Đánh giá sự cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới và một số yếu tố liên quan sau phẫu thuật bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo

Tài liệu Đánh giá sự cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới và một số yếu tố liên quan sau phẫu thuật bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên đề Thận - Niệu 110 ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG TIỂU DƯỚI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN SAU PHẪU THUẬT BỐC HƠI LƯỠNG CỰC TUYẾN TIỀN LIỆT QUA NỘI SOI NIỆU ĐẠO Trần Văn Hinh*, Đỗ Ngọc Thể* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá sự cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân (BN) tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH) sau phẫu thuật bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo (B- TUVP). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu-mô tả cắt ngang trên 106 BN với chẩn đoán BPH, được điều trị bằng B-TUVP, tại Khoa Phẫu thuật Tiết Niệu, Bệnh viện Quân Y 103, từ tháng 8/2013 đến tháng 6/2015. Kết quả: tuổi trung bình 71,1; khối lượng TTL trung bình 48,6 gam.PT thành công ở100% BN. Trước PT, IPSS trung bình là 27,3; sau PT 1-6-12 tháng, điểm IPSS trung bình giảm xuống lần lượt là 7,6 - 5,1 - 4,5 với tỷ lệ % cải thiện tương ứng là 72,1% - 81,2% - ...

pdf10 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới và một số yếu tố liên quan sau phẫu thuật bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên đề Thận - Niệu 110 ĐÁNH GIÁ SỰ CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG ĐƯỜNG TIỂU DƯỚI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN SAU PHẪU THUẬT BỐC HƠI LƯỠNG CỰC TUYẾN TIỀN LIỆT QUA NỘI SOI NIỆU ĐẠO Trần Văn Hinh*, Đỗ Ngọc Thể* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá sự cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân (BN) tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH) sau phẫu thuật bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo (B- TUVP). Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu-mô tả cắt ngang trên 106 BN với chẩn đoán BPH, được điều trị bằng B-TUVP, tại Khoa Phẫu thuật Tiết Niệu, Bệnh viện Quân Y 103, từ tháng 8/2013 đến tháng 6/2015. Kết quả: tuổi trung bình 71,1; khối lượng TTL trung bình 48,6 gam.PT thành công ở100% BN. Trước PT, IPSS trung bình là 27,3; sau PT 1-6-12 tháng, điểm IPSS trung bình giảm xuống lần lượt là 7,6 - 5,1 - 4,5 với tỷ lệ % cải thiện tương ứng là 72,1% - 81,2% - 83,3%. Trước PT, QoL trung bình 5,2; sau PT 1-6-12 tháng, điểm QoL trung bình giảm xuống lần lượt là 1,4 - 0,88 - 0,8 với tỷ lệ % cải thiện tương ứng là 72,7% - 82,4% - 84,3%. Trước PT, Qmax trung bình là 6,2 ml/s; sau PT 1-6-12 tháng, Qmax trung bình tăng lên là 19,9 - 21,2 - 21,2 (ml/s) với tỷ lệ % cải thiện tương ứng là 245% - 277% - 276%. Trước PT, PVR trung bình là 81,2 ml; sau PT 1-6-12 tháng, PVR trung bình giảm xuống còn 10,6 - 8,8 - 6,8 (ml). Tuổi của BN có mối tương quan tương đối chặt chẽ với sự cải thiện của IPSS, QoL, Qmax và PVR sau PT so với trước PT. Tình trạng bí đái trước PT và khối lượng TTL không có liên quan đến sự cải thiện của LUTS sau PT. Kết luận: Sau phẫu thuật B-TUVPđiều trịBPH, triệu chứng đường tiểu dưới của BN được cải thiện rõ rệt. Từ khoá: triệu chứng đường tiểu dưới, bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt. ABSTRACT EVALUATE THE IMPROVEMENT OF LOWER URINARY TRACT SYMPTOMSAND SOME RELATED FACTORS AFTER BIPOLAR TRANSURETHRAL VAPORIZATION OF THE PROSTATE Tran Van Hinh, Do Ngoc The. * Ho Chi Minh City Journal Of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 110 – 119 Objectives: evaluate the improvements of Lower urinary tract symptoms (LUTS) and some related factors of patients with benign prostatic hyperplasia (BPH) after bipolar transurethral vaporization of the prostate (B- TUVP). Patients and methods: from August 2013 to June 2015, a prospective and cross-sectional study was performed on 106 patients with benign prostatic hyperplasia treated by bipolar vaporization of the prostate at Department of Urologic Surgery – 103 Military Hospital. Results: mean age 71.1 yo, prostate 48.8 gram on average. B-TUVP was successfully completed in 105 pts (99.1%). Preoperative IPSS was 27.3; at 1-6-12 months after surgery, IPSS reduced 7.6 - 5.1 - 4.5, with the improvement percentage 72.1% - 81.2% - 83.3%, respectively. Preoperative QoL was 5.2; at 1-6-12 months after * Bệnh viện Quân Y 103 – Học Viện Quân Y Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Tác giả liên lạc: BS Trần Văn Hinh ĐT: 0912015200 Email: hinhhvqy@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Thận - Niệu 111 surgery, QoL reduced 1.4 - 0.88 - 0.8, with the improvement percentage 72.7% - 82.4% - 84.3%, respectively. Preoperative Qmax was 6.2 ml/s on average; at 1-6-12 months after surgery, Qmax increased 19.9 - 21.2 - 21.2 (ml/s), with the improvement percentage 245% - 277% - 276%, respectively. Preoperative PVR was 81.2 ml on average; at 1-6-12 months after surgery, PVR reduced 10.6 - 8.8 - 6.8 (ml), respectively. Patients’ age was correlated statistically to the improvements of postoperative IPSS, QoL, Qmax and PVR also. However, preoperative acute urinary retention and prostate weight were not related anymore. Conclusions: After B-TUVP, the improvements of postoperative LUTS were statistically significant. Keywords: Lower urinary tract symptoms (LUTS), bipolar transurethral vaporization of the prostate. ĐẶT VẤN ĐỀ Phẫu thuật (PT) cắt tuyến tiền liệt quanội soi niệu đạo (TURP: Transurethral Resection of the Prostate) từ lâu đã được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị ngoại khoa bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt (BPH: Benign Prostatic Hyperplasia).Tuy nhiên, TURP vẫn chưa phải là một PT tối ưu, do có những tai biến/biến chứng từ nhẹ đến nặng như chảy máu, hội chứng nội soi (TUR syndrome), hẹp niệu đạo,rối loạn cương dương Bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt qua nội soi niệu đạo (B-TUVP: Bipolar Transurethral Vaporization of the Prostate) được Botto áp dụng đầu tiên vào tháng 10/1998 và báo cáo kết quả vào năm 2001(1).Kể từ đó, đã có nhiều trung tâm tiết niệu trên thế giới báo cáo về kết quả của B-TUVP, nhận định đây là kỹ thuật có nhiều triển vọng, có thể so sánh với TURP về hiệu quả điều trị trong cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới, được đánh giá thông qua các chỉ số điểm triệu chứng tuyến tiền liệt (IPSS: International Prostate Symptom Score), điểm chất lượng cuộc sống (QoL: Quality of Life), lưu lượng đỉnh của dòng tiểu (Qmax) và lượng nước tiểu dư sau bãi đái (PVR: Post Void Residual)(12). ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bao gồm 106 bệnh nhân (BN) tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, được điều trị bằng phẫu thuật B-TUVP, tại Khoa Phẫu thuật Tiết Niệu, Bệnh viện Quân Y 103, trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 6 năm 2015. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân BPH có chỉ định PT; chưa từng phải PT hay điều trị bằng các biện pháp ít sang chấn; không có nguyên nhân khác gây tắc nghẽn đường niệu dưới (sỏi bàng quang, xơ cổ bàng quang, hẹp niệu đạo, hẹp bao quy đầu). Điểm IPSS ≥ 20; Qmax < 15 ml/s. Khối lượng tuyến tiền liệt (TTL) ≤ 75 gam. Mô bệnh học sau PT: tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, mô tả cắt ngang hàng loạt ca bệnh. Các chỉ tiêu nghiên cứu chính Đánh giá thành công, thất bại bước đầu Sự cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới thông qua các chỉ số (IPSS, QoL, Qmax, PVR) và một số yếu tố liên quan. Quy trình chẩn đoán và điều trị Các BN được khám lâm sàng, đánh giá điểm triệu chứng TTL (IPSS), điểm chất lượng cuộc sống (QoL), đo niệu dòng đồ, đánh giá Qmax và đo PVR. Thực hiện PT bốc hơi lưỡng cực tuyến tiền liệt qua niệu đạo. Theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật: thời gian PT, thời gian lưu thông niệu đạo, ngày điều trị sau PT, diễn biến sau rút thông niệu đạo. Theo dõi và đánh giá sự cải thiện các triệu chứng đường tiểu dưới sau PT. Xử lý số liệu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên đề Thận - Niệu 112 Phần mềm SPSS 20.0 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Một số đặc điểm BN trước PT Tuổi 71,1 ± 8,53 (50 – 90) Khối lượng TTL 48,6 ± 12,2 (gam) (25 – 75) Lý do vào viện Bí đái 42 BN (39,6%) Không bí đái 64 BN (60,4%) IPSS 27,3 ± 2,9 (21 – 33) 100% BN có IPSS ≥ 20 QoL 5,2 ± 0,7 (4 – 6) 82,1% có QoL ≥ 5 Qmax 6,2 ± 1,9 (ml/s) (3 – 11) 96,9% BN có Qmax < 10ml/s PVR 81,2 ± 31,2 (ml) (23 – 153) Tỷ lệ phẫu thuật thành công 100%, không BN nào phải chuyển phương pháp phẫu thuật khác; tuy nhiên có 2 BN tai biến thủng bao xơ TTL, có 01 BN biến chứng chảy máu sau PT, phải đốt cầm máu lại. Cải thiện điểm triệu chứng tuyến tiền liệt Điểm IPSS trung bình tại các thời điểm sau PT 1 – 6 – 12 tháng lần lượt là 7,6 – 5,1 – 4,5 thấp hơn rõ rệt so với điểm IPSS trung bình trước PT (27,3), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tỷ lệ % cải thiện IPSS trung bình lần lượt là 72,1% – 81,2% - 83,3%. Bảng 2. Giá trị trung bình và tỷ lệ % cải thiện trung bình của IPSS tại các thời điểm sau PT so với trước PT Thời điểm Số BN IPSS trung bình % cải thiện trung bình p Trước PT 106 27,3 ± 2,9 Sau 1 tháng 101 7,6 ± 3,3 72,1 ± 11,7 0,0001 Sau 6 tháng 73 5,1 ± 2,1 81,2 ± 8 0,0001 Sau 12 tháng 44 4,5 ± 1,7 83,3 ± 6,4 0,0001 Bảng 3. So sánh tỷ lệ % cải thiện IPSS trung bình giữa 2 nhóm BN có/không bí đái trước PT Cải thiện IPSS Nhóm BN Số BN % IPSS trung bình Giá trị p Sau 1 tháng Bí đái 40 71 ± 10,2 0,447 Không bí đái 61 72,8 ± 12,5 Sau 6 tháng Bí đái 30 80,7 ± 8 0,703 Không bí đái 43 81,5 ± 8,1 Sau 12 tháng Bí đái 16 84,5 ± 6 0,365 Không bí đái 28 82,7 ± 6,6 Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ % cải thiện IPSS trung bình tại các thời điểm sau PT giữa 2 nhóm BN có bí đái và không bí đái trước PT. Biểu đồ 1. Tương quan tỷ lệ % cải thiện IPSS sau 1 tháng với tuổi BN (n = 101; r2 = 0,292; p = 0,0001) Biểu đồ 2. Tương quan % cải thiện IPSS sau 1 tháng với khối lượng TTL (n = 101; r2 = 0,0001; p = 0,848). Cải thiện điểm chất lượng cuộc sống Tỷ lệ % cải thiện QoL trung bình lần lượt là 72,7% – 82,4% - 84,3%. Điểm QoL trung bình tại các thời điểm sau PT 1 – 6 – 12 tháng lần lượt là 1,4 – 0,88 – 0,8 thấp hơn rõ rệt so với điểm QoL trung bình trước PT (5,2), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Thận - Niệu 113 Bảng 4. Giá trị trung bình và tỷ lệ % cải thiện trung bình của QoL tại các thời điểm sau PT so với trước PT Thời điểm Số BN QoL trung bình % cải thiện trung bình Giá trị p Trước PT 106 5,2 ± 0,7 Sau 1 tháng 101 1,4 ± 0,75 72,7 ±14,4 0,0001 Sau 6 tháng 73 0,88 ± 0,55 82,4 ± 11,3 0,0001 Sau 12 tháng 44 0,8 ± 0,41 84,3 ± 8,4 0,0001 Biểu đồ 3. Tương quan tỷ lệ % cải thiện QoL sau 1 tháng với tuổi (n = 101; r2 = 0,153; p = 0,0001). Biểu đồ 4. Tương quan % cải thiện QoL sau 1 tháng với khối lượng TTL (n = 101; r2 = 0,005; p = 0,473). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên đề Thận - Niệu 114 Bảng 5. So sánh % cải thiện QoL trung bình giữa 2 nhóm BN có/không bí đái trước PT Cải thiện QoL Nhóm BN Số BN % QoL trung bình Giá trị p Sau 1 tháng Bí đái 40 71 ± 13,7 0,324 Không bí đái 61 73,9 ± 14,8 Sau 6 tháng Bí đái 30 82,7 ± 11,5 0,846 Không bí đái 43 82,2 ± 11,3 Sau 12 tháng Bí đái 16 86 ± 8,4 0,332 Không bí đái 28 83,4 ± 8,4 Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ % cải thiện QoL trung bình tại các thời điểm sau PT giữa 2 nhóm BN có bí đái và không bí đái trước PT. Cải thiện lưu lượng đỉnh dòng tiểu (Qmax) Bảng 6. Giá trị trung bình và tỷ lệ % cải thiện trung bình của Qmax tại các thời điểm sau PT so với trước PT Thời điểm Số BN Qmax trung bình % cải thiện trung bình p Trước PT 64 6,2 ± 1,9 Sau rút thông 64 16 ± 2,8 178,8 ± 100 0,0001 Sau 1 tháng 61 19,9 ± 2,8 245,6 ± 118,6 0,0001 Sau 6 tháng 43 21,2 ± 3,1 277,4 ± 141,3 0,0001 Sau 12 tháng 28 21,2 ± 2,6 276,6 ± 132,4 0,0001 Qmax trung bình sau rút thông niệu đạo, sau PT 1-6-12 tháng lần lượt là 16 – 19,9 – 21,2 – 21,2 ml/s, tăng rõ rệt so với Qmax trung bình trước PT (6,2 ml/s), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Tỷ lệ % cải thiện Qmax trung bình sau rút thông niệu đạo, sau PT 1-6-12 tháng lần lượt là 178,8% - 245,6% - 277,4% và 276,6%. Bảng 7. So sánh Qmax trung bình sau PT giữa 2 nhóm BN có/không bí đái trước PT Qmax Nhóm BN Số BN Qmax trung bình Giá trị p Sau rút thông Bí đái 41 14,8 ± 3 0,056 Không bí đái 64 16 ± 2,8 Sau 1 tháng Bí đái 40 18,9 ± 3,1 0,097 Không bí đái 61 19,9 ± 2,8 Sau 6 tháng Bí đái 30 21,3 ± 3,5 0,922 Không bí đái 43 21,2 ± 2,1 Sau 12 tháng Bí đái 16 21,6 ± 2,5 0,625 Không bí đái 28 21,2 ± 2,6 Không có sự khác biệt giữa Qmax trung bình tại các thời điểm sau PT giữa 2 nhóm BN có bí đái và không bí đái trước PT. Bảng 8. So sánh Qmax trung bình sau PT theo khối lượng TTL Qmax Khối lượng TTL Số BN Qmax trung bình Giá trị p Sau rút thông < 50 61 15,4 ± 2,5 0,605 ≥ 50 44 15,7 ± 3,5 Sau 1 tháng < 50 59 19,4 ± 2,7 0,482 ≥ 50 42 19,8 ± 3,3 Sau 6 tháng < 50 41 21 ± 3 0,4 ≥ 50 32 21,6 ± 3,6 Sau 12 tháng < 50 29 21,3 ± 2,5 0,67 ≥ 50 15 21,6 ± 2,7 Không có sự khác biệt giữa Qmax trung bình tại các thời điểm sau PT giữa 2 nhóm BN có khối lượng tuyến TTL < 50 gam và TTL ≥ 50 gam. Biểu đồ 5. Tương quan giữa cải thiện Qmax sau 1 tháng với tuổi (n = 101; r2 = 0,628; p < 0,01) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Thận - Niệu 115 Biểu đồ 6. Tương quan lượng PVR sau 1 tháng với tuổi (n = 101; r2 = 0,306; p < 0,01) Cải thiện lượng nước tiểu dư (trong bàng quang) sau bãi đái Trước PT, PVR trung bình là 81,2 ml (Bảng 9). Sau PT, tại các thời điểm sau rút thông niệu đạo, sau 1 – 6 – 12 tháng, PVR trung bình giảm rõ rệt, tương ứng là 16 ml – 10,6 ml – 8,8 ml và 6,8 ml; sự khác biệt PVR sau PT với trước PT có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Bảng 9. Giá trị trung bình PVR tại các thời điểm sau PT so với trước PT Thời điểm Số BN PVR trung bình p Trước PT 64 81,2 ± 31,2 Sau rút thông 64 16 ± 2,8 0,0001 Sau 1 tháng 61 10,6 ± 8,7 0,0001 Sau 6 tháng 43 8,8 ± 8,7 0,0001 Sau 12 tháng 28 6,8 ± 8 0,0001 Không có sự khác biệt giữa PVR trung bình tại các thời điểm sau PT giữa 2 nhóm BN có bí đái và không bí đái trước PT. Bảng 10. So sánh PVR trung bình sau PT giữa 2 nhóm BN có/không bí đái trước PT PVR Nhóm BN Số BN PVR trung bình Giá trị p Sau rút thông Bí đái 41 23 ± 10,5 0,13 Không bí đái 64 19,8 ± 10,7 Sau 1 tháng Bí đái 40 13,5 ± 8,4 0,102 Không bí đái 61 10,6 ± 8,7 Sau 6 tháng Bí đái 30 8,7 ± 6,7 0,924 Không bí đái 43 8,8 ± 8,7 Sau 12 tháng Bí đái 16 5,3 ± 5,9 0,507 Không bí đái 28 6,8 ± 8 Không có sự khác biệt giữa PVR trung bình tại các thời điểm sau PT giữa 2 nhóm BN có khối lượng tuyến TTL < 50 gam và TTL ≥ 50 gam. Bảng 11. So sánh PVR trung bình sau PT theo khối lượng TTL PVR Khối lượng TTL Số BN PVR trung bình Giá trị p Sau rút thông < 50 61 20 ± 10,4 0,225 ≥ 50 44 22,5 ± 10,9 Sau 1 tháng < 50 59 11,5 ± 8,3 0,788 ≥ 50 42 12 ± 9,3 Sau 6 tháng < 50 41 8,3 ± 8,4 0,595 ≥ 50 32 9,3 ± 7,4 Sau 12 tháng < 50 29 6,4 ± 8 0,817 ≥ 50 15 5,9 ± 5,8 BÀN LUẬN Cải thiện về điểm IPSS Điểm IPSS sau PT càng thấp (tỷ lệ % giảm IPSS càng cao), tức là mức độ của các triệu chứng đường tiểu dưới càng giảm nhẹ. Nhìn chung, các tác giả có sự thống nhất trong lựa chọn thời điểm đánh giá sự cải thiện triệu chứng nói chung và IPSS nói riêng; tuyệt đại đa số đều đánh giá vào các thời điểm sau PT 1-3-6-12 tháng. Bảng 12 cho thấy sự cải thiện IPSS khác nhau giữa các nghiên cứu. Mức độ cải thiện thấp nhất là trong nghiên cứu của Robert tại thời điểm sau 1 tháng (40%), và cao nhất là nghiên cứu của Falahatkar Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên đề Thận - Niệu 116 (sau 3 tháng) là 89%. Sự cải thiện IPSS có xu hướng tăng lên theo thời gian, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tỷ lệ % cải thiện IPSS cao nhất của nghiên cứu đều ở thời điểm 3 tháng hoặc 6 tháng sau PT. Nghiên cứu này cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác: sau 1 tháng, tỷ lệ % cải thiện IPSS là 72% và ổn định sau 6 tháng – 12 tháng với tỷ lệ lần lượt là 81% và 83%, điểm IPSS trung bình tại các thời điểm sau PT khác biệt có ý nghĩa thống kê so với điểm IPSS trung bình trước PT (Bảng 2). Như vậy có thể thấy rằng sự cải thiện điểm IPSS đạt tỷ lệ cao nhất và ổn định từ sau 3 tháng. Điều này cũng hợp lý vì hốc TTL cần 4 đến 8 tuần sau PT mới có thể được biểu mô phủ hoàn toàn. Trong khoảng thời gian trên, một số triệu chứng như đái buốt, đái tăng lần vẫn tồn tại, thậm chí còn có thể tăng nặng hơn. Sau đó, nếu không có diễn biến bất thường, BN dần quen với tình trạng tiểu tiện thông thoáng và thoải mái. Tuổi của BN có liên quan tới sự cải thiện IPSS sau PT. Biểu đồ 1 cho thấy có mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ % cải thiện IPSS sau PT 1 tháng với tuổi của BN: tuổi càng cao thì tỷ lệ % cải thiện IPSS sau PT 1 tháng càng thấp. Tuy nhiên, qua số liệu thống kê thể hiện ở Biểu đồ 2 và , khối lượng TTL và tình trạng bí đái trước PT không có liên quan tới sự cải thiện IPSS sau PT so với trước PT. Bảng 12. IPSS trước và sau B-TUVP trong một số nghiên cứu Tác giả IPSS trước PT IPSS sau PT (% giảm) 1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 năm 2 năm 3 năm Botto (2001) (1) 16 - 9 (44) - - - - Dincel (2004) (2) 22 5 (77) 6,14 (72) - - - - Kaya (2007) (7) 21 - - - - 7,1 (66) 7,6 (64) Reich (2010) (11) 20,8 10,4 (50) 8,2 (61) 8,1 (61) - - - Nuhoglu (2011) (9) 21,3 8,9 (58) 5,9 (72) - 6,4 (70) - - Geavlete (2011) (4) 24,3 4,6 (81) 4,3 (82) 4,2 (82) 4,5 (81) 5,0* (79) - Otsuki (2012) (10) 24,3 11,1 (54) 8,8 (64) 8,2 (66) 7,8 (68) - - Robert (2012) (13) 20 12 (40) 8,6 (57) - - - - Kranzbühler (2013) (8) 16 8 (50) - 3 (81) 3 (81) - - Karakose (2014) (6) 19,7 11,3 (43) 8,6 (56) 8,2 (58) 9,3 (53) - - Falahatkar (2014) (3) 26,36 - 2,56 (89) - - - - NC này (2016) 27,3 7,6 (72) - 5,1 (81) 4,5 (83) - - (*): sau 18 tháng. Cải thiện về điểm QoL Điểm QoL ít được các tác giả quan tâm hơn so với điểm IPSS trong đánh giá hiệu quả điều trị sau B-TUVP (một số tác giả ở Bảng 12 không đánh giá điểm QoL). Có lẽ là vì điểm QoL được đánh giá chỉ với một câu hỏi duy nhất, hoàn toàn phụ thuộc và cảm xúc, tâm lý của người bệnh. Tuy vậy, hướng dẫn của các Hội niệu trên thế giới và của Việt Nam (VUNA), đều coi QoL là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ bệnh và hiệu quả điều trị sau PT. Bảng 13. QoL trước và sau B-TUVP trong một số nghiên cứu Tác giả QoL trước PT QoL sau PT (% cải thiện) 1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 năm 2 năm 3 năm Dincel (2004) (2) 4,67 1,5 1,83 - - - - Geavlete (2011) (4) 4,3 0,8 0,9 0,9 1,0 1,0* - Otsuki2012) (10) 5,2 2,7 2,3 2,1 2,1 - - Robert (2012) (13) 4,7 3,2 1,9 - - - - Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Thận - Niệu 117 Kranzbühler (2013) (8) 4 2 - 1 1 - - Karakose (2014) (6) 4,9 1,7 1,3 1,5 1,8 - - NC này (2016) 5,2 1,4 - 0,88 0,8 - - (*): sau 18 tháng. Điểm QoL trung bình trước PT của nghiên cứu này là 5,2; trong đó 82,1% ở mức độ nặng (Bảng 1); như vậy tình trạng rối loạn tiểu tiện đã ảnh hưởng nặng nề tới chất lượng cuộc sống đối với những BN trong nghiên cứu. Tỷ lệ % cải thiện QoL trung bình lần lượt là 72,7% – 82,4% - 84,3%. Điểm QoL trung bình tại các thời điểm sau PT 1 – 6 – 12 tháng lần lượt là 1,4 – 0,88 – 0,8 thấp hơn rõ rệt so với điểm QoL trung bình trước PT (5,2), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Bảng 4 cho thấy chất lượng cuộc sống của BN sau B-TUVP cải thiện rõ rệt. Điểm QoL ít được các tác giả quan tâm hơn so với điểm IPSS trong đánh giá hiệu quả điều trị sau B-TUVP (một số tác giả ở Bảng 12 không đánh giá điểm QoL). Có lẽ là vì điểm QoL được đánh giá chỉ với một câu hỏi duy nhất, hoàn toàn phụ thuộc và cảm xúc, tâm lý của người bệnh. Tuy vậy, hướng dẫn của các Hội niệu trên thế giới và của Việt Nam (VUNA), đều coi QoL là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ bệnh và hiệu quả điều trị sau PT. Bảng 13 cũng cho thấy kết quả nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Sau 1 tháng, hầu hết các nghiên cứu đều có điểm QoL trung bình giảm từ mức độ vừa/nặng xuống mức độ nhẹ (ngoại trừ nghiên cứu của Robert); từ tháng thứ 3 trở đi, tất cả điểm QoL trung bình đều ở mức độ nhẹ. Các nghiên cứu có điểm QoL trung bình sau B-TUVP thấp (≤ 1) là Geavlete (2011), Kranzbühler (2013) và nghiên cứu này. Tương tự IPSS, tuổi của BN có liên quan đến sự cải thiện QoL sau B-TUVP. Biểu đồ 3 cho thấy có mối tương quan nghịch giữa tuổi và sự cải thiện QoL: tuổi càng cao thì tỷ lệ % cải thiện QoL càng giảm. Các yếu tố khác như khối lượng TTL, tình trạng bí đái trước PT đều không có liên quan tới sự cải thiện QoL sau PT (Biểu đồ 4, Bảng 5). Cải thiện về Qmax (bảng 14) Chỉ số Qmax có sự cải thiện rõ rệt sau B- TUVP. Qmax trung bình tại các thời điểm sau PT tăng dần, từ 16 ml/s (sau rút thông niệu đạo) lên đến 21,2 ml/s (sau 1 năm), với tỷ lệ % cải thiện tương ứng là 178% và 276% (Bảng 6). So với các tác giả khác được tham khảo trong Bảng 14, kết quả của nghiên cứu này khá tốt. Đặc điểm chung là tỷ lệ % cải thiện Qmax sau B- TUVP của đa số các nghiên cứu đều lớn hơn 100% và tăng dần theo thời gian, và đạt giá trị cao nhất thường ở thời điểm sau 3 tháng hoặc sau 6 tháng. Một số nghiên cứu có tỷ lệ % cải thiện Qmax cao trên 200% như nghiên cứu của Geavlete (2011) đạt tỷ lệ 277% sau 3 tháng, nghiên cứu của Karakose (2014) đạt tỷ lệ 228% sau 3 tháng, nghiên cứu này (2016) đạt tỷ lệ 277% sau 6 tháng. Bảng 14 cũng cho thấy đa số các tác giả không đo Qmax ngay sau rút thông, có lẽ vì kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi triệu chứng đái buốt, hoặc khả năng chứa đựng/tống xuất của bàng quang chưa phục hồi hoàn toàn. Tuổi của BN là yếu tố có ảnh hưởng lên sự cải thiện Qmax sau B-TUVP. Biểu đồ 5 cho thấy có mối tương quan nghịch giữa tuổi và tỷ lệ % cải thiện Qmax sau rút thông niệu đạo/sau 1 tháng: tuổi càng cao thì tỷ lệ % cải thiện Qmax sau PT càng giảm. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì tuổi càng cao, chỉ số Qmax sinh lý càng giảm. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Chuyên đề Thận - Niệu 118 Bảng 14. Qmax trước và sau B-TUVP trong một số nghiên cứu Tác giả Qmax trước PT Qmax sau PT (% cải thiện) Sonde 1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 năm 2 năm 3 năm Botto (1) 7,9 - - 19,7 (140) - - - - Dincel (2) 8,5 - 18 (112) 18 (112) - - - - Kaya (7) 6 - - - - - 12,5 (108) 14,4 (140) Reich (11) 6,6 14 (112) 17,3 (162) 18,5 (180) 18,1 (174) - - - Nuhoglu (9) 8,1 - 16,4 (102) 17,7 (118) - 17,5 (116) - - Geavlete (4) 6,6 - 24,8 (276) 24,9 (277) 24,5 (271) 24 (264) 23,7* (259) - Otsuk (10) 7,3 - 15,1 (107) 15,2 (108) 16,6 (127) 16,5 (126) - - Robert (13) 10,1 - - 15,5 (53) - - - - Kranzbühler (8) 10,1 14 (39) 16,7 (65) - 16,7 (65) 17,2 (70) - - Karakose (6) 6,8 - 18,2 (167) 22,3 (228) 20,1 (195) 21,7 (219) - - Falahatkar (3) 8,48 - - 23,2 (173) - - - - NC này (2016) 6,2 16 (178) 19,9 (245) - 21,2 (277) 21,2 (276) - - (*): sau 18 tháng. Tuy nhiên, tình trạng bí đái trước PT và khối lượng tuyến tiền liệt (với ngưỡng so sánh là 50 gam) không có ảnh hưởng đến giá trị trung bình của Qmax sau B-TUVP. Nhóm BN bí đái trước PT có Qmax trung bình sau rút thông và sau 1 tháng thấp hơn nhóm BN không bí đái, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê; sau 6 tháng và sau 1 năm thì Qmax trung bình của 2 nhóm tương đương nhau (Bảng 7). Nhóm BN có khối lượng TTL <50 gam và nhóm TTL ≥ 50 gam cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về Qmax trung bình tại các thời điểm đánh giá (Bảng 8). Cải thiện về PVR (bảng 15) Giá trị PVR trung bình ở thời điểm trước PT là 81,2 ml, giảm xuống còn 16 ml sau rút thông niệu đạo, và giảm dần theo thời gian xuống còn 10,6 ml sau 1 tháng, 8,8 ml sau 6 tháng và 6,8 ml sau 1 năm (Bảng 9). Các nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự (Bảng 15). Tương tự đối với chỉ số Qmax, tuổi của BN có liên quan đến sự cải thiện PVR sau PT. Tuổi càng cao thì lượng nước tiểu tồn dư sau PT càng nhiều; mối tương quan thuận này được thể hiện ở Biểu đồ 6. Ngược lại, tình trạng bí đái trước PT và khối lượng TTL (so sánh theo nhóm với ngưỡng 50 gam) không có liên quan đến PVR sau PT tại các thời điểm theo dõi (Không có sự khác biệt giữa PVR trung bình tại các thời điểm sau PT giữa 2 nhóm BN có bí đái và không bí đái trước PT. Bảng 10 và Không có sự khác biệt giữa PVR trung bình tại các thời điểm sau PT giữa 2 nhóm BN có khối lượng tuyến TTL < 50 gam và TTL ≥ 50 gam. Bảng 11). Bảng 15. PVR trước và sau B-TUVP trong một số nghiên cứu Tác giả PVR trước PT PVR sau PT (% cải thiện) Sonde 1 tháng 3 tháng 6 tháng 1 năm 2 năm 3 năm Dincel (2004) (2) 54 - - 19,5 - - - - Reich (2010) (11) 165 80 (52) 58 (65) 39 (76) 38 (77) - - - Nuhoglu (2011) (9) 98 - - - - 62 - - Geavlete (2011) (4) 91 - 28 25 21 25 29* - Otsuki (2012) (10) 151 - 33,9 29,2 31,8 29,2 - - Robert (2012) (13) 98,9 - - 18 - - - - Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên đề Thận - Niệu 119 Kranzbühler (2013) (8) 87 20 10 - 6,5 11 - - Karakose (2014) (6) 146,7 - 98,4 24,2 28,6 20,4 - - NC này (2016) 81,2 16 10,6 - 8,8 6,8 - - (*): sau 18 tháng. KẾT LUẬN Sau PT bốc hơi lưỡng cực qua niệu đạo điều trị bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, triệu chứng đường tiểu dưới đánh giá thông qua IPSS, QoL, Qmax và PVR đều có sự cải thiện rõ rệt so với trước PT. Tuổi của BN có mối tương quan tương đối chặt chẽ với sự cải thiện của cả 4 chỉ số trên: tuổi BN càng cao thì sự cải thiện IPSS/QoL/Qmax và PVR sau PT càng giảm. Tuy nhiên, tình trạng bí đái trước PT và khối lượng TTL đều không có liên quan đến sự cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới của bệnh nhân B-TUVP. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Botto H., Lebret T et al. (2001), “Electrovaporization of the Prostate with the Gyrus Device”, Journal of Endourology, 15(3), pp. 313-316. 2. Dincel C., Samli M.M., Guler C et al. (2004), “Plasma Kinetic Vaporization of the Prostate: Clinical Evaluation of a New Technique”, Journal of Endourology, 18(3), pp. 293-298. 3. Falahatkar S., Mokhtari G et al. (2014), “Bipolar transurethral vaporization: a superior procedure in benign prostatic hyperplasia: a prospective randomized comparison with bipolar TURP”, Int Braz J Urol, 40(3), pp. 346-355. 4. Geavlete B., Georgescu D et al. (2011), “Bipolar plasma vaporization vs monopolar and bipolar TURP - A prospective, randonmized, long-term comparison”, Urology, 78(4), pp. 930-935. 5. Hội Tiết Niệu - Thận học Việt Nam (2014), Hướng dẫn xử trí Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, NXB Y học, Hà Nội. 6. Karakose A., Aydogdu O.& Atesci Y.Z. (2014), “BiVap Saline Vaporization of the Prostate in Men with Benign Prostatic Hyperplasia: Our Clinical Experience”, Urology, 83(3), pp. 570-575. 7. Kaya C., Ilktac A et al. (2007), “The long-term results of transurethral vaporization of the prostate using plasmakinetic energy”, BJU Int, 99(4), pp. 845-848. 8. Kranzbühler B., Wettstein M.S et al. (2013), “Pure bipolar plasma vaporization of the prostate: the Zurich experience”, J Endourol, 27(10), pp. 1261-1266. 9. Nuhoglu B., Balci M.B et al. (2011), “The role of bipolar transurethral vaporization in the management of benign prostatic hyperplasia”, Urol Int, 87(4), pp. 400-404. 10. Otsuki H., Kuwahara Y et al. (2012), “Transurethral resection in saline vaporization: Evaluation of clinical efficacy and prostate volume”, Urology, 79(3), pp. 665-669. 11. Reich O., Schlenker B., Gratzke C et al. (2010), “Plasma vaporization of the prostate: Initial clinical results”, European Urology, 57(4), pp. 693-698. 12. Richards KA., Badlani GH. (2012), “Bipolar Vaporization of the Prostate”, Smith's Textbook of Endourology (3rd ed), Blackwell Publishing Ltd., pp. 1610-1616. 13. Robert G., Descazeaud A et al. (2012), “Transurethral plasma vaporization of the prostate: 3-month functional outcome and complications”, BJU Int, 110(4), pp. 555-560. Ngày nhận bài báo: 10/05/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_su_cai_thien_trieu_chung_duong_tieu_duoi_va_mot_so.pdf
Tài liệu liên quan