Đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn Bảo - Nguyễn Diệu Huyền

Tài liệu Đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn Bảo - Nguyễn Diệu Huyền: 18 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 1- 6 ĐẶC ĐIỂM MÃ CHỮ TRONG VĂN BẢN CƠ SỞ GHI CHÉP THƠ CỦA NGUYỄN BẢO Nguyễn Diệu Huyền Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Các văn bản Hán Nôm thời trung đại là một ẩn số, để tiếp cận và khai thác những giá trị ghi chép trong đó chúng ta cần phải giải mã những vấn đề liên quan đến văn bản học. Thông qua Đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn Bảo, chúng tôi muốn chỉ ra những vấn đề liên quan đến chữ viết trong văn bản cơ sở để từ đó đưa ra hướng giải quyết những hạn chế và thiếu xót để tiến tới xác lập văn bản quy phạm, phiên âm và dịch nghĩa. Đó là những yêu cầu cần thiết đối với quá trình nghiên cứu văn bản ghi chép thơ ca Nguyễn Bảo nói riêng và các văn bản học Hán Nôm nói chung. Từ khóa: Mã chữ, Trung đại, văn bản học, văn bản cơ sở. 1. Đặt vấn đề Nguyễn Bảo (1439? – 1503?) hiệu là Châu Khê, người làng Phương Lai, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình (nay là thôn Phú Lạc, ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn Bảo - Nguyễn Diệu Huyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
18 TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội, Số 7 (12/2016) tr 1- 6 ĐẶC ĐIỂM MÃ CHỮ TRONG VĂN BẢN CƠ SỞ GHI CHÉP THƠ CỦA NGUYỄN BẢO Nguyễn Diệu Huyền Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Các văn bản Hán Nôm thời trung đại là một ẩn số, để tiếp cận và khai thác những giá trị ghi chép trong đó chúng ta cần phải giải mã những vấn đề liên quan đến văn bản học. Thông qua Đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn Bảo, chúng tôi muốn chỉ ra những vấn đề liên quan đến chữ viết trong văn bản cơ sở để từ đó đưa ra hướng giải quyết những hạn chế và thiếu xót để tiến tới xác lập văn bản quy phạm, phiên âm và dịch nghĩa. Đó là những yêu cầu cần thiết đối với quá trình nghiên cứu văn bản ghi chép thơ ca Nguyễn Bảo nói riêng và các văn bản học Hán Nôm nói chung. Từ khóa: Mã chữ, Trung đại, văn bản học, văn bản cơ sở. 1. Đặt vấn đề Nguyễn Bảo (1439? – 1503?) hiệu là Châu Khê, người làng Phương Lai, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình (nay là thôn Phú Lạc, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình) là một tác gia tiêu biểu ở thế kỷ XV [8]. Ông được biết đến với tập thơ chữ Hán Châu Khê thi tập do học trò của ông là Tiến sĩ Trần Củng Uyên (1470 - ?) sưu tầm và biên soạn. Nguyên tác chữ Hán ban đầu đã thất lạc, nhưng dựa vào những bài thơ được Lê Quý Đôn (1726 - 1784) tuyển chọn trong Toàn Việt thi lục chúng ta có thể chứng minh tài năng và nhân cách của ông. Tuy nhiên, các văn bản Hán Nôm thời trung đại là một ẩn số. Để tiếp cận và khai thác những giá trị ghi chép trong văn bản chúng ta cần phải giải mã những vấn đề liên quan đến chữ viết. Thông qua quá trình khảo cứu Đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn Bảo, chúng tôi muốn chỉ ra những vấn đề liên quan đến chữ viết, đồng thời đưa ra phương hướng giải quyết những chỗ có vấn đề để tiến tới xác lập thiện bản, phiên âm và dịch nghĩa tác phẩm. 2. Nội dung chính Trong số những dị bản Toàn Việt thi lục thu thập được có các bản HM.2139/A [1], A.1262 [2], A.3200 [3], A.132 [4] có nội dung ghi chép thơ ca của Nguyễn Bảo. Các dị bản có những đặc điểm khác nhau về mặt văn bản (xuất xứ, hình thức trình bày, nội dung ghi chép, chữ viết, số lượng). Trong số đó, xét về mặt số lượng các bản HM.2139/A, A.1262, A.3200 thực chép 146 bài, bản A.132 thực chép 161 bài. Đây đều là những bản chép tay vì Toàn Việt thi lục chưa từng được khắc in. Đồng thời, căn cứ vào đặc điểm chữ viết rõ ràng, ít sai sót, hình thức thống nhất, ổn định giữa các trang, số lượng ghi chép các tác phẩm đầy đủ hơn cả, nên chúng Ngày nhận bài: 3/1/2016. Ngày nhận đăng: 25/12/2016 Liên lạc: Nguyễn Diệu Huyền, e - mail: nguyendieuhuyenttb@yahoo.com 19 tôi chọn bản A.132 làm văn bản cơ sở cho việc ghi chép thơ ca của Nguyễn Bảo để tiến hành khảo cứu. Mặt khác, dựa vào những dị bản còn lại để bổ sung và giải quyết những chỗ có vấn đề trong văn bản cơ sở. Những mã chữ trong văn bản được quan tâm xem xét đó là: chữ húy, chữ biến thể, chữ viết nhầm (viết sai), chữ thừa, chữ thiếu 2.1. Chữ húy Kỵ húy hay kiêng húy (có khi gọi là húy kỵ, hoặc tỵ húy) là cách viết hay đọc chệch một từ nào đó do kiêng kỵ trong ngôn ngữ xã hội tại các nước trong khu vực có ảnh hưởng của văn hóa Hán. Theo luật, trong phạm vi quốc gia, mọi thần dân kiêng kỵ tên húy của vua, không được phép dùng để đặt tên cho con cái trong gia đình, cũng như không được phép dùng trong văn tự hay trong lời nói hàng ngày. Ở Việt Nam, hiện tượng kỵ húy bắt đầu từ đời Trần, đến đời Lê và kéo dài đến đời Nguyễn. Trong mỗi triều đại và các đời vua, luật kiêng húy và nội dung kiêng húy được ban bố khác nhau. Tuy nhiên, nhìn tổng thể để kiêng kỵ thường có những cách như: thay đổi chữ Hán này bằng một chữ Hán khác đồng âm, cận âm hoặc đồng nghĩa, hoặc bỏ hẳn chữ Hán, hoặc viết thay đổi một chút so với chữ Hán nguyên thể (bằng cách thêm nét, bới nét, dùng chữ dị thể, hoặc đảo bộ), hoặc đổi âm đọc. Trong văn bản cơ sở A.132 chúng tôi xác định có những chữ kiêng húy sau: 1) Chữ 時 Thì, tên chính thức của vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì (1829 - 1883), làm vua từ năm 1848 đến năm 1883), để kiêng húy văn bản dùng chữ 辰 Thìn thay thế (theo Bảng tra tên húy và chữ húy các triều đại Việt Nam, chữ thứ 398) [5]. Đây là hiện tượng kiêng húy bằng cách dùng chữ cận âm để thay thế. Chẳng hạn viết kiêng húy trong những câu: 逢 辰 鬂 未 蒼 Phùng thời mấn vị thương (Tiễn Hiệu thư Đàm công phụng Bắc sứ) - trang 75a. Hay: 臨 風 辰 見 吳 牛 喘 Lâm phong thời kiến ngô ngưu suyễn (Nguyệt, kỳ nhất) - trang 76a. 2) Chữ 華 Hoa, tên của Thuận Đức hoàng thái hậu là Hồ Thị Hoa, mẹ vua Thiệu Trị (1841-1847), bà nội vua Tự Đức (theo Bảng tra tên húy và chữ húy các triều đại Việt Nam, chữ thứ 176) [5]. Viết kiêng húy bằng cách viết tháu chữ 華 thành chữ , hoặc dùng chữ 花 cùng âm, cùng nghĩa thay thế. Chẳng hạn trong câu: 光 天 日 近 Quang hoa thiên nhật cận (Tiễn Hiệu thư Đàm công phụng Bắc sứ) - trang 75a. Hay: 花 藻 稱 天 才Hoa tảo xưng thiên tài (Phú Hoàng Giang phong thổ thị môn sinh) - trang 73b. 3) Chữ 宗 Tông, tên của vua Thiệu Trị (Nguyễn Phúc Miên Tông), (theo Bảng tra tên húy và chữ húy các triều đại Việt Nam, chữ thứ 420) [5]. Trong khi các bản khác dùng chữ 宗 tông thì A.132 dùng chữ 尊 tôn. Chúng tôi cho rằng đây là hiện tượng kiêng húy trong bản A.132 bằng cách dùng chữ khác cận âm thay thế. Ví dụ viết kiêng húy trong câu: 尊 國 無 人 諒 寸 誠 Tông quốc vô nhân lượng thốn thành (Thanh lê trượng - kỳ nhất ) Dựa trên những hiện tượng kỵ huý trong văn bản chúng tôi đoán định bản A.132 được sao chép vào khoảng thể kỷ thứ 19, thời Tự Đức (1848 - 1883) triều Nguyễn. Và với những 20 chữ kiêng húy này, trong khi xác lập thiện bản chúng tôi vẫn giữ nguyên chữ dùng trong văn bản cơ sở nhưng phiên âm dịch nghĩa đúng với nghĩa thực. 2.2. Chữ biến thể Căn cứ vào cuốn Hán Việt tự điển của Thiều Chửu [6], lấy chữ phồn thể là loại chữ được viết dưới dạng đầy đủ nét nhất về văn tự làm chuẩn, chúng tôi thống kê được có những chữ được viết biến thể - tức là những chữ thay đổi về tự dạng khác hẳn với những chữ ban đầu ở dạng phồn thể. Trong đó, có những chữ được viết đơn giản hóa bằng cách thay thế một số bộ phận bằng một bộ gần giống với nó, cách thay đổi này thường được tạo ra bằng cách giản hóa thanh phù, hình phù Những chữ này về sau được gọi là chữ giản thể để phân biệt với chữ phồn thể và chúng trở thành một trong hai loại chữ viết chính thống của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong văn bản cơ sở A.132 có những chữ như: Chữ 問 vấn (hỏi), viết là 问 trong các trang: 73a; 83a; 96a; 104b. Chữ 禮 lễ (lễ), viết là 礼 trong các trang: 73a; 86b; 94a; 94b; 98a; 99b. Chữ 還 hoàn (trở về), viết là 还 trong các trang: 73a; 83b; 97b; 98b; 99a. Chữ 聲 thanh (tiếng), viết là 声 trong các trang: 73b; 74a; 76a; 76b; 77a; 78b; 79b; 83b; 84a; 84b; 94b; 96b; 100a; 100b; 102a; 102b; 103a; 105b;106a Ngoài ra, trong văn bản Hán Nôm còn có những chữ viết tắt, viết tục thể - viết theo thói quen. Đây là những chữ thường được viết đơn giản hơn bằng cách lược đi một số nét từ chữ Hán phồn thể để nhằm mục đích viết nhanh hơn, dễ hơn và chỉ có trong văn bản Hán Nôm Việt Nam. Chẳng hạn: Chữ 懷 hoài (nỗi lòng), được viết tắt là trong các trang: 73b; 76b; 77a; 77b; 78a; 80a; 88a; 95a; 97b; 100b; 106b; 107b; 108b. Chữ 觀 quan (xem), được viết tắt là trong các trang: 81b; 82b; 87b; 101a; 102a; 104b. Chữ 歸 quy (trở về), được viết tắt là trong các trang: 82b; 93b; 96b; 97b; 98a; 99a; 101a; 101b. Chữ 識 thức (biết), được viết tắt là trong các trang: 90b; 95a; 99b; 100a; 100b; 101a; 101b; 103a; 104a Đối với những chữ biến thể, khi xác lập thiện bản chúng tôi sẽ đưa về dạng phồn thể. 2.3. Chữ chép nhầm, chép sai Đối với các văn bản Hán văn, mỗi một hình thể chữ Hán sẽ biểu đạt những giá trị ý nghĩa nhất định. Chúng được sắp xếp theo bộ thủ, và dưới mỗi bộ sẽ là những chữ liên quan đến bộ đó. Các văn bản Hán Nôm thời trung đại thường được viết tay, do đó trong quá trình sao chép, người viết không tránh khỏi những sai sót, hoặc nhầm lẫn giữa các chữ có cách viết, cách đọc gần giống nhau, hoặc bỏ sót chữ do nguyên nhân nào đó. Căn cứ vào các dị 21 bản, chúng tôi nhận thấy trong văn bản cơ sở A.132 có những chữ có vấn đề cần được xem xét và giải quyết. Chẳng hạn: Trang 73b, có ghi 貫 (冠) . Có lẽ tác giả khi sao chép có dụng ý lựa chọn một trong hai, hoặc sửa chữa bổ sung. Khi so sánh, đối chiếu thì các dị bản dùng chữ 冠 quán (lễ đội mũ; hạng nhất, đứng đầu). Trong câu: 學行冠朋儕 Học hạnh quán bằng sài – Bậc học hạnh siêu quần (trong bài Phú Hoàng Giang phong thổ thị môn sinh). Vì vậy, chúng tôi lựa chọn chữ 冠 trong khi xác lập thiện bản. Trang 83a, chữ 裡 lý (lớp vải lót trong áo; bên trong) viết bộ衤y thiếu một nét thành bộ 礻 kỳ và có tự dạng (chữ này không có trong bộ 礻 kì). Trong câu: 艸裡青青芋葉稀 Thảo lý thanh thanh vu diệp hy - Khoai trong đám cỏ đã xanh cây (trong bài Trừng Mại thôn xuân vãn). Chúng tôi cho rằng đây là do chép sai. Với những chữ viết sai, chúng tôi sẽ căn cứ vào tự dạng, mối liên hệ về mặt ý nghĩa của chúng trong từng câu, từng bài, căn cứ vào các dị bản để xác định chữ dùng cho phù hợp. 2.4. Chữ thừa Đối với bản A.132, hầu hết những chữ thừa đã được tác giả chỉ ra trong văn bản bằng cách đánh dấu chấm son để nhận biết. Chẳng hạn: Thừa chữ 镸 trường viết giản thể, cột 14, dòng 7, trang 73a. Thừa chữ 償 thường, cột 9, dòng 7, trang 73b. Thừa chữ 修 tu, cột 7, dòng 7, trang 74a Phương án với những chữ này là loại bỏ trong văn bản quy phạm. 2.5. Chữ thiếu Thơ ca Nguyễn Bảo được sáng tác theo hình thức thơ cổ thể - hay cận thể. Căn cứ vào thể loại thơ ngũ ngôn hoặc thất ngôn, tứ tuyệt hoặc bát cú được quy ước chặt chẽ về câu chữ ta có thể dễ dàng nhận biết những chữ thiếu trong văn bản. Đối với những chữ thiếu, có những chữ đã được hiệu đính bằng cách viết nhỏ hơn bên cạnh, và có những chữ chưa xác định. Đối với những chữ chưa xác định, chúng ta có thể dựa vào các dị bản để bổ sung. Chẳng hạn: Thiếu chữ 圓 viên, cột 5, dòng 2, trang 77a (đã bổ sung). Thiếu chữ 蔗 giá, cột 6, dòng 13, trang 83a (đã bổ sung). Thiếu chữ 見 kiến, cột 9, dòng 7, trang 107a (bổ sung từ ba dị bản). Thiếu chữ 尾 vĩ, chữ cột 5, dòng 4, trang 109a (bổ sung từ ba dị bản). Đối với những chữ đã bổ sung, chúng tôi sẽ hoàn thiện chúng trong thiện bản, những chữ chưa được bổ sung chúng tôi sẽ dựa vào những dị bản. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp không thể bổ sung khi các dị bản còn lại cũng trong trường hợp khuyết thiếu, và với trường hợp này chỉ có thể đưa ra những ước đoán, hoặc bỏ ngỏ trong văn bản. Ví dụ thiếu chữ cột 9, dòng 7 trang 87b Bên cạnh đó, so sánh tương quan về số lượng các tác phẩm, bản A.132 thiếu một bài Vãn Quang Thục Hoàng thái hậu. 22 3. Kết luận Thông qua những đặc điểm mã chữ trong văn bản cơ sở ghi chép thơ của Nguyễn Bảo như chữ húy, chữ biến thể, chữ viết nhầm (viết sai), chữ thừa, chữ thiếu, chúng tôi muốn dựa trên cơ sở những cứ liệu nhất định để xác lập thiện bản nhằm phản ánh trung thành nhất ý đồ của người tạo ra văn bản; trên thực tế nó có thể chỉ là văn bản giả định, được xác lập trên cơ sở các bản sao. Đồng thời, “khi xem xét văn bản, chúng tôi giữ nguyên hiện trạng như chúng hiện tồn. Phương châm của chúng tôi, là không bao giờ và không được phép đổ lỗi cho văn bản chúng tôi cố gắng lí giải, tìm cái hữu lí trong cái “phi lí”; nếu như chưa lí giải được thì để lại, coi như tồn nghi” [7]. Những kết quả khảo cứu như trên là những thành công bước đầu của chúng tôi trong quá trình nghiên cứu văn bản và giá trị thơ ca Nguyễn Bảo. Từ những vấn đề được xem xét, giải quyết, chúng ta có thể tiến hành phiên âm, dịch nghĩa và công bố toàn bộ những tác phẩm thơ của Nguyễn Bảo được ghi chép trong Toàn Việt thi lục. Đồng thời, từ những đặc điểm mã chữ như trên chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với các tác phẩm thơ ca của các tác giả khác cùng được ghi chép trong Toàn Việt thi lục. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 全越詩錄 Toàn Việt thi lục kí hiệu HM. 2139, thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm.[2] 全越詩錄 Toàn Việt thi lục kí hiệu A.1262, thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. [3] 全越詩錄 Toàn Việt thi lục kí hiệu A.3200, thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. [4] 全越詩錄 Toàn Việt thi lục kí hiệu A.132, thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. [5] Bảng tra tên húy và chữ húy các triều đại Việt Nam, kí hiệu Vt 00215, thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm. [6] Thiều Chửu (2009), Hán Việt tự điển, Nxb Thanh Niên. TP. HCM. [7] Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giả mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Bùi Duy Tân (1991), Nguyễn Bảo nhà thơ - Danh nhân văn hóa, Nxb Văn hóa, Sở Văn hóa Thông tin Thái Bình. THE CHARACTERISTICS OF WORDS CODE IN THE MANUSCRIPT OF BAO NGUYEN’S VERSE Nguyen Dieu Huyen Faculty of Philology, Tay Bac University 23 Abstract: Han Nom medieval texts are still an unrevealed secret to readers and researchers. To approach and exploit the great value of these texts, we need to decode the issues related to text study. Through the characteristics of word code in Bao Nguyen’s verse manuscript, we would like to point out some issues related to letters in the original texts, then, to suggest some solutions to the limitation and deficiency to establish norms to texts including phonetics and translation. Those are necessary requirements in researching Bao Nguyen's poetry in particular and Han Nom texts in general. Keywords: word code Medieval, text study, basic text.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8_9592_2136056.pdf
Tài liệu liên quan