Chiến thắng Đồng Dương

Tài liệu Chiến thắng Đồng Dương: CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY – HUYỆN ỦY THĂNG BÌNH ------*------ CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG Thăng Bình, tháng 5 năm 2015 CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN TS. Ngô Văn Hùng Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phan Nghĩa Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Thăng Bình BAN BIÊN TẬP Trưởng Ban Trần Văn Cận Phó Ban Phan Hoà Thành viên Đỗ Văn Bình Võ Thị Ngọc Ánh Lê Năng Đông Lê Minh Chiến 5Lời nói đầu Địa danh Đồng Dương thuộc xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình. Mỗi khi nhắc đến địa danh này - người đọc thường nghĩ ngay đến Phật Viện Đồng Dương, di tích văn hóa Đồng Dương của nền văn hóa Chăm-pa phát triển rực rỡ vào thế kỷ IX. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đồng Dương còn gắn liền với một chiến công vang dội của quân và dân Quảng Nam nói chung, huyện Thăng Bình nói riêng. Cách đây gần tròn 50 năm, trong các ng...

pdf304 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chiến thắng Đồng Dương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY – HUYỆN ỦY THĂNG BÌNH ------*------ CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG Thăng Bình, tháng 5 năm 2015 CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNG Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình CHỊU TRÁCH NHIỆM XUẤT BẢN TS. Ngô Văn Hùng Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phan Nghĩa Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Thăng Bình BAN BIÊN TẬP Trưởng Ban Trần Văn Cận Phó Ban Phan Hoà Thành viên Đỗ Văn Bình Võ Thị Ngọc Ánh Lê Năng Đông Lê Minh Chiến 5Lời nói đầu Địa danh Đồng Dương thuộc xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình. Mỗi khi nhắc đến địa danh này - người đọc thường nghĩ ngay đến Phật Viện Đồng Dương, di tích văn hóa Đồng Dương của nền văn hóa Chăm-pa phát triển rực rỡ vào thế kỷ IX. Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đồng Dương còn gắn liền với một chiến công vang dội của quân và dân Quảng Nam nói chung, huyện Thăng Bình nói riêng. Cách đây gần tròn 50 năm, trong các ngày 08 và 09-12-1965, dưới sự chỉ đạo của Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Sư đoàn 2 Quân khu 5 phối hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam đã lập nên chiến công xuất sắc khi đánh bại cuộc hành quân “Liên kết 118” của Mỹ - ngụy, tiêu diệt, làm tan rã một lực lượng lớn quân chủ lực ngụy và một bộ phận quân cơ động Mỹ. Đây là thắng lợi then chốt trong chiến dịch tiến công Hiệp Đức - Đồng Dương, góp phần giải phóng các vùng nông thôn địch tạm chiếm, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, cổ vũ mạnh mẽ phong trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Chiến thắng Đồng Dương đã có tác động to lớn đối với cục diện 6của chiến trường Quảng Nam nói riêng và của Khu 5 nói chung trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Nhằm làm sáng tỏ hơn nữa những giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến thắng Đồng Dương, vào ngày 25 tháng 11 năm 2014, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp với Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình tổ chức Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đồng Dương - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm”. Hội thảo đã nhận được sự cộng tác nhiệt tình, tham gia viết bài của nhiều nhân chứng lịch sử đã từng sống và chiến đấu tại chiến trường Thăng Bình, các nhà nghiên cứu lịch sử, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam và các cơ quan liên quan. Để thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Thăng Bình lần thứ XXI, hướng đến kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đồng Dương (8-9/12/1965 - 8-9/12/2015), chúng tôi tập hợp các tham luận tại Hội thảo và biên tập, xuất bản thành Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đồng Dương”. Hy vọng công trình này sẽ góp phần quan trọng vào công tác giáo dục truyền thống cho cán bộ, đảng viên và 7nhân dân Thăng Bình, là tài liệu tham khảo có giá trị đối với các nhà nghiên cứu, giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử ở địa phương. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên do sự kiện diễn ra đã lâu, phần lớn nhân chứng tuổi cao, trí nhớ giảm sút nên trong tập sách này, có một số mốc thời gian, sự kiện chưa thống nhất giữa các bài. Ban Biên tập luôn tôn trọng mọi ý kiến đánh giá, nhận xét của các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học để có cơ sở bổ sung, hoàn chỉnh nguồn tư liệu. Chúng tôi luôn hoan nghênh và sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến góp ý, bài viết, tư liệu về sự kiện nói trên để hoàn chỉnh, bổ sung nội dung cho lần tái bản. BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY QUẢNG NAM BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY THĂNG BÌNH 8 Chiến thắng Đồng Dương  9 Chiến thắng Đồng Dương  PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI THẢO KHOA HỌC “CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG - Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM” Phan Nghĩa1 Thực hiện chương trình hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đồng Dương (09/12/1965 - 09/12/2015), hôm nay, Ban Thường vụ Huyện uỷ Thăng Bình và Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học: “Chiến thắng Đồng Dương - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm”. Thay mặt Ban Thường vụ Huyện uỷ Thăng Bình, Ban Tổ chức Hội thảo, tôi nồng nhiệt chào mừng và kính chúc sức khỏe các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 5, các cơ quan thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5, lãnh đạo UB- MTTQ Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam, Ban Chỉ huy Trung đoàn 1 thuộc Sư đoàn 2, Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 70; lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành tỉnh Quảng Nam; các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử; Thường trực Huyện uỷ và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Huyện uỷ các huyện: Hiệp Đức, Tiên Phước, Quế Sơn; các đồng chí nguyên lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kỳ; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, UBMT và các cơ quan, ban, 1 Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thăng Bình. 10  Chiến thắng Đồng Dương  ngành của huyện; đại biểu Đảng ủy, UBND, UBMTTQVN, Ban Chỉ huy Quân sự các xã: Bình Định Bắc, Bình Định Nam, Bình Trị; các giáo viên môn lịch sử ở các trường THPT và THCS trên địa bàn huyện; đặc biệt là những nhân chứng - những đồng chí đã từng một thời chỉ huy, chiến đấu tại Đồng Dương trong chiến dịch tiến công Hiệp Đức - Đồng Dương Đông năm 1965 về tham dự Hội thảo khoa học hôm nay. - Kính thưa các đồng chí và các vị đại biểu ! Cách đây gần 50 năm, thực hiện chỉ đạo của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, trong 2 ngày 08 và 09-12-1965, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2 Quân khu 5 phối hợp với bộ đội địa phương, quân và dân huyện Thăng Bình triển khai kế hoạch tập kích tiến công tiêu diệt địch tại Đồng Dương, xã Bình Định, Thăng Bình trong chiến dịch Hiệp Đức - Đồng Dương Đông năm 1965 làm nên chiến thắng Đồng Dương vang dội, lừng lẫy.Chiến thắng Đồng Dương đã đánh bại cuộc hành quân liên kết của Mỹ - ngụy, tiêu diệt, làm tan rã một lực lượng lớn quân chủ lực ngụy và một bộ phận quân cơ động Mỹ. Đây là thắng lợi then chốt trong chiến dịch tiến công Hiệp Đức - Đồng Dương, góp phần giải phóng các vùng nông thôn địch tạm chiếm, đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh, phá thế kìm kẹp của địch, cổ vũ mạnh mẽ phong trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Chiến thắng Đồng Dương là một trong những thắng lợi có tác động to lớn đối với cục diện của chiến trường Quảng Nam nói riêng và 11  Chiến thắng Đồng Dương  của Khu 5 nói chung trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ; là kết tinh của lòng yêu nước với tinh thần quyết tâm, dũng cảm chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2, lực lượng vũ trang địa phương và những nỗ lực lớn của Đảng bộ, nhân dân huyện Thăng Bình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trải qua gần 50 năm chiều dài lịch sử, chiến thắng Đồng Dương oanh liệt, lừng lẫy mãi là niềm tự hào của Đảng bộ, quân và dân huyện Thăng Bình. Bởi chiến thắng ấy là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà, là minh chứng cho lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu quả cảm, không ngại hy sinh của quân, dân; là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá, cổ vũ, động viên thế hệ hôm nay và mai sau vững bước trên con đường xây dựng quê hương đổi mới, giàu đẹp. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thăng Bình mãi mãi tri ân những người con ưu tú trên khắp mọi miền đất nước đã kề vai sát cánh, chiến đấu cùng quân dân Thăng Bình và nhiều đồng chí đã mãi mãi không trở về, đã hóa thân vào đất với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” để làm nên Chiến thắng Đồng Dương oanh liệt năm xưa. - Kính thưa các đồng chí và các vị đại biểu ! Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân Thăng Bình luôn mong muốn có một công trình khoa học nghiên 12  Chiến thắng Đồng Dương  cứu tổng hợp chính xác, đầy đủ về ý nghĩa, giá trị lịch sử của Chiến thắng Đồng Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, cho đến nay vẫn chưa có một cuộc hội thảo hay một công trình nghiên cứu toàn diện về chiến thắng lịch sử này. Có chăng cũng chỉ là những trang viết trong các công trình khoa học lịch sử quân sự và lịch sử Đảng bộ địa phương. Hôm nay, được sự quan tâm của Ban Chỉ đạo Chỉ thị 54 Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ Thăng Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức Hội thảo khoa học về “Chiến thắng Đồng Dương - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm”. Hội thảo lần này là một hoạt động khoa học với mục đích nhằm làm sáng tỏ giá trị, ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Đồng Dương - một chiến công vẻ vang, một kỳ tích anh hùng của một thời giữ nước hào hùng và trong đó đi sâu phân tích, đánh giá làm rõ hơn vai trò lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Khu ủy 5; Bộ Tư lệnh Quân khu 5; tinh thần chiến đấu anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn bộ binh 2, Quân khu 5 cùng quân và dân huyện nhà đã làm nên Chiến thắng Đồng Dương lịch sử. Đồng thời, làm sáng tỏ các bài học kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị, thực hành tác chiến của chiến dịch: đó là bài học về sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng, giữa các cánh quân, giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích huyện nhà; bài học về nghệ thuật chiến tranh nhân dân “lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, vũ khí thô sơ đánh với vũ 13  Chiến thắng Đồng Dương  khí hiện đại”, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, bài học về nghệ thuật chỉ huy linh hoạt, sáng tạo, mưu trí, vận dụng cách đánh phù hợp, hiệp đồng tác chiến chặt chẽ, tinh thần khẩn trương, xử lý linh hoạt, chính xác các tình huống chiến đấu, chiến thuật kìm chân, căn kéo quân địch theo ý đồ của ta Hội thảo còn là dịp để chúng ta trân trọng và biết ơn những cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường và hy sinh anh dũng, tưởng nhớ và tri ân đồng bào, đồng chí đã không tiếc máu xương vì sự toàn thắng của sự nghiệp cách mạng, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc ngày hôm nay. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn di tích lịch sử Chiến thắng Đồng Dương, xây dựng nơi đây thành một địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ mai sau. - Kính thưa các đồng chí và các vị đại biểu! Dù thời gian triển khai công tác chuẩn bị Hội thảo không nhiều, nguồn tư liệu rời rạc, nhân chứng hiện đang sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau nhưng với tinh thần trách nhiệm cao của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam và Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình, sự cộng tác nhiệt tình, tâm huyết của các đồng chí nhân chứng lịch sử, các nhà nghiên cứu, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam và các địa phương, đơn vị liên quan, đến thời điểm này, Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 30 bài tham luận của các cơ quan nghiên cứu, 14  Chiến thắng Đồng Dương  các nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học, nhà chuyên môn. Nội dung các bài tham luận được chuẩn bị công phu, thể hiện được chuyên môn sâu, khái quát khá toàn diện quá trình chuẩn bị, diễn biến chiến dịch và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Đồng Dương. Thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, tôi xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, cộng tác của các đồng chí. Với sự quan tâm của Ban Chỉ đạo Chỉ thị 54 Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các cơ quan, các nhà nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là sự hiện diện của các đồng chí là nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy và chiến đấu tại trận đánh Đồng Dương oanh liệt ngày 8 và 9-12-1965, tôi tin chắc rằng Hội thảo của chúng ta ngày hôm nay sẽ thành công tốt đẹp. Hy vọng qua Hội thảo này sẽ giúp cho cơ quan chủ trì và các cơ quan, nhà nghiên cứu lịch sử có cơ sở khoa học vững chắc để tiếp tục khẳng định tầm vóc, ý nghĩa và rút ra những bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Đồng Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Qua đó khơi dậy và tiếp tục phát huy tinh thần cách mạng tiến công của Chiến thắng Đồng Dương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng quê hương Thăng Bình ngày càng giàu mạnh. Trên quan điểm khoa học, khách quan, trung thực với lịch sử, với cách nhìn ở những góc độ khác nhau của những người trực tiếp làm nên sự kiện này hoặc nghiên cứu về sự 15  Chiến thắng Đồng Dương  kiện lịch sử này, thay mặt Chủ trì, tôi đề nghị quý vị đại biểu, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhân chứng lịch sử tích cực thảo luận, trao đổi, đóng góp nhiều ý kiến nhằm làm sáng tỏ các yêu cầu nội dung và các vấn đề mà Hội thảo quan tâm, góp phần làm cho Hội thảo thành công. Những bài tham luận của các đồng chí gửi trước cùng với những ý kiến tham gia phát biểu tại Hội thảo hôm nay, Ban Tổ chức Hội thảo sẽ có trách nhiệm tổng hợp và biên tập hoàn chỉnh để xuất bản Kỷ yếu, phát hành trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng quê hương Thăng Bình, kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đồng Dương. Đây là một tài liệu quý để giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ Hội thảo nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ của các đồng chí và quý vị. Một lần nữa, thay mặt Ban Thường vụ Huyện uỷ Thăng Bình, Ban Tổ chức và Chủ trì Hội thảo, tôi xin có vài lời khai mạc Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đồng Dương - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm”. Kính chúc các đồng chí và các vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chúc Hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn. 16  Chiến thắng Đồng Dương  BÁO CÁO ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC “CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG - Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM” Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam1 Từ đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, để cứu vãn sự thất bại trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và quân chư hầu vào miền Nam, đồng thời tăng cường ném bom phá hoại miền Bắc với hy vọng ngăn chặn, cứu nguy sự sụp đổ của ngụy quyền, kìm chế sự phát triển của cách mạng miền Nam, từng bước phản công, giành thế chủ động trên chiến trường. Thực hiện âm mưu đó, ngày 09-3-1965, quân viễn chinh Mỹ đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng; ngày 07-5-1965, quân Mỹ đổ bộ vào bãi biển Kỳ Hà (Chu Lai), đánh dấu sự can thiệp của quân viễn chinh Mỹ ở chiến trường miền Nam, đẩy phong trào cách mạng nước ta đứng trước những thử thách cực kỳ nghiêm trọng. Tuy nhiên, hành động đó của đế quốc Mỹ không nằm ngoài dự kiến của Đảng ta. Ngày 25 - 27 tháng 3 năm 1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11 1 Do đồng chí Trần Văn Cận - Phó Trưởng Ban trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam báo cáo tại Hội thảo. 17  Chiến thắng Đồng Dương  xác định: “Nhiệm vụ cơ bản của ta là tiếp tục kiềm chế và thắng địch trong cuộc “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, ra sức tranh thủ thời cơ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đối phó và quyết thắng cuộc “Chiến tranh cục bộ” nếu địch gây ra”1. Trên cơ sở đó, Quân ủy Trung ương phát động phong trào thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Chấp hành chủ trương trên, ngày 05-5-1965, Khu ủy 5 mở hội nghị và đề ra chủ trương “Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang và vận động binh sĩ địch, nhằm tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng quân chủ lực ngụy, làm cho chúng rối loạn cao độ về chiến lược, suy sụp hoàn toàn về chính trị. Đồng thời sẵn sàng đối phó và quyết thắng địch trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, nếu chúng ngoan cố gây ra”2. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 mở chiến dịch Xuân 1965, ghi dấu ấn bằng chiến thắng Núi Thành vang dội (26- 5-1965), biểu hiện sinh động tư tưởng, tinh thần “Dám đánh Mỹ, biết đánh Mỹ và quyết đánh Mỹ” của quân và dân Khu 5. Ở chiến trường Quảng Ngãi, quân ta giành thắng lợi quan trọng trong chiến thắng Vạn Tường, đánh bại cuộc ra quân 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, “Văn kiện Đảng toàn tập”, tập 26 (1965), Nxb. CTQG, H. 2003, tr. 109. 2 Bộ Tư lệnh Quân khu 5, “Khu 5 - 30 năm chiến tranh giải phóng”, tập II, xuất bản năm 1989, tr. 180. 18  Chiến thắng Đồng Dương  “tìm diệt” đầu tiên của quân Mỹ càng củng cố lòng tin, cổ vũ khí thế đánh Mỹ, thắng Mỹ của quân và dân ta. Sau khi thất bại liên tiếp trên khắp chiến trường miền Nam, quân Mỹ điên cuồng đánh phá ác liệt, hàng vạn tấn bom chúng trút xuống miền Nam gây ra nhiều khó khăn, tổn thất cho quân và dân ta. Trước tình hình đó, nhằm giữ vững thế tiến công, Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1965-1966, trong đó Quảng Nam được xác định là một trong năm chiến trường trọng điểm của Quân khu trong giai đoạn chiến dịch Đông 19651. Ở chiến trường Quảng Nam, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 chủ trương “Đánh điểm diệt viện (cả đường bộ và đường không) diệt quân bảo an tại chỗ để kéo quân cơ động ngụy, diệt quân cơ động ngụy để kéo quân cơ động Mỹ”. Để thực hiện chủ trương trên, Quân khu quyết định điều Sư đoàn 2 vừa mới thành lập phối hợp cùng với bộ đội địa phương mở chiến dịch tổng hợp trong khu vực tiếp giáp giữa các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Tiên Phước, Thăng Bình, Tam Kỳ2. Mục đích của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận sinh lực Mỹ - ngụy, cô lập chia cắt các khu vực của địch, triệt 1 Quân khu xác định 5 hướng trọng điểm của chiến dịch là: Nam Quảng Ngãi, Tây Nam Gia Lai, Phú Yên, Quảng Trị và Quảng Nam. Dẫn theo “Lịch sử Đảng bộ Quân khu 5 (1946-2010)”, Nxb. QĐND, H. 2010, tr. 217. 2 Sư đoàn 2 được thành lập ngày 20-10-1965, tại xã Phước Hà, huyện Tiên Phước, gồm các trung đoàn: Trung đoàn 01, Trung đoàn 21, Tiểu đoàn 70, 01 tiểu đoàn súng máy phòng không, 01 tiểu đoàn pháo cối và các đơn vị: thông tin, trinh sát, vận tải, quân y. Sư đoàn trưởng: Nguyễn Năng, Chính ủy: Nguyễn Minh Đức (Đạo); Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng: Lê Hữu Trữ. 19  Chiến thắng Đồng Dương  phá giao thông, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị, binh vận, giải phóng rộng lớn vùng nông thôn và quận lỵ khi có điều kiện, hỗ trợ tích cực phong trào đô thị, phá âm mưu chuẩn bị phản công mùa khô của địch. Từ ngày 16-11 đến ngày 09-12-1965, quân ta mở chiến dịch Hiệp Đức - Đồng Dương với nhiệm vụ tiêu diệt chi khu - quận lỵ Hiệp Đức và đồn Việt An, buộc quân địch phải đưa quân chủ lực ngụy lên tiếp viện và quân ta có nhiệm vụ tiếp tục tiêu diệt sinh lực địch trên trục đường 16 hoặc 105. Sau khi chi khu - quận lỵ Hiệp Đức bị quân ta tiêu diệt (17/11), nhất là trước nguy cơ đồn Việt An bị ta bao vây tiến công, quận lỵ Thăng Bình và Quế Sơn bị uy hiếp mạnh, ngày 06-12-1965, địch buộc phải tổ chức một Chiến đoàn gồm Tiểu đoàn 11 biệt động quân; Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 5, Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 6 hình thành Chiến đoàn 5 do tên Trung tá Phạm Việt Hùng chỉ huy mở cuộc hành quân giải tỏa theo hướng Hà Lam- Việt An trên trục đường 16. Khi quân địch hành quân theo đúng ý đồ tác chiến của ta, ngày 07-12-1965, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tạm dừng mọi hoạt động tiến công vào các cứ điểm của địch trên toàn khu chiến, tập trung mọi lực lượng tổ chức trận tập kích tiêu diệt địch trên trục đường 16 đoạn từ Hà Lam đi Việt An. Trận đánh diễn ra từ sáng ngày 08-12 và kết thúc vào 13 giờ 30 phút cùng ngày. Ngay sau đó, Trung đoàn 01 Sư đoàn 2 tiếp tục vận động đánh địch phản kích trong suốt ngày 09- 20  Chiến thắng Đồng Dương  12-1965, góp phần đánh bại cuộc hành quân “Liên kết 118” của Mỹ- ngụy. Sau gần 02 ngày tác chiến liên tục, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2 đã nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường cùng quân và dân Thăng Bình tiêu diệt Chiến đoàn 5 của ngụy, loại khỏi vòng chiến đấu 772 tên (có 3 cố vấn Mỹ), bắt sống 53 tên, thu 208 súng các loại, bắn rơi 4 trực thăng và bắn bị thương 2 phản lực. Chiến thắng Đồng Dương mãi mãi là chiến công chói lọi của quân và dân Quảng Nam nói chung, quân và dân Thăng Bình nói riêng; chiến thắng ấy đã ghi một mốc son chói lọi, hào hùng trong lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân huyện Thăng Bình. Đối với lực lượng vũ trang Quân khu 5, chiến thắng Đồng Dương không chỉ hoàn thành mục tiêu chiến dịch do Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 đề ra mà còn đánh dấu một bước trưởng thành vượt bật của Sư đoàn 2 - đơn vị vừa được thành lập 02 tháng trước đó. Qua chiến đấu, trình độ kỹ thuật, chiến thuật của cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị đã được nâng lên một bước, thành thạo trong thực hành tác chiến đánh bôn tập tập kích, tạo thêm niềm tin vững chắc trước yêu cầu nhiệm vụ khó khăn khi phải trực tiếp đối đầu với quân viễn chinh Mỹ trên chiến trường Khu 5. Chiến thắng Đồng Dương là kết tinh của tinh thần chiến đấu dũng cảm vô song của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2 với 21  Chiến thắng Đồng Dương  những nỗ lực lớn lao của Đảng bộ và nhân dân huyện Thăng Bình trong công tác chuẩn bị lực lượng, đảm bảo hậu cần, giữ gìn bí mật. Hình ảnh những người mẹ, người chị ở Đồng Dương không ngại gian khổ, hy sinh, sẵn sàng tiếp tế lương thực, cùng quân y tải thương, cứu thương, đào và nhường hầm bí mật để bộ đội trú quân trước giờ ra trận đã trở thành biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết quân dân - một trong những nguyên nhân quyết định cho mọi thắng lợi của quân đội ta trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Thăng Bình đã có nhiều cố gắng với mong muốn tổ chức một cuộc hội thảo để đi đến những đánh giá thống nhất có tính chất tổng kết một cách khoa học về giá trị lịch sử của chiến thắng Đồng Dương. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, đến nay vẫn chưa có một công trình hoàn chỉnh đánh giá về chiến thắng này. Đề cập đến chiến thắng Đồng Dương, chúng ta mới chỉ thấy được những ghi chép ngắn gọn trong các công trình lịch sử lực lượng vũ trang hoặc lịch sử đảng bộ của một số địa phương có liên quan, trong các hồi kí, trong các báo cáo thành tích của những tập thể cá nhân tham gia trận đánh. Nhiều vấn đề về diễn biến trận đánh, về vai trò, ý nghĩa lịch sử, nhất là những bài học kinh nghiệm của chiến thắng này vẫn chưa được đề cập đầy đủ. Đó là nổi trăn trở, day dứt của những nhân chứng trận đánh và thế hệ hôm nay khi nghĩ về những đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh xương máu, công sức của mình để làm nên chiến thắng Đồng Dương. 22  Chiến thắng Đồng Dương  Với mong muốn đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, Ban Thường vụ Huyện ủy Thăng Bình và Ban Tổ chức Hội thảo đề nghị các đồng chí nhân chứng lịch sử, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các đồng chí đại biểu tập trung thảo luận nhằm làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu sau đây: - Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Khu ủy, Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 5; sự chỉ đạo, chỉ huy nhạy bén và kịp thời của Bộ Chỉ huy Sư đoàn 2 trong chiến dịch Hiệp Đức- Đồng Dương, góp phần quyết định làm nên chiến thắng Đồng Dương (8-9/12/1965). - Vai trò lãnh đạo của cấp ủy, sự đóng góp tích cực, hiệu quả của quân và dân huyện Thăng Bình trong chiến dịch Hiệp Đức - Đồng Dương nói chung, chiến thắng Đồng Dương nói riêng. - Về khả năng hợp đồng tác chiến giữa bộ đội chủ lực với bộ đội địa phương; tinh thần chiến đấu quả cảm của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2, của lực lượng vũ trang huyện Thăng Bình, nhất là trong tình thế thời cơ chiến đấu xuất hiện ngoài dự kiến. - Tiếp tục nêu bật những tấm gương chiến đấu, phục vụ chiến đấu và hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2, của quân dân huyện Thăng Bình nhằm góp phần giáo dục về truyền thống anh hùng của quân đội ta. - Đánh giá tác động của chiến thắng Đồng Dương đối 23  Chiến thắng Đồng Dương  với cục diện của chiến trường Quảng Nam nói riêng, của Khu 5 nói chung trong giai đoạn đầu của cuộc chiến đấu chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. - Ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm của chiến thắng Đồng Dương sau 50 năm nhìn lại. - Kế thừa và phát huy truyền thống chiến thắng Đồng Dương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đặc biệt, đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn di tích lịch sử Chiến thắng Đồng Dương, xây dựng nơi đây thành một địa chỉ “đỏ” để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Với quan điểm khách quan, khoa học, với sự tham gia nhiệt tình của các cơ quan nghiên cứu, nhất là sự có mặt của các đồng chí nhân chứng- những người trực tiếp tham gia chỉ huy, chiến đấu trong chiến dịch Hiệp Đức - Đồng Dương, Ban Tổ chức Hội thảo hoàn toàn tin tưởng Hội thảo khoa học “Chiến thắng Đồng Dương - Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm” sẽ thành công tốt đẹp. Một lần nữa, thay mặt Ban Tổ chức Hội thảo, xin chúc toàn thể các đồng chí mạnh khoẻ, hạnh phúc. Xin trân trọng cảm ơn! 24  Chiến thắng Đồng Dương  CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG NAM TRƯỚC TRẬN ĐỒNG DƯƠNG Hoàng Minh Thắng1 Tháng 12 - 1964, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ VI họp tại Đồng Linh, xã Bình Phú, huyện Thăng Bình. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 15 ủy viên. Ban Thường vụ có 5 ủy viên do đồng chí Vũ Trọng Hoàng làm Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Đào Đắc Trinh làm Phó Bí thư Tỉnh ủy. Tôi - Hoàng Minh Thắng là Ủy viên Ban Thường vụ, làm Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam. Trong Đại hội này, Tỉnh ủy triển khai đồng thời chủ trương của Khu ủy 5 mở chiến dịch Xuân 1965 lấy tên “Chiến dịch Nguyễn Văn Trỗi”. Chiến dịch diễn ra trên chiến trường toàn Khu 5, Quảng Nam là trọng điểm của chiến dịch này, do đó, Khu ủy và Quân khu 5 tăng cường cho Quảng Nam một trung đoàn chủ lực. Đó là Trung đoàn 1 (tức Trung đoàn Ba Gia) gồm 3 tiểu đoàn: 90, 60 và 40. Theo kế hoạch, chiến dịch tiến công địch bằng sức mạnh vũ trang, chính trị và binh vận; được phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng tại chỗ; phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh Quảng Nam 1Anh hùng LLVTND, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại; nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng. 25  Chiến thắng Đồng Dương  và tỉnh Quảng Đà. Chiến dịch mở đầu ngày 07 - 02 - 1965 bằng trận đánh cứ điểm Cao Lao - Việt An. Bấy giờ, để đáp ứng với yêu cầu chiến dịch, Tỉnh đội Quảng Nam quyết định thành lập Đại đội bộ binh của huyện Thăng Bình, lấy mật danh V15. Ngày 10- 01- 1965, tại khu rừng ở Vinh Huy, xã Bình Trị, Đại đội V15 được công bố thành lập. Khi bộ đội Trung đoàn 1 mà trực tiếp là Tiểu đoàn 40 đánh đồn Cao Lao - Việt An, thì bộ đội V15 bố trí lực lượng cùng du kích 2 xã Bình Lâm và Thăng Phước tấn công vào ấp chiến lược diệt bọn nghĩa quân và thanh niên chiến đấu, cùng bọn tề ngụy ác ôn, làm chủ 2 xã Thăng Phước và Bình Lâm1. Bộ đội huyện cùng du kích cánh trung của huyện Thăng Bình tập kích vào Kế Xuyên, đột nhập sát Quốc lộ 1, diệt dân vệ, đánh sập 3 cống lớn trên Quốc lộ 1, làm cho đoạn đường trên một cây số của Quốc lộ 1 bị ách tắc mấy giờ liền không có một chiếc xe quân sự, kể cả xe hành khách chạy qua, làm khách ứ lại từ Hà Lam vào Ngọc Phô, từ đây tin tức “Việt cộng” tấn công lan truyền ra đến Đà Nẵng, vào tận Tam Kỳ. Mấy hôm sau, các chiến sỹ giải phóng lại đánh bọn nghĩa quân ở An Tráng, thu súng đạn của địch rồi tiếp tục tập kích vào Kế Xuyên. Vượt qua khó khăn của trận lụt năm Thìn (1964), đại bộ phận nông thôn ở khu vực đồng bằng của tỉnh Quảng Nam và Quảng Đà đã được giải phóng, tạo thành thế bao vây chia 1 Nay thuộc huyện Hiệp Đức. 26  Chiến thắng Đồng Dương  cắt, áp sát vào thành phố, thị xã, quận lỵ, căn cứ địch. Tình thế của địch trở nên nguy ngập chưa từng có. Địch kêu cứu ngụy quyền Trung ương. Từ tháng 02 đến tháng 4-1965, địch liên tiếp mở các cuộc càn quét lớn nhằm giải tỏa sức ép của chủ lực ta. Tháng 02-1965, ta tiêu diệt cứ điểm Việt An (Hiệp Đức). Đến tháng 4-1965, địch mở một cuộc hành quân cố giải tỏa vùng đồi Cao Lao - Việt An nhằm nối lại trục đường Tam Kỳ - Tiên Phước nhưng bọn chúng đã bị đánh thiệt hại nặng phải rút lui. Sau chiến thắng Cao Lao - Việt An, bộ đội chủ lực Quân khu 5 triển khai sẵn sàng đánh diệt viện. Trận địa được chuẩn bị từ phía Hương An đến cầu Ông Triệu. Bộ đội ém quân phục chờ còn cán bộ của Quân khu rút về thôn Cao Ngạn phía Tây - Bắc Việt An tập huấn chiến thuật, học tập rút kinh nghiệm đợt hoạt động vừa qua. Đang chỉ huy tập huấn thì đồng chí Hai Mạnh (Chu Huy Mân) được tin địch đang tập trung quân tại Tuần Dưỡng, chuẩn bị phản kích. Đội hình địch ngoài 4 tiểu đoàn bộ binh còn có thiết giáp M113 phối thuộc. Tướng Chu Huy Mân ghi lại trong hồi ký: “Ai bảo đảm về đơn vị nắm bộ đội đánh thắng thì không cần phải học nữa. Học cũng chỉ để đánh thắng. Nguyễn Chơn là người đầu tiên giơ tay xin về đơn vị. Lúc này anh Nguyễn Chơn được đề bạt làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 90”. Đây là một trận vận động phục kích trên đường 16 ở ngã 27  Chiến thắng Đồng Dương  ba Vinh Huy. Tiểu đoàn 90 do đồng chí Nguyễn Chơn làm Tiểu đoàn trưởng được giao nhiệm vụ bao vây một Tiểu đoàn ngụy, cùng Tiểu đoàn 40 tiêu diệt 2 Tiểu đoàn địch. Riêng Tiểu đoàn do Nguyễn Chơn chỉ huy bắt sống 4 xe M113 đang còn nổ máy tại Cồn Tây (xã Bình Trị). Bọn địch thoát chạy về phía Hương An, Tiểu đoàn 60 do bao vây không chặt, một số địch băng rừng, băng suối, thoát chết chạy ra lội qua sông Rù Rì thoát về Hương An. Trong chiến dịch diệt viện này, sở dĩ quân giải phóng liên tiếp đánh bại 5 cuộc hành quân giải tỏa dọc đường 16 của địch là do mỗi lần địch xuất hiện, bộ đội đều bám sát, chỉ nổ súng khi nào địch lọt vào tầm đạn tiểu liên. Quân địch hoảng hốt trước cách đánh áp sát của quân giải phóng, bỏ dỡ cuộc giải tỏa, chịu thất bại. Tướng Hai Mạnh còn nhớ khi báo cáo về trận này, khi quân địch tháo chạy nháo nhào, bộ đội truy theo và hô vang “Bám thắt lưng địch mà đánh”. Trong Đại hội Liên hoan thi đua diệt Mỹ toàn Quân khu lần thứ nhất, tuyên dương và tặng danh hiệu “dũng sĩ diệt Mỹ”, lực lượng vũ trang huyện Thăng Bình vinh dự được báo cáo điển hình, huyện phân công đồng chí Nguyễn Do - đại diện cho quân và dân Cao Ngạn trình bày báo cáo điển hình và được tặng danh hiệu “Cao Ngạn Thành Đồng”. Sau này, khi báo cáo ở Trung ương Cục và Quân ủy Miền, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tổng kết đó là cách “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Đại tướng chỉ thị cho toàn Miền học tập. Cụm từ “nắm thắt lưng địch mà đánh” ra đời từ cách đánh của bộ đội trên chiến trường 28  Chiến thắng Đồng Dương  Quảng Nam cuối năm 1964 đầu năm 1965! Trận đánh đồn Cao Lao mở màn cho chặng đường trưởng thành của bộ đội chủ lực Quân khu 5 trên đường đánh tập trung, đánh bằng các đơn vị chiến thuật. Sau trận diệt viện ở ngã ba Vinh Huy, thế trận ở khu chiến này đổi khác. Chiến thắng Đồng Dương góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Trong đợt ra quân giành thắng lợi quan trọng trên mặt trận quân sự này, ta chủ trương củng cố bộ máy chính quyền cơ sở, mặt trận, đoàn thể, các mũi đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, binh vậnTrong khi mở ra và phát triển, tổ chức Đảng cũng phát triển. Các cấp ủy Đảng tổ chức học tập chỉ thị của Trung ương Cục về xử lý đảng viên, những người còn đủ điều kiện thì tập hợp ở các xã lại giải quyết sinh hoạt Đảng và tiến hành kết nạp đảng viên mới để thành lập chi bộ ở các xã vùng mới giải phóng. Và một sự kiện đáng nhớ: Tháng 5 năm 1965, Đảng bộ tổ chức học tập thư Đảng (Thư của Trung ương Cục gửi cho nông dân). Một phong trào rước thư Đảng, học thư Đảng khắp vùng nông thôn giải phóng và vùng tranh chấp. Thư Đảng khơi dậy truyền thống cách mạng của nông dân, phân rõ ta, bạn, thù. Qua học thư Đảng thắt chặt hơn mối quan hệ máu thịt giữa giai cấp nông dân và Đảng. Tiếp theo học thư Đảng, thực hiện chính sách ruộng đất, cấp ruộng đất vắng chủ cho nông dân thiếu ruộng để phát triển sản xuất, sẵn 29  Chiến thắng Đồng Dương  sàng đóng góp lương thực cho bộ đội ăn no đánh thắng. Trước tình thế nguy ngập, đế quốc Mỹ buộc phải thay đổi chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Quảng Nam - Đà Nẵng là nơi lính thủy đánh bộ Mỹ đặt chân đến đầu tiên và cũng chính nơi đây tại Núi Thành, ngày 26-5-1965 đã đi vào lịch sử dân tộc là trận đầu bộ đội địa phương tiêu diệt gọn một đơn vị quân chiến đấu Mỹ, gắn liền với danh hiệu “Quảng Nam- Đà Nẵng - Trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ”. Thực tiễn cho thấy “Chiến dịch Nguyễn Văn Trỗi” và đồng khởi giải phóng nông thôn đồng bằng đã góp phần đánh thắng “Chiến tranh đặc biệt” và cũng là trận đầu tấn công chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ”. Hơn 10 năm xâm lược với hai chiến lược hao người và tốn của, sau Chiến dịch tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, Mỹ - ngụy chấp nhận ngồi vào bàn Hội nghị 4 bên tại Pa-ri. Tuy nhiên, chúng vừa ngồi vào bàn, nhưng vừa trông chờ trên chiến trường. Bị thua đau trên chiến trường miền Nam và thất bại 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội bằng “Điện Biên Phủ trên không ”, ngày 27-01-1973 Mỹ chấp nhận ký Hiệp định Pa-ri và rút quân Mỹ về nước, nhân dân cả nước và miền Nam tiếp tục “đánh cho ngụy nhào” và làm nên Đại thắng mùa xuân 30-4-1975. 30  Chiến thắng Đồng Dương  VAI TRÒ QUYẾT ĐỊNH CỦA TIỂU ĐOÀN 70, SƯ ĐOÀN 2 ĐỐI VỚI CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG NGÀY 08-12-1965 Đại tá Đỗ Châu Sa1 Từ tháng 12-1960 đến tháng 12-1965, trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta đã đồng khởi đánh phá ấp chiến lược, đánh tiêu diệt phần lớn bọn hội đồng thôn, xã, đồng thời tiêu diệt nhiều đơn vị ngụy quân làm cho quân địch không còn sức chống đỡ với phong trào “đồng khởi” của quân và dân ta. Trước thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ liều lĩnh thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đưa quân viễn chinh Mỹ tham chiến tại chiến trường miền Nam Việt Nam. Trước tình hình nước sôi lửa bỏng, Đảng ta đã kịp thời phát động phong trào thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” trong các lực lượng vũ trang nhân dân. Trước đối tượng tác chiến mới, quy mô tác chiến tập trung cao hơn, yêu cầu đánh tiêu diệt địch lớn hơn đòi hỏi phải có những đơn vị tập trung lớn hơn mới đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh trong bước ngoặt mới. 1 Anh hùng LLVTND, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 70; nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 859, Quân khu 5. 31  Chiến thắng Đồng Dương  Ngày 20-10-1965, Sư đoàn bộ binh 2 được thành lập tại chiến trường Quảng Nam, gồm Trung đoàn I (Trung đoàn Ba Gia), Trung đoàn 21 và Tiểu đoàn 70, tác chiến trên một địa bàn rộng lớn từ Bắc Quảng Ngãi đến Quảng Nam-Quảng Đà. Tháng 11-1965, Quân khu 5 và Sư đoàn 2 mở chiến dịch phía Tây huyện Thăng Bình, Quế Sơn; dùng Tiểu đoàn 40 Trung đoàn 01 bao vây đồn Việt An, vừa tiêu hao sinh lực địch, vừa khống chế việc tiếp tế bằng đường hàng không khiến cho quân địch ở Việt An vô cùng hoang mang, buộc bọn chỉ huy ở vùng I chiến thuật phải đưa bộ binh vào chi viện ứng cứu. Mục tiêu của ta trong việc bao vây cứ điểm Việt An là nhằm kéo quân địch ra ngoài công sự để ta tiến công tiêu diệt. Sư đoàn 2 vừa mới được thành lập hai tháng trước đó, đây là trận đánh đầu tiên nên toàn đơn vị xây dựng quyết tâm là phải đánh thắng trận đầu, bước đầu xây dựng truyền thống “Ra quân là đánh thắng” của Sư đoàn 2. Theo mệnh lệnh của Sư đoàn, Tiểu đoàn 70 bố trí lực lượng tại xã Bình Lãnh, từ sông Rù Rì vào đến đường 16 với nhiệm vụ sẵn sàng đánh quân địch viện binh trên khu vực từ quận lỵ Quế Sơn đến đường 105, đường 16. Sau 3 ngày chờ đợi viện binh địch vẫn không thấy, đến ngày thứ 4 thì Chiến đoàn số 5 biệt động quân Sài Gòn hành quân từ Đà Nẵng vào chiếm chợ Mộc Bài, căng bạt đóng quân tại đây. Tối ngày 6 và ngày 7-12-1965, lệnh của Sư 32  Chiến thắng Đồng Dương  đoàn cho Tiểu đoàn 70 được tăng cường Đại đội 3 của Tiểu đoàn 90 để chuẩn bị chiến đấu. Tối ngày 7-12, Tiểu đoàn được lệnh tập kích địch tại chợ Mộc Bài. Tình hình rất khẩn trương nên tôi trực tiếp chuẩn bị tư tưởng cho anh em, cán bộ, chiến sĩ và phổ biến cách đánh quân địch tại chợ Mộc Bài cho toàn đơn vị. Đêm ngày 7-12-1965, cán bộ đi trước để nắm tình hình địch và chuẩn bị kế hoạch chiến đấu. Cán bộ Tiểu đoàn và Đại đội trưởng hình thành 3 mũi vào kiểm tra địch tại chợ Mộc Bài thì không phát hiện địch ở đây. Ta vẫn chưa nắm được hướng di chuyển của địch là lên đường 105 đến huyện lỵ Quế Sơn hay vào quận lỵ huyện Thăng Bình. Tôi báo cáo về Sư đoàn để biết tình hình. Cùng lúc này Tiểu đoàn 70 đang trên đường hành quân từ Việt An xuống chợ Mộc Bài thuộc xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn. Trong khi chờ lệnh của Sư đoàn, tiểu đoàn phải quay về vị trí cũ. Tôi báo cáo với Sư đoàn nếu hành quân về vị trí cũ sẽ không kịp thời gian nên đề nghị Sư đoàn cho toàn bộ đội hình tiểu đoàn tạm trú tại Đồng Dương. Sư đoàn đồng ý, tôi đi trước, đội hình nhanh chóng về Đồng Dương nghiên cứu địa hình và phán đoán tình hình địch, xây dựng phương án chiến đấu khi địch tiến qua cánh đồng Đồng Dương để chiếm đồi Đá Biển, Tháp Chàm. Tại đây, tôi chủ động dự kiến phương án đánh thật cụ 33  Chiến thắng Đồng Dương  thể. Trong đó, bố trí Tiểu đoàn 70 phía Bắc đường 16 ra đến bờ sông Rù Rì; Đại đội 3 (Tiểu đoàn 90 tăng cường) bố trí Nam đường 16. Khi Tiểu đoàn 70 nổ súng đánh địch thì Đại đội 3 có nhiệm vụ nổ súng đánh địch ở hướng đối diện. Khoảng 12 giờ trưa ngày 08-12-1965, Chiến đoàn 5 biệt động quân Sài Gòn hành quân từ Hà Lam lên đường 16 chiếm lĩnh đồi Ông Phơi. Tiểu đoàn được lệnh xuất kích đánh cánh quân này ở phía Bắc đường 16. Đến 12 giờ 30 phút, địch tổ chức 3 mũi tiến quân qua cánh Đồng Dương. Khi địch còn cách đội hình của quân ta khoảng 200m, đồng chí Tiểu đoàn phó báo cáo xin tôi nổ súng. Nhận thấy, đội hình của ta bố trí ở mép làng có cây cối um tùm, yếu tố bí mật được đảm bảo nên tôi chỉ thị cho toàn đơn vị kiên trì chờ đợi, khi quân địch còn cách ta khoảng 5-10m mới nổ súng mới phát huy tối đa sức mạnh của hỏa lực ta; đồng thời đảm bảo được độ chính xác. Đúng như ý đồ của ta, khi địch vào sát quân ta đồng loạt nổ súng tấn công, địch bị tấn công bất ngờ không kịp trở tay, xác địch chết ngổn ngang, số còn lại nằm tại chỗ chống cự. Tiếp đó, cối 82 ly của Tiểu đoàn bắn vào đồi Ông Phơi, bọn địch ở đây không chi viện cho tiểu đoàn đi trước được. Cùng lúc này Tiểu đoàn cùng đồng loạt xung phong đánh tiêu diệt địch trên cánh Đồng Dương. Đại đội 3 vừa đánh địch vừa nhanh chóng hình thành thế bao vây. Kết quả, sau 1 giờ chiến đấu, ta tiêu diệt gần hết Tiểu đoàn 11 biệt động quân, thu 48 khẩu súng các loại (có 02 cối 34  Chiến thắng Đồng Dương  60, 02 đại liên và 08 trung liên). Tiếp đó, ta tổ chức thu dọn chiến trường, cấp cứu thương binh, liệt sĩ, tổng số thương vong của ta là 11 đồng chí. Bị thua đau trên khu vực Đồng Dương, địch tăng cường máy bay, phi pháo bắn phá dữ dội và dùng máy bay trực thăng đổ quân. Đến 17 giờ ngày 8-12, số quân địch còn lại của Chiến đoàn 5 nhích lên và trú quân tại khu vực Đồng Dương - Đá Biển, bình độ 25-30 đến phía Đông cầu Ông Triệu. Sau khi nghiên cứu tình hình địch, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định giao Trung đoàn Ba Gia tập kích tiêu diệt quân địch tại khu vực Đồng Dương; Tiểu đoàn 70 được giao làm lực lượng dự bị cho trận đánh này. Rạng sáng ngày 09-12-1965, Trung đoàn Ba Gia thực hành tập kích địch tại Đồng Dương. Đến khoảng 06 giờ 15 phút, quân ta đã làm chủ chiến trường, toàn bộ Chiến đoàn 5 bị tiêu diệt gọn. Một số tên chạy thoát về điểm cao 47 Châu Xuân cũng bị Tiểu đoàn 70 tiến công tiêu diệt. Đến chiều ngày 09-12, toàn bộ quân ta được lệnh rút về vị trí xuất quân để nắm lại đội hình và sẵn sàng chờ lệnh. Như vậy, với thắng lợi giòn giã trong trận đầu ra quân, Tiểu đoàn 70 đã góp phần cùng Trung đoàn Ba Gia đặt nền móng xây dựng nên truyền thống “Ra quân là đánh thắng” của Sư đoàn 2 Quân khu 5. Như vậy, với chiến thắng trong hai trận đánh liên tiếp 35  Chiến thắng Đồng Dương  vào ngày 08 và 09-12-1964, quân ta đã hoàn thành kế hoạch đề ra, góp phần bẽ gãy cuộc hành quân “Liên kết 118” của Mỹ- ngụy. Với chiến thắng này, cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 70 vô cùng phấn khởi, quyết tâm chiến đấu của bộ đội ngày càng tăng lên. Sau trận đánh Đồng Dương, cán bộ, chiến sỹ tổ chức học tập kinh nghiệm về trận đánh và phát động phong trào thi đua toàn quân về tinh thần quyết chiến quyết thắng với quyết tâm “Tiểu đoàn ta đánh phải tiêu diệt tiểu đoàn địch”, nhân dân huyện Thăng Bình, Quế Sơn vô cùng phấn khởi càng tin tưởng vào quân giải phóng. Qua trận đánh Đồng Dương, Tiểu đoàn 70 đã rút ra được nhiều bài học quý giá, góp phần xây dựng đơn vị ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu chiến đấu trong giai đoạn mới của cách mạng khi trực tiếp đối đầu với quân viễn chinh Mỹ. Đó là: - Đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ - là nguyên nhân, yếu tố góp phần tạo nên thắng lợi. Trong trận đánh này, Tiểu đoàn đã quán triệt trong toàn đơn vị phải giữ được bí mật trong quá trình hành quân tiếp cận chiến trường cũng như trong thực hành chiến đấu. Thực tế, cho đến tối ngày 07-12-1965, ta và địch vẫn chưa phát hiện hướng di chuyển của nhau nên việc tiểu đoàn bí mật hành quân, bố trí đội hình chiến đấu tại Đồng Dương đã tạo nên bất ngờ đối với quân địch. Tại Đồng Dương, mặc dù ta chưa am hiểu nhân dân, chưa kịp liên hệ với du kích nhưng qua nghiên cứu địa hình, 36  Chiến thắng Đồng Dương  ta đã tận dụng khu vực có nhiều cây cối, ven làng để bí mật trú quân, đồng thời phán đoán hướng di chuyển của quân địch khi chúng tiến vào Đồng Dương, từ đó ta xây dựng phương án đánh địch hiệu quả, phù hợp với sở trường của ta, khiến quân địch bị bất ngờ, lúng túng trong đối phó. - Xây dựng tinh thần quyết tâm chiến đấu của bộ đội trước - trong và sau trận đánh. Trong trận đánh này, Tiểu đoàn 70 với hầu hết cán bộ, chiến sĩ là người con của quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng (yếu tố tình cảm, đứng trên quê hương chiến đấu) vốn có sẵn tinh thần yêu nước và cách mạng nên tinh thần chiến đấu rất cao, muốn được trực tiếp tham gia chiến đấu. Thậm chí có anh nuôi cũng xin thủ trưởng trang bị vũ khí để được ra trận. Chính nhờ tinh thần quyết tâm chiến đấu cao độ nên anh em chiến sĩ đã khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm ra quân là đánh thắng, lập nên chiến công vang dội ngay trên mảnh đất quê hương. - Phát huy mạnh mẽ vai trò gương mẫu của cán bộ. Trong suốt 7 ngày chiến dịch, hầu như cán bộ không ngủ, tập trung tinh thần tìm mọi kế sách để đơn vị đã đánh là thắng. Cán bộ tiểu đoàn luôn sâu sát cùng chiến sĩ, phổ biến cách đánh, phương án chiến đấu đến từng tiểu đội, trung đội; động viên kịp thời và giải quyết những tình huống khó khăn góp phần xây dựng niềm tin của chiến sĩ đối với cán bộ, của cấp dưới đối với cấp trên. Nhờ đó, toàn đơn vị luôn chấp hành kỷ luật nghiêm, giữ vững tư thế sẵn sàng chiến đấu với tinh thần quyết chiến, quyết thắng cao độ. 37  Chiến thắng Đồng Dương  CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG - Ý NGHĨA VÀ TẦM VÓC Đại tá Trần Như Tiếp1* I. Bối cảnh tình hình diễn ra trận đánh Đồng Dương Đông năm 1965. 1. Bối cảnh chung về địch. Trong Xuân - Hè 1965, quân dân miền Nam liên tục tiến công, kết hợp giữa quân sự và đấu tranh chính trị rộng khắp gây cho địch tổn thất nặng nề. Đứng trước nguy cơ suy sụp, nhất là sau chiến thắng Bình Giã ở Nam Bộ và sau chiến thắng Ba Gia ở Quảng Ngãi, địch bắt đầu chuyển chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ dồn dập đưa quân vào miền Nam và tăng viện trợ để cứu nguy cho chế độ Sài Gòn trước nguy cơ sụp đổ. Chúng dùng lực lượng quân Mỹ và chư hầu để trực tiếp tham chiến với lực lượng vũ trang ở miền Nam, đồng thời dùng không quân, hải quân đánh phá ra miền Bắc hòng giành thắng lợi bằng quân sự xâm lược miền Nam. 2. Bối cảnh chung về tình hình ta. Sau khi đế quốc Mỹ leo thang, mở rộng cuộc chiến tranh 1 Nguyên Trợ lý tác chiến Tiểu đoàn 60, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2, Quân khu 5; nguyên Trưởng Phòng Khoa học - Công nghệ - Môi trường Quân khu 5. 38  Chiến thắng Đồng Dương  xâm lược, ồ ạt đưa quân chiến đấu Mỹ và quân chư hầu (Nam Triều Tiên, Philipin, Thái Lan, Ôxtrâylia, ...) vào miền Nam Việt Nam. Ngày 20-7-1965, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tăng cường đoàn kết sản xuất và chiến đấu. Bác khẳng định quyết tâm: “Đứng trước nguy cơ giặc Mỹ cướp nước, đồng bào miền Bắc và đồng bào miền Nam đoàn kết một lòng, kiên quyết chiến đấu, dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”1. Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam Việt Nam quyết tâm xây dựng lực lượng để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, quyết đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ - ngụy. Ở chiến trường Khu 5 và Tây Nguyên, Khu ủy, Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 xác định: “Trong tình hình mới, trước đối tượng tác chiến mới, quy mô tác chiến tập trung cao hơn, yêu cầu đánh tiêu diệt lớn hơn mới đáp ứng được yêu cầu chiến tranh trong bước ngoặt mới”. Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định thành lập các Sư đoàn bộ binh: Sư đoàn bộ binh 1 đứng trên chiến trường B3 - Tây Nguyên; Sư đoàn bộ binh 2 đứng ở Bắc Quảng Ngãi - Quảng Nam; Sư đoàn bộ binh 3 đứng ở Nam Quảng Ngãi - Bắc Bình Định; Trung đoàn bộ binh 10 đứng ở Phú Yên. Ở mỗi tỉnh tổ chức lại từ 1 - 2 tiểu đoàn tập trung, ở các huyện 1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 11 (1963-1965), Nxb. CTQG, H.1996, tr.470. 39  Chiến thắng Đồng Dương  xây dựng 1 - 2 đại đội và xây dựng lực lượng dân quân du kích mạnh để đáp ứng với yêu cầu tác chiến mới. 3- Chủ trương và ý định quyết tâm của ta. Quán triệt ý định chiến lược của Trung ương, tuy địch vào đông nhưng quyền chủ động vẫn thuộc về ta, do đó tập trung lực lượng để tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ, nhất là lực lượng cơ động, đồng thời tiếp tục tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận lớn quân chủ lực ngụy. Khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 5 quyết định mở chiến dịch Đông 1965, chủ động tiến công trước quân địch trên phạm vi toàn chiến trường. Nhiệm vụ được xác định là sử dụng Sư đoàn bộ binh 2 cùng lực lượng vũ trang địa phương mở chiến dịch tiến công tổng hợp trong khu vực tiếp giáp giữa các huyện Hiệp Đức, Quế Sơn, Tiên Phước, Thăng Bình, Tam Kỳ. Mục đích của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận sinh lực Mỹ - ngụy, cô lập chia cắt các khu vực của địch, triệt phá giao thông, đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích và đấu tranh chính trị, binh vận, giải phóng rộng lớn vùng nông thôn và quận lỵ khi có điều kiện, hỗ trợ tích cực phong trào đô thị, phá âm mưu chuẩn bị phản công mùa khô của địch. Qua tác chiến, rèn luyện, bồi dưỡng lực lượng của ta. - Ý định chiến dịch chia làm 3 đợt: + Đợt 1: Tiêu diệt chi khu quận lỵ Hiệp Đức và các cứ điểm quanh khu vực, sẵn sàng đánh địch cứu viện bằng 40  Chiến thắng Đồng Dương  đường bộ hoặc đường không xuống khu vực Hiệp Đức. + Đợt 2: Tiếp tục bao vây đồn Việt An hoặc bao vây quận Quế Sơn buộc địch hành quân giải tỏa, ta sẽ đón đánh địch theo trục đường 16 hay đường 105 lên. + Đợt 3: Tùy theo tình hình, diễn biến trong đợt 2 sẽ tiếp tục bao vây chi khu quận lỵ Thăng Bình, hoặc tập kích trận địa pháo ở Gò Thong gần quận lỵ buộc địch hành quân tiếp ứng giải tỏa để ta đánh viện. Dự kiến, trong chiến dịch này, ta phải tác chiến với 2 đối tượng Mỹ và ngụy, nhất là sau khi lực lượng cơ động ngụy bị tiêu diệt, thể nào cũng có lực lượng Mỹ nhảy vào ứng cứu. II. Diễn biến trận chiến thắng Đồng Dương. 1. Những trận đánh diễn ra trước trận Đồng Dương. a. Đánh Hiệp Đức. Đêm ngày 16-11-1965, toàn bộ lực lượng vào tập kết chiếm lĩnh, vào lúc 3 giờ ngày 17-11-1965, quân ta bắt đầu nổ súng. Tiểu đoàn bộ binh 90 đánh Đồi Sơn, Tiểu đoàn bộ binh 60 đánh chi khu quận lỵ Hiệp Đức, Đại đội địa phương huyện Quế Sơn diệt chốt điểm Núi Lớn (Sơn Bình), một Đại đội đặc công của Sư đoàn bộ binh 2 diệt chốt điểm Đồi Tranh và sau khi làm chủ, ta tiếp tục tảo trừ và bắt sống số tên bảo an, 41  Chiến thắng Đồng Dương  dân vệ và bứt rút đồn dân vệ ở Tú La, Sơn Hiệp. Suốt từ khi nổ súng đến 15 giờ ngày 17-11, địch không phản ứng gì, đến 16 giờ địch mới dùng máy bay lên quan sát chỉ điểm và dùng không quân oanh tạc xung quanh khu vực Hiệp Đức. Ngày 18-11, từ sáng sớm, địch tiếp tục oanh kích đánh phá dữ dội, từ 11 giờ đến 15 giờ, địch dùng 110 lần chiếc máy bay trực thăng chở 2 Tiểu đoàn ngụy đến chi viện cho Hiệp Đức, nhưng bị ta bố trí bắn rơi 4 chiếc nên địch bay lượn dọc sông Tranh và đổ xuống sườn Tây Nam Đồi Tranh, lực lượng súng máy phòng không 12,7ly bố trí ở điểm cao 320 bắn nhưng không có hiệu quả. Do địch không đổ xuống khu vực Hóa Quê - Gò Du - Núi Trắp nên Tiểu đoàn bộ binh 40 không thực hiện được đánh quân đổ bộ đường không; chiều ngày 18-11, địch tiến vào chiếm lại Đồi Sơn và Hiệp Đức, một bộ phận của Tiểu đoàn bộ binh 90 nổ súng diệt một số tên và tối đó cùng cả Tiểu đoàn lui về Tân Thuận. Lúc 21 giờ ngày 18-11, Trung đoàn 1 (Ba Gia) đưa Tiểu đoàn bộ binh 40 và Tiểu đoàn bộ binh 60 vào tập kích nhưng địch đã chiếm được Đồi Sơn có công sự kiên cố nên ta chỉ dùng hỏa lực cối ĐKZ tập kích vào Đồi Sơn và Chi khu hành chính. Ngày 19-11, lúc 9 giờ sáng địch nống ra phía Đông quận 42  Chiến thắng Đồng Dương  lỵ Hiệp Đức gặp một bộ phận Tiểu đoàn bộ binh 60 đánh chặn buộc chúng phải quay lại, cùng lúc đó có một Đại đội lên chiếm mõm thấp điểm cao 230, tối đó đội hình Tiểu đoàn bộ binh 40 (thiếu) tiếp cận tập kích lúc 3 giờ ngày 20-11, sau 30 phút chiến đấu ta tiêu diệt gần hết Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn 5/Trung đoàn 5 ngụy, địch chết tại chỗ 55 tên, ta bắt 3 tên, thu được 15 súng. Cuối ngày 20-11, ta chấm dứt đợt 1 vì địch đã chiếm lại Hiệp Đức, điều kiện đánh viện không còn nữa. Kết quả, trong đợt này ta tiêu diệt 4 cứ điểm, bức hàng 1 cứ điểm, đánh tiêu diệt và đánh thiệt hại 1 đại đội cộng hòa, 2 đại đội bảo an, 8 trung đội dân vệ. Loại khỏi vòng chiến đấu 493 tên, bắt sống 300 tên (cả tề điệp), thu 265 súng (có 5 khẩu cối, 24 khẩu trung đại liên, bắn rơi 7 máy bay, giải phóng 7.500 dân). Tổn thất của ta theo tỷ lệ ½ (hy sinh 75; bị thương 163) b. Bao vây đồn Việt An để câu viện. Từ ngày 26-11 đến ngày 02-12-1965, 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn bộ binh 60 và 3 trung đội dân quân du kích Thăng Bình tổ chức một trận địa hỏa lực cối ĐKZ và một trận địa phòng không 12,7ly để bao vây, Tiểu đoàn bộ binh 60 (thiếu) đứng ở ngã ba Đồng Tranh sẵn sàng cơ động đánh địch từ Hiệp Đức xuống, Quế Sơn qua, Tiểu đoàn bộ binh 90 về đứng ở Hiền Lộc - Xuân Thái, Tiểu đoàn bộ binh 40 về bố trí 43  Chiến thắng Đồng Dương  ở Châu Nho, Tiểu đoàn bộ binh 70 đứng chân ở Châu Lâm sẵn sàng đánh viện theo đường 16, Trung đoàn bộ binh 21 vẫn đứng ở Tây Viên - Sơn Phúc làm lực lượng dự bị chiến dịch. Với áp lực bao vây đồn Việt An tăng dần, ta dùng cả các loại hỏa lực cối, ĐKZ đánh phá vào đồn, dùng công binh đánh bộc phá mở rào, dùng lực lượng du kích bắn tỉa, dùng bộ binh đánh chiếm Gò Mè. Địch đưa quân ra phản kích và dùng HU1A, HU1B đổ quân tiếp viện thì bị súng phòng không 12,8 ly bắn rơi trực thăng, diệt địch, thu vũ khí buộc máy bay địch phải quay về mà chúng vẫn không có viện binh lớn. Gần 14 ngày đêm ta kiên trì bao vây Việt An nhưng địch vẫn chưa chịu viện binh. Do đó ý định của Ban Chỉ huy chiến dịch dự kiến tiêu diệt đồn Việt An và sử dụng Tiểu đoàn bộ binh 70 xuống tập kích địch ở khu vực Mộc Bài để cố lôi địch vào khu chiến. Nhưng đến ngày 07-12, trinh sát ta phát hiện địch ở đường số 1 và Hà Lam. Ta nắm được đây là lực lượng Mỹ - ngụy chuẩn bị mở cuộc hành quân “Liên kết 118” để giải tỏa Việt An - Hiệp Đức. Lực lượng của địch gồm một Chiến đoàn có 3 tiểu đoàn lính cộng hòa (tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 3/ trung đoàn 5 và tiểu đoàn 1/trung đoàn 6) và tiểu đoàn 11 biệt động quân do tên Trung tá Phạm Việt Hùng chỉ huy và 5 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ có 2 chi đoàn xe tăng, 44  Chiến thắng Đồng Dương  xe bọc thép, 1 tiểu đoàn pháo binh do tên Trung tướng Mỹ Hen-đơ-xơn chỉ huy chung. Nắm được tình hình này, Ban chỉ huy chiến dịch dừng các cuộc tiến công và chủ trương tập trung đánh trận vận động phục kích lớn nhằm tiêu diệt quân địch theo trục đường 16 từ cầu Ông Triệu lên Việt An. 2. Diễn biến trận chiến thắng Đồng Dương. a. Trận vận động tiến công Đồng Dương I ngày 8-12- 1965. Sáng ngày 8-12, sau khi dùng phi pháo đánh phá dọn đường, quân ngụy đẩy Chiến đoàn ngụy hành quân trước tiến vào khu vực Đồng Dương và có một cánh quân qua khỏi cầu Ông Triệu tiến theo hướng phía Bắc đường 16. Về phía ta, sau khi lệnh dừng lại, Tiểu đoàn bộ binh 70 khẩn trương nghiên cứu, bố trí đội hình. Ý định của ta dự kiến để cho địch tiến sâu mới xuất kích tiêu diệt. Nhưng lúc 11 giờ 30, quân địch tiến quân đến rìa làng xóm Đình An, một bộ phận địch chạm phải lực lượng của ta bố trí tại tháp Đồng Dương buộc ta phải nổ súng. Sư đoàn lệnh cho toàn Tiểu đoàn bộ binh 70 xuất kích tiến công quân địch. Bị đánh mạnh, bất ngờ nên quân địch co lại, ta tập trung hỏa lực cối ĐKZ, đại liên và bộ binh xung phong tiêu diệt quân địch, trong đó có Ban chỉ huy biệt động, còn một số tên hoảng hốt chạy về phía cầu Ông Triệu, ta truy theo và bắt được một số 45  Chiến thắng Đồng Dương  tên trốn trong ruộng mía làng Đình An. Cánh quân phía Nam nghe nổ súng dừng lại ở khu vực có bình độ 25-30 và Đông cầu Ông Triệu chỉ dùng cối bắn qua phía Bắc đường 16 Đồng Dương. Trận đánh diễn ra khoảng 2 tiếng (11 giờ 30 đến 13 giờ 30) kết thúc, nhưng rất ác liệt do không quân, pháo binh địch hoạt động đánh phá, Tiểu đoàn bộ binh 70 kiên quyết bám trụ tại khu vực tảo trừ, thu dọn chiến trường, giải quyết thương binh, tử sĩ. Lúc 14 giờ, trực thăng đổ thêm quân xuống các bình độ phía Nam đường 16, đến 15 giờ địch đánh vào Đá Biển, triển khai các tiểu đoàn còn lại ở bình độ 25, 30 phía Đông cầu Ông Triệu. Kết quả trận này, Tiểu đoàn bộ binh 70 tiêu diệt loại khỏi vòng chiến đấu 244 tên, trong đó có Ban chỉ huy tiểu đoàn 11 biệt động quân và 3 cố vấn Mỹ, bắt sống 3 tên. Thu 48 súng các loại (trong đó có 2 cối, 2 đại liên, 8 trung liên, 3 M79 và 7 súng ngắn)1. b. Trận bôn tập, tập kích Đồng Dương II ngày 09-12-1965. Sau khi tiểu đoàn 11 biệt động quân ngụy bị tiêu diệt, địch dùng phi pháo bắn phá dữ dội đồng thời dùng trực thăng đổ quân chi viện để lấy xác, tổ chức tấn công đánh chiếm được Đá Biển. Lúc 17 giờ, chúng nhích cả đội hình Chiến 1 Đơn vị 502, “Trận Đồng Dương I” của Tiểu đoàn 70 sáng ngày 8-12-1965. Tài liệu số 22. Lưu tại Ban Khoa học Quân sự Quân khu 5, tr.2. 46  Chiến thắng Đồng Dương  đoàn lên trú quân tại khu vực Đá Biển đến bình độ 25 - 30 Đồng Dương. Sơ bộ nắm được tình hình, lúc 19 giờ ngày 8-12, đồng chí Nguyễn Năng (Việt) - Sư đoàn trưởng và đồng chí Nguyễn Minh Đức - Chính ủy trực tiếp xuống Trung đoàn bộ binh 1 nắm tình hình và quyết tâm sử dụng Trung đoàn 1 và Tiểu đoàn bộ binh 70 tập kích tiêu diệt quân địch đang dừng lại ở khu vực Đá Biển - Đồng Dương. Chấp hành mệnh lệnh chiến đấu, thời gian còn lại rất ngắn, đồng chí Lưu Thành Đức - Trung đoàn trưởng và Chính ủy Nguyễn Đình Trọng chỉ thị cho cấp trưởng từ đại đội - tiểu đoàn đi trước để nghiên cứu địch và xác định phương án tập kích, cấp trưởng chính trị và cấp phó ở nhà xây dựng quyết tâm và tổ chức đơn vị hành quân theo sau đến khu vực tạm dừng sẽ giao nhiệm vụ tác chiến cụ thể. Thời gian này các đơn vị ở xa khu vực tác chiến, nhất là Tiểu đoàn 60 đang ở Việt An - ngã ba Đồng Tranh, các đơn vị khác cũng các mục tiêu chiến đấu từ 5 - 10 km. Đến 21 giờ, các đơn vị hành quân bôn tập quá trình bị bom pháo bắn chặn, nhất là ở phía Bắc đường 16. 04 giờ các đơn vị Tiểu đoàn bộ binh 60, Tiểu đoàn bộ binh 90 và các đơn vị hỏa lực đã đến khu vực tạm dừng ở Châu Xuân và được giao nhiệm vụ hợp đồng tổ chức chiếm lĩnh, riêng Tiểu đoàn bộ binh 40 ở Châu Lâm do bị bom đánh 47  Chiến thắng Đồng Dương  pháo đánh trúng đội hình nên chưa tiếp cận được mục tiêu. Trời sáng rõ, chờ đợi nữa sẽ mất thời cơ, lúc 05 giờ 15, đồng chí Nguyễn Chơn đề nghị cho nổ súng. Trung đoàn đồng ý ra lệnh nổ súng, các trận địa hỏa lực cối ĐKZ của Sư đoàn tăng cường và của Trung đoàn bắn vào Đá Biển, tháp Đồng Dương và cầu Ông Triệu, các loại hỏa khí đi cùng của các tiểu đoàn đánh dồn dập vào các bình độ 25 - 30, sau 10 phút cấp tập các đơn vị tiến hành xung phong đánh mục tiêu quy định. Tiểu đoàn bộ binh 90 tổ chức 1 mũi đánh vào phía Tây cầu Ông Triệu gặp địch, nhưng phía Đông cầu Ông Triệu hỏa lực trên xe M113, cối, đại liên bắn vào đội hình, bộ đội ta lợi dụng địa hình phát triển về phía Tây diệt một số địch ở trên trục đường 16, 1 mũi đánh vào bình độ 25, phát hiện địch ở phía Đông bình độ 25 chạy về Nam khe Châu Xuân, đơn vị đã tổ chức tiêu diệt được nhiều địch ở đây. Một mũi phát triển lên Ao Vuông, trục đường 16 bắt liên lạc với Tiểu đoàn bộ binh 60 dừng lại rồi tảo trừ quân địch ở đó. Tiểu đoàn bộ binh 60 hình thành 3 mũi đánh thẳng vào đồi 30, quân địch chống trả quyết liệt, nhưng ta đã dùng hỏa lực đi cùng chế áp và đồng chí Thông - Trung đội trưởng đã tổ chức vòng bên sườn đánh tiêu diệt quân địch. Sau 20 phút đã bắt được liên lạc với Tiểu đoàn bộ binh 40 cùng hiệp đồng diệt địch ở mõm 2 và phát hiện một số địch chạy, ta truy kích đến phía Bắc khe Châu Xuân. Một mũi cùng với mũi tiến 48  Chiến thắng Đồng Dương  công của Tiểu đoàn bộ binh 40 đánh thẳng vào bình độ 25 và Ao Vuông gặp địch ở Đá Biển chạy xuống, ta diệt được 10 tên, bắt sống 5 tên và quay về tập trung tiêu diệt địch ở khu vực đường 16 - bình độ 30. Tiểu đoàn bộ binh 40 sau khi nghe súng nổ đã chia thành 2 mũi xuất kích, đại đội bộ binh 2 đánh vào Đá Biển phát hiện hỏa điểm địch, Tiểu đoàn điều thêm 1 Trung đội thuộc Đại đội 3 vào tăng cường dùng B40 tiêu diệt và tiến công chiếm điểm cao 32 Đá Biển, sau đó cho đội hình đánh qua mõm 2 bình độ 25 - 30 Nam đường 16 bắt liên lạc với Tiểu đoàn bộ binh 60 tiêu diệt Ban chỉ huy Chiến đoàn ngụy, lúc đó phát hiện địch chạy về phía Nam bình độ 30 ta truy sát và dừng lại thu dọn chiến trường. Sau đó phát hiện một số tàn quân địch chạy về điểm cao phía Đông Nam Châu Xuân, Tiểu đoàn Bộ binh 70 dự bị vận động tiêu diệt được một số rồi dừng lại. Trận tập kích chỉ diễn ra trong vòng 1 giờ đồng hồ từ 5 giờ 15 đến 6 giờ 15. Đến 7 giờ 30, địch bắt đầu phản ứng, pháo binh ở Gò Thong (Hà Lam) bắn vào khu vực tác chiến, máy bay phản lực, trực thăng và vũ trang đánh phá quyết liệt, máy bay CH47 bay lên phun hơi độc vào địa bàn chiến đấu của ta. Ta tranh thủ thu dọn chiến trường và giải quyết thương binh, tổ chức lui về phía Xuân Thái, Xuân Thăng để sẵn sàng đánh địch. Kết quả trận này ta tiêu diệt 2 tiểu đoàn bộ binh thuộc 49  Chiến thắng Đồng Dương  trung đoàn 5 và 1 đại đội biệt kích, 1 đại đội biệt chính và Ban chỉ huy chiến đoàn, đánh tan rã 1 tiểu đoàn khác, diệt 528 tên, bắt sống 50 tên, thu 160 súng các loại và nhiều quân trang, quân dụng. Bắn rơi 4 trực thăng, bắn bị thương 2 máy bay phản lực. Ta hy sinh 79, bị thương 144 (trong đó có 64 khi lui quân bị phi pháo). Tỷ lệ thiệt hại giữa ta và địch là 1/2, 3. 3. Những diễn biến sau trận đánh Đồng Dương. Sau khi chiến đoàn ngụy bị tiêu diệt, quân Mỹ lập tức nhảy vào vòng chiến. Địch đã tăng cường dùng phi pháo đánh phá ác liệt vào các khu vực Việt Đông, Vinh Huy, La Ngà, Cẩm La, Chiêm Sơn và Sơn - Cẩm - Hà. Mỹ đã lần lượt đổ 4 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến xuống An Lý - Hà Châu - Gia Hội - La Ngà - Việt Đông - Chiêm Sơn đánh chiếm điểm cao 139, điểm cao 407 Chóp Chài. Dùng cả pháo đài bay B52 ném xuống dãy núi Dương Chấn - dốc Đồng Linh đến núi Hoắc - Liệt Kiểm. Quân Mỹ nhảy vào tham chiến là một sự thách thức đối với ta khi “được gặp lại đối tượng thuỷ quân lục chiến Mỹ”, chúng ta đã tập trung đánh một số trận tiêu diệt nhỏ. Nhưng để tránh đánh đối diện với “kẻ hung hăng”, chúng ta chủ trương phân tán lực lượng cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích đánh nhỏ lẻ để tiêu hao và chuẩn bị tác chiến khi có thời cơ. Nổi lên thời gian này là các đơn vị thuộc Sư đoàn 2 đã đánh những trận tiêu diệt nhỏ phía An Lý - Hà Châu - Gia 50  Chiến thắng Đồng Dương  Hội, ở Cẩm La - Chiêm Sơn - La Ngà. Đặc biệt là sự phối hợp tác chiến của địa phương đã thu hút địch như: Tiểu đoàn bộ binh 72 tập kích tiêu diệt 2 trung đội bảo an tại Quán Rường, Đại đội Địa phương Thăng Bình đánh vào Chi khu quận lỵ Thăng Bình diệt 1 trung đội bảo an và một số ác ôn, phá tan 12 ấp chiến lược trên khu vực dọc đường số 1, đêm 15-12 hỏa lực của ta pháo kích vào sân bay trực thăng ở Liễu Trì, có 1 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ tiêu diệt khoảng 100 tên, bắn cháy hỏng 8 máy bay lên thẳng làm cho lực lượng này ngày hôm sau không hoạt động được. Ngày 18-12, nắm chắc thời cơ khi quân Mỹ từ Cẩm Long xuống Eo Gió, Trung đoàn bộ binh 1 (thiếu) và Tiểu đoàn bộ binh 70 đánh vận động phục kích ở Cẩm Khê làm thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ thu một số vũ khí và trang bị nhưng không làm chủ được trận đánh. Đáng tiếc khi 2 tiểu đoàn ngụy đổ xuống Hiệp Đức vội vã bỏ cả Hiệp Đức rút chạy theo đường từ điểm cao 230 - Liệt Kiểm nhưng ta không nắm chắc nên không ngăn chặn, tiêu diệt mà chỉ có dân quân du kích Bình Lâm - Bình Lãnh đánh cắt sau đuôi diệt được 1 trung đội thu toàn bộ vũ khí. Đến ngày 19-12, quân Mỹ tiếp tục bốc số quân ở Chóp Chài - Vinh Huy chấm dứt cuộc hành quân “Liên kết 118” của Mỹ - ngụy. III. Kết quả chiến đấu và một số vấn đề rút ra. 1. Kết quả chiến đấu. a. Kết quả chung của chiến dịch Hiệp Đức - Đồng Dương Đông 1965. 51  Chiến thắng Đồng Dương  - Khối chủ lực: Đánh 13 trận quy mô vừa và lớn; diệt 3 tiểu đoàn và Ban chỉ huy chiến đoàn; 9 đại đội và 10 trung đội. Tiêu hao nặng 2 tiểu đoàn và 2 đại đội. Loại khỏi vòng chiến đấu 3.080 tên, bắt sống 483 tên ngụy. Bắn rơi và hỏng 39 trực thăng; thu 401 súng các loại. Giải phóng hoàn toàn chi khu quân sự - quận lỵ Hiệp Đức với 7.500 dân. - Các lực lượng vũ trang địa phương: Đánh 296 trận, loại khỏi vòng chiến đấu 3.104 tên địch. Diệt 5 đại đội, 21 trung đội. Thu 408 súng các loại. Bắn rơi 22 máy bay; phá hủy 29 xe quân sự, phá sập 4 cầu, 19 cống, 8 lô cốt, 30 nhà tầng, đốt cháy 1 kho xăng và 02 kho đạn. Phá hủy 35 ấp chiến lược, giải phóng 7 xã, 21 thôn và 36.000 dân thuộc các huyện Tam Kỳ, Thăng Bình, Quế Sơn1. b. Riêng trong trận Đồng Dương I và II ngày 8 và 9-12- 1965 Diệt Chiến đoàn ngụy gồm: Tiểu đoàn 11 biệt động quân, Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 5 Cộng hòa và Ban chỉ huy Chiến đoàn; 1 đại đội biệt kích và 1 đại đội biệt chính, đánh tan rã 1 tiểu đoàn khác. Loại khỏi vòng 1 Bộ Tư lệnh Quân khu 5, “Đánh Mỹ- Thắng Mỹ” (Một số chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ). Xuất bản năm 1997. Tài liệu lưu tại Ban KHQS Quân khu 5, tr.5-37. 52  Chiến thắng Đồng Dương  chiến đấu 772 tên (có 3 cố vấn Mỹ), bắt sống 53 tên, thu 208 súng các loại. Bắn rơi 4 trực thăng và bắn bị thương 2 phản lực. Tổn thất của ta riêng trong trận tập kích Đồng Dương 2 ngày 09-12-1965 là 79 đồng chí hy sinh, 144 đồng chí bị thương (trong đó có 64 đồng chí bị tử vong và bị thương do lui quân bị phi pháo). 2. Ý nghĩa thắng lợi và bài học kinh nghiệm được rút ra. a. Ý nghĩa thắng lợi. Đã giành thắng lợi to lớn, tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực, phương tiện chiến tranh của địch. Một lần nữa khẳng định tinh thần dám đánh Mỹ, biết đánh Mỹ, tạo nên chuyển biến mới trong thế tiến công “Chiến tranh cục bộ”. Tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ giải phóng nông thôn, xây dựng và củng cố phong trào du kích chiến tranh, phá thế kìm kẹp của địch, diệt tề điệp, ác ôn, giải phóng được hàng vạn dân, tăng thêm sức người, sức của cho cách mạng. Qua tác chiến đã nâng cao trình độ tác chiến, nhất là hợp đồng tác chiến binh chủng hợp thành và phối hợp chiến đấu với địa phương, vận dụng sáng tạo các hình thức chiến thuật linh hoạt. Đặc biệt là đánh thắng Mỹ và hiểu biết thêm về đối tượng Mỹ. 53  Chiến thắng Đồng Dương  b. Một số bài học kinh nghiệm rút ra. Công tác chuẩn bị lực lượng tốt, xây dựng ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh thắng Mỹ - ngụy trong giai đoạn đầu của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Nghệ thuật chỉ huy linh hoạt, chỉ đạo vận dụng các cách đánh phù hợp như: đánh địch trong công sự vững chắc, vận động phục kích, tập kích, đánh đổ bộ đường không và xử lý linh hoạt các tình huống chiến đấu diễn ra chính xác. Tinh thần chấp hành mệnh lệnh và ý thức hiệp đồng tác chiến trong các cấp chặt chẽ. Phối hợp giữa tác chiến giữa chủ lực và địa phương tương đối chặt chẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến đấu giành nhiều thắng lợi. Công tác đảm bảo hậu cần kỹ thuật chu đáo, kết hợp giữa công tác hậu cần với hội đồng chi viện tiền phương của địa phương về dự trữ lương thực, thực phẩm và huy động dân công trong việc tải đạn, tải thương để bộ đội tập trung chiến đấu. c. Riêng đối với trận đánh Đồng Dương I (8/12/1065) và Đồng Dương II (9/12/1965) Nắm vững thời cơ về địch, hạ quyết tâm chính xác, đưa Tiểu đoàn bộ binh 70 về bố trí ở Đồng Dương I đánh tiêu diệt tiểu đoàn 11 biệt động quân một cách bất ngờ. Chỉ thị cho Trung đoàn bộ binh 1 nhanh chóng bôn tập, tập kích Đồng 54  Chiến thắng Đồng Dương  Dương II khi quân địch mới co cụm lại công sự còn sơ sài. Chọn điểm tập kích về phía Nam đánh qua là đúng đắn khi quân địch đang tập trung ở hướng Bắc và để Tiểu đoàn bộ binh 40 nổ súng trước nhằm thu hút địch để hướng chú ý tập kích là chính xác. Công tác hiệp đồng trong điều kiện khẩn trương, để cấp trưởng đi trước nắm địch, xác định địa hình, cấp phó ở nhà chuẩn bị bộ đội tổ chức hành quân tiếp theo đảm bảo kịp thời gian chiến đấu. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, nắm địch chưa được cụ thể, không lường hết tình huống Tiểu đoàn bộ binh 40 bị bom pháo đánh phá, triển khai không kịp nên nổ súng quá chậm. Lúc 5 giờ 15 phút mới nổ súng đã chuyển sang ban ngày nên đã ảnh hưởng đến việc thu dọn, làm chủ chiến trường./. 55  Chiến thắng Đồng Dương  TRUNG ĐỘI 1, ĐẠI ĐỘI 3, TIỂU ĐOÀN 60 HỢP ĐỒNG CHIẾN ĐẤU CÙNG CÁC LỰC LƯỢNG TRONG TRẬN ĐÁNH ĐỒNG DƯƠNG NGÀY 8 và 9-12-1965 Trung úy Nguyễn Thông1 Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã đi qua cách đây gần 40 năm, bản thân tôi rời quân ngũ cũng đã hơn 45 năm. Trong hơn 45 năm ấy, tôi đã trải qua nhiều lĩnh vực công tác khác nhau; nào là dạy học, làm thanh tra giáo dục, rồi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, cho nên những câu chuyện đời lính, những kỷ niệm trong chiến đấu cũng đã dần phôi phai. Tuy nhiên, những kỷ niệm sâu sắc nhất, những trận đánh ấn tượng nhất vẫn còn đọng lại trong ký ức, đặc biệt là trận tập kích Đồng Dương tháng 12- 1965. Lúc ấy tôi là Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 3, Tiểu đoàn 60, Trung đoàn 1 (Trung đoàn Ba Gia). Từ bao vây cứ điểm Việt An Khi nói đến tập kích Đồng Dương hay chiến thắng Đồng Dương khiến những người trong cuộc nhớ ngay đến bao vây cứ 1 Nguyên Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 3, Tiểu đoàn 60; sau chuyển ngành, nguyên Phó Chánh Thanh tra Sở Giáo dục QN-ĐN; Nguyên Phó Văn phòng đại diện UBND tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, T.p Đà Nẵng tại TP Hồ Chí Minh. 56  Chiến thắng Đồng Dương  điểm Việt An, bởi vì có bao vây cứ điểm Việt An mới có địch ở Đồng Dương để mà tập kích. Cứ điểm Việt An nằm trên trục đường 16 và đường 105, là một cứ điểm then chốt trong tuyến phòng ngự trung gian ở vùng đồng bằng và trung du phía Bắc tỉnh Quảng Tín của địch lúc bấy giờ, cứ điểm Việt An cách thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình khoảng 20 km về phía Tây; cách quận lỵ Hiệp Đức khoảng 10km về phía Đông. Sau khi tiêu diệt Chi khu quân sự quận lỵ Hiệp Đức, địch đã viện quân bằng đường hàng không để chiếm lại, quân ta quyết định mở lại thế trận mới: Vây cứ điểm Việt An, buộc quân địch phải bung ra giải tỏa. Ngày 26-11-1965, Tiểu đoàn 60 trong đó có Trung đội 1, Đại đội 3 được giao nhiệm vụ cùng với một bộ phận lực lượng dân quân du kích địa phương và bộ đội phòng không của Sư đoàn phối hợp chiếm lĩnh trận địa bao vây cứ điểm Việt An. Thời gian này vào giữa mùa Đông, khắc phục mọi khó khăn mưa gió, rét buốt, chúng tôi đã thay nhau thường trực ở trận địa, vừa nổ súng uy hiếp, bắn tỉa, vừa cắt phá hàng rào kẽm gai, bộ đội phòng không bắn trả máy bay, khống chế vùng trời. Đường bộ và đường hàng không bị cắt đứt, quân địch trong cứ điểm bị cô lập hoàn toàn nhưng chúng vẫn tiếp tục cố thủ. Trong một lần nói chuyện với đơn vị, một đồng chí lãnh đạo đã quán triệt chủ trương: “Phải điệu hổ ly sơn” - tức là kéo địch ra khỏi công sự để tiêu diệt. Anh em rất phấn khởi, bình tĩnh, tự tin, kiên trì bám giữ trận địa vây ép địch và mong đợi tin rằng “hổ sẽ ly sơn” đúng theo ý đồ cấp trên. 57  Chiến thắng Đồng Dương  Thế rồi việc gì đến cũng đã đến, chiều ngày 08-12, đồng chí liên lạc Đại đội đến báo tin: đơn vị chuẩn bị hành quân chiến đấu. Sau đó, các Trung đội trưởng, Trung đội phó được mời hội ý. Trong cuộc hội ý, đồng chí đại đội trưởng chính thức thông báo tình hình địch hành quân từ Hà Lam lên cầu Ông Triệu, bị đơn vị bạn chặn đánh, hiện nay chúng co cụm lại các điểm cao ở khu vực tháp Đồng Dương - Ao Vuông. Lệnh của trên: Toàn bộ đơn vị ta hành quân tiêu diệt địch ở Đồng Dương ngay trong đêm nay. Các trung đội về họp phổ biến và quán triệt nhiệm vụ cho từng bộ phận, từng cá nhân. 12 giờ đêm ngày 8-12, toàn đơn vị hành quân. Đoạn đường từ Việt An đến Đồng Dương khoảng hơn 10km, vừa hành quân vừa dừng lại để thông báo bổ sung tình hình địch, vừa tránh những loạt pháo bắn chặn của địch. Khoảng 4 giờ sáng, ta tiếp cận tháp Đồng Dương và chiếm lĩnh vị trí chiến đấu. Trước mặt là một cụm nhiều đồi núi nhấp nhô, gần nhất là một đồi núi trọc có điểm cao về phía Tây và chạy thấp dần về hướng Đông; chiều dài từ mỏm đồi xuống tận triền đồi khoảng hơn 100m. Theo trinh sát cho biết, một bộ phận địch bố trí dọc từ đỉnh đồi chạy dài xuống triền phía Đông nhưng không biết rõ quân số, lực lượng và hỏa lực địch bao nhiêu? Đồng chí Đại đội trưởng nêu nhiệm vụ: Đại đội ta tiến công tiêu diệt địch ở đồi này và nhiệm vụ cụ thể của các trung đội như sau: Từ triền đồi (phía tay phải) lên đến giữa sườn đồi, giao cho Trung đội 1, tiếp theo là Trung đội 3, rồi Trung đội 2 ở đỉnh đồi. Các trung đội tiến công tiêu diệt xong địch ở 58  Chiến thắng Đồng Dương  các mục tiêu trên sẽ tiếp tục phát triển sang bên kia đồi chờ lệnh. Chúng tôi phổ biến nội dung cho anh em, cho kiểm tra lại toàn bộ về tư thế sẵn sàng chiến đấu và chờ lệnh nổ súng. Đến lúc này mới rõ ràng việc bao vây cứ điểm Việt An và tập kích Đồng Dương đã diễn ra đúng như quy luật “nhân - quả” vậy. Đến tập kích Đồng Dương Trung đội 1, Đại đội 3, Tiểu đoàn 60 tự động hợp đồng trong trận tập kích Đồng Dương. Về diễn biến tập kích Đồng Dương, riêng phần Đại đội 3, Tiểu đoàn 60 đánh lên cao điểm 25, trong lịch sử của Trung đoàn Ba Gia cũng như lịch sử Sư đoàn 2 có đoạn viết như sau: “Nghe tiếng súng của Tiểu đoàn 90 nổ, Đại đội 3 Tiểu đoàn 60 được tăng cường một bộ phận hỏa lực chia làm 3 mũi đánh thốc lên mỏm thứ 2 của các điểm 25; địch chống trả mạnh, đơn vị tạm dừng để tổ chức hỏa lực áp chế. Lợi dụng cơ hội đó, bọn địch ở mỏm thứ nhất liền dùng hỏa lực bắn lướt sườn đội hình của ta, làm một số chiến sĩ bị thương vong. Càng nằm lại càng bị thương vong, Trung đội trưởng Nguyễn Thông kiên quyết cho trung đội lợi dụng các gò đất, mỏ đá mấp mô, vọt tiến tiêu diệt từng ổ đề kháng của địch. Các trung đội khác cũng tận dụng địa hình tổ chức đánh địch. Sau gần 15 phút tiến công dũng mãnh, các chiến sĩ của Đại đội 3 đánh chiếm được trận địa hỏa lực và Sở chỉ huy hành quân của địch. 59  Chiến thắng Đồng Dương  Tên Trung tá Phạm Việt Hùng và hầu hết bọn sỹ quan tham mưu của chiến dịch bị diệt tại trận, lực lượng của địch còn lại chạy về phía Nam”. Lịch sử của một đơn vị, đặc biệt là một đơn vị lớn như Trung đoàn Ba Gia, hay Sư đoàn 2 có nhiều sự kiện, nhiều thành tích trong chiến đấu, học tập, huấn luyện; lại diễn ra trong một giai đoạn lịch sử, một thời gian dài, cho nên việc ghi lại diễn biến trận đánh của một đại đội hoặc của một trung đội trong một quyển lịch sử như vậy thường là hạn hẹp. Người đọc có thể chấp nhận, tuy nhiên, là người trong cuộc, đã trực tiếp tham gia trận đánh, tôi xin bổ sung thêm một số chi tiết nhằm làm sáng tỏ hơn vai trò của đơn vị trong trận đánh quan trọng này. Khi có lệnh nổ súng, cả 3 trung đội (3 mũi) của Đại đội 3 đồng loạt tiến công, phát triển theo mục tiêu đã được giao. Tuy nhiên, ngay từ phút đầu, hỏa lực của địch ở mỏm đồi đã trút xuống dữ dội và chính diện vào hai trung đội 2 và 3, buộc hai trung đội này phải tạm dừng lại để củng cố tổ chức lực lượng. Riêng Trung đội 1 do phát triển theo mục tiêu lệch bên sườn phải nên hỏa lực của địch thưa thớt, không áp đảo. Lợi dụng cơ hội đó, Trung đội 1 đã cho phát triển nhanh, tăng tốc vượt lên chiếm được mục tiêu sớm; trong lúc đó hai trung đội bạn vẫn tiếp tục khó khăn bế tắc, không phát triển được. Chiếm được mục tiêu, nhưng không có địch, tình huống 60  Chiến thắng Đồng Dương  mới xuất hiện. Như vậy đêm qua địch đã bố trí ở đây, nay đã co cụm lên cao điểm để cố thủ và hiện nay chúng đang ngăn chặn đánh trả mạnh khiến hai trung đội bạn không tiến lên được. Trung đội trưởng Trung đội 1 quyết định chuyển hướng tấn công, đánh tạt về phía trái lên cao điểm, trước mắt để “chia lửa” cùng hai đơn vị bạn và phối hợp với đơn vị bạn để tiêu diệt chúng bằng hai hướng. Được sự đồng thuận, thống nhất cao, toàn trung đội đồng loạt nổ súng đánh thốc lên từ bên trái buộc địch phải chuyển hỏa lực để đối phó, ngăn chặn, đơn vị phải tạm dừng lại chiếm địa hình có lợi. Đợt tấn công vừa qua, tuy chưa đạt được yêu cầu cao nhưng cũng đã tạo điều kiện để hai đơn vị bạn chớp thời cơ tranh thủ phát triển đến lưng chừng đồi. Qua diễn biến, địch thấy rõ đã bị quân ta tấn công từ hai hướng nên đã tập trung hỏa lực khống chế mạnh từ mỏm đồi thứ hai chính diện và mỏm thứ nhất bắn lướt sườn. Cả 3 trung đội (3 mũi) tấn công của ta đều phải tạm dừng lại tổ chức hỏa lực áp chế. Không thể chần chừ, càng nằm lại càng bị thương vong, Trung đội trưởng Trung đội 1 nghĩ kế phải tạo ra một tình thế mới, đó là vòng đánh phía sau lưng địch. Lập tức 1 tiểu đội được giao nhiệm vụ nằm lại tiếp tục dùng hỏa lực khống chế, gây sự chú ý của địch, 2 tiểu đội khác do trung đội trưởng trực tiếp dẫn đầu lợi dụng địa hình đất, đá mấp mô vọt tiến dọc quanh theo đường bậc thang của đồi, phát triển về phía Bắc một đoạn, vòng sang trái rồi dừng lại. 61  Chiến thắng Đồng Dương  Sau khi đã định tâm, định hướng, Trung đội trưởng phát tín hiệu cho đồng đội tiến thẳng như một mũi tên đánh vào đúng phía sau trận địa hỏa lực địch, tiêu diệt ngay các ổ đề kháng, thu được đại liên và một số trang thiết bị quan trọng. Bị tấn công bất ngờ phía sau, quân địch thất thế, hoảng loạn, một số chết tại chỗ, một số vứt súng đầu hàng, số còn lại bỏ trận địa chạy thoát thân. Trong chốc lát hỏa lực của địch tại trận địa đã bị ta dập tắt hoàn toàn. Các mũi tấn công của các trung đội bạn cũng phối hợp đón bắt tù binh và chớp thời cơ để phát triển. Cả ba trung đội của Đại đội 3 đã gặp nhau tại cao điểm 25 với những gương mặt phấn khởi vui mừng chiến thắng khi trời vừa sáng rõ. Đến sau này chúng tôi mới biết chính đây là nơi bố trí Sở chỉ huy hành quân của địch, tên Trung tá Phạm Việt Hùng cùng các sĩ quan tham mưu chiến dịch đã bị ta giết tại đây. Như vậy, sau hơn 15 phút chiến đấu dũng cảm, bằng sự phối hợp ăn ý giữa các trung đội, các mũi tấn công và bằng việc tự động hợp đồng chiến đấu với các thủ đoạn tác chiến hiểm hóc của Trung đội 1 Đại đội 3, Tiểu đoàn 60 đã tiêu diệt toàn bộ quân địch cố thủ tại cao điểm 25 tháp Đồng Dương vào rạng sáng ngày 09-12-1965, góp phần làm nên chiến thắng Đồng Dương. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm Chiến thắng Đồng Dương là một chiến công to lớn của 62  Chiến thắng Đồng Dương  quân và dân huyện Thăng Bình và tỉnh Quảng Nam thời bấy giờ. Chiến thắng đã gây hoang mang tột độ trong hàng ngũ địch và khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta lên đỉnh cao. Trận tập kích tại Đồng Dương đã có ý nghĩa lịch sử và để lại cho chúng ta những bài học to lớn. Chiến thắng Đồng Dương đã thể hiện tinh thần tích cực, chủ động tấn công tiêu diệt địch. Đó là: Thực hiện kế “điệu hổ ly sơn” thông qua việc bao vây cứ điểm Việt An buộc địch bung ra giải tỏa để quân ta tiêu diệt. Trong thực tế, đơn vị chúng tôi đã trực tiếp tham gia với các đơn vị binh chủng bao vây Việt An và sau đó cũng chính đơn vị được tham gia, phối hợp với các đơn vị bạn, các lực lượng tập kích làm nên Chiến thắng Đồng Dương. Chiến thắng Đồng Dương thể hiện cao về tinh thần đoàn kết, phối hợp trong chiến đấu; đã chứng tỏ rõ sự bình tĩnh dũng cảm, vận dụng một cách sáng tạo khoa học trong chiến thuật. Kiên quyết xử lý và xử lý kịp thời những tình huống mới phát sinh trong quá trình diễn biến trận đánh. Tự động hợp đồng chiến đấu, thực hiện bài bản các thủ đoạn tác chiến như: bao vây vu hồi, đánh tạt sườn, bọc hậu.làm cho địch bất ngờ bị động vô phương đối phó. Mùa hè năm 1966, khi về dự Đại hội Chiến sĩ thi đua Quân khu 5, trong báo cáo điển hình có nêu trận Chiến thắng Đồng Dương và sau báo cáo, Chủ tịch Đoàn đã khen, động viên trong lời kết luận đại ý như sau: “Trung đội 1, Đại đội 3, 63  Chiến thắng Đồng Dương  Tiểu đoàn 60 đã tự động hợp đồng chiến đấu, tiến công dũng mãnh với những thủ đoạn hiểm hóc, đã góp phần quan trọng và có tính quyết định làm nên chiến thắng trận tập kích Đồng Dương”. Những lời khen động viên ấy đã thực sự là một dấu ấn trong suốt cuộc đời tôi. Bất cứ ở đâu, lĩnh vực nào khi được cấp trên giao công việc, tôi đều nghĩ ngay đến là phải phối hợp với các bộ phận, các cá nhân, không hành động đơn độc và phải tự động hợp đồng để hoàn thành công việc nhanh, không nên để chờ cấp trên nhắc nhở, như vậy sẽ mất thời cơ./. 64  Chiến thắng Đồng Dương  CÔNG TÁC TRINH SÁT ĐẢM BẢO PHỤC VỤ CHIẾN DỊCH, CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG NGÀY 8 VÀ 9-12-1965 Đại tá Nguyễn Đức Chuyển1 I- Tình hình chung Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam bằng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị quân và dân ta liên tục tấn công trên khắp các chiến trường với phong trào “Đồng khởi” trên toàn chiến trường miền Nam, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản. Đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu trực tiếp tham chiến vào miền Nam, thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ". Ở miền Bắc, chúng thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân. Cuộc chiến tranh ở cả hai miền vô cùng ác liệt, nhưng quân xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai bị quân và dân ta đánh cho chúng những đòn chí mạng, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari, rút quân về nước, thừa thắng, quân và dân ta đánh cho “ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tình hình địch liên quan đến trận Đồng Dương. Trong trận đánh Đồng Dương, lực lượng địch đông, 1 Anh hùng LLVTND, nguyên Đại đội trưởng Trinh sát Trung đoàn 1, Sư đoàn 2, Quân khu 5; Nguyên Phó Trưởng Phòng Quân báo Quân khu 5. 65  Chiến thắng Đồng Dương  mạnh hơn ta gấp bội, bao gồm cả hải lục, không quân, bộ binh, xe tăng thiết giáp. Có liên đoàn 11 biệt động quân, trung đoàn 5 lính thủy đánh bộ Mỹ, lữ đoàn 3 kỵ binh không vận Mỹ, liên đoàn 11 địa phương quân tỉnh Quảng Tín có 3 tiểu đoàn 101, 143, 144, hai tiểu đoàn của trung đoàn 5 sư đoàn 2 mà trực tiếp tham chiến trận Đồng Dương là chiến đoàn 5. II- Trung đoàn giao nhiệm vụ cho Đại đội đặc công trinh sát. 1- Phạm vi trinh sát. Khu vực tác chiến của trung đoàn nắm địch trên các hướng có liên quan đến địa bàn tác chiến của các địa phương như: Hiệp Đức – Quế Sơn – Việt An – Tam Kỳ trên trục đường Quốc lộ 1 từ Quế Sơn đến Thăng Bình, Tam Kỳ. 2- Nhiệm vụ trinh sát. a. Trong thời gian trung đoàn tổ chức chuẩn bị chiến đấu. Phải nắm chắc âm mưu, thủ đoạn, ý định của chiến đoàn 5, liên đoàn 11 biệt động quân, trung đoàn 4, trung đoàn 5 sư đoàn 2, các đơn vị địa phương quân tỉnh Quảng Tín đang tổ chức phòng ngự ở các cao điểm và hành quân càn quét, nhất là âm mưu, ý đồ của địch. Nắm chắc hệ thống công sự, vật cản, hỏa lực đã và đang bố trí trên các cứ điểm trong và ngoài công sự của chiến đoàn 5. Tổ chức lực lượng trinh sát, tổ chức phục 66  Chiến thắng Đồng Dương  kích đánh, bắt tù binh để khai thác phục vụ cho ý định tác chiến của Trung đoàn và dự kiến hành động địch trong phòng ngự cũng như hành quân đánh phá vào các khu vực đã và đang mất hoặc vùng giải phóng của ta, nắm chắc tình hình địa hình, tình hình ta có liên quan đảm bảo cho Trung đoàn cơ động vào khu vực chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. b. Giai đoạn thực hành chiến đấu. Nắm chắc thủ đoạn đối phó khi ta tiến công, chú ý các thủ đoạn địch tập kích đổ bộ đường không, tập kích hỏa lực, chi viện phản kích đường bộ của chiến đoàn 5. Lực lượng tăng viện sư đoàn 2, sư đoàn 3, liên đoàn 11, biệt động biên phòng và thiết đoàn 13 thiết giáp phải nắm chắc tình hình địch, tình hình ta trong quá trình chiến đấu của Trung đoàn, sẵn sàng lực lượng trinh sát đảm bảo nắm địch đổ bộ đường không và chi viện phản kích đường bộ. c. Biện pháp trinh sát. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và vận dụng các biện pháp trinh sát: Đặt đài quan sát, trinh sát VTĐ, trinh sát luồn sâu vào phía sau lưng địch, điều tra chính xác, nắm chắc tình hình các vị trí địch, báo cáo kịp thời cho Ban trinh sát Trung đoàn và các đơn vị. Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp, trọng tâm là nắm chắc tình hình Tuần Dưỡng, Việt An, Thăng Bình và khu vực dự kiến địch sẽ đánh chiếm các xã Bình Định, Bình Trị. 67  Chiến thắng Đồng Dương  d. Nhiệm vụ cụ thể. Trong thời gian chuẩn bị, Trung đoàn tiến công đồn Việt An, lực lượng trinh sát Trung đoàn được sự giúp đỡ của lực lượng du kích địa phương xã Bình Lãnh, Bình Lâm dẫn đường vào chuẩn bị đồn Việt An, đã nắm chắc hệ thống cấu trúc hàng rào kẽm gai bao bọc, bố trí bên trong, chuẩn bị chu đáo chờ Trung đoàn lên kế hoạch tấn công. Sau khi Trung đoàn hạ đặt mệnh lệnh chiến đấu tấn công đồn Việt An, đêm ngày 21-11-1965, lực lượng trinh sát Trung đoàn phối hợp với lực lượng du kích xã Bình Lâm dẫn đường đưa Tiểu đoàn 60 cùng với lực lượng súng máy phòng không Trung đoàn bí mật tiếp cận vào chiếm lĩnh bao vây đồn Việt An. Đây là cứ điểm quan trọng địch bố trí một đại đội tăng cường. Có công sự vững chắc, lớp hàng rào kẽm gai dày đặc, tuyến phòng ngự quan trọng của địch cách quận lỵ Hiệp Đức khoảng 12 km về phía Đông Nam. Khi ta chiếm lĩnh trận địa vấp phải mìn chiếu sáng địch gài. Chúng đưa lực lượng ra phản kích ở phía Tây, lúc này không còn giữ được bí mật nữa, các đồng chí trinh sát Trung đoàn bắt buộc phải nổ súng, địch biết được chúng đang bị bao vây nên phải rút vào trong đồn phòng thủ. Ngày 4-12-1965, Trung đoàn giao nhiệm vụ sử dụng 5 đồng chí trinh sát Trung đoàn bí mật cắt hàng rào kẽm gai, mở rào, gỡ mìn trên các mũi tiến công để công binh đưa bộc phá vào mở hàng rào để cho lực lượng bộ binh Tiểu đoàn 60 tấn công, khép chặt vòng vây, phòng không ta khống chế 68  Chiến thắng Đồng Dương  vùng trời, cắt đường bộ, làm cho quân địch trong đồn Việt An vô cùng hoang mang, lo sợ. Lúc này chuẩn bị tấn công Việt An thì trinh sát của trên và Trung đoàn dùng các biện pháp trinh sát, ta nắm được Quân khu I ngụy điều chiến đoàn 5 gồm 2 tiểu đoàn của trung đoàn 5, một đại đội của tiểu đoàn 101 Bảo an Quảng Tín, 1 tiểu đoàn Biệt động quân thuộc liên đoàn 11 đại đội thám báo trung đoàn 5, một đại đội tiểu đoàn 101 Bảo an tỉnh Quảng Tín, một tiểu đoàn biệt động quân thuộc liên đoàn 11 đại đội thám báo trung đoàn 5, sư đoàn 2 ngụy do tên trung tá Phạm Việt Hùng chỉ huy. Ở phía sau còn có 5 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ phối hợp mở cuộc hành quân liên kết với mật danh 118, phía Đông đường Quốc lộ 1 do quân Mỹ đảm nhiệm, phía Tây chiến đoàn 5 ngụy càn quét, đánh phá nhằm giải vây cho đồn Việt An đang bị ta bao vây, lúc này tình hình khu chiến có thay đổi. Chiều ngày 7-12-1965, Trung đoàn thay đổi kế hoạch dừng tấn công đồn Việt An, lực lượng trinh sát nhanh chóng đưa các đơn vị đi chuẩn bị chiến trường, nắm địch, địa hình, lập phương án đánh vận động, phục kích trên đường 16 từ Hà Lam đi Việt An, ta vừa chuẩn bị chiến trường, vừa lên phương án tác chiến, thời gian rất khẩn trương từ 09 giờ ngày 08-12-1965, hai tiểu đoàn đi đầu của chiến đoàn 5 ngụy lên phía tay trái cầu Ông Triệu, địch tổ chức mỗi tiểu đoàn thành một cánh chia ra thành hai hướng Nam và Bắc đường 16 lên chiếm các điểm cao 25, 30 Ao Vuông và làng Đồng Dương. Trinh sát trung đoàn nhận lệnh đưa hai tổ trinh sát 69  Chiến thắng Đồng Dương  gồm 6 đồng chí xuống phối hợp với Tiểu đoàn 70 có nhiệm vụ nắm chắc thành phần, lực lượng, phiên hiệu, bố trí các điểm cao 25, 30 Ao Vuông, làng Đồng Dương cùng với trinh sát Tiểu đoàn 70 dẫn bộ đội vào chiếm lĩnh mục tiêu, tấn công đánh quân địch. Cánh phía Bắc đường 16, sau hai giờ giao chiến của đôi bên vô cùng quyết liệt, Tiểu đoàn 70 của ta đã tiêu diệt tiểu đoàn biệt động ngụy. Chiều ngày 08-12- 1965, lực lượng địch còn lại về co cụm khu vực tháp Đồng Dương. Trước tình hình quân địch bị tấn công, tiêu diệt, số còn lại hoang mang, dao động, lo sợ. Thời cơ diệt địch đã đến, Bộ tư lệnh chiến dịch sử dụng toàn bộ lực lượng của trung đoàn 1 khẩn trương tập kích, tiêu diệt các cụm quân địch của chiến đoàn 5 ngụy trước khi trời sáng. Lực lượng trinh sát Trung đoàn phải đảm bảo nắm chắc địch, địa hình, đưa chỉ huy cấp trưởng từ Đại đội đến Trung đoàn đi trước nắm địch, địa hình, lên phương án tác chiến, phía sau chỉ huy cấp phó tổ chức đơn vị hành quân theo sau với tốc độ hết sức khẩn trương vì từ vị trí trú quân đến khu chiến cách xa đến hàng chục cây số, vừa phải hành quân dưới làn mưa bom bão đạn của địch, một số đồng chí bị thương và hy sinh, một số đồng chí phải ở lại giải quyết thương binh, liệt sĩ, đơn vị tiếp tục bôn tập hành quân. Đến 04 giờ sáng ngày 09-12-1965, lực lượng trinh sát Trung đoàn cùng trinh sát các Tiểu đoàn 60, 90 đã đưa đơn vị vào chiếm lĩnh mục tiêu, điểm cao 25, 30 và Ao Vuông đảm bảo đúng thời gian, địch không hề hay biết, một số trinh sát Trung đoàn đưa Tiểu đoàn 40 vào tiếp 70  Chiến thắng Đồng Dương  cận mục tiêu đồi Đá Biển bị địch bắn pháo trúng địa hình, trong đó có 2 đồng chí trinh sát và một số bộ binh bị thương và hy sinh nên thời gian gần sáng vẫn chưa đến được mục tiêu, mãi đến 5 giờ 10 phút ngày 09-12 mới chiếm lĩnh xong. Giờ nổ súng đã đến, Tiểu đoàn 40 là đơn vị có nhiệm vụ nổ súng trước làm hiệu lệnh tiến công cho Trung đoàn nhưng đến nơi không đúng giờ nổ súng vì lý do trên nên Trung đoàn giao nhiệm vụ cho trinh sát Trung đoàn cùng với trinh sát Tiểu đoàn 90 dẫn một mũi đánh phía Tây cầu Ông Triệu phát triển lên điểm cao 25, trinh sát Trung đoàn đánh dọc theo đường 16 lên Ao Vuông. Tiếng súng tấn công của ta bắt đầu nổ, cuộc giao tranh vô cùng quyết liệt, địch chết rất nhiều, ta cũng có thương vong, lúc này địch điều chi đoàn xe bọc thép của thiết đoàn 13 thiết giáp lên chi viện ở phía Đông cầu Ông Triệu; khoảng 30 phút sau, địch bắn vào đội hình của Tiểu đoàn 90, cán bộ, chiến sĩ vẫn bình tĩnh lợi dụng địa hình tiếp tục phát triển diệt địch trên đường 16 và cánh quân địch ở điểm cao 25 tháo chạy về phía Nam. Qua nghiên cứu, nhận định, phán đoán của đồng chí Đặng Ngọc Mai, Trưởng Ban trinh sát Trung đoàn, sở chỉ huy chiến đoàn 5 ngụy có thể co cụm ở điểm cao 30. Liền đó, chỉ huy Trung đoàn giao nhiệm vụ cho trinh sát Trung đoàn lấy 5 đồng chí dẫn Tiểu đoàn 60 đánh điểm cao 30. Đúng như nhận định của ta, Sở chỉ huy chiến đoàn 5 ngụy chống trả quyết liệt, một số cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 60 thương vong. Sau 15 phút chiến đấu vô cùng quyết liệt, giành giật từng gò đất, bụi cây, Tiểu đoàn 60 đã đánh chiếm Sở chỉ huy chiến đoàn 5 ngụy, tiêu diệt 71  Chiến thắng Đồng Dương  tên trung tá Phạm Việt Hùng - Chỉ huy trưởng chiến đoàn và một số sĩ quan tham mưu. Như rắn mất đầu, như đàn ong vỡ tổ, những tên còn sống sót tháo chạy về phía Nam bị các lực lượng của ta truy kích tiêu diệt, gọi hàng, bắt sống trong trận thắng oanh liệt Đồng Dương, lực lượng trinh sát các cấp trong Trung đoàn đã nắm chắc được địch, địa hình, dẫn đường đảm bảo cho Trung đoàn tác chiến giành thắng lợi, diệt Sở chỉ huy chiến đoàn 5 quân ngụy Sài Gòn, trong đó có tiểu đoàn 1 và tiểu đoàn 5, sư đoàn 2, 1 đại đội thám báo của chiến đoàn 5, tiểu đoàn 11 biệt động quân (biên phòng), diệt 528 tên (trong đó có 3 cố vấn Mỹ), bắt sống 50 tên, bắn rơi 4 máy bay trực thăng, bắn hỏng 2 máy bay phản lực, thu nhiều chiến lợi phẩm, vũ khí. Chiến thắng Đồng Dương là trận đánh lớn cuối năm 1965 trên chiến trường Khu 5 làm nức lòng quân dân Thăng Bình, đưa phong trào cách mạng lên tầm cao mới, làm tiền đề cho công cuộc chống Mỹ tiếp theo những năm sau đó; góp phần khẳng định quyết tâm đánh Mỹ, diệt ngụy của quân và dân ta, tô điểm thêm tám chữ vàng mà Bác Hồ đã khen tặng cho quân và dân Quảng Nam “Trung dũng, kiên cường, đi đầu diệt Mỹ”. III- Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm. 1- Ý nghĩa. Chiến thắng Đồng Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh 72  Chiến thắng Đồng Dương  Quảng Nam khẳng định cuộc chiến tranh của dân tộc ta là cuộc chiến tranh nhân dân, dân càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Bác Hồ kính yêu, dân tin Bác nghe theo tiếng gọi của Đảng, của Bác, dù xương tan, thịt nát, mất cả tính mạng và tài sản cũng sẵn sàng theo Đảng, theo Bác Hồ để đánh đuổi quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước. Từ đó, nhân dân theo Đảng, theo Bác Hồ cho đến ngày toàn thắng. Chiến thắng Đồng Dương cũng là ngay từ đầu của cuộc chiến tranh đặc biệt kết thúc, chuyển sang cuộc chiến tranh cục bộ khi mà Mỹ ồ ạt đổ quân vào miền Nam nước ta. Trận Đồng Dương chứng minh rằng cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của quân và dân huyện Thăng Bình thể hiện ngay từ đầu là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân tham gia đánh giặc trên các mặt trận, giác ngộ lòng yêu nước trong lòng dân, từ đó dân tự nguyện tham gia đóng góp sức người, sức của cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, không phân biệt già trẻ, gái trai, tuổi tác, miễn có lòng yêu nước gia nhập vào đoàn quân giải phóng, giết giặc lập công, có người đã trở thành anh hùng dũng sĩ. Dân bảo đảm lương thực, thực phẩm tại chỗ, lúc này quân giải phóng chỉ dựa vào dân, chưa có sự chi viện từ hậu phương miền Bắc; nhân dân tham gia tải thương, chôn cất liệt sĩ. Chiến thắng Đồng Dương còn tác động rất lớn tới chiến trường miền Nam, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. 73  Chiến thắng Đồng Dương  2- Bài học kinh nghiệm. Mỗi trận đánh thắng lợi hay thất bại trước tiên người chỉ huy phải nắm chắc tình hình địch - ta, địa hình, biết được ý định tác chiến của quân địch từ đó hạ quyết tâm chính xác, kịp thời. Trong trận Đồng Dương, đơn vị tham gia trực tiếp là Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 Quân khu 5 và lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam, huyện Thăng Bình đã nắm chắc tình hình địch, biết được ý định hành quân của địch, từ đó quyết định dừng tấn công đồn Việt An mà tập trung đánh quân giải tỏa, kéo địch từ công sự ra ngoài để tiêu diệt, phối hợp hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng, các cánh quân, giữa bội đội chủ lực với bộ đội địa phương, dân quân du kích và nhân dân các xã vùng Tây Thăng Bình. Vận dụng thế trận lòng dân và chiến tranh nhân dân như lời Bác từng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” đã tạo nên thế trận vững chắc cho trận Đồng Dương. Công tác trinh sát là tai mắt của người chỉ huy trong trận này, trinh sát đã vận dụng các biện pháp trinh sát luồn sâu vào hậu phương địch để nắm tình hình từ gốc, lực lượng quân báo nhân dân ngày đêm không rời quân địch. Trinh sát vô tuyến điện theo dõi hơi thở, lời nói của địch, hệ thống đài quan sát phủ kín trận địa trinh sát trực tiếp bám nắm, dẫn bộ đội vào các mục tiêu kịp thời, chính xác, bí mật bảo đảm tốt cho các mũi, các hướng tấn công giành thắng lợi. Thông tin là mạch máu của người chỉ huy trong mọi trận 74  Chiến thắng Đồng Dương  đánh. Hệ thống thông tin liên lạc bị hạn chế do đường dây điện thoại chạy bộ là chính nhưng thông tin vẫn bảo đảm phục vụ kịp thời cho chỉ huy các cấp. Khi địch đánh phá đường dây thông tin, người chiến sĩ trinh sát phải vượt qua làn mưa bom bão đạn của địch để nối lại đường dây thông tin thông suốt phục vụ cho chỉ huy. Nhiều đồng chí hy sinh ngay trên đường dây mình đang nối. Chiến thắng Đồng Dương là minh chứng sinh động chi tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh cấp trên, đánh theo tiếng súng, đánh theo hiệp đồng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 1, Sư đoàn 2, Quân khu 5 làm nên truyền thống “đã đi là đến, đã đánh là thắng”. 75  Chiến thắng Đồng Dương  TỔ CHỨC ĐẢM BẢO QUÂN Y TRONG CHIẾN THẮNG ĐỒNG DƯƠNG Đại tá, Bác sĩ Nguyễn Xuân Lân1 Sau Chiến thắng Ba Gia (5/1965), Vạn Tường (8/1965), phong trào cách mạng Quảng Ngãi, Quảng Nam phát triển mạnh mẽ. Ta đã phá tan hệ thống ấp chiến lược của địch, vùng giải phóng đã được mở rộng xuống tận vùng ven biển (phía Đông đường số 1) và các vùng sát đô thị. Địch chỉ còn chiếm được một số đường chiến lược quan trọng, đồng thời chúng ra sức củng cố và phát triển thêm các điểm, các chốt để bảo vệ. Lực lượng ta không chỉ hoạt động chiến đấu ban đêm như trước mà cả về ban ngày, đóng quân trong các vùng giải phóng, đồng bằng, sát các cứ điểm, quận lỵ. Trước nguy cơ suy sụp nhanh chóng của ngụy quân, ngụy quyền, đế quốc Mỹ buộc phải chuyển từ chiến lược “Chiến tranh đặc biệt ” sang “Chiến tranh cục bộ”. Giữa năm 1965, đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh và quân chư hầu trực tiếp tham chiến tại miền Nam Việt Nam, trước hết ở Đà Nẵng, Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh Tháng 11-1965, Khu ủy, Quân khu ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định mở chiến dịch tiêu diệt Chi khu quân sự Hiệp 1 Thầy thuốc nhân dân, Nguyên Chủ nhiệm Quân y Quân khu 5. 76  Chiến thắng Đồng Dương  Đức, bao vây cứ điểm Việt An nhằm câu kéo quân địch vào khu chiến để tiêu diệt. Trong đợt hoạt động này, Trung đoàn 1 Sư đoàn 2 cùng quân và dân huyện Thăng Bình đã lập nên chiến công xuất sắc khi tập kích tiêu diệt một bộ phận lớn quân chủ lực ngụy tại khu vực Đồng Dương, bẻ gãy cuộc hành quân liên kết 118 của Mỹ- ngụy vào các ngày 08 và 09-12- 1965. Trong đợt hoạt động này, công tác đảm bảo quân y phục vụ chiến đấu được tiến hành có hiệu quả và có những đóng góp quan trọng vào chiến công chung của toàn chiến dịch. Tính đến cuối tháng 11-1965, đại bộ phận các xã thuộc các huyện Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Tam Kỳ... đã được giải phóng; các tổ chức Đảng, chính quyền tự quản, Mặt trận dân tộc giải phóng được thành lập; phong trào chiến tranh du kích đang phát triển mạnh. Cùng với đó, hệ thống cứu chữa kết hợp quân - dân y từ xã, huyện, tỉnh cũng từng bước được hình thành; truyền thống nuôi dưỡng thương bệnh binh của hội mẹ chị chiến sĩ và các đoàn thể được xây dựng từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp được phát huy mạnh mẽ đã góp phần giải quyết bước đầu những khó khăn trong công tác quân y khi quân ta bước vào chiến dịch. Để chuẩn bị chiến dịch, Đại đội quân y thuộc Trung đoàn được biên chế thành 2 bộ phận: Đội phẫu thuật đi cùng Trung đoàn, biên chế 25 người. Bệnh xá Trung đoàn biên chế 28 - 30 người với nhiệm vụ nuôi dưỡng và điều trị thương binh của Trung đoàn và các đơn vị phối hợp, được đặt ở phía sau. Ngoài ra còn có bộ phận cứu thương, y tá, y sĩ, đội phẫu sơ 77  Chiến thắng Đồng Dương  cứu trong đội hình Tiểu đoàn 70 ngay từ ngày đầu thành lập cũng là sự bổ sung đáng kể cho lực lượng quân y của Trung đoàn Ba Gia. Khi bước vào chiến dịch, thực hiện chỉ thị của Quân khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, ở Quảng Nam, Dân y chuyển cho Quân y Tỉnh đội 3 bệnh xá, mỗi bệnh xá từ 20 - 25 giường, khẩn trương xây dựng lán trại và đưa dần các bệnh xá lên 50 giường, nhưng chỉ có 2 y sĩ, 10 y tá cứu thương, 12 - 13 nhân viên hậu cần. Các bệnh xá tiếp cận các khu vực chiến đấu được xây dựng trong các khu rừng có tán cây che phủ; có nhiệm vụ thu dung thương bệnh binh của Trung đoàn, Sư đoàn, thay tuyến Quân khu. Khẩn trương tổ chức mạng lưới y tế trong vùng giải phóng, tổ chức lại các Bệnh xá huyện 10 - 15 giường, Bệnh xá tỉnh do bác sĩ phụ trách ở ngay thôn 3 xã Phước Cẩm (huyện Tiên Phước) tiếp nhận thương bệnh binh của Trung đoàn 1 cùng với Bệnh xá quân y Tỉnh đội Quảng Nam. Trước khi Trung đoàn I nổ súng tiến công chi khu quân sự- quận lỵ Hiệp Đức, Đội phẫu thuật Trung đoàn bố trí ở Phú Toản (Hiệp Đức) và Bệnh xá cách đội phẫu 1 km. Đội phẫu chủ yếu là phẫu thuật khẩn cấp, xử trí vết thương phần mềm, chuyển thương binh về bệnh xá điều trị. Tiểu đoàn Quân y Sư 2 triển khai 1 Bệnh xá ở An Vang, thu dung 50 thương binh, sau đó tăng lên 140 thương bệnh binh. Sau khi trận đánh kết thúc (19/11/1965), lực lượng quân y khẩn trương giải tỏa số thương binh Hiệp Đức còn lại và chuyển về Bệnh xá CK 120 của Tỉnh đội điều trị. 78  Chiến thắng Đồng Dương  Khi quân ta tiến công, bao vây cứ điểm Việt An (26/11-08 /11/1965), quân y Trung đoàn 1 tiến hành triển khai 1 Bệnh xá ở thôn 4 Phước Hà (Tiên Phước), dựa vào nhà dân để phục vụ. Chuyển đội phẫu thuật về Hưng Lộc (Nam Vinh Huy, Thăng Bình) triển khai phục vụ. Để bảo đảm phục vụ chiến dịch, lực lượng quân y được bố trí, triển khai các tuyến cứu chữa, vận chuyển theo hệ thống bậc thang: đại đội - tiểu đoàn - trung đoàn - sư đoàn - đội điều trị - bệnh xá Theo đó, tuyến đại đội được bố trí y tá, cứu thương, bám sát chiến sĩ, cấp cứu thương bệnh binh, dù là ban ngày, đưa thương binh về sau hoặc gửi vào nhà dân nuôi giấu, điều trị. Ở tuyến tiểu đoàn, lực lượng quân y được bố trí sau đội hình phục kích của tiểu đoàn 1 giờ, kiểm tra bổ sung băng bó, cố định, cầm máu có chất lượng, chú ý vết thương có thấu phổi, có điều kiện khâu kín vết thương hoặc băng ép chặt, ghi thương phiếu cụ thể. Trạm Quân y tiểu đoàn bố trí 1 quân y sĩ , 3 y tá cứu thương, chăm sóc, ăn uống, chống choáng, có mang theo sữa, đường cần thiết cho thương binh ăn nhẹ trước khi vận chuyển về Trung đoàn, Bệnh xá. Quân y Trung đoàn có 1 đại đội, chia làm 2 bộ phận. Đội phẫu thuật đi cùng, biên chế 25 - 26 người, 3 quân y sĩ, 8 y tá cứu thương, 2 hộ lý, 1 quản lý, 2 nuôi quân, 1 chính trị, 4 vận tải, 1 công vụ liên lạc. Chấp hành bố trí của tham mưu, chỉ thị của Chủ nhiệm Hậu cần chuyển đội phẫu về Hưng Lộc (Nam chợ Vinh Huy, Thăng Bình) để triển khai phục vụ, một bộ phận được bố trí tại Bệnh xá Phước Hà. 79  Chiến thắng Đồng Dương  Ở tuyến tỉnh có bệnh xá quân y, bệnh xá dân y. Đây là nơi điều trị thương binh cuối cùng. Dân y, tổ chức các bệnh xá tỉnh, huyện, tiếp nhận chủ yếu thương bệnh binh nặng, ban kinh tài bảo đảm tài chính, lương thực, ban y tế chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật. Qua quá trình chiến đấu của Trung đoàn, công tác bảo đảm cứu chữa thương binh,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfn_i_dung_1_0991.pdf
Tài liệu liên quan