Đặc điểm cư trú và xã hội của người Bahnar ở An Khê

Tài liệu Đặc điểm cư trú và xã hội của người Bahnar ở An Khê: KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 9 S Ố 0 6 N Ă M 2 0 19 1. Khái quát về người Bahnar ở An Khê Dân tộc Bahnar là một trong những dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khmer ở Việt Nam. Đây là dân tộc có số dân đông nhất trong những DTTS nói tiếng Môn - Khmer ở khu vực Nam Trung Bộ. Địa bàn cư trú chủ yếu của người Bahnar là nam tỉnh Kon Tum, bắc và đông tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, còn có một bộ phận người Bahnar sống rải rác ở các huyện phía tây của tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên. Theo Biểu tổng hợp hộ, khẩu nghèo và cận nghèo theo dân tộc năm 2017 của Ban dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2017, dân số người Bahnar ở Gia Lai khoảng 171.289 người. Khu vực cư trú tập trung của người Bahnar là phía đông cao nguyên Pleiku (thuộc địa bàn các huyện: Mang Yang, Đăk Đoa và xã Hà Tây, Ia Khươl (phía bắc Đặc điểm cư trú và xã hội của người Bahnar ở An Khê ThS. NGUYỄN THỊ BÌNH Trường Chính trị tỉnh Gia Lai Bahnar là tộc người lớn nhất trong số những tộc người thuộc dòng ...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm cư trú và xã hội của người Bahnar ở An Khê, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 9 S Ố 0 6 N Ă M 2 0 19 1. Khái quát về người Bahnar ở An Khê Dân tộc Bahnar là một trong những dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khmer ở Việt Nam. Đây là dân tộc có số dân đông nhất trong những DTTS nói tiếng Môn - Khmer ở khu vực Nam Trung Bộ. Địa bàn cư trú chủ yếu của người Bahnar là nam tỉnh Kon Tum, bắc và đông tỉnh Gia Lai. Ngoài ra, còn có một bộ phận người Bahnar sống rải rác ở các huyện phía tây của tỉnh Bình Định và tỉnh Phú Yên. Theo Biểu tổng hợp hộ, khẩu nghèo và cận nghèo theo dân tộc năm 2017 của Ban dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2017, dân số người Bahnar ở Gia Lai khoảng 171.289 người. Khu vực cư trú tập trung của người Bahnar là phía đông cao nguyên Pleiku (thuộc địa bàn các huyện: Mang Yang, Đăk Đoa và xã Hà Tây, Ia Khươl (phía bắc Đặc điểm cư trú và xã hội của người Bahnar ở An Khê ThS. NGUYỄN THỊ BÌNH Trường Chính trị tỉnh Gia Lai Bahnar là tộc người lớn nhất trong số những tộc người thuộc dòng ngôn ngữ Nam Á ở nước ta. Dân tộc Bahnar có một nền văn hoá độc đáo với nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật phong phú. Những thay đổi nhiều mặt về kinh tế - xã hội và sự tác động của làn sóng văn hoá đương đại trong mấy thập niên gần đây đã dẫn đến việc giải thể cấu trúc văn hóa cổ truyền Bahnar ở các địa bàn dân cư với những mức độ khác nhau. Trước thực trạng này, nghiên cứu về đời sống văn hóa của cộng đồng người Bahnar ở An Khê là một việc làm cần thiết; góp phần bảo tồn, lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Bahnar trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay. Từ khóa: Người Bahnar, An Khê, cư trú, xã hội... huyện Chư Pah - trên phần đất tiếp giáp với tỉnh Kon Tum); trên cao nguyên Kon Hà Nừng thuộc địa bàn huyện KBang; vùng trũng An Khê thuộc các huyện Đak Pơ, Kông Chro và 2 xã Song An và Tú An, thuộc thị xã An Khê. Theo thống kê điều tra dân số năm 2015, ở thị xã An Khê, tổng KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN10 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G số nhân khẩu của người Bahnar là 1.156 người. Phân bố nhân khẩu của người Bahnar ở An Khê gồm: Làng Pốt, xã Song An có 62 hộ, 304 khẩu; làng Pơnang, xã Tú An có 53 hộ, 228 khẩu; làng Hòa Bình, xã Tú An có 96 hộ, 435 khẩu; làng Nhoi, xã Tú An có 44 hộ, 189 khẩu. Người Bahnar ở Gia Lai thuộc 4 nhóm địa phương chính là: Bahnar Gơlar, Bahnar Bơnâm, Bahnar Kon Kơđeh và Bahnar Tơlô. Cộng đồng người Bahnar cư trú tại địa bàn huyện An Khê cũ thuộc 3 trong 4 nhóm địa phương trên là Bahnar Bơnâm, Bahnar Kon Kơđeh và Bahnar Tơlô; riêng 4 làng Bahnar ở 2 xã Song An và Tú An, thị xã An Khê lại “có quan hệ rất gắn bó với nhóm Bahnar Krem huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định” [1, tr 37]. 2. Đặc điểm cư trú của người Bahnar ở An Khê Ở Gia Lai, địa bàn sinh sống của người Bahnar trải dài từ nam cao nguyên Kon Plông đến bắc thung lũng Cheo Reo (theo chiều bắc - nam); từ đông cao nguyên Pleiku, đến hết vùng trũng An Khê (theo chiều đông - tây). Người Bahnar ở vùng An Khê cư trú chủ yếu ở các huyện KBang, Đak Pơ (thuộc vùng Kon Kah Kinh và cao nguyên Kon Hà Nừng); huyện Kông Chro (thuộc vùng trũng An Khê - dọc theo sông Ba) và 2 xã Tú An, Song An thuộc thị xã An Khê. Như vậy, người Bahnar có mặt trên tất cả các dạng địa hình chủ yếu của vùng đất An Khê. Điều kiện cư trú có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành, duy trì và phát triển tín ngưỡng cổ truyền ở bộ phận dân cư có tín ngưỡng “vạn vật hữu linh” như các dân tộc Bahnar, Jrai. Người Bahnar ở vùng An Khê cư trú thành từng làng và họ gọi làng của mình là pơlei. Hiện nay, thị xã An Khê có 4 làng Bahnar: Pơlei Pốt là làng Bahnar duy nhất thuộc xã Song An, hiện có 62 hộ dân với 304 nhân khẩu (Số liệu thu thập điền dã khảo sát của người viết). Đây là một làng thuần nông có 100% hộ đồng bào dân tộc Bahnar sinh sống. Ở làng Pốt hiện nay có gần 15 vòi nước vĩnh cửu cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng . Điểm đặc biệt của những vòi nước này là chảy liên tục cả ngày lẫn đêm. Người Bahnar để cho nước trong vòi chảy tự nhiên, chứ không khóa van lại như những vòi nước thông thường. Pơlei đe Pơnang thuộc xã Tú An hiện có 53 hộ dân với 228 nhân khẩu (Số liệu điền dã khảo sát của người viết). Tên của làng trước đây là pơlei đe Hơmâu. Làng đổi tên thành Pơnang (cây cau) vì trước đây ở làng có rất nhiều cau do dân làng trồng, một phần để lấy quả ăn trầu, một phần thì đem xuống chợ Tú Thủy bán cho các thương lái người Kinh. Hiện tại trong làng vẫn còn trồng cau nhưng số lượng không nhiều, chỉ khoảng vài chục cây. Pơlei đe Hơbinh (Hiện nay được viết là Hòa Bình) thuộc xã Tú An hiện có có 96 hộ dân với 435 nhân khẩu (Số liệu thu thập điền dã khảo sát của người viết). “Đây chính là làng Bahnar cổ, được sử liệu Việt Nam nhắc đến bằng tên làng Cổ Yêm. Có người giải thích: Tên của làng trước kia là Duch Jem (cô gái đẹp) nên người Việt đọc thành Cô Jem và biến âm dần thành Cổ Yêm” [1, tr 37]. KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 11 S Ố 0 6 N Ă M 2 0 19 Pơlei đe Nhoi thuộc xã Tú An hiện có 44 hộ dân với 189 nhân khẩu. Làng vốn được tách ra từ Pơlei đe Hơbinh và mang tên Nhoi do uống nước từ Đak Nhoi. Theo kết quả điền dã của chúng tôi, 04 làng của người Bahnar ở thị xã An Khê nằm cách biệt nhau. Các làng này đều nằm ở gần nguồn nước, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất. Quy mô của mỗi làng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống cụ thể của người dân trong làng, trong đó Pơlei đe Hơbinh là làng có quy mô lớn nhất và có điều kiện kinh tế nhất trong số các làng Bahnar ở thị xã An Khê. Trong cách bố trí truyền thống của người Bahnar, làng là cộng đồng sở hữu về khu vực sinh sống. “Làng Bahnar không sắp xếp theo một hình mẫu nhất định nào” [1, tr 37]. Đất đai của làng được bố trí thành các khu vực sử dụng riêng: Đất ở, nghĩa địa, đất canh tác, khu vực săn bắn... Khi mới lập làng, người Bahnar đã chọn vị trí và dành một khu đất riêng cho việc xây dựng nhà rông - ngôi nhà chung của cả cộng đồng. Trong làng, nhà rông là ngôi nhà lớn nhất - linh hồn của cả làng và là nơi hội họp của các già làng mỗi khi có việc cần bàn bạc [4, tr29]. Đó cũng là nơi cho thanh niên đến ngủ đêm, nơi tụ họp của dân làng khi có những việc trọng đại hay thực hiện những nghi lễ quan trọng. Trước đây, nhà rông Bahnar còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quân sự. Tùy từng làng Bahnar mà kích thước nhà rông có thể khác nhau, từ 10-15m chiều dài, 4-5m chiều rộng, 1-1,5m chiều cao sàn nhà. Hai mái là phần ấn tượng nhất của nhà rông, cao gấp nhiều lần vách, có hình lưỡi rìu, phần giữa hơi lồi ra [5, 189]. Trên nóc (pơ pung) có trang trí hình mặt trời (măt tơ ngai) ở giữa, hình trăng khuyết hai bên mặt trời và hình rau rớn (ktoanh) ở hai đầu hồi. Theo Bùi Minh Đạo thì “kết cấu bộ khung nhà rông cũng tương tự như khung nhà sàn, nhưng cao hơn, với các vì cột (drăng) được kết nối với quá giang (tơ pơng pụ), xà ngang (tơ pơng tol), xà dọc (tơ pơng vil) dầm ngang và dầm dọc bằng tạo ngoàm và buộc dây. Nằm chéo theo mái phía trong nhà là 2 cây rừng loại nhỏ nhưng chắc (loong tơ rạ) có nhiệm vụ giữ cho ngôi nhà luôn vững chãi” [2, tr 166]. Nhà rông Bahnar thường có 3 gian hay 5 gian, gồm hai hàng cột, mỗi hàng 4-6 cột, mỗi gian rộng 2,5-3 sải tay, lòng gian dài 3-3,5 sải tay. Vách nhà (tơ năr) được đan bằng lồ ô dày, bên ngoài vách có các đố dọc và nẹp ngang. Nhà rông chỉ có một cửa ra vào (măng tơm) ở chính giữa, các cửa sổ (măng mók) thường mở phía trước nhà. Giống như nhà ở, giữa cầu thang lên xuống với cửa chính nhà rông có một khoảng sàn (pra pông) lộ thiên, hai góc ngoài là 2 cột cao (gu pra), đỉnh cột thường được đẽo khắc hình người, hình quả bầu, hình nồi đồng hay hình rau rớn. Không gian nhà rông được chia làm 3 KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN12 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G phần theo bình diện ngang. Ngăn chính giữa là nơi treo trống, nơi các già làng ngồi trong các cuộc họp làng, cũng là nơi đặt cây cột cúng (d’răng lơ yang). Cột cúng là nơi buộc ghè rượu mỗi khi tổ chức các lễ hội tại nhà rông. Mâm cúng được đặt trên cột cúng, là một khung tre nhỏ, xung quanh có tua ra tết bằng phoi tre. Ngăn bên trái là nơi đặt bếp lửa, nơi để vũ khí, nơi ngủ của thanh niên và đàn ông chưa vợ. Ngăn bên phải cũng có một bếp lửa, là nơi ngồi hợp của dân làng. Vật liệu xây dựng nhà rông đều là vật liệu tự nhiên, được cả làng chuẩn bị trước hàng tháng và được già làng lựa chọn kỹ càng. Nhà rông Bahnar chứa đựng nhiều chức năng: Xã hội, tín ngưỡng và văn hóa. Nhà rông 4 làng Bahnar ở thị xã An Khê hiện nay được làm theo kiểu mới với mái lợp tôn thay vì lợp tranh như truyền thống do khó khăn trong việc tìm nguyên vật liệu. So với các nhà rông của người Bahnar ở khu vực Mang Yang hay Kon Tum thì những nhà rông này nhỏ hơn về kích thước và sàn nhà rông cũng thấp hơn. Mỗi làng Bahnar ở An Khê có từ 30 - 70 nóc nhà. Nhà cửa trong làng dựng tùy theo thế đất và dọc theo trục đường chính của làng. Ngôi nhà truyền thống của người Bahnar thường chia làm 3 phần: Gian phía đông thường là gian của vợ chồng chủ nhà; gian giữa là nơi tiếp khách, ở đó có một bếp lửa to, là nơi ngủ của các thiếu nữ chưa có chồng; gian phía tây là gian của các con trai nhỏ, chưa đến tuổi ngủ nhà rông. Nhà truyền thống của người Bahnar ở thị xã An Khê hiện nay thường là những nhà nhỏ, vách lợp bằng tre nứa, mái thường lợp bằng tôn và một số ít còn được lợp bằng tranh. Trong các làng Bahnar, bên cạnh nhà truyền thống là một ngôi nhà cấp 4 do Nhà nước hỗ trợ xây dựng hoặc các gia đình tự xây. Theo tìm hiểu của chúng tôi, lớp trẻ Bahnar thích sinh hoạt ở nhà xây trong khi lớp người lớn tuổi vẫn sinh hoạt ở những ngôi nhà truyền thống. Ở thị xã An Khê hiện không có nhà Bahnar truyền thống nào 5 gian. Tuy nhiên, trong quá trình điền dã chúng tôi nhận thấy, ở thị trấn Kông Chro hiện vẫn còn có những ngôi nhà sàn 5 gian. Trong đó, gian chính giữa là nơi đặt cột cúng của gia đình và nơi ngủ của con trai chưa đến tuổi ngủ nhà rông; gian ngoài cùng bên phải là gian của vợ chồng chủ nhà (tơm hnam), gian ngoài cùng bên trái dành cho các thiếu nữ Bahnar chưa chồng (minh chơ găn drụ); các gian còn lại dành cho các cặp vợ chồng cùng các thành viên của họ. Tất cả các gian đều có đặt bếp lửa nhưng bếp lửa đặt trong gian của chủ nhà (uynh tơm hnam) được xem là bếp lửa chính của gia đình. Theo nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn thì xưa kia, “Các làng đều có một hàng rào phòng thủ kiên cố bao quanh, nay không còn KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN 13 S Ố 0 6 N Ă M 2 0 19thấy hoặc nếu thấy có cũng chỉ là những hàng rào dậu tượng trưng nhằm ngăn cản gia súc. Các nhà trong làng bao quanh nhà rông ở phía trong hàng rào. Kho thóc của từng nhà được xây cất tập trung hay rải rác xa các nhà ở phòng tránh hỏa hoạn. Nhiều nơi, hiện nay (thời điểm 1981) kho vẫn để trên rẫy như ở vùng An Khê” [3, tr 128-129]. Nguồn nước (có nơi gọi là giọt nước) của từng làng có thể ở trong hay ngoài hàng rào làng. Nghĩa địa làng thì cố định ở phía tây ngoài hàng rào. Các làng Bahnar thường được bao quanh bởi nương rẫy hoặc những cánh đồng rộng. Ranh giới giữa hai làng Bahnar nếu liền kề nhau thường được quy định đại khái. 3. Đặc điểm xã hội của người Bahnar ở An Khê Chung sống trong làng là những gia đình mẫu hệ hoặc phụ hệ. Gia đình Bahnar nghiêng theo dòng họ cha nhưng không hiếm trường hợp người con rể có thể sang ở bên phía vợ. Hầu hết người Bahnar ở thị xã An Khê hiện nay đều mang họ Đinh hoặc họ Hồ. Những người sống trong một làng không nhất thiết phải có quan hệ huyết thống, tính chất của một công xã láng giềng trong các làng Bahnar đã rất rõ nét. “Đó là những công xã láng giềng, tụ tập những gia đình tự nguyện cùng chung sống với nhau” [3, tr 130]. Tuy nhiên, những người lạ mới đến sinh cơ lập nghiệp (thường là người Kinh, trừ trường hợp do kết hôn với người trong làng) dù đã được sự đồng ý của làng cũng không được phép ở giữa làng mà phải làm nhà ở bìa rừng gần hàng rào của làng. Chỉ sau 2 hoặc 3 năm, nếu sự có mặt của họ không ảnh hưởng gì đến mọi hoạt động của làng thì họ mới hoàn toàn được thừa nhận là dân làng một cách đúng nghĩa theo phong tục của người Bahnar. Những hộ dân sống trong một làng có quan hệ chặt chẽ với nhau cả trong đời sống vật chất và tinh thần. Đứng đầu làng là tổ chức tự quản: Những người đàn ông chủ các nóc nhà, có uy tín với dân làng. Họ đảm nhiệm chức năng điều hòa, tập hợp các gia đình thành khối cộng cư thống nhất. Một trong số những người này sẽ được chọn làm già làng (kră pơlei). Già làng đại diện cho hội đồng già làng lãnh đạo những công việc chung của cả cộng đồng: Dời làng, đặt tên làng, dựng nhà rông, dựng nhà cho dân làng, tổ chức lễ hội, phân xử các vụ việc trong làng theo luật tục... Hội đồng già làng của các làng Bahnar có số lượng không giống nhau. Tùy theo quan niệm về hệ thống thần linh của từng làng mà dân làng cắt cử số người tương xứng để đảm đương công việc: 8 người; được phân công cụ thể như sau: 3 già làng phụ trách việc cúng tại nhà rông Yang gọi là kră Yang Rông, 3 già làng phụ trách việc cúng bến nước được gọi là Kră chruih Đak, 2 già làng phụ trách việc cúng ngoài đường (ngã 3 đầu làng) gọi là kră Tơ Tha Trong Sơlăh. Có thể nói, đối với cộng đồng người Bahnar truyền thống, “Ý thức làm chủ tập thể ở đây tuy còn dạng sơ khai nhưng đã được quán triệt. Một khi công việc đã được bàn bạc dẫn đến quyết định, cả làng tự giác hoàn thành dưới sự điều khiển của các già làng” [3, tr 131]. Từ sau năm 1975, kết cấu tổ chức làng Bahnar ở An Khê có nhiều biến chuyển. Làng không còn là cộng đồng sở hữu về lãnh thổ như trước, mà sở hữu Nhà nước đã thay thế cho sở hữu của các buôn làng. Quan hệ làng xóm của người Bahnar hiện nay là quan hệ bình đẳng. Mặc dù tính tự quản với vai trò của già làng vẫn còn nhưng đã có sự tác động mạnh mẽ của các tổ chức chính quyền cấp xã, thôn trong việc điều hành mọi hoạt động của làng. Nhà rông không còn là nơi tụ tập để phòng thủ hay bàn việc tấn công các làng khác khi chiến tranh xảy ra giữa các làng nữa mà là nơi hội họp dân làng mỗi khi có dịp lễ, tết hay bàn việc sản xuất, vui chơi, giải trí. Có thể nói, ở 4 làng Bahnar ở An Khê, từ 15 năm trở lại đây, loại hình nhà ống xây bằng vật liệu mới như xi măng, sắt, gạch, tôn, ngói đã tăng lên với số lượng lớn bên cạnh các nhà sàn truyền thống. Đó là thành quả của việc người Bahnar đã xóa bỏ các tập quán sản xuất KHOA HOÏC XAÕ HOÄI - NHAÂN VAÊN14 T Ạ P C H Í K H O A H Ọ C C Ô N G N G H Ệ V À M Ô I T R Ư Ờ N G lạc hậu, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống, cây trồng cho năng suất cao như mía, mì, bắp lai, lúa nước, keo, bạch đàn vào canh tác. Nhờ đó, thu nhập các hộ dân tăng lên nhiều so với trước kia, đời sống vật chất của người dân trong các làng Bahnar được cải thiện rõ rệt. Nhà ống của người Bahnar được ngăn ra thành nhiều phòng để “đảm bảo sự riêng tư”. Từ khi người Bahnar có nhiều nhà ống, nhà sàn chỉ còn là nơi yên tĩnh của người cao tuổi, nó không còn phản ánh mối quan hệ và sự kiểm soát đa chiều, liên thế hệ nữa. 4. Kết luận Có thể nói, cộng đồng người Bahnar ở vùng An Khê có một nền văn hóa bản địa phong phú và đa dạng, với văn hóa chữ viết, trang phục, nhà sàn truyền thống, âm nhạc dân gian, văn hóa ẩm thực độc đáo. Hiện nay, người Bahnar ở An Khê là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị thẩm mỹ độc đáo như: Nhà rông, nhà sàn, cồng chiêng, tượng nhà mồ, các lễ hội và kho tàng văn học dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, truyện ngụ ngôn, lời nói vần, những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc lưu truyền qua nhiều thế hệ. Điều cấp thiết lúc này là nhà nước và chính quyền địa phương phải xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp để nhân dân sống với văn hóa của minh và hưởng thụ các giá trị văn hóa với sự giúp đỡ của nhà nước. Có như vậy, chúng ta mới bảo tồn và phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống trong cộng đồng người Bahnar nói riêng và các dân tộc tại chỗ trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. UBND thị xã An Khê, Lịch sử và văn hóa vùng đất An Khê - Gia Lai. Nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh năm 2017. 2. Ban chấp hành Đảng bộ thị xã An Khê (2010), Lịch sử Đảng bộ thị xã An Khê (1945-2005), NXB Chính trị quốc gia. 3. Bùi Minh Đạo (cb) (2006), Dân tộc Bahnar ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội. 4. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1981), Các dân tộc tỉnh Gia Lai - Công Tum, NXB Khoa học Xã hội. 5. Lưu Hùng (1996), Làng buôn cổ truyền xứ Thượng, NXB Văn hoá Dân tộc Hà Nội. 6. Nguyễn Khắc Tụng (1991), Nhà rông các dân tộc Bắc Tây Nguyên, NXB Khoa học xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf33_7021_2207539.pdf
Tài liệu liên quan