Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại một phòng khám đa khoa

Tài liệu Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại một phòng khám đa khoa: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 205 CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI MỘT PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Nguyễn Thị Phương Thảo*, Nguyễn Trần Tố Trân*, Nguyễn Văn Trí* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém có khuynh hướng gia tăng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi (NCT). Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ CLGN ban đêm kém bằng chỉ số Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) và buồn ngủ quá mức ban ngày bằng thang điểm Epworth Sleepiness Scale (ESS); mối liên quan giữa CLGN kém với các bệnh lý nội khoa, thói quen sinh hoạt của bệnh nhân cao tuổi tại một phòng khám đa khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân ≥ 60 tuổi đến khám tại phòng khám đa khoa Nhân Trang, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06/2016- 06/2017. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang. Kết quả: ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 144 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân cao tuổi tại một phòng khám đa khoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 205 CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI TẠI MỘT PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Nguyễn Thị Phương Thảo*, Nguyễn Trần Tố Trân*, Nguyễn Văn Trí* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém có khuynh hướng gia tăng và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi (NCT). Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ CLGN ban đêm kém bằng chỉ số Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) và buồn ngủ quá mức ban ngày bằng thang điểm Epworth Sleepiness Scale (ESS); mối liên quan giữa CLGN kém với các bệnh lý nội khoa, thói quen sinh hoạt của bệnh nhân cao tuổi tại một phòng khám đa khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân ≥ 60 tuổi đến khám tại phòng khám đa khoa Nhân Trang, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06/2016- 06/2017. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang. Kết quả: Có 308 bệnh nhân tham gia, tỷ lệ CLGN ban đêm kém 87,34% và buồn ngủ quá mức ban ngày 13,90%. Bệnh lý và thói quen có ảnh hưởng tiêu cực đến CLGN là bệnh thận mạn (p = 0,010), thoái hóa khớp (p < 0,001), uống cà phê (p = 0,045) và tiếng ồn (p = 0,015). Thói quen có ảnh hưởng tích cực đến CLGN là tập thể dục (p = 0,002). Kết luận: Tỷ lệ CLGN ban đêm kém rất cao, có liên quan đến bệnh thận mạn, thoái hóa khớp, uống cà phê, tiếng ồn và tập thể dục. Từ khóa: CLGN-Chất lượng giấc ngủ, PSQI-Pittsburgh Sleep Quality Index, ESS-Epworth Sleepiness Scale ABSTRACT SLEEP QUALITY AND ASSOCIATED FACTORS AMONG ELDERLY PATIENTS AT A GENERAL CLINIC Nguyen Thi Phuong Thao, Nguyen Tran To Tran, Nguyen Van Tri * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 199 - 204 Background: Poor sleep quality in the elderly has been tending to increase. It negatively affects the elderly’s quality of life. However, the prevalence of poor sleep quality in Vietnam has not been elucidated. Objectives: To investigate the prevalence of poor sleep quality by the Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) and the prevalence of excessive daytime sleepiness by the Epworth Sleepiness Scale (ESS); then determine the association between poor sleep quality and medical conditions as well as daily habits of elderly patients at a general clinic in Ho Chi Minh City. Method: Patients ≥ 60 years old at Nhan Trang Clinic, District 10, Ho Chi Minh City from June 2016 to June 2017. Method: cross-sectional study. Results: The study was conducted on a sample of 308 patients. The prevalence of poor sleep quality was 87.34% and the prevalence of excessive daytime sleepiness was 13.90%. Medical conditions and daily habits that had negative impact on sleep quality were chronic kidney disease (p = 0.010), osteoarthritis (p < 0.001), drinking coffee (p = 0.045) and noisy sleep environment (p = 0.015). Habit that had positive impact on sleep quality was exercising (p = 0.002). * Bộ môn Lão khoa – Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Phương Thảo ĐT: 01685658306 Email: bsphuongthaotv@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 206 Conclusions: The prevalence of poor sleep quality was very high, and was influenced by chronic kidney disease, osteoarthritis, drinking coffee, noisy sleep environment and exercising. Key words: Sleep quality, PSQI, ESS ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ lệ chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém tăng lên theo tuổi. Khoảng 50% người cao tuổi (NCT) gặp vấn đề về giấc ngủ(8,9). Tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tỷ lệ người mất ngủ trên 50 tuổi chiếm 37% tổng số bệnh nhân tại khoa Lão – Tâm thần kinh(2). Cho đến nay, ít nghiên cứu về CLGN ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân có CLGN kém trong cộng đồng chưa có. Xuất phát từ thực tế trên, để có những số liệu ban đầu về tình trạng giấc ngủ ở người cao tuổi, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đặc điểm rối loạn giấc ngủ người cao tuổi tại một phòng khám đa khoa ở Thành phố Hồ Chí Minh”. Từ đó, nghiên cứu này được thực hiện với các mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát Khảo sát CLGN NCT tại một phòng khám đa khoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu cụ thể Xác định tỷ lệ NCT có CLGN ban đêm kém bằng chỉ số PSQI (Pittsburgh Sleep Quality Index) và tỷ lệ buồn ngủ quá mức ban ngày bằng thang điểm ESS (Epworth Sleepiness Scale). Xác định mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ ban đêm kém với các bệnh nội khoa đi kèm và các thói quen sinh hoạt của NCT. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả bệnh nhân ≥ 60 tuổi đến khám tại phòng khám Đa khoa Nhân Trang (427 Bà Hạt – Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh) đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân bệnh tâm thần thuộc nhóm loạn thần đã được chẩn đoán trước đó và đang điều trị. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Theo nghiên cứu của tác giả Mollayeva T. trên 9284 NCT trong cộng đồng thì tỷ lệ CLGN kém với điểm PSQI > 5 là 36%(11). Áp dụng vào công thức tính cỡ mẫu: 2 1 /2 2 P 1 P n Z d (Z1-α/2 = 1,96; d = 0,05; tỷ lệ CLGN kém P). Cỡ mẫu tối thiểu phải lấy của nghiên cứu là 89 bệnh nhân. Thu thập dữ liệu Các bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu được thực hiện 2 bảng câu hỏi PSQI và ESS. Gọi là có CLGN kém khi điểm PSQI > 5 và có buồn ngủ quá mức ban ngày khi điểm ESS ≥ 10. Các yếu tố dịch tễ, tiền căn bệnh lý nội khoa và các thói quen sinh hoạt được ghi nhận từ hồ sơ bệnh án phỏng vấn trực tiếp. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Các tỷ lệ được so sánh bằng kiểm định chi bình phương (tỷ suất chênh OR với khoảng tin cậy 95%). Các mối tương quan được phân tích bằng hồi quy đơn biến và đa biến. KẾT QUẢ Đặc điểm dân số nghiên cứu Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu Từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2017, có 308 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu tham gia nghiên cứu. Đặc điểm dịch tễ n (%) Tuổi Trung vị: 71 (Nhỏ nhất: 60, Lớn nhất: 91) Giới Nam 104 (33,8) Nữ 204 (66,2) Nơi sinh sống TP. Hồ Chí Minh 179 (58,1) Ngoài TP. Hồ Chí Minh 129 (41,9) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 207 Đặc điểm dịch tễ n (%) Trình độ học vấn Mù chữ – Cấp 1 99 (32,1) Cấp 2 93 (30,2) Cấp 3 74 (24,0) Đại học – Cao đẳng trở lên 42 (13,6) Tình trạng hôn nhân Độc thân 36 (11,7) Ly dị 46 (14,9) Có gia đình 226 (73,4) Người sống cùng Con cháu 127 (41,2) Vợ chồng 126 (40,9) Một mình 55 (17,9) Đặc điểm CLGN theo chỉ số PSQI và ESS Bảng 2: Đặc điểm chất lượng giấc ngủ CLGN ban đêm Điểm PSQI trung bình ± SD 9,81 ± 4,52 (0 - 21) Tỷ lệ CLGN kém (PSQI > 5) 83,74% Buồn ngủ quá mức ban ngày Điểm ESS trung bình ± SD 4,86 ± 4,7 (0 - 24) Tỷ lệ có buồn ngủ quá mức ban ngày (ESS ≥ 10) 13,7% Bảng 3. Tần suất các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ theo PSQI Các yếu tố ảnh hưởng giấc ngủ trong vòng 1 tháng qua Không có lần nào (%) Ít hơn 1 lần/tuần (%) 1-2 lần/tuần (%) ≥3 lần/tuần (%) Không thể ngủ trong vòng 30 phút 13,0 17,9 23,1 46,1 Thức giấc lúc nửa đêm hoặc quá sớm vào buổi sáng 16,9 11,7 50,6 20,8 Phải thức dậy vào nhà vệ sinh 44,5 2,6 16,6 36,4 Khó thở 82,1 7,8 7,5 2,6 Ho hoặc ngáy to 59,4 24,0 12,7 3,9 Cảm thấy quá lạnh 56,2 29,5 13,0 1,3 Cảm thấy quá nóng 56,8 3,9 39,3 0,0 Gặp ác mộng 40,9 47,4 6,5 5,2 Cảm thấy đau 38,6 11,7 41,2 8,4 Lý do khác 42,9 15,3 28,2 13,6 Sử dụng thuốc ngủ 56,5 21,8 8,8 13,0 Gặp khó khăn để giữ cho đầu óc tỉnh táo khi lái xe, ăn uống hay tham gia các hoạt động xã hội 45,1 21,1 28,6 5,2 Gặp khó khăn để duy trì hứng thú hoàn thành các công việc Không gặp khó khăn gì Cũng hơi khó Ở chừng mực nào đó cũng khó khăn Đó là một khó khăn lớn 47,1 26,3 19,2 7,5 Đánh giá chung về chất lượng giấc ngủ Rất tốt Tương đối tốt Tương đối kém Rất kém 11,7 48,7 33,8 5,8 Bảng 4. Đặc điểm bảy yếu tố giấc ngủ theo PSQI 7 yếu tố PSQI (%) Điểm trung bình ± SD Chất lượng giấc ngủ chủ quan Rất tốt 11,7 1,34 ± 0,76 Tương đối tốt 48,7 Tương đối kém 33,8 Rất kém 5,8 Thời gian vỗ giấc Rất tốt 6,8 2.02 ± 0.93 Tốt 22,1 Kém 33,8 Rất kém 37,3 Thời gian ngủ cả đêm > 7 giờ 6,8 1,79 ± 0,85 ≥ 6-7 giờ 27,9 ≥ 5-6 giờ 44,5 < 5 giờ 20,8 Hiệu quả của giấc ngủ ≥ 85% 27,9 1,36 ± 1,09 75 – 84% 27,3 65 – 74% 25,3 ≤ 65% 19,5 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 208 7 yếu tố PSQI (%) Điểm trung bình ± SD Các yếu tố ảnh hưởng giấc ngủ Không có lần nào 1,3 1,39 ± 0,53 Ít hơn 1 lần/ tuần 58,5 1-2 lần/ tuần 39,3 ≥ 3 lần/ tuần 0,6 Sử dụng thuốc ngủ Không có lần nào 56,5 0,78 ± 1,062 Ít hơn 1 lần/ tuần 21,8 1-2 lần/ tuần 8,8 ≥ 3 lần/ tuần 13,0 Bất thường hoạt động ban ngày Không có vấn đề 38,6 1,08 ± 0,987 Có một chút vấn đề nhỏ 20,8 Có ảnh hưởng đáng kể 34,4 Có ảnh hưởng rất nhiều 6,0 Bảng 5. Mối liên quan giữa CLGN ban đêm với các bệnh lý nội khoa cũng như thói quen sinh hoạt cá nhân và yếu tố môi trường ngủ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn Đơn biến Đa biến OR 95% CI p OR 95% CI p Tăng huyết áp 0,71 0,36 – 1,39 0,314 Bệnh mạch vành 1,64 0,89 – 3,02 0,115 2,25 0,96 – 5,25 0,062 Suy tim mạn 1,16 0,49 – 2,76 0,741 Bệnh lý mạch máu não 0,99 0,51 – 1,92 0,986 Bệnh phổi 1,43 0,66 – 3,10 0,367 Viêm loét dạ dày 3,07 1,55 – 6,08 0,001 1,24 0,51 – 2,99 0,635 Bệnh thận mạn 0,41 0,22 – 0,75 0,004 1,34 0,15 – 0,77 0,009 Thoái hóa khớp 5,59 2,90 – 10,78 <0,001 7,34 3,29 – 16,39 <0,001 Đái tháo đường 0,95 0,52 – 1,76 0,877 Tắt đèn 0,58 0,30 – 1,10 0,093 0,91 0,38 – 2,14 0,821 Đọc sách 0,98 0,45 – 2,16 0,962 Xem tivi 0,50 0,27 – 0,91 0,024 1,67 0,31 – 1,41 0,289 Uống trà 1,67 0,92 – 3,03 0,093 1,56 0,24 – 1,33 0,191 Uống cà phê 1,53 0,86 – 2,72 0,150 2,31 1,02 – 5,26 0,045 Uống rượu bia 1,01 0,49 – 2,10 0,969 Hút thuốc lá 2,46 1,11 – 5,46 0,026 1,66 0,59 – 4,68 0,341 Chơi thể thao 0,40 0,28 – 0,72 0,002 0,25 0,10 – 0,61 0,002 Môi trường ngủ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn 9,41 2,23 – 39,69 0,002 6,78 1,47 – 31,32 0,014 CLGN ban đêm kém có liên quan có ý nghĩa thống kê với bệnh thận mạn, thoái hóa khớp và các thói quen như: uống cà phê, tập thể dục và môi trường ngủ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. BÀN LUẬN Chất lượng giấc ngủ Trong tổng số 308 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tỷ lệ có CLGN ban đêm kém là 87,34% (điểm PSQI > 5). Kết quả này tương đồng với tác giả Nghiêm Thị Minh Châu (82,35%)(10), nhưng lại cao hơn rất nhiều so với các tác giả nước ngoài: Karaman S. và cộng sự (21,9%)(3), Lai Ping Poon (11,2%)(13). Nguyên nhân có thể do các mẫu dân số này thực hiện ngoài cộng đồng, ít bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý gây ảnh hưởng giấc ngủ; ngoài ra điều kiện sống cũng như môi trường, đời sống tinh thần và điều kiện sinh hoạt ở những nơi này tốt hơn so với ở Việt Nam. Khi đánh giá CLGN theo 7 yếu tố PSQI, bệnh nhân hầu như bị rối loạn ở tất cả các giai đoạn ngủ trong đêm. Rối loạn nặng nề nhất là khó đi vào giấc ngủ với trên 70% bệnh nhân đánh giá ở mức kém hoặc rất kém, với thời gian vỗ giấc trung bình là 57,3 ± 7,3 phút. Kết quả này tương đồng với tác giả Lê Việt Thắng(5) và Lai Ping Poon(13). Nguyên nhân có thể liên quan đến việc NCT thường đi ngủ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 209 theo thói quen chứ không phải vì buồn ngủ. Nhiều người cũng hay nhầm lẫn cảm giác mệt mỏi với cảm giác buồn ngủ vì vậy hay lên giường sớm. Hơn 90% bệnh nhân ngủ < 7 giờ/ đêm, trong đó có 20,8% chỉ ngủ 3 – 4 giờ/ đêm, không đảm bảo thời gian ngủ bình thường. Gần 40% bệnh nhân bị các yếu tố bất lợi ảnh hưởng giấc ngủ >1 lần/ tuần. Phải thức dậy vào nhà vệ sinh, thức giấc lúc nửa đêm hoặc quá sớm vào buổi sáng, cảm thấy nóng hoặc đau cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Kết quả này tương đồng với tác giả Lê Việt Thắng (33,5% bị ảnh hưởng >1 lần/ tuần)(5), Nguyễn Thanh Bình (90% mất ngủ > 3 ngày/ tuần)(12), Martin JL và cộng sự(7). Như vậy, tuổi cao cùng với những thay đổi về tâm sinh lý phối hợp thêm các bệnh lý mạn tính gây rất nhiều trở ngại cho giấc ngủ NCT. 45% bệnh nhân có hiệu quả giấc ngủ kém. Tỷ lệ này tương đương với kết quả của tác giả Lê Việt Thắng (49%)(5) nhưng lại cao gấp đôi so với tác giả Lai Ping Poon (26,2%)(13). Điều này do thời gian vỗ giấc của người Việt Nam dài hơn, trong khi thời gian ngủ được lại ít hơn rất nhiều. Các bất thường hoạt động ban ngày như ngủ gật, ngủ rũ, khó khăn trong việc giữ tỉnh táo hay duy trì hứng thú hoàn thành công việc hằng ngàygặp ở khoảng 60% bệnh nhân, cao hơn so với tác giả Lê Việt Thắng (15,5%)(5) và Lai Ping Poon (5,5%)(13). Điều này có thể do các bệnh nội khoa phối hợp gây trở ngại cho hoạt động hằng ngày. Khoảng 40% bệnh nhân sử dụng thuốc ngủ (bao gồm thảo dược, melatonin, nhóm Benzodiazepines và chống trầm cảm ba vòng). Kết quả này tương đương với tác giả Nguyễn Thanh Bình (46,9%)(11), nhưng lại cao hơn các tác giả nước ngoài như: Lai Ping Poon (5,5%)(13), Touitou Y (9%)(15), Su TP. (6,5%)(14). Điều này có thể do tập quán truyền miệng về cách dùng thuốc trong cộng đồng người Việt Nam cũng như ít khi được hướng dẫn về cách vệ sinh giấc ngủ trước khi chỉ định dùng thuốc. Trong nghiên cứu này, có 14% bệnh nhân có buồn ngủ quá mức ban ngày. Kết quả này cao hơn tác giả Nguyễn Thanh Bình (5,7%)(11), nhưng lại thấp hơn Lai Ping Poon (25%)(13), Chung K. (điểm ESS trung bình là 7,5 trên đối tượng khỏe mạnh và 13,2 trên bệnh nhân có ngưng thở do tắc nghẽn)(1). Như vậy, điểm ESS trên những bệnh nhân có rối loạn hô hấp cao hơn rất nhiều. Mối liên quan giữa CLGN ban đêm với các bệnh lý nội khoa cũng như thói quen sinh hoạt cá nhân Kết quả nghiên cứu cho thấy CLGN ban đêm bị tác động tiêu cực bởi bệnh thận mạn (p = 0,009) và thoái hóa khớp (p < 0,001). CLGN kém bị ảnh hưởng bởi bệnh lý thận mạn có thể được giải thích các cơ chế như: tình trạng thiếu máu, tăng huyết áp, suy dinh dưỡng, ứ đọng phosphate, rối loạn chuyển hóa calci, tăng ure máu Còn trong bệnh khớp mạn, tình trạng đau nhức, viêm cũng ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ. Việc tập thể dục có ảnh hưởng tích cực, trong khi uống cà phê và môi trường ngủ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn lại có ảnh hưởng tiêu cực đến CLGN. Chất caffeine trong cà phê không những gây kích thích hệ thần kinh trung ương mà còn làm giảm nồng độ Melatonin, do đó khiến người uống khó đi vào giấc ngủ hơn, ngủ ít đi và hay trở mình trên giường(6). Ngược lại, việc tập thể dục đều đặn giúp làm tăng tổng thời gian ngủ, làm ngắn thời gian tiềm tàng vào giấc ngủ(4). KẾT LUẬN Tỷ lệ bệnh nhân có CLGN kém rất cao tại phòng khám đa khoa (87,34%), do đó bác sĩ cần quan tâm hơn đến vấn đề này trong quá trình điều trị. Các bác sĩ cần tư vấn và điều trị tốt các vấn đề trong giấc ngủ ban đêm để bệnh nhân không bị ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Mặt khác, đứng trước một bệnh nhân có vấn đề về giấc ngủ, cần đánh giá giấc ngủ ở cả 2 khía cạnh ban đêm và ban ngày để có kế hoạch điều trị toàn diện. Khi điều trị bệnh nhân có bệnh thận mạn hay thoái hóa khớp, bác sĩ nên có thêm những đánh giá về CLGN. Đối với những bệnh nhân Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 210 cao tuổi, nên có lời khuyên hạn chế uống cà phê và tăng cường tập thể dục, chú ý đến vấn đề sắp xếp để môi trường ngủ luôn sạch sẽ, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn để có CLGN tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chung KF (2000), "Use of the Epworth Sleepiness Scale in Chinese patients with obstructive sleep apnea and normal hospital employees", Journal of Psychosomatic research. 49 (5), pp. 367-372. 2. Đỗ Thị Xuân Hương (2010), Những yếu tố liên quan đến mất ngủ ở người cao tuổi, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Karaman S, Karaman T, et al (2014), "Prevalence of sleep disturbance in chronic pain", Eur Rev Med Pharmacol Sci. 18 (17), pp. 475-481. 4. Koyanagi A, Noe Garin, et al. (2014), "Chronic conditions and sleep problems among adults aged 50 years or over in nine countries: a multi-country study", PLoS One. 9 (12), pp. 742. 5. Lê Việt Thắng và cộng sự (2011), "Nghiên cứu đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ", Tạp chí Y Dược học Quân sự, số 4, tr. 6-8. 6. Loiselle M, et al (2005), "Sleep disturbances in aging", Advances in Cell Aging and Gerontology, Elsevier, pp. 33-59. 7. Martin JL, Fiorentino L, et al (2010), "Sleep quality in residents of assisted living facilities: effect on quality of life, functional status, and depression", J Am Geriatr Soc. 58 (5), pp. 829-836. 8. Mollayeva T, Thurairajah P, et al (2016), "The Pittsburgh sleep quality index as a screening tool for sleep dysfunction in clinical and non-clinical samples: A systematic review and meta- analysis", Sleep Med Rev. 25, pp. 52-73. 9. Morin CM, et al (2011), The Oxford Handbook of Sleep and Sleep Disorders, Oxford University Press. 10. Nghiêm Thị Minh Châu (2012), "Rối loạn chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân bệnh lý tế bào nguồn tạo máu", Tạp chí Y học thực hành, số 686, tr. 55-58. 11. Nguyễn Thanh Bình, Lê Quang Cường (2009), "Nghiên cứu một số đặc điểm của giấc ngủ người cao tuổi", Tạp chí Y học thực hành, số 698, tr. 18-21. 12. Nguyễn Thanh Bình, Phạm Thắng (2008), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của rối loạn giấc ngủ tại Viện Lão khoa quốc gia", Tạp chí Y học thực hành, số 692, tr. 19-22. 13. Poon LP (2009), Sleep disturbance among community living elderly persons in Hong Kong, HKU Theses Online (HKUTO), The University of Hong Kong (Pokfulam, Hong Kong). 14. Su TP, et al. (2004), "Prevalence and risk factors of insomnia in community-dwelling Chinese elderly: a Taiwanese urban area survey", Aust N Z J Psychiatry. 38 (9), pp. 706-713. 15. Touitou Y (2007), "Sleep disorders and hypnotic agents: medical, social and economical impact", Ann Pharm Fr. 65 (4), pp. 230-238. Ngày nhận bài báo: 18/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchat_luong_giac_ngu_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan_cao.pdf
Tài liệu liên quan