Đánh giá kết quả nâng mũi kết hợp chỉnh đầu mũi bằng silicon dẻo qua đường mổ mũi hở - Kỹ thuật cá nhân

Tài liệu Đánh giá kết quả nâng mũi kết hợp chỉnh đầu mũi bằng silicon dẻo qua đường mổ mũi hở - Kỹ thuật cá nhân: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 44 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NÂNG MŨI KẾT HỢP CHỈNH ĐẦU MŨI BẰNG SILICON DẺO QUA ĐƯỜNG MỔ MŨI HỞ - KỸ THUẬT CÁ NHÂN Đỗ Quang Hùng*, Phan Thị Hồng Vinh**, Chu Đình Khang*, Lâm Quang An* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Có nhiều vật liệu gồm các vật liệu tự thân và các vật liệu nhân tạo đã được dùng để nâng cao sống mũi. Silicone dẻo được ghi nhận trong y văn là một trong những vật liệu lâu đời và đã được sử dụng bởi rất nhiều phẫu thuật viên. Sử dụng sililcon để nâng sống mũi là phẫu thuật phổ biến được thực hiện khá rộng rãi tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật nâng cao sống mũi kết hợp chỉnh hình đầu mũi dẽo chỉ sử dụng thanh silicone qua đường mổ mũi hở - là một kỹ thuật cải tiến so với nâng mũi thông thường bằng silicone qua đường mổ kín một hoặc hai bên. Đối tượng-phương pháp: Tiến cứu mô tả các trường hợp bệnh. Bệnh nhân có mũi ...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả nâng mũi kết hợp chỉnh đầu mũi bằng silicon dẻo qua đường mổ mũi hở - Kỹ thuật cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 44 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NÂNG MŨI KẾT HỢP CHỈNH ĐẦU MŨI BẰNG SILICON DẺO QUA ĐƯỜNG MỔ MŨI HỞ - KỸ THUẬT CÁ NHÂN Đỗ Quang Hùng*, Phan Thị Hồng Vinh**, Chu Đình Khang*, Lâm Quang An* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Có nhiều vật liệu gồm các vật liệu tự thân và các vật liệu nhân tạo đã được dùng để nâng cao sống mũi. Silicone dẻo được ghi nhận trong y văn là một trong những vật liệu lâu đời và đã được sử dụng bởi rất nhiều phẫu thuật viên. Sử dụng sililcon để nâng sống mũi là phẫu thuật phổ biến được thực hiện khá rộng rãi tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật nâng cao sống mũi kết hợp chỉnh hình đầu mũi dẽo chỉ sử dụng thanh silicone qua đường mổ mũi hở - là một kỹ thuật cải tiến so với nâng mũi thông thường bằng silicone qua đường mổ kín một hoặc hai bên. Đối tượng-phương pháp: Tiến cứu mô tả các trường hợp bệnh. Bệnh nhân có mũi thấp và không quá ngắn thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu. Có 52 trường hợp tham gia nghiên cứu từ 08/2015 đến 08/2016. Bệnh nhân được phẫu thuật nâng mũi kết hợp chỉnh đầu mũi bằng silicone dẻo qua đường mổ hở. Kết quả: 52 bệnh nhân được phẫu thuật. Cả 52 trường hợp được chỉnh đầu mũi bằng mũi khâu phần đuôi L vào giữa 2 sụn cánh mũi bên dưới. Có 03 trường hợp lộ sống vùng niêm mạc mũi được lấy bỏ silicone. Tỉ lệ hài lòng lúc 01 tháng và 06 tháng lần lượt là 80% và 85%. Kết luận: Nâng mũi kết hợp có chỉnh hình đầu mũi bằng silicone qua đường mổ hở. Từ khóa: Mũi thấp, sụn tự thân, silicone, làm dài mũi. ABSTRACT EVALUATE THE OUTCOME OF NASAL AUGMENTATION COMBINED WITH TIP-PLASTY USING SILICONE IMPLANT THROUGH OPENED INCISION Do Quang Hung, Phan Thi Hong Vinh, Chu Dinh Khang, Lam Quang An * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 44 - 47 Objectives: There are variety of material for nasal augmentation like autologous grafts and artificial grafts. Silicone implant was mentioned in literature as one of the pioneer for nasal augmentation. Nasal augmentation using silicone implant is a popular in Viet Nam. Objectives: Evaluate these outcomes of nasal augmentation combined with tip-plasty only using silicone implant. Methods: Prospective case-series. Participants were52 patients admitted at Department of Plastic & Aesthetic Surgery Choray Hospital, who underwent nasal augmentation combined with tip-plasty using silicone implant through opened incision from Aug 2015 to Aug 2016. Results: After surgery, 52 patients were operated and had tip-plasty using suture of the L-shape silicone implant to the medial crus of the lower lateral cartilage. There were 03 extrusion implant inside the nasal cavity. The patient’s satisfaction at 01 month and 06 months were 80% and 85% respectively. Conclusions: Nasal augmentation combined with tip-plasty using silicone implant through opened incision * Khoa Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy. ** Bộ môn Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tác giả liên lạc: TS.BS. Đỗ Quang Hùng, ĐT: 0903718442, Email: tmv_thuha@yahoo.com. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 45 was a safe and effective technique in nasal augmentation. Keywords: Low dorsal nose, autogenously cartilages, lengthening the short nose. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự khác nhau giữa mũi người Châu Á và người Châu Âu đã được mô tả từ rất lâu. Mũi người Châu Á có đặc điểm tháp mũi rộng và thấp, đầu mũi to, da và mô dưới da dày, cánh mũi loe rộng, khung sụn mũi mỏng và yếu. Đây là những đặc điểm người Châu Á mong muốn được cải thiện thông qua chỉnh hình mũi. Kỹ thuật tạo hình mũi đa dạng bao gồm sử dụng vật liệu tự thân và vật liệu nhân tạo. Nếu sử dụng đơn thuần vật liệu tự thân như sụn vách ngăn, sụn vành tai có thể tránh được biến chứng như thủng đầu mũi, nhiễm trùng mũi sau phẫu thuật(6). Tuy nhiên lại không đủ vật liệu để nâng cao mũi cũng như đòi hỏi thời gian phẫu thuật lâu hơn và có khả năng để lại di chứng nơi cho vật liệu. Sử dụng vật liệu nhân tạo có tỉ lệ biến chứng nhiều hơn do phản ứng đối với vật lạ của cơ thể. Mặc dù vậy, sử dụng vật liệu nhân tạo giúp tiết kiệm thờ gian, luôn có sẵn và không bị ảnh hưởng đến nơi cho vật liệu. Tác giả Chuangsuwanich và cs phẫu thuật cho 548 bệnh nhân mũi thấp silicone từ 1995 đến 2009, và theo dõi trong 5 năm cho kết khá tốt: 86,8% có sống mũi cao và đẹp sau phẫu thuật và tỉ lệ hài lòng là 94,9%. Có 6,5% có biến chứng gồm 4,9% lệch, 0,7% thủng, 0,5% tụ máu và 0,3% nhiễm trùng(2). Tác giả Deva và cs phẫu thuật cho 422 bệnh nhân nâng mũi bằng silicone từ 1985 đến 1995 cho thấy tỉ lệ hài lòng ở bệnh nhân là 84,2% và không ghi nhận có biến chứng nhiễm trùng(3). Sử dụng sililcon để nâng sống mũi là phẫu thuật phổ biến được thực phổ rộng rãi tại Việt Nam. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá hiệu quả của kỹ thuật nâng mũi kết hợp chỉnh hình đầu mũi chỉ sử dụng thanh silicone dẽo qua đường mổ mũi hở - là một kỹ thuật cải tiến so với nâng mũi thông thường bằng silicone qua đường mổ kín rạch một hoặc hai bên. PHƯƠNG PHÁP Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu mô tả cả các trường hợp bệnh. Đối tượng Tất cả bệnh nhân mũi thấp nhập khoa Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy từ 08/2015 đến 08/2016 thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh và loại trừ với: Tiêu chuẩn chọn bệnh Những bệnh nhân thỏa một trong 2 tiêu chuẩn sau: Bệnh nhân than phiền có mũi thấp. Người xung quanh bệnh nhân thấy mũi bệnh nhân thấp. Tiêu chuẩn loại trừ Không có triệu chứng nghẹt mũi, tiền căn chấn thương mũi, phẫu thuật vách ngăn, phẫu thuật mũi và mũi xoang trước đây. Đồng ý phẫu thuật theo phương pháp nâng mũi kèm chỉnh đầu mũi có sử dụng sụn tự thân qua đường mổ hở. Mũi ngắn mức độ nhiều. Có 52 trường hợp có mũi thấp thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào nghiên cứu, nhập khoa Tạo hình Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy. Tiến hành nghiên cứu Các bệnh nhân này sẽ được hỏi về lý do chính để đi phẫu thuật mũi, được chụp hình trước phẫu thuật và sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng ở 5 tư thế: thẳng, nghiêng, chếch trái, chếch phải và nền mũi. Bệnh nhân được phẫu thuật theo phương pháp nâng cao sống mũi kèm chỉnh đầu mũi chỉ sử dụng sụn thanh silicon dẽo qua đường mổ hở. Tất các các đặc điểm về dịch tể, phương pháp phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, biến chứng được ghi nhận. Sau đó, bệnh nhân sẽ được Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 46 phỏng vấn trực tiếp về mức độ hài lòng sau phẫu thuật 1 tháng và 6 tháng. Phương pháp phẫu thuật Bệnh nhân được tiền mê, gây tê tại chỗ bằng Lidocain 2%. Chúng tôi sử dụng đường rạch V ngược qua trụ mũi. Trong quá trình phẫu thuật, hai thành phần được bóc tách và kéo dài gồm da – mô mềm và khung sụn mũi. Da – mô mềm được bóc tách cẩn thận sát màng sụn cánh mũi bên dưới và cánh mũi bên trên. Tiếp đó, lấy một phần mô xơ mỡ vùng đầu mũi để làm thon nhỏ và mỏng vùng đầu mũi. Bóc tách khớp giữa sụn cánh mũi bên trên và sụn cánh mũi bên dưới để làm dài đầu mũi. Ngoài ra, bóc tách phần trụ ngoài của sụn cánh mũi bên dưới ra khỏi mô dưới da cánh mũi để làm di động đầu mũi tối đa. Tiếp theo, tách rời phần trụ trong của 2 sụn cánh mũi bên dưới đến sát gai mũi. Đốt cầm máu kỹ lưỡng. Tiến hành gọt sống mũi silicone hình chữ L có độ dài, bề dày đủ. Phần chân của chữ L sẽ được làm thon mỏng để có thể khâu vào giữa 2 trụ trong của sụn cánh mũi bên dưới. Đặt sống mũi vào khoang dưới màng xương và khâu phần chân của thanh silicone vào giữa hai trụ trong của sụn cánh mũi bên dưới để làm kéo dài và thay đổi một phần độ nhô đầu mũi. Dùng một phần mô xơ mỡ lấy từ đầu mũi để che một phần silicone vùng đầu mũi. Phủ da, khâu lại đường rạch da và băng ép. KẾT QUẢ Tất cả 52 bệnh nhân được theo dõi tối thiểu 6 tháng, thời gian theo dõi nhiều nhất là 18 tháng. Toàn bộ 52 trường hợp (100%) là bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 22,5 tuổi (17-46). 52 trường hợp mũi thấp được phẫu thuật chỉnh đầu mũi và nâng mũi bằng silicone. Tất cả silicone đều có hình dạng L, được gọt mỏng khoảng 5-6 mm và có chiều dài trung bình là 4,8cm (4,5cm - 5,2cm). Cực trên của thanh silicone nằm ngang tầm với nếp mí đôi khi mắt mở. Tất cả thanh silicone được đặt dưới màng xương và được khâu phần chữ L cố định vào giữa hai trụ trong của sụn cánh mũi bên dưới tì lên gai mũi. Biến chứng Có 03 trường hợp có lộ sống vùng niêm mạc vách ngăn và đã được xử trí bằng lấy bỏ thanh silicone. Mức độ hài lòng Tỉ lệ hài lòng lúc xuất viện, sau xuất viện 1 tháng và 6 tháng lần lượt là 80% và 85%. BÀN LUẬN Những bệnh nhân Châu Á có nhu cầu chỉnh sửa mũi thường chỉ nghĩ đến việc nâng cao sống mũi mà không để ý đến tình trạng mũi đầu mũi. Vì thế, đối với những trường hợp mũi ngắn thì việc nâng cao mũi đơn thuần bằng bằng vật liệu nhân tạo không thể giúp họ có được kết quả mong muốn. Những trường hợp này cần phải đánh giá mức độ của đầu mũi và các cấu trúc giải phẫu có liên quan(8,9,10). Hầu hết bệnh nhân châu Á có mũi thấp và đầu mũi to nên nếu chỉ đặt silicone đơn thuần thì cho kết quả không cao. Việc can thiệp đầu mũi bắt buộc phải sử dụng đường mổ mũi hở để tiếp cận. Để chỉnh sửa đầu mũi có thể dùng sụn tự nhân lấy từ vách ngăn hoặc sụn vành tai. Tuy nhiên việc lấy sụn tự thân làm kéo dài thời gian phẫu thuật cũng như có khả nâng biến dạng nơi cho sụn(1,4). Trong kỹ thuật này, chúng tôi chọn đường mổ hở nhằm chỉnh sửa đầu mũi hiệu quả. Khi chúng tôi giải phóng khớp giữa sụn cánh mũi bên trên và sụn cánh mũi bên dưới cũng như bóc mô liên kết của phần ngoài sụn cánh mũi bên dưới, đầu mũi trở nên di động rất nhiều. Chúng tôi dùng phần đuôi chữ L của thanh silicone để khâu vào giữa hai phần đuôi sụn cánh mũi bên Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 47 dưới thì không những làm thay đổi độ dài của mũi mà còn thay đổi một phần độ nhô của mũi(1). Để thực hiện chỉnh hình đầu mũi, có thể dùng sụn tự thân để làm các mảnh ghép “strut”, “shield” hay “cap”. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ phải chịu thêm đường rạch da nơi lấy sụn và kéo dài thời gian phẫu thuật. Chỉ đơn thuần sử dụng silicone dẻo, chúng tôi có thể gia cố vùng trụ mũi cũng như chỉnh hình đầu mũi nhằm mang lại kết quả gần tương đương với kỹ thuật sử dụng sụn tự thân. Ngoài ra, vì không phải lấy sụn vách ngăn hay sụn vành tai nên thời gian phẫu thuật cũng giảm đáng kể giúp hạn chế nguy cơ nhiễm trùng do phơi nhiễm. Mặt khác, nếu chỉ nâng mũi đơn thuần bằng silicone dẻo thì những trường hợp có đầu mũi to sẽ không mang lại kết quả tốt(7,8,11). Mặt khác, sống mũi silicone có khuynh hướng di động và có thể bị lệch. Trong quá trình khâu phần chân silicone vào trụ trong của hai sụn cánh mũi bên dưới sẽ giúp ổn định thanh silicone và tránh được sự di lệch. Ngoài ra, thêm môt lớp mỏng mô mềm vào đầu mũi giúp làm giảm độ cứng của đầu mũi nhằm tăng tính thẩm mỹ cho bệnh nhân. Kỹ thuật này được thực hiện vào 08/2015. Đến nay, với những trường hợp theo dõi 18 tháng vẫn chưa ghi nhận có biến chứng do phẫu thuật này gây ra. Bên cạnh đó, tỉ lệ mong muốn mổ lại sau phẫu thuật không nhiều và mức độ hài lòng của bệnh nhân cao. KẾT LUẬN Kỹ thuật nâng cao sống mũi kết hợp chỉnh đầu mũi bằng thanh silicone dẻo qua đường mổ hỡ là phương pháp hiệu quả, an toàn và nhanh chóng giúp chỉnh sửa các trường hợp mũi thấp và đầu mũi to. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahn J, Honrado C, Horn C (2004), "Combined silicone and cartilage implants: augmentation rhinoplasty in Asian patients". Arch Facial Plast Surg, 6(2), 120-123. 2. Chuangsuwanich A, Lohsiriwat V (2013), "Augmentation rhinoplasty with custom-made S-shape silicone implant in Asians: A 15-year experience". Indian J Plast Surg, 46(3), 533- 537. 3. Deva AK, Merten S, Chang L (1998), "Silicone in nasal augmentation rhinoplasty: a decade of clinical experience". Plast Reconstr Surg, 102(4), 1230-1237. 4. Erlich MA, Parhiscar A (2003), "Nasal dorsal augmentation with silicone implants". Facial Plast Surg, 19(4), 325-330. 5. Kapil SA, Manoj VB, Charudatta SN, Shikha G, Anup VS, Vyoma D (2015), “Ride-on” technique and other simple and logical solutions to counter most common complications of silicone implants in augmentation rhinoplasty. Indian J Plast Surg, 48(2), 172-177. 6. Kim YK, Shin S, Kang NH, Kim JH (2017), "Contracted Nose after Silicone Implantation: A New Classification System and Treatment Algorithm". Arch Plast Surg, 44(1), 59-64. 7. Lee SB, Min HJ (2016), "Circumferential Calcification of Silicone Implant Misunderstood as a Bony Substitute". J Craniofac Surg, 27(1), e81-82. 8. Nguyen AH, Bartlett EL, Kania K, Bae SM (2015), "Simple Implant Augmentation Rhinoplasty". Semin Plast Surg, 29(4), 247-254. 9. Park HS (2001), "Lambda-shaped implant for augmentation of anterior nasal spine in Asian rhinoplasty as an ancillary procedure". Aesthetic Plast Surg, 25(1), 8-14. 10. Tham C, Lai YL, Weng CJ, Chen YR (2005), "Silicone augmentation rhinoplasty in an Oriental population". Ann Plast Surg, 54(1), 1-5; discussion 6-7. 11. Wang JH, Lee B J, Jang YJ (2007), "Use of silicone sheets for dorsal augmentation in rhinoplasty for Asian noses". Acta Otolaryngol Suppl(558), 115-120. Ngày nhận bài báo: 15/02/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/02/2017 Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_nang_mui_ket_hop_chinh_dau_mui_bang_silicon.pdf
Tài liệu liên quan