Chính sách di dân lao động và phân bố dân cư miền núi Việt Nam

Tài liệu Chính sách di dân lao động và phân bố dân cư miền núi Việt Nam: Xã hội học số 2 (86), 2004 51 Chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi Việt Nam Trịnh Thị Quang Đặt vấn đề Các chính sách kinh tế-xã hội miền núi Việt Nam trong những năm qua đều gắn liền với chiến l−ợc kinh tế - xã hội và chiến l−ợc con ng−ời trong tiến trình phát triển tổng thể. Với ý nghĩa đó, các chính sách này tác động đến toàn bộ hệ thống cơ cấu-xã hội-con ng−ời. Mặt khác, hệ thống này quy định trở lại mục tiêu và kết quả thực hiện chính sách. Chính sách di dân cũng không nằm ngoài quy luật đó. Di dân và phân bố lao động là một trong những vấn đề quan trọng trong hệ thống chính sách dân số nhà n−ớc nhằm kiểm soát và kế hoạch hóa quá trình phát triển quốc gia. Khi tiến hành phân tích, đánh giá nhóm chính sách này, chúng tôi muốn từ việc tìm hiểu quá trình thực hiện các chủ tr−ơng chính sách di dân và phân bố dân c− trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội nh− kinh tế, văn hóa, xã hội, môi tr−ờng, phân tích những điều phù hợp và n...

pdf14 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách di dân lao động và phân bố dân cư miền núi Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 2 (86), 2004 51 Chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi Việt Nam Trịnh Thị Quang Đặt vấn đề Các chính sách kinh tế-xã hội miền núi Việt Nam trong những năm qua đều gắn liền với chiến l−ợc kinh tế - xã hội và chiến l−ợc con ng−ời trong tiến trình phát triển tổng thể. Với ý nghĩa đó, các chính sách này tác động đến toàn bộ hệ thống cơ cấu-xã hội-con ng−ời. Mặt khác, hệ thống này quy định trở lại mục tiêu và kết quả thực hiện chính sách. Chính sách di dân cũng không nằm ngoài quy luật đó. Di dân và phân bố lao động là một trong những vấn đề quan trọng trong hệ thống chính sách dân số nhà n−ớc nhằm kiểm soát và kế hoạch hóa quá trình phát triển quốc gia. Khi tiến hành phân tích, đánh giá nhóm chính sách này, chúng tôi muốn từ việc tìm hiểu quá trình thực hiện các chủ tr−ơng chính sách di dân và phân bố dân c− trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội nh− kinh tế, văn hóa, xã hội, môi tr−ờng, phân tích những điều phù hợp và những điều chỉnh rút ra từ quá trình thực hiện chính sách; những xu h−ớng, giả thiết về sự phát triển của nhóm chính sách này trong mối quan hệ với các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội khác của nhà n−ớc giai đoạn hiện nay. Báo cáo này xin đ−ợc đóng góp bằng ph−ơng pháp phân tích văn bản một tham khảo có tính chất gợi ý cho các nghiên cứu khác cùng đề tài tiến hành phân tích, thẩm định bao quát hơn chủ đề rộng lớn này. Cơ sở của việc hoạch định chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi là những đặc điểm tự nhiên, xã hội và dân c− khu vực này. Miền núi Việt Nam bao gồm ba vùng chính Đông Bắc, Tây Bắc và Tr−ờng Sơn-Tây Nguyên và là nơi c− trú chủ yếu của 53 dân tộc thiểu số. Nghèo đói ở các dân tộc thiểu số-vấn đề có tính chất toàn cầu - đã và đang là thách thức lớn đối với khu vực này trong quá trình hội nhập và phát triển. Miền núi đ−ợc đánh giá là khu vực nghèo nhất, khó khăn nhất của Việt Nam. Hiện nay, tỉ lệ ng−ời thiểu số trong cả n−ớc chỉ chiếm 14% nh−ng lại chiếm tới 29% số hộ nghèo ở Việt Nam (Bộ Lao động-Th−ơng binh và xã hội, 2003). Vì vậy đây là bộ phận dân c− cần đ−ợc sự trợ giúp tr−ớc tiên của nhà n−ớc. Bên cạnh những nét riêng về kinh tế, miền núi Việt Nam còn có những đặc Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi Việt Nam 52 điểm riêng biệt về xã hội dân c− và tộc ng−ời. Các dân tộc thiểu số vùng cao có mặt bằng phát triển kinh tế và phát triển xã hội không đồng đều. Sinh kế chủ yếu của họ là nghề nông - lâm nghiệp, với ph−ơng thức canh tác thô sơ, lạc hậu và mức sống thấp kém. Tốc độ tăng dân số ở miền núi rất cao do cả hai yếu tố di dân và tỉ lệ sinh đẻ. Tình trạng phá rừng phổ biến cùng với sự suy thoái chất l−ợng rừng và môi tr−ờng đất ở khu vực tập trung 3/4 quỹ đất này là biểu hiện của sức ép dân số đối với môi tr−ờng. Đây còn là nơi chịu ảnh h−ởng của những biến động cơ học trong di c− nh− di c− tự do th−ờng xuyên của các dân tộc có lối sống du canh du c−. Với địa hình núi rừng, sông ngòi hiểm trở và chiều dài có chung biên giới với một số quốc gia, miền núi Việt Nam trong lịch sử và đặc biệt trong những thập niên gần đây có vị trí đặc biệt quan trọng: là địa bàn chiến l−ợc về kinh tế, ổn định chính trị , an ninh quốc phòng và môi tr−ờng sinh thái của quốc gia và khu vực. Bên cạnh đó, khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, về đời sống dân c− các dân tộc, về khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con ng−ời, đặc biệt là các dịch vụ công nh− y tế, giáo dục, văn hóa của miền núi so với đồng bằng còn quá chênh lệch. Khoảng cách này có xu h−ớng tăng lên và có nguy cơ gây nên những mâu thuẫn xã hội trong cơ chế thị tr−ờng hiện tại. Do những đặc điểm tự nhiên, xã hội và dân c−, vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống mọi mặt cho các dân tộc thiểu số luôn luôn đ−ợc đặt ở vị trí quan trọng trong các chủ tr−ơng chính sách của nhà n−ớc. Những năm gần đây, địa bàn miền núi là nơi thực thi và thẩm định một số l−ợng lớn các chính sách nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội. Di dân, phân bố dân c− và định canh định c− miền núi là một trong những chính sách chủ yếu của ta thời kỳ đổi mới. Vì vậy, nghiên cứu việc hoạch định và thực hiện nhóm chính sách này ở khu vực miền núi trên cơ sở xem xét hiệu quả thực tế của nó là góp một cái nhìn vào việc đánh giá để điều chỉnh các chính sách của nhà n−ớc đối với sự phát triển toàn diện và bền vững của một khu vực có tầm quan trọng trong chiến l−ợc phát triển quốc gia. I. Chính sách di dân lao động và phân bố dân c− qua diễn biến di dân miền núi Dựa theo nội dung và đặc điểm, có thể thấy chính sách này đ−ợc soạn thảo theo hai nhóm tác dụng chính sau đây: - Các chính sách trực tiếp (nhóm chính sách vi mô) về những vấn đề cụ thể hoặc mới phát sinh do diễn biến của tình hình, những giải pháp về một vấn đề hoặc một vùng cụ thể liên quan đến di dân và phân bố dân c− miền núi. - Các chính sách gián tiếp (nhóm chính sách vĩ mô), có tác dụng hỗ trợ trực tiếp cho chủ tr−ơng di dân và phân bố dân c− ở vùng miền núi, là sự cụ thể hóa các Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Thị Quang 53 chủ tr−ơng, đ−ờng lối, chỉ thị khái quát về vấn đề này. Nhóm chính sách này tác động đến ng−ời dân di c− thông qua các ch−ơng trình kinh tế-xã hội. Những phân tích d−ới đây chỉ xin đi sâu chủ yếu vào văn bản chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi trong khoảng 10 năm trở lại đây, đặc biệt từ sau chỉ thị 660-TTg năm 1995 của Thủ t−ớng Chính phủ. Cũng cần nói thêm, hình thức di dân đ−ợc đề cập chính trong báo cáo này là di dân nông thôn-nông thôn (di dân nông nghiệp) vì đây là loại hình di dân chủ yếu của miền núi n−ớc ta những năm gần đây. I.1. Các chính sách trực tiếp Trong nhiều văn bản thuộc nhóm chính sách di dân lao động và phân bố dân c− cũng nh− trong nhiều dự án, ch−ơng trình của Chính phủ, di dân đ−ợc xem xét d−ới 3 hình thức chủ yếu khác nhau là di dân tự do, di dân có tổ chức (di dân kinh tế mới) và các hình thức di chuyển theo quy hoạch phân bố dân c− (bao gồm định canh định c− theo vùng quy hoạch, tái định c− và các hình thức di dãn dân để sắp xếp lại sản xuất). I.1.1.Về di dân tự do Một loạt các văn bản quan trọng của Thủ t−ớng Chính phủ có liên quan trực tiếp đến di dân lao động và phân bố dân c− đã có những phân tích, đánh giá xác đáng về việc thực hiện chính sách chính sách di dân và phân bố dân c−, những biến động của tình hình di c−, nhất là những tác động tiêu cực của luồng di dân tự do. Trong số các văn bản ấy phải kể đến Chỉ thị 660-TTg ban hành ngày17/10/1995 của Thủ t−ớng Chính phủ “về việc giải quyết tình trạng di c− tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác”, Công điện số 1757 ngày11/4/1997, các chỉ thị số 286, 287 của Thủ t−ớng Chính phủ, Thông báo số 47 ngày 13/5/1997, thông báo số 52/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ... Những năm của thập kỷ 90 là thời kỳ biến động nhất của di dân tự do. Tại vùng núi phía Bắc có sự di chuyển tự phát nội địa của một bộ phận ng−ời dân các dân tộc thiểu số nh− Dao, H’Mông, Thái và di dân từ tỉnh ngoài vào. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2/1998 gửi ủy ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội khóa X cho biết số dân di c− tự do thời điểm đó lên đến 1,03 triệu ng−ời với 212 nghìn ng−ời (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1999). Đáng chú ý là luồng di dân tự do phát triển ồ ạt đến mức trở thành hiện t−ợng xã hội đặc biệt ở Tây Nguyên trong hơn m−ời năm vừa qua của thời kỳ đổi mới. Đến tháng 5/1998, có tới 350 nghìn ng−ời của 37 dân tộc đã tự do di dời vào Tây Nguyên, chiếm1/4 tổng số dân số Tây Nguyên, (Dự án hợp tác Vietnam-Canada LPRV, 2003). Đánh giá hiện trạng di c− tự do thời kỳ này, Chỉ thị 660-TTg của Thủ t−ớng Chính phủ cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của hình thức di dân tự do là đời sống quá Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi Việt Nam 54 khó khăn ở các vùng có ng−ời ra đi. Mặt khác việc quản lý dân c− của chính quyền một số địa ph−ơng còn lỏng lẻo. Những nguyên nhân cụ thể từ sự quản lý thiếu chặt chẽ của các cấp chính quyền đ−ợc nhìn nhận đồng bộ từ ph−ơng diện quản lý hộ khẩu địa ph−ơng, công tác dân số, công tác giáo dục tuyên truyền và trên hết là mức độ hạn chế của việc cải thiện đời sống cho dân c− của các cấp chính quyền địa ph−ơng có dân đi. Về tình hình thực hiện các biện pháp nhằm ổn định đời sống cho dân di c− tự do, các văn bản cho rằng các tỉnh có dân đến đã cố gắng giúp đỡ ng−ời dân từng b−ớc đi vào sản xuất, hoà nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống. Các văn bản cũng thừa nhận tình trạng di c− tự do đang có chiều h−ớng ngày càng gia tăng trong những năm 90 đã gây ra không ít khó khăn cho các tỉnh có dân đến và đ−a ra nhiều h−ớng dẫn cụ thể ph−ơng h−ớng, biện pháp quản lý dân di c− tự do. Các chỉ thị về giải quyết hậu quả của di c− tự do ồ ạt cũng nêu rõ: tỉnh có dân di c− đến phải tiến hành các biện pháp tăng c−ờng quản lý hộ khẩu, đất đai và ngăn chặn nạn xâm phạm tài nguyên quốc gia trên địa bàn địa ph−ơng mình; Phải kiểm tra, thông báo và bố trí sắp xếp dân di c− theo quy hoạch phân bố dân c− và lao động của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện cho những ng−ời chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật, tích cực sản xuất, góp phần phát triển kinh tế-xã hội tại vùng quê mới, tăng c−ờng tình đoàn kết giữa các dân tộc. I.1.2.Về di dân kinh tế mới Chính sách di dân xây dựng các vùng kinh tế mới thực chất là di dân nông nghiệp từ vùng đất chật ng−ời đông đến vùng có tiềm năng đất đai dồi dào. Dòng di dân do nhà n−ớc điều động đ−ợc tổ chức theo hai giai đoạn. Thời kỳ đầu từ khi chính phủ ban hành chính sách khai hoang miền núi đến cuối những năm 80 và đ−ợc đánh dấu bằng quyết định 95/CP của Hội đồng Chính phủ. Bắt đầu từ năm 1990, các chính sách đ−a dân đi xây dựng khu kinh tế mới đ−ợc thực hiện theo các dự án và ch−ơng trình di dân. Vùng nhập c− chủ yếu là các tỉnh Tây Nguyên. Trong các ch−ơng trình di dân kinh tế mới của nhà n−ớc, đ−a dân đến Tây Nguyên là chủ tr−ơng lớn nhằm phân bổ lại dân c− và lao động trong cả n−ớc, khai thác tiềm năng phong phú của vùng. Tổng số dân kinh tế mới vào Tây Nguyên tính đến đầu năm 2002 khoảng 160 nghìn hộ với 800 nhân khẩu, bao gồm ng−ời Kinh từ các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ và một bộ phận dân tộc ít ng−ời ở miền núi phía Bắc ra đi theo ch−ơng trình tái định c− thuỷ điện (Dự án hợp tác Vietnam-Canada LPRV, 2003). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Thị Quang 55 I.1.3. Chính sách di dân theo quy hoạch bố trí và sắp xếp dân c− Chỉ thị số 393-TTg ngày 10/6/1996 của Thủ t−ớng Chính phủ đánh dấu một b−ớc tiến mới về hoạch định công tác định canh định c− miền núi của nhà n−ớc. Chỉ thị 393-TTg đã đ−a ra 3 ph−ơng h−ớng phát triển kinh tế xã hội miền núi trong định canh định c−, bao gồm quy hoạch và bố trí dân c−, xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại sản xuất. Đó là 3 nhiệm vụ lớn dựa trên những đặc điểm các khu vực miền núi, đặc điểm dân tộc và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của địa ph−ơng thời kỳ 1996-2010. Các văn bản về vấn đề di dân và quy hoạch bố trí dân c− đều khẳng định rằng, những kết quả b−ớc đầu trong sắp xếp các khu định c−, thành lập các khu công nghiệp chế biến... đã biểu hiện sự cố gắng, tích cực của chính quyền và nhân dân các tỉnh miền núi, nơi nghèo đói nhất, khó khăn nhất về mọi mặt so với cả n−ớc trong công cuộc phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo. Mặt khác, các văn bản cũng thừa nhận rằng thực trạng đời sống và trình độ phát triển kinh tế-xã hội ở miền núi hiện nay vẫn còn ở mức độ rất thấp. Tại nhiều nơi thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đời sống ng−ời dân còn hết sức khó khăn. Tập quán du canh du c− còn rải rác ở một số vùng. Đặc biệt, hiệu quả công tác đầu t− mọi mặt cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa vã xã hội ch−a cao. I. 2. Các chính sách gián tiếp Từ sau chỉ thị 393-TTg đến cuối năm 2003, chính phủ đã lần l−ợt đ−a ra nhiều chỉ thị, nghị quyết h−ớng dẫn cụ thể các vấn đề về tăng c−ờng phát triển kinh tế-xã hội miền núi theo hoạch định chính sách chung. Những chính sách này tuy không nói về di dân, nh−ng có tác động trực tiếp tới đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của ng−ời dân miền núi, và do đó thúc đẩy việc thực hiện các chính sách di dân và phân bố dân c− của nhà n−ớc. Một loạt các quyết định về việc thực hiện các ch−ơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội đặc biệt dành riêng cho miền núi và vùng cao đã đ−ợc soạn thảo. Trong khoảng 25 tháng (từ 9/1996 đến 12/1998) chính phủ đã đ−a ra 14 chỉ thị, nghị định về các biện pháp phát triển kinh tế miền núi, biên giới và hải đảo, nâng cao trình độ giáo dục phổ cập, tăng c−ờng công tác văn hóa thông tin, y tế, đ−a khoa học kỹ thuật phục vụ đồng bào dân tộc và miền núi. Điều cần l−u ý là trong các văn bản trên, quy hoạch tổng thể và vị trí chiến l−ợc của từng vùng đ−ợc xác định nh− là cơ sở của việc hoạch định các chính sách của vùng đó. Chẳng hạn Quyết định số 656-TTg của Thủ t−ớng chính phủ về “phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ 1996-2000 và 2010” khi nhấn mạnh đến vị trí tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên đã cho rằng, việc bảo vệ, phát huy những lợi thế của vùng này về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển năng động vủa Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi Việt Nam 56 vùng, trực tiếp nâng cao đời sống của nhân dân Tây Nguyên và tạo đ−ợc nhân tố gắn kết sự phát triển kinh tế Tây Nguyên với các vùng trong cả n−ớc. Quyết định 712- TTg ký ngày 30/8/1997 khi phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc thời kỳ 1996-2010 cũng nêu ra định h−ớng phát triển kinh tế-xã hội gắn liền với bảo đảm môi tr−ờng sinh thái, an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội vùng biên c−ơng phía Tây Bắc của tổ quốc. Nhiều năm sau quá trình ban hành và thực hiện các chính sách, chính phủ nhận thấy cần có sự tiến hành đồng bộ một loạt các ch−ơng trình dự án nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ và hiệu quả sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội miền núi. Để chỉ đạo kịp thời và cụ thể các địa ph−ơng, ngày 29/11/2000, Chính phủ đã ra quyết định số 138/2000/QĐ-TTg về việc hợp nhất 4 ch−ơng trình lớn của nhà n−ớc (định canh định c−, hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, xây dựng trung tâm cụm xã miền núi vùng cao và ch−ơng trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn và vùng sâu, vùng xa) thành dự án phát triển tổng thể miền núi vùng cao trong chính sách di dân và quy hoạch dân c− miền núi trong hoạch định 5 năm (2001-2005). Ngoài những văn bản về phát triển kinh tế-xã hội miền núi nói chung, còn có một loạt các chính sách gián tiếp khác hỗ trợ đắc lực cho chính sách di dân và phân bố dân c− miền núi nh− chính sách về đầu t−, về đất đai, vốn, về khuyến nông và phát triển khoa học kỹ thuật,về trợ giá trợ c−ớc và tiêu thụ sản phẩm... các chính sách này đều có cùng mục tiêu là tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình miền núi. II. Quá trình thực hiện chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi II.1. Quá trình thực hiện các chính sách trực tiếp II.1.1 Nhìn một cách tổng thể, công cuộc thực hiện chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi thời gian qua về cơ bản đã đạt đ−ợc những kết quả nhất định trên nhiều mục tiêu, nhiều lĩnh vực góp phần phát triển một b−ớc kinh tế-xã hội miền núi... Tuy nhiên quá trình thực hiện này cũng bộc lộ những hạn chế của chính sách. Tr−ớc hết, có thể dễ dàng nhận thấy các giải pháp của chính sách di dân và phân bố dân c− đều đ−ợc áp dụng chung cho nhiều vùng, với những điều kiện tự nhiên, xã hội và dân c− khác nhau. Không có chính sách di dân riêng phù hợp từng vùng, từng khu vực nên khi áp dụng không khỏi có những điều khiên c−ỡng, áp đặt và kém hiệu quả. Thêm nữa, việc triển khai thực hiện chính sách ch−a có sự vận dụng linh hoạt và sáng tạo dựa trên nguyên tắc nắm vững bản chất của vấn đề. Nhiều lý do khách quan và chủ quan đã tạo cho những cán bộ điều hành chính sách Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Thị Quang 57 địa ph−ơng tâm lý thụ động máy móc, dựa vào Trung −ơng, không chủ động sáng tạo trong áp dụng chính sách vào những tình huống cụ thể của địa ph−ơng mình. Bên cạnh đó, công tác quản lý di dân, một bộ phận không thể thiếu trong nhóm chính sách trực tiếp về di dân đang gặp một số trở ngại. Các cơ quan chức năng ch−a có những dữ liệu vững chắc làm cơ sở cho quản lý, điều chỉnh các quá trình dân số, trong đó có di dân. Các số liệu về di c− chỉ là con số hình thức, nhiều sai lệch và ch−a phản ánh đầy đủ thực tế do chỗ chúng đ−ợc thu thập qua các đợt tổng điều tra theo kiểu hành chính. Sự thiếu phối hợp, tình trạng cục bộ giữa các cơ quan quản lý là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khập khiễng, không rõ ràng trong kết quả thống kê các vấn đề về ng−ời xuất c− và nhập c− trong một khu vực hành chính. Đã thế, các cấp quản lý địa ph−ơng lại “ít khi thừa nhận trách nhiệm về sự quản lý yếu kém của mình... để tự đánh mất đi thành tích của mình” trong điều kiện cơ chế xin - cho đang tồn tại hiện nay (Đặng Nguyên Anh, 1999). Các đợt di c− ồ ạt những năm 90 đã gây những khó khăn đáng kể cho tình hình kinh tế, xã hội và môi tr−ờng các tỉnh miền núi, nhất là vùng Tây Nguyên. Các văn bản thời kỳ này nh− chỉ thị 660, 286, 287, Quyết định 656-TTg, Thông báo số 47... là những h−ớng dẫn cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề về dân di c− tại các địa ph−ơng và định h−ớng phát triển kinh tế-xã hội cho các khu vực miền núi n−ớc ta đến năm 2010. Tuy nhiên trong thực tế, một số chỉ thị nghị quyết còn ch−a cập nhật với tình hình hiện tại. Do nhiều nguyên nhân, chính sách điều chỉnh dòng di dân tự do ch−a nắm bắt kịp những diễn biến và yêu cầu khách quan của thực tế vốn đã rất phức tạp của hình thức này. Chỉ riêng tỉnh Lai châu đến năm 1997 đã có tới 1636 hộ dân nội địa di chuyển địa điểm làm ăn sinh sống và 1641 hộ từ các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang tự do di dời đến đây sinh sống (Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu, 1999), nghĩa là quá trình di c− tự do đã diễn ra mạnh mẽ từ vài năm tr−ớc. Trong khi đó phải đến tháng 4/1997, các tỉnh mới nhận đ−ợc chỉ thị ngừng tiếp nhận dân di c− tự do. Nhiều vùng khác cũng diễn ra tình trạng t−ơng tự. Tại nhiều địa ph−ơng, các biện pháp nhằm hạn chế di c− đ−ợc chú trọng hơn các chính sách tạo điều kiện cho ng−ời nhập c−. Những ng−ời di c− đến vùng đất mới với mong muốn có đ−ợc công ăn việc làm và thu nhập ổn định. Nh−ng địa ph−ơng mới th−ờng đón tiếp họ bằng các biện pháp nh− kiểm tra hộ khẩu, răn đe các hoạt động ngăn chặn phá rừng và khai thác lâm sản nhiều hơn là tổ chức đời sống, giúp đỡ việc làm hoặc h−ớng nghiệp. Các chỉ thị về phát triển sản xuất, tạo cơ hội việc làm ch−a tiến triển và mang lại hiệu quả ở các địa ph−ơng có dân đi. Nạn phá rừng vốn đã khá phổ biến từ tr−ớc, nay lại càng trầm trọng thêm từ khi cây cà phê mang lại lợi nhuận cao. Ước tính số l−ợng rừng bị chặt phá của Tây Nguyên trong vòng hơn 20 năm qua là 1 triệu ha so với tổng diện tích Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi Việt Nam 58 rừng tự nhiên 5,6 triệu (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bốn tỉnh Tây Nguyên, 2000). Tại vùng núi phía Bắc, mặc dù tình trạng di c− tự do không ồ ạt nh− Tây Nguyên, nh−ng những biện pháp hành chính vẫn tỏ ra không mấy hiệu quả, do một bộ đồng bào thiểu số vùng sâu, vùng xa vẫn sống du canh du c− và phá rừng vì cuộc m−u sinh. Tình hình đói nghèo, tái nghèo vẫn tồn tại trên d−ới 20% (Văn phòng ch−ơng trình quốc gia, xóa đói giảm nghèo - Bộ Lao động - Th−ơng binh và Xã hội, 2003). Nạn phá rừng đã huỷ hoại 255,9 ha năm 1999 và sơ bộ năm 2002 lên tới 230 ha rừng. (Tổng cục thống kê, 2002). Nh− vậy, các giải pháp hạn chế tình trạng di dân tự do đề ra tuy có cả các biện pháp hành chính tạm thời (công tác quản lý dân, tuyên truyền giải thích, xử lý các vụ tranh chấp đất đai, ngăn ngừa kẻ lợi dụng di c−...) cùng những giải pháp cơ bản, lâu dài (định canh định c−, phát triển sản xuất, khai thác tài nguyên kết hợp với việc phân bố lại lao động....) Nh−ng trong khi các giải pháp lâu dài còn ch−a thể phát huy tác dụng, thì những biện pháp hành chính lại cứng nhắc và không mấy hiệu quả đối với ng−ời dân các dân tộc thiểu số có trình độ hiểu biết xã hội còn hạn chế. Hơn thế nữa, ở mức độ vĩ mô, chính phủ cho đến nay vẫn ch−a có những chính sách quản lý phù hợp đối với dòng di dân này. Còn các chính sách đã ban hành thì chủ yếu chỉ là dùng các biện pháp hành chính để ngăn chặn, hạn chế di c− và ch−a theo kịp những đòi hỏi đa dạng của diễn biến di c− trong giai đoạn mới. II.1.2 Đồng thời với những chính sách đề ra cho dòng di dân tự do, các chỉ thị, văn bản nhằm phân tích diễn biến của dòng di dân có tổ chức và điều chỉnh những hạn chế phát sinh của nó cũng đ−ợc tiến hành trên các vùng miền núi cả n−ớc. Di dân có tổ chức thời gian qua đã tác động tích cực đến tình hình phát triển kinh tế cả n−ớc. Tuy nhiên, những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách đã làm ảnh h−ởng không nhỏ đến hiệu quả xã hội của nó. Chính sách đ−a dân lao động đến các vùng dự án phát triển nông lâm nghiệp còn nặng tính bao cấp, ch−a tranh thủ đ−ợc nguồn vốn và nguồn lực trong dân c−. Tại những tỉnh có dân đi, việc quản lý dân vẫn ch−a đ−ợc chặt chẽ, một phần do địa ph−ơng ch−a chủ động tuyên truyền sâu rộng trong dân về chủ tr−ơng di dân của nhà n−ớc. Mặt khác, chính quyền ch−a thể giải quyết kịp thời trong cùng một lúc những khó khăn của ng−ời dân về đất, cây, giống và nguồn vốn sản xuất. Tình trạng dân c− bỏ quê h−ơng ra đi mà chính quyền không biết, hoặc khi họ quay trở về địa ph−ơng vì không định c− đ−ợc ở nơi mới thì bị chính quyền gây khó dễ vẫn còn tồn tại. II.1.3 Miền núi n−ớc ta là nơi phổ biến từ lâu ph−ơng thức sản xuất đao canh hoả chủng và du canh du c−. Trong quá trình hội nhập và phát triển, kiểu sản xuất và lối sống lạc hậu này là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói và phá huỷ môi sinh. Vì vậy định canh định c− là cuộc cách mạng mới làm thay đổi về cơ bản cuộc sống của Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Thị Quang 59 ng−ời dân miền núi. Tuy nhiên thực tế công tác định canh định c− cho thấy, chính sách đầu t− phát triển cho các hạng mục kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế còn dàn trải và cứng nhắc. Các mô thức đồng bằng nh− mức hạn điền định canh, chủ tr−ơng tăng diện tích ruộng n−ớc hay xây dựng mô hình khuôn viên c− trú bó hẹp trên một diện tích đất hạn chế của vùng đồng bằng đ−ợc đem áp dụng nguyên mẫu ở miền núi.... đã làm cho kết quả định canh định c− không bền vững. Hơn thế nữa, ở một số nơi có tình trạng chỉ chú ý đầu t− nguồn lực cho định c− mà ít chú ý đến định canh, trong khi thực tế cho thấy, cả hai việc phải đ−ợc đầu t− đồng bộ nh− nhau. Những kết quả nghiên cứu về tái định c− cũng cho thấy, các chính sách về tái định c− phần lớn chú trọng đến đền bù hơn là xây dựng cơ sở hạ tầng nơi chuyển đến. Công tác đền bù đang tồn tại một số vấn đề ch−a thể giải quyết ngay đ−ợc . Sự tham gia của ng−ời dân vào quá trình tiến hành các dự án di dời dân bị xem nhẹ nên ch−a có hiệu quả. Thông tin về chính sách tái định c−, về giá cả và cách thức đền bù chủ yếu đến với ng−ời dân bằng truyền miệng; Chính sách và đơn giá đền bù còn nhiều điều bất hợp lý. Các cán bộ địa ph−ơng ít khi đ−ợc tham gia trực tiếp ngay từ đầu nên không phát huy đ−ợc năng lực hiểu biết cộng đồng của họ. Một trong những tồn tại của việc thực hiện chính sách di dân vùng núi phía Bắc là các vùng định c− mới phát triển chậm, một số vùng còn khó khăn trong phát triển kinh tế-xã hội, đời sống văn hóa, y tế, giáo dục của dân định c− còn ch−a đ−ợc cải thiệnDo đó, tỉ lệ trụ dân ở vùng đất mới trung bình chỉ từ 60-80% tuỳ theo từng vùng (Cục Định canh định c− và phát triển vùng kinh tế mới,1999). Việc cải thiện tình trạng y tế vùng cao từ các dự án định canh định c− ch−a đ−ợc làm tốt. Chất l−ợng khám chữa bệnh ở các trạm y tế xã vẫn là vấn đề hàng đầu trong suốt những năm gần đây. Trình độ phát triển chung của một khu vực liên quan đến trình độ dân trí và năng lực tiếp cận các dịch vụ kết cấu hạ tầng và kỹ thuật sản xuất mới của ng−ời dân. Trong thực tế, ng−ời dân ít đ−ợc h−ởng lợi từ các dịch vụ cơ sở hạ tầng mà các dự án mang lại, do trình độ dân trí thấp và ch−a biết hoặc ch−a đ−ợc bồi d−ỡng về cách tiếp cận. Dịch vụ tín dụng nhỏ đã đ−ợc triển khai đến tận các bản làng xa xôi để giúp ng−ời dân phát triển sản xuất nh−ng ít có hiệu quả. Tình trạng phổ biến là ng−ời dân không biết cách và không tạo lập đ−ợc kỹ năng sử dụng vốn. Nh− vậy, rõ ràng ở các điểm định c−, việc phát triển cơ sở hạ tầng nếu muốn đem lại hiệu quả cho xã hội, phải đ−ợc tiến hành đồng bộ với phát triển giáo dục phổ cập và nâng cao dân trí. Những địa ph−ơng trong diện dãn dân và tiếp nhận dân đến theo kế hoạch đều nhận đ−ợc sự hỗ trợ trực tiếp của nhà n−ớc. Dĩ nhiên, sự hỗ trợ đó ch−a thể giải Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi Việt Nam 60 quyết hết đ−ợc những khó khăn mà ng−ời dân chuyển c− đang phải đ−ơng đầu. Một loạt vấn đề về đời sống văn hóa tinh thần của ng−ời dân di c− ch−a đ−ợc chú trọng trong các chính sách di dân. Chẳng hạn, phải rời xa quê h−ơng, cộng đồng họ hàng và thôn bản, từ bỏ các phong tục tập quán truyền thống đến một nơi xa lạ là những gánh nặng về mặt tâm lý của ng−ời di c−. Điều quan trọng là họ mang tâm trạng ấy để đ−ơng đầu với cuộc sống hiện tại đang khó khăn, t−ơng lai ch−a rõ ràng ở nơi định c− mới. Ngoài ra, sự hoà nhập giữa ng−ời nhập c− với ng−ời bản địa không thể có ngay đ−ợc trong thời gian đầu định c−. Trong khi đó, các biện pháp cụ thể trong chính sách sắp xếp dân c−, điều động lao động lại ch−a hỗ trợ một cách có hiệu quả những khó khăn của ng−ời nhập c−. II.2. Quá trình thực hiện các chính sách gián tiếp Nhìn chung, tác dụng lớn nhất của nhóm chính sách gián tiếp về di dân và phân bố dân c− miền núi trong hơn 15 năm qua là đã thực sự làm thay đổi về bộ mặt nông thôn miền núi n−ớc ta. Đồng bào một số dân tộc thiểu số du canh du c− đã b−ớc đầu từ bỏ cuộc sống cũ, xây dựng cuộc sống mới tại các khu định c−. Nh−ng tại đây, những khó khăn do ch−a hoà nhập cộng đồng cộng với sự đầu t− thiếu đồng bộ về các chính sách vốn tín dụng, chính sách đất đai, chính sách khuyến khích sản xuất, về y tế, giáo dục và công tác định canh định c−... đã khiến cho nhiều gia đình vẫn không thoát đ−ợc vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo. Do đó, có thể nói một trong những nguyên nhân gây nên sự đói nghèo của các hộ gia đình ng−ời thiểu số là sự bất cập và thiếu đồng bộ của cơ chế chính sách, trong đó phải kể đến các chính sách gián tiếp liên quan đến di dân và phân bố lao động. Điều tra mẫu về nguyên nhân nghèo đói trên 3 vùng núi cả n−ớc năm 2001 cho thấy 81,6% số hộ miền núi thiếu vốn sản xuất, 29,5% thiếu đất canh tác, 49,8% thiếu kiến thức làm ăn (Dự án hợp tác Việt Nam- Canada, 2003). Quá trình đ−a dân ồ ạt theo kế hoạch phát triển vùng kinh tế mới của chính phủ trong những năm 80 và sự ra đời của một loạt khu kinh tế mới và nông lâm tr−ờng các vùng miền núi, đặc biệt khu vực Tây Nguyên đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp: quy hoạch không hợp lý đã dẫn đến sử dụng không hiệu quả và lãng phí đất đai và rừng đ−ợc giao; nạn phá rừng do thiếu sự chuẩn bị và h−ớng dẫn công ăn việc làm cho dân di c− kinh tế mới và cách thức khai thác rừng không hợp lý đã làm suy giảm nguồn tài nguyên và môi tr−ờng sinh thái; Điều đáng nói hơn ở đây là những biến động di dân theo kế hoạch nhằm xây dựng các nông lâm tr−ờng và các khu kinh tế mới đã làm căng thẳng mâu thuẫn dân tộc giữa ng−ời Kinh và một số dân tộc bản địa ở vùng núi Tây Nguyên và gây nên một số khó khăn bất cập trong việc giải qyết vấn đề sở hữu đất đai và phân bố dân c− thời gian qua. (Vũ Đình Lợi- Bùi Minh Đạo-Vũ Thị Hồng, 2000). Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Thị Quang 61 Một chỉ báo quan trọng đ−ợc rút ra từ thực tế tiến hành các dự án trên là yếu tố văn hóa xã hội, dân c− và môi tr−ờng ch−a đ−ợc chú ý đúng mực trong quá trình hoạch định và thực hiện các chính sách về di dân lao động và phân bố dân c−. Bên cạnh nhiều hủ tục cần loại bỏ nh− thói quen chi tiêu thiếu kế hoạch, thụ động trong sản xuất hay tập quán trồng và sử dụng cây thuốc phiện, một số phong tục tập quán của các dân tộc miền núi đã có tác động tích cực đến việc nâng cao năng suất lao động, sử dụng và bảo vệ môi tr−ờng. Nhiều luật tục, quy −ớc ở mỗi nơi, mỗi dân tộc từ khi ra đời đến nay đã tham gia tích cực vào việc điều chỉnh hành vi cá nhân và cộng đồng, bảo tồn văn hóa tộc ng−ời. Đó chính là những tri thức bản địa của từng địa ph−ơng. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng những khu dân c− mới, sáp nhập ng−ời nhập c− với dân bản địa hoặc khảo sát tiền khả thi cho các dự án phát triển nông thôn miền núi, chúng ta đã ch−a chú trọng đến tri thức văn hóa truyền thống này. Vì thế, tiến hành thu thập, phân tích những giá trị tích cực kho tàng những kiến thức quý giá đó trong điều chỉnh chính sách di dân là cần thiết để mang lại nhiều hơn tính khả thi, tính hợp lý và hiệu quả của các chính sách di dân miền núi. Luật đất đai với chủ tr−ơng giao đất giao rừng cho nông dân miền núi đã góp phần nâng cao tính tự chủ sản xuất của ng−ời nông dân. Đ−ợc biết, tình trạng ng−ời nông dân thiếu đất vẫn phổ biến hiện nay. Diện tích canh tác bình quân ruộng đất các tỉnh miền núi rất thấp. Phần lớn đất đai miền núi là vùng cao, núi đá, rất khó khăn cho việc phát triển sản xuất. Trong khi đó, chính sách hạn điền của chính phủ lại áp dụng với cả vùng đất này. Sự bất cập đó đã vô tình gây sức ép lên sự chủ động khai thác nguồn đất đai phục vụ sản xuất. Vì vậy, điều chỉnh luật đất đai vùng miền núi theo h−ớng khuyến khích sử dụng và khai thác đất là đúng đắn và hợp lý hiện nay. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng sử dụng đất ch−a có hiệu quả, cần h−ớng dẫn nông dân sản xuất gắn với quy hoạch phát triển vùng chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chủ tr−ơng hỗ trợ vốn cho nông dân đ−ợc ban hành vào thời kỳ đổi mới, với nhiều hình thức phong phú. Hiện nay thiếu vốn sản xuất là tình trạng chung của ng−ời nông dân. Ngoài ra ng−ời nông dân miền núi không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu kỹ năng sử dụng vốn. Nh− vậy, để tăng hiệu quả của chính sách hỗ trợ vốn, cần có các biện pháp phát huy nội lực nguồn vốn trong dân, đồng thời gắn việc vay vốn với h−ớng dẫn nông dân sản xuất kinh doanh để tăng hiệu quả sử dụng vốn. Chính sách đầu t− đ−ợc tiến hành ch−a đồng bộ ở các lĩnh vực ch−a tạo đ−ợc chuyển biến đáng kể trong sản xuất và đời sống miền núi. Vì vậy, đầu t− đồng bộ cùng với đổi mới cơ chế quản lý là điều cần thiết. Về tỉ lệ đầu t−, thực tế cho thấy nhà n−ớc cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng nh− thuỷ lợi, giao thông, điện, tr−ờng học, trạm y tế. Bên cạnh đó, cũng cần thực hiện tốt việc lồng ghép với các ch−ơng Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi Việt Nam 62 trình dự án kinh tế- xã hội khác để đầu t− mang lại hiệu quả hơn. Trợ c−ớc trợ giá là chính sách thể hiện chủ tr−ơng −u tiên phát triển miền núi của Đảng và Chính phủ nhằm giúp đỡ đắc lực cho nhóm nghèo trong dân c− các dân tộc thiểu số. Đây là biện pháp cần thiết nhằm góp phần hỗ trợ cho miền núi khắc phục tình trạng lạc hậu, tiến kịp miền xuôi trong nền kinh tế thị tr−ờng. Tuy nhiên, chính sách này khó kiểm soát và dễ tạo kẽ hở cho những thất thoát không đáng có. Hơn thế nữa, việc trợ giá, trợ c−ớc sẽ dàn trải nếu phạm vi hỗ trợ quá rộng. Vì vậy, nên có sự lựa chọn đối t−ợng và mặt hàng hỗ trợ. Đi đôi với hỗ trợ, cần tăng c−ờng quản lý, kiểm tra để ng−ời tiêu dùng đ−ợc h−ởng lợi từ chính sách này. III. Kết luận - khuyến nghị 1. Chính sách di dân có hiệu quả đều đ−ợc dựa trên sự tìm hiểu trên cơ sở khoa học mối quan hệ về sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực và vùng lãnh thổ, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp cho việc quản lý và hỗ trợ ng−ời di c−. Những hạn chế trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi cho thấy những giải pháp hành chính nhằm ngăn chặn hiện t−ợng di dân đều rất khó thực hiện và khó đem lại thành công hoàn toàn, đồng thời gây khó khăn cho ng−ời di c− và các vùng nhập c− . 2. Các chính sách di dân lao động và phân bố dân c− - một bộ phận trong chiến l−ợc phát triển chung của chính phủ sẽ đ−ợc thực hiện trong suốt quá trình đổi mới lâu dài. Những hậu quả tiêu cực của các luồng di dân đã gây không ít khó khăn trong việc quản lý nhập c− cho chính quyền địa ph−ơng. Lý giải về những tác động tiêu cực trong di dân thời gian qua, có thể tạm đ−a ra những lý do sau: a) Các chính sách di dân hiện hành một mặt ch−a phát huy các tác động tích cực của di dân, mặt khác lại vô tình tạo điều kiện cho sự gia tăng mức độ tiêu cực, qua việc thực hiện ch−a tốt ổn định việc làm và thu nhập cho ng−ời nhập c−, ch−a tạo điều kiện cho họ trong tiếp cận các dịch vụ cơ sở hạ tầng nh− đất đai, nguồn vốn, y tế, giáo dục và sự hoà nhập với cộng đồng c− dân địa ph−ơng; b) Các chính sách di dân và phát triển nông thôn ch−a có sự kết hợp cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội; c) Các biện pháp quản lý di dân còn kém và ch−a đem lại hiệu quả thiết thực cho việc điều chỉnh chính sách trong lĩnh vực này. 3. Tr−ớc những biến động phức tạp của tình hình di dân, thiết nghĩ đã đến lúc nhà n−ớc cần xem xét trên cơ sở thực tiễn chính sách di dân thời gian qua, nhất là đối với dòng di dân tự do. Nếu chúng ta thừa nhận di dân nh− là một hiện t−ợng lịch sử-xã hội tất yếu, thì việc điều chỉnh tốc độ xuất nhập c− phải có căn cứ từ chính địa ph−ơng có ng−ời đi chứ không phải từ những biện pháp hành chính ngăn cấm đơn thuần. Cần đầu t− phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho vùng nông thôn nơi xuất c−. Để thực hiện điều đó, tr−ớc hết −u tiên thực hiện các ch−ơng trình phát Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Trịnh Thị Quang 63 triển của chính phủ tại các tỉnh có nhiều ng−ời xuất c− nh− ch−ơng trình xoá đói giảm nghèo, ch−ơng trình việc làm, khuyến nông, đào tạo nghề cho ng−ời lao động, sau nữa cần dựa vào sự nỗ lực tập thể của các phong trào quần chúng trong công cuộc xây dựng kinh tế-văn hóa của địa ph−ơng. Đồng thời với những biện pháp trên, cũng cần đổi mới công tác quản lý di dân để đáp ứng cho những điều chỉnh chính sách di dân. Mặt khác gia đình và cá nhân ng−ời di chuyển cần đến các khoản chi phí t−ơng đối lớn về tài chính và sức lực cho việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa xã hội và môi tr−ờng nơi định c−. Vì vậy trong hoạch định chính sách thời gian tới nên bổ sung kinh phí cho vấn đề này để tạo điều kiện cho ng−ời lao động, đặc biệt là những ng−ời di c− tự do sớm ổn định cuộc sống nơi nhập c−. Thực tế áp dụng chủ tr−ơng định canh định c− miền núi cho thấy vấn đề đầu t− phát triển cơ sở hạ tầng ở các cụm dân c−, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và vùng trọng điểm cần đ−ợc giải quyết đồng bộ và tập trung để nâng cao hiệu quả sử dụng và tránh thất thoát; tiến hành các biện pháp định canh đồng thời với định c−; đ−a ra điều kiện pháp lý cho địa ph−ơng miền núi trong việc vận dụng biện pháp thích hợp cho phát triển sản xuất và bố trí dân c−. Trong các ch−ơng trình tái định c−, nên chăng nhà n−ớc đổi mới cơ chế đầu t−, thay vì chỉ chú ý đến đền bù bằng thực hiện đầu t− có hiệu quả hơn cho khu vực đến, nơi tái định c−. Đồng thời cần tăng c−ờng các điều kiện về tài chính kết hợp với phát huy nội lực của địa ph−ơng. 4. Yếu tố văn hóa xã hội, dân c− và môi tr−ờng cần đ−ợc chú ý đúng mực trong quá trình hoạch định, điều chỉnh và thực hiện các chính sách về di dân lao động và phân bố dân c−. Việc nghiên cứu tác động văn hóa, xã hội và môi tr−ờng trong các ch−ơng trình dự án di dân, phân bố dân c− và các dự án kinh tế-xã hội khác cần đ−ợc tiến hành đúng mức với tầm quan trọng của nó trên các mức độ khác nhau, với sự huy động nguồn lực của nhiều nhà khoa học ở những lĩnh vực khác nhau, nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn và tiết kiệm hơn cho kinh phí nhà n−ớc. 5. Các chính sách gián tiếp về di dân và phân bố dân c−, trong điều kiện của sự chuyển đổi nền kinh tế n−ớc ta từ bao cấp sang định h−ớng thị tr−ờng có tác động trực tiếp và có hiệu quả hơn đến quá trình di dân hiện nay. Tại khu vực miền núi, khi số l−ợng các thị trấn thị tứ mới, các cụm nông thôn mới tăng lên và cơ sở hạ tầng của vùng sâu, vùng xa đ−ợc cải thiện, sản xuất tăng tr−ởng sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội miền núi, nâng cao đời sống mọi mặt cho ng−ời dân thiểu số, đ−a miền núi tiến kịp với các vùng khác trên đất n−ớc ta. Vì vậy quan tâm đến hiệu quả của nhóm chính sách này,tìm ra các giải pháp hữu hiệu hơn để khắc phục những tồn tại của vấn đề di dân là tạo những điều kiên cần thiết và cơ bản cho sự thành công của chính sách di dân và phân bố dân c− miền núi trong hiện tại và t−ơng lai. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Chính sách di dân lao động và phân bố dân c− miền núi Việt Nam 64 Tài liệu tham khảo chính 1. Bộ Lao động - Th−ơng binh và Xã hội: Số liệu thống kê các năm 1999, 2001, 2002 và 6/2003 2. Dự án hợp tác Việt Nam - Canada LPRV: Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam. Bùi Minh Đạo chủ biên. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 2003. 3. Đặng Nguyên Anh: Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát triển mới: một số suy nghĩ từ góc độ nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học số 3&4/1999. 4. Hội đồng Dân tộc Quốc hội khóa X: Chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà n−ớc về Dân tộc. Nxb Văn hóa dân tộc. Hà Nội - 2000. 5. Niên giám thống kê năm 2002. Nxb Thống kê. Hà Nội - 2003. 6. Trần Nam Sơn, Lê Hải Anh s−u tầm, tuyển chọn: Những quy định về chính sách dân tộc. 7. Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo, Vũ Thị Hồng: Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội - 2000. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso2_2004_trinhthiquang_6286.pdf
Tài liệu liên quan