Đánh giá chất lượng nước kênh rạch khu liên hợp xử lý chất thải đa phước dựa vào sự đa dạng hệ động vật phù du và chỉ số ô nhiễm - Nguyễn Thị Thanh Phượng

Tài liệu Đánh giá chất lượng nước kênh rạch khu liên hợp xử lý chất thải đa phước dựa vào sự đa dạng hệ động vật phù du và chỉ số ô nhiễm - Nguyễn Thị Thanh Phượng: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 65 (5/2019) No. 65 (5/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 10 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH RẠCH KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐA PHƯỚC DỰA VÀO SỰ ĐA DẠNG HỆ ĐỘNG VẬT PHÙ DU VÀ CHỈ SỐ Ô NHIỄM Assessment chanel water quality at Da Phuoc Solid Waste Treatment Complex using zooplankton indicators and biodiversity indices PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng(1), Lê Huỳnh Bảo Quyên(2), Nguyễn Thị Quỳnh Sa(3) (1),(2),(3)Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM TÓM TẮT Động vật phù du là những sinh vật nhạy cảm với những thay đổi môi trường. Vì vậy, nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá chất lượng nước mặt trong các kênh rạch xung quanh khu xử lý chất thải Đa Phước dựa trên động vật phù du chỉ thị và các chỉ số đa dạng sinh học. Kết quả phân tích cho thấy các động vật phù du trong khu vực khảo sát tương đối ...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng nước kênh rạch khu liên hợp xử lý chất thải đa phước dựa vào sự đa dạng hệ động vật phù du và chỉ số ô nhiễm - Nguyễn Thị Thanh Phượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 65 (5/2019) No. 65 (5/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 10 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC KÊNH RẠCH KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐA PHƯỚC DỰA VÀO SỰ ĐA DẠNG HỆ ĐỘNG VẬT PHÙ DU VÀ CHỈ SỐ Ô NHIỄM Assessment chanel water quality at Da Phuoc Solid Waste Treatment Complex using zooplankton indicators and biodiversity indices PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Phượng(1), Lê Huỳnh Bảo Quyên(2), Nguyễn Thị Quỳnh Sa(3) (1),(2),(3)Viện Môi trường và Tài nguyên – ĐHQG TP.HCM TÓM TẮT Động vật phù du là những sinh vật nhạy cảm với những thay đổi môi trường. Vì vậy, nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá chất lượng nước mặt trong các kênh rạch xung quanh khu xử lý chất thải Đa Phước dựa trên động vật phù du chỉ thị và các chỉ số đa dạng sinh học. Kết quả phân tích cho thấy các động vật phù du trong khu vực khảo sát tương đối đa dạng và tương ứng với các đặc tính hóa lý của các vùng nước. Nghiên cứu cũng xác định các động vật phù du chỉ thị cho thấy chất lượng nước ở hầu hết các địa điểm bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ đến trung bình, với tính chất nước ngọt đến lợ vừa. Dựa trên các chỉ số đa dạng, mức độ ô nhiễm ở hầu hết các khu vực đều ở mức trung bình và ít thay đổi đáng kể trong giai đoạn lấy mẫu. Hệ phiêu sinh động tại các điểm khảo sát cân bằng và khá ổn định. Từ khóa: nước rỉ rác, phiêu sinh động vật, sinh vật chỉ thị, chỉ số đa dạng ABSTRACT Zooplankton are organisms that are sensitive to environmental changes. Therefore, this study conducted assessment of surface water quality in the canals surrounding Da Phuoc waste treatment area based on zooplankton indicators and biodiversity indices. Results show that the zooplankton in the survey area are relatively diverse and correspond to the physico-chemical properties of the water bodies. The identified zooplankton also indicates that the water quality in most locations is moderately organic contaminated with the properties of freshwater and brackish water. Based on the diversity indices, the level of pollution in most areas is moderate and there is little change between the sampling periods. Zooplankton communities at survey sites are quite balanced and stable. Keywords: leachate, zooplankton, biological indicator, diversity indices 1. Mở đầu Việc đánh giá tác động các bãi chôn lấp đến môi trường đất, nước ngầm và nước mặt vùng lân cận luôn được chú trọng quan tâm. Vì bãi chôn lấp là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị. Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp và bãi chôn hở thẩm thấu qua đất gây ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm và nước mặt ở khu vực xung quanh bãi chôn lấp, tạo ra các nguy cơ rủi ro sức khỏe (Everett, 1980). Sabahi et al. (2009) đã tiến hành Email: nttp@hcmut.edu.vn NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 11 nghiên cứu thành phần của nước rỉ rác và nguy cơ ô nhiễm nước ngầm tại các bãi chôn lấp ở Yemen và phát hiện ra rằng, một số giếng khoan bị nhiễm bẩn từ nước rỉ rác, có nồng độ của các thông số hóa lý vượt trên tiêu chuẩn cho phép. Có nhiều phương pháp đánh giá sự ô nhiễm như phương pháp đo các chỉ tiêu hóa lý, sinh học. Tuy nhiên các chỉ tiêu này thường đắt tiền, đòi hỏi nhiều thời gian, chi phí. Một trong những phương pháp tiết kiệm nhưng cho độ chính xác cũng khá cao là phương pháp đo quần thể vi sinh vật. Từ giữa thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu như Kolenati (1848) và Kolkwits và Marson (1909) đã phát hiện sự khác biệt giữa các quần thể thủy sinh vật ở thủy vực nước sạch và nước bị ô nhiễm. Hệ thống phân loại độ nhiễm bẩn đầu tiên dựa vào các loài chỉ thị trong quần xã sinh vật phù du (Phạm Văn Miên và Lê Trình, 2004). Mỗi nhóm sinh vật chỉ thị gắn liền với giai đoạn oxy hóa từ nghèo dinh dưỡng – không bẩn (oligosaprobic), nhiễm bẩn nhẹ β (β- mesosaprobic), nhiễm bẩn trung bình α (α- mesosaprobic), đến rất bẩn (polysaprobic) với hàm lượng chất hữu cơ cao. Hệ thống phân loại nhiễm bẩn hữu cơ sau đó được các nhà khoa học tiếp tục bổ sung và hoàn thiện để xây dựng chỉ số ô nhiễm. Các nghiên cứu về phiêu sinh chỉ thị cũng đã được thực hiện tại Việt Nam dựa vào thành phần loài, mật độ của thực vật phù du và động vật đáy. Năm 2004, Phạm Văn Miên và Lê Trình đã đưa ra một số các loài tảo, động vật phiêu sinh, động vật đáy chỉ thị cho nhiễm bẩn hữu cơ nước ngọt và nước mặn. Mai Viết Văn và cs. (2012) đã xác định được thành phần loài và mật độ sinh vật phù du phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng – Bạc Liêu. Đào Thanh Sơn và cs. (2015) đã đánh giá và phân vùng chất lượng nước trên sông Thị Vải dựa trên cơ sở thực vật phiêu sinh. Viện Môi trường và Tài nguyên (2018) cũng đã thực hiện đánh giá kết quả quan trắc động vật nổi tại các kênh rạch TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ trong mùa mưa năm 2017. Mặt khác, để đánh giá một cách tổng quát về thành phần và số lượng loài, nhiều nghiên cứu đã tính toán các chỉ số đa dạng. Chỉ số đa dạng Shannon – Weaver (H’) thể hiện mức độ đa dạng loài và mức phân bố đồng đều của các loài đó. Giá trị Shannon – Weaver tăng khi số loài trong quần xã tăng. Chỉ số cân bằng Pielou (J’) chỉ mức độ ổn định của quần xã sinh vật và phản ánh tính đối lưu, trao đổi nước tại điểm khảo sát với lưu vực lân cận. Giá trị này càng tiến dần đến 1 thì quần xã sinh vật càng ổn định. Chỉ số ưu thế Berger và Parker (D) dùng để đánh giá tính đa dạng của quần xã. Ngược với chỉ số Shannon – Weaver, chỉ số ưu thế có giá trị càng cao thì 1 hay 2 loài trong quần xã có xu hướng chiếm ưu thế cao trong quần xã, khi đó quần xã sẽ mất dần tính bền vững. Vì vậy, tính bền vững của quần xã giảm khi giá trị của chỉ số ưu thế tiến dần đến 1. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước tọa lạc tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, có diện tích 128 ha. Hiện tại, khu phức hợp Đa Phước nhận 5.000 tấn chất thải mỗi ngày từ Thành phố Hồ Chí Minh và đang lên kế hoạch tăng công suất lên tới 10.000 tấn mỗi ngày trong tương lai gần. Hiện nay, hầu hết chất thải được xử lý bằng bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, vị trí bãi rác này nằm gần hệ thống kênh đào bắt nguồn từ sông Cần Giuộc, tạo nguy cơ các chất hữu cơ và các chất độc hại thẩm thấu vào các mạch nước ngầm ra SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019) 12 kênh rạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thủy sinh. Do đó, nghiên cứu này tiến hành khảo sát hệ sinh thái động vật phù du trong khu vực kênh rạch xung quanh bãi chôn lấp Đa Phước, đồng thời tính toán các chỉ số đa dạng nhằm đánh giá chất lượng nước kênh rạch xung quanh khu vực bãi chôn lấp. Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước đối với hệ thống nước dựa trên lưu vực và do đó, là cơ sở để đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời. 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Hình 1. Sơ đồ vị trí lấy mẫu Bảng 1. Thành phần và tính chất nước mặt trong quá trình nghiên cứu Vị trí Vĩ độ Kinh độ Vị trí Vĩ độ Kinh độ Đ1 N 10o40’41,9 E 106o39’49,0 Đ10 N 10o40’20,9 E 106o39’45,4 Đ2 N 10o40’29,7 E 106o39’54,5 Đ11 N 10o40’20,0 E 106o39’49,0 Đ3 N 10o40’11,6 E 106o40’34,1 Đ12 N 10o39’47,7 E 106o40’42,1 Đ4 N 10o39’55,4 E 106o40’35,0 Đ13 N 10o40’15,3 E 106o40’18,4 Đ5 N 10o39’54,8 E 106o40’31,4 Đ14 N 10o39’37,59 E 106o41’4,78 Đ6 N 10o39’47,7 E 106o40’42,1 Đ15 N 10o40’26,27 E 106o40’8,24 Đ7 N 10o40’18,5 E 106o39’43,5 Đ16 N 10o39’31,14 E 106o40’16,85 Đ8 N 10o39’51,7 E 106o40’36,4 Đ17 N 10o40’20,07 E 106o40’4,56 Đ9 N 10o40’7,84 E 106o40’40,6 NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 13 Mẫu nước được thu thập tại 17 vị trí khu chôn lấp xử lý chất thải rắn Đa Phước với tọa độ được thể hiện trong Hình 1 và Bảng 1 trong 2 đợt, tháng 5 và tháng 10 năm 2017. Căn cứ theo tính điển hình và ngẫu nhiên trong việc chọn mẫu, các vị trí lấy mẫu sau đây được phân bố đều trên các kênh rạch xung quanh bãi chôn lấp Đa Phước theo TCVN 6663- 1:2002 về Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu, TCVN 6663-6:2008 về Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối, TCVN 6663-3:2016 về Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu nước. Tọa độ các vị trí trên được đo bằng máy định vị GPS Garrmin/GPS 72H. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu mẫu động vật phù du được thực hiện theo SMEWW 10200 B:2012. Tại mỗi điểm thu mẫu dùng lưới vớt động vật phù du (có kích thước mắt lưới khoảng từ 70 – 315 µm) kéo thẳng từ đáy lên hoặc đặt miệng lưới cách mặt nước 15 – 20 cm rồi kéo lưới theo hình số tám hay zic-zắc để lấy mẫu định tính (xác định thành phần loài). Bên cạnh đó, dùng xô hay chậu lấy 10 lít nước tại điểm thu mẫu đổ qua lưới vớt động vật phù du để lọc mẫu, sau đó chuyển mẫu (ở ống đáy) qua lọ đựng mẫu định lượng (xác định mật độ tế bào). Mỗi mẫu đều được cố định bằng formalin 4% và lắc đều. Sau đó, mẫu được để lắng, cô đặc hoặc pha loãng và tiến hành phân tích bằng kính hiển vi soi nổi với buồng đếm mở theo phương pháp SMEWW 10200 C – G:2012. Phân tích các vật mẫu thu được tới đơn vị phân loài và có thể đến đơn vị biến loài. Các chỉ số đa dạng được tính toán theo các công thức như sau: - Chỉ số đa dạng Shannon – Weaver (1949): 1 ' ln S i i i H p p     , trong đó pi là tỷ số của số lượng của loài thứ i và S là tổng số cá thể trong mẫu. - Chỉ số cân bằng Pielou (1966): 2 ' ' log H J S  , trong đó S là số lượng loài trong mẫu. - Chỉ số Berger và Parker (1970): maxND N  , trong đó Nmax là tổng số cá thể của loài ưu thế có số lượng cao nhất và N là tổng số cá thể có trong mẫu. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Phân vùng các loài động vật phù du chỉ thị Các loài động vật phù du chỉ thị vùng nước nhiễm mặn, phân vùng nước hydrocarbonate – carbonate và phân vùng độ nhiễm bẩn hữu cơ được thể hiện trong các Bảng 2, Bảng 3 và Bảng 4 sau. Bảng 2. Động vật phù du chỉ thị vùng nước nhiễm mặn Nước ngọt (S ≤ 0,5‰) Nước lợ nhạt (S: 0,5 - 8‰) Nước lợ vừa (S: 8 - 18‰) Nước lợ mặn (S: 18 - 30‰) Brachionus falcatus Rotaria citrina Brachionus plicatilis - → Các loài chỉ thị xuất hiện cho thấy độ mặn môi trường nước dao động từ 0,5‰ – 18‰, tích chất nước thuộc loại ngọt đến lợ vừa. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019) 14 Bảng 3. Động vật phù du chỉ thị vùng nước Hydrocarbonate – carbonate Oligosaprobic ( ≤ 0,5 mg/L) β- mesosaprobic :0,5 – 1,5 mg/L) α- mesosaprobic :1,51 – 3 mg/L) Polysaprobic ( > 3,0 mg/L) Brachionus falcatus Brachionus calyciflorus Mesocyclops leuckarti - Brachionus caudatus Polyarthra vulgaris Moina dubia - → Các loài chỉ thị xuất hiện cho thấy mức độ ô nhiễm Hydrocarbonate – carbonate tại các điểm của khu vực khảo sát dao động từ mức nhẹ đến mức vừa. Bảng 4. Động vật phù du chỉ thị độ nhiễm bẩn hữu cơ ở vùng nước ngọt và nước mặn STT Loài chỉ thị Độ nhiễm bẩn hữu cơ Nước ngọt ROTATORIA 1 Philodina roseola  -  meso 2 Rotaria citrina  -  meso 3 Brachionus calyciflorus  meso 4 Asplanchna multiceps  meso - poly CLADOCERA 5 Moina dubia  -  meso COPEPODA 6 Mesocyclops leuckarti  -  meso Nước mặn ROTATORIA 7 Brachionus plicatilis  -  meso COPEPODA 8 Oithona similis  -  meso 9 Paracalanus parvus Oligo -  meso Chú thích: poly = polysaprobic; β – meso = β – mesosaprobic; α – meso = α – mesosaprobic; Oligo = Oligosaprobic. → Các loài chỉ thị ô nhiễm ở nước ngọt và nước mặn xuất hiện cho thấy mức độ ô nhiễm hữu cơ tại các điểm của khu vực khảo sát dao động từ mức nhẹ đến mức vừa. NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 15 3.2. Cấu trúc thành phần loài động vật phù du Kết quả phân tích mẫu động vật nổi tại 17 điểm khảo sát thuộc thủy vực kênh rạch xung quanh khu liên hợp Đa Phước năm 2017 đã xác định được 50 loài phân vào 8 nhóm loài: 03 loài Amoebozoa, 02 loài Ciliophara, 04 loài Oligotrichia, 24 loài Eurotatoria, 01 loài Ostracoda, 05 loài Cladocera, 06 loài Copepoda và 05 dạng ấu trùng Larva. Thành phần loài của các nhóm phân bố chiếm từ 2 – 48% tổng số loài. Trong đó, nhóm Eurotatoria có số loài phong phú nhất được ghi nhận là 24 loài, chiếm 48%, kế đến là nhóm giáp xác Copepoda với 6 loài chiếm 12%. Các nhóm còn lại ghi nhận được số loài thấp, dao động từ 1 – 5 loài/nhóm, chiếm từ 2 – 10%. Khu hệ động vật nổi tại các điểm khảo sát khá đa dạng, thành phần loài ghi nhận được chủ yếu có nguồn gốc nước ngọt nội địa, đồng thời xuất hiện vài loài có nguồn gốc nước lợ, cửa sông, ven biển trong đợt 2 và thành phần các loài nước lợ ở đợt 1 xuất hiện nhiều hơn so với đợt 2. Nhóm Eurototaria chiếm ưu thế về thành phần loài trong thủy vực suốt 2 đợt quan trắc. Đây là nhóm đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ, chứng tỏ nguồn nước có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ. Thành phần loài ở đây gần tương tự như các mẫu nước mặt kênh rạch khảo sát tại TP.HCM và các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Viện Môi trường và Tài nguyên, 2018). Mật độ cá thể động vật nổi ghi nhận được tại các điểm khảo sát đợt 2 gấp đôi đợt 1 dao động từ 24.000 – 289.800 (đợt 1) và 64.000 – 693.000 con/m3 (đợt 2), có thể do nguồn ô nhiễm đã giảm, lượng mưa tăng làm môi trường nước sạch hơn, môi trường sống và lượng thức ăn phù hợp hơn, ít độc tố gây hại sinh vật nổi hơn. Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện Môi trường và Tài nguyên (2018), cả 2 đợt đều có mật độ động vật nổi lớn hơn nhiều lần so với các mẫu nước mặt kênh rạch trong nội thành TP.HCM. Các loài ưu thế hiện diện tại từng điểm như Hình 2. Hình 2. Mối tương quan mật độ giữa loài ưu thế và các loài chỉ thị ô nhiễm SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019) 16 Hình 2 thể hiện sự tương quan giữa mật độ của loài ưu thế và các loài động vật phù du chỉ thị ô nhiễm tại 17 vị trí khảo sát trong 2 đợt quan trắc. Trong đó, đáng chú ý là vị trí Đ3, loài ưu thế trong 2 đợt quan trắc lần lượt là Moina dubia (chiếm 34,8%) và Brachionus calyciflorus (chiếm 26%); cả hai đều là động vật phù du chỉ thị cho sự nhiễm bẩn hữu cơ ở mức độ β – α mesosaprobic và lần lượt chỉ thị cho vùng nước Hydrocarbonate – carbonate α và β mesosaprobic, tức là hàm lượng nitơ lớn hơn 0,5 mg/L. Các vị trí Đ4, Đ7 và Đ15 cũng có loài ưu thế là loài chỉ thị ô nhiễm: Brachionus calyciflorus (Đ4, chiếm 31,7%; Đ15, chiếm 27%) và Polyarthra vulgaris (Đ7, chiếm 26,4%). Ngoài ra, các loài chỉ thị ô nhiễm như Brachionus calyciflorus, Brachionus plicatilis và Polyarthra vulgaris cũng xuất hiện với mật độ tương đối cao tại các vị trí khảo sát trong cả 2 đợt khảo sát. Điều này cho thấy môi trường nước ở khu vực dự án thuộc loại nước ngọt đến lợ vừa và chất lượng môi trường nước có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Tuy nhiên, loài ưu thế chiếm tỉ lệ cao hơn so với các loài chỉ thị ở đợt 2, có thể gợi ý rằng mức độ ô nhiễm ở đợt 2 suy giảm hơn so với đợt 1. 3.3. Chỉ số đa dạng Chỉ số Shannon − Weaver (H’) Theo Hình 3, chỉ số H’ thể hiện mức ô nhiễm của động vật nổi đạt được tại các điểm khảo sát qua 2 đợt quan trắc dao động từ 1,4 − 2,33. Kết quả cho thấy, số điểm có dấu hiệu ô nhiễm mức vừa ở đợt 2 là 5 điểm, cao hơn 1 điểm so với đợt 1. Điểm Đ2, Đ7, Đ8 có mức độ ô nhiễm không thay đổi suốt 2 mùa quan trắc, nhưng tại Đ4, Đ5, Đ10, mức độ ô nhiễm tăng một bậc từ nhẹ lên vừa và Đ3, Đ11 thì giảm một bậc từ vừa sang nhẹ. Nhìn chung, mức độ ô nhiễm khu vực khảo sát hầu hết ở mức nhẹ và không biển đổi nhiều suốt thời gian quan trắc. Trong khi đó, các vùng nước mặt kênh rạch nội thành TP.HCM có mức độ ô nhiễm dao động từ nặng đến nhẹ (Viện Môi trường và Tài nguyên, 2018). Hình 3. Chỉ số đa dạng H’ ở kênh rạch xung quanh Đa Phước Chỉ số cân bằng Pielou (J’) Hình 4. Chỉ số cân bằng J’ ở kênh rạch xung quanh Đa Phước Theo Hình 4, chỉ số Pielou (J’) động vật nổi tại 17 điểm khảo sát có giá trị dao động quanh khoảng trung bình từ 0,49 − 0,63 trong suốt 2 mùa quan trắc. Trong đó, chỉ số Pielou ghi nhận tại cùng 1 điểm trong 2 mùa quan trắc khác nhau không chênh lệch nhiều, và biên độ dao động cao nhất là tại Đ10 với độ lệch 18,3%. Nhìn chung, tại các điểm thu mẫu quần xã động vật nổi cân bằng quanh mức trung bình, NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 17 giống kết quả tính toán của Viện Môi trường và Tài nguyên (2018). Chỉ số ưu thế Berger và Parker (D) Theo Hình 5, chỉ số ưu thế Berger và Parker (D) động vật nổi tại các điểm khảo sát có giá trị từ 0,21 – 0,44. Giá trị D tại 10/17 vị trí khảo sát tăng nhẹ so với đợt 1, giá trị D trung bình tăng từ 0,27 (đợt 2) lên 0,31 (đợt 1). Nhìn chung, tại các điểm khảo sát có chỉ số ưu thế D đạt tương đối thấp, cho thấy quần xã động vật nổi tại các điểm này khá bền vững. Điểm Đ7 và Đ10 có giá trị cao nhất cho thấy quần thể động vật nổi tại đây kém bền vững hơn, giống kết quả tính toán của Viện Môi trường và Tài nguyên (2018). Hình 5. Chỉ số ưu thế D ở kênh rạch xung quanh Đa Phước 4. Kết luận Kết quả phân tích cho thấy, khu hệ động vật nổi tại các điểm khảo sát khá đa dạng phù hợp với tính chất hóa lý, thành phần loài ghi nhận được chủ yếu có nguồn gốc nước ngọt nội địa, ngoài ra còn xuất hiện vài loài có nguồn gốc nước lợ, cửa sông và ven biển; thành phần các loài nước lợ ở đợt 1 xuất hiện nhiều hơn so với đợt 2. Nhóm Rotifera vẫn chiếm ưu thế về thành phần loài trong thủy vực suốt 2 đợt quan trắc, đây là nhóm đặc trưng cho ô nhiễm hữu cơ. Mật độ cá thể động vật nổi ghi nhận được tại các điểm khảo sát dao động từ 24.000 – 693.000 con/m3. Trên cơ sở kết quả phân tích cấu trúc thành phần loài, mật độ, loài ưu thế, loài chỉ thị có thể xác định môi trường nước ở khu vực dự án thuộc loại nước ngọt đến lợ vừa. Chất lượng môi trường nước có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ. Nhìn chung mức độ ô nhiễm khu vực khảo sát hầu hết ở mức nhẹ và không biến đổi nhiều suốt thời gian quan trắc. Quần xã động vật nổi cân bằng quanh mức trung bình, khá bền vững. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Đề tài mã số C2017-24-05/HĐ-KHCN. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Carli A., Pane L., Romairone V. (1994), “A study of phytoplankton populations of the Riva Trigoso Bay (Gulf of Genoa) in relation to eutrophication features of the water”, In: UNEP/FAO (1994), Final reports on research projects dealing with eutrophication problems, MAP Technical Reports Series No. 78. UNEP, Athens. [2] Dương Trí Dũng, Nguyễn Văn Công, Lê Công Quyền (2011), “Sử dụng các chỉ số động vật đáy đánh giá sự ô nhiễm nước ở rạch Tầm Bót, Long Xuyên, tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 20A:18-27. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 65 (5/2019) 18 [3] Dzeha T., Mwangi S.N., Kudoja W. (1998), “Phytoplankton distribution and density as indicators eutrophication: A case study of the Mombasa Marine Park and Reserves, Kenya”, In: FISA/PARADI (1998), African Fishes and Fisheries Diversity and Utilisation Poissons et Peches Africains Diversite et Utilisation, Grahamstown (South Africa). [4] Đào Thanh Sơn, Hồ Thị Ngọc Hà (2015), “Đánh giá chất lượng nước mặt sông Thị Vải trên cơ sở thực vật phù du”, Tạp chí Khoa học và Ứng dụng, 21:68-78. [5] Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2002), Động vật chí Việt Nam – Tập 5 – Giáp xác nước ngọt, NXB Khoa học và Kỹ thuật. [6] Everett L.G. (1980), Groundwater Monitoring, General Electric Company, Schenectady, New York. [7] Kolenati, F.A. (1848), “Stettiner entomologische zeitung 9”, In: Liebmann, H. (1960), Handbouch der Frischwasser and Abwasserbioligie, Board I and II, Munchen. [8] Kolkwitz, R. and Marsson, M. (1909), “Okologie der tierischen saprobien”, Int. rev. ges. Hydrobiol., 2:126-152. [9] Mai Viết Văn, Trần Đắc Định, Nguyễn Anh Tuân (2012), “Thành phần loài và mật độ sinh vật phù du phân bố ở vùng ven biển Sóc Trăng – Bạc Liêu”, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 23a: 89-99. [10] MRC (2010), Biomonitoring Methods for the Lower Mekong Basin, Mekong River Commission, Vientiane. [11] Nguyễn Văn Tuyên (2003), Đa dạng sinh học tảo trong thủ vực nội địa Việt Nam – Triển vọng và Thử thách, NXB Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh. [12] Phạm Văn Miên, Lê Trình (2004), Nghiên cứu hoàn thiện các chỉ tiêu sinh học để đánh giá chất lượng và phân vùng, phân loại môi trường nước các thủy vực TP.HCM, Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM. [13] Sabahi E.A., Rahim S.A., Zuhairi W.Y.W., Nozaily F.A., Alshaebi F. (2009), The characteristics of leachate and groundwater pollution at municipal solid waste landfill of Ibb City, Yemen, Am. J. Environ. Sci. 5:256-266. [14] Sladecek V. (1973), System of Water Quality from the Biological Point of View (Limnology Report; No. 7), Lubrecht & Cramer Ltd. [15] Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater, 10200 PLANKTON (2012). [16] UNEP/WHO (1996), Water Quality Assessments - A Guide to Use of Biota, Sediments and Water, In: Deborah Chapman (1996), Environmental Monitoring (Second Edition), United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, World Health Organization, United Nations Enviroment Programme. NGUYỄN THỊ THANH PHƯỢNG và Cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 19 [17] Viện Môi trường và Tài nguyên (2018), Báo cáo Kết quả quan trắc động vật nổi tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ đợt 2 năm 2017, Đại học Quốc gia TP.HCM. [18] Унифицированные методы исследования качества вод, Часть III, Методы биологического анализа вод, Издание третье, Приложение 2, Атлас сапробных организмов, Совет экономической взаимопомощи [Текст] : справочник, – М, : Секретариат СЭВ, 1977, – 228 с, : ил, ; 36 см, – Библиогр,: с,17-92 Ngày nhận bài: 20/4/2019 Biên tập xong: 15/5/2019 Duyệt đăng: 20/5/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf24_2407_2214929.pdf
Tài liệu liên quan