Đề tài Chương trình quản lý nhân sự trường học

Tài liệu Đề tài Chương trình quản lý nhân sự trường học: LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là tin học phát triển vô cùng mạnh mẽ. Những ứng dụng trong thực tế đã làm thay đổi toàn bộ đời sống xã hội. Tin học cũng góp phần không nhỏ và là công cụ đắc lực trong quá trình quản lý: Quản lý thư viện, quản lí vật tư, quản lí bán hàng, quản lí khách sạn, … Trong đó có quản lí nhân sự trường học là một trong những ứng dụng cần thiết nhất giúp cho quá trình quản lí của nhà nước đơn giản nhưng hiệu suất lao động lớn hơn rất nhiều. Hiện nay, quản lí nhân sự trong trường học tuy chưa được sử dụng rộng rãi (do chưa có điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật) nhưng trong tương lai không xa do những lợi ích, thuận lợi mà nó mang lại, chương trình sẽ được sử dụng rộng rãi trong thực tế. Do đó, em chọn đề tài “Quản lý nhân sự trường tiểu học Chấn Thịnh” làm đề tài thực tập của mình. Em nhận thấy đây cũng là một đề tài hay, có ích. Nhờ sự khuyến khích, hướng dẫn nhiệt tình của cô Tống Minh Ngọc, em đã khảo sát thực tế hiện trạng quản l...

doc53 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Chương trình quản lý nhân sự trường học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là tin học phát triển vô cùng mạnh mẽ. Những ứng dụng trong thực tế đã làm thay đổi toàn bộ đời sống xã hội. Tin học cũng góp phần không nhỏ và là công cụ đắc lực trong quá trình quản lý: Quản lý thư viện, quản lí vật tư, quản lí bán hàng, quản lí khách sạn, … Trong đó có quản lí nhân sự trường học là một trong những ứng dụng cần thiết nhất giúp cho quá trình quản lí của nhà nước đơn giản nhưng hiệu suất lao động lớn hơn rất nhiều. Hiện nay, quản lí nhân sự trong trường học tuy chưa được sử dụng rộng rãi (do chưa có điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật) nhưng trong tương lai không xa do những lợi ích, thuận lợi mà nó mang lại, chương trình sẽ được sử dụng rộng rãi trong thực tế. Do đó, em chọn đề tài “Quản lý nhân sự trường tiểu học Chấn Thịnh” làm đề tài thực tập của mình. Em nhận thấy đây cũng là một đề tài hay, có ích. Nhờ sự khuyến khích, hướng dẫn nhiệt tình của cô Tống Minh Ngọc, em đã khảo sát thực tế hiện trạng quản lý nhân sự của trường và với lượng kiến thức trong những thời gian được đào tạo tại trường, em hy vọng rằng đề tài này của em có thể góp một phần nhỏ giúp cho công việc quản lý nhân sự của trường tiểu học Chấn Thịnh trong thực tế được thuận lợi hơn. Trong chương trình quản lý nhân sự trường học này, em đã sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên chương trình không khỏi có những thiếu sót, em rất mong nhận được những lời góp ý và chỉ bảo của thầy cô và các bạn để chương trình được hoàn thiện hơn và qua đó em có thể củng cố lại kiến thức của mình. Để hoàn thành được chuyên đề thực tập này, ngoài sự cố gắng của bản thân em còn có một phần không nhỏ là nhờ vào hướng dẫn nhiệt tình của cô Tống Minh Ngọc và sự dạy bảo các thầy cô giáo trong suốt quá trình em học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn cô Tống Minh Ngọc đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. CHƯƠNG I: KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG I.1 GIỚI THIỆU: Trường tiểu học Chấn Thịnh là trường tiểu học nằm ở miền núi phía Tây Bắc, thuộc của tỉnh Yên Bái. Trường được thành lập từ năm 1981 với tổng số giáo viên là 31 và 750 học sinh. Nhiệm vụ của từng phòng ban: Phòng ban giám hiệu : + Hiệu trưởng : là người có quyền cao nhất quản lý chung hoạt động của trường. + Hiệu phó gồm có: Hiệu phó phụ trách về chuyên môn (quản lý hồ sơ, phân lớp, phân công lao động,…). Phòng hành chính : + Kế toán : có nhiệm vụ quản lý lương (tính lương hàng tháng cho cán bộ giáo viên và lưu trữ lương các tháng, đi nhận lương ở phòng giáo dục, phát lương cho giáo viên vào cuối tháng, …) I.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÍ NHÂN SỰ CỦA TRƯỜNG I.2.1 Quản lí hồ sơ giáo viên: a. Cập nhật hồ sơ giáo viên: Hồ sơ giáo viên được lưu trong kho lưu trữ tài liệu của trường và chỉ có ban giám hiệu mới có quyền cập nhật thông tin cán bộ công nhân viên khi có sự thay đổi như: Thêm thông tin khi cán bộ giáo viên mới có quyết định công tác của sở giáo dục chuyển về trường, xóa thông tin khi giáo viên chuyển công tác, sửa thông tin khi có sự thay đổi hoặc nhầm lẫn,... Cán bộ giáo viên và kế toán cung cấp các thông tin về lý lịch của bản thân cho ban giám hiệu. Cán bộ giáo viên và kế toán chỉ có quyền xem thông tin về hồ sơ cán bộ giáo viên mà không có quyền thay đổi hoặc cập nhật, khi có sự sai sót nào đó thì phải kịp thời thông báo lại cho ban giám hiệu để chỉnh sửa lại thông tin cho chính xác. b. Cập nhật lịch công tác: Vì đây là trường tiểu học nên cán bộ giáo viên nhận được phân công dạy lớp nào thì sẽ có trách nhiệm dạy tất cả các môn học của lớp đó. Đầu năm học ban giám hiệu lại lên lịch phân công cho giáo viên dạy trong năm học đó, cụ thể giáo viên đó dạy khối, lớp nào. Lịch công tác được ban giám hiệu cập nhật theo ngày, tháng, kỳ học, năm học do có nhiều thay đổi: lịch bố trí dạy thêm giờ của giáo viên do bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy thay do giáo viên nghỉ ốm hoặc nghỉ phép, lịch họp hội đồng,... Lịch công tác chỉ ban giám hiệu mới có quyền cập nhật, thay đổi. Giáo viên và kế toán chỉ được xem lịch công tác để thực hiện theo quyết định công tác đó mà không có quyền thay đổi, cập nhật. I.2.2 Quản lí lương: a. Cập nhật bảng chấm công: Bảng chấm công là sự theo dõi của ban giám hiệu về những buổi dạy thêm giờ của giáo viên và lấy đó làm cơ sở để kế toán cập nhật lương cán bộ giáo viên được lĩnh thêm lương dạy thêm giờ trong tháng. Giáo viên và kế toán chỉ được xem không có quyền thay đổi cập nhật. b. Cập nhật danh sách nâng lương: Danh sách nâng lương được cập nhật dựa vào danh sách cán bộ giáo viên được nâng lương trong tháng trong bản quyết định nâng lương của phòng giáo dục. Kế toán lấy đó làm cơ sở để tính lương giáo viên theo bậc và hệ số mới cập nhật. Ban giám hiệu và giáo viên chỉ được xem mà không có quyền cập nhật, thay đổi. Cập nhật bảng lương tháng: CÁCH TÍNH LƯƠNG Lương cơ bản = (hệ số lương + hệ số khu vực +hệ số chức vụ)*290000 Ưu đãi = (hệ số lương + hệ số chức vụ) * 290000 * 70% Lương thực lĩnh = lương cơ bản + ưu đãi – (BHXH + BHYT + tạm ứng) + Lương dạy thêm giờ + Thưởng BHXH = 5% * lương cơ bản BHYT = 1% * lương cơ bản Hệ số lương hai năm tăng một lần: 0,17 Hệ số ban đầu là: 1,74 Hệ số lương = 1,74 + số năm công tác * 0,17/2 Tiền dạy thêm giờ = Số buổi * (Lương cơ bản/ 24) Thưởng = Tiền thưởng theo xếp loại và tiền thưởng do các thành tích khác: Giáo viên xếp loại A: 100000 Giáo viên xếp loại B: 70000 Giáo viên xếp loại C: 50000 Giáo viên xếp loại D: 30000 Chỉ kế toán mới được phép cập nhật, thay đổi, tính lương theo những số liệu và cách tính theo quy định. Ban giám hiệu và giáo viên chỉ được xem mà không có quyền cập nhật, thay đổi dữ liệu. c. Cập nhật bảng thành tích: Bảng thành tích được ban giám hiệu cập nhật sau mỗi kì học. Đó là những thành tích mà giáo viên đạt được trong quá trình công tác như : đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, đạt kết quả tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi,...Mỗi thành tích đó có mức thưởng tương ứng, do phòng giáo dục quy định. Giáo viên và kế toán chỉ được phép xem thông tin mà không có quyền cập nhật, thay đổi thông tin. d. Cập nhật bảng xếp loại: Bảng xếp loại đó là kết quả bình bầu của cả hội đồng nhà trường vào cuối kì. Với mỗi mức xếp loại thì có mức thưởng tương ứng. Ban giám hiệu cập nhật bảng xếp loại, kế toán và giáo viên chỉ được xem mà không có quyền thay đổi thông tin. Tuy nhiên, từ trước tới nay các công việc quản lí hành chính, quản lí nhân sự, tính điểm vẫn mang tính chất thủ công, tốn nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả lại không cao. Ví dụ: Để tính lương hàng tháng, người kế toán phải tính toán một cách thủ công nên không tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn. Khi muốn sửa thì phải thay làm lại bảng nhân sự mới. Khi cần xem thông tin về một giáo viên thì việc tìm kiếm hồ sơ mất rất nhiều thời gian,... Do những bất cập như vậy nên vấn đề ứng dụng tin học vào quản lí nhân sự, quản lí lương của cán bộ giáo viên là một điều tất yếu và hết sức cần thiết. I.3 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÍ NHÂN SỰ TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY: Hệ thống quản lí nhân sự của trường tuy không lớn lắm song mất rất nhiều thời gian, công sức do tính toán lương thủ công và có thể nhầm lẫn. Hồ sơ giáo viên được lưu trữ trong tủ hồ sơ dữ liệu nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi tác động của khách quan như: mối mọt, khí hậu,... Mỗi tháng ban giám hiệu phải cập nhật lại thông tin cho cán bộ giáo viên do có nhiều thay đổi. Khó khăn khi muốn thay đổi hoặc cập nhật dữ liệu. Khó khăn cho cán bộ giáo viên khi muốn xem thông tin hồ sơ giáo viên của mình. I.4 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI: Từ những khảo sát và đánh giá hạn chế của hệ thống quản lí nhân sự của trường, ta có thể đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm đưa tin học được ứng dụng trong thực tế, nhằm giúp cán bộ quản lí hoàn thành việc quản lí nhân sự một cách nhanh chóng, chính xác. Giúp cho cán bộ quản lý không còn vất vả, hiệu suất lao động cao hơn rất nhiều. Giảm bớt thời gian ghi chép, không gây nhầm lẫn, thiếu chính xác. Sửa dữ liệu thuận tiện. Mọi việc cập nhật, tìm kiếm, …đều được thực hiện nhanh, chính xác, tiết kiệm thời gian. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG II.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT II.1.1 Mục đích: Hệ thống thông tin nào cũng có một đời sống và trải qua một số giai đoạn nhất định. Các giai đoạn chính thường là: tìm hiểu nhu cầu, phân tích, thiết kế, cài đặt, khai thác và bảo dưỡng. Hệ thống quản lý nhân sự cũng nằm trong quy luật đó. Giai đoạn tìm hiểu nhu cầu là nhằm làm rõ hệ thống quản lý nhân sự sẽ được lập ra phải đáp ứng các nhu cầu quản lý hồ sơ cán bộ, quản lý lương, và đưa ra các bản báo cáo thống kê của người sử dụng. Xác định đối tượng sử dụng là ban giám hiệu, kế toán, giáo viên và những nhu cầu gì của từng đối tượng người sử dụng. Giai đoạn phân tích là nhằm đi sâu vào bản chất và chi tiết hệ thống, cho thấy là hệ thống quản lý nhân sự trường học phải thực hiện những việc gì và các dữ liệu mà nó đề cập là những dữ liệu nào, có cấu trúc ra sao.Để xác định được yêu cầu của công việc thì ta phải phân tích sơ đồ luồng dữ liệu, nêu ra một mô hình về hệ thống thông qua các quá trình và chức năng khác nhau. Qua phân tích ở trên thì toàn bộ hoạt động của hệ thống có thể chia làm hai phần: Luồng thông tin vào và luồng thông tin ra. Luồng thông tin vào của hệ thống bao gồm: Nhập thông tin hồ sơ giáo viên Nhập thông tin về lương Nhập thông tin về lịch công tác Nhập danh sách nâng lương Nhập bảng phân lớp Luồng thông tin ra của hệ thống: Là các dữ liệu được trả lại sau khi người sử dụng nhập các yêu cầu tìm kiếm cần thiết. Giai đoạn thiết kế là nhằm đưa ra các quyết định về cài đặt hệ thống, để sao cho hệ thống thỏa mãn được các yêu cầu mà giai đoạn phân tích đã đưa ra, đồng thời lại thích ứng với các điều kiện ràng buộc trong thực tế. Giai doạn cài đặt bao gồm hai công việc chính là lập trình và kiểm định. Giai đoạn khai thác và bảo dưỡng là giai đoạn đưa hệ thống vào sử dụng đồng thời thực hiện các chỉnh sửa, khi phát hiện thấy hệ thống còn có chỗ chưa thích hợp. Do đó để có một hệ thống có chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng thì việc phân tích kỹ hệ thống là điều hết sức cần thiết. Để xây dựng một hệ thống quản lý nhân sự của trường tiểu học thì ta phải phân tích kỹ hiện trạng quản lý của hệ thống. II.1.2 Biểu đồ luồng dữ liệu(BLD): Biểu đồ luồng dữ liệu (BLD) là một loại biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu sau: Sự diễn tả là ở mức logic, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi "Làm gì?", mà bỏ qua câu hỏi "Làm như thế nào?". Chỉ rõ các chức năng (con) phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô tả. Chỉ rõ các thông tin được chuyển giao giữa các chức năng đó và qua đó phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng. Các thành phần của biểu đồ luồng dữ liệu Các chức năng xử lý: Một chức năng là một quá trình biến đổi dữ liệu (thay đổi giá trị, cấu trúc, vị trí của một dữ liệu, hoặc từ một số dữ liệu đã cho tạo ra một dữ liệu mới), chức năng xử lý được biểu diễn bằng hình tròn hay hình ô van, bên trong có ghi tên nhãn. Quản lý nhân sự Luồng dữ liệu: Bảng lương tháng Một luồng dữ liệu là một tuyến truyền dẫn thông tin vào hay ra một chức năng nào đó. Một luông dữ liệu được vẽ trong một biể đồ luồng dưới dạng một mũi tên, trên đó có viết tên của luồng dữ liệu. Kho dữ liệu: Một kho dữ liệu là một dữ liệu (đơn hay có cấu trúc) được lưu lại, để có thể được truy nhập nhiều lần về sau. Một kho dữ liệu được vẽ trong một biểu đồ luồng dưới dạng hai đoạn thẳng nằm ngang, kẹp giữa tên của kho dữ liệu. Hồ sơ giáo viên Tác nhân trong: Tác nhân trong là một chức năng hay một hệ con của hệ thống, được mô tả ở một trang khác của mô hình, nhưng có trao đổi thông tin với các phần tử thuộc trang hiện tại của mô hình. Tác nhân trong được biểu diễn bằng hình chữ nhật hở một phía và bên trong có ghi tên nhãn Quản lý hồ sơ Tác nhân ngoài: Giáo viên Tác nhân ngoài là một thực thể ngoài hệ thống, có trao đổi thông tin với hệ thống. II.1.3 Các tính chất của hệ thống: Hệ thống tạo ra những đặc trưng chung để thể hiện một số nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích nào đó mà từng thành phần đơn lẻ của nó không thể được. Thông thường một hệ thống bao giờ cũng là một hệ thống con của một hệ thống lớn và chính nó cũng bao gồm một hệ thống con. Phạm vi và quy mô của hệ thống được xác định theo một thể thống nhất. Giữa các thành phần của hệ thống có thể sắp xếp theo một quan hệ nào đó. II.2 BIỂU ĐỒ PHÂN CẤP CHỨC NĂNG II.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng : QUẢN LÝ NHÂN SỰ Tìm kiếm dữ liệu Tìm kiếm theo hồ sơ giáo viên Tìm kiếm theo bảng lương Quản lý hồ sơ Cập nhật bảng xếp loại Cập nhật lịch công tác Cập nhật hồ sơ giáo viên Quản lý lương Cập nhật bảng chấm công Cập nhật bảng thành tích Cập nhật danh sách nâng lương Cập nhật bảng lương Báo cáo Báo cáo bảng thành tích Báo cáo bảng lương tháng Báo cáo hồ sơ giáo viên Báo cáo lịch công tác Quản lý nhân sự trường tiểu học Chấn Thịnh Tìm kiếm dữ liệu Tìm kiếm theo hồ sơ giáo viên Tìm kiếm theo bảng lương Quản lý hồ sơ Cập nhật bảng xếp loại Cập nhật lịch công tác Cập nhật hồ sơ giáo viên Quản lý lương Cập nhật bảng chấm công Cập nhật bảng thành tích Cập nhật danh sách nâng lương Cập nhật bảng lương Báo cáo Báo cáo bảng thành tích Báo cáo bảng lương tháng Báo cáo hồ sơ giáo viên Báo cáo lịch công tác II.2.2 Giải thích biểu đồ phân cấp chức năng: a. Chức năng: Quản lý hồ sơ giáo viên Đây là chức năng do ban giám hiệu dùng để quản lý toàn bộ những vấn đề liên quan đến hồ sơ giáo viên, bao gồm: Cập nhật hồ sơ giáo viên: thêm mới hồ sơ giáo viên khi có một giáo viên mới có quyết định công tác tại trường, sửa thông tin hồ sơ giáo viên khi có sai sót, lưu thông tin giáo viên,... Cập nhật lịch công tác: do ban giám hiệu cập nhật những thông tin về việc phân lớp cho cán bộ giáo viên và cập nhật những công việc cần thực hiện trong thời gian gần nhất. Cập nhật bảng xếp loại: là việc ban giám hiệu cập nhật xếp loại cho cán bộ giáo viên vào cuối kỳ học. b.Chức năng: Quản lý lương Cập nhật bảng chấm công: là công việc mà ban giám hiệu cập nhật sau khi phân công công tác đột xuất cho cán bộ giáo viên: dạy thêm giờ, dạy thay, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi,... Từ đó, kế toán lấy đó làm cơ sở để tính tiền lương thu nhập thêm cho cán bộ giáo viên. Cập nhật danh sách nâng lương: khi có quyết định nâng lương thì người kế toán phải cập nhật danh sách những cán bộ giáo viên được nâng lương trong tháng. Cập nhật bảng thành tích: là công việc mà ban giám hiệu cập nhật những thành tích của cán bộ giáo viên trong năm học như: giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp, giáo viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua, các thành tích đã đạt được của trường,... Cập nhật bảng lương: là công tác mà kế toán phải có nhiệm vụ hoàn thành, bao gồm các công tác như: tính lương cho cán bộ giáo viên trong tháng, kế toán có trách nhiệm thực hiện việc phát lương cho cán bộ giáo viên vào cuối tháng. c.Chức năng: Tìm kiếm Chức năng này giúp cho ban giám hiệu, kế toán, giáo viên có thể tìm được những thông tin cần thiết sau khi đã nhập điều kiện tìm kiếm, bao gồm: Tìm kiếm theo hồ sơ giáo viên: tìm kiếm những vấn đề liên quan đến hồ sơ giáo viên: Tìm kiếm theo tên giáo viên Tìm kiếm theo mã giáo viên Tìm kiếm theo năm sinh Tìm kiếm theo danh sách Đảng viên Tìm kiếm theo trình độ Tìm kiếm theo giới tính Tìm kiếm theo dân tộc Tìm kiếm theo bảng lương: tìm kiếm những vấn đề liên quan đến lương của cán bộ giáo viên. Tìm kiếm theo tên giáo viên Tìm kiếm theo bậc lương Tìm kiếm theo tổng lương Tìm kiếm theo lương còn lại Tìm kiếm lương theo tháng Tìm kiếm lương theo năm Tìm kiếm theo danh sách ký nhận lương d. Chức năng: Báo cáo Chức năng này thực hiện việc in ra các bản báo cáo về hồ sơ giáo viên, về lương, về thành tích, về lịch công tác. II.2.3 Biểu đồ luồng dữ liệu : Tính lương Lương được lưu trữ Thông tin về lương lịch công tác Lịch công tác, chấm công Thông tin giáo viên Quản lí nhân sự Kế toán Giáo viên Ban giám hiệu Hồ sơ giáo viên a. Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh (mức 0): Giải thích: Trong Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh (mức 0)gồm có 1 chức năng xử lý là quản lý nhân sự, các luồng dữ liệu truyền dẫn thông tin vào ra như tác nhân ban giám hiệu có luồng dữ liệu ra là thông tin lịch công tác đến chức năng quản lý và luồng dữ liệu vào là thông tin giáo viên từ chức năng quản lý đến tác nhân giáo viên. b. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh (mức 1): Thông tin tìm kiếm Giáo viên Quản lý hồ sơ giáo viên Tìm kiếm dữ liệu Kế toán Ban giám hiệu Thông tin lương mới Hồ sơ Thông tin hồ sơ giáo v iên, thành tích, danh sách nâng lương, bảng lương tháng Báo cáo Bảng thành tích Hồ sơ Bảng lương Hồ sơ mới Bảng lương Bảng chấm công Danh sách nâng lương Quản lý lương Yêu cầu cần tìm kiếm Thông tin trả lời Thông tin tìm kiếm Bảng phân lớp Thông tin đã lưu trữ Bảng lương Thông tin trả lời Thông tin trả lời Bảng thành tích Bảng chấm công Danh sách nâng lương Bảng phân lớp Giải thích: Trong biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh gồm có 4 chức năng các kho dữ liệu và các luồng thông tin vào ra Chức năng quản lý hồ sơ giáo viên có luồng dữ liệu vào chứa thông tin về hồ sơ mới từ tác nhân ban giám hiệu. Chức năng tìm tiếm dữ liệu có luồng dữ liệu vào mang thông tin yêu cầu tìm kiếm và thông tin tìm kiếm từ ban giám hiệu, kế toán và giáo viên, luồng dữ liệu ra chứa thông tin trả lời từ chức năng tìm kiếm dữ liệu đến tác nhân ban giám hiệu, kế toán và giáo viên. Chức năng quản lý lương có luồng dữ liệu vào mang thông tin lương mới tới từ kế toán, ngoài ra chức năng còn lấy thông tin vào từ các kho dữ liệu như bảng lương, bảng thành tích, danh sách nâng lương. Chức năng báo cáo có luồng dữ liệu ra mang thông tin đã lưu trữ đến kế toán và hồ sơ giáo viên, thành tích, danh sách nâng lương, bảng lương tháng đến giáo viên và các luồng dữ liệu vào từ các kho dữ liệu bảng lương, hồ sơ, bảng phân lớp… c. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 1: Quyết định phân lớp Cập nhật lịch công tác Cập nhật hồ sơ giáo viên Cập nhật bảng phân lớp Ban giám hiệu Bảng phân lớp Lịch công tác Hồ sơ Giải thích: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 1 gồm có 3 chức năng đó là cập nhật hồ sơ giáo viên, cập nhật bảng phân lớp, cập nhật bảng thành tích , các luồng dữ liệu vào ra, các kho lưu trữ dữ liệu Chức năng cập nhật hồ sơ giáo viên, cập nhật bảng phân lớp và cập nhật lịch công tác có luồng dữ liệu vào mang thông tin hồ sơ giáo viên,thông tin quyết định phân lớp và thông tin lịch công tác từ ban giám hiệu đến và luồng dữ liệu ra chứa thông tin về hồ sơ giáo viên, thông tin quyết định phân lớp, thông tin lịch công tác từ các chức năng nói trên đến tác nhân ban giám hiệu. d. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 2: Cập nhật bảng lương Cập nhật danh sách nâng lương Kế toán Bảng lương Quyết định nâng lương Tính lương Danh sách nâng lương Cập nhật bảng chấm công Cập nhật bảng thành tích Ban giám hiệu Bảng thành tích Thông tin thành tích Thông tin bảng chấm công Bảng chấm công Giải thích: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 2 gồm có 4 chức năng các luồng dữ liệu vào ra và kho dữ liệu Chức năng cập nhật bảng chấm công có luồng dữ liệu vào mang thông tin bảng chấm công đến từ tác nhân ban giám hiệu, ngược lại từ chức năng này có luồng dữ liệu ra mang ra thông tin về bảng chấm công đến ban giám hiệu. Chức năng cập nhật bảng thành tích có luồng dữ liệu vào từ ban giám hiệu và từ cập nhật bảng thành tích cũng luồng dữ liệu ra đến ban giám hiệu mang thông tin thành tích. Chức năng cập nhật bảng lương có luồng dữ liệu vào từ kế toán mang thông tin tính lương và luồng dữ liệu ra từ cập nhật bảng lương đến kế toán Chức năng cập nhật danh sách nâng lương có luồng dữ liệu vào từ tác nhân kế toán và luồng dữ liệu ra từ chức năng này đến kế toán phản ánh thông tin về danh sách nâng lương e. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 3: Thông tin cần tìm kiếm Thông tin cần tìm kiếm Thông tin trả lời Thông tin trả lời Điều kiện tìm kiếm Thông tin trả lời Thông tin trả lời Điều kiện tìm kiếm Điều kiện tìm kiếm Điều kiện tìm kiếm Tìm kiếm theo bảng lương Tìm kiếm theo hồ sơ giáo viên Ban giám hiệu Kế toán Giáo viên Hồ sơ Bảng lương Thông tin tìm kiếm Thông tin trả lời Thông tin tìm kiếm Thông tin trả lời Giải thích: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 3 gồm có 2 chức năng là tìm kiếm theo hồ sơ giáo viên và tìm kiếm theo bảng lương các luồng dữ liệu vào ra và các kho dùng để lưu trữ thông tin. Chức năng tìm kiếm theo hồ sơ giáo viên có luồng dữ liệu vào mang thông tin điều kiện tìm kiếm từ tác nhân ban giám hiệu, giáo viên và luồng dữ liệu vào mang thông tin tìm kiếm từ kế toán đến chức năng này và ngược lại từ chức năng này cũng có luồng dữ liệu ra mang thông tin trả lời đến ban giám hiệu, kế toán, giáo viên . Chức năng tìm kiếm theo bảng lương có luồng dữ liệu vào mang thông tin điều kiện tìm kiếm từ tác nhân là ban giám hiệu, giáo viên đến và luồng dữ liệu vào mang thông tin tìm kiếm từ tác nhân kế toán đến. Chưc năng này cũng có luồng dữ liệu ra mang thông tin trả lời đến ban giám hiệu, kế toán và giáo viên. f. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng 4: Báo cáo bảng lương tháng Báo cáo danh sách giáo viên Báo cáo bảng phân lớp Báo cáo thành tích Ban giám hiệu Kế toán Bảng lương Hồ sơ Giáo viên Giáo viên Thông tin giáo viên Thông tin giáo viên Bảng lương Bảng lương Lịch công tác Bảng thành tích Lịch công tác Bảng thành tích Lịch công tác Thành tích Bảng lương Thông tin giáo viên Giải thích: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh chức năng 4: gồm có 4 chức năng như báo cáo bảng lương tháng, báo cáo bảng phân lớp, báo cáo danh sách giáo viên, các luồng dữ liệu vào ra các kho dữ liệu lưu trữ thông tin Chức năng báo cáo bảng lương tháng có luồng dữ liệu ra mang thông tin bản lương đến ban giám hiệu, kế toán giáo viên và chức năng này lấy dữ liệu vào từ kho dữ liệu bảng lương. Chức năng báo cáo bảng phân lớp có luồng dữ liệu ra mang thông tin lịch công tác đến tác nhân là ban giám hiệu, kế toán, giáo viên và chức năng này lấy dữ liệu vào từ kho dữ liệu lịch công tác. Chức năng báo cáo danh sách giáo viên có luồng dữ liệu ra mang thông tin giáo viên đến các tác nhân là ban giám hiệu, kế toán, giáo viên và lấy dữ liệu vào từ kho dữ liệu hồ sơ. Chức năng báo cáo thành tích lấy dữ liệu vào từ kho dữ liệu bảng thành tích, các luồng dữ liệu ra mang thông tin về thành tích đến các tác nhân giáo ban giám hiệu, kế toán, giáo viên. Chương III: PHÂN TÍCH CƠ SỞ DỮ LIỆU III.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỮ LIỆU Mục đích của phân tích hệ thống về dữ liệu là lập lược đồ khái niệm về dữ liệu, làm căn cứ cho việc thiết kế cơ sở dữ liệu của hệ thống sau này. Để hệ thống chính xác và nhất quán thì cần phải phân tích hệ thống về dữ liệu một cách chặt chẽ, logic. Phân tích dữ liệu là việc phân tích các đơn vị thông tin có ích cho hệ thống (các thực thể) và xác định rõ mối liên kết tham chiếu giữa chúng. Quá trình phân tích được bắt đầu từ việc xác định các mô hình dữ liệu, gồm hai giai đoạn: Xác định thực thể và kiểu các thực thể. Xác định liên kết và xây dựng các mối liên kết giữa các thực thể. Xác định kiểu thực thể: Kiểu thực thể (entity type) là một tập hợp các thực thể được mô tả bởi cùng một tập hợp các kiểu thuộc tính và biểu diễn cho một lớp tự nhiên các vật thể trong thế giới thực.Mà một thực thể (entity) là một vật thể cụ thể hay trừu tượng, tồn tại thực sự và khá ổn định trong hệ thống thực, mà ta muốn phản ánh nó trong hệ thống thông tin. Mỗi kiểu thực thể ta cần phải xác định được các thuộc tính của chúng. Xác định liên kết và mối liên kết giữa các thực thể: Một liên kết là sự gom nhóm các thực thể trong đó mỗi thực thể có một vai trò nhất định. Một kiểu liên kết (asociation type) là một tập hợp các liên kết có cùng ý nghĩa. Một kiểu liên kết là được định nghĩa giữa nhiều kiểu thực thể. Số các kiểu thực thể tham gia vào kiểu liên kết gọi là số ngôi của kiểu liên kết. III.2 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG HỆ THỐNG QUẨN LÝ NHÂN SỰ TRƯỜNG HỌC: Các kiểu thực thể: III.2.1 Kiểu thực thể 1: (Hồ sơ giáo viên); Mã giáo viên: là thuộc tính khoá, nhờ thuộc tính này ta phân biệt giáo viên này với giáo viên khác; Họ tên (Họ và tên giáo viên): họ tên giáo viên ứng với mã giáo viên; Địachỉ: Địa chỉ thường trú của giáo viên; Ngày sinh; Giới tính; Quê quán; Dân tộc; Trình độ : Trình độ học vấn cao nhất của giáo viên; Ngày vào làm (Ngày bắt đầu nhận quyết định công tác); Ngày biên chế (Ngày vào biên chế); Đảng viên; Chức vụ; Số sổ bảo hiểm; XepLoai (Xếp loại) Lương cơ bản (Mức lương cơ bản); Bậc lương; III.2.2 Kiểu thực thể 2: Bảng lương (Bảng thanh toán tiền lương giáo viên) Mã giáo viên:là thuộc tính khoá; Hệ số lương; Hệ số khu vực; Hệ số chức vụ; Lương cơ bản; Ưu đãi: 70% ưu đãi; Bảo hiểm xã hội: số tiền bảo hiểm xã hội mà giáo viên phải đóng; Bảo hiểm y tế : số tiền bảo hiểm y tế mà giáo viên phải đóng; Thưởng; Thu nhập thêm (Lương làm thêm giờ): tiền lương giáo viên được hưởng; Tổng lĩnh: Mức lương dựa vào lương cơ bản và số ngày làm việc của giáo viên; Tạm ứng (Lương tạm ứng): thể hiện lương đã tạm ứng cho giáo viên trong tháng; Còn lại (Lương còn lại); Ngày thanh toán (Ngày thanh toán); Ký nhận; III.2.3 Thực thể 3: Thành tích (bảng thành tích của giáo viên trong trường) Mã giáo viên: là thuộc tính khoá; Kỳ học; Năm học; Thành tích; Thưởng: Mức tiền thưởng tương ứng; III.2.4 Thực thể 4: Chức vụ (chức vụ của giáo viên); Chức vụ (Tên chức vụ); Hệ số chức vụ; III.2.5 Thực thể 5: Bậc lương Bậc lương; Hệ số lương: hệ số lương tương ứng với bậc lương; III.2.6 Thực thể 6: Bảng chấm công (Bảng chấm công của giáo viên trong tháng); Tháng; Mã giáo viên; Giờ dạy thêm giờ (Số giờ làm thêm) III.2.7 Thực thể 7: Danh sách nâng lương (Bảng danh sách nâng lương) Mã giáo viên; Ngày : Ngày có quyết định nâng lương; Hệ số lương cũ; Hệ số lương mới; III.2.8 Thực thể 8: Phân lớp (Bảng phân công công tác cho mỗi giáo viên trong năm học) Mã giáo viên: là khoá chính, Lớp; Khối; Năm học; III.2.9 Thực thể 9: User (Bảng lưu thông tin của người sử dụng); UserName : Tên người dùng; Password : Mật khẩu truy cập của người dùng; Group : Nhóm đối tượng người dùng; III.3 MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT III.3.1 Mô hình thực thể liên kết III.3.2 Phân tích mối quan hệ giữa các bảng: Bảng HSGV để lưu trữ các thông tin về hồ sơ của giáo viên như: họ và tên, nơi ở hiện tại, ngày vào biên chế, trình độ, chức vụ hiện tại,... Bảng ChucVu: dùng để thể hiện chức vụ của mỗi cán bộ giáo viên. Bảng này có quan hệ 1–n với bảng HSGV vì một chức vụ có thể có nhiều giáo viên. Bảng BangLuong để lưu trữ các thông tin về lương của cán bộ giáo viên, có quan hệ 1– n với bảng HSGV vì trong một bảng lương có nhiều giáo viên. Bảng PhanLop để lưu trữ thông tin về sự phân công lớp dạy cho mỗi giáo viên trong năm học đó. Bảng này có quan hệ 1–1 với bảng HSGV vì ở trường tiểu học thì mỗi giáo viên phụ trách một lớp và dạy tất cả các môn học của lớp đó. Bảng ThanhTich: dùng để lưu thành tích của một giáo viên trong kỳ học, năm học đó. Bảng này có liên kết 1 – n vì nhiều giáo viên có thể có cùng một thành tích như: cùng xếp một loại thành tích. Bảng TrinhDo: dùng để chỉ trình độ của một giáo viên. Bảng này có quan hệ 1–n với bảng HSGV vì có thể có nhiều giáo viên có cùng một trình độ. Bảng BacLuong: dùng để thể hiện bậc lương của cán bộ giáo viên. Bảng này có quan hệ 1– n với bảng HSGV vì có thể có nhiều giáo viên có cùng một bậc lương. Bảng BangChamCong: dùng để thể hiện việc chấm công cho mỗi giáo viên trong mỗi tháng. Bảng này có quan hệ 1–n với bảng HSGV vì trong mỗi bảng chấm công có nhiều giáo viên. Bảng DSNangLuong: dùng để lưu trữ thông tin có quyết định nâng lương của cán bộ giáo viên qua các năm. Bảng này có quan hệ 1–n với bảng HSGV vì trong một bảng danh sách nâng lương sẽ có nhiều giáo viên. III.3.3 Mô tả chi tiết : a. Bảng: HSGV (Bảng hồ sơ giáo viên) Mục đích: Bảng hồ sơ giáo viên dùng để lưu trữ các thông tin về giáo viên STT Tên trường Kiểu Kích thước Khoá chính Diễn giải 1 Ma_GV Text 2 * Mã giáo viên 2 Hoten Text 30 Họ và tên giáo viên 3 Diachi Text 50 Chỗ ở hiện tại của giáo viên 4 Ngaysinh Date Ngày sinh 5 Gioitinh Yes/No Giới tính 6 Trinhdo Text 5 Trình độ 7 Dantoc Text 10 Dân tộc 8 Quequan Text 50 Quê quán 9 NgayVaoLam Date Ngày vào làm 10 NgayBChe Date Ngày vào biên chế 11 Đang vien Yes/No Đảng viên 12 LCB Double Mức lương cơ bản 13 BacLuong Text 10 Bậc lương 14 ChucVu Text 15 Chức vụ 15 SoSBH Text 10 Số sổ bảo hiểm 16 XepLoai Text 10 Xếp loại b. Bảng: BangLuong (Bảng lương) Mục đích: Bảng lương dùng để lưu trữ các thông tin về lương của từng cán bộ giáo viên trong trường. STT Tên trường Kiểu Kích thước Khoá chính Diễn giải 1 MaBLuong Text 10 * Mã bảng lương 2 Ma_GV Text 3 Mã giáo viên 3 HSL Number Decimal Hệ số lương 4 HSKV Number Decimal Hệ số khu vực 5 HSCV Number Decimal Hệ số chức vụ 6 TongMucLuong Number Double Tổng mức lương 7 UuDai Number Double Ưu đãi 8 BHXH Number Double Bảo hiểm xã hội 9 BHYT Number Double Bảo hiểm y tế 10 Thuong Number Double Thưởng 11 TNThem Number Double Lương làm thêm 12 TongLinh Number Double Tổng lĩnh 13 TamUng Number Double Tạm ứng 14 ConLai Number Double Còn lại 15 NgayTT Date Double Ngày thanh toán 16 KyNhan Yes/No Ký nhận c. Bảng: ThanhTich (Bảng xếp loại thành tích) Mục đích: Bảng thành tích dùng để lưu trữ các thông tin về thành tích và xếp loại thành tích của từng cán bộ công nhân viên trong kỳ học, năm học và căn cứ vào đó để tính thưởng cho từng nhân viên. STT Tên trường Kiểu Kích thước Khoá chính Diễn giải 1 XepLoai Text 10 * Xếp loại 2 KyHoc Text 5 Kỳ học 3 NamHoc Text 10 Năm học 4 Thuong Number Double Thưởng d. Bảng: ChucVu (Bảng chức vụ) Mục đích: Dùng để thể hiện chức vụ của mỗi cán bộ giáo viên. STT Tên trường Kiểu Kích thước Khoá chính Diễn giải 1 ChucVu Text 15 * Chức vụ 2 HSCV Number Decimal Hệ số chức vụ e. Bảng: BangChamCong (Bảng chấm công) Mục đích: Dùng để thể hiện việc chấm công cho mỗi giáo viên trong mỗi tháng STT Tên trường Kiểu Kích thước Khoá chính Diễn giải 1 MaBCCong Text 10 * Mã bảng chấm công 2 Ma_GV Text 3 Mã giáo viên 3 SoNgayLV Number Byte Số ngày làm việc của giáo viên 4 SoNgayNghi Number Byte Số ngày nghỉ của giáo viên 5 DayTG Number Byte Số giờ dạy thêm của giáo viên 6 LuongDayTG Number Double Số tiền dạy thêm giờ f. Bảng: BacLuong (Bảng bậc lương) Mục đích: Dùng để thể hiện bậc lương của cán bộ giáo viên. STT Tên trường Kiểu Kích thước Khoá chính Diễn giải 1 BacLuong Text 10 * Bậc lương 2 HSL Number Decimal Hệ số lương g. Bảng: PhanLop (Bảng phân lớp) Mục đích: Để lưu trữ thông tin về sự phân công lớp dạy cho mỗi giáo viên trong năm học đó STT Tên trường Kiểu Kích thước Khoá chính Diễn giải 1 Ma_GV Text 3 * Mã giáo viên 2 Lop Text 3 Mã lớp 3 Khoi Text 3 Khối 4 NamHoc Text 10 Năm học h. Bảng: DSNangLuong (Bảng danh sách nâng lương) Mục đích :Dùng để lưu trữ thông tin có quyết định nâng lương của cán bộ giáo viên qua các năm STT Tên trường Kiểu Kích thước Khoá chính Diễn giải 1 QDNangLuong Text 10 * Quyết định nâng lương số 2 Ma_GV Text 10 Mã giáo viên 3 Ngay Date Ngày được nâng lương 4 HSLCu Number Decimal Hệ số lương cũ HSLMoi Number Decimal Hệ số lương mới i. Bảng: USER (Bảng người sử dụng) Mục đích : Dùng để lưu trữ thông tin về người sử dụng STT Tên trường Kiểu Kích thước Khoá chính Diễn giải 1 UserName Text 10 * Tên người dùng 2 Password Text Mật khẩu 3 Group Number Decimal Nhóm người dùng CHƯƠNG IV: CÔNG CỤ CÀI ĐẶT IV.1 CÔNG CỤ LẬP TRÌNH IV.1.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access: Access là thành phần của bộ phần mềm xử lý văn phòng nổi tiếng trên thế giới Microsoft Office của hãng Microsoft. Cấu trúc của một cơ sở dữ liệu Access : Table (bảng): là đối tượng dùng để lưu cơ sở dữ liệu. Một bảng bao gồm các cột (hay gọi là các trường FIELDS) và các hàng (hay còn gọi là các bản ghi RECORD). Query (Truy vấn): là đối tượng dùng để trích rút dữ liệu từ bảng theo những điều kiện xác định và tính toán dữ liệu cho các bảng. Form (Biểu mẫu): là đối tượng được thiết kế để nhập hoặc hiển thị dữ liệu và tạo giao diện với người sử dụng bằng các công cụ điều khiển. Macro : là đối tượng tạo ra một hoặc nhiều hành động thao tác với các đối tượng trong cơ sở dữ liệu mà Access sẽ thực hiện tự động mỗi lần khi chạy. Module : là đối tượng chứa các thủ tục và hàm được lập trình bằng ngôn ngữ Access Basic để xử lý tự động. Lý do chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access: Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu rất phù hợp cho công tác quản lý công tác văn phòng của các cơ quan. Các thao tác khi làm việc với Access cũng gần giống như thao tác với các ứng dụng gần gũi khác như Word, Excel. IV.1.2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic: Giới thiệu đôi nét về Visual Basic: Dùng VB6 là cách nhanh và tốt nhất để lập trình cho Microsoft Windows. Cho dù bạn là chuyên nghiệp hay mới mẻ đối với chương trình Windows, VB6 sẽ cung cấp cho bạn một bộ công cụ hoàn chỉnh để đơn giản hóa việc triển khai lập trình ứng dụng cho MSWindows. Phần "Visual" đề cập đến phương phàp được sử dụng để tạo giao diện đồ họa người dùng (Graphical User Interface hay viết tắc là GUI). Visual Basic được xem là một công cụ phát triển phần mềm, một ngôn ngữ lập trình phổ dụng nhất hiện nay của hãng Microsoft. Visual Basic đã được nâng cấp ngày càng mạnh hơn, tối ưu hơn, thân thiện hơn. Bắt đầu từ phiên bản Visual Basic 1.0. Đến phiên bản 3.0 Visual Basic đã bổ sung các cách thức đơn giản để điều khiển các cơ sở dữ liệu mạnh nhất sẵn có. Visual Basic 4.0 lại bổ sung thêm hỗ trợ phát triển 32 bit và bắt đầu tiến trình chuyển Visual Basic thành một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Visual Basic 5.0 đã bổ sung khả năng tạo các tập tin thi hành thực sự, thậm chí có khả năng tạo các điều khiển riêng. Và phiên bản Visual Basic 6.0 đã hoàn thiện hơn rất nhiều và là công cụ lập trình cơ sở dữ liệu, thiết kế Web và lập trình Internet,… Lý do chọn ngôn ngữ lập trình Visual Basic: Visual Basic là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và có sẵn những bộ phận hình ảnh, gọi là controls hỗ trợ rất nhiều cho người sử dụng thiết kế giao diện dễ dàng, đẹp mắt và hiệu quả. Do đó lập trình bằng ngôn ngữ Visual Basic tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với các ngôn ngữ lập trình khác khi xây dựng cùng một ứng dụng. Visual Basic có thể dịch ra tập tin .EXE, tăng tính bảo mật mã nguồn chương trình và dữ liệu. Tập tin đã dịch ra .EXE có thể cài đặt và chạy trên các máy tính độc lập mà không cần cài đặt Visual Basic. Có thể kết nối và xử lý dữ liệu từ các hệ quản trị dữ liệu khác như Access,Excel, FoxPro, SQL Server,… Với Visual Basic người dùng có thể dễ dàng xây dựng các ứng dụng quản lý như: quản lý nhân sự, quản lý bán hàng, quản lý học sinh, quản lý điểm,… Visual Basic có khả năng kết hợp các thư viện liên kết động DLL (Dynamic Link Library). DLL chính là phần mở rộng cho Visual Basic, tức là ta có thể viết thêm DLL phụ trợ khi xây dựng một ứng dụng nào đó có một số yêu cầu nào đó mà Visual Basic chưa đáp ứng đủ. IV.2 Thiết kế MENU Quản lý hồ sơ giáo viên Cập nhật hồ sơ giáo viên Cập nhật bảng phân lớp Cập nhật lịch công tác Tìm kiếm Tìm kiếm theo bảng lương Tìm kiếm theo hồ sơ giáo viên Báo cáo Báo cáo hồ sơ giáo viên Báo cáo bảng thành tích Báo cáo lịch công tác Báo cáo bảng chấm công Báo cáo danh sách nâng lương Báo cáo bảng lương Hệ thống Đăng nhập hệ thống Đăng kí người dùng mới Đổi mật khẩu Hòm thư góp ý Thoát Quản lý lương Cập nhật bảng chấm công Cập nhật bảng thành tích Cập nhật bảng lương Cập nhật danh sách nâng lương Trợ giúp Cách sử dụng chương trình Thông tin chương trình Caculator IV.3 MỘT SỐ GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH IV.3.1 Phân quyền người dùng a. Người dùng là "Ban giám hiệu": Trong Form "Tạo người dùng mới" không có nút "Xóa", do người dùng là "Ban giám hiệu" không được xóa thông tin người dùng. Trên Menu, "Cập nhật danh sách nâng lương" và "Cập nhật bảng lương" bị ẩn đi đối với người dùng là "Ban giám hiệu" do hai chức năng này không thuộc quyền của người dùng là "Ban giám hiệu". b.Người dùng là "Admin": Đối với người dùng là "Admin" thì trong Form "Tạo người dùng mới" có nút "Xóa" do với đối tượng người dùng là người quản trị hệ thống thì được phép xóa thông tin người dùng và không được phép "Cập nhật dữ liệu", "Tra cứu thông tin" và xem "Báo cáo". IV. 3.2 Một số Form chính: Form: Đăng nhập hệ thống Form: Cập nhật hồ sơ giáo viên Form cập nhật hồ sơ giáo viên cho biết những thông tin về giáo viên như: mã giáo viên, họ tên giáo viên, điạ chỉ, ngày sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, trình độ chức vụ, ngày vào biên chế đảng viên, số sổ bảo hiểm, lương cơ bản, bậc lương, xếp loại… Các nút - nút thêm mới dùng để thêm các thông tin về giáo viên mới. - nút sửa đổi dùng để sửa các thông tin trong hồ sơ khi muốn thay đổi. - nút xóa dùng để xóa bỏ những thông tin muốn xóa. - nút hủy dùng để hủy các thông tin đang nhập ma không muốn lưu lại hệ thống - nút thoát dùng để thoát khi muốn ra khỏi chương trình. Form: Cập nhật bảng thành tích Form cập nhật thành tích đưa ra các thông tin về mã giáo viên xếp loại và thưởng. Các nút - nút thêm mới dùng để thêm các thông tin về giáo viên. - nút sửa đổi dùng để sửa các thông tin trong hồ sơ khi muốn thay đổi. - nút xóa dùng để xóa bỏ những thông tin muốn xóa. - nút hủy dùng để hủy các thông tin đang nhập ma không muốn lưu lại hệ thống - nút thoát dùng để thoát khi muốn ra khỏi chương trình. Form Lịch công tác Form: Tra cứu thông tin hồ sơ giáo viên Form tra cứu thông tin hồ sơ giáo viên đưa ra các thông tin tra cứu: như tra cứu theo mã giáo viên, họ tên, năm sinh, giới tính, dân tộc, trình độ, ngày vào biên chế, đảng viên và các thông tin tra cứu theo and, or. Trong form này còn đưa ra được chức năng tìm kiếm theo thông tin giáo viên như tìm kiếm theo tên, theo mã giáo viên, theo ngày sinh, giới tính, quê quán… Form: Tra cứu theo lương cán bộ giáo viên Form tra cứu theo lương cán bộ giáo viên đưa ra các thông tin về điều kiện tra cứu như tra cứư theo tên giáo viên, theo mã giáo viên, theo bậc lương…theo and, or. Đồng thời form này còn cho biết các chức năng chính của việc tra cứu đó là chức năng tìm kiếm có thể tìm kiếm theo tên giáo viên, theo tháng, theo hệ số lương…. Form: Cập nhật bảng lương tháng Form cập nhật bảng lương tháng đưa ra các thông tin về lương của giáo viên như thông tin về mã giáo viên, hệ số lương, hệ số khu vực, tổng mức lương bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, tổng lĩnh, tạm ứng, còn lại,ký nhận ngày thanh toán… Các nút - nút thêm mới dùng để thêm các thông tin . - nút sửa đổi dùng để sửa các thông tin trong hồ sơ khi muốn thay đổi. - nút xóa dùng để xóa bỏ những thông tin muốn xóa. - nút hủy dùng để hủy các thông tin đang nhập mà không muốn lưu lại hệ thống KẾT LUẬN Kết quả đã đạt được của đề tài: Để hoàn thành một ứng dụng quản lý nói chung hay một chương trình quản lý nhân sự nói riêng cần rất nhiều thời gian và công sức. Sau một thời gian cố gắng hết sức thì chương trình của em đã hoàn thành và cũng đã đáp ứng được phần nào những đòi hỏi của hệ thống quản lý nhân sự trường tiểu học Chấn Thịnh. Chương trình đã tự động hóa một phần các thao tác thủ công và đưa ra các thông tin một cách nhanh chóng, chính xác. Khi sử dụng người dùng chỉ cần nhập dữ liệu, chương trình sẽ tự động tính toán và tổng hợp các thông tin cần thiết theo yêu cầu. Qua tìm hiểu phân tích và xây dựng hệ thống quản lý nhân sự trường tiểu học Chấn Thịnh đã đạt được những điểm cụ thể như sau: Tìm hiểu, dánh giá đúng thực trạng của hệ thống quản lý nhân sự trường tiểu học Chấn Thịnh. Tìm ra được mô hình hoạt động nhằm nâng cấp, thay đổi hoạt động cũ mà vẫn đảm bảo yêu cầu nghiệp vụ của hệ thống. Xây dựng được một ứng dụng đáp ứng nhanh chóng, chính xác các yêu cầu của người sử dụng. Những hạn chế của chương trình: Mặc dù đã có nhiều cố gắng song chỉ trong một thời gian có hạn nên chương trình của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót như: Chưa có tính chuyên nghiệp cao. Chưa giải quyết trọn vẹn những vấn đề nảy sinh trong công tác quản lý. Hướng phát triển đề tài: Đây là một ứng dụng mang tính thực tế nên chương trình được xây dựng đáp ứng được một số những yêu cầu cơ bản của hệ thống. Em sẽ cố gắng tiếp tục hoàn thiện để chương trình sẽ được sử dụng trong thực tế và từ đó nhờ những phản ánh của người sử dụng. Em rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của quý trường tiểu học Chấn Thịnh, của các thầy cô giáo và của bạn bè để chương trình hoàn thiện hơn. Kết luận: Qua tìm hiểu nghiên cứu em thấy được tính thiết thực và nhu cầu ứng dụng của hệ thống, được sự đồng ý của Bộ môn và sự ủng hộ và hướng dẫn nhiệt tình của cô Tống Minh Ngọc em đã nhận đề tài "Quản lý nhân sự trường tiểu học Chấn Thịnh". Hệ thống đã đáp ứng được một phần yêu cầu của hệ thống quản lý Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô Tống Minh Ngọc, các thầy cô giáo đã dạy em trong những năm học tại trường đã nhiệt tình giúp đỡ và ủng hộ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 03 năm 2008 Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thu Hiền Lớp: K7 CNTT - Mỹ Đình Tài liệu tham khảo 1. Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin Tác giả: Nguyễn Văn Ba Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội 2. Nhập môn cơ sở dữ liệu quan hệ Tác giả: Lê Tiến Vương Nhà xuất bản thống kê 3. Tự học lập trình Visual Basic 6.0 Tác giả: Đậu Quang Tuấn Nhà xuất bản trẻ 4. Visual Basic cho sinh viên và kỹ thuật viên khoa Công nghệ thông tin Tác giả: Đinh Xuân Lâm Nhà xuất bản thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQL18.doc