Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng

Tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng: Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, khi mà nền khoa học công nghệ phát triển, đời sống, kinh tế,văn hoá, xã hội không ngừng nâng cao thì xây dựng cơ bản đã trở thành một ngành hết sức quan trọng. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản là công trình có giá trị lớn , thời gian sử dụng lâu dài nên rất có ý nghĩa về kinh tế. Bên cạnh đó sản phẩm xây dựng cơ bản còn thể hiện ý thức thẩm mỹ do vậy cũng có ý nghĩa to lớn về văn hoá xã hội, thể hiện được nét đẹp truyền thống. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thước đo trình độ công nghệ sản xuất và trình độ tổ chức quản lý sản xuất của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, hạch toán đúng chi phí sản xuất, tính đúng gía thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng, khả năng của mình. Trong hoạt động xây lắp, qua những thông tin về chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm do kế toán cung cấp, người quản lý doanh nghiệp nắm được giá thành thực tế của từng công trình, hiệu quả...

doc89 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong nền kinh tế thị trường, khi mà nền khoa học công nghệ phát triển, đời sống, kinh tế,văn hoá, xã hội không ngừng nâng cao thì xây dựng cơ bản đã trở thành một ngành hết sức quan trọng. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản là công trình có giá trị lớn , thời gian sử dụng lâu dài nên rất có ý nghĩa về kinh tế. Bên cạnh đó sản phẩm xây dựng cơ bản còn thể hiện ý thức thẩm mỹ do vậy cũng có ý nghĩa to lớn về văn hoá xã hội, thể hiện được nét đẹp truyền thống. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là thước đo trình độ công nghệ sản xuất và trình độ tổ chức quản lý sản xuất của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ quản lý kinh tế vĩ mô, hạch toán đúng chi phí sản xuất, tính đúng gía thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn về thực trạng, khả năng của mình. Trong hoạt động xây lắp, qua những thông tin về chi phí sản xuất và gía thành sản phẩm do kế toán cung cấp, người quản lý doanh nghiệp nắm được giá thành thực tế của từng công trình, hiệu quả hoạt động sản xuất của từng đội thi công, của từng công trình cũng như của toàn doanh nghiệp từ đó tiến hành phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí , tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đánh giá này, nhà quản lý có được cái nhìn toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Qua đó tìm ra những giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, phương thức tổ chức quản lý, những giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất, phương thức tổ chức quản lý sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường với mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các đơn vị xây lắp nên em đã chọn đề tài: " Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng", mục tiêu của chuyên đề là : vận dụng kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào nghiên cứu công tác thực tiễn tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, từ đó tìm hiểu, bổ sung kiến thức thực tế. Nội dung chuyên đề bao gồm: Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương II: Thực trạng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng. Chương III: Nhận xét, đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng. Chương I Lý luận chung về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm I/ Đặc điểm sản xuất xây lắp và ảnh hưởng của nó đến công tác hạch toán kế toán của đơn vị xây lắp Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất có vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Xây dựng cơ bản là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, hiện đại hoá, khôi phục công trình nhà máy, xí nghiệp, đưòng xá, nhà cửa nhằm phục vụ cho dời sống, sản xuất của xã hội. Chi phí cho đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng Ngân sách Nhà nước cũng như Ngân sách của doanh nghiệp. Chi phí xây dựng cơ bản bao gồm: Xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác, trong đó phần xây dựng, lắp đặt do các doanh nghiệp chuyên về thi công xây lắp đảm nhận thông qua hợp đồng giao nhận thâù xây lắp. Sản phẩm của các công trình xây lắp là các công trình đã xây dựng, lắp đặt hoàn thành có thể đưa vào sử dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống. So với ngành sản xuất khác, ngành xây dựng cơ bản có nhũng nét đặc thù riêng biệt thể hiện ở sản phẩm và quá trình sản xuất. Điều này có ảnh hưởng đến công tác hạch toán kế toán của ngành. Cụ thể: Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ, đơn chiếc. Mỗi sản phẩm xấy lắp có yêu cầu về mặt thiết kế kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau. Vì vậy , mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất mới mang lại hiệu quả cao. Do sản phẩm có tính đơn chiếc như vậy nên chi phí sản xuất cho từng công trình sẽ khác nhau. Do vậy, việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẫm xây lắp chưa tạo ra sản phẩm xây lắp cũng đựoc tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt. Thông thường sản phẩm xây lắp theo đơn đặt hàng nên ít phát sinh chi phí trong quá trình lưu thông. Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài. Trong quá trình xây lắp chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực, vốn. Do đó, việc quản lý đòi hỏi phải lập dự toán thiết kế và thi công để theo dõi, kiểm tra quá trình sản xuất, thi công, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm đảm bảo chất lượng công trình. Do thời gian thi công kéo dài nên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng tháng như trong sản xuất Công nghiệp mà xác định theo thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước, tuỳ thuộc vào kết cấu kỹ thuật và khả năng về vốn của đơn vị xây lắp. Doanh nghiệp xây lắp thường có địa bàn rộng, sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất. các điều kiện để sản xuất ( xe, máy, nhân công, thiết bị, phương tiện thi công) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm,. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý rất phức tạp ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thời tiết. Thông thường các doanh nghiệp xây lắp sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, nơi thi công công trình để giảm bớt chi phí di dời. Công tác kế toán phải tổ chức tốt khâu hạch toán ban đầu, thường xuyên kiểm kê vật tư tài sản nhằm phát hiện những thiếu hụt, hư hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời. Sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu sự tác động trực tiếp của thiên nhiên, thời tiết nên việc thi công ở mức độ nào đó mang tính thời vụ. Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, thi công nhanh, đúng tiến độ khi điều môi trường, thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng công trình có thể phải đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất. Doanh nghiệp cần có chế độ điều độ cho phù hợp, nhằm tiết kiệm chi phí, hạ gía thành. II/ Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 1/ Chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm và bản chất. Cũng như các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây dựng cơ bản muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm thì cần phải có cả 3 yếu tố cơ bản của sản xuất, đó là: Tài liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Các yếu tố này tham gia vào quá trình sản xuất tạo nên các loại chi phí tương ứng.Chi phí về sử dụng tài liệu lao động, đối tượng lao động và thù lao lao động. Vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, để hiểu đúng chi phí sản xuất cần phải phân biệt giữa chi phí và chi tiêu. Chi phí là sự dịch chuyển vốn và giá trị của các yếu tố sản xuất vào đối tượng tính chi phí, do đó chỉ được tính là chi phí của kỳ hạch toán, những chi phí có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi phí chi ra trong kỳ hạch toán. Chi tiêu thể hiện sự giảm vốn, vật tư, tài sản của doanh nghiệp bất kể nó sử dụng vào mục đích gì. Tổng số chi tiêu trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm chi tiêu cho quá trình cung cấp, chi tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh, chi tiêu cho quá trình tiêu thụ. .Phân loại chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của công việc quản lý. Tuy nhiên về mặt hạch toán, chi phí sản xuất thường phân loại theo các tiêu thức sau: Phân loại theo yếu tố chi phí. Theo cách phân loại nay, căn cứ vào tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất để chia ra các yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí bao gồm những chi phí có cùng nội dung kinh tế, không xét đến công dụng cụ thể, nội dung phát sinh. Đối với doanh nghiệp xây lắp, toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được chia thành các yếu tố: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Xi măng, cát, gạch sắt thép và các vật liệu phụ như que hàn, ve... - Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: quần áo bảo hộ lao động, mặt nạ, hàn, ván, khuôn... - Chi phí nhiên liệu: Xăng, dầu mỡ, khí nén... - Chi phí lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và gián tiếp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố chi phí đã nêu trên. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế có tác dụng lớn trong việc quản lý chi phí sản xuất. Nó cho biết kết cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất và lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch, quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu vốn định mức. Đối với kế toán nó là cơ sở để tổ chức tập hợp chi phí sản xuất theo yếu tố, giám đốc tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất đồng thời là cơ sở tính toán thu nhập quốc dân, đánh giá tình hình tăng năng suất lao động. 1.2.2 Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm xây lắp. Theo cách phân loại này, căn cứ vào mục đích và công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau, mỗi khoản mục chi phí bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt chi phí có nội dung kinh tế như thế nào. Thông thường, chi phí sản xuất chia thành 3 khoản mục chính: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nhưng do đặc thù của sản xuất xây lắp có chi phí máy thi công lớn và phức tạp nên chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp được chia thành bốn khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là tất cả những nguyên vật liệu chi phí chi ra để cấu tạo nên thực thể công trình như vật liệu chính (xi măng, cát, đá, gạch...), các cấu kiện bê tông và các phụ gia khác. Trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm các vật liệu phụ, nhiên liệu dùng cho máy thi công. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ tiền lương chính và các khoản phụ cấp lưong phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp kể cả công nhân bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị, kết thúc thu gọn hiện trưòng thi công, không phân biệt công nhân trong danh sách hay thuê ngoài. Khoản mục nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương phụ và các khoản trích theo lường. - Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí trực tiếp liên quan tới việc sử dụng máy để xây dựng hoặc lắp dặt công trình, bao gồm: chi phí về vật liệu trong máy thi công, chi phí nhân viên điều khiển máy ( chỉ có tiền lao động chính không bao gồm tiền lương phụ và các khoản trích theo lương), chi phí khấu hao máy thi công, chi phí mua ngoài sử dụng cho máy thi côngvà các khoản chi phí máy thi công khác. - Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ cho việc quản lý tại đội, công trình và những chi phí sản xuất chung khác không thể hạch toán trực tiếp cho công trình, bao gồm: chi phí nhân viên quản lý đội( đội trưởng, đội phó ... ) và các khoản tiền lương phụ, trích theo lương của công nhân sản xuất, nhân viên điều khiển máy thi công, chi phí vật liệu dùng cho đội, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, ngoài chi phí khấu hao của máy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng chung cho đội và các khoản chi phí bằng tiền khác. Theo cách phân loại này giúp ta biết được cơ cấu khoản mục tính giá thánh sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp kinh doanh xây lắp , dồng thời giúp kế toán sử dụng tài khoản phù hợp. Ngoài các khoản mục chi phí cấu thành trong gía thành sản phẩm xây lắp như trên, nếu xét theo tiêu thức chỉ tiêu gía thành đầy đủ thì còn khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp kết hợp với giá thành nên chỉ tiêu gía thành toàn bộ của sản phẩm. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí chi cho bộ phận máy quản lý điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phát sinh trong quản lý doanh nghiệp. Ngoài hai cách phân loại trên, chi phí sản xuất kinh doanh còn được phân loại theo phương thức kết chuyển chi phí ( chi phí sản xuất và chi phí thời kỳ), phân loại theo quan hệ chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành( biến phí và định phí)...tuỳ theo yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. 2. Giá thành 2.1 Khái niệm và bản chất Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trinh thống nhất giữa hai mặt hao phí sản xuất và kết quả sản xuất. Để đánh giá chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chi phí bỏ ra phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với giá thành ( kết quả sản xuất ). Giá thành sản phẩm là biẻu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắp phản ánh lượng gía trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xây lắp. 2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp Để đáp ứng yêu cầu quản lý, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm xây lắp, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều vị trí tính toán khác nhau. Giá thành sản phẩm xây lắp được phân loại như sau: 2.2.1 Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành giá thành dự toán, gía thành kế hoạch, giá thành thực tế. - Giá thành dự toán: Là tổng số các chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình. Giá thành này được xác định trên cơ sở các quy định của Nhà nước về việc quản lý giá xây dựng các công trình . Giá thành dự toán = giá thành dự toán - Lợi nhuận định mức Trong đó: Giá thành dự toán là chỉ tiêu dùng làm căn cứ cho doanh nghiệp xây lắp xây dựng, lắp ráp các cấu kiện, lắp đặt máy móc thiết bị... Nó bao gồm các chi trực tiếp, chi phí chung và lợi nhuận định mức. + Lợi nhuận định mức là chỉ tiêu Nhà nước quy định để tích luỹ cho xã hội do ngành xây dựng cơ bản tạo ra (bao gồm thuế và lãi). - Giá thành kế hoạch: Là giá thành xác định xuất phát từ điều kiện cụ thể của từng đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong đơn vị. Giá thành kế hoạch = giá thành dự toán - mức hạ giá thành Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp được lập dựa vào chi phí nội bộ của doanh nghiệp xây lắp. Về nguyên tắc định mức nội bộ phải tiên tiến hơn định mức kế hoạch, phản ánh mức độ quản lý của doanh nghiệp. - Giá thành xây lắp thực tế: Là biểu hiện bằng tiền của tất cả chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để hình thành một đối tượng xây lắp nhất định. Giá thành sản phẩm xây lắp thực tế không chỉ bao gồm những chi phí thực tế phát sinh như chi phí thiệt hại do phá đi làm lại, thiệt hại do ngừng sản xuất, mất mát, hao hụt vật tư... do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan của doanh nghiệp. Thông thường gía thành thực tế giá thành sản phẩm xây lắp được chia thành: + Giá thành công tác xây lắp thực tế: Phản ánh giá thành một khối lượng công tác xây lắp đạt tới điểm dừng kỹ thuật nhất định tính theo kỳ( tháng, quý, năm) Nó cho phép chúng ta xác định kịp thời chi phí phát sinh, phát hiện những nguyên nhân tăng, giảm chi phí và kịp thời điều chỉnh cho giai đoạn sau. + Giá thành hạng mục công trình hoàn thành: là toàn bộ chi phí chi ra để tiến hành thi công công trình, hạng mục công trình kể từ khi khởi công đến khi hoàn thành đưa vào sử dụng và được bên chủ đầu tư chấp nhận. Về nguyên tắc, mối quan hệ giữa 3 loại giá thành trên phải đảm bảo: Giá thành dự toán ³ Giá thành kế hoạch ³ Giá thành thực tế Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành dự toán cho phép đánh giá chính xác trình độ quản lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp xây lắp khác. Việc so sánh giá thành thực tế với giá thành kế hoạch cho phép đánh giá sự tiến bộ hay yếu kém của doanh nghiệp xây lắp trong điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất và trình độ tổ chức quản lý. 2.2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí. Theo cách phân loại này giá thành được phân thành 2 loại - Giá thành sản xuất (hay còn gọi là giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan tới quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành, là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp. Giá thành sản xuất được tính theo công thức: Tổng giá thành sản phẩm xây lắp = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. - Giá thành tiêu thụ ( Giá thành toàn bộ): Bao gồm toàn bộ giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã được phân bổ cho sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được xác định sau khi khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ, dịch vụ đã được thực hiện. Đây là cơ sở để doanh nghiệp tính lãi trước thuế. Ngoài cách phân loại trên, trong xây dựng cơ bản còn sử dụng 2 chỉ tiêu tính giá thành sau: - Giá đấu thầu xây lắp: Là loại giá thành dự toán xây lắp do chủ đầu tư đưa ra dể chủ doanh nghiệp căn cứ vào đó tính giá thành sản phẩm của mình ( còn gọi là giá dự thầu công tác xây lắp). Giá đấu thầu xây lắp do chủ đầu tư đưa ra về nguyên tắc chỉ bằng gía dự toán, có như vậy chủ đầu tư mới tiết kiệm vốn đầu tư và hạ thấp chi phí về lao động. Giá hợp đồng công tác xây lắp: Là loại giá thành dự toán xây lắp ghi trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp, sau khi thoả thuận giao thầu. Đó cũng chính là giá thành của doanh nghiệp xây lắp thắng cuộc trong đấu thầu và được chủ đầu tư thoả thuận ký hợp đồng giao thầu. Về nguyên tắc, giá thành hợp đồng chỉ được nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu xây lắp. Việc áp dụng 2 loại giá thành trên là yếu tố quan trọng của việc hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế trong xây dựng. Nó sử dụng được quan hệ tiền - hàng, tạo sự mềm dẻo nhất định trong quan hệ giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp, tạo ra sự chủ động trong việc định gía thành của mình cũng như trong kinh doanh, thích hợp với cơ chế thị trường. 3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình, vì vậy chúng giống nhau về mặt chất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình thi công. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau về mặt lượng được thể hiện qua sơ đồ sau: A Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ B C Tổng giá thành sản phẩm D Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Qua mô hình trên ta thấy: AC = AB + BD - CD Hay Tổng giá thành sản phẩm xây lắp = Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh rong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Như vậy nếu sản xuất là tổng hợp những chi phí phát sinh trong một thời kỳ nhất định thì giá thành lại là tổng hợp những chi phí chi ra gắn liền với việc sản xuất và hoàn thành một khối lượng công việc xây lắp đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm không bao gồm những chi phí cho khối lượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất, những chi phí đã chi ra nhưng chờ phân bổ kỳ sau. Nhưng nó lại bao gồm những chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ trước chuyển sang, những chi phí trích trước vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí kỳ trước chuyển sang phân bổ cho kỳ này. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp chỉ thống nhất về lượng trong trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là công trình , hạng mmục công trình được hoàn thành trong kỳ hoặc gía trị khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau. 4. Sự cần thiết và nhiệm vụ tổ chức hạch toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 4.1 Sự cần thiết Tổ chức kế toán đúng, hợp lý chi phí sản xuất xây lắp vầ tính đúng, tính đủ giá thành công trình có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành xây dựng, trong việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp nói chung và ở các tổ đội xây dựng nói riêng. Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục sự biến độngcủa vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và cả thước đo giá trị để quản lý chi phí.Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình của sản xuất kinh doanh. Qua đó có thể phân tích, tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm, tình hình sử dụng lao động, vật tư, vốn tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh được trên thị trường. Việc phân tích đúng đắn kết quả hoật động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác.Về phần mình giá thành lại chịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp. Do vậy, tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và tính sản phẩm xây lắp để xác định nội dung, phạm vi chi phí cấu thành trong giá thành cũng như lượng giá trị các yếu tố chi phí đã dịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cấp bách trong nền kinh tế thị trường. Tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm là tiền đề để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật như một số năm trước đây, khi nền kinh tế đang trong thời kế hoạch hoá tập trung. Các doanh nghiệp hoạt dộng theo chỉ tiêu pháp lệnh, vật tư, tiền vốn do cấp trên cấp, giá thành là giá thành kế hoạch định sẵn. Vì vậy, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành chỉ mang tính hình thức. Chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp được chủ động hành động theo phương hướng riêng và tự phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Để có thể cạnh tranh được trên thị trường, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn phải thực hiện đúng theo quy luật khách quan. Như vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phần không thẻ thiếu được khi thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hơn nữa nó có ý nghĩa to lớn và chi phối chất lượng công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp. 4.2 Nhiệm vụ: Để phát huy hết vai trò của mình, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp phải đạt được những yêu cầu sau: - Phản ánh kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí sản xuất trong quá trình sản xuất. - Phân bổ hợp lý các chi phí sản xuất theo từng khoản mục vào các đối tượng tập hợp chi phí. - Kiểm tra tình hình định mức về các chi phí vật liệu, lao động, sử dụng máy: kiểm tra dự toán chi phí gián tiếp, phát hiện kịp thời các khoản mục hao phí chênh lệch ngoài định mức, ngoài kế hoạch đề ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời. - Kiểm tra việc thực hiện giá thành theo từng khoản mục chi phí, theo từng công trình hạng mục công trình, vạch ra các khả năng tiềm tàng và đề ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm. - Thông qua ghi chép, phản ánh, tính toán để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, lập báo cáo kế toán và chi phí sản xuất và lập giá thành theo quy địng của cơ quan chủ quản cấp trên. Để đạt được các yêu cầu trên, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lăp có nhiệm vụ: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và phân bố chi phí sản xuất thích hợp. - Xác định đúng đối tượng tính toán giá thành và lựa chọn phương pháp tính giá thành thích hợp. - Xây dựng quy tắc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Quy định trình tự công việc, phân bố chi phí cho từng đối tượng, từng sản phẩm chi tiết. 5. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp gồm nhiều loại tính chất và nội dung kinh tế khác nhau. Nên việc hạch toán chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học mới có thể tính giá thánh một cách chính xác kịp thời. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là thứ tự công việc cần tiến hành tập hợp chi phí sản xuất để phục vụ cho việc tính giá thành kịp thời theo đặc điểm của từng nghành. Trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp được thực hiện qua các bước: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Bước 2: Tính toán và phân bố lao vụ của ngành sản xuất kinh doanh có liên quan trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở khối lượng lao vụ phục vụ. Bước 3: Tập hợp và phân bố chi phí sản xuất chung cho các công trình có liên quan theo tiêu thức phù hợp. Bước 4: Xác định chi phí dở dang cuối kỳ từ đó tính giá thành sản phẩm hoàn thành. III. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 1.1 Đối tượng và căn cứ hạch toán chi phí sản xuất. Đối tượng hạch toán sản xuất là phạm vi giới hạn tập hợp chi phí, giới hạn có thể là sản phẩm, bộ phận của sản phẩm, chi tiết sản phẩm, theo phân xưởng, theo đơn đặt hàng. Do đặc thù riêng của ngành xây lắp nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là tưng công trình, hạng mục công trình cụ thể hoặc theo từng đơn đặt hàng. Để xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất phải căn cứ vào: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm công nghệ đó thuộc loại sản xuất giản đơn hay phức tạp, sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt. - Căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh để lựa chọn đối tượng tính giá thành. - Căn cứ vào yêu cầu quản lý, trình độ tổ chức hạch toán chi phí - Căn cứ vào trình độ nhân viên kế toán - Căn cứ vào phương tiện tính toán áp dụng trong kế toán đặc biệt và máy tính. Xác định đối tượng hạch toán chi phí và cộng là việc đầu tiên quan trọng của tổ chức hạch toán qua trình sản xuất. Việc xác định đúng đối tượng hạch toán chi phí , phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của đơn vị có ý nghĩa rất lớn, giúp kế toán chi phí tổ chức hợp lý từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu, tổ chức tài khoản và mở sổ chi tiết theo đúng đối tượng đã xác định. 1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Do sự khác nhau về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất nên để đáp ứng được yêu cầu tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng đòi hỏi phải có phương pháp hạch toán chi phí sản xuất phù hợp với từng đối tượng. Trong doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng một số phươg pháp sau: - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công trình hoặc hàng mục công trình: Hàng tháng các chi phí phát sinh liên quan đến công trình, hạng mục công trình thì tập hợp chi phí sản xuất cho công trình, hạng mục công tình đó. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng: Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là đơn đặt hàng. Chi phí phát sinh hàng tháng sẽ được phân loại theo từng đơn đặt hàng riêng biệt. Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng chi phí được tập hợp theo đơn đặt hàng đó chính là giá thành thực tế. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn vị thi công. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng đội thi công công trình. Trong mỗi đơn vị, chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu phí như công trình, hạng mục công trình, nhóm mục công trình. 2. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 2.1. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên để phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng giảm hàng tồn kho một cách thường xuyên, liên tục trên tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho, các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. 2.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.1.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành sản phẩm xây lắp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không bao gồm các chi phí đã tính vào máy thi công hoặc đã tính vào chi phí sản xuất chung. Nguyên tắc hạch toán - Các loại vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc và số lượng thực tế đã sử dụng. Trường hợp vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bố để phân bố chi phí cho các đối tượng có kiên quan đến tiêu thức thích hợp. Chi phí vật liệu phân bố cho từng đối tượng Trên thức phân bố của từng đối tượng Tỷ lệ phân bố = x Tỷ lệ phân bố = Cuối cùng hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành phải tiến hành kiểm kê số vật liệu lĩnh về chưa sử dụng hết ở các công trình đồng thời phải tổ chức và đánh giá số phế liệu thu hồi theo từng đối tượng sử dụng. - Trong công tác hạch toán, từ việc tổ chức ghi chép ban đầu đến tổng hợp, phân tích chi phí vật liệu và tình hình sử dụng vật liệu kế toán phải sử dụng triệt để hệ thống định mức trừ hao vật liệu đã có và phải có tác động tích cực để không ngừng hoàn thiện hệ thống định mức đó. - Vật liệu xuất sử dụng phải được tính theo giá thực tế gồm giá mua và chi phí thu mua, không bao gồm thuế giá trị gia tăng nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. 2.1.1.2 Tài khoản sử dụng TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản nầy được mở trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình. Bên nợ: Trị giá thực tế vật liệu xuất dùng cho hoạt động xây lắp Bến có: + Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết đem về nhập kho + Kết chuyển hoặc phân bố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng cho sản xuất kinh doanh. TK 621: Cuối kỳ không có số dư 2.1.1.3 Phương pháp hạch toán - Khi mua hoặc xuất nguyên vật liệu sử dụng cho thi công công trình: + Trường hợp mua nguyên vật liệu về sử dụng ngay ( không qua kho) cho hoat động xây lắp trong kỳ thuôc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp. Nợ TK 621: Giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT Nợ TK 133 (1331) Thuế GTGT đầu vào dược khấu trừ Có Tk 111, 112, 331 Có TK 141 (1412): Thanh toán qua tạm ứng + Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất xây lắp thuộc dối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 621: giá có thuế GTGT Có các Tk 111, 112, 311, 141 (1412) + Khi xuất vật liệu từ kho sử dụng cho thi công công trình. Nợ TK 621 Có Tk 152,153 - Trường hợp số nguyên liệu vật liệu, công cụ xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động xây lắp, cuối kỳ nhập lại kho. Nợ TK152,153 Có TK 621 - Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào kết quả bản phân bố nguyên vật liệu tính cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp trực tiếp hoặc phân bố, ghi: Nợ TK 154(1541) Có Tk 621 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể được khái quat qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1-Hạch toán tổng hợp chi phí ngyuên vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 154 Thuế GTGT TK 621 TK 1331 TK 152,153 Mua vật tư Tk 111,112,331,141 được khấu trừ Xuất kho cho sản xuất Nhập kho vật tư không sử dụng hết 2.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 2.1.2.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, thi công công trình. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động, thuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao độngthuê ngoài theo từng loại công việc. Nguyên tắc hạch toán. - Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất có liên quan đến công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở các chứng từ gốc về lao động và tiền lương như bảng chấm công, hợp đồng làm khoán... - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm tiền lương công nhân viên điều khiển máy thi công và phục vụ máy thi công. - Không hạch toán vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trích các khoản trích theo lươngcủa công nhân trực tiếp sản xuất công nhân điều khiển máy thi công. 2.1.2.2 Tài khoản sử dụng TK622: Chi phí nhân công trực tiếp Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp trực tiếp tham gia thực hiện khối llượng xây lắp. Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK822: Cuối kỳ không có số dư 2.1.2.3 Phương pháp hạch toán Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất có thể được trả theo các hình thức: trả lương theo thời gian, trả lương theo sản phẩm, trả lương theo khoản công việc... - Hạch toán lương theo thời gian lao động: Việc hạch toán tiền lương theo lao động được tiến hành theo từng loại công nhân, nhân viên, theo từng loại công việc được giao và cho từng đối tượng hạch toán chi phí, giá thành. Theo dõi thời gian lao động được tiến hành trên bảng chấm công do các đội sản xuất, các phòng ban thực hiện sau đó chuyển lên phòng kế toán. Đây là cư sở để kế toán lương tính lương và theo dõi trên các tài khoản liên quan. - Hạch toán khối lượng giao khoán: chứng từ ban đầu sử dụng là" Hợp đồng giao khoán". Hợp đồng giao khoán được ký trong từng phần công việc, theo hạng mục công trình hoàn thành và được xác định kết quả và chuyển về phòng kế toán làm căn cứ tính lương. - Tính lương, trả lương và tổng hợp phân bổ tiền lương: Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng giao khoán và các chứng từ khác có liên quan để lập bảng thanh toán lươngvà kiểm tra việc thanh toán lương cho công nhân viên, bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng theo từng đội sản xuất, bộ phận thi công và các phòng ban. Việc tổng hợp, phân bổ lương vào các tài khoản chi phí được thực hiện trên" bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội". Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành như sau: - Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất kể cả công nhân của doanh nghiệp và công nhân thuê ngoài sử dụng trực tiếp thi công công trình. Nợ TK 622: Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Có TK 334: Tính lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất Có TK111,112: Trả lương trực tiếp bằng tiền mặt, tiền gửi NH Có TK 141(1411) Tạm ứng lương cho công nhân. - Cuối kỳ kế toán tính, phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình. Nợ TK 154(1541) Có TK 622 Khái quát hạch toán chi phí nhân công trực tiếp qua sơ đồ sau: Lương phải trả công nhân sản xuất Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp TK111,112,334,141 TK622 Tk1541 Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. 2.1.3.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí sử dụng máy để hoàn thành khối lượng xây lắp bao gồm: Chi phí về vật liệu sử dụng máy thi công, chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn và các chi phí máy thi công khác. Do đặc điểm sử dụng máy thi công trong xây dựng cơ bản nên chi phí sử dụng máy thi công được chia thành 2 loại: chi phí tạm thời ( những chi phí có liên quan đến việc tháo lắp, chạy thử, vận chuyển, di chuyển phục vụ sử dụng máy thi công) và chi phí thường xuyên ( những chi phí hàng ngày cần thiết sử dụng cho máy thi công bao gồm: tiền khấu hao thiết bị, tiền thuê máy nhiên liệu, lương chính nhân công điều khiển máy). Nguyên tắc hạch toán. - Quá trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phải phù hợp với hình thức quản lý, sử dụng máy thi công: Tổ chức đội máy cho các đội, xí nghiệp xây lắp. + Nếu tổ chức máy thi công riêng biệt và đội máy có tổ chức kế toán thì chi phí sản xuất giá thành sản phẩm của bộ phận máy thi công được hạch toán như bộ phận sản xuất phụ. Sản phẩm của bộ máy thi công được cung cấp cho các đội công trình xây dựng có thể tính theo giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành nội bộ. + Nếu doanh nghiệp không tổ chức máy thi công riêng mà giao máy cho các đội, xí nghiệp được sử dụng thì chi phí sử dụng máy được hạch toán như chi phí sản xuất chug. - Trong chi phí sử dụng máy thi công không bao gồm các khoản trích theo lương của công nhân sử dụng máy, lương công nhân viên chức, chi phí sử dụng máy trong sản xuất phụ. - Chi phí sử dụng máy thi công phải được hạch toán chi phí theo từng loại máy hoặc nhóm máy thi công, đồng thời phải chi tiết theo từng khoản mục quy định. - Việc tính toán, phân bổ cho các đối tượng sử dụng máy phải dựa trên cơ sở giá thành một giờ máy hoặc giá thành một ca máy hay giá thành một đơn vị khối lượng công việc hoàn thành kết hợp với tài liệu hach toán nghiệp vụ về thời gian hoạt động( số giờ, ca máy) hoặc về khối lượng công việc hoàn thành cho từng công trình, hạng mục công trình của từng loại máy thi công được xác định từ phiếu theo dõi hoạt động của xe máy thi công. 2.1.3.2 Tài khoản sử dụng TK 623: Chi phí sử dụng máy thi công. Bên nợ: Tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phát sinh trong kỳ Bên có: + Các khoản ghi giảm choi phí máy thi công + Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. TK 623: cuối kỳ không có số dư và có 6 tài khoản cấp hai tương ứngvới các yếu tố chi phí sử dụng cho máy thi công. TK 6231: Chi phí nhân công. TK 6232: Chi phí vật liệu. TK6233: Chi phí công cụ, dụng cụ. TK6234: Khấu hao TSCĐ. TK6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK6238: Chi phí bằng tiền khác. 2.1.3.3 Phương pháp hạch toán * Trường hợp doanh nghiệp có tổ chức máy thi công riêng. Trường hợp này máy thi công thuộc tài sản của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tổ chức đội, tổ thi công cơ giới chuyên trách thi công khối lượng xây lắp bằng máy trực thuộc doanh nghiệp, công trường hoặc đội xây lắp. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp này phản ánh chi phí sử dụng máy phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công. Hoạt động của đội thi công cơ giới chuyên trách có thể là đơn vị hạch toán nội bộ . Nếu đơn vị này có tính lãi, lỗ riêng thì có thể tiến hành phương thức bán lao vụ cho các bộ phận thi công khác của doanh nghiệp., Hạch toán chi phí sử dụng máy, tính giá thành ca máy thi công hiện trên TK 154, căn cứ vào giá thành ( theo giá thành thực tế hoặc giá khoán nội bộ). Cung cấp cho các đối tượng xây lắp ( công trình, hạng mục công trình), tuỳ theo phuơng thức tổ chức công tác hạch toán và mối quan hệ giữa đội máy thi công và doanh nghiệp xây lắp công trình. Trình tự hạch toán như sau: Sơ đồ 1.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. . TK 621 TK152,153,141,111,112 TK 621 TK 1541 TK 632 TK 334 TK 622 TK214 TK627 TK338,152,153 TK1331 Thuế GTGT được KT Chi phí chung Lương công nhân thi công Kết chuyển CPSXC điều khiển MTC Kết chuyển chi phí NC Xuất NVL phục vụ cho máy thi công Kết chuyển CPNVL Phân bổ CPMTC Khấu hao máy TK152,153,141,111,112 * Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc đội máy riêng biệt, không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công thì toàn bộ chi phí máy thi công sẽ được tập hợp trên TK623, sau đó phân bổ cho từng công trình theo tiêu thức thích hợp. Nội dung hạch toán chi phí sử dụng máy thi công thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.4- Hạch toán chi phí máy thi công. TK623 TK1541 TK152,153,141,111,112 TK 214 TK 1331 Lương công nhân máy thi công điều khiển máy Xuất NVL phục vụ Khấu hao máy thi công Thuế GTGT được khấu trừ Kết chuyển CP MTC cho máy TK 334,11,112, * Trường hợp đơn vị đi thuê máy. Trường hợp này máy thi công không thuộc tài sản của doanh nghiệp, có thể xảy ra các trường hợp thuê máy sau: - Chủ thuê máy thi công không thuê nhân công điều khiển và phục vụ máy. Đơn vị đi thuê ngoài trả cho đơn vị cho thuê một khoản tiền theo định mức quy định kèm theo hợp đồng ( gồm có khấu hao theo dơn giá ca máy cộng với tỷ lệ định mức về chi phí quản lý xe máy). Đơn vị đi thuê máy cũng tự hạch toán chi phí sử dụng máy. - Trường hợp thuê máy theo khối lượng công việc: Bên thuê máy chỉ phải trả tiền cho bên cho thuê theo đơn giá thoả thuận với khối lượng công việc đã hoàn thành. Nội dung hạch toán thể hiện qua sơ đồ. Sơ đồ 1.5-Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. Kết chuyển CP TK111,112,331 TK623 TK1541 TK1331 Thuế GTGT được KT Thanh toán tiền thuê máy MTC thuê ngoài 2.1.4 Hạch toán chi phí sản xuất chung 2.1.4.1 Khái niệm và nguyên tắc hạch toán Chi phí sản xuất chung lá những khoản mục chi phí trực tiếp phục vụ cho sản xuất của đội công trình xây dựng nhưng không được tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể. Chi phí này bao gồm; tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, cùng với những khoản mục chi phí khác. Những chi phí khác thường khỗng xác định được và cũng có những chi phí không lường trước được như chi tát nước, vét bun, chi phí điện nước cho thi công... Đặc điểm trong khoản mục chi phí chúng bao gồm cả các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, nhan viên sử dụng máy thi công. Đây chính là sự khác biệt giữa kế toán chi phí trong doanh nghiễp xây lắp với kế toán hàng doanh nghiệp sản xuất. Nguyên tắc hạch toán. - Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung theo từng công trình, hạng mục công trình đồng thời phải chi tiết theo điều khoản quy ước. - Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các định mức về chi phí sản xuất chung và các khoản có thể giảm chi phí sản xuất chung. - Hạch toán chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều đối tượng xây lắp thì kế toán tiến hành phân bổ chi phi sản xuất cho các đối tượng có liên quan. Việc phân bổ chi phí này có thể dựa vào tiền lương của công nhân xây lắp hoặc có thể dựa vào chi phí máy thi công. Tuỳ theo điều kiện sản xuất đặc thù của mình mà doanh nghiệp chọn các biện pháp phân bổ khác nhau. 2.1.4.2 Tài khoản sử dụng TK627: Chi phí sản xuất chung Bên nợ: Các chi phí phát sinh trong trong kỳ. Bên có: + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung + Kết chuyển hoặc phân bổ các chi phí sản xuất chung để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. TK 627: Cuối kỳ không có số dư và được chia thành 6 tài khoản cấp hai. TK 6271: Chi phí nhân viên quản lý đội. Tk6272: Chi phí vật liệu . TK6273: Chi phí dụng cụ sãn xuất TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi pjhí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác 2.1.4.3 Phương pháp hạch toán Nội dung trình tự chi phí sản xuất chung được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.6-Hạch toán chi phí sản xuất chung TK 627 TK 1541 Kết chuyển chi phí sản xuất chung Lương nhân quản lý đội và các khoản trích theo CBNVC TK 214 Khấu hao TSCĐ TK 152,153,141 Xuất NVL phục vụ cho sản xuất chung TK 111,112,141 Các chi phí khác TK 1331 Thuế GTGT TK 334,338 được khấu trừ 2.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Theo quyết định 1864/1998 của BTC ngày 36/12/1998 của Bộ trưởng bộ tài chính các doanh nghiệp xây lắp áp dụng kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, tuy nhiền quyết định này còn mới mẻ nên nhiều doanh nghiệp xây lắp vẫn áp dụng kế toán theo phương pháp định kỳ. 2.2.1.Tài khoản sử dụng: Để hạch toán các khoản mục chi phí, kế toán vẫn sử dụng các tài khoản 622 ,627, 623 như trường hợp kê khai thường xuyên. Riêng trường hợp hạch toán hàng tồn kho, kế toán tập hợp trên Tk 611- mua hàng, sau đó kết chuyển sang TK 621 và để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 631- giá thành sản xuất. Nội dung và kết cấu TK 611: Bên nợ: + Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho, hàng đi đường đầu kỳ. + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ Bên có: + Kết chuyển giá thực tế vật liệu tồn kho, hàng đi đường cuối kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ + Các khoản giảm giá vật liệu mua được hưởng hoặc giá trị vật liệu trả lại cho người bán + Giá thực tế vật liệu xuất sử dụng trong kỳ Cuối kỳ TK 611 không có số dư 2.2.2 Phương pháp hạch toán Để phản ánh vật liệu xuất dùng cho xây dựng công trình, kế toán sử dụng Tk 621- chi phí nguyên vật liệu. Các chi phí được phản ánh trên TK 621 không ghi theo chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mà ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán sau khi tiến hành kiểm kê và xác nhận nguyên vật liệu tồn kho và hàng mua đi đường. Giá mua thực tế NVL xuất dùng Giá trị thực tế NVL tồn đầu kỳ Giá trị TTNVL nhập trong kỳ Giá trị thực tế NVl tồn cuối kỳ = + - Để xác định được giá trị thực tế NVl xuất dùng cho các nhu cầu phải căn cứ vào mục đích sử dụng từng loại nguyên vật liệu và tỷ lệ phân bổ dựa vào dự toán và nhiều năm kinh nghiệm. Đây là nhược điểm lớn của phương pháp này đối với công tác quản lý. Nội dung hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.7- Hạch toán chi phí NVL trực tiếp. TK151,152,153 TK611 TK621 TK111,112,331 TK1331 Kết chuyển NVL tồn đầu kỳ Giá trị vật liệu xuất sử dụng trong kỳ Nguyên vật liệu nhập trong kỳ Thuế GTGTđc khấu trừ Việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển sang TK631 để tính giá thành sản phẩm xây lắp. 2.3. Hạch toán chi phí quản lý Doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý chung tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuôi kỳ tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển sang tài khoản 631 để tính giá thành sản phẩm xây lắp. 2.3. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp xây lắp gồm lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý, khoản thu tiền vốn, thuế đất, lập dự phòng, thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp được sử dụng để tính giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp, làm căn cứ để đối chiếu với dự toán, bên cạnh việc kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp cuối kỳ, kế toán còn phân bổ chi phí cho các công trình, hạng mục hoàn thành. Khoản chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng đối tượng này sẽ được công với chi phí sản xuất chung để tạo thành khoản mục chi phí chung trong giáthành xây lắp. Công thức phân bổ chi phí quản lý doanh nghiêp. CPQLDN phân bổ cho sản xuất xây lắp hoàn thành trong kỳ == Tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ khối lượng xây lắp hoàn thành và đd x Tổng CPQLDN chò kết chuyển đầu kỳ và thực tế phát sinh trong kỳ Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 642. 1.8 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. TK334,338 TK642 TK911 TK214 TK111,138 TK335,145 TK1331 TK214 TK152,153,111,112 Lương và các khoản kjhoản tr khoản trích theol khoản kjhoản tr CP chờ kết Chi phí theo dự toán Xuất NVL,CP khác p/v QLDN Thuế GTGT được khấu hao Các khoản giảm CPQLDN Kết chuyểnCPQLDN TK142 chuyển K/c CP qldn k/t Khấu hao TSCĐ IV/ Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 1.1. Đối tượng tính giá thành - Đối tượng tính giá thành: Đối tượng tính giá thành chính là sản phẩm , bán thành phẩm, công việc lao vụ nhất định. Đối tượngđó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên hay đang trên dây truyến sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm Với đặc điểm riêng của ngành xây dựng cơ bản, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp thường trùng hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất . Do vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình hoàn thàn. Xác định đối tượng tính giá thành đúng và phù hợp giúp cho kế toán tập phiếu tính giá thành có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quản lý trong doanh nghiệp . - Kỳ tính giá thành: do sản phẩm xây lắp được sản xuất theo từng đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất, kéo dài, công trình, hạng mục công trình chỉ hoàn thành khi kết thúc một chu kì sản xuất sản phẩm nên kỳ (sản xuất sản phẩm ) tính giá thành thường được chọn là thời điểm mà công trình hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng . Hàng tháng, kế toán tién hành tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng tính giá thành. Khi nhận được biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng từ khi bắt đầu công trình đến khi hoàn thành công trình để tính giá thành. Như vậy, kỳ tính giá thành có thể không phù hợp với kỳ báo cào T C mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm. Do đó ,việc phản ánh và giảm sát kiểm tra của kế toán đối với tình hình thực hiện kế hoạch chỉ phát huy đầy đủ tác dụng khi chu kỳ sản xuất sản phẩm đã kết thúc . 1.2. Phương pháp tính giá thành phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ để tính toán giá thành và giá thành theo từng khoản mục . Chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Tuỳ theo loạị hình doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính giá cho phù hợp. Có thể lựa chọn một trong các phương pháp sau. - Phương pháp tính giá thành trực tiếp: Phương pháp này được áp dụng thường xuyên trong các đơn vị xây lắp. Do sản phẩm xây lắp là sản phẩm đơn chiếc nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường phù hợp vơí đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau: Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + CHI PHí phát sinh trong kỳ - CP s/x dở dang cuối kỳ Phương pháp tổng cộng chi phí . Phương pháp này được áp dụng đối với việc xây lắp các công trình lớn, phức tạp do các đội xây dựng khác nhau thực hiện. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các đơn vị sản xuất, và đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Giá thành được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, các chi tiết sản phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên sản phẩm. Giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Giá thành1 … CP dở dang cuối kỳ Giá thành - Error! Not a valid link. - Trong đó: giá thành 1,. . . giá thành n là chi phí tập hợp từng đội hay từng hạng mục công trình của một công trình . 2. Đánh giá sản phẩm dở dang . Sản phẩm dở dang của doanh nghiễp xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng xây lắp dở dang trong kỳ chưa được nghiệm thu, chấp nhận, thanh toán. Đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý là một trong những nhân tố quyết định dến tính trung thực, hợp lý của giá thành sản phẩm xây lắp trong kỳ . Muốn đánh giá sản phẩm dở dang một cách hợp lý trước hết phải tổ chức kiểm hệ chính xác khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ, đồng thời xác định đúng đắn mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang so với khối lượng hoàn thành theo quy ước của từng (đối tượng) giai đoạn thi công trong kỳ. khi đánh giá sản phẩp dở dang cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, tổ chức lao động để xác định mức độ hoàn thành của khối lương xây lắp dở dang . Việc tính giá sản phẩm dở dang trongxây dựng cơ bản phụ thuộc vào phương thức thanh toán, khối lượng xây lắp hoàn thành giữa người nhận thầu và người giao thầu. Nếu quy định thanh toán sản phẩp xây dựng sau khi hoàn thành toàn bộ thì sản phẩm dở dang là phần khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được đánh giá theo chi phí thực tế. Giá sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế theo công trình , hạng mục công trình và giai đoạn còn dở dang theo giá thực tế nói chung: Chi phí khối lưỡngây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ Chi phí khối lượng HT trong kỳ theo dự toán Chi phí khối lượng dở dang đầu kỳ theo dự toán Chi phí khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự ttoán = + + x Chi phí thực tế khối lượng dở dang cuối kỳ 3. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong doanh nghiệp xây lắp. . Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường được tiến hành lúc cuối tháng trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ CPNVLTT, CPNCTT, CPsử dụng máy thi công và CPSX cho các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Việc tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải thực hiện theo từng công trình, hạng mục công trình và theo các khoản mục giá thành quy định 3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tỏng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này được thực hiện trên TK154- chi phí SXKDDD. Nội dung và kết cấu: Bên nợ: CPSX chế tạo sản phẩm xây lắp trong kỳ. Bên có: giá thành bàn giao,giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Số dư bên nợ: + CPSXKDDDckỳ + Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán. TK154 có 4 TK cấp 2 TK1541: Xây lắp. TK1542: Sản phẩm khác TK1543: Dịch vụ. TK1544: Chi phí bảo hành xây lắp. Ngoài ra toàn bộ giá thành bàn giao trong kỳ được phản ánh trên TK632-giá vốn hàng bán. Nội dung tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.9- tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm (theo phương pháp kê khai thường xuyên) K/C chi phí NVL trực tiếp K/C chi phí NVL trực tiếp K/C chi phí máy thi công K/C chi phí sản xuất trực tiếp K/C chi phí NC trực tiếp TK627 TK623 TK622 TK621 TK1541 TK632 K/C giá thành SPXL 3.2. tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kiểm kê định kỳ. TK sử dụng: +TK154: CPSXKDDD, TK này chỉ phản ánh SXKDDDckỳ và được mở theo từng đối tượng hạch toán. Bên nợ: Kết chuyển chi phí sản xuất KDDD ckỳ. Bên có : Kết chuyển chi phí sản xuất Kdcuối kỳ . Dư nợ : Phân ánh chi phí sản xuất KDDD cuối kỳ . + TK631- giá thành sản xuất .Dùng để tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phảm hoàn thành . Bên nợ: + Kết chuyển chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ . + Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ . Bên có : + Giá trị phế liệu thu hồi . + Giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được . + Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ . Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từng đối tượng hạch toán . Sơ đồ 1.10-Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (Theo phương pháp kiểm kê đinh kỳ) K/C chi phí NVL trực tiếp K/C chi phí NVL trực tiếp K/C chi phí máy thi công K/C chi phí sản xuất trực tiếp K/C chi phí NC trực tiếp TK627 TK623 TK622 TK621 TK631 TK632 K/C giá thành SPXL TK154 K/C CPSXKD dở dang đầu kỳ K/C CPSXKD dở dang Cuối kỳ V/ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương thức khoán gọn Khoán gọn là một hình thức quản lý mới trong các doanh nghiệp ở nước ta. Các đơn vị nhận khoán (xí nghiệp, đội, tổ … ) có thể nhận khoán gọn khối lượng công việc hoặc hạng mục công trình giá nhận khoán gọn bao gồm cả chi phí tiền lương, vật liệu, công cụ thi công, chi phí chung. Phương thức khoản sản phẩm xây lắp cho các đơn vị cơ sở, các tổ, đợt thi công là phương thức quản lý thích hợp với cơ chế thị trường. Nó gắn với lợi ích vật chất của người lao động,tổ , đội với khối lượng, chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thi công công trình. Đồng thời mở rộng quyền tự chủ hạch toán kinh doanh, lựa chọn phương thức tổ chức lao động tổ chức thi công, phát huy khả năng tiềm tàng của đội, tổ … Trong các doanh nghiệp áp dụng phương thức khoán gọn công trình hạng mục công trình, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp được tiến hành như sau: 1. Chứng từ kế toán . Ngoài các chứng từ về chi phí phát sinh được xác định theo chế dộ kế toán đã quy định, cần phải lập hợp đồng giao khoán, bên giao khoán và bên nhận khoán phải lập hợp đồng giao khoán trong đó ghi rõ nội dung công việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên cũng như thời gian thực hiện hợp đồng. Khi hoàn thành công trình nhận khoán bàn giao, hai bên lập biên bản thanh lý hợp đồng. 2. Tài khoản kế toán sử dụng: Để phản ánh quan hệ giữa các đơn vị nhận khoán về ứng tiền, vật tư, thanh toán các khoản phải thu, phải nộp, kế toán sử dụng tài khoản 136 - phải thu nội bộ, tài khoản 336 - phải trả nội bộ (các đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng) hoặc tài khoản 141-tạm ứng (với đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ máy kế toán riêng). Ngoài ra trên cơ sở xác định chi phí giao khoán và chi phí ở đơn vị nhận khoán, kế toán ở từng đơn vị xác định tài khoản để tập hợp chi phí. 3. Phương pháp kế toán tại đơn vị giao khoán: 3.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán nội bộ không tổ chức bộ chức bộ máy kế toán riêng. Đơn vị giao khoán sử dụng tài khoản :141- tạm ứng (được mở chi tiết cho từng đơn vị nhận khoán) để phản ánh quan hệ nội bộ với đơn vị nhận khoán, đồng thời phải mở sổ theo giõi khối lượng xay lắp, giao khoán gọn theo từng công trình, hạng mục công trình trong đó phản ánh theo cả giá thầu và giá giao khoán, chi tiết theo từng khoản mục chi phí (nguyên vật liệu, nhân công, sử dụng máy, SXC) còn đơn vị nhận khoán cần mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán, cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục chi phí. Trong đó CPNCTT cần chi tiết theo bộ phận thuê ngoài và bộ phận chi phí phải trả cho công nhân viên của đơn vị. Số chênh lệch giữa chi phí thực tế với giao khoán là mức tiết kiệm hoặc vượt chi của đơn vị nhận khoán . Sơ đồ 1.11-Hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại đơn vị giao khoán . TK152,153 111,112,3388 TK141 TK621,622 ,623,627 TK141 TK621,622 ,623,627 TK1331 TK111,112, 1388 Tạm ứng vật tư, vốn và bổ sung thiếu cho đv nhận khoán Quyết toán tạm ứng về GTKLXL ht bàn giao Thuế GTGT được khấu trừ Thu hồi số đã tạm ứng lớn hơn giá trị gk 3.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng và được phân cấp quản lý tài chính. Kế toán tại đơn vị giao khoán sử dụng TK136 (2362 - phải thu về giá trị khối lượng giao khoán nội bộ) để phản ánh toàn bộ giá trị mà đơn vị ứng về vật tư , tiền , khấu hao TSCĐ….Cho các đơn vị nhận khoán nội bộ ,chi tiết theo từng đơn vị .Đồng thời TK này cũng sử dụng để phản ánh giá trị xây lắp hoàn thành nhận bàn giao từ các đơn vị nhận khoán nội bộ có phân cấp quản lý riêng TK này chỉ sử dụng ở đơn vị giao khoán . Sơ đồ 1.12.Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng. TK111,112 153,331,214 136(1362) TK1541 TK1331 TK111,112, 334… Tạm ứng vật tư, vốn và Bổ sung số thiếu cho đv nhận khoán nội bộ nhận khoán Giá trị GK nội bộ Thuế GTGT được khấu trừ Thu hồi số đã tạm ứng lớn hơn giá trị gk Nhận KL XL GK HT 4. Phương pháp kế toán tại đơn vị nhận khoán Đơn vị nhận khoán nội bộ nếu không tổ chức bộ máy kế toán riêng và không được phân cấp quản lý tài chính thì cần phải mở sổ theo dõi khối lượng xây lắp nhận khoán cả về giá trị nhận khoán và chi phí thực tế theo từng khoản mục Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng thì sử dụng TK 336(3362) phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ để phản ánh tình hình nhận tạm ứng và quyết toán khối lượng xây lắp nội bộ với đơn vị giao khoán . Kế toán tại đơn vị nhận khoán có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp qua các TK 621, 622, 627 và TK 154 Sơ đồ 1.13-Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại đơ vị nhận khoán . TK621 TK622 TK623 TK627 TK1541 K/C chi phí NVL trực tiếp K/C chi phí NC ttrực tiếp K/C chi phí máy thi công K/C chi phí sản xuât chung TK621 K/C giá thành SPXL TK336 TK512 TK3331 TK111,112, 152,153 Giá trị XL nhận khoán nội bộ BG Doanh thu nội bộ Nhận TƯ Thuế GTGT đầu ra VI/ Tổ chức hệ thống sổ sử dụng cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Để phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, liên tục có hệ thống tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình quản lý tài sản, tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp xây lắp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp xây lắp bắt buộc phải mở đầy đủ các sổ, ghi chép quản lý, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán theo đúng quy định của chế độ kế toán. Doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ của chế độ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán để lựa chọn một hình thức sổ kế toán phù hợp và nhất thiết phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế toán đó. Các doanh nghiệp xây lắp có thể áp dụng 1 trong 4 hình thức sổ kế toán sau: - Hình thức kế toán nhật ký chung - Hình thức sổ kế toánnhật ký sổ cái. - Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ. - Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ. * Hình thức sổ kế toán nhật ký chung: Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký chung theo thứ tự thời gian và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Các loại sổ trong hình thức Nhật ký chung thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.14- Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức nhật ký chung: Sổ chi tiết tài khoản Nhật ký chung Sổ NKĐB Bảng tính giá thành SP Sổ cái các tài khoản Chứng từ gốc Bảng CĐPS Báo cáo TC Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Quan hệ đối chiếu: * Hình thức sổ kế toán nhật ký - sổ cái: Nhật ký sổ cái là sổ kế toán dùng để phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và hệ thống hoá theo nội dung kinh tế . Căn cứ để ghi vào sổ nhật ký sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng phân bổ chứng từ gốc Các loại sổ sách sử dụng: Sổ nhật ký sổ cái, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Trình tự ghi sổ: Sơ đồ 1.15-trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký -sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ gốc Sổ chi tiết tài khoản Bảng tính giá thành sản phẩm Nhật ký- sổ cái Bảng CĐSP Báo cáo TC Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Ghi đối chiếu: * Hình thức sổ chứng từ ghi sổ: Đặc trưng của loại chứng từ này là phải căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế để ghi sổ. Sổ kế toán áp dụng theo hinh thức ghi sổ gồm: sổ dăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Việc ghi sổ tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái. Sơ đồ 1.16: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Sổ đăng kýchứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ chi tiết TK Bảng tính giá thành SP Sổ cái các TK Bảng CĐPS Báo cáo TC Bảng tổng hợp CTG Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Ghi đối chiếu: * Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ: Nhật ký chứng từ là hình thức ghi sổ theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo vế của tài khoản kết hợp với việc phân tích các tài khoản đó theo các tài khoản đối ứng. Hình thức Nhật ký chứng từ gồm có các loại sổ kế toán: Nhật ký chứng từ số 7, bảng kê số 4, bảng kê số 5, bảng kê số 6, sổ cái, sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc và bảng phân bổ Bảng kê số 4 Bảng kê số 6 Bảng kê số 5 Sổ chi tiết TK Nhật ký chứng từ Sổ cái các TK Bảng CĐPS Bảng tính GTSP Báo cáo TC Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Quan hệ đối chiếu Chương I Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và công tác kế toán tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng . 1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng: Là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội, được thành lập trên cơ sở sát nhập Trung tâm triển khai kỹ thuật và Trung tâm chuyển giao công nghệ xây dựng. Công ty được thành lập lại theo quyết định số 177N-BXD-TCLĐ ngày 5 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng được công nhận là doanh nghiệp hạng I theo quyết định số 965/QĐ-BXD ngày 14 tháng 7 năm 2000, được cấp đăng ký kinh doanh theo Luật pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và được Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề số 143/BXD-CSXD ngày 16 tháng 4 năm 1997, phạm vi hoạt động trên cả nước. 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng. Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng được phép thực hiện các công tác xây dựng sau: - Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp - Xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi. - Xây dựng và xử lý các loại nền móng công trình. - Lắp đặt các thiết bị cơ điện -nước công trình. - Sản xuất các cấu kiện bê tông. - Khảo sát thiết kế và xây dựng các công trình có ứng dụng công nghệ mới. - Xây dựng và chống thấm các công trình ngầm, mái các công nghiệp và dân dụng. Công ty được Tổng công ty xây dựng Hà Nội giao quản lý, sử dụng một phần vốn, nguồn lực và có trách nhiệm phải bảo toàn, phát triển ngoài nguồn vốn được giao, công ty được phép huy động thêm các nguồn vốn khác để sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ sở vật chất. Trong quá trình hoạt động, công ty được quyền tự chủ kinh doanh, được phép dùng con dấu riêng, có nhiệm vụ lập, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh xây dựng, hoàn thành các hợp đồng kinh tế với các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước đồng thời cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với Nhà nước, cơ quan cấp trên theo luật định của Tổng công ty và Nhà nước. 3. Bộ máy tổ chức quản lý và kế toán của công ty. 3.1. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty. Công ty thực tế lãnh đạo tập trung theo mô hình thủ trưởng. Đứng đầu là Giám đốc: là người đại diện cho công ty trong quan hệ, trực tiếp chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước cơ quan pháp luật. Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc: - Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật - Phó giám đốc phụ trách sản xuất - Phòng kỹ thuật: Giúp giám đốc trong công tác hồ sơ đấu thầu, chỉ đạo công tác kỹ thuật thi công và an toàn lao động tại các công trình xây dựng. - Phòng kế hoạch: Đầu tư là đầu mối giúp giám đốc trong công tác tiếp thị Marketing, có trách nhiệm đầu tư các nghiệp vụ cho công ty và tổ chức điều độ, đẩy mạnh việc thanh quyết toán bàn giao các công trình kịp thời. - Phòng tổ chức lao động hành chính: Giúp giám đốc về mặt tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và công tác hành chính, công tác kỷ luật, thi đua khen thưởng, giải quyết các chế độ chính sách về lao động. - Phòng tài chính kế toán: Giúp giám đốc về công tác kế toán, thống kê tài chính, hạch toán tài sản, lương, tổ chức hạch toán kế toán, quyết toán báo cáo tìa chính. - Giám đốc các xí nghiệp trực thuộc chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai nhiệm vụ công ty giao, chấp hành chế độ kiểm tra, kiểm soát của công ty và các tổ chức có liên quan. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý. Giám đốc P.Giám đốc sản xuất P.Kế toán đầu tư P.Kỹ thuật P.Tài chính kế toán P.Tổ chức hành chính XNXD và TCCG XNXL và SXVLXD XNXD và HTCT Trung tâm CGCNXD XN nền móng CT P.Giám đốc kỹ thuật Sơ đồ 4.1: Bộ máy tổ chức quản lý Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng có nhiệm vụ thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, Sản phẩm xây lắp có kết cấu, thời gian thi công và chi phí cho mỗi công trình khác nhau nên để đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất mỗi công trình được bố trí các đội, tổ sản xuất phù hợp với với công việc, nhiệm vụ được giảo theo tính chất, quy mô của mỗi công trình và năng lực của từng đội, tổ. Lực lượng sản xuất công ty chia thành đội xây dựng. Mỗi tổ gồm nhiều tổ sản xuất như tổ sắt, tổ nề, tổ mộc, tổ lao động … Mỗi tổ có một tổ trưởng đứng ra chỉ đạo và cùng làm việc với các công nhân trong tổ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hiện nay công ty áp dụng phương thức quản lý khoán gọn công trình, hạng mục công trình. Công ty giao khoán toàn bộ giá trị công trình hoặc hạng mục công trình (Đối với công trình có giá trị lớn) cho các đội xây dựng thông qua "Hợp đông giao khoán". Các đội xây dựng trực tiếp thi công sẽ tự tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức lao động để tiến hành thi công. Khi công trình hoàn thành bàn giao quyết toán sẽ được thanh toán toàn bộ giá trị công trình theo giá nhận khoán và nộp cho chi nhánh một số khoản theo quy định. Công ty là đơn vị có tư cách pháp nhân dứng ra ký kết các hợp đồng xây dựng, chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, theo dõi tiến độ thi công, thanh quyết toán với chủ đầu tư, nộp thuế. 4. Tổ chức công tác kế toán của công ty: 4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 4.3: Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán ngân hàng Kế toán trung tâm và các xí nghiệp trực thuộc Thủ quỹ Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập chung. Công tác kế toán được tiến hành tập chung tại công ty. Các xí nghiệp sản xuất không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ có một nhân viên kế toán làm nhiệm vụ ghi chép thu nhập chứng từ, lập bảng kê kiêm chứng từ gốc gửi về công ty. Tại phòng kế toán công ty, các cán bộ kế toán ghi chép nghiệp vụ, hạch toán, lập báo cáo chi tiết về điều hành bộ máy liên quan. - Kế toán trưởng: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động quản lý tài chính, thực hiện các chế độ tài chính của Nhà nước để chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra toàn bộ hệ thống kế toán tại công ty. - Kế toán tổng hợp: Phân tích đánh giá tình hình tài chính và theo dõi các khoản còn lại nếu đơn vị có nghiệp vụ mới phát sinh, phản ánh tình hình tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh, ghi chép vào sổ cái, lập bảng cân đối kế toán, báo cáo quý năm, phân tích tình hình tài chính của công ty - Kế toán tài sản cố định có trách nhiệm phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao TSCĐ. - Kế toán thanh toán: Theo dõi về thanh toán, vay trả, công nợ, thu chi của nội bộ công ty và bên ngoài, kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm xã hội. - Kế toán Ngân hàng: Kế toán về thanh toán vay trả với ngân hàng, kế toán thu nộp ngân sách đồng thời kế toán các quỹ công đoàn. - Thủ quỹ có nhiệm vụ theo dõi và quản lý tiền mặt, thu chi tiền mặt tại quỹ. - Kế toán các nghiệp vụ theo dõi giám sát các hoạt động kinh tế tài chính của công ty, tập hợp các chứng từ, lập bảng kê kiêm chứng từ gốc gửi về phòng kế toán công ty. 4.2 Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại công ty: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng có quy mô các ngiệp vụ kế toán phát sinh tương đối nhiều nên công ty áp dụng hình thức sổ kế toán là hình thức Nhật ký chung, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên, công ty hạch toán thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức "Nhật ký chung". Sổ NKĐB Nhật ký chung Sổ chi tiết tài khoản Sổ cái các tài khoản Bảng tính giá thành SP Bảng CĐPS Báo cáo TC Chứng từ gốc Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi định kỳ: Ghi đối chiếu: I I. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tai công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng . 1. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Cũng như tất cả các doanh nghiệp khác, để tiến hành sản xuất kinh doanh , công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng sử dụng nhiều yếu tố cho quá trình thi công. Là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xây dựng cơ bản nên trước khi thi công một công trình sẽ phải lập dự toán thiết kế, thi công để xem xét và làm hợp đồng kinh tế. Các dự toán được lập cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng khoản mục chi phí. Các chi phí phát sinh bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu ttrực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm hoàn thành, giá trị nguyên vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính (xi măng, cát, sỏi, gạch, cát, thép), vật liệu phụ (cọc tre, cốt pha, dây thép buộc) và một số vật liệu khác, trong đó không tính vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực phục vụ máy thi công. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là khoản tiền lương phải trả cho người lao động. Bao gồm tiền lương phải trả cho công nhân biên chế và lao động thuê ngoài trực tiếp tham gia vào thi công công trình, lương nhân viên quản lý đội và lương nhân viên lái máy thi công trừ lương nhân viên lái xe tải phục vụ thi công công ttrình của công ty. Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, của nhân viên quản lý đội và công nhân lái máy. - Chi phí sử dụng máy thi công: Là những khoản liên quan tới việc sử dụng máy thi công nhằm thực hiện khối lượng thi công bằng máy. Bao gồm: lương công nhân lái se tải, chi phí vật liệu (tiền xăng dầu xe ô tô tải), công cụ (sử dụng cho máy thi công), chi phí khấu hao máy thi công, tiền thuê máy và các khoản chi phí khác liên quan đến máy thi công. - Chi phí sản xuất chung: là những khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất mang tính chất chung của quá trình quản lý. Bao gồm tiền lương nhân viên quản lý doanh nghiệp, các khoản trích theo lương của nhân viên trực tiếp sản xuất, nhân viên lái xe tải, nhân viên quản lý đội và nhân viên quản lý doanh nghiệp, các khoản khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quản lý đội và quản lý doanh nghiệp. 2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng . 2.1. Đối tượng tính chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Do tính chất đặc điểm của sản phẩm xây lắp, việc tập hợp chi phí phát sinh được thực hiện tên cơ sở chi phí phát sinh đối với từng công trình, hạng mục công trình đó. Đối với các chi phí gián tiếp sẽ được tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu thức nhân công trực tiếp. Xuất phát từ đó, đối tượng chi phí sản xuất xây lắp của công ty là các công trình, hạng mục công trình, đơn dặt hàng. Đối với các đơn đặt hàng thì toàn bộ chi phí liên quan đến thi công xây lắp đều được tập hợp theo đơn dặt hàng. Khi đơn dặt hàng hoàn thành thì số chi phí phát sinh được tập hợp theo đơn đặt hàng đó. Đối với phần việc cần tính giá thành thực tế thì đối tượng tập hợp chi phí là từng phần việc có kết cấu riêng, dự toán riêng và đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định trong hợp đồng. 2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tai công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng . Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí liên quan đến đối tượng nào thì tập hợp cho đối tượng đó, đối với chi phí không thể tập hợp cho từng đối tượng vì liên quan đến nhiêu dự toán chịu chi phí sẽ được tập riềng, sau đó phân bổ theo tiêu thức hợp lý cho từng đối tượng (Công ty sử dụng phương pháp phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp). 3. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng . Công ty áp dụng phương thức quản lý khoán gọn công trình, hạng mục công trình cho các đội xây dựng, các đội xây dựng nhận khoán phải tự lo nguồn vốn thi công từ đầu cho đến khi bàn giao kết thúc công trình. Tuy nhiên trong quá trình thi công các đội có thể nhận tạm ứng từ công ty (tối đa 70% giá trị công trình.) phương thức quản lý như vậycó ảnh hưởng đến công tác hạch toán của công ty, đặc biệt là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Do đặc thù của ngành xây lắp có quy mô rộng, nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều nên công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hạch toán các khoản mục chi phí được tiến hành như sau: 3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong giá thành sản phẩm, nó chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí. Do đó, việc hạch toán đầy đủ, chính xac khoản mục này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính giá thành, là một trong những căn cứ góp phần giảm chi phí, hạ gía thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả quản trị tại công ty. Do áp dụng phương thức khoán gọn nên vật tư sử dụng cho công trình chủ yếu do đội tự tổ chức mua ngoài, vận chuyển đến tận chân công trình và sử dụng ngay. Khi có công trình, trước hết bộ phận kỹ thuật trước hết căn cứ vào bản vẽ thiết kế, thi công từng công trình, hạng mục công trình, tính được khối lượng xây lắp từng loại công việc (xây, chát , gia công lắp dùng cốt thép, bê tông..). Bộ phận kế hoạch căn cứ vào khối lượng xây lắp theo từng loại công việc để tính định mức chi phí nguyên vật liệu trên cơ sở định mức dự toán. Bộ phận kỹ thuật thi công các công trình căn cứ vào bản vẽ thi công và khối lượng công việc thực hiện theo tiến độ, yêu cầu cung cấp vật tư cho tiến độ công trình. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng, đội trưởng hoặc nhân viên quản lý tiến hành mua vật tư. Trường hợp tạm ứng để mua vật tư đội trưởng viết giấy đề nghị tạm ứng kèm theo kế hoạch mua vật tư và giấy báo giá. Sau khi được kế toán trưởng và giám đốc duyệt, các chứng từ này được chuyển qua phòng tài vụ để làm thủ tục nhận tiền tại công ty về đội hoặc chuyển thẳng vào Ngân hàng để trả trực tiếp cho đơn vị bán hàng. Các chứng từ trong quá trình thu mua vật tư thường là hoá đơn GTGT, hay hoá đơn lẻ, hoá đơn vận chuyển … Đây là căn cứ để kế toán theo dõi vật tư từng công trình, hạng mục công trình trên cơ sở chi tiết vật tư. *Tình hình thực tế tại Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Tại công trình Viện khoa học công nghệ xây dựng (CTVKHCNXD), hoá đơn giá trị gia tăng do đội trưởng mua vật tư có mẫu như sau: Trích hóa đơn GTGT Liên 2 Số 029243 Ngày 02 tháng 12 năm 2001 Đơn vị bán hàng: Công ty trách nhiệm hữu hạn Bê tông Thăng Long Mê kông. Địa chỉ: Xuân Đỉnh- Từ Liêm - Hà Nội. TK:73010062- NHĐTPT. Điện thoại: 8362092 MS:0100113543 Họ tên người mua hàng: Trần Cao Phong Đơn vị: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Hình thức thanh toán: CK MS:0800001512- NHDTPTHN. STT Tên hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Bê tông mác 350 Bán bê tông M3 M3 140 140 463636,36đ 36363,64đ 64909091đ 5090909đ Cộng tiền hàng 70.000.000 Thuế suất 10% Tiền thuế GTGT:7.000.000 Tổng cộng 77.000.000 Người mua hàng Người bán hàng Số vật tư trên cũng do Công ty TNHH Bê tông Thăng Long Mê kông vận chuyển đến công trình viện khoa học công nghệ xây dựng (VKHCNXD) và ghi chi phí vận chuyển vào hoá đơn khác. Trích hoá đơn (GTGT) Liên 2 Ngày 02 tháng 12 năm 2001 Số 029243 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Bê tông Thăng Long Mê kông. Địa chỉ : Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội TK: 73010062- NHĐTPTHN. Điện thoại: 8362092 MS: 0100113550 Họ tên người mua hàng: Trần Cao Phong Đơn vị: Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng Hình thức thanh toán: CK Mã số 0800001612-NHĐTPTHN STT Tên hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Vận chuyển Bê tông M3 140 28571,43đ 4.000.000 Cộng tiền hàng 4.000.000 Thuế suất 5% Tiền thuế GTGT 200.000 Tổng cộng 4.200.000 Người mua hàng Người bán hàng Vật tư mua về được chuyển thẳng vào kho của đội và được xất dùng trực tiếp thi công công trình, các đội không lập phiếu nhập kho và xuất kho. Giá vật liệu xuất dùng cho công trình được tính theo giá thực tế mua vào không tính chi phí thu mua ( vận chuyển, bốc dỡ...). Cuối tháng đội trưởng tập hợp các chứng từ về vật tư gửi lên phòng tài vụ để ghi vào sổ sách kế toán và làm thủ tục thanh toán giảm nợ. Tại phòng kế toán, kế toán vật tư sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để phản ánh thực tế vật liệu mua vào xuất dùng cho thi công công trình. Theo chế độ kế toán quy định, trị giá vật tư xuất sử dụng cho thi công được hạch toán vào TK 621 gồm giá mua và chi phí thu mua. Nhưng tai công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng, hạch toán vào TK 621 chỉ tính giá trị vật tư mua vào ghi trên hoá đơn, phần chi phí thu mua hạch toán vào các tài khoản khác như: chi phí vận chuyển bốc dỡ hạch toán vào TK 6237- chi phí dịch vụ mua ngoài máy thi công, chi phí thuê ngoài bốc dỡ hạch toán vào TK 6277- Chi phí dịch vụ mua ngoài sản xuất chung, Phần thuế GTGT sẽ được tách riêng khỏi chi phí vật tư và sẽ được hạch toán vào TK 133- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Để phản ánh nghiệp vụ mua vật tư và sử dụng cho vật tư và thi công công trình, kế toán ghi: - Vật tư mua sử dụng cho thi công công trình. Nợ TK621:Giá mua ghi trên hoá đơn Nợ TK1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Có các TK liên quan: (331,1412,1111): Tổng số tiền phải trả. - Nếu có chi phí vận chuyển, căn cứ vào hoá đơn vận chuyển, kế toán ghi: Nợ TK6237: Chi phí vận chuyển Nợ TK1331 Có các TK 331, 1412,1111 *Căn cứ vào tình hình thực tế: Căn cứ vào hoá đơn (GTGT) của công ty TNHH Bê tông Thăng Long, kế toán hạch toán chi phí vật liệu cho công trình VKHCNXD: + Mua nguyên vật liệu: Nợ TK621: 70.000.000 Nợ TK1331: 7.000.000 Có TK3311: 77.000.000 + Chi phí vận chuyển: Nợ TK6237: 4.000.000đ Nợ TK1331: 200.000đ Có TK3311: 4.200.000đ Khi nhận được các chứng từ liên quan đến vật tư mua về sử dụng cho công trình, hạng mục công trình. Kế toán mở" Sổ chi tiết theo dõi vật tư" cho từng công trình, hạng mục công trình. Sổ chi tiết theo dõi vật tư bao gồm các nội dung sau: chứng từ, sổ hoá đơn, ngày, tháng, tên đơn vị bán, đơn vị và giá trị của từng loại vật tư. Đồng thời lập "Bảng tổng hợp hạch toán hoá đơn" để tổng hợp tất cả các hoá đơn mua vật tư, bao gồm: (hoá đơn vận chuyển, hoá đơn phụ tùng...) phát sinh trong tháng của mọi công trình do đội trưởng cung cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi sổ. Trích Bảng tổng hợp hạch toán hoá đơn Tháng 12/2001 Đơn vị tính: đồng STT Diễn giải TK Số tiền Thuế GTGT GD ...8 Công ty cổ phần Hải Long 96.616.133 6.159.767 Hoá đơn vật tư 621 15.010.907 1.501.093 Hoá đơn vật tư 621 68.037955 3.401.945 Hoá đơn vật tư 621 12.567.271 1.256.729 9 Cty TNHH Bê tông Long 74.000.000 7.200.000 Hoá đơn vật tư 621 70.000.000 7.000.000 Hoá đơn vận chuyển 5237 4.000.000 200.000 10 Cty vật tư tổng hợp 78.827.000 3.943.600 Hoá đơn vật tư 621 31.740.000 1.587.000 Hoá đơn vận chuyển 6237 31.959.310 1.356.600 11 Cửa hàng kim khí Hoá đơn phụ tùng 6237 4.861.640 150.360 ... ... Tổng cộng 931.927.195 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) Sau khi lập bảng tổng hợp hạch toán hoá đơn, kế toán vật tư sẽ chuyển tất cả các chứng từ trên cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp sẽ nhập số liệu vào máy, máy sẽ tự động vào Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết TK 621 và các sổ khác có liên quan. Trích Nhật ký chung Quý IV/2001 Đơn vị: đồng Ngày chứng từ Số hiệu Nội dung Tài khoản Nợ Có Số tiền ... 31/12 31/12 31/12 31/12 ... 322 322 322 322 ... ... Thanh toán hoá đơn vật tư Cty TNHH Bê tông Thăng Long công trìnhVKHCNXD Thuế GTGT của HĐ vật tư Thanh toán hoá đơn vận chuyển cty TNHH Bê tông TLong - công trình VKHCNXD Thuế GTGT ... ... 621 1331 6237 1331 ... 3311 3311 3311 3311 ... 70.000.000 7.000.000 4.000.000 200.000 Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) Trích sổ chi tiết TK 621 Quý IV/ 2001 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tên chi tiết: Chi phí vật tư công trình VKHCNXD Đơn vị: đồng Ngày CT Số hiệu Nội dung Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 31/12 31/12 31/12 31/12 322 322 322 322 Thanh toán hoá đơn vật tư Thăng Long Thanh toán hợp đồng hợp đồng vật tư công ty TNHH BT-Tlong - công trình VKHNXD Thanh toán hợp đồng vật tư công ty chi phí vật tư tổng hợp - công trình VKHCNXD Kết chuyển tiền vật tư công trình VKHCNXD 621 621 621 15411 1412 3311 111 621 95.616.133 70.000.000 31.740.000 891.106.245 Cộng phát sinh 1314533853 1314533853 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Kế toán tổng hợp) Bảng 2.7: Trích sổ cái TK 621 QuýIV/2001 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị: đồng Ngày CT Số hiệu Nội dung Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có 31/12 31/12 31/12 31/12 322 322 322 322 Thanh toán hợp đồng vật tư cty chi phí Tlong Thanh toán hợp đồng vật tư Công ty TNHH Bê tông Tlong- công trình VKHCNXD Thanh toán hợp đồng vật tư công ty chi phí vật tư tổng hợp- công trình VKHCNXD Kết chuyển tiền vật tư công trìnhVKHCNXD 621 621 621 5411 1412 3311 1111 621 95616133 70.000.000 31740000 891.106.245 Cộng phát sinh 3686322067 3686322067 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Kế toán tổng hợp) Nội dung hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty được khái quát qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.4: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK111,112 TK1412 TK621 TK154 Tạm ứng cho đội thi công NVL do đội mua về H toán qua TƯ K/C CK NVL trực tiếp Thanh toán tiền NVL cho đội TK1331 TK154 Đội mua NVL chưa thanh cho người bán 3.2 Chi phí nhân công trực tiếp . Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng thứ hai sau chi phí nguyên vật liệu. Vì vậy, việc hạch toán đúng, trích đủ chi phí nhân công có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ trong vấn đề tính lương, trả lương chính xác cho người lao động, góp phần quản lý lao động và lương của công ty mà còn tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị của công ty. Tại công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng công nhân sản xuất trực tiếp bao gồm 2 bộ phận. Bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp chịu biên chế của công ty. Bộ phận công nhân còn lại là lao động thời vụ do các chủ công trình tổ, đội sản xuất ký hợp đồng thuê mướn. Đối với lao động trực tiếp sản xuất công ty áp dụng hình thức trả lương khoán theo khối lượng công việc. Tiền lương sản phẩm = Khối lượng công việc hoàn thành + Đơn giá tiền lương. Chi phí nhân công trực tiếp được kế toán công ty hạch toán vào tài khoản 622. Tài khoản này được theo dõi chi tiết trên từng công trình, hạng mục công trình và không phản ánh các khoản tiền lương của bộ phận quản lý sản xuất, bộ phận quản lý công ty. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: + Tiền công trả cho công nhân xây lắp thuộc biên chế của công ty. + Tiền công trả cho công nhân thuê ngoài. Trong đó có cả tiển trả cho bộ phận gián tiếp của công trình: Đội trưởng, kỹ thuật, trắc địa. Đối với công việc giao khoán cho các đội sản xuất thì cơ sở tính lương cho người lao động hàng tháng là các bảng chấm công và các hợp đồng lao động. Trên hợp đồng lao động phải ghi rõ tên công trình, hạng mục công trình, họ tên tổ trưởng nhận khoán, khối lượng công việc, đơn ghá, thời gian thi công, thời gian kết thúc công việc.Khi công việc hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu bàn giao công việc với sự giám sát kỹ thuật, đội trưởng và người nhận khoán. Trong quá trình thi công, đội trưởng theo dõi số ngày làm việc trong tháng của từng công nhân và ghi vào bảng chấm công, đồng thời theo dõi khối lượng công việc được làm căn cứ để tính tiền lương khoán cho cả tổ (Bảng giá trị lương). Bảng chấm công tháng 12 năm 2001 Công trình: Viện khoa học công nghệ xây dựng Tổ sắt (Hoàng Thanh Mai) STT Họ và tên Cấp bậc lương Ngày trong tháng Quy ra công 1 2 30 31 Số công hưởng lương SP 1 2 3 4 5 Hoàng Thanh Mai Nguyễn Thu Hà Lê Anh Tuấn Phạm Văn Hưng Bùi Nhật Minh 320.400 309.600 291.600 Hợp đồng Hợp đồng X X X X x X X X X X X X X 23 23 23 23 23 Tổng cộng 184 Người duyệt Người chấm công (Trưởng phòng tổ chức HC) Hoàng Thanh Mai Bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2001 Công trình: viện khoa học công nghệ xây dựng Tổ: Sắt STT Nội dung Đơn vị tính Khối lượng Đơn gía Thành tiền 1 Gia công lắp thép mái Kg 11.235,5 300 3.370.056 2 Gia công, lắp song cửa sổ Kg 11,5 300 592.380 3 GC, lắp thép giằng chân cột Kg 409,6 1000 781.000 4 GC, lắp thang thoát nạn+lan can Kg 781,0 1000 409.600 5 Công khoan + hàn song cửa Công 1974,6 20.000 230.000 Tổng cộng 5.464.030 Tổ trưởng Đội trưởng Hoàng Thanh Mai Ttần Cao Phong Theo phương thức này tiền lương của một công nhân sản xuất được tính theo công thức sau: Số tiền lương làm khoán của một công nhân Tổng số tiền giao khoán Tổng số công Số công của từng công nhân = x Trong đó: Số liệu về tổng số tiền giao khoán được lấy từ bảng giá trị lương của cả tổ sản xuất trong tháng, tổng số công và số công của từng công nhân trong tháng lấy từ bảng chấm công do tổ trưởng theo dõi. Căn cứ vào bảng chấm công và bảng giá trị lương tháng 12 của tổ Hoàng Thanh Mai (Tổ sắt), kế toán tính tiền lương của một công nhân tháng 12: ( 5.464.030 : 184 ) x 23 = 683.004 (đồng) Cuối tháng, đội trưởng tập hợp chứng từ phát sinh ở các tổ: Hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng theo dõi khối lượng công việc, biên bản nghiệm thu từng phần, bảng giá trị lương và lập bảng tổng hợp giá trị lương của các tổ. Bảng tổng hợp giá trị lương tháng 12 năm 2001 Công trình: Viện khoa học công nghệ xây dựng Đội Trần Cao Phong STT Họ và tên Tổ Giá trị 1 2 3 4 Trần Cao Phong Hoàng Thanh Mai Ngô Tiến Đạt Trần Văn Long Gián tiếp Sắt Nề cọc 6.400.000 5.464.030 10.431.200 1.550.000 Tổng cộng 78.557.290 Đội trưởng: Trần Cao Phong Sau đó, các chứng từ này được chuyển lên phòng tài vụ để kế toán tính lương và thanh toán cho người lao động. Căn cứ vào các chứng từ do đội xây dựng chuyển lên, kế toán thanh toán lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương của từng tổ. Để hạch toán tiền lương phải trả công nhân sản xuất, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm lương công nhân sản xuất, lương bộ phận gián tiếp ở đội, lương công nhân vận hành máy thi công. Đầu tháng, các đội có thể xin tạm ứng lương kỳ I để trả trước cho công nhân sản xuất ( Kế toán hạch toán vào TK 1411- tạm ứng lương kỳ I). Khi thanh toán lương cho người lao động, kế toán ghi giảm nợ và tính lương cho kỳ II. Bảng thanh toán lương tháng 12 năm 2001 Tổ sắt: Hoàng Thanh Mai STT Họ và tên Chức danh Bậc lương Tiền lương SP Phụ cấp Tổng cộng Các khoản khấu trừ Kỳ II thực lĩnh BHYT (1%) BHXH (5%) Tạm ứngkỳ I Tổng Tiền Ký 1 2 3 4 5 … Hoàng Thanh Mai Nguyễn Thu Hà Lê Anh Tuấn Phạm Văn Hưng Bùi Nhật Minh … Sắt Sắt Sắt Sắt Sắt 320.400 309.600 309.600 HĐ HĐ 638.004 638.004 638.004 638.004 638.004 638.004 638.004 638.004 638.004 638.004 16.020 15.480 15.480 - - 3.204 3.096 3.096 - - 300.000 300.000 - - 300.000 319.780 318.576 18.576 - 300.000 363.780 346.428 664.428 583.004 383.004 Tổng cộng 5.464.030 5.464.030 46.980 9.396 1.500.000 1.556.376 3.907.654 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Để thuận tiện cho việc ghi chép sổ sách sau khi `lập Bảng thanh toán tiền lương từng tổ, kế toán thanh toán lập bảng Bảng tổng hợp hạch toán tiền lươngcủa các tổ trong đội và chuyển cho kế toán tổng hợp nhập số liệu vào máy Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2001 Công trình: viện khoa học công nghệ xây dựng. Đội: Trần Cao Phong Ghi nợ TK Ghi có TK Nội dung Số tiền Ghi chú 3341 3341 3341 3342 622 622 15412 6271 15414 3383 3384 1411 1411 3341 3342 622 3382 6271 Trích 5% BHXH theo lương công nhân cty Trích 1% BHYT lương công nhân công ty Thu tiền tạm ứng kỳ I- công nhân công ty Thu tiền tạm ứng kỳ I–công nhân thuê ngoài Tiền lương T12 / 2001 công nhân công ty Tiền lương T12/ 2001 công nhân thuê ngoài K/C lương T12/2001 công nhân trực tiếp sx Trích 2% CPCĐ theo lương T12/ 2001 Kết chuyển CPCĐ T12/ 2001 467.190 93.438 3.900.000 9.900.000 14.435.114 64.122.176 78.557.290 1.571.146 1.571.146 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) Trích sổ nhật ký chung Quý IV năm 2001 Số liệu liên quan đến công trình: VKHCNXD ĐVT: đồng Ngày CT Số hiệu Nội dung Tài khoản Số tiền Nợ Có 10/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 31/12 45 344 344 344 344 344 344 344 344 344 344 344 344 334 334 334 Tạm ứng lương kỳ I T12-2001 Trích 5% BHXH theo lương công nhân cty Trích 1% BHYT lương công nhân công ty Tiền lương T12/2001 công nhân công ty Tiền lương T12/2001 công nhân thuê ngoài Hu lương tạm ứng kỳ I công nhân công ty Thu lương TƯ kỳ I công nhân thuê ngoàI Trả lương kỳ II công nhân công ty Trả lương kỳ II công nhân thuê ngoàI Kết chuyển lương tháng 12 Trích 15% BHXH – lương cơ bản Kết chuyển tiền BHXH Trích 2% BHYT – lương cơ bản Kết chuyển tiền BHYT Trích 2% KPCĐ Kết chuyển tiền KPCĐ 1411 3341 3341 622 622 3341 3342 3341 3342 15412 6271 15414 6271 15414 6271 15414 1111 3383 3384 3341 3342 1411 1411 1111 1111 622 3383 6271 3384 6271 3382 6271 13.800.000 467.190 93.428 14.435.114 64.122.176 3.900.000 9.900.000 9.974.486 54.222.176 78.557.290 1.282.230 1.282.230 170.964 170.964 1.571.146 1.571.146 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) (Ký, họ và tên) Trích sổ chi tiết tài khoản 622 Quý IV/ 2001 Tên tàI khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Tên chi tiết: Chi phí nhân công công trình VKHCNXD ĐVT: đồng Ngày CT Số hiệu Nội dung TàI khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có … 28/12 28/12 28/12 … 31/12 31/12 31/12 … … 192 192 192 … 334 334 334 … … Phân bổ lương công nhân công ty T11/2001 công trình VKH Phân bổ lương thuê ngoài T11/2001công trình VKH Kết chuyển lương T11 công trình VKH … Phân bổ lương công nhân công ty T12/2001 CTVKH Phân bổ lương công nhân thuê ngoài T12/2001 CTVKH Kết chuyển lương T12/2001 CTVKH … … 622 622 15412 … 622 6221 5412 … … 3341 3342 622 … 3341 3342 622 … … 11.992.850 51.927.580 14.435.114 64.122.176 … … 63.920.430 78.557.290 … Cộng phát sinh 316.892.284 316.892.284 Trích sổ cái TK622 Quý IV/2001 Tên tàI khoản: Chi phí nhân công trực tiếp ĐVT: đồng Ngày CT Số hiệu Nội dung TàI khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có … 28/12 28/12 28/12 … 31/12 31/12 31/12 … … 192 192 192 … 334 334 334 … … Phân bổ lương công nhân công tyT11/2001 công trình VKH Phân bổ lương công nhân thuê ngoàI T11/2001 công trình VKH Kết chuyển lương T11/2001 công trình VKH … Phân bổ lương công nhân công ty T12/2001 công trình VKH Phân bổ lương công nhân thuê ngoài T12/2001 công trình VKH Kết chuyển lương T12/2001 công trình VKH … 622 622 15412 … 622 622 15412 … … 3341 3342 622 … 3341 334 334 … … 11.982.850 51.927.580 14.435.114 64.122.176 … 63.920.430 78.557.290 Cộng phát sinh 172831084980 1728310549 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Quá trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thể hiện qua sơ đồ sau: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp TK 111,112,1411 TK 15412 TK 622 TK 334(1,2) cho người lao động Thanh toán lương Lương phảI trả công nhân sản xuất K/C chi phí nhân công trực tiếp 3.3 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: Trong doanh nghiệp xây lắp, khối lượng công việc diễn ra với quy mô lớn, cường độ cao. Do vậy sức sản xuất của con người đôi khi không đáp ứng được nhu cầu của công việc. Do đó việc sử dụng máy phục vụ cho quá trình thi công là một yếu tố quan trọng giúp công ty tăng năng xuất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng công trình. Hiện nay công ty đã trang bị nhiều máy móc mới và hiện đại phục vụ cho thi công. Máy thi công bao gồm: Máy vận thăng, máy đầm, máy lu... ngoài ra để thuận tiện cho việc sử dụng máy thi công đối với những công trình ở xa hoặc máy móc có giá trị lớn, chủ công trình sẽ đi thuê ngoài. Đối với máy thi công của công ty: Để nâng cao chất lượng quản lý, tạo quyền chủ động cho các đội, công ty giao máy thi công cho các đội tuỳ theo chức năng quản lý của đội đó, việc điều hành xe máy và theo dõi sự hoạt động sản xuất của chúng được đặt dưới sự điều khiển trực tiếp của các đội và có sự giám sát chặt chẽ của lãnh đạo công ty. Máy thi công sử dụng cho công trình nào thì được hạch toán trực tiếp vào công trình đó, trường hợp máy sử dụng cho nhiều công trình thì kế toán tiến hành phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp. Việc theo dõi máy thi công của đội thông qua chứng từ: lệnh điều động xe máy và thống kê máy. Định kỳ cuối tháng hoặc cuối quý các chứng từ này sẽ được chuyển về phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ và phân bổ cho từng đối tượng sử dụng. Đối với máy thi công thuê ngoài: Trong trường hợp không có loại máy phù hợp phục vụ cho đội thi công, đội trưởng sẽ chủ động thuê máy ngoài công ty. Thông thường phương thức thuê là thuê đồng bộ, bao gồm cả công nhân vận hành máy, các chi phí thuê máy...chứng từ về thuê máy thường là Hợp đồng thuê máy hoặc Hoá đơn (GTGT). Theo phương thức này trong hợp đồng thuê máy hoặc hoá đơn thuê máy phải xác định rõ khối lượng công việc và tổng số tiền bên thuê phải trả. Cuối tháng (quý), căn cứ vào chứng từ thuê máy phát sinh, bản thanh lý hợp đồng thuê máy, biên bản xác nhận khối lượng thuê máy thi công do đội trưởng gửi lên, kế toán hạch toán vào khoản mục chi phí máy thi công. Để hạch toán khoản mục chi phí máy thi công, kế toan sử dụng TK 623- chi phí sử dụng máy thi công. Tài khoản này được chi tiết thành 6 tài khoản cấp hai. TK 6231- Chi phí nhân viên điều khiển máy. TK 6232- Chi phí nhiên liệu. TK 6233- Chi phí công cụ. TK 6234- Chi phí khấu hao máy thi công. TK 6237- Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6238- Chi phí bằng tiền khác. * Chi phí nhân viên điều khiển máy: Hạch toán chi phí nhân viên điều khiển máy vào TK 6231 chỉ bao gồm tiền lương của tổ lái xe tải vận chuyển vật liệu, công cụ, trở nhân công phục vụ cho thi công công trình, còn lương nhân viên vận hành máy thi công của công ty phục vụ cho công trường nào thì hạch toán trực tiếp vào TK 622 của công trình đó. Hàng tháng, căn cứ vào lệnh điều động xe máy và ca xe phục vụ để tính lương cho tổ lái xe, khoản này được tập hợp vào bên nợ TK 6231. Cuối tháng kết chuyển vào TK 15413- Chi phí máy thi công dở dang và phân bổ cho các công trình. Liên hệ tình hình thực tế tại công ty: Kế toán tính lương tháng 12 năm 2001 của tổ lái xe Nợ TK 622: 1.700.000 Có TK 3341: 900.000 Có TK3342: 800.000 Cuối tháng kết chuyển qua tài khoản chi phí máy dở dang: Nợ TK 15413: 1.700.000 Có TK 6231: 1.700.000 Những nghiệp vụ kinh tế phát sinh này sẽ được kế toán ghi vào các sổ thông qua việc nhập số liệu vào máy theo hình thức Nhật ký chung. Trích sổ cái TK 6231 Quý IV/2001 Tên tài khoản: Chi phí nhân viên điều khiển máy. Đơn vị: đồng Ngày CT Số hiệu Nội dung Tài khoản Số tiền Nợ Có Nợ Có ... 28/12 28/12 ... 31/12 31/12 31/12 31/12 ... 160 160 324 324 343 345 ... ... Phân bổ lương công nhân Cty T11- 01 tổ lái xe tải Phân bổ lương công nhân thuê ngoàiT11- 01 tổ lái xe ... Phân bổ lương công nhân Cty T12- 01 tổ lái xe tải Phân bổ lương công nhân thuê ngoàiT12-01 CTVKH K/C lương T11-01 tổ lái xe K/C lương T12- 01 tổ lái xe ... … 6231 6231 ... 622 622 15413 15413 ... … 3341 3342... 3341 3342 6231 6231 ... ... 850.000 750.000 ... 900.000 800.000 … 1.600.000 1.700.000 Cộng phát sinh 4.900.000 4.900.000 Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT087.Doc
Tài liệu liên quan