Chuyển đổi cây trồng và khác biệt xã hội với sự bùng nổ sản xuất sắn: Nghiên cứu trường hợp ở Sơn La và Đắk Lắk tại Việt Nam

Tài liệu Chuyển đổi cây trồng và khác biệt xã hội với sự bùng nổ sản xuất sắn: Nghiên cứu trường hợp ở Sơn La và Đắk Lắk tại Việt Nam: H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 62 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Chuyển đổi cây trồng và khác biệt xã hội với sự bùng nổ sản xuất sắn: Nghiên cứu trường hợp ở Sơn La và Đắk Lắk tại Việt Nam Nozomi Kawarazuka1, Newby Jonathan2,3 Cơ quan 1Trung tâm Khoai tây Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam 2Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế, Viêng Chăn, Lào 3Đại học Queensland, Brisbane, Qld 4072, Australia Tác giả đại diện n.kawarazuka@cgiar.org Từ khóa Chuyển đổi cây trồng, nông sản thương mại, nông hộ nhỏ, quan hệ về giới, Đông Nam Á Giới thiệu Sắn đã từng là một mặt hàng nông sản chính được sản xuất một cách bùng nổ tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nông hộ nhỏ đã và đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như xói mòn đất, đất mất chất dinh dưỡng, giá cả không ổn định và sâu bệnh hại. Điều này đã đặt ra ba câu hỏi được chúng tôi khám phá trong nghiên cứu này: 1) ...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyển đổi cây trồng và khác biệt xã hội với sự bùng nổ sản xuất sắn: Nghiên cứu trường hợp ở Sơn La và Đắk Lắk tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 62 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Chuyển đổi cây trồng và khác biệt xã hội với sự bùng nổ sản xuất sắn: Nghiên cứu trường hợp ở Sơn La và Đắk Lắk tại Việt Nam Nozomi Kawarazuka1, Newby Jonathan2,3 Cơ quan 1Trung tâm Khoai tây Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam 2Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế, Viêng Chăn, Lào 3Đại học Queensland, Brisbane, Qld 4072, Australia Tác giả đại diện n.kawarazuka@cgiar.org Từ khóa Chuyển đổi cây trồng, nông sản thương mại, nông hộ nhỏ, quan hệ về giới, Đông Nam Á Giới thiệu Sắn đã từng là một mặt hàng nông sản chính được sản xuất một cách bùng nổ tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nông hộ nhỏ đã và đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như xói mòn đất, đất mất chất dinh dưỡng, giá cả không ổn định và sâu bệnh hại. Điều này đã đặt ra ba câu hỏi được chúng tôi khám phá trong nghiên cứu này: 1) người nông dân có trải nghiệm khác nhau như thế nào về việc sản xuất sắn? 2) làm thế nào và đến mức độ nào nam giới và phụ nữ nông dân thương lượng với và nhận được thông tin cũng như hỗ trợ từ các bên tham gia chuỗi giá trị? 3) các chuẩn mực và quan hệ về giới tác động như thế nào đến quyết định của hộ gia đình đối với việc sử dụng hiệu quả lao động trong gia đình? Nghiên cứu này nhằm mục đích đóng góp kiến thức về các loại nông sản thương mại có sự bùng nổ về sản xuất đối với các nông hộ nhỏ và xác định sự hỗ trợ thích hợp cho những nhóm người ở vị trí bất lợi xét về khía cạnh xã hội và địa lý. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên các tài liệu hiện tại về sinh thái chính trị và chuyển đổi cây trồng ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là ảnh hưởng của sự bùng nổ sản xuất một số loại cây trồng đối với các nông hộ nhỏ và những khác biệt xã hội kéo theo (Akram-Lodhi, 2005, Hall, 2011; To và cộng sự, 2016, Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 63 Cramb và cộng sự, 2017). Trong đó, sự thích ứng của các nông hộ nhỏ với thay đổi cây trồng được coi là một quá trình phức tạp gắn với các chuẩn mực và mối quan hệ xã hội về giới (Nightingale, 2006 và 20011; Elmhirst, 2011) và quan hệ xã hội được xem là một lợi thế về quyền lực để tiếp cận các nguồn lực (Ribot và Peluso, 2003; Lyon, 2000). Khảo sát thực địa cho nghiên cứu này bổ sung cho các phương pháp tiêu chuẩn khác được sử dụng trong dự án ACIAR đang diễn ra như thảo luận nhóm tập trung thôn, phỏng vấn những người cung cấp thông tin chính và điều tra hộ gia đình quy mô lớn. Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với 55 nam giới và 55 phụ nữ từ các hộ gia đình khác nhau đã được tiến hành trong thời gian 5 tuần tại các thôn bản sản xuất sắn được lựa chọn ở tỉnh Sơn La (Tây Bắc) và Đắk Lắk (Tây Nguyên) của Việt Nam. Các nhóm dân tộc thiểu số được phỏng vấn bao gồm Thái, Xinh Mun, Khơ Mú và Ê Đê. Kết quả Thứ nhất, phản ứng đối với những thách thức đang diễn ra đối với việc trồng sắn có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm dân tộc và giữa người nghèo và người khá giả. Các hộ có khả năng tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực tài chính đã chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng khác như cà phê, hạt điều và hạt tiêu, hoặc mở rộng quy mô và tăng cường thâm canh sản xuất sắn . Trong khi đó, người nghèo vẫn tiếp tục trồng sắn mặc dù giá cả và năng suất đã giảm làm cho lợi nhuận thu được đạt mức rất nhỏ. Đối với những nông dân này, sắn hấp dẫn hơn so với các loại nông sản thương mại khác, vì đòi hỏi đầu tư ít hơn để sản xuất. Vì vậy họ không đầu tư vào giống mới và phân bón, những yếu tố có thể tối đa hóa lợi nhuận kinh tế mà họ kỳ vọng. Thứ hai, khi cơ hội làm thuê nông nghiệp và việc làm phi nông nghiệp đang gia tăng, lợi ích kinh tế trên mỗi đơn vị lao động là yếu tố quan trọng trong các quyết định của hộ gia đình về sinh kế và đầu tư. Trong quá trình này, các chuẩn mực và quan hệ về giới là trung tâm. Ví dụ, phụ nữ Thái ở Sơn La có trình độ học vấn tốt, nói được tiếng Việt và biết đi xe máy. Tuy nhiên, các chuẩn mực đối với phụ nữ, chẳng hạn như giới hạn trong việc đi lại, khiến họ bị hạn chế trong các hoạt động làm thuê nông nghiệp và việc làm phi nông nghiệp, trong khi đó nam giới có thể tự do đi làm các công việc mùa vụ tại các khu vực lân cận. Trong bối cảnh này, cây sắn là một nguồn thu nhập rất quan trọng, nhưng đầu vào lao động và tài chính lại rất hạn chế. Mặt khác, ở các làng Êđê theo mô hình mẫu hệ ở Đắk Lắk, phụ nữ có nhiều tự do hơn trong vấn đề đi lại và có mức độ tự chủ cao. H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 64 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Giống như đàn ông, họ có quyền lựa chọn làm việc trong các đồn điền cà phê bên ngoài tỉnh mình. Trong bối cảnh này, một số hộ gia đình trồng sắn với đầu vào tối thiểu hoặc lựa chọn từ bỏ trang trại sắn riêng và bán/cho thuê trang trại cho các nhà đầu tư giàu có từ bên ngoài. Bất kể nam giới có tham gia hoặc không vào việc canh tác sắn, người chồng vẫn có xu hướng là người tương tác chính với người thu mua hoặc chủ cửa hàng, trong khi phụ nữ có xu hướng thu thập thông tin và học hỏi những kinh nghiệm mới từ người thân và bạn bè. Thứ ba, nhiều người dân tộc thiểu số có xu hướng nhìn nhận các khoản nợ một cách tiêu cực và ngại chấp nhận rủi ro. Thay vì vay vốn, họ thường sắp xếp những khoản nợ không chính thức với người thu mua sắn hoặc người bán hàng vì có thể chia sẻ rủi ro với họ. Đối với người Thái, Xinh Mun và Khơ Mú ở Sơn La, sự hỗ trợ và thông tin mà họ nhận được từ những người thu mua và người bán hàng địa phương này đóng vai trò quan trọng trong các quyết định và chiến lược của nam giới về lựa chọn cây trồng và đầu tư, trong khi với người Ê Đê ở Đắk Lắk, mạng lưới gia đình của phụ nữ và nam giới đóng vai trò quan trọng trong lựa chọn cây trồng và các phương án sinh kế thay thế. Thảo luận và kết luận Những phát hiện của nghiên cứu này có các hàm ý liên quan đến việc thiết kế các biện pháp can thiệp để sản xuất sắn và các chuỗi giá trị bền vững hơn. Thứ nhất, nếu việc canh tác bền vững đòi hỏi đầu tư lao động và tài chính cao hơn thì khả năng phương án này được các dân tộc thiểu số chấp nhận càng thấp vì nó không phù hợp với chiến lược của họ, mang lại lợi nhuận kinh tế thấp trên mỗi đơn vị lao động so với các hoạt động sinh kế khác. Thứ hai, trong khi liên kết nông dân với thị trường toàn cầu với ít bên tham gia hơn thường được coi là giải pháp lý tưởng cho nhiều dự án phát triển, một trong những lý do người dân tộc thiểu số quan tâm đến trồng sắn lại là vì các bên tham gia trong chuỗi giá trị có thể giúp họ chia sẻ rủi ro và cung cấp hỗ trợ tín dụng. Nam giới và phụ nữ vùng sâu vùng xa và khó khăn cần những người trong chuỗi giá trị mà có thể cung cấp thông tin đáng tin cậy cũng như hỗ trợ về tín dụng. Hiểu được những mối quan hệ này và động cơ thúc đẩy đối với người thu mua và người bán hàng là rất quan trọng để nông dân có thể quản lý rủi ro về sản xuất và tiếp thị tốt hơn trong khuôn khổ các chuẩn mực và quyết định liên quan đến giới. Cung cấp thông tin cho các mạng lưới hiện có này có thể giúp tăng cường quy mô các công nghệ nhằm cải thiện năng suất nông nghiệp và sinh kế cho người dân. Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 65 Tài liệu tham khảo 1. Akram-Lodhi, A. H. (2005). Nông nghiệp Việt Nam: Quá trình tích lũy của nông dân khá giả và cơ chế phân biệt xã hội. Tạp chí Thay đổi Cây trồng, 5(1), 73-116. 2. Cramb, R., Manivong, V., Newby, J. C., Sothorn, K., & Sibat, P. S. (2017). Các giải pháp thay thế cho việc thu hồi đất: tìm hiểu các điều kiện để đưa các nông hộ nhỏ vào chuỗi hàng nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á. Tạp chí Nghiên cứu Nông dân, 44(4), 939-967. 3. Elmhirst, R. (2011). Giới thiệu sinh thái chính trị nữ quyền mới. Geoforum, 42(2), 129-132. 4. Hall, Derek (2011). “Thu hồi đất, kiểm soát đất, và sự bùng nổ cây trồng ở Đông Nam Á.” Tạp chí nghiên cứu Nông dân 38 (4), 837-857. 5. Lyon, F. (2000). Niềm tin, mạng lưới và các chuẩn mực: sự tạo ra vốn xã hội trong các nền kinh tế nông nghiệp ở Ghana. Phát triển Thế giới, 28(4), 663-681. 6. Nightingale, A. J. (2006). Bản chất của giới tính: công việc, giới tính và môi trường. Môi trường và Quy hoạch D: Xã hội và Không gian, 24, 165-185. 7. Nightingale, A. J. (2011). Sự khác biệt bao trùm: Sự giao thoa và sự sản sinh vật chất của giới, cấp bậc, tầng lớp và môi trường ở Nepal. Geoforum, 42(2), 153-162. 8. Ribot, J. C., & Peluso, N. L. (2003). Một lý thuyết về truy cập. Xã hội học Nông thôn, 68(2), 153-181. 9. To, P., Mahanty, S., & Dressler, W. (2016). Đạo đức kinh tế và thị trường: Kinh doanh sắn của “người trong cuộc” tại Kon Tum, Việt Nam. Quan điểm của Châu Á Thái Bình Dương., 57(2), 168-179.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs12_1634_2207173.pdf
Tài liệu liên quan