Công nghệ nuôi trồng nấm

Tài liệu Công nghệ nuôi trồng nấm: CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM 1. Thế mạnh của nghề nuôi trồng nấm ƒ Việt Nam là một đất nước nhiệt đới có 4 mùa có những điều kiện thời tiết khí đặc trưng, trong mùa hè nước ta có thể trồng nấm rơm cho sản lượng cao ƒ Vào vụ đông các tỉnh phía bắc có thể nuôi trồng nấm mỡ phục vụ cho xuất khẩu. Trong 3 năm trở lại đây 1 năm có tỉnh phía Bắc có thể sản xuất được 5-20 tấn, nhưng số lượng phục vụ cho xuất khẩu còn hạn chế khoảng 9 tấn, cho thấy thị trường nội địa phát triển tương đối mạnh. Do đó cần có các biện pháp tăng cường cho xuất khẩu ƒ Vào mùa xuân và mùa thu nhiệt độ từ 25-300C thích hợp cho việc trồng mộc nhĩ, ngoài ra có thể trồng nấm sò, nấm linh chi, nấm chân dài, nấm kim châm, nấm đầu khỉ ƒ Tóm lại, các loại nấm có giá trị xuất khẩu lớn trên thế giới Việt Nam đều có thể trồng được, ƒ Thế mạnh về nguyên liệu: rơm rạ 1 năm nước ta có khoảng 30-40 triệu tấn nguyên liệu, sử dụng 10% lượng này 1 năm có thể sản xuất được 10 tấn , hiện nay nước ta mới sử dụng ...

pdf24 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Công nghệ nuôi trồng nấm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM 1. Thế mạnh của nghề nuôi trồng nấm ƒ Việt Nam là một đất nước nhiệt đới có 4 mùa có những điều kiện thời tiết khí đặc trưng, trong mùa hè nước ta có thể trồng nấm rơm cho sản lượng cao ƒ Vào vụ đông các tỉnh phía bắc có thể nuôi trồng nấm mỡ phục vụ cho xuất khẩu. Trong 3 năm trở lại đây 1 năm có tỉnh phía Bắc có thể sản xuất được 5-20 tấn, nhưng số lượng phục vụ cho xuất khẩu còn hạn chế khoảng 9 tấn, cho thấy thị trường nội địa phát triển tương đối mạnh. Do đó cần có các biện pháp tăng cường cho xuất khẩu ƒ Vào mùa xuân và mùa thu nhiệt độ từ 25-300C thích hợp cho việc trồng mộc nhĩ, ngoài ra có thể trồng nấm sò, nấm linh chi, nấm chân dài, nấm kim châm, nấm đầu khỉ ƒ Tóm lại, các loại nấm có giá trị xuất khẩu lớn trên thế giới Việt Nam đều có thể trồng được, ƒ Thế mạnh về nguyên liệu: rơm rạ 1 năm nước ta có khoảng 30-40 triệu tấn nguyên liệu, sử dụng 10% lượng này 1 năm có thể sản xuất được 10 tấn , hiện nay nước ta mới sử dụng được một vài phần trăm, rơm rạ thu về chủ yếu đốt gây lãng phí. ƒ Vấn đề bảo quản nguyên liệu rơm rạ sau thu hoạch cũng rất cần chú y vì lượng nguyên liệu tương đối lớn, nếu bảo quản nguyên liệu bằng việc phơi khô thì diện tích bảo quản tương đối lớn. Do đó một trong những hướng sản xuất đó là sau khi nguyên liệu thu hoạch xong phải chuyển ngay vào sản xuất làm cho lượng nguyên liệu gọn nhẹ, tận dụng nguồn nguyên liệu tối đa ngay tại chỗ. Tránh tình trạng lúc cần đến thì nguyên liệu trên thị trường khan hiếm. ƒ Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi địa phương phải có xưởng chế biến nguyên liệu để tập kết nguyên liệu. ƒ Thị trường tiêu thụ: hiện nay Trung Quốc là nước sản xuất nấm lớn nhất thế giới, tổng sản lượng nấm của toàn thế giới 18 triệu tấn/năm làm cho giá cả nấm trên thế giới tụt xuống bất thường, do đó khả năng cạnh tranh của chúng ta với Trung Quốc rất khó khăn, do đó chúng ta cần tập trung vào thế mạnh của mình (xem mình có thế mạnh gì). Đối với nấm của nước ta không có chất bảo quản, do đó là thế mạnh của ta để cạnh tranh so với Trung Quốc trên thị trường thế giới. ƒ Lao động nguồn lao động dồi dào, lao động nông thôn sẵn, giá thuê lao động rẻ ƒ Chúng ta đã có được một quy trình công nghệ nuôi trồng nấm của riêng mình. So với trước đi chúng ta trồng nấm sử dụng công nghệ nuôi trồng của người khác. Ngoài ra chúng ta có nguồn gen giống nấm tương đối hoàn chỉnh và tương đối đa đạng đặc biệt là những loại nấm thị trường thế giới hiện nay đang ưa chuộng. Do đó chúng ta không phải phụ thuộc vào bên ngoài quá nhiều. ƒ Bên cạnh đó cơ chế chính sách của Nhà nước, từ quan chức của chính Phủ, đến những người biết, đều rót vốn đầu tư cho ngành nuôi trồng nấm. Đặc biệt là việc đầu tư cho các địa phương và các trung tâm nghiên cứu trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật và kiến thức nuôi trồng nấm. 2. Hạn chế ƒ Hiện nay, những loại nấm đang rất cần cho giới thượng lưu thì chúng ta lại tiêu thụ với giá cả rất đắt. Từ tháng 4 đến tháng 8 lượng nấm tiêu thụ trên thị trường Hà Nội rất lớn một ngày 15 tấn, có thể lên tới 40 tấn lượng nấm tiêu thụ đó được vận chuyển từ Trung Quốc sang so với giá sản xuất tại Trung Quốc rẻ hơn nhiều khi bán tại Việt Nam. ƒ Đội ngũ các nhà chuyên gia kỹ thuật nắm vững về công nghệ nuôi trồng nấm ở Việt Nam không nhiều. Ví dụ 10 xí nghiệp sản xuất nấm ở quy mô công nghiệp, đang cần tuyển dụng cán bộ kỹ thuật với lương rất cao 15 triệu đồng/tháng. ƒ Hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, đơn độc, không có liên kết giữa những người trồng nấm. Đối với sản xuất nấm lượng nấm sản xuất ra càng lớn giá bán càng cao. Do giảm được chi phí vận chuyển tăng lên khi vận chuyển nhiều đợt nấm với số lượng ít ở từng cơ sở nuôi trồng nấm. Với giá cao hạn chế trong việc tiêu thụ nấm trên thị trường. ƒ Khu vực trồng nấm còn chưa được quy hoạch thành từng vùng rộng lớn, mà phần lớn trồng ở gia đình, do đó chỉ trồng được một vụ, vụ sau do ô nhiễm giảm năng suất của nấm. Do trình độ dân trí thấp, sản xuất ở quy mô nhỏ, chưa quy hoạch thành những vùng trồng nấm với quy mô lớn. So với các nước trên thế giới thì họ sản xuất có quy hoạch ở quy mô lớn tận dụng tối đa diện tích và các phế phẩm của ngành trồng nấm. Câu hỏi: Bằng hiểu biết của mình anh (chị) hãy phân tích những thuận lợi khó khăn trong việc phát triển ngành nấm ở Việt Nam. Theo anh (chị) để ngành nấm phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh cao thì các nhà quản lí, các nhà khoa học, các doanh nghiệp của Việt Nam cần phải đưa ra những chiến lược phát triển như thế nào? CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM RƠM I. Đặc tính sinh học ƒ Nhiệt độ: - Giai đoạn nuôi sợi 28-420C, trường hợp < 280C tốc độ sợi phát triển chậm và ít, nhiệt độ dưới 150C sợi nấm ngừng phát triển. Nhiệt độ lớn hơn 420C sức đề kháng của sợi nấm kém, khả năng nhiễm bệnh tăng, nhiệt độ lớn hơn 460C kéo dài sợi nấm sẽ chết. - Nhiệt độ ra quả thể: nhiệt độ tốt nhất là từ 30-380C, nhiệt độ lớn hơn 380C tốc độ phát triển của quả thể nhanh, khả năng tích luỹ kém, quả thể nhanh già, nhiệt độ dưới 240C quả thể phát triển không bình thường có hiện tượng quả thể bị khuyết đầu. ƒ Thời gian sinh trưởng phát triển; thời gian từ khi cấy giống cho đến khi sợi nấm thuần thục trung bình kéo dài từ 7-9 ngày, tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường nguyên liệu. Thời điểm từ khi hình thành quả thể khi quả thể hình thành (quả thể đinh ghim cho đến khi quả thể hình trứng) kéo dài thông thường từ 3-5 ngày. ƒ Độ ẩm: - Độ ẩm nguyên liệu: nấm rơm nuôi trường trong môi trường mở không cho vào bao đựng nên độ ẩm nuôi trồng nấm rơm rất cao trung bình từ 72-75%. Vắt mạnh nắm rơm nước chảy nhỏ giọt liên tục - Độ ẩm môi trường xung quanh (nhà nuôi) chia làm 3 giai đoạn: ∗ Ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 cần môi trường khô ráo tốt nhất ẩm độ môi trường là 65-70% hạn chế được nấm tạp ∗ Từ ngày 4 đến thứ 9: cần độ ẩm tương đối cao từ 75-85% ∗ Thời điểm ra quả thể từ ngày thứ 9 trở đi: đây là thời điểm cần ẩm độ cao nhất độ ẩm không khí 85-95% ƒ Độ thông thoáng: nồng độ CO2 trong không khí đối với đa số các loại nấm cần sự thông thoáng tốt, pha sợi nồng độ CO2 < 0.2%, đến thời điểm ra quả thể cần nồng độ CO2 , 0.4%. ƒ Ánh sáng: nấm không quang hợp nên không cần ánh sáng mặt trời trực tiếp, chủ yếu cần ánh sáng tán xạ, nhưng cường độ chiếu sáng phải phân bố đồng đều ở mọi vị trí. Đặc biệt cho giai đoạn hình thành quả thể hoàn chỉnh ƒ pH: đối với nấm rơm quả thể phát triển tốt trong môi trường trung tính đến kiềm yếu pH 7-8, ƒ Dinh dưỡng: đa số các loại nấm sử dụng thức ăn chính là xellulo, do đó các nguyên liệu giàu cellulose đều có thể trồng được nấm. II. Thời vụ ƒ Các tỉnh phía Nam có thể trồng được quanh năm ƒ Các tỉnh phía Bắc thời vụ trồng từ 15/5-15/9. Nếu trồng vào mùa đông cần có tác động nhiệt thích hợp cho quả thể nấm sinh trưởng phát triển. III. Công nghệ Xử lí nguyên liệu Vào mô, cấy giống Nuôi sợi Chăm sóc thu hái Sơ chế sản phẩm 1. Xử lí nguyên liệu ƒ Nấm sử dụng nguyên liệu cellulose ở trạng thái trực tiếp nên xử lí nguyên liệu có tác dụng: - Điều chỉnh độ ẩm nguyên liệu thích hợp đối với từng loại nấm - Tiêu diệt những tạp khuẩn trong nguyên liệu - Hiệu chỉnh độ pH cho môi trường - Chuyển hoá một phần trong các phản ứng thuỷ phân để tạo thành những cellulose có mạch ngắn hơn. ƒ Việc xử lí nguyên liệu có rất nhiều cách: có thể thanh trùng.. 2. Vào mô, cấy giống ƒ Giống nấm: - Chất lượng tốt, đúng độ tuổi - Không bị nhiễm bệnh, không lẫn các loại giống khác - Lượng giống phải đủ lớn: đối với trồng nấm rơm cần 12kg nấm giống trên 1 tấn nguyên liệu ƒ Mặt bằng sản xuất - Mặt bằng nuôi trồng nấm rơm rất đa dạng có thể là các lán xưởng, các chân ruộng, làm ở ngoài vườn với các yêu cầu: ∗ Khả năng thoát nước tốt ∗ Mặt bằng trước khi làm phải được thanh trùng sạch ∗ Đảm bảo được vấn đề về ánh sáng và độ thông thoáng ∗ Diện tích trung bình cho 1 tấn nguyên liệu 70m2 ƒ Nguyên liệu - Phải đủ độ ẩm - Hạn chế tối đa nhiễm các tạp khuẩn - Nguyên liệu được để nguội ƒ Ngoài ra cần có các khuôn và các dụng cụ dùng để che chắn. 3. Nuôi sợi ƒ Từ ngày thứ 1 cho đến ngày thứ 8 đây là thời điểm đặc biệt quan trọng, nếu khả năng đề kháng chống tác nhân gây bệnh thì dẫn đến năng suất thấp. Phụ thuộc chủ yếu vào việc chăm sóc ở giai đoạn nuôi sợi - Thời điểm nuôi sợi: mô nấm phải giữ được độ ẩm, nhưng hạn chế tối đa việc tưới trực tiếp - Khả năng tạo độ thông thoáng đối với bề mặt mô phải tốt - Duy trì được nhiệt độ ở giữa mô nấm từ 38-460C, dưới 380C năng suất thấp, trên 460C sợi nấm không ăn được vào giữa ∗ Duy trì được độ ẩm ∗ Duy trì được độ thông thoáng ∗ Duy trì được nhiệt độ 4. Chăm sóc, thu hái. ƒ Thời điểm nấm bắt đầu ra đinh ghim sau ngày thứ 8, tuyệt đối không để gió lùa trực tiếp vào vùng nấm đang ra quả thể (thông thoáng và kín gió) nếu để gió lùa vào quả thể nấm mất nước dễ chết. ƒ Từ khi bắt đầu ra quả thể cho đến khi quả thể bằng hạt ngô, hạt đỗ không được tưới trực tiếp nhưng vẫn phải giữ ẩm độ. ƒ Xác định và khống chế nhiệt độ khu vực trồng nấm, nhiệt độ bề mặt mô phải duy trì được từ 30-380C thì quả nấm sẽ phát triển bình thường. Do đó phải che chắn và kích nhiệt ƒ Xác định được thời điểm thu hái quả thể cho năng suất cao nhất. Quả thể nấm đầu tiên hình đinh ghim sau khoảng 36-48h quả thể phát triển thành hình hạt ngô và chuyển từ màu trắng sang màu nâu, màu xám sau khoảng 36-48h tiếp theo quả thể phát triển to bằng quả vải sau đó khoảng 6-8h quả thể tiếp tục tăng trưởng có kích thước bằng quả trứng gà nhỏ, sau khoảng 6-8h tiếp theo quả thể nở ô. Vấn đề thu hái nấm tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, tuỳ thuộc vào khoảng cách thời gian từ khi thu hái đến khi tiêu thụ để xác định thời điểm thu hái nấm ở dạng nấm hình quả vải hay nấm hình quả trứng là chủ yếu. Do sau khi thu hái xong nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển. Chu kỳ của nấm rơm ngắn 3 ngày. ƒ Cách thu hái: hái quả thể trưởng thành nhưng hạn chế tác động đến quả thể nhỏ. Khi bị tác động làm hạn chế khả năng cung cấp dinh dưỡng từ nguyên liệu đến quả thể nhỏ làm quả thể bị teo và chết. ƒ Sau một đợt thu hái nấm diễn ra trung bình khoảng 3 ngày, mô nấm sẽ kết thúc một đợt. Sau khi thu hái hết nấm ở trên mô cần có biện pháp vệ sinh mô nấm nhặt bỏ tất cả phần chân nấm, các quả thể nhỏ bị chết. Khi loại bỏ xong cần phải ngừng tưới để cho bề mặt mô se khô mục đích chính hạn chế tạp khuẩn và nấm mốc tấn công vào bề mặt, thời gian ngừng tưới kéo dài trung bình khoảng 1-2 ngày. Thời điểm này cửa nhà trồng nấm tạo thoáng tối đa để phát triển mô sợi, sau 2 ngày ta mới duy trì tưới phun sương trở lại để lấy lại độ ẩm cho mô nấm, sau khoảng 2-3 ngày nấm tiếp tục ra đợt thứ 2. Năng suất trung bình nấm rơm là 15-20% trên rơm rạ, khoảng 20-30% trên bông phế loại. ƒ Bã phế loại sau khi trồng nấm rơm có thể phơi khô gom lại thành đống có thể dùng để trồng nấm mỡ ƒ Khi vận chuyển nhiệt độ trung bình 150C trong quá trình bảo quản CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM SÒ Bản chất của quá trình ủ là sử dụng hệ vi sinh vật trong tự nhiên giúp cho quá trình tăng nhiệt độ của đống ủ, phân giải một phần nguyên liệu, loại bỏ các tạp khuẩn, trong đống của sự phát triển của các vi sinh vật đó là nấm mốc và xạ khuẩn. Trong quá trình ủ theo thời gian vi sinh vật hoạt động sử dụng hết lượng không khí có trong đống ủ tạo ra môi trường yếm khí. Do đó ta phải đảo đống ủ để tạo điều kiện thông thoáng khí, nếu trong đống ủ có nhiều nước thì cũng làm cho đống ủ yếm khí vi sinh vật phân giải tạo ra môi trường axit. Khi môi trường yếm khí vi sinh vật hoạt động bất lợi, thì ta phải khắc phục môi trường nguyên liệu. Trong trường phát hiện đống ủ yếm khi chuyển màu đen thì phải ƒ Dỡ đống ủ làm cho đống ủ tới xốp giải phóng các khí độc ƒ Kiểm tra pH của môi trường bằng giấy quỳ ƒ Khi nguyên liệu không còn quá ướt thì ta điều chỉnh pH bằng vôi bột, khi pH hơi kiềm có thể điều chỉnh bằng bột nhẹ ƒ Chia đống ủ thành hai phần phần giữa yếm khí được đưa ra ngoài, phần ngoài có màu sáng hơn cho vào bên trong. Trong quá trình ủ trở lại không nên nẹn quá chẹt, để tạo cho vùng giữa độ xốp, kệ kê đống ủ cao hơn, đống ủ có mùi đặc trưng trở lại. Khi trồng nấm rơm có trường hợp đến ngày thứ 5-6 đã ra quả thể, đến ngày hôm sau thân nấm kéo dài đó là nấm dại nấm mực. Nấm mực phát triển tốt trong môi trường trái ngược với nấm rơm (thích hợp với môi trường yếm khí, độ ẩm ở giai đoạn nuôi sợi rất cao). Giải pháp: ƒ Sau khi cấy giống vào mô nấm trong vòng khoảng 3 ngày đầu sợi nấm bắt đầu bung ra và bám vào nguyên liệu, nấm mực tấn công từ không khí vào và đa số sẽ phân bố trên bề mặt mô nấm. Hai loại nấm này sống chung với nhau cạnh tranh dinh dưỡng của nhau nhưng không làm ảnh hưởng đến nhau. Do đó cần phải làm cách hạn chế tối đa sự phát triển của nấm mực trên bề mặt mô nấm. Môi trường bề mặt có thể phù hợp cho nấm mực phát triển khi che phủ quá kỹ tạo ra độ ẩm quá cao do nước bốc hơi từ trong đống ủ lên bề mặt và điều kiện môi trường yếm khí. Bên trong sợi nấm rơm vẫn phát triển bình thường nhưng không phát triển lên bề mặt do nấm mực phát triển rất nhanh và che kín bề mặt mô nấm. Khi thấy ra quả thể sớm phải xử lí ngay. - Tạo điều kiện cho bề mặt thoáng - Làm cho bề mặt mô nấm khô quả thể nấm và sợi nấm mất nước đột ngột tiêu biến đi sau đó ta mới duy trì tưới ẩm trở lại, khi đó thì sợi nấm rơm từ phía trong sẽ phát triển ăn lên bề mặt Trồng nấm rơm, quả thể ra rất nhỏ và rất nhanh mở ô, năng suất thấp? Năng suất nấm phụ thuộc vào 3 yếu tố: ƒ Giống ƒ Kỹ thuật ƒ Môi trường xung quanh Hiện tượng trên là do nguyên nhân sau: ƒ Để nấm cho năng suất cao thì sinh khối sợi phải lớn, mật độ sợi bao trùm toàn bộ mô nấm ƒ Nhiệt độ: Nhiệt độ vùng giữa đống ủ cần phải đạt được 28-460C trong giai đoạn mô sợi, khi đó sợi nấm có thể đi được vào đến giữa mô, trong trong hợp nhiệt độ vùng giữa mô nấm lớn hơn 460C sợi nấm có xu hướng đi ra, khi đó sợi nấm có thể bện kết ở bề mặt mô trong ngày thứ 5-6, đến ngày thứ 7 thì đã xuất hiện quả thể hình đinh ghim, trong khi sợi nấm cho đủ lớn chưa ăn vào vùng giữa của mô nấm. Khi đó quả thể nấm nhỏ nhanh mở ô, năng suất thấp. ƒ Độ ẩm: nguyên liệu đưa vào vắt mãi mới chảy 1-2 giọt làm cho mô nấm khô, khi đó tưới ẩm vào thì chỉ tưới được cho bề mặt xung quanh, liên kết sợi nấm giữa mô nấm rất kém mật độ sợi nấm rất thưa, phản ứng thuỷ phân cellulose kém. Hiện tượng này làm cho quả thể nấm nhỏ. ƒ Độ thông thoáng: độ thông thoáng kém liên quan đến độ ẩm. Khi đưa nguyên liệu vào kiểm tra độ ẩm không chuẩn nước vắt ra chảy thành dòng, do đó tạo ra hiện tượng yếm khí ở vùng giữa mô nấm làm cho sợi nấm có xu hướng đi ra vùng giữa không có sợi nấm phát triển Cách khắc phục: ƒ Nhiệt độ: do che chắn kín hoặc do mô nện chặt…do đó phải tạo độ xốp và thông thoáng khí cho mô nấm ở giữa bằng cách nhấc mô nấm lên xong lại hạ xuống. Việc này chỉ tiến hành khi sợi nấm tương đối tốt vào khoảng ngày thứ 4 thứ 5. ƒ Độ ẩm: nếu độ ẩm giữa mô nấm khô thì ta cũng phải chọn thời điểm đến ngày thứ 5 dùng các dùi nhọn bằng tre chọc lỗ từ trên xuống sau đó dùng biện pháp tưới tràn, một mặt nước có thể vào nguyên liệu và một mặt có thể bị đẩy ra ngoài. Sau khi tưới tràn thì phải để cho mô nấm thật thông thoáng tránh yếm khí. Tưới tràn bằng ô doa tránh phá vỡ hệ sợi nấm. I. Đặc tính sinh học II. Kỹ thuật nuôi trồng nấm sò Xử lí nguyên liệu Đóng bịch cấy iố Nuôi sợi Chăm sóc thu hái Sơ chế sản phẩm 1. Xử lí nguyên liệu ƒ Nguyên liệu trồng nấm sò rất đa dạng người ta chia làm 2 nhóm: - Rơm rạ, bông phế loại vào mùa nhiệt độ trung bình <= 200C ủ theo phương pháp lên men tự nhiên. - Nhóm nguyên liệu mùn cưa, bã phế loại trồng linh chi, mộc nhĩ, hoặc bông phế loại đã được lưu giữ trong thời gian dài người ta dùng phương pháp thanh trùng bởi nhiệt độ sau khi đã được ủ bằng hình thức lên men tự nhiên. - Nhiệt độ trong đống ủ rơm rạ, bông phế loại có thể lên tới 65-800C đa số tạp khuẩn và nấm gây hại cho nấm sò sẽ bị tiêu diệt. Do đó khi cấy nguyên liệu người ta áp dụng luật số lớn dùng lượng giống nhiều đề lấn áp các tác nhân gây bệnh đối với trường hợp lên men tự nhiên. - Nhóm 2 dùng bông phế loại, mùn cưa, bã phế loại trong trường hợp đó khi ủ nguyên liệu nhiệt độ đống ủ vào khoảng 55-700C, do đó tạp khuẩn và mầm mống bệnh vẫn còn rất nhiều trong nguyên liệu nên khi cấy giống tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao, nên người ta phải hấp nguyên liệu sau khi đóng bịch nhiệt độ cao 1050C. ƒ Nguyên tắc: - Độ ẩm nguyên liệu trước khi cấy giống phải ở ngưỡng 60-62% trong trường hợp mùn cưa và bã phế loại - Nguyên liệu là rơm rạ hoặc bông phế loại độ ẩm trung bình của nguyên liệu từ 65- 67%. Nguyên liệu khi vắt rỉ kẽ tay nhưng không tạo thành giọt. - pH của nguyên liệu: nấm sò thích nghi trong môi trường kiềm yếu, nấm sò có khả năng điều chỉnh pH, nấm sò phát triển trong môi trường pH 7-8,5 - Trong trường hợp vô trùng tuyệt đối nguyên liệu thì giống chỉ cần cấy một lớp trên bề mặt - Trường hợp ủ theo hình thức lên men tự nhiên thì giống phải cấy từ 3-4 lớp tuỳ theo kích thước của túi. - Tỷ lệ giống cấy trung bình từ 40-50kg trên 1 tấn nguyên liệu 2. Đóng bịch ƒ Kích thước của túi phụ thuộc vào 3 yếu tố: - Loại nguyên liệu - Điều kiện thời tiết - Phụ thuộc vào phương pháp thanh trùng ƒ Trường hợp nguyên liệu là rơm rạ thì kích thước của túi ở dạng 30x40cm ở thời điểm nắng nóng, vào thời điểm lạnh kích thước túi 35x45cm. ƒ Trường hợp nguyên liệu là bông phế loại người ta dùng loại túi có kích thước 25x35cm, vào thời điểm nắng nóng trọng lọng bịch 1,4kg, thời điểm lạnh trọng lượng bịch 1,7-1,8kg ƒ Nguyên liệu là mùn cưa hoặc bã phế loại người ta dùng túi có kích thước 19x37cm, trọng lượng của bịch 1,3-1,5kg 3. Giai đoạn nuôi sợi ƒ Nhà xưởng dùng để nuôi sợi yêu cầu: - Thông thoáng tốt, ánh sáng yếu, khô ráo, được thanh trùng trước mỗi lần ươm bịch ƒ Phương pháp đặt bịch trong nhà ươm tuỳ từng điều kiện thời tiết mà khoảng cách bịch cách bịch là khác nhau, vào thời điểm lạnh nhiệt độ trung bình dưới 200C các bịch đặt sát nhau, trong trường hợp nhiệt độ cao trên 200C khoảng cách bịch cách bịch 3cm ƒ Giai đoạn nuôi sợi duy trì khoảng 17-25 ngày tuỳ thuộc vào từng chủng loại nguyên liệu từng kích thước túi. Khi chúng ta quan sát thấy hệ sợi đã bao phủ kín hết bịch nguyên liệu thì ta để thêm khoảng 2 ngày cho sợi nấm thuần thục. ƒ Những biểu hiện bất thường diễn ra trong giai đoạn ươm: • Nhiễm mốc - Dạng nhiễm mốc: nhiễm mốc trên bề mặt bịch nguyên nhân ∗ Do nút bông bị ướt ∗ Do các thao tác cấy, hoặc điều kiện của vùng đóng bịch cấy giống bị ô nhiễm ∗ Do lán xưởng ươm bịch nhiễm bệnh - Nhiễm mốc điểm ở xung quanh bịch thường xảy ra với hiện tượng thủng túi. Nếu thủng vào vùng cấy giống làm cho giống nấm bị nhiễm mốc - Nhiễm mốc toàn bộ bịch: liên quan đến môi trường của nhà ươm bịch bất lợi về nhiệt, về mức độ thông thoáng. Nếu nhiệt độ trong nhà ươm vượt lên quá cao trên 300C kéo dài,.. làm cho sợi nấm sinh trưởng kém ∗ Trong quá trình thao tác cấy giống lấy phải các bịch đã bị nhiễm mốc • Sau khi cấy giống khoảng 3-5 ngày hiện tượng sợi nấm co lại đặc biệt là vùng ở dưới đáy bịch, do 2 nguyên nhân chính ∗ Do độ ẩm nguyên liệu quá cao ∗ Do độ nén của người đóng bịch quá chặt do đó vùng dưới đáy bịch yếm khí trầm trọng sợi nấm co lại và chết. Khi đó dùng đũa nhọn tạo lỗ nhiều ở gần đáy bịch rút nước ra khỏi bịch và làm cho môi trường thông khí tốt. 4. Chăm sóc và thu hái ƒ Nhà xưởng chăm sóc thu hái yêu cầu: sạch, thông thoáng tốt, kín gió, độ ẩm cao, ánh sáng đủ người bình thường đọc sách (ánh sáng tán xạ), nhiệt độ duy trì dưới 300C ƒ Những điểm lưu y trong quá trình chăm sóc: - Thời điểm trước khi nấm ra: không nên tưới trực tiếp vào bịch mà chủ yếu xả nước xuống nền để giữ ẩm và đồng thời chống hiện tượng gió, để những vết rạch đỡ bị mất nước. - Khi nấm bắt đầu ra quả thể: người ta phải tăng cường, tăng số lần tưới phun sương mù trực tiếp vào vùng ra quả thể sao cho cánh nấm đủ nước nhưng nước không ngấm vào trong bịch. Tưới trên giàn treo cho nước bám vào dây treo để cho nước rơi thành giọt từ trên rơi xuống. Số lần tưới trong ngày theo quan sát cánh nấm, nếu cánh nấm se khô thì phải tưới nước. - Thời điểm hái nấm: hái vào thời điểm đường kính mũ nấm phải dưới 4cm, nhưng tâm mũ nấm vẫn còn chúi xuống. Phải ngừng tưới trước khi hái từ 4-6h. - Hái nấm già khi bào từ nấm phát tán ra môi trường có những bất lợi: ∗ Nấm dai, có mùi hôi ∗ Do bào tử phát tán quá nhiều khi người hái hít phải bào tử ho khó thở, tức ngực ∗ Môi trường trồng nấm sò nhanh bị ô nhiễm do bào tử bám vào môi trường chết làm dinh dưỡng cho các tạp khuẩn dẫn đến các tạp khuẩn phát triển vào trong nhà trồng nấm. ∗ … 5. Sơ chế sản phẩm Khi vào nhà nấm đã rạch bịch hàng tuần có hiện tượng các vết rạch chuyển sang màu vàng thấy một số bịch có ra quả thể nhưng quả thể không lớn. Người nông dân khẳng định do giống có vấn đề? Giải thích tại sao, cách khắc phục. ƒ Lựa chọn thời điểm rạch không thích hợp vùng hình thành mô sẹo là vùng cấy giống sợi nấm ở đây dài nhất. Khi rạch bịch đa số người nông dân rạch ở chỗ mật độ rày đặc vùng có mô sẹo ƒ Sau khi rạch xong không được tưới trực tiếp nếu tưới nước trực tiếp hoặc nước ngấm vào sẽ bị nhiễm khuẩn ƒ Khi rạch bịch rạch nhẹ không đạt yêu cầu, khi rạch xong vết rạch khép vào tạo thành vùng yếm khí ƒ Bị gió lùa: rạch xong để thông thoáng hoàn toàn gió lùa vào vết rạch bị khô, sợi nấm mất nước đột ngột ƒ Có những trường hợp, rạch vào chỗ đọng nước (bịch nén không đều tạo thành những vùng gọi là túi đựng nước) làm cho chỗ rạch chuyển sang màu vàng. ƒ Khắc phục bằng cách rạch lại nhưng tuỳ từng trường hợp mà chọn vị trí rạch: Khi thu hái nấm sò bình thường quả thể nấm chân ngắn, mập, mũ dày nấm ngon. Có những trường hợp chân dài, mũ nở. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên và cách khắc phục. ƒ Do thiếu không khí, mật độ của bịch nấm trong một diện tích quá dày, hoặc mật độ cánh lớn trong một cụm nấm quá lớn, quá dầy, làm cho cánh nấm vươn ra chân dài ra cánh nấm xốp nhẹ. ƒ Thiếu dinh dưỡng lần thu đầu tiên cánh nấm to, các lần thu hái tiếp theo… ƒ Cung cấp độ ẩm không cần đối: nấm cần độ ẩm không khí cao chứ không cần nước do đó cần phải hạn chế khả năng mất nước đột ngột của nấm, cần phải tưới nước xuống nên nhà xưởng cung cấp đủ độ ẩm cho nấm. Ngoài ra còn có tác dụng giảm nhiệt độ. CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM MỠ I. Đặc tính sinh học ƒ Nhiệt độ: đối với nấm mỡ pha nuôi sợi nhiệt độ cho hệ sợi sinh trưởng phát triển bình thường 18-280C, thời điểm ra quả thể bình thường từ 13-200C. Nếu nóng kéo dài liên tục hoặc lạnh kéo dài liên tục thì nuôi trồng nấm mỡ gặp bất lợi, do nhiệt độ thích hợp cho 2 pha là khác nhau. Nếu nóng kéo dài liên tục thì nhiệt độ cho giai đoạn nuôi sợi gặp thuận lợi nhưng đối với giai đoạn ra quả thể gặp khó khăn. Quả thể nấm mỡ ra lần đầu tiên rất tốt nhưng lần thứ 2, 3 cần phải có giai đoạn tích tụ ở giai đoạn hệ sợi, nếu nhiệt độ kéo dài nấm ra quả thể nhỏ, chân dài, chất lượng kém. Để nuôi trồng nấm mỡ tốt thì 2 giai đoạn nuôi trồng hệ sợi và quả thể phải xen kẽ với nhau. ƒ Độ ẩm: - Độ ẩm nguyên liệu: tùy theo chất loại nguyên liệu, mùn cưa 60-62%, bông phế loại 65-67%, độ ẩm nguyên liệu 68-72% - Độ ẩm không khí: ∗ Pha sợi: độ ẩm không khí tốt nhất tốt nhất là 65-80%, xét vào thời điểm nhiệt độ trung bình lớn hơn 200C nấm không ra quả độ ẩm không khí ở ngưỡng này tốt nhất ∗ Pha ra quả thể cần độ ẩm không khí cao từ 85-90%, áp dụng cho trường hợp nhiệt độ nhỏ hơn 180C ƒ Độ thông thoáng - Giai đoạn nuôi sợi < 0.2% - Giai đoạn quả thể < 0.1% ƒ Ánh sáng: bình thường cần ánh sáng tối, càng tốt càng tốt ƒ pH nguyên liệu: môi trường trung tính khoảng 6.5-7.5 ƒ Dinh dưỡng: nấm mỡ sử dụng cellulose ở trạng thái gián tiếp, trong công nghệ có thời gian ủ nguyên liệu tương đối dài. II. Thời vụ ƒ Thời điểm cấy giống: thông thường bắt đầu từ 11-11 đến 15-12, thời gian ủ nguyên liệu tiến hành trước khoảng 25 ngày bắt đầu từ 5-10 cho đến 20-11. ƒ Thời gian thu hái thường khoảng 1-12 cho đến 15-4 III. Kỹ thuật nuôi trồng Xử lý nguyên liệu Vào luống, cấy giống Chăm sóc, nuôi sợi Phủ đất Chăm sóc, thu hái Sơ chế, sản phẩm 1. Xử lý nguyên liệu ƒ Lên men chính - Công thức bổ sung phụ gia: đạm ure, supe, bột nhẹ bổ sung theo từng giai đoạn, đến lần đảo thứ ba bổ sung thêm supe lân, lần đảo thứ 4 không bổ sung thêm phụ gia - Số lần ủ đảo - Lượng nguyên liệu trên lần ủ - Diễn biến về nhiệt, pH của nguyên liệu - Chất lượng sau khi lên men chính ƒ Lên men phụ: trước đây người ta lên men phụ ngay tại lán xưởng, sau khi kết thúc lên men chính người ta vào luống khoảng 30cm, sau khi lên men phụ 1 tuần mới bắt đầu cấy giống. Hạn chế sau khi lên men phụ xong một lỡ nguyên liệu vào các luống khác để cấy giống thì mất nhiều công. Nếu cứ để chiều cao 30cm để cấy giống hết vụ giống thì lượng nguyên liệu nấm sử dụng 40%, năng suất trước đây thấp 15%. - Hiện nay người ta lên men phụ: giải quyết: giải phóng tối ưu nhất hàm lượng NH3 trong nguyên liệu - Tạo môi trường tối ưu cho xạ khuẩn hoạt động tốt nhất là nguồn dinh dưỡng cho quá trình phát triển của nấm về sau - Lên men phụ hiệu chỉnh độ ẩm cần thiết - Tiêu diệt tương đối triệt để các tạp khuẩn, nấm dại bất lợi đối với nấm mỡ. - Cách lên men phụ hiện nay: ∗ Kích thước của đống ủ lên men phụ. Nếu đống ủ lên men phụ cao quá rộng quá thì nhiệt độ cao trên 650C hạn chế quá trình phát triển của xạ khuẩn, nên người ta tính toán để nhiệt độ trung bình đạ 55-650C. Người ta xác định độ rộng của đống ủ lên men phụ trung bình 1,2m, chiều cao trung bình khoảng 0.8m, giữa đống ủ lên men phải có hàng ống thông khí trung bình 1-1.2m lại cắm một cọc, dưới chân đống ủ có kệ. Người ta chỉ dùng tay để ấn chặt xung quanh ở giữa để xốp thoáng, để giải phóng khí tốt giúp cho vi sinh vật hoạt động tốt chận kệ phải để hở. ∗ Độ ẩm: độ ẩm ở giai đoạn lên men phụ khống chế trung bình khoảng 72%, kiểm tra bằng cách vắt mạnh nước chảy thành giọt đứt đoạn. ∗ Muốn có độ xốp tốt nguyên liệu phải được làm tơi ∗ Khi ủ lên men phụ phải thường xuyên kiểm tra: nhiệt ở giữa đống nguyên liệu, nếu nhiệt độ ở ngưỡng dưới 650C đạt yêu cầu, nếu trên 650C ta lại phải đảo lại đống và lên men phụ lại. Kiểm tra về mùi: khi không còn mùi khai ở các vị trí khác nhau thì kết thúc giai đoạn lên men phụ. Kiểm tra về xạ khuẩn nếu đống ủ len phụ dỡ ra quan sát có lớp màu trắng cả ở giữa và bên ngoài thì đạt yêu cầu. Nếu ở giữa có mà ngoài không có thì hoặc là độ thông thoáng kém hoặc nhiệt độ quá cao. ∗ Thời gian lên men phụ kéo dài trung bình từ 4-7 ngày tùy thuộc vào chất lượng nguyên liệu. Trong thực tế sản xuất có những đống ủ ngày vào luống có mùi khai, không có xạ khuẩn, đống nguyên liệu đen, có nấm mực phát triển mạnh. Giải quyết vấn đề? ƒ Yếm khí ƒ Xạ khuẩn kém ƒ pH thấp ƒ Rũ tơi đống nguyên liệu điều chỉnh lại độ ẩm để giải phóng hết các khí độc, rũ tơi kết hợp với để nguội ƒ Bắt buộc phải kiểm tra độ pH, độ pH dao động trong khoảng 5,5-7. ƒ Để xạ khuẩn hoạt động tốt, nguyên liệu không có màu đen chúng ta bổ sung bột nhẹ lượng bột nhẹ thường bổ sung vào nguyên liệu trung bình 15-20kg/tấn nguyên liệu và tiến hành lên men phụ lại. Lên men phụ lại càng để tơi xốp càng tốt, không nên để đống cao quá, rộng quá, làm sao cho đống nguyên liệu càng thông thoáng càng tốt. Bắt đầu vào ngày thứ 2, 3, 4 bắt đầu kiểm tra nhiệt độ, xạ khuẩn, thời gian kéo dài 3-5 ngày thì đống ủ sẽ không còn mùi, hết màu, và có xạ khuẩn trở lại. ƒ 1 tấn rơm để trồng nấm rơm khi đống rơm ủ xong đạt 3,2 tấn, sau khi trồng nấm rơm xong thu được 1.6 tấn bã phế loại độ ẩm 72%, khi ở độ ẩm khô 400kg. ƒ Nấm mỡ 1 tấn rơm khô khi ủ xong trung bình đạt 2,6 tấn đủ ẩm, lúc thu hoạch được 1.2 tấn bã phế loại ở độ ẩm 70%, tương đương 280kg bã khô. 1 tấn nguyên liệu đạt 550 kg nấm mỡ tươi. Theo lý thuyết trồng nấm rơm trên rơm rạ khô cho năng suất cao hơn, nhưng trong thực tế trồng nấm mỡ trên nguyên liệu rơm rạ đã trồng nấm rơm có năng suất tương đương với trồng trên rơm rạ khô. ƒ Khi ủ nguyên liệu nhiệt độ ngoài trời là 370C thì 3 ngày đạt nhiệt độ 750C ở giữa đống ủ, …nhiệt độ ngoại cảnh không ảnh hưởng nhiều đến đống ủ. 2. Vào luống, cấy giống ƒ Nhà xưởng phải được vệ sinh thanh trùng trước khi đưa nguyên liệu vào ƒ Diện tích sử dụng trung bình 40m2 thiết diện trên 1 tấn nguyên liệu ƒ Độ cao của luống nguyên liệu 12-15cm ƒ Khi vào luống thì độ nén của đống nguyên liệu chặt và phải phẳng mặt ƒ Khi vào luống kiểm tra nhiệt độ, kiểm tra mùi khai và độ ẩm trước khi cấy giống, nhiệt độ dưới 280C có thể cấy giống, không còn mùi khai độ ẩm trung bình phải đạt 70%, thời gian vào luống cho đến khi cấy giống tốt nhất là 1-3 ngày. ƒ Giống nấm sử dụng: lượng trung bình dùng 0.4kg/m2 trung bình 15kg trên 1 tấn nguyên liệu, tuổi của giống trung bình từ 32-45 ngày tuổi. Đối với giống nấm có mùi thơm đặc trưng không có mùi chua, không bị nhiễm mốc. Mật độ hệ sợi phân bố đồng đều, màu sắc của giống nấm có màu trắng đặc trưng. ƒ Lớp nguyên liệu từ 12-15cm, lớp giống phân bố trên bề mặt từ 2-5cm, khi cấy giống xong tuyệt đối không có hạt giống nào nổi trên bề mặt, không có giống sâu quá xuống dưới mà chỉ phân bố đều ở vùng 2-5cm. Giống nổi trên bề mặt hạt giống khô chết và bị nhiễm mốc, không bị khô bị ướt quá do tưới ẩm sẽ bị chết, lớp 2-5cm là lớp bảo vệ hạt giống. Trong trường hợp cấy sâu quá nhiệt độ cao > 280C giống sẽ suy yếu dần và chết ƒ Cấy giống xong chăm sóc nuôi sợi 15 ngày đầu đây là giai đoạn quan trọng nhất, trong 3 ngày đầu không tưới. Nếu lán xưởng thông thoáng quá thì nấm sẽ bị khô nên không để gió lùa vào nhà trồng nấm. Sau 3 ngày đến ngày thứ 4 khi kiểm tra thấy sợi nấm sợi bung ra và bắt đầu bám vào nguyên liệu thì ta có thể tưới phun sương mù nhẹ để giữ ẩm trên bề mặt, nhưng tuyệt đối không để nước ngấm thành từng giọt vào vùng cấy giống. Việc duy trì độ ẩm như trên kéo dài liên tục cho tới ngày thứ 15 khi đó sinh khối sợi đã đủ lớn và sợi nấm đã bám vào lớp nguyên liệu trên bề mặt ta tiến hành phủ đất trồng nấm mỡ. Trong 15 ngày nuôi sợi đến ngày thứ 7-8 xuất hiện những đám mốc trắng, một số có thể mốc điểm, mốc xanh. ƒ Trong quá trình ủ nguyên qua giai đoạn lên men chính và lên men phụ không đồng đều, về cơ bản hết mùi khai có những vùng có mùi khai có những vùng có chỗ ướt quá dẫn tới nhiệt độ các vùng này cao, yếm khí xuất hiện những đám mốc trắng. Mốc xanh đã bị nhiễm lẫn với giống khi cấy giống có những điểm bị mốc xanh. Nhiệt độ vào thời điểm 280C, nếu nhiệt độ cao 320C các giống phía dưới bị chết và hình thành mốc xanh. ƒ Trong trường hợp có những đám mốc trắngt hì khoanh vùng những đám mốc trắng không tưới nước vào đó để cho nấm trắng chết khô hết và chuyển sang màu vàng và bay đi mất. Từ bên dưới sợi nấm sẽ phát triển lên. Đối với mốc xanh để lớp bảo vệ 2cm khô sau đó tiến hành bóc lớp 2cm đó ra và trơ ra những vùng mốc xanh, dùng nước vôi chấm vào những vùng mốc xanh (đánh dấu những vùng mốc xanh), sau khi chấm nước vôi dùng chậu nước đi đến đâu bốc vùng có mốc xanh bỏ vào chậu nước chống phát tán, cuối cùng đậy trở lại lớp bảo vệ duy trì tưới ẩm bình thường để mặt tương đối thoáng, vùng sợi đang phát triển tốt bên cạnh sẽ phát triển tiếp ƒ Mốc xanh toàn bộ: nhiệt độ cao 310C, nấm mốc chết toàn bộ bị mốc xanh, khi có nhiều khí độc NH3 mà vẫn cấy giống làm cho giống chết bị mốc xanh toàn bộ. Trường hợp này ta xử lý bằng cách dỡ hết đống nguyên liệu ra phía ngoài rong tơi nguyên liệu, nhà trồng nấm mỡ thanh trùng lại, nguyên liệu được tiến hành lên men phụ lại, trong quá trình lên men phụ lại phải bổ sung bột nhẹ trung bình 15-20kg/tấn nguyên liệu, nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt mầm mống bệnh, thời gian lên men phụ kéo dài 5-7 ngày sau đó vào luống cấy giống lại. ƒ Vấn đề lựa chọn đất phủ phải có kết cấu viên, trong đất phủ phải có hàm lượng khoáng cao và mật độ vi sinh vật cao, những đất phủ này không phải ở vùng ô nhiễm nặng. Hiện nay đất phủ được lựa chọn tương đối phổ biến là đất màu ở tầng canh tác. Lượng đất phủ trung bình sử dụng 20-30kg đất phủ khô/1m2, tương ứng với độ dày của lớp đát phủ trên bề mặt luống 3cm, đường kính của 1 viên đất 0.4-1.5cm. ƒ Nếu đất phủ mà là đất chua có độ pH dưới 6.5 thì ta phải bổ sung thêm bột nhẹ vào đất phủ để hiệu chỉnh pH đất phủ 7. 5. Chăm sóc sau khi phủ đất ƒ Phải bổ sung từ từ độ ẩm vào đất phủ bằng cách tưới phun sương mù nhiều lần trong ngày, thời gian bổ sung độ ẩm đủ cho đất phủ kéo dài khoảng 3 ngày. Khi tưới nhiều nước quá đất phủ bị vỡ ra tạo thành váng trên bề mặt dẫn đến hiện tượng yếm khi sợi nấm không thể bám vào lớp đất phủ được. Nếu tưới 1 tuần sau mới đủ ẩm thì nước từ nguyên liệu di chuyển lên lớp đất phủ thì sợi nấm trong nguyên liệu sẽ bị chết. ƒ Bắt đầu từ ngày thứ 4 trở đi, chỉ duy trì độ ẩm cho bề mặt lớp đất phủ 1-2 ngày mới tưới nhẹ 1 lần. Sau 15 ngày nếu gặp được điều kiện thời tiết thuận lợi nhiệt độ < 180C kéo dài thì nấm bắt đầu ra quả thể. Nếu nhiệt độ > 200C nếu vẫn ở dạng sợi không phát triển thành dạng quả thể 6. Giai đoạn chăm sóc thu hái ƒ Sau ngày 15 nhiệt độ lớn hơn 200C tạo độ thoáng cho nhà trồng nấm hạn chế tối đa việc tưới nước vào nấm. Sợi nấm kéo dài nấm không ra quả thể, nấm dễ bị bệnh bã đậu. ƒ Khi thời tiết < 180C ta phải mở hết các cửa cải thiện môi trường - Tích cực cung cấp độ ẩm bằng cách tưới phun sương mù nhiều lần - Đồng thời chúng ta giữ độ thoáng cho nhà trồng nấm 1 ngày. - Sau 1 ngày ta mới tiến hành đóng cửa các nhà trồng nấm lại không cho gió lùa trực tiếp. Nấm sẽ nhanh chóng hình thành quả thể. - Khi nấm đã hình thành quả thể: thời điểm bắt đầu ra quả ta phải tăng số lần tưới trong ngày để tạo độ ẩm không khí và giữ đủ ẩm cho đất phủ. Sau khoảng 3-4 ngày thì nấm mỡ bắt đầu cho thu hái. - Người ta xác định tuổi hái nấm mỡ là chiều cao chân nấm mỡ. Chiều cao lớp đất phủ đến 0.5cm thì tiến hành thu hái. - Thời gian thu hoạch một đợt phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu một đợt lạnh kéo dài thì thời gian thu hoạch kéo dài, kết thúc của một đợt lạnh có hiện tượng nóng dần lên kết hợp với việc mang hơi nước quả thể nấm nhanh chóng nở ô và chân cao dễ bị bệnh. Khi nhiệt độ trung bình lớn hơn 200C chúng ta phải nhanh chóng hái hết quả thể nấm, bởi vì khi nhiệt độ > 200C quả thể nấm chuyển sang màu vàng và chết dễ bị nhiễm mốc. - Sau khi hái thì cần phải làm vệ sinh: nhặt bỏ chân nấm, quả thể nấm bị chết. Sau đó có một đợt nhiệt độ tăng 200C có thể lên tới 300C trong khoảng nhiệt độ này để sợi nấm tích lũy đủ dinh dưỡng việc đầu tiên là phải tạo thoáng nhà trồng nấm, hạn chế tối đa việc tưới nước để bề mặt lớp đất phủ se khô hạn chế bệnh tấn công. Đây là thời điểm để sợi nấm để tích tụ dinh dưỡng phía dưới chờ đợt lạnh tiếp theo cung cấp đủ ẩm để thu hoạch đợt 2. - Có trường hợp nấm đang ra gặp nhiệt độ tăng cao hái nấm, nhặt hết các quả thể nấm do quả thể nấm nhanh chóng chuyển sang màu vàng, nhặt càng sớm càng tốt. Sau khoảng 2 ngày nấm sẽ bị thối nếu không nhặt kịp thời. - Trong trường hợp thu hái lặp đi lặp lại nhiều lần trung bình năng suất khoảng 15-20% (thu hoạch 2-3 đợt) sẽ có hiện tượng: - Luống nấm mỡ bị lún dần - Nguyên liệu ở phía dưới có độ xốp, thậm chí thiếu ẩm. Chúng ta lựa chọn vào thời điểm hết nấm làm công tác vệ sinh sạch bề mặt, bước 2 nén đều bề mặt luống nấm Æ sau khi nén dễ bí dùng cào nhỏ xới để tạo ra độ thông thoáng xới sâu xuống phần nguyên liệu để kích thích cho sự phân nhánh của hệ sợi Æ bổ sung thêm đất phủ, lượng đất phủ bổ sung thường 3-5 kg/1m2 bắt đầu đợt lạnh tới nấm tiếp tục cho ra đợt mới năng suất cao chất lượng tốt. - Tóm lại năng suất của nấm mỡ đạt trung bình 300-400kg nấm tươi/tấn nguyên liệu với thời gian thu hoạch khoảng 2.5-3 tháng phụ thuộc vào điều kiện thời tiết - Đất phủ cung cấp khoáng, tạo độ thoáng, CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG MỘC NHĨ TRÊN GỖ I. Đặc tính sinh học ƒ Mộc nhĩ là loại nấm chịu nhiệt, mọc ở mùa mưa đầu tháng 4. Trong thực tế sản xuất người ta chia làm 2 dạng: mộc nhĩ sản xuất trên mùn cưa trồng chủ yếu ở vụ thu đông, thời điểm tháng 4 tháng 8 người ta thường không trồng mộc nhĩ trên mùn cưa do dễ gặp bệnh, côn trùng II. Thời vụ ƒ Mộc nhĩ trên gỗ nuôi trồng chủ yếu vào thời điểm 15-2 đến 15-4 ƒ Khi thác cành cây trồng gỗ thời điểm này mộc nhĩ phát triển tốt nhất năng suất cao. ƒ Mộc nhĩ trồng trên gỗ có thể thu được 2-3 năm III. Kỹ thuật nuôi trồng Xử lý gỗ Cấy giống Nuôi sợi Chăm sóc, thu hái 1. Xử lý gỗ ƒ Gỗ còn tươi những mất sức đề kháng. Các chủng gỗ trồng tốt, như sung, mít, bồ đề, ngái…Những loại gỗ có nhựa mủ màu trắng, không có tinh dầu ƒ Chọn các loại gỗ có đường kính trung bình từ khoảng 7-20cm ƒ Khi khai thác gỗ giữ nguyên vỏ, bảo vệ chống tác nhân gây bệnh giữ ẩm và làm giá đỡ cho quả thể phát triển ƒ Khi cắt gỗ thành từng đoạn với chiều dài từ khoảng 1-1.5m, người ta dùng nước vôi đặc nhúng vào 2 đầu vết cắt và chấm nước vôi vào những vùng mất vỏ chống nấm mốc tấn công ƒ Thời gian để gỗ cho đến khi cấy giống phụ thuộc vào từng chủng loại gỗ và kích thước của gỗ. Có những loại gỗ vỏ dầy lượng nhựa mủ trong gỗ lớn để thời gian dài. Tuy nhiên quan trọng nhất là độ ẩm trong thân gỗ cần phải đảm bảo ở ngưỡng 47- 55%. Lấy búa bổ vào thân gỗ thấy nước gỉ ướt vành lỗ những không đọng thành vũng ở dưới đáy lỗ thì độ ẩm đạt yêu cầu. Thời gian bắt đầu từ khi khai thác gỗ cho đến khi cấy giống từ 3-10 ngày. Khi khai thác gỗ muốn trồng ngay, người ta phơi gỗ: làm cho vỏ thân gỗ bung ra và thân gỗ không được bảo vệ Tại sao lại phải trồng trên gỗ tươi (so với ngoài tự nhiên mộc nhĩ mọc được trên gỗ mục): Gỗ tươi trồng mộc nhĩ đảm bảo các yếu tố: có lớp vỏ bảo vệ tốt, có độ ẩm lý tưởng đó là độ ẩm của nước sạch trong thân gỗ, có chất dinh dưỡng hòa tan. Gỗ mục ẩm ở phía bề ngoài có nhiều tác nhân gây bệnh. 2. Cấy giống ƒ Vấn đề giống: giống mộc nhĩ để trồng trên thân gỗ là giống làm trên cơ chất mùn cưa, với cơ chất này tuổi của giống thường 30-40 ngày tuổi. Những túi giống mộc nhĩ phải chưa có mầm mống quả thể, giống không bị mốc không có mùi chua, không bị lẫn sợi lạ. Tỷ lệ trung bình 1m3 khối gỗ dùng 3-3.5kg giống. ƒ Vấn đề tạo lỗ vào thân gỗ có vai trò rất lớn quyết định năng suất của mộc nhĩ. Độ sâu của lỗ > 1.5cm tính từ sau lớp vỏ, nếu quá 1.5cm khi cấy giống vào lượng giống phải đủ lớn đến ăn vào bên trong, quan trọng nhất ở thời kỳ nuôi sợi sợi nấm phải ăn vào phía bên trong, nếu đục lỗ nông sợi nấm ở ngang, bề mặt. ƒ Mật độ trung bình lỗ này cách lỗ kia 12cm, hàng này cách hàng kia 7-9cm ƒ Khi tạo lỗ tạo lỗ xong thân gỗ nào cấy giống luôn để hạn chế việc mất ẩm của gỗ và các tạp khuẩn tấn công vào lỗ. ƒ Khi cấy giống bẻ giống nấm thành những viên để cho vào các lỗ lượng giống cho vào khoảng 3/4 lỗ, ở phía trên cắt mỏng phoi gỗ để đậy lên phía trên, dùng xi măng đặc bịt kín lỗ, ngăn cản côn trùng (kiến) tấn công và ăn sợi, giữ ẩm cho phần giống ở phía bên trong 3. Nuôi sợi ƒ Sau khi cấy giống gỗ chuyển vào trong lán xưởng và xếp thành từng khối (xếp dọc, xếp ngang) yêu cầu khối gỗ xếp có chiều cao không quá 1.5m. Sau khi xếp xong dùng nilon quây kín xung quanh khối gỗ xếp. Trên bề có thể dùng lưới đen đậy lên để chống mất ẩm. ƒ Thời gian ươm duy trì trung bình khoảng 1 tháng, trong giai đoạn ươm gỗ hàng ngày dùng vòi phun tưới nhẹ lên làm ẩm lớp lưới đen. Mục đích chính chống mất ẩm cho thân gỗ, sau 15 ngày ta tiến hành đảo lại đống gỗ 1 lần, hình thức đảo gỗ bên trong cho ra ngoài, ngoài vào trong, trên xuống dưới, dưới lên trên, mỗi khúc gỗ phải xoay một góc 900, làm cho những tia sợi phân bố một cách đồng đều, sau 1 tháng ươm gỗ bắt đầu kiểm tra thấy những sợi mộc nhĩ bện kết lại thành những nụ nhỏ màu trắng chuyển thành màu hồng phân bố đồng đều ở vỏ gỗ chuyển sang giai đoạn chăm sóc. 4. Chăm sóc, thu hái ƒ Vệ sinh vỏ gỗ, tất cả các khúc gỗ sau khi ươm được rửa sạch vỏ gỗ và chuyển vào lán xưởng dựng lên thành từng hàng, luống. Hàng ngày duy trì ẩm bề mặt vỏ gỗ, trong trường hợp mộc nhĩ phát triển nhanh trong môi trường có độ ẩm cao, kín gió và có độ thông thoáng tốt. Khi những cánh mộc nhĩ phát triển một cách cực đại và bắt đầu ở những viền ngoài mũ có những nếp nhăn thì ta có thể hái được những cánh đó (mộc nhĩ trồng trên gỗ hái tỉa) ƒ Sau khi hái mộc nhĩ sau 1-2 đợt 50% ở phía dưới phát triển tốt, 50% ở phía trên phát triển kém, do đó sau 1-2 lần thu hái chọn những thân gỗ không còn đủ ẩm đảo lại đầu gỗ ƒ Trong quá trình thu hái có những hiện tượng những cây gỗ xuất hiện bệnh (bệnh thối nhũn, bệnh nhiễm mốc trên bề mặt quả thể, bệnh rễ tre trên bề mặt thân gỗ xuất hiện nấm rễ trên ăn ngoằn ngoèo trên bề mặt). Khi gặp phải những bệnh trên ta cách ly ngay các khúc gỗ đó ra, đem những khúc gỗ vào nước sạch lấy bàn chải đánh sạch lớp vỏ tiến hành phơi ở ngoài nắng để cho vỏ gỗ khô toàn bộ nấm mốc, mang khúc gỗ trở lại trong nước để ngâm trong khoảng thời gian 2-3 tiếng, khúc gỗ lấy lại được độ và chuyển vào khu vực chăm sóc cho ra đợt mới. ƒ Khi chúng ta gặp điều kiện thuận lợi nhiệt độ trung bình 20-280C, nấm mộc nhĩ ra liên tục hết đợt này đến đợt khác, có dấu hiện nguồn dinh dưỡng cạn kiệt, cánh mộc nhĩ mỏng có màu phớt trắng, tiến hành ngừng thu hái mang các khúc này rửa sạch để cho ráo vỏ xếp lại thành khối như giai đoạn ươm gỗ, thời gian để gỗ khi khoảng 15-20 ngày. Mục đích để cho tích tụ dinh dưỡng, sau thời gian đó chuyển gỗ về nhà xưởng duy trì tưới ẩm cho ra đợt mới. ƒ Đối với những loại gỗ có đường kính trên 12cm, sau một vụ thu hoạch sẽ không hết, vào thời điểm nhiệt độ trung bình dưới 200C, các khúc gỗ này sẽ được rửa sạch để ráo vỏ xếp lại thành khối dùng nilon đậy kín lại, đây là thời điểm để cho gỗ nghỉ vào mùa xuân nhiệt độ trung bình trên 200C đem ngâm vào trong nước 8-12h, chuyển vào lán xưởng tiếp tục chăm sóc để cho nấm ra những đợt mới. ƒ Năng suất trung bình mộc nhĩ trên gỗ đạt 20kg trên 1m3 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SẢN XUẤT Ngày cấy giống Tên giống Cấp 3 hoặc cấp 2 Ngày nuôi trồng Ghi chú Nấm rơm (Vt, V1, V2, V115) 3/5-3/9 15/5-15/9 ∗ Giống nấm rơm sau khi hệ sợi ăn kín đáy túi được ít nhất là 2 ngày tương ứng với 12 ngày tuổi thì giống đến thời điểm nuôi trồng, thời hạn sử dụng của giống này kéo dài trung bình là 5 ngày trong điều kiện bình thường. ∗ Nếu bảo quản giống nấm rơm ở nhiệt độ 15-200C thì thời hạn sử dụng kéo dài từ 15-20 ngày ∗ Giống nấm rơm già có biểu hiện toàn bộ phần giống ở xung quanh túi chuyển hết từ màu nâu đỏ sang màu nâu đen thì không làm. Nấm sò (F1, F2,.. màu trắng, chịu nhiệt, Hy1.. có màu tím, chịu nhiệt độ trung bình 15- 250C, OSI, OSI1 màu xám lông chuột, cánh đơn, chịu lạnh nhiệt độ trung bình 13- 220C 28/7-28/3 15/8-15/4 ∗ Giống nấm sò khi hệ sợi ăn kín đáy túi được 2 ngày trở lên 17 ngày tuổi thì giống đến tuổi nuôi trồng, thời hạn sử dụng của giống nấm sò kéo dài được 7 ngày trong điều kiện bình thường ∗ Nếu bảo quản giống nấm sò ở nhiệt độ 5-100C thời hạn sử dụng kéo dài 30-45 ngày Trước khi mang giống nấm sò này ra nuôi trồng đưa về điều kiện bình thường 2-3 ngày để sợi nấm phục hồi ∗ Giống già có biểu hiện toàn bộ xung quanh túi xuất hiện những lớp màng dai cứng và chuyển sang màu vàng Nấm mỡ AI, ATQ, AL, AL1 1/10-10/11 5/11-5/12 ∗ Giống nấm mỡ khi hệ sợi ăn kín đáy túi trung bình khoảng 4 ngày (35 ngày tuổi giống đến tuổi nuôi trồng). thời hạn sử dụng của giống kéo dài trung bình khoảng 15 ngày trong điều kiện bình thường ∗ Giống nấm mỡ bảo quản ở nhiệt độ 5-100C thời gian bảo quản có thể kéo dài 3 tháng. Trước khi mang giống bảo quản ra nuôi trồng đưa về điều kiện bình thường trước đó khoảng 2-3 ngày ∗ Giống nấm mỡ già có biểu hiện sợi nấm bện kết lại xung quanh túi trở thành sợi khổng lồ và chuyển dần từ màu trắng sang màu nâu Mộc nhĩ Au, Au 1 loại mộc nhĩ có màu đen, T6, T61, T62 có màu nâu, AuT1 có màu trắng Giống trên cơ chất mùn cưa 15/1-15/3 Giống trên que sắn 25/7-25/1 Trồng trên gỗ 15/2-15/4 Trồng trên cơ chất mùn cưa, bã mía 15/8-15/2 ∗ Giống trên nguyên liệu mùn cưa - Khi hệ sợi ăn kín đáy túi 2 ngày trở lên (30 ngày tuổi giống đến tuổi nuôi trồng) - Thời hạn sử dụng của giống này kéo dài trung bình 10 ngày trong điều kiện bình thường ∗ Giống trên cơ chất que sắn khi hệ sợi ăn kín đáy túi được 8 ngày trở lên (20 ngày tuổi) thì giống đến tuổi nuôi trồng. Thời hạn sử dụng kéo dài trung bình trong khoảng 15 ngày điều kiện bình thường ∗ Nếu bảo quản giống nấm ở điều kiện 10-150C thời hạn sử dụng của giống trên que sắn được 30 ngày và thời hạn sử dụng của giống trên cơ chất mùn cưa được 20 ngày ∗ Giống mộc nhĩ già sẽ có biểu hiện xung quanh túi giống hệ sợi từ màu trắng chuyển sang màu nâu và xuất hiện những mầm mống quả thể Nấm linh chi DT, DT1 DK, DK1, DNH, D5, D51 Giống cấp 2 trên chai thủy tinh hoặc chai nhựa, được sản xuất trước khi đưa vào nuôi trồng 20 ngày 25/1-25/3 Vụ xuân hè 15/2-15/4 Vụ thu đông 15/8-15/9 ∗ Giống Linh chi khi hệ sợi ăn kín đáy được 1 ngày trở lên thì giống đến tuổi nuôi trồng, thời hạn sử dụng của giống này kéo dài trung bình 7 ngày trong điều kiện bình thường. ∗ Nếu bảo quản giống nấm ở 25/7-25/8 nhiệt độ 10-150C thì thời hạn sử dụng từ 20-30 ngày ∗ Giống linh chi già toàn bộ vỏ xung quanh của chai giống đều xuất hiện mầm mống quả thể (lớp màng dai). Trường hợp lớp màng dai ăn xuống tới đáy thì phải bỏ chai giống đó đi II. Sử dụng giống nấm ƒ Giống nấm phải được mua về trước khi cấy giống ít nhất là từ 2-3 ngày để cho sợi nấm phục hồi ƒ Ta phải có kế hoạch đặt mua giống nấm trước khi xử lý nguyên liệu ƒ Chuẩn bị được một vị trí nuôi giống ở tại gia đình đảm bảo - Sạch - Khô - Ánh sáng yếu - Thông thoáng tốt - Chống chuột ƒ Trong trường hợp vận chuyển giống đi xa quá 1 ngày đường thì phải có xe chuyên dùng, người ta khống chế nhiệt độ đạt ngưỡng trung bình 15-200C, yêu cầu những thùng đựng giống phải có hệ thống lỗ thoát nhiệt. ƒ Không phải khi nào cũng có giống đủ độ tuổi phải có những nhà lạnh để bảo quản giống nấm. Túi giống già già từ trên xuống, già từ từ khi dùng giống già sau khi quá thời hạn 1 ngày trở lên mỗi ngày ta bỏ đi 1cm ở phía trên, phần giống ở phía dưới người ta bẻ thành từng viên to như hạt ngô để hạn chế những tổn thương khi cấy vào nguyên liệu sử dụng với lượng gấp 1.5 lần so với giống đúng độ tuổi. ƒ Trường hợp giống non sợi chưa ăn tới đáy chỉ có phần dưới 1cm giống ở phía dưới (sợi nấm ở phần non sinh khối ít dinh dưỡng cao khi cấy vào nguyên liệu dễ nhiễm bệnh) bỏ đi khoảng 1cm lớp giống ở phía dưới, phần giống ở phía trên sử dụng bình thường như là giống đúng độ tuổi. ƒ Giống trên que sắn đến 8 ngày tuổi mới đến tuối nuôi trồng (giống trồng trên mùn cưa gặp loại bệnh rệp trứng cá lây nhiễm qua 3 con đường do lán xưởng lưu cữu nhiều năm trong lán xưởng có những loại gỗ mục tiềm ẩn những ấu trùng gây bệnh, lây bệnh từ những que sắn do lưu cữu lâu ngày, lây nhiễm do những trang trại gần như thông qua nước, di chuyển, tham quan nhiệt độ tối thích cho các loại côn trùng này phát triển từ 280C trở lên) người trồng nấm phải xử lý - Nhà xưởng: thanh trùng - Tuổi giống: chỉ trồng cấy những túi giống đã qua 20 ngày tuổi, giả sử nếu xuất hiện bọ nhện thì sẽ xuất hiện ngay ở trên phần miệng túi (ấu trùng như trứng cá màu vàng nằm rải rác ở miệng túi, nếu túi giống có hiện tượng này nhanh chóng tiêu hủy và cách ly càng xa càng tốt). Những quả thể to nhỏ sau thời gian tiêu biến đi loại ấu trùng họ nhện này rất thích ăn quả thể nấm - Đối với que sắn 12 sợi nấm mới bám ở bên ngoài để thêm 8 ngày nữa sợi nấm mới ăn vào bên trong, nếu cắm vào sợi nấm trượt lên phía trên phần dưới đáy không có sợi III. Nguyên tắc làm nhà xưởng và vệ sinh khu vực trồng nấm 1. Nguyên tắc. Năng suất phụ thuộc vào 3 yếu tố: giống, kỹ thuật, môi trường xung quanh ƒ Không nên nuôi trồng nấm gần các khu vệ sinh công cộng, các bãi rác thải, các đường quốc lộ lớn, hoặc những nơi bị ô nhiễm. Trong trường hợp chúng ta phải tận dụng nuôi ở các khu vực này trong một thời gian ngắn thì bắt buộc lán xưởng trồng nấm thiết kế làm 2 lớp: lớp phía trong là nilon dày, lớp phía ngoài là các nguyên liệu phên lứa, lưới đen đồng thời cửa nhà trồng nấm không được quay về hướng có khu vực ô nhiễm. ƒ Khi làm lán xưởng thì hướng của lán xưởng thường quay về hướng Đông Tây hướng mà ánh sáng mặt trời không xuyên sâu vào nhà, nấm không được sử dụng ánh sáng trực xạ, nếu ánh sáng trực xạ chiếu vào sẽ làm mô nấm và sợi nấm thoái hóa ƒ Tùy thuộc vào mặt bằng, nguyên vật liệu, lao động và vị trí để thiết kế những lán xưởng trồng nấm theo một nguyên tắc: một đợt sản xuất từ 7-10 ngày phải phủ kín hết lán xưởng. Nếu như mật độ mô giống mật độ bịch nấm không đủ lớn trên một diện tích thì khả năng giữ ẩm kém. ƒ Tuyệt đối không được vừa ươm bịch vừa chăm sóc cho nấm ra quả thể trong cũng một nhà xưởng tại một thời điểm ƒ Tuyệt đối không nuôi trồng quá nhiều loại nấm (2 loại nấm trở lên) trong cùng một nhà xưởng tại một thời điểm vì mỗi một loại nấm có chu kỳ phát triển riêng có đặc tính sinh học khác nhau. ƒ Tuyệt đối không được để quả thể nấm đã già, đã phát tán bào tử trong lán xưởng, đặc biệt là nấm sò, linh chi, nấm rơm ƒ Tuyệt đối không được nuôi trồng một loại nấm lặp đi lặp lại quá 3 lần trong nhà xưởng mà bắt buộc ngoài công tác thanh trùng nhà xưởng thì phải ngừng sản xuất và cách ly hoặc chuyển sang nuôi trồng một loại nấm khác. 2. Vệ sinh khu vực trồng nấm ƒ Đối với những lán xưởng làm lần đầu tiên nhưng ở những khu vực không bị ô nhiễm thì người trồng nấm cần quan tâm tới tiêu diệt các loại côn trùng: kiến, mối, mọt đây là những loại côn trùng có thể trực tiếp ăn sợi nấm làm cho môi trường ô nhiễm nhẹ. ƒ Đối với những lán xưởng làm lần thứ 2 trở đi hoặc làm lần đầu nhưng ở khu vực đã bị ô nhiễm thì ngoài việc dùng thuốc để tiêu diệt côn trùng và dùng nước cô đạm xử lý nền nhà tường nhà xưởng thì người trồng nấm cần dùng thêm foocmon HCHO 0.5-1% phun với tỷ lệ 1 lít 0.5-1%/3m2 tiết diện. Tùy thuộc vào độ ô nhiễm và độ thông thoáng của lán xưởng mà dùng nồng độ khác nhau. ƒ Ngoài việc thanh trùng thì các lán xưởng trồng nấm sau 3 lần ta đều phải ngừng sản xuất ít nhất là 2 tháng để cách ly. Trong giai đoạn ngừng sản xuất thì lán xưởng phải được tháo dỡ các vách ngăn ở xung quanh tạo môi trường thoáng và khô để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào ƒ Đối với lán xưởng xa nguồn ô nhiễm ngoài việc thanh trùng theo phương pháp trên người ta còn thanh trùng theo phương pháp hun khói sau khi kết thúc một đợt sản xuất. ƒ Phải có một cơ cấu mùa vụ hợp lý ví dụ ở Trung Quốc : lúa - nấm - rau sạch. ƒ Đối với các khu vực cấy giống sau một số lần cấy liên tục dần dần các phòng cấy giống có: tỷ lệ nhiễm mốc và lẫn sợi nấm khác trên bề mặt nguyên liệu tỷ lệ này lớn hơn 5% thì phòng cấy đã bị ô nhiễm trong trường hợp đó thì người ta phải xông phòng cấy chủ yếu bằng cồn lưu huỳnh. Trung bình người ta dùng 100g cồn lưu huỳnh xông cho 40m3 phòng kín, sau khi xông xong người ta ngừng cấy giống khoảng 3 ngày thời gian đó phòng cấy giống đóng kín cửa và tuyệt đối không để giống nấm ở trong phòng. Sau 3 ngày mở cửa để khí SO2 bay đi hết lúc đó mới đưa nguyên liệu vào để cấy giống. Nuôi trồng nấm linh chi ƒ Có thể trồng trên mùa cưa, bã mía, ƒ Thành phần dinh dưỡng dựa vào chỉ số C/N dao động từ 20-28 tùy từng loại nguyên liệu bổ sung khác nhau: đối với mùa cưa cao su giàu dinh dưỡng người ta bổ sung: bột ngô 5%, cám gạo 5%, bột nhẹ 1,5% mùa cưa bồ đề bột ngô 7%, cám gạo 5%, bột nhẹ 1.5%. Mùa cưa gỗ tạp mềm ngoài bổ sung bột ngô người ta còn bổ sung thêm bột đậu tương sẽ kích thích hình thành quả thể nhanh kích thích sợi phát triển tốt nhưng nếu bổ sung nhiều thì quả thể xốp phát triển không bình thường bột đậu tương bổ sung vào dao động tối đa 1-3%. Có những loại người ta bổ sung đường giúp cho hệ sợi phục hồi nhanh thường bổ sung 0.5% ƒ Bã mía bổ sung cám gạo 0.5%, bột ngô 7%, bột nhẹ, không cần đường ƒ Gỗ trồng linh chi thường cắt thành từng đoạn có chiều cao khoảng 20cm và người ta đóng thành những gói và có chất bổ sung bột ngô, cám gạo và cấy giống linh chi vào đầu tiên sợi nấm sử dụng dinh dưỡng ở ngoài sợi gỗ khi sinh khối đủ nấm thì sợi mới công phá được phía trong chuyển toàn bộ bịch thành khối sợi vùng lõi có sợi dần dần đi vào bên trong người ta mang những khối gỗ chôn xuống đất tạo thành từng luống và tạo thành vòm ở phía trên. Khúc gỗ có thể là bồ đề, cao su, sung ƒ Tại sao quả thể nấm linh chi hình thành lại phân thùy nhiều: do giống và môi trường dinh dưỡng, môi trường xung quanh - Môi trường dinh dưỡng: cùng là giống DT trồng trên các môi trường khác nhau thì tỷ lệ phân thủy khác nhau nếu trồng trên mùn cưa cao su tỷ lệ phân thùy ít 45%, nếu trồng trên mùn cưa tạp tỷ lệ phân thùy lên tới 90%. Cùng trên môi trường cơ chất là mùn cưa tạp bổ sung 2% bột đậu tương, 0.5% đường thì giảm tỷ lệ phân thùy xuống từ còn 70%. - Môi trường xung quanh: ảnh hưởng của nhiệt độ đến phân thùy của nấm. Khi nấm linh chi đang ở dạng quả thể non, người ta tác động nhiệt độ không phải là 280C mà lên tới 300C kéo dài trong 7 ngày, toàn bộ quả thể chuyển từ màu trắng sang màu vàng nâu (nhiệt độ cao khả năng già hóa của nấm linh chi cao), sau đó người ta đưa về nhiệt độ thích hợp nhất là 24±2, tất cả vị trí có màu vàng nứt ra hình thành mô sẹo ở các vị trí khác nhau hình thành 3-4-5 sừng hình thành 3-4-5 quả thể khác nhau. Do đó nhiệt độ có tác động đến quá trình phân nhánh. Người ta khống chế nhiệt độ ở ngưỡng 24±2, người ta lấy quả thể non và cho tác động của gió lùa từ một hướng, làm cho quả thể non có dấu hiệu mất nước đột ngột từ một phía thổi trong vòng 2 ngày thì chuyển sang màu vàng và quả thể bị lệch - Phải xác định thời điểm tháo nút bông, thời điểm tháo, lượng bông còn để lại ở bịch, người ta phải lấy phần bông ở giữa khi đậy vào bịch độ xốp và độ thoáng khí đều, làm cho sợi nấm bám vào bông đồng đều nhất, lương bông đậy chỉ chiếm ½ cổ nút và đúng thời điểm thì quả thể mọc to và kín miệng Nếu trồng nấm linh chi vào vụ xuân hè 15-2 đến 15-4 cho đến khi ra quả thể 15/3-15/4 và đến khi thu hái vào 15/4-15/5. Vụ thu đông trồng 15/8-15/9, ra quả thể 15/9-15/10 thu đợt 1 15/10-15/11. Nếu ra vào thời điểm nóng quả thể nhanh già và nhỏ. Nếu bảo quản thì bảo quản bằng cách nào? Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C kéo dài quả thể nhanh chóng chuyển sang màu vàng và bị già, nếu nhiệt độ nhỏ hơn 200C quả thể nhanh chóng chuyển sang màu vàng và hậu quả bị tóp. Nếu nhiệt độ nằm ngoài 2 ngưỡng này không tác động cho ra quả: ƒ Thu hái ngay các quả thể này đi ƒ Sau đó phải vệ sinh vết cắt để hạn chế nấm mốc tấn công bằng cách dùng vôi chấm vào vết cắt, và quyết định không cho ra quả bằng cách cho thoáng để không có độ ẩm không khí, không tưới để cho phía ngoài khô, giữ thành khối sợi ở phía trong để đỡ già hóa sợi phía trong để tối, chỉ để tối khi vết cắt đã khô để sợi nấm tiếp tục tích tụ dinh dưỡng phía trong những không hình thành quả thể. Chỉ chờ khi nhiệt độ về ngưỡng 20-280C ta tiếp tục giữ ẩm tốt, không cho gió lùa trực tiếp thì nấm tiếp tục ra quả thể B1: Lựa chọn làm sạch quả thể nấm B2: Mang quả thể nấm vào luộc chín. Vớt nấm ngâm vào nước lạnh và để ráo B3: Muốn dung dịch bão hòa 1kg nấm luộc cần 0.35-0.4kg muối ít hơn sẽ bị thối sau đó người ta để nấm ổn định trong vòng 15 ngày 1kg nấm tươi 0.6kg nấm luộc, 0.64kg nấm muối ƒ Đối với nấm khô được sấy hoặc phơi ở nhiệt độ mà protein không bị biến tính lựa chọn nấm đúng độ tuổi, trước khi sấy tách cánh bổ đổ để quả thể khô đều. Nhiệt độ sấy chỉ sấy trong nhiệt độ 42-600C, người ta sấy ở 3 giai đoạn: giai đoạn 1 nấm còn tươi độ ẩm trên 75%, sấy trong nhiệt độ 42-480C kéo dài trong 6h, giai đoạn 2 đưa nhiệt độ 48 lên 550C sấy trong 3 giờ, giai đoạn 3 sấy triệt để ngưỡng 55-600C sấy trong thời gian khoảng 1-2h. Tiêu chuẩn của nấm sấy - Thơm đặc trưng - Bảo quản nấm sấy cần có bao đựng 2 lớp phía trong là nilon dày và phía ngoài là bao tải dứa CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG NẤM KIM CHÂM I. Đặc tính sinh học ƒ Nhiệt độ nuôi sợi thích hợp trong khoảng 15-250C ƒ Thời điểm ra quả thể người ta chia ra làm 2 giai đoạn: giai đoạn bắt đầu hình thành quả thể nhiệt độ phù hợp 6-80C, thời điểm bắt đầu kéo dài thân nhiệt độ phù hợp 8- 120C ƒ Độ ẩm: - Giai đoạn nuôi sợi độ ẩm khoảng 65-75%. - Giai đoạn ra quả thể: thời điểm bắt đầu hình thành quả thể độ ẩm từ 75-85%, giai đoạn kéo dài thân độ 85-95%. ƒ Độ thông thoáng: - Ở thời điểm nuôi sợi cần độ thông thoáng tốt nồng độ CO2 < 0.2% - Thời điểm ra quả thể: giai đoạn hình thành quả thể nồng độ CO2 0.2-0.4%, thời điểm kéo dài thân nồng độ CO2 0.4-0.5% - Không cần ánh sáng nếu ánh sáng mạnh mũ to, chân ngắn - Thích nghi với môi trường trung tính 6.5-7.5 - Dinh dưỡng sử dụng cellulose ở trạng thái trực tiếp II. Thời vụ nuôi trồng nấm kim châm ƒ Nấm kim châm được nuôi trồng theo quy mô công nghiệp nên thời vụ nuôi trồng phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. III. Quy trình sản xuất Xử lý nguyên liệu Æ Bổ xung dinh dưỡng, đóng bịch Æ Thanh trùng Æ Để nguội, cấy giống Æ Nuôi sợi Æ Xử lý để ra quả Æ Thu hái. Những đặc điểm chung trong quy trình công nghệ nuôi trồng nấm kim châm về cơ bản giống như nuôi trồng nấm linh chi. Điểm khác nhau chính: ƒ Nguyên liệu nuôi trồng nấm kim châm được sử dụng chủ yếu là hỗn hợp mùn cưa với bông phế loại hoặc mùn cưa cộng với thân lõi ngô theo công thức - Công thức 1: ∗ Mùn cưa ủ 42% ∗ Bông phế loại ủ 42% ∗ Bột ngô 7% ∗ Cám gạo 7% ∗ Đường 0.5% ∗ CaCO3 1.5% - Công thức 2 ∗ Mùn cưa ủ 50% ∗ Thân lõi ngô ủ 40% ∗ Cám gạo 5% ∗ Bột ngô 3% ∗ Bột nhẹ 2% ƒ Túi để đóng bịch dùng túi 19x33 với trọng lượng trung bình của bịch 0.7-0.8kg. ƒ Quá trình thanh trùng và phương pháp cấy giống hoàn toàn như nuôi trồng nấm linh chi giống sử dụng là giống cấp 2. ƒ Quá trình thanh trùng và phương pháp cấy giống hoàn toàn như nuôi trồng nấm linh chi giống sử dụng là giống cấp 2. ƒ Giai đoạn nuôi sợi thời gian nuôi đối với nấm kim châm trung bình kéo dài 45-50 ngày khi hệ sợi đã ăn kín đáy bịch thì trung bình khoảng 7-10 ngày ta chuyển sang giai đoạn ra quả thể. Để quả thể nấm kim châm có thể ra bình thường người ta thực hiện các bước chính như sau: - B1: Khi để 7-10 ngày bắt đầu xuất hiện những lớp màng dai màu vàng, chúng ta cắt miệng túi toàn bộ bề mặt của bịch hở khi bề mặt hở ta mới tiến hành sốc nhiệt chuyển 6-80C thời gian kéo dài từ 3-5 ngày sau đó nâng nhiệt độ lên 8-120C và giữa độ ẩm không khí từ 75-85%, không tưới trực tiếp từ đó nấm kim châm bắt đầu ra quả thể lấm tấm như hạt cám - B2: Đưa không khí vào nhà nuôi để giảm nồng độ CO2 xuống còn 0.2-0.4% mục đích để quả thể hình thành mũ và chân, phân bố đồng đều, với thời gian kéo dài 1 tuần -10 ngày khi đó quả thể nấm hình thành dày đặc - B3: Lồng một lớp nilon cứng ở phía ngoài sao cho độ cao từ miệng bịch để mép túi từ 18-20cm. Có 3 yếu tố quan trọng ∗ Tăng độ ẩm không khí lên 85-95% ∗ Tăng nồng độ CO2 lên 0.4-0.5% ∗ Giảm ánh sáng tối đa - Từ đây nấm kim châm tăng trưởng nhanh sau 7 ngày xử lý thì thu hái ƒ Năng suất trung bình từ 35-42% so với nguyên liệu khô và 15-17% so với nguyên liệu đủ ẩm ƒ Sau thu hái 1 lần bịch nấm được chuyển đổi để nuôi trồng nấm sò và các loại nấm khác. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP 1. Trình bày về đặc tính sinh học của một số loài nấm (Giải thích một hiện tượng nấm mộc nhĩ mọc trong tự nhiên) (2đ). Đưa ra những hiện tượng xảy ra trong hiện tượng thực tế sản xuất giải thích tại sao và biện pháp khắc phục? (3đ) 2. Bài tập: ƒ Ví dụ: Để có một lượng nấm tươi ổn định 300kg/ngày trong một giai đoạn từ 15/10 cho đến 15/2 năm sau thì anh (chị) cần có kế hoạch tổ chức sản xuất như thể nào? (5 vấn đề) - Mặt bằng nhà xưởng là bao nhiêu (nếu là 4 tháng hoặc 5 tháng thì chu kỳ mặt sử dụng 2 lần diện tích giảm đi một nửa chứ không phải cả do lặp lại 2 lần) - Lao động - Nguyên liệu - Kế hoạch xử lý nguyên liệu (Giải quyết được kế hoạch xử lý nguyên liệu mới giải quyết được kế hoạch giống) - Kế hoạch giống ƒ Dạng bài tập quy hoạch mặt bằng nhà xưởng: cho diện tích 200x5m. Anh (chị) hãy quy hoạch mặt bằng này để sản xuất một số loại nấm (có cả 4 loại nấm đảm bảo về mặt kỹ thuật) điều kiện của nhà xưởng, vệ sinh nhà xưởng (được phép giả định). Theo bạn với mặt bằng sản xuất đó thì 1 năm có thể sản xuất tối đa là bao nhiêu tấn (2đ). Sơ đồ quy hoạch có cả xử lý nguyên liệu, đóng bịch… các loại nấm khác nhau thích hợp với mùa vụ khác nhau nên quy hoạch sao cho mùa này trồng nấm này mùa khác trồng nấm khác. Ghi chú thích nơi xử lý nguyên liệu, thanh trùng…ghi rõ khu thanh trùng cần điều kiện gì, nơi thu hái cần điều kiện gì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCongnghenuoitrongnam.pdf
Tài liệu liên quan