Đánh giá sinh trưởng phát triển và năng suất một số dòng đậu xanh nhập nội tại Gia Lâm, Hà Nội

Tài liệu Đánh giá sinh trưởng phát triển và năng suất một số dòng đậu xanh nhập nội tại Gia Lâm, Hà Nội: 27 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 135 days. DB15 had the shortest growth duration time with 121 days. Pest infestations included rice yellow stem borer, brown planthopper, rice leaffolder, rice blast and sheath blight, but the experimental varieties showed good resistance to pests and diseases (degree of 1 - 3). DT68 and J02 had the highest yields, surpassing that of other rice varieties in the experiments, reaching 6.52 tons/ha (DT68) and 6.25 tons/ha (J02) comparing with the other tested varieties. These two varieties had the highest milling yield, the lowest chalkiness rate (0.8%) and the best quality (point 4). Keywords: Inbred rice varieties, evaluation, spring crop season, Hung Yen province Ngày nhận bài: 4/2/2018 Ngày phản biện: 12/2/2018 Người phản biện: TS. Phạm Xuân Liêm Ngày duyệt đăng: 13/3/2018 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ DÒNG ĐẬU XANH NHẬP NỘI TẠI ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sinh trưởng phát triển và năng suất một số dòng đậu xanh nhập nội tại Gia Lâm, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 135 days. DB15 had the shortest growth duration time with 121 days. Pest infestations included rice yellow stem borer, brown planthopper, rice leaffolder, rice blast and sheath blight, but the experimental varieties showed good resistance to pests and diseases (degree of 1 - 3). DT68 and J02 had the highest yields, surpassing that of other rice varieties in the experiments, reaching 6.52 tons/ha (DT68) and 6.25 tons/ha (J02) comparing with the other tested varieties. These two varieties had the highest milling yield, the lowest chalkiness rate (0.8%) and the best quality (point 4). Keywords: Inbred rice varieties, evaluation, spring crop season, Hung Yen province Ngày nhận bài: 4/2/2018 Ngày phản biện: 12/2/2018 Người phản biện: TS. Phạm Xuân Liêm Ngày duyệt đăng: 13/3/2018 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT MỘT SỐ DÒNG ĐẬU XANH NHẬP NỘI TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI Nguyễn Thanh Tuấn1 TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017 trên đất Gia Lâm, Hà Nội nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 17 dòng đậu xanh nhập nội từ Thái Lan và Cu Ba. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy các dòng đậu xanh có thời gian sinh trưởng từ 65 - 78 ngày (vụ Xuân) và 61 - 73 ngày (vụ Hè Thu). Các dòng đậu xanh tham gia thí nghiệm sinh trưởng phát triển tốt ở cả hai vụ trồng, nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh lở cổ rễ và bệnh đốm nâu, có khả năng chống đổ tốt và không bị tách vỏ quả. Năng suất thực thu của các dòng đậu xanh đạt 0,84 - 1,5 tấn/ha (vụ Xuân) và đạt 0,76 - 1,71 tấn/ha (vụ Hè Thu). Nghiên cứu đã xác định được 2 dòng thích ứng tốt và phù hợp trồng ở điều kiện vụ Xuân và vụ Hè Thu tại Gia Lâm, Hà Nội cho năng suất cao là G8 và G16. Từ khóa: Đậu xanh, sinh trưởng, năng suất, vụ Xuân, vụ Hè Thu I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đậu xanh (Vigna radiata  L.) là cây thực phẩm họ đậu giàu protein (22 - 28%), lipit (1 - 4%), tinh bột (60 - 65%), các chất khác (4 - 5%) và rất nhiều vitamin (E, B1, B2, B3, B6, C, A, K) và các khoáng tố (Ca, Mg, K, Na, Zn, Fe, Cu,) là nguồn năng lượng cần thiết cho con người (Keatinge et al., 2011). Vì thế từ lâu con người đã biết chế biến nhiều thực phẩm từ hạt đậu xanh như giá đỗ, kẹo, bánh, xôi, chè, cháo... (Trần Văn Lài và ctv., 1993). Trong đông y, hạt đậu xanh còn được dùng như một vị thuốc nam: Vỏ hạt đậu xanh có vị ngọt, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, điều hòa ngũ tạng, bổ nguyên khí, giải được nhiều thứ độc của thuốc và kim loại, hạt đậu xanh còn dùng chữa bệnh đái tháo đường... (Đỗ Tất Lợi, 2001). Cây đậu xanh có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu hạn và thích ứng tốt nên hiện nay đậu xanh là một trong những cây trồng tiềm năng được nhiều nước lựa chọn để nghiên cứu phát triển trong các chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy không được trồng với diện tích lớn như đậu tương nhưng đối với một số quốc gia thuộc miền Nam và Đông Nam châu Á như Thái Lan, Sri Lanka, Ấn Độ, Myanmar, Bangladesh, Indonesia, đậu xanh đóng một vai trò quan trọng. Đậu xanh cũng được trồng nhiều ở Australia, Trung Quốc, Iran, Kenya, Hàn Quốc, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, các nước vùng Trung Đông. Hiện nay, có 29 quốc gia trồng đậu xanh với diện tích khoảng 6 triệu ha và sản lượng 3 triệu tấn (Nair et al., 2014). Ở Việt Nam, đậu xanh là cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống nông nghiệp, có thể được trồng xen canh, gối vụ và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ, đặc biệt đối với người dân ở các tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) và Tây Nguyên (Phạm Văn Thiều, 2009). Ở nước ta, cây đậu xanh được trồng rải rác ở hầu hết các vùng sinh thái, nó được xác định là cây trồng thay thế phù hợp cho các cây trồng khác trong vụ Hè vì sự thích ứng với thời tiết và tiềm năng kinh tế cao. Tuy nhiên, diện tích và sản lượng đậu xanh còn hạn chế, năng suất còn thấp, bộ giống đậu xanh ở nước ta còn chưa phong phú. Bên cạnh đó, cây đậu xanh không được xem là cây trồng chính, người dân chủ yếu chỉ trồng các giống địa phương để tăng gia và không chú trọng nhiều đến các biện pháp kỹ thuật canh tác. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá để tìm ra các 28 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 dòng, giống có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao và thích ứng rộng là rất cần thiết, góp phần đa dạng bộ giống đậu xanh ở nước ta, đáp ứng nhu cầu sản xuất thực tiễn, cũng như tìm kiếm vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống đậu xanh mới có năng suất và chất lượng tốt. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu nghiên cứu gồm 16 dòng đậu xanh nhập nội được chọc và làm thuần tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ năm 2012, trong đó 7 dòng từ Cu Ba (ký hiệu từ G1 đến G7) và 9 dòng từ Thái Lan (ký hiệu từ G8 đến G16). Giống ĐX11 được sử dụng làm đối chứng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RBCD) với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm là 10 m2 (4 m ˟ 2,5 m); gieo hàng cách hàng 40 cm; khoảng cách hạt gieo là 15 cm. 2.2.2. Chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu theo dõi áp dụng theo QCVN 01-62: 2011/BNNPTNT (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011), bao gồm: Thời gian sinh trưởng (ngày); chiều cao cây (cm); số đốt /thân chính (đốt); số lá/thân chính (lá); số cành cấp 1 (cành); mức độ nhiễm sâu bệnh hại, khả năng chống đổ và tính tách vỏ quả; số quả trên cây (quả); số ngăn hạt/quả (ngắn); số hạt/quả (hạt); khối lượng 1000 hạt (g); năng suất thực thu (tấn/ha). 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được xử lý dựa trên chương trình Excel 2010 và phần mềm IRRISTAT 5.0. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trong vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017 tại khu thí nghiệm cây trồng cạn, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Vụ Xuân gieo ngày 20/2, vụ Hè Thu gieo ngày 2/7. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu xanh Kết quả theo dõi thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu xanh ở bảng 1 cho thấy, ít có sự khác biệt giữa vụ Xuân và vụ Hè Thu. Thời gian từ gieo đến mọc của các dòng đậu xanh ở vụ Xuân (5 - 7 ngày) dài hơn so với vụ Hè Thu (3 - 4 ngày). Thời gian từ mọc đến ra hoa ở vụ Xuân của các dòng đậu xanh dao động từ 35 - 47 ngày, dài hơn so với vụ Hè Thu (32 - 40 ngày). Thời gian ra hoa của các dòng đạt từ 10 - 18 ngày ở vụ Xuân và 9 - 15 ngày ở vụ Hè Thu. Trong cả hai vụ trồng tất cả các dòng đều thuộc dạng hoa nở tập trung (thời gian ra hoa dưới 15 ngày), ngoại trừ dòng G10 và G14 (16 và 18 ngày - ở vụ Xuân; 15 và 16 ngày ở vụ Hè Thu). Giống đối chứng có thời gian ra hoa khá tập trung, đạt 10 ngày trong vụ Xuân và 12 ngày ở vụ Hè Thu. Bảng 1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các dòng đậu xanh ở vụ Xuân và Hè Thu năm 2017 Đơn vị tính: ngày Ghi chú: Bảng 1, 3, 4: VX - vụ Xuân; VHT - vụ Hè Thu. TT Kí hiệu Gieo - mọc Mọc - ra hoa Thời gian ra hoa TGST VX VHT VX VHT VX VHT VX VHT 1 ĐX11 (đ/c) 6 3 43 34 10 12 72 67 2 G1 5 4 40 35 14 10 65 64 3 G2 6 4 44 38 11 11 73 71 4 G3 5 3 43 33 14 12 74 70 5 G4 7 3 43 34 10 10 72 70 6 G5 5 4 42 33 13 10 72 69 7 G6 5 3 43 37 15 12 77 70 8 G7 5 4 42 33 11 12 70 68 9 G8 7 4 43 34 11 12 73 69 10 G9 5 3 44 38 11 11 72 70 11 G10 5 4 35 33 16 15 67 61 12 G11 6 4 44 35 10 10 72 70 13 G12 5 3 44 32 11 9 73 66 14 G13 7 4 45 40 10 13 73 67 15 G14 6 4 44 35 18 15 78 73 16 G15 5 4 47 35 13 12 76 71 17 G16 5 3 43 35 11 10 74 68 29 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 Thời gian sinh trưởng (TGST) của các dòng đậu xanh ở vụ Xuân dao động từ 65 - 78 ngày, trong đó hai dòng G1 và G10 có TGST ngắn nhất, chỉ sau 65 và 67 ngày đã cho thu hoạch. Trong vụ Hè Thu, TGST của các dòng đậu xanh ngắn hơn so với vụ Xuân, tuy nhiên sự chênh lệch không lớn và dao động từ 61 - 73 ngày. Dòng G1 và G10 vẫn là các giống có TGST ngắn nhất, tương ứng giá trị 61 và 64 ngày. Giống đối chứng ĐX11 đạt 72 ngày ở vụ Xuân và 67 ngày ở vụ Hè Thu. 3.2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng đậu xanh nghiên cứu Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng đậu xanh trong vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017 tại bảng 2 cho thấy: - Chiều cao cây của các dòng đậu xanh trong vụ Xuân đạt từ 65,7 - 90,4 cm, trong đó thấp nhất là các giống G1 và G6, chiều cao dưới 70 cm, dòng G15 có chiều cao lớn nhất (đạt 90,4 cm). Sự chênh lệch của các dòng này so với đối chứng (đạt 80,5 cm) ở mức có ý nghĩa thống kê. Ở vụ Hè Thu, chiều cao cây của các dòng dao động từ 77,6 - 85,3 cm, trong đó các dòng G7; G9; G13 và G15 có chiều cao lớn nhất (trên 80 cm). Tuy nhiên, chỉ có dòng G13 có chiều cao vượt đối chứng (79,7 cm) ở mức có ý nghĩa. - Số đốt/thân chính của các dòng đậu xanh ít có sự khác biệt ở hai vụ trồng và dao động từ 11,5 - 14,3 đốt ở vụ Xuân, trong đó dòng G1 và G7 có số đốt/ thân chính thấp nhất, chỉ đạt 11,5 và 12,1 đốt. Dòng G4 và G16 có số đốt/thân chính khá cao, đạt 13,8 và 14,3 đốt. Trong vụ Hè Thu số đốt/thân chính của các dòng đạt từ 10,7 - 14,5 đốt, ba dòng G4; G8 và G16 có số đốt/thân chính cao nhất (trên 14 đốt). Giống đối chứng ĐX11 có số đốt/thân chính đạt 13 đốt ở vụ Xuân và 12,6 đốt ở vụ Hè Thu. Bảng 2. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng đậu xanh trong vụ Xuân và Hè Thu năm 2017 TT Kí hiệu Chiều cao cây (cm) Số đốt/thân chính (đốt) Số lá/thân chính (lá) Số cành cấp 1 (cành) Vụ Xuân Vụ Hè Thu Vụ Xuân Vụ Hè Thu Vụ Xuân Vụ Hè Thu Vụ Xuân Vụ Hè Thu 1 ĐX11 (đ/c) 80,5 79,7 13,0 12,6 8,9 8,6 0,7 0,8 2 G1 65,7 73,6 11,5 11,9 7,6 7,4 0,5 0,8 3 G2 85,2 79,0 13,3 12,5 9,4 9,1 0,7 1,1 4 G3 84,2 73,9 12,7 13,2 9,1 8,7 0,5 1,0 5 G4 82,8 79,6 13,8 14,4 9,6 9,2 0,5 0,8 6 G5 80,6 77,6 13,1 13,4 9,4 9,0 0,7 0,9 7 G6 68,4 78,2 12,7 13,1 9,5 9,1 0,8 0,9 8 G7 86,7 80,6 12,1 12,4 9,0 8,6 0,9 1,1 9 G8 81,3 77,6 13,6 14,5 8,8 8,5 1,1 1,3 10 G9 83,1 81,1 12,8 12,5 9,2 8,8 0,4 0,8 11 G10 83,9 76,7 13,5 10,8 8,7 8,4 1,3 1,4 12 G11 87,4 76,3 13,5 11,6 9,4 9,0 0,7 1,1 13 G12 79,3 77,6 13,1 11,1 9,2 8,9 0,3 0,7 14 G13 79,7 85,3 12,8 13,6 9,0 8,7 0,8 1,3 15 G14 79,5 72,8 13,7 12,3 8,8 8,4 0,7 0,9 16 G15 90,4 83,9 13,0 10,7 9,7 9,3 0,6 1,1 17 G16 72,0 77,8 14,3 14,0 9,8 9,5 1,5 1,8 CV (%) 6,1 4,2 3,6 6,7 4,8 4,5 6,3 7,1 LSD0,05 3,1 2,1 0,8 1,2 0,67 0,71 0,42 0,58 - Số lá/thân chính của các dòng đậu xanh ít có sự chênh lệch ở hai vụ trồng, dao động từ 7,6 - 9,8 lá/ thân trong vụ Xuân và từ 7,4 - 9,5 lá/thân trong vụ Hè Thu. Ở vụ Xuân có 4 dòng có số lá dưới 9 lá/thân gồm G1; G8; G10 và G14; giống đối chứng ĐX11 đạt 8,9 lá/thân, các dòng còn lại có số lá đều đạt trên 9 lá/thân nhưng chỉ có G15 và G16 có số lá/thân vượt đối chứng ở mức có ý nghĩa. Trong vụ Hè Thu chỉ có 7/17 dòng có số lá/thân chính đạt trên 9 lá/thân, trong đó cao nhất là dòng G16, (đạt 9,4 lá/thân) vượt 30 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 hơn giống đối chứng ĐX11 (đạt 8,6 lá/thân) ở mức có ý nghĩa thống kê. Các dòng còn lại có số lá thấp (dưới 9 lá/thân). - Số cành cấp 1: Ở vụ Xuân, các dòng đậu xanh phân cành ít hơn so với vụ Hè Thu. Số cành cấp 1 của các dòng đậu xanh dao động từ 0,3 - 1,5 cành trong vụ Xuân và từ 0,7 - 1,8 cành trong vụ Hè Thu. Trong vụ Hè Thu, một số dòng phân cành mạnh hơn, tuy nhiên chỉ có dòng G10 và G16 có số cành cao vượt trội và cao hơn đối chứng, sai khác có ý nghĩa thống kê. 3.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại, khả năng chống đổ và tính tách vỏ quả Kết quả theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại cho thấy, các dòng đậu xanh nghiên cứu bị sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh lở cổ rễ và bệnh đốm nâu gây hại, tuy nhiên mức độ gây hại ở mức nhẹ (Bảng 3). Sâu cuốn lá không gây hại nhiều với các dòng đậu xanh trong vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017. Tỷ lệ lá bị gây hại ở các dòng dao động từ 2,5 - 6,6% trong vụ Xuân và từ 1,4 - 5,7% trong vụ Hè Thu. Sâu đục quả xuất hiện khi đậu xanh bắt đầu trong giai đoạn hình thành quả non đến khi thu hoạch quả. Kết quả cho thấy, các dòng đậu xanh nghiên cứu đều bị sâu đục quả gây hại ở cả hai vụ trồng, tuy nhiên mức độ gây hại ở mức nhẹ, trong đó ở vụ Hè Thu (tỷ lệ bị hại từ 10,2 - 21,3%) mức độ gây hại nhẹ hơn so với vụ Xuân (tỷ lệ bị hại từ 7,1 - 26,4%). Bệnh lở cổ rễ và bệnh đốm nâu gây hại cho các dòng đậu xanh trong cả hai vụ trồng ở mức độ nhẹ. Trong vụ Xuân mức độ nhiễm bệnh lở cổ rễ của các dòng ở mức 1 - 3 điểm. Ở vụ Hè Thu mức độ nhiễm bệnh của các dòng nhẹ hơn so với vụ Xuân, chỉ ở mức 1 - 2 điểm. Đối với bệnh đốm nâu, trong cả hai vụ trồng các dòng đậu xanh nghiên cứu bị gây hại ở mức nhẹ, điểm từ 1 - 2. Các dòng G10; G13; G15; G16 và giống đối chứng ĐX11 chỉ bị hại ở mức điểm 1. Khả năng chống đổ của các dòng đậu xanh đều ở mức nhẹ trong cả hai vụ Xuân và vụ Hè Thu ngoại trừ 3 dòng là G1; G9 và G16 không bị đổ (hầu hết các cây đều đứng thẳng). Giống đối chứng ĐX11 đổ trung bình ở vụ Xuân, còn ở vụ Hè Thu bị đổ nhẹ. Tất cả các dòng đậu xanh đều không bị tách vỏ quả trong cả hai vụ trồng. Bảng 3. Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại, khả năng chống đổ và tính tách vỏ quả của các dòng đậu xanh trong vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017 TT Kí hiệu Sâu cuốn lá (%) Sâu đục quả (%) Bệnh lở cổ rễ (điểm) Bệnh đốm nâu (điểm) Khả năng chống đổ VX VHT VX VHT VX VHT VX VHT VX VHT 1 ĐX11 (đ/c) 3,5 3,3 25,2 12,8 2 2 1 1 Trung bình Nhẹ 2 G1 2,8 1,4 21,4 12,6 1 1 2 1 Không đổ Không đổ 3 G2 3,9 2,6 24,0 17,5 1 1 2 2 Nhẹ Nhẹ 4 G3 6,4 1,5 26,4 12,8 2 1 2 1 Nhẹ Nhẹ 5 G4 5,6 3,3 7,1 12,4 2 1 2 2 Trung bình Trung bình 6 G5 3,7 3,1 15,1 12,7 3 2 1 2 Nhẹ Nhẹ 7 G6 2,9 2,3 24,2 21,3 2 1 2 1 Nhẹ Nhẹ 8 G7 4,7 3,0 23,6 15,4 1 1 2 2 Nhẹ Nhẹ 9 G8 3,8 2,0 15,6 12,1 2 1 1 2 Nhẹ Không đổ 10 G9 3,2 3,7 16,6 12,7 2 1 2 1 Không đổ Không đổ 11 G10 3,6 2,2 11,2 10,2 2 1 1 1 Nhẹ Nhẹ 12 G11 2,6 4,1 13,3 12,3 3 2 2 1 Nhẹ Nhẹ 13 G12 2,9 4,7 17,2 18,1 2 1 1 2 Nhẹ Trung bình 14 G13 4,4 3,8 20,0 15,6 2 1 1 1 Nhẹ Không đổ 15 G14 4,3 2,6 15,3 13,0 2 2 2 1 Nhẹ Nhẹ 16 G15 6,6 5,7 21,5 18,4 1 1 1 1 Nhẹ Nhẹ 17 G16 2,5 2,3 8,2 7,6 2 1 1 1 Không đổ Không đổ 31 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu xanh trong vụ Xuân và vụ Hè Thu năm 2017 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng đậu xanh Kết quả thí nghiệm ở bảng 4 cho thấy: - Số quả/cây: Trong điều kiện vụ Xuân 2017, số quả/cây của các dòng đậu xanh thấp hơn so với vụ Hè Thu và dao động từ 8,8 - 15,4 quả, trong đó G8 và G16 có số quả/cây cao nhất, đạt 14 và 15,4 quả. Còn ở vụ Hè Thu số quả/cây của các dòng đậu xanh nghiên cứu cao hơn và đạt từ 10,5 - 16,8 quả. Các dòng G2; G13 và G16 có số quả/cây cao nhất (trên 15 quả). Giống đối chứng ĐX11 có số quả/cây ở vụ Xuân là 10,2 quả, vụ Hè Thu - 10,5 quả/cây. - Số ngăn hạt/quả của các dòng đậu xanh dao động từ 11,7 - 14,1 ngăn hạt ở vụ Xuân và từ 12,2 - 14,2 ngăn hạt ở vụ Hè Thu. Giống đối chứng ĐX11 có số ngăn hạt/quả đạt ở vụ Xuân và vụ Hè Thu lần lượt là 12,0 và 12,4 ngăn hạt. - Số hạt/quả của các dòng đậu xanh biến động từ 8,6 - 11,2 hạt/quả ở vụ Xuân và từ 9,7 - 11,3 hạt/quả ở vụ Hè Thu. Trong vụ Xuân hai dòng G3 và G7 có số hạt/quả đạt cao nhất và vượt hơn đối chứng ở mức so ý nghĩa thống kê (đạt 11,2 và 11,1 hạt/quả). Ở vụ Hè Thu, số hạt/quả không có sự khác biệt và ít chênh lệch so với đối chứng. Trong số các dòng nghiên cứu chỉ có G5; G10 và G16 đạt số hạt/quả cao trên 11 hạt/quả, tuy nhiên sự sai khác không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (đạt 10,5 hạt/quả). - Khối lượng 1000 hạt của các dòng đậu xanh ở vụ Xuân biến động trong khoảng 45,4 - 63,5 g và ở vụ Hè Thu khoảng 52,1 - 64 g. Các dòng G1; G4; G8; G16 và giống đối chứng ĐX11 đều có khối lượng 1000 hạt đạt cao trong cả hai vụ trồng (đều trên 60 g). - Năng suất thực thu (NSTT): Ở vụ Xuân NSTT của các dòng đậu xanh dao động từ 0,84 - 1,5 tấn/ ha. Trong đó có 5 dòng G1; G3; G7; G8 và G16 có NSTT đạt khá cao (đạt trên 1,4 tấn/ha) và vượt hơn đối chứng ĐX11 (đạt 1,11 tấn/ha) ở độ tin cậy 95%. Trong điều kiện vụ Hè Thu, NSTT của các dòng TT Kí hiệu Số quả/cây (quả) Số ngăn hạt/quả (ngăn) Số hạt/quả (hạt) Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất thực thu (tấn/ha) VX VHT VX VHT VX VHT VX VHT VX VHT 1 ĐX11 (đ/c) 10,2 10,5 12,0 12,4 8,6 10,5 61,3 61,6 1,11 1,32 2 G1 10,3 10,6 12,2 12,8 10,3 10,4 60,8 61,4 1,46 1,48 3 G2 11,0 15,7 13,7 14,2 10,7 10,3 57,2 59,7 1,38 1,50 4 G3 12,7 12,7 12,9 13,6 11,2 11,0 52,4 61,1 1,41 1,43 5 G4 11,7 12,7 12,2 12,8 9,8 10,1 63,9 62,7 1,09 1,44 6 G5 10,7 11,3 14,1 13,8 10,8 11,3 55,9 54,8 1,07 1,42 7 G6 8,8 13,1 12,4 13,0 9,7 9,9 55,3 61,8 0,84 1,45 8 G7 10,3 12,7 12,9 13,5 11,1 9,8 51,5 62,7 1,40 1,44 9 G8 14,0 14,5 11,8 12,4 9,3 9,7 65,3 64,0 1,50 1,71 10 G9 12,0 12,3 11,7 12,2 9,2 10,5 57,4 61,7 1,34 1,54 11 G10 11,3 13,6 11,9 12,4 9,7 11,2 48,3 52,1 1,30 1,25 12 G11 10,3 13,5 13,0 13,6 10,6 10,3 60,8 52,5 1,35 1,25 13 G12 10,0 10,8 12,5 13,1 10,2 10,1 58,5 57,1 1,09 0,76 14 G13 10,7 16,8 12,5 13,1 10,0 10,5 63,4 58,0 1,24 1,41 15 G14 11,0 12,9 11,7 12,3 9,6 10,7 57,5 56,5 1,19 1,44 16 G15 11,0 12,8 12,5 13,1 10,6 10,8 45,4 55,5 1,29 1,45 17 G16 15,4 15,8 12,7 13,6 10,7 11,1 63,5 62,1 1,49 1,70 CV (%) 8,7 7,8 5,4 4,2 4,6 6,3 4,4 4,1 8,2 3,5 LSD0,05 2,7 2,4 1,3 0,9 0,8 1,2 2,3 2,2 0,25 0,21 32 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(89)/2018 đậu xanh đạt từ 0,76 - 1,71 tấn/ha. Trong đó 3 dòng có NSTT cao vượt trội hơn đối chứng ĐX11 (đạt 1,32 tấn/ha) ở mức có ý nghĩa thống kê là G8; G9 và G16. Qua kết quả đánh giá đã xác định hai dòng G8 và G16 sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất thực thu cao trong cả hai vụ Xuân và vụ Hè Thu. IV. KẾT LUẬN Các dòng, giống đậu xanh nhập nội sinh trưởng phát triển tốt ở hai vụ trồng, có thời gian sinh trưởng đạt 65 - 78 ngày trong vụ Xuân và từ 61 - 73 ngày ở vụ Hè Thu. Chiều cao cây đạt 65,7 - 90,4 cm (vụ Xuân) và 77,6 - 85,3 cm (vụ Hè Thu). Các dòng đậu xanh nhiễm nhẹ sâu cuốn lá, sâu đục quả, bệnh lở cổ rễ và bệnh đốm nâu ở cả hai vụ trồng, có khả năng chống đổ tốt và không bị tách vỏ quả. Số quả/ cây và năng suất thực thu của các dòng đậu xanh ở vụ Hè Thu (đạt 10,5 - 16,8 quả/cây; 0,76 - 1,71 tấn/ ha) cao hơn so với vụ Xuân (đạt 8,8 - 15,5 quả/cây và 0,84 - 1,5 tấn/ha. Hai dòng đậu xanh G8 và G16 sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp trồng trong vụ Xuân và vụ Hè Thu cho năng suất thực thu cao hơn so với đối chứng, đạt 1,5 và 1,49 tấn/ha (vụ Xuân); 1,71 và 1,7 tấn/ha (vụ Hè Thu). TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2011. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu xanh. QCVN 01-62 : 2011/BNNPTNT. Trần Văn Lài, Trần Nghĩa, Ngô Quang Thắng, Lê Trần Tùng và Ngô Đức Dương, 1993. Kỹ thuật gieo trồng Lạc, Đậu, Vừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. Đỗ Tất Lợi, 2001. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học. Hà Nội. Phạm Văn Thiều, 2009. Cây đậu xanh: Kỹ thuật trồng và chế biến sản phẩm. Tái bản lần thứ 6. NXB Nông nghiệp. Keatinge J.; W. Easdown; Y. S. Chadha and S. Shanmugasundaram, 2011. Overcoming chron ic malnutrition in a future warming world: the key inportance of mungbean and vegetable soybean. Euphytica 80: 129-141. Nair R. M., R. Y. Yang, W. J. Easdown, D. Thavarajah, J. A. Hughes and J. D. Keatinge, 2014. Biofortification of mungbean (Vigna radiate L.) as a whole food to enhance human health. J Sci Food Agric. 93: 1805-1815. Evaluation of growth, development and yield of introduced mungbean lines in Gia Lam district, Hanoi city Nguyen Thanh Tuan Abstract The evaluation in growth, development and yield of 17 mung bean lines introduced from Thailand and Cuba was carried out in two growing seasons including spring and summer-autumn of 2017 in Gia Lam district, Hanoi. The experiment was designed in a randomized complete block with three replications The results showed that all studied mung bean lines had growth duration of 65 - 78 days (spring season) and 61 - 73 days (summer-autumn season). Moreover, the mung bean lines grew well in both growing seasons and slightly infected by leaf folder, fruit borer, root rot and leaf brown spot. Furthermore, our results indicated that the average yield of mung bean lines ranged from 0.84 to 1.5 tons/ha in spring season and from 0.76 to 1.71 tons/ha in summer-autumn season. In this study, two promising lines of mung bean with high yield potential, G8 and G16, were adapted to growing conditions in Gia Lam district, Hanoi city. Keywords: Mung bean, growth, yield, spring, summer-autumn Ngày nhận bài: 17/3/2018 Ngày phản biện: 22/3/2018 Người phản biện: PGS. TS. Ninh Thị Phíp Ngày duyệt đăng: 16/4/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3_4238_2152834.pdf
Tài liệu liên quan