Đề tài Công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng

Tài liệu Đề tài Công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng: Lời nói đầu. Trong công cuộc đổi mới đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện. Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, có giá trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay bảo hiểm không còn xa lạ mà đã len lỏi đến mọi làng quê, mọi cơ quan, doanh nghiệp và đã thâm nhập vào mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu bảo hiểm ngày càng lớn, càng xuất hiện nhiều nghiệp vụ mới. Bảo hiểm xã hội (BHXH) không những là một loại hình bảo hiểm mà nó còn là một cơ chế bảo vệ người lao động trong trường hợp người lao động mất, giảm thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn do mất, giảm khả năng lao động. BHXH mà còn là một trong những hệ th...

doc62 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu. Trong công cuộc đổi mới đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định và luôn tự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện. Bảo hiểm là một ngành dịch vụ, có giá trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Bảo hiểm không chỉ thực hiện việc huy động vốn cho nền kinh tế mà điều quan trọng là góp phần đảm bảo ổn định tài chính cho các cá nhân, gia đình, cho mọi tổ chức và doanh nghiệp để khôi phục đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay bảo hiểm không còn xa lạ mà đã len lỏi đến mọi làng quê, mọi cơ quan, doanh nghiệp và đã thâm nhập vào mọi hoạt động trong đời sống kinh tế xã hội. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống càng cao thì nhu cầu bảo hiểm ngày càng lớn, càng xuất hiện nhiều nghiệp vụ mới. Bảo hiểm xã hội (BHXH) không những là một loại hình bảo hiểm mà nó còn là một cơ chế bảo vệ người lao động trong trường hợp người lao động mất, giảm thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn do mất, giảm khả năng lao động. BHXH mà còn là một trong những hệ thống bảo đảm xã hội. Là một sinh viên của Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và tương lai là một người tham gia làm công tác Bảo Hiểm em đã chọn thực tập tại BHXH Quận Hai Bà Trưng. Qua một thời gian thực tập tại đây đã giúp cho em có cái nhìn sâu sát hơn trong công việc thực tế của ngành BHXH. Và trong quá trình thực tập, em được may mắn vào thực tập tại bộ phận thu BHXH của quận. Do được học tập, hướng dẫn, chỉ bảo và thực hành làm các công việc của một cán bộ thu phải làm em chọn cho mình đề tài để làm chuyên đề thực tập là: “Công tác thu BHXH tại Bảo Hiểm Xã Hội Quận Hai Bà Trưng” Bài viết của em gồm 3 phần chính sau: Phần I: Tổng quan về BHXH và công tác thu BHXH. Phần II: Thực trạng công tác thu BHXH Quận Hai Bà Trưng. Phần III: Một số kiến nghị đối với công tác thu BHXH ở BHXH Quận Hai Bà Trưng. Được sự quan tâm chỉ bảo tận tình của các cô, các chú và của các anh, chị tại cơ quan nên đã giúp em có thể hoàn thành bài viết của mình. Tuy nhiên, do đây là lần đầu em được làm quen với công việc thực tế và tự viết nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong được sự thông cảm và chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo của các cô, các chú, các anh, các chị và các bạn. Em xin chân thành biết ơn. Phần I: Tổng quan về BHXH và công tác thu BHXH. I.Bản chất, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH. 1.Bản chất của BHXH. 1.1.Sự ra đời và phát triển của BHXH. Cùng với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá, sức lao động trở thành hàng hoá được mua bán trên thị trường làm phát sinh quan hệ thuê mướn lao động. Thời kỳ đầu chủ sử dụng lao động chỉ cam kết trả công cho người lao động theo thời gian họ làm việc, không trả công thời gian người lao động nghỉ làm việc do họ bị ốm đau tai nạn… Điều đó đã gây khó khăn không ít cho người lao động đặc biệt khi thời gian lao động của họ bị kéo dài không đủ để cho họ tái sản xuất sức lao động. Trước tình trạng đó những người lao động liên kết lại với nhau đấu tranh chống lại giới chủ, đòi họ phải trả tiền lượng với một mức nhất định cho những người lao động phải nghỉ lao động vì những rủi ro trên. Mâu thuẫn này kéo dài ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội do đó nhà nước đã phải đứng ra can thiệp bằng cách bắt buộc cả người lao động và chủ sử dụng lao động phải trích thu nhập hàng tháng để đóng vào quỹ chung, từ đó bù đắp một phần thu nhập bị mất khi người lao động gặp phải rủi ro. Và khi thiếu sẽ được sự hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước và đây được gọi là BHXH. Như vậy BHXH ra đời là sự bù đắp một phần thu nhập bị mất cho người lao động khi gặp phải rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Qua đó hình thành một quỹ tài chính tập trung có sự đóng góp của người lao động, người chủ sử dụng lao động và Nhà nước. Từ đó giúp người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống của chính mình. 1.2.Bản chất của BHXH. Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại v.v… Để thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thỏa mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm v.v… Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc nuôi dưỡng v.v… Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng; đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước v.v… Rõ ràng, những cách đó hoàn toàn thụ động và không chắc chắn. Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau phải đã cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn, thai sản v.v… Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn đập, buộc họ một lúc phải bỏ ra nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ- thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Sự đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi một quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi cả người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ được đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo. Toàn bộ những hoạt động đối với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Như vậy, BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Với cách hiểu như trên, bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: - BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. - Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và phát sinh giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH. Bên tham gia BHXH chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BHXH) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. - Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: tuổi già, thai sản… Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. - Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế bằng một quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ của Nhà nước. - Mục tiêu của BHXH là nhằm thảo mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau: + Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh sống thiết yếu của họ. + Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật. + Xây dựng điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư và các nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Với những mục tiêu trên, BHXH đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/12/1948 rằng: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng BHXH, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người”. Tại nước ta, BHXH là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Ngoài BHXH, chính sách bảo đảm BHXH còn có cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội. Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội về các thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của xã hội, trong những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Sự giúp đỡ này được thực hiện từ các nguồn quỹ dự phòng của Nhà nước, bằng tiền hoặc bằng hiện vật đóng góp của các tổ chức xã hội và những người hảo tâm. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước, của xã hội nhằm đền đáp công lao đối với những người hay một bộ phận xã hội có nhiều cống hiến cho xã hội. Chẳng hạn những người có công với nước, liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh v.v.v…Đều là những đối tượng được hưởng sự đãi ngộ của Nhà nước, của xã hội, ưu đãi xã hội tuyệt nhiên không phải là sự bố thí, ban ơn, mà nó là một chính sách xã hội có mục tiêu chính trị – kinh tế – xã hội, góp phần củng cố thể chế chính trị của Nhà nước trước mắt và lâu dài, đảm bảo sự công bằng xã hội. Mặc dù có nhiều điểm khác nhau về đối tượng và phạm vi, song BHXH, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội là những chính sách xã hội không thể thiếu được của một quốc gia. Những chính sách này luôn bổ sung cho nhau và tất cả đều góp phần đảm bảo an toàn xã hội. 2. Đối tượng của BHXH BHXH ra đời vào những năm giữa thế kỷ 19, khi nền công nghiệp và nền kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Âu. Từ năm 1883, ở nước Phổ (CHLB Đức ngày nay) đã ban hành đạo luật bảo hiểm y tế. Một số nước châu Âu và Bắc Mỹ mãi đến cuối những năm 1920 mới có đạo luật về BHXH. BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi do người lao động bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động, bị mất việc làm vì các nguyên nhân rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, già yếu ... Chính vì vậy, đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những người tham gia BHXH. Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó. Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXH đối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương. Việt nam cũng không vượt ra khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là không bình đẳng giữa tất cả những người lao động. Nếu xem xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài người lao động còn có người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của Nhà nước. Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho người lao động mà họ sử dụng. Còn cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đối với người lao động. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của BHXH một cách ổn định và bền vững. 3.Chức năng của BHXH. Chức năng là sự khái quát của các nhiệm vụ cơ bản, là dạng hoạt động đặc trưng và khái quát nhất của tổ chức hay cá nhân gắn với chức danh nào đó trong một hệ thống tổ chức hoạt động thuộc phạm vi nhất định trong xã hội. Cũng như các thành phần khác của nền kinh tế bảo hiểm, BHXH có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Tuy nhiêm do tính đặc thù của mình, BHXH không những có tính kinh tế mà còn có tính xã hội rất cao. Vì vậy về tổng quát, BHXH có những chức năng sau: 3.1.Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động được bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm theo những điều kiện xác định. Nói là bảo đảm hay thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động là nói sự thay thế hoặc bù đắp đó nhất định phải xảy ra, xảy ra đúng như thế chứ không thể nào khác khi người lao động rơi vào các trường hợp nói trên và hội tụ các điều kiện quy định. Sở dĩ như vậy là giữa người lao động và cơ quan BHXH có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Quan hệ này phát sinh trên cơ sở lao động và quan hệ tài chính BHXH. Quan hệ đó diễm ra giữa 3 bên: bên tham gia bảo hiểm, bên nhận bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Bên tham gia bảo hiểm trước hết là người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng phí để bảo hiểm cho người lao động mà mình sử dụng, đồng thời người lao động cũng phải có trách nhiệm đóng phí để tự bảo hiểm cho mình. Sự đóng góp này là bắt buộc, đều kỳ và theo những mức quy định cho bên nhận bảo hiểm, đó là cơ quan BHXH chuyên nghiệp. Khi người lao độnh hội đủ các điều kiện cần thiết thì nhất định họ sẽ được hưởng trợ cấp với mức hưởng, thời điểm và thời hạn hưởng phải đúng quy định, dù cho người lao động hay người sử dụng lao động có muốn hay không. 3.2.Phân phối lại thu nhập. BHXH là bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tuổi già, bằng cách hình thành và sử dụng một quỹ tài chính tập trung được tồn tích dần bởi sự đóng góp những người sử dụng lao động, người lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Như vậy người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng góp và quỹ BHXH là để bảo hiểm nhưng không phải trực tiếp cho mình mà cho người lao động do người sử dụng nên không được quyền hưởng trợ cấp, nhưng lao động có đóng góp vào quỹ BHXH mới có quyền hưởng trợ cấp nhưng do còn khoẻ mạnh, có việc làm và có thu nhập bình thường nên cũng không được hưởng trợ cấp bảo hiểm. Số lượng những người không được hưởng trợ cấp như vậy thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số người tham gia đóng góp bảo hiểm. Chỉ những người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập trong những trường hợp xác định và có đủ các điều kiện cần thiết mới được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH. Số lượng những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong số những người tham gia đóng góp nêu trên. Như vậy, BHXH đã lấy số đông bù số ít và thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang giữa những người lao động có thu nhập thấp hơn, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc và khái quát hơn là số đông những người đóng góp vào quỹ BHXH đều kỳ với số ít những người hưởng trợ cấp theo chế độ xác định. Điều đó cũng góp phần vào việc thực hiện công bằng xã hội. 3.3.Góp phần kích thích, khuyến khích người lao động hăng hái lao động sản xuất. Người lao động có việc làm khi khoẻ mạnh làm việc bình thường sẽ có tiền lương, tiền công, khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động tuổi già hoặc không may bị chết đã có BHXH đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập quan trọng, do đó đời sống của bản thân và gia đình họ luôn luôn có chỗ dựa, luôn luôn được đảm bảo. Chính vì thế, họ sẽ gắn bó với công việc, với nơi làm việc và yên tâm, tích cực lao động sản xuất, góp phần tăng năng xuất lao động cũng như tăng hiệu quả kinh tế. Nói cách khác, tiền lương (tiền công) và BHXH là những động lực thúc đẩy hoạt động lao động của người lao động. 3.4.Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích. BHXH dựa trên cơ sở đóng góp ít nhưng đều kỳ của mọi người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước cho bên thứ ba là cơ quan BHXH, để tồn tích dần dần thành một quỹ tập trung, quỹ này lại huy động phần nhàn rỗi tương đối vào hoạt động sinh lời làm tăng thêm nguồn thu. Do đó, BHXH hoàn toàn có thể bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp ruỉ ro, khó khăn theo những chế độ xác định, góp phần bảo đảm ổn định và an toàn đời sống cho người lao động và cho gia đình họ. Trên giác độ xã hội, bằng phương thức dàn trải rủi ro thiệt hại theo cả thời gian và không gian, BHXH đã giúp giảm thiểu thiệt hại cho số đông trong xã hội, đồng thời làm tăng khả năng giải quyết rủi ro, khó khăn của những người lao động tham gia bảo hiểm với một tổng dự trữ ít nhất. Đối với Nhà nước chi cho BHXH đối với người lao động là một cách thức phải chi trả ít nhất nhưng vẫn giải quyết tốt các rủi ro, khó khăn về đời sống của người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế, chính trị xã hội ổn định và an toàn. Đối với người sử dụng lao động và người lao động cũng vậy. Cả hai giới này đều thấy nhờ BHXH mà mình có lợi và được bảo vệ. BHXH đã phát huy tiềm năng của số đông và ưu điểm của nhiều phương thức hoạt động trong kinh tế thị trường để bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động cũng như cho xã hội. Đồng thời BHXH cũng tạo ra sự gắn bó chặt chẽ về lợi ích, cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của các bên tham gia BHXH, cũng như của các bên đó đối với Nhà nước. 4.Tính chất của BHXH. BHXH gắn liền với đời sống của người lao động,vì vậy nó có một số tính chất cơ bản sau: - Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội . Như phần trên đã trình bày, trong quá trình lao động sản xuất người lao động có thể gặp rất nhiều biến cố, rủi ro khi đó người sử dụng lao động cũng rơi vào tình cảnh khó khăn không kém như: sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, vấn đề tuyển dụng lao động luôn phải được đặt ra để thay thế v.v… Sản xuất càng phát triển, những rủi ro đối với người lao động và những khó khăn đối với người sử dụng lao động càng trở nên phức tạp, dẫn đến mối quan hệ chủ – thợ càng ngày càng căng thẳng. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải đứng ra can thiệp thông qua BHXH. Và như vậy, BHXH ra đời hoàn toàn mang tính khác quan trong đời sống kinh tế xã hội mỗi nước. - BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và không gian. Tính chất này thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của BHXH. Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bên tham gia để hình thành quỹ BHXH. Từ những rủi ro pháp sinh ngẫu nhiên theo thời gian và không gian đến mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ cho người lao động v.v… - BHXH vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, đồng thời còn mang tính dịch vụ. Tính kinh tế thể hiện rõ nhất là ở chỗ, qũy BHXH muốn được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích. Mức đóng góp của các bên phải được tình toán rất cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại của tập hợp người lao động tham gia BHXH. Quỹ BHXH chủ yếu dùng để trợ cấp cho người lao động theo các điều kiện BHXH. Thực chất, phần đóng góp của mỗi người lao động là không đáng kể, nhưng quyền lợi nhận được là rất lớn khi gặp rủi ro. Đối với người sử dụng lao động việc tham gia đóng góp vào quỹ BHXH là để bảo hiểm cho người lao động mà mình sử dụng. Xét dưới góc độ kinh tế, họ cũng có lợi ích vì không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang trải cho những người lao động bị mất hoặc giảm khả năng lao động. Với Nhà nước BHXH góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách đồng thời quỹ BHXH còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội, vì vậy tính xã hội của nó thể hiện rất rõ. Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hội đều có quyền tham gia BHXH. Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn trong độ tuổi lao động. Tính xã hội của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính chất xã hội hoá của BHXH cũng ngày càng cao. II.Quỹ BHXH và mục đích sử dụng quỹ. 1. Đặc điểm quỹ BHXH. - Quỹ ra đời tồn tại và phát triển gắn liền với mục đích ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ. - Hoạt động của quỹ không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. - Việc phân phối quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả. - Quá trình tích luỹ để hình thành quỹ phải luôn được bảo tồn giá trị và đảm bảo an toàn. Đây là một đặc điểm mang tính nguyên tắc. - Quỹ BHXH là hạt nhân của tài chính BHXH mà tài chính BHXH lại là khâu tài chính trung gian cấu thành hệ thống tài chính Quốc gia. Sự ra đời, tồn tại và phát triển cũng như các đặc điểm phân phối và sử dụng khác so với các khâu khác của hệ thống tài chính Quốc gia. - Quỹ BHXH chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ. 2. Nguồn hình thành quỹ. Quỹ BHXH là một yếu tố mang tính chất sống còn đối với sự nghiệp BHXH. Do đó, nguồn hình thành quỹ bao giờ cũng được quan tâm đúng mức nhằm đảm bảo chi trả cho các đối tượng được hưởng BHXH và đảm bảo cho hệ thống BHXH hoạt động một cách có hiệu quả. 2.1. Sự đóng góp của người lao động. Hệ thống BHXH ở các nước trên thế giới từ trước đến nay chủ yếu vẫn thực hiện trên nguyên tắc: Người tham gia BHXH phải đóng góp cho quỹ BHXH mới được hưởng trợ cấp BHXH. Người lao động tham gia đóng góp là để bảo hiểm cho mình, vừa thực hiện nghĩa vụ cao đẹp với cộng đồng. Thực chất ở đây người lao động đã dàn trải rủi ro theo thời gian. 2.2. Sự đóng góp của người sử dụng lao động . Người sử dụng lao động đóng góp cho quỹ BHXH để bảo hiểm cho người lao động mà mình thuê mướn. Sự đóng góp này thể hiện trách nhiệm của họ đối với người lao động. Đồng thời còn thể hiện chính lợi ích của người sử dụng lao động. ở đây người sử dụng lao động san sẻ rủi ro cho nhau để khi xẩy ra rủi ro đối với người lao động thì họ không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để bồi thường, vì quá trình sản xuất kinh doanh của họ không bị ảnh hưởng khi người lao động có nhu cầu BHXH. 2.3. Nhà nước đóng góp và hỗ trợ. Sự tham gia của Nhà nước thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với các thành viên trong xã hội. Trong hệ thống BHXH Nhà nước có thể tham gia trực tiếp hay gián tiếp. Sự tham gia của Nhà nước ở đây chủ yếu dưới hình thức bảo đảm giá trị đồng vốn cho quỹ trong một số trường hợp như bù lỗ những khoản thiếu hụt. 2.4. Các nguồn thu khác. Bao gồm các nguồn thu chủ yếu sau: - Tiền lãi, tiền lời từ các hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và phát triển quỹ BHXH. Nhưng phải chú ý là phần vốn nhàn rỗi mới được mang đi đầu tư. Bởi vì khi thực hiện các hoạt động này nếu bị rủi ro thì không ảnh hưởng đến phần quỹ BHXH chi trả cho các đối tượng được hưởng. - Các nguồn tài trợ và viện trợ khác ở trong nước, ngoài nước và cộng đồng quốc tế, kể cả các tổ chức phi Chính phủ và các cá nhân hảo tâm ... Tuy nhiên nguồn này không ổn định và không nhiều. - Giá trị các tài sản cố định của BHXH được đánh giá lại theo các quy định của Nhà nước. - Các nguồn thu khác: Tiền phạt do nộp chậm BHXH so với thời gian quy định, tiền truy thu khi các đơn vị sử dụng lao động và người lao động đóng thiếu tiền BHXH hoặc nhận thừa so với chế độ được hưởng thụ. Thông thường sự đóng góp của ba bên: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước tạo ra nguồn quỹ cơ bản nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước mà tỷ lệ đóng góp của mỗi bên được quy định khác nhau. Ví dụ: ở Việt Nam, theo Nghị Định 12/CP (26/1/1995) đã quy định: Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung ngoài ngân sách Nhà nước được hình thành từ ba nguồn: + Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia trong đơn vị. + Người lao động đóng bằng 5% lương hàng tháng. + Ngân sách Nhà nước (NSNN) đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động. 3. Phí BHXH. Mặc dù chỉ thuần tuý mang tính kỹ thuật nhưng xác định phí đóng BHXH lại khá phức tạp vì nó liên quan đến cả người lao động, người sử dụng lao động và cả Nhà nước. Liên quan đến khả năng cân đối thu nhập của người lao động và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Tuy nhiên, khi xác định phí BHXH vẫn phải bảo đảm các nguyên tắc: cân bằng thu chi, lấy số đông bù số ít và có dự phòng. Mức phí xác định phải được cân đối với mức hưởng, với nhu cầu BHXH và điều chỉnh sao cho tối ưu nhất. Phí BHXH xác định theo công thức P= f1+f2+f3 Trong đó : P : Phí BHXH f1: Phí thuần tuý trợ cấp BHXH f2: Phí dự phòng f3: Phí quản lý Phí thuần trợ cấp BHXH cho cả các chế độ ngắn hạn và dài hạn. Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn việc đóng và hưởng BHXH xảy ra trong thời gian ngắn (thường là một năm) như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động nhẹ …Vì vậy, số đóng góp BHXH phải đủ cho số phát sinh chi trả trong năm. Đối với cá chế độ dài hạn như: hưu trí, trợ cấp mất người nuôi dưỡng, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp nặng v.v… quá trình đóng và hưởng BHXH tương đối độc lập với nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định. Cho nên, sự cân bằng giữa đóng góp và hưởng BHXH phải được dàn trải trong cả thời kỳ dài. Vì thế, ngoài phí thuần tuý phải có phí dự phòng để đảm bảo quỹ BHXH có dự trữ đủ lớn. Như vậy, để xác định được mức phí phải đóng và mức hưởng BHXH phải dựa vào nhiều yếu tố và nhiều thông tin khác nhau về nguồn lao động, cơ cấu nguồn lao động theo độ tuổi, giới tính, ngành nghề v.v… Ngoài ra còn phải xác định và dự báo được tuổi thọ bình quân của quốc gia; xác xuất ốm đau, tai nạn, tử vong của người lao động v.v… 4. Mục đính sử dụng quỹ. Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho 2 mục đích sau đây: - Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH. - Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH. Theo khuyến nghị của tổ chức lao động Quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi đối tượng tham gia BHXH gặp rủi ro. Thực chất là trợ cấp cho 9 chế độ mà tổ chức này đã nêu trong Công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ: (1): chăm sóc y tế. (2): trợ cấp ốm đau. (3): trợ cấp thất nghiệp. (4): trợ cấp tuổi già. (5): trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. (6): trợ cấp gia đình. (7): trợ cấp sinh đẻ. (8): trợ cấp khi tàn phế. (9): trợ cấp cho người còn sống ( trợ cấp người nuôi dưỡng). Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện kinh tế – xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện 3 chế độ. Trong đó ít nhất phải thực hiện một trong năm chế độ: (3); (4); (5); (8); (9). Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế - xã hội; tài chính thu nhập tiền lương v.v… Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến cá yếu tố sinh học; tuổi thọ bình quân của quốc gia; nhu cầu dinh dưỡng; xác xuất tử vong v.v… III.Vai trò của công tác thu BHXH. Công tác thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngành BHXH, đây là công tác trọng tâm của hoạt động BHXH. 1.Vai trò của công tác thu BHXH trong việc tạo lập quỹ. Công tác thu được triển khai và tiến hành tạo ra một quỹ tài chính đấy là quỹ BHXH. Quỹ này tạo ra để đảm bảo khả năng tài chính chi trả BHXH. Công tác thu được tiến hành đều đặn từng quý đối với tất cả các ngành, các đơn vị có sử dụng lao động sẽ giúp Nhà nước trong việc giảm chi từ ngân sách Nhà nước trong việc chi trả các chế độ BHXH. Do vậy công tác thu có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế nước Nhà, vì hàng năm khoản chi này từ ngân sách Nhà nước là rất lớn. Mặt khác, thu nhanh, thu đủ đã tạo ra một khoản tiền lớn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng tới, đây cũng là một trong những nguồn tiền cho vay rất có ích đối với đất nước trong sự phát triển. Bởi nhiều công trình, hạng mục của đất nước muốn được thi công thì phải có vốn mà ngay lập tức Nhà nước chưa thể cung cấp kịp thời. 2.Công tác thu trong việc tạo lập mối quan hệ giữa các bên trong BHXH Sự nghiệp BHXH, bước đầu được luật pháp hoá trong chương XII Bộ luật Lao động và được cụ thể hoá bằng điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ. Điều luật có quy định việc thực hiện các chế độ hưởng BHXH phải dựa trên cơ sở đóng và thời gian đóng BHXH của từng người. Vì vậy thu BHXH đòi hỏi phải được theo dõi, ghi chép kết quả đóng của từng người trong cơ quan đơn vị, để làm cơ sở cho việc tính mức hưởng BHXH theo quy định. Đây là những nội dung mang tính nghiệp vụ chuyên sâu và đòi hỏi sự chuẩn xác cao, cụ thể từng người lao động trong từng tháng và liên tục kéo dài trong nhiều năm. Kết quả thu luôn gắn liền với nghiệp vụ chi trả các chế độ BHXH, do đó việc theo dõi, ghi chép kết qủa đóng BHXH phải được thực hiện từ đơn vị cơ sở nơi người chủ sử dụng lao động, người lao động có trách nhiệm đóng BHXH. BHXH xã hội quận huyện có nhiệm vụ đôn đốc thu BHXH, đồng thời trực tiếp thanh quyết toán các chế độ cho người lao động. Tên đơn vị sử dụng lao động, tổng số lao động đóng BHXH, tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. Danh sách, họ tên, tuổi và mức tiền lương của từng người lao động thuộc quỹ tiền lương của đơn vị làm căn cứ đóng BHXH. Kết quả đóng BHXH ghi từng tháng theo từng đơn vị đến từng người lao động. Trên cơ sở danh sách theo dõi kết quả đóng BHXH nói trên để ghi kết quả đóng BHXH vào sổ theo dõi của từng người, tạo thành mối quan hệ ba bên là người lao động, chủ sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Mối quan hệ này càng trở nên khăng khít khi công tác thu BHXH tiến hành đều đặn và nhiệt tình. Công tác thu diễn ra tốt đã góp phần bảo vệ quyền lợi cho người lao động. 3.Công tác thu trong việc đảm bảo công bằng trong BHXH. Một trong các nguyên tắc của BHXH không thể không nhắc tới, đó là nguyên tắc có đóng có hưởng trong BHXH. Có đóng góp phí BHXH thì mới có hưởng các chế độ BHXH. Chính nhờ sự theo dõi, đôn đốc thu của công tác thu đã làm cơ sở đảm bảo công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ về BHXH. Cũng chính nhờ sự theo dõi cẩn thận trong quá trình thu đã góp phần khắc phục các tiêu cực trong giải quyết chế độ chính sách BHXH. Phần II: Thực trạng công tác thu BHXH ở cơ quan BHXH Quận Hai Bà Trưng, hà nội. I.Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam và BHXH Quận Hai Bà Trưng. 1.BHXH Việt Nam. 1.1. Thời kỳ 1945- 1960. Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của chính sách xã hội nên ngay từ sau Cách mạng tháng 8/1945 thành công, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách BHXH để áp dụng cho người lao động cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ. Riêng đối với công nhân viên chức Nhà nước và quân nhân , Chính phủ đã nhiều lần ban hành các chính sách BHXH gồm các chế độ trợ cấp khi ốm đau, sinh đẻ, tai nạn lao động, già yếu chế độ trợ cấp gia đình khi công nhân viên chức từ trần để đảm bảo đời sống cho họ và gia đình, góp phần đảm bảo ổn định xã hội. Thực tế này được nhận thấy ngay từ những năm đầu của kháng chiến chống Pháp, Chính phủ ta đã áp dụng chế độ hưu trí cũ của Pháp để giải quyết quyền lợi cho một số công chức đã làm việc dưới thời Pháp, sau đó đi theo kháng chiến và đã già yếu. Sau cách mạng tháng 8 thành công, do điều kiện kinh tế rất khó khăn, nên chế độ này thực hiện đến năm 1949 thì không còn nữa. Đến năm 1950, Hồ Chủ Tịch đã ký Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành quy chế công chức và Sắc lệnh số 77/SL ngày 22/5/1950 ban hành quy chế công nhân. Theo Sắc lệnh này, thì quyền lợi công chức, công nhân về chế độ hưu trí như sau: - Sắc lệnh số 76/SL: Điều 92 ghi rõ: “Công chức có ngạch bậc thuộc hạng thường trú được về hưu khi đủ 30 năm công tác hay đủ 55 tuổi; đối với công chức thuộc hạng lưu động được về hưu khi đủ 50 tuổi hay 25 năm công tác”. - Sắc lệnh số 77/SL: Điều 42 quy định: công nhân làm việc 30 năm hay đủ 55 tuổi được về hưu. Nhưng do tình hình kinh tế khó khăn, nên việc thực hiện những quy định trên cho công nhân viên chức già yếu về nghỉ chỉ được hưởng trợ cấp 1 lần, với mức một năm công tác tương ứng một tháng lương và phụ cấp, tối đa không quá 6 tháng lương theo điều 35 (77/SL) quy định. Đối với những người bị mất sức lao động, sau ngày hoà bình lập lại (7/1954) công nhân viên chức mất sức lao động do ốm yếu được trợ cấp 1 lần theo quy định tại Nghị định số 594/TTg ngày 11/12/1957. Nhìn lại các chế độ đã ban hành ở giai đoạn này thấy rằng: Do chính sách BHXH được ban hành ngay sau khi giành độc lập và sau ngày hoà bình lặp lại, trong hoàn cảnh kháng chiến, kinh tế còn thiếu thốn nên chưa được thực hiện đầy đủ, chỉ mới được một số chế độ cơ bản với mức độ cấp thấp nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho công nhân viên chức nhà nước. Mức hưởng còn mang tính bình quân với tinh thần đồng cam cộng khổ, chưa có tính chất lâu dài. Các khoản chi về hưu trí mất sức lao động còn lẫn lộn với tiền lương nên rất khó khăn trong việc hạch toán, chính sách BHXH chưa có quỹ riêng để thực hiện; 100% nguồn chi lấy từ ngân sách. Tuy vậy, chính sách BHXH ở giai đoạn này có ý nghĩa giải quyết khó khăn cho công nhân viên chức khi tuổi già hoặc mất sức lao động. 1.2. Thời kỳ 1961-1/1995. Sau ngày hoà bình lập lại, từ năm 1960, sau khi hoàn thành kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội; miền Bắc đã bước vào kế hoạch năm năm lần thứ nhất. Lực lượng công nhân viên chức lúc này ngày càng đông hơn để phục vụ cho yêu cầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, trước tình hình này, Nhà nước thấy cần thiết bổ sung chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình và đáp ứng được mục tiêu không ngừng cải thiện đời sống cho công nhân viên chức. Vì vậy, ngày 27/12/1961 Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời theo Nghị định số 218/Chính phủ về các chế độ BHXH cho công nhân viên chức Nhà nước. Điều lệ quy định: + Đối tượng tham gia BHXH là công nhân viên chức Nhà nước, lực lượng vũ trang. + Đã hình thành nguồn để chi trả các chế độ BHXH trong ngân sách nhà nước. Nguồn được hình thành trên cơ sở đóng góp của xí nghiệp, còn lại do ngân sách Nhà nước cấp. Mức đóng của các xí nghiệp là 4,7% so với tổng quỹ lương. Trong đó 1% để chi 3 chế độ dài hạn và 3,7% chi cho 3 chế độ ngắn hạn. Đối với phần ngân sách Nhà nước, hàng năm Quốc hội thông qua ngân sách cấp cho việc thực hiện chính sách BHXH cho công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước. + áp dụng 6 chế độ BHXH là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất cho công nhân viên chức. Tiếp đến, ngày 18/9/1985, cùng với việc cải tiến chế độ tiền lương,Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 236/HĐBT về việc bổ sung, sửa đổi chế độ BHXH cho công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang trong giai đoạn này thể hiện những vấn đề trọng tâm sau: - Thứ nhất, đối tượng tham gia BHXH là công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang. Lực lượng này đến năm 1985 chiếm khoảng 12% lực lượng lao động xã hội. Còn lại 88% làm việc trong đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh chưa được tham gia. - Thứ hai, nguồn tài chính để thực hiện các chính sách BHXH một phần do các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng và phần còn lại do ngân sách Nhà nước cấp. Mức đóng góp theo quy định Nghị định số 218/CP là 4,7% nay được nâng lên 13% so với tổng quỹ lương của xí nghiệp. Trong đó, Bộ lao động – Thương binh xã hội được giao quản lý 8% để chi trả 3 chế độ mất sức lao động, hưu trí và tử tuất, còn 5% do Tổng Liên đoàn Lạo động Việt Nam quản lý để chi trả 3 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Mặc dù Nghị định số 236/HĐBT quy định khá chặt chẽ trách nhiệm đóng góp của xí nghiệp, nhưng thời gian này do các đơn vị sản xuất gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ, nên hầu hết nộp thiếu hoặc không nộp được, dẫn đến tình trạng thu không đủ chi, phần ngân sách Nhà nước năm sau cao hơn năm trước. Đến năm 1993 trở đi, ngân sách Nhà nước cấp bù tới 92,7% trong tổng số tiền chi BHXH. Bảng 1: Tình hình Ngân sách Nhà nước cấp để chi BHXH. (Đơn vị: %) Năm Doanh nghiệp đóng để chi BHXH Ngân sách Nhà nước cấp để chi BHXH 1964 95,3 4,7 1968 45,2 54,8 1970 29,7 70,5 1980 15,8 84,3 1990 26,18 73,29 12/1993 7,3 92,7 Nguồn BHXH Việt Nam Như vậy, có thể thấy do cơ chế tạo nguồn chưa được xác định rõ ràng nên quỹ BHXH chưa được tính đúng, tính đủ làm cho thu không đủ chi, ngân sách Nhà nước phải cấp bù ngày càng lớn. - Thứ ba, về tổ chức quản lý BHXH năm 1986 theo hành chính Nhà nước do Bộ Lao động-Thương binh và xã hội theo hệ thống quản lý 3 cấp: ở trung ương đơn vị tài chính cấp 1 của Bộ là Vụ Kế hoạch tài chính có nhiệm vụ tổng hợp, cấp phát và quyết toán tài chính từ ngân sách Nhà nước cấp với các đơn vị tài chính cấp hai là Sở lao động - TBXH tỉnh và sau đó Sở quyết toán với đơn vị tài chính cấp 3 trực thuộc trên cơ sở quỹ BHXH do Bộ tài chính cấp hàng năm. - Thứ tư, theo Nghị định 236/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng, thì trong chính sách BHXH có 6 chế độ áp dụng cho người lao động trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bênh nghề nghiệp, mất sức lao động hoặc chết. Đối với lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, làm việc ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, nơi hải đảo và lực lượng vũ trang chiến đấu ở chiến trường được quan tâm, ưu tiên trong trong việc tính thời gian công tác, như: quy định quy đổi thời gian công tác 1 năm làm việc thực tế được tính thành 1 năm 2 tháng để nghỉ hưu (nếu lao động nặng nhọc độc hại), tính 1 năm 4 tháng (nếu làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh) hoặc tính thành 1 năm 6 tháng (nếu trực tiếp chiến đấu ở chiến trường gian khổ). Mức trợ cấp BHXH được tính theo tỷ lệ (%) trên mức lương cơ bản khi nghỉ hưu. Mức lương hàng tháng đối với nam đủ 30 năm công tác và nữ đủ 25 năm công tác được tính bằng 75% lương chính và các khoản phụ cấp theo lương, sau đó cứ một năm làm việc lại tính thêm 1% tối đa lương hưu là 95% lương chính thức và các khoản phụ cấp (nếu có). Riêng đối với chế độ mất sức lao động hàng tháng được quy định để áp dụng cho công nhân viên chức có đủ 15 năm công tác trở lên bị ốm đau, tai nạn lao động bị mất khả năng lao động từ 61% trở lên hoặc hết tuổi lao động. Mức trợ cấp mất sức lao động được hưởng theo quy định là 40% tiền lương áp dụng nếu có đủ 15 năm công tác, sau đó cứ thêm một năm thì được thêm 1%. Nếu chưa đủ 15 năm công tác quy đổi, thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ một năm công tác được hưởng một tháng lương và các khoản phụ cấp (nếu có). - Thứ năm, Quản lý Nhà nước và thực hiện chính sách BHXH theo Nghị định số 236/HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng bộ trưởng thì Bộ lao động -TBXH có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành chính sách BHXH. Còn tổ chức thực hiện chính sách giao cho 2 cơ quan: Bộ Lao động - TBXH quản lý 8% quỹ BHXH để trả trợ cấp mất sức lao động, hưu trí và tử tuất; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý 5% quỹ BHXH và tổ chức trả trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Tổng số công nhân viên chức làm công tác BHXH của ngành Lao động-TBXH tính đến cuối năm 1992 có hơn 3000 người, ở Trung ương: 25 người; tỉnh, thành phố có khoảng 530 người và ở quận huyện có 2500 người. Tổng số cán bộ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm công tác BHXH khoảng 1800 người chủ yếu là cán bộ nhân viên phục vụ nhà nghỉ, an dưỡng (có 1244 người). - Đến cuối năm 1993, do thay đổi cơ chế quản lý nền kinh tế, chính sách BHXH cũng bắt đầu thay đổi từ cơ chế tập trung, bao cấp sang hoạch toán, gắn quyền lợi với trách nhiệm đóng BHXH của người lao động, thì tổ chức quản lý Nhà nước và quản lý sự nghiệp BHXH đã bộc lộ một số tồn tại, không đáp ứng yêu cầu về xây dựng, bổ sung chính sách cũng như tổ chức thu, chi và quản lý quỹ BHXH đặt ra nhiệm vụ phải đổi mới hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước và sự nghiệp BHXH. 1.3. Từ 1995 tới nay. Chủ trương đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, đòi hỏi chính sách BHXH phải thay đổi và dần dần hoà nhập với cơ chế BHXH của thế giới. Năm 1995, Bộ luật lao động ra đời, đánh dấu bước tiến mới về các vấn đề lao động. Trong đó, các nguyên tắc về BHXH được quy định khá rõ như: Hình thức BHXH (bắt buộc, tự nguyện); đối tượng tham gia BHXH; mức đóng BHXH; trách nhiệm của chủ sử dụng lao động và người lao động trong đóng BHXH; các chính sách BHXH.v.v… Dựa vào Bộ luật lao động, ngày 26/1/2995, điều lệ BHXH bắt buộc được ban hành, kèm theo Nghị định số 12/CP của Chính phủ, áp dụng cho công nhân viên chức Nhà nước và doanh nghiệp có sử dụng 10 lao động trở lên và điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số 15/CP áp dụng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân. 1.3.1. Đặc điểm. Quỹ BHXH được thành lập độc lập với ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ. Hoạt động của quỹ dựa trên cơ sở thu chi quỹ BHXH, đánh dấu bước tiến quan trọng nhất của hệ thống BHXH Việt Nam. Quỹ BHXH được dùng nguồn chưa sử dụng để đầu tư cho tăng trưởng và bảo toàn hoạt động NSNN đảm bảo và hổ trợ cho một số khoản: - Chi BHXH cho những người đang nghỉ hưu, hưởng BHXH trước ngày 1/1/1995 (theo CV số 267/CP-VX, ngày 15/3/1995 vì tại thời điểm ngày 1/1/1995 BHXH Việt Nam chưa ra đời, NSNN vẫn phải bảo đảm chi BHXH đến thời điểm 30/9/1995). - Số người mà NSNN đảm bảo chi BHXH ( đến 30/9/1995 gồm 1.762.167 người, mất sức lao động 399.253 người; tai nạn lao động 6.419 người; công nhân cao su 1.356 người; phục vụ tai nạn lao động 288 người; tuất hưởng định suất cơ bản 164.973 người và tuất định suất nuôi dưỡng 3.091 người ) và số này giảm dần do chết theo các năm ( Báo cáo quyết toán của BHXH Việt Nam trong các năm từ 1995- 2002, mỗi năm giảm khoảng 1,8-2% ). Dự báo tới năm 2022 hết số hưởng chế độ hưu chí. Năm 2026 hết số hưởng tai nạn lao động và công nhân cao su và năm 2045 sẽ hết đối tượng hưởng trợ cấp tuất. Đến lúc đó NSNN mới hết chi trả các chế độ BHXH. 1.3.2. Những mặt tồn tại. Chế độ BHXH hiện nay còn rất nhiều hạn chế như: - Đối tượng tham gia BHXH mới trên 4,73 triệu người, chiếm khoảng 11,6% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động. Đến năm 2002 tổng số thu BHXH mới đạt 6.793 tỷ đồng. - Chính sách BHXH không ổn định, mà thường xuyên được bổ sung điều chỉnh, như điều chỉnh điều kiện hưởng, phương pháp tính lương hưu: Giảm tuổi nghỉ hưu… (ví dụ: giảm 5 tuổi đối với chế độ nghỉ hưu, dẫn đến giảm 5 năm thu BHXH, tăng số đối tượng hưởng và mức chi tiền hưu trí; do tăng lương tối thiểu kéo theo mức hưu trí tăng lên…). Ngoài ra, BHXH vẫn đang thực hiện đan xen với nhiều chính sách xã hội khác, làm ảnh hưởng tới quỹ và cân đối lâu dài của quỹ BHXH. - Theo chế độ NSNN hỗ trợ phần quỹ BHXH chi trả cho những người có thời gian công tác trước 1/1/1995 mà về hưu sau năm 1995. Nhưng thực tế Nhà nước vẫn chưa hỗ trợ phần quỹ này mà vay nguồn mới thu của quỹ, vì vậy không tác động tốt đến cân đối quỹ. Nếu không có sự chuyển hướng mạnh mẽ trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH; nếu không đổi mới tư duy, hình thành quan điểm mới phù hợp với cơ chế thị trường có sự lãnh đạo của nhà nước và giải quyết hài hoà quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao động, thu hút các lực lượng tham gia BHXH, tiến tới tách khỏi sự bao cấp của Nhà nước trong thời gian ngắn, thì sẽ không cân đối được quỹ, dẫn đến mất khả năng chi trả. 2.Tổng quan về Quận Hai Bà Trưng. 2.1.Khái quát chung về Quận Hai Bà Trưng. Quận Hai Bà Trưng là một quận nội thành nằm ở phía Đông nam thành phố Hà Nội. Quận Hai Bà Trưng giáp với các Quận Hoàn Kiếm, Quận Đống Đa, Quận Hoàng Mai( là một Quận mới thành lập của TP Hà Nội). Với diện tích gần 123km2, mật độ dân số cao. Quận Hai Bà Trưng là một quận có tốc độ đô thị hoá nhanh về mọi mặt. Quận Hai Bà Trưng là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp may mặc, da giầy, thực phẩm, xây dựng. Khối kinh tế ngoài quốc doanh phát triển khá cao. Đại bộ phận dân cư Quận Hai Trưng là người lao động trong cơ quan Nhà nước, cơ quan hành chính, các doanh nghiệp, các công ty …, thu nhập của người dân tương đối ổn định. Quận Hai Bà Trưng là một quận có bề dày lịch sử về truyền thống yêu nước đã được Đảng và Nhà nước trao danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. 2.2.Khái quát về BHXH Quận Hai Bà Trưng. 2.2.1.Ngày thành lập cơ quan BHXH quận Hai bà Trưng. BHXH Quận Hai Bà Trưng được thành lập năm 1995. Trụ sở của cơ quan BHXH Quận Hai Bà Trưng được đặt tại 434 Trần Khát Chân. (Cơ quan chưa có trụ sở chính hiện tại vẫn phải ở nhờ nhà của Toà án nhân dân quận Hai Bà Trưng để làm trụ sở). BHXH Quận Hai Bà Trưng hiện có 23 cán bộ bao gồm một giám đốc, hai phó giám đốc, bộ phận thu có 10 cán bộ, bộ phận chính sách có 4 cán bộ, bộ phận kế toán có 6 cán bộ. Trước đây có 30 cán bộ nhưng đã có 7 cán bộ chuyển sang Quận Hoàng Mai là quận mới thành lập. 2.2.2.Chức năng nhiệm vụ. Cơ quan BHXH Quận Hai Bà Trưng là cơ quan BHXH trực tiếp tiếp xúc với đơn vị tham gia bảo hiểm trong Quận. Do vậy, cơ quan BHXH có những nhiệm vụ sau: Thu BHXH là công tác lớn nhất của cơ quan BHXH. Trước năm 2002 thì cơ quan BHXH Quận phải thu số tiền phí BHXH là 20% (chỉ thu mình phí BHXH) quỹ lương của đơn vị. Từ năm 2003 thì cơ quan BHXH Quận phải thu 23% quỹ lương của đơn vị ( bao gồm cả 20% phí BHXH như trước đây bây giờ có thêm 3% phí BHYT ) BHXH Quận phải cử cán bộ xuống nắm danh sách đóng BHXH của đơn vị. Yêu cầu của danh sách đó gồm chủ yếu những phần sau: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, số sổ BHXH, mức lương… Cơ quan BHXH Quận hàng tháng phải tiếp nhận báo cáo hàng tháng của đơn vị về số lao động, mức lương gửi lên cho cơ quan. Đốc thu và theo dõi số tiền đã nộp của đơn vị, trên cơ sở đó hàng quý làm đối chiếu cùng với đơn vị về mức đóng số tiền đóng BHXH. Hướng dẫn cấp cấp sổ BHXH cho người lao động, thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn đơn vị ghi tiếp sổ BHXH. Đôn đốc kịp thời đơn vị chốt sổ BHXH theo định kỳ hoặc cho những người chuyển đi, cho những người nghỉ chế độ. Chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho các đối tượng hưu trí và trợ cấp BHXH thông qua uỷ ban nhân dân các phường. Thanh toán mai táng phí và giải quyết chế độ tử tuất cho các đối tượng hưu và trợ cấp BHXH. Chi trả trợ cấp khác: ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho người lao động tham gia BHXH trên địa bàn quận thông qua chủ sử dụng lao động. Làm thủ tục tiếp nhận, chuyển đi, quản lý các đối tượng hưu trí và trợ cấp BHXH. Quản lý hồ sơ hưu và trợ cấp BHXH. 2.2.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH quận Hai Bà Trưng. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Bộ phận kế toán Bộ phận thu Bộ phận chính sách Hồ Sơ Quản Lý Chế độ BHXH Thanh Toán Theo Thẻ BHYT Đổi Sửa Cấp mới Thẻ BHYT Kế Toán Chi trả Lương Hưu Và Trợ cấp BHXH Thủ quỹ Chi ba chế độ: ốm đau, thai sản, dưỡng sức Hành chính trung ương, Doanh nghiệp thành phố, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối công lập Doanh nghiệp Trung Ương, Hành chính sự nghiệp thành phố, hành chính sự nghiệp quận (1).Giám đốc: Là thủ trưởng cơ quan BHXH quận phụ trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa bàn Quận, phụ trách trực tiếp công tác tài chính, chính sách, tổ chức, công tác đối ngoại, tổng hợp. (2).Phó giám đốc: Là người có nhiệm vụ thường trực, giúp việc cho giám đốc. Phó giám đốc thay thế cho giám đốc điều hành cơ quan khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc trực tiếp phụ trách phụ trách bộ phận thu của BHXH Quận. (3).Bộ phận thu: Là những cán bộ làm nghiệp vụ thu BHXH. Bộ phận thu có những nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch thu BHXH hàng quý, năm. Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH,BHYT và phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng. Vào sổ theo dõi kết quả thu BHXH, BHYT đến từng người lao động, từng cơ quan, đơn vị hàng tháng. Thông báo kịp thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH của từng người lao động khi thực hiện chế độ BHXH hoặc chuyển nơi làm việc. Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH Thành phố theo quy định. (4).Bộ phận chi: là những cán bộ làm nghiệp vụ chi BHXH. Nhiệm vụ là: Chi lương hưu và trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH về hưu và trợ cấp BHXH cho những người mất sức lao động, tai nạn lao động bệnh nghiệp, tuất. Chi lương hưu và trợ cấp BHXH thì BHXH Quận giao cho UBND phường trực tiếp chi. Hàng tháng BHXH quận Hai Bà Trưng chi trên 31 tỷ đồng Việt Nam. Chi trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho các đơn vị. Từ năm 2003 tiến hành chi trả tiền khám chữa bệnh cho những người có thẻ BHYT vì lý do nào đó mà bệnh viện không thanh toán, các trường hợp ngoại lệ. (5).Bộ phận chính sách. Bộ phận chính sách bao gồm những cán bộ quản lý chế độ chính sách, những cán bộ lưu trữ hồ sơ và những cán bộ thuộc bộ phận BHYT - Cán bộ quản lý chế độ chính sách gồm những nhiệm vụ sau: Tiếp nhận hưu mới từ thành phố chuyển về. Tiếp nhận hưu và các đối tượng hưởng BHXH từ các quận huyện khác chuyển về và hưu từ các tỉnh khác chuyển về khi đã qua BHXH Thành phố. Làm thủ tục cho đối tượng trên chuyển đi các quận huyện khác. Nếu chuyển qua tỉnh khác thì phải qua BHXH Thành phố. Theo dõi ghi biến động các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH (do chết, chuyển đi, tức theo dõi số giảm). Thanh toán mai táng phí cho những đối tượng trên. - Bộ phận lưu trữ hồ sơ. Các cán bộ thuộc bộ phận này có nhiệm vụ: Quản lý hồ sơ của tất cả các đối tượng hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH. Hồ sơ phải phân theo tổ dân phố, theo phường để dễ tìm, dễ thấy. Trong điều kiện biên chế hiện nay, do thiếu nhân lực nên bộ phận lưu trữ hồ sơ kiêm cả quản lý con dấu. - Bộ phận BHYT. Các cán bộ thuộc bộ phận này có các nhiệm vụ sau: nhận thẻ BHYT trên Thành phố (theo danh sách đóng BHYT do bộ phận thu tập hợp chuyển lên). Cấp phát cho các đối tượng có thẻ BHYT qua Phường hoặc chủ sử dụng lao động. Đổi, sửa, bổ sung thẻ cho những trường hợp phát sinh. Từ năm 2003 trở đi phải thanh toàn tiền khám chữa bệnh cho những người có thẻ BHYT vì lý do nào đó mà bệnh viện không thanh toán như khám chữa bệnh vượt cấp, trái tuyến. 2.2.4.Kết quả hoạt động: Qua bảng số liệu số 2 cho kết quả hoạt động của cơ quan BHXH quận Hai Bà Trưng ngày một phát triển. Bảng số 2: Bảng tổng hợp kết quả thực hiện qua các năm. Năm Số đơn vị Số lao động Tiền thu BHXH (triệu đồng) Số hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH (người) Tiền lương hưu và trợ cấp BHXH (đồng) Số sổ BHXH (tính đến thời điểm) Khen thưởng 1996 382 58.304 47.121 42.192 110.863.945.418 427 Bằng khen UBNDTP 1997 452 60.452 50.690 43.290 114.004.469.895 10.070 Bằng khen BHXHVN 1998 567 63.478 57.953 43.440 146.283.504.290 24.531 Bằng khen BHXHVN và UBND TP 1999 586 67.133 59.846 43.820 150.928.120.665 39.034 Bằng khen Thủ tướng và UBND, cờ t/c cơ sở Đảng vững mạnh xuất sắc. 2000 693 69.713 76.287 44.437 186.057.971.307 50.109 Bằng khen UBNDTP 2001 745 72.045 95.144 45.336 224.604.440.823 62.706 Giấy khen UBND Quận HBT 2002 886 77.109 98.858 45.885 231.808.589.093 70.013 Giấy khen UBND Quận – Cờ tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh tiêu biểu. 2003 1.044 88.322 157.900 46.627 352.306.000.000 75.536 Giấy khen UBND Quận (Nguồn BHXH Quận Hai Bà Trưng) Qua bảng số liệu ta thấy từ năm 1996 tới năm 2003 thì số đơn vị tham gia BHXH tăng xấp xỉ 3 lần. Chính vì số đơn vị tham gia bảo hiểm tăng đã kéo theo số lao động tham gia BHXH, do vậy số tiền thu BHXH cũng tăng nhanh chóng. Tính tới năm 2003 số thu từ BHXH là 157.900.000.000 đồng. Cũng đồng thời với việc tăng số thu thì số chi cho các chế độ của BHXH cũng tăng theo qua các năm. Số hưu trí và hưởng trợ cấp BHXH tính đến năm 2003 là 46.627 người, số tiền chi cho các chế độ năm 2003 là 352.306.000.000 đồng. Người lao động tham gia BHXH ngày một yên tâm hơn do việc thực hiện giải quyết các chế độ ngày một nhanh hơn đáp ứng được yêu cầu của những người lao động khi gặp phải rủi ro. Hơn nữa, số sổ do cơ quan tiến hành cấp cho người lao động ngày một tăng. Tính đến cuối năm 2003 cơ quan tiến hành cấp được trên 75.000 sổ cho người lao động. Nhờ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự phấn đấu không ngừng của các cán bộ trong cơ quan do vậy mà cơ quan đã hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc đã được nhận nhiều giấy khen và bằng khen của cơ quan cấp trên. Bước sang năm 2003, năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2001-2005), thực hiện Nghị quyết trung ương 5 Đại hội Đảng lần thứ IX, tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15/CT-TW của Bộ chính trị và cũng là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ. BHXH quận có những thuận lợi và khó khăn sau: - Thuận lợi: Luôn luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của BHXH Thành phố Hà Nội, sự quan tâm chỉ đạo của Quận ủy, Uỷ ban Nhân dân quận, sự phối hợp và ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, của các phường và các đơn vị tham gia BHXH. Đội ngũ cán bộ công chức được bổ xung do tiếp nhận BHYT chuyển sang, từ chỗ có 20 cán bộ, công chức nay tăng lên là 30 người đa số là cán bộ trẻ, khoẻ có bằng cấp. - Khó khăn: Trên địa bàn có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn gay gắt, nợ BHXH ngày càng lớn như Công ty Giầy Thăng Long, Công ty Da giầy Hà Nội (mỗi đơn vị nợ trên dưới 1tỷ đồng)… Do chức năng nhiệm vụ được tăng thêm, biểu mẫu có sụ thay đổi nên cán bộ có sự bỡ ngỡ, mất thời gian tìm hiểu để hướng dẫn cho cơ sở do đó có ảnh hưởng tới công tác thu BHXH. Phát huy thuận lợi và những kết quả đã đạt được của năm 2002, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn, tập thể cán bộ công nhân viên chức Quận đã đoàn kết nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ năm 2003 trên các mặt công tác sau: (1).Công tác thu BHXH. Để phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu 163 tỷ tiền BHXH và BHYT do thành phố giao Quận đã thực hiện những biện pháp sau: - Lựa chọn, sắp xếp cán bộ thu phù hợp với phẩm chất, năng lực sở trường theo từng loại hình đơn vị. - Phân chia cán bộ thu theo từng nhóm trong đó số đơn vị và số lao động giữa các cán bộ phụ trách tương đối đồng đều, bình quân một cán bộ phụ trách từ 50 – 70 đơn vị và từ 7.000 – 9.000 lao động. - Giao hai đồng chí phó giám đốc chịu trách nhiệm về công tác thu do đó việc nắm tình hình và chỉ đạo được sâu sát, kịp thời. - Cán bộ thu hành ngày bám sát đơn vị, hướng dẫn biểu mẫu, nắm trắc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình trích nộp BHXH, phát hành thẻ BHYT và thanh toán ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức của đơn vị, kịp thời báo cáo và đề xuất với lãnh đạo quận các biện pháp đốc thu có hiệu quả. - Phân công cán bộ trẻ, khoẻ, nhiệt tình vận động các đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXH theo luật định. - Trong quá trình hoạt động đốc thu và thực hiện các chế độ BHXH, quận đã kiểm tra rà soát quá trình lương của người có sổ, phát hiện và khắc phục những trường hợp chưa đúng. - Phối hợp chặt chẽ với phòng BHXH Thành phố, gửi công văn đốc thu, báo cáo lãnh đạo để tổ chức thanh tra, kiểm tra các đơn vị có số dư nợ lớn, hoặc có biểu hiện chây ì, cố tình không thực hiện. - Thực hiện các chế độ BHXH đối với cơ sở (chi ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức, phát hành thẻ BHYT) kịp thời nhanh chóng đúng chế độ. - Đã đề nghị BHXH Thành phố hỗ trợ kinh phí cho 420 đơn vị trích nộp tốt kinh phí với số tiền là 201 triệu đồng. - Duy trì các phong trào thi đua lao động giỏi, người tốt việc tốt, chăm lo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. - Nhờ các biện pháp trên, tính đến nay toàn quận có 1.075 đơn vị, với 85.619 lao động tham gia BHXH (ngoài quốc doanh có 402 đơn vị, tăng 148 đơn vị và 2.456 lao động so với năm 2002) tiền thu BHXH tính đến ngày 30/11/2003 đạt 131 tỷ đồng. - Hướng dẫn đôn đốc cơ sở lập xong danh sách đóng BHXH và BHYT năm 2004 theo đúng hướng dẫn của BHXH thành phố. -Việc cấp nhận sổ sách của cán bộ thu bảo đảm kịp thời chính xác. (2).Công tác chi trả (6 chế độ). - Chi lương hưu và trợ cấp BHXH: Tính đến tháng 12 năm 2003 toàn quận quản lý 46.627 đối tượng hưu trí và trợ cấp BHXH. Trong đó: +Hưu CNVC: 36.169 người. +TNLĐ-BNN: 349 người. +Hưu quân đội: 2.919 người. +TC: 1.664 định xuất +MSLĐ: 5.339 người. QĐ91: 207 người. BHXH quận Hai Bà Trưng thường xuyên phối hợp với các phường trong việc quản lý di biến động của các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH, rà soát và củng cố ban chi lương các phường. Việc phát lương hưu và trợ cấp BHXH tại phường đã đảm bảo tương đối tốt các quy định, nhất là việc lĩnh thay phải có giấy uỷ quyền. Các phường đi nhận tiền ở quận đều có xe công an đi cùng. Trong năm đã chi trả 352 tỷ 306 triệu đồng tiền lương hưu và trợ cấp BHXH, đảm bảo nhanh gọn chính xác, an toàn tuyệt đối và không có sai sót. Các phường đều đảm bảo quyết toán trước ngày 18 hàng tháng. - Chi trợ cấp ốm đau thai sản dưỡng sức: Cán bộ phân công đã bám sát cơ sở, nắm trắc tiến độ trích nộp tiền BHXH, tiến độ thực hiện chế độ BHXH của đơn vị, do đó chủ động đôn đốc, phối kết hợp với cơ sở trong việc duyệt chi trả hai chế độ cũng như thực hiện nghỉ dưỡng sức. Đối với cơ sở đông công nhân lao động vẫn duy trì việc duyệt chi hàng tháng tại cơ sở. Nhờ đó đã không còn đơn vị nào chi hai chế độ chậm quá 2 quý. Chứng từ tài chính, kế toán được thành phố đánh giá đảm bảo đúng theo quy định không có sai sót đáng kể. 12 tháng qua đã chi trả trợ cấp ốm đau cho 50.212 lượt người với số tiền 3.295.493.000 đ. Chi thai sản cho 1.982 người với số tiền 5 5.477.225.000 đ. Chi dưỡng sức cho 510 đơn vị với số tiền là 2.892.000.000đ. (3).Quản lý chế độ chính sách. Làm thủ tục: - Tiếp nhận nơi khác chuyển đến 217 trường hợp, chuyển đi ngoại tỉnh 76 trường hợp, nội tỉnh 148 trường hợp. - Tiếp nhận từ BHXH thành phố về 1.792 trường hợp. - Điều chỉnh lương theo Nghị định 03/CP: 469 trường hợp. - Thanh toán mai táng phí một lần 848 trường hợp với số tiền 1 tỷ 967 triệu đồng. - Giải quyết tuất cán bộ 148 trường hợp với 164 định suất. - Xác nhận thời gian công tác để giảm tiền nhà 485 trường hợp. - Đề nghị thành phố giải quyết mất sức lao động hưởng lại theo QĐ60: 139 trường hợp, theo QĐ 812: 15 trường hợp và theo QĐ91: 19 trường hợp. Đặc biệt thực hiện sự chỉ đạo của BHXH thành phố toàn quận đã tập trung hoàn thành dứt điểm việc viết phiếu trung gian, đã bổ sung hoàn thiện 3.900 hồ sơ trong đó đã rà soát, kiểm tra 100% hồ sơ đối tượng hưởng trợ cấp MSLĐ là 280 trường hợp. Chia tách xong hồ sơ về quận mới với 5 phường với 9.838 hồ sơ. Cũng qua kiểm tra rà soát đã phát hiện và xử lý 16 tường hợp hưởng không đúng theo quy định. (4)Công tác cấp sổ. Việc cấp sổ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH sau tháng 5 năm 1995 được thực hiện thường xuyên. Tất cả các đơn vị có nhu cầu đều được quận tận tình hướng dẫn và đáp ứng chu đáo. Qua 11 tháng đã cấp mới 5.209 sổ BHXH (kế hoạch là 5.000 sổ). Bên cạnh đó quận đã tăng cường kiểm tra, rà soát lại mức lương đóng BHXH của các đối tượng đã được cấp sổ BHXH. Những trường hợp đóng sai mức lương, sai thời gian nâng lương đã yêu cầu đơn vị sửa lại theo đúng quy đinh trước khi giải quyết chế độ BHXH. Tuy nhiên đây là công việc đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. (5)Phát hành thẻ BHYT. Là chức năng mới của ngành nên ngay từ đầu quận đã tập trung thực hiện sự chỉ đạo của BHXH thành phố như tổ chức đối chiếu, rà soát danh sách đóng BHYT với danh sách đóng BHXH, đối chiếu tiền đóng BHYT của các đơn vị do BHYT chuyển sang, tiếp nhận yêu cầu của các đơn vị về việc phát hành, sửa, đổi thẻ. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn quận, công tác phát hành và quản lý thẻ từng bước đi vào nề nếp ổn định. 100% người tham gia BHYT đều dược phát hành thẻ BHYT kịp thời, các trường hợp phát sinh sửa đổi, bổ xung, cấp mới thẻ BHYT đều được giải quyết nhanh chóng. Các đối tượng đến thanh toán tiền viện phí theo thẻ BHYT đều được giải quyết tận tình chu đáo. BHXH quận đã phối hợp với phòng giáo dục - đào tạo triển khai công tác phát hành thẻ BHYT tới 100% các trường trên địa bàn quận, cán bộ bảo hiểm quận đã trực tiếp đến từng trường tuyên truyền, hướng dẫn biểu mẫu và thống nhất với kế hoạch triển khai thực hiện. Kết quả đã có 94 trường với 58.513 học sinh tham gia mua BHYT học sinh với số tiền là 2.926.000.000 đồng đạt 102% kế hoạch. (6).Công tác xây dựng đơn vị. Ngay từ những ngày cuối năm 2002, khi có chủ trương tiếp nhận BHYT và thực hiện chỉ đạo BHXH thành phố, quận đã xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ… do đó khi có quyết định chính thức quận đã thực hiện chỉ đạo theo phương án, cán bộ cũ, mới được phân công xen kẽ nhau bước đầu phù hợp với năng lực sở trường của cán bộ. Quận đã tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, không có hiện tượng phân biệt cũ mới, lấy hiệu quả công tác để đánh giá cán bộ. Do đó, tạo ra được không khí đoàn kết, tin cậy trong cơ quan. Chỉ sau một quý, cán bộ mới đã tự đảm nhận công việc được giao, cán bộ cũ thành thạo nghiệp vụ BHYT. Chi bộ đã tổ chức tốt đại hội nhiệm kỳ. Đã giới thiệu gần 4 quần chúng ưu tú đi học lớp tìm hiểu về Đảng. Một đồng chí đã được vào Đảng, 2 quần chúng ưu tú đã hoàn thiện hồ sơ chờ chuẩn y của quận uỷ. Công đoàn đã bổ sung thêm 2 đồng chí đoàn viên BHYT chuyển sang vào ban chấp hành và tổ chức hiệu quả. Quận đã tổ chức liên tục các đợt thi đua ngắn ngày nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể, duy trì tốt phong trào thi đua lao động giỏi, người tốt, việc tốt, tham gia tích cực các hoạt động do quận và BHXH thành phố tổ chức. Làm tốt công tác tư tưởng cũng như nhân sự cho việc chia tách quận. Nhờ đó các mặt công tác đều hoàn thành tốt. 4 đồng chí được BHXH thành phố và một đồng chí được Hội đồng thi đua quận công nhận người tốt, việc tốt năm 2003. Có 95% cán bộ công chức đạt loại A qua bình xét hàng tháng, 24 đồng chí được đề nghị BHXH thành phố công nhận lao động giỏi 2003 trong đó có 5 đồng chí được đề nghị BHXH Việt Nam và BHXH thành phố khen thưởng. II.Một số vấn đề trong nghiệp vụ thu BHXH, BHYT bắt buộc. 1.Đối tượng thu. 1.1.Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ, Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ- CP ngày 13 tháng 8 năm 1998, Nghị định số 01/2003/NĐ- CP ngày 9 tháng 1 năm 2003 về việc sửa đổi bổ sung điều lệ BHXH, đối tượng thu BHXH bắt buộc bao gồm: * Người lao động Việt Nam đang làm việc theo chỉ tiêu biên chế hoặc theo hình thức hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên, bao gồm cả người lao động làm việc dưới 3 tháng nhưng sau đó lại tiếp tục làm việc, những người được cử đi học, thực tập, điều dưỡng, công tác ở trong ngoài nước mà vẫn hưởng tiền công trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức sau đây: - Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật Doanh Nghiệp Nhà nước, bao gồm: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang. - Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật Doanh Nghiệp, bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm một thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. - Các doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; - Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; - Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hợp tác xã; - Các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lức lượng vũ trang; kể cả các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính; - Cơ sở bán công, dân lập tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác; - Trạm y tế xã, phường, thị trấn; - Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, hoặc tham gia có quy định khác. - Các tổ chức có sử dụng lao động. * Cán bộ, công nhân, viên chức theo Pháp lệnh cán bộ công chức. * Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã. * Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ. * Cán bộ xã phường hưởng sinh hoạt phí theo quy định tai Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính phủ. * Thành viên Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn không thuộc quy định của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP. * Các đối tượng nộp BHXH lần 1 hoặc tự nộp BHXH theo quy định tại Nghị quyết 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính Phủ và Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính Phủ về chính sách lao động dôi dư do tinh giảm biên chế trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, điều chỉnh lại các doanh nghiệp Nhà nước. * Người hưởng lương hưu trợ cấp BHXH hàng tháng theo quy định. * Người hưởng trợ cấp ưu đãi theo pháp lệnh người có công. * Lưu học sinh (Học sinh nước ngoài tại Việt Nam). * Các đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định . 1.2.Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. * Người lao động Việt Nam trong danh sách lao động thường xuyên, lao động từ hợp động đủ 3 tháng trở lên làm việc trong: - Các doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang; - Các đơn vị tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên - Các tổ chức kinh tế thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị – xã hội. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung; bao gồm: doanh nghiệp liên doanh và các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. * Cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính; sự nghiệp; người làm trong các cơ quan Đảng, các tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế chính trị – xã hội, cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của chính phủ; người làm việc trong các cơ quan dân cử từ Trung ương đến cấp xã, phường. * Đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm các cấp không thuộc biên chế Nhà nước hoặc không hưởng chế độ BHXH hàng tháng. * Người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính Phủ. * Thân nhân sỹ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ. * Lưu học sinh nước ngoài học tại Việt Nam quy định tai Thông tư Liên bộ số 68LB/TC-KH ngày 04/11/1996 của Bộ tài chính – Kế hoạch và đầu tư. * Các đối tượng thuộc bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp kinh phí thông qua BHXH. * Người nghèo được hưởng chế độ KCB theo quy định tại Quyết định số 139/2002QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. * Người đang hưởng chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su). 2.Mức thu BHXH, BHYT hàng tháng. 2.1)Mức thu 3% tiền lương hoặc trợ cấp hàng tháng: - Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. - Người lao động thuộc thu mức 23% tiền lương nhưng đang trong thời gian nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày hoặc nghỉ chờ việc không hưởng lương mà chưa trả lại thẻ khám chữa bệnh. - Lưu học sinh (thu 3% theo học bổng). 2.2)Mức thu 3% tính trên tiền lương tối thiều. - Người hưởng chế độ ưu đãi theo pháp lệnh người có công. - Thành viên Hội đồng nhân dân xã, phường không thuộc đối tượng của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP. - Các đối tượng bảo trợ xã hội: Thân nhân sĩ quan tại ngũ, đối tượng nhiễm chất độc hoá học… 2.3)Mức thu 15% tiền lương: - Người đi hợp tác lao động nước ngoài theo quy định tại Nghị định 152/CP. + Nếu trước khi ra nước ngoài đã là cán bộ công nhân viên chức Nhà nước đóng theo mức tiền lương đang hưởng trước khi đi hợp tác lao động. + Nếu là lao động xã hội mới tuyển dụng mức đóng tính theo hai lần mức tiền lương tối thiều do Nhà nước quy định. - Đối tượng thuộc diện tinh giảm biên chế được đóng BHXH theo quy định tại Nghị quyết 16/2000/NQ - CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 hoặc Nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ. 2.4)Mức thu 18% sinh hoạt phí và phụ cấp. Cán bộ xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP. 2.5)Mức thu 23% tiền lương, tiền công. Bao gồm toàn bộ số lao động thuộc đối tượng thu BHXH ngoài các đối tượng thuộc điểm 2.1, 2.2, 2.3 mục này. 3.Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT. * Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương , tiền công theo ngạch, bậc hoặc lương theo cấp bậc, chức vụ, lương hợp đồng; các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, khu vực, đắt đỏ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). * Người lao động được hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định, được tính theo mực tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm đóng BHXH, BHYT. Từ ngày 01/01/2003 mức tiền lương tối thiểu là 290.000 đồng/tháng. * Người lao động làm việc trong các đơn vị quy định tại Điều 2 Nghị Định số 114/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ và khoản 3 mục II Thông tư số 04/2003TT-BLĐTBXH ngày 17/2/2003 của Bộ Lao động –Thương binh Xã hội thì tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT là mức lương ghi trong hợp đồng lao động theo thang bảng lương của đơn vị xây dựng nhưng không đợc thấp hơn mức tiền lương tối thiểu. * Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH của người lao động làm việc trong các đơn vị liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo mức lương nghi trong hợp đồng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu quy định tại Quyết định số 708/1999/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/6/1999 của Bộ lao động - Thương binh và Xã hội. 4.Quy trình thu – nộp BHXH, BHYT. 4.1. Quy trình nộp Bước1. Đăng ký tham gia BHXH, BHYT lần đầu. * Doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị (gọi chung là đơn vị) quản lý các đối tượng nếu trên có trách nhiệm đăng ký tham gia BHXH, BHYT với cơ quan BHXH được phân công quản lý theo địa giới hành chính cấp tỉnh, nơi cơ quan, đơn vị đóng trụ sở; Hồ sơ đăng ký ban đầu bao gồm: - Công văn đăng ký tham gia BHXH, BHYT. - Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH (mẫu C45-BH) danh sách đối tượng tham gia BHYT (mẫu C45a-BH). - Hồ sơ hợp pháp về đơn vị và người lao động trong danh sách (Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, bảng thanh toán tiền lương hàng tháng) * Cơ quan BHXH tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, thông báo kết quả thẩm định danh sách tham gia BHXH, BHYT, số tiền phải đóng hàng tháng hoặc tiến hành ký kết hợp đồng BHYT với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng. * Đơn vị quản lý đối tượng căn cứ thông báo hoặc hợp đồng đã ký kết với cơ quan BHXH tiến hành đóng BHXH, BHYT. Bước2. Hàng tháng nếu có biến động so với danh sách đã đăng ký tham gia BHXH, BHYT, đơn vị quản lý đối tượng lập danh sách điều chỉnh theo mẫu C47-BH, gửi tới cơ quan BHXH để kịp thời điều chỉnh. Bước3. Hàng quý hoặc định kỳ theo hợp đồng đã kỹ kết, cơ quan BHXH và đơn vị quản lý đối tượng tiến hành đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT và lập biên bản (mẫu C46-BH) theo nguyên tắc ưu tiên tính đủ mức đóng BHYT bắt buộc, để xác định số tiền thừa thiếu còn phải nộp trong quý. Bước4. Trước 30/11 hàng năm, đơn vị quản lý đối tượng có trách nhiệm lập “Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH” (mẫu C45-BH), “Danh sách đối tượng mới tham gia BHYT” mẫu (C45a-BH) hoặc “Danh sách BHYT của lưu học sinh” (mẫu C51-BH) để đăng ký tham gia BHXH. BHYT của năm kế tiếp cho đối tượng với cơ quan BHXH được phân công quản lý. Phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT. 4.2.1. BHXH Việt Nam (Ban thu BHXH) chịu trách nhiệm tổng hợp, phân loại đối tượng tham gia BHXH, hướng dẫn chỉ đạo, tổ chức, quản lý thu BHXH, BHYT cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu KCB và thẩm định số thu BHXH, BHYT. 4.2.2. BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh). * BHXH tỉnh (phòng thu BHXH) trực tiếp thu. - Các đơn vị do Trung ương quản lý đóng ở địa bàn tỉnh, thành phố. - Các đơn vị trên địa bàn tỉnh quản lý. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế, lưu học sinh nước ngoài. - Lao động hợp đồng thuộc đơn vị lực lượng vũ trang - Các đơn vị đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Người có công với cách mạng quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/5/1995 của Chính Phủ. - Người nghèo quy định tại quyết định số139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. - Những đơn vị BHXH không điều kiện thì BHXH tỉnh trực tiếp tổ chức thu. * Phòng thu BHXH có trách nhiệm. - Tổ chức, hướng dẫn thu BHXH,BHYT, cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, thẻ BHYT, Phiếu KCB đối với đơn vị do tỉnh quản lý, hướng dẫn BHXH huyện quản lý thu BHXH, BHYT, cấp, ghi, xác nhận trên sổ BHXH, thẻ BHYT, Phiếu KCB cho đối tượng do huyện quản lý, định kỳ quý năm thẩm định số thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện. - Cung cấp dữ liệu về người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn cho phòng công nghệ thông tin để cập nhập vào chương trình quản lý thu BHXH, BHYT và in ấn thẻ BHYT, Phiếu KCB. - Cung cấp cho phòng giám định chi những thông tin về đối tượng đã đăng ký tại các cơ sở KCB theo Phiếu KCB đã cấp. - Phối hợp với phòng Kế hoạch Tài chính lập và giao kế hoạch, quản lý tiền thu BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh quản lý. 4.2.3. BHXH quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh (Gọi chung là BHXH huyện) * BHXH huyện trực tiếp thu BHXH, BHYT. - Các đơn vị trên địa bàn do huyện quản lý. - Các đơn vị ngoài quốc doanh, ngoài công lập. - Các xã, phường, thị trấn. - Thân nhân sĩ quan tại ngũ quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ. - Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiệm vụ thu. * Hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý thu, nộp BHXH,BHYT; cấp hướng dẫn sử dụng sổ BHXH, phiếu KCH với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng. 4.3. Lập và giao kế hoạch thu BHXH, BHYT. * BHXH huyện căn cứ vào Danh sách lao động quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị tham BHXH, BHYT do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra đối chiếu, tổng hợp và lập 2 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (Theo mẫu số 4-KHT) 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản lưu tại BHXH tỉnh trước ngày 20/10. * BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra đối chiếu, lập kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH, BHYT của BHXH các huyện lập 02 bản (theo mẫu số 5-KHT), 01 bản lưu tại tỉnh, 01 bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10. * BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các địa phương và tình hình phát triểm kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH, BHYT do BHXH các tỉnh và BHXH khối lực lượng vũ trang lập, giao số kiểm tra về thu BHXH, BHYT cho BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 15/11 hàng năm. * Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đối chiếu với tình hình trên địa bàn, BHXH khối Lực lượng vũ trang đối chiếu với quân số sĩ trang, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương, hạ sĩ quan và binh sĩ hưởng phụ cấp đang quản lý nếu chưa phù hợp thì phản ánh về BHXH Việt Nam để xem xét điều chỉnh. * BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc trình Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt để giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH Lực lượng vũ trang trong tháng 1 năm sau. * BHXH tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam giao, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 15/01 của năm kế hoạch. 4.4. Quản lý tiền thu BHXH, BHYT. * Thu BHXH, BHYT bằng hình hức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằng tiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào trong ngân hàng ngay trong ngày. * Không sử dụng tiền thu BHXH, BHYT để chi cho bất cứ việc gì, không được áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH, BHYT đối với các đơn vị. Mọi trường hợp thoái thu, truy thu BHXH để cộng nối vào thời gian công tác chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam. * Chậm nhất vào ngày cuối tháng, cơ quan đơn vị quản lý đối tượng phải nộp đủ tiền đã xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHXH, BHYT. Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn vị phải nộp tiền lãi theo mức lãi xuất tiền vay quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. BHXH tỉnh, huyện có quyền yêu cầu kho bạc, ngân hàng trích từ tài khoản cơ quan, đơn vị chuyển vào tài khoản của cơ quan BHXH khoản tiền phải nộp BHXH (kể cả tiền lãi do chậm nộp) mà không cần có sự chấp nhận thanh toán của cơ quan, đơn vị. * BHXH huyện chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH, BHYT của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12. * Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng. Nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh vượt quá 5.000.000.000 (năm tỷ) thì BHXH tỉnh phải chuyển bổ sung ngay về BHXH Việt Nam. Riêng tháng cuối năm chuyển hết số tiền thu BHXH, BHYT của tỉnh về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12. 4.5. Chế độ thông tin báo cáo. * BHXH huyện. - Lập sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH (mẫu S03-BH), sổ chi tiết thu BHXH (mẫu S53-BH) và báo cáo tháng (mẫu 6-BCT), quý, năm (mẫu 7-CBT). - Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo tháng trước ngày 22 hàng tháng, báo cáo quý trước ngày 15 đầu quý sau; báo cáo năm ngày 20 tháng 1 năm sau. - Địa điểm gửi BHXH tỉnh. * BHXH tỉnh. - Lập sổ theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH (mẫu S03-BH), sổ chi tiết thu BHXH (mẫu S53-BH) và báo cáo tháng (mẫu 6-BCT), quý, năm (mẫu 7-CBT; 8-BCT). - Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo tháng trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo quý trước ngày 25 tháng đầu quý sau; báo cáo năm trước ngày 31 tháng 01 năm sau. - Địa điểm gửi: BHXH Việt Nam. * BHXH Việt Nam. - Lập báo cáo tháng, quý và năm. - Định kỳ hàng quý, năm báo cáo tình hình số liệu thu BHXH, BHYT, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, Phiếu KCB với Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền. 4.6. Hướng dẫn ghi chép một số mẫu thu BHXH. Các mẫu biểu liên quan trong công tác thu gồm nhiều mẫu và đòi hỏi phải chính xác trong việc ghi chép các số liệu trong mẫu biểu. Do vậy các số liệu và cách ghi chép là phải đúng để cho các cán bộ quản lý đơn vị lên làm việc với cán bộ trong cơ quan BHXH nhanh chóng và chính xác để không mất nhiều thời gian. Nên việc hướng dẫn ghi các mẫu biểu là công việc rất quan trọng. Hướng dẫn ghi chép: Danh sách lao động và quỹ lương trích nộp BHXH (Mẫu biểu C45A-BH). Biểu này thực hiện khi đơn vị đăng ký tham gia BHXH lần đầu và sau đó định kỳ tháng 12 hàng năm phải lập lại theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Các trường hợp tăng mới trong năm cũng phải lập bổ sung biểu này. Cách ghi như sau: Cột 1- Số thứ tự gốc: ghi theo số tự nhiên, trong năm được coi là mã số của từng người lao động. Cột 2 – Họ và tên: ghi họ và tên của người lao động theo hồ sơ gốc phù hợp với chứng minh nhân dân, hộ khẩu. Cột3, 4 – Ngày tháng năm sinh: ghi ngày tháng năm sinh theo hồ sơ gốc phù hợp với chứng minh nhân dân, hộ khẩu, nam ghi ở cột 3, nữ ghi ở cột 4. Cột 5 – Số sổ BHXH: ghi theo số sổ BHXH đã được cấp. Cột 6 – Chức vụ, nghề nghiệp: ghi rõ chức danh nghề nghiệp hiện tại đang đảm nhận. Cột 7 – Tiền lương cơ bản: ghi tiền lương cơ bản. Nếu đơn vị áp dụng hệ thống thang bảng lương Nhà nược quy định thì ghi theo hệ số lương được xếp, nếu đơn vị trả lương không theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước thì ghi theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động. Chú ý: mức lương thu BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định Cột 8, 9 – Các khoản phụ cấp: ghi các khoản phụ cấp nếu có phải nộp BHXH theo quy định. Cách ghi tương ứng cột 7. Cột 10 – Tổng số: ghi tổng số tiền phải đóng BHXH 1 tháng. Cột 11 – Quỹ hưu trí, trợ cấp: ghi số tiền phải đóng BHXH 20% (hoặc 15%) cho quỹ hưu trí, trợ cấp. Cột 12 – Khám chữa bệnh: ghi số tiền phải đóng BHXH 3% cho quỹ khám chữa bệnh. Cột 13 – Nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu: ghi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ( Có trong danh mục các cơ sở khám chữa bệnh được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu cho người có thẻ khám chữa bệnh). Cột 14, 15 – Thời hạn sử dụng thẻ: ghi thời hạn sử dụng khám chữa bệnh (Cột này do cơ quan BHXH ghi). Cột 16 – Ghi chú: sử dụng để ghi các ghi chú cần thiết như người chưa có thẻ đề nghị cấp mới (tăng mới), người đi nước ngoài, người đang nghỉ thai sản… tương ứng từng mục đối tượng đăng ký đóng BHXH. Mục I: Kê khai những người đóng đủ cả hai quỹ (thu 23%). Mục II: Kê khai những người chỉ đóng hưu trí, trợ cấp (Lao động ở nước ngoài không phải đi hợp tác lao động và vẫn hưởng tiền lương ở trong nước). Mục III: Kê khai những người chỉ đóng quỹ khám chữa bệnh (lao động nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày, nghỉ chờ không hưởng lương mà chưa trả lại thẻ khám chữa bệnh). Dòng cộng: Là tổng số theo từng cột trong một mục. Dòng tổng cộng: Là tổng cộng theo cột của các mục. Lưu ý: -Mẫu này thống nhất lập trên khổ giấy A3 và ghi đầy đủ các thông số đã hướng dẫn. -Trường hợp đơn vị lần đầu tiên tham gia BHXH lập kèm theo biểu này và bản đăng ký tham gia BHXH (Mẫu C1A – BH). -Các trường hợp tăng mới trong năm đều phải lập bổ sung mẫu này và số thứ tự kế tiếp. III.Thực trang công tác thu BHXH ở BHXH Quận hai Bà Trưng. 1.Tình hình thu BHXH ở Quận Hai Bà Trưng. 1.1.Khối Hành Chính Sự Nghiệp (HCSN). Khối HCSN do quận quản lý thu bao gồm khối: HCSN Trung Ương. (A1) HCSN Thành phố. (A2) HCSN Quận. (A3) Theo giõi tình hình thu của khối HCSN qua 3 năm từ năm 2001 đến năm 2003 ta có bảng số liệu số 4. Qua bảng số liệu cho thấy số đơn vị và số lao động của khối HCSNTW tăng dần qua các năm, từ năm 2001 đến năm 2003 số đơn vị tham gia tăng từ 133 đơn vị lên 160 đơn vị kéo theo số lao động tăng từ 12.605 người lên 13.418 người. Riêng khối HCSNTP thì năm 2002 số đơn vị tham gia lại giảm so với năm 2001, nhưng đến năm 2003 thì số đơn vị lại tăng hơn so với năm 2001. Số đơn vị năm 2001 là 52 đơn vị sang năm 2003 có 56 đơn vị; số lao động từ 2.988 người tăng lên 3.049 người. Khối hành chính sự nghiệp quận từ năm 2001 đến năm 2003 từ 125 đơn vị tham gia lên 127 đơn vị tương ứng tăng từ 3.757 người lên 3.806 người. Tổng quỹ lương hàng tháng các đơn vị lấy làm căn cứ trích nộp BHXH tăng rõ rệt qua các năm, số tăng này một phần do số lao động nhiều hơn nhưng chủ yếu là do lương của từng lao động tăng. Tổng số phải thu BHXH của khối HCSN năm 2001 là 27195,4 triệu đồng, số đã thu là 27860,3 triệu đồng. Năm 2002 số phải thu là 27704,3 triệu đồng số đã thu là 28716,9 triệu đồng. Năm 2003 số phải thu là 44.276,3 triệu đồng số đã thu là 43.769,1 triệu đồng. So với năm 2001 thì năm 2003 số phải thu tăng hơn 62,8%, số đã thu tăng hơn 57,1%, số phải thu có tốc độ tăng nhanh hơn với số đã thu. Sang năm 2003 số thu BHXH bao gồm cả thu BHYT do vậy số phải thu tăng vọt, ngoài ra hàng năm số cán bộ được tăng lương do vậy số trích nộp BHXH tăng lên. Tổng số nợ chuyển kỳ sau của năm 2001 là 557,33 triệu đồng, năm 2003 là 730,4 triệu đồng. Số phải thu tăng số nợ cũng tăng theo. Số nợ năm 2001 so với số phải thu cùng năm là 2,05%; số nợ năm 2003 so với số phải thu năm 2003 là 1,64%. Như vậy số nợ so với số phải thu năm 2003 giảm 0,41% so với năm 2001. Đây là kết quả đáng khích lệ của năm 2003. Khối hành chính sự nghiệp là một khối mà số tiền các đơn vị nợ chuyển kỳ sau thường cân bằng với số tiền các đơn vị nộp thừa chuyển kỳ sau. 1.2.Khối doanh nghiệp (DN). Khối doanh nghiệp trung ương (B1) Khối doanh nghiệp thành phố (B2) Khối doanh nghiệp quận (B3) Khối doanh nghiệp do BHXH quận quản lý bao gồm: Doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp thành phố, doanh nghiệp quận đặt trên địa bàn quận. Qua bảng số liệu số 5 cho thấy: Khối doanh nghiệp trung ương có 199 đơn vị tham gia BHXH vào năm 2001 sang đến năm 2003 là 239 đơn vị, số đơn vị đã tăng 40 đơn vị qua 3 năm; số lao động từ 36.402 người năm 2001 tăng lên 38.980 người năm 2003. Từ năm 2001 đến năm 2003 số đơn vị tham gia BHXH của khối doanh nghiệp thành phố qua mỗi năm tăng 1 đơn vị, số lao tăng từ 11.992 người năm 2001 sang năm 2003 là 12.756 người. Khối doanh nghiệp quận số dơn vị tham gia BHXH năm 2003 ít hơn 2 năm trước 1 đơn vị, do vậy số lao động của khối này cũng giảm đi, năm 2001 có 3003 người tham gia BHXH sang đến năm 2003 chỉ còn có 263 người. Năm 2001, số BHXH phải thu là 55.710,8 triệu đồng , số đã thu là 61.564.06 triệu đồng. Năm 2002, số BHXH phải thu là 58.301,6 triệu đồng, số đã thu được là 62.232,6 triệu đồng. Sang năm 2003, số phải BHXH thu là 102.208,3 triệu đồng, số đã thu là 91.113,3 triệu đồng. Qua từng năm số BHXH phải thu, số đã thu đều tăng, các số này tăng là do số đơn vị tham gia BHXH tăng và ngoài ra lương bình quân của người lao động cũng tăng. Đấy là những lý do làm cho số phải thu và số đã thu tăng. Năm 2003 so với năm 2001, về số phải thu đã tăng 83%; số đã thu tăng hơn 47,99% ta thấy số phải thu tăng nhanh hơn số đã thu . Số nợ chuyển kỳ sau so với số phải thu của năm 2001 sấp xỉ 8%. Năm 2003, số nợ chuyển kỳ sau so với số phải thu sấp xỉ 7,7%. Số nợ chuyển kỳ sau của các năm giảm dần là mục tiêu mà BHXH quận cố gắng làm, cán bộ trong cơ quan luôn luôn phấn đấu sao cho số nợ chuyển kỳ sau của các khối ngày một giảm đi. 1.3.Khối ngoài quốc doanh: Khối ngoài quốc doanh do cơ quan quản lý là khối mà cơ quan mất rất nhiều công sức trong công tác thu. Khối ngoài quốc doanh trên địa bàn quận bao gồm hầu hết là Công ty Trách nhiệm hữu hạn và các Công ty cổ phần. Bảng 6: Tổng hợp báo cáo thu quý 4 khối doanh nghiệp năm 2001-2003 (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Năm2001 Năm 2002 Năm2003 Số đơn vị 175 254 346 Số lao động 3.654 5.546 7.833 Quỹ lương 25.991.253.521 33.780.621.396 6.597.956.904 BHXH phải thu 5.198.850.704 6.756.124.279 11.892.905.680 Phải thu kỳ trước: Thừa Thiếu 7.397.280 776.876.569 85.721.285 1.136.729.018 97.530.590 596.461.679 Tổng số phải thu 2.290.835.325 3.105.466.460 13.923.829.471 Số đã thu 5.729.205.242 7.529.861.310 13.596.068.217 Số chuyển kỳ sau: Thừa Thiếu 30.476.492 499.828.831 97.530.590 596.461.679 632.270.679 959.615.976 Nguồn BHXH quận Hai bà Trưng Qua bảng số liệu trên ta thấy số đơn vị tham gia BHXH từ năm 2001 đến năm 2003 tăng gần gấp đôi. Số lao động tăng từ 3.654 lao động lên 7.833 lao động. Số BHXH phải thu, số đã thu và số nợ chuyển kỳ sau của khối tăng qua các năm. Trên thực tế thì số đơn vị sử dụng lao động của khối này là lớn, tính đên năm 2003 có hơn 1.000 đơn vị nhưng chỉ có 346 đơn vị tham gia BHXH. Các chủ sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ được cho là đối tượng chính không tuân thủ chính sách BHXH, họ không đăng ký với cơ quan BHXH, hoặc có đăng ký nhưng trốn tránh hoặc từ chối đóng BHXH. Người lao động cũng là một tác nhân góp phần vào sụ kém tuân thủ, nhưng tự bản thân họ không thể trốn tránh nộp khoản đóng góp của họ nếu không có sự thông đồng và khuyến khích của chủ sử dụng lao động, đối tượng có trách nhiệm khấu thừ khoản đóng góp của người lao động từ lương của họ. Tại thời điểm ban đầu thực hiện chương trình BHXH, phải lường trước được khả năng người lao động thậm chí có xu hướng phản đối đóng BHXH bởi vì việc đóng bảo hiểm nghĩa là giảm khoản lương thực tế để tiêu dùng cho các nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Nhưng sau một thời gian, khi chương trình BHXH cung cấp các chế độ trợ cấp đáng kể cho họ trong các thời điểm khó khăn, họ sẽ có chiều hướng sẵn sàng và tự nguyện hơn trong việc đóng góp cho cơ quan bảo hiểm. Trong thực tế có nhiêu trường hợp, người lao động sẵn sàng đóng góp nhưng bị ngăn trở bởi chủ sử dụng lao động vì sợ bị mất việc do chủ sử dụng lao động cố ý không tham gia BHXH cho người lao động. Thực hiện kế hoạch số 42/KH- UB ngày 28/8/2002 của UBND Thành phố về vận động thực hiện BHYT học sinh năm học 2002 – 2003, liên ngành Giáo dục Đào tạo – Y tế – Bảo hiểm y tế Hà Nội đã có công văn số 03 ngày 03/9/2002 hướng dẫn các Phòng Giáo dục Đào tạo và Bảo hiểm quận huyện triển khai thực hiện BHYT học sinh đến các trường học và quận Hai Bà Trưng đã có 36.107 học sinh tham gia bằng 102% tỷ lệ học sinh so với kế hoạch đặt ra. Bước sang năm 2003 số phải thu cũng như số đã thu so với các năm trước tăng hơn bởi năm 2003 thu BHXH bao gồm thu cả BHYT. Hơn nữa, do có sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố, sự chỉ đạo sâu sát kịp thời của các ngành có liên quan đã làm cho công tác thu thuận lợi hơn so với trước. Qua các năm công tác thu càng tiến triển hơn so với các năm trước là do các cán bộ trong công tác thu luôn được tham gia các lớp nâng cao nghiệp vụ. Phần III: Một số kiến nghị trong công tác thu. Qua quá trình thực tập tại Bảo Hiểm Xã Hội quận Hai Bà Trưng em muốn đưa ra một số kiến nghị của riêng bản thân em về những tồn tại trong công tác thu của cơ quan, cũng như trong công tác thu BHXH nói chung. Kiến nghị thứ nhất: Hiện giờ, cơ quan đang phải ở nhờ địa điểm của Toà án Nhân dân Quận Hai Bà Trưng để làm việc. Chính vì chưa có trụ sở của riêng cơ quan nên mọi sinh hoạt, làm việc của cán bộ trong cơ quan rất bất tiện, do vậy mà đã tạo ra một tâm lý không thoải mái và hứng khởi cho các cán bộ trong cơ quan khi là việc. Công việc của các bộ phận phải làm là rất lớn, nhất là bộ phận thu, số lượng cán bộ quản lý đơn vị từ các đơn vị tham gia BHXH lên làm việc với cơ quan trong ngày là nhiều, mà không gian làm việc chật hẹp, nhiều khi các cán bộ quản lý đơn vị lên làm việc không có chỗ để ngồi. Đây là một điều bất lợi cho cơ quan nên em có kiến nghị đối với BHXH Việt Nam, BHXH Thành Phố Hà Nội các cơ quan chức năng của Quận Hai Bà Trưng cần khẩn tương cấp cho cơ quan một địa điểm riêng để làm trụ sở của cơ quan. Kiến nghị thứ hai: Do đây là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với các đơn vị tham gia BHXH nên khối lượng công việc của các cán bộ trong cơ quan là nhiều do vậy em kiến nghị với BHXH cấp trên cần bố trí thêm cán bộ về công tác tại BHXH quận để có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Kiến nghị thứ ba: Hàng năm BHXH Việt Nam phải quản lý số đối tượng rất lớn, cần ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành để việc quản lý và việc hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ giao sẽ dễ dàng hơn. Cần mở các lớp bổ sung kiến thức tin học cho các cán bộ trong ngành BHXH. Kiến nghị thứ tư: Hàng năm cần tổ chức các cuộc thi giữa các cán bộ trong ngành BHXH để tạo điều kiện cho các cán bộ trong ngành có mối quan hệ với nhau tốt hơn và thông qua cuộc thi sẽ giúp cho các cán bộ trao đổi kinh nghiệm. Cũng thông qua cuộc thi thì các cán bộ phấn đấu hơn để có thể dự thi và đạt giải. Kiến nghị thứ năm: Nhắm mục đích hoàn thành tốt kế hoạch thu đặt ra. - Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước: + Ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực BHXH có sự đồng bộ và kịp thời. + Các cơ quan, ban, ngành liên quan phối hợp hướng dẫn thực hiện xử phạt việc chậm nộp BHXH, BHYT, hoặc hướng dẫn việc trích từ tài khoản của các đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH lớn, hoặc kéo dài theo quy định tại Quyết định số 02/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Đối với BHXH Việt Nam: + Thưởng trực tiếp cho những đơn vị, cá nhân có nhiều cố gắng, có nhiều thành tích trong việc hướng dẫn, đôn đốc, khai thác lao động tham gia BHXH nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Như vậy, tiền thưởng mới thực sự là đòn bẩy kinh tế tạo động lực giúp các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. + Chi phí quản lý bộ máy nên tính theo số thu, phân chia theo các khu vực khác nhau như: thành phố, đồng bằng và miền núi có chú ý tới các địa phương kinh tế – xã hội chậm phát triển, hoặc có khó khăn do điều kiện khách quan. Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu và nhiệm vụ đã được giao BHXH các cấp cần thực hiện tốt một số giải pháp và tổ chức triển khai nhiệm vụ cụ thể dưới đây: * Công tác thông tin, tuyên truyền. - Tuyên truyền thông qua các cơ quan thông tin đại chúng: truyền hình, đài phát thanh ở Trung ương và địa phương (tăng thời lượng phát sóng, tổ chức cá chuyên trang, chuyên đề). Các báo, các tạp chí BHXH (tăng số trang số lượng bài viết hoặc mở riêng chuyên mục về BHXH, BHYT hàng tuần, kỳ) nhằm tạo thời gian cho người nghe, nhìn, đọc cứ đến ngày giờ là quan tâm theo dõi. - Tổ chức thi tìm hiểu chính sách, chế độ về BHXH: có thể tổ chức dưới nhiều hính thức, với những biện pháp cụ thể và theo một phạm vi và lĩnh vực nhất định. - BHXH Việt Nam có thể phối hợp với VTV3 của đài truyền hình Việt Nam tổ chức thi tìm hiểu BHYT, BHXH thông qua chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” với từng nội dung bảo hiểm riêng, đăng ký với đài truyền hình Việt Nam mở riêng một chuyên mục về BHXH, BHYT. Ngoài ra còn kết hợp xậy dụng những bài phóng sự, phỏng vấn. - Cán bộ chuyên quản không chỉ tích cực đôn đốc thu mà còn là người tuyên truyền viên về các chế độ chính sách BHXH, BHYT đến từng đơn vị sử dụng lao động để hướng dẫn nghiệp vụ thu – nộp BHXH đúng kỳ, giảm nợ tồn đọng. * Về cơ chế thực hiện chế độ. - Phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan liên quan trình Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 58/1998/NĐ - CP mở rộng đối tượng tham gia BHYT bắt buộc, phù hợp với Nghị định số 01/2003/NĐ - CP về BHXH. - Đề nghị các cơ quan liên ngành, các cấp chính quyền , Đảng, đoàn thể ở địa phương có những quy định cụ thể, gắn với đảm bảo thực hiện quyền lợi về BHXH của người lao động với việc khen, tặng thưởng; bình xét danh hiệu chi bộ, Đảng bộ hàng năm; trong việc cấp giấy phép hoạt động sản xuất,kinh doanh. - Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức đoàn thể ở địa phương như thanh tra, thuế, lao động, công đoàn… tổ chức các cuộc thanh tra việc thực hiện chính sách BHXH ở các đơn vị sử dụng lao dộng, tập trung kiểm tra các đơn vị nợ bảo hiểm tồn đọng lớn, kéo dài. - Đối với ngành BHXH: + Xây dụng các chỉ tiêu BHXH, BHYT sát với tiềm năng kinh tế – xã hội, khả năng khai thác lao động của từng địa phương, chặt chẽ, dân chủ, khách qua; vừa đảm bảo tính khoa học, tính phát triển vừa đảm bảo tính khả thi. + Xây dựng những quy định cụ thể, gắn công tác với cơ chế khen thưởng hay sử phạt nghiêm: Địa phương nào không hoàn thành chỉ tiêu thì không đưa vào diện bình xét thi đua, không hưởng quyền lợi tiền lương, hạ mức phân loại. + Xây dựng định mức chi phí hỗ trợ theo hướng khuyến khích BHXH các tỉnh, thành phố khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH; chú trọng khu vực ngoài quốc doanh. + Có cơ chế động viên bằng tinh thần, vật chất theo từng đợt, từng kỳ không nhất thiết phải đến hết năm: nếu tỉnh nào, quận huyện nào làm tốt công tác thu, khai thác mở rộng đối tượng hoặc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngay từ những tháng, quý đầu năm có thể được khen thưởng đột xuất. Cũng có thể phát động đợt thi đua toàn ngành hoặc ở một địa phương, phong trào thi đua có thể là cả năm, có thể là từng đợt với những nội dung, chỉ tiêu cụ thể tạo động lực phấn đấu, khích lệ tinh thần cán bộ công chức thi đua mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thi đua quản lý chặt, giảm số nợ đọng, có khen thưởng bằng vật chất với mức cụ thể… * Về tổ chức: - Cần thiết xây dựng biên chế khung định biên, phù hợp cho từng tỉnh, thành phố và các quận, huyện trên cơ sở xác định về tổng số thu; số đơn vị sử dụng lao động và lao động bình quân mà một cán bộ chuyên quản phải quản lý (có tính đến điều kiện địa lý, phạm vi quản lý). - Xây dựng cụ thể về tuyển dụng và bố trí cán bộ làm công tác thu, nhất là cấp quận, huyện, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ về tin học, về công tác quản lý cho tất cả các bộ phận chuyên quản đến cấp quận, huyện. Mục lục: Lời nói đầu. 1 Phần I. Tổng quan về BHXH và công tác thu BHXH. 3 I.Đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH. 3 1.Bản chất BHXH. 3 2.Đối tượng BHXH. 7 3.Chức năng của BHXH. 8 4.Tính chất của BHXH. 11 II.Quỹ BHXH và mục đích sử dụng quỹ. 12 1.Đặc điểm quỹ. 12 2.Nguồn hình thành quỹ. 13 3.Phí BHXH. 14 4.Mục đích sử dụng quỹ. 15 III.Vai trò của công tác thu. 16 1. Vai trò của công tác thu trong việc tạo lập quỹ. 16 2. Vai trò của công tác thu trong mối quan hệ giữa các bên trong BHXH. 17 3. Công tác thu trong việc đảm bảo công bằng trong BHXH. 18 Phần II: Thực trạng công tác thu BHXH ở cơ quan BHXH quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 19 I.Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam và BHXH quận Hai Bà Trưng. 19 1. BHXH Việt Nam. 19 1.1. BHXH Việt Nam thời kỳ 1945 – 1960. 19 1.2. BHXH Việt Nam thời kỳ 1961 – 1993. 20 1.3. BHXH Việt Nam thời kỳ 1995 tới nay. 24 2.Tổng quan về BHXH quận Hai Bà Trưng. 26 2.1.Khái quát chung về quận Hai Bà Trưng. 26 2.2.Khái quát chung về BHXH quận Hai Bà Trưng. 26 II.Một số vấn đề trong nghiệp vụ thu BHXH, BHYT bắt buộc. 38 1.Đối tượng thu. 38 1.1.Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. 38 1.2.Đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. 40 2.Mức thu BHXH, BHYT hàng tháng. 41 3.Tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT. 42 4.Quy trình thu – nộp BHXH, BHYT. 43 4.1.Quy trình nộp. 43 4.2.Phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT. 44 4.3.Lập và gia kế hoạch thu BHXH, BHYT. 46 4.4.Quản lý tiền thu BHXH, BHYT. 47 4.5.Chế độ thông tin báo cáo. 48 4.6.Hướng dẫn ghi chép một số mẫu thu BHXH, BHYT. 48 III.Thực trang công tác thu BHXH ở quận Hai Bà Trưng. 51 1.Tình trạng thu BHXH quận Hai bà Trưng. 51 1.1.Khối Hành chính sự nghiệp. 51 1.2.Khối doanh nghiệp. 55 1.3.Khối ngoàI quốc doanh. 56 Phần III: Một số kiến nghị 59 Tài liệu tham khảo. 65 tài liệu than khảo: Giáo trình kinh tế bảo hiếm. (Của trường Đại học Kinh tế quốc dân) Bảo hiểm xã hội những điều cần biết. Các văn bản của nhà nước có liên quan tới BHXH. Tạp chí BHXH các số gần đây.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc13004.DOC
Tài liệu liên quan