Các biện pháp xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên học tập phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Tài liệu Các biện pháp xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên học tập phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn: Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 32 3.2. Với mục tiêu dạy học tập trung vào tính chủ động của người học trong đào tạo tín chỉ, tác động của GV với SV không chỉ qua phương pháp thuyết giảng tri thức mà cần được thể hiện qua hệ thống các phương pháp dạy học đa dạng, khuyến khích SV tự học, tự nghiên cứu. 3.3. GV cần chú trọng đến thực hành, phương pháp giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, nghiên cứu khoa học giúp cho SV có được phương pháp học tập và năng lực cần thiết cho công việc tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các chiến lược để dạy học có hiệu quả, Allan C. Ornstein & Thomas J. Lasley,II, Tài liệu tham khảo nội bộ. 2. Lý luận dạy học đại học, NXB đại học sư phạm, Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (2004) 3. Tài liệu tập huấn “Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet”- Trung tâm nghiên cứu giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục - Viện Nghiên cứu Giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM CÁC BIỆN PHÁP...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các biện pháp xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên học tập phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ tại thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 32 3.2. Với mục tiêu dạy học tập trung vào tính chủ động của người học trong đào tạo tín chỉ, tác động của GV với SV không chỉ qua phương pháp thuyết giảng tri thức mà cần được thể hiện qua hệ thống các phương pháp dạy học đa dạng, khuyến khích SV tự học, tự nghiên cứu. 3.3. GV cần chú trọng đến thực hành, phương pháp giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm, nghiên cứu khoa học giúp cho SV có được phương pháp học tập và năng lực cần thiết cho công việc tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các chiến lược để dạy học có hiệu quả, Allan C. Ornstein & Thomas J. Lasley,II, Tài liệu tham khảo nội bộ. 2. Lý luận dạy học đại học, NXB đại học sư phạm, Đặng Vũ Hoạt – Hà Thị Đức (2004) 3. Tài liệu tập huấn “Xây dựng chương trình đào tạo theo tín chỉ có sử dụng Internet”- Trung tâm nghiên cứu giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục - Viện Nghiên cứu Giáo dục Trường Đại học Sư phạm TP.HCM CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN TÀI NGUYÊN HỌC TẬP PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PGS.TSKH Bùi Loan Thùy, Giám đốc Thư viện Học viên cao học Lê Hồng Huệ Hiện nay các trường đại học đang diễn ra sự chuyển biến toàn diện về cách vận hành chương trình đào tạo, mô hình quản lý đào tạo cũng như cơ sở vật chất phục vụ học tập nhằm thực hiện Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 33 trên phạm vi toàn quốc được ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Một trong những yếu tố quan trọng về cơ sở vật chất có ảnh hưởng lớn tới chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ chính là nguồn tài nguyên học tập trong thư viện. Nguồn tài nguyên học tập này là những sưu tập có hệ thống các nguồn tin, các nguồn lực thông tin và các bộ sưu tập tài liệu khác phù hợp với các ngành, chuyên ngành đào tạo của từng trường, được phản ánh toàn diện trong bộ máy tra cứu thông tin của thư viện và được cập nhật thường xuyên, được bảo quản lâu dài. Nguồn tài nguyên học tập là niềm tự hào của thư viện đại học, có sức thu hút rất lớn đối với những SV tham gia học tập với thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm và tham khảo các tài liệu phù hợp với từng môn học, từng chuyên đề khác nhau. Sự định hướng của giảng viên từng môn học chỉ có hiệu quả thật sự khi đi liền với nguồn tài nguyên học tập phong phú trong thư viện để SV tự học, tự nghiên cứu là chính. Thông qua việc cung cấp thông tin và các dịch vụ trao đổi thông tin dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau, thư viện là nơi tạo các điều kiện cần thiết để duy trì sự tương tác diễn ra giữa các cặp “người dạy - người học”, “người dạy - người dạy”, “người học - người học”. Sự tương tác này sẽ ngày càng mạnh nếu có một nguồn tài nguyên học tập đầy đủ, bảo đảm tính cập nhật cao, theo sát các chương trình đào tạo đang được đổi mới, được chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển, được xử lý, sắp xếp, lưu trữ, tổ chức, quản lý một cách khoa học, khai thác sử dụng hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của giảng viên và SV trong học chế tín chỉ . Cũng như các thư viện đại học khác, Thư viện ĐHKHXH&NV - ĐHQG TP.HCM với nguồn tài nguyên học tập của mình chính là môi trường lý tưởng cho việc tự học, tự nghiên cứu của SV, phát huy tư duy sáng tạo của họ. Thư viện hiện là một trong những thư viện đại học phía Nam đi đầu trong việc phát triển nguồn tài nguyên học tập đặc biệt là nguồn tài nguyên học tập điện tử. Tính đến cuối tháng 9/2008, thế mạnh trong nguồn tài nguyên học tập của Thư viện ĐHKHXH&NV – ĐHQG TP.HCM so với các thư viện đại học khác chính là các bộ sưu tập tài liệu điện tử. Bên cạnh kho tạp chí lưu và kho báo - tạp chí hiện hành, kho sách bằng giấy (140.377 bản tài liệu) với nhiều ngôn ngữ khác nhau (Việt, Anh, Pháp, Hoa, Nga, Đức, Nhật), thư viện đã tổ chức và thường xuyên cập nhật các cơ sở dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. Thư viện đã tạo lập được một số cơ sở dữ liệu thư mục và toàn văn, đang phục vụ có hiệu quả cho giảng viên và SV như: - 5 CSDL thư mục (CSDL SACH, CSDL BAO-TAPCHI, CSDL LUANAN, CSDL CD-ROM; CSDL tóm tắt bài trích báo-tạp chí), trong đó CSDL SACH 45.113 biểu ghi phản ánh 107.645 bản sách; CSDL luận văn: 1513 biểu ghi phản ánh 2239 luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; CSDL giáo trình: 573 biểu ghi phản ánh 14.986 bản giáo trình; CSDL CD-ROM, VCD, DVD: 1274 biểu ghi; CSDL tên báo-tạp chí: 584 biểu ghi; CSDL trích báo-tạp chí: 12.635 biểu ghi. - 2 CSDL toàn văn (CSDL TAILIEUSOHOA, CSDL MONHOC) gồm 1.181.097 trang tài liệu, trong đó CSDL toàn văn sách gồm 1238 nhan đề (509.593 trang tài liệu); CSDL toàn văn luận văn/luận án gồm 865 nhan đề (115.806 trang tài liệu); CSDL toàn văn bài trích của 61 tạp chí phục vụ nghiên cứu (359.393 trang tài liệu); CSDL toàn văn giáo trình gồm 235 nhan đề (72.760 trang tài liệu); CSDL toàn văn báo cáo khoa học – đề tài nghiên cứu gồm 722 nhan đề (123.545 trang tài liệu); 769 nhan đề (1224 bản) tài liệu multimedia. Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 34 - CSDL toàn văn Sách tải xuống miễn phí trên mạng và CSDL toàn văn tạp chí điện tử trực tuyến tải xuống từ nguồn mua hoặc miễn phí: đã tải toàn văn 28.885 files (tên ebooks) với nhiều dạng file khác nhau ; 21.379 files (bài) của 41 tạp chí điện tử ngoại văn. Ngoài ra thư viện có 03 CSDL toàn văn từ nguồn mua: CSDL BAOCAOKHOAHOC, CSDL THUVIENDIENTU, CSDL TAPCHITIENGANH và kết nối với 14 CSDL của thư viện trung tâm ĐHQG TP.HCM. Việc xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên học tập hiện nay đòi hỏi thư viện phải trả lời được nhiều câu hỏi: - Nên đi theo hướng nào để có thể đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đọc, mượn tài liệu bắt buộc của SV trong khi nguồn kinh phí bị hạn hẹp?; - Thực hiện việc quản lý, cung cấp tài liệu, thông tin theo ngành học, môn học theo phương thức nào là tốt nhất cho SV?; - Thực hiện Luật sở hữu trí tuệ, Luật bản quyền tác giả như thế nào trong bối cảnh nhu cầu in sao, nhân bản của SV ngày càng tăng cao đối với cả nguồn tài liệu giấy và tài liệu điện tử?; - Thư viện phải làm gì khi nhu cầu chia sẻ nguồn tài nguyên học tập giữa giảng viên với SV, giữa SV với SV ngày càng mạnh? Nhu cầu này không bó hẹp trong khuôn khổ thư viện của trường mà có xu hướng ngày càng mở rộng ra nhiều thư viện, trung tâm thông tin khác nhau? v.v. Để có thể trả lời được các câu hỏi trên, Thư viện ĐHKHXH&NV- ĐHQG TP.HCM đã và đang tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau, xác định thứ tự ưu tiên của các biện pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả trong điều kiện đặc thù của mình. 1. Xem xét lại diện bổ sung và xây dựng chính sách bổ sung theo hướng sát hợp với các đề cương môn học theo tín chỉ đã được Hội đồng khoa học của các khoa, bộ môn thông qua và được nhà trường phê duyệt. Trong kế hoạch bổ sung của thư viện đặc biệt chú ý đến các môn học của từng ngành đào tạo. Thư viện tiến hành cập nhật danh mục tài liệu bắt buộc và danh mục tài liệu tham khảo từng môn học của tất cả môn học chung và các môn học chuyên ngành của các khoa, bộ môn. Do từng giảng viên có thể có những điều chỉnh, thay đổi hoặc bổ sung mới theo từng năm học, hoặc cùng một môn học có thể do các giảng viên khác nhau đảm nhiệm, họ có thể đòi hỏi SV đọc những tài liệu khác nhau, nên việc cập nhật các danh mục tài liệu bắt buộc và danh mục tài liệu tham khảo của từng môn học hết sức quan trọng. Việc cập nhật này chỉ có thể làm tốt nếu có sự hỗ trợ nhiệt tình của phòng đào tạo và các khoa, bộ môn để thư viện có thể nắm bắt kịp thời các thay đổi về chương trình, thay đổi trong danh mục tài liệu các giảng viên cung cấp cho SV theo từng học kỳ, kể cả học kỳ hè. 2. Nắm danh sách các giảng viên cơ hữu theo các môn học chung và chuyên ngành của các khoa, bộ môn, trình độ, học vị, học hàm, chức danh, số telephone của họ để khi cần thiết có thể liên hệ trực tiếp với giảng viên, đề nghị họ cho mượn các tài liệu đã giới thiệu với SV trên lớp mà thư viện không thể bổ sung được. Khi đã được giảng viên cho mượn, thư viện phải nhanh chóng số hóa các tài liệu này để phục vụ kịp thời cho SV và hoàn trả đúng hạn theo thỏa thuận với giảng viên. Đội ngũ giảng viên thường có nguồn tư liệu riêng từ các chuyến đi công tác, học tập ở trong nước và nước ngoài, dự các hội nghị, hội thảo khoa học. Vì vậy thư viện phải thiết lập mối quan hệ tốt với các giảng viên để bổ sung những tài liệu ít gặp trên thị trường Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 35 xuất bản. Phải thiết lập mối quan hệ thân thiện với các GS, PGS, TS, ThS. thường xuyên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành, đề tài nhánh cấp nhà nước, cấp trường, các giảng viên viết giáo trình, sách chuyên khảo, tài liệu tham khảo, bài báo khoa học để họ tư vấn về nguồn tài liệu chính thống và nguồn tài liệu xám cần bổ sung. 3. Điều chỉnh kịp thời chính sách bổ sung trên cơ sở quan hệ chặt chẽ với phòng đào tạo và phòng sau đại học để nắm vững sự biến động hàng năm về số lượng chuyên ngành đào tạo các bậc tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, các loại hình đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài; số lượng SV hệ chính quy, tại chức, học viên cao học, nghiên cứu sinh, số lượng SV quốc tế đang học tập tại trường; nắm bắt kịp thời chương trình khung, chương trình của hệ chính quy, hệ vừa học vừa làm, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành/chuyên ngành đào tạo của trường, kể cả các chương trình đặc biệt đối với những SV xuất sắc, các chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học về KHXH&NV, chuyên môn nghiệp vụ và các chương trình nâng cao kiến thức khác, các chương trình chuyển đổi và liên thông giữa các trình độ do trường thực hiện, các chương trình hợp tác nghiên cứu, chương trình liên kết đào tạo với các tổ chức nghiên cứu, cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế.... 4. Tăng cường khả năng thích ứng của nguồn tài nguyên học tập thông qua các sản phẩm và dịch vụ thông tin-thư viện. Hoàn thiện bộ máy tra cứu tìm tin hiện đại, chỉ dẫn một cách rõ ràng quyền và mức được phép khai thác các tài liệu, các nguồn tin, các bộ sưu tập. Chủ động cung cấp các điều kiện thuận lợi cho người sử dụng khai thác, truy cập một cách hợp pháp qua cổng thông tin với giao diện trên nền Web, với ngôn ngữ giao diện bằng tiếng Việt, tiếng Anh đến các cơ sở dữ liệu, ngân hàng dữ liệu, các nguồn tin theo yêu cầu của người dạy - người học. Cung cấp các công cụ trao đổi thông tin giữa người dạy - người dạy, người dạy - người học, người học - người học thông qua việc tổ chức các diễn đàn, hội thảo, phòng thảo luận nhóm.... 5. Phát triển mạnh kho học liệu cả dạng giấy và điện tử, phấn đấu đạt đầy đủ số đầu sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của người dạy - người học. Nâng cao tổng số đầu sách gắn với các ngành/chuyên ngành đào tạo có cấp bằng của trường. 6. Tập trung nhân lực để xây dựng hoàn chỉnh các loại cơ sở dữ liệu toàn văn đặc biệt quan trọng đối với học chế tín chỉ như CSDL toàn văn giáo trình, bài giảng, đề cương chi tiết các môn học; CSDL toàn văn đề tài nghiên cứu khoa học; CSDL toàn văn luận văn, luận án, CSDL toàn văn môn học. 7. Thiết kế các trang web tìm kiếm và chia sẻ thông tin về các hệ thống quản lý giáo trình và các sản phẩm thông tin trong môi trường điện tử. 8. Thực hiện việc hợp tác, chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện đại học cùng hệ thống và ngoài hệ thống trong môi trường mạng. 9. Nâng cao chất lượng các buổi hướng dẫn sử dụng thư viện, cách thức tra cứu tìm tin, sử dụng thiết bị đa phương tiện cho SV. Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện người dùng tin về kiến thức thông tin, tuyên truyền phổ biến rộng rãi các quy định về bản quyền tác giả. 10. Cán bộ thư viện với vai trò là người hỗ trợ cho giảng viên sẽ tư vấn cho SV xác định nhu cầu về nguồn tài nguyên học tập của mình, lập danh sách từ khóa, xác định các nguồn tin liên quan đến môn học, hướng dẫn nguồn tin cần truy cập để thu thập thông tin cần thiết (cả truyền thống và điện tử), xây dựng các chiến lược tìm tin đơn giản sử dụng Hội thảo khoa học Đổi mới phương pháp giảng dạy theo học chế tín chỉ tr. 36 toán tử AND, áp dụng các chiến lược tìm tin này vào việc tìm kiếm thông tin trong OPAC và các CSDL thư mục, các trang WEb, báo - tạp chí. Cán bộ thư viện sẽ tư vấn cho SV cách thức phân tích, tổng hợp thông tin, nhận xét đánh giá một cách có phê phán về chất lượng, tầm quan trọng của thông tin và sự phù hợp với nhu cầu/chủ đề đang theo học, suy nghĩ một cách có phê phán các thông tin thu thập được trong các tình huống khác nhau. Cán bộ thư viện còn hướng dẫn SV rèn luyện các kỹ năng cần có khi tự học, tự nghiên cứu như kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng lọc tin phù hợp với nhu cầu trên cơ sở đánh giá sự phù hợp, kỹ năng suy xét có phê phán. 11. Cải tiến việc tổ chức Cơ sở dữ liệu môn học, nhanh chóng hoàn thiện Cơ sở dữ liệu này để tạo điều kiện thuận lợi cho SV khai thác có hiệu quả CSDL MONHOC theo mô hình bên dưới. Thực hiện tốt các biện pháp kể trên chắc chắn thư viện ĐHKHXH&NV-ĐHQGTPHCM sẽ góp phần đào tạo ra những con người có khả năng suy nghĩ độc lập, tự tin, tự định hướng, tự kiểm soát tốt hơn quá trình học tập của mình, tạo thói quen sử dụng nguồn tài nguyên học tập để tiếp thu kiến thức một cách chủ động và trau dồi khả năng nghiên cứu, biết cách xác định và sử dụng các nguồn tin một cách có hiệu quả. Tài liệu tham khảo: 1. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. 2. Các số liệu thu thập từ thực tiễn quản lý Thư viện ĐHKHXH&NV-ĐHQGTPHCM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfc4_8283_2171749.pdf
Tài liệu liên quan