Đề tài Ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên nồng độ LH và Testosterone ở nam giới vô sinh – Nguyễn Hoài Bắc

Tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên nồng độ LH và Testosterone ở nam giới vô sinh – Nguyễn Hoài Bắc: 84 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hoài Bắc, Đơn vị Nam học, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Email: drbac.uro@gmail.com Ngày nhận: 15/10/2018 Ngày được chấp thuận: 20/11/2018 ẢNH HƯỞNG CỦA GIÃN TĨNH MẠCH TINH LÊN NỒNG ĐỘ LH VÀ TESTOSTERONE Ở NAM GIỚI VÔ SINH Nguyễn Hoài Bắc1, Nguyễn Việt Anh2 1Bệnh viện Đại họcY Hà Nội; 2Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên nồng độ LH và testosterone huyết thanh ở những nam vô sinh. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có đối chứng trên 194 đối tượng, bao gồm 132 đối tượng thuộc nhóm bệnh và 62 thuộc nhóm chứng. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ testosterone huyết thanh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (17,6 ± 6,4 so với 16,2 ± 5,4; với p = 0,07). Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về nồng độ testosterone ở các phân nhóm giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Nồng độ testosterone ở phân nhóm testosterone < 12 (nmol/l) của nhóm bệnh ...

pdf9 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên nồng độ LH và Testosterone ở nam giới vô sinh – Nguyễn Hoài Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
84 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Hoài Bắc, Đơn vị Nam học, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Email: drbac.uro@gmail.com Ngày nhận: 15/10/2018 Ngày được chấp thuận: 20/11/2018 ẢNH HƯỞNG CỦA GIÃN TĨNH MẠCH TINH LÊN NỒNG ĐỘ LH VÀ TESTOSTERONE Ở NAM GIỚI VÔ SINH Nguyễn Hoài Bắc1, Nguyễn Việt Anh2 1Bệnh viện Đại họcY Hà Nội; 2Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên nồng độ LH và testosterone huyết thanh ở những nam vô sinh. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang có đối chứng trên 194 đối tượng, bao gồm 132 đối tượng thuộc nhóm bệnh và 62 thuộc nhóm chứng. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ testosterone huyết thanh giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (17,6 ± 6,4 so với 16,2 ± 5,4; với p = 0,07). Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về nồng độ testosterone ở các phân nhóm giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Nồng độ testosterone ở phân nhóm testosterone < 12 (nmol/l) của nhóm bệnh thấp hơn nhiều so với nhóm chứng (9,4 ± 1,6 (nmol/l) so với 10,8 ± 0,8 (nmol/l); với p = 0,013) nhưng nồng độ testosterone ở phân nhóm testosterone ≥ 12 (nmol/l) của nhóm bệnh lại cao hơn nhiều so với nhóm chứng (19,7 ± 5,3 (nmol/l) so với 17,0 ± 5,3 (nmol/l); với p = 0,001). Không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ LH giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Qua kết quả này chúng tôi nhận thấy, ở những nam giới vô sinh, ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên nồng độ LH và testosterone huyết thanh không rõ ràng. Ở phân nhóm testosterone < 12 (nmol/l) nồng độ testosterone trung bình ở nhóm bệnh thấp hơn ở nhóm chứng, nhưng ở phân nhóm testosterone ≥ 12 (nmol/l) nồng độ testosterone trung bình ở nhóm bệnh lại cao hơn nhóm chứng. Không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ LH ở phân nhóm LH < 8,6 (nmol/l) và LH ≥ 8,6 (nmol/l) giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Từ khóa: Giãn tĩnh mạch tinh, suy sinh dục, testosterone và LH I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giãn tĩnh mạch tinh là tình trạng giãn bất thường của các đám rối tĩnh mạch hình dây leo của hệ tĩnh mạch tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch tinh chiếm khoảng 10 - 15% dân số nói chung. Tỉ lệ này tăng lên đến 25 % ở quần thể nam giới vô sinh nguyên phát và tới 81% ở quần thề vô sinh thứ phát [1]. Trong khi các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên quá trình sinh tinh đã tương đối đồng nhất thì các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của bệnh lên nồng độ hormone sinh dục trong huyết thanh lại chưa rõ ràng. Một số tác giả cho rằng, giãn tĩnh mạch tinh làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone sinh dục tại tinh hoàn từ đó làm ảnh hưởng đến nồng độ LH và testosterone trong huyết thanh. Một nghiên cứu thử nghiệm so sánh với nhóm chứng là những người có khả năng sinh sản bình thường và không bị giãn tĩnh mạch tinh, nhóm tác giả cũng ghi nhận nồng độ testosterone thấp hơn ở nhóm giãn tĩnh mạch tinh có ý nghĩa thống kê (416 ± 156 so với 469 ± 192 ng/dL, p < 0,001) [2]. Tuy nhiên, những kết quả như trên lại không được ghi nhận trong một số nghiên cứu gần đây. Trong một nghiên cứu hồi cứu so sánh nồng độ các hormone sinh dục giữa nhóm giãn tĩnh mạch tinh và nhóm chứng, các tác giả nhận thấy không có sự khác biệt nào về nồng độ LH và testosterone giữa hai nhóm [3]. Một nghiên cứu khác trên quy mô lớn gồm TCNCYH 117 (1) - 2019 85 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 7035 nam giới trẻ khỏe mạnh thuộc 6 nước Châu Âu các tác giả cũng không nhận thấy sự khác biệt về nồng độ testosterone giữa nhóm giãn tĩnh mạch tinh lâm sàng và nhóm không giãn tĩnh mạch tinh [4]. Tại Việt Nam chưa có nhiều báo cáo về ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên nồng độ hormone sinh dục trong huyết thanh. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu sau: Khảo sát ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên nồng độ LH và testosterone trong huyết thanh của những bệnh nhân vô sinh nam. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng Các bệnh nhân đến khám tại đơn vị Nam học, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 12 năm 2013 đến tháng 8 năm 2018. Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm bệnh - Bệnh nhân nam vô sinh có giãn tĩnh mạch tinh thể lâm sàng một bên (độ I, độ II và độ III). - Bệnh nhân có đầy đủ xét nghiệm LH và testosterone. Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm chứng Là những người đến khám sức khỏe định kỳ có vợ đang mang thai tự nhiên. - Không giãn tĩnh mạch tinh được xác định qua khám lâm sàng và siêu âm Doppler tinh hoàn. - Bệnh nhân có sức khỏe toàn thân bình thường (được xác nhận qua khám sức khỏe định kỳ). 1.3. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân mắc các bệnh lý cấp tính và mãn tính có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ hormone sinh dục như: - Viêm nhiễm bộ phận sinh dục cấp tinh. - Rối loạn nội tiết (cường giáp, tăng prolactine máu). - Rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, rối loạn mỡ máu. - Suy sinh dục tiên phát hoặc thứ phát. - Teo tinh hoàn một bên hoặc hai bên. - Các bệnh gan thận mạn tính làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp nguyên liệu cho quá trình sản xuất testosterone. - Các bệnh lý vùng dưới đồi. - Các xét nghiệm được làm từ nơi khác. 2. Phương pháp 2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang có đối chứng. 2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu trong nghiên cứu Cỡ mẫu gồm 194 bệnh nhân được chọn một cách ngẫu nhiên thuận tiện. Trong đó có 132 bệnh nhân nam vô sinh có giãn tĩnh mạch tinh được xếp vào nhóm bệnh và 62 người khỏe mạnh có sức khỏe sinh sản bình thường được xếp vào nhóm chứng. 2.3. Quy trình nghiên cứu Bệnh nhân nhóm bệnh và nhóm chứng được khám lâm sàng và làm đầy đủ các xét nghiệm bao gồm siêu âm ổ bụng, siêu âm tinh hoàn, xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm hormone sinh dục để xác định tình trạng sức khỏe toàn thân và chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh. Xét nghiệm LH và Testosterone trong huyết thanh được thực hiện trong khoảng thời gian từ 8 - 11 giờ sáng, sau khi đã nhịn ăn sáng, tại labo xét nghiệm trung tâm Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 86 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 3. Xử lí số liệu Các số liệu nghiên cứu được nhập và phân tích bằng phần mềm STATA 13. Kết quả kiểm định được coi là có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05 (độ tin cậy trên 95%). - Tính số trung bình cộng, độ lệch chuẩn với các dãy số liệu tuân theo sự phân bố chuẩn. - Khi so sánh trung bình cộng của hai nhóm: Sử dụng thuật toán T-student test nếu dãy số liệu tuân theo sự phân bố chuẩn, sử dụng thuật toán Mann Whitney test nếu dãy số liệu tuân theo sự phân bố không chuẩn. - Sử dụng thuật toán ANOVA test nếu các dãy số liệu tuân theo sự phân bố chuẩn, sử dụng thuật toán Kruskal Wallis test nếu các dãy số liệu tuân theo sự phân bố không chuẩn. - Tính hệ số tương quan giữa các thông số bằng hệ số tương quan r. Xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến giữa LH và Testosterone với thể tích trung bình của tinh hoàn. 4. Đạo đức nghiên cứu Các đối tượng tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và có quyền rút khỏi nghiên cứu khi không muốn tham gia. Các thông tin liên quan đến người tham gia nghiên cứu được đảm bảo bí mật. Nghiên cứu đã được sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội III. KẾT QUẢ 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Kết quả nghiên cứu thu được gồm 132 bệnh nhân nhóm bệnh với thời gian vô sinh trung bình 25,1 ± 20,5 (9 - 120) tháng và 62 bệnh nhân nhóm chứng có thời gian mang thai tự nhiên trung bình là 5,6 ± 2,1 (1 - 9) tháng. Bảng 1. So sánh một số đặc điểm chung của nhóm bệnh và nhóm chứng Đặc điểm Nhóm bệnh (n = 132) Nhóm chứng (n = 62) p n% (Mean ± SD) n% (Mean ± SD) Tuổi 132 (100,0) 30,1 ± 5,5 62 (100,0) 29,1 ± 3,7 0,1 ≤ 30 79 (59,8) 26,8 ± 2,6 42 (67,7) 27,1 ± 2,0 0,29 > 30 53 (40,2) 35,2 ± 4,8 21 (32,3) 33,4 ± 2,8 Chiều cao (cm) 132 (100,0) 168,3 ± 5,1 62 (100,0) 168,4 ± 4,9 0,48 Cân nặng (kg) 132 (100,0) 62,2 ± 8,1 62 (100,0) 64,2 ± 8,6 0,06 TCNCYH 117 (1) - 2019 87 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về tuổi, chiều cao và cân nặng giữa hai nhóm (p > 0,05). Chỉ số BMI của nhóm bệnh thấp hơn nhóm chứng, có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05). Đặc điểm Nhóm bệnh (n = 132) Nhóm chứng (n = 62) p n% (Mean ± SD) n% (Mean ± SD) BMI (kg/m2) 132 (100,0) 21,9 ± 2,3 62 (100,0) 22,6 ± 2,5 0,03* < 18,5 9 (6,8) 18,02 ± 0,28 6 (9,6) 18,05 ± 0,32 18,5 - 22,9 77 (58,3) 20,8 ± 1,2 28 (45,2) 21,5 ± 1,1 0,23 > 22,9 46 (34,9) 24,4 ± 1,3 28 (45,2) 24,6 ± 1,8 Biểu đồ 1. Đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh (n = 132) Tỉ lệ vô sinh nguyên phát (72,7%), vô sinh thứ phát chiếm 27,3%. Phần lớn các trường hợp (98,5%) giãn tĩnh mạch tinh bên trái và giãn độ III chiếm tỉ lệ 62,1%. 2. Ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên nồng độ các nội tiết tố sinh dục Giá trị trung bình của LH và Testosterone ở nhóm bệnh không khác biệt so với nhóm chứng.. Giá trị testosterone trung bình ở phân nhóm testosterone < 12 của nhóm bệnh thấp hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ngược lại, giá trị testosterone trung bình ở phân nhóm testosterone ≥12 ở nhóm bệnh lại cao hơn ở nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (bảng 2). 88 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Bảng 2. So sánh nồng độ nội tiết tố sinh dục giữa nhóm bệnh và nhóm chứng Nội tiết tố Nhóm bệnh (n = 132) Nhóm chứng (n = 62) p n (Mean ± SD) n (Mean ± SD) LH 132 5,0 ± 2,2 62 4,8 ± 1,7 0,29 Nhóm < 8,6 (nmol/l) 126 4,7 ± 1,8 60 4,7 ± 1,5 0,41 Nhóm ≥ 8,6 (nmol/l) 6 10,6 ± 2,2 2 9,5 ± 1,1 0,27 Testosterone 132 17,6 ± 6,4 62 16,2 ± 5,4 0,07 Nhóm < 12 (nmol/l) 27 9,4 ± 1,6 8 10,8 ± 0,8 0,013* Nhóm ≥ 12 (nmol/l) 105 19,7 ± 5,3 54 17,0 ± 5,3 0,001* Bảng 3. So sánh nồng độ nội tiết sinh dục giữa các nhóm độ giãn của nhóm bệnh Nội tiết tố Độ I (N = 27) Độ II (N = 23) Độ III (N = 82) p LH (mU/ml) 4,5 ± 1,5 6,2 ± 2,4 4,8 ± 2,3 0,06 Nhóm < 8,6 (nmol/l) 4,54 ± 1,52 5,4 ± 1,8 4,6 ± 1,9 0,45 Nhóm ≥ 8,6 (nmol/l) - 9,7 ± 0,7 12,4 ± 3,7 0,052 Testosterone(nmol/l) 18,1 ± 5,4 17,9 ± 6,3 17,4± 6,7 0,77 Nhóm < 12 (nmol/l) 9,42 ± 1,1 9,28 ± 1,1 9,43 ± 1,8 0,39 Nhóm ≥ 12 (nmol/l) 19,17 ± 4,7 20,37 ± 4,9 19,8 ± 5,7 0,46 Không có sự khác biệt nào về nồng độ trung bình của LH và testosterone giữa các nhóm độ giãn khác nhau (p > 0,05). TCNCYH 117 (1) - 2019 89 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Biểu đồ 2. Mối tương quan giữa nồng độ LH với thể tích tinh hoàn trung bình ở nhóm bệnh (r =-0,24; p = 0,006) LH = -0,13* thể tích tinh hoàn trung bình + 6,7. Sự thay đổi LH có tương quan nghịch với thể tích tinh hoàn trung bình (r = -0,24; p < 0,001). Biểu đồ 3. Mối tương quan giữa nồng độ testosterone với thể tích tinh hoàn trung bình ở nhóm bệnh (r = 0,13; p = 0,14) Testosterone = 0,21* thể tích TH trung bình + 14,9 Sự thay đổi testosterone có tương quan thuận với thể tích tinh hoàn trung bình (r = 0,13; p > 0,05). IV. BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi trên 194 bệnh nhân trong đó có 132 bệnh nhân thuộc nhóm bệnh và 62 bệnh nhân thuộc nhóm chứng. Các dữ liệu trong bảng 1 cho thấy độ tuổi trung bình của nhóm bệnh là 30,1 ± 5,5 (tuổi) và nhóm chứng là 29,1 ± 3,7 (tuổi), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Đây là cơ sở giúp chúng tôi có thể so sánh những dữ liệu thu thập được từ nhóm bệnh và nhóm chứng. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số BMI trung bình giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. 90 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC Tinh hoàn là nơi sản xuất testosterone chủ yếu trong cơ thể để duy trì hoạt động sinh sản của người nam giới. Các nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cho thấy giãn tĩnh mạch tinh làm suy giảm nặng nền chức năng của các tế bào Leydig [5; 6]. Tuy nhiên, việc suy giảm chức năng của tế bào Leydig trong giãn tĩnh mạch tinh có làm ảnh hưởng đến nồng độ testosterone huyết thanh trong máu ngoại vi hay không thì vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng qua các nghiên cứu lâm sàng. Một số nghiên cứu ghi nhận giãn tĩnh mạch tinh không làm giảm nồng độ hormone sinh dục trong huyết thanh như nghiên cứu của tác tác giả Pasqualotto [3] và Al - Ali [7]. Gần đây hơn, nghiên cứu trên quy mô lớn gồm 7035 nam giới trẻ khỏe mạnh thuộc 6 nước Châu Âu, các tác giả cũng nhận thấy không có sự khác biệt nào về nồng độ testosterone giữa nhóm giãn tĩnh mạch tinh lâm sàng và nhóm không giãn tĩnh mạch tinh [4]. Trái lại, một số nghiên cứu khác lại nhận thấy giãn tĩnh mạch tinh làm giảm nồng độ các chất này trong huyết thanh. Nghiên cứu của tác giả Abdel-Meguid đã khảo sát nồng độ testosterone trung bình ở các nhóm giãn tĩnh mạch tinh có vô sinh, nhóm giãn tĩnh mạch tinh không có vô sinh, và nhóm chứng khỏe mạnh không bị giãn tĩnh mạch tinh. Các tác giả cũng nhận thấy nồng độ testosterone ở những bệnh nhân giãn tĩnh mạch tinh nói chung (cả vô sinh và không vô sinh) thấp hơn nhiều so với nhóm chứng [8]. Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, nồng độ testosterone trung bình của 132 nam giới vô sinh có giãn tĩnh mạch tinh không khác biệt so với nhóm chứng (17,6 ± 6,4 (nmol/l), so với 16,2 ± 5,4 (nmol/l), bảng 2), với p > 0,05 . Tuy nhiên khi so sánh nồng độ testoster- one trung bình theo các phân nhóm thì chúng tôi lại nhận thấy có sự khác biệt đáng kể về nồng độ chất này theo từng phân nhóm giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu ở bảng 2 cho thấy nồng độ testosterone trung bình của phân nhóm testosterone < 12 (nmol/l) ở nhóm bệnh thấp hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (9,4 ± 1,6 (nmol/l) so với 10,8 ± 0,8 (nmol/l) với p < 0,05). Ngược lại, nồng độ testosterone trung bình của phân nhóm testosterone ≥ 12 (nmol/l) ở nhóm bệnh lại cao hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (19,7 ± 5,3 (nmol/l) so với 17,0 ± 5,3 (nmol/l), với p < 0,005). Theo một số tác giả thời gian bị giãn tĩnh mạch tinh có ảnh hưởng nhiều đến nồng độ testosterone trong huyết thanh [9]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự gia tăng nồng độ testosterone trong huyết thanh của phân nhóm testosterone ≥ 12 (nmol/l) ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng là do sự tăng cường hoạt động bài tiết bù trừ của các tế bào Leydig. Sự bù trừ này thường xảy ra ở giai đoạn đầu khi mới bị bệnh. Khi bệnh diễn tiến lâu dài, khả năng bù trừ của tế bào Leydig không còn nữa sẽ làm cho nồng độ testosterone giảm đi như đã thấy ở phân nhóm testosterone < 12 (nmol/l) trong nghiên cứu này. Giả thuyết về sự tăng tiết bù trừ đã được một số tác giả đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây. Các tác giả cho rằng mặc dù giãn tĩnh mạch tinh đã làm giảm quá trình tổng hợp androgen nhưng phần lớn các trường hợp nồng độ testosterone huyết thanh của bệnh nhân vẫn nằm trong giới hạn bình thường là do có sự phì đại của tế bào Leydig TCNCYH 117 (1) - 2019 91 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC hoặc tăng cường hoạt động chức năng của tế bào Leydig bù trừ [10]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không thể khảo sát được mối liên quan giữa thời gian giãn tĩnh mạch tinh với nồng độ testosterone vì rất khó xác định một cách chính xác bệnh nhân bắt đầu bị bệnh từ khi nào. Tuy nhiên, chúng tôi đã khảo sát liên quan nồng độ tes- tosterone với độ giãn vì khi bị bệnh càng lâu thì độ giãn càng cao. Kết quả cho thấy không sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm độ giãn khác nhau (18,1 ± 5,4 (nmol/l) ở nhóm độ I, so với 17,9 ± 6,3 (nmol/l) ở nhóm độ II, so với 17,3 ± 6,7 (nmol/l) ở nhóm độ III. Khi so sánh theo các phân nhóm, chúng tôi cũng không nhận thấy sự khác biệt đáng kể nào về nồng độ testosterone trung bình giữa các nhóm độ giãn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của một số tác giả khác [11; 4]. LH là một hormone hướng sinh dục được bài tiết ra từ thùy trước tuyến có tác dụng kích thích tế bào Leydig bài tiết ra testostorene. Sự bài tiết LH và testosterone theo cơ chế feed- back ngược âm tính. Khi nồng độ testosterone trong huyết thanh nằm trong giới hạn bình thường thì tuyến yên sẽ hạn chế bài tiết LH để duy trì nồng độ chất này trong giới hạn bình thường. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ LH trung bình giữa nhóm bệnh và nhóm chứng (5,0 ± 2,2 (nmol/l) so với 4,8 ± 1,7 (nmol/l), với p > 0,05). Khi khảo sát sự khác biệt nồng độ LH trung bình theo phân nhóm LH < 8,6 (nmol/l) và phân nhóm LH ≥ 8,6 (nmol/l, chúng tôi cũng không nhận thấy sự khác biệt đáng kể giữa hai phân nhóm này. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu đã báo cáo trước đó [4; 7]. Khi khảo sát mối liên quan giữa LH và tes- tosterone với thể tích trung bình của tinh hoàn, trên mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến cho thấy LH có liên quan nghịch với thể tích tinh hoàn trung bình, còn testosterone có liên quan thuận với thể tích tinh hoàn. Điều này phù hợp với cơ chế điều khiển ngược của vùng Hạ đồi- Tuyến yên- Tinh hoàn. Khi thể tích tinh hoàn giảm đi thì khả năng bài tiết tes- tosterone bị suy giảm, khi đó tuyến yên sẽ tăng cường bài tiết LH. Tuy nhiên, mối liên quan này là không chặt chẽ với r < 0,3, có lẽ do đối tượng nghiên cứu trong cả nhóm bệnh và nhóm chứng của chúng tôi còn nhỏ. V. KẾT LUẬN Ảnh hưởng của giãn tĩnh mạch tinh lên nồng độ LH và testosterone huyết thanh ở những bệnh nhân vô sinh nam là không rõ ràng. Ở phân nhóm testosterone < 12 (nmol/l), nồng độ testosterone trung bình huyết thanh thấp hơn so với nhóm chứng. Ở phân nhóm testosterone ≥ 12 (nmol/l), nồng độ testoster- one huyết thanh lại cao hơn so với nhóm chứng. Sự khác biệt ở hai phân nhóm này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Không có sự khác biệt đáng kể về nồng độ LH theo các phân nhóm LH giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Lời cảm ơn Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những bệnh nhân đã không quản ngại tốn kém về thời gian và kinh tế đã tham giam vào nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể Trung tâm Y Khoa số 1 Tôn Thất Tùng và khoa Ngoại Tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jarow, J.P (2001). Effects of varicocele on male fertility. Hum Reprod Update, 7(1), 59 - 64. 92 TCNCYH 117 (1) - 2019 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 2. Tanrikut, C (2011). Varicocele as a risk factor for androgen deficiency and effect of repair. BJU Int, 108(9), 1480 - 1484. 3. Pasqualotto, F.F (2005). Semen profile, testicular volume, and hormonal levels in infer- tile patients with varicoceles compared with fertile men with and without varicoceles. Fertil- ity and Sterility, 83(1), 74 - 77. 4. Damsgaard, J (2016). Varicocele Is As- sociated with Impaired Semen Quality and Reproductive Hormone Levels: A Study of 7035 Healthy Young Men from Six European Countries. Eur Urol, 70(6), 1019 - 1029. 5. Luo, D.Y (2011). Effects of varicocele on testosterone, apoptosis and expression of StAR mRNA in rat Leydig cells. Asian J An- drol, 13(2), 287 - 291. 6. Ozturk, M.I (2013). The impact of unilat- eral experimental rat varicocele model on tes- ticular histopathology, Leydig cell counts, and intratesticular testosterone levels of both tes- tes. Urol J, 10(3), 973 - 980. 7. Al-Ali, B.M (2010). Clinical parameters and semen analysis in 716 Austrian patients with varicocele. Urology, 75(5), 1069 - 1073. 8. Abdel-Meguid, T.A (2014). Effects of Varicocele on Serum Testosterone and Changes of Testosterone After Varicocelec- tomy: A Prospective Controlled Study. Urol- ogy, 84(5), 1081 - 1087. 9. Ishikawa, T. and M. Fujisawa (2005). Effect of age and grade on surgery for patients with varicocele. Urology, 65(4), 768 - 772. 10. Sirvent, J.J (1990). Leydig cell in idio- pathic varicocele. Eur Urol, 17(3), 257 - 261. 11. Shiraishi, K., H. Takihara, and H. Ma- tsuyama (2010). Elevated scrotal tempera- ture, but not varicocele grade, reflects testicu- lar oxidative stress-mediated apoptosis. World J Urol, 28(3), 359 - 364. Summary THE INFLUENCE OF VARICOCELE ON SERUM LH AND TESTOSTERONE IN THE INFERTILE MEN This study aimed to assess the influence of varicocele on serum LH and testosterone levels in infertile men. A cross-sectional study of 194 men attending the Andrological Clinics of Hanoi Medical University Hospital from December 2013 to August 2018 was performed. Of these, 132 men belonged to the case group and 62 to the control group. The results showed that there was no statistically significantdifference in serum testosterone levels between the case and control groups (17.6 ± 6.4 vs. 16.2 ± 5.4, with p = 0.07). However, there were significant differences in testosterone levels in the subgroups between the case and control groups. The mean serum testosterone concentration in the testosterone < 12 subgroup was significantly lower in the case group than the control group (9.4 ± 1.6 vs. 10.8 ± 0.8, with p = 0.013). In contrast, the concentration in the testosterone ≥12 subgroup was much higher in the case group than the control group (19.7 ± 5.3 vs. 17.0 ± 5.3, p = 0.001).There was no significant difference in LH levels between the case and control groups. With this result we recognized that the influence of varicocele on serum LH and testosterone in the infertile men was not apparent. Varicocele significantlyreduced serum testosterone levels in the testosterone < 12 subgroup but increased in the testosterone ≥ 12 subgroup.Varicocele did not affectserum LH levels in these patients. Key words: Varicocele, hypogonadismLH, Testosterone

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_anh_huong_cua_gian_tinh_mach_tinh_len_nong_do_lh_va_t.pdf
Tài liệu liên quan