị tín dụng Định kỳ, phòng QTTD sẽ tiến hành kiểm tra các nội dung chính sau đây: Kiểm tra tính đầy đủ của các hồ sơ vay vốn do phòng QHKHCN chuyển sang Kiểm tra việc tuân thủ quy trình, văn bản chế độ tín dụng Kiểm tra việc nhập thông tin vào hệ thống SIBS có gặp sai sót hay không Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân trước khi giải ngân cho khách hàng Về công tác kế hoạch: Công tác kế hoạch là một trong những khâu quan trọng trong tiến hình thực hiện công việc. Lập kế hoạch chu đáo sẽ giúp chi nhánh không chỉ thực hiện tốt mà còn kiểm soát các hoạt động một cách chặt chẽ. Tại hội sở chính:Căn cứ vào các chỉ tiêu quản lý nội bộ (cơ cấu dư nơ và tỉ lệ nợ xấu), các Ban liên quan(Ban PTSP bán lẻ & Marketing, Quản lý tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng) có trách nhiệm quản lý tuân thủ các chỉ tiêu: cơ cấu dư nợ, chất lượng tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng bán lẻ của toàn hệ thống được an toàn, hiệu quả. Tại chi nhánh: Căn cứ kế hoạch được giao, bao gồm: kế hoạch tăng trưởng tín dụng bán lẻ, kế hoạch theo dòng sản phẩm(nếu có)kế hoạch nợ xấu…để thực hiện, đảm bảo an toàn, hiệu quả khi cho vay. Nói cách khác, CN không bị giới hạn bởi các chỉ tiêu quản lý nội bộ. Đối với hoạt động cho vay tín chấp, chi nhánh đề ra kế hoạch để quản lý và ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra. Sau đây là kế hoạch cho vay tín chấp của Phòng QHKHCN trong năm 2011. Bảng 2.8: Kế hoạch cho vay tín chấp của Phòng QHKHCN trong năm 2011 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2010 Kế hoạch 2011 Quý I Quý II Quý III Quý IV Dư nợ tín dụng bán lẻ cuối kì 121.9 160 130 140 150 160 Trong đó: dư nợ cho vay tín chấp 13.7 15 2.5 3 4 5.5 (Nguồn: Phòng QHKHCN) Về nhân sự : Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng, ngân hàng thường xuyên trang bị nghiệp vụ để họ có khả năng hiểu biết đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn như thông tin hồ sơ pháp lý, thông tin tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản đảm bảo… Đây là một yếu tố rất quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro của hoạt động tín dụng, đòi hỏi cán bộ tín dụng của ngân hàng phải nắm một cách đầy đủ, chính xác để tiến tới xem xét quyết định cho vay và tạo thuận lợi cho công tác giám sát sau khi vay. Ngân hàng thường xuyên chú trọng nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng; việc bổ nhiệm các chức danh liên quan tới công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, đảm bảo năng lực công tác và phẩm chất của nghề. Hàng tháng, hàng quý, ngân hàng thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi tập huấn nghiệp vụ tạo điều kiện cho các cán bộ trao đổi kinh nghiệm, thảo luận và cách giải quyết những vướng mắc phát sinh từ thực tế. Thường xuyên thuê các chuyên gia nước ngoài tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ mới trong quản lý tài chính nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng cho cán bộ và nhân viên của ngân hàng. Về hệ thống thông tin : BIDV đã tập trung hóa cơ sở dữ liệu hoạt động ngân hàng: toàn bộ cơ sở dữ liệu đều được tập trung tại trung tâm cơ sở dữ liệu (hệ thống SIBS), mọi thay đổi đều được cập nhật kịp thời, giúp cho việc quản lý và tìm kiếm thông tin đạt hiệu quả cao. Ngân hàng còn có hệ thống mạng nội bộ cho phép truyền dữ liệu nhanh chóng và chính xác. Mọi công văn, quyết định, văn bản đều được chuyển tải trên mạng nội bộ của toàn hệ thống. Mỗi nhân viên của BIDV được cấp password để truy cập vào hệ thống mạng nội bộ, và chỉ được truy cập vào những phần hành theo chức năng, nhiệm vụ riêng. Hệ thống máy tính trong ngân hàng sử dụng mạng LAN và không kết nối internet nhằm đảm bảo các thông tin của ngân hàng không bị tiết lộ ra ngoài. Đối với cán bộ phòng QHKHCN và phòng DVKHCN, công cụ hữu hiệu để kiểm soát các thông tin về khách hàng là hệ thống BDS ( Branch Delivery System). Hệ thống này cho phép tiếp cận với các thông tin của khách hàng như số dư tài khoản, ngày đến hạn thanh toán, lãi trả chậm… dựa trên mã giao dịch (CIF) hoặc tên họ của khách hàng. 2.2.3.2. Hệ thống các quy định liên quan đên hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng Các hạn chế để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng: Theo đúng các quy định tại điều 77 và 78 Luật các Tổ chức Tín dụng thì: Những trường hợp không được cho vay: Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với những người sau đây: + Thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng. + Người thẩm định, xét duyệt cho vay. + Bố, mẹ, vợ, chồng, con của Thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng. Những trường hợp hạn chế cho vay: tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng không có đảm bảo, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đã cho những đối tượng sau đây: + Tổ chức Kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại tổ chức tín dụng; Kế toán trưởng, thanh tra viên + Các cổ đông lớn của tổ chức tín dụng Thực tế, các quy định này áp dụng cho các khoản vay lớn và mang tính chất nghiêm trọng. Trong khi đó, cho vay tín chấp tiêu dùng thường là những khoản vay nhỏ, dựa trên thông tin tài chính và nghề nghiệp của khách hàng. Tại BIDV Huế, cũng như các ngân hàng khác, các cán bộ được cho vay tín chấp tiêu dùng khá dễ dàng. Vì BIDV chính là đơn vị trực tiếp chi trả lương cho nhân viên nên việc cho vay này hầu như không có rủi ro. Tuy nhiên, đối với các đối tượng khách hàng khác thì BIDV phải kiểm soát một cách chặt chẽ dựa trên các quy định của ngân hàng và NHNN. Quy định về thẩm quyền quyết định cấp tín dụng: BIDV xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của ban lãnh đạo và từng nhân viên trong phòng ban trong từng hoạt động. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng sau: Bảng 2.9: Phân chia thẩm quyền trong hoạt động tín dụng của ngân hàng BIDV Huế Thẩm quyền Cấp có thẩm quyền Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro Lãnh đạo chi nhánh(GĐ/PGĐ phụ trách PQHKHCN), lãnh đạo PGD(GĐ/PGĐ PGD), lãnh đạo phòng QHKHCN (Trưởng/phó phòng QHKHCN) Thẩm quyền quyết định giải ngân khoản vay không qua thẩm định rủi ro Cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đồng thời là cấp quyết định giải ngân. Thẩm quyền kí kết hợp đồng Quy định tại các sản phẩm cụ thể Thẩm quyền phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống Thẩm quyền cập nhật thông tin CB phòng Quản trị tín dụng Thẩm quyền phê duyệt LĐ phòng Quản trị tín dụng và LĐ PGD Thẩm quyền phê duyệt sửa đổi, bổ sung thông tin khoản vay(hạn mức, thời gian) LĐ CN phụ trách tác nghiệp (Nguồn: Phòng QHKHCN) Quy định về mức thẩm quyền cấp tín dụng bán lẻ: Theo quy định Phân cấp thẩm quyền tín dụng bán lẻ số 0107/ QĐ-QLRR ngày 14/08/2009 thì Thẩm quyền của GĐCN: GĐCN được quyền quyết định cấp tín dụng bán lẻ không qua thẩm định rủi ro với mức tối đa bằng 100% mức thẩm quyền phán quyết của chi nhánh theo quy định của từng sản phẩm tín dụng bán lẻ. Thẩm quyền của Phó GĐ phụ trách phòng QHKH: Phó GĐ phụ trách phòng QHKH được quyền quyết định cấp tín dụng bán lẻ không qua thẩm định rủi ro với mức tối đa bằng 50% mức thẩm quyền của GĐCN. Thẩm quyền của GĐ phòng GD: Tối đa 500 triệu đồng với thời hạn cho vay tối đa theo quy định của từng sản phẩm tín dụng bán lẻ. GĐ phòng GD được ủy quyền cho PGĐ phòng GD thực hiện phán quyết trong phạm vi thẩm quyền được giao của GĐ phòng GD. 2.2.3.3. Các thủ tục kiểm soát áp dụng trong quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng Về nguyên tắc, Quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng dựa theo quy trình cấp tín dụng bán lẻ (Quyết định số 4072/QĐ-PTSPBL1 ngày 15/7/2009). Quy trình cấp tín dụng bán lẻ được thể hiện qua các lưu đồ sau: Lưu đồ 1: Tiếp thị khách hàng và lập báo cáo đề xuất thẩm định, phê duyệt tín dụng và giải ngân. Lưu đồ 2: Phê duyệt cấp tín dụng và giải ngân Lưu đồ 3: Soạn thảo, kí kết hợp đồng và nhập vào hệ thống SIBS Lưu đồ 4: Giải ngân Lưu đồ 5: Theo dõi, kiểm tra đánh giá khách hàng, khoản vay Lưu đồ 6: Điều chỉnh tín dụng ( Thực hiện quy trình như tại bước 1,2) Lưu đồ 7: Thu nợ, lãi, phí Lưu đồ 8: Thanh lý hợp đồng Khách hàng LƯU ĐỒ 1: CBQHKHCN -Hướng dẫn hồ sơ vay vốn -Tiếp nhận hồ sơ vay từ khách hàng -Tiếp thị, phỏng vấn KH -Đối chiếu với chiến lược, chính sách, sản phẩm tín dụng để xác định sản phẩm dịch vụ phù hợp (đ/ý) (từ chối) LĐ Chi Nhánh/ LĐPQHKHCN/LĐPGD Chuyển thực hiện bước 2 Có ý kiến độc lập đồng ý hoặc từ chối cho vay. Quyết định không xem xét cho vay và thông báo cho khách hàng -Thu thập, phân tích, thẩm định khách hàng -Lập báo cáo đề xuất tín dụng Khách hàng LƯU ĐỒ 2: LĐPQHKHCN Chuyển thực hiện Bước 3 Phê duyệt cho vay theo thẩm quyền (Đ/ý hoặc từ chối) (đồng ý) Trình tự xử lý khoản vay qua thẩm định rủi ro áp dụng quy trình cấp tín dụng với khách hàng doanh nghiệp (Vượt thẩm quyền) GĐ/PGĐ phụ trách PQHKHCN Phê duyệt cho vay theo thẩm quyền (với trường hợp không qua thẩm định rủi ro) Chuyển thực hiện Bước 3 Phê duyệt đề xuất cấp tín dụng, chuyển PQHKHCN trình phê duyệt thẩm định rủi ro (đồng ý) BƯỚC 3: CBQHKHCN -Soạn thảo các hợp đồng -Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo Khách hàng (kí hợp đồng) -Công chứng, chứng thực các hợp đồng -Đăng kí giao dịch đảm bảo… Lãnh Đạo Chi nhánh TPQHKHCN/ LĐPGD Kí các hợp đồng liên quan theo thẩm quyền Cán bộ QTTD Bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay Chuyển thực hiện bước 4 Lưu giữ hồ sơ theo quy định Nhập thông tin vào hệ thống SIBS BƯỚC 4: Phòng QHKHCN/PGD Khách hàng Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Nhận hồ sơ đề nghị giải ngân từ KH, kiểm tra mục đích điều kiện, hướng dẫn KH làm hợp đồng tín dụng cụ thể Lưu giữ hồ sơ theo quy định Thực hiện giải ngân/Hạch toán kế toán Trả lại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng Từ chối(không đủ điều kiện) Phòng QTTD Nhập thông tin vào hệ thống SIBS (đồng ý) Phòng DVKHCN Trả lại hồ sơ , chứng từ cho khách hàng BƯỚC 5: CBQHKHCN Cấp có thẩm quyền phê duyệt -Lập báo cáo phân tích rủi ro, nợ xấu -Đề xuất các biện pháp phòng ngừa Trình LĐ PQHKHCN/LĐPGD kiểm soát Thực hiện các biện pháp phòng ngừa -Kiểm tra, đánh giá khoản vay(Tài sản đảm bảo, mục đích sử dụng vốn vay) -Thực hiện phân loại nợ -Theo dõi, rà soát, phát hiện rủi ro CB QTTD Báo cáo thống kê Thông báo nợ đến hạn Thông báo trạng thái các khoản nợ quá hạn Tính toán trích lập dự phòng rủi ro Đề nghị CBQHKHCN kiểm tra, rà soát đánh giá khoản vay/khách hàng vay. BƯỚC 7: Khách hàng PQHKHCN/PGD Khách hàng Trả lại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng Thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn Lập chỉ thị đề nghị thu nợ Chuyển nợ quá hạn Trình lãnh đạo phòng Tiếp nhận chứng từ trả nợ từ KH/Lập giấy đề nghị thu nợ Tiền mặt, UNC PQTTD -Kiểm tra lại số nợ gốc, lãi, phí phải thu -Đôn đốc thực hiện thu nợ Nhập vào hệ thống SIBS Theo dõi trên hợp đồng và hệ thống…khi nợ đến hạn phải trả -Phối hợp thanh lý hợp đồng -Lưu trữ hồ sơ Khách hàng có đủ tiền trong TK để trả nợ đến hạn PDVKHCN -Kiểm tra thông tin với PQHKHCN -Thực hiện các bút toán thu nợ gôc, lãi, phí . Các bút toán ngoại bảng có liên quan. Trả lại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng BƯỚC 8: PQHKHCN Đầu mối giao trả tài sản đảm bảo Soạn thảo thanh lý hợp đồng(nếu có) Rà soát nợ, gốc lãi phí đã thu Phối hợp rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu… Cập nhập các thông tin vào SIBS liên quan đến thanh lý hợp đồng Lưu trữ hồ sơ… Phối hợp rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu… Khách hàng PQTTD PDVKHCN Tại ngân hàng BIDV Huế, từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý các khoản vay thì chi nhánh luôn thực hiện các thủ tục kiểm soát một cách chặt chẽ nhằm ngăn ngừa rủi ro trong quá trình cho vay. Đối với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng, thủ tục kiểm soát được thể hiện qua từng bước thực hiện và được hướng dẫn chi tiết trong quy trình cho vay của ngân hàng. Cụ thể là: Bước 1: Đánh giá, phân tích hồ sơ, đề xuất và quyết định cho vay a/ Đánh giá, phân tích hồ sơ, thẩm định khách hàng: Căn cứ trên bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng, CBQHKHCN thực hiện thẩm định khách hàng và đánh giá các nội dung liên quan đến khoản vay theo quy đinh chung. Các rủi ro có thể xảy ra trong bước này là: Hồ sơ vay vốn của khách hàng không được cung cấp đầy đủ và chính xác. Khách hàng đã sử dụng các sản phẩm cho vay tín chấp khác của ngân hàng trước đó nhưng không đề cập đến khi vay vốn. Khách hàng đã có quan hệ tín dụng tín với các ngân hàng khác mà CBQHKHCN không biết. Để ngăn ngừa những rủi ro này, CBQHKHCN phải thực hiện các thủ tục kiểm soát sau CBQHKHCN đã hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ chịu trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ khách hàng; kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu; tính đầy đủ, phù hợp của thông tin trên bề mặt hồ sơ; đối với hồ sơ bản sao có đối chiều với các hồ sơ gốc (nếu có); đảm bảo sự phù hợp về thông tin giữa các hồ sơ. Thẩm định tính chính xác, đầy đủ và phù hợp về nội dung của thông tin giữa các tài liệu chứng minh. Về thông tin khách hàng, CBQHKHCN đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng cung cấp trong đề nghị vay vốn, cụ thể: +Thông tin khách hàng: Họ tên, ngày tháng năm sinh, tình trạng gia đình, thông tin nghề nghiệp và các thông tin có liên quan khác + Căn cứ: Chứng minh thư nhân dân/ hộ chiếu,hộ khẩu/KT3/ Sổ tạm trú, hợp đồng lao động/ quyết định tuyển dụng…, các căn cứ khác khách hàng cung cấp và thông tin lịch sử khách hàng tại BIDV (nếu có). Về năng lực tài chính của khách hàng: CBQHKHCN tiến hành đánh giá phân tích thu nhập của khách hàng trên cơ sở chứng minh năng lực tài chính đã được khách hàng cung cấp cụ thể: + Thu nhập từ lương thưởng và thu nhập khác. + Căn cứ: Sao kê tài khoản gửi thanh toán, hoặc Bảng lương của đơn vị công tác, hoặc sản xác nhận thu nhập của đơn vị công tác, hoặc các văn bản khác đủ cơ sở chứng minh nguồn thu nhập hợp pháp. Về lịch sử quan hệ tín dụng: Kiểm tra thông tin khách hàng trên phân hệ CIF để biết nắm bắt và phân tích được lịch sử giao dịch của khách hàng (đối với khách hàng củ) về mức vay, dư nợ hiện tại, việc thực hiện trả nợ gốc và lãi… Đánh giá hạn mức tín dụng khách hàng đã sử dụng đối với các sản phẩm cho vay tín dụng khac Tìm hiểu tình hình vay không có tài sản đảm bảo của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác. b/ Đề xuất cho vay: Trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ khách hàng và đối chiếu với các điều kiện cho vay, CBQHKHCN xác định mức cho vay, thời hạn, lãi suất cho vay…theo quy định tại Quy định này và có ý kiến đề xuất việc đồng ý cho vay hoặc không cho vay, cụ thể: Nếu không đồng ý cho vay, CBQHKHCN báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD trước khi thông báo cho Khách hàng bằng văn bản theo quy định Nếu đồng ý cho vay, CBQHKHCN hoàn thiện các nội dung tại “Phần xét duyệt của Ngân hàng” trên Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01a/TDTC (đối với khách hàng vay theo món) hoặc Mẫu số 01b/TDTC (đối với khách hàng vay theo hạn mức) và kí vào vị trí “CBQHKHCN”, sau đó báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD xem xét, quyết định theo thẩm quyền c/ Phê duyệt cho vay: Đối với các khoản vay theo món: Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền quyết định cho vay và giải ngân của LĐPQHKHCN/LĐPGD: ● Nếu đồng ý cho vay, LĐ PQHKHCN/LĐ PGD kí vào vị trí “PHÊ DUYỆT CHO VAY” tại “Phần xét duyệt của Ngân hàng” trên Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01a/TDTC ● Nếu không đồng ý cho vay: có ý kiến và chuyển lại cho CBQHKHCN thông báo cho khách hàng. Trường hợp đồng ý cho vay nhưng vượt thẩm quyền, LĐPQHKHCN/LĐPGD kí vào vị trí “LĐ PQHKHCN/LĐ PGD” và trình lãnh đạo chi nhánh quyết định. Trên cơ sở ý kiến trình của LĐPQHKHCN/LĐPGD : ● Nếu đồng ý cho vay, Lãnh đạo chi nhánh kí vào vị trí “PHÊ DUYỆT CHO VAY”. ● Nếu không đồng ý cho vay, có ý kiến và chuyển lại cho CBQHKHCN để thông báo với khách hàng. Tương tự đối với các khoản vay theo hạn mức: Trường hợp khoản vay thuộc thẩm quyền quyết định cho vay và giải ngân của LĐPQHKHCN/LĐPGD : ● Nếu đồng ý cho vay, LĐPQHKHCN/LĐPGD kí vào phần “PHÊ DUYỆT CẤP HẠN MỨC” tại “Phần xét duyệt của ngân hàng” trên giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01b/TDTC . ● Nếu không đồng ý cho vay, có ý kiến và chuyển lại cho CBQHKHCN để thông báo cho khách hàng. Nếu đồng ý cho vay nhưng vượt thẩm quyền, LĐPQHKHCN/LĐPGD kí vào vị trí “LĐPQHKHCN/LĐPGD” và trình Lãnh đạo Chi nhánh quyết định. Trên cơ sở ý kiến trình của LĐPQHKHCN/LĐPGD: ● Nếu đồng ý cho vay, lãnh đạo chi nhánh kí vào vị trí “PHÊ DUYỆT CẤP HẠN MỨC”. ● Nếu không đồng ý cho vay, có ý kiến và chuyển lại cho CBQHKHCN thông báo cho khách hàng. Thủ tục kiểm soát trong bước này tuân theo các quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Rủi ro có thể xảy ra là phê duyệt không đúng thẩm quyền, vượt thẩm quyền. Để đề phòng rủi ro này, CBQHKHCN phải nắm vững các quy định về phân cấp thẩm quyền trước khi trình lên lãnh đạo để phê duyệt cho vay. Bước 2: Kí kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý Trên cơ sở quyết định cho vay của cấp có thẩm quyền, CBQHKHCN soạn thảo (03) bản hợp đồng tín dụng theo mẫu và trình LĐPQHKHCN/LĐPGD kí (nếu thuộc thẩm quyền) hoặc kiểm soát trước khi trình lãnh đạo chi nhánh ký (nếu vượt thẩm quyền). Cụ thể: a/ Mẫu số 02a/TDTC : đối với khách hàng vay theo món. b/ Mẫu số 02b/TDTC : đối với khách hàng vay theo hạn mức. Ba bản hợp đồng tín dụng được lưu như sau: 01 bản do Bộ phận QLTD lưu hồ sơ khách hàng khoản vay; 01 bản chuyển Khách hàng; 01 bản lưu tại Phòng công chứng theo quy định (nếu có) Bước 3: Đề xuất và quyết định giải ngân Sau khi kí kết các hợp đồng, CBQHKHCN lập thủ tục giải ngân trình cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân. Đối với khoản vay tín chấp tiêu dùng, cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng đồng thời là cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân lần đầu Trường hợp chưa có/ đủ chứng từ theo quy định, CN có thể xem xét giải ngân phù hợp với thực tế giao dịch và yêu cầu khách hàng cam kết hoàn thiện bổ sung chứng từ sau. Bước 4: Giao nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS Khi hoàn tất các nội dung nêu trên, CBQHKHCN hoàn thiện 3 bộ hồ sơ liên quan đến khách hàng, khoản vay (trong đó 02 bộ hồ sơ sẽ bàn giao cho PQTTD để phê duyệt, cập nhật thông tin và chuyển cho PDVKHCN để giải ngân, 01 bộ hồ sơ chuyển cho khách hàng). Thủ tục kiểm soát trong bước này sẽ do QBQTTD thực hiện: Kiểm tra hồ sơ, cập nhật thông tin: + CBQTTD kiểm tra tính đầy đủ, khớp đúng trên bề mặt hồ sơ + Các nội dung kiểm tra: thông tin nhân thân KH(họ tên, ngày tháng năm sinh);tổng hạn mức tín dụng, mức rút vốn; mục đích sử dụng vổn trong HĐTD so với bảng kê rút vốn và chứng từ chứng minh. Lưu ý: trường hợp phát hiện vi phạm về thẩm quyền phân cấp thì phối hợp xử lý hoặc báo cáo giám đốc CN. Phê duyệt thông tin trên hệ thống: + Cấp có thẩm quyền trực tiếp phê duyệt trên hệ thống. + Trực tiếp điền số tài khoản tiền vay do hệ thống tạo ra lên hợp đồng/bản kê. Bước 5: Theo dõi, kiểm tra đánh giá khách hàng, khoản vay Đây là bước công việc mang tính kiểm soát cao nhất bởi các rủi ro sau khi vay có thể xảy đến từ phía khách hàng và các nguyên nhân khách quan khác. Các thủ tục kiểm soát trong bước này bao gồm: ◊ Đối với các khoản vay theo hình thức cho vay theo hạn mức, định kỳ 12 tháng/lần CBQHKHCN tiến hành thẩm định, đánh giá các thông tin liên quan đến khách hàng và hạn mức tín dụng đã cấp cho khách hàng đó. Nguyên tắc kiểm soát là tổng dư nợ tại mọi thời điểm không được vượt quá hạn mức tín dụng được cấp. ◊ Khi kiểm tra, giám sát khách hàng vay, CBQHKHCN lưu ý khả năng trả nợ của khách hàng khi phát sinh quan hệ tín dụng tín chấp với các tổ chức tín dụng khác(ngoài BIDV).Trường hợp khách hàng đồng thời có quan hệ vay vốn tín chấp với hơn hai tổ chức tín dụng( bao gồm cả BIDV), CBQHKHCN tiến hành thẩm định lại khả năng trả nợ của khách hàng. Nếu khả năng trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, CBQHKHCN tiến hành đề xuất xử lý . Trong thời gian vay vốn, nếu khách hàng chậm trả nợ gốc và lãi tiền vay từ 1-2 kỳ ( theo Hợp đồng tín dụng) mà không có lí do chính đáng hoặc thu nhập nhận được của 1-2 tháng gần nhất bị giảm hơn 30% so với thu nhập tại thời điểm được phê duyệt cho vay/cấp hạn mức, CBQHKHCN chủ động kiểm tra, đánh giá lại nguồn trả nợ của khách hàng hoặc phối hợp với đơn vị công tác để kiểm tra tình hình thu nhập, công tác của khách hàng vay. ◊ CBQHKHCN chủ động xác minh lại thông tin về tình hình khách hàng và làm rõ nguyên nhân trong trường hợp phát sinh các dấu hiệu sau: khách hàng thay đổi đơn vị công tác như mất việc, nghỉ việc không hưởng lương, đi nghĩa vụ quân sự, nghỉ hưu trước thời hạn; khách hàng bị bắt, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị thiệt hại lớn về tài sản… có thể ảnh hưởng đến khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng; đơn vị công tác của khách hàng bị phá sản, giải thể hoặc mất khả năng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên ◊ Trong thời gian vay vốn, nếu nguồn trả nợ của khách hàng bị giảm sút nghiêm trọng, CBQHKHCN lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền đã phê duyệt cho vay quyết định các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định sau và thông báo cho khách hàng : Yêu cầu khách hàng thanh toán nợ trước hạn và chấm dứt trước thời hạn hạn mức(đối với các khoản vay theo hạn mức); hoặc Thực hiện biện pháp bảo đảm bằng thế chấp, cầm cố tài sản của khách hang vay hoặc của bên thứ ba. Tài sản bảo đảm và trình tự, thủ tục nhận tài sản bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định hiện hành của BIDV. Bước 6: Điều chỉnh hạn mức Nếu khách hàng có nhu cầu điều chỉnh hạn mức, CBQHKHCN hướng dẫn khách hàng lập Giấy đề nghị điều chỉnh hạn mức theo Mẫu số 03b/TDTC và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc thay đổi hạn mức phải được lập thành hợp đồng mới hoặc kí kết phụ lục sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Nguyên tắc kiểm soát trong bước này là cấp nào có thẩm quyền phê duyệt cho vay thì cấp đó có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Ngoài ra, các thủ tục sau phê duyệt phải được thực hiện theo các băn bản quy định hiện hành của BIDV về cơ cấu lại thời hạn trả nợ Bước 7: Thu nợ, lãi, phí Các thủ tục kiểm soát trong bước này liên quan đến chứng từ thu nợ và trình tự thu nợ. Thủ tục kiểm soát được thực hiện chủ yếu khi ngân hàng tiến hành thu nợ thủ công Về chứng từ: có 2 trường hợp sau + KH trực tiếp đề nghị: UNC/Giấy nộp tiền mặt + CBQTTD/CBQHKHCN đề nghị: đề nghị thu nợ Về tài khoản khách hàng + Tài khoản khách hàng đủ tiền trả nợ: CBQTTD lập chỉ thị PDVKHCN thu nợ (không phải thông qua PQHKHCN) + Tài khoản khách hàng không đủ/không có tiền trả nợ: CBQTTD lập chỉ thị CBQHKHCN đôn đốc khách hàng trả nợ. Về trình tự: Tùy theo từng trường hợp mà trình tự thu nợ lại có những sự khác nhau. Bảng 2.9 cho thấy điều này. Bảng 2.9: Trình tự thu nợ Trường hợp thu nợ Trình tự thu nợ KH trực tiếp đến ngân hàng trả nợ: *KH đến PQHKHCN: CBQHKHCN lập chỉ thị PDVKHCN thu nợ. *KH đến PDVKHCN: CBDVKHCN trực tiếp thực hiện thu nợ ( chủ động làm việc với CBQHKHCN trước khi thu nợ-nếu cần) KH đề nghị thu nợ qua điện thoại/email… CBQHKHCN lập chỉ thị cho PDVKHCN thực hiện thu nợ. KH chủ động trả nợ trước hạn: *CBQHKH hướng dẫn KH thủ tục trả nợ trước hạn và chuyển PDVKHCN tiến hành thu nợ. Bước 8: Xử lý nợ quá hạn Việc xử lý nợ quá hạn cho vay tín chấp tiêu dùng thực hiện tương tự các quy định tại Quy trình tín dụng bán lẻ. Rủi ro trong bước này là khả năng ngân hàng không thu hồi được nợ và nợ quá hạn sẽ chuyển sang nợ xấu. Thủ tục kiểm soát bao gồm các công việc sau: Khi phát sinh nợ đến hạn nhưng Khách hàng không có khả năng trả nợ và không được BIDV xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, CBQHKHCN có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ, đồng thời phối hợp với Bộ phận QLRR đề xuất các biện pháp xử lý, trình cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng xem xét. CBQHKHCN có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện những nghĩa vụ khác của khách hàng trong hợp đồng tín dụng như nghĩa vụ mua bảo hiểm, nghĩa vụ bổ sung tài sản bảo đảm…(nếu có) để đôn đốc khách hàng thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết. Bước 9: Thanh lý hợp đồng và lưu hồ sơ Thủ tục kiểm soát trong bước này liên quan tới việc tất toán khoản vay và lưu hồ sơ. Khi khách hàng trả hết nợ, CBQHKHCN phối hợp với CBQTTD và CBDVKHCN đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí… để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng. CBQTTD thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo quy định của BIDV. Kết luận chung cho phần 2.2.3.3: Công tác quản lý rủi ro cho vay tín chấp tiêu dùng nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung của BIDV được thực hiện và quản lý theo nguyên tắc phân quyền, phân cấp cho từng hoạt động, từng cá nhân phụ trách vì thế trách nhiệm và thẩm quyền trong quản lý kinh doanh luôn được phát huy, xác định rõ. 2.3. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV HUẾ. 2.3.1. Kết quả đạt được Hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ luôn được ban lãnh đạo BIDV Huế chú ý quan tâm xây dựng và củng cố. Đây chính là cơ sở quan trọng nhằm thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung, từ đó tăng hiệu quả kinh doanh, giữ vững và nâng cao vị thế của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Trước hết, ban lãnh đạo BIDV Huế đã tạo ra một môi trường lành mạnh và có hiệu quả cao Ban lãnh đạo luôn tuân thủ các nguyên tắc kiếm soát nội bộ, thường xuyên đôn đốc nhân viên thực hiện theo đúng các chính sách tín dụng của chi nhánh nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Ban lãnh đạo đưa ra những chuẩn mực đạo đức để cán bộ nhân viên hướng đến và thực hiện, kịp thời khen thưởng các cá nhân xuất sắc có nhiều đóng góp cho chi nhánh Bộ máy tổ chức cấp tín dụng nói chung và cho vay tín chấp tiêu dùng nói riêng được thiết kế hợp lý và hiệu quả cao. Các bộ phận, phòng ban trong chi nhánh đều được phân chia trách nhiệm cụ thể và luôn giám sát lẫn nhau. Chính sách nhân sự cũng được ban lãnh đạo quan tâm. Ngân hàng thường tổ chức các buổi tập huấn định kì và khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên mới, thường xuyên tổ chức họp mặt giữa các phòng ban nhằm trao đổi ý kiến và kinh nghiệm công tác. Ngân hàng cũng chú ý quan tâm tới tiền lương, đảm bảo thu nhập cho nhân viên trong công ty. Hệ thống các quy định liên quan đến cho vay tín chấp tiêu dùng được xay dựng theo định hướng kiểm soát rủi ro: Các quy định cụ thể về hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát. Toàn bộ nhân viên phòng QHKHCN, QTTD đều tuân thủ các quy định về an toàn tín dụng, đảm bảo tiền vay, lãi suất cho vay mà BIDV Huế và NHNN đã đề ra, xem đó là cơ sở để thực hiện việc cho vay an toàn và hiệu quả. Thủ tục kiểm soát áp dụng trong quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng tại chi nhánh khá chặt chẽ Các thủ tục kiểm soát đều có mặt trong tất cả các bước của quy trình cho vay. Các cán bộ tín dụng luôn tuân thủ thực hiện các quy trình cho vay, kiểm tra trước và sau khi cho vay…thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn của quy trình. Nhờ áp dụng các thủ tục kiểm soát một cách chặt chế, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn luôn ở mức rất thấp ( gần bằng 0%) trong tổng dư nợ tín dụng bán lẻ. 2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 2.3.2.1. Những tồn tại Mặc dù hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay tín chấp tiêu dùng của chi nhánh đã hoạt động khá tốt, tuy nhiên vẫn có một số vấn đề cần được xem xét như sau: Về nhân sự: đội ngũ chuyên viên tín dụng có tuổi đời còn khá trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác. Số lượng cán bộ còn khá mỏng so với khối lượng công việc phải thực hiện, dẫn đến áp lực trong công việc rất lớn. Công tác thu thập thông tin của khách hàng gặp nhiều hạn chế do nguồn thông tin chủ yếu là từ các mối liên hệ của CBQHKHCN Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay có lúc chưa kịp thời hoặc gặp khó khăn trong việc liên hệ với khách hàng. 2.3.2.2. Nguyên nhân Chủ quan ●Việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng chủ yếu dựa trên các giấy tờ do khách hàng cung cấp. CBQHKHCN có thể biết được các thông tin về lương nhưng còn tình hình chi tiêu, các thu nhập khác thì khó xác định được. ●Sự hợp tác giữa các ngân hàng trên địa bàn còn lỏng lẻo. Nếu khách hàng vay tín chấp tại hai hay nhiều chi nhánh khác nhau, khi khách hàng gặp rủi ro không thể thanh toán thì cùng một lúc nhiều ngân hàng phải chịu thiệt hại. ●Chi nhánh BIDV Huế mới mở rộng quy mô trong vài năm trở lại đây do đó việc tuyển dụng nhân lực được tiến hành khá thường xuyên, dẫn đến tuổi nghề trung bình của nhân viên còn khá trẻ Khách quan ●Thông tin CIC cung cấp còn khá nghèo nàn, số liệu chưa kịp thời, khiến cho việc tìm kiếm thông tin về khách hàng không kịp thời, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi phê duyệt cho vay ●Môi trường pháp lý: hiện nay các văn bản pháp luật vẫn chưa có những quy định cụ thể và đây đủ về hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng. Các ngân hàng chỉ dựa trên các quy định chung để phát triển thành quy trình riêng cho ngân hàng của mình. ●Những nguyên nhân xuất phát từ khách hàng như: Khách hàng thay đổi đơn vị công tác như mất việc, nghỉ việc không hưởng lương, đi nghĩa vụ quân sự, nghỉ hưu trước thời hạn; khách hàng bị bắt, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị thiệt hại lớn về tài sản… có thể ảnh hưởng đến khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng; đơn vị công tác của khách hàng bị phá sản, giải thể hoặc mất khả năng thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên làm cho việc kiểm tra, kiểm soát khách hàng gặp nhiều khó khăn. Từ kết quả đạt được và hạn chế trên, nhận thức được vai trò và ý nghĩa của hệ thống kiểm soát nội bộ, BIDV Huế đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của mình. Với nhu cầu cho vay tín chấp ngày càng tăng, chi nhánh luôn đổi mới và cải tiến quy trình nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng tiếp cận với dịch vụ của mình với mức lãi suất hợp lý hơn. Trước sự cạnh tranh của các ngân hàng trong địa bàn tỉnh, hệ thống kiểm soát nội bộ đứng trước yêu cầu phải thay đổi và hiện đại hóa để đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Do đó, cần có các biện pháp cụ thể để tăng cường hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý cho chi nhánh. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUY TRÌNH CHO VAY TÍN CHẤP TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG BIDV HUẾ. 3.1. Biện pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát 3.1.1. Biện pháp về nhân sự Tăng cường nhân sự: Hiện này nghiệp vụ tín dụng chỉ do 2 phòng là phòng Giao Dịch An Cựu và phòng QHKHCN thực hiện với số lượng nhân viên là 11 người. Trong tương lai, khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng, nếu không có sự bổ sung nguồn nhân lực thì áp lực công việc sẽ đặt lên các nhân viên hiện tại, dẫn đến tình trạng không tránh khỏi sai sót khi tác nghiêp. Đào tạo nguồn nhân lực: Trong công tác quản lý rủi ro, bên cạnh việc đề ra các chính sách tín dụng, quy trình tín dụng hợp lý thì vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm. Thực tế cho thấy nhiều món vay kém chất lượng, tồn đọng, không có khả năng thu hồi chủ yếu là do thẩm định sơ sài, cán bộ không làm nắm vững quy trình, cán bộ quản lý thiếu năng lực hoặc sa sút về phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm. Chính vì vậy, em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng của đội ngũ nhân viên. Cụ thể như sau: Ngân hàng cần thường xuyên trang bị nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng để họ có khả năng hiểu biết đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn như thông tin hồ sơ pháp lý, thông tin tình hình tài chính, tình trạng nợ nần, tài sản đảm bảo... Đây là một yếu tố rất quan trọng trong quy trình quản lý rủi ro của hoạt động tín dụng, đòi hỏi cán bộ tín dụng của ngân hàng phải nắm một cách đầy đủ, chính xác để tiến tới xem xét quyết định cho vay và tạo thuận lợi cho công tác giám sát sau khi vay. Ngân hàng nên chú trọng nâng cao trình độ, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng cán bộ làm công tác quản lý tín dụng; Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan tới công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, đảm bảo năng lực công tác và phẩm chất của nghề. Hàng tháng, hàng quý, ngân hàng tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, các buổi tập huấn nghiệp vụ tạo điều kiện cho các cán bộ trao đổi kinh nghiệm, thảo luận và cách giải quyết những vướng mắc phát sinh từ thực tế Thuê các chuyên gia nước ngoài tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ mới trong quản lý tài chính nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng cho cán bộ và nhân viên của ngân hàng Dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc của từng cán bộ thực hiện, chi nhánh nên xây dựng chế độ đánh giá khen thưởng và kỉ luật phù hợp. Có như vậy mới nâng cao tính tự chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của các cán bộ có liên quan, làm tăng hiệu quả công việc. Xây dựng chính sách tiền lương thỏa đáng, thể hiện được sự công bằng, vai trò và giá trị của từng cán bộ nhân viên. Ban lãnh đạo nên luôn nêu cao phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm để cấp dưới học tập và noi gương. 3.1.2. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng Đối với hoạt động cho vay tín chấp tiêu dùng, công tác kiểm tra, tự kiểm tra của phòng QHKHCN đóng vai trò quan trọng hơn cả. Phòng quản lý rủi ro cũng tham gia vào công tác quản lý rủi ro cho vay tín chấp tiêu dùng nhưng không nhiều, bởi hạn mức cho vay tín chấp đã được BIDV quy định và giới hạn. Vấn đề chủ yếu là cán bộ phòng QHKHCN có thực hiên theo đúng các quy định đó hay không. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kiểm soát nội bộ của phòng, em xin đưa ra một số giải pháp sau đây Hằng ngày, các cán bộ phòng QHKHCN ghi chép thông tin sơ lược về các khách hàng cùng khoản vay mà mình đã giải quyết trong ngày vào một sổ chuyên dụng, thông qua đó lãnh đạo phòng sẽ nhanh chóng nắm được tình hình hoạt động trong ngày của phòng và nắm rõ khách hàng do mỗi nhân viên phụ trách. Cần tập trung hơn vào việc kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá hiệu quả việc thực hiện các biện pháp quản lý nợ của chi nhánh. Không nên quá tin tưởng vào nhân viên cấp dưới mà lãnh đạo phòng cần cận trọng khi phê duyệt cho vay. Tạo không khí cởi mở và thân thiện, giúp các cán bộ tự tin hơn trong việc trao đổi các vướng mắc với lãnh đạo, qua đó nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình. 3.1.3. Củng cố hệ thống thông tin tín dụng Chi nhánh cần tạo lập hệ thống thông tin tín dụng hiệu quả cao hơn, tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn hơn. Thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động cho vay tín chấp bởi ngân hàng cho khách hàn vay không phải dựa trên tài sản thế chấp mà dựa trên các thông tin về thu nhập, tình hình tài chính và thông tin nghề nghiệp của khách hàng. Tuy trong những năm gần đây, trung tâm thông tin tín dụng của NHNN(CIC) đã đươc thiết lập nhưng chi nhánh cần phải bổ sung thêm thông tin từ các nguồn như thu thập các thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề tài- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong quy trình cho vay tiêu dùng tín chấp tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam- Chi nhánh Thừa Thiên Huế.doc
Tài liệu liên quan