Chế tạo cộng hợp ochratoxin-Albumin huyết thanh bò bằng phương pháp ester hoạt hóa trong môi trường micelle

Tài liệu Chế tạo cộng hợp ochratoxin-Albumin huyết thanh bò bằng phương pháp ester hoạt hóa trong môi trường micelle: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 117 CHẾ TẠO CỘNG HỢP OCHRATOXIN-ALBUMIN HUYẾT THANH BÒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ESTER HOẠT HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG MICELLE Dương Ngọc Diễm*, Đỗ Thị Kim Yến*, Nguyễn Thị Nguyệt Thu* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ochratoxin A (OTA) là hapten nên không có tính sinh miễn dịch. Do đó, cần gắn OTA với 1 chất có tính sinh miễn dịch để kích thích tạo kháng thể đặc hiệu. Việc lựa chọn phương pháp cộng hợp và xác định hiệu suất cộng hợp đóng vai trò đặc biệt quan trọng để chế tạo được cộng hợp tốt nhất và dự đoán sớm kết quả gây miễn dịch. Mục tiêu: Lựa chọn phương pháp thích hợp để tạo cộng hợp, xác định mật độ gắn OTA lên albumin huyết thanh bò (Bovine Serum Albumin, BSA) và đánh giá đáp ứng kháng thể tạo thành của cộng hợp OTA-BSA tự tạo so với OTA-BSA thương mại. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế thực nghiệm, OTA được cộng hợp vào BSA bằng phương pháp ester hoạt hóa trong môi trường micelle. Xác định hiệu suất cộng hợp OTA lên...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chế tạo cộng hợp ochratoxin-Albumin huyết thanh bò bằng phương pháp ester hoạt hóa trong môi trường micelle, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 117 CHẾ TẠO CỘNG HỢP OCHRATOXIN-ALBUMIN HUYẾT THANH BÒ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ESTER HOẠT HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG MICELLE Dương Ngọc Diễm*, Đỗ Thị Kim Yến*, Nguyễn Thị Nguyệt Thu* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ochratoxin A (OTA) là hapten nên không có tính sinh miễn dịch. Do đó, cần gắn OTA với 1 chất có tính sinh miễn dịch để kích thích tạo kháng thể đặc hiệu. Việc lựa chọn phương pháp cộng hợp và xác định hiệu suất cộng hợp đóng vai trò đặc biệt quan trọng để chế tạo được cộng hợp tốt nhất và dự đoán sớm kết quả gây miễn dịch. Mục tiêu: Lựa chọn phương pháp thích hợp để tạo cộng hợp, xác định mật độ gắn OTA lên albumin huyết thanh bò (Bovine Serum Albumin, BSA) và đánh giá đáp ứng kháng thể tạo thành của cộng hợp OTA-BSA tự tạo so với OTA-BSA thương mại. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế thực nghiệm, OTA được cộng hợp vào BSA bằng phương pháp ester hoạt hóa trong môi trường micelle. Xác định hiệu suất cộng hợp OTA lên BSA trực tiếp bằng phương pháp hấp phụ quang, so sánh với phương pháp gián tiếp sử dụng 2,4,6-trinitrobenzensulfonic acid (TNBS). So sánh OTA- BSA tự tạo với OTA-BSA thương mại (3OTA/BSA theo công bố của nhà sản xuất) bằng cách gây miễn dịch trên thỏ và đánh giá khả năng đáp ứng bằng cột sắc kí ái lực miễn dịch (immuno affinity chromatography, IAC). Kết quả: OTA cộng hợp lên BSA với mật độ gắn của cộng hợp OTA-BSA được xác định bằng phương pháp hấp phụ quang là 5OTA/BSA. Phương pháp TNBS không xác định được mật độ gắn OTA lên BSA do nhiễu phổ của OTA. Dung lượng cột IAC tương ứng OTA-BSA tự tạo và thương mại lần lượt là 150 ng và 50 ng. Kết luận: Phương pháp hấp phụ quang là đơn giản và thích hợp để xác định hiệu suất cộng hợp OTA lên BSA. Phương pháp cộng hợp trong môi trường micelle tạo được cộng hợp OTA-BSA với tỉ lệ gắn 5OTA/BSA và hiệu giá kháng thể cao hơn so với OTA-BSA thương mại (3OTA/BSA). Từ khóa: cộng hợp OTA-BSA, ester hoạt hóa, micelle ngược, TNBS ABSTRACT PREPARE OF OTA-BSA CONJUGATE BY ACTIVATED ESTER METHOD IN THE MICELLAR MEDIUM Duong Ngoc Diem, Đo Thi Kim Yen, Nguyen Thi Nguyet Thu * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 3- 2019: 117 – 123 Background: Ochratoxin (OTA) is hapten that only elicit an immune response when attached to a large carrier protein such as BSA with a relevant method. To prepare an effective hapten-protein conjugate for the desired immune response, it is important to select an optimize conjugate method and characterize the resulting hapten-protein conjugates and to determine the hapten density on carrier protein. Objectives: OTA conjugated to Bovin serum albumin (BSA). Determination of the molar ratio and evaluation of immune response of OTA-BSA vs commercial conjugate. Methods: Experimental design, coupling OTA with BSA by the activated ester method in the micellar medium. The OTA-BSA conjugates were determined by direct spectrophotometry and compare with indirect method using TNBS. Immune responses of OTA-BSA conjugate and commercial OTA-BSA were compared by using immune affinity chromatography column (IAC). * Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Dương Ngọc Diễm ĐT: 0909966780 Email: ngocdiem99s@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 118 Results: OTA was successfully conjugated to BSA. The OTA/BSA molar ratio of the conjugate by spectrophotometric method was 5OTA/BSA. TNBS method gave no data because of interfering of OTA spectrum. The IAC capacity of self-produced and commercial OTA-BSA conjugate was 150 and 50 ng, respectively. Conclusions: The spectrophotometric method was relevant and simple to detemine the molar ratio of OTA- BSA conjugate. The OTA-BSA conjugate prepared in the micellar medium gave the ratio 5OTA/BSA and the antibody activity was higher than the commercial OTA-BSA (3OTA/BSA). Keywords: OTA-BSA conjugate, activated ester method, reversed micellar, TNBS method ĐẶT VẤN ĐỀ Các phân tử nhỏ (hapten) như độc tố vi nấm, kháng sinh, không có tính sinh miễn dịch nên không tạo được đáp ứng miễn dịch trên động vật thí nghiệm khi tiêm trực tiếp(3). Do đó, cần cộng hợp chúng với một protein mang có tính sinh miễn dịch để kích thích tạo kháng thể. Một quy trình cộng hợp lý tưởng khi tạo được liên kết ổn định, cộng hợp không bị mất hoạt tính và dễ thực hiện(2). Hapten trong trường hợp này là ochratoxin (OTA) một độc tố vi nấm, tan rất ít trong nước nên quá trình cộng hợp được thực hiện trong dung môi. Một phương pháp tối ưu đã được phát triển là cộng hợp hapten vào albumin huyết thanh bò (bovine serum albumin, BSA) bằng phương pháp ester hoạt hóa trong môi trường micelle(5). Việc sử dụng môi trường này có một số ưu điểm: (a) protein ưa nước và hapten kỵ nước dễ dàng kết hợp thành dung dịch đồng nhất vì protein hòa tan trong AOT micelle và hapten nằm trong lượng dung môi lớn; (b) protein vẫn giữ nguyên cấu trúc và chức năng trong micelle; (c) các protein bị biến tính có thể dễ dàng tách khỏi hỗn hợp phản ứng bằng phương pháp tủa với acetone; (d) số lượng phân tử hapten liên kết với một phân tử BSA có thể được kiểm soát bởi thể tích micelle dựa trên lượng nước được thêm vào dung dịch micelle. Mật độ OTA của cộng hợp là thông số quan trọng để xác định hàm lượng và chất lượng kháng thể tạo thành. Hiệu giá kháng thể đặc hiệu cao được hình thành khi số lượng hapten tối ưu trên protein mang là 5 - 30 phân tử(2). Chính vì vậy, đánh giá được hiệu suất cộng hợp đóng vai trò đặc biệt quan trọng để lựa chọn được cộng hợp tốt nhất và dự đoán sớm kết quả gây miễn dịch. Để kiểm tra hiệu suất cộng hợp, sử dụng phương pháp đo độ hấp phụ trực tiếp của cộng hợp OTA-BSA tại bước sóng đặc trưng của OTA và so sánh với chuẩn OTA. Một phương pháp gián tiếp khác cũng được sử dụng để xác định số lượng nhóm -NH2 đã tham gia cộng hợp bằng phản ứng trinitrophenyl hóa với 2, 4, 6 - trinitrobenzensulfonic acid (TNBS)(4). Mục tiêu của nghiên cứu Lựa chọn phương pháp thích hợp để tạo cộng hợp, xác định mật độ gắn OTA lên BSA và đánh giá đáp ứng kháng thể tạo thành của cộng hợp OTA-BSA tự tạo so với OTA-BSA thương mại. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Động vật thí nghiệm: 6 thỏ. Ochratoxin A, AOT (Docusate sodium salt), BSA, DCC (N,N’-dicyclohexyl carbodiimide), NHS (N-hydroxysuccinimide), TNBS và cộng hợp OTA-BSA thương mại (tỉ lệ gắn 3 mol OTA/ 1 mol BSA) được cung cấp bởi Sigma. Dung môi hữu cơ (octane, N,N’-dimethyl formamide (DMF), acetone) và đệm phosphate, carbonate đạt chuẩn phân tích. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Thực nghiệm so sánh. Cộng hợp Ochratoxin A vào BSA bằng phương pháp ester hoạt hóa trong môi trường micelle ngược Hòa tan 10 mg OTA trong 330 l dung môi DMF chứa 6,1 mg DCC và 4,5 mg NHS. Để dung dịch phản ứng ở nhiệt độ phòng. Ly tâm, thu nước nổi. Hút 2,5 ml dung dịch BSA 13 mg/ml Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 119 trong đệm phosphate, pH = 7,5 cho vào 2 ml dung dịch Docusate sodium salt 0,3 M/Heptane. Sau đó, thêm 330 l OTA đã ester hóa vào hỗn hợp BSA. Khuấy dung dịch. Tủa dung dịch sau cộng hợp bằng 3 thể tích acetone. Ly tâm, thu tủa. Hòa tan tủa trong dung dịch PBS. Nồng độ dung dịch cộng hợp OTA- BSA được xác định bằng phương pháp Bradford với chất chuẩn là BSA. Thí nghiệm đối chứng OTA-BSA (-) được thực hiện song song chỉ với BSA trong các điều kiện xác định. Xác định số phân tử OTA gắn lên 1 phân tử BSA của cộng hợp OTA-BSA tạo thành Phương pháp hấp phụ quang trực tiếp Chuẩn bị các dung dịch OTA 5 ppm, OTA- BSA chứng âm và cộng hợp OTA-BSA. Mỗi dung dịch lặp lại 3 lần. Tiến hành quét phổ từ 200-550 nm để quan sát sự thay đổi về phổ hấp phụ của dung dịch OTA-BSA. So sánh mức độ hấp phụ của chuẩn OTA và OTA trên cộng hợp OTA-BSA để tính số phân tử OTA gắn trên 1 phân tử BSA. Số phân tử OTA trên 1 phân tử BSA = ×ẩ× ẩ×.×[] Trong đó: AOTA-BSA: độ hấp phụ của OTA-BSA tại bước sóng OTA. AOTA chuẩn: độ hấp phụ của OTA chuẩn. (OTA chuẩn): nồng độ OTAchuẩn (mg/ml). (OTA-BSA): nồng độ OTA-BSA (mg/ml). 66000: trọng lượng phân tử BSA (g/mole). 403,81: trọng lượng phân tử OTA (g/mole). Phương pháp gián tiếp sử dụng TNBS Cho vào ống nghiệm lần lượt các dung dịch sau: 0,5ml TNBS 0,01%, 0,5ml Na2SO3 0,05M, 0,5ml NaHCO3 0,1 M, pH 8,5, 0,25ml mẫu OTA- BSA 0,2mg/ml. Thực hiện lặp lại 3 lần. Ủ ở 70°C trong 15 phút, tránh sáng. Để nguội đến nhiệt độ phòng. Đo dung dịch tại bước sóng 402nm (quét 250 - 550 nm). Hiệu suất cộng hợp OTA lên BSA được tính theo công thức sau: Hcộng hợp (%) = ứ ứ 100 Số phân tử OTA trên 1 phân tử BSA = Hcộng hợp x35*. (*) Trên phân tử BSA có 35 nhóm NH2 có thể tham gia phản ứng. Ống đối chứng được thực hiện song song lặp lại tương tự nhưng chỉ chứa TNBS và các đệm tương ứng. Tạo kháng thể kháng OTA Gây miễn dịch trên thỏ bằng cộng hợp OTA- BSA tự tạo và thương mại Hai nhóm 3 thỏ được gây miễn dịch dưới da 3 lần bằng cộng hợp OTA-BSA với hàm lượng 100, 75, 50 g trong tá chất. Mũi tiêm đầu tiên trong tá chất toàn phần và cách nhau mỗi 4 tuần bằng tá chất bán phần. 2 tuần sau mũi tiêm cuối, thu máu và kiểm tra sự hiện diện của kháng thể kháng OTA. Một nhóm 3 thỏ được gây miễn dịch tương tự, sử dụng cộng hợp OTA-BSA thương mại. Kiểm tra kháng thể kháng OTA Tinh chế kháng thể bằng ammonium sulfate từ huyết thanh các thỏ đã được gây miễn dịch (25 ml huyết thanh/thỏ). Đối với kháng thể của mỗi thỏ thực hiện như sau: Loại bỏ kháng thể kháng BSA bằng cột CNBr-Sepharose 4B-BSA. Cộng hợp kháng thể sau tinh chế lên gel Sepharose (10 mg kháng thể/ml gel). Nén vào mỗi cột sắc ký 0,1 ml gel. Cho mẫu trắng (dung dịch đệm không có OTA) và dung dịch đệm có OTA với lượng 500 ng đi qua hai cột sắc kí ái lực miễn dịch bắt OTA khác nhau (cột IAC). Phân tích dịch thu được sau giai đoạn rửa giải từ hai cột IAC bằng phương pháp HPLC với đầu dò huỳnh quang. KẾT QUẢ Cộng hợp OTA vào BSA OTA được cộng hợp vào BSA bằng phương pháp ester hoạt hóa trong môi trường micelle. Sau cộng hợp, OTA-BSA được thu lại bằng cách Field Code Changed Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 120 tủa trong dung môi hữu cơ nên OTA dư sau phản ứng được loại bỏ. Nồng độ OTA-BSA sau phản ứng được định lượng bằng phương pháp Bradford với chất chuẩn là BSA và hiệu suất thu hồi BSA đạt 28,87%. Như vậy phần lớn BSA bị mất đi qua bước tủa trong dung môi hữu cơ. Bảng 1: Hiệu suất thu hồi BSA sau phản ứng cộng hợp (n=3) Lượng BSA phản ứng (mg) 33 Lượng BSA thu lại sau phản ứng theo Bradford (mg) 9.384 Hiệu suất thu hồi BSA (%) 28.44 Sau khi cộng hợp vào BSA, mật độ gắn OTA lên BSA được xác định theo hai phương pháp hấp phụ quang trực tiếp và gián tiếp sử dụng TNBS. Phương pháp hấp phụ quang thông qua việc quét phổ từ 250 - 550nm cho thấy đỉnh phổ đặc trưng của OTA dịch chuyển tương ứng với các dung dịch có pH khác nhau là pH 4,0, pH 7,0 và pH 8,5 (hình 1). Căn cứ vào sự dịch chuyển đỉnh phổ của OTA và tăng mật độ quang tương ứng, chúng tôi chọn dung dịch OTA-BSA ở cả pH 7 và 8,5 để xác nhận sự hiện diện của OTA trên BSA và sử dụng kết quả quét phổ ở pH 8,5 để ước tính số lượng phân tử OTA gắn trên 1 phân tử BSA. Kết quả được xác định trong trường hợp này là 5 phân tử OTA/phân tử BSA, cao hơn so với cộng hơp OTA-BSA thương mại (3 phân tử OTA/phân tử BSA) (hình 2). Phương pháp sử dụng TNBS không xác định được hiệu suất của cộng hợp vì độ hấp phụ của OTA-BSA sau phản ứng với TNBS cao hơn độ hấp phụ của OTA-BSA chứng âm với TNBS ở cùng hàm lượng BSA (hình 3). Hình 1: Phổ hấp phụ OTA trong các dung dịch đệm pH 4,62, pH 7 và pH 8,5 (n=3) a b Hình 2: Phổ hấp phụ của OTA, OTA-BSA (+) và OTA-BSA (-) trong đệm phoshat pH 7 (a) và đệm NaHCO3 pH 8,5 (b). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 121 Hình 3: Phổ hấp phụ sau phản ứng TNBS của OTA- BSA (+), OTA-BSA (-) và blanc (n=3) Khả năng đáp ứng miễn dịch của cộng hợp OTA-BSA tự tạo và thương mại Để đánh giá hiệu quả của cộng hợp OTA- BSA tự tạo, cộng hợp OTA-BSA tự tạo (5OTA/BSA) và thương mại (3OTA/BSA) được gây đáp ứng miễn dịch trên 2 nhóm thỏ (3 thỏ cho mỗi nhóm). Tất cả các con thỏ được gây miễn dịch đều cho phản ứng dương với kháng nguyên BSA (hình 4). Các thỏ này được chọn và thực hiện tiếp qui trình gây miễn dịch để thu kháng thể có ái lực cao đối với kháng nguyên gây miễn dịch. Kháng thể tạo thành được tinh chế, loại bỏ kháng thể kháng BSA và sử dụng tạo cột IAC (mỗi kháng thể thỏ làm 3 cột). Xác định khả năng tóm bắt OTA của cột IAC bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao với đầu dò huỳnh quang. Kết quả tóm bắt OTA của cột IAC từ cộng hợp OTA-BSA tự tạo và thương mại lần lượt là 150ng và 50ng (Bảng 2). Bảng 2: Khả năng tóm bắt OTA của cột IAC từ OTA-BSA tự tạo và thương mại (n=3) IAC từ OTA-BSA tự tạo IAC từ OTA-BSA thương mại Số phân tử OTA/BSA 5 3 Nồng độ kháng thể (mg/ml gel) 10 10 Thể tích gel trên cột (ml) 0.1 0.1 Lượng OTA qua cột (ng) 500 500 Dung lượng bắt OTA (ng) 150 50 Hình 4: Phản ứng khuếch tán kép trên thạch giữa BSA và huyết thanh thỏ BÀN LUẬN Cộng hợp OTA vào BSA Cộng hợp được sử dụng để sản xuất kháng thể đặc hiệu với hiệu giá cao nên chứa 5-30 phân tử hapten liên kết với một phân tử protein mang(2). Hapten trong trường hợp này là độc tố vi nấm ochratoxin, tan rất ít trong nước nên quá trình cộng hợp được thực hiện trong môi trường micelle(5). Số lượng OTA gắn lên BSA được xác định bằng phương pháp đo hấp phụ quang trực tiếp của cộng hợp OTA-BSA tại bước sóng đặc trưng của OTA và so sánh với chuẩn OTA. Một phương pháp gián tiếp cũng được sử dụng để xác định số lượng nhóm -NH2 đã tham gia cộng hợp bằng phản ứng trinitrophenyl hóa với 2, 4, 6 - trinitrobenzensulfonic acid (TNBS)(4). Phương pháp hấp phụ quang thông qua việc quét phổ từ 250 - 550nm cho thấy đỉnh phổ đặc trưng của OTA dịch chuyển tương ứng với các dung dịch có pH khác nhau. Đỉnh của OTA trong acid yếu pH 4.0 là ~330nm, trong dung dịch trung tính pH 7,0 là 330nm và 380nm, dung 1. Huyết thanh thỏ trước khi gây miễn dịch 2. Huyết thanh thỏ sau mũi tiêm nhắc lại thứ 1 3. BSA Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 122 dịch kiềm pH 8,5 là ~380nm (hình 1). Sự chuyển dạng phổ khi thay đổi pH là do tính chất mở vòng của OTA (hình 5). Tại pH 4, OTA tồn tại ở dạng proton hóa tương ứng với đỉnh ở 333nm. Tại pH 7, OTA tồn tại ở hai dạng: proton hóa và dianion tương ứng với đỉnh 333nm và 380nm. Ở pH 8.5, OTA chuyển sang dạng dianion và dạng OTA mở vòng (OP-OTA) khiến cho phổ OTA dịch chuyển sang bước sóng cao hơn (khoảng 380nm) với sự tăng hấp phụ mol tương ứng. Ở pH 12, tất cả chuyển về dạng OP-OTA và phổ dịch chuyển sang bước sóng cao hơn (khoảng 385nm) với sự tăng mật độ quang tương ứng(1). Hình 5: Sự mở vòng OTA (tạo thành OP-OTA) trong điều kiện kiềm(1) Căn cứ vào sự dịch chuyển đỉnh phổ của OTA, chúng tôi chọn dung dịch OTA-BSA ở cả pH 7 và 8,5 để xác nhận sự hiện diện của OTA trên BSA và sử dụng kết quả quét phổ ở pH 8,5 để ước tính mật độ gắn OTA lên BSA. Tại pH 12, sự dịch chuyển phổ và mật độ quang cao hơn chỉ đối với OTA. Tuy nhiên, ở giá trị pH này chế phẩm cộng hợp OTA-BSA bị tủa nên không xác định được tỉ lệ cộng hợp. Đối với dung dịch OTA-BSA chứng âm ở pH 7 và pH 8,5, kết quả quét phổ cho thấy chỉ có một đỉnh hấp phụ duy nhất là 280 nm. Đối với cộng hợp OTA-BSA: bên cạnh đỉnh 280nm còn xuất hiện thêm đỉnh 333nm và 378nm ở pH 7, đỉnh 378nm ở pH 8,5. Đây là các đỉnh đặc trưng của OTA. Như vậy, OTA đã được gắn vào BSA bằng phương pháp ester hoạt hóa trong môi trường micelle. Mật độ gắn OTA lên BSA được xác định là 5 phân tử OTA/phân tử BSA, cao hơn so với cộng hơp OTA-BSA thương mại (3 phân tử OTA/phân tử BSA) (hình 2). Phương pháp sử dụng TNBS không xác định được hiệu suất của cộng hợp vì độ hấp phụ của OTA-BSA sau phản ứng với TNBS cao hơn độ hấp phụ của OTA-BSA chứng âm với TNBS ở cùng hàm lượng BSA (hình 4). Như đã bàn luận, OTA trong dung dịch pH kiềm 8,5 có đỉnh hấp phụ cao bắt đầu từ 325nm kết thúc tại 425nm (OTA 5ppm có đỉnh hấp phụ tại 378nm với OD = 0,2053). Hỗn hợp dung dịch phản ứng TNBS có pH ≈ 9 nên gây nhiễu làm tăng giá trị mật độ quang và xác định hiệu suất cộng hợp bằng TNBS tại bước sóng khoảng 335nm hoặc 402nm sẽ cho đánh giá sai lầm. Do đó, phương pháp hấp phụ quang trực tiếp sẽ được sử dụng để ước tính mật độ gắn OTA lên BSA. Khả năng đáp ứng miễn dịch của cộng hợp OTA-BSA tự tạo và thương mại Thỏ được gây đáp ứng miễn dịch với cộng hợp OTA-BSA tự tạo và cộng hợp thương mại sẽ cho kháng thể đặc hiệu với cả OTA và BSA. Giai đoạn đầu gây miễn dịch, ái lực kháng thể còn yếu, theo dõi đáp ứng miễn dịch của phân tử lớn BSA dễ hơn nhiều so với phân tử nhỏ OTA. Sử dụng kỹ thuật khuếch tán kép trên thạch để kiểm tra đáp ứng với BSA. Kỹ thuật này có độ nhạy thấp nên các thỏ cho kết quả dương tính là các thỏ có kháng thể kháng BSA cao (mg/ml) và được chọn để thu kháng thể. Sau mũi tiêm cuối, ái lực của kháng thể đã cao, tiến hành kiểm tra khả năng tóm bắt OTA của kháng thể bằng phương pháp IAC bao gồm: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học 123 tinh chế kháng thể, loại bỏ kháng thể kháng BSA và gắn kháng thể lên gel tạo cột IAC. Cho OTA chuẩn qua cột và xác định khả năng tóm bắt OTA của kháng thể trên cột IAC bằng phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao với đầu dò huỳnh quang. Kết quả tóm bắt OTA của cột IAC từ cộng hợp OTA-BSA tự tạo và thương mại lần lượt là 150ng và 50ng (Bảng 2). Hiệu giá kháng thể đặc hiệu cao được hình thành khi số lượng hapten tối ưu trên protein mang là 5 - 30 phân tử(2). Như vậy, cộng hợp OTA-BSA tự tạo có mật độ gắn phù hợp theo công bố và đáp ứng miễn dịch trên thỏ tạo kháng thể kháng OTA có hiệu giá cao hơn OTA-BSA thương mại. KẾT LUẬN Chúng tôi đã chế tạo được cộng hợp OTA- BSA bằng phương pháp ester hoạt hóa trong môi trường micelle và xác định được tỉ lệ gắn là 5OTA/BSA bằng phương pháp hấp phụ quang trực tiếp. Cộng hợp tạo thành có khả năng tạo kháng thể đặc hiệu với OTA và dung lượng tóm bắt OTA là 150ng cao hơn so với kháng thể từ cộng hợp thương mại là 50ng. ĐỀ NGHỊ Chúng tôi đề nghị tiến hành cộng hợp lượng lớn để gây miễn dịch tạo kháng thể đặc hiệu với OTA là tiền đề cho việc sản xuất cột sắc kí ái lực miễn dịch bắt OTA dùng tách chiết ochratoxin A trong thực phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bazin I et al (2013). Impact of pH on the Stability and the Cross- Reactivity of Ochratoxin A and Citrinin. Toxins, 5(12): 2324-2340. 2. Hermanson GT (2013). Bioconjugate techniques, 3rd edition. Elsevier Science Publishing Co Inc, San Diego, United States. 3. Meulenberg EP (2012). Immunochemical Methods for Ochratoxin A Detection: A Review. Toxins, 4(4):244-266. 4. Yatsimirskaya EA et al (1993). Preparation of conjugates of progesterone with bovine serum albumin in the reversed micellar medium. Steroids, 58(11):547-550. 1. Venkataramana M et al (2015). Development of sandwich dot- ELISA for specific detection of Ochratoxin A and its application on to contaminated cereal grains originating from India. Frontiers in Microbiology, 6(511):1-11. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 04/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019 124 GIÁ TRỊ HOẠT ĐỘ ADENOSINE DEAMINASE TRONG ĐÁNH GIÁ HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA Huỳnh Thị Ngọc Ánh*, Võ Nguyên Trung**, Lâm Vĩnh Niên*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Adenosine deaminase được xem là dấu ấn cho tình trạng đề kháng insulin; tuy nhiên chưa có nghiên cứu về giá trị của hoạt độ enzyme này trong hội chứng chuyển hoá. Mục tiêu: Xác định nồng độ adenosine deaminase ở người mắc hội chứng chuyển hóa so với nhóm người bình thường không có hội chứng chuyển hóa. Tìm hiểu mối liên quan và tương quan giữa hoạt độ adenosine deaminase với các thành tố của hội chứng chuyển hóa. Phương pháp: 60 bệnh nhân khám sức khỏe có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa và 60 người bình thường không có hội chứng chuyển hóa được tiến hành đo hoạt độ adenosine deaminse. Kết quả: Giá trị của hoạt độ adenosine deaminase của bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa cao hơn so với nhóm chứng. Có mối tương quan thuận của hoạt độ adenosine deaminase với nồng độ triglyceid, glucose, chu vi vòng bụng và có mối tương quan nghịch của hoạt độ adenosine deaminase với nồng độ của HDL-C. Kết luận: Định lượng hoạt độ adenosine deaminase có thể giúp phát hiện sớm bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa và góp phần ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Từ khoá: adenosine deaminase, hội chứng chuyển hóa ABSTRACT VALUE OF SERUM ADENOSINE DEAMINASE LEVEL IN METABOLIC SYNDROME Huynh Thi Ngoc Anh, Vo Nguyen Trung, Lam Vinh Nien * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 3- 2019: 124-128 Background: Adenosine deaminase is a marker for insulin resistance; however, the its value on metabolic syndrome has not been investigated. Objective: To determine serum adenosine deaminase concentration in people with metabolic syndrome, comparing with the group without metabolic syndrome. We also explore the relationship between the activity of adenosine deaminase and the components of metabolic syndrome. Methods: 60 outpatients qualified with the criteria for metabolic syndrome and 60 control people were recruited. Blood adenosine deaminase activity was determined. Result: The level of the adenosine deaminase activity of patients with metabolic syndrome was higher than the control group. There was a positive correlation of adenosine deaminase activity with blood triglyceride and glucose levels, abdominal circumference and negative correlation of adenosine deaminase activity with HDL-C levels. Conclusion: Determination of adenosine deaminase activity may help to early detect patients with the metabolic syndrome and prevent possible complications. Key words: adenosine deaminase, metabolic syndrome *Khoa Xét nghiệm Y học, Trường Đại học Kỹ thuật Y–Dược Đà Nẵng **Khoa Ngoại, Cơ sở 2, BV Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh-Khoa Điều dưỡng Kỹ thuật y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Lâm Vĩnh Niên ĐT: 0988846972 Email: nien@ump.edu.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf117_8776_2166302.pdf
Tài liệu liên quan