Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm

Tài liệu Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0259 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 93-98 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ TRONG HỌC TẬP DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM Nguyễn Văn Hạnh Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Tóm tắt. Bài viết bàn luận về bản chất của học tập dựa vào trải nghiệm, từ đó đề xuất một số biện pháp và xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập dựa vào trải nghiệm. Minh họa thiết kế công cụ đánh giá bài học “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” trong đào tạo giáo viên kĩ thuật. Từ khóa: Đánh giá, Học tập dựa vào trải nghiệm. 1. Mở đầu Học tập dựa vào trải nghiệm là một lí thuyết giáo dục hiện đại, đã và đang trở thành xu thế giáo dục trong thế kỉ XXI [8]. Nghiên cứu các tài liệu khoa học của Dewey, Lewin, Piaget, Kolb có thể thấy nét bản chất chung nhất của học tập dựa vào trải nghiệm đó là quá trình người học kiến tạo tri thức nhờ sự chuyển đổi kinh nghiệm thông qua mỗi lần trải nghiệm các kinh nghiệm đã...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0259 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 93-98 This paper is available online at ĐÁNH GIÁ TRONG HỌC TẬP DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM Nguyễn Văn Hạnh Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Tóm tắt. Bài viết bàn luận về bản chất của học tập dựa vào trải nghiệm, từ đó đề xuất một số biện pháp và xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập dựa vào trải nghiệm. Minh họa thiết kế công cụ đánh giá bài học “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” trong đào tạo giáo viên kĩ thuật. Từ khóa: Đánh giá, Học tập dựa vào trải nghiệm. 1. Mở đầu Học tập dựa vào trải nghiệm là một lí thuyết giáo dục hiện đại, đã và đang trở thành xu thế giáo dục trong thế kỉ XXI [8]. Nghiên cứu các tài liệu khoa học của Dewey, Lewin, Piaget, Kolb có thể thấy nét bản chất chung nhất của học tập dựa vào trải nghiệm đó là quá trình người học kiến tạo tri thức nhờ sự chuyển đổi kinh nghiệm thông qua mỗi lần trải nghiệm các kinh nghiệm đã có [3, 4, 5, 6, 9]. Mỗi người học luôn có một vốn kinh nghiệm khác nhau được xem như nền tảng cho quá trình học tập và họ sử dụng nó để thực hiện các hoạt động trải nghiệm trong những bối cảnh cụ thể. Mỗi cá nhân lựa chọn giải pháp để giải quyết vấn đề sẽ khác nhau, phụ thuộc vào kinh nghiệm đã có và kết quả học tập ở mỗi cá nhân thường khác nhau và không có thể dự đoán trước. Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm nhấn mạnh vào cả quá trình và sản phẩm, vào sự thành công của cá nhân trong việc sử dụng kinh nghiệm đã có để phát triển bản thân. Vấn đề đặt ra là cần phải phát triển công cụ đánh giá để đo lường sự thành công trong học tập dựa vào trải nghiệm của mỗi cá nhân, đảm bảo sự phù hợp với nét riêng biệt của mỗi cá nhân. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bản chất của học tập dựa vào trải nghiệm Theo Kolb, Dewey [5, 6, 7, 10], học tập dựa vào trải nghiệm thường trải qua bốn giai đoạn: 1/ Sự trải nghiệm các kinh nghiệm đã có trong những tình huống thực: Kết quả của giai đoạn này chính là việc lựa chọn chủ đề/ tình huống và nội dung trình bày của mỗi cá nhân. 2/ Tìm kiếm các dữ liệu, thông tin để giải quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình trải nghiệm. Kết quả của giai đoạn này chính là các ý tưởng, trình tự, sự phân tích, tổng hợp để giải quyết vấn đề của mỗi cá nhân. Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 01/10/2015 Liên hệ: Nguyễn Văn Hạnh, e-mail: hanhutehy@gmail.com 93 Nguyễn Văn Hạnh 3/ Giải quyết vấn đề bằng lí luận, bằng việc xử lí các dữ liệu, thông tin đã tìm kiếm được nhằm tưởng tượng, sáng tạo ra cách làm mới, khả năng phát kiến cái mới mẻ. Kết quả của giai đoạn này là các tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc của mỗi cá nhân. 4/ Thử nghiệm những ý tưởng mới, cách làm mới, giải pháp mới để kiểm chứng chân lí của kiến thức mới. Kết quả của giai đoạn này chính là các sản phẩm do việc giải quyết công việc tạo ra và được dùng để đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra sau mỗi chu trình học tập. Kết quả trong mỗi giai đoạn học tập sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc đánh giá người học, kết quả này thường khác nhau ở mỗi cá nhân. Giáo viên phải căn cứ vào cả quá trình và sản phẩm trong các giai đoạn học tập, đối sánh so với chuẩn học tập (chuẩn nghề nghiệp) để đưa ra phán xét về chất lượng học tập của mỗi học sinh. Học tập dựa vào trải nghiệm nhấn mạnh thừa nhận sự độc đáo về vốn kinh nghiệm cá nhân trong học tập của học sinh và khuyến khích sự phản ánh vốn kinh nghiệm đó để phát triển các kiến thức mới, kĩ năng mới, cảm xúc mới nhằm thích ứng với môi trường [4, 5]. Vì vậy, giáo viên nên đặt ra các yêu cầu, mức độ khác nhau trong học tập của mỗi cá nhân sao cho phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nền tảng của họ. 2.2. Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm là đánh giá sự phát triển trong học tập, sự phát triển kinh nghiệm của bản thân sẽ có ý nghĩa hơn là việc tổng kết và phân loại học lực của người học. Đánh giá nhằm khuyến khích người học nhận ra sự tiến bộ của mình trong việc học tập hướng đến mục tiêu, chuẩn đầu ra đào tạo. Đánh giá qua sự trải nghiệm bằng thực hành gắn với tình huống, công việc của người học là điều khuyến khích. Nó hướng đến việc đánh giá quá trình nhiều hơn là đánh giá kết quả, theo đó, từng giai đoạn của học tập dựa vào trải nghiệm đều phải được đánh giá. Có ba hình thức đánh giá kết quả học tập gồm: 1/ Đánh giá của giáo viên; 2/ Tự đánh giá; 3/ Đánh giá lẫn nhau. Việc quyết định đánh giá theo loại nào hay phối hợp các loại này với nhau phụ thuộc vào ý nghĩa của nó đối với mục tiêu học tập của từng chủ đề/ bài học. 1/ Đánh giá của giáo viên: Việc giáo viên đánh giá kết quả học tập thường chịu ảnh hưởng bởi thời lượng trong các thông tin phản hồi cung cấp cho người học và còn phụ thuộc vào số lượng học sinh trong lớp. Các phản hồi này có thể cung cấp theo hình thức cá nhân hoặc toàn lớp tùy theo tính chất của bài kiểm tra, bài tập. 2/ Tự đánh giá của học sinh: Giáo viên có thể cung cấp các phiếu đánh giá và khuyến khích người học tự đánh giá kết quả học của mình. Giáo viên có thể cho người học thực hiện một bài tập, thí nghiệm, mô phỏng... qua đó họ thực hiện tự đánh giá, so sánh câu trả lời của họ vơi một mô hình chuẩn, để tự nhận ra kết quả của bản thân. 3/ Đánh giá lẫn nhau: Giáo viên có thể cho phép người học đánh giá kết quả học tập của nhau, đó là đánh giá theo cặp, theo nhóm hoặc theo lớp. Việc học tập theo nhóm rất phù hợp cho hình thức đánh giá này, họ có thể làm một bài tập theo nhóm để giải quyết một vấn đề hoặc cũng có thể thực hiện bài tập theo cá nhân, sau đó so sánh câu trả lời với bạn học trong lớp. Các kết quả học tập dựa vào trải nghiệm của mỗi người là khác nhau cả về quá trình thực hiện và sản phẩm cuối cùng bởi vì có sự khác nhau giữa kinh nghiệm đã có của mỗi cá nhân. Vì thế, giáo viên phải phát triển công cụ đánh giá để đo lường sự thành công của học tập ở cả quá trình và sản phẩm với tiêu chí và chỉ số phản ánh mức độ năng lực của từng cá nhân, nhưng tổng 94 Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm thể toàn lớp phải đạt mục tiêu học tập. Định hướng một số biện pháp đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm: Biện pháp 1: Phản ánh về các sự kiện quan trọng diễn ra trong suốt quá trình trải nghiệm. Giáo viên có thể tổ chức hoạt động phản ánh dựa vào 5 câu hỏi trong nhật kí học tập của Donald Kirkpatrick (1972) là: 1/ Những sự kiện gì đã xảy ra? 2/ Tôi cảm nhận gì về những sự kiện đó? 3/ Tôi đã học được gì về những sự kiện đó? 4/ Tôi sẽ làm khác đi như thế nào? 5/ Điều đó có ích gì cho cá nhân và tổ chức của tôi? Biện pháp 2: Đánh giá bằng tiểu luận, báo cáo, bài trình bày bằng miệng hoặc đa phương tiện về những gì đã học được. Nếu là tiểu luận hoặc báo cáo thì nên được trình bày theo khoa học, có trích dẫn tài liệu tham khảo làm cơ sở cho việc phản ánh, phán xét. Biện pháp 3: Đánh giá bằng vấn đáp từng học sinh với giáo viên Biện pháp 4: Cho phép người học xác định cách trải nghiệm của họ làm cơ sở đánh giá, phán xét. Người học lựa chọn những tiêu chí quan trọng và xây dựng phiếu đánh giá sẽ được sử dụng để đánh giá công việc của họ. Biện pháp 5: Cá nhân hoặc nhóm đề xuất ý tưởng sáng tạo cho một dự án. Biện pháp 6: Đánh giá dựa vào các câu hỏi theo mẫu học tập, bài tập ứng dụng, ví dụ bài giảng. . . Biện pháp 7: Đánh giá thông qua phản ánh một bài viết trong tạp chí khoa học hoặc tài liệu khoa học. Cá nhân hoặc nhóm nghiên cứu và phản ánh quan điểm về một bài viết trong tạp chí khoa học hoặc tài liệu khoa học. Biện pháp 8: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân, từ đó lập kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề. Biện pháp 9: Đánh giá bằng việc đóng vai phỏng vấn người học nhằm tìm kiếm một nhân viên tiềm năng cho vị trí việc làm. Giáo viên tổ chức theo phương pháp phỏng vấn từng cá nhân về năng lực của bản thân theo hướng đáp ứng mong đợi của nhà tuyển dụng, của các bên liên quan đến việc làm. Biện pháp 10: Giải quyết một tình huống xuất hiện tại nơi làm việc bằng quan sát, kiến thức và kinh nghiệm của cá nhân. Biện pháp 11: Phản ánh về một sự cố, tình huống, trường hợp xuất hiện tại nơi làm việc thực tế. Cấu trúc của bộ công cụ đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm thường bao gồm 5 thành tố: 1/ Chọn chủ đề (tình huống, công việc điển hình liên quan đến việc ứng dụng của bài học); 2/ Nội dung đánh giá (sự trình bày quan điểm đánh giá rõ ràng theo kết quả, quy trình, thời gian,. . . ); 3/ Cấu trúc đánh giá (sự tổ chức thông tin đánh giá một cách hợp lí, theo trình tự, ý tưởng); 4/ Tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc (sự diễn giải ngôn ngữ trong các tài liệu đơn giản, dễ hiểu, ngắn ngọn); 5/ Đánh giá của các người học khác (các quan điểm, lập luận của các người học khác) (bảng 1). Giáo viên sẽ nhận xét để cung cấp các thông tin phản hồi và đánh giá người học theo 5 mức là: 5- Xuất sắc; 4- Khá, Giỏi; 3- Trung bình; 2- Kém; 1- Yếu. 95 Nguyễn Văn Hạnh Bảng 1. Bảng kiểm đánh giá kết quả học tập theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm Thành tố Tiêu chuẩn Mức độ 1-5 Nhận xét củagiáo viên 1. Chọn chủ đề 2. Nội dung đánh giá 3. Cấu trúc đánh giá 4. Tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc 5. Đánh giá của các người học khác Bảng kiểm cần phải được trình bày rõ ràng các công việc mà người học cần phải thực hiện để đánh giá, để giáo viên và học sinh cùng hiểu và thống nhất về ý tưởng, kết quả của công việc, hiểu được mong muốn của cá nhân người học. Giáo viên nên định hướng rõ các tiêu chí của kết quả học tập cho từng nội dung trong bảng kiểm để sinh viên có thể làm và hiểu được giá trị của kết quả như một chứng nhận cho việc đáp ứng chuẩn đầu ra. Khi sử dụng bảng kiểm này, giáo viên nên tổ chức đánh giá theo theo 3 bước: Bước 1: Người học tự đánh giá mức độ hoàn thành công việc với những kì vọng của cá nhân họ. Giáo viên nên cho phép người học được phản ánh các kết quả mà họ đã đạt được trước khi gửi bài kiểm tra, bài báo cáo,. . . lên cho giáo viên. Qua đó, giáo viên ghi nhận xét về các thông tin mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn mà người học đạt được từ thành tố 1 – 4 trong bảng kiểm. Bước 2: Người học đánh giá lẫn nhau trong các công việc của từng cá nhân. Những bạn học cùng lớp/ nhóm là những người gần gũi với mỗi học sinh nhất, họ có thể nắm bắt được kinh nghiệm của bạn mình đang có. Những thông tin đánh giá của họ có thể bổ sung, làm sáng tỏ thêm ý tưởng của mỗi cá nhân đưa ra hoặc có thể là những lời phán xét về kết quả học tập nhằm hướng đến sự hoàn thiện trong sự thực hiện công việc của người học. Giáo viên ghi các thông tin đánh giá về các tiêu chuẩn ở thành tố 5 của bảng kiểm. Bước 3: Đánh giá của giáo viên. Để tạo nên sự thuyết phục có các thông tin phản hồi của mình đối với việc thực hiện công việc của cá nhân và sự đánh giá của các người học khác, giáo viên nên cung cấp một mô hình chuẩn hoặc tiếp cận một cách có hệ thống, có lí luận để đưa các phản hồi có sức thuyết phục, định hướng sự phát triển của người học. Giáo viên nhận xét và đánh giá mức độ (từ 1 đến 5) đạt được của người học. 2.3. Minh họa thiết kế đánh giá bài học “trình diễnmột kĩ năng dạy nghề” trong đào tạo giáo viên kĩ thuật Chuẩn học tập: Người học thể hiện năng lực lập kế hoạch và trình diễn một kĩ năng dạy nghề thuộc chuyên ngành đáp ứng các tiêu chí và chỉ số của chuẩn nghiệp vụ sư phạm (NVSP) [1] trong bối cảnh cụ thể. Công cụ đánh giá: Bảng danh mục kiểm tra để đánh giá quá trình “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” của người học. Biện pháp đánh giá: Người học lựa chọn một kĩ năng nghề cụ thể, thực hiện xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện, phát triển các tiêu chí đánh giá và trình diễn dạy kĩ năng nghề đó. Qua đó, người học tự đánh giá kết quả thực hiện kĩ năng của bản thân, ghi nhận những phản hồi đánh giá của các bạn học khác. Giáo viên tổng hợp các ý kiến đánh giá và đưa ra những nhận xét dựa vào chuẩn NVSP và định hướng quá trình phát triển sau khi bài học kết thúc (xem Bảng 2). 96 Đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm Bảng 2. Bảng kiểm đánh giá kết quả học tập trong bài học “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” Thành tố Tiêu chuẩn Mức độ1-5 Nhận xét của giáo viên 1. Chọn chủ đề Tên của một kĩ năng nghề thuộc chuyên ngành. 2. Nội dung đánh giá Đánh giá dựa vào quá trình trình diễn một kĩ năng dạy nghề theo bảng tiêu chí (xem Bảng 3). 3. Cấu trúc đánh giá Thực hiện trình diễn theo đúng quan điểm, ý đồcủa cá nhân. 4. Tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc Tài liệu hướng dẫn thực hiện kĩ năng được trình bày khoa học, logic. 5. Đánh giá của các bạn học Quan điểm, lập luận chặt chẽ của sinh viên khác. Bảng 3. Bảng kiểm đánh giá “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” [2] Tên người học:............................... Ngày:.............................. Hướng dẫn: Đánh dấu tích (X) và ô tương ứng Có/ Không để kiểm tra xem học viên có thực hiện đúng các công việc được ghi dưới đây hay không. Nếu bước nào có thực hiện thì đánh giá điểm chất lượng đạt được tương ứng. Tiêu chí thực hiện: "Người học đã" Điểmchuẩn Điểm đánh giá Có Không Trước khi trình diễn: 1. Sắp xếp lại môi trường vật lí*. 0,5 2. Tập hợp toàn bộ các dụng cụ, đồ dùng, thiết bị, giáo cụ trực quan*. 0,5 3. Lập bản hướng dẫn thực hiện kĩ năng*. 0,5 4. Để các dụng cụ dạy học ở gần đó*. 0,5 5. Tập trình diễn trước. 0,5 Trong khi trình diễn: 6. Nêu rõ kĩ năng cần được trình diễn*. 0,5 7. Phát bản hướng dẫn thực hiện kĩ năng*. 0,5 8. Gắn kĩ năng đang học với kĩ năng học trước. 0,5 9. Đảm bảo tất cả mọi người đều nghe và nhìn thấy*. 0,5 10. Nói với học viên, không nói với thiết bị*. 0,5 11. Thao tác các bước một cách chậm rãi*. 1,0 12. Mỗi lần chỉ trình bày một quy trình*. 0,5 13. Trình diễn các bước theo đúng trình tự*. 1,0 14. Sử dụng giáo cụ trực quan để giải thích rõ những bước phức tạp. 0,5 15. Nhấn mạnh những điểm phải kiểm tra an toàn và những điểm quan trọng*. 1,0 16. Thu hút học viên bằng cách đặt các câu hỏi tổng hợp. 0,5 17. Lặp lại toàn bộ hoặc từng phần cuộc trình diễn nếu cần. 0,5 Tổng điểm 10 Tiêu chuẩn hoàn thành kĩ năng: Tất cả các bước quan trọng (được đánh dấu *) phải được đánh dấu "có" và đảm bảo thời gian hoàn thành công việc. Tổng điểm đạt 5/10 điểm trở lên. 97 Nguyễn Văn Hạnh Dựa vào chuẩn học tập của bài học, qua nghiên cứu các tài liệu liên quan, chúng ta có thể phát triển phiếu đánh giá quá trình “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” (xem Bảng 3). Trong đó đưa ra 17 tiêu chí mà người học cần phải đạt được khi trình diễn một kĩ năng dạy nghề. 3. Kết luận Nghiên cứu này đã phát triển công cụ đánh giá trong học tập dựa vào trải nghiệm, nó bao quát toàn diện các kết quả trong từng giai đoạn học tập. Tùy thuộc bối cảnh học tập và chuẩn học tập của bài học mà giáo viên lựa chọn biện pháp và phát triển công cụ đánh giá cho phù hợp. Việc đánh giá sẽ khách quan nhất nếu huy động được cả ba hình thức đánh giá là: 1/ Tự đánh giá của cá nhân; 2/ Người học đánh giá lẫn nhau; 3/ Đánh giá của giáo viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012. Thông tư Số: 08/2012/TT-BGDĐT, ngày 05 tháng 3 năm 2012, Ban hành Quy định Chuẩn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trung cấp chuyên nghiệp. [2] Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề, 2009. Tài liệu bồi dưỡng kĩ năng giảng dạy theo năng lực thực hiện cho giáo viên dạy trình độ sơ cấp nghề. Hà Nội. [3] Dewey, J., 1938, 1998 by Kappa Delta Pi. Kinh nghiệm và giáo dục: The 60th Anniversary Edition, bản dịch của Phạm Anh Tuấn. Nxb Trẻ năm 2011, Tp. Hồ Chí Minh. [4] Dewey, J., 1916. Dân chủ và giáo dục, bản dịch của Phạm Anh Tuấn. Nxb Tri thức năm 2014, Hà Nội. [5] Kolb, D, 1984. Experiential learning: Experience as the source of learning and development. Englewood Cliffs, N.J: Prentice-Hall. [6] Kolb, D. A., Boyatzis, R., & Mainemelis, C., 2001. Experiential learning theory: Previous research and new directions. In R. Sternberg & L. Zhang (Eds.), Perspectives on cognitive learning, and thinking styles: 228-247. Mahwah, NJ: Erlbaum. [7] Kolb, D. A & A. Y, 2005. Learning Styles and Learning Spaces: Enhancing Experiential Learning in Higher Education. Academy of Management Learning & Education, Vol. 4, No. 2 (Jun., 2005), pp. 193-212. [8] Linda H. Lewis & Carol J. Williams, 1994. Experiential Learning: Past and Present. New Directions for Adult and Continuing Education, Volume 1994, Issue 62, pp.5-6, 1994. [9] Mary Breunig, 2005. Turning Experiential Education and Critical Pedagogy Theory into Praxis. Journal of Experiential Education, Volume 28, No.2, pp.106-122. [10] Reginald D. Chambault biên tập, 1974. John Dewey về giáo dục (John Dewey on Education), bản dịch của Phạm Anh Tuấn. Nxb Trẻ năm 2012, Tp. Hồ Chí Minh. ABSTRACT Assessment in Experiential Learning In this article, the nature of Experiential Learning is discussed and a number of measures and building assessment tools for Experiential Learning are proposed. Illustrations are provided for design assessment tools to be used in technical teacher training. Keywords: Assessment, Experiential Learning. 98

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3825_nvhanh_2773_2178501.pdf
Tài liệu liên quan