Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi tuyến yên qua xoang bướm

Tài liệu Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi tuyến yên qua xoang bướm: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 94 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN YÊN QUA XOANG BƯỚM Trần Hoàng Ngọc Anh**, Nguyễn Thị Kiều Thơ**, Trần Đình Khả*, Trần Minh Bảo Lộc*, Lê Trọng Nghĩa* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi U tuyến yên qua xoang bướm. Phương pháp: Hồi cứu các trường hợp u Tuyến Yên đã được ứng dụng phẫu thuật nội soi qua xoang bướm từ tháng 4/20011 - 7/2017. Bệnh nhân được ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh học, xét nghiệm nội tiết và kết quả điều trị, phân loại u theo vị trí theo Hardy và chức năng nội tiết. Đánh giá kết quả điều trị bằng thang điểm GOS tại thời điểm xuất viện và MRI kiểm tra sau 3 tháng. Kết quả: Từ tháng 4/2011 - 7/2017, có 19 trường hợp được phẫu thuật nội soi tuyến yên qua xoang bướm với độ tuổi từ 23- 74 tuổi, tỉ lệ nử/nam:10/9. Biểu hiện lâm sàng với giảm thị lực 15/19 (78%), bán manh thái ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi tuyến yên qua xoang bướm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 94 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN YÊN QUA XOANG BƯỚM Trần Hoàng Ngọc Anh**, Nguyễn Thị Kiều Thơ**, Trần Đình Khả*, Trần Minh Bảo Lộc*, Lê Trọng Nghĩa* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi U tuyến yên qua xoang bướm. Phương pháp: Hồi cứu các trường hợp u Tuyến Yên đã được ứng dụng phẫu thuật nội soi qua xoang bướm từ tháng 4/20011 - 7/2017. Bệnh nhân được ghi nhận các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh học, xét nghiệm nội tiết và kết quả điều trị, phân loại u theo vị trí theo Hardy và chức năng nội tiết. Đánh giá kết quả điều trị bằng thang điểm GOS tại thời điểm xuất viện và MRI kiểm tra sau 3 tháng. Kết quả: Từ tháng 4/2011 - 7/2017, có 19 trường hợp được phẫu thuật nội soi tuyến yên qua xoang bướm với độ tuổi từ 23- 74 tuổi, tỉ lệ nử/nam:10/9. Biểu hiện lâm sàng với giảm thị lực 15/19 (78%), bán manh thái dương hai bên 11/19 (58%), 17/19 (89,5%) là U không chế tiết, 6/19 (31,5%) có suy tuyến yên trước phẫu thuật. Kích thước U trung bình 21.6mm, 10/19 (52,5 %) phân độ B theo Hardy và 7/19 (37%) phân độ C, 10/19 (52%) là U dạng hổn hợp, 3/19 (16%) là U dạng nang và 6/19 (32%) là U dạng đặc. Kết quả sau mổ lấy toàn bộ u trong 13/19 trường hợp (68,4%), 2trường hợp (10,5%) lấy gần hết u, 4/19 (21,1%) trường hợp lấy được bán phần u. Theo thang điểm GOS tất cả bệnh nhân đều kết quả tốt, 1 trường hợp có xuất huyết mũi tái phát sau mổ. 12/15 (80%) thị lực có cải thiện sau mổ, tuy nhiên chỉ có 1/6 (12,5%) có cải thiện nội tiết sau mổ. Kết luận: Với tổng kết hiệu quả của phẫu thuật nội soi tuyến yên qua xoang bướm tai bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho thấy một kết quả tương đối an toàn và hiệu quả. Góp phần vào sự phát triển chung của chuyên nghành ngoại thần kinh Việt Nam. Từ khóa: U tuyến yên, nội soi, qua xoang bướm, bán manh thái dương hai bên. ABSTRACT ENDOSCOPIC ENDONASAL TRANSPHENOIDAL APPROACH FOR TREATMENT THE PITUITARY ADENOMAS Tran Hoang Ngoc Anh, Nguyen Thi Kieu Tho, Tran Đinh Kha, Tran Minh Bao Loc, Le Trong Nghia * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 94 – 99 Objectives: We evaluated the short-term results of endoscopic transphenoidal treatment of pituitary adenomas. Methods: We performed retrospective analyses of all pituitary adenomas operated by endoscopic transphenoidal technique at Nhan Dan Gia Dinh hospital from the April 2011 to July 2017. These patients were recorded the clinical, imaging features, bilan the endocrine test and surgical results. Classification of tumors based on the Hardy, the results were evaluated by GOS when discharge and MRI check after 3 months. Results: From the April 2011 to July 2017, 19 cases pituitary adenomas were operated by endoscpopic transphenoidal, age 23 - 74 yrs, Female/male = 10/9. Clinical feature with reduce visual acuity in 15/19 (78%), hemianopsia temporal bilateral in 11/19 (58%), 17/19 (89.5%) non-secrecting tumeur, 6/19 (31.5%) present with * BM Ngoại Thần Kinh – ĐHYD. ** Khoa Ngoại Thần kinh, Khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tác giả liên lạc: TS BS Trần Hoàng Ngọc Anh ĐT: 0908152315 Email:drngocanh2002@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 95 pituitary insufficiency. Tumeur diameter averrage 21.6 mm, 10/19 (52%) in tumeur type mix, 3/19 (16%) in tumeur type cyst and 6/19 (32%) in tumeur type compact. Surgical results with total removal in 13/19 (71%), nearly total removal in 2/19 (10.5%) and 4/19 (21.1%) removed sub-total. GOS =5 in all most the cases. 12/15 (80%) visual acuity improve post -op and only 1/6 case endocrine improve post-op. Conclusion: This initial resultconfirms the safety and relative effication of endoscopic transphenoidal treatment for the patients with the pituitary adenomas at Nhan Dan Gia Dinh hospital. Key words: Pituitary adenoma, endoscopy, transphenoidal, hemianopsia temporal bilaterale. ĐẶT VẤN ĐỀ U tuyến yên là U lành tính phát triển từ tế bào thùy trước tuyến yên. Đây là một trong bốn loại u trong sọ hay gặp nhất, chiếm 8-15% tổng số u trong hộp sọ. U tuyến yên cũng là U hay gặp nhất ở vùng hố yên. U lần đầu tiên được Pierre Marie mô tả năm 1866 với dấu hiệu to các đầu chi và hố yên dãn rộng. Chẩn đoán U tuyến yên không quá khó khăn khi dựa vào lâm sàng với 3 hội chứng là hội chứng rối loạn nội tiết, chèn ép giao thoa thị giác và tăng áp lực nội sọ(2,3). Phương pháp phẫu thuật U tuyến yên bằng đường mổ qua xoang bướm là phương pháp được chọn lựa đầu tiên khi quyết định phẫu thuật. Đây là đường mổ đi qua nền sọ để mở vào sàn hố yên và lấy u mà không phải mở hộp sọ và không phải vén não. Kỹ thuật này đã áp dụng thành công ở các nước phát triển nhờ những tiến bộ về phương tiện chẩn đoán hình ảnh, kính vi phẫu thuật và nội soi. Tuy nhiên với sự tiến bộ của phẫu thuật nội soi xoang và với sự phối hợp giữa Phẫu thuật viên Tai Mũi Họng và ngoại Thần Kinh thì kỹ thuật ứng dụng nội soi trong phẫu thuật U tuyến yên qua xoang bướm bắt đầu được sử dụng rộng rãi(4,5). Tại Việt Nam Phẫu thuật nội soi tuyến yên qua xoang bướm cũng đã được thực hiện tại các trung tâm phẫu thuật thần kinh lớn trong nước. Tại Bệnh Viên Nhân dân Gia Định với sự phát triển của khoa Tai Mũi Họng và Khoa ngoại Thần Kinh trong lĩnh vực nội soi sàn sọ với bước đầu là sự phối hợp hai chuyên khoa trong phẫu thuật u tuyến yên, vì vậy cần thực hiện đề tài đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng kỷ thuật này tại bệnh viện(1,7,9). PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Địa điểm thực hiện là Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định. Thời gian thu thập số liệu là từ tháng 4 năm 2011 đến tháng 7 năm 2017. Đối tượng nghiên cứu là tất cả các bệnh nhân U tuyến yên được phẫu thuật nội soi tuyến yên qua xoang bướm. Mỗi bệnh nhân được khám lâm sàng, khám mắt đánh giá thị lực thì trường, bilan nội tiết trước mổ, chụp MRI não có thuốc tương phản để chẩn đoán xác định U, phân loại U trên MRI theo tác giả Hardy. Các bệnh nhân sẽ được đánh giá lại lâm sàng lúc xuất viện và chụp lại MRI não và Bilan nội tiết sau 3 tháng. Phân loại dựa theo vị trí của khối u trên hình ảnh của cộng hưởng từ (phân loại của Hardy): Giai đoạn A: U chỉ nằm trong hố yên, phía trên không vượt qua hoành yên không quá 10mm và nằm trong bể gaio thoa thị giác; Giai đoạn B: U phát triển lên trên từ 10-20 mm, đè đẩy cuống tuyến yên và giao thoa thị giác; Giai đoạn C: U phát triển lên phía trên yên 20 - 30 mm, đè đẩy phần trước não thất III, u phát triển đến lỗ Monro; Giai đoạn E: U xâm lấn sang bên như xoang hang, hố thái dương hay nơi khác. Kỹ thuật mổ nội soi UTY qua xoang bướm Chuẩn bị tại phòng bệnh Xem xét lại toàn bộ dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm nội tiết, hình ảnh khôi U trên CTscan và CHT.Vệ sinh vùng mũi, họng (bằng nước muối sinh lý) trước khi mổ một ngày. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 96 Chuẩn bị tại phòng mổ Gây mê nội khí quản, chuẩn bị hệ thống nội soi, chuẩn bị C-arm trong mổ, định vị khối U, vùng xoang bướm và sàn hố yên trên máy C- arm, gây tê và vệ sinh niêm mạc mũi 2 bên. Kỹ thuật mổ Tư thế mổ Bệnh nhân nằm ngửa, đầu đặt trên vòng đầu, cao 15 độ, lệc sang trái 15 độ. PTV đứng bên phải và dụng cụ viênvà phụ mổ đứng bên trái PTV. Màn hình camera đứng bên trái trên bệnh nhân, máy gây mê và bác sỹ gây mê đứng bên phải trên của bệnh nhân. Các thì phẫu thuật Phẫu thuật viên Tai Mũi Họng Thì 1: Ép hoặc cắt cuốn mũi giữa, bộc lộ lỗ bướm, tách niêm mạc vách mũi lên trên hoặc xuống dưới bộc lộ thành trước xoang bướm. Thì 2: Mở vào xoang bướm, mở thành trước xoang bướm, có thể lấy bỏ vách ngăn xoang bướm nếu cần và lấy niêm mạc xoang bướm. Phẫu thuật viên ngoại Thần Kinh Thì 3: Mở thành trên xoang bướm (hay sàn hố yên). Thì 4: Mở màng não và bao U đề lấy U bằng Ring curret hoặc ống hút. Thì 5: Kiểm tra, cầm máu, đặt Merocel cầm máu hai bên hốc mũi. KẾT QUẢ Triệu chứng lâm sàng Trong 19 trường hợp phẫu thuật, bệnh nhân có độ tuổi nhỏ nhất 23 và lớn nhất là 74 tuổi với độ tuổi trung bình 48. Có 10 trường hợp nữ chiếm 52,6% và 9 trường hợp nam chiếm 47,4%. Thời gian khởi phát bệnh dài nhất là 12 tháng ngắn nhất là 10 ngày trung bình là 6,5 tháng. Lý do nhập viện chủ yếu của bệnh nhân là đau đầu và giảm thị lực với đau đầu 18/19 trường hợp chiếm 94%, mờ mắt trong 15/19 bệnh nhân chiếm 78%, 3 trường hợp rối loạn kinh nguyệt sau đó tắt kinh sớm, 1 trường hợp rối loạn điện giải do suy yên vào viện với tình trạng rối loạn tri giác do hạ Natri máu, 1 trường hợp khác do to đầu chi, và 1 trường hợp khác do bị cường giáp. Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng của khiếm khuyết thị trường với bán manh thái dương hai bên 11/19 trường hợp chiếm 58%, góc manh thái dương 4/19 chiếm 21%, 2 trường hợp có liệt vẫn nhãn 1 bên mắt trước mổ. Bilan nội tiết trước mổ cho thấy chỉ có 2 trường hợp là U chế tiết bao gồm 1 trường hợp gây bệnh cảnh cường giáp do tăng tiết TSH, trường hợp còn lại là bệnh to đầu chi do tăng tiết GH, 17/19 trường hợp còn lại là U không chế tiết. Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ %, độ lệch chuẩn Tuổi 48,68 15,25 Giới Nam 9 47,4 Nữ 10 52,6 Thời gian khởi phát 6,5 tháng 15,2 Lý do nhập viện Đau đầu Mờ mắt Rối loạn kinh nguyệt Khác 18 15 3 5 94 78 16 14 Lâm sàng Bán manh thái dương 2 bên 11 58 Góc manh thái dương 4 21 Liệt vận nhãn 2 10,5 Hội chứng nội tiết U không chế tiét U chế tiết 17 2 895 105 Xét nghiêm nội tiết và hình ảnh học Xét nghiệm nôi tiết trước mổ cho thấy có 6/19 trường hợp bị suy tuyến yên trước mổ chiếm 31,5%, chủ yếu là giảm Cortisol và chức năng tuyến giáp. Tất cả bệnh nhân đều được chẩn đoán xác định bằng MRI có bơm thuốc cản từ. Phát hiện U với kích thước lớn nhất là 33 mm, nhỏ nhất là 14mm trung bình 21,6 mm với phân loại nhóm B theo Hardy 10/19 trường hợp chiếm 52,5% và 7/19 trường hợp có phân loại C, 2 trường hợp U có kích thước nhỏ nhưng đã xâm lấn vào xoang hang gây liệt các dây vận nhãn nên được phân loại E. Phân loại tính chất U dựa trên hình ảnh hợc MRI cho thấy 3/19 trường hợp U dạng nang, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 97 6/19 trường hợp U dạng hổn hợp và 10/17 trường hợp chiếm 52% là U dạng hổn hợp vừa có phần đặc và phần nang bên trong. Bảng 2: Cận lâm sàng Đặc điểm Tần số (n) hay trung bình Tỉ lệ % hay độ lệch chuẩn Rối loạn Nội Tiết Suy Yên Cường Giáp To cực 6 1 1 31,5 5,25 5,25 Kích thước U 21,6 mm 4,8 Phân loại Hardy: B C E 10 7 2 52,5 37 105 Tính chất U: Dạng nang Dạng đặt Hổn hợp 3 6 10 16 32 52 Kết quả phẫu thuật và biến chứng Kết quả lấy U được đánh giá bởi phẩu thuật viên trong mổ và được kiểm tra lại bởi hình ảnh học sau mổ 3 tháng cho thấy kết quả lấy toàn bộ U trong 13/19 trường hợp chiếm 68,4%. 2 trường hợp chiếm 10,5% lấy gần hết U nhóm này chủ yếu là do U xâm lấn 1 phần vào xoang hang. Có 4 trường hợp lấn được bán phần U do mật độ U chắc gặp trong 1 trường hợp, còn 3 tường hợp còn lại do U lớn, khi lấy trong lòng U, màng nhện hoành yên xuống nhanh nên màng nhện che khuất phần U còn lại. Trong 6 trường hợp U còn lại này, 1 bệnh nhân được phẫu thuật lại để lấy toàn bộ U, 5 trường hợp còn lại được chuyển xạ trị Gamma Knife. Biến chứng sau mổ có 1 trường hợp xuất huyết trong U sau mổ bệnh nhân xấu hơn nhưng điều trị nội, theo dõi các ngày sau bệnh ổn định lại, 1 trường hợp sau mổ 2 tuần nhập viện vì bị chảy máu mũi tái phát phải cần nội soi kiểm tra cầm máu. Tất cả 19 trường hợp đều có GOS = 5 khi xuất viện, 12/15 trường hợp có cải thiện thị lực sau mổ chiếm 80%, tuy nhiên 3/15 trường hợp thị lực không thay đổi nằm trong nhóm chỉ lấy được bán phần U. Trong nhóm 8 bệnh nhân có rối loạn nội tiết sau mổ, chỉ có 2 trường hợp có cải thiện nội tiết sau mổ, trường hợp cường giáp mặt dù trên MRI U đã lấy hết tuy nhiên triệu chứng lâm sàng và cận laam sàng chưa cải thiện cần phải điều trị nội khoa thêm. 6 trường hợp suy tuyến yên trước mổ, chỉ có 1 trường hợp nhẹ có cải thiện, 5 trường hợp còn lại có suy toàn bộ tuyên yên trước mổ thì không cải thiện sau mổ phải cần điều trị hóc môn thay thế. Bảng 3: Kết quả và biến chứng phẫu thuật Đặc điểm Tần số (n) Tỉ lệ % hay độ lệch chuẩn Mức độ lấy U: Toàn bộ Gần hết Bán phần 13 2 4 68,4 10,5 21,1 GOS 519 100 Biến chứng sau mổ: Xuất huyết trong U Chảy máu mũi tái phát 1 1 5.2 5,2 Rối loạn nội tiết sau mổ: Cải thiện Không cải thiện 2 6 25 75 BÀN LUẬN Tuyến yên là một tuyến nội tiết và do đặc điểm giải phẫu đặt biệt của tuyến yên được bao quanh bởi các cấu trúc quanh trọng bao gồm động mạch cảnh hai bên, dây thị và giao thoa thị giác phía trên nên biểu hiện lâm sàng của U tuyến yên bao gồm hội chứng do chèn ép của u và hội chứng nội tiết. Trong nghiên cứu của chứng tôi 78% trường hợp có giảm thị lực khi nhập viên trong đó 58% có bán manh thái dương hai bên và 21% có góc manh thái dương, đặt biệt có 2 trường hợp có liệt vận nhãn khi nhập viện do u xâm lấn thành xoang hang và xuất huyết. Ngoài ra chúng tôi có 6 trường hợp bệnh nhân có suy tuyến yên khi nhập viện do khối U chèn ép trong đó 5 trường hợp bị suy tuyến yên toàn bộ và 1 trường hợp suy tuyến yên 1 phần, tất cả các trường hợp này chứng tôi cần phải hội chẩn vơi nội tiết và sử dụng hóc môn thay thế bù ổn định trước phẫu thuật. Suy tuyến yên trước mổ là tiên lượng xấu cho sự hồi phục, 5 trường hợp suy tuyến yên toàn bộ của chúng tôi không hồi phục sau phẫu thuật và cần phải sử dụng hốc môn thay thế đặt biêt là hóc môn tuyến giáp và Cortisol, riêng chỉ có trường hợp suy 1 phần Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 98 tuyến yên thì có hồi phục sau mổ. Măc dù kỹ thuật vi phẫu thuật U tuyến yên qua xoang bướm được ứng dụng rộng rãi trong các trung tâm phẫu thuật thần kinh với số lương bệnh nhân lớn như E. Laws mổ 3580 bệnh nhân năm 1999, C. Wilson báo cáo 3182 bệnh nhân năm 2001. Tuy nhiên với sự tiến bộ của phẫu thuật nội soi xoang và với sự phối hợp giữa phẫu thuật viên Tai Mũi Họng và phẫu thuật viên ngoại thần kinh chuyên về sàn sọ thì kỹ thuật ứng dụng nội soi trong phẫu thuật U tuyến yên qua xoang bướm được sử dụng rộng rãi đặt biệt là H. D Iho, C Teo đã sử dụng kỹ thuật này với tỉ lệ thành công trên 90%, biến chứng dưới 5%, và tử vong dưới 1%(6,8). Tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định ngay từ lúc ban đầu chúng tôi cũng thực hiện một đội gồm hai chuyên khoa ngoại Thần Kinh và Tai mũi họng phối hợp nhịp nhàng trong khi tiến hành phẫu thuật U vị trí này, phẫu thuật viên ngoại thần kinh và Tai mũi họng đều hội chẩn và lên kế hoạch tỉ mỹ trước mổ cho từng trường hợp, mặc khác chuyên khoa nội tiết xem xét và cho những hướng dẫn nội tiết trước và sau mổ là rất cần thiết để mang lại các kết quả tốt cho bệnh nhân. Mức độ lấy U là một trong những yếu tố quan trọng cho sự thành công của phẫu thuật, đễ đạt được kết quả lấy u tốt phụ thuộc vào hai yếu tố, yếu tố đầu tiên là phụ thuộc vào tính chất, đường kính và mức độ xâm lấn U. Trong nghiên cứu của chúng tôi 18/19 trường hợp u có mật độ mềm nên việc lấy u thuận lợi, chỉ duy nhất 1 trường hợp U dai chắc nên chỉ lấy được 1 phần u, 2 trường hợp U xâm lấn vào xoang hang chúng tôi khi lấy u cũng để lại phần u này và 3 trường hợp còn lại u khá lớn, khi vừa lấy được 1 phần u, màng nhện hoành yên di chuyển đi xuống cản trở thao tác lấy u nên sau khi chụp liểm tra thấy còn lại một phần u. Yếu tố quan trọng thứ hai là kinh nghiệm của phẫu thuật viên khi lấy u, yếu tố này ngày càng được cải thiện khi có ứng dụng nôi soi, sau khi lấy trong lòng U, chúng tôi tiến hành đưa nội soi vào trong lòng U, quan sát xung quanh để xác định có còn u hay không, giúp lấy đươc U nhiều nhất có thể. Do đặc điểm số lượng bênh mổ chưa nhiều nên chưa thể có kết luận chính xác, qua 19 trường hợp phẫu thuật trong 6 năm chúng tôi cũng chỉ đạt được 68,4% trưởng hợp lấy toàn bộ U được kiểm tra lại bằng cộng hưởng từ sau mổ, 6 trường hợp lấy gần hết và bán phần U, 1 trường hợp chúng tôi phải phẫu thuật lại do U phát triển chèn ép vào giao thoa thị giác 1 năm sau đó, còn 5 trường hợp còn lại chứng tôi phối hợp điều trị Gamma knife bổ sung, tất cả bệnh nhân đều có kết quả tốt. Với sự kết hợp giữa phẫu thuật viên Tai Mũi Họng thao tác thuần thục nội soi xoang nên việc đi vào, xác định lỗ bướm cũng như bộc lộ thành trước xoang bướm khá thuận lợi. Tiếp theo phẫu thuật viên ngoại thần kinh với các tiếp cận hai bên mũi với một bên phẫu thuật viên phụ giữ Scope, phẫu thuật viên chính thao tác hai tay hai bên giống như thao tác dưới vi phẫu đã tạo cho phẫu thuật viên cảm giác thoải mái và an toàn khi tiếp cận và xử lý thương tổn. Nhược điểm của sự phối hợp này là thời gian phẫu thuật kéo dài hơn so với bình thường, tuy nhiên cách phối hợp đã mang lại hiệu quả an toàn trong phẫu thuật trên bệnh nhân như trong nghiên cứu của chúng tôi không có các biến chứng như chảy dịch não tuỷ sau mổ, cũng như đi lạc đường tổn thương các cấu trúc lân cận, chúng tôi chỉ có một trường hợp chảy máu mũi tái phát 10 ngày sau phẫu thuật do chảy máu từ động mạch bướm khẩu cái tái phát. Trường hợp này chúng tôi phải tiến hành nội soi cầm máu lại và sau đó ổn định. Vì vậy sự phối hợp giữa phẫu thuật viên Tai Mũi Họng chuyên về nội soi xoang với phẫu thuật viên ngoại thần kinh chuyên về phẫu thuật sàn sọ để xử lý các thương tổn dưới nội soi là xu thế của thời đại mang lại sự an toàn khi phẫu thuật cho bệnh nhân. KẾT LUẬN Với kết quả bước đầu ứng dụng nội soi qua xoang bướm trên 19 bệnh nhân U tuyến yên với 79% bệnh nhân được phẫu thuật lấy hết và gần hết u. Kết quả theo thang điểm GOS =5 đạt được Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Nhân Dân Gia Định 2018 99 cho tất cả các trường hợp cho thấy một bước tiến bộ mới trong khoa phẫu thuật ngoại thần kinh bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tuy nhiên cần phải cải thiện về kỹ thuật mổ, phương tiện phẫu thuật cũng như phác đồ theo dõi bệnh nhân để hạn chế tối đa các biến chứng khi điều trị bệnh lý khó khăn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atkingson JL et al (2008), Sublabial transseptal vs transnasal combine endoscopic microsurgery in patients with Cushing disease and MRI- depicted microadenoam. Mayo clin Proc. 83(5): 550-553. 2. Charalampaki P et al (2006), Image –guided endonasal transphenoidal microsurgical treatment of recurrent microadenomas of the pituitary gland, Minim Invasive Neurosurg: 4992): 93-97. 3. Hong J et al (2008), clinical analysis of 103 elderly patients with pituitary adenomas: Transsphenoidal surgery and follow-up. J Clin Neurosci. 15(10): 1091-1095 4. Jho HD and Alfieri A (2001), Endoscopic endonasal pituitary surgery: evolation of surgical technique and equipment in 150 operations, Minim Invasive Neurosurg, 44, 1-12. 5. Kitano IL et al (2008), Extended transsphenoidal approach, Journal of Neurosurgery, 95, 917-918. 6. Lubbe D and Semple P (2008), Pre-operative assessement of patients undergoing endoscopic, transnasal, transsphenoidal pituitary surgery. J Laryngol Otol. 122 (6): 644-646. 7. Lý ngọc Liên, Lê Hồng Nhân và Đồng Văn Hệ (2002), Đánh giá kết quả mổ U tuyến bằng đường mổ qua xoang bướm (nhân 42 ca), Tạp chí Ngoại Khoa. 8. Neal JG et al (2007), Comparision of techniques for transsphenoidal pituitary surgery. Am J Rhinol, 21 (2): 203-206. 9. Nguyễn Phong và Võ Văn Nho (2003), Adenoma tuyến yên: đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật bằng đường mổ qua xoang bướm, Y học Tp Hồ Chí Minh, 7, 1-4. Ngày nhận bài báo: 15/08/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/09/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/11/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_phau_thuat_noi_soi_tuyen_yen_qua_xoang.pdf
Tài liệu liên quan