Tài liệu Đặc điểm viêm màng não phế cầu tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong 5 năm: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 346
ĐẶC ĐIỂM VIÊM MÀNG NÃO PHẾ CẦU TẠI KHOA NHIỄM
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TRONG 5 NĂM
Trần Thị Thùy Trang *, Nguyễn Huy Luân**, Nguyễn An Nghĩa**
TÓM TẮT
Mở đầu: S. pneumoniae là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ em với tỉ lệ tử
vong cao cũng như để lại những di chứng thần kinh nặng nề.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của viêm màng não phế cầu ở trẻ em.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi hồi cứu lại các ca viêm màng não phế cầu ở trẻ từ 1
tháng – 15 tuổi, điều trị tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1-TpHCM, từ 01/01/2012 đến 31/03/2017. Các số
liệu của bệnh nhi, bao gồm đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, và điều trị, được thu thập và phân tích.
Kết quả: Tổng cộng, có hơn 55 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu trong 5 năm. 78,2% trường hợp (n = 43)
có kết quả cấy dịch não tủy dương tính với phế cầu; 83,6% trường hợp (n = ...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm viêm màng não phế cầu tại khoa nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 trong 5 năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 346
ĐẶC ĐIỂM VIÊM MÀNG NÃO PHẾ CẦU TẠI KHOA NHIỄM
BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TRONG 5 NĂM
Trần Thị Thùy Trang *, Nguyễn Huy Luân**, Nguyễn An Nghĩa**
TÓM TẮT
Mở đầu: S. pneumoniae là một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm màng não ở trẻ em với tỉ lệ tử
vong cao cũng như để lại những di chứng thần kinh nặng nề.
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm của viêm màng não phế cầu ở trẻ em.
Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi hồi cứu lại các ca viêm màng não phế cầu ở trẻ từ 1
tháng – 15 tuổi, điều trị tại khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1-TpHCM, từ 01/01/2012 đến 31/03/2017. Các số
liệu của bệnh nhi, bao gồm đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, và điều trị, được thu thập và phân tích.
Kết quả: Tổng cộng, có hơn 55 bệnh nhi được đưa vào nghiên cứu trong 5 năm. 78,2% trường hợp (n = 43)
có kết quả cấy dịch não tủy dương tính với phế cầu; 83,6% trường hợp (n = 46) có kết quả latex/dịch não tủy
dương tính với phế cầu; và 61,8% cấy máu dương tính với phế cầu. Lý do nhập viện thường gặp là sốt (n = 25;
45,5%); và co giật (n = 24; 43,6%). Kháng sinh thường chọn lựa là ceftriaxone/ cefotaxime và vancomycin, và/
hoặc rifampicin.Thời gian điều trị trung bình là 21 ngày. Tỉ lệ tử vong chiếm 10,9% (n = 6).
Kết luận: Viêm màng não do phế cầu vẫn là một tác nhân hàng đầu gây viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em.
Bệnh thường gây biến chứng nặng nề và gây gánh nặng cho ngành y tế.
Từ khóa: viêm màng não phế cầu
ABSTRACT
CHACTERISTICS OF PNEUMOCOCCAL MENINGTITIS AT CHILDREN’S HOSPITAL 1
Tran Thi Thuy Trang, Nguyen Huy Luan, Nguyen An Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 346 - 352
Background: Streptococcus pneumoniae is known as one of the major causes of meningitis in children
leading to high mortality rate and severe neurologic sequelae.
Objectives: This study determined the characteristics of pneumococcal meningitis in children.
Methods: pneumococcal meningtitis casesoccuring from January 2012 to March 2017 at Children’s Hospital
1 were review retrospectively. The records of all patients, including data on epidemiology, clinical fetures,
laboratory and treatment informations, were obtained and analyzed.
Results: in total, the cases of 55 pediatric patients seen over a 5-year period were analyzed. 78.2%of these
cases (n=43) had a cerebral spinal fluid culture positive with pneumococcus; 83.6% (n= 46) had a latex of cerebral
spinal fluid positive with pneumococcus, and 61.8 % had a blood culture positive with pneumococcus. The
common chief complaint was seizure (n=24; 43.6%), and fever (n=25; 45.5%). The most common initial antibiotic
treatments were ceftriaxone, vancomycin, and/ or rifampicin. The treatment duration was 21 days. The mortality
rate was 10.9% (n = 6).
Conclusion: Streptococcus pneumonia is not only a main pathogen of pediatric meningitis but also the
reason of numerousneurologic sequelae. Pneumococcal meingititis is the burden of the healthcare sector.
* Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM, ** Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Thùy Trang ĐT: 0976528089 Email: tranthuytrang8668@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 347
Keywords: pneumococcal meningitis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm màng não vi khuẩn vẫn là một trong
những bệnh lý nhiễm trùng quan trọng có khả
năng dẫn đến tử vong và di chứng. Tuy nhiên,
bệnh lý này vẫn chưa được đánh giá toàn diện ở
nhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. trong các tác nhân gây bệnh, Streptococcus
pneumoniae là nguyên nhân hàng đầu của viêm
màng não vi khuẩn ở trẻ em, nhất là sau khi vắc-
xin Haemophilus influenzae type b được triển khai
ở nhiều quốc gia làm giảm đáng kể H. influenzae
type b. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã mô
tả chi tiết các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận
lâm sàng, diễn tiến cũng như điều trị viêm màng
não do S.pneumoniae nhằm đưa ra cái nhìn tổng
quan để giúp định hướng, chẩn đoán và điều trị
viêm màng não do S.pneumoniae(10).
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng,
cận lâm sàng, diễn tiến và điều trị của viêm
màng não do phế cầu ở trẻ em từ 1 tháng đến 15
tuổi tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
tháng 01/2012 đến tháng 3/ 2017.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhi từ 1 tháng đến 15 tuổi
nhập khoa Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1 từ
01/01/2012 đến 31/03/2017 được chẩn đoán xác
định viêm màng não vi khuẩn với xét nghiệm vi
khuẩn học dương tính
Tiêu chuẩn chọn vào
Lâm sàng gợi ý viêm màng não: sốt và hội
chứng màng não, và dịch não tủy có ≥ 10 BC/
mm3, và xét nghiệm vi khuẩn học dương tính:
kháng nguyên hòa tan ngưng kết, và/ hoặc cấy
DNT dương tính.
Tiêu chuẩn loại trừ
Giai đoạn hồi cứu từ 01/01/2012 đến
30/09/2016: có bệnh lý ác tính đi kèm, hoặc có
bệnh lý tự miễn đi kèm hoặc suy giảm miễn dịch
đi kèm hoặc bệnh án có ít hơn 80% thông tin cần
thu thập và giai đoạn tiến cứu từ 01/10/2016 đến
31/03/2017: các trường hợp viêm màng não vi
khuẩn mà người nhà không đồng ý tham gia
nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Tại khoa Vi sinh bệnh viện Nhi Đồng 1,
chúng tôi thu thập các trường hợp bệnh nhi có
xét nghiệm vi khuẩn học dịch não tủy dương
tính nhập viện tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi
Đồng 1 từ 01/01/2012 đến 30/09/2016. Tại khoa
Nhiễm bệnh viện Nhi Đồng 1, chúng tôi tiến
hành thu thập các trường hợp viêm màng não từ
01/10/2016 đến 31/03/2017 thỏa tiêu chuẩn nhận
vào. Chúng tôi ghi nhận gián tiếp từ hồ sơ bệnh
án các dữ liệu về dịch tễ học, tiền sử, bệnh sử,
triệu chứng lâm sàng, quá trình diễn tiến, các giá
trị cận lâm sàng và quá trình điều trị theo phiếu
thu thập số liệu. Số liệu được nhập bằng phần
mềm Excel và được xử lý bằng phần mềm thống
kê SPSS 16.0.
KẾT QUẢ
Tỉ lệ viêm màng não phế cầu
Từ 01/01/2012 đến 31/3/2017, tại khoa Nhiễm
bệnh viện Nhi Đồng 1 có 114 trường hợp viêm
màng não có tác nhân vi khuẩn được xác lập,
trong đó có 55 trường hợp viêm màng não phế
cầu chiếm tỉ lệ 48,24%.
Bảng 1: Tỉ lệ viêm màng não vi khuẩn
Tác nhân vi khuẩn (N= 114) n (%)
Streptococcus pneumoniae 55 (48,24)
Escherichia coli 29 (25,43)
Streptococcus agalactiae 6 (5,26)
Haemophilus influenzae 15 (13,15)
Nesseria meningtidis b 2 (1,75)
Khác 5 (4,38)
Đặc điểm dịch tễ
Trong nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận tuổi
trung vị: 14 tháng (6,25 tháng- 29,75 tháng). Tuổi
nhỏ nhất: 2 tháng tuổi, tuổi lớn nhất: 9 tuổi, trong
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 348
đó nhóm tuổi chiếm ưu thế là từ 3 tháng đến 12
tháng với 26 trường hợp (47,3%). Tỉ lệ nam/ nữ là
1,29. Tiền căn chủng ngừa phế cầu: có 2 trẻ chích
ngừa phế cầu, trong đó có 1 trường hợp β-
Thalassemia 7 tuổi có chỉ định cắt lách nên
chủng ngừa phế cầu.
Đặc điểm lâm sàng
96,4% trường hợp viêm màng não phế cầu
đều có sốt tại thời điểm nhập viện và trong số đó
có 43,6% trường hợp co giật kèm theo. Số ngày
khởi bệnh đến lúc nhập viện 3 (2 ngày-7 ngày).
Thời gian khởi bệnh ngắn nhất là 1 ngày, dài
nhất là 16 ngày. Chúng tôi ghi nhận có 4 ca có
dấu thần kinh định vị với 1 ca yếu nửa người
bên trái, 3 ca có dấu sụp mi phải với đồng tử
dãn, phản xạ ánh sáng âm tính. Chúng tôi ghi
nhận trong nghiên cứu 9 ca sốc nhiễm trùng
được điều trị dịch chống sốc, vận mạch chiếm
16,4%. Trong đó 10,9% ca từ 3 tháng -12 tháng,
3,6 % ≥ 5 tuổi. Các trường hợp viêm màng não
đều được đánh giá tri giác lúc nhập viện và
chúng tôi ghi nhận các trường hợp không có rối
loạn tri giác 30 trường hợp (54,5%), hôn mê nhẹ
đánh giá theo thang điểm Glassgow với 11
trường hợp (20%), hôn mê nặng với 7 ca (12,7%),
ngủ gà với 3,6%.
Đặc điểm cận lâm sàng
Dịch não tủy: bạch cầu trung vị 681 (170-
2.034) tế bào/mm3, với 47,3% trường hợp có
bạch cầu từ 100 - 1.000 tế bào, đạm trung vị
2,31 (1,26-3,53) (g/L) với đạm > 1 g/L chiếm ưu
thế với 85,5%, lactate ≥ 3 mmol/L chiếm đa số
với 92,7%. Tỉ lệ latex ngưng kết dương tính
chiếm 83,6%, cao hơn tỉ lệ cấy dịch não tủy
dương tính là 78,2%, tỉ lệ cấy máu dương tính
phế cầu thấp nhất là 61,8%, tỉ lệ cấy máu
dương tính với vi khuẩn khác là 3,6%. Trong
55 trường hợp viêm màng não phế cầu, 34
trường hợp được chẩn đoán dựa vào phản
ứng kháng nguyên ngưng kết dương tính với
S.pneumoniae và cấy dịch não tủy S.pneumoniae
dương tính (61,8%), 12 trường hợp viêm màng
não phế cầu chỉ có phản ứng kháng nguyên
ngưng kết dương tính với S.pneumoniae trong
khi cấy dịch não tủy âm tính (21,8%), 9 trường
hợp chẩn đoán dựa vào cấy dịch tủy dương
tính với S.pneumoniae trong khi phản ứng
kháng nguyên ngưng kết âm tính (16,4%).
CT-scan não ghi nhận 52,7% bất thường
với nhồi máu não (18,2%), tụ dich dưới màng
cứng (14,5%).
Kháng sinh đồ dịch não tủy: 43 trường hợp
cấy dương tính thì 100% nhạy với vancomycin,
chưa ghi nhận tình trạng trung gian hay kháng
với vancomycin. Tỉ lệ kháng với penicillin là
69,1%; kháng với ceftriaxone 14,5%, kháng với
cefotaxime là 18,2%, kháng với
chloramphenicom là 9,1%. Ngoài ra, chúng tôi
ghi nhận có 40% ca kháng 3 loại kháng sinh trở
lên, 30,9% ca kháng 2 loại kháng sinh, 7,3%
kháng 1 loại kháng sinh.
Đặc điểm điều trị
Điều trị lúc đầu khi nhập viện đơn trị liệu
với 17 trường hợp thường là ceftriaxone/
cefotaxime (30,9%). Điều trị phối hợp 2 loại
kháng sinh chiếm ưu thế với 31 trường hợp
(56,4%) với meropenem và vancomycin (13
trường hợp- 23,6%), thứ hai là ceftriaxone/
cefotaxime và vancomycin (6 trường hợp -
10,9%). Điều trị phối hợp 3 loại kháng sinh là 9
trường hợp (16,4%) thường là ceftriaxone/
cefotaxime và vancomycin và rifampicin. Đối với
17 trường hợp điều trị ban đầu với
ceftriaxone/cefotaxime thì ghi nhận lúc xuất viện
được đổi sang phối hợp ceftriaxone/ cefotaxime,
vancomycin và rifampicin chiếm 8 trường hợp
(47,1%); kết hợp 2 loại ceftriaxone/cefotaxime và
vancomycin hay meropenem và vancomycin,
và/ hoặc rifampicin lần lượt là 2 trường hợp
(11,8%). Trong tất cả các trường hợp, 2 trường
hợp sử dụng đơn trị ceftriaxone trong quá trình
điều trị chiếm 3,6%.
Thời gian nằm viện trung vị 22 (15-34) ngày.
Chúng tôi ghi nhận (9,1%) trường hợp di chứng
thần kinh là não úng thủy, động kinh triệu
chứng, phẫu thuật dẫn lưu não thất- màng bụng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 349
Cuối cùng, 6 (10,9%) ca tử vong và bệnh nặng
xin về, trong đó 3 ca từ 3 tháng đến 12 tháng
(5,4%), 1 ca nhỏ hơn 3 tháng.
Khi so sánh nhóm viêm màng não phế cầu
tử vong và nhóm còn sống thì các yếu tố liên
quan đến tử vong chúng tôi ghi nhận tình trạng
hôn mê nặng, dấu thần kinh định vị (dãn đồng
tử, yếu nửa người), sốc nhiễm trùng, thở máy.
BÀN LUẬN
Trong thời đại phát triển mạnh mẽ các loại
vắc-xin, dịch tễ học viêm màng não vi khuẩn có
sự thay đổi lớn, S. pneumonia trở thành tác nhân
gây viêm màng não hàng đầu ở nhiều nơi trên
thế giới. Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi
nhận tỉ lệ viêm màng não phế cầu chiếm tỉ lệ
48,24% trong tổng số ca viêm màng não vi khuẩn
tác nhân được xác lập. Khi so sánh với các
nghiên cứu khác trên thế giới khá tương đồng
như theo nghiên cứu của Nigrovic và các cộng
sự khảo sát trên 231 trẻ 1 tháng-19 tuổi từ năm
2001-2004 thì tỉ lệ viêm màng não do phế cầu là
33,3%(21,20), tương tự nghiên cứu tại Ai Cập,
Pakistan tỉ lệ này lần lượt là 30% và 27%(1,13).
Chúng tôi ghi nhận tỉ lệ chủng ngừa phế cầu rất
thấp, 2 trong số 55 ca (3,67%). Điều này có thể
giải thích là vắc-xin chủng ngừa phế cầu mặc dù
được được đưa vào chương trình tiêm chủng
quốc gia ở Hoa Kỳ năm 2000, nhưng tại Việt
Nam vắc-xin mới được chấp thuận vào năm
2015 và chưa đưa vào chương trình tiêm chủng
mở rộng. Lứa tuổi mắc bệnh thường gặp trẻ 3
tháng -24 tháng tuổi theo nghiên cứu của chúng
tôi cũng như trong các nghiên cứu khác nhưng
vắc-xin phế cầu khuyến cáo trong nhóm tuổi này
hiện tại ở Việt Nam là Synflorix ngừa 10 chủng
phế cầu thì giá thành tương đối cao, không phổ
biến rộng rãi tại các tỉnh thành khác nên người
dân chưa có sự quan tâm thực sự đến chủng
ngừa phế cầu.
Xét riêng triệu chứng co giật thì số trường
hợp viêm màng não phế cầu co giật trước nhập
viện chiếm tỉ lệ cao với 44,4%, tiếp theo co giật
trong vòng 72 giờ nhập viện với 38,2%. Theo y
văn, khoảng 20 % trẻ viêm màng não vi khuẩn
có co giật trước nhập viện và 26% co giật trong 1-
2 ngày đầu nhập viện(4,11,2). Mặc dù thời gian xảy
ra co giật trước hay sau vài ngày đầu nhập viện,
không có giá trị tiên lượng phát triển động kinh
về sau. Nhưng đặc điểm co giật khó kiểm soát
hay xảy ra sau ngày thứ 4 nhập viện hay xuất
hiện trễ hơn, hay co giật khu trú liên quan đến di
chứng não(17,22). Các trường hợp viêm màng não
có rối loạn tri giác chiếm 45,5%, trong khi đó có
thời gian khởi bệnh ngắn 3 (2 ngày-7 ngày) nên
diễn tiến khá nhanh và nặng nề tại thời điểm
nhập viện. Điều này chứng tỏ tác nhân phế cầu
có động lực mạnh gây tổn thương nhanh, nặng
nề; bên cạnh đó là các trường hợp điều trị tuyến
trước không đáp ứng có rối loạn tri giác chuyến
lên bệnh viện Nhi Đồng 1.
Bạch cầu dịch não tủy trên >1000 TB chiếm
40%, bạch cầu từ 100- ≤ 1.000 TB có tỉ lệ 47,3%,
trong đó thành phần neutrophil >50% chiếm ưu
thế với 85,5%. Kết quả này của chúng tôi khi so
sánh với 2 nghiên cứu viêm màng não phế cầu
tại Hoa Kỳ năm 1998 và 2011 thì số lượng bạch
cầu trung vị nhỏ hơn(10,2). Nghiên cứu viêm màng
não vi khuẩn năm 2008 cho kết quả trung vị bạch
cầu dịch não tủy cao hơn 1.058 (207-3.562)
TB/mm3 cao hơn so với kết quả của chúng tôi(20).
Nhưng thành phần neutrophil trong dịch não
tủy chiếm ưu thế thì khá tương đồng giữa các
nghiên cứu(20,10,5). Điều này phù hợp và được ghi
nhận trong y văn, bạch cầu dịch não tủy tăng cao
thể hiện đáp ứng cơ thể với tình trạng nhiễm
trùng(10,20). Đạm trong dịch não tủy > 1 g/L chiếm
ưu thế (85,5%). Kết quả đạm dịch não tủy khá
cao khi so sánh với các nghiên cứu viêm màng
não phế cầu khác(10,20). Lượng đạm tăng cao phản
ánh gián tiếp tình trạng viêm nhiễm nặng.
Lactate dịch não tủy ≥ 3 mmol/L chiếm ưu thế
(92,7%). Kết quả của chúng tôi khá tương đồng
với nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Dung năm
2004, lactat dịch não tủy trung bình cao ở cả 2
nhóm viêm màng não đáp ứng điều trị hoàn
toàn và không hoàn toàn lần lượt là 6,8 ± 2,45
mmol/L và 7,87± 2,43 mmol/l. Ngoài ra lactate
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 350
dịch não tủy có giá trị đánh giá mức độ viêm
nhiễm, và diễn tiến của lactate giúp đánh giá
đáp ứng điều trị và tiên lượng(1,19,18).
Kết quả kháng sinh đồ: chúng tôi ghi nhận
tình trạng kháng Penicilline cao 69,1% trong tổng
số ca viêm màng não phế cầu, kháng với
ceftriaxone là 14,5%, kháng với cefotaxime là
18,2%, kháng với chloramphelicol là 9,1%.
Nghiên cứu 14 trung tâm tại 6 nước châu Á
trong 2 năm 2000-2001 về độ nhạy cảm kháng
sinh của S. pneumoniae với bệnh phẩm khác nhau
thì kết quả chung tại châu Á 52,4% trường hợp
không nhạy với penicillin, 23% ca trung gian với
penicillin, 29,4% ca kháng với penicilline, riêng
tại Việt Nam tỉ lệ kháng cao nhất với 71,4%,
trung gian là 20,6% với MIC > 2mg/L(24). Điều này
khá tương đồng khi so sánh với kết quả nghiên
cứu của chúng tôi, mặc dù tỉ lệ kháng penicillin
của chúng tôi thấp hơn, có thể giải thích do bệnh
phẩm của chúng tôi là dịch não tủy, khác với
bệnh phẩm của nghiên cứu từ nhiều nguồn. Hơn
nữa năm 2013, nghiên cứu mới về kháng
penicillin tại châu Á cho những trường hợp viêm
màng não phế cầu là 57,5% với MIC ≥0,12 µg/ml
theo tiêu chuẩn CLSI(12). Vấn đề S. pneumoniae
kháng penicillin cao cũng được ghi nhận từ năm
1999(9). Cũng theo nghiên cứu đa trung tâm tại
châu Á, ghi nhận được tình trạng kháng
ceftriaxone ở những ca viêm màng não là 4,1%
với MIC ≥ 2mg/L; hơn nữa tại Việt Nam ghi
nhận tình trạng chủng phế cầu kháng
ceftriaxone cao với MIC ≥ 8mg/L(24). Kết quả
kháng ceftriaxone của chúng tôi cao hơn. Điều
này báo động cho tình trạng kháng kháng sinh
ngày càng cao của S. pneumoniae tại Việt Nam
trong những năm gần đây. Thêm vào đó, số ca
ghi nhận đa kháng tức là kháng 3 loại kháng
sinh khác nhau trở lên trong nghiên cứu của
chúng tôi là 40%, khá tương đồng với nghiên
cứu với tỉ lệ MDR tại Hàn Quốc là 34,7%(14),
nhưng thấp hơn so với nghiên cứu tại Việt Nam
khi tỉ lệ MDR là 71,4%(24). Cũng theo nghiên cứu
tại châu Á năm 2013 ghi nhận tỉ lệ MDR 59,4%(12).
Điều này có thể giải thích do nghiên cứu của
chúng tôi về viêm màng não phế cầu ở trẻ em,
bệnh lý phế cầu xâm lấn, bệnh phẩm là dịch não
tủy nên có sự chênh lệch do độ tuổi, cách chọn
mẫu, loại bệnh phẩm giữa các nghiên cứu.
Nghiên cứu tại Braxin, ghi nhận 55,8% trường
hợp đề kháng ít nhất 1 loại kháng sinh trở lên,
báo động tình trạng đa kháng sinh ở nhiều nơi
trên thế giới(3).
Cuối cùng, chúng tôi ghi nhận 100% nhạy
với vancomycin, chưa ghi nhận tình trạng kháng
hay trung gian với vancomycin. Điều này được
ghi nhận trong các nghiên cứu(14,24,8). Tương tự
điều này cũng được ghi nhận trong y văn, mặc
dù có đề cập đến tình trạng dung nạp vacomycin
của Streptococcus pneumoniae(23,15,25,6). Vì vậy,
kháng sinh vancomycin thích hợp điều trị viêm
màng não phế cầu nặng, có biến chứng.
Theo nghiên cứu giải phẫu bệnh của những
trường hợp tử vong do viêm màng não phế cầu,
cho thấy tổn thương mạch máu là chủ yếu gây ra
tổn thương não mà biểu hiện chủ yếu là nhồi
máu não, viêm não thất, thuyên tắc(7). Mặc dù,
chúng tôi không ghi nhận hình ảnh viêm não, có
thể do chúng tôi tiến chụp CT-scan não không
khảo sát MRI não nên hình ảnh trên CT-scan não
không ghi nhận hình ảnh viêm não. Vì vậy, biến
chứng nhồi máu não thường gặp nhất, biến
chứng khó được nhận biết trên siêu âm não ban
đầu, nên cần chụp CT-scan não hay MRI não để
kiểm tra và phát hiện ra biến chứng sớm khi có
triệu chứng gợi ý. Biến chứng nội sọ được phát
hiện trên xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh giải
thích phần nào tình trạng rối loạn tri giác lúc
nhập viện, độc lực mạnh của tác nhân phế cầu.
Hơn 19 năm qua, đã có thay đổi về mức độ
kháng kháng sinh của chủng phế cầu đối với
từng loại kháng sinh, đặc biệt theo nghiên cứu
năm 2004, kháng penicillin ở Việt Nam cao
71,4% với MIC > 2mg/L(24). Vì vậy, penicillin
không sử dụng để điều trị, tại khoa Nhiễm
thường điều trị phối hợp 2 loại kháng sinh, và
không dùng vancomycin đơn độc để điều trị.
Kết hợp ceftriaxone/ cefotaxime, vancomycin và
rifampicin chiếm tỉ lệ cao nhất 52,7% trường
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 351
hợp, với thời gian điều trị 17 (14-22) ngày; công
thức kháng sinh này được khuyến cáo trong y
văn, và có hiệu quả điều trị khá cao. Đối với các
trường hợp nặng, kém đáp ứng điều trị ban đầu
thì điều trị kết hợp chloramphenicol với thời
gian điều trị kéo dài, dù ban đầu đã được kết
hợp kháng sinh 2 loại. Điều này phản ánh gián
tiếp phần nào diễn tiến phức tạp và đáp ứng lâm
sàng ban đầu với kháng sinh ở những ca viêm
màng não ở nghiên cứu của chúng tôi. Mặc dù
đã thay đổi điều trị loại và phương thức điều trị
trong những năm gần đây nhưng viêm màng
não phế cầu vẫn gây tổn thương nặng nề.
Khi so sánh nhóm viêm màng não phế cầu
tử vong và nhóm còn sống thì các yếu tố liên
quan đến tử vong chúng tôi ghi nhận tình trạng
hôn mê nặng, dấu thần kinh định vị (dãn đồng
tử, yếu nửa người), sốc nhiễm trùng, thở máy.
Khá tương đồng với nghiên cứu năm 2007 cũng
tương đồng khi ghi nhận sốc, hôn mê, thở máy là
3 trong 5 yếu tố tiên lượng tử vong.
KẾT LUẬN
Phế cầu là tác nhân gây viêm màng não vi
khuẩn thường gặp ở trẻ em hiện nay với bệnh
cảnh nặng nề nhanh chóng với sốt cao, co giật và
phản ứng viêm cao, tỉ lệ tử vong cao. Tỉ lệ chủng
ngừa phế cầu còn rất thấp nên cần tuyên truyền
người dân về chương trình phòng ngừa. Kháng
sinh ban đầu đối với các trường hợp nặng, phản
ứng viêm cao cần chú ý tác nhân phế cầu nên
điều trị kháng sinh cần bao phủ. Kết hợp kháng
sinh sớm với vancomycin nên được khuyến cáo
trước tình hình kháng thuốc ngày càng cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abro AH, et al. (2009). "CSF lactate level: a useful diagnostic
tool to differentiate acute bacterial and viral meningitis". J Pak
Med Assoc, 59(8):pp.508-11.
2. Arditi M, et al. (1998). "Three-Year Multicenter Surveillance of
Pneumococcal Meningitis in Children: Clinical Characteristics,
and Outcome Related to Penicillin Susceptibility and
Dexamethasone Use". Pediatrics, 102(5):pp.1087-97.
3. Azevedo J, et al. (2016). "Genetic profiles and antimicrobial
resistance of Streptococcus pneumoniae non-PCV10 serotype
isolates recovered from meningitis cases in Salvador, Brazil".
Journal of Medical Microbiology, 65(10):pp.1164-70.
4. Carla GG, George HM (2012). “Acute Bacterial Meningitis
beyond the Neonatal Period”. In: Chery J (eds). Principles and
practice of pediatric infectious diseases, 4th ed, pp.272-78.
Elsevier, Philadelpha, PA.
5. Edward NJ, Daniel MM (2015). “Streptococcus
pneumoniae”.In: Bennett JE (eds). Mandell, Douglas, and
Bennett’s principles and practice of infectious diseases, 8th ed,
pp. 2310-27. Elsevier, Philadelphia, PA.
6. Engelen JY, et al. (2016). "Pneumococcal meningitis: clinical-
pathological correlations ". Acta Neuropathol Commun,
10:pp.4:26.
7. Fasola EL, et al. (1997). "Variation in erythromycin and
clindamycin susceptibilities of Streptococcus pneumoniae by four
test methods". Antimicrobial Agents and Chemotherapy,
41(1):pp.129-34.
8. Goldstein FW (1999). "Penicillin-resistant Streptococcus
pneumoniae: selection by both β-lactam and non-β-lactam
antibiotics". Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 44(2):pp.141-
44.
9. Gouveia EL, et al. (2011). "Clinical outcome of pneumococcal
meningitis during the emergence of pencillin-resistant
Streptococcus pneumoniae: an observational study". BMC
Infectious Diseases, 11(1):pp.323.
10. Green SM, et al. (1993). "Can seizures be the sole manifestation
of meningitis in febrile children?". Pediatrics, 92(4):pp.527-34.
11. Kang C, Song J (2013). "Antimicrobial Resistance in Asia:
Current Epidemiology and Clinical Implications". Infect
Chemother, 45(1):pp.22-31.
12. Khowaja AR, et al. (2013). "Mortality and neurodevelopmental
outcomes of acute bacterial meningitis in children aged <5
years in Pakistan". J Pediatr, 163(1):pp.86-91.
13. Kim SH, et al. (2016). "Serotype Distribution and Antimicrobial
Resistance of Streptococcus pneumoniae Isolates Causing Invasive
and Noninvasive Pneumococcal Diseases in Korea from 2008
to 2014". BioMed Research International, 2016.
14. Kwang S (2014). “Bacterial Meningitis Beyond the Neonatal
Period”. In: Bennett JE (eds). Feigin & Cherry’s Textbook of
Pediatric Infectious Diseases, 7th ed,, pp.425-62. Elsevier Health
Sciences, Philadelphia, PA.
15. Mekitarian-Filho E, et al. (2014). "Cerebrospinal fluid lactate
level as a diagnostic biomarker for bacterial meningitis in
children". International Journal of Emergency Medicine, 7:pp.14-14.
16. Nigrovic LE, et al. (2008). "Effect of antibiotic pretreatment on
cerebrospinal fluid profiles of children with bacterial
meningitis". Pediatrics, 122(4):pp.726-30.
17. Nigrovic LE, Kuppermann N, Malley R (2008). "Children with
bacterial meningitis presenting to the emergency department
during the pneumococcal conjugate vaccine era". Acad Emerg
Med, 15(6):pp.522-8.
18. Pomeroy SL, et al. (1990). "Seizures and other neurologic
sequelae of bacterial meningitis in children". New England
Journal of Medicine, 323(24):pp.1651-57.
19. Prober CG, Mathew R (2015). “Acute Bacterial Meningitis
Beyond the Neonatal Period”. In Kliegman RM (eds). Nelson
textbook of pediatrics, 20th ed, pp. 2938-46. Elsevier Health
Sciences,Philadelphia, PA.
20. Song JH, et al. (2004). "High prevalence of antimicrobial
resistance among clinical Streptococcus pneumoniae isolates in
Asia (an ANSORP study)". Antimicrobial Agents and
Chemotherapy, 48(6):pp.2101-07.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 352
21. Stephen IP, Michael RJ (2014). “Pneumococcal Infections”. In
Chery J (eds). Feigin & Cherry’s Textbook of Pediatric
Infectious Diseases, 7th ed, pp.1198-246. Elsevier Health
Sciences,.
22. Thabet F, et al. (2007). "Pneumococcal meningitis mortality in
children. Prognostic factors in a series of 73 cases". Arch Pediatr,
14(4):pp.334-7.
23. Trần Thị Mỹ Dung (2004). Vai trò của lactate dịch não tủy
trong đánh giá đáp ứng điều trị và tiên lượng viêm màng não
mủ tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận Văn Tốt Nghiệp Nội Trú,
chuyên ngành nhi khoa, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, TP
Hồ Chí Minh.
24. Viallon A, Botelho-Nevers E, Zeni F (2016). "Clinical decision
rules for acute bacterial meningitis: current insights". Open
Access Emergency Medicin: OAEM, 8:pp.7-16.
25. Youssef FG, et al (2004). "Etiology, antimicrobial susceptibility
profiles, and mortality associated with bacterial meningitis
among children in Egypt". Annals of Epidemiology, 14(1):pp.44-
48.
Ngày nhận bài báo: 05/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dac_diem_viem_mang_nao_phe_cau_tai_khoa_nhiem_benh_vien_nhi.pdf