Đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương trong vụ xuân hè tại Thừa Thiên Huế

Tài liệu Đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương trong vụ xuân hè tại Thừa Thiên Huế: Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  525 ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRONG VỤ XUÂN HÈ TẠI THỪA THIÊN HUẾ Trần Thị Ánh Tuyết1, Nguyễn Thị Thúy Oanh2, Nguyễn Văn Đức3 1 Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Huế 2 Lớp Khoa học cây trồng 46, Đại học Nông Lâm Huế 3 Lớp CĐ Khoa học cây trồng 47, Đại học Nông Lâm Huế TÓM TẮT Đậu tương là cây có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, là cây công nghiệp ngắn ngày nên dễ dàng bố trí trong các hệ thống luân canh. Việc nghiên cứu và tìm ra bộ giống tốt phù hợp với điều kiện địa phương là điều kiện quan trọng trong sản xuất cây trồng. Vì vậy nhằm góp phần thúc đẩy phát triển đậu tương ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra một số giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích ứng với vụ Xuân Hè. Thí nghiệm được thực hiện đối với 6 giống đậu tương bao gồm ĐT26, ĐT51, ĐTDH02, DT96, DT2008 và Cư Jut. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai giống đậu tương D...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương trong vụ xuân hè tại Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  525 ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRONG VỤ XUÂN HÈ TẠI THỪA THIÊN HUẾ Trần Thị Ánh Tuyết1, Nguyễn Thị Thúy Oanh2, Nguyễn Văn Đức3 1 Khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Huế 2 Lớp Khoa học cây trồng 46, Đại học Nông Lâm Huế 3 Lớp CĐ Khoa học cây trồng 47, Đại học Nông Lâm Huế TÓM TẮT Đậu tương là cây có giá trị dinh dưỡng, kinh tế cao, là cây công nghiệp ngắn ngày nên dễ dàng bố trí trong các hệ thống luân canh. Việc nghiên cứu và tìm ra bộ giống tốt phù hợp với điều kiện địa phương là điều kiện quan trọng trong sản xuất cây trồng. Vì vậy nhằm góp phần thúc đẩy phát triển đậu tương ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra một số giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích ứng với vụ Xuân Hè. Thí nghiệm được thực hiện đối với 6 giống đậu tương bao gồm ĐT26, ĐT51, ĐTDH02, DT96, DT2008 và Cư Jut. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai giống đậu tương DT2008 và ĐT26 có khả năng sinh trưởng khoẻ, thời gian sinh trưởng từ 88-93 ngày, năng suất thực thu lần lượt là 2,48; 2,39 tấn/ha, nhiễm nhẹ với một số sâu bệnh hại chính như dòi đục thân, sâu đục quả, bệnh lở cổ rễ, rỉ sắt, khả năng chống đổ tốt, thích hợp cho vụ Xuân Hè tại Thừa Thiên Huế. Từ khóa: Thừa Thiên Huế, giống đậu tương, DT2008; ĐT26 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đậu tương (Glycine max L.) là loại cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, đồng thời còn có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất nhờ hoạt động của vi khuẩn cố định đạm Rhizobium [3]. Hơn nữa, với ưu thế là cây ngắn ngày, dễ trồng nên đậu tương rất thuận lợi để bố trí trong các hệ thống luân canh cây trồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay diện tích trồng đậu tương ở nước ta có xu hướng giảm qua các năm. Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam (2016), diện tích đậu tương năm 2010 là 197,8 nghìn ha với năng suất 1,51 tấn/ha nhưng đến năm 2014 là 110,2 nghìn ha, năng suất giảm còn 1,43 tấn/ha [1]. Nguyên nhân là do điều kiện thời tiết không thuận lợi, phần khác là do sâu bệnh gây hại. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù điều kiện tự nhiên khá phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương nhưng sản xuất đậu tương của tỉnh chưa được chú trọng phát triển mạnh. Một trong những nguyên nhân là chưa có bộ giống tốt thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Do đó, ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu cây trồng và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Từ những yêu cầu thực tiễn sản xuất chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương trong vụ xuân hè tại Thừa Thiên Huế” với mục đích nghiên cứu xác định được một số giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt và thích ứng với điều kiện tỉnh Thừa Thiên Huế để đưa vào sản xuất. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Gồm 6 giống đậu tương: Stt Tên giống Nguồn gốc 1 ĐT26 (ĐC) Do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo từ tổ hợp lai giữa ĐT2000 và ĐT12, năm 2008. 2 ĐT51 Do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Đậu đỗ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ tổ hợp lai giữa LS17 và DT2001, năm 2012. 3 ĐTDH02 Do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ chọn lọc từ tổ hợp lai giữa MTĐ.176 và Melrose, năm 2011. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  526 Stt Tên giống Nguồn gốc 4 DT96 Do Viện Di truyền Nông nghiệp lai tạo từ hai giống đậu tương ĐT90 và ĐT84, năm 2002. 5 DT2008 Do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn tạo bằng phương pháp lai cộng đột biến phóng xạ từ năm 2008. 6 Cư Jut Do Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy cùng Trung tâm Nghiên cứu công nghệ sinh học đậu nành quốc gia Mỹ chọn thuần, năm 2015. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân Hè năm 2016 tại vườn thí nghiệm Khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm Huế. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 6 công thức và 3 lần nhắc lại trên diện tích 300m2. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 15m2 (3×5m). Lượng phân bón cho 1 ha: (1 tấn phân hữu cơ vi sinh + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O)/ha. 2.3. Các chỉ tiêu theo dõi - Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. - Khả năng chống chịu sâu bệnh: Theo dỡi và điều tra 10 cây theo phương pháp 5 điểm chéo góc và tính tỉ lệ bị hại (%) đối với các loại sâu bệnh hại thường xuất hiện gây hại đối với cây đậu tương. - Theo dõi tính chống đổ theo thang điểm: 1 - Hầu như các cây đều đứng thẳng; 2- Dưới 25% cây bị đổ rạp; 3- Từ 26 - 50% cây bị đổ rạp; 4 - Từ 51 - 75% cây bị đổ rạp; 5 - Trên 75% cây bị đổ rạp. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Xử lý số liệu với các chỉ tiêu như trung bình, ANOVA, LSD (P<0.05) bằng phần mềm Statistix 10.0. Tính toán số liệu và vẽ đồ thị, biểu đồ bằng phần mềm Excel. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm Đối với mỗi loại cây trồng, nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển có ý nghĩa quan trọng để xác định thời vụ hợp lý, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng địa phương. Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm Giống Từ khi gieo đến... (ngày) Nảy mầm 3 lá thật Phân cành Ra hoa Tạo quả Chín ĐT26 (ĐC) 7 22 36 43 50 88 ĐT51 8 22 29 43 50 88 ĐTDH02 8 22 36 43 50 84 ĐT96 7 22 29 43 50 84 ĐT2008 9 22 36 57 64 93 Cư Jut 8 22 36 50 57 88 Qua số liệu thu được ở bảng 3.1, chúng tôi có một số nhận xét: Trong cùng một điều kiện chăm sóc và yếu tố ngoại cảnh tác động, thời gian sinh trưởng của mỗi giống là đặc trưng của giống đó. Đặc trưng này là sự thích nghi của mỗi giống trong điều kiện sinh thái trồng trọt khác nhau, vì vậy các giống khác nhau sẽ có tổng thời gian sinh trưởng là khác nhau. Theo kết Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  527 quả thí nghiệm, giống có thời gian ra sinh trưởng dài nhất là ĐT2008 (93 ngày), ngắn nhất là giống ĐTDH02 và ĐT 96 (84 ngày). 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương thí nghiệm Sự phát triển chiều cao của thân chính có liên quan chặt chẽ tới khả năng chống đổ, số lá trên cây, số cành, sự phân hóa mầm hoa, ra hoa và tạo quả. Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống đậu tương thí nghiệm (cm) Giống Giai đoạn phân cành Giai đoạn ra hoa Giai đoạn tạo quả Giai đoạn chín ĐT26 (ĐC) 20,34b 29,11c 43,36b 67,30b ĐT51 11,48c 28,42c 42,63b 54,93cd ĐTDH02 19,59b 26,80c 39,24b 59,02c ĐT96 13,23c 30,96c 41,81b 53,75d ĐT2008 24,37a 60,76a 70,35a 75,89a Cư Jut 22,64ab 50,03b 65,95a 74,11a LSD.05 3,49 4,28 5,52 4,94 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan Hầu hết các giống đều tập trung phát triển chiều cao từ giai đoạn đầu, giai đoạn sau tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm dần và ngưng ở giai đoạn vào chắc. Giống có chiều cao cao nhất ở giai đoạn chín là ĐT2008 với 75,89 cm, tiếp theo là giống Cư Jut (74,11cm) và có sự sai khác có ý nghĩa so với các giống còn lại. 3.3. Sự hình thành cành cấp 1 và động thái ra hoa của các giống đậu tương thí nghiệm Sự phát triển của cành đậu tương phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền của giống. Tuy nhiên, nếu có chế độ chăm sóc hợp lý và dinh dưỡng đầy đủ thì cành sẽ phát triển tốt hơn. Đối với cây đậu tương, khi cây có lá thật thứ nhất và thứ 2 trên thân phát sinh các cành cấp 1, sự phân cành kết thúc thì cây bắt đầu nở hoa. Hoa đậu tương của hầu hết các giống thường chỉ phát sinh trên các đốt từ 4-10 của thân. Các giống ra hoa hữu hạn bắt đầu ra hoa từ đốt thứ 10 của thân, một số giống ra trên đốt tận ngọn của thân cành thì số hoa quả nhiều hơn. Các giống ra hoa vô hạn hoa nở từ đốt thứ 4 trở lên thì rất ít hình thành quả và các quả đó khi thu hoạch vẫn chưa chín. Bảng 3.3. Sự hình thành cành cấp 1 và động thái ra hoa của các giống đậu tương thí nghiệm Giống Số cành cấp 1 (cành) Tổng thời gian ra hoa (ngày) Tổng số hoa trên cây (hoa) Giai đoạn phân cành Giai đoạn ra hoa ĐT26 (ĐC) 2,00a 2,50ab 6 40,20ab ĐT51 0,73b 2,83ab 5 38,50ab ĐTDH02 1,90a 2,53ab 6 38,13ab ĐT96 1,03ab 3,53a 8 43,03a ĐT2008 1,03ab 2,73ab 8 37,00ab Cư Jut 1,40ab 2,07b 6 32,50b LSD.05 0,98 1,10 - 9,64 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan Qua kết quả ở bảng 3.3 cho thấy, số cành cấp 1 của các giống dao động trong khoảng 2,07 – 3,53 cành ở giai đoạn ra hoa và giữa các công thức không có sự sai khác ở mức xác suất 95%, ngoại trừ giống có số cành thấp nhất (2,07 cành) là Cư Jut. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  528 Thời gian ra hoa của đậu tương có thể rất tập trung nhưng cũng có thể rải rác tuỳ thuộc vào giống và thời vụ trồng. Thời gian ra hoa dài là đặc tính có lợi đối với cây đậu tương, vì gặp thời tiết bất thuận làm rụng đợt hoa này thì còn có những đợt hoa nở sau. Tuy nhiên, những hoa nở trong các đợt rộ thường có tỷ lệ đậu quả cao. Tổng thời gian ra hoa của các giống thí nghiệm dao động trong khoảng 5 - 8 ngày, trong đó giống ĐT51 có tổng thời gian ra hoa ngắn nhất (5 ngày). Bên cạnh đó, tổng số hoa trên cây của các giống thí nghiệm không có sự sai khác nhiều về mặt thống kê, số hoa dao động từ 32,50 đến 43,03 hoa trên cây. Trong đó, giống ĐT96 có số hoa cao nhất đạt 43,03 hoa và thấp nhất là Cư Jut với 32,50 hoa. 3.4. Số lượng nốt sần và sự hình thành nốt sần cố định đạm của các giống đậu tương thí nghiệm Sự xâm nhập của vi khuẩn Rhizobium japonicum vào rễ cây đậu tương cũng như vi khuẩn Rhizobium vào rễ cây lạc. Tuy nhiên, với rễ đậu tương do miền lông hút phía trên chóp rễ phát triển nên thường vi khuẩn xâm nhập nhiều ở miền lông hút của các rễ cọc và rễ con. Khi cây bắt đầu ra lá thật thứ nhất (sau gieo khoảng 10 ngày) đã có ít nốt sần phát sinh trên rễ cọc và rễ phụ cấp 1. Số lượng nốt sần đạt cao vào giai đoạn sau hoa nở rộ và bắt đầu hình thành quả. Nốt sần phát sinh nhiều trên các nốt rễ ở tầng đất từ 0-10cm đặc biệt vùng cổ rễ Bảng 3.4. Số lượng nốt sần và sự hình thành nốt sần cố định đạm của các giống đậu tương thí nghiệm Giống Ra hoa Ra hoa rộ Hình thành quả Số lượng (nốt) Khối lượng (g) Số lượng (nốt) Khối lượng (g) Số lượng (nốt) Khối lượng (g) ĐT26 (ĐC) 12,93a 0,80ab 18,40a 1,57a 21,60a 2,36a ĐT51 11,20ab 0,74abc 16,73a 1,06a 17,93ab 2,57a ĐTDH02 1,53c 0,18c 6,93bc 1,57a 10,20c 1,82a ĐT96 4,33bc 0,45bc 5,47c 1,03a 7,00c 1,68a ĐT2008 4,80bc 1,07a 6,53c 1,48a 9,53c 2,44a Cư Jut 7,47abc 0,62abc 11,6b 1,16a 15,47b 1,56a LSD.05 7,95 0,59 4,79 0,79 4,51 1,06 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan Theo kết quả nghiên cứu ở giai đoạn hình thành quả, giống có số lượng nốt sần nhiều nhất là giống đối chứng ĐT26 với 21,60 nốt sần và có sự sai khác có ý nghĩa với các giống ĐTDH02, ĐT96, ĐT2008 và Cư Jut. Mặc dù ĐT 26 có số lượng nhiều, nhưng khối lượng nốt sần nhiều nhất là ở giống ĐT51với 2,57g. Tuy nhiên, sự dao động về khối lượng không có sự khác nhau có ý nghĩa ở mức 0,05 giữa tất cả các giống. 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm Năng suất của một loại cây trồng nào cũng đều có sự chi phối của những yếu tố như: Đặc tính di truyền, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật. Năng suất đậu tương được hình thành từ nhiều yếu tố như P1.000 hạt, số quả chắc/cây Về trọng lượng ngàn hạt (P1.000 hạt): Kết quả theo dõi cho thấy, trọng lượng 1.000 hạt của các giống thí nghiệm dao động trong khoảng 144,12 – 170,40 gam. Trong đó, giống ĐT2008 có P1000 hạt cao nhất. Trong khi đó, giống đối chứng ĐT26 có P1000 hạt chỉ thấp hơn giống ĐT2008 và ĐT51 nhưng cao hơn có sự sai khác có ý nghĩa với các giống còn lại ở mức xác suất 95%. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  529 Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm Chỉ tiêu Giống Số quả chắc/cây Số hạt trên quả P1.000 (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) ĐT26 (ĐC) 36,60a 2,64b 154,21b 38,61a 23,91a ĐT51 33,27ab 2,85a 156,98b 39,07a 21,91ab ĐTDH02 32,9ab 2,71b 143,20c 33,48ab 20,86ab ĐT96 25,5b 2,30d 146,48c 22,56c 16,19b ĐT2008 33,37ab 2,49c 170,40a 37,22a 24,86a Cư Jut 27,23ab 2,69b 144,12c 27,63bc 21,33ab LSD.05 9,40 0,12 6,60 8,09 5,85 Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái ở mũ giống nhau thì không khác nhau ở xác suất 95% theo Dulcan Năng suất lý thuyết (NSLT) của các giống đậu tương thí nghiệm dao động từ 22,56 đến 39,07 tạ/ha, trong đó giống có NSLT cao nhất là ĐT51 (đạt 39,07 tạ/ha), cao hơn giống đối chứng ĐT26 (38,61 tạ/ha). Giống có NSLT thấp nhất là ĐT96 (22,56 tạ/ha). Năng suất thực thu của các giống đậu tương dao động từ 16,19 đến 24,86 tạ/ha. Đặc biệt, chỉ có giống đối chứng ĐT26 có sự sai khác có ý nghĩa với giống ĐT96 ở mức xác suất 95%, các giống còn lại không có sự sai khác. Nổi trội là giống ĐT2008 tuy có NSLT thấp hơn so với giống ĐT51 và giống đối chứng ĐT26 nhưng lại có NSTT cao nhất, điều này chứng tỏ điều kiện vụ Xuân tại Thừa Thiên Huế khá phù hợp với giống ĐT2008. 3.6. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm Đậu tương là loại cây trồng có khá nhiều loại sâu bệnh hại vì vậy mà trong công tác chọn tạo giống thường ưu tiên những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Bảng 3.6. Tỷ lệ sâu cuốn lá trên các giống đậu tương thí nghiệm (%) Giống Giai đoạn 3 lá thật Giai đoạn phân cành Giai đoạn ra hoa Giai đoạn tạo quả Giai đoạn chín ĐT26 (ĐC) 17,04 20,58 18,47 17,85 17,49 ĐT51 25,19 25,84 15,67 17,35 18,16 ĐTDH02 36,30 20,26 14,01 17,30 15,68 ĐT96 48,89 30,59 35,48 23,53 22,99 ĐT2008 28,89 18,22 9,07 15,63 14,78 Cư Jut 32,59 22,41 18,21 20,41 18,59 Sâu cuốn lá phá hại trên tất cả các giống đậu tương tham gia thí nghiệm. Trong số các giống, giống ĐT96 bị gây hại nhiều bởi sâu cuốn lá ở các giai đoạn đầu tỷ lệ dao động ở mức 30,59 – 48,89%. - Sâu đục quả ít gây hại tới các giống đậu tương tham gia thí nghiệm, tỷ lệ sâu đục quả xuất hiện chỉ dao động từ 0,06 đến 2,33%. - Dòi đục thân: Hầu hết các giống đều bị dòi đục thân gây hại, cao nhất là giống ĐT96 bị hại với 14,67%, tiếp theo là ĐTDH02 với 11,21%. Các giống còn lại bị ảnh hưởng ít hơn, tỷ lệ khoảng dưới 10%. - Bệnh gỉ sắt: ĐT96 bị ảnh hưởng nhiều nhất khoảng 11,00%, trong khi đó giống ĐT26 (Đ/C) ít bị ảnh hưởng hơn các giống khác. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  530 - Bệnh lở cổ rễ: Bệnh lở cổ rễ xuất hiện vào thời kỳ cây con, cây héo rũ rồi chết. Kết quả cho thấy, giống ĐT2008 bị hại thấp nhất (3,00%) và cao nhất ở giống ĐTDH02 (7,21%), các giống còn lại có tỷ lệ bị hại cao hơn không nhiều so với giống đối chứng (4,59%). - Khả năng chống đổ: Tất cả các giống đậu tương tham gia thí nghiệm có khả năng chống đổ rất tốt (điểm 1). Bảng 3.7. Đánh giá khả năng chống đổ và chống chịu với các loại sâu bệnh hại khác của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm Giống Sâu đục quả (%) Dòi đục thân (%) Bệnh rỉ sắt (%) Bệnh lở cổ rễ (%) Khả năng chống đổ (1-5) ĐT26 (ĐC) 0,79 9,21 6,43 4,59 1 ĐT51 0,64 9,05 9,32 5,30 1 ĐTDH02 0,06 11,21 8,09 7,21 1 ĐT96 2,33 14,67 11,00 6,12 1 ĐT2008 0,06 9,10 7,82 3,00 1 Cư Jut 0,75 8,93 7,32 5,12 1 - IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4 1. Kết luận Qua theo dõi kết quả thí nghiệm, giống ĐT2008 có khả năng sinh trưởng và phát triển phù hợp với điều kiện của tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềm năng năng suất là 24,86 tạ/ha cao hơn giống đối chứng ĐT26 (23,91 tạ/ha). ĐT2008 cũng là giống có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại tốt hơn nhiều so với giống đối chứng và các giống khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai giống đậu tương DT2008 và ĐT26 có khả năng sinh trưởng khỏe, thời gian sinh trưởng từ 88-93 ngày, năng suất thực thu lần lượt là 2,48; 2,39 tấn/ha, nhiễm nhẹ với một số sâu bệnh hại chính như dòi đục thân, sâu đục quả, bệnh lở cổ rễ, rỉ sắt, khả năng chống đổ tốt, thích hợp cho vụ Xuân Hè tại Thừa Thiên Huế. 4.2. Đề nghị Cần tiếp tục nghiên cứu sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống ĐT26, ĐT51, ĐT96, ĐTDH02, ĐT2008 và Cư Jut thêm nhiều vụ để thu được kết quả chính xác hơn. Cần thực hiện những đánh giá về các chỉ tiêu sâu bệnh hại và khả năng chống chịu ở các thời vụ khác nhau để bố trí thời vụ trồng hợp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo khảo nghiệm 8 giống đậu tương tại huyện Cư Jut tỉnh Đăk Nông, Trung tâm TT và UD KHCN Đăk Nông, 2008 – 2009. 2. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị Đào, 1999. Cây đậu tương – NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Dần, 1996. “Chế độ phân bón thích hợp cho cây đậu đỗ trên đất bạc màu Hà Bắc”, Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Nguyễn Tuấn Sơn, Trần Đình Thao và cộng sự, 2015. Báo cáo khoa học Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của một số ngành sản xuất nguyên liệu chế biến TACN (ngô, đậu tương) ở Việt Nam, Quỹ nghiên cứu IAE – MISPA. 5. Board J.E., Harville B.G., 1996. “Growth dynamics during the vegetative period affects yield of narrow-row, late-planted soybean”, Agronomic Journal. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  531 ABSTRACT Evaluation of growth, development characters of some soybean varieties in the spring-summer season in Thua Thien Hue Tran Thi Anh Tuyet, Nguyen Thi Thuy Oanh, Nguyen Van Duc Soybean is an important crop in agricultural systems not only due to its high economic and nutrition values, but also the capability to improve soil fertility. Growing a high yield, quality and and well-adapted variety is a key component for productive and efficient crop production. This study is, therefore aimed to determine such soybean varieties for Thua Thien Hue. Six soybean varieties coded as ĐT26, ĐT51, ĐTDH02, ĐT96, ĐT2008 và Cư Jut were evaluated for their growth, development and adaptability to Thua Thien Hue's conditions. The experiment was designed in RCBD with 3 replicates in the 2015 Spring – Summer season. Results showed that ĐT 2008 demonstrated the good growth, potentially high yield (24,86 ql./ha), good resistance to insects and diseases and suitable for the climatic conditions of Thua Thien Hue. Keywords: Thua Thien Hue, soybean varieties, ĐT2008 Người phản biện: GS. TSKH. Trần Đình Long

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_80_3993_2130167.pdf
Tài liệu liên quan