Đề tài Cận thị giả ở học sinh tiểu học – Trần Thị Dung

Tài liệu Đề tài Cận thị giả ở học sinh tiểu học – Trần Thị Dung: 18 CẬN THỊ GIẢ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TRẦN THỊ DUNG Viện Y học lao động TÓM TẮT Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 1181 học sinh ở trườngTiểu học Mai Động Hà Nội, với mục tiêu bước đầu xác định tỷ lệ cận thị giả ở học sinh tiểu học. Học sinh được thăm khám theo phương pháp đo khúc xạ chủ quan, sau đó được tra thuốc liệt điều tiết để đo khúc xạ khách quan. Kết quả: Chỉ xét riêng đối với 329 mắt được chẩn đoán là cận thị theo phương pháp chủ quan sau khi làm liệt điều tiết khám lại bằng phương pháp khách quan thì chỉ còn có 43,6% (142 mắt) là cận thị thật. Số còn lại có 15,2%(50 mắt) trở về chính thị, 5,78%(19 mắt) viễn thị và 35,87% (118) mắt loạn thị. Như vậy là có một tỷ lệ cận thị giả là 20,98%. Kết luận: Cận thị giả chỉ xuất hiện ở những mắt có mức cận thị nhỏ hơn 2D, tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ cận thị giả càng cao. Từ khoá: cận thị giả, tật khúc xạ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình tật khúc xạ ngày càng gia tăng, số lượng học ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Cận thị giả ở học sinh tiểu học – Trần Thị Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 CẬN THỊ GIẢ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TRẦN THỊ DUNG Viện Y học lao động TÓM TẮT Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 1181 học sinh ở trườngTiểu học Mai Động Hà Nội, với mục tiêu bước đầu xác định tỷ lệ cận thị giả ở học sinh tiểu học. Học sinh được thăm khám theo phương pháp đo khúc xạ chủ quan, sau đó được tra thuốc liệt điều tiết để đo khúc xạ khách quan. Kết quả: Chỉ xét riêng đối với 329 mắt được chẩn đoán là cận thị theo phương pháp chủ quan sau khi làm liệt điều tiết khám lại bằng phương pháp khách quan thì chỉ còn có 43,6% (142 mắt) là cận thị thật. Số còn lại có 15,2%(50 mắt) trở về chính thị, 5,78%(19 mắt) viễn thị và 35,87% (118) mắt loạn thị. Như vậy là có một tỷ lệ cận thị giả là 20,98%. Kết luận: Cận thị giả chỉ xuất hiện ở những mắt có mức cận thị nhỏ hơn 2D, tuổi càng nhỏ thì tỷ lệ cận thị giả càng cao. Từ khoá: cận thị giả, tật khúc xạ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình hình tật khúc xạ ngày càng gia tăng, số lượng học sinh đeo kính ngày càng nhiều đã đặt ra một thách thức cho ngành y tế học đường đặc biệt chuyên ngành mắt phải làm thế nào để có phương pháp phát hiện nhanh kịp thời, nhưng phải chính xác và loại trừ được các tật cận thị giả do co quắp điều tiết giúp cho các em có hướng điều trị đúng đắn. Do cơ quan thị giác ở trẻ em có đặc điểm riêng- khả năng điều tiết rất lớn, kết hợp tâm lý chưa ổn định nên việc thăm khám tật khúc xạ ở trẻ em đặc biệt ở lứa tuổi tiểu học không đơn giản, nhanh chóng như ở người lớn. Theo Lê Anh Triết “Việc phát hiện và điều chỉnh tật khúc xạ ở lứa tuổi này là rất quan trọng và cần phải được nhỏ thuốc làm liệt điều tiết để đo khúc xạ chính xác với soi bóng đồng tử [5]. Trước đây các nghiên cứu tật khúc xạ ở cộng đồng đa số chỉ dừng ở phương pháp khám khúc xạ chủ quan, lý do chủ yếu là sử dụng thuốc liệt điều tiết thời gian phục hồi lâu và đòi hỏi kỹ thuật viên chuyên ngành có kinh nghiệm soi bóng đồng tử. Vì vậy ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, khó áp dụng trong khám khúc xạ tại các trường học. Gần đây đã có thuốc làm liệt điều tiết phục hồi nhanh, máy khúc xạ kế ra đời, một số tác giả đã nghiên cứu các phương pháp khám khúc xạ khách quan bằng các thuốc làm liệt điều tiết phục hồi nhanh. Các tác giả đều cho rằng với các phương pháp khám khúc xạ khác nhau thì cho các kết quả khác nhau, và cũng đã đề cập đến tình trạng co quắp điều tiết song chưa đưa ra con số cụ thể [2,3,4] Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi tiến hành đề tài “Xác định tỷ lệ cận thị giả do điều tiết ở học sinh một trường tiểu học tại Hà Nội”. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 19 2.1. Đối tượng Tất cả học sinh đang học tại trường tiểu học Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội 2.2. Phương pháp - Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. - Cỡ mẫu nghiên cứu: 1181 học sinh. - Phương pháp tiến hành * Bước 1: Thử thị lực: Thị lực 9/10 trở lên: được coi là bình thường. Khi thị lực 8/10 trở xuống cho thử qua kính lỗ: + Nếu thị lực qua kính lỗ không tăng cho khám mắt và soi đáy mắt + Nếu thị lực qua kính lỗ tăng, cho thử kính theo phương pháp chủ quan để xác định tật khúc xạ. * Bước 2: + Đo khúc xạ kế tự động, lưu kết quả vào phiếu khám. + Làm liệt điều tiết bằng nhỏ Cyclogyl 1% x 3 lần. + Đo lại khúc xạ bằng khúc xạ kế tự động, lưu lại kết quả vào phiếu khám. + Đo khúc xạ khách quan bằng máy soi bóng đồng tử cầm tay ghi lại kết quả vào phiếu khám. + Khám đáy mắt cho tất cả các trường hợp này 2.3. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học chương trình SPSS và Exel. III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung Bảng 1. Tỷ lệ nam nữ theo khối Giới Khối Nam Nữ Tổng số n % n % n % 1 (7 tuổi) 111 49,45 113 50,55 224 100 2 (8 tuổi) 106 44,17 134 55,83 240 100 3 (9 tuổi) 113 50,00 113 50,00 226 100 4 (10 tuổi) 145 54,95 124 45,05 269 100 5 (11 tuổi) 120 54,05 102 45,95 222 100 Tổng số 595 50,40 586 49,60 1181 100 Tổng số khám: 1181 học sinh với 2362 mắt, trong đó: Nam: 50,4%, nữ: 49,6%. Tỷ lệ nam, nữ và tỷ lệ giữa các lứa tuổi được chọn trong nhóm nghiên cứu tương đối đồng nhất không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê (p>0,05). 3.2. Tình hình thị lực Bảng 2. Mức độ giảm thị lực không kính phân bố theo khối lớp (n = 2362 mắt) Khối (Lớp) Thị lực <0,05 0,05-0,3 0,4-0,8 Số mắt TL giảm >0,8 Tổng số 1 n 0 7 49 56 392 448 % 0 1,56 10,94 12,5 87,5 18,97 2 n 2 14 35 51 429 480 20 % 0,.42 2,92 7,29 10,62 89,38 20,32 3 n 0 39 47 86 366 452 % 0 8,63 10,4 19,03 80,97 19,14 4 n 2 63 79 144 394 538 % 0,37 11,71 14,68 26,77 73,23 22,78 5 n 1 78 60 139 305 444 % 0,23 17,57 13,.51 31,31 68,69 18,8 Tổng số n 5 201 270 476 1886 2362 % 0,21 8,51 11,43 20,15 79,85 100 p = 0.0059 (mức giảm thị lực giữa khối 1 và khối 5) Có 476 mắt (20,15%) thị lực giảm ≤0,8. Tỷ lệ mắt giảm thị lực từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 có xu hướng tăng dần, loại mức thị lực (0,05-0,3) khối lớp 1 (1,56%) đến khối lớp 5 (17,57%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3. Thị lực với kính đang đeo (n=70 mắt) Thị lực 0,05 0,4-0,5 0,6-0,8 >0,8 Tổng < ĐNT3m n 1 0 0 0 1 % 100 0 0 0 100 ĐNT 3m – 3/10 n 3 8 22 25 58 % 5,17 13,79 37,93 43,10 100 >3/10 – 5/10 n 0 1 5 5 11 % 0 9,09 45,45 45,45 100 Tổng n 4 9 27 30 70 % 5,71 12,86 38,57 42,86 100 Có 70 mắt đã được dùng kính trên tổng số mắt có tật khúc xạ 476 mắt. Trong 70 mắt này chỉ có 30 mắt là được đeo kính đúng số (là có thị lực tăng tối đa ≥0,8). 3.3. Tình hình khúc xạ Bảng 4. Kết quả khám khúc xạ theo phương pháp chủ quan (n=2362 mắt) Khúc xạ Khối Bình thườn g Số mắt TKX Cận thị Viễn thị Loạn cận Loạn viễn Loạn hỗn hợp Không phối hợp 1 (448) n 392 56 42 0 10 0 0 4 % 87,50 12,50 9,38 0,00 2,23 0 0 0,89 2 (480) n 429 51 36 1 14 0 0 0 % 89,38 10,63 7,50 0,21 2,92 0 0 0,00 3 (452) n 366 86 65 2 17 1 0 1 % 80,97 19,03 14,38 0,44 3,76 0,22 0 0,22 4 (538) n 394 144 117 0 23 0 0 4 % 73,23 26,77 21,75 0,00 4,28 0 0 0,74 21 5 (444) n 305 139 123 0 13 0 2 1 % 68,69 31,31 27,70 0,00 2,93 0,00 0,45 0,23 Tổng (2362) n 1886 476 383 3 77 1 2 10 % 79,85 20,15 16,22 0,13 3,26 0,04 0,08 0,42 - Tổng số mắt bị tật khúc xạ 476/2362 mắt (20,15%), gặp chủ yếu là cận thị 383/476 mắt (80,46%), viễn thị rất ít có 3/476 mắt (0,63%), loạn thị 80/476 (16,8%). - Tỷ lệ cận cũng có xu hướng tăng dần theo khối. Tỷ lệ cận thị của khối lớp 1 là 9,38% và khối lớp 5 là 27,70%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. - Kết quả trên tương đương với tác giả Nguyễn Thị Nhung [3] và cũng phù hợp với nhận định của các nghiên cứu khác cho rằng tật khúc xạ tăng dần theo cấp học [2,3,4,5,6] Bảng 5. Kết quả đo khúc xạ kế tự động sau liệt điều tiết (n=466 mắt) Khúc xạ Khối Bình thườn g Không phối hợp Trở về chính thị Số mắt TKX Cận thị Viễn thị Loạn cận Loạn viễn Loạn hỗn hợp 1 (448) n 392 4 9 43 21 7 6 4 5 % 87,50 0,89 2,01 9,60 4,69 1,56 1,34 0,89 1,12 2 (480) n 429 0 6 45 17 9 11 5 3 % 89,38 0,00 1,25 9,38 3,54 1,88 2,29 1,04 0,63 3 (452) n 366 1 8 77 48 7 14 8 0 % 80,97 0,22 1,77 17,04 10,62 1,55 3,10 1,77 0,00 4 (538) n 394 4 17 123 91 8 15 2 7 % 73,23 0,74 3,16 22,86 16,91 1,49 2,79 0,37 1,30 5 (444) n 305 1 8 130 100 3 20 4 3 % 68,69 0,23 1,80 29,28 22,52 0,68 4,50 0,90 0,68 Tổng (2362) n 1886 10 48 418 277 34 66 23 18 % 79,85 0,42 2,03 17,70 11,73 1,44 2,79 0,97 0,76 - Tỷ lệ đối tượng có tật khúc xạ lúc này là 418/2362 mắt (17,70%). Đặc biệt có tới 48/418 mắt (11,46%) được trở về chính thị, trong đó số mắt cận thị là nhiều nhất 277/418 mắt (66,11%), số mắt viễn thị tăng 34/418 mắt (8,11%), loạn thị 107/418 mắt (25,6%). - Tỷ lệ cận thị cũng có xu hướng tăng dần từ khối lớp 1(4,96%) lên khối lớp 5 (22,52%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này cũng phù hợp với các nhận xét của các tác giả khác: “với các phương pháp khám khúc xạ khác nhau cho các kết quả khác nhau”[2,3,4,5,6] Bảng 6. Kết quả khám khúc xạ theo phương pháp Soi bóng đồng tử sau liệt điều tiết 22 (n=466 mắt) Khúc xạ Khối Bình thường Không phối hợp Trở về BT Số mắt TKX Cận thị Viễn thị Loạn cận Loạn viễn Loạn hỗn hợp 1 (448) n 392 4 8 44 20 8 5 7 4 % 87,50 0,89 1,79 9,82 4,46 1,79 1,12 1,56 0,89 2 (480) n 429 0 6 45 18 9 10 5 3 % 89,38 0,00 1,25 9,38 3,75 1,88 2,08 1,04 0,63 3 (452) n 366 1 7 78 48 8 13 7 2 % 80,97 0,22 1,55 17,26 10,62 1,77 2,88 1,55 0,44 4 (538) n 394 4 17 123 91 8 14 2 8 % 73,23 0,74 3,16 22,86 16,91 1,49 2,60 0,37 1,49 5 (444) n 305 1 8 130 88 3 30 5 4 % 68,69 0,23 1,80 29,50 19,82 0,68 6,76 1,13 0,90 Tổng (2362) n 1886 10 46 420 265 36 72 26 21 % 79,85 0,42 1,95 17,82 11,22 1,52 3,05 1,10 0,89 - Tỷ lệ có tật khúc xạ là 420mắt/2362 mắt (17,82%), cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất 265/420mắt (62,95%). Số mắt viễn thị tăng 36/420mắt (8,55%), loạn thị 120 mắt/420 (28,50%) và đặc biệt có tới 46/420 mắt (10,93%) được trở về chính thị. - Tỷ lệ cận thị cũng tăng từ khối lớp 1 (4,46%) lên khối lớp 5 (19,82%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.4. Tình hình TKX theo phương pháp chủ quan và khách quan Bảng 7: So sánh kết quả khám của phương pháp chủ quan và khách quan Loại khúc xạ Trước liệt điều tiết Sau liệt điều tiết Thử kính Đo khúc xạ máy Soi bóng đồng tử n % n % n % Chính thị 0 0,00 48 10,30 46 9,87 Cận thị 383 82,19 277 59,44 265 56,87 Viễn thị 3 0,64 34 7,30 36 7,73 Loạn cận 77 16,52 66 14,16 72 15,44 Loạn viễn 1 0,21 23 4,94 26 5,58 Loạn hỗn hợp 2 0,43 18 3,86 21 4,51 Tổng 466 100 466 100 466 100 Sau liệt điều tiết bằng Cyclogyl để thăm khám khúc xạ khách quan bằng đo khúc xạ kế và soi bóng đồng tử, tỷ lệ mắt cận thị thấp hơn hẳn so với phương pháp khám khúc xạ chủ quan: từ 383 mắt (82,19%) xuống còn 277 mắt (59,44%) với đo khúc xạ tự động, 265 mắt (56,87%) với soi bóng đồng tử. Tỷ lệ số mắt viễn thị cao hơn (0,64% lên 7,73%. Tỷ lệ mắt trở về chính thị là 13,17%. So sánh giữa phương pháp chủ quan và khách quan thấy tỷ lệ cận thị khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê p<0,05, nhưng giữa kết quả của đo khúc xạ kế tự động và 23 soi bong đồng tử sau khi làm liệt điều tiết thì thấy kết quả khác nhau không có ý nghĩa thống kê p >0,05. Từ kết quả trên so với các nhận xét của các nghiên cứu khác trong và ngoài nước chúng tôi thấy phù hợp: - Kết quả khám khúc xạ tự động sau liệt điều tiết và khám khúc xạ soi bóng đồng tử sau liệt điều tiết là tương đương nhau [4,10] - Futol nghiên cứu thấy trước liệt điều tiết tỉ lệ loạn thị ở trẻ em là 9% nhưng sau liệt điều tiết tỷ lệ tăng lên đến 19%. ở Việt Nam nghiên cứu của Vũ Bích Thuỷ soi bóng đồng tử cũng thấy viễn thị cao hơn, tỷ lệ loạn thị cũng tăng hơn so với phương pháp thử kính [4] Bảng 8: Kết quả soi bóng đồng tử sau nhỏ Cyclogyl của những mắt cận thị theo phương pháp chủ quan (n = 329) Loại tật khúc xạ Kết quả soi bóng đồng tử Số lượng Tỷ lệ (%) Chính thị 50 15,20 Cận thị 142 43,6 Viễn thị 19 5,78 Loạn thị 118 35,87 Tổng 329 100,00 Có 329 mắt cận thị khi thử kính nhưng khi soi bóng đồng tử thì: Chỉ còn 142 mắt (43,6%) là cận thị thật sự. ở đây chúng ta thấy số mắt cận thị giảm đi, có một số mắt trở về viễn thị và chính thị chính là do hiện tượng co quắp điều tiết đã gây nên tình trạng cận thị giả. Khi khám bằng phương pháp chủ quan đã không loại trừ được điều tiết nên đã chẩn đoán nhầm là cận thị. Khi khám lại bằng phương pháp khách quan làm liệt cơ thể mi, cơ thể mi nhả điều tiết và mắt đang ở tình trạng cận thị trở về chính thị và viễn thị. Như vậy, tỷ lệ cận thị giả tương đối lớn (20,98%). ở đây có một số mắt trở về loạn thị thực chất cũng chỉ là cận thị, viễn thị mà thôi bởi vì khi thử kính với những mắt loạn thị đơn chúng ta chỉ cần đặt kính cầu thích hợp thì thị lực đã tăng tối đa. Khi đo khúc xạ kế hoặc soi bóng đồng tử thì độ loạn thị nhỏ nhất cũng vẫn thể hiện. Bảng 9. Sự thay đổi loại tật khúc xạ sau liệt điều tiết theo độ cận của những mắt cận thị chủ quan (n=329) Loại tật khúc xạ Mức độ cận thị chủ quan Tổng <2D ≥2D Chính thị n 50 0 50 % 20,70 0 15,20 Cận thị n 81 61 142 % 33,60 69,30 43,20 Viễn thị n 19 0 19 24 % 7,90 0 5,80 Loạn thị n 91 27 118 % 37,80 30,70 35,90 Tổng n 241 88 329 % 100,0 100,0 100,0 Mắt cận thị dưới 2D độ có sự thay đổi về chính thị và viễn thị nhiều nhất. Bảng 10. Sự thay đổi khúc xạ sau liệt điều tiết của những mắt cận thị chủ quan phân bố theo tuổi (n=329) Chính thị Tật khúc xạ Cận thị Viễn thị Loạn thị Tổng n % n % n % n % n % 7 tuổi (n=33) 10 30,3 6 18,2 3 9,1 14 42,4 23 69,7 8 tuổi (=29) 4 13,8 7 24,1 4 13,8 14 48,3 25 86,2 9 tuổi (n=60) 12 20,0 27 45,0 4 6,7 17 28,3 48 80,0 10 tuổi (=102) 18 17,6 43 42,2 6 5,9 35 34,3 84 82,4 11 tuổi (n=105) 6 5,7 59 56,2 2 1,9 38 36,2 99 94,3 Tổng (n=329) 50 15,2 142 43,2 19 5,8 118 35,9 279 84,9 - Lứa tuổi càng thấp, sự thay đổi khúc xạ trước và sau liệt điều tiết càng lớn. Điều này thể hiện rõ nhất ở loại tật khúc xạ viễn thị và tỷ lệ số mắt trở về chính thị. Càng lên lớp lớn hơn, tỷ lệ cận thị càng cao và ngược lại tỷ lệ viễn thị càng thấp. V. KẾT LUẬN 329 mắt có tật cận thị ở phương pháp khám khúc xạ chủ quan được nhỏ thuốc liệt điều tiết để soi bóng đồng tử thì thấy tỷ lệ cận thị giảm còn 142 mắt (43,6%), 50 mắt trở về chính thị chiếm 15,20%, số mắt viễn thị tăng 19 mắt (5,78%), loạn thị 118 mắt (35,87%). Xét theo lứa tuổi thì thấy rằng lứa tuổi từ 7- 11 tuổi đều có sự thay đổi trở về chính thị và viễn thị nhưng càng ở độ tuổi lớn hơn thì tỷ lệ mắt cận thị trở về chính thị lại giảm dần (7 tuổi 30,3%, 11 tuổi 5,7%), ngược lại tuổi càng nhỏ thì số mắt cận thị trở về viễn thị càng nhiều. - Những mắt có độ khúc xạ nhỏ hơn 2D thay đổi trở về chính thị và viễn thị nhiều hơn (20,7%, 7,9%) những mắt trên 2D thì không có mắt nào thay đổi trở về chính thị và viễn thị. - Như vậy, có một tỷ lệ cận thị giả tương đối lớn gặp ở lứa tuổi tiểu học của trường chúng tôi nghiên cứu (20,98%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 1. NGUYỄN ĐỨC ANH (2001), “Quang học, khúc xạ và kính tiếp xúc” Nhà xuất bản đại học Quốc gia (tài liệu dịch), Hội nhãn khoa Mỹ 2. HÀ HUY TÀI (2000), “Tình hình tật khúc xạ ở học sinh phổ thông”, Nội san nhãn khoa số 3 Tr90-93 3. HÀ HUY TIẾN, NGUYỄN THỊ NHUNG và cộng sự (1994), “Tình hình thị lực và tật khúc xạ của học sinh nội ngoại thành Hà Nội” báo cáo khoa học - hội nghị ngành nhãn khoa. 4. VŨ BÍCH THUỶ (2000), “ Đánh giá các phương pháp xác định khúc xạ và điều chỉnh kính ở trẻ em” luận án tiến sĩ y học 5. LÊ ANH TRIẾT (1977), “Quang học lâm sàng và khúc xạ mắt” NXB Thành phố HCM, tr101-172;417-432 6. TRẦN HẢI YẾN và cs (2006), “Kết quả khảo sát khúc xạ ở học sinh đầu cấp tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí nhãn khoa số 7: 05 7. THEODORE GROSVENOR (1989) “Myopia: What can do about it clinically”, optometry an vision science, 66 (7), pp. 415 – 419. 8. MAUL E., BAROSO S., MUNOZ SR., et al. (2000), “Refractive error study in children: results from la Florida”, Chile. Am. J. Ophthalmol. 7: 89-98. 9. FULTOL et al. Cycloplegic refraction in infant and young children. Am.J.Opht. 8/1980,n02,239-247 10. ANDEA CIBIS TONGUE, TRADI R.GIN (1993), “Refractive errors and glasses for children”, Decision making in Ped Ophth, pp.186-187. SUMMARY THE STUDY OF PSEUDOMYOPIA AT THE PRIMARY SCHOOL IN HANOI Objectives and methods: a cross-sectional survey in 1181 pupils at Mai Đong primary school in HaNoi. Each pupil was measured with two refractometres methods: subjective method and objective method. Results: In subjective method, there are 329 eyes myopia. Using objective methol there ara only 142 (43,6%) myopia, hyperopia 19 (5,78%), astigmatism 118 (35,87%), and 15,2% (50 eyes) is emmetropia, so the pseudomyopia rate is up to 20,98% includes emmetropia and hypertropia. Conclusion: Pseudomyopia is only in eyes lower -2 D and more frequently in lower age. Key words: Pseudomyopia, refractive errors

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_can_thi_gia_o_hoc_sinh_tieu_hoc_tran_thi_dung.pdf
Tài liệu liên quan