Báo cáo Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam

Tài liệu Báo cáo Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam: CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chính sách đổi mới, mở cửa và công nghiệp hóa đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sử dụng những lợi thế đó vào việc phát triển các nguồn hàng xuất khẩu ngày càng lớn, tiêu thụ tại thị trường các nước, mang lại một nguồn thu ngoại tệ ngày càng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa. Trong thời kì đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20% và cao hơn nữa, nên tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tăng rất cao. Nhất là từ khi Việt Nam là thành viên của WTO, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu; hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang 219 nước và nhập khẩu từ 151 nước là thành viên của WTO. Hoa Kỳ ở năm 2007 đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt ...

docx184 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam. Chính sách đổi mới, mở cửa và công nghiệp hóa đã mở ra cho Việt Nam những cơ hội mới để phát huy những lợi thế so sánh vốn có về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào, giá rẻ, sử dụng những lợi thế đó vào việc phát triển các nguồn hàng xuất khẩu ngày càng lớn, tiêu thụ tại thị trường các nước, mang lại một nguồn thu ngoại tệ ngày càng cao phục vụ cho tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa. Trong thời kì đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm tăng khoảng 20% và cao hơn nữa, nên tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tăng rất cao. Nhất là từ khi Việt Nam là thành viên của WTO, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam phát triển theo chiều rộng lẫn chiều sâu; hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang 219 nước và nhập khẩu từ 151 nước là thành viên của WTO. Hoa Kỳ ở năm 2007 đã trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Bảng: Cán cân thương mại quốc tế ở Việt Nam 1995- 2010 Đơn vị tính: triệu USD Năm Kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch nhập khẩu Nhập siêu Kim ngạch Tỷ lệ nhập siêu(%) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 6 tháng 2010 5448,9 7255,9 9185,0 9360,4 11541,4 14482,7 15029,2 16706,1 20149,3 26485,0 32447,1 39826,2 48389,0 62900,0 57570,0 32400,0 8155,4 11143,6 11592,3 11499,6 11742,1 15636,5 16217,9 19745,6 25255,8 31968,8 36761,1 44891,1 60827,4 75000,0 30640,0 38800,0 2706,5 3887,7 2407,3 2139,3 200,7 1153,8 1188,7 3039,5 5106,5 5483,8 4314 5064,9 12438,4 12100,0 3070,0 6700,0 49,7 53,6 26,2 22,9 1,7 8 7,91 18,19 25,34 20,71 13,30 12,72 25,71 19,23 11,13 20,9 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam Bảng:Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang các nước trên thế giới Năm EU ASEAN Hoa Kỳ XK NK XK NK XK NK 2002 3162,5 1840,6 2434,9 4769,2 2452,8 458,3 2003 3858,8 2472,0 2953,3 5949,3 3938,6 1143,3 2004 4962,6 2667,5 4056,1 7768,5 5024,8 1133,9 2005 5519,9 2588,2 5743,5 9326,3 5924,0 862,9 2006 6900,8 3001,2 6358,2 12544,8 7828,7 982,0 2007 9096 5140 7813,2 15889,2 10300 1900 2008 10853,0 5445,1 10194,8 18556,4 11600 985,7 2009 14387,2 6882,7 13984,2 21053,3 13028 12104 Nguồn: Niên giám thống kê , Bộ thương mại Việt Nam Chính sách “đa dạng hóa, đa phương hoá” quan hệ quốc tế đã giúp Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới và khu vực. Nếu như trước năm 1990, Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 40 nước, thì ngày nay nhờ thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, làm bạn, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, Ở thời điểm năm 2008 Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 235 nước trên thế giới, thực hiện chế độ tối huệ quốc với 165quốc gia và vùng lãnh thổ( trong đó có 151 nước thành viên WTO), trong đó có những nước và khu vực có nguồn vốn lớn, công nghệ cao và thị trường lớn: Mỹ, Nhật Bản,EU và các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ở Đông Á. Tốc độ và cơ cấu hàng xuất khẩu. Tốc độ phát triển hàng xuất khẩu. Nghiên cứu tốc độ phát triển xuất khẩu người ta thường nghiên cứu trên hai khía cạnh: mức gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm và tốc độ gia tăng xuất khẩu so với nhập khẩu. Qua nghiên cứu thấy kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều gia tăng mạnh. Nhất là trong 6 năm trở lại đây, tốc độ xuất khẩu luôn ở trên mức 20%/năm , đây là mức tăng trưởng cao so với thế giới. Bảng: Đánh giá mức độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam 2000- 2008 Năm Trị giá xuất khẩu ( triệu USD ) Mức độ tăng trưởng Tuyệt đối ( Tr.USD) Tương đối (%) 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 5448,9 7255,9 9185,0 9360,3 11541,4 14482,7 15029,2 16706,1 20149,3 26485,0 32447,1 39826,2 48389,0 62900,0 57096,2 +1394 +1807 +1595 +511 +2162 +2941,3 +546,5 +1676,9 +3443,2 +6335,7 +5962,1 +7379,1 +8562,8 +10611 +34,38 +33,17 +26,60 +1,9 +23,3 +25,5 +3,8 +11,2 +20,6 +31,4 +22,5 +22,7 +21,5 +21,5 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam Tốc độ xuất khẩu tăng cao là do những nguyên nhân sau: Cơ chế chính sách phát triển nên kinh tế nói riêng và chính sách ngoại thương ngày càng xây dưng hoàn thiện theo hướng đầy đủ, hội nhập, đảm bảo cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia thuận lợi vào hoạt động xuất khẩu. Nhà nước chủ trương : nền kinh tế phát triển theo hướng “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu ” cùng với những biện pháp hỗ trợ cụ thể về chính sách, về thuế, về vốn, lãi suất trợ giá,…là những động lực giúp xuất khẩu phát triên với tốc độ cao. Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài giúp cho nền ngoại thương Việt Nam phát triển mạnh. Tính đến hết năm 2009 Việt nam thu hút gần 10.000 dự án đầu tư FDI, các dự án tham gia mạnh vào hoạt động xuất khẩu chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mở rộng thị trường buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Việt Nam thực hiện xong chương trình cắt giảm thế quan có hiệu lực chung (CEFT) của AFTA từ năm 2006, cho nên nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN được giảm thuế, nên mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam ngày một tăng ở khu vực này. Các nhà doang nhiệp đầu tư mới công nghệ, nâng cao tay nghề và trình độ quản lý đã làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt nam mang tính cạnh tranh cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới. Cính phủ đã ký trên 100 hiệp định thương mai5song phương và đa phương, đã mở ra những thị trường xuất khẩu thuận lợi, nhờ đ1o mà kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng. Năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã góp phần tạo ra môi trường kinh doanh trong và ngoài nước cực kỳ thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chia thành 3 nhóm lớn: nông lâm thủy sản, nhiên liệu khoáng sản, nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tiến bộ. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cũng đã biến động theo chiều hướng tăng tỷ trọng hàng hoá công nghiệp chế biến và nông sản chất lượng cao. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,4 tỉ USD, tăng 22,4%, năm 2008 đạt 2,8 tỉ USD, tăng 16,6%; mặt hàng máy tính điện tử năm 2007 đạt 2,2 tỉ USD, tăng 27,5%, năm 2008 đạt 2,7 tỉ USD, tăng 22,7%. So sánh với 2 quý đầu năm 2009, trị giá xuất khẩu của nhiều nhóm hàng trong 6 tháng 2010 tăng cao. Hàng dệt may đạt hơn 4,82 tỷ USD, tăng 17,6%, tương ứng tăng 721 triệu USD; máy móc,thiết bị 1,38 tỷ USD tăng 69%, tương ứng tăng 563 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 803 triệu USD, tăng 115,2%; gỗ và sản phẩm gỗ 1,52 tỷ USD,tăng 34,1% tương ứng 387 triệu USD; máy vi tính và sản phẩm điện tử 1.54 tỷ USD, tăng 32,8%; thủy sản 2,02 tỷ USD, tăng 14,5%, tương ứng tăng 256 triệu USD;… Bảng: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam Nhóm ngành hàng Năm 2000 Năm 2005 Năm 2006 Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch (triệu USD) Tỷ trọng (%) 1.Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 2.Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp 3.Hàng nông nghiệp a.Nông sản b.Hàng lâm sản c.Thủy sản Tổng cộng 5382,1 4903,1 2563,3 155,7 1478,5 14482,7 37,2 33,9 17,7 1,1 10,1 100 11701,4 13293,4 4467,4 252,5 2732,5 32447,1 36,0 41,0 13,8 0,8 8,4 100 14000 16202 6266,1 3358,1 39826,2 35,2 40,7 15,7 8,4 100 Nguồn: Niên giám thống kê 2006 Nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn, chiếm vị trí cao trong hoạt động xuất khẩu của thế giới: xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới; cà phê : thứ 2; hạt tiêu đứng đầu thế giới; cao su và điều nhân đứng thứ 5 thế giới; giày dép, hàng may mặc và thủy sản đứng trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Một số thị trường lớn, tốc độ tăng cao sau khi vào WTO như Mỹ, năm 2007 đạt 10 tỉ USD, chiếm 20,7% thị phần và tăng 28%; năm 2008 đạt 11,6 tỉ USD, tăng 14,5%. Thị trường ASEAN năm 2007 đạt 8 tỉ USD, tăng 26%, năm 2008 đạt 10,2 tỉ USD, tăng 31% so năm 2007. Thị trường EU năm 2007 đạt 8,7 tỉ USD, tăng 24%, năm 2008 đạt 10 tỉ USD, tăng 15% so năm 2007. Thị trường Nhật Bản năm 2007 đạt 5,5 tỉ USD, năm 2008 đạt 8,8 tỉ USD, tăng 45% so với năm 2007…. Bảng: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các khu vực trên thế giới. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NHỮNG MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP. XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU. Thị trường sản xuất và tiêu thụ điều của thế giới. Dưới đây là con số thống kê và dự báo của Hiệp hội các Nhà chế biến lạc và trái cây thế giới (PNTA) về ngành hạt điều thế giới. Khu vực Tây Phi vẫn là nơi sản xuất điều thô chính (445.000 tấn). Tuy nhiên, thị phần cảu Châu Phi trong sản xuất điều thô sẽ giảm từ 36% xuống còn 28% vào năm 2010 và 2011. Năm 1996, Becnin mới xuất được khoảng 10.000 tấn điều, tăng lên tới 66.000 tấn (16 triệu euro) vào năm 2005, 70.000 tấn vào năm 2006 và tiếp tục tăng nhẹ vào những năm sau. Là loại cây trồng dễ tính và mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn thứ hai sau bông, cây điều của Becnin cung cấp loại hạt nổi tiếng về chất lượng nhờ thu hoạch đúng thời vụ, đặc biệt không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ấn Độ là nước nhập khẩu điều thô lớn nhất (580.000 tấn) và cũng là quốc gia chế biến và xuất khẩu điều nhân rất lớn của thế giới ( 5 triệu thùng). Sản xuất điều thô tại Ấn Độ (+ 65.000 tấn, đạt tổng sản lượng 475.000 tấn) có thể vượt sản lượng của khu vực Tây Phi ( + 20.000 tấn, với tổng sản lượng 465.000 tấn ). Xuất khẩu điều nhân từ Ấn Độ đã tăng mỗi năm khoảng 4% giai đoạn 2002-2006, chủ yếu nhờ xuất khẩu vào thị trường Châu Âu. Sản xuất điều thô thế giới có thể tăng 50% trong giai đoạn 2005-2010. Bảng: Thống kê và dự báo của PNTA. ĐVT: tấn. Tên nước Năm 2005 Năm 2010 Ấn Độ 400.000 700.000 Braxin 250.000 350.000 Việt Nam 350.000 600.000 Các nước Châu Á khác 75.000 150.000 Châu Phi 600.000 700.000 Tổng 1.675.000 2.500.000 Nguồn: website Bộ công thương www.Vinanet.com Bảng: Top 10 nước có kim ngạch xuất khẩu điều nhiều nhất thế giới năm 2008, 2006-2008. ĐVT: triệu USD. Nguồn: www.agro.gov.vn Trong số 10 nước này có đến 4 nước là Pháp, Ấn Độ, Hà Lan và Bỉ nằm trong danh sách top 10 nước nhập khẩu điều lớn nhất thế giới. Các nước này nhập khẩu điều thô ( HS code 080131 ), chế biến, sau đó lại tiến hành tái xuất khẩu thành phẩm ( HS code 080132 và 200819 ). Việt Nam tiếp tục là nước xuất khẩu hạt điều số một thế giới năm thứ 3 liên tiếp nếu xét về lượng và năm thứ 2 liên tiếp nếu xét về giá trị sau 15 năm tham gia vào thị trường điều thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của riêng Việt Nam đã chiếm tới 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của 10 nước cộng lại. Kim ngạch xuất khẩu của Philippin cũng tăng đáng kể, đưa nước này vươn lên vị trí thứ 3, đẩy Brazil và Hà Lan xuống vị trí thứ 4 và 5. Riêng trường hợp của Singapore, nước này không tham gia vào chuỗi sản xuất, chế biến, gia công hạt điều mà chỉ bắt đầu tham gia vào công đoạn xuất nhập khẩu, do nước này sỡ hữu một trong những hệ thống cảng biển lớn nhất Châu Á và hiệu quả thế giới. Kim ngạch xuất khẩu điều của nhiều nước trong năm 2009 tăng mạnh, Việt Nam tăng 42%, Ấn Độ tăng 37% và Philippin tăng 53% do được lợi về giá. Thị trường tiêu thụ điều của thế giới. Bắc Mỹ tiêu thụ khoảng 50%. Liên minh Châu Âu (EU) chiếm khoảng 29%. Các nước Châu Á chiếm khoảng 21%. Mỗi năm lượng cầu của thế giới tăng 4%.  Bảng: Thị trường tiêu thụ điều củ thế giới giai đoạn 2008 – đầu 2010. Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam. 10 quốc gia nhập khẩu điều lớn nhất thề giới đạt tổng giá trị nhập khẩu hơn 3.299,8 triệu USD năm 2009, tăng 20,7% so với năm 2008. Trong đó, Hoa Kỳ là nước dẫn đầu với 855,6 triệu USD, chiếm xấp xỉ 33% tổng kim ngạch nhập khẩu của 10 nước này và gấp 11,5 lần kim ngạch của nước đứng thứ 10 là Bỉ. Có thể coi Hoa Kỳ là ngành chủ chốt nhất của ngành điều thế giới khi mỗi năm nước này nhập khẩu khoảng 180 – 200 nghìn tấn nhân điều chế biến các loại chiếm khoảng 20 – 25% tổng nhập khẩu toàn thế giới. Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế năm 2008, nước này giảm tới 10,9% lượng điều nhập khẩu so với năm 2007. Tại thị trường Hoa Kỳ, điều Việt Nam chiếm khoảng 34% thị phần tính tới cuồi năm 2008, tăng 5% so với năm 2007 và đang có xu hướng tiếp tục tăng. Trong khi đó thị phần của điều Ấn Độ giảm từ mức 36% xuống còn 31%. Đây có thể coi là tin vui của ngành điều Việt Nam Bảng: Top 10 quốc gia có kim ngạch nhập khẩu điều lớn nhất thế giới năm 2008, 2006-2008. ĐVT: triệu USD. Nguồn: www.agro.gov.vn Bảng: Tỉ trọng thị phần điều của Việt Nam, Ấn Độ, Braxin tại thị trường Hoa Kỳ 2006 – 2009. ĐVT: % Nguồn: www.agro.gov.vn Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại thị trường Trung Quốc khi thị phần điều Việt Nam tăng dần từ 80% năm 2006 lên 87% năm 2007 và 190% năm 2009. Xét về điều kiện địa lý, Trung Quốc giao thương với Việt nam sẽ thuận tiện hơn là giao thương với Ấn Độ hoặc Brazil, do vậy hạt điều Việt Nam đang chiếm vị thế cao nhất tại thị trường làng giềng này. Bảng: Top 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu đứng đầu thế giới năm 2009 ( tăng trưởng 08/09). ĐVT: % Nguồn: www.agro.gov.vn Ấn Độ trước đây thường nhập điều thô từ Việt Nam, sau năm 1997 Việt Nam hạn chế xuất điều thô, Ấn Độ phải tìm các thị trường mới tại Châu Phi. Riêng Philippin là nhà nhập khẩu mới trên thị trường. Trước đây, nước này chủ yếu tự cung cấp điều nguyên liệu phục vụ chế biến, vài năm gần đây đã đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, do đó phải tăng nhập khẩu. 2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam. Thấy được giá trị kinh tế của cây điều, ngay từ những năm 1980, Đảng và Nhà nước đã bước đầu có sự quan tâm đến cây điều, đặc biệt là công nghệ chế biến điều xuất khẩu –tại Hội nghị ngoại thương tổ chức tại tỉnh Sông Bé (cũ) vào năm 1982, cố Thủ tướng Phạm Hùng đã chỉ đạo cho ngành ngoại thương phải tổ chức chế biến và xuất khẩu hạt điều. Phải đến năm 1990 ngành điều Việt Nam mới thực sự khởi sắc. Ngày 29/11/1990 Bộ trưởng Bộ NN và CN Thực phẩm (nay là Bộ NN và PT Nông thôn) đã có Quyết định số 346 /NN-TCCB/QĐ v/v: thành lập Hiệp hội cây điều Việt Nam với tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Cashew Association (VINACAS). Năm 1992, tức là chỉ một năm sau khi khai thông biên giới Việt - Trung, hạt điều Việt Nam đã có mặt tại thị trường đông dân nhất hành tinh này. Đặc biệt hơn là ngay từ khi Việt Nam – Hoa Kỳ chưa bình thường hoá quan hệ về mặt ngoại giao thì chúng ta đã có những lô hàng xuất khẩu nhân điều xuất khẩu trực tiếp qua thị trường Hoa Kỳ - đó là năm 1994. Năm 1996, Việt Nam chính thức ghi tên mình vào danh sách các quốc gia nhập khẩu hạt điều thô từ châu Phi.  Năm 2000-2001, VN trở thành nước có sản lượng điều thô đứng thứ hai thế giới. Năm 2002 - 2003, VN là nhà sản xuất, chế biến, XK lớn thứ hai thế giới.Ngày 14 tháng 1 năm 2003, Chủ tịch nước đã tặng ngành điều Huân chương Lao động Hạng 3 thời kỳ đổi mới.  Năm 2005, với kim ngạch XK trên 480 triệu USD, các nhà XK nhân điều đã đạt con số cao nhất trong lịch sử ngành điều, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điều lớn thứ 2 thế giới, sau Ấn Độ. Năm 2006, một tin vui lớn đã đến với những người trồng - chế biến - xuất khẩu điều Việt Nam - Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới. Năm 2007 ngành điều vẫn tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng rất cao 25% - cao hơn mức tăng trưởng bình quân của ngành Nông nghiệp. sản lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đã tăng lên mức 155.000 tấn và chiếm một nửa thị phần hạt điều thế giới.  Việt Nam đã vươn lên vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân, với sản lượng xuất khẩu điều nhân đạt 167.000 tấn, kim ngạch đạt 920 triệu USD trong năm 2008. Về sản xuất điều, Việt Nam đứng 2 trên thế giới (400.000 ha) so với Ấn Độ đứng đầu (800.000 ha) nhưng năng suất điều Việt Nam cao hơn Ấn Độ (Việt Nam 1 tấn/ha, Ấn Độ 0,8 tấn/ha). Khả năng tăng năng suất điều ở Việt Nam còn nhiều, có thể đạt 2 tấn/ha. Bảng: Tình hình sản xuất điều của Việt Nam năm 2007 – 2009. Năm 2007 2008 2009 Diện tích ( ha) 437.000 421.498 400.000 Sản lượng ( tấn) 400.000 350.000 550.000 Nguồn: Lao động số 52 ngày 25/3/2010. Diện tích tăng do kỹ thuật và công nghệ mới trồng điều trên vùng cát cũng đang mở ra triển vọng lớn cho việc mở rộng diện tích trồng điều ở Bình Phước, Bình Dương, Bình Thuận, Ninh Thuận, Phú Yên, Đồng Nai, Dak lak, Kon Tum, … Hạt điều Việt Nam hiện có mặt tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ và vẫn tiếp tục duy trì vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu. Sau 15 năm cạnh tranh trên thương trường, các nhà xuất khẩu (XK) hạt điều VN đã làm rạng danh đất nước khi vượt Ấn Độ, giành ngôi vị đứng đầu thế giới về XK Điều. Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam. Điều là một trong những cây trồng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đặc biệt sản phẩm điều xuất khẩu hầu như không bị cạnh tranh trên thị trường thế giới do nước ta đứng đầu xuất khẩu điều với thị phần trên dưới 50% (43% năm 2007, 51% năm 2008, 55% năm 2009 ). Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều. Vì thế, Năng suất bình quân trồng điều ở Việt Nam đã cao hơn 2 lần so với mức bình quân của thế giới, cao hơn cả Brazil và Ấn Độ. Giá thành một tấn hạt điều Việt Nam là 247 USD/T, trong khi của Ấn Độ là 544 USD/T và Brazil là 288 USD/T; Trong năm 2005, xuất khẩu nhân điều đã chiếm 54% sản lượng toàn thế giới. Nhiều doanh nghiệp chế biến điều của nước ta có công suất thiết kế 10.000 tấn hạt/năm. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo được uy tín với khách hàng ở các thị trường tiêu thụ lớn. Sau nhiều năm phát triển, học hỏi và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ Hạt Điều Việt Nam đã có thương hiệu trên thị trường thế giới không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng . Cụ thể: Năm 1995 có 190.300 ha thì sau 10 năm đã có 433.000 ha. Sản lượng hạt điều đạt 350.000 tấn. Cả nước có trên dưới 200 nhà máy chế biến, công suất 600.000 tấn/năm, xuất khẩu 115 tấn nhân, giá trị kim ngạch 500.000 USD. Riêng ngành chế biến xuất khẩu đã giải quyết việc làm cho 500.000 lao động. Theo Vinacas, nếu năm 1990 cả nước chỉ có 19 nhà máy chế biến hạt điều có công suất 14.000 tấn điều thô thì năm 2005 cả nước có 100 nhà máy với công suất chế biến 450.000 tấn. Nhiều nhà máy đã đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại, sản xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm như ISO 9000, HACCP... Hiện nay, ngành điều đang tạo việc làm cho 300.000 công nhân và hơn một triệu hộ nông dân trồng điều từ Đà Nẵng trở vào với diện tích 400.000 héc ta. Năm 2006, VN đã vượt Ấn Độ - "cường quốc" về cây điều - để trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về XK hạt điều. Chất lượng nhân điều VN cũng được ca ngợi là số 1, là thơm ngon hơn hẳn nhân điều của Ấn Độ, Brazil hay Tanzania...cả nước có 225 DN chế biến điều với gần 300 nhà máy, ngành điều Việt Nam đã có một bước tiến nhảy vọt khi xuất khẩu hạt điều đã qua sơ chế lên tới 130 ngàn tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 520 triệu USD(Trong khi Ấn Độ chỉ XK có 118.000 tấn nhân điều) chiếm 50% thị trường nhân điều thô thế giới. Với các thị trường lớn là Mỹ, EU, Trung Quốc, Hồng Kông, Canada. Đặc biệt, Mỹ là thị trường tiêu thụ lượng hạt điều lớn. Riêng năm 2006, xuất khẩu điều vào thị trường này đạt trên 40.000 tấn, chiếm trên 40% sản lượng điều xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc đứng vị trí thứ hai, chiếm 20% thị phần xuất khẩu; tiếp đó là thị trường các nước châu Âu 20%, 10% còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung Đông. Chính kết quả này đã đẩy VN lên ngôi vị XK nhân điều hàng đầu thế giới trong năm 2006.  Bảng: Xuất khẩu điều Việt Nam 8 tháng 2007. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam. Năm 2007, theo Bộ Công Thương, sản lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức 155.000 tấn và chiếm một nửa thị phần hạt điều thế giới. Với sản lượng xuất khẩu này, Việt Nam đã thu về 640 triệu USD trong năm 2007, tăng hơn 30% so với năm 2006. Thành tích cụ thể của năm 2007: Sản lượng điều thô trong nước: 350 000 tấn Nhập khẩu: 200 000 tấn . Sản lượng chế biến: 550.000 tấn . Sản lượng nhân xuất khẩu (khoảng) 152.000 tấn . Kim ngạch xuất khẩu (khoảng) 650 triệu USD. Trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt trên 36%; Trung Quốc 18%; Liên Minh châu Âu (EU) trên 20%... Năm 2008, với sản lượng xuất khẩu điều nhân đạt 167.000 tấn, kim ngạch đạt 920 triệu USD, tăng 16% về lượng và 42% về giá trị so với năm 2007, nước ta đứng đầu xuất khẩu điều với thị phần trên dưới 51%. Trong đó, xuất khẩu điều sơ chế là 162,6 nghìn tấn (879 triệu USD, tương đương 96,17% ), điều chế biến khoảng 4,2 nghìn tấn, số còn lại là nhân điều chưa chế biến. Năm thứ ba liên tiếp, Việt Nam vẫn vững vàng ở vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân. Bảng: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam theo tháng năm 2008. Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam. Giá xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt mức trung bình khoảng 5.406,4 USD/tấn, tăng 29% so với năm 2007 và tăng 22% so với mức giá trung bình 10 năm trở lại đây, tuy nhiên vẫn thấp hơn 15% so với mức cao nhất đạt được vào năm 1999 ( 6.324,3 USD/tấn ). Bảng: Giá điều thô trong nước và giá nhà điều xuất khẩu của Việt Nam, 1995 – 2008. ĐVT: USD/tấn. Nguồn: www.agro.gov.vn và VINACAS.  Tuy nhiên đến cuối năm 2008, thị trường rơi vào trạng thái suy thoái nghiêm trọng do ành hưởng của những tin tức xấu từ Hoa Kỳ, Đức và các nước Âu Mỹ, giá xuất khẩu của Việt Nam cũng theo đó tụt xuống mức 4.600 – 4.750 USD/tấn. Xu hướng đi xuống của thị trường diễn ra liên tục và kéo dài cho đến những tháng đầu năm 2009. Năm 2009, xuất khẩu điều của Việt Nam tăng 12% về lượng và 6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu 23.000 tấn điều, kim ngạch đạt 104 triệu USD.  Bảng: Giá xuất khẩu điều các loại của Việt Nam các tháng năm 2009. ĐVT: USD/tấn. Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam. Bảng: Giá xuất khẩu điều trung bình của Việt Nam tới một số thị trường chính trên thế giới năm 2009. ĐVT: USD/tấn. Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam. Bảng: Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam có kim ngạch lớn nhất năm 2009. ĐVT: triệu USD. Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam. Cơ cấu thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam. Về thị trường xuất khẩu, hạt điều Việt Nam được xuất khẩu đi khoảng hơn 90 thị trường và vùng lãnh thổ . Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất, chiếm 27% tổng thị phần xuất khẩu điều, tiếp đến là Trung Quốc 18% và Hà Lan 16,6%. Bảng: Cơ cấu thị trường xuất khẩu điều của Việt Nam năm 2008. ĐVT: % Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam. Bảng: Lượng và kim ngạch xuất khẩu điều của Việt Nam sang các thị trường chính 7 tháng đầu năm 2010. Nước T7/2010 7T/2010 Lượng Trị giá Lượng Trị giá Mỹ 4.265 21.293 40.553 188.374 Trung Quốc 3.225 15.718 26.526 115.891 Hà Lan 2.348 11.341 18.167 91.080 Ôxtrâylia 1.250 6.612 8.431 40.685 Anh 696 3.523 5.704 27.753 Canađa 347 1.720 3.635 17.746 Nga 426 2.034 3.031 14.210 Đức 240 1.123 1.969 9.449 Thái Lan 125 681 1.440 6.877 Italia 95 418 1.377 4.449 UAE 44 142 1.159 4.519 Đài Loan 107 594 823 4.466 Tây Ban Nha 70 410 791 4.175 Philippine 95 434 770 2.935 Nhật Bản 63 320 622 2.728 Hồng Kông 75 470 600 3.432 Singapore 78 391 586 2.517 Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam. 3. Những thuận lợi và khó khăn của ngành xuất khẩu điều. Những thuận lợi của ngành xuất khẩu điều Việt Nam. Là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, thổ nhưỡng và khí hậu của Việt Nam rất phù hợp cho sự phát triển của cây điều. Phân tích lợi thế cạnh tranh của hạt điều nước ta so với các nước cũng cho thấy, Việt Nam hội đủ 5 điều kiện cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh về các sản phẩm điều xuất khẩu. Cụ thể: Năng suất bình quân trồng điều ở Việt Nam đã cao hơn 2 lần so với mức bình quân của thế giới, cao hơn cả Brazil và ấn Độ; Giá thành một tấn hạt điều Việt Nam là 247 USD/T, trong khi của ấn Độ là 544 USD/T và Brazil là 288 USD/T; Nhiều doanh nghiệp chế biến điều của nước ta có công suất thiết kế 10.000 tấn hạt/năm. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã tạo được uy tín với khách hàng ở các thị trường tiêu thụ lớn. Nguồn lao động của Việt Nam nói chung và ngành điều nói riêng dồi dào và giá rẻ. Kỉ thuật chế biến có tỉ lệ thu hồi nhân nguyên của Việt Nam đạt 85% - 90%,Brazil và Ấn Độ chỉ đạt khoảng 60%. Sau nhiều năm phát triển, học hỏi và ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ Hạt Điều Việt Nam đã có thương hiệu trên thị trường thế giới không chỉ về số lượng mà còn cả về chất lượng . Nhà nước cũng luôn có sự quan tâm đặc biệt giành cho ngành điều, cụ thể: đã đưa ra các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Ví dụ: Vinacas đề nghị Chính Phủ xem xét áp dụng chính sách bù lãi suất (4% ) trung hạn cho các doanh nghiệp chế biến điều, mở rộng đối tượng cho vay hỗ trợ lãi suất. Vinacas cũng đề nhị Chính Phủ giảm 50% thuế giá trị gia tăng cho donh nghiệp chế biến điều ( như nguồn vốn hổ trợ để duy trì sản xuất kinh doanh và tìm thị trường xuất khẩu ) và xem xét giảm thuế nhập khẩu điều thô xuống còn 0,5% thay vì 5-7,5% như hiện nay. Những khó khăn của ngành xuất khẩu điều Việt Nam. Giá cả mua không ổn định, có thời điểm giá xuống rất thấp trong khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Sản lượng thu hoạch qua các năm cũng không bền vững, mà lúc giảm, khi tăng. Thí dụ: Năm 2006, sản lượng 340.000 tấn, năm 2007 là 400.000 tấn, nhưng năm 2008 giảm còn 350.000 tấn., năm 2009 thì 550.000 tấn. Năng suất điều lại tăng rất chậm và không ổn định, do nông dân trồng điều ít đầu tư thâm canh đúng kỹ thuật. Năng suất năm 2005 đạt 1,06 tấn/ha, năm 2006 giảm còn 0,9 tấn/ha, năm 2007: 1,03 tấn/ha và năm 2008 là 1,10 tấn/ha. Trong lúc đó, tổ chức chế biến lại hết sức manh mún và tự phát. Năng suất lao động được cải thiện, nhưng còn thấp; sản phẩm không đa dạng và ít sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Ước tính cả nước có trên 200 doanh nghiệp chế biến hạt điều, nhưng mới chỉ có... 20 doanh nghiệp đạt ISO 9001:2000 và HACCP. Toàn quốc có 203 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô, kim ngạch xuất khẩu từ 5 triệu USD trở lên, chỉ có 38 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tổ chức xuất khẩu không có nhà máy chế biến, khi thuận lợi tham gia, khi khó khăn thì bỏ. Hiện nay, ngành điều Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn về mặt công nghệ. Ngành điều đang rơi vào tình trạng đói công nghệ, chưa hề đổi mới một cách tích cực công nghệ chế biến sản phẩm trong ṿng 15 năm nay. Các quy trình sản xuất hiện nay chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, do đó năng suất thấp, tỷ lệ hạt vỡ cao, chất lượng sản phẩm kém, khó cạnh tranh. Công tác chế biến của Việt Nam vẫn còn nặng về làm thủ công, hai công đoạn khó khăn nhất là cắt vỏ cứng và bóc vỏ lụa nặng nề và tốn nhiều nhân công nhất nhưng đến giờ vẫn chưa nhập công nghệ để cải tiến. Khâu thu mua hạt điều chưa được điều hành quản lý tốt. Ngành điều Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu lao động. Năng lực của người lao động còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành chế biến điều xuất khẩu. Hiện nay, tổng số lao động ngành điều trên 300.000 người và số lao động này mới đáp ứng được 60% cho các DN chế biến điều. Doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam thì nhiều, nhưng nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế, hiểu biết về pháp luật còn yếu. Tình trạng làm ăn gian dối như đem ngâm nước hạt điều để tăng trọng, hái điều non, trộn tạp chất, ngâm nước.... vẫn còn phổ biến, đã làm giảm chất lượng nhân điều xuất khẩu, hậu quả tất yếu là giá bán thấp, và chính những điều này làm giảm uy tín ngành điều Việt Nam, cũng là một phần nguyên nhân để các nước nhập khẩu hạ giá mua. Các doanh nghiệp chế biến điều thường “mạnh ai người nấy làm”, không chú trọng phát triển vùng nguyên liệu bền vững đã đẩy rất nhiều DN chế biến điều đứng bên bờ vực phá sản do giá nguyên liệu bị đẩy lên quá cao. Nguồn cung trong nước chỉ đáp ứng được 60% nguyên liệu sản xuất còn 40% là phải nhập khẩu từ nước ngoài. Từ năm 1999 đến nay, Việt Nam liên tục phải nhập khẩu nguyên liệu, trong đó năm 2007 nhập khẩu khoảng 200.000 tấn. Tình trạng thiếu nguyên liệu để sản xuất do diện tích các vùng chuyên canh trồng điều có dấu hiệu giảm là do trước đây khi trồng người nông dân không chú trọng chọn giống, không nắm vững kỹ thuật canh tác để đạt năng suất cao, vì thế sau một thời gian thu hoạch năng suất giảm, cộng với chi phí trồng trọt tăng cao nên lợi nhuận trồng điều thấp hơn so với các loại cây trồng khác đang được giá. Bên cạnh đó, trong mấy năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp gây ra nhiều loại sâu bệnh cho cây điều, phần lớn cây mắc bệnh sâu cuốn lá và đục quả. Những nguyên nhân trên cộng với tác động mạnh của giá cả các loại nông sản khác như cao su, tiêu, cà phê tăng nhanh đã làm cho người nông dân không còn mặn mà với cây điều. Việc đánh giá không đúng vai trò, ảnh hưởng của thông tin trong kinh doanh và việc dự báo kém của doanh nghiệp, hiệp hội cây điêu đã gây ra rất nhiều thiệt hại. Điều này đã được chứng minh khi mỗi lần doanh nghiệp trong nước ký kết là giá điều thế giới lại tăng cao. Ngoài ra, do ảnh hưởng của thời tiết (mưa lớn trái mùa)  nên dự kiến tổng sản lượng thu hoạch điều chỉ đạt khoảng 200.000 - 250.000 tấn điều khô. Sản lượng điều nhân xuất khẩu dự kiến giảm xuống còn 150.000 tấn, với kim ngạch khoảng 600 - 620 triệu USD.(2009). Giải pháp cho ngành xuất khẩu điều của Việt Nam. Ø Về sản xuất: Mỗi địa phương trồng điều cần rà soát lại quy hoạch theo hướng ổn định vùng sản xuất tập trung để đầu tư thâm canh. Cục Trồng trọt phối hợp với các địa phương và các cơ quan nghiên cứu thực hiện việc rà soát, kiểm tra lại các dòng điều mới được đưa vào sản xuất trong những năm gần đây (tại nơi sản xuất giống và cả nơi trồng trong dân) để xác định những dòng điều tốt để có chủ trương nhân giống. Các địa phương tiến hành kiểm định các vườn giống điều đầu dòng đã đầu tư trước đây và tổ chức kiểm tra quản lý tốt các cơ sở sản xuất giống điều trên địa bàn. Cần có chính sách hỗ trợ giống mới cho nông dân đối với các trường hợp cải tạo vườn điều (ghép giống mới) và trồng mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét việc triển khai xây dựng Dự án giống điều có sự liên kết giữa cơ quan Trung ương và các địa phương/doanh nghiệp để thực hiện việc nhân giống điều (giao Cục Trồng trọt đề xuất). Khuyến khích và hướng dẫn nông dân trồng xen ca cao trong vườn điều ở những nơi có điều kiện để giúp tăng thu nhập cho người trồng. Tiến hành nghiên cứu khả năng sử dụng phụ phẩm của quả điều và chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Thực hiện chương trình khuyến nông đối với cây điều. Các địa phương cần chú ý áp dụng chính sách đặc biệt hỗ trợ khuyến nông ở địa bàn khó khăn, ở các huyện nghèo. Giao Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam nghiên cứu khả năng thành lập Trung tâm nghiên cứu điều đặt tại Bình Phước (đất đai, đầu tư xây dựng, nhân lực...), trình Bộ. Ø Về tiêu thụ, xuất khẩu: Việc bảo đảm tiêu thụ hết hạt điều thô sản xuất trong nước là ưu tiên hàng đầu để giữ vững sản xuất điều trong nước lâu dài, sau đó tùy nhu cầu của thị trường thế giới mới nhập khẩu hạt điều thô để chế biến xuất khẩu. Về xây dựng thương hiệu điều Việt Nam: trước mắt Hiệp hội Điều Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Bình Phước để xúc tiến xây dựng thương hiệu điều Bình Phước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủng hộ Hiệp hội Điều tổ chức Festival Điều Việt Nam. Sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt chú ý thị trường Trung Quốc, thông tin tuyên truyền để tiếp thị sản phẩm điều đối với thị trường trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoan nghênh nỗ lực của Hiệp hội Điều Việt Nam trong phát triển ngành điều thời gian qua và đề nghị Hiệp hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan của Bộ cũng như đề xuất các sáng kiến về cơ chế, chính sách, đặt hàng nhu cầu về nghiên cứu khoa học, sản xuất thử và chuyển giao công nghệ... Ø Về phía chính phủ, các cơ quan chức năng: Cắt giảm thuế nhập khẩu đối với điều thô, tập trung vào qui hoạch và cải tạo lại vườn điều, tăng đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích những nơi có điều kiện, thay thế giống điều cũ bằng các giống mới cao sản và chất lượng cao nhằm đáp ứng đủ nguyên liệu cho nghành chế biến trong nước. XUẤT KHẨU HỒ TIÊU. Tình hình thị trường hạt tiêu thế giới. Bảng: Tỉ lệ xuất khẩu của các nước xuất khẩu hồ tiêu của các nước trên thế giới. Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam. Để nắm rõ chính xác hơn về diễn biến tình hình thị trường hạt tiêu trên thế giới hiện nay, thì những số liệu nghiên cứu là trong 2 năm gần đây nhất. Theo cộng đồng hạt tiêu thế giới IPC thì lượng giao dịch trên thị trường có chiều hướng giảm ở mức 4 – 24%. Thị trường sôi động nhất là Ấn Độ. Đây đã từng là nước sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới song do thời tiết khô hạn, sản lượng có giảm đáng kể. Hạt tiêu nhập khẩu từ Sri Lanka đang chiếm ưu thế trên thị trường này. Điều này cũng có ý nghĩa là giá hạt tiêu nội địa khó có thể cạnh tranh. Hiện tượng này xảy ra khi Chính Phủ Ấn Độ có chính sách cho phép nhập khẩu miễn thuế đối với hạt tiêu vào Ấn Độ là hơn 44%. Mức cung tổng số tại các nước sản xuất chính cũng giảm đáng kể do các yếu tố như thời tiết xấy ( tại Malaysia ) hay mưa quá lớn ( tại Braxin ). Xuất khẩu của Indonesia cũng giảm ở mức gần 20.000 tấn. Braxin chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ và các nước EU như Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và một số nước: Mehico, Argantina, senegal. Để đẩy giá hạt tiêu trong nước, chính phủ Indonesia đã quyết định kiểm soát lượng hạt tiêu nhập khẩu bằng cách áp dụng hệ thống giấy phép nhằm hạn chế dòng chảy ồ ạt vào thị trường nội địa. Ví dụ như chỉ cấp giấy phép trước cho những lô hàng nhập khẩu đạt tiêu chuẩn chất lượng sau khi đã tăng thêm giá trị và tái xuất. Điều này phần nào hạn chế lượng hạt tiêu có chất lượng không như mong muốn thâm nhập vào thị trường thế giới đã làm cho giá giảm mạnh trong thời gian qua và cuộc cạnh tranh giữa các nước sản xuất lớn ngày càng trở nên gay gắt. Giá thị trường được chào bán phổ biến ở mức 1.250 – 1.275 USD/tấn. Tại Indonesia, nước sản xuất hạt tiêu lớn thứ 3 thế giới giá hạt tiêu đen ổn định ở mức khoảng 1.400 USD/tấn. Giá có phần cao hơn ở Malaysia ( 1.525 USD/tấn ). Xu thế giảm giá này tiếp tục diễn ra trong tháng cuối năm 2003, nhất là khi Braxin giảm giá chào bán cới mức có 1.200 USD/tấn. Cần phải nhấn mạnh rằng braxin có 2 vụ hạt tiêu sớm. Vụ chính từ tháng 8 năm nay đến tháng 1-2 năm sau và vụ thứ hai rơi vào thời đểm tháng 5 đến tháng 6-7 hàng năm. Tổng sản lượng tiêu thế giới tiếp tục giảm từ mức kỷ lục 360.000 tấn năm 2003 xuống dưới 300.000 tấn kể từ năm 2007 tới nay. Theo Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC), tổng sản lượng tiêu thế giới năm 2009 đạt 294.400 tấn ( 229.800 tấn tiêu đen và 64.600 tấn tiêu trắng ) và năm nay sẽ tiếp tục giảm. Mức giảm sản lượng tiêu toàn cầu là do năng suất thấp do sâu bệnh, thời tiết không thuận lợi và diện tích trồng tiêu giảm. Sản lượng tiêu Ấn Độ dự kiến sẽ đạt dưới 50.000 tấn trong năm nay do thời tiết bất ổn và bệnh chết héo. Tuy nhiên Việt Nam vẫn dẫn đầu về sản lượng, trong đó 90% là tiêu đen. Indonesia đang trong quá trình khôi phục 2 vùng trồng tiêu quan trọng ( Lampung và Bangka Belitung ) do đó sản lượng dự kiến chỉ đạt 47.000 tấn, trong đó gồm 20.000 tấn tiêu trắng. Các nước sản xuất khác sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng nhẹ hoặc đình truệ. Nhu cầu tiêu thế giới tăng cũng đếu đặn từ 271.000 tấn năm 2002 lên trên 312.000 tấn năm 2008 với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 3,8%. Bên cạnh đó, xuất khẩu từ các nước sản xuất tiêu cũng giảm liên tục sau năm 2006, từ 253.989 tấn năm 2006 xuống 223.569 tấn năm 2007 và 219.300 tấn năm 2008. Trong số các nước sản xuất, Ấn Độ vẫn là nhà nhập khẩu tiêu lớn nhất thế giới, chiếm tới 60% tổng nhập khẩu của các quốc gia sản xuất tiêu Singapore và Hà Lan, hai nhà kinh doanh hạt tiêu lớn, cũng đã giảm đáng kể. Bảng: Sản lượng hồ tiêu của các nước khác trên bản đồ hồ tiêu thế giới. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam. 2. Tình hình sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu của VIệt Nam. Cây hồ tiêu được trồng ở nước ta vào cuối thế kỷ 19 nhưng phải đến cuối thế kỷ 20 ngành hồ tiêu mới hình thành rõ nét và đến đầu thế kỷ 21 bắt đầu hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế. Do vị trí địa lí thuận lợi, điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lực lượng lao động dày kinh nghiệm đã tạo tiềm năng, lợi thế cho ngành hồ tiêu phát triển. Bên cạnh đó hạt tiêu được mệnh danh là ngôi vua của các loại gia vị, không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày và phục vụ cho chế biến thực phẩm ở hầu hết các nước trên thế giới Diện tích gieo trồng: Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam cho biết với diện tích 49.000 ha hồ tiêu, trong năm 2009 cả nước sẽ thu hoạch khoảng 95.000 tấn. Cộng với lượng tồn trữ chuyển sang, cả năm có thể xuất khẩu đạt 100.000 tấn hồ tiêu. Được biết, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) hiện đang nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch mua bán hồ tiêu để khỏi bị lệ thuộc vào sàn giao dịch Ấn Độ, tăng lợi nhuận cho cả nhà vườn và nhà xuất khẩu. Để ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển bềnh vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực hiện nhiều giải pháp như giữ ổn định diện tích hồ tiêu ở mức 50.00ha, sản lượng 100.000 tấn/năm, xây dựng những vùng nguyên liệu tập trung, thành lập các câu lạc bộ, tổ hợp sản xuất để hỗ trợ nhau phát triển. Sản lượng: Hiện, hồ tiêu Việt Nam đang chiếm 40% sản lượng thế giới và chiếm 50% thị phần thương mại thế giới. Hồ tiêu của ta đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sản lượng hồ tiêu cũng khá lớn so với thế giới, bình quân đạt 90.000 tấn/năm, trong năm 2008 sản lượng chiếm trên 35 % hồ tiêu thế giới. Năm 2008 cả nước xuất khẩu 89.705 tấn hồ tiêu, thu 309 triệu USD, tăng 7,6% về lượng và 12,4% về trị giá so với năm 2007. Châu Âu chiếm 39,7%, Châu Á chiếm 36,8% thị phần xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam, lượng xuất khẩu sang Hoa Kì chiếm 15%. Bảng: Sản lượng hồ tiêu Việt Nam trên bản đồ hồ tiêu thế giới. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam. Năng suất : Về chất lượng hạt, trong những năm qua, chất lượng hạt tiêu đã cơ bản đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hiện Việt Nam có hơn 10 nhà máy chế biến hạt tiêu đạt tiêu chuẩn thị trường Mỹ ( ASTA ), tiêu chuẩn thị trường châu Âu ( ESA ). Đáng mừng là lần đầu tiên hồ tiêu Việt Nam đã có thương hiệu : “ Hồ tiêu Chư Sê, hồ tiêu Việt Nam ”, nhờ ưu thế vượt trội về chất lượng, thương hiệu hồ tiêu Chư Sê đã có mặt ở những thị trường khó tính nhất thế giới. Tình hình xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Bảng: Cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu năm 2009. Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam. Từ năm 2001 tới nay, Việt Nam luôn chiếm ngôi số 1 thế giới về sản lượng xuất khẩu hồ tiêu, bình quân 70.600 tấn/năm. Từ năm 2003 tới nay sản lượng trồng hồ tiêu Việt Nam luôn dẫn đầu thế giới, bình quân khoảng 77.500 tấn/năm, chiếm gần 30% sản lượng tiêu toàn cầu, 3 năm gần đây đều chiếm trên 35% sản lượng hồ tiêu thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2010, Việt nam đã xuất khẩu được 71624 tấn hồ tiêu, trong đó tiêu đen đạt gần 42.000 tấn; tổng kim ngạch đạt 166 triệu USD. Ta có thể thấy Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm 40% sản lượng thế giới và chiếm 50% thị phần thương mại thế giới. Hồ tiêu của ta đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt NAM là Hoa Kỳ, Đức, Pakistan, Nhật. Tính đến hết năm 2008, lượng xuất khẩu đi các nước đạt 90.250 tấn trị giá 311.171.549 USD. Trong đó các nước lớn như Hoa Kỳ : 13.569 tấn, Anh : 1.901 tấn, Đức : 6.274 tấn, Á Rập Thống nhất: 7191 tấn, Nga : 4.208 tấn. Đến năm 2009 , sản lượng hồ tiêu là 110.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam là 348,1 triệu USD. Sau đây là một số biểu bảng thống kê lại tình hình và thị trường xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam qua các năm từ 2006 – 2010. Bảng: Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam qua các tháng từ năm 2006 đến 2009. ĐVT: tấn Tháng 2 4 6 8 10 12 Tổng 2006 Tổng 8443 16680 15686 9698 4620 3176 116670 Đen 7393 14464 13343 7468 3772 2461 98798 Trắng 1950 2216 2343 2230 848 715 17872 2007 Tổng 3659 19853 6546 8869 5556 5346 82904 Đen 2926 9842 6022 7896 4517 4627 71842 Trắng 733 1011 524 973 1039 719 11062 2008 Tổng 3335 9668 10364 7958 6808 6964 89705 Đen 2906 8775 9164 7151 6160 6185 79729 Trắng 429 893 1200 807 648 779 9976 2009 Tổng 9811 10753 10389 9789 10876 10365 94786 Đen 8230 9431 9784 9537 8955 8658 87545 Trắng 1581 2484 1885 2754 1543 2195 10365 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam Bảng: Thị trường xuất khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam năm 2008. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam. Theo báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn (AGROINFO), hầu hết các nước nằm trong nhóm 15 thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam đều là những bạn hàng truyền thống trong những năm trước đây. Tiếp tục quán triệt phương châm đa phương hóa và đa dạng hóa thị trường. Các thị trường chủ lực của ta trong năm 2010 vẫn là thị trường Châu Á ( Nhật BẢn, ASEAN< Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, hongKong) , Châu Âu ( Chủ yếu là EU ), Bắc Mỹ ( Hoa Kỳ, Canada) và Châu đại dương ( Úc ). Tiếp tục khai thác và thâm nhập một số thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu hoặc thị trường mới như Trung Đông, Mỹ Latinh, Châu Phi. Các thị trường lớn như Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ vần phấn đấu tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung là 13%. Theo những số liệu của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam thì trong 6 tháng đầu năm 2010 này, giá hồ tiêu đã tăng cao nhất trong 4 năm qua. Cụ thể là hiện nay giá tiêu đen loại tốt thu mua từ nhà vườn có nơi lên đến 80.000 đồng/kg, tiêu trắng trên 100.000 đồng/kg, cao nhất trong 4 năm qua. Giá hồ tiêu vẫn còn ở thế giằng co, nhưng đang có lợi cho nhà xuất khẩu vì sản lượng hồ tiêu thế giới không cao trong khi nhu cầu thì rất cao. Nguyên nhân khiến giá hồ tiêu tăng mạnh như vậy, là do cây tiêu chịu ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh, bị mất mùa ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Brazil là những nước chiếm đến 80% sản lượng hồ tiêu toàn cầu. Theo thông tin của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, trong quí 1 và quí 2 chỉ có Việt Nam và Ấn Độ cung cấp hồ tiêu cho thị trường thế giới. Malaysia và Indonesia từ tháng 8 trở đi mới thu hoạch, riêng Brazil phải đến cuối năm. Năng suất và sản lượng tiêu các quốc gia trên đều được dự báo có chiều hướng giảm, dẫn đến tình trạng cầu vượt cung và tiếp tục đẩy giá hồ tiêu lên cao. Theo Bộ Công thương, năm nay sản lượng hồ tiêu trong nước ước đạt 90.000 tấn, giảm gần 20% so với năm trước (110,000 tấn), do ảnh hưởng thời tiết và sâu bệnh. Đặc biệt tình hình hạn hán ở Tây Nguyên vừa qua đã tác động mạnh đến chất lượng và sản lượng tiêu. Theo dự báo của các chuyên gia, giá hồ tiêu thế giới cũng như Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm, tuy nhiên, lượng hồ tiêu dự trữ trong doanh nghiệp và nhà vườn không còn nhiều. Lượng tiêu còn lại cho xuất khẩu trong nửa cuối năm 2010 của Việt Nam là rất thấp, chỉ vào khoảng 30.000 tấn, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Do vậy, Hiệp hội cũng khuyến cáo doanh nghiệp thành viên từ nay đến cuối năm nên theo dõi sát giá thị trường thế giới và tích trữ để bán ra khi giá tốt nhất; bên cạnh đó cũng cần lưu tâm đến khâu chế biến để tăng giá trị xuất khẩu cho hạt tiêu. Tuy vậy nhưng trong 6 tháng qua, ba thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất của Việt Nam đều có sự tăng trưởng mạnh: thị trường Đức tăng gấp 3 lần; Ấn Độ tăng gấp 2 lần; Mỹ tăng 39,82%. Ø Một số nét về những thị trường xuất khẩu hồ tiêu đầy tiềm năng của Việt Nam. Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, những thị trường quan trọng có xu hướng giảm nhập khẩu thì việc khai thác các thị truồng mới rất có ý nghĩa đối với ngành hồ tiêu của Việt Nam. Theo báo cáo thường niên ngành hàng hồ tiêu Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011 của Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp - nông thôn (AGROINFO), hầu hết các nước nằm trong nhóm 15 thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn của Việt Nam đều là những bạn hàng truyền thống trong những năm trước đây. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu từ Việt Nam cảu 15 thị trường lớn nhất đạt 226,04 triệu USD, chiếm 72,91% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của cả nước> Mỹ đã trở thành thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam , kim ngạch đạt 46,75 triệu USD trong năm 2009, tăng 130,3% so với năm 2008, nhanh chóng vươn từ vị trí thứ 3 lên vị trí thứ nhất hiện nay và chiếm 15,08% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Xuất khẩu sang Anh, Tây Ban Nha và Hàn Quốc cũng tăng trưởng khá tốt, trên 45% trong năm vừa qua. Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam năm 2009 sang một số thị trường như Đức, các tiểu vương quốc Á Rập Thống nhất, Pakistan, Ấn Độ và Ukraine lại giảm. Năm 2009, Hà Lan nhập khẩu gần 5000 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với kim ngạch lên tới 18,37 triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2008. Năm nay, Hà Lan sẽ tiếp tục là một trong những thị trường tiềm năng nhất cho xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Bulgaria là thị trường có mức tăng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam năm 2008 với mức 509,8%. Nước này đã nhập khẩu 1176 tấn hồ tiêu của Việt Nam, đạt kim ngạch 4 triệu USD. Tăng trưởng kinh tế của Bulgaria trong năm nay được dự báo 4,2% và có thể sẽ tiếp tục trở thành một trong những thị trường có tăng trưởng nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt Nam. Các thị trường Hàn Quốc, Ba Lan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ,… đều co1` tang trưởng nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam vượt trên 100%. Bởi vậy , những thị trường tuy mới mẻ này đang được kỳ vọng sẽ là những thị trường mà các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam có thể nhắm tới thay cho những thị trường truyền thống. Những thuận lợi và khó khăn của ngành xuất khẩu hồ tiêu. Những thuận lợi của ngành xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Theo dự báo của IMF, kinh tế thế giới năm 2010 sẽ dần thoát khỏi khủng hoảng và mức tăng trưởng có thể đạt 2,5-3%. Điều này sẽ giúp cho bức tranh nhập khẩu hồ tiêu của thế giới sáng sủa hơn. Nếu đứng trên góc độ cung cầu thì thị trường hồ tiêu toàn cầu có khả năng đối mặt với tình hình khan hiếm nguồn cung. Do đó, giá hồ tiêu trong năm 2010 sẽ hồi phục với tốc độ nhanh hơn so với năm 2009 và được giữ ở mức cao. Giá xuất khẩu hồ tiêu hồi phục tất yếu có tác động tới giá tiêu trên thị trường nội địa Việt Nam. Mặt khác, việc giá tiêu Ấn Độ cao cũng khiến Mỹ và các nước châu Âu tìm đến hồ tiêu của các quốc gia có giá xuất khẩu rẻ hơn, trong đó có Việt Nam cũng sẽ góp phần giúp giá hồ tiêu Việt Nam hồi phục nhanh hơn. Chất lượng hật tiêu Việt Nam năm nay khá tốt, năng suất cao, nếu chúng ta biết dựa vào lợi thế đang nắm giữ gần 40% tỷ trọng hồ tiêu xuất khẩu cảu thế giới thì có thể điều tiết cung cầu từng thời điểm để tránh bị nước ngoài ép giá. Nước ta là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới từ nhiều năm nay. Từ lợi thế này, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) đan hướng đến chi phối giá và điều tiết thị trường thế giới, bằng cách rải đều lượng xuất khẩu trong cả năm, thay vì tập trung vào thu hoạch. Hiện nay, trong khi giá nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu khác như gạo, cà phê, sắn,… giảm, giá hồ tiêu đang ở mức 3000 – 3100 USD/tấn. Nếu xem xét kỹ sẽ thấy rằng, sự trái chiều và trái với quy luật giá của hồ tiêu có sự tác động khá rõ từ những động thái điều tiết thị trường của người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu. Đây cũng là một lợi thế cho ta. Một điểm khác biệt với các ngành nông sản khác: hồ tiêu không bán khi dưới giá sàn. Do Giá nội địa hồ tiêu luôn áp sát giá xuất khẩu và tỷ giá giữa USD và VND theo từng thời điểm. Những yế tố này góp phần không nhỏ vào việc giúp phục hồi nhanh giá trên thị trường thế giới, khi Việt Nam chiếm hơn 40% tổng lượng hồ tiêu giao dịch trên thế giới. Điều này khẳng định bước trưởng thành của ngành hồ tiêu Việt Nam trong quá trình tham gia giao dịch thị trường thế giới. Những sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu đã bắt đầu đa dạng, không còn đơn thuần là tiêu đen mà còn có hồ tiêu chế biến đã góp phần làm tăng giá trị gia tăng khi xuất khẩu. VPA đã làm sáng tỏ quy trình chế biến tiêu trắng, không sử dụng hóa chất làm trắng như thông tin trước đó, giải tỏa được ấn tượng xấu về chế biến tiêu trắng của Việt Nam. Những khó khăn của ngành xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam. Ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết khắc nghiệt không chỉ làm giảm sản lượng, mà còn làm chậm lại thời gian thu hoạch. Như là thông thường hàng năm vụ thu hoạch tiêu ở nước ta bắt đầu từ tháng giêng, nhưng năm nay phải sang đến giữa tháng 2 mới có tiêu vụ mới để bán ra thị trường. Đây chính là nguyên nhân mặc dù giá bán và nhu cầu tiêu thụ tăng, nhưng xuất khẩu tiêu giảm về sản lượng. Tuy đã khá ổn định về diện tích và sản lượng, nhưng ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn còn một số vướng mắc cần khắc phục. Đó là, sản xuất hồ tiêu còn theo hướng nhỏ lẻ, chưa có quy mô, việc tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ còn thiếu tính chủ động, do đó dẫn đến giá cả không ổn định. Việt Nam mới chỉ xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Chư Sê mà chưa xây dựng được thương hiệu hồ tiêu của các địa phương khác, do vậy chỉ hồ tiêu Chư Sê mới bán được giá cao, còn hồ tiêu ở các địa phương khác luôn được thu mua với giá thấp hơn. Tính ổn định trong chất lượng sản phẩm và việc đầu tư để tăng cường chất lượng còn chưa thỏa đáng. Trong khi đó, mối liên hệ giữa doanh nghiệp và nông dân còn yếu và lỏng lẻo sẽ gây nhiêu rủi ro cho cả hai bên. Giải pháp cho ngành xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam. Ø Về phía Nhà nước - Chính phủ: Để hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh này, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam phải nỗ lực hơn trong các hoạt động như: thường xuyên cập nhật tình hình thị trường, xúc tiến thành lập trung tâm giao dịch, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư sản xuất tại các vùng trồng hồ tiêu. Chính Phủ và các Bộ ngành cần đơn giản hoá các thủ tục hành chính, đặc biệt thực hiện nhanh gọn các thủ tục liên quan tới quản lý hạn ngạch, quản lý xuất nhập khẩu và thuế quan để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Đồng thời phải không ngừng nâng cao chất lượng cho hồ tiêu, các địa phương phải hướng dẫn người trồng thực hiện quy trình của tiêu chuẩn chất lượng cao để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn, làm cho giá trị hàng hóa ngày càng gia tăng. Vai trò của thông tin thị trường đối với ngành tiêu cũng ngày càng được chú trọng, để nông dân và doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tăng cường xúc tiến thương mại, giao thương hợp tác quốc tế, nắm bắt diễn biến của thị trường để đưa ra dự báo, khuyến cáo nông dân, doanh nghiệp. Ø Về phía các doanh nghiệp : Để nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập quốc tế, mỗi doanh nghiệp phải tự trang bị cho mình những hiểu biết về luật pháp quốc tế. Đó là những vấn đề như quy trình, môi trường... và sẽ còn nhiều hạn chế khác mà do không nắm bắt kịp thời sẽ dẫn đến thiệt hại và làm giảm sút tính cạnh tranh. Cần đăng ký và xây dựng thương hiệu ở các cấp độ quốc gia, doanh nghiệp tạo nên những thương hiệu sản phẩm nổi tiếng…phục vụ tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu. Người trồng tiêu không nện bán ra ồ ạt trước khi vào mùa thu hoạch như những năm trước và doanh nghiệp phải nên biết điều tiết lượng xuất khẩu, không tranh bán để khách hàng nước ngoài có dịp ép giá. Người trồng tiêu và doanh nghiệp phải biết trữ hàng, nắm bắt tình hình, theo dõi sát diễn biến sàn giao dịch hồ tiêu trên thị trường thế giới, đặc biệt là tại Ấn Độ để cập nhật giá bán. Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội thu hút đơn hàng, duy trì và khai thác hiệu quả các khách hàng truyền thống để phát triển thêm được khách hàng mới, góp phần ổn định sản xuất, bảo đảm công ăn, việc làm cho người lao động. Đặc biệt phải chú trọng đến việc liên kết chiến lược với các khách hàng là những nhà bán lẻ, nhập khẩu lớn trên thế giới, tham gia vào các chuỗi liên kết của họ. Đồng thời, để khắc phục bớt những khó khăn trong sản xuất, các doanh nghiệp cần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm như: tăng năng suất lao động, kiểm soát chi phí, giảm giá thành, tăng cường hợp tác các chuỗi liên kết, xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp, chủ động đàm phán với khách hàng, từ có hy vọng nhận được sự chia sẻ bớt khó khăn của bạn hàng thông qua việc tăng giá mua hàng. Các doanh nghiệp cần tính toán cẩn thẩn trước khi kí kết đơn hàng để không bị động trong sản xuất. Không nên “ ôm ” nhiều đơn hàng, nếu không chủ động được nguồn lao động. Ngoài ra, trong thời gian tới, giá cả sẽ theo xu hướng tăng hơn, nên việc nghiên cứu kỹ các hợp đồng sớm sẽ giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng bị bán hớ. XUẤT KHẨU GẠO. Tình hình xuất khẩu gạo Tình hình xuất khẩu gạo của nước ta trong những năm qua đã đạt được những bước tiến vượt bậc. Nếu như vào năm 2004 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam là 4,1 triệu tấn tương đương với 941 triệu USD thì đến năm 2009, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 5,9 triệu tấn tương đương trị giá xuất khẩu là 2,66 tỷ USD. Như vậy về sản lượng chỉ gia tăng 44% nhưng trị giá lại tăng lên đến 283%. Đạt được sự tăng trưởng này là do sự gia tăng về giá gạo. Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới. Tình hình xuất khẩu gạo giai đoạn 2004-2009 Lượng Trị giá Nghìn tấn % so với năm trước Triệu USD % so với năm trước 2004 4055 106,3 941 130,6 2005 5202 127,3 1399 147,3 2006 4749 90,5 1306 92,8 2007 4500 96,9 1454 113,9 2008 4720 103,6 2902 194.8 2009 5947 125,4 2662 92,0 Nguồn: tổng cục thống kê Tình hình xuất khẩu gạo năm 2008 Kim ngạch Trong năm 2008, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 5,1 triệu tấn gạo, đã giao 4,65 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,9 tỷ USD, gấp hơn hai lần so với năm 2007 (1,4 tỷ USD). Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 cũng đạt mức cao, bình quân là 550 USD/tấn, gần gấp đôi so với năm trước. Tháng 12/2008 xuất khẩu 436 nghìn tấn, tăng 51,5% so với tháng trước, nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 đạt 4,74 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước và thực hiện được 105,4% kế hoạch năm. Giá bình quân xuất khẩu gạo cả năm là 610 USD/tấn, tăng 86,7% tương đương với tăng 283 USD/tấn, trị giá cả năm đạt 2,89 tỷ USD tăng 94,3% so với cùng kỳ năm 2007. Những tháng đầu năm năm 2008 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn tăng khá mạnh. Nếu như đầu tháng giêng năm 2008, gạo 5% tấm giá chỉ 355 USD/tấn thì tới ngày 4/2, mức giá xuất khẩu của loại gạo này đã lên tới 400 USD/tấn, tăng 95-100 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái từ - mức giá cao kỷ lục mới của gạo xuất khẩu.  Theo Hiệp hội Lương thực VN, tình hình thị trường gạo trong và ngoài nước năm 2008 gặp nhiều khó khăn do những biến động có tính chất đột biến. Giá gạo trên thế giới đã bị đẩy tăng vọt lên đến đỉnh điểm chưa từng thấy vào cuối tháng 4 và 5-2008. Giá gạo tăng 200% trong 5 tháng đầu năm và giảm 52% trong những tháng còn lại; Philippine nhập khẩu kỷ lục khoảng 2,5 triệu tấn; Giá gạo sẽ không giảm xuống mức của mấy năm trước do dân số tăng và tín dụng thắt chặt. Thị trường gạo thế giới năm 2008 biến động mạnh. Giá gạo chia làm 2 xu hướng rõ rệt: tăng mạnh trong 5 tháng đầu  năm, và giảm mạnh trong 7 tháng cuối năm. Tính chung trong cả năm, giá gạo thế giới tăng khoảng 20 - 40%. 7 tháng cuối năm: giá giảm 52% Thị trường Thị trường xuất khẩu gạo việt nam 2008 Năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Châu Á giảm mạnh so với năm 2007 (giảm từ 78,1% năm 2007 xuống còn 58,8% năm 2008). Trong số các thị trường có tỷ trọng xuất khẩu gạo tăng thì thị trường Châu Phi là tăng mạnh nhất, tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 (từ 8,4% năm 2007 lên 22% năm 2008). Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%) Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo năm 2008 của Việt Nam có sự thay đổi đặc biệt trong việc xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia. Thực tế, trong các năm trước đây, cũng như năm 2007, Indonesia luôn là thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam (chiếm 24% tổng lượng xuất khẩu), thì năm 2008, nước này đã giảm mạnh lượng nhập khẩu gạo (chỉ chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu) do có thể tự đáp ứng được nhu cầu gạo tại thị trường trong nước, do lượng dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất. Thậm chí, sang năm 2009, sau khi thu hoạch lúa vụ chính, nước này sẽ xem xét đến khả năng xuất khẩu gạo. Năm 2008, Indonesia chỉ nhập 76,4 nghìn tấn gạo từ thị trường Việt Nam, giảm mạnh so với mức hơn 1 triệu tấn gạo của năm 2007. Phillippines vẫn duy trì vị trí số một nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì, Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng. Tuy nhiên, tại 3 thị trường truyền thống, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 thay đổi không đáng kể so với năm 2007 (tăng 1,5% tại Philippin, 13,4% tại Cuba và 21,4% tại Malaysia) nhưng do giá tăng mạnh nên kim ngạch xuất khẩu lại tăng hơn 100% (tăng 133,5% tại Philippin, 145,5% tại Cuba, 126,6% tại Malaysia). Tại các thị trường thương mại còn lại, Senegal có sự tăng trưởng về lượng và kim ngạch lớn nhất (tăng 4.848,9% về lượng và 6.411,3% về giá trị) so với năm 2007. Gana có sự sụt giảm cả về lượng và giá trị so với năm 2007. Điều đáng chú ý là năm 2008, I-rắc bắt đầu nhập khẩu gạo Việt Nam trở lại khi tạm ngừng nhập khẩu vào năm 2007. Trước đây, I-rắc cũng được coi là 1 thị trường truyền thống trong xuất khẩu gạo của Việt Nam. Hình 2: Top 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất từ Việt Nam, 2008 Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan Ả rập Syrian mặc dù có kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam không lớn nhưng lại có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu 2007/08 lớn nhất. Tốc độ tăng trưởng của thị trường này đạt 29.338%. Ba Lan là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhập khẩu gạo từ Việt Nam lớn thứ hai, đạt 6.790%. Tiếp theo là các thị trường Senegal (đạt 6.411%), Fiji (tăng 4.638%), Pháp (tăng 2.272%), Kenya (tăng 2.140%), Ả rập Xê út (tăng 2.093%), Đông Timo (tăng 1.646%). Bờ biển Ngà (1.214%)...Các thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất năm 2008 này chủ yếu là các thị trường thương mại (các thị trường mới) tập trung tại khu vực Châu Phi. Tình hình xuất khẩu gạo năm 2009 Kim ngạch xuất khẩu Trong năm 2009 này, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn các loại. Chiếm 15% thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu, nhưng hạt gạo Việt Nam giá trị xuất còn thấp, một bộ phận đời sống người trồng lúa còn gặp khó khăn. Năm 2009, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thiên tai bão lụt nhưng nước ta vẫn xuất khẩu gạo vượt kế hoạch, đạt 6,2 triệu tấn. Theo dự tính ban đầu, năm 2009 xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt khoảng 5,2 triệu tấn. Nhưng đến tháng 11 và 12, do diễn biến bất lợi của thời tiết khiến một số nước đã gia tăng nhập khẩu gạo và các doanh nghiệp của chúng ta đã nắm bắt thời cơ tranh thủ tăng cường xuất khẩu đáp ứng kịp thời của thị trường thế giới. Đây là con số kỷ lục ấn tượng, cao nhất từ trước đến nay (kể từ năm 1989 - năm đầu Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo ra thị trường thế giới với con số 1,4 triệu tấn). Trong năm 2009, mặc dù phải chịu nhiều tác động xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng Việt Nam đã làm nên kỳ tích với số lượng gạo xuất khẩu đạt 6,052 triệu tấn (tăng 29,35% so với năm 2008), trị giá FOB đạt 2,463 tỷ USD. Giá xuất khẩu bình quân đạt 407,09 USD/tấn. Trong đó, gạo cấp cao là 2,436 triệu tấn (chiếm 40,25%), gạo cấp trung là 1,24 triệu tấn (chiếm 20,49%), gạo cấp thấp là 1,65 triệu tấn (chiếm 27,3%). Ngoài việc xuất khẩu gia tăng cả số lượng và giá trị, công tác điều hành xuất khẩu gạo trong năm 2009 có nhiều chuyển biến rõ nét. Công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ kịp thời, sâu sát. Thông tin thị trường đã được cải thiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành và xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã tăng cường sự đoàn kết, thống nhất. Tuy nhiên, cơ chế điều hành xuất khẩu gạo trong năm qua vẫn còn những hạn chế cần được khắc phục, nhất là tạo sự đồng thuận cao trong hoạt động xuất khẩu, cần xác định đúng vai trò của Hiệp hội lương thực trong xuất gạo, nhằm tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa bảo đảm lợi ích cho nông dân. Lượng gạo xuất khẩu theo tháng các năm 2006- 2009 Thị trường xuất khẩu: Gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu là sang Philippines; Malaysia; Cu Ba; Singapore. Xuất khẩu sang Philippines đạt kim ngạch lớn nhất với 917,13 triệu USD, chiếm 34,43% kim ngạch; tiếp theo là kim ngạch xuất sang Malaysia đạt 272,19 triệu USD, chiếm 10,22%; rồi đến thị trường Cu Ba 191 triệu USD, chiếm 7,17%; Singapore 133,6 triệu USD, chiếm 5,02%.   Kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines tăng đột biến trong tháng 12, đạt 120.300 tấn, trị giá trên 57,7 triệu USD, tăng mạnh tới 3.375,7% so với tháng 11/2009, đưa tổng lượng xuất khẩu cả năm lên trên 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 917 triệu USD. Theo Báo cáo thường niên ngành hàng gạo năm 2009 của Công ty cổ phần Phân tích và Dự báo thị trường Việt Nam (AGROMONITOR), xuất khẩu gạo sang các nước châu Á chiếm đến 61,68% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam (so với mức 50,8% của năm 2008). Trong đó, xuất khẩu gạo sang thị trường Philippines đóng góp hơn một nửa thị phần của toàn khu vực châu Á (chiếm tới 35% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009). Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu sang Philippines gần 1,7 triệu tấn gạo, trị giá hơn 912 triệu đô la Mỹ. Châu Á là thị trường xuất khẩu gạo chủ chốt của Việt Nam trong năm 2009 khi có tới sáu trong 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Cụ thể, 10 thị trường có kim ngạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam trên 1 triệu đô la và có tốc độ tăng trưởng kim ngạch lớn nhất năm 2009 bao gồm: Kiribati (tăng 10,608%), Campuchia (tăng 2,516%), Li Băng (tăng 2,124%), Hồng Kông (tăng 758%), Mỹ (tăng 714%), Nigeria (tăng 614%), Brunei (tăng 506%), Đài Loan (tăng 493%), Trung Quốc (tăng 397%) và Fiji (tăng 365%). Đáng chú ý là Đài Loan từ vị trí thứ 23 trong bảng xếp hạng năm 2008 đã vươn lên đứng trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2009. Thị trường xuất khẩu lớn tiếp theo của hạt gạo Việt Nam phải kể đến là Malaysia, từ vị trí thứ ba trong năm 2008 đã vươn lên thứ hai với hơn 611.000 tấn, trị giá khoảng 271 triệu đô la. Các quốc gia và lãnh thổ châu Á nằm trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2009 còn có Singapore (329.000 tấn và 134 triệu đô la), Đông Timo (242.000 tấn và 97 triệu đô la), Đài Loan (203.000 tấn và 81 triệu đô la) và Iraq (168.000 tấn và 68 triệu đô la). Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Cuba tháng 12 tuy không lớn bằng xuất sang Malaysia, nhưng mức độ tăng trưởng so với tháng 11 lại tăng mạnh tới 1.175,1%, đạt trên 7,4 triệu USD; đưa tổng kimngạch cả năm 2009 lên trên 191 triệu USD. Xuất khẩu gạo sang thị trường Nam Phi tháng 12 chỉ đạt 584.275USD nhưng cũng đạt mức độ tăng trưởng cao so với tháng 11, tăng 340,96%. Một số thị trường cũng đạt mức tăng trưởng dương so với tháng 11/2009 đó là: kimngạch xuất sang Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất tăng 91,79%; Australia tăng 75,99%; Malaysia tăng 45,29%; Hồng Kông tăng 44,39%. Thị trường có mức độ sụt giảm kim ngạch mạnh nhất so với tháng 11 đó là kim ngạch xuất khẩu sang Nga tháng 12 chỉ đạt 78.165 USD, giảm mạnh tới 97,81%; tiếp theo là kim ngạch xuất khẩu sang Đài Loan giảm 72,24% so với tháng 11, đạt 2.637.808USD; kim ngạch xuất sang Pháp đạt 90.960USD, giảm 66,68% Thị trường xuất khẩu gạo 8 tháng Số TT Thị trường Tháng 8 8 tháng Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Tổng cộng 4.631.866 2.114.020.343 1. Philippines 50 22.500 1.573.126 852.337.498 2. Malaysia 27.989 12.340.050 438.135 192.339.570 3. Cu Ba 26.425 11.422.075 378.750 161.183.243 4. Singapore 39.569 15.543.917 229.937 94.368.743 5. Irắc 168 67.540.000 6. Đài Loan 16.782 6.586.363 119.661 48.470.033 7. LB Nga 13.253 5.918.458 66.252 28.789.537 8. CH Nam Phi 2.250 1.001.250 33.523 14.560.011 9. Ucraina 1.725 805.400 29.041 12.447.795 10. Hồng Kông 3.426 1.744.428 28.076 12.180.365 11. Indonesia 17.286 6.899.255 12. Bỉ 9.691 3.639.746 13. Italia 300 94.500 7.915 2.963.014 14. Tiểu vương Quốc Ả Rập thống nhất 2.116 934.875 5.737 2.522.087 15. Australia 507 279.912 3.887 2.392.424 16. Ba Lan 4.704 1.965.573 (Vinanet) Gạo Việt nam xuất khẩu sang 17 thị trường, nhưng chủ yếu là sang Philippines; Malaysia; Cu Ba; Singapore. Xuất khẩu sang Philippines đạt kim ngạch lớn nhất với 852.337.498 USD, chiếm 40,32% kim ngạch; tiếp theo là kim ngạch xuất sang Malaysia đạt 192.339.570USD, chiếm 9,1%; rồi đến thị trường Cu Ba chiếm 7,62%. Trong 8 tháng đầu năm 2009 có 10 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2008; trong đó kim ngạch tăng mạnh nhất là xuất sang Hồng Kông tăng 8,92lần so cùng kỳ (tức tăng 792%); sang CH Nam Phi tăng 8,48 lần so cùng kỳ (tức tăng 748%); sang Singapore tăng 6,13lần (tức tăng 513%); sang Đài Loan tăng 5,65lần (tức tăng 465%); Bỉ tăng 193%; sang Tây Ban Nha tăng 130%; Ucraina tăng 105%; Có 8 thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm so cùng kỳ 2008; trong đó giảm mạnh nhất là  Indonesia giảm 75,14%; Hà Lan giảm 72%; Ba Lan giảm 63,8%; Nhật Bản giảm 60,14%. Trong 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu gạo của Việt Nam bị giảm mất 13 thị trường so với năm 2008, đó là các thị trường:  Aixolen, Ấn Độ,  Anh, Ả râp xê ut, Canada, Đức, Hoa Kỳ, Litva, Phần Lan, Slovenia, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ sĩ, Trung Quốc; nhưng chỉ thêm được 1 thị trường mới nhập khẩu gạo Việt Nam đó là thị trường Cu ba. Tình hình xuất khẩu gạo năm 2010 Kim ngạch xuất khẩu Theo số liệu thống kê, xuất khẩu gạo tháng 2/2010 đạt 325.527 tấn, trị giá hơn 204,91 triệu USD, giảm 14,5% về lượng và giảm 0,03% về kim ngạch so với tháng 1/2010; giảm 57,82% về lượng và giảm 43% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2009. Tính chung tổng lượng gạo xuất khẩu 2 tháng đầu năm đạt 733.215 tấn, trị giá gần 410 triệu USD, giảm 29,67% về lượng và giảm 12,77% về trị giá so cùng kỳ năm 2009 Tháng 3/2010, lượng xuất khẩu trong tháng đạt gần 710 nghìn tấn, tăng hơn gấp 2 lần so với tháng trước với trị giá 383 triệu USD, tăng 86,8%. Hết tháng 3/2010, Việt Nam xuất khẩ được 1,44 triệu tấn gạo ra thị trường thế giới, giảm tới 19%, trị già đạt 793 triệu USD, chỉ giảm 2,5% so với cùng kỳ 2009 Trong 4 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu gần 2 triệu tấn gạo, giá trị đạt gần 1 tỷ USD, giá xuất khẩu tăng bình quân 44,22 USD/tấn. Đáng chú ý là trong tháng 4-2010, số lượng xuất khẩu gạo tăng hơn 18%, tăng 16,74% về giá trị FOB so với tháng 3 và cùng kỳ. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, dù vẫn giảm 7,3% về lượng, xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm đã tăng 0,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, trong khi 3 tháng trước đó, các con số tương ứng đều giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay đã đạt trên 2,9 triệu tấn với kim ngạch xấp xỉ 1,5 tỷ USD, bằng 58,4% kế hoạch cả năm, đồng thời đứng thứ 5 trong các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu cả nước, xếp sau dệt may, dầu thô, da giày và thủy sản. Có được kết quả này là do giá gạo xuất khẩu đã tăng khá hơn trong năm nay. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 513,43 USD/tấn, tăng khoảng 8,5% so với cùng kỳ - năm trước (giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt 473,37 USD/tấn). Gạo Việt Nam xuất khẩu giá thấp nhất thế giới KTNT - Gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn có giá thấp nhất nếu so với gạo cùng loại của các nước khác. Nhà nhập khẩu khó mua giá cao do chất lượng gạo Việt Nam không đồng đều Nhìn vào giá cả thị trường thì, hiện có một nghịch lý ở chỗ năm nay thị trường gao Thái Lan đang có những bất ổn trong nước khó "làm chủ" thị trường gạo, nhưng hiện giá gạo của ta vẫn chưa hẳn là được giá… Nghịch lý ở chỗ, Việt Nam được xem là đang có tác động lớn đến thị trường gạo, không chỉ bởi Việt Nam xuất khẩu lượng gạo lớn thứ hai thế giới, mà còn do, Thái Lan - nước xuất khẩu lớn nhất - vẫn chưa bán ra số lượng lớn gạo tồn kho vì chính phủ nước này vẫn muốn giữ giá gạo Thái ở mức cao. Từ nay đến cuối năm, khả năng Thái Lan sẽ bán ra, nhưng gạo Thái và gạo Việt khác nhau (gạo Thái chất lượng cao) không có sự tranh chấp, nhưng giá gạo Thái lại cao hơn giá gạo của Việt Nam, với mức quá chênh lệch là 160USD/tấn. Nguồn : tổng cục thống kê Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội về giá và lượng gạo xuất khẩu, nhưng giá vẫn bị "đứng chót" thế giới. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu của doanh nghiệp cũng như thu nhập của nông dân. Nhìn lại 20 năm về trước, Việt Nam bán gạo rẻ ngay trong thời kỳ còn bị Mỹ cấm vận trong thập niên 1980, thời đó qua trung gian Việt kiều Pháp gạo Việt Nam của bà Ba Thi đã được xuất khẩu đường vòng qua châu Phi. Gạo Việt Nam rẻ do hạt gạo không đồng nhất, mau xuống mầu, không thương hiệu cũng như không thể truy nguyên nguồn gốc từ cánh đồng nào, tỉnh nào. Hiện nay, nông dân đã trồng nhiều giống lúa chất lượng cao, nhưng khi mua lúa, thương lái cũng như doanh nghiệp sợ tốn kém không phân loại ngay từ đầu để các loại chung với nhau. Khi xuất khẩu, các nước thường tính giá theo tỷ lệ tấm, không có giá riêng. Không như Thái Lan, họ chọn một số giống lúa đặc sản trồng để xuất khẩu riêng, tuy sản lượng thấp nhưng bù lại họ xuất được giá cao, tạo được tiếng gạo Thái ngon. Thương hiệu gạo Việt Nam trên thế giới hầu như chưa có để có thể tạo thế cạnh tranh về giá. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng nhìn nhận gạo Việt Nam vẫn thua Thái Lan trong khâu chế biến. Nông dân chỉ mong bán được giá cao, nhưng vì khâu thu mua, tồn trữ, chế biến không làm tốt nên gạo Việt Nam còn đứng thứ hạng sau. Vì vậy, cần phải có kho chứa để mua lúa gạo của dân; doanh nghiệp phải có lượng gạo trong kho ít nhất bằng 50% lượng gạo trong hợp đồng xuất khẩu. Trong  một thời gian tương đối ngắn, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, từ lượng gạo xuất khẩu trung bình 4-5 triệu tấn gạo/năm đã tăng lên mức kỷ lục 6 triệu tấn vào năm 2009. Tuy nhiên, cho đến nay các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chỉ muốn “ăn xổi”, có được hợp đồng mới mua gom gạo, giá càng rẻ càng lợi, chưa mấy người nghĩ đến việc xây dựng thương hiệu, hoặc chưa hợp tác với nông dân tổ chức vùng lúa chuyên canh. Với cách làm “bóc ngắn,cắn dài” như vậy, thì gạo xấu bán rẻ là chuyện khó tránh khỏi. Thị trường xuất khẩu : Nguồn: tổng cục thống kê Philipines là thị trường chính xuất khẩu gạo của Việtnam, tháng 2 đạt 240.850 tấn, trị giá 151,1 triệu USD, chiếm 73,99% về lượng và 73,74% tổng kim ngạch. Đáng chú ý nhất trong tháng 2 là kim ngạch xuất khẩu gạo sang Malaysia tăng vọt so cùng kỳ, đạt 30.621 tấn, trị giá 13,18 triệu USD, tăng rất mạnh 1.285,57% về lượng và 1.292,21% về kim ngạch so cùng kỳ năm 2009, nhưng giảm 36,97% về lượng và giảm 44,69% kim ngạch so tháng 1/2010. Kim ngạch xuất khẩu gạo sang Hồng Kông cũng đạt mức tăng trưởng tới 529,18% so cùng kỳ nhưng giảm 15,5% so với tháng 1, đạt 2.780 tấn, kim ngạch 1,46 triệu USD. Tháng 2, kim ngạch xuất khẩu sang Cuba đạt mức sụt giảm mạnh nhất so cùng kỳ tới 97,75% và cũng giảm 99,21% so tháng 1; đạt 0,21 triệu USD; xếp thứ 2 về mức sụt giảm kim ngạch là thị trường Italia giảm 95,53% so cùng kỳ nhưng lại tăng 104,8% so tháng 1, đạt 0,06 triệu USD. Tiếp theo xuất sang Nam Phi giảm 93,47% so cùng kỳ; Nga giảm 89,19%. Thị trường xuất khẩu gạo tháng 2/2010 Thị trường Tháng 2/2010 Tăng giảm kim ngạch T2/2010    so T1/2010(%) Tăng giảm kim ngạch T2/2010 so cùng kỳ(%) Lượng (tấn) Trị giá(USD) Tổng cộng 325.527 204.905.821 -0,03 -43 Philippines 240.850 151.090.968 +28,26% -18,67 Malaysia 30.621 13.178.580 -44,69 +1.292,21 Singapore 13.457 6.543.064 +5,75 +17,49 Đài Loan 12.438 5.788.206 +8,3 +32,95 Indonesia 6.105 4.096.675 +184,88 +39,65 Hồng Kông 2.780 1.462.240 -15,5 +529,18 Nga 625 307.125 -89,47 -89,19 Cu Ba 475 209.000 -99,21 -97,75 Hà Lan 175 105.875 +200,18 * Australia 148 81.551 -68,33 -4,71 Nam Phi 125 67.500 * -93,47 Tây Ban Nha 94 64.290 * -59,11 Italia 96 55.584 +104,8 -95,53 Pháp 38 36.492 -60,49 -46,22 Tiểu vương Quốc Ả Rập 0 0 0 0 Ucraina 0 0 0 0 Nguồn: tổng cục thống kê Thuận lợi và khó khăn đối với ngành xuất khẩu gạo Việt Nam Thuận lợi Việt Nam là nước có nền công nghiệp lúa nước lâu đời, diện tích trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích đất nông nghiệp. Việt Nam còn được thiên nhiên ưu đãi về địa hình khí hậu rất thích hợp cho việc trồng trọt và phát triển lúa gạo. Đây chính là lợi thế nổi bật của Việt Nam góp phần vào thành công trong ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam Chất lượng hạt gạo của Việt Nam ngày càng được cải thiện, không những đạt được tiến bộ về mặt chất lượng mà cả về mặt năng suất. Hạt gạo Việt Nam đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Gạo nước ta được đánh giá là ngon với chất lượng đáng tin cậy. Trong nhiều năm qua, giá trị hạt gạo của Việt Nam trên thị trường thế giới được nâng cao. Trong đó, năm 2009 được đánh giá là năm xuất khẩu gạo thành công của Việt Nam (khoảng 6 triệu tấn). Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kể từ năm bắt đầu xuất khẩu gạo (1989) cho đến nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 70 tấn gạo, mang về kim ngạch gần 20 tỷ USD. “Tăng năng suất, giảm thất thoát sau thu hoạch, ngành lúa gạo tăng trưởng ổn định, bền vừng. Cải thiện đời sống của nông dân là mục tiêu phát triển của ngành lúa gạo Việt Nam” Một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo đang tìm cách tiếp cận thị trường Brazil và Nam Mỹ. Nếu khai thông được thị trường này, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm sẽ được cải thiện Theo dự báo, năm 2010, nguồn cung trên thế giới bị thu hẹp khoảng 10 - 20 triệu tấn. Các nước xuất khẩu gạo như Philippines và Ấn Độ vừa qua bị bão và hạn hán nên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất lúa, nhu cầu nhập khẩu gạo của 2 nước này rất cao. Dự kiến Philippines sẽ nhập khẩu 3 - 4 triệu tấn trong năm tới. Nếu tình hình này kéo dài sẽ là cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Theo các chuyên gia dự báo, thị trường gạo năm 2010 sẽ sôi động hơn 2009 và giá xuất cũng tăng cao hơn, doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong thời gian tới. Khó khăn Mặc dù đạt con số kỷ lục cao nhất về lượng gạo xuất khẩu từ 1989 đến nay, nhưng chất lượng hạt gạo còn thấp, giá trị tăng thêm không cao. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ 25% nông dân tiếp cận được thông tin thị trường và 90% sản phẩm nông nghiệp bán ở dạng thô. Trong khi đó, mối liên kết “4 nhà” chưa thực sự hài hòa để các bên cùng có lợi. Điều này làm giảm chất lượng cạnh tranh của hạt gạo Việt Nam ở thị trường quốc tế, giá gạo xuất bình quân cũng giảm. Việc sản xuất nông nghiệp lại gặp vô vàn những bất cập, mà nổi cộm nhất là tình trạng giá lúa gạo bấp bênh. Nông dân là người trực tiếp sản xuất ra lúa gạo nhưng họ không tự định giá mà phụ thuộc hoàn toàn vào giá thị trường và những hợp đồng xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam với thế giới…Điều đó dẫn đến giá lúa gạo bấp bênh, có khi người dân “được mùa nhưng không được giá”. Cùng với cái khó của nông dân , nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng bị tăng áp lực bởi đợt tăng lãi suất ngất ngưởng của ngân hàng. Một khi các chi phí, giá thành sản xuất tăng cao, xuất khẩu bị ảnh hưởng thì hậu quả cuối cùng lại “đổ dồn vào nông dân”. Thêm vào đó giá vật tư nông nghiệp, các chi phí đầu vào không ngừng tăng cao và có khi tăng gấp 1.5 lần so với giá cũ. Trình độ khoa học kỹ thuật của nông dân còn thấp nên năng suất và chất lượng lúa gạo chưa cao, tính cạnh tranh thấp, giá gạo xuất khẩu thấp hơn so với giá lúa gạo của Thái Lan. Việc sản xuất lúa gạo hiện nay rất manh mún nhỏ lẻ, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý, vì sản xuất nhỏ lẻ nên thường bị thương lái ép giá dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Do chưa nắm bắt được khoa học kỹ thuật nên sản xuất của nông dân còn thấp, dẫn đến năng suất, chất lượng thấp, giá thành không cao, giảm lợi nhuận. Điều này làm cho chi phí sản xuất tăng cao, khiến nông dân nhiều phen điêu đứng. Rất nhiều trường hợp người dân không có đủ vốn để quay vòng sản xuất, phải sử dụng giống cũ đã thoái hoá năng suất không cao, mặt khác do thất thu nên nông dân không đủ tiền mua phân bón dự trữ, thị trường phân bón cũng bị đình trệ tồn kho. Thị trường Philippines được xem như đối trọng để giữ giá mua gạo trong nước cũng như gạo xuất khẩu Việt Nam. Nếu thị trường này ngừng nhập khẩu, doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất đi đối trọng khi thương thuyết, ký hợp đồng tại thị trường hợp đồng thương mại. Có một nghịch lý trong sản xuất lúa gạo lâu nay là nông dân không được quyền định giá mà rơi vào tay thương lái. Điều này cho thấy vai trò điều hành trong xuất khẩu gạo của ta còn có rất nhiều vấn đề đáng bàn. Chính phủ cũng đã đặt ra yêu cầu phải đảm bảo nông dân có lãi 30% trong sản xuất lúa gạo. Điều này khó có thể trở thành hiện thực nếu không có một giải pháp đồng bộ cho vấn đề sản xuất và tiêu thụ lúa gạo ở Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc quan tâm về mức độ đầu tư cho sản xuất lúa gạo, cung cấp thông tin thị trường, cần đặc biệt quan tâm đến xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, bởi hiện nay gạo Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường thế giới đều phải qua các trung gian. Làm được điều này mới có thể nâng được giá trị của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Giải pháp cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam Để nâng cao sức cạnh tranh gạo Việt Nam thì cần phải nâng cao chuỗi giá trị hạt gạo để kết nối từng khâu trong sản xuất và tiêu thụ. Gạo Việt Nam thấp hơn gạo Thái Lan khoảng 60 USD/tấn do hệ thống phân phối yếu kém, phải qua nhiều tầng nấc và người bán chiếm giữ giá trị tăng thêm đa số, nông dân rất thiệt thòi. Phải giảm chi phí trung gian để rút ngắn khoảng cách lưu thông của hạt gạo từ ruộng của nông dân đến thẳng nhà máy. Vừa khuyến khích nông dân gia tăng sản xuất, vừa giải quyết những yếu kém tồn tại từ trước đến nay trong khâu phân phối. Mới đây, tại hội thảo “Triển vọng ngành lúa gạo Việt Nam năm 2010” do phòng Thương mại-Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ phối hợp cùng VFA, Viện chính sách và chiến lược (Agroinfo) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức. Nhiều đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, để ngành lúa gạo Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, cần có sự liên kết của “4 nhà” trong xây dựng vùng nguyên liệu. Thêm vào đó, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển, trong đó tập trung giải quyết khâu thu hoạch, tiêu thụ để đảm bảo đầu ra, chất lượng hạt gạo và khuyến khích nông dân gắn bó với đồng ruộng. Bởi Pakistan và Myanmar đang nổi lên trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam tại thị trường gạo phẩm cấp thấp 25% tấm ở châu Phi. Nhu cầu gạo thế giới ngày một tăng, nhưng các nước nhập khẩu dù thiếu ăn vẫn lấy rào cản về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, an toàn thực phẩm làm rào cản gia nhập thị trường của gạo Việt Nam. Do vậy, nông dân cần chú trọng khâu sản xuất an toàn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Muốn nâng cao giá trị hạt gạo, cần dựa trên liên kết "4 nhà" và hành xử theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên để liên kết này thật sự bền vững. Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chọn thị trường, nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng ở thị trường đó để đặt hàng cho nông dân sản xuất loại giống mình cần và dĩ nhiên phải có sự tham gia của nhà khoa học trong công tác nghiên cứu. Tăng cường công tác dự báo : Hiệp hội Lương thực VN phải tăng cường hơn cho công tác dự báo, dự báo sản lượng, dự báo các chủng loại gạo xuất khẩu để nông dân không bị lúng túng và có thể chọn giống sản xuất phù hợp với các hợp đồng xuất khẩu gạo của hiệp hội đã ký kết. Đề nghị không hạn chế số lượng xuất khẩu gạo của DN. Đồng thời bổ sung cơ chế mua tạm trữ chờ xuất khẩu để tiêu thụ kịp thời lúa gạo hàng hóa của nông dân khi thị trường gặp khó khăn và bảo đảm hiệu quả xuất khẩu, hạn chế thương nhân ép giá. Phải thu mua hết lúa hàng hóa cho nông dân, chủ động thu mua hết lúa gạo cho nông dân, bảo đảm người nông dân phải có mức lãi hợp lý (lợi nhuận thấp nhất là 30%). Đặc nhất là phải khẳng định được vị thế và thương hiệu gạo Việt Nam, tạo một hệ thống thị trường vững chắc trên thế giới, vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa XK và cải thiện đời sống cho nông dân. Các đơn vị xuất khẩu cần tiếp tục thu mua hết lúa cho nông dân ngay đầu vụ với giá hợp lý, XK có hiệu quả, cung ứng, mở rộng hệ thống bán, đa dạng hóa sản xuất. XUẤT KHẦU DẦU THÔ. Tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam Kim ngạch Năm 1986 đánh dấu bước đầu của ngành công nghiệp dầu khi mỏ dầu Bạch Hổ đã khai thác dòng dầu đầu tiên và chính thức đưa Việt Nam vào danh sách các nước xuất khẩu dầu thô vào năm 1991 với sản lượng chỉ vài ba triệu tấn. Đến nay hang năm sản lượng dầu khai thác và xuất khẩu của Việt Nam đã đạt hàng chục triệu tấn. Đến năm 2004, tổng lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta đạt gần 20 triệu tấn với trị giá xuất khẩu đạt 5.67 tỷ USD. Theo Tổng Cục Thống Kê chúng tôi có: Bảng: Tình hình xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2004-2009 Năm Lượng Trị giá Nghìn tấn % so với năm trước Triệu USD % so với năm trước 2004 19558 114,1 5666 148,3 2005 18084 92.7 7387 130.3 2006 16618 92.5 8323 112.9 2007 15081 91.9 8477 102.6 2008 13908 92,3 10450 123,1 2009 13416 97,6 6210 60,0 Nguồn: tổng cục thống kê Biểu đồ giá trị xuất khẩu dầu thô của Việt Nam qua các năm 1999-2009 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt nam.  Hiện nay trữ lượng đã xác định tiềm năng và trữ lượng dầu khí của Việt Nam khoảng 3-4 tỷ m3 dầu qui đổi, trong đó 900-1200 tỉ m3 dầu và 2100-2800 m3 khí. Khai thác và sản lượng: Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bunga Kekwa- Cái Nước. Năm 2008, xuất khẩu dầu thô nước ta đạt 14 triệu tấn với tổng trị giá đạt 10.5 tỷ USD tăng 123.1 % so với năm 2007 nhưng về sản lượng xuất khẩu thì lại gia3mm xuống mức 92% năm 2007. Sự tăng trưởng đạt được là do giá dầu thế giới tăng cao. Tháng 12/2008 giá dầu thô đứng ở mức 39,9USD/thùng trong khi  trước đó, có lúc giá dầu tại đây đã giảm xuống mức 39,19 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 13/7/2004 tới nay. Năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung và đặc biệt ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dầu thô nói riêng vì giá dầu thô thế giới năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 và lượng dầu thô xuất khẩu giảm. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tháng 12/2009 đạt 712,6 nghìn tấn với kim ngạch 427,6 triệu USD, tăng 8,3% về lượng và tăng 4,2% về trị giá so với tháng trước, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 đạt 13.373 nghìn tấn với trị giá 6,2 tỉ USD, giảm 2,8% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Về đơn giá xuất khẩu, trong tháng 7/2009, giá xuất khẩu trung bình dầu thô sang thị trường Trung Quốc đạt cao nhất, với 536 USD/T, giá dầu thô xuất khẩu sang Thái Lan có mức tăng mạnh nhất, đạt 525 USD/T, tăng 148 USD/T (tương đương 39%) so với tháng 6, sang Hàn Quốc tăng 97 USD/T so với tháng 6, đứng ở mức 480 USD/T (25%), sang Malaysia tăng 69 USD/T (tương đương 15%), đứng ở mức 532 USD/T, sang Nhật Bản tăng 82 USD/T (tăng 19%), đứng ở mức 511 USD/T… Bên cạnh đó, giá dầu thô xuất sang Mỹ lại giảm 7 USD/T (2%), xuống còn 444 USD/T so với tháng 6. Biểu đồ 2: Lượng và đơn giá dầu thô xuất khẩu theo tháng năm 2009 – T1/2010 Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam Tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam những tháng đầu năm 2010 có dấu hiệu suy giảm cả về số lượng lẫn trị giá. Tiêu biểu là xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tháng 3/2010 đạt 885,8 nghìn tấn với kim ngạch 549,7 triệu USD, tăng 62,8% về lượng và tăng 76,7% về trị giá so với tháng 2/2010, giảm 36,6% về lượng nhưng tăng 3,8% về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2010 đạt 2.237,8 nghìn tấn với kim ngạch 1,3 tỉ USD, giảm 46,6% về lượng và giảm 8,2% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 9,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 3 tháng đầu năm 2010. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam tháng 5/2010 đạt 738,8 nghìn tấn với kim ngạch 443 triệu USD, tăng 29,3% về lượng và tăng 12,9% về trị giá so với tháng 4/2010; giảm 44,1% về lượng và giảm 23,5% về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2010 đạt 3,6 triệu tấn với kim ngạch 2,2 tỉ USD, giảm 48,6% về lượng và giảm 15,8% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước 5 tháng đầu năm 2010. Sau khi đã giảm trên 20% giá trị chỉ trong 3 tuần, dầu thô thế giới đã hồi phục 4% trong phiên giao dịch đêm qua, biên độ tăng theo ngày tốt nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Giới đầu tư chuyển sự quan tâm sang sức khỏe khả quan của nền kinh tế Mỹ, thay vì cơn bão khủng hoảng nợ tại châu Âu. Trên sàn giao dịch hàng hóa NYMEX, giá dầu thô giao kỳ hạn tháng 6 tăng 2,76 đôla, lên 71,51 đôla mỗi thùng. Mức đỉnh cao nhất kể từ đầu năm được thiết lập hôm 6/4 là 86,84 đôla. Tại London, giá dầu Brent biển Bắc cũng tăng 2,19 đôla, lên 71,74 đôla một thùng. Đến tháng 7/2010 xuất khẩu dầu thô đạt 497,6 nghìn tấn với kim ngạch 284,3 triệu USD, giảm 42% về lượng và giảm 42,9% về trị giá so với tháng trước; giảm 52,4% về lượng và giảm 47,8% về trị giá so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2010 đạt 4,9 triệu tấn với kim ngạch 3 tỉ USD, giảm 45,6% về lượng và giảm 20,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 7,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước 7 tháng đầu năm 2010. Bảng: Tình hình xuất khẩu dầu thô 7 tháng đầu năm 2010 Nguồn: tổng cục thống kê Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam Mỹ Tại thị trường Hoa Kỳ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 1996, với kim ngạch 80,6 triệu USD, chiếm 39.5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Năm 2008, xuất khẩu dầu thô sang thị trường Mỹ đạt đạt 16,7 triệu tấn tương đương với 258 triệu USD với kim ngạch hơn 3,1 tỷ USD, tăng 201% so với trước và tăng tới 262% so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2009, Mỹ nhập khẩu 1.1 triệu tấn dầu thô từ Việt Nam tương đương trị giá 470 triệu USD, giảm 53% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2008 Trong 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu dầu thô của nước ta sang thị trường Mỹ đạt 368 nghìn tấn tương đương 231,8 triệu USD Australia Năm 2008, xuất khẩu dầu thô vào thị trường này đạt trên 1,2 tỉ USD, chiếm tới 84% tổng kim ngạch. Ôxtrâylia là thị trường xuất khẩu dầu thô chủ yếu của Việt Nam năm 2009 với 3.329 nghìn tấn, đạt trị giá 1,6 tỉ USD, giảm 20% về lượng và giảm 40,2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 25,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước năm 2009. Lượng và kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2010 sang Ôxtraylia đạt 1,8 triệu tấn với kim ngạch 1,1 tỉ USD, giảm 23,5% về lượng nhưng tăng 4,5% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 38,2% trong tổng kim ngạch. Singapore Trong các nước ASEAN, Singapore luôn là thị trường buôn bán số 1 của Việt Nam. Từ nhiều năm nay, Singapore duy trì chính sách thương mại, mậu dịch tự do thông thoáng, 96% hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào thị trường Singapore không phải chịu thuế. Vì vậy, nhiều năm qua Singapore được coi như thị trường truyền thống trung gian cho hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới vì đây là cảng biển vận chuyển và chuyển tải hàng hoá hết sức thuận lợi của khu vực ASEAN. Năm 2009, lượng và trị giá xuất khẩu dầu thô sang Singapore đạt 2.253 nghìn tấn với kim ngạch 992,7 triệu USD, tăng 9,5% về lượng nhưng giảm 39,7% về trị giá, chiếm 16%. 7 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 915,5 nghìn tấn dầu thô sang thị trường Singapore tương đương 540 triệu USD, giảm 13.7% so với cùng kỳ năm ngoái Nhật Bản Năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu cả nước nói chung và đặc biệt ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dầu thô nói riêng vì giá dầu thô thế giới năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008 và lượng dầu thô xuất khẩu giảm. Xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản năm 2009 chỉ đạt 1.022 nghìn tấn với kim ngạch 480 triệu USD, giảm 63,4% về lượng và giảm 78% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 7 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Nhật Bản đạt 169 nghìn tấn với kim ngạch 102,7 triệu USD, giảm 69,8% vê lượng và giảm 55% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 3,5% trong tổng kim ngạch Trung Quốc: Hiện tại, dầu thô vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia, với tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc khoảng 40 - 50 triệu tấn/năm, cộng với yếu tố giá cả trên thị trường thế giới của mặt hàng này trong thời gian tới vẫn sẽ có lợi cho xuất khẩu. Do vậy, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang Trung Quốc chắc chắn sẽ giữ được mức ổn định và tăng về giá trị. Năm 2009, xuất khẩu dầu thô sang thị trường này đạt 1 triệu tấn tương đương 462.6 triệu USD,giảm 33,3% kim ngạch so với năm 2008. 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc đạt 378,6 nghìn tấn với kim ngạch 231,6 triệu USD, giảm 35,5% về lượng nhưng tăng 5,2% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 7,8% trong tổng kim ngạch Thái Lan Năm 2008 giá trị xuất khẩu dầu thô là 192 triệu USD. Năm 2009 xuất khẩuThái Lan đạt 731 nghìn tấn với kim ngạch 343 triệu USD, tăng 283% về lượng và tăng 142,7% về trị giá, chiếm 5,5%. Xuất khẩu dầu thô sang Thái Lan trong 7 tháng đầu năm 2010 đạt 86,8 nghìn tấn với kim ngạch 51 triệu USD, giảm 84,8% về lượng và giảm 80,3% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 1,7% trong tổng kim ngạch Malaysia Năm 2009, xuất khẩu dầu thô sang Malaysia đạt 1.794 nghìn tấn với trị giá 759,8 triệu USD, tăng 50,3% về lượng nhưng giảm 11% về trị giá. 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu dầu thô của Việt Nam sang thị trường này là 637 nghìn tấn với kim ngạch đạt 387 triệu USD, giảm 50,7% về lượng và giảm 22% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 13% trong tổng kim ngạch. Indonesia Năm 2009, sản lượng dầu thô xuất khẩu sang thị trường Indonesia đạt 419,7 nghìn tấn với kim ngạch 208,7 triệu USD, tăng 24,9% về lượng và tăng 13,3% về trị giá, chiếm 3,4%. Xuất khâu dầu thô của Việt Nam sang thị trường này 7 tháng đầu năm 2010 đạt 178.3 nghìn tấn tương đương 106 triệu USD, giảm 4.5 về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009 Hàn Quốc Việt Nam đã xuất khẩu hàng hoá sang Hàn Quốc đạt trị giá 110.105.313 USD. Tính chung năm 2008, xuất khẩu đạt 1.784.442.291 USD.Mặt hàng xuất khẩu chính sang Hàn Quốc năm 2008 là dầu thô: với sản lượng là 212.900 tấn, trị giá 172.244.414 USD. Năm 2009 xuất khẩu dầu thô sang thị trường này đạt 838,7 nghìn tấn với kim ngạch 389 triệu USD, tăng 396,8% về lượng và tăng 325,9% về trị giá, chiếm 6,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dầu thô của cả nước. Trong 7 tháng đầu năm 2010, xuất khẩu dầu thô sang Hàn Quốc đạt 229 nghìn tấn với kim ngạch 148 triệu USD, giảm 47,8% về lượng và giảm 36,2% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 5% trong tổng kim ngạch Bảng: Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam 7 tháng đầu năm 2010 Thị trường 7T/2009 7T/2010 % tăng, giảm so với cùng kỳ Lượng (tấn) Trị giá (USD) Lượng (tấn) Trị giá (USD) Tổng 9.007.744 3.707.997.097 4.903.282 2.963.158.885 - 20,1 Hàn Quốc 543.462 232.057.282 229.193 147.963.623 - 36,2 Hoa Kỳ 617.969 232.629.655 386.033 231.780.493 - 0,4 Indonesia 233.322 110.939.643 178.339 105.901.645 - 4,5 Malaysia 1.291.447 496.087.973 637.211 386.903.529 - 22 Nhật Bản 559.696 228.436.158 169.004 102.697.862 - 55 Ôxtrâylia 2.379.436 1.084.791.156 1.820.264 1.133.407.954 + 4,5 Singapore 1.585.122 626.432.381 915.517 540.389.079 - 13,7 Thái Lan 572.581 259.255.521 86.837 51.124.896 - 80,3 Trung Quốc 587.105 220.212.526 378.576 231.615.414 + 5,2 Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam. Thuận lợi và khó khăn của ngành xuất khẩu dầu thô Việt Nam Thuận lợi Trữ lượng dầu mỏ Việt Nam khá lớn, tổng tiềm năng dầu khí tại các bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Ma lay – Thổ chu, Vùng Tư Chính – Vũng mây… dã được xác định tiềm năng và trữ lượng đến thời điểm này là từ 0,9 đến 1,2 tỷ m3 và từ 2.100 đến 2.800 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẳn sang để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3. Với các biện pháp đồng bộ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm – thăm dò, khoảng từ 40 đến 60% trữ lượng nguồn khí thiên nhiên của nước ta sẽ được phát hiện đến năm 2010. Hiện nay, ngành Dầu khí nước ta đang khai thác dầu khí chủ yếu tại 6 khu mỏ bao gồm: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông,Bunga Kekwa – Cái Nước và chuẩn bị đưa vào khai thác mỏ khí Lan Tây – lô 06.1. Công tác phát triển các mỏ Rạng Đông,Ruby và Emeral, Lan Tây – Lan Đỏ, Sư tử đen, Sư tử vàng, Hải Thạch, Rồng Đôi, Kim Long, Ác Quỷ, Cá Voi… đang được triển khai tích cực theo chương trình đã đề ra, đảm bảo duy trì và tăng sản lượng khai thác dầu khí cho những năm tới. Dầu khí Việt Nam đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư nước ngoài sôi động: Nhiều tập đoàn dầu khí lớn đang có kế hoạch đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Ngoài số hợp đồng thăm dò khai thác được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) ký với các nhà thầu nước ngoài từ đầu năm đến nay, hai tập đoàn dầu khí lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam là BP và ConocoPhillips cũng đang xúc tiến các kế hoạch mở rộng hoạt động. Vốn của hai tập đoàn dầu khí lớn là BP và ConocoPhillips đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí dự tính sẽ đạt hơn 2 tỉ Đôla trong vòng 10 năm tới. Dự án lọc dầu Dung Quất đã có tác dụng lớn trong việc thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Ngãi. Theo Ban Quản lý dự án Khu kinh tế Dung Quất, đã có 160 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 10,3 tỉ đô la Mỹ được cấp giấy phép. Đầu tư trong và ngoài nước vào Quảng Ngãi tăng vọt kể từ sau năm 2005, thời điểm tái khởi động dự án lọc dầu. Dầu thô Việt Nam đã tạo được sự hấp dẫn bởi uy tín và chất lượng trong giao dịch, trở thành một mặt hang có đẳng cấp trên thị trường. Các doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô Việt Nam đã xây dựng được cho mình một hệ thống khách hang truyền thống, gắn kết chặt chẽ với công ty. Đây là một lợi thế rất lớn cho xuất khẩu dầu thô Việt Nam vì tình trạng biến động giá cả trên thị trường dầu mỏ rất phức tạp, khó dự đoán và diễn ra thường xuyên do đặc điểm nhạy cảm của dầu mỏ Khó khăn Dầu thô Việt Nam vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt về giá của nhiều nước khác, nhất là khu vực Châu Phi. Chất lượng khai thác dầu mỏ ở các nước Châu Phi xấp xỉ dầu khai thác từ mỏ Bạch Hổ nhưng lại được chào bán với giá thấp hơn dầu Việt Nam. Cạnh tranh gay gắt về giá đặt ra khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu dầu thô nước ta. Những bất ổn của giá xăng dầu trên thế giới, cũng là một tổn thất không nhỏ cho một nước xuất khẩu đầu thô như nước ta. Sự tăng lên của giá xăng dầu cũng là tác nhân gián tiếp làm tăng giá hàng loạt các mặt hành tiêu dùng khác trong nền kinh tế, gây ra hiện tượng “ bão giá”. Điều nay gây ra một tổn thất không nhỏ cho người tiêu dung cũng như toàn xã hội. Trữ lượng dầu mỏ là có giới hạn, do đó có thể nói năng lực sản xuất dầu thô của Việt Nam đã đến ngưỡng khó có khả năng tăng trưởng cao như những năm trước về sản lượng. Muốn gia tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô thì chỉ còn cách năng cao chất lượng dầu xuất khẩu. Việc tăng thuế nhập khẩu ở các nước nhập khẩu đã gây không ít khó khăn cho việc xuất khẩu vào các thị trường nhập khẩu dầu thô của Việt Nam. Ngành xuất khẩu dầu thô Việt Nam còn khá bị động, phản ứng chậm chạp với sự biến động về giá cả cũng như nhu cầu trên thị trường dầu mỏ thế giới. các doanh nghiệp nước ta thiếu kinh nghiệm và bản lĩnh trong việc đối phó với những khó khăn trong thị trường xuất khẩu. việc không thu thập, cập nhật những biến động về thị trường khiến các doanh nghiệp bối rối không đề ra những giải pháp kịp thời đúng lúc. Việt Nam thiếu đội ngũ kỹ sư dầu khí lành nghề, áp dụng kỹ thuật công nghệ còn thua kém so với công nghệ tiên tiến của thế giới. đây là một hạn chế lớn trong việc nâng cao chất lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam Giải pháp cho ngành xuất khẩu dầu thô Việt Nam. Tạo sự hội nhập nhiều hơn vào thị trường dầu mỏ quốc tế và đảm bảo sự cung ứng chắc chắn hơn cho nhu cầu đối với sản phẩm dầu khí của nước nhà, cần tăng cường hoạt động thăm dò, tìm kiếm và khai thác dầu mỏ. Nhà nước cần đầu tư cho các hoạt động khai thác và xây dựng các nhà máy lọc dầu. việc chủ động về nguồn cung dầu sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu phát huy tận dụng được các lợi thế về doanh thu trong xuất nhập khẩu. hơn nữa đầu tư vốn và công nghệ vào hoạt động khai thác dầu thô sẽ giúp nâng cao chất lượng dầu thô xuất khẩu, xậy dựng năng lực cạnh tranh cho mặt hang này trước các đối thủ từ Châu Phi và Trung Đông. Xây dựng cơ quan dự báo về biến động trên thị trường dầu mỏ: thị trường dầu mỏ thế giới với những đặc điểm riêng biệt, không ngừng biến động gây ra một sự bất ổn cho hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu dầu. để tận dụng được những cơ hội cũng như hạn chế được những khó khăn mà các biến động tạo ra, nhà nước cần theo dõi và dự báo chặt chẽ những biến động, xây dựng một cơ quan chuyên theo dõi những biến động về giá dầu, nguyên nhân của những biến động, dự báo về mức tăng hay giảm giá dầu kịp thời cho các doanh nghiệp. ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, bản tha6nn doanh nghiệp cũng cần lập một hệ thống theo dõi, dự đoán những biến động để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời. VN cần phải thực hiện cải cách hành chính trong đó quan trọng nhất là cải cách thủ tục hải quan và thuế. Mặc dù trong thời gian qua ngành Hải quan đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải cách thủ tục như đưa vào áp dụng việc thông quan điện tử. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề giữa Hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu và cơ quan quản lý. Hình thành quỹ bù đắp hoặc thành lập các quỹ bình ổn cho các hoạt động dầu khí do tăng hoặc giảm giá dầu, nhằm đầu tư vào các hoạt động khai thác bình thường và đặc biệt là cho công tác tìm kiếm thăm dò các lô dầu khí được đánh giá là có tiềm năng hoặc các lô xa bờ. XUẤT KHẨU THỦY SẢN. Tình hình thị trường thủy sản của thế giới. Theo báo cáo của FAO, tổng sản lượng khai thác thủy sản của thế giới khoảng 125 triệu tấn/năm, trong đó có 35 – 40% sản lượng đưa ra xuất khẩu với trị giá xuất khẩu trên 70 tỷ USD ( riêng các nước ASEAN chiếm đến 16% trị giá thủy sản xuất khẩu của thế giới.) Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản rất tập trung. Trên thế giới có trên 180 nước tham gia vào thị trường mua bán thủy sản, nhưng có 4 trung tâm lớn chi phối thị trường thủy sản thế giới: Đông và Đông Nam Châu Á; Mỹ và Châu Mỹ La Tinh; EU và các nước Bắc Âu; Ấn Độ. Đây là những khu vực có các nước xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản chiếm trên 70% thị phần thủy sản thương mại của thế giới. Các nước xuất khẩu thủy sản lớn: Thái Lan, Na Uy, Đan Mạch, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Indonesia, Chile, Đài Loan, Việt Nam, Hàn Quốc,… Những nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất toàn cầu : Nhật, Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Trung Quốc,..Các nước này chiếm 70% thị phần nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbáo cáo Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan