Chuyên đề Tìm hiểu và phân tích bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nêu và phân tích các chương trình phát triển cộng đồng hiện nay mà anh chị biết

Tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu và phân tích bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nêu và phân tích các chương trình phát triển cộng đồng hiện nay mà anh chị biết: ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MÔN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Chuyên đề: Tìm hiểu và phân tích bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nêu và phân tích các chương trình phát triển cộng đồng hiện nay mà anh chị biết LỚP: k41 – KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên: 2011 DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN 1. Đoàn Hồng Ánh 2. Hứa Thị Biền 3. Nguyễn Thị Mận 4. Hà Thị Mười 5. Đặng Văn Pết 6. Hoàng Văn Thắng 7. Nguyễn Thị Kim Thu 8. Nguyễn Thị Tịnh 9. Nguyễn Duy Tiềm 10. Nguyễn Thanh Tùng 11. Nguyễn Viết Cẩm TỔNG QUAN I. Khái quát chung bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. II. Xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chính trị. Kinh tế. Văn hóa. Giáo dục. Y tế. III. Phát triển cộng đồng. Các chương trình phát triển cộng đồng. Phân loại các chương trình phát triển cộng đồng. IV. Định hướng, chiến lược của Đảng về con đường xây dựng phát triển xã hội Việt Nam. I. Khái quát chung bối cảnh xã hội Việt Nam trong ...

doc21 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu và phân tích bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nêu và phân tích các chương trình phát triển cộng đồng hiện nay mà anh chị biết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MÔN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG Chuyên đề: Tìm hiểu và phân tích bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nêu và phân tích các chương trình phát triển cộng đồng hiện nay mà anh chị biết LỚP: k41 – KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên: 2011 DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN 1. Đoàn Hồng Ánh 2. Hứa Thị Biền 3. Nguyễn Thị Mận 4. Hà Thị Mười 5. Đặng Văn Pết 6. Hoàng Văn Thắng 7. Nguyễn Thị Kim Thu 8. Nguyễn Thị Tịnh 9. Nguyễn Duy Tiềm 10. Nguyễn Thanh Tùng 11. Nguyễn Viết Cẩm TỔNG QUAN I. Khái quát chung bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. II. Xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chính trị. Kinh tế. Văn hóa. Giáo dục. Y tế. III. Phát triển cộng đồng. Các chương trình phát triển cộng đồng. Phân loại các chương trình phát triển cộng đồng. IV. Định hướng, chiến lược của Đảng về con đường xây dựng phát triển xã hội Việt Nam. I. Khái quát chung bối cảnh xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Sau 15 năm đổi mới thế và lực của đất nước ta đã lớn mạnh lên nhiều.Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường, đát nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động, nhân dân ta có phẩm chất tốt đẹp. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hòa bình, sự hợp tác liên kết quốc tế và những su thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đó là cơ hội lớn… Hơn nữa, thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, khoa học công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa là một xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng nhanh nhiều nước tham gia… Song Đảng ta cũng chỉ rõ: “Nước ta là nước kinh tế kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong khio cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếu chúng ta không cố gắng nhanh chóng vươn lên sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế”. II. Xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 1. Chính trị. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế Chúng ta không bao giờ được quên rằng, ổn định chính trị chính là ổn định lòng tin và sự tín nhiệm của nhân dân, là ổn định thái độ ủng hộ của nhân dân đối với chính phủ. 1.1 T ình hình chung Nâng cao chất lượng, tăng cường tiềm lực cho quân đội, công an, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được quan tâm chỉ đạo. Việc phối hợp giữa các cấp, các ngành chức năng và tăng cường đối thoại giữa cơ quan hành chính với người khiếu nại, tố cáo đã góp phần xử lý dứt điểm nhiều vụ việc, trong đó có những vụ việc phức tạp, tồn đọng kéo dài. Công tác đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện, cả ngoại giao chính trị, kinh tế và văn hóa; kết hợp đối ngoại của Đảng với ngoại giao của Nhà nước và ngoại giao nhân dân. Hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, cùng có lợi, tạo dựng vị thế mới của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Những kết quả nổi bật của các Hội nghị Cấp cao ASEAN 16, Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị các bộ trưởng ASEAN về các trụ cột kinh tế, văn hóa và xã hội... được dư luận quốc tế và trong nước đánh giá cao. Công tác hội nhập quốc tế được triển khai tích cực và chủ động với những kết quả thiết thực. Những kết quả này đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam, tạo thêm điều kiện thuận lợi và nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2 An ninh quốc phòng Khu vực Đông Nam Á nổi lên là sự phức tạp trong ứng xử vấn đề Biển Đông, sự tranh chấp ảnh hưởng của các nước lớn ngày càng gia tăng, tạo nguy cơ mất ổn định, thậm chí căng thẳng trong các quan hệ song phương, đa phương. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa vừa có những thuận lợi rất cơ bản, lại vừa phải đối diện với những nguy cơ, thách thức to lớn, nhất là khi đất nước tham gia sâu hơn vào hợp tác quốc tế. Những nhân tố trên tác động thường xuyên, trực tiếp đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi chúng ta phải có phương thức và giải pháp thích hợp và hữu hiệu trong tình hình mới. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta luôn nâng cao cảnh giác, nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù thấy được tính chất phức tạp, quyết liệt trong cuộc đấu tranh này, đoàn kết, kiên quyết đánh bại chúng, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Là cái nhìn đúng đắn về chính trị và đường lối của Đảng, chính phủ nước ta là rất quan trọng Chúng ta xác định, chống chiến lược diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta là nhiệm vụ cấp bách và lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 1.3 Dự đoán tình hình chính trị trong thời gian tới: - Mâu thuẩn lợi ích gây khủng hoảng xã hội tăng cao. - Quá trình tự diễn tiến và diễn biến hòa bình tiếp tục xảy ra. - Chính quyền sẽ gia tăng đàn áp phong trào đối lập, và duy trì chính sách thân Trung Quốc. - Tình hình tham nhũng vẫn lan tràn do cơ chế chính trị - Chính trị Việt Nam sẽ thay đổi theo tình tình chính trị Trung quốc. =>Có lẽ tình hình chính trị Việt Nam sẽ thay đổi rõ rệt trong vòng 10- 20 năm nữa. 2. Kinh tế. 2.1. Bối cảnh kinh tế. Đất nước ta thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 trong bối cảnh kinh tế thế giới vừa ra khỏi giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái, bước đầu phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức. Mục tiêu tổng quát là nỗ lực phấn đấu phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năng bảo đảm an sinh xã hội, chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh. 2.2. Đã ngăn chặn được suy giảm, kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá cao. Mặc dù sau khủng hoảng, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhưng kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá cao. GDP cả năm 2010 tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Khu vực nông nghiệp tăng 2,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,6%, dịch vụ tăng 7,5%. Với kết quả này, tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 5 năm 2006 - 2010 đạt khoảng 7%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD. Vốn đầu tư phát triển năm 2010 ước tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng khoảng 41% GDP. Kết quả giải ngân vốn Nhà nước khá cao và có tiến bộ trong điều hành, đến hết tháng 9, đạt khoảng 70% và dự kiến cả năm sẽ đạt kế hoạch; nhờ đó sớm hoàn thành nhiều công trình kết cấu hạ tầng và tạo thêm cơ sở sản xuất mới, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng. Năm 2010, có khoảng 85 nghìn doanh nghiệp dân doanh thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 500 nghìn tỷ đồng; bình quân đạt gần 6 tỷ đồng/doanh nghiệp, tăng 125% so với năm 2009, góp phần quan trọng phát triển sản xuất kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới. Tăng trưởng GDP qua các năm Năm 2008 2009 2010 2011 GDP 6.18% 5,32% 6.7% 7.0% Thu nhậpBQ USD/năm 1052 1064 1133 1160 2.3 Kinh tế vĩ mô có bước cải thện, cán cân nền kinh tế được đảm bảo giữa xuất khẩu và nhập khẩu Trong khi sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, cán cân thương mại thâm hụt lớn, bội chi ngân sách năm trước ở mức cao nhất trong những năm gần đây và những tác động phụ của gói kích thích kinh tế năm 2009,  việc bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô là một thách thức lớn, nhưng nhờ những biện pháp điều hành linh hoạt, phù hợp nên tình hình đã có bước cải thiện. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 dự kiến vượt 12,7% so với dự toán và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệm vụ chi và góp phần giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra (6,2%). Đến hết năm 2010, dư nợ Chính phủ tương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP và dư nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới hạn an toàn. Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, cơ bản bảo đảm được các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm: tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 25%. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước tăng 19,1%, gấp hơn 3 lần so với kế hoạch. Nhập khẩu được kiểm soát chặt chẽ hơn, tổng kim ngạch nhập khẩu ước tăng 16,5%. Nhập siêu cả năm khoảng 13,5 tỷ USD, dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn tỷ lệ nhập siêu năm 2009 và đạt chỉ tiêu đề ra. Sản xuất kinh doanh phát triển, cân đối cung cầu được bảo đảm, cùng với các biện pháp tăng cường kiểm soát giá và chống đầu cơ, thị trường giá cả đã dần ổn định. Mức tăng giá tiêu dùng 9 tháng là 6,46%, dự báo cả năm giá tiêu dùng tăng khoảng 8%, tuy chưa đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (không quá 7%) nhưng trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, đây là một cố gắng lớn, góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết việc làm. 2.4. Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm được đạt những kết quả thiết thực Cải cách hành chính tiếp tục được coi là một khâu đột phá với các nội dung là hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức bộ máy và cải cách thủ tục hành chính. Chính phủ đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 16 dự án luật, pháp lệnh theo đúng tiến độ, đồng thời đẩy nhanh việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Đề án 30 về đơn giản hoá thủ tục hành chính được triển khai đồng bộ; đã công bố Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, đồng thời chuẩn hóa và thống nhất thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền; đang thực hiện đơn giản hoá 258 thủ tục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành, tập trung vào các lĩnh vực như đất đai, nhà ở, xây dựng, thuế, hải quan. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo nguyên tắc tăng tính công khai, minh bạch và giảm phiền hà nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tốt hơn và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông, việc ứng dụng công nghệ thông tin... đã phát huy hiệu quả thiết thực. Công tác kiểm tra, xử lý và theo dõi thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật được đẩy mạnh. Công tác phòng, chống tham nhũng có những tiến bộ cả trong xây dựng thể chế, kiện toàn bộ máy chỉ đạo, thực hiện các giải pháp phòng ngừa và kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử. Các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành và triển khai Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng và thực hiện các cuộc đối thoại đã góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về hoạt động phòng, chống tham nhũng. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chỉ đạo tập trung vào các lĩnh vực như chi ngân sách, đầu tư xây dựng, quản lý tài sản công, đất đai, tài nguyên. Việc thực hiện cơ chế khoán chi hành chính, cơ chế tự chủ về tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục, họp trực tuyến... đã tiết kiệm đáng kể cho ngân sách và các nguồn lực của xã hội. 3. Văn hóa. Là Văn hóa 54 dân tộc Việt nam hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh đại đa số đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc điểm khá giống với những dân tộc của các nước Đông Á, và khác những nước ở khu Thái Bình Dương (như là Campuchia, Lào và Thái Lan) những nơi vốn đã chịu một phần lớn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Mặc dù ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa ngoại lai trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt. Văn hóa Việt Nam đặc biệt là văn hóa miền Bắc rất đa dạng. Nó được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử. Các phong tục như tục nhuộm răng, ăn trầu, các lễ hội như: lễ hội Chùa Hương, giỗ tổ Hùng Vương, hội Lim, hội xuống đồng của người Tày. Ở các dân tộc miền núi có ngày hội tình yêu, đến mỗi dịp Xuân về những đôi trai gái tập trung lại họ chơi các trò chơi như ném Còn, hát Đối... * Văn hóa làng. Cùng với truyền thống tốt đẹp, những mặt tích cực, văn hóa làng cũng có những mặt tiêu cực, trong đó có không ít hủ tục lạc hậu. Ðó là khuynh hướng tự cung, tự cấp trong sản xuất, tiêu dùng; đó là nếp sống đóng kín, "đèn nhà ai nhà nấy rạng". Ðó là tàn dư phong kiến còn tồn tại dai dẳng trong đời sống, "phép vua thua lệ làng", "dại bầy hơn khôn độc"... Tuy nhiên, nhìn chung mức hưởng thụ văn hóa ở làng, xã còn thấp. Theo một điều tra xã hội học, chi tiêu của người dân ở TP Hồ Chí Minh dành cho vui chơi, giải trí chiếm 30% thu nhập trong gia đình. Ở Hà Nội, Huế, tỷ lệ đó là 20%. Còn ở nông thôn, mức chi tiêu đó vô cùng nhỏ bé. Hình thức giải trí chủ yếu là xem truyền hình, nghe đài. Báo chí cho bạn đọc nông thôn cũng rất thiếu. Mấy năm nay các địa phương đã quan tâm xây dựng nhà văn hóa thôn. Nhưng hầu hết các nhà văn hóa này mới chỉ là nơi để hội họp, sinh hoạt tập thể. Sách báo, nhạc cụ, và các trang bị, thiết bị phục vụ biểu diễn văn nghệ hầu như không có. Ðiều đáng chú ý là, các đội văn nghệ ở làng, xã, các chiếu chèo ở khu vực đồng bằng sông Hồng, vốn một thời hoạt động rất sôi nổi, nhưng nay thì ít nơi nào duy trì được. Ở miền núi, vùng cao đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc còn khó khăn hơn nhiều. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân, cần quan tâm xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn. Trong đó, văn hóa làng là nét đặc trưng của văn hóa nông thôn, phải được kế thừa, phát huy. Ðể làm cho văn hóa làng mang những giá trị và sức sống mới, một mặt tiếp tục kế thừa những tinh hoa, thuần phong mỹ tục, mặt khác, loại bỏ những tàn dư phong kiến, những tiêu cực, mặt trái của văn hóa làng xã. Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, luôn luôn gắn với xây dựng nông thôn mới, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nông dân. Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn có nhiều nội dung, nhưng nổi bật là : nếp sống văn hóa, hành vi đạo đức, bắt đầu từ mỗi gia đình; đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ văn hóa, các hoạt động vui chơi giải trí, như xem phim, biểu diễn nghệ thuật, đọc sách báo, xây dựng phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng; củng cố, nâng cao chất lượng các nhà văn hóa thôn, làng; xây dựng hương ước làng với những chuẩn mực phù hợp trong thời kỳ mới, v.v. Xây dựng đời sống văn hóa chính là góp phần tích cực vào công cuộc bảo tồn và chấn hưng văn hóa nước nhà, vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 4. Giáo dục. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển. Tích cực triển khai thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, cơ chế tài chính, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và đổi mới phương pháp giảng dạy. Cùng với việc tăng đầu tư của Nhà nước, đã đẩy mạnh xã hội hoá để nâng cấp cơ sở vật chất, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục - đào tạo từ mầm non đến đại học. Đã kết nối internet cho tất cả các trường phổ thông. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bậc mầm non và các cấp học phổ thông tăng nhanh, 100% tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tỷ lệ học sinh bỏ học ở hầu hết các vùng đều giảm, kỷ cương trong thi cử đã được thực hiện tốt hơn. Kiểm soát chặt chẽ hơn việc thành lập mới các trường đại học. Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội và tích cực triển khai hợp tác đào tạo nước ngoài theo chương trình tiên tiến với các trường đại học. 4.1. Tình hình giáo dục ở các cấp học, bậc học 4.1.1. Giáo dục mầm non Bước đầu khôi phục và phát triển giáo dục mầm non sau một thời gian dài gặp khó khăn ở nhiều địa phương. Số xã “trắng” về cơ sở giáo dục mầm non giảm rõ rệt. Năm học 2007-2009 đã có 2.6triệu trẻ em ở10.000 cơ sở giáo dục mầm non, số trẻ 5 tuổi học mẫu giáo chiếm 90% số trẻ trong độ tuổi. Tuy vậy, tỷ lệ trẻ ra lớp mẫu giáo ở các vùng khó khăn còn thấp, như ở đồng bằng sông Cửu Long mới đạt 42,7%. 4.1.2. Giáo dục phổ thông Trong 5 năm qua, số lượng học sinh ở bậc trung học tiếp tục tăng, ở bậc tiểu học giảm dần và đi vào ổn định. Tổng số học sinh phổ thông năm học 2007-2009 là 17,6 triệu. Đáng chú ý là tốc độ tăng số lượng học sinh ở miền núi, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cao hơn các vùng khác, thể hiện những cố gắng khắc phục tình trạng chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền. Khối lượng kiến thức cơ bản của học sinh phổ thông hiện nay lớn hơn và rộng hơn so với trước đây, nhất là về các môn khoa học tự nhiên, toán, tin học, ngoại ngữ. Chương trình ở một số môn học đã tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực. Học sinh Việt Nam đi du học đều được vào thẳng các cấp học tương đương, phần lớn lưu học sinh đều học tốt. Việc đào tạo học sinh giỏi có nhiều thành tích và được các nước đánh giá cao; nhiều học sinh Việt Nam đạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế. Việc xây dựng trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia còn chậm và gặp nhiều khó khăn, thiếu phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm và đặc biệt là thiếu diện tích đất. 4.1.3. Giáo dục nghề nghiệp Đến nay hầu hết các tỉnh đều có trường dạy nghề, bước đầu phát triển các trường dạy nghề thuộc một số ngành kinh tế mũi nhọn. Mặc dù vậy, quy mô dạy nghề dài hạn và THCN còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động. Cơ cấu ngành nghề đào tạo còn mất cân đối. Mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp phân bố chưa hợp lý, còn tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm. 4.2.Đánh giá tổng quát về tình hình giáo dục 4.2.1 Nhu cầu học tập của nhân dân được đáp ứng tốt hơn, trước hết là ở giáo dục phổ thông. Đã xây dựng được hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất, khá hoàn chỉnh bao gồm đủ các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo, các loại hình nhà trường và phương thức giáo dục. Năm học 2007-2009 khoảng 22,7 triệu người theo học trong hơn 37.000 cơ sở giáo dục. Đặc biệt, giáo dục mầm non và dạy nghề được khôi phục và có tiến bộ rõ rệt. 4.2.2 Đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược : Về nâng cao dân trí: Kết quả xóa mù chữ, phổ cập GD tiểu học đã được duy trì, củng cố và phát huy. Bình đẳng giới trong giáo dục tiếp tục được đảm bảo. Về đào tạo nhân lực: Chất lượng nguồn nhân lực đã có chuyển biến tích cực. Trong những thành tựu tăng trưởng kinh tế của đất nước hơn 10 năm qua có phần đóng góp rất quan trọng của đội ngũ lao động, mà tuyệt đại đa số được đào tạo ở trong nước. Nước ta cũng đã bắt đầu chủ động đào tạo được nguồn nhân lực phục vụ xuất khẩu lao động. Về bồi dưỡng nhân tài: Nhà nước và một số ngành, địa phương đã dành một phần ngân sách để triển khai chương trình đào tạo cán bộ trình độ cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, quản lý v.v. ở các nước tiên tiến. Số cán bộ này, sau khi tốt nghiệp đã trở về nước công tác và bắt đầu phát huy tác dụng. 4.2.3. Chính sách xã hội về giáo dục đã được thực hiện tốt hơn và có hiệu quả hơn. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa phát triển mạnh và có tiến bộ rõ rệt. Chính phủ đã có nhiều chính sách và biện pháp tăng đầu tư cho các vùng khó khăn như chương trình 135, chương trình kiên cố hóa trường, lớp học v.v. Nhờ vậy, cơ sở vật chất của giáo dục ở vùng khó khăn tiếp tục được củng cố, tăng cường. Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗ trợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chính sách được học tập, trước hết ở các cấp học phổ cập. 4.2.4. Chất lượng giáo dục đã có chuyển biến bước đầu Nội dung giảng dạy và kiến thức của học sinh phổ thông có tiến bộ, toàn diện hơn và tiếp cận dần với phương pháp học tập mới. Trong giáo dục nghề nghiệp, chất lượng đào tạo của một số ngành nghề như y dược, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải, v.v. về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống hiện nay 4.2.5. Điều kiện đảm bảo phát triển giáo dục được tăng cường hơn - Đã xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đông đảo với tổng số trên một triệu người (khoảng 950.000 giáo viên, giảng viên và trên 90.000 cán bộ quản lý giáo dục), với trình độ ngày càng được nâng cao. - Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các cấp, bậc học, ở mọi vùng miền đã được cải thiện đáng kể trong 5-6 năm qua, nhất là từ khi thực hiện chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và kiên cố hoá trường, lớp học.. 4.3.Các bất cập, yếu kém và khuyết điểm trong giáo dục Chất lượng giáo dục đại trà, đặc biệt ở bậc đại học còn thấp; phương pháp giáo dục còn lạc hậu và chậm đổi mới. Các điều kiện bảo đảm phát triển giáo dục còn nhiều bất cập. Đội ngũ giáo viên vừa thiếu vừa thừa, chưa đồng bộ; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận còn thấp. Cơ sở vật chất rất thiếu và lạc hậu, cơ cấu chi ngân sách giáo dục còn chưa hợp kinh phí chi thường xuyên chủ yếu mới chỉ bảo đảm chi lương và các khoản phụ cấp (chiếm hơn 80% tổng chi thường xuyên của ngân sách giáo dục), phần chi cho hoạt động chuyên môn không đáng kể. Các gia đình có thu nhập thấp (cận nghèo) chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số hộ gia đình nước ta nhưng chưa có chính sách hỗ trợ phù hợp nên con em các gia đình này gặp khó khăn về tài chính khi học tập ở các bậc học cao. 4.4. Chiến lược phát triển giáo dục tư nay đến năm 2020. Để đạt được những yêu cầu về nhân lực cũng như nguồn nhân lực, yếu tố quyết định đến sự phát triển của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa, và đó cũng chính là tạo nên những yếu tố cơ bản phát triển xã hội.Trong 10 năm đến tập trung vào các mặt sau: Phát triển giáo dục mầm non. Củng cố vững chắc kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước; phần lớn thanh, thiếu niên trong độ tuổi ở thành thị và vùng nông thôn đồng bằng được học hết trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề. Điều chỉnh hợp lý cơ cấu bậc học, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng trong hệ thống giáo dục và đào tạo phù hợp yêu cầu học tập của nhân dân. Mở rộng đào tạo công nhân, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo nhiều trình độ. Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại học, sau đại học; tập trung đầu tư xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia ngang tầm khu vực, tiến tới đạt trình độ quốc tế. Phát triển giáo dục thường xuyên và đào tạo từ xa. Phát triển đội ngũ giáo viên: Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so với học sinh theo yêu cầu của từng cấp học. Có cơ chế, chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng miền núi cao, hải đảo. Tăng cường cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa nhà trường. Phấn đấu đến năm 2010 phần lớn các trường phổ thông có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động cả ngày tại trường. Khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Tăng cường quản lý nhà nước, đặc biệt là hệ thống thanh tra giáo dục, thiết lập kỷ cương, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực. 5. Y tế 5.1. Chính sách phát triển y tế của nhà nước. 5.1.1 Về cơ sở hạ tầng. Hiện nay trên toàn Việt Nam có 876 bệnh viện, 75 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, trên 1000 phòng khám đa khoa và nhà hộ sinh khu vực. Bên cạnh các cơ sở y tế Nhà nước đã bắt đầu hình thành một hệ thống y tế tư nhân bao gồm 19.895 cơ sở hành nghề y, 14.048 cơ sở hành nghề dược, 7.015 cơ sở hành nghề y học cổ truyền, 5 bệnh viện tư có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần làm giảm bớt sự quá tải ở các bệnh viện Nhà nước. 5.1.2. Về mạng lưới y tế cơ sở. Việt Nam hiện nay đã có 80% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động, 100% số xã có trạm y tế trong đó gần 2/3 xã đạt chuẩn quốc gia, tuy nhiên sự phát triển chưa đồng đều ở mỗi cấp, vùng, miền. Việc đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ người dân chưa đảm bảo. 5.1.3 Về nhân lực trong nghành. Việt Nam hiện có hệ thống các trường đại học Y, Dược phân bổ trên cả nước. Mỗi năm có hàng nghìn bác sĩ và dược sĩ đại học tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra còn có hệ thống các trường đào tạo kỹ thuật viên trung học y, dược, nha tại các địa phương. Hiện nay số lượng cán bộ nhân viên ngành y tế đã có 250.000 người, trong đó có 47.000 người có trình độ đại học các loại. 5.2. Những khó khăn - Thiếu nhân lực y tế ở nhiều địa phương, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đặc biệt là thiếu các bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao thuộc các chuyên khoa: Nhi, Tâm thần, Lao… - Sự phân bố nhân lực y tế không đều giữa các vùng, miền, giữa nông thôn và thành thị; đặc biệt miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu nhân lực trầm trọng. Điển hình là khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long có số cán bộ y tế/1 vạn dân thấp xa số trung bình cả nước. Những khó khăn này tạo ra khoảng cách chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh giữa các vùng miền có sự khác biệt rõ rệt, tại những vùng miền khó khăn, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao  rất hạn chế. Giải pháp: Đề án 1816 ra đời với mục tiêu góp phần đưa dịch vụ kỹ thuật y tế đến gần dân, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của dân, đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận với dịch vụ y tế, giảm tình trạng quá tải cho BV tuyến trên. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của BV tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa, chuyển giao công nghệ kỹ thuật, đào tạo cán bộ tại chỗ, nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới. Thống kê mới nhất từ Bộ Y tế cho biết, 2 năm qua, 67 BV tuyến Trung ương đã cử 3.665 lượt cán bộ đi luân phiên theo Đề án 1816, chuyển giao được 2.504 kỹ thuật cho các BV tuyến dưới: có đến 90% kỹ thuật BV tuyến dưới đã thực hiện tốt.  Các BV tỉnh tổ chức cán bộ đi luân phiên hỗ trợ được 360 BV huyện, chuyển giao 1.702 kỹ thuật… Hiện nay, Đề án 1816 vẫn đang được tiếp tục thực hiện với số cán bộ y tế đi luân phiên thường xuyên được duy trì ở mức trên 450 người. III. Các chương trình phát triển cộng đồng. 1. Dự án " Phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em" do tổ chức Plan tại Việt Nam tài trợ. Dự án " Phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em tại hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần, tỉnh Hà Giang do tổ chức Plan quốc tế tại Việt Nam tài trợ giai đoạn I (2007 - 2009) va giai đoạn 2: 2005-2010 Địa điểm dự án:    - Xã Tân Tiến, Tụ Nhân, Pố Lồ huyện Hoàng Su Phì - Xã Nàn Ma, Nấm Dẩn, Tả Nhìu huyện Xín Mần Tổ chức tài trợ: Plan Quốc tế tại Việt Nam Mục đích dự án: Phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Người hưởng lợi: Trẻ em và người dân, gia đình và cộng đồng 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần Thời gian thực hiện dự án: Giai đoạn I từ 2007 - 2009 Giai đoạn II từ 2005-2010 1.1 Tình hình kinh tế xã hội ở Hà Giang * Thu nhập thấp Hiện nay, Với mức thu nhập trung bình toàn tỉnh là 3,2 triệu/người/năm, các hộ gia đình có kinh tế khá giả tập trung chủ yếu ở các thị trấn. Trong khi đó, thu nhập bình quân của người nông dân tại địa phương, đặc biệt tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh rất thấp (2,5-2,6 triệu/người/năm). Trung bình mỗi ngày, một người dân làm ra được 7,000đ để trang trải cho tất cả các chi tiêu. Mức thu nhập này chỉ bằng một nửa so với mức nghèo của  thế giới (1USD/người/ngày). Do vậy, người dân không có đủ điều kiện để tiếp cận với các nhu cầu cơ bản bao gồm: lương thực, quần áo, đồ dùng sinh hoạt, chi trả khám chữa bệnh, học tập cho con em. Trẻ em vẫn đang phải chịu nhiều thiếu thốn về lương thực và quần áo, đặc biệt là vào mùa đông. * Chất lượng giáo dục Mầm non thấp Hầu hết các thôn bản đều không có lớp học kiên cố cho bậc học mầm non. Các trang thiết bị và đồ chơi cần thiết cho giáo viên giảng dạy và trẻ học đều thiếu. Đặc biệt, tất cả các trường mầm non, bao gồm cả trường đã được xây dựng kiên cố lẫn các lớp học tạm, đều không có nhà vệ sinh và hệ thống nước sạch. Do đó, tỷ lệ đến lớp trung bình của toàn tỉnh chỉ đạt 15 % đối với trẻ dưới 3 tuổi, 75% đối với trẻ từ 3-5 tuổi. Đây là một tỷ lệ rất thấp nếu so sánh với tỷ lệ bình quân của toàn quốc. Đáng lưu ý trong đó, một vài xã vùng xã, tỷ lệ ra lớp của trẻ dưới 3 tuổi chỉ đạt dưới 5% . * Chất lượng Giáo dục cơ bản thấp Phần lớn các xã, bao gồm cả các xã vùng xa đều có trường học cho 2 cấp. Tỷ lệ đến lớp của tiểu học đạt 98%. Mặc dù nhiều xã đã có trường cho cả hai cấp học, nhưng chỉ có 78,3% trẻ đến trường đúng độ tuổi. Bàn ghế cho trẻ đều không đúng với tiêu chuẩn do Bộ GDĐT quy định. Đa phần các trường đều không có nhà vệ sinh, hệ thống nước sạch. Các phòng chức năng và thư viện đều nằm ngoài khả năng của nhà trường. Do vậy chất lượng dạy và học rất thấp. Theo thống kê mới nhất của Sở Giáo dục, tỷ lệ tốt nghiệp THPT của tỉnh Hà Giang cũng tăng đáng kể, từ 87% năm 2009 tăng lên 95,56% trong năm 2010. * Người nông dân, trong đó bao gồm trẻ em và những người nghèo không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ khám chữa bệnh tốt. Chỉ có 55% trạm y tế xã có bác sỹ, 72% các trạm được xây dựng kiên cố. Trong tổng số 133,079 hộ gia đình, chỉ có 31.957 hộ có bể chứa nước. Gần 50% hộ sử dụng nước. Những con số này cho thấy điều kiện y tế của Hà Giang nói chung còn rất nhiều khó khăn đặc biệt lã các xã. Phần lớn các trạm y tế xã đều thiếu các trang thiết bị cần thiết, các cán bộ của trạm ít có cơ hội để tham gia các lớp tập huấn chuyên sâu và cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình sức khoẻ của địa phương. Tất các các nhân viên y tế thôn bản đều không phải là những người được đào tạo chuyên nghiệp. Họ trở thành nhân viên y tế sau khi tham gia một khoá tập huấn dài 3 tháng. Do vậy, chất lượng các dịch vụ y tế cho người dân, đặc biệt là cho trẻ em và phụ nữ còn  thấp. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em là 25%. * Trẻ em không có cơ hội được vui chơi tại gia đình và cộng đồng 1.2. Những lý do cơ bản dẫn đến việc Plan Việt Nam quyết định lựa chọn Tỉnh Hà Giang là đối tác trong việc xây dựng chương trình. - Hà Giang là một trong số những tỉnh nghèo nhất Việt Nam. Hà Giang được xếp thứ 3 với tỷ lệ nghèo là 43,7%. - Hà Giang là một tỉnh có tỷ lệ người dân tộc thiểu số rất cao (88%). Điều này phù hợp với chiến lược phát triển của Plan (hỗ trợ cho những người dân nghèo và trẻ em dân tộc) - Trẻ em của Hà Giang đang phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn: thiếu lương thực và quần áo, trẻ em bỏ học, tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao và là nạn nhân của tệ nạn buôn bán trẻ em. - Phía Tỉnh và huyện đều có sự cam kết cao. Mặc dù là một tỉnh nghèo, nhưng UBND Hà Giang sẵn sàng đóng góp các nguồn lực trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình. Cơ chế đóng góp giữa Plan và Tỉnh đã được thảo luận và thông qua. Điều đó đã thể hiện được sự cam kết cao từ phía Tỉnh và Huyện - Một lý do khác có thể được xem xét đến là mặc dù Hà Giang sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời gian tới, trong khi đó hiện nay, số các tổ chức NGO quốc tế và các dự án hợp tác song phương hoạt động tại Hà Giang còn ít. Ngoài dự án DPPR và Dự án Chia Sẻ có nguồn vốn hỗ trợ lớn, các tổ chức NGO quốc tế khác như  (Caritas, Action Aids) có số vốn hỗ trợ rất hạn chế. 1.3. Để giải quyết những vấn đề trên, Plan Việt Nam đưa ra 8 mục tiêu quốc gia - Trẻ em, phụ nữ và nam giới nghèo được thực hiện quyền tham gia đầy đủ vào quá trình ra quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và ý kiến của họ được lắng nghe. - Trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt và trẻ em của các gia đình (di cư) nghèo thực hiện quyền được bảo vệ và chăm sóc đầy đủ. - Trẻ em thực hiện quyền được sống trong một môi trường an toàn, được chăm sóc, không có rủi ro về tai nạn thương tích và không bị lạm dụng (lạm dụng thân thể, tâm lý, xâm hại tình dục, bị bỏ mặc và bị bóc lột) ở nhà, ở trường và tại cộng đồng. - Trẻ em (từ 6-15 tuổi) thực hiện quyền phát triển và duy trì năng lực học tập cơ bản nhờ điều kiện giáo dục có chất lượng. - Trẻ em (từ 0-6 tuổi) thực hiện quyền được chăm sóc và phát triển từ nhỏ. - Trẻ em thực hiện quyền được sống trong môi trưởng khoẻ mạnh, được tiếp cận với nguồn nước sạch, điều kiện vệ sinh bền vững về số lượng và chất lượng và có thói quen vệ sinh có lợi cho sức khoẻ. - Sức khoẻ của trẻ em và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được cải thiện và họ thực hiện quyền phát triển khoẻ mạnh và được bảo vệ khỏi những rủi ro đe doạ sức khoẻ. - Trẻ em thực hiện quyền được sống trong các gia đình có lương thực phẩm và nguồn thu kinh tế đảm bảo. 1.4. Plan Việt Nam đã đưa ra 5 chương trình Quốc gia cho giai đoạn từ 2005 đến 2010 Nâng cao sức khỏe cộng đồng tập trung vào trẻ em (CCCH) Chăm sóc và phát triển trẻ thơ (ECCD) Giáo dục cơ bản có chất lượng (QBE) Phát triển kinh tế bền vững Bảo vệ trẻ em (CP) 1.5. Kết luận Có thể thấy rằng, Chương trình chiến lược phát triển quốc gia II của Plan Việt Nam có sự đồng nhất với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài của tỉnh Hà Giang và hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Hơn nữa, Chương trình chiến lược phát triển quốc gia II đã xác định được các vấn đề ảnh hưởng đến trẻ em của tỉnh Hà Giang nói chung và 6 xã được khảo sát của hai huyện nói riêng. Chương trình hợp tác lâu dài giữa tổ chức Plan Việt Nam và tỉnh Hà Giang sẽ có những đóng góp đáng kể trong việc Xóa đói và giảm nghèo tại hai Huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung. Đặc biệt chương trình sẽ hỗ trợ tối đa để trẻ em có thể phát huy mọi tiềm năng của mình cũng như nâng cao đáng kể điều kiện sống cho các em. 2. Chương trình Phát triển Vùng (CTPTV). CTPTV là chương trình phát triển cộng đồng được thực hiện trong khoảng thời gian 10-15 năm. Đây là hình thức phát triển cộng đồng mang tính chất lồng ghép, chú trọng đến sự tham gia của người dân vào các chương trình phát triển, đến vấn đề sở hữu và tính bền vững bên cạnh việc giải quyết những căn nguyên vi mô và vĩ mô của đói nghèo. 2.1. Cách thức thực hiện Các CTPTV nhận nguồn tài chính từ chương trình bảo trợ trẻ em, và là một hình thức phát triển theo nhiều giai đoạn nhất quán và minh bạch từ việc giai đoạn khảo sát, thiết kế, thực hiện, báo cáo, giám sát và đánh giá cho tới giai đoạn học tập và chia sẻ kinh nghiệm. Chương trình sẽ thực hiện chiến lược đóng từng phần hoạt động khi chuẩn bị kết thúc nhằm đảm bảo rằng người dân trong cộng đồng đủ năng lực để tiếp tục triển khai các hoạt động đã được thực hiện trong khuôn khổ CTPTV. Cách tiếp cận có sự tham gia của người dân tạo tính bền vững cho hoạt động của CTPTV và tạo nên một môi trường tốt cho việc đánh giá, học tập và phát triển chuyển giao dài hạn. => Cách thức thực hiện này phù hợp với đường lối phát triển của Tầm Nhìn Thế giới Quốc tế nhằm hỗ trợ và tiếp tục những tiến bộ trong hoạt động phát triển và cứu trợ của Tầm nhìn Thế giới.  2.2. Vấn đề giải quyết Mỗi CTPTV được thiết kế phù hợp với yêu cầu cụ thể của từng cộng đồng, lồng ghép và giải quyết các lĩnh vực ưu tiên như:  Đời sống: an ninh lương thực, phát triển doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ kinh tế, cứu trợ và giảm nhẹ thiên tai. Phát triển xã hội: giáo dục, chăm sóc và phát triển trẻ mầm non (ECCD), chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ người tàn tật, bình đẳng giới, quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em. Sự tham gia của cộng đồng: Xây dựng năng lực cho các đối tác địa phương, sự tham gia của cộng đồng và trẻ em. Thông tin chung (số liệu tính đến năm tài chính 2010): Tổng số Chương trình Phát triển Vùng: 35 Tổng số người được hỗ trợ thông qua hoạt động của Tầm nhìn Thế Giới Việt Nam tại Việt Nam trong năm 2010: khoảng 1,5 triệu người. Ngân sách hàng năm: 17 triệu đô la Mỹ 3. Chương trình phát triển cộng đồng của WARECOD (trung tâm bảo tồn và phát triển tài nguyên nước) Chương trình đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cung cấp nước sạch, xử lý nước ô nhiễm asen, cải thiện điều kiện vệ sinh trường học và phát triển cộng đồng.. Các dự án này đều áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển cộng đồng lồng ghép, nhưng  có sự đa dạng trong các hoạt động triển khai. 3.1. Dự án của chương trình Dự án cấp nước, xây trường học và khuyến nông – khuyến lâm tại xã Hữu Kiên, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn: Hỗ trợ người dân tộc Tày đưa nước sạch để sử dụng tại nhà, xây trường học tại thôn cho các em học sinh, lắp đặt hệ thống thuỷ điện nhỏ để cấp điện cho trường học đồng thời hướng dẫn người dân các biện pháp khuyến nông tăng năng suất cây trồng để bảo đảm an ninh lương thực. Dự án xử lý nước nhiễm Asen tại xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (cũ): Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Trường mầm non, 2 trạm y tế xã và gần 100 hộ gia đình nghèo trong vùng dự án xây dựng hệ thống xử lý nguồn nước nhiễm Asen bằng đá ong tự nhiên. Dự án cấp nước sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh cho các trường học và nâng cao sinh kế cho người dân xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang: Dự án đã hỗ trợ 3 trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở trong xã xây dựng hệ thống vệ sinh với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và lắp đặt hệ thống cấp nước uống trực tiếp sử dụng màng lọc RO đồng thời hỗ trợ nông dân địa phương cải tạo hệ thống kênh mương và các biện pháp khuyến nông tăng năng suất cây trồng và vật nuôi Dự án phát triển cộng đồng lồng ghép cho cộng đồng người Thái tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An: Dự án hỗ trợ các phụ nữ người Thái các kiến thức, kỹ thuật liên quan tới các hoạt động tăng thu nhập để cải thiện kinh tế hộ gia đình đồng thời xây dựng hệ thống cấp nước tự chảy cho người dân vùng khan hiếm nước. 3.2. Chủ đề hoạt động:    Cấp nước & vệ sinh Xử lý nước Cứu trợ trong và sau thiên tai Bảo tồn cá tự nhiên Pico, kênh mương Khuyến ngư Khuyến nông 3.3. Vùng ưu tiên: Vùng ven sông, miền núi 3.4. Đối tượng ưu tiên: Nhóm vạn chài, phụ nữ, trẻ em, và các nhóm thiệt thòi. Tài liệu tham khảo giáo trình phát triển cộng đồng Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang Công văn 1811/TTg-QHQT Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang tiếp nhận Dự án "Phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em-giai đoạn I"

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbi ph7843i n7897p.doc
Tài liệu liên quan