Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau ghép thận

Tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau ghép thận: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Tiết Niệu Học 7 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN Thái Minh Sâm*, Mai Viết Nhật Tân* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá những vấn đề sức khỏe liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân sau ghép thận sử dụng bảng câu hỏi SF-36 của tổ chức y tế thế giới và khảo sát những đặc điểm lâm sàng có liên quan đến chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân này Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang 124 bệnh nhân đang theo dõi sau ghép tại phòng khám ghép thận bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian 1/2/2014 đến 1/3/2014. Thang điểm trong bảng câu hỏi SF-36 sẽ so sánh tại 2 thời điểm trước ghép thận và thời điểm hiện tại của mỗi bệnh nhân. Khảo sát mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân và các lĩnh vực chất lượng sống trong thang điểm SF-36. Kết quả: Những bệnh nhân ghép thận có thang điểm về chức năng thể chất, chức năng thể chất, tình trạng đau, và quan hệ xã hội tốt hơn thời điểm trước ghé...

pdf4 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau ghép thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Tiết Niệu Học 7 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN Thái Minh Sâm*, Mai Viết Nhật Tân* TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá những vấn đề sức khỏe liên quan đến chất lượng sống của bệnh nhân sau ghép thận sử dụng bảng câu hỏi SF-36 của tổ chức y tế thế giới và khảo sát những đặc điểm lâm sàng có liên quan đến chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân này Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang 124 bệnh nhân đang theo dõi sau ghép tại phòng khám ghép thận bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian 1/2/2014 đến 1/3/2014. Thang điểm trong bảng câu hỏi SF-36 sẽ so sánh tại 2 thời điểm trước ghép thận và thời điểm hiện tại của mỗi bệnh nhân. Khảo sát mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân và các lĩnh vực chất lượng sống trong thang điểm SF-36. Kết quả: Những bệnh nhân ghép thận có thang điểm về chức năng thể chất, chức năng thể chất, tình trạng đau, và quan hệ xã hội tốt hơn thời điểm trước ghép thận. Trái lại thang điểm về cảm xúc không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Sức khỏe thể chất và sức khỏe chung của những bệnh nhân creatinin<1mg% tốt hơn những bệnh nhân có nồng độ creatinin > 2mg% (p < 0,05). Thang điểm chất lượng sống tốt nhất quan sát được ở nhóm nam trên 40 tuổi có gia đình và có việc làm so với nhóm nam trên 40 không có gia đính và không việc làm. Kết luận: Bảng câu hỏi SF-36 ngắn gọn nhưng đầy đủ để đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân ghép thận. Nồng độ creatinin huyết thanh là yếu tố ảnh hưởng đến thang điểm trong chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Căn bệnh tự nó không quyết định chất lượng cuộc sống bệnh nhân mà còn nhiều yếu tố không phải bệnh tật (tuổi, gia đình, công việc) góp phần trong việc nhận thức chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Từ khóa: ghép thận, chức năng thể chất, tình trạng đau, sức khỏe chung, chức năng xã hội. ABSTRACT EVALUATE QUALITY OF LIFE IN RENAL TRANSPLANT PATIENTS Thai Minh Sam, Mai Viet Nhat Tan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - No 1 - 2016: 7 - 10 Objectives: to evaluate the health-relate quality of life in renal transplant patients using SF-36 health survey and investigate clinical outcome connected to aspects of quality of life. Method: cross sectional study 124 patients following after kidney transplantation at renal transplant clinic at Cho Ray hospital from 1st Feb 2014 to 1st Mar 2014. The scale score of SF-36 health survey will compare times before and after transplantation in these patients. Investigate the correlation between the clinical outcomes and scale score in SF-36 Result: Patients after renal transplant had higher score in physical functioning, bodily pain, general health and social functioning scale than theses before transplant. In contract emotional scale had no statistical difference between two times. The scores of Physical functioning and general health in patients with serum creatinine < 1 mg% were better than patients with serum creatinine > 2 mg%. Quality of life in married man older than 40 with occupation is better than single man without job. Conclusion: SF-36 health survey is short and comprehensive for evaluating quality of life in renal transplant patient. Serum creatinine was main factor affected patients’ quality of life. The disease alone does not determine one’s view of life quality, but many nondisease factor (age, family, occupation) play additive role in the perception * Khoa Tiết niệu, bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: TS BS Thái Minh Sâm ĐT: 0918136666 Email: thaiminhsam@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Ngoại Khoa 8 of quality of life. Key word: transplant, physical functioning, bodily pain, general health and social functioning. ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng sống là thước đo hiệu quả điều trị và chăm sóc sức khỏe, phản ánh nhận thức của bệnh nhân về tình trạng sức khỏe(9). Theo Tổ chức y tế thế giới “Chất lượng cuộc sống là nhận thức mà cá nhân có được trong đời sống của mình, trong bối cảnh văn hoá, và hệ thống giá trị mà cá nhân sống, trong mối tương tác với những mục tiêu, những mong muốn, những chuẩn mực, và những mối quan tâm. Đó là một khái niệm rộng phụ thuộc vào hệ thống phức hợp của trạng thái sức khoẻ thể chất, trạng thái tâm lý hay mức độ độc lập, những mối quan hệ xã hội và môi trường sống của mỗi cá nhân ” (WHO, 1994). Nhân viên y tế cần diễn giải kết quả chất lượng sống của bệnh nhân một cách cẩn trọng để tránh làm xấu đi những hoạch định y tế và tình trạng bệnh tật(1,3). Trên bệnh nhân ghép thận bác sĩ dựa vào chức năng thận ghép để đánh giá hiệu quả điều trị nhưng chỉ dựa vào những chỉ số về lâm sàng chưa đủ để đánh giá toàn diện về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Sức khỏe là tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và tinh thần chứ không phải là không có bệnh tật (WHO). Ghép thận không chỉ tạo ra những thay đổi về thể chất của bệnh nhân mà còn ảnh hưởng đến sự thay đổi về tình trạng xã hội và tâm lý. Bảng câu hỏi đánh giá chất lượng sống SF36 của tổ chức y tế thế giới từ lâu đã được sử dụng để đánh giá chất lượng sống trên khắp thế giới (8). Đây là bảng câu hỏi đã được sử dụng trên người khỏe mạnh cũng như những bệnh nhân có bệnh mạn tính (7). Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này là sử dụng bảng câu hỏi SF-36 trên bệnh nhân ghép thận so sánh thời điểm trước ghép (chạy thận nhân tạo, thẩm phân) và thời điểm sau ghép thận để khảo sát những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống sau ghép thận. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đây là nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ 1/2/2014 đến 1/3/2014 tại phòng khám ghép thận bệnh viện Chợ Rẫy. Chúng tội chọn ngẫu nhiên 124 bệnh nhân trong lịch khám định kỳ tại thời điểm ít nhất là 3 tháng sau ghép thận. Đa số những bệnh nhân này sử dụng phác đồ ba thuốc ức chế miễn dịch: tacrolimus hoặc cyslosporine + MMF + steroid. Bảng câu hỏi SF-36 bao gồm 8 lĩnh vực sống: chức năng thể chất (PF), chức năng thể chất chính (RF), tình trạng đau (BP), sức khỏe chung (GH), sức sống (VT) chức năng xã hội (SF), chức năng cảm xúc (RE) và sức khỏe tâm thần (MH). Số lượng các câu hỏi cho lĩnh vực sức khỏe trong khoảng từ 2 (SF và BP) đến 10 (cho PF). Số lượng những chọn lựa cho mỗi câu hỏi từ 2 (có, không) đến 6 chọn lựa (không, hiếm khi, ít khi, đôi lúc, nhiều lúc, mọi nơi). Mỗi câu hỏi có điểm từ 0 cho đến 100. Với điểm cao hơn phản ánh tình trạng sức khỏe tốt hơn. Một số thông tin của bệnh nhân như tuổi, giới tính, tiền sử y khoa và một số chỉ số lậm sàng như creatinin huyết thanh cũng được khảo sát. Tất cả các biến số mô tả được báo cáo trung bình ± độ lệch chuẩn. Phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để xác định mối tương quan giữa kết quả chất lượng sống và các biến độc lập khác như điều kiện lâm sàng. Dùng phép kiểm t để so sánh giữa 2 thời điểm trước ghép và sau ghép, kết quả có ý nghĩa thống kê khi p<0,05 trong khoảng tin cậy 95% Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 15.0. KẾT QUẢ 124 bệnh nhân bao gồm 54,24% nam và 45,76% nữ. Tuổi trung bình trong khoảng 39,22 ±11,5 năm. Các yếu tố liên quan đến đặc điểm mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng 1. Các thang điểm trong 8 lãnh vực của chất lượng sống PF, RP, BP, GH, VT, SF, RE và MH trên bệnh nhân ghép thận lần lượt là 86,2; 77,4; 81,3; 58,4; 64,3; 82,1; 79,0 và 69,0. Tại thời điểm trước ghép thận các thang điểm chất lượng sống PF, RP, BP, GH, VT, SF, RE và MH lần Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học Tiết Niệu Học 9 lượt là 80,6; 68,0; 70,2; 51,0; 59,2; 74,5; 74,6 và 68,5. Những bệnh nhân ghép thận có thang điểm chất lượng sống cao hơn về PF, BP, GH và SF hơn thời điểm chưa ghép thận. Thang điểm về GH không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh bất kỳ thang điểm nào giữa 2 nhóm nam và nữ. Nghiên cứu này chia bệnh nhân ghép thận thành 4 nhóm tuổi: <30 tuổi, 30 – 39 tuổi, 40 – 49 tuổi, và ≥50 tuổi. thang điểm chất lượng sống ở những bệnh nhân trẻ tuổi cao hơn những bệnh nhân lớn tuổi. Thang điểm RP, PF, cao hơn ở bệnh nhân trẻ hơn 40 tuổi so với những bệnh nhân lớn hơn 40 tuổi (p<0.05). Thang điểm chất lượng sống tốt nhất quan sát được ở nhóm nam trên 40 tuổi có gia đình và có việc làm so với nhóm nam trên 40 không có gia đính và không việc làm. Chất lượng sống không ảnh hưởng bởi trình độ giáo dục, điều kiện sống, thói quen hút thuốc. Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Ghép thận (n=124) Trước ghép Tuổi 45 ± 9,5 Giới tính 70/54 70/54 Tuổi tại thời điểm ghép thận 34 ± 9,1 Thời gian ghép thận (năm) 10,5 ± 5,6 Bệnh nhân có thải ghép 25 Creatinin (mg/dL) 1,2 ± 0,63 Đái tháo đường type 2 8 5 Tăng huyết áp 40 64 Suy chức năng gan 15 2 Phân tích những dữ kiện cận lâm sàng và chất lượng sống bằng phương pháp hồi quy đa biến thang điểm chất lượng sống PF, GH và VT phụ thuộc vào nồng độ creatinin huyết thanh trên bệnh nhân ghép thận (p<0,05). Chia bệnh nhân thành 3 nhóm dựa vào nồng độ creatinin huyết thanh (creatinin > 2 mg/dL; 1,5 < creatinin ≤ 2; 1< creatinin ≤ 1,5; creatinin ≤ 1 mg/dL. Thang điểm PF và GH của những bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh > 2 mg/dL thấp hơn những bệnh nhân với nồng độ creatinin trong khoảng 1 tới 1,5 mg/dl hoặc ≤ 1 mg/dL (p<0,05). Chia bệnh nhân sử dụng ức chế miễn dịch theo 3 nhóm (Azathioprine + steroid, tacrolimus + MMF + steroid; cyclosporine + MMF + steroid) không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thang điểm chất lượng sống trong cả 3 nhóm. BÀN LUẬN Để đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân có nhiều phương pháp. Russell và cộng sự báo cáo thang điểm tăng từ 0,41 lên 0,74 sau ghép thận(6). Thang điểm Sickness Impact Profile cũng được sử dụng để đánh giá chất lượng sống. tuy nhiên cần nhiều thời gian để bệnh nhân trả lời nhiều câu hỏi(2). Bảng câu hỏi SF-36 sử dụng trong nghiên cứu này chỉ bao gồm 36 câu hỏi trắc nghiệm. Vì vậy dễ dàng áp dụng trên bệnh nhân ngoại trú tại phòng khám ghép thận. Đây là bảng câu hỏi đáng tin cậy và có căn cứ đã được báo cáo trên dân số bình thường(9). Bảng câu hỏi SF-36 đánh giá nhiều lãnh vực thể chất, xã hội, cảm xúc, tâm thần. Một báo cáo của Painter và cộng sự báo cáo những bệnh nhân ghép thận đạt được chất lượng sống gần như dân số chung(4) Trong nghiên cứu này các thang điểm về RP, SF và BP sau ghép thận đều tốt hơn trước ghép chứng tỏ ghép thận góp phần làm nâng cao chất lượng sống ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối tương tự như nghiên cứu của Ogutmen và cộng sự(4), cụ thể là góp phần làm giảm sự hạn chế về chức năng thể chất và xã hội và tình trạng đau. Điều này phản ánh sự thay đổi nhiều yếu tố bao gồm tình trạng ure huyết cao, bệnh nhân trở nên độc lập và thoát khỏi tình trạng phải chạy thận nhân tạo. Thang điểm về trạng thái tâm thần ở bệnh nhân ghép thận so với thời điểm trước ghép không có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Vì vậy những hỗ trợ về sức khỏe tâm thần cần phải được lưu ý ngay cả khi đã ghép thận. Khi phân tích để tìm ra yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến thang điểm SF-36 bằng hồi quy đa biến, creatinin huyết thanh là yếu Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Chuyên Đề Ngoại Khoa 10 tố quan trọng nhất quyết định thang điểm về PH, GH và VT. Bệnh nhân có nồng độ creatinin huyết thanh càng thấp thì càng có thang điểm chất lượng sống cao. Nồng độ creatinin huyết thanh ảnh hưởng đến chất lượng sống bệnh nhân ghép thận. Trong nghiên cứu này thang điểm chất lượng sống ở những bệnh nhân đã có thải ghép không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với những bệnh nhân chưa bị thải ghép. Điều này có thể lý giải những bệnh nhân đã từng thải ghép thời điểm hiện chức năng thận về bình thường. tình trạng hiện tại phản ánh đến chất lượng sống. Bệnh nhân chỉ quan tâm đến creatinin huyết thanh hiện tại hơn là thời điểm trong quá khứ cho dù đã bị thải ghép. Bảng 2: Sự khác biệt giữa các lĩnh vực chất lượng sống trong thang điểm SF-36 của bệnh nhân tại thời điểm trước ghép và sau ghép thận Thang điểm Trước ghép Ghép thận (n=124) P Chức năng thể chất (PF) 80,6 ± 15,7 86,2 ± 13,6 <0,01 Thể chất (RP) 68,0 ±27,8 77,4 ± 24,6 <0,05 Tình trạng đau (BP) 70,2 ± 24,6 81,3 ± 22,3 <0,05 Sức khỏe chung (GH) 51,0 ± 20,1 54,4 ±23,2 >0,05 Năng lượng sống (EF) 59,2 ± 19,4 64,3± 21,6 >0,05 Chức năng xã hội (SF) 74,5 ± 27,1 82,1 ± 18,5 <0,05 Cảm xúc (RE) 74,6 ± 32,4 79,0 ± 36,2 >0,05 Sức khỏe tâm thần (MH) 68,5 ± 19,2 69,0 ± 24,1 >0,05 Tóm lại, bệnh nhân sau ghép thận có thang điểm chất lượng sống cao hơn sau ghép thận. yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng sống là nồng độ creatinin huyết thanh. Những bệnh nhân có gia đình có thang điểm chất lượng sống tốt hơn những người độc thân và không có việc làm, có thể do họ được sự hỗ trợ tốt từ gia đình và con cái. Điều này chứng tỏ rằng căn bệnh tự nó không quyết định chất lượng sống của bệnh nhân mà còn nhiều yếu tố khác (gia đình, công việc, yếu tố xã hội). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Akinci F, Yildirim A, Ogutmen B, et al (2005), “Translation, cultural adaptation, initial reliability and validation of Turkish” 15D’s version: a generic health-related quality of life (HRQoL) Instrument, Eval Health Prof 28:53 2. Bergner M, Bobbitt RA, Kressel S, et al (1996): The sickness impact profile: conceptual formulation and methodology for the development of a health status measure, Int J Health Serv 6: 393– 415 3. Eser E, Fidaner H, Eser S, et al (2000), “Derivation of Response Scales for WHOQOL TR”, European Psychologist 5:278, 4. Ogutmen B, et al (2006): Health-Related Quality of Life After Kidney Transplantation in Comparison Intermittent Hemodialysis, Peritoneal Dialysis, and Normal Controls, Transplantation Proceedings, 38, 419–421, 5. Painter PL, Luetkemeier MJ, Moore GE, et al (1997): Healthrelated fitness and quality of life in organ transplant recipients, Transplantation 27: 1795–1800, 6. Russell JD, Beecroft ML, Ludwin D, et al (1992), The quality of life in renal transplantation—a prospective study, Transplantation 54: 656–660, 7. Shield SF, McGrath MM, and Goss TF (1997), Assessment of health-related quality of life in kidney transplant patients receiving tacrolimus (FK-506)-based versus cyclosporine-based immunosuppression,” Transplantation 27: 1738–1743 8. Stansfeld SA, Roberts R, and Foot SP (1997): “Assessing the validity of the SF-36 general health survey”, Qual Life Res 6: 217– 224, 9. Yildirim A (2002), Health related quality of social life, Gulhane Medical Journal 44:480 Ngày nhận bài báo: 24/11/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2015 Ngày bài báo được đăng: 15/02/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_chat_luong_cuoc_song_benh_nhan_sau_ghep_than.pdf
Tài liệu liên quan