Chương trình đào tạo tiến sỹ chuyên ngành: Quản lý đất đai

Tài liệu Chương trình đào tạo tiến sỹ chuyên ngành: Quản lý đất đai: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------- *** ---------- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI MÃ SỐ : 60 62 15 16 HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1 1.1. Mục tiêu chung 1 1.2. Mục tiêu cụ thể 1 1.3. Nơi sử dụng 1 2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH 1 2.1. Ngành/chuyên ngành đúng 1 2.2. Ngành/chuyên ngành gần 1 3. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2 3.1. Thời gian đào tạo 2 3.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo 2 4. CÁC KHỐI KIẾN THỨC 2 4.1. Danh mục các học phần bắt buộc (2 học phần) 2 4.2. Danh mục các học phần tự chọn (Chọn 2 trong 6 học phần) 2 4.3. Danh mục các chuyên đề (Chọn 2 trong 12 hướng chuyên đề) 3 4.4. Luận án: 70 tín chỉ 3 5. MÔ TẢ HỌC PHẦN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 4 5.1. Các học phần bắt buộc 4 5.2. Các học phần tự chọn 4 5.3. Tiểu luận tổng quan 5 5.4. Chuyên đề 5 5.5. Nghiên cứu khoa học và luận án 9 6. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦ...

pdf39 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chương trình đào tạo tiến sỹ chuyên ngành: Quản lý đất đai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ---------- *** ---------- CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SỸ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mà SỐ : 60 62 15 16 HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1 1.1. Mục tiêu chung 1 1.2. Mục tiêu cụ thể 1 1.3. Nơi sử dụng 1 2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH 1 2.1. Ngành/chuyên ngành đúng 1 2.2. Ngành/chuyên ngành gần 1 3. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2 3.1. Thời gian đào tạo 2 3.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo 2 4. CÁC KHỐI KIẾN THỨC 2 4.1. Danh mục các học phần bắt buộc (2 học phần) 2 4.2. Danh mục các học phần tự chọn (Chọn 2 trong 6 học phần) 2 4.3. Danh mục các chuyên đề (Chọn 2 trong 12 hướng chuyên đề) 3 4.4. Luận án: 70 tín chỉ 3 5. MÔ TẢ HỌC PHẦN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 4 5.1. Các học phần bắt buộc 4 5.2. Các học phần tự chọn 4 5.3. Tiểu luận tổng quan 5 5.4. Chuyên đề 5 5.5. Nghiên cứu khoa học và luận án 9 6. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 11 6.1. Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp 11 6.2. Hệ thống phát triển và kinh doanh bất động sản 14 6.3 Công nghệ trắc địa trong quản lý Đất đai 17 6.4. Công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS trong quản lý Đất đai 20 6.5. Phân tích không gian nâng cao và mô hình hóa 23 6.6. Thống kê không gian 26 6.7. Hệ thống địa chính điện tử 29 6.8. Môi trường và biến đổi khí hậu trong quản lý đất đai 32 7. DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA HỌC CÓ THỂ GIẢNG DẠY VÀ HƯỚNG DẪN TIẾN SĨ 36 7.1. Danh sách giáo viên cơ hữu 36 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ -------------------------------------------- Trình độ đào tạo: Tiến sĩ Chuyên ngành: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ( LAND MANAGEMENT) Mã số: 60 62 15 16 1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1.1. Mục tiêu chung Chương trình đào tạo tiến sĩ Quản lý đất đai là đào tạo những nhà khoa học có trình độ cao về lý thuyết và năng lực thực hành phù hợp, có khả năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo, khả năng phát hiện và giải quyết được những vấn đề mới có ý nghĩa về khoa học, công nghệ, kinh tế đất và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực quản lý đất đai. 1.2. Mục tiêu cụ thể + Cung cấp các kiến thức nâng cao trong các lĩnh vực: Quản lý đất đai; kinh tế đất; kinh tế bất động sản; trắc địa; thông tin địa lý... + Giúp nghiên cứu sinh có khả năng cập nhật, phát hiện và đề xuất các vấn đề nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học quản lý đất đai, + Nắm vững phương pháp nghiên cứu, đề xuất giải pháp phù hợp, tập hợp và tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu. 1.3. Nơi sử dụng Các tiến sĩ quản lý đất đai có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, quản lý, doanh nghiệp và các tổ chức khác 2. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGUỒN TUYỂN SINH: Tốt nghiệp đại học hoặc cao học các chuyên ngành: 2.1. Ngành/chuyên ngành đúng: Quản lý đất đai, Địa chính. 2.2. Ngành/chuyên ngành gần: Trắc địa, Kinh tế bất động sản, Địa lý. Đối với các ngành khác, Hội đồng tuyển sinh sẽ xét từng hồ sơ cụ thể. 2 3. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 3.1. Thời gian đào tạo - Đối với những người đã có bằng Thạc sĩ: 3 năm - Đối với những người mới có bằng Đại học: 4 năm 3.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo TT Khối kiến thức Tổng số tín chỉ 1 Kiến thức bắt buộc 4 2 Kiến thức tự chọn 4 3 Tiểu luận tổng quan 2 4 Chuyên đề 4 5 Luận án 70 Cộng 84 Ghi chú: - Nếu NCS chưa có bằng Thạc sĩ thì phải học bổ sung 30 tín chỉ thuộc Chương trình đào Thạc sĩ ngành quản lý đất đai của trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (đã ban hành tháng 9 năm 2009) - Đối với NCS đã có bằng thạc sĩ nhưng ở chuyên ngành gần hoặc có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành nhưng đã tốt nghiệp nhiều năm hoặc do cơ sở đào tạo khác cấp, thì tùy từng trường hợp cụ thể NCS phải học bổ sung một số học phần cần thiết ở trình độ đại học và cao học theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu. 4. CÁC KHỐI KIẾN THỨC 4.1. Danh mục các học phần bắt buộc (2 học phần) TT Mã số Tên học phần Số TC 1 801 Hệ thống quản lý đai tổng hợp 2 2 802 Hệ thống phát trển và kinh doanh bất động sản 2 4.2. Danh mục các học phần tự chọn (Chọn 2 trong 6 học phần) TT Mã số Tên học phần Số TC 1 803 Công nghệ trắc địa trong quản lý đất đai 2 2 804 Phân tích không gian nâng cao và mô hình hoá 2 3 805 Thống kê không gian 2 4 806 Công nghệ tích hợp GIS và viễn thám phục vụ quản lý đất đai 2 5 807 Hệ thống địa chính điện tử 2 6 808 Môi trường và biến đổi khí hậu trong quản lý đất đai 2 3 4.3. Danh mục các chuyên đề (Chọn 2 trong 12 hướng chuyên đề) TT Tên hướng chuyên đề Số TC 1 Thực trạng và giải pháp về bồi thường và tái định cư. 2 2 Thực trạng phát triển trang trại ở Việt Nam 2 3 Cơ sở khoa học về thị trường quyển sử dụng đất trong thị trường bất động sản 2 4 Thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam 2 5 Các chính sách hiện hành trong giao dịch quyền sử dụng đất và bất động sản 2 6 Chính sách hiện hành về giá đất và giá bất động sản 2 7 Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản ở các địa phương 8 Hệ thống thuế, phí, lệ phí đối với đất đai và bất động sản ở Việt Nam 2 9 Đánh giá tác động của chính sách đất đai đến các vấn đề xã hội và con người 2 10 Tác động của quản lý đất đai đến phát triển bền vững trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước 2 11 Phân tích chính sách đất đai có liên quan đến thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người có đất bị thu hồi 2 12 Ảnh hưởng của đô thị hoá đến tình hình quản lý, thực trạng sử dụng đất, phát triển xã hội, nông thôn và đời sống người nông dân 2 4.4. Luận án: 70 tín chỉ Chủ tịch hội đồng xây dựng chương trình PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà 4 5. MÔ TẢ HỌC PHẦN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 5.1. Các học phần bắt buộc 1. Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp Chương trình môn học là tổng hợp kiến thức về những vấn đề cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý đất đai tổng hợp, yêu cầu, nội dung, tiêu chí đánh giá và cách thức tổ chức của hệ thống quản lý đất đai tổng hợp. Phân tích được các ưu điểm, nhược điểm và tính hiệu quả của các hệ thống quản lý đất đai hiện tại trên thế giới, các tiêu chí của một hệ thống quản lý đất đai tổng hợp. Từ đó, tiến hành phân xây dựng hệ thống quản lý đất đai tổng hợp nước ta đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bền vững mội trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Hệ thống phát triển và kinh doanh bất động sản Các nội dung chính được giảng dạy của học phần này bao gồm: Tạo lập bất động sản trong kinh doanh bất động sản; Kinh doanh bất động sản và các loại hình kinh doanh bất động sản; Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, cấp chứng chỉ môi giới, định giá Bất động sản và quản lý điều hành Bất động sản; Trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh Bất động sản; Định giá Bất động sản. 5.2. Các học phần tự chọn 1. Công nghệ trắc địa trong quản lý Đất đai Xác định quy mô tối ưu của một đơn vị hành chính, kích thước tối ưu của thửa đất phục vụ sản xuất, các nguyên lý cơ bản của công tác dồn đổi và tích tụ đất đai, đo đạc ranh giới, đánh giá độ chính xác của các tư liệu bản đồ, đo đạc bổ xung các biến động và chỉnh lý bản đồ trong và thiết kế hệ thống quản lý đất đai theo đơn vị hành chính xác định. 2. Phân tích không gian nâng cao và mô hình hóa Mục tiêu tổng quát của môn học cung cấp các kiến thức và kỹ năng về phân tích không gian nâng cao và mô hình hóa như phân tích bề mặt, phân tích gần kề, hồi quy không gian... làm nền tảng để giải quyết các vấn đề thực tế như quy hoạch, đánh giá đất đai; tìm đường di chuyển, đánh giá và dự báo ô nhiễm môi trường... 3. Thống kê không gian Mục tiêu tổng quát của môn học cung cấp các khái niệm và phương pháp về thống kê không gian làm nền tảng để giải quyết các vấn đề thực tế đánh giá đất đai, đánh giá và dự báo ô nhiễm môi trường... 5 4. Công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS phục vụ quản lý Đất đai - Nghiên cứu quy trình tích hợp Viễn thám và GIS. - Ưng dụng quy trình tích hợp Viễn thám và GIS trong công tác thành lập bản đồ HTSDĐ và trong công tác nghiên cứu biến động sử dụng đất. 5. Hệ thống địa chính điện tử Môn học nhằm cung cấp cho người học cơ sở lý luận, mục đích yêu cầu, tiêu chí, nội dung và xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính phát triển (Hệ thống hồ sơ địa chính đa mục tiêu). Phân tích thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính hiện nay ở Việt Nam. Quá trình xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính phát triển trong thời gian tới. 6. Môi trường và biến đổi khí hậu trong quản lý đất đai Nội dung của môn học cung cấp cho nghiên cứu sinh những vấn đề liên quan đến môi trường trong quá trình quản lý đất đai, bao gồm: tổng quan chung về môi trường; một số vấn đề về môi trường liên quan đến quản lý đất đai; ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, nông nghiệp hóa đến môi trường và quản lý đất đai. 5.3. Tiểu luận tổng quan 1) Quy định về tiểu bài tiểu luận tổng quan: Bài tiểu luận tổng quan về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án đòi hỏi nghiên cứu sinh thể hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, nêu những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Nghiên cứu sinh phải viết bài tiểu luận (không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá Tiểu luận tổng quan. 2) Tiêu chí đánh giá bài tiểu luận tổng quan: - Chất lượng thông tin chuyên môn 50% - Chất lượng trình bày 20% - Trả lời câu hỏi của Hội đồng 30% 5.4. Chuyên đề 1) Tiêu chí đánh giá chuyên đề Các chuyên đề tiến sĩ đòi hỏi nghiên cứu sinh tự cập nhật kiến thức mới liên 6 quan trực tiếp đến đề tài của nghiên cứu sinh, nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, giúp nghiên cứu sinh giải quyết một số nội dung của đề tài luận án. Nghiên cứu sinh phải viết các chuyên đề (mỗi chuyên đề không quá 15 trang A4, cách dòng 1,5) và trình bày bằng PowerPoint (không quá 20 phút) trước Hội đồng đánh giá chuyên đề. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: - Chất lượng thông tin chuyên môn 50% - Chất lượng trình bày 20% - Trả lời câu hỏi của Hội đồng 30% 2) Mô tả hướng chuyên đề Chuyên đề 1: Thực trạng và giải pháp về bồi thường và tái định cư Khái quát về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải pháp mặt bằng. Thực trạng bồi thường, hỗ trợ tái định cư ở một số nước và Việt Nam. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Chuyên đề 2: Thực trạng phát triển trang trại ở Việt Nam Quá trình tích tụ đất đai ở Việt Nam thông qua các chương trình dồn đổi ruộng đất của Nhà nước. Sự hình thành các trang trại có quy mô vừa và nhỏ, sự phân bố các trang trại ở các vùng miền. Xác định kích thước tối ưu của các loại hình trang trại ở Việt Nam và đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình trang trại đó. Chuyên đề 3: Cơ sở khoa học về thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Cơ sở lý luận về quyền sử dụng đất tại Việt Nam, tại sao quyền sử dụng đất được trao đổi trên thị trường hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường quyền sử dụng đất. Vai trò của chính sách nhà nước trong thị trường quyền sử dụng đất. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả của thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường Bất động sản. Chuyên đề số 4: Thực trạng sử dụng đất ở Việt Nam Các chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách về định hướng sử dụng đất và kiểm soát quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất ở nước ta từ khi Đổi Mới đến hiện tại. Đánh giá thực trạng sử dụng đất trên thực tế đối với từng loại đất và quá 7 trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất căn cứ vào các tiêu chí về phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bền vững mội trường. Phân tích được các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý của Nhà nước đối với thực trạng sử dụng đất và các áp lực lợi nhuận thị trường lên sử dụng đất; Kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong đó có giải pháp về pháp luật, quy hoạch, tài chính và hành chính đối với ứng phó tức thời cũng như dài hạn. Chuyên đề số 5: Thực trạng chính sách trong hoạt động giao dịch quyền sử dụng đất và bất động sản Chuyên đề phải đưa ra được các nội dung chủ yếu sau: Các nội dung về chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách về phát triển hoạt động giao dịch về quyền sử dụng đất và bất động sản trong quá trình mở rộng quyền của người sử dụng đất ở nước ta từ khi Đổi Mới đến hiện tại; Đánh giá thực trạng việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất và bất động sản trên thực tế đối với từng loại đất căn cứ vào các tiêu chí về phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bền vững mội trường; Phân tích được các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý của Nhà nước đối với việc khuyến khích các giao dịch về quyền sử dụng đất và bất động sản, căn cứ vào các tiêu chí quốc tế về số lượng thủ tục ít nhất, thời gian nhanh nhất và chi phí ít nhất; Kiến nghị các giải pháp để tạo thuận lợi cao nhất trong giao dịch về quyền sử dụng đất, trong đó có giải pháp về pháp luật và thực thi pháp luật. Chuyên đề 6: Chính sách hiện hành về giá đất và bất động sản Tổng quan về giá đất và bất động sản ở số nước trong khu vực và ở Việt Nam. Những văn bản pháp luật liên quan đến giá đất và bất động sản. Phân tích được các ưu điểm, nhược điểm của các quy định của pháp luật hiện hành của Nhà nước về giá đất và bất động sản. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách giá đất và bất động sản. Chuyên đề 7: Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản ở các địa phương Cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý về dịch vụ sàn giao dịch bất động sản. Nguyên tắc hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản. Vai trò các sàn giao dịch bất động 8 sản ở các địa phương. Thực trạng dịch vụ của các sàn giao dịch bất động sản ở các địa phương. Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện dịch vụ sàn giao dịch bất động sản ở các địa phương. Chuyên đề 8: Hệ thống thuế, phí, lệ phí đối với đất đai và bất động sản Các chính sách của các nước liên quan đến hệ thống thuế, phí, lệ phí ở các nước trên thế giới và Việt Nam. Tìm hiểu hệ thống thuế, phí, lệ phí đối với đất đai và bất động sản của các nước trên thế giới và Việt Nam. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hệ thống thuế, phí và lệ đất đai và bất động sản ở Việt Nam Chuyên đề 9: Đánh giá tác động của chính sách đất đai đến các vấn đề xã hội và con người. Xác định các chính sách của Nhà nước về vấn đề đất đai trong thời kỳ đổi mới. Với những chính sách đổi mới đã ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của người dân, tác động trực tiếp đến giá đất ở thành thị và nông thôn. Sự thay đổi về thu nhập, thay đổi về ngành nghề, thay đổi về môi trường sống ở khu vực nông thôn và đô thị. Chuyên đề số 10: Tác động của quản lý đất đai đến phát triển bền vững trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Chuyên đề phải đưa ra được các nội dung chủ yếu sau: Các nội dung về chủ trương, đường lối, pháp luật, chính sách về bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững đất nước, có phân tích các mục tiêu toàn cầu, khu vực và của nước ta; Đánh giá thực trạng việc quản lý đất đai và sử dụng đất đai trên thực tế căn cứ vào các mục tiêu phát triển bền vững để đưa ra được nhưng mặt được và mặt chưa được trong việc đạt được các tiêu chí về phát triển bền vững từ góc độ quản lý đất đai. Tổng hợp các tiêu chí cụ thể, đưa ra giải pháp cho việc tạo lập một hệ thống quản lý đất đai nhằm bảo đảm các tiêu chí về phát triển bền vững chung và sử dụng bền vững tài nguyên đất đai; Đề xuất được lộ trình dài hạn xây dựng một hệ thống quản lý và sử dụng đất ở nước ta hướng tới bảo đảm đầy đủ các tiêu chí về phát triển bền vững đất nước. Chuyên đề 11: Phân tích chính sách đất đai có liên quan đến thu hồi đất, 9 bồi thường hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi Tổng quan chính sách thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tái định cư ở số nước trong khu vực và ở Việt Nam. Những văn bản pháp luật liên quan đến thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi. Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Các mô hình về đổi mới cơ chế thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về cơ chế Nhà nước thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư. Chuyên đề 12: Ảnh hưởng của đô thị hóa đến tình hình quản lý, sử dụng đất, phát triển xã hội và đời sống người dân. Quá trình đô thị hóa và xu hướng phát triển đô thi trong tương lai ở các đô thi lớn hiện nay. Quá trình biến động đất nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời kỳ đô thị hóa. Sự chuyển đổi nghề nghiệp thông qua quá trình công nghiệp hóa ở các khu vực ven đô. Thu nhập và đời sống của người dân sau quá trình đô thị hóa. Các vấn đề môi trường cần quan tâm trong quá trình đô thị hoá. 5.5. Nghiên cứu khoa học và luận án 1) Đề tài luận án Nghiên cứu khoa học là giai đoạn đặc thù, mang tính bắt buộc trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án tiến sĩ. Mỗi NCS phải thực hiên một đề tài luận án dưới dạng điều tra, thí nghiệm để bổ sung các dữ liệu cần thiết, để từ đó nghiên cứu sinh đạt tới tri thức mới hoặc giải pháp mới. Đây là các cơ sở quan trọng nhất để nghiên cứu sinh viết luận án tiến sĩ. Nghiên cứu sinh phải đảm bảo về tính trung thực, chính xác, tính mới của kết quả nghiên cứu khoa học của mình, chấp hành các quy định về sở hữu trí tuệ của Việt Nam và quốc tế. 2) Bài báo khoa học Trên cơ sở các kết quả thực hiện đề tài luận án tiến sĩ, NCS phải đăng được ít nhất là hai bài báo khoa học ở các tạp chí trong số các tạp chí chuyên ngành sau: 10 Số TT Tên tạp chí Cơ quan xuất bản 1 Các tạp chí KH nước ngoài cấp quốc gia và quốc tế viết bằng 1 trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Tây Ban Nha. 2 Các tạp chí KH nước ngoài khác do Hội đồng Chức danh giáo sư ngành quyết định. 3 Nông nghiệp và PTNT Bộ NN & PTNT 4 Khoa học đất Hội khoa học đất Việt Nam 5 Khoa học và phát triển ĐH Nông Nghiệp Hà Nội 6 Journal of Sciences VNU (tên cũ:Tạp chí Khoa học - KHTN) ĐH QG Hà nội 7 Khoa học ĐH Cần Thơ 8 Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp ĐH Nông Lâm TP HCM 9 Khoa học ĐH Huế 10 Khoa học & công nghệ ĐH Thái Nguyên 12 Khoa học & Công nghệ Viện KH&CN VN 13 Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Viện KH Lâm nghiệp VN 14 Khoa học trắc địa bản đồ (Địa chính) Viện KH trắc địa bản đồ 15 Trắc địa bản đồ Hội Trắc địa Bản đồ 3) Luận án tiến sĩ Luận án tiến sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học độc đáo, sáng tạo trong lĩnh vực trồng trọt, có đóng góp về mặt lý luận, chứa đựng những tri thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức khoa học hoặc giải quyết sáng tạo các vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực khoa học và thực tiễn quản lý đất đai. Luận án tiến sĩ có khối lượng khoảng 100 trang A4, trong đó trên 50% là trình bày các kết quả nghiên cứu và biện luận của riêng NCS. Luận án phải được trình bày bằng ngôn ngữ khoa học, vận dụng những lý luận cơ bản của ngành để phân tích, bình luận các luận điểm và kết quả đã đạt được trong các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó đặt ra vấn đề mới, giả thuyết mới có ý nghĩa hoặc các giải pháp mới để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án và chứng minh được bằng những tư liệu mới. Luận án tiến sĩ được tiến hành đánh giá qua hai cấp: Cấp cơ sở (Bộ môn) và Cấp trường. Chủ tịch hội đồng xây dựng chương trình 11 6. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CÁC HỌC PHẦN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 6. 1. Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp I. Thông tin về môn học Mã môn học: TNMT Số tín chỉ: 2TC Môn học tiên quyết Học kỳ: 1 II. Thông tin về giảng viên 1. Giảng viên: 2. Trợ giảng III. Mục tiêu Cung cấp cho nghiên cứu sinh cơ sở lý luận, kinh nghiệm các nước về hệ thống quản lý đất đai, phân tích thực trạng hệ thống quản lý đất đai để nghiên cứu sinh có kiến thức cơ sở vững vàng về hệ thống quản lý đất đai, vận dụng trong thực tiễn học tập, nghiên cứu khoa học, công tác trong lĩnh vực quản lý đất đai. Nghiên cứu sinh phải nắm được yêu cầu, nội dung và tiêu chí đánh giá của hệ thống quản lý đất đai, đó là yêu cầu của khoa học quản lý đất đai nhằm đáp ứng quá trình phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trên thế giới. Từ đó, khái quát được lộ trình hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai nước ta trên phạm vi cả nước. IV. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Chương trình môn học là tổng hợp kiến thức về những vấn đề cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý đất đai tổng hợp, yêu cầu, nội dung, tiêu chí đánh giá và cách thức tổ chức của hệ thống quản lý đất đai tổng hợp. Phân tích được các ưu điểm, nhược Số TT Họ và tên Chức danh Email Điện thoại cơ quan 1 Nguyễn Thanh Trà PGS. TS. nttra@hua.edu.vn 04.38768216 2 Đặng Hùng Võ GS.TSKH Vo_monre@gmail.com 2 Hồ Thị Lam Trà PGS. TS. holamtra@hua.edu.vn 04.38760073 12 điểm và tính hiệu quả của các hệ thống quản lý đất đai hiện tại trên thế giới, các tiêu chí của một hệ thống quản lý đất đai tổng hợp. Từ đó, tiến hành phân xây dựng hệ thống quản lý đất đai tổng hợp nước ta đảm bảo phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bền vững mội trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. V. Nhiệm vụ của học viên + Dự lớp: Tham gia học lý thuyết trên lớp và thảo luận nhóm + Thực hành/thực tập: Hoàn thành tất cả các bài thực hành, bài tập + Dụng cụ học tập + Khác: VI Tài liệu học tập Giáo trình Tài liệu tham khảo: 1. Đặng Hùng Võ (2008) Hệ thống quản lý đất đai tổng hợp, Bài giảng dành cho cao học, Hà Nội. 2. Commission 7 of FIG (1990), Cadastre. 3. Wiliamson J. (1992), Land Management System, NSW University. 4. Robert T.J. Morgret A. (1991), Torrens title. Buttewth, Sydney - Melbourn. 5. DaLe P. F., Mclaughlin J. D. (1999), Land Administration, Oxford University press. NaLIS coordinating committee (2000), NaLIS: Metadata, Standard, Frame work, clearing house. VII. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên: + Dự lớp: Tham gia học lý thuyết trên lớp + Thực hành/thực tập: điều kiện bắt buộc trước khi thi + Thảo luận: Hoàn thành phần thảo luận nhóm + Tiểu luận/bài tập + Thi cuối học kỳ VIII. Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) + Chuyên cần: dự lớp, thảo luận 10% + Kiểm tra giữa kỳ, báo cáo thực hành/thực tập/tiểu luận: 30% + Điểm thi cuối kỳ: 60% 13 IX. Nội dung môn học: Tuần Nội dung Tài liệu đọc bắt buộc/tham khảo 1 Chương 1- Những vấn đề cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý đất đai 1,4,5,6 3.1. Phương pháp và công cụ quản lý đất đai 3.2. Những vấn đề cơ bản của hệ thống tổ chức quản lý đất đai 2 Chương 2 - Xây dựng hệ thống quản lý đất đai tổng hợp ở một số nước trên thế giới 1,4,5,6 2.1. Quá trình hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai ở các nước công nghiệp phát triển 2.2. Quá trình xây dựng hệ thống quản lý đất đai ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi (các nước xã hội chủ nghĩa cũ) 2.3. Quá trình xây dựng hệ thống quản lý đất đai ở các nước công nghiệp mới và các nước đang thực hiện công nghiệp hóa 3 Chương 3 - Đánh giá hệ thống quản lý đất đai hiện tại ở Việt Nam 1,2 3.1. Hệ thống quản lý đất đai hiện tại nước ta 3.2. Đánh giá về hiệu quả của hệ thống quản lý đất đai 3.3. Xác định hệ thống quản lý đất đai tương lai 4 Chương 4 -Xây dựng hệ thống quản lý đất đai tổng hợp ở Việt Nam 1, 2, 3, 4 4.1. Các yêu cầu của hệ thống quản lý đất đai tổng hợp 4.2. Giải pháp đầu tư xây dựng hệ thống quản lý đất đai nước ta tổng hợp 4.3. Những đổi mới cần thiết trong quản lý đất đai bằng hệ thống quản lý đất đai tổng hợp 5-6 Thảo luận Chủ tịch Hội đồng ngành PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà Người viết đề cương PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà 14 6. 2. Hệ thống phát triển và kinh doanh bất động sản I. Thông tin về môn học Mã môn học: Số tín chỉ: 2 tín chỉ Học kỳ: II. Thông tin về giảng viên 1. Giảng viên TT Họ và tên Chức danh Email Điện thoại 1 Nguyễn Thanh Trà PGS. TS nttra@hua.edu.vn 0912 584 948 2 Nguyễn Đình Bồng TS nguyendinhbong@yhoo.com 0913 233 399 2. Trợ giảng III. Mục tiêu Môn học nhằm cung cấp cho người học cơ sở lý luận, những kiến thức cơ bản về các nội dung Luật kinh doanh Bất động sản, các loại hình kinh doanh Bất động sản và định giá Bất động sản. IV. Mô tả tóm tắt nội dung môn học: Các nội dung chính được giảng dạy của học phần này bao gồm: Tạo lập bất động sản trong kinh doanh bất động sản; Kinh doanh bất động sản và các loại hình kinh doanh bất động sản; Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, cấp chứng chỉ môi giới, định giá Bất động sản và quản lý điều hành Bất động sản; Trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh Bất động sản; Định giá Bất động sản. V. Nhiệm vụ của người học - Dự lớp: Tham gia giờ học lý thuyết và thảo luận - Thực hiện các bài tập, kiểm tra - Tham khảo các tài liệu liên quan VI. Tài liệu học tập - Bài giảng - Luật kinh doanh Bất động sản số 63/2006 – QH11 ngày 29/6/2006 - Nghị định hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh Bất động sản 15 - Nguyễn Thanh Trà, Nguyễn Đình Bồng (2006) Giáo trình thị trường Bất động sản- NXB Nông nghiệp, Hà Nội. - Hồ Thị Lam Trà, Nguyễn Văn Quân (2006) Giáo trình định giá đất – NXB Nông nghiệp, Hà Nội. - Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. - Nghị định số 69/2009/CP – NĐ ngày 13/08/2009 về quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. VII. Tiêu chí đánh giá học tập - Tham gia học lý thuyết trên lớp - Bài tập, kiểm tra - điều kiện bắt buộc - Hoàn thành phần thảo luận nhóm - Thi hết môn VII. Thang điểm đánh giá: thang điểm 10 - Chuyên cần: dự lớp, thảo luận 20% - Kiểm tra 20% - Điểm thi 60% VIII. Nội dung chính môn học Tuần Nội dung Tài liệu đọc bắt buộc/tham khảo 1 Chương I. Tạo lập bất động sản trong kinh doanh bất động sản 2 Chương 2: Kinh doanh bất động sản và các loại hình kinh doanh bất động sản Vốn pháp định trong kinh doanh Bất động sản Điều kiện năng lực tài chính trong kinh doanh Bất động sản Mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước. Chuyển nhượng dự án Bất động sản, điều kiện chuyển 16 nhượng, thủ tục chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng 3 Chương II. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, cấp chứng chỉ môi giới, định giá Bất động sản và quản lý điều hành Bất động sản. Điều kiện đối với các cơ sở đào tạo Tổ chức đào tạo Điều kiện và hồ sơ cấp chứng chỉ môi giới, định giá, trình tự, thủ tục. Quyền và nghĩa vụ của người được cấp chứng chỉ Quản lý hành nghề, cấp lại và thu hồi chứng chỉ. 4 Chương III. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh Bất động sản Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trách nhiệm của UBND thành phố, thành phố trực thuộc Trung ương. 5 Chương IV. Định giá Bất động sản Cơ sở lý luận, nội dung và phương pháp định giá Bất động sản Nội dung và phương pháp định giá Bất động sản dựa trên cơ sở sử dụng bản đồ đồ chính và hệ thống thông tin địa lý xây dựng vùng giá trị đất. 6 Chủ tịch Hội đồng ngành PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà Người viết đề cương 17 6. 3: Công nghệ trắc địa trong quản lý Đất đai I. Thông tin về học phần Mã học phần: Số tín chỉ: Tổng số 2 (LT+TH) Học phần tiên quyết: Học kỳ : 3 II. Thông tin về Giảng viên (ít nhất từ hai người trở lên) TT Họ và tên Chức danh Email Điện thoại 1 Nguyễn Khắc Thời PGS. TS nkthoi@hua.edu.vn 0934 374 939 2 Lê Minh Tá TS leminh@gmail.com 0904 581 118 Trợ giảng: Th.S Nguyễn Thị Thu Hiền, Email: ntthien@hua.edu.vn III. Mục tiêu Xác định quy mô hành chính và kích thước tối ưu của thửa đất trong quá trình quản lý đất đai theo không gian lãnh thổ. Thiết kế hệ thống quản lý đất đai theo một đơn vị hành chính xác định bằng kỹ thuật trắc địa và bản đồ IV. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Xác định quy mô tối ưu của một đơn vị hành chính, kích thước tối ưu của thửa đất phục vụ sản xuất, các nguyên lý cơ bản của công tác dồn đổi và tích tụ đất đai, đo đạc ranh giới, đánh giá độ chính xác của các tư liệu bản đồ, đo đạc bổ xung các biến động và chỉnh lý bản đồ trong và thiết kế hệ thống quản lý đất đai theo đơn vị hành chính xác định. V. Nhiệm vụ của học viên Dự lớp đầy đủ Thực hành và làm các bài tập lớn VI. Tài liệu học tập 1. Nguyễn Khắc Thời: Bài giảng Công nghệ trắc địa trong quản lý đất đai 2. Andrzej Hopfer: Geodezyjne Urzadzenia Terenow Rolnych 3. Konstant Dumanski: Geodezyjne Urzadzenia Terenow Rolnych - czesc 1 4. Konstant Dumanski: Geodezyjne Urzadzenia Terenow Rolnych - czesc 2 18 5. Stanislaw Goraj: Geodezja Rolna 6. Nguyễn Trọng San: Trắc địa địa chính VII. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên - Dự giờ đầy đủ trên lớp - Thực hành, thực tập ngoài trời - Thảo luận nhóm trên lớp - Tiểu luận và bài tập ở nhà - Kiểm tra giữa học kỳ - Thi cuối học kỳ VIII. Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) - Chuyên cần: dự lớp, thảo luận: 20% - Kiểm tra giữa kỳ, báo cáo thực hành/thực tập/tiểu luận: 30% - Điểm thi cuối kỳ: 50% IX. Nội dung chi tiết học phần Tuần Nội dung Tài liệu đọc bắt buộc/ tham khảo (chương/ tên sách) 1 Chương 1: Các vấn đề cơ bản của trắc địa trong quản lý đất đai 1.Quy mô đơn vị hành chính trong quản lý 2.Cơ sở lý thuyết các mô hình đơn vị đất đai 3.Hệ thống quản lý đất đai ở Việt nam Bài giảng công tác trắc địa trong quản lý đất Giáo trình Geodezja Rolna Chương 2: Tính chất của bản đồ trong quản lý đất đai 1. Phân loại bản đồ trong công tác quản lý đất. 2. Tính chất của bản đồ trong quản lý đất 3. Độ co dãn của bản đồ và phương pháp hiệu chỉnh trị đo từ bản đồ. Bài giảng công tác trắc địa trong quản lý đất Giáo trình Geodezja Rolna 19 2 Chương 3: Các tư liệu chính để xây dựng hệ thống quản lý đất đai 1.Các số liệu trắc địa trong hệ thống quản lý đất 2.Các tư liệu bản đồ trong hệ thống quản lý đất 3. Thiết kế hệ thống biểu thống kê đất nông thôn 4. Thiết kế hệ thống biểu thống kê đất đô thị Bài giảng công tác trắc địa trong quản lý đất Geodezyjne Urzadzenia Terenow Rolnych 3+4 Chương 4: Kỹ thuật trắc địa trong quản lý đất đai 1. Các phương pháp điều chỉnh và đo ranh giới hành chính. 2. Các phương pháp đo vẽ bổ xung biến động đất đai 3. Kỹ thuật đổi và tích tụ đất đai 4. Kỹ thuật đưa đồ án thiết kế ra thực địa 5. Kỹ thuật thành lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất trong quản lý đất. Bài giảng công tác trắc địa trong quản lý đất Geodezyjne Urzadzenia Terenow Rolnych 5 Thực hành ngoài trời 6 Bài tập lớn ở nhà Chủ tịch Hội đồng ngành PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà Người viết đề cương PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời 20 6. 4. Công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS trong quản lý Đất đai I. Thông tin về học phần Mã học phần: Số tín chỉ: Tổng số 2 (LT+TH) Học phần tiên quyết: Học kỳ : 3 II. Thông tin về Giảng viên 1. PGS.TS Phạm Vọng Thành Email: pvthanhprofdr@gmail.com ĐTDD:0913348102 2. TS. Nguyễn Khắc Thời: Email: nguyenkhacthoi@yahoo.com - nkthoi@hua.edu.vn 3. Trợ giảng: Th.S Trần Quốc Vinh Email: tqvinh@hua.edu.vn III. Mục tiêu - Giới thiệu cho NCS biết được công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS trong công tác thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, trong công tác nghiên cứu biến động cũng như các công tác quản lý Đất đai khác. - Giúp NCS biết cách sử dụng một số phần mềm như ENVI, ARCGIS để xử lý tư liệu Viễn thám và GIS cho mục đích quản lý Đất đai. IV. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: - Nghiên cứu quy trình tích hợp Viễn thám và GIS, - Ưng dụng quy trình tích hợp Viễn thám và GIS trong công tác thành lập bản đồ HTSDĐ và trong công tác nghiên cứu biến động sử dụng đất. V. Nhiệm vụ của học viên Dự lớp đầy đủ, Thực hành và làm các bài tập lớn. VI. Tài liệu học tập 1.Phạm Vọng Thành: Công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS trong quản lý Đất đai 2.Phạm Vọng Thành: Ứng dụng công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS trong công 21 tác bản đồ, Đại học Mỏ - Địa chất 2009 3.Phạm Vọng Thành, Nguyễn Trường Xuân: Công nghệ Viễn thám, 2003 4.Đặng Văn Đức: Hệ thống thông tin địa lý, Nhà XB KHKT,2001 5.Burrough P.A.Principles of Geographical Information Systems for Land Resources Assessment, Oxford,1986 6.James B. Campbell, Introduction to Remote Sensing,1986 7.Jeffrey L.Star, The Intergration of Remote Sensing and GIS, 1991 8.Jensen, John R. Introductory Digital Image Processing, Prentice- Hall, 1986 9.Murai, Shunji, Remote Sensing Course, 2004 VII. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên - Dự giờ trên lớp đầy đủ, - Thực hành, thực tập trong phòng - Thảo luận nhóm trên lớp, - Tiểu luận và bài tập ở nhà, - Kiểm tra giữa học kỳ - Thi cuối học kỳ VIII. Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) - Chuyên cần: dự lớp, thảo luận: 20% - Kiểm tra giữa kỳ, báo cáo thực hành/thực tập/tiểu luận: 30% - Điểm thi cuối kỳ: 50% IX. Nội dung chi tiết học phần Bài Số tiết Nội dung Tài liệu đọc bắt buộc/tham khảo (chương/ tên sách) 1 4 Chương 1: Tích hợp Viễn thám và GIS 1.Khái niệm về thích hợp 2.Sự cần thiết tích hợp giữa Viễn thám vàGIS 3.Có tích hợp Viễn thám và GIS được không ? Công nghệ tích hợp VTvà GIS trong quản lý ĐĐ/The Intergra- -tion of Remote Sensing 22 and GIS, 1991/ Ứng dụng công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS trong công tác bản đồ, 2009 2 10 Chương2: Ứng dụng công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS để thành lập bản đồ HTSDĐ 1.Vai trò của bản đồ HTSDĐ trong quản lý Đất đai 2.Các phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ 3.Phương pháp thành lập bản đồ HTSDĐ bằng công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS 4.Phương pháp hiện chỉnh bản đồ HTSDĐ bằng công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS Công nghệ tích hợp VTvà GIS trong quản lý ĐĐ/The Intergra – -tion of Remote Sensing and GIS, 1991/ Ứng dụng công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS trong công tác bản đồ, 2009 3 8 Chương3: Ứng dụng công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS để nghiên cứu biến động sử dụng đất 1.Vai trò của nghiên cứu biến động sử dụng đất 2.Nghiên cứu biến động bằng phương pháp so sánh sau phân loại 3.Nghiên cứu biến động bằng phương pháp phân loại trực tiếp ảnh đa thời gian 4.Nghiên cứu biến động bằng phương pháp kết hợp Công nghệ tích hợp VTvà GIS trong quản lý ĐĐ/The Intergra -tion of Remote Sensing and GIS, 1991/ Ứng dụng công nghệ tích hợp Viễn thám và GIS trong công tác bản đồ, 2009 4 4 Thực hành trong phòng 5 4 Bài tập lớn ở nhà Thi kết thúc học phần 90 phút Chủ tịch Hội đồng ngành PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà Người viết đề cương PGS.TS. Phạm Vọng Thành 23 6.5. Phân tích không gian nâng cao và mô hình hóa I. Thông tin về học phần Mã học phần: Số tín chỉ: Tổng số 2 (LT: 1, 5 +TH: 0,5) Học phần tiên quyết: Học kỳ : 1 II. Thông tin về Giảng viên 1. Giảng viên: Nguyễn Duy Bình, GV. TS. E-mail: ndbinh@hua.edu.vn, ĐT: 04.3876 8733 Mai Văn Trịnh, GV. TS. E-mail: maivantrinh@gmail.com 2. Trợ giảng: Nguyễn Đình Công, GV. Ths. Email: ndcong@hua.edu.vn III. Mục tiêu Môn học nhằm giới thiệu các phương pháp phân tích không gian nâng cao sử dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý và mô hình hóa các quá trình trong quản lý tài nguyên thiên nhiên nói chung và quản lý đất đai nói riêng. IV. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Mục tiêu tổng quát của môn học cung cấp các kiến thức và kỹ năng về phân tích không gian nâng cao và mô hình hóa như phân tích bề mặt, phân tích gần kề, hồi quy không gian..vv làm nền tảng để giải quyết các vấn đề thực tế như quy hoạch, đánh giá đất đai; tìm đường di chuyển, đánh giá và dự báo ô nhiễm môi trường..vv. V. Nhiệm vụ của học viên · Dự lớp · Thực hành, bài tập · Thảo luận nhóm 24 VI. Tài liệu học tập · Bài giảng: Phân tích không gian nâng cao và mô hình hóa · Tài liệu tham khảo: 1. Booth, B. and A. Mitchell, 2006. Getting started with ArcGIS, ESRI Publications. 2. ESRI, 2008. ArcGIS spatial analysyst: Advanced spatial analysis using raster and vector data 3. Fotheringham, A. S., Brunsdon, C., Charlton, M., 2000, Quantitative Geography. Perspectives on Spatial Data Analysis. London: SAGE 4. Jan Huting, Koos Dijkshoorn, Vincent van Engelen, 2008. GIS- procedures for mapping SOTER landform for the LADA partner countries 5. Peter A.Burrough and Rachael A. McDonnel, 2006. Principles of Geographical Information Systems. Oxford University Press 6. Mahesh N. Rao, David A. Waits, Mitchell L. Neilsen, 2002. A GIS-based modeling approach for implementation of sustainable farm management practices. Environmental Modelling & Software 15 745–753 7. Trần Thị Băng Tâm, 2006. Hệ thống thông tin địa lý. Nhà xuất bản nông nghiệp VII. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên - Dự lớp: Tham gia học lý thuyết trên lớp - Thực hành/thực tập: điều kiện bắt buộc trước khi thi - Thảo luận: Hoàn thành phần thảo luận nhóm - Tiểu luận/bài tập - Thi cuối học kỳ VIII. Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) - Chuyên cần: dự lớp, thảo luận: 10% - Kiểm tra giữa kỳ, báo cáo thực hành/thực tập/tiểu luận: 30% - Điểm thi cuối kỳ: 60% 25 IX. Nội dung chi tiết học phần Bài Số tiết Nội dung Tài liệu đọc bắt buộc/tham khảo (chương/ tên sách) 1 10 Chương 1: Giới thiệu về phân tích không gian 1. Tổng quan về phân tích không gian 2. Phân tích bề mặt 3. Phân tích gần kề 4. Phân tích mạng lưới [2], [3], [5], [7] 2 4 Chương 2: Các phương pháp nội suy 1. Khái niệm 2. Tổng quan các phương pháp 3. Nôi suy toàn cục 4. Nội suy cục bộ [5], [7] 3 8 Chương 3: Mô hình hóa không gian 1. Các khái niệm về mô hình hóa 2. Phân tích hồi quy không gian 3. Mô hình hóa động thái [2], [3], [6] 4 3 Thực hành: Bài 1 - Xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất và địa hình (SOTER) [4] 5 2 Thực hành: Bài 2 - Nội suy điểm - vùng trong đánh giá ô nhiễm môi trường [1], [5] 6 3 Thực hành: Bài 3 - Mô hình hóa trong quản lý đất đai [6] 2 Thi hết học phần, bài thi viết 5. Chủ tịch Hội đồng ngành PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà Người viết đề cương TS. Nguyễn Duy Bình 26 6. 6. Thống kê không gian I. Thông tin về học phần Mã học phần: Số tín chỉ: Tổng số 2 (LT: 1, 5 +TH: 0,5) Học phần tiên quyết: Học kỳ : 1 II. Thông tin về Giảng viên 1. Giảng viên: Nguyễn Duy Bình, GV. TS. E-mail: ndbinh@hua.edu.vn, ĐT: 04.3876 8733 Mai Văn Trịnh, GV. TS. E-mail: maivantrinh@gmail.com 2. Trợ giảng: Nguyễn Đình Công, GV. Ths. Email: ndcong@hua.edu.vn III. Mục tiêu Môn học nhằm giới thiệu các khái niệm của thống kê không gian và các phương pháp thống kê không gian thông dụng trong nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cụ thể của lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên. IV. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Mục tiêu tổng quát của môn học cung cấp các khái niệm và phương pháp về thống kê không gian như Variogram, thống kê dữ liệu điểm làm nền tảng để giải quyết các vấn đề thực tế trong đánh giá đất đai, đánh giá và dự báo ô nhiễm môi trường..vv. V. Nhiệm vụ của học viên · Dự lớp · Thực hành, bài tập · Thảo luận nhóm 27 VI. Tài liệu học tập · Bài giảng: Thống kê không gian · Tài liệu tham khảo: 8. Booth, B. and A. Mitchell, 2006. Getting started with ArcGIS, ESRI Publications. 9. Cressie, N. (1993), Statistics for Spatial Data, Revised Edition, Wiley: New York. 10. ESRI, 2008. ArcGIS spatial analysyst: Advanced spatial analysis using raster and vector data 11. Fotheringham, A. S., Brunsdon, C., Charlton, M., 2000, Quantitative Geography. Perspectives on Spatial Data Analysis. London: SAGE 12. Peter A.Burrough and Rachael A. McDonnel, 2006. Principles of Geographical Information Systems. Oxford University Press 13. Nils-Otto Kittersd, 1996. Geostatistic Interpolation of Soil Moisture. Nordic Hydrology, 28 (4/5), 1997,307-328. 14. Trần Thị Băng Tâm, 2006. Hệ thống thông tin địa lý. Nhà xuất bản nông nghiệp VII. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên - Dự lớp: Tham gia học lý thuyết trên lớp - Thực hành/thực tập: điều kiện bắt buộc trước khi thi - Thảo luận: Hoàn thành phần thảo luận nhóm - Tiểu luận/bài tập - Thi cuối học kỳ VIII. Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) - Chuyên cần: dự lớp, thảo luận: 10% - Kiểm tra giữa kỳ, báo cáo thực hành/thực tập/tiểu luận: 30% - Điểm thi cuối kỳ: 60% 28 IX. Nội dung chi tiết học phần Bài Số tiết Nội dung Tài liệu đọc bắt buộc/tham khảo (chương/ tên sách) 1 10 Chương 1: Các khái niệm cơ bản về thống kê và thống kê không gian 1. Các khái niệm cơ bản 2. Tương quan không gian 3. Tuơng quan và hồi quy [2], [5] 2 4 Chương 2: Thống kê không gian dùng Variogram 1. Giới thiệu về Variogram 2. Các mô hình Variogram 2. Các ứng dụng trong quản lý đất đai [3], [5], [6] 3 8 Chương 3: Thống kê dữ liệu điểm 1. Khái niệm 2. Phương pháp Quadrat 3. Phương pháp điểm gần nhất [4], [5], [7] 4 4 Thực hành: Bài 1 - Đánh giá ô nhiễm môi trường [5], [7] 5 4 Thực hành: Bài 2 - Thống kê không gian phục vụ đánh giá đất [6], [7] 2 Thi hết học phần, bài thi viết Chủ tịch Hội đồng ngành PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà Người viết đề cương TS. Nguyễn Duy Bình 29 6. 7. Hệ thống địa chính điện tử I. Thông tin về môn học Mã môn học: Hệ thống địa chính điện tử Số tín chỉ: 2 tín chỉ Học kỳ: II. Thông tin về giảng viên 1. Giảng viên TT Họ và tên Chức danh Email Điện thoại 1 Đặng Hùng Võ GS.TSKH vo.monre@gmail.com 0903 454 454 2 Nguyễn Thanh Trà PGS.TS nttra@hua.edu.vn 0912 584 948 3 Trần Bạch Giang TS tbgiang@gmail.com 0903 255 984 2. Trợ giảng III. Mục tiêu Môn học nhằm cung cấp cho người học cơ sở lý luận, mục đích yêu cầu, tiêu chí, nội dung và xây dựng hệ thống địa chính điện tử (hệ thống địa chính được xây dựng trên nền tảng chính phủ điện tử). Phân tích thực trạng hệ thống hồ sơ địa chính hiện nay ở Việt Nam và dựa vào yêu cầu của quá trình cải cách hành chính quốc gia để đặt ra lộ trình xây dựng hệ thống địa chính điện tử phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững cho thời gian tới. IV. Nhiệm vụ của người học - Dự lớp: tham gia giờ học lý thuyết và thảo luận - Thực hiện các bài tập, kiểm tra - Tham khảo các tài liệu liên quan. V. Tài liệu học tập - Bài giảng - Đặng Hùng Võ – Hệ thống địa chính điện tử (2005) - Địa chính Pháp – NXB Thế giới - Hà Nội 1999 - Dale.P.F, Mclaughlin J.D (1999) Land Administation Oford University Press. 30 - Trần Bạch Giang – cơ sở dữ liệu địa chính – bài giảng cho cao học ngành Quản lý đất đai (2006). VI. Tiêu chí đánh giá học tập - Tham gia học lý thuyết trên lớp - Bài tập, kiểm tra - điều kiện bắt buộc - Hoàn thành phần thảo luận nhóm - Thi hết môn VII. Thang điểm đánh giá: thang điểm 10 - Chuyên cần: dự lớp, thảo luận 20% - Kiểm tra 20% - Điểm thi 60% VIII. Nội dung chính môn học Tuần Nội dung Tài liệu đọc bắt buộc/tham khảo 1 Chương I. Khái niệm cơ bản về hệ thống địa chính điện tử 2 I.1. Khái niệm chung về chính phủ điện tử (CP ĐT) và hệ thống địa chính điện tử (HT ĐC ĐT) I.2. Quá trình phát triển HT ĐC ĐT ở các nước phát triển I.3. Nhu cầu, mục đích, yêu cầu và điều kiện để xây dựng HT ĐC ĐT I.4. Nội dung chủ yếu của các tiêu chí đánh giá đối với HT ĐC ĐT I.5. Vấn đề xây dựng HT ĐC ĐT ở nước ta 2 Chương II. Xây dựng hệ thống địa chính điện tử 2, 8 II.1. Nội dung xây dựng nền hệ thống hành chính hiện đại trên cơ sở CP ĐT II.2. Cải cách thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai 31 II.3. Điều kiện công nghệ để xây dựng HT ĐC ĐT II.4. Sự thay đổi tư duy và năng lực quản lý về đất đai II.5. Sự phát triển nhận thức công đồng II.6. Hệ thống hồ sơ địa chính điện tử và công cụ hành chính trong HT ĐC ĐT 3 Chương III. Đánh giá hệ thống địa chính hiện nay ở Việt Nam và quá trình phát triển hệ thống địa chính điện tử 1, 3, 4, 5 III.1. Đánh chung về hiện trạng hệ thống địa chính nước ta và quá trình tin học hóa III.2. Phân tích các ưu điểm, nhược điểm của quá trình định hướng xây dựng HT ĐC ĐT phù hợp với nước ta trong định hướng phát triển bền vững III.3. Đánh giá kết quả đã đạt được và so sánh với yêu cầu chung của HT ĐC ĐT 4 Chương IV. Lộ trình đầu tư xây dựng hệ thống địa chính điện tử phù hợp ở Việt Nam 7, 9 IV.1. Mục tiêu hiện đại hóa cần đạt được của hệ thống địa chính khi nước ta trở thành nước công nghiệp IV.2. Giải pháp cải cách hành chính trong quản lý đất đai IV.3. Giải pháp đầu tư công nghệ IV.4. Những đổi mới cần thiết IV.5. Cơ hội và thách thức 5 Thảo luận Chủ tịch Hội đồng ngành PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà Người viết đề cương GS.TSKH. Đặng Hùng Võ 32 6. 8. Môi trường và biến đổi khí hậu trong quản lý đất đai I. Thông tin về môn học Mã môn học: QLĐĐ Số tín chỉ: 2TC. Môn học tiên quyết Học kỳ: 3 II. Thông tin về giảng viên 1. Giảng viên: Số TT Họ và tên Chức danh Email Điện thoại cơ quan 1 Hồ Thị Lam Trà PGS. TS. holamtra@hua.edu.vn 04.38760073 2 Đoàn Văn Điếm PGS. TS. dvdiem@hua.edu.vn 2. Trợ giảng III. Mục tiêu Cung cấp cho nghiên cứu sinh những kiến thức về môi trường cần phải quan tâm trong lĩnh vực quản lý đất đai. Nghiên cứu sinh phải nắm được những vấn đề môi trường và ảnh hưởng của quá trình phát triển đến công tác quản lý đất đai. IV. Mô tả tóm tắt nội dung môn học Nội dung của môn học cung cấp cho nghiên cứu sinh những vấn đề liên quan đến môi trường trong quá trình quản lý đất đai, bao gồm: tổng quan chung về môi trường; một vấn đề liên quan của môi trường liên quan đến quản lý đất đai; ảnh hưởng của một số quá trình phát triển đến môi trường; công nghiệp hóa đô thị hóa, nông nghiệp hóa và quản lý đất đai. V. Nhiệm vụ của học viên Dự lớp Thực hành, bài tập Dụng cụ học tập Khác 33 VI Tài liệu học tập Giáo trình Tài liệu tham khảo: 1. G.R Chhatwal (1989) Environmental analysis (air, water and soil) New Delli. 2. Eldon D., Enger (2000) Environmental science, Toronto 3. Phillip J., Craaul (1992) Urban soil in landscape design, John Wiley and Son, inc 4. Phạm Ngọc Đăng (2000) Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp. Nhà xuất bản Xây dựng 5. Lưu Đức Hải, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. 6. NguyÔn §¾c Hy (2003) Ph¸t triÓn bÒn v÷ng trong tÇm nh×n cña thêi ®¹i. Viện sinh thái và Môi trường 7. Lê Văn Khoa (2002) Tài nguyên Môi trường và phát triển bền vững. Viện sinh thái và môi trường 8. Nguyễn Cao Lãnh (2002) Khu công nghệ sinh th¸i mét m« h×nh cho ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë Việt Nam. 9. NguyÔn ThÞ Kim Th¸i, Sinh th¸i häc vµ b¶o vÖ môi trường. VII. Tiêu chí đánh giá học tập của học viên: + Dự lớp: Tham gia học lý thuyết trên lớp + Thực hành/thực tập: điều kiện bắt buộc trước khi thi + Thảo luận: Hoàn thành phần thảo luận nhóm + Tiểu luận/bài tập + Thi cuối học kỳ VIII. Thang điểm đánh giá: Thang điểm 10,0 (lấy một chữ số thập phân) + Chuyên cần: dự lớp, thảo luận 10% + Kiểm tra giữa kỳ, báo cáo thực hành/thực tập/tiểu luận: 30% + Điểm thi cuối kỳ: 60% 34 IX. Nội dung môn học: Tuần Nội dung Tài liệu đọc bắt buộc/tham khảo 1 CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG 2 2 CHƯƠNG 2 - ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẾN MÔI TRƯỜNG (3 tiết) 2, 8 2.1. Ảnh hưởng của công nghiệp hoá, đô thị hoá đến môi trường 2.2. Ảnh hưởng của nông nghiệp hóa đến môi trường 2.3. Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến môi trường 3 CHƯƠNG 3 – CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, ĐÔ THỊ HOÁ VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 1, 3, 4, 5 3.1. Nguồn gốc của công nghiệp hóa và đô thị hóa 3.2. Đô thị hoá ở thế kỷ XX và hiện nay 3.3. Chất lượng môi trường ở các siêu đô thị 4. Các vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến công nghiệp hoá - đô thị hoá 3.5. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và quản lý đất đai 4 CHƯƠNG 4 - CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 7, 9 5.1. Các nền sản xuất nông nghiệp 5.2. Những hạn chế của nền nông nghiệp công nghiệp hóa 5.3. Nền nông nghiệp sinh thái học, nền nông nghiệp bền vững Các vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến nông nghiệp 5.5. Nông nghiệp hóa và quản lý đất đai biến đổi khí hậu trong quản lý đất đai BĐKH thời đại hiện nay 35 - Diễn biến BĐKH thời đại hiện nay - Nguyên nhân BĐKH (hoạt động phát thải; Khai thác tài nguyên...) - Các hệ quả do BĐKH đối với môi trường Công ước Quốc tế về BĐKH - Công ước khung về BĐKH của Liên hợp quốc UNFCCC - Nghị định thư Kyoto - Các hội nghị Quốc tế khác Các văn bản pháp lý về BĐKH ở Việt Nam · Chương trình nghị sự 21 quốc gia · Luật bảo vệ môi trường · Các văn bản của Bộ TN&MT Ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch và sử dụng đất · Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu · Biện pháp ứng phó với nước biển dâng & nhiễm mặn · Thiên tai (lũ lụt, trượt đất, lở đất..) & công tác quy hoạch Quy hoạch trồng rừng để giảm phát thải khí nhà kính Chủ tịch Hội đồng ngành PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà Người viết đề cương PGS.TS. Hồ Thị Lam Trà PGS.TS. Đoàn Văn Điếm 36 7. DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA HỌC CÓ THỂ GIẢNG DẠY VÀ HƯỚNG DẪN TIẾN SĨ 7.1. Danh sách giáo viên cơ hữu TT Họ và tên Học hàm, năm phong Học vị, nước, năm TN Chuyên ngành 1 Nguyễn Thanh Trà Phó giáo sư, 2004 Tiến sĩ, Việt Nam, 1996 Quản lý đất đai 2 Nguyễn Khắc Thời Giảng viên chính Tiến sĩ, Việt Nam, 2000 Quản lý đất đai 3 Nguyễn Thị Vòng Phó giáo sư, 2002 Tiến sĩ, Liên bang Nga, 1992 Quản lý đất đai 4 Hồ Thị Lam Trà Phó giáo sư, 2007 Tiến sĩ, Nhật Bản, 2000 Quản lý môi trường 5 Nguyễn Duy Bình Giảng viên Tiến sĩ, Thái lan, 2003 Quản lý nguồn nước 6 Nguyễn Văn Dung Phó giáo sư, 2006 Tiến sĩ, Việt Nam, 2000 Thủy nông cải tạo đất 7 Đỗ Thị Tám Giảng viên Tiến sĩ, Philippines, 2006 Phát triển cộng đồng và khoa học môi trường 8 Trần Đức Viên Phó giáo sư, 2002 Tiến sĩ, Việt Nam, 1998 Môi trường 9 Nguyễn Thanh Lâm Giảng viên Tiến sĩ, Thái Lan, 2005 Môi trường 10 Trịnh Quang Huy Giảng viên Tiến sĩ, Nhật Bản, 2004 Môi trường 11 Nguyễn Xuân Thành Phó giáo sư, 2002 Tiến sĩ, Việt Nam, Vi sinh vật 37 12 Nguyễn Hữu Thành Phó giáo sư, 2005 Tiến sĩ, Liên bang Nga, 1993 Thổ nhưỡng - nông hóa 13 Nguyễn Ích Tân Giảng viên chính Tiến sĩ, Việt Nam, 2000 Thủy nông cải tạo đất 14 Hà Thị Thanh Bình Phó giáo sư, 2002 Tiến sĩ, CHLB Đức, 1991 Canh tác học 15 Đỗ Nguyên Hải Giảng viên chính Tiến sĩ, Việt Nam, 2001 Thổ nhưỡng – nông hóa 16 Phan Trung Quý Giảng viên chính Tiến sĩ, CH Séc, 1992 Hóa học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_quan_ly_dat_dai_7653.pdf