Báo cáo Tốt nghiệp Lý luận chung về vốn và tạo lập vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Lý luận chung về vốn và tạo lập vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: 1 BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Lý luận chung về vốn và tạo lập vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2 Mục lục PHầN 1 ............................................. 3 1.1.2/ Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp ......... 4 Sẽ là không tưởng nếu nghĩ rằng có thể tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào mà không có vốn hoặc không đủ vốn. Nói một cách khác vốn có vai trò đặc biệt quan trọng để bắt đầu, duy trì và phát triển hoạt động của doanh nghiệp. ..................................... 4 Sơ đồ 14: Chiến lược vốn cần áp dụng tại công ty ................. 60 3 PHầN 1 Lý luận chung về vốn và tạo lập vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1. Vốn và vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1. Khái niệm vốn và vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.1/Khái niệm vốn Phạm trù vốn là phạm trù hết sức quan trọng không chỉ được các chủ doanh nghiệp, các nhà qu...

pdf75 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Lý luận chung về vốn và tạo lập vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Lý luận chung về vốn và tạo lập vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2 Mục lục PHầN 1 ............................................. 3 1.1.2/ Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp ......... 4 Sẽ là không tưởng nếu nghĩ rằng có thể tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào mà không có vốn hoặc không đủ vốn. Nói một cách khác vốn có vai trò đặc biệt quan trọng để bắt đầu, duy trì và phát triển hoạt động của doanh nghiệp. ..................................... 4 Sơ đồ 14: Chiến lược vốn cần áp dụng tại công ty ................. 60 3 PHầN 1 Lý luận chung về vốn và tạo lập vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1. Vốn và vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 1.1. Khái niệm vốn và vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.1/Khái niệm vốn Phạm trù vốn là phạm trù hết sức quan trọng không chỉ được các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lí quan tâm mà ngay cả các nhà kinh tế học , các nhà lí luận cũng đã dày công nhiên cứu, tìm hiểu để có thể đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về vốn Trong tác phẩm “Quản trị vốn’,TS. Đàm văn Huệ nói rằng:Vốn bằng tiền nhưng không chỉ bằng tiền; Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung, khi nói đến vốn thì đồng nghĩa với phạm trù tiền vốn(vốn bằng tiền , vốn tài chính), tức là nó đại diện cho loại hàng hoá nhất định. Trong điều kiện một nền kinh tế hiện vật là chủ yếu, phạm trù hàng hoá bị thu hẹp với cơ chế cấp phát giao nộp sản phẩm, nên có quan niệm như trên là khó tránh khỏi. Ngay bản thân quan niệm vốn được biểu hiện bằng tiền thì tiền ở đây phải vận động với mục đích sinh lời chứ không phải dạng tích trữ.Có thể hiểu đơn giản để phân biệt vốn và tiền tệ như sau: Tiền sẽ được coi là vốn khi chúng được sử dụng cho sản xuất kinh doanh, ngược lại nó hkông được coi là vốn khi đem vào tích trữ hay mua hàng hoá, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hay xã hội. Trong tác phẩm của mình,Các Mác đã phân biệt rõ phạm trù tiền tệ và phạm trù tư bản. Ông cho rằng nếu tiền không tham gia vào quá trình sản xuất của xă hội thì tiền đó chỉ ở dạng tư bản tiềm năng mà thôi Trong nền kinh tế thị trường, những quan niệm về vốn như trên là lạc hậu bởi: Vốn là một phạm trù rộng lớn hơn bao gồm tiền tệ, vật tư, tài sản, đất đai, 4 nguồn nhân lực, với nhiều loại: vốn hữu hình( tiền mặt,máy móc, thiết bị...)hay vốn vô hình( bản quyền kinh doanh, tay nghề nhân công, phát minh sáng chế...)( Trong bài viết: “Vốn và việc huy động vốn trong nước” của TĐ Cao Sĩ Kiêm- Báo Kinh tế phát triển; Số 2-1999). Đặc trưng của vốn là dùng để đưa vào đầu tư với mục đích tạo ra lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Từ những phân tích như trên,ta có khái niệm đúng về vốn như sau: Vốn của doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu, tham gia liên tục vào quá trình sản xuất kinh doanh với mục đích đem lại giá trị thặng dư ( Tác phẩm “ Quản trị vốn” của T.S Đàm văn Huê.) Xác định một khái niệm đúng về vốn có một ý nghĩa quan trọng. Một phạm trù vốn bị thu hẹp sẽ dẫn đến tình trạng nhiều nguồn lực bị sử dụng lãng phí. Có một quan niệm đúng về vốn sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện được những tiềm năng về vốn, từ đó có biện pháp khai thác và sử dụng chúng đem lại hiệu quả 1.1.2/ Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp Sẽ là không tưởng nếu nghĩ rằng có thể tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào mà không có vốn hoặc không đủ vốn. Nói một cách khác vốn có vai trò đặc biệt quan trọng để bắt đầu, duy trì và phát triển hoạt động của doanh nghiệp. -Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập doanh nghiệp. Để bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần mua sắm máy móc, trang thiết bị, xây dựng nhà xưởng hay thuê công sở, mướn nhân công. Vì vậy trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần tới một lượng vốn rất lớn và phải huy động vốn. – Vốn là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp chủ động thực hiện các dự án mang lại lợi nhuận. Không có vốn thì các dự án sản xuất kinh doanh, các cơ hội kinh doanh mang nhiều lợi nhuận sẽ bị bỏ lỡ và sẽ chỉ là dự định, kế 5 hoạch. Mỗi doanh nghiệp cần có chiến lược duy trì và phát triển trên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. – Vốn vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp có khả năng đầu tư , đổi mới công nghệ, đầu tư cho quảng cáo..., nhằm tăng cường cạnh tranh trước các đối thủ. Bởi vì vốn có vai trò quan trọng to lớn như vậy nên bảo tồn và tăng trưởng vốn là một nguyên lí, là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp.Chính vì vậy mà một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp luôn trăn trở là:Doanh nghiệp nên tạo vốn bằng cách nào?,Làm thế nàodoanh nghiệp có thể huy động vốn tối đa từ mọi nguồn với một chi phí thấp nhất và một cơ cấu tối ưu?. 1.2. Phân loai vốn Để có thể trả lời những câu hỏi nêu trên bước đầu tiên mà người quản lí doanh nghiệp phải thực hiện là phân loại vốn. Đây là công việc được các doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế phát triển rất quan tâm vì nó ảnh hưởng rất nhiều tới chi phí vốn và cơ cấu huy động vốn. ở các nươc đang phát triển, các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa nhiều nên việc phân loại vốn chưa được mọi người quan tâm. 1.2.1/ Phân loại căn cứ vào cơ cấu vốn trong sản xuất kinh doanh Căn cứ vào cơ cấu vốn trong sản xuất kinh doanh, người ta phân thành hai loại:Vốn sản xuất và vốn đầu tư. Sự khác nhau của hai loại vốn này dựa vào mục đích và thời gian sử dùng vốn. - Vốn sản xuất: Là loại vốn sử dụng trong quá khứ và hiện tại phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.Đó là số tiền, tài sản hữu hình, vô hình...dùng trong việc hình thành công việc sản xuất, duy trì và phát triển. Hiệu quả của nó được đánh giá thông qua sự phát triển của doanh nghiệp và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường 6 - Vốn đầu tư: Là loại vốn phục cho mục đích sản xuát kinh doanh trong tương lai. Số lượng vốn đầu tư phụ thuộc vào kế hoạch , các dự án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn đầu tư sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai do sự cạnh tranh ngày càng khóc liệt của các đối thủ cạnh tranh và do tính phức tạp của nhu cầu ngày càng tăng.Viêc huy động đủ số lượng , kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề mà mọi doanh nghiệp luôn luôn quan tâm và dốc sức để hoàn thiện công việc đó 1.2.2/ Căn cứ vào nguồn hình thành vốn Căn cứ vào nguồn hình thành vốn thì toàn bộ vốn của doanh nghiệp được chia thành nợ vay và vốn cuả chủ sở hữu. Đây là cách phân loại cơ bản và phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Hai loại vốn này có mối quan hệ đặc biệt với nhau khi chúng ta xem xét cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp. - Vốn của chủ sở hữu: Là loại vốn do các chủ sở hữu của doanh nghiệp tài trợ và giữ lại phần lợi nhuận chưa phân phối.Đối với các loại vốn này doanh nghiệpkhông phải hoàn trả những khoản tiền đã huy động được trừ khi doanh nghiệp đóng cửa. Tuy nhiên các chủ sở hữu có thể giảm vốn bằng cách giảm vốn ngân sách nhà nước hay mua lại cổ phiêú...Chi phí vốn chủ sở hữu là chi phí cơ hội cho việc sử dụng vốn. Trong trường hơp huy động vốn cổ phần, chi phí vốn là lợi tức yêu cầu của các cỏ đông. Do tính dài hạn và gần như không hoàn trả, vốn chủ sở hữu có độ an toàn rất cao - Vốn vay: Những tài trợ cho doanh nghiệp loại vốn này không phải là chủ sở hữu doanh nghiệp.Đặc trưng của loại vốn này là doanh nghiệp phải tiến hành hoàn trả vốn vay trong một thời gian nhất định. Chi phí vốn là lãi phải trả cho các khoản nợ vay.Mức lãi xuất hay chi phí phải trả cho nợ vay thường ổn định và được thoả thuận trước khi vay.Huy động nợ vay rủi ro hơn huy động vốn chủ sờ hữu song đôi khi các doanh nghiệp lại thích sử dụng nợ vay do một đặc điểm hết sức quan trọng. Chi phí nợ vay được tính vào chi phí hợp lí hợp lệ không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp .Trong khi, lợi tức dành cho chủ 7 sở hữu được trả từ lợi nhuận sau thuế không được tính vào chi phí hợp lí hợp lệ như nợ vay.Đăc điểm này hết sức quan trọng ảnh hưởng tới việc hình thành cơ cấu vốn tối ưu với mục đích tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu. Nhìn chung đây là hai cách phân loại rất cơ bản và phổ biến trong nền kinh tế thị trường.Nó giúp cho người sử dụng có thể thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp khi xem xét về măt kinh tế. Về mặt pháp lí, người sử dụng có thể thấy đươc trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng kí kinh doanh với nhà nước, về số tài sản đã hình thành từ vốn vay ngân hàng...Còn nhiều cách phân loại vốn khác như thành vốn cố định và vốn lưu động, phân chia theo khoản mục.Mỗi cách phân loại sẽ phục vụ những mục đích nhất định. 2. Các phương thức tạo lập vốn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các phương thức tạo lập vốn cho doanh nghiệp được đa dạng hóa. Vì thế, cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp từ các nguồn khác nhau là rất lớn. Về cơ bản doanh nghiệp có thể huy động vốn theo các phương thức sau đây: 2.1. Huy động vốn chủ sở hữu. Có thể thấy rằng vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Nó có yếu tố để đánh giá sức mạnh về tài chính của doanh nghiệp. Và nó cũng là căn cứ quan trọng để quyết định khả năng huy động các nguồn vốn khác của doanh nghiệp. 2.1.1/ Ngân sách Nhà nước cấp. Đối với doanh nghiệp nhà nước thì vốn chủ sở hữu sẽ do Ngân sách Nhà nước cấp. Đây là số vốn do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn. Mức vốn Nhà nước cấp phụ thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ Nhà nước giao cho các doanh nghiệp. Nhà nước có thể cấp vốn ban đầu khi doanh nghiệp mới thành lập hoặc cấp vốn bổ sung trong quá trình hoạt động. Tùy thuộc vảo khả năng ngân sách nhà nước và mức độ kiểm tra vốn của doanh nghiệp mà cơ chế cấp vốn cho doanh nghiệp ở mỗi nước là khác nhau. Ví dụ như ở Pháp, các doanh nghiệp loại 1, hoạt động theo yêu cầu của Nhà nước, thì Nhà nước cấp vốn 100%. Các doanh nghiệp do Nhà nước quản lý, nhưng tự chọn chính sách phát triển, phải cạnh tranh 8 với các doanh nghiệp khác (loại 2) thì Nhà nước không cấp vốn. Nhưng trên thực tế thì vốn Nhà nước cấp cho các doanh nghiệp loại 1 cũng không đủ. Vì vậy, từ năm 1986, trở về trước Nhà nước nắm toàn bộ các doanh nghiệp nhà nước thuộc loại này. Từ 1986 trở lại đây, Nhà nước cho tư nhân tham gia, do đó, hiện nay ở Pháp, vốn Nhà nước và tư nhân kết hợp với nhau rất đa dạng. ở Malaisia, các công ty thuộc sở hữu Nhà nước được cấp 100% vốn cố định ban đầu. Hàng năm, công ty phải trả lãi (theo lãi suất ưu đãi) trên tổng số vốn đầu tư của Nhà nước. Trong các doanh nghiệp này, Nhà nước quản lý trực tiếp, toàn diện, doanh nghiệp phải sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước. Nhưng nếu Nhà nước chỉ muốn nắm một phần hoạt động của doanh nghiệp thì Nhà nước thường thông qua việc nắm cổ phần khống chế của doanh nghiệp. 2.1.2/ Phát hành cổ phiếu. Một nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng là phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp. Đây là cách thức tạo lập vốn rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Bằng cách phát hành một số lượng các cổ phiếu lớn với mệnh giá thấp ra công chúng, doanh nghiệp đã tích tụ những luồng vốn nhỏ, rải rác thành một lượng vốn khổng lồ đầu tư vào doanh nghiệp. Những người mua các cổ phiếu này trở thành các cổ đông, chủ sở hữu của doanh nghiệp, tức là công ty cổ phần. Có thể xem xét một số yếu tố cơ bản liên quan đến việc phát hành và kiểm soát các loại cổ phiếu khác nhau. 2.1.2.1. Phát hành cổ phiếu thường. Cổ phiếu thường là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu một cách thực sự của cổ đông đối với công ty cổ phần. Đây là loại cổ phiếu mà thu nhập của nó lên xuống phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Cổ đông sở hữu cổ phiếu thường được hưởng những quyền lợi nhất định: - Quyền tham gia kiểm soát và điều khiển các hoạt động của Công ty - Quyền yêu cầu về thu nhập, được chi trả lợi tức cổ phần từ lợi nhuận sau thuế. Cổ phiếu thường không bị giới hạn trong chi trả cổ tức. Lợi tức cổ phiếu thường chi trả cho cổ đông tương đương với mức rủi ro mà cổ đông chấp nhận. - Quyền yêu cầu về tài sản (quyền yêu cầu được chi trả sau cùng khi công ty phá sản). - Quyền mua trước (quyền được mua cổ phiếu khi công ty phát hành chứng khoán mới). Trong khi đó mỗi cổ đông chỉ phải chịu một mức trách nhiệm 9 hữu hạn chính là phần vốn mà họ đã đầu tư vào công ty. Về phía Công ty phát hành: Với phương thức huy động này, công ty tạo được luồng vốn chủ sở hữu khổng lồ làm tấm lá chắn chống đỡ mọi rủi ro trong quá trình hoạt động. Vì thế, chi phí huy động vốn cao hơn so với chi phí huy động bằng các chứng khoán khác. Chi phí này chính là lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư. Huy động vốn bằng cổ phiếu thường có những ưu điểm nhất định. Trước hết, nó tạo ra một lượng vốn lớn an toàn. Công ty còn có thể linh hoạt thay đổi lượng vốn chủ sở hữu này sao cho thích hợp. Mới thành lập, công ty có thể chỉ phát hành một lượng cổ phiếu nhất định. Khi muốn giảm vốn cổ phần, công ty có thể mua lại các cổ phiếu đang lưu hành, giữ nó cho đến khi bán lại hoặc hủy bỏ. Muốn tăng vốn cổ phần, công ty có thể tiến hành phát hành cổ phiếu mới. Ngoài ra, xem xét sự biến động của thị giá cổ phiếu trên thị trường có thể thấy được phần nào hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Từ đó làm cơ sở cho công ty ra quyết định tài chính nhằm khuyếch đại giá trị vốn chủ sở hữu. Khi huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới phải lưu ý tới nhiều vấn đề. Do cổ phiếu tăng nên trong tương lai lợi tức cổ phần có thể sẽ giảm ảnh hưởng tới thị giá của công ty trên thị trường. Mặc dù các cổ đông cũ có quyền mua trước nhằm tránh hiệu ứng pha loãng quyền kiểm soát song công ty cần đề phòng nguy cơ bị thôn tính. Vấn đề chống thôn tính, bảo vệ công ty trước sự thôn tính bằng cổ phiếu của các công ty khác là một khía cạnh đặc biệt. Do đó phải tính đến tỷ lệ cổ phần tối thiểu mà mỗi cổ đông được phép nắm giữ để duy trì tỷ lệ cân đối về sở hữu công ty. 2.1.2.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi thường chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành. Nó có đặc điểm là thường có tỷ lệ cổ tức cố định, không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Người chủ của cổ phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thường. Hội đồng quản trị của công ty có thể thay đổi cách thức và tỷ lệ trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi theo từng năm để phù hợp với tình hình cụ thể. Rất hiếm khi cổ đông ưu đãi có quyền bỏ phiếu một cách đầy đủ. Trong một số công ty của Mỹ, đôi khi có quy định những trường hợp ngoại lệ về quyền bỏ phiếu của cổ đông ưu đãi. Tuy nhiên, nếu có ít nhất 2/3 cổ đông ưu tiên nhất trí về một vấn đề nào đó thì ban lãnh đạo công ty phải xem xét ý kiến của họ. Nếu các cổ đông ưu đãi không được trả cổ tức tới một giới hạn nào đó, chẳng hạn sáu quý cổ tức của cổ 10 phiếu ưu tiên bị nợ, thì các cổ đông của những cổ phiếu đó có thể được quyền bỏ phiếu. Khác với chi phí lãi vay được giảm trừ khi tính thuế thu nhập công ty, cổ tức dành cho cổ đông ưu đãi được lấy từ lợi nhuận sau thuế, tức là không được tính vào chi phí để giảm thuế. Đây chính là hạn chế của việc phát hành cổ phiếu ưu đãi. Mặc dù vậy, như đã đề cập cổ phiếu ưu đãi vẫn có những ưu điểm đối với cả công ty phát hành và nhà đầu tư. Những điều kiện ưu đãi làm giảm rủi ro cho loại cổ phiếu này và như vậy có thể tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư và giảm chi phí huy động cho nhà phát hành. Tóm lại, mặc dù chi phí cao song huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu cho phép tạo được một luồng vốn lớn, an toàn. Tuy nhiên việc huy động này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị về thời gian và điều quan trọng là doanh nghiệp phải có được uy tín trên thị trường vì doanh nghiệp có làm ăn tốt, tình hình tài chính vững vàng mới có khả năng thắng lợi trong huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu. 2.1.3/ Tài trợ nội bộ. Tài trợ nội bộ là phương thức huy động vốn quan trọng đối với doanh nghiệp. Có hai hình thức để thực hiện tài trợ nội bộ: Tái đầu tư thông qua chính sách phân phối cổ tức và phát hành cổ phiếu nội bộ. Điểm chung của cả hai hình thức này đó là cổ đông chấp nhận hưởng một mức lợi tức cổ phần thấp hơn hoặc không nhận lợi tức cổ phần mà đầu tư toàn bộ lợi nhuận sau thuế để mở rộng quy mô của công ty. Như vậy, cổ đông không bị chia sẻ quyền kiểm soát công ty và họ có thể hưởng toàn bộ giá trị thặng dư thu được từ đầu tư bao gồm cổ tức tăng thêm và chênh lệch giá cổ phiếu trên thị trường. Theo hình thức thứ nhất, việc tái đầu tư được thực hiện bằng cách ghi tăng giá trị sổ sách của cổ phiếu. Giá trị danh nghĩa của cổ phiếu tăng sẽ làm tăng thị giá cổ phiếu. Theo hình thức thứ hai, công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu thông thường cho các cổ đông của công ty. Cổ đông sẽ nhận cổ phiếu thay vì nhận thu nhập của họ dưới dạng cổ tức. Việc phát hành cổ phiếu thêm sẽ ảnh hưởng tới thị giá cổ phiếu. Vì vậy, để đảm bảo cho quyền lợi của cổ đông, cổ đông sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về giá. Huy động vốn theo phương thức này có nhiều lợi điểm: - Tránh việc pha loãng quyền kiểm soát của các cổ đông, - Không dẫn đến việc giảm lợi tức trên mỗi cổ phần trong tương lai như việc phát hành cổ phiếu mới, 11 - Tránh được nguy cơ bị thôn tính sáp nhập. Tuy nhiên chi phí cho huy động vốn cao. Các cổ đông kỳ vọng vào một mức lợi tức cao hơn mới chấp nhận chính sách tái đầu tư này. Vì vậy huy động vốn phải chú ý đến hiệu quả của việc tái đầu tư. Một hạn chế nữa của phương thức huy động vốn này đó là đôi khi lợi nhuận để lại không đủ đáp ứng nhu cầu về vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đôi khi các công ty không thực hiện biện pháp này hoặc chỉ coi đó như là giải pháp bổ sung cho những hình thức huy động vốn khác. Tuy nhiên có thực hiện được cách thức tạo lập vốn này hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nói chung, ở những nước đang phát triển, yếu tố lợi tức là quan trọng, vì thế các cổ đông thích nhận thu nhập dưới dạng cổ tức. Trong khi đó, đối với các nước phát triển, các cổ đông quan tâm nhiều hơn tới yếu tố tăng giá cổ phiếu và do đó, trong chính sách phân phối cổ tức, công ty sẽ chú trọng nhiều hơn tới vấn đề tái đầu tư từ lợi nhuận để lại. Nhiều công ty đặt ra mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng. Chẳng hạn ở Pháp, tài trợ nội bộ của các công ty chiếm 54% tổng nguồn vốn, ở Đức là 65,5%, Anh là 68,3%, ở Nhật, con số này lên tới 71,3%. Còn các công ty Mỹ thì rất coi trọng huy động vốn theo phương thức này. Lợi nhuận để lại bổ sung vào vốn chiếm tới 82,8% tổng nguồn vốn. 2.2. Phát hành trái phiếu. Phát hành trái phiếu công ty là một hình thức tạo lập vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng hình thức này khi huy động vốn chủ sở hữu không đủ đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn, hoặc không thích hợp, hiệu quả bằng hình thức này và nhiều lý do khác. Cũng như hình thức phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp muốn thắng trong việc phát hành trái phiếu thì doanh nghiệp cần phải có uy tín, tình hình tài chính lành mạnh và xu thế phát triển tốt... Tuy nhiên ở đây, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với số vốn có được từ phát hành trái phiếu như một khoản nợ và có trách nhiệm trả nợ cho khoản vốn đó bởi trái phiếu là một chứng chỉ vay nợ chứng nhận trái chủ đã cho doanh nghiệp vay một số vốn nhất định trong một khoảng thời gian nhất định với lãi suất xác định. Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình trên thị trường tài chính. Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu. 12 Trước khi quyết định phát hành, nhà phát hành cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại trái phiếu. 2.2.1/Trái phiếu có lãi suất cố định. Đây là loại trái phiếu công ty phổ biến nhất được các doanh nghiệp sử dụng để huy động vốn trung dài hạn. Đặc điểm của loại trái phiếu này là lãi suất danh nghĩa được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Như vậy cả doanh nghiệp lẫn người giữ trái phiếu đều biết rõ mức lãi suất của khoản nợ trong suốt thời gian tồn tại (kỳ hạn) của trái phiếu. Cách thức trả gốc và trả lãi cũng thường được quy định rõ khi phát hành trái phiếu, chẳng hạn trả gốc cuối kỳ trả lãi hai lần trong năm,... Với loại trái phiếu này, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc tính toán chi phí lãi vay để xác định hiệu quả của việc đi vay, trong thiết lập ngân quỹ để trả lãi cũng như kế hoạch trả gốc và thay thế bằng các nguồn tài chính khác khi trái phiếu đáo hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu tâm tới mức độ hấp dẫn của trái phiếu khi phát hành. Tính hấp dẫn phụ thuộc vào một số yếu tố sau: - Lãi suất của trái phiếu: Lãi suất của trái phiếu phải đặt trong mối tương quan so sánh với lãi suất trên thị trường vốn, với lãi suất kho bạc Nhà nước, với lãi suất cùng loại của các doanh nghiệp cạnh tranh khác. - Kỳ hạn của trái phiếu: Công ty phải tính đến sự ưa thích và lựa chọn của công chúng khi định ra kỳ hạn của trái phiếu. - Uy tín tài chính của công ty và mức độ rủi ro: Công ty càng vững chắc về mặt tài chính và có khả năng phát triển thì mức độ rủi ro nói chung càng thấp và càng thu hút được công chúng mua trái phiếu của công ty. Ngoài ra, khi phát hành cần chú ý tới mệnh giá để có thể tạo ra sự lưu thông dễ dàng cho trái phiếu trên thị trường. 2.2.2/ Trái phiếu có lãi suất thả nổi. Đây là loại trái phiếu có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng như lãi suất LIBOR hoặc lãi suất cơ bản. Phát hành loại trái phiếu này thích hợp trong điều kiện có mức lạm phát khá cao và lãi suất thị trường không ổn định. Tuy nhiên, có một vài nhược điểm khi công ty tiến hành huy động vốn bằng hình thức này: - Công ty không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu. Điều này gây khó khăn một phần cho việc lập kế hoạch tài chính. - Việc quản lý trái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất. 2.2.3/ Trái phiếu có thể thu hồi. 13 Một số doanh nghiệp lựa chọn phát hành trái phiếu có thể thu hồi, tức là doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó (chuộc lại trái phiếu). Loại trái phiếu như vậy phải được quy định công khai ngay khi phát hành để người mua trái phiếu được biết. Phải quy định rõ về thời gian và giá cả khi công ty chuộc lại trái phiếu. Thông thường, người ta quy định thời hạn tối thiểu mà trái phiếu sẽ không bị thu hồi. Loại trái phiếu này có ưu điểm là được dùng như một cách điều chỉnh lượng vốn sử dụng. Khi cần thiết, công ty có thể mua lại các trái phiếu tức là giảm số vốn vay và thay trái phiếu loại này bằng nguồn tài chính khác. 2.3. Đi vay từ các tổ chức tài chính trung gian. Trong nền kinh tế thị trường, huy động vốn thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian là một hình thức huy động vốn khá phổ biến và rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. ở những nước phát triển, mặc dù thị trường chứng khoán là một kênh tạo vốn rất quan trọng đối với doanh nghiệp, nhưng vẫn có gần 70% lượng vốn của nền kinh tế được luân chuyển thông qua kênh dẫn vốn gián tiếp này. Đối với những nước có thị trường chứng khoán chưa phát triển, nguồn vốn từ các tổ chức tài chính trung gian đặc biệt các ngân hàng thương mại càng trở nên quan trọng hơn. Hình thức tạo lập vốn này cho phép doanh nghiệp có cơ hội, khả năng tiếp cận với một lượng vốn đủ lớn để doanh nghiệp có thể sử dụng vào mục đích chiến lược, dài hạn. Nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại còn tạo cho doanh nghiệp một luồng vốn ngắn hạn thích hợp đáp ứng nhu cầu vốn lưu động tránh sử dụng các nguồn dài hạn một cách lãng phí. Nói chung đây là nguồn vốn vay tương đối linh hoạt. Các điều khoản như khối lượng vay, phương thức giải ngân, lãi suất, lịch trình hoàn trả... đều được thỏa thuận giữa ngân hàng và doanh nghiệp và được phản ánh trên hợp đồng tín dụng. Doanh nghiệp có thể vay dài hạn hoặc vay ngắn hạn từ các tổ chức tài chính trung gian tùy theo nhu cầu về vốn vay: 2.3.1/ Vay dài hạn: Là hình thức doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính với thời gian đáo hạn trên 1 năm. Khi cho vay các tổ chức tài chính trung gian thường xem xét rất kỹ lưỡng về tình hình tài chính doanh nghiệp, về tính khả thi của dự án xin vay... để đánh giá khả năng trả lãi và gốc nợ vay. Doanh nghiệp có thể vay theo nhiều hình thức: vay thế chấp, vay tín chấp hay vay có bảo lãnh. Song thông thường, đặc biệt là với những khoản vay có khối lượng lớn và dài hạn, vay có thế chấp hay có tài sản bảo đảm là phổ biến, các hình thức khác chỉ là bổ sung. Ngân hàng dựa trên giá trị của tài sản bảo đảm, đặc tính cũng 14 như tính dễ hoán chuyển của nó trên thị trường để xác định khối lượng cho vay. Ngoài ra còn căn cứ vào nhu cầu xin vay và các điều kiện khác. Tài sản bảo đảm là một vấn đề khó khăn của doanh nghiệp khi vay dài hạn ở các ngân hàng. Một số doanh nghiệp không có đủ tài sản thế chấp để đảm bảo xin vay một lượng vốn lớn. Một số doanh nghiệp khác nếu đem thế chấp dây chuyền công nghệ sẽ không thể tiến hành đổi mới công nghệ bắt kịp nhu cầu thị trường. Một điểm cần nhấn mạnh nữa đối với các khoản nợ vay dài hạn từ ngân hàng là thông thường các khoản nợ vay sẽ được trả dần dần theo định kỳ trong suốt thời hạn cho vay thay vì đợi đến ngày đáo hạn thì trả hết một lần. Như vậy có nghĩa là thời hạn thực tế của khoản vay bị thu ngắn và chi phí nợ vay lúc này hay lãi suất thực của vốn vay là cao hơn lãi suất danh nghĩa đã được thỏa thuận. Về phí tổn vay vốn dài hạn từ ngân hàng thì có thể thay đổi theo giá trị tiền vay, tình hình tài chính và cả phẩm chất của người đi vay cùng nhiều yếu tố khác. Lãi suất có thể cố định hoặc linh hoạt thay đổi trong suốt thời hạn vay tuỳ theo thỏa thuận của hai bên. Những điểm lợi chính của vay dài hạn từ các tổ chức tài chính trung gian đó là khi đồng ý cho vay, người cho vay bảo đảm trước một thời hạn khá lâu là sẽ có vốn cho người vay lúc cần sử dụng đến, khác với các hình thức huy động vốn trung dài hạn khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu cần phải thắng lợi trong phát hành thì mới có vốn. Ngân hàng có thể là nguời rất sành sỏi trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp hoặc dự án xin vay và sẽ trở thành người tư vấn đắc lực đưa doanh nghiệp đến chỗ thành công. Đây là mối lợi vô hình mà nhiều khi là rất đáng kể. 2.3.2/ Vay ngắn hạn: Trong các tổ chức tài chính trung gian thì dường như chỉ có ngân hàng là đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp. Đây là phương thức tạo lập vốn ngắn hạn chủ yếu. Một doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn từ các ngân hàng bằng nhiều hình thức. Có thể kể ra sau đây một số hình thức cơ bản: - Chiết khấu thương phiếu: Thương phiếu là chứng từ biểu thị một quan hệ tín dụng, một nghĩa vụ trả tiền, được lập ra trên cơ sở các giao dịch thương mại. Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ qua đó ngân hàng dành cho khách hàng được quyền sử dụng trước thời hạn một khoản tiền của thương phiếu sau khi đã trừ đi khoản lãi phải thu tức tiền chiết khấu và các khoản chi phí chiết khấu. Đây là hình thức tạo vốn ngắn hạn nhằm bổ sung nhu cầu vốn một cách tức thời khi doanh nghiệp cần đến. Khoản chênh lệch giữa số tiền của thương phiếu và số tiền nhận được từ việc chiết khấu thương phiếu chính là chi phí cho hình thức huy động này. Chi phí này chủ yếu dựa trên lãi suất chiết khấu của ngân hàng Trung ương song 15 phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng thương phiếu.Chất lượng thương phiếu tốt thì chi phí thấp và ngược lại ngân hàng cảm thấy khả năng thu hồi vốn từ thương phiếu kém thì chi phí cao bù đắp cho rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu. Tuy nhiên, nếu chất lượng thương phiếu quá tồi ngân hàng sẽ không tiến hành nghiệp vụ cho doanh nghiệp. - Vay theo hợp đồng: Hình thức cho vay này được áp dụng khi một công ty có những hợp đồng về sản xuất, gia công cho khách hàng thì ngân hàng có thể cho vay căn cứ vào các hợp đồng đã được ký kết. Hình thức cho vay theo hợp đồng tỏ ra tương đối phù hợp với những doanh nghiệp nhỏ. - Tạo vốn bằng cách bán nợ: Một công ty nào đó có thể gia tăng nguồn vốn ngắn hạn bằng các khoản nợ của mình. Các tổ chức mua nợ thường là một ngân hàng, một công ty tài chính hay một công ty mua nợ. Những khoản nợ được mua cao hay thấp tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ khó đòi. Sự chênh lệch giữa giá trị khoản nợ và giá mua bán nợ chính là chi phí cho việc tạo vốn bằng cách bán nợ. Đối với những khoản nợ khó đòi thì chi phí này rất cao tuy nhiên nó làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn bằng cách thế chấp các khoản phải thu, thế chấp bằng hàng hóa... - Vay theo hạn mức tín dụng: Khi phát sinh nhu cầu bổ sung vốn một lượng nhất định và thời hạn xác định, doanh nghiệp sẽ làm đơn xin vay và vay một trong các hình thức nói trên. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp có nhu cầu vốn bổ sung thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ thực hiện vay theo hạn mức tín dụng và phải đáp ứng những điều kiện nhất định mà ngân hàng đặt ra. Theo hình thức này, doanh nghiệp và ngân hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng cho một thời gian nhất định (ví dụ một năm). Hạn mức tín dụng được xác định dựa trên nhu cầu vốn bổ sung của doanh nghiệp và mức cho vay tối đa mà ngân hàng có thể chấp nhận. Căn cứ vào hạn mức tín dụng đã thỏa thuận, doanh nghiệp có thể nhận tiền vay bất cứ lúc nào mà ngân hàng không cần thẩm định lại, nhưng tổng các món nợ sẽ không vượt quá hạn mức đã xác định. Hạn mức tín dụng được ngân hàng tạo sẵn cho công ty là do mối quan hệ kinh tế giữa họ. Nhưng thông thường, hạn mức này mỗi năm được thỏa thuận lại một lần tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Đây là hình thức tạo lập vốn có chi phí rất thấp nhưng đôi khi cũng có một số trục trặc ví dụ khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính hay thanh toán thì công ty phải hoàn trả hoặc không được vay. 16 2.4. Tín dụng thuê mua. Tín dụng thuê mua là một lĩnh vực tín dụng tài trợ bằng tài sản cho thuê, theo đó, người chủ sở hữu tài sản (người cho thuê) chuyển quyền sử dụng cho người thuê để nhận tiền thuê trong một thời gian thỏa thuận gọi là thời hạn cho thuê. Loại hình cho thuê này ra đời đã từ lâu nhằm thỏa mãn nhu cầu đổi mới công nghệ song nó hoạt động mạnh mẽ vào thập kỷ 50 ở Mỹ lan rộng sang Châu Âu, Nhật Bản và các nước khác và tới nay đã được quốc tế hóa. Tính ưu việt của nó đã tạo cho các doanh nghiệp một kênh dẫn vốn quan trọng. Tín dụng thuê mua bao gồm nhiều hình thức và có thể trở thành một phương thức tạo vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. 2.4.1/ Thuê vận hành: Thuê vận hành đã có lịch sử rất lâu đời nên còn được gọi là thuê mua theo kiểu truyền thống. Đặc trưng của thuê vận hành là thời hạn thuê thường rất ngắn so với toàn bộ thời gian tồn tại hữu ích của tài sản. Do đó đây thường là hình thức tạo vốn ngắn và trung hạn cho doanh nghiệp và hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chất thời vụ. Khi hết thời hạn đi thuê, bên thuê sẽ trả lại tài sản cho người cho thuê. Do thời hạn thuê thường là ngắn nên tổng số tiền người thuê phải trả nhỏ hơn nhiều so với giá gốc của tài sản. Người cho thuê phải tái thuê hoặc bán lại tài sản để thu hồi vốn. Một lợi thế đối với doanh nghiệp khi đi thuê vận hành là doanh nghiệp có thể huỷ ngang hợp đồng, trả lại tài sản thiết bị trước khi hết hợp đồng mà chỉ cần báo trước trong một thời gian ngắn. Đặc điểm này khiến doanh nghiệp có thể hoàn trả thiết bị nếu sự phát triển kỹ thuật cao làm cho thiết bị trở nên lạc hậu. Khi đi thuê vận hành, doanh nghiệp chỉ phải trả tiền thuê theo thỏa thuận, người cho thuê phải chịu mọi chi phí vận hành của tài sản cùng với mọi rủi ro về hao mòn vô hình của tài sản. Vì vậy, tiền thuê thường là cao hơn so với các thỏa thuận thuê mua khác. 2.4.2/ Thuê tài chính. Cho thuê tài chính là một hoạt động tạo vốn phổ biến cho mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Doanh số của nền công nghiệp cho thuê tài chính trên thế giới trong những năm gần đây đã đạt tới con số kỷ lục 520 tỷ USD trong năm 2000 và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 7% hàng năm. Thuê mua tài chính thực chất là một phương thức tài trợ tín dụng trung và dài hạn, thay vì cấp tín dụng bằng tiền cho người nhận, người cho thuê cấp tín dụng thông qua tài sản thiết bị. Tuy nhiên, hình thức tín dụng này có những ưu điểm hơn hẳn 17 với người cho thuê. Đây là hình thức tài trợ có mức độ an toàn cao do người cho thuê luôn giữ được quyền sở hữu trong suốt thời gian cho thuê. Vì vậy, người cho thuê có thể nhanh chóng thu hồi lại tài sản nếu người thuê không tuân thủ hợp đồng. Hơn nữa, việc thu hồi lại tài sản thường thuận lợi và ít tốn kém hơn so với việc thu hồi tài sản mà doanh nghiệp thế chấp cho ngân hàng khi vay vốn. Hình thức này còn đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích của người đi thuê. Người cho thuê cung cấp tài sản theo đúng yêu cầu của người đi thuê. Người đi thuê trả tiền thuê bằng hiệu quả thu được từ việc sử dụng tài sản đó, vì vậy họ không có cơ hội sử dụng sai mục đích. Do hình thức tài trợ này đem lại những lợi ích như vậy cho người cho thuê nên đây cũng trở thành một hình thức tạo lập vốn thuận lợi mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp là người đi thuê. Doanh nghiệp có thể gia tăng năng lực sản xuất trong những điều kiện hạn chế về nguồn vốn đầu tư nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn. Thuê tài chính có thể giúp doanh nghiệp từ tay không mà vẫn có thể được máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh. Thuê tài chính giúp doanh nghiệp vẫn có thể nhận được vốn mà không cần tài sản bảo đảm. Các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hay những doanh nghiệp mới thành lập, chưa có uy tín, những doanh nghiệp có tình hình tài chính không tốt dễ bị ngân hàng từ chối khi đi vay vốn. Với hình thức thuê tài chính, các công ty cho thuê, các ngân hàng chủ yếu quan tâm tới lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản cho thuê của doanh nghiệp nên rất sẵn sàng thỏa mãn nhu cầu của các khách hàng ngay cả khi tài chính, uy tín của họ còn có hạn chế. Thuê tài chính còn giúp cho doanh nghiệp có thể nhận được tài sản thuê chất lượng cao, nhất là trong những lĩnh vực đặc thù vì người cho thuê hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực hẹp. Cho thuê tài chính giúp cho doanh nghiệp không bị đọng vốn đầu tư vào tài sản cố định. Nó còn là phương thức tài trợ thuận lợi cho những khoản đầu tư nhanh chóng đáp ứng kịp thời các cơ hội kinh doanh. Để quyết định thực hiện tạo vốn thông qua hình thức thuê tài chính hay vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp cần so sánh phí tổn của thuê mua với phí tổn vay vốn. Ngoài ra doanh nghiệp phải xem xét hiệu quả, lợi nhuận đem lại cho chủ sở hữu từ dự án thuê mua. Thuê mua tài chính có điểm lợi là tiền thuê được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ, do đó doanh nghiệp được hưởng một khoản tiết kiệm nhờ thuế. Song cũng có những bất lợi nhất định khi thực hiện theo phương thức này. Nếu tài sản được chuyển lại cho bên cho thuê vào thời điểm kết thúc hợp đồng thì doanh nghiệp không được hưởng giá trị còn lại của tài sản đã được tính cả trong phí thuê. Nói 18 chung doanh nghiệp sẽ phải phân tích tất cả những yếu tố trên để có thể quyết định huy động vốn theo hình thức này. Song, cần nhấn mạnh thuê tài chính là một phương thức mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp đặc biệt ở Việt Nam hiện nay. 2.5. Liên doanh liên kết. Ngày nay, hình thức liên doanh liên kết khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Đây là hình thức doanh nghiệp thường sử dụng để tạo vốn trung, dài hạn khi doanh nghiệp chuẩn bị thực hiện một dự án sản xuất kinh doanh mà không đủ vốn hoặc với mục đích chia sẻ rủi ro, doanh nghiệp có thể kêu gọi góp vốn từ bên ngoài. Các bên góp vốn có thể là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài với nhiều hình thức công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước hay một công ty liên doanh khác. Để thu hút vốn liên doanh thì dự án liên doanh phải có hiệu quả và điều kiện góp vốn là các bên cùng có lợi. Khi nhận thấy huy động vốn này có lợi hơn các hình thức huy động vốn khác doanh nghiệp sẽ thực hiện liên kết liên doanh. Có thể lựa chọn một trong hai hình thức liên doanh sau đây: - Cùng phía đối tác thành lập một pháp nhân kinh doanh mà vốn là do các bên cùng đóng góp. - Ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa các bên nhằm thực hiện một dự án nào đó mà không cần hình thành một pháp nhân nào. Trách nhiệm, quyền hạn của các bên chỉ giới hạn trong hợp đồng đã ký kết. Đối với cả hai hình thức liên doanh, quyền lợi mỗi bên phụ thuộc chủ yếu vào phần vốn góp mà mỗi bên đóng góp. Phí tổn của tạo lập vốn của hình thức liên doanh liên kết chính là lợi tức trả cho phía đối tác. Do đó, phí tổn này phụ thuộc chủ yếu vào kết quả của dự án liên doanh liên kết. Huy động vốn bằng hình thức liên kết kinh doanh cũng tương tự như hình thức các cổ đông mua cổ phiếu. Cổ đông nào có tỷ lệ cổ phần nhiều hơn thì tỷ lệ hưởng lãi cũng như chịu lỗ cũng lớn hơn. Tuy nhiên, một khi đã trở thành cổ đông thì người góp vốn không có quyền rút vốn khỏi công ty. Còn đối với hình thức liên doanh liên kết, phía đối tác trong những trường hợp nhất định vẫn có thể rút lại vốn góp. Nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của dự án liên doanh, thậm chí có thể làm dự án đổ vỡ không thực hiện được và gây ảnh hưởng tới những hoạt động khác của doanh nghiệp. Thực hiện liên doanh có thể đem lại những lợi ích như thu hút vốn công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm của phía đối tác đồng thời chia sẻ rủi ro. Song huy động vốn bằng hình thức này cũng tiềm ẩn nguy 19 cơ bị đối tác thâu tóm quyền lực và xảy ra hiện tượng lũng đoạn. Chính vì thế khi ký kết hợp đồng liên kết kinh doanh, các doanh nghiệp cần chú ý đến các điều khoản nhằm hạn chế sự đổ vỡ không cần thiết của dự án cũng như sự lũng đoạn của một bên nào đó. 2.6. Tạo vốn thông qua tín dụng thương mại. Các doanh nghiệp cũng thường khai thác vốn tín dụng ngắn hạn trong việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp còn gọi là tín dụng thương mại. Thông thường, một doanh nghiệp mua chịu nguyên vật liệu của doanh nghiệp khác và ghi nhận món nợ ở tài khoản: Các khoản phải trả. Đây là một loại tín dụng ngắn hạn quan trọng vì nó thường chiếm tới 40% tài sản lưu động đối với các doanh nghiệp không có các hoạt động về nghiệp vụ tài chính tín dụng. Tỷ lệ này càng lớn hơn đối với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ vì doanh nghiệp nhỏ thường khó tìm nguồn tài trợ ở nơi khác nên dựa nhiều vào việc mua chịu. Hình thức này là hình thức tạo vốn được khai thác một cách tự nhiên trong hoạt động kinh doanh. Chi phí của việc sử dụng tín dụng thương mại như một nguồn tài trợ thể hiện qua lãi suất của khoản vay. Đó là chi phí lãi vay, sẽ được tính vào giá thành sản phẩm dịch vụ khi mua bán hàng hóa trả chậm, chi phí này có thể "ẩn" dưới hình thức thay đổi mức giá (nâng đơn giá cao hơn để bao hàm luôn lãi suất tín dụng đó). Như vậy, mua chịu có phí tổn cao hay thấp hơn các hình thức tài trợ khác? Đôi khi, mua chịu rất đắt đối với người mua, nhưng họ phải chấp nhận vì không thể có hình thức tài trợ nào khác và phí tổn mua chịu có lẽ cũng tương ứng với mức độ rủi ro mỗi người bán phải gánh chịu. Nhưng trong nhiều trường hợp, mua chịu được chấp nhận vì người mua không thể hiện được phí tổn mua chịu là bao nhiêu. Quy mô của vốn tín dụng thương mại phụ thuộc vào thời hạn mua chịu. Nếu thời hạn mua chịu càng lớn thì nguồn vốn tín dụng thương mại càng lớn. Có 4 yếu tố ảnh hưởng tới thời hạn mua chịu: - Tính chất kinh tế của sản phẩm: sản phẩm có thời gian luân chuyển cao được bán ra với thời hạn mua chịu ngắn, người mua sẽ bán lại sản phẩm một cách nhanh chóng, thu được tiền mặt giúp họ có tiền trả nợ cho nhà cung cấp. - Tình trạng tài chính của người bán. Nếu người bán không có tài chính dồi dào sẽ đòi hỏi người mua phải trả tiền ngay hoặc chỉ chấp nhận thời hạn mua chịu rất ngắn. - Tình trạng của người mua. Thông thường các nhà bán lẻ có tài chính khá 20 mạnh và muốn mua chịu của các nhà cung cấp với thời hạn lâu hơn. Vài loại bán lẻ trong các lĩnh vực được xem là nhiều rủi ro được chấp nhận một thời gian mua chịu rất lâu nhưng họ được khuyến khích trả nhanh bằng các khoản giảm giá hàng lớn - Giảm giá hàng. Giảm giá hàng được thực hiện, nếu người mua thanh toán trong một thời hạn nào đó. Phí tổn không nhận giảm giá thường cao hơn lãi suất mà người mua đi vay nợ. Do đó, doanh nghiệp phải cẩn thận trong việc sử dụng mua chịu như là nguồn tài trợ vì phí tổn tài chính rất cao. Nếu doanh nghiệp vay tiền để nhận giảm giá hàng mua, thời gian các khoản phải trả còn ghi ở sổ sách sẽ giảm đi. Công cụ để thực hiện huy động vốn bằng hình thức này phổ biến là thương phiếu. Vì thế, đây là hình thức tài trợ ngắn hạn rất ưa chuộng của các doanh nghiệp do thời hạn linh động và với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các doanh nghiệp có thể dễ dàng chiết khấu các thương phiếu lấy tiền phục vụ nhu cầu tài chính khi thương phiếu chưa đến hạn thanh toán. Ngoài ra đây là hình thức tạo vốn rất tiện lợi và thông thường của hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp thiếu tiêu chuẩn được vay của ngân hàng có thể mua chịu được. Nhờ quá trình liên lạc kinh doanh, nhà cung cấp ở vị trí thuận lợi để xét đoán khả năng của khách hàng và đo lường độ rủi ro trong việc bán chịu và cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp. Trên đây là các phương thức huy động vốn phổ biến của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Các phương thức này đã làm cho doanh nghiệp có thể tạo ra cho mình nhiều kênh dẫn vốn mới cung cấp vốn kịp thời cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song vấn đề cũng rất đáng quan tâm đối với một doanh nghiệp là các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tạo vốn của doanh nghiệp. Nó sẽ ảnh hưởng tới tính hiệu quả của quá trình huy động vốn. 3 . Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tạo lập vốn của doanh nghiệp. 3.1. Chi phí vốn. Chi phí vốn là yếu tố đầu tiên có tác động quan trọng tới việc tạo lập vốn của doanh nghiệp. Vốn là yếu tố cần thiết cho sản xuất. Cũng như bất kỳ một yếu tố nào khác để sử dụng vốn, doanh nghiệp cần bỏ ra một chi phí nhất định. Để tạo vốn, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nguồn khác nhau. Với mỗi một loại vốn cụ thể thì chi phí vốn chính là chi phí trả cho nguồn vốn huy động. Nó được tính bằng số lợi nhuận cần phải đạt được trên nguồn vốn huy động để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu. Với mỗi nguồn huy động khác nhau lại có cách tính chi 21 phí riêng. Vì vậy, trên thực tế, người ta phân loại chi phí vốn theo những nguồn cụ thể. Thông thường, khi tính toán chi phí vốn, doanh nghiệp thường phần chia vốn thành vốn chủ sở hữu và nợ vay. - Chi phí nợ vay. Chi phí nợ vay là chi phí trả cho nguồn vay nợ của doanh nghiệp. Nó được phân ra thành chi phí nợ trước thuế và chi phí nợ sau thuế. Chi phí nợ trước thuế (Kd) được tính toán trên cơ sở lãi suất nợ vay. Lãi suất này được ấn định trong hợp đồng tiền vay. Trên thực tế khoản chi phí nợ vay trước thuế còn bao gồm cả các chi phí khác ngoài lãi tiền vay như chi phí làm hồ sơ xin vay, chi phí đi lại... Những khoản chi phí này đôi khi là rất lớn. Tuy nhiên về cơ bản, người ta vẫn hiểu chi phí nợ vay trước thuế là lãi tiền vay trả cho chủ nợ. Chi phí nợ sau thuế Kd (1-T) được sử dụng để tính chi phí trung bình của vốn. Nó được xác định bằng chi phí nợ trước thuế Kd trừ đi khoản tiết kiệm nhờ thuế bởi vì lãi tiền vay được tính vào chi phí trước thuế của doanh nghiệp. Sở dĩ, các doanh nghiệp thường tính chi phí nợ sau thuế là để có thể so sánh chi phí các loại vốn khác nhau. Hơn nữa các doanh nghiệp luôn quan tâm đến luồng tiền sau thuế vì đây mới là phần mà doanh nghiệp được hưởng. Do vậy, tất cả các chi phí vốn cần được tính quy về chi phí sau thuế. - Chi phí vốn chủ sở hữu. Chi phí vốn chủ sở hữu bao gồm chi phí cổ phiếu ưu tiên,chi phí cổ phiếu thường và chi phí của lợi nhuận không chia. Chi phí của cổ phiếu ưu tiên được xác định bằng cách lấy cổ tức ưu tiên chia cho giá phát hành thuần, phần mà công ty nhận được sau khi đã trừ chi phí phát hành. nP pD=pK Trong đó: KP- Chi phí của cổ phiếu ưu tiên DP- Cổ tức ưu tiên Pn- Gía phát hành thuần Chi phí của lợi nhuận không chia: Nó chính là tỷ lệ đổi tức mà người nắm giữ cổ phiếu thông thường yêu cầu đối với cổ phần mà công ty đạt được bằng lợi nhuận không chia được xác định bằng công thức Ks = D1/P0 + g. Trong đó: Ks: Chi phí của lợi nhuận không chia. D1/P0: Mức sinh lời của cổ phiếu. g: Tỷ lệ tăng trưởng mong đợi. 22 Chi phí của cổ phiếu thường mới (Ke). Để các cổ đông cũ không bị giảm lợi nhuận do phát hành cổ phiếu mới vì giãn lợi nhuận các khoản đầu tư mới của doanh nghiệp phải mang lại một tỷ suất lợi nhuận sao cho cổ tức của các cổ đông cũ ít nhất không bị giảm. Với: Pn: là giá thuần của một cổ phiếu. Ke: là chi phí của cổ phiếu mới. Dt: là cổ tức trong thời gian t (t = 1, 2, 3...) thì Pn =    1t te t )K1( D Do đó : g + F)-(10P 1D=eK Thông thường, các doanh nghiệp đặt tiêu chí chi phí vốn lên hàng đầu, tận dụng triệt để các nguồn vốn có chi phí thấp sau đó mới xét đến khả năng cung ứng các nguồn vốn, thời gian sử dụng... Vì vậy tính toán chi phí vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được cách thức huy động nào có chi phí thấp hơn, từ đó xác định chiến lược khai thác nguồn vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp còn tính toán chi phí vốn trung bình dựa trên cơ cấu vốn và chi phí từng nguồn vốn. Chẳng hạn một doanh nghiệp tạo lập vốn từ ba nguồn: vay nợ, phát hành cổ phiếu thường từ lợi nhuận không chia và phát hành cổ phiếu ưu tiên với tỷ trọng từng nguồn là Wd, Ws và Wp thì chi phí vốn trung bình của doanh nghiệp (WACC) được tính theo công thức: WACC = WdKd (1-T) + WpKp+ WsKs Trong đó: Wd, Wp,Ws : lần lượt là tỉ trọng của từng nguồn là vay nợ, phát hành cổ phiếu từ lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu ưu tiên Kd, Kp, Ks :Lần lượt là chi phí của từng nguồn Như vậy, với cơ cấu vốn khác nhau, mặc dù chi phí từng nguồn huy động là giống nhau thì chi phí vốn trung bình là khác nhau. Việc tính toán chi phí vốn trung bình rất quan trọng khi doanh nghiệp đứng trước quyết định phải chấp nhận hay từ chối một dự án đầu tư. Nếu dự án có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thấp hơn chi phí trung bình của vốn thì cần phải từ chối vì điều đó có nghĩa là tỷ lệ thu nhập do đầu tư mang lại sẽ thấp hơn chi phí tài trợ của nó. Như thế, chi phí vốn có vai trò rất quan trọng, được sử dụng làm căn cứ khi quyết định đầu tư. 3.2. Cơ cấu vốn. 23 Các doanh nghiệp không thể huy động vốn theo ý muốn chủ quan mà cần xét tới nhu cầu vốn của doanh nghiệp, khả năng trả nợ và tỷ lệ hợp lý giữa các loại vốn. Vì vậy cơ cấu vốn có một vai trò hết sức quan trọng. Thuật ngữ này được dùng để chỉ cách thức một doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn khác nhau với một tỷ lệ nào đó của mỗi người để tài trợ cho các tài sản. Trong quản trị tài chính, các nhà quản lý phải xây dựng được cơ cấu vốn tối ưu, đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và nợ vay sao cho lợi ích thu được là cao nhất. Đó là cơ cấu hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất, bằng cách đó tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, sử dụng một tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao sẽ là không linh hoạt. Huy động vốn từ nợ vay sẽ giúp cho doanh nghiệp khuếch đại giá trị vốn chủ sở hữu do nợ vay không phải chịu thuế thu nhập. Ngược lại, trong trường hợp nền kinh tế đi xuống, sử dụng quá nhiều nợ với tỷ lệ nợ của cơ cấu vốn tối ưu sẽ khiến cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng hiệu ứng đòn bẩy âm: sử dụng nợ sẽ làm giảm giá trị tài sản thuộc chủ sở hữu. Vì vậy, khi tiến hành huy động tạo lập vốn, các doanh nghiệp luôn chú ý xây dựng một cơ cấu vốn tối ưu. Tiêu chuẩn để đánh giá nên tăng hay giảm sử dụng nợ là tương quan so sánh giữa doanh lợi vốn và lãi suất nợ vay trước thuế. Doanh lợi vốn được xác định bằng công thức như sau: Doanh lợi vốn = Lợi nhuận trước thuế và lã vay/ Tổng tài sản Hay ( ebit / Tổng tài sản) Nếu ns¶ tµi tæng ebit > Lãi suất nợ vay: Hiệu ứng đòn bẩy dương. Doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ có tác dụng khuếch đại giá trị vốn chủ sở hữu. Vì vậy, doanh nghiệp nên tiếp tục sử dụng nợ vay. Nếu ns¶ tµi tæng ebit < Lãi suất nợ vay: Hiệu ứng đòn bẩy âm. Doanh nghiệp cần có biện pháp giảm tỷ lệ nợ vay vì sử dụng nợ lúc này sẽ làm giảm giá trị vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, quản trị tài chính là một lĩnh vực quản trị hết sức linh hoạt. Vấn đề cơ cấu vốn tối ưu cũng là một vấn đề rất linh hoạt. Với mỗi một doanh nghiệp sẽ có một cơ cấu vốn tối ưu riêng phục vụ những mục tiêu riêng của từng doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp tùy theo điều kiện hoàn cảnh của mình mà theo đuổi cơ cấu vốn tối ưu đó. Vì thế cơ cấu vốn đã trở thành một yếu tố quan trọng tác động tới quá trình tạo lập vốn của mỗi doanh nghiệp. 24 Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến bốn yếu tố tác động đến những quyết định về cơ cấu vốn khi tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Trước hết là rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, đó là rủi ro cố hữu trong tài sản của công ty nếu công ty không sử dụng nợ. Rủi ro kinh doanh càng lớn, tỷ lệ nợ tối ưu càng thấp. - Yếu tố chính yếu thứ hai là vấn đề thuế của doanh nghiệp. Một lý do cơ bản cho việc sử dụng nợ là ở chỗ lãi vay được tính trong chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế thu nhập. Trong trường hợp thuế suất thuế thu nhập cao thì công ty có lợi hơn khi sử dụng nợ. - Khả năng linh hoạt tài chính hay khả năng tăng vốn một cách hợp lý trong điều kiện có tác động xấu. Những người quản lý tài chính biết rằng một sự cung cấp vốn vững chắc là cần thiết cho những hoạt động ổn định và đến lượt nó, đây là sự sống còn cho sự thành công dài hạn. Họ cũng biết rằng khi một doanh nghiệp đang trải qua những khó khăn trong hoạt động, những nhà cung cấp vốn muốn tăng cường tài trợ cho những doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán vững chắc. Như vậy, nhu cầu vốn tương lai và những hậu quả thiếu vốn có một ảnh hưởng quan trọng đối với mục tiêu cơ cấu vốn. - Yếu tố cuối cùng là sự "bảo thủ" hay "phóng khoáng" của nhà quản lý. Có thể có một số giám đốc doanh nghiệp sẵn sàng sử dụng nợ hơn để làm tăng lợi nhuận còn một số khác lại không. Yếu tố này không tác động đến cơ cấu vốn tối ưu, nhưng nó tác động đến mục tiêu cơ cấu vốn mà doanh nghiệp thực tế thiết lập. 3.3. Đặc điểm doanh nghiệp và khuynh hướng phát triển trong tương lai. Những đặc điểm của doanh nghiệp như loại hình sở hữu, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, quy mô cơ cấu tổ chức, đặc điểm cơ cấu tài sản... là những yếu tố tác động đến các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp. Một công ty cổ phần có thể huy động thêm vốn bằng cách phát hành các cổ phiếu mới. Nhưng một công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể huy động thêm vốn bằng cách tăng vốn của từng thành viên hoặc kết nạp thêm thành viên mới. Một doanh nghiệp sản xuất sẽ cần tới những nguồn vốn dài hạn hơn là một doanh nghiệp thương mại. Doanh nghiệp có tài sản lưu động lớn sẽ dùng nhiều đến nguồn vốn ngắn hạn hơn. Khuynh hướng phát triển tương lai của doanh nghiệp cũng là một đặc điểm tác động tới huy động thêm vốn của doanh nghiệp như các chiến lược đầu tư, chiến lược mở 25 rộng thị trường... Doanh nghiệp có kế hoạch lắp đặt một dây chuyền thiết bị mới sẽ phải tìm kiếm của nguồn tài trợ dài hạn. 3.4. Tình hình tài chính và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh thì khả năng huy động vốn sẽ tốt hơn. Trước khi quyết định cho vay vốn hay góp vốn đầu tư, bất cứ ai cũng phải xem xét kỹ lưỡng tình hình thanh toán trong quá khứ cũng như trong hiện tại, khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trong hoạt động ngân hàng, quá trình này gọi là thẩm định tài chính. Trên thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp đều phải công khai các báo cáo tài chính của mình để tạo điều kiện cho người đầu tư nắm bắt tình hình doanh nghiệp, khả năng phát triển trong tương lai. Một tình hình tài chính tốt, khả năng phát triển lớn mạnh sẽ giúp cho họ mạnh dạn đầu tư và doanh nghiệp mới thành công trong huy động bằng cổ phiếu, trái phiếu cũng như các công cụ khác. Uy tín của doanh nghiệp có một tác động không nhỏ tới quá trình huy động vốn. Một doanh nghiệp có uy tín tuy gặp phải những khó khăn nhất định trong hiện tại vẫn dành được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt song chưa có uy tín trên thị trường sẽ gặp phải những trở ngại trong quá trình phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay đi vay vốn ngân hàng. Uy tín của doanh nghiệp ở đây còn bao hàm cả uy tín của người quản lý. Một nhà quản lý giỏi sẽ dành được sự mến mộ của công chúng đầu tư, của các ông chủ ngân hàng, của các khách hàng, bạn hàng của doanh nghiệp và đây là một yếu tố thuận lợi cho việc huy động vốn. 3.5. Sự năng động của người quản lý. Một doanh nghiệp có ban lãnh đạo năng động sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm được những nguồn huy động vốn mới, những phương thức huy động ít tốn kém. Khả năng thích ứng nhanh chóng với những tình huống cụ thể và thái độ, khả năng chấp nhận rủi ro của nhà quản lý là những yếu tố tác động lớn tới nguồn vốn huy động. Thông thường, người quản lý có khả năng thích ứng, thái độ và khả năng chấp nhận rủi ro càng cao, thì càng có xu hướng tìm những nguồn tài trợ rẻ, nguồn tài trợ ngắn hạn. 3.6. Cơ chế chính sách của nhà nước. Đây là những yếu tố mà các doanh nghiệp buộc phải nắm rõ và tuân thủ vô điều kiện vì yếu tố này thể hiện ý chí của Nhà nước. Thông qua các văn bản pháp luật, Nhà nước quy định loại hình doanh nghiệp nào được phép huy động vốn dưới hình thức nào và không một doanh nghiệp nào được làm trái pháp luật. 26 Ngoài ra, các chính sách ưu tiên, khuyến khích hay hạn chế phát triển đối với một ngành nghề nào đó cùng sẽ tạo điều kiện hoặc hạn chế khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đó. Như vậy, cơ chế chính sách của Nhà nước là một yếu tố khách quan có tác động rất lớn tới chính sách và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. 3.7. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính. Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế có một tác động lớn tới vấn đề huy động vốn cho doanh nghiệp. Khi nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng, doanh nghiệp sẽ không có nhu cầu phát triển vốn, tiến hành giảm mọi chi phí và lúc này nguồn tài trợ ngắn hạn được ưu tiên sử dụng. Cho dù doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn thì cũng rất khó khăn tìm được nguồn đáp ứng đặc biệt là nguồn dài hạn do các nhà đầu tư không yên tâm bỏ vốn trong tình trạng suy thoái của nền kinh tế. Một nền kinh tế ổn định và phát triển sẽ khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn. Doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn, nhà đầu tư muốn tìm kiếm lợi nhuận. Và sự ổn định, phát triển của nền kinh tế là môi trường thuận lợi cho sự gặp gỡ nói trên. Trình độ phát triển của nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới vấn đề này. Một đất nước có nền kinh tế kém phát triển sẽ hạn chế huy động vốn của doanh nghiệp bởi vì các hình thức huy động vốn không phong phú bằng một nước có nền kinh tế phát triển. Điều này thể hiện rất rõ qua sự phát triển của thị trường tài chính. ở các nước Mỹ, Nhật, Đức các công cụ huy động vốn của doanh nghiệp rất đa dạng bao gồm trái phiếu, cổ phiếu, các công cụ chuyển đổi... đáp ứng mọi nhu cầu về vốn một cách linh hoạt cho doanh nghiệp. ở các nước kém phát triển thị trường tài chính chưa hoàn thiện chẳng hạn như sự thiếu vắng của thị trường vốn ở Việt Nam đã hạn chế nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp, thị trường tiền tệ phát triển một cách đơn giản và truyền thống đã tăng chi phí vốn cũng như hạn chế vốn cung cấp cho doanh nghiệp. Đây là một yếu tố khách quan tác động rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp nói chung và huy động vốn của doanh nghiệp nói riêng. Tóm lại, hoạt động tạo lập vốn có một tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp nói riêng và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Khi tiến hành tạo lập vốn, doanh nghiệp cần phải quan tâm tới các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo lập vốn cũng như các phương thức mà doanh nghiệp có thể huy động, đánh giá các phương thức huy động để có thể huy động đáp ứng đủ nhu cầu về vốn một cách thích hợp nhất phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Với 27 mỗi một doanh nghiệp cụ thể các vấn đề nói trên cũng cần được nghiên cứu một cách cụ thể để đưa ra những biện pháp tạo lập vốn phù hợp với tình hình của doanh nghiệp. Những vấn đề lý luận chương 1 sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, phân tích ở chương 2. 4- Một số kinh nghiệm tạo dựng vốn từ các nước trên thế giới Kinh nghiệm tiết kiệm và huy động vốn ở các nước rất đa dạng không theo một khuôn mẫu định trước nào.Điểm chung có thể rút ra là các nước thành công trong chính sách này đều tuân thủ những qui luật kinh tế cơ bản, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh của nước mình và tính đến cặn kẽ các điều kiện thiên nhiên, địa lí, các nguồn lực tự nhiên cũng như cả tập quán, tâm lí người dân, đặc điểm riêng của dân tộc mình. Tuy nhiên , có những đặc điểm riêng rất đáng chú ý của từng nước có thể là bổ ích cho các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi như trường hợp Việt Nam. - Nhật Bản đã duy trì được mức tiết kiệm cao trong một thời gian dài nhờ: Duy trì được mức lương thấp trong khi năng suất lao động tăng nhanh; tranh thủ được viện trợ nước ngoài; hạn chế gắt gao phúc lợi xã hội và tinh giảm tói đa bộ máy hành chính - Để huy động vốn theo đuổi chính sách đầu tư có chọn lọc. Hàn Quốc đã áp dụng chính sách tiền tệ chặt trong một hệ thống lãi suất thấp. Trong thời gian cất cánh, Chính phủ can thiệp mạnhvà kiểm soát chặt( kể cả các biện pháp hành chính) chính sách tín dụng , ngân hàng, tập trung vốn cho các ngành được khuyến khích phát triển, thành lập Quỹ đầu tư quốc gia - Chính phủ Đài Loan trong giai đoạn đầu khác với Hàn Quốc và nhiều nước khác, sử dụng chính sách lãi suất tiền tệ gửi cao để khuyến khích các dự án đầu tư cần ít vốn, sử dụng nhiều lao động rẻ mà vẫn sinh lợi; duy trì chế độ tỉ giá thấp để hỗ trợ xuất khẩu; khuyến khích phát triển những doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Malaixia với trọng tâm phát triển kinh tế của mình vào công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu đã áp dụng triệt để các ưu đãi tài chính( miễn ,giảm 28 nhiều loại thuế, trợ cấp đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu ,tín dụng ưu đãi,..) và đặc biệt khuyến khích ưu đãi các dự án tiên phong - Thái Lan là nước có khởi điểm phát triển kinh tế hiện đại muộn hơn Nam Triều Tiên và Đài loan. Nhưng Thái Lan có chính sách kinh tế mở từ hàng trăm năm nay và có “ chính sách ngoại giao mềm giẻo” nên trong khoảng20 năm trở lại đây, nhờ tìm kiếm “cú hích “ban đầu từ bên ngoài kết hợp với cải cách nền kinh tế để thu hút vốn tư bản nước ngoài và tạo tích luỹ nội bộ nền kinh tế. Với chiến lươc tạo dựng vốn hướng ngoại, Thái Lan đã thu hút vốn nước ngoài hàng tỉ USD mỗi năm, có năm cao tới 3 Tỉ USD. Thái Lan có chính sách thu hút vốn đầu tư thông thoáng và dễ chịu hơn Đài Loan và Nam Triều Tiên;cụ thể là chỉ những nhà doanh nghiệp nào muốn đầu tư và nhận ưu đãi của chính phủ Thái Lan thì mới phải đăng kí, còn ngược lại thì không cần phải đăng kí. Với chiến lược công nghiệp hoá hướng ngoại ,xuất khẩu phát triển nhanh,vì vậy tốc độ phát triển kinh tế rất cao. Như vậy, từ những kinh nghiệm trên ta thấy ràng điều quan trọng là ta phải chọn được một chiến lược huy động vốn phù hợp với hoàn cảnh thực tại, với tính chất của nền kinh tế. Có như vậy chúng ta với mong muốn đáp ứng được nhu cầu vốn cho sự tồn tại của nền kinh tế đất nước chung và của một doanh nghiệp nói riêng. 29 Phần II : Thực trạng tạo lập vốn tại Công ty Trần Lâm 1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Trần Lâm. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Trần Lâm là một doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, được tách ra từ công ty TNHH Vạn Phúc vào ngày2/10/1995 (tên giao dịch V & P Co, Ltđ); trụ sở : Số 3 Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh ), sản xuất và kinh doanh các sản phẩm in, ngoài ra còn thực hiện một số hoạt động dịch vụ như bảo hành, sửa chữa đồ điện tử, máy vi tính… Công ty được thành lập chính thức theo quyết định số 3979 GP/ TLDN ngày5/11/1995 ; tên giao dịch T & L. Co. Ltd trụ sở chính tại 398 Khâm Thiên - Đống Đa - Hà Nội. Để thuận tiện về mặt giao dịch và sản xuất, ngày 20/1/2000 Công ty đã rời trụ sở chính về : 147 Đội Cấn Cầu Giấy Hà Nội. Vốn điều lệ là một tỷ đồng do hai Đảng lập viên là Nguyễn Trần Quang và Đặng Kim Phúc hùn vốn thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày đăng ký. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Theo Đăng kí kinh doanh, Công ty được phép sản xuất, kinh doanh và dịch vụ một số mặt hàng sau : - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm in - Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, lương thực, thực phẩm công nghiệp. - Dịch vụ lắp đặt sửa chữa bảo hành thiết bị điện tử tin học… Qua những năm hoạt động Công ty đã dần dần chiếm được lòng tin của khách hàng nhờ vào chất lượng sản phẩm và sự tận tụy của đội ngũ nhân viên. Trong tương lai công ty sẽ mở rộng ngành nghề sản xuất và thị trường hoạt động và cùng với nó, chất lượng sản phẩm và đội ngũ nhân viên sẽ ngày càng được nâng cao. 2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty 2.1.Đăc điểm về sản phẩm 30 Sản phẩm chủ yếu của Công ty như đã đề cập ở trên là những sản phẩm in. Đối với loại sản phẩm này, Công ty cần xuất theo đơn đặt hàng và vì thế thời gian sản xuất là rất ngắn. Để đảm bảo sản xuất được liên tục, thường xuyên và đúng hợp đồng, Công ty cần phải có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, cần thiết phải có những khoản tiền cần có để đáp ứng nhu cầu mua nguyên vật liệu, thiết bị. Trong trường hợp thiếu hụt, Công ty phải huy động vốn từ các nguồn ngắn hạn. Cũng với đặc điểm trên về sản phẩm mà vòng quay vốn là khá nhanh, do đó lợi ích kinh doanh đối với Công ty là khá tốt. 2.2. Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị Một đặc điểm nổi bật về công nghệ và máy móc thiết bị đó là: Máy móc thiết bị ngày càng lạc hậu không đáp ứng dược nhu cầu sản xuất của công ty.Trong điều kiện kỹ thuật - công nghệ ngày càng phát triển hiện nay, để đảm bảo tính cạnh tranh và giữ vững thị phần, Công ty cần thiết phải chú ý bởi khâu đổi mới công nghệ. Việc thay đổi tài sản cố định cần phải có những khoản đầu tư lớn. Ngoài việc tích lũy và huy động vào từ cán bộ công nhân viên, Công ty cần phải tạo lập một mối quan hệ lâu sài với ngân hàng, cần tổ chức tài chính để khi vào, việc huy động tiền mua tài sản cố định được dễ dàng hơn. 2.3. Đặc điểm nguyên vật liệu mà công ty đang sử dụng Hiện nay nguyên vật liệu chủ yếu mà Công ty đang sử dụng là : Các sản phẩm giấy phẩm Các lợi mực in ấn Cac loại tạo khuôn như gỗ, thép… Như đã phân tích ở trên, việc huy động vấn đề sử dụng cho việc huy động vấn đề sử dụng cho việc mua nguyên vật liệu chủ yếu từ các nguồn ngắn hạn. Việc chiếm dụng vốn đối với nguồn này là không cần thiết bởi nó không đem lại nhiều hiệu quả. Công ty cần xem xét để sử dụng khâu chiếm dụng vốn được hợp lý và mang nhiều lợi ích hơn. 31 Biểu 1: Sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 (%) 2001/2000 (%) Tổng vốn huy động 202471785 383119740 424355235 89,22 109,57 Tổng vốn huy động so với vốn ngắn hạn 20,74 30,24 36,43 2.4. Đặc điểm địa vị pháp lí và qui mô của doanh nghiệp Là một cá thể được hình thành theo pháp luật( luật doanh nghiệp nhà nước), do đó công ty TNHH Trần Lâm chấp hành và được hưởng tát cả những gì mà luật pháp Việt Nam công nhận. Ơ đây đặc biệt nhấn mạnh tới quyền huy động các nguồn vốn mà luật doanh nghiệp cho phép đối với với một doanh nghiệp tư nhân. Với quy mô khá khiêm tốn hiẹn nay của công ty, giường như không tương xứng với nhu cầu của thị trường hiện tạI công ty đang nắm giữ. Trong tương lai không xa, công ty sẽ mở rộng quy mô để phuc vụ không chỉ thị trường hiện tại mà còn xâm nhập vào một số thị trường tiềm năng. Đây là những kế hoạch mang tính khả thi cao hứa hẹn đem tới nhiều lợi nhuận song để thực hiện nó công ty cần phải có nhiều vốn đặc biệt là vốn dài hạn. Vì vậy, một giải pháp huy đọng vốn hợp lí sẽ rất quan trọng không chỉ hiện tại mà còn cần thiết cho cả mai sau. 2.5. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty. Căn cứ vào các đặc điểm quá trình sản xuất, tính chất kỹ thuật, quy mô sản xuất đồng thời để phát huy ngày càng cao vai trò của quản lý. Với quá trình sản xuất, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ nhưng hiệu quả được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng. Công ty gồm 7 phòng ban và một phân xưởng sản xuất đứng đầu là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc gồm có 2 phó 32 Giám đốc cùng các trưởng phó phòng ban. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Trần Lâm. - Phòng tài vụ: Quản lý các mặt tài chính, kế toán, có nhiệm vụ thu thập, xử lý, đưa ra các thông tin tài chính kế toán giúp quản lý, giám sát một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng tổ chức - kế hoạch : Tổ chức, bố trí sắp xếp lao động phù hợp, xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn và dài hạn. - Phòng kỹ thuật : Xây dựng các định mức về kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm. - Phòng kinh doanh : Nghiên cứu thị trường, tìm và phát hiện các nguồn cung ứng, các thị trường đầu ra và đánh giá nó. - Phòng quản lý sản xuất và cung ứng : quản lý sản xuất tại phân xưởng, cung ứng đầy đủ các nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Một kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ được các giám đốc , phó giám đốc khai sinh(giám đốc là người quyết định cuối cùng). Sau khi dược truỳen đạt cụ thẻ, các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ của mình sẽ lập kế hoạch chi tiết thực hiện công việc của mình và từ đó sẽ hoạch định được nguồn lực cần tàI trợ sau đó báo cáo lên giám đốc để chờ xét duyệt. Như vậy , giám đốc là người cuối cùng quyết định xem nguồn lực cần cho dự án là bao nhiêu và sau đó ông ta cũng là người quyết định phương pháp tạo vốn và hường dẫn các phòng ban thực hiện các công việc cụ thể tương ứng với quyền hạn và trách nhiệm của mình. Sơ đồ 1 : Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Trần Lâm 33 2.6 Đặc điểm về lao động của công ty Nhìn chung , đội ngũ nhan viên, công nhân còn thiếu tay nghề, thiếu kinh nghiệm trong việc sản xuất –kinh doanh. Tuy vậy đây là lực lương còn trẻ , có học vấn do đó công ty nên có kế hoạch phát triển họ dể họ có thẻ đảm đương công việc một cách tốt nhất.Để làm được đIũu này công ty cần có những khoản tàI trợ để gửi họ đI học việc, đào tạo lại….. Có như thế, công ty mới có thể đáp ứng được nguồn nhân lực( cả vè số lượng lẫn chất lượng) cho hoạt động sản xuất , kinh doanh mai sau. 2.7. Kết quả hoạt động sản xuất qua các năm. Bảng 1 đưa ra một số chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Trần Lâm trong 3 năm gần đây (1999, 2000, 2001) Biểu 2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Năm 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh Phòng tài vụ Phòng kỹ thuật Phòng cung ứng QLSX Phòng TCKH Phòng kinh doanh 34 Chỉ tiêu % Số tiền % Số tiền Giá trị tổng sản lượng 2.053.359.83 3 2.335.126.33 3 2.501.057.66 7 113,72 +28176650 0 107,1 +16593133 4 Doanh thu thuần 2.549.789.47 8 2.340.813.81 3 2.673.125.39 2 91.80 +20897566 5 114,19 +33231157 9 -Doanh thu hàng in 1.796.161.22 7 1.585.951.05 8 1.750.644.98 3 88,29 +21021016 9 110,38 +16469392 5 Lợi nhuận thực hiện 46.771.692 10.164.327 13.335.928 21,73 +36607365 131,2 +3171601 Nộp ngân sách 86.808.333 97.495.697 120.807.466 112,31 +10692364 123,91 +23311769 Tổng số lao động 56 56 57 100 0 101,78 +1 Thu nhập bình quân 668.333 626.391 634.196 93,72 -41942 101,24 +7805 Nguồn : Báo cáo sản xuất và tiêu thụ, báo cáo tài chính ba năm 1999, 2000, 2001. (Ghi chú: Sản phẩm in là mặt hàng chính của công ty) Qua bảng số liệu cho thấy riêng chỉ tiêu về giá trị bằng sản lượng vẫn tăng đến quá các năm, còn các chỉ tiêu về doanh thu thuần và doanh thu từ sản phẩm truyền thống của Công ty đều giảm mạnh vào năm 2000 và được cải thiện rõ rệt vào năm 2001. Sản phẩm truyền thống bị giảm mạnh vào năm 2000 do tình trạng cạnh tranh ngày mạnh của ccs doanh nghiệp cùng ngành và do cũ lỗi thời của công nghệ. Vì thế, lợi nhuận của Công ty giảm rõ rệt từ 46.771.692 năm 1999 xuống còn 10.164.327 năm 2000 và có tăng chút ít vào 2001. Thu nhập bình quân của người lao động năm 2000 giảm 6,3% so với 1999 và được cải thiện vào năm 2001. Tuy nhiên, nộp ngân sách Nhà nước của Công ty liên tục tăng, cao nhất vào năm 2001 : 120.807.466. Như vậy, nếu có thể coi tình hình sản xuất kinh doanh, các hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ vào năm 2000 và sang năm 2001 tình hình này đã được cải thiện rõ rệt qua một số chỉ tiêu trên. 35 Với tình hình sản xuất kinh doanh như vậy, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần cải tổ lại ở một số khâu, nhất là khâu công nghệ - kỹ thuật. Đối với khâu này cần phải có một sự đầu tư thích đáng và vì thế doanh nghiệp cần phải ưu tiên những nguồn vốn có thể huy động được đối với vấn đề này. 3. Phân tích thực trạng tạo lập vốn tại Công ty TNHH Trần Lâm. 3.1. Các quan điểm, nguyên tắc của Công ty về tạo lập vốn. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển. Cơ hội huy động vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn và như nhau cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp cụ thể với những điều kiện, tình hình cụ thể, hoạt động theo mục tiêu riêng thì hoạt động tài chính nói chung và hoạt động tạo vốn nói riêng sẽ có những nét riêng biệt nhất định. Các hoạt động này được chi phối theo những nguyên tắc, quan điểm riêng của từng doanh nghiệp. ở Công ty TNHH Trần Lâm, công tác huy động vốn được tiến hành tuân thủ theo những nguyên tắc, quan điểm sau: - Huy động vốn tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. chỉ huy động vốn theo các hình thức pháp luật không cấm. - Huy động vốn không làm thay đổi hình thức sở hữu của công ty. - Phải xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh và thực trạng vốn của công ty để lựa chọn các hình thức huy động vốn phù hợp. - Huy động vốn đáp ứng tốt nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. - Ưu tiên huy động vốn từ nguồn có chi phí rẻ. - Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn. - Ưu tiên khai thác tối đa tiềm năng vốn từ nội bộ doanh nghiệp. -Luôn luôn gắn việc huy động vốn với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 3.2.Tình hình tài chính công ty Dựa trên hoạt động thực tế và tình hình tài chính của công ty, một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty được đưa ra như sau: 36 Biểu 3 : Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính Công ty TNHH Trần Lâm. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 1. Tỷ lệ về khả năng thanh toán 1.1. Khả năng thanh toán hiện hành 1,105 0,999 0,984 1.2. Khả năng thanh toán nhanh. 0,275 0,327 0,187 1.3. Khả năng thanh toán tức thời. 0,0072 0,0037 0,0359 2. Tỷ lệ về khả năng cân đối vốn 2.1. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản. 64,15% 67,46% 63,92% 2.2. Khả năng thanh toán lãi vay. 1,54 1,12 1,16 3. Tỷ lệ về khả năng sinh lãi. 3.1. Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm. 1,25 % 0,33 % 0,37 % 3.2. Doanh lợi vốn tự có 4,7 % 1,12 % 1,47 % 3.3. Doanh lợi vốn 1,68 % 0,36 % 0,53 % 4. Tỷ lệ về hoạt động. 4.1. Vòng quay tiền. 362,03 499,44 64,01 4.2. Vòng quay dự trữ. 3,15 2,75 2,88 4.3. Kỳ thu tiền bình quân 36,52 61,98 22,98 4.4. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3,25 2,88 3,67 4.5. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản. 1,34 1,12 1,42 Nguồn: Dựa trên bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh ba năm 1999, 2000, 2001 éng l­u nîTæng éng l­u ns¶tµi æng hµnh hiÖn to¸n thanhn¨ng Kh¶ d dT  éng l­u nîTæng tr­ dùns¶tµi Tæng - déngl­u ns¶tµi æng nhanh to¸n thanhn¨ng Kh¶ d T  37 éng l­u nîTæng mÆt TiÒnthêi tøc to¸n thanhn¨ng Kh¶ d  cã ns¶tµi Tæng nî sèTæng ns¶tµi tæng ntrª nî lÖTû  vay nîL·i vay nîl·i thuÇn nhuËnLîi vay l·i to¸n thanhn¨ng Kh¶  100x thô utiª thu Doanh rßng nhuËnLîi phÈm ns¶ thô utiªlîi Doanh  100x cã tù Vèn rßng nhuËnLîi cã tù vènlîi Doanh  100x vèn bé Toµn rßng nhuËnLîi vènlîi Doanh  mÆt TiÒn thô utiª thu Doanh tiÒnquay Vßng  tr­ trÞ dù GÝa thô utiª thu Doanh tr­ quay dùVßng  ngµy mét thuÇn thu Doanh thui ph¶ n kho¶C¸cquan binh tiÒn thuKú  dÞnhcè ns¶tµi trÞ gi¸Tæng thuÇn thu Doanh Þnh cè ns¶tµi dông sö suÊt HiÖu d cã ns¶tµi bé toµntrÞ gi¸Tæng thuÇn thu Doanh ns¶tµi tæng dông sö suÊt HiÖu  Qua xem xét một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính có thể đưa ra một số nhận xét như sau: - Về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của công ty rất kém thể hiện trên mọi mặt. Khả năng thanh toán hiện hành rất thấp và đang ngày càng giảm. Nếu năm 1999, tỷ lệ này còn lớn hơn 1 thì năm 2000 và 2001 tỷ lệ này giảm thấp nhỏ hơn 1. Điều đó chứng tỏ công ty đã huy động khá nhiều nợ ngắn hạn. Năm 2000 nếu nợ ngắn hạn cần phải thanh toán ngay thì toàn bộ tài sản lưu động của công ty không đủ đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, phải bán một phần tài sản cố định mới đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh 38 toán tăng nhanh vào năm 2000 nhưng lại giảm xuống thấp vào năm 2001, do công ty đã tăng mức tiền mặt lên đáng kể nhằm khắc phục tình trạng thanh toán bị động. Song tỷ lệ 0,0359 vẫn là nhỏ. - Về khả năng cân đối vốn: Trong những năm qua, công ty đã duy trì một hệ số nợ rất cao trên 60% nợ. Hệ số nợ tăng vào năm 2000 là 67,46% và có được cải thiện chút ít vào năm 2001, còng 63,92%. Năm 2000 hệ số nợ tăng là do tăng mạnh các khoản nợ ngắn hạn đặc biệt là vay ngắn hạn từ 551 triệu đồng lên 753 triệu đồng và giảm nhẹ các khoản nợ dài hạn. Năm 2001 hệ số nợ giảm do công ty đã giảm nợ ngắn hạn. nợ ngắn hạn giảm từ 1,26 tỷ xuống còn 1,164 tỷ. Nợ ngắn hạn giảm chủ yếu do các khoản phải trả giảm mạnh. Đồng thời vay dài hạn giảm. Tuy nhiên, cần nhận thấy hệ số nợ của công ty đang ở mức cao. Nếu toàn bộ số nợ đến hạn, công ty sẽ không thanh toán được. Mặt khác, khả năng thanh toán lãi vay đang ở mức rất thấp. Có thể nói hầu như toàn bộ số lợi nhuận công ty làm ra đều dùng để trả lãi vay. Sở dĩ như vậy là do công ty vay quá nhiều nợ trong khi lợi nhuận của công ty lại đạt ở mức thấp. Điều này khiến rủi ro của các khoản công ty vay là rất cao. Nếu tình hình hệ số nợ và hệ số trả lãi vay của công ty vẫn tiếp diễn ở mức thấp như thế này thì không sớm thì muộn, các chủ nợ sẽ sẵn sàng cắt giảm các khoản cho vay. Công ty cần xem xét lại cơ cấu vốn của mình và sử dụng một cách có hiệu quả hơn các nguồn lực. - Về khả năng sinh lãi: Các chỉ tiêu lợi nhuận như lợi nhuận trước thuế và lãi, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty đã được cải thiện vào năm 2001 nhưng còn ở mức thấp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng các tỷ lệ về khả năng sinh lãi còn ở mức thấp tuy có nhích lên chút ít vào năm 2001. Với khả năng sinh lợi nói trên rất khó có thể đảm bảo cho hoạt động huy động vốn diễn ra suôn sẻ. - Về khả năng hoạt động: Khả năng hoạt động đánh giá tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty. Vòng quay tiền rất cao vào năm 1999, 2000 và giảm vào năm 2001 do công ty tăng dự trữ tiền mặt. Vòng quay dự trữ chưa 39 được tốt và còn ở mức thấp. Kỳ thu tiền bình quân dài và đặc biệt cao vào năm 1999 chứng tỏ vốn đang bị ứ đọng trong khâu thanh toán. Các tỷ lệ về sử dụng tài sản cố định và tổng tài sản còn ở mức thấp. Các chỉ tiêu này sẽ được phân tích kỹ ỏ phần sau. Những phân tích sơ bộ tình hình tài chính của công ty đã thể hiện phần nào hoạt động của công ty nói chung và hoạt động tạo vốn nói riêng. Đây sẽ là nguyên nhân, là cơ sở, là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo lập vốn của công ty sẽ được 3.3. Các phương pháp tạo lập vốn. Trong những năm qua, nhu cầu về vốn của công ty phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được đáp ứng từ các phương thức tạo lập vốn sau: Tạo lập vốn chủ sở hữu, vay ngân hàng, vay nội bộ từ cán bộ công nhân viên chức trong công ty, tạo vốn thông qua tín dụng thương mại và các phương thức tạo vốn khác. 3.3.1. Tạo lập vốn chủ sở hữu. Trong tình hình nền kinh tế Việt Nam đang phát triển lên hiện nay, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là rất quan trọng. Nó cũng quyết định khả năng huy động vốn từ các nguồn khác đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Là một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trò quyết định cho việc hình thành và phát triển doanh nghiệp. Sự biến động của nó và tỷ trọng trong cơ cấu vốn, thể hiện tầm quan trọng trên. 40 Biểu 4 : Sự biến độngcủa nguồn vốn chủ sở hữu. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 % Số tiền % Số tiền Nguồn vốn kinh doanh 666.929.90 6 673.179.90 6 673.179.906 100,93 6250000 100 0 1. Tự bổ sung - - Trong năm 6.250.000 0 0 - -6250000 0 - Cuối kỳ 666.923.90 6 673.179.90 6 67.319.906 100,93 6256000 100 0 2. Vốn liên doanh - II. Các quỹ 13.746.615 2.982.505 3.163.172 21,69 - 10764110 106,05 108667 III. Nguồn vốn ĐTXDCB - Tổng 680.676.52 1 676.162.41 1 676.343.078 99,33 -4514110 100,26 -4333433 So với tổng nguồn chiếm 35,85% 34,54% 36,08% Nguồn : Thuyết minh báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001. Trong 3 năm qua, nguồn vốn chủ sở hữu tương đối ổn định. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2000, 2001 giảm so với năm 1998. Cụ thể năm 2000 bằng 99,33% năm 1999 ; năm 2001 bằng 99,36% năm 1999. Nguyên nhân tụt giảm là do các quỹ giảm. Năm 2000 quỹ giảm chỉ còn 21,96% năm 1999, năm 2001 41 lên một chút ít. Nguồn vốn kinh doanh, bộ phận chủ yếu của nguồn vốn chủ sở hữu vẫn được bảo toàn và phát triển. Mặc dù tốc độ rất chậm năm 1999 chỉ thêm có được 6,25 triệu đồng. So với tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm có 35,85% (1999) giảm vào năm 2000 (32,54%) và tăng lên chút ít năm 2001 (36,08%). Nguyên nhân của sự sụt giảm năm 2000 là do quỹ giảm và nguồn vốn kinh doanh giảm. Nguồn vốn kinh doanh là do tự bổ sung của doanh nghiệp. Biểu 5 : Nguồn vốn kinh doanh qua các năm Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng mức vốn kinh doanh 544034514 597596573 515929906 666929906 676.179.906 676.179.906 Vốn lưu động x x x x x x Vốn cố định 53.561.759 - 151.000.000 6.250.000 0 0 Nguồn : Thuyết minh báo cáo tài chính từ năm 1995 - 2000 Qua bảng 5 ta thấy rằng nguồn vốn tự bổ sung đầu tư trực tiếp vào tài sản cố định của Công ty. Tài sản cố định gồm nhiều nguồn vốn hợp thành. Mặc dù vậy, do tình hình kinh doanh không ổn định mà lượng đầu tư này thay đổi rất lớn : 53.561.759 (1996), năm 1997 con số là âm tăng đột biến vào năm 1998 (151.000.000đ) năm 1999 con số là rất nhỏ (6.250.000) và hai năm tiếp theo lương đầu tư do tự bổ sung là bằng 0.Do vốn tự bổ sung chủ yếu là lấy từ phần lợi nhuận giữ lại, nên qua những con số trên ta thấy năm 1998 là năm sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, năm 1997 là năm tồi nhất (mức vốn kinh doanh giảm chủ yếu do chi vượt thu), các năm 2000, 2001 đang đánh dấu sự trì trệ trở lại trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty 3.3.2. Vay ngân hàng. 42 Bên cạnh việc huy động vốn chủ sở hữu thì Công ty TNHH Trần Lâm còn tiến hành vay vốn ngân hàng để bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Biểu 6 : Vốn vay ngân hàng của Công ty TNHH Trần Lâm. Đơn vị : đồng Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 % Số tiền % Số tiền Vay ngắn hạn 348.958.000 370.525.000 336.524.000 106,1 8 21567000 90,82 -34001000 Vay dài hạn 242.016.000 141.018.000 19.148.000 58,27 - 100998000 27,76 -12187000 Vay NH 590.593.000 511.593.000 375.672.000 86,62 -84000000 73,41 - 135921000 Nợ phải trả 1.218.247.13 0 1.408.074.44 2 1.203.850.40 1 115,5 8 +18982731 2 85,49 - 264224041 Tổng nguồn vốn 1.898.926.65 2 2.087.275.33 2 1.883.231890 109,9 2 +18834868 0 90,22 - 264043442 Vay NH nợ vay 48,47% 36,33% 31,21% Vay NH tổng vốn 31,10% 24,51% 19,95% Nguồn : Báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001 43 Ta thấy rằng, vốn vay ngân hàng là một nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay, nguồn vốn này chiếm 31,21% nợ vay và 19,95% tổng nguồn vốn. Năm 1999, vốn vay ngân hàng chiếm tới 48,47% nợ vay và 31,10% tổng nguồn vốn, là một nguồn vốn quan trọng thứ hai sau nguồn vốn chủ sở hữu. Trong những năm gần đây, vai trò của vốn vay ngân hàng đang giảm dần chủ yếu do sự giảm mạnh của vốn vay dài hạn. năm 2000, tổng nguồn vốn tăng 9,2%, nợ vay tăng 15,58% so với năm 1999, trong khi vay ngân hàng lại giảm đi 13,38% vì vay dài hạn từ ngân hàng giảm xuống chỉ bằng 58,27% so với năm 1999. Năm 2001, tổng nguồn vốn giảm 9,78%, nợ vay giảm 14,51% so với năm 2000 còn vay ngân hàng giảm tới 26,58% do vay ngắn hạn và vay dài hạn từ ngân hàng đều giảm. Tuy vậy, vốn vay ngân hàng vẫn là nguồn vốn công ty rất xem trọng để khai thác đến mức tối đa ở mức chi phí có thể chấp nhận được. Công ty đã khai thác nguồn vốn vay ngân hàng ở cả hai hình thức: vay ngắn hạn và vay dài hạn. 3.3.2.1/ Vay dài hạn. Năm 1999, Công ty TNHH Trần Lâm nhận được vốn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi 0,81% tháng từ quỹ đầu tư và hỗ trợ phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Tổng số vốn vay được là 188,018 triệu đồng với mục đích đầu tư mới máy móc trang thiết bị. Do đó trong năm 1999, vốn vay dài hạn từ ngân hàng lên tới 242,016 triệu đồng chiếm 40,97% vốn vay ngân hàng và chiếm 26,23% vốn dài hạn của công ty. Sang đến năm 2000, 2001 công ty không tiến hành vay thêm vốn dài hạn. Đồng thời trong hai năm này, lãi suất trên thị trường có những biến động mạnh. Mức lãi suất vay 0,81% tháng của khoản vay năm 1999 có thể coi là không còn mang tính ưu đãi nữa. Trong khi đó khả năng thanh toán lãi vay của công ty rất thấp. Công ty cần những nguồn vốn huy động có chi phí rẻ hơn. Do đó công ty đã tiến hành trả 44 nợ gốc vay. Vì lý do trên, đến năm 2001 vốn vay dài hạn của công ty chỉ còn 39,148 triệu đồng chiếm 10,42% vốn vay ngân hàng và chỉ chiếm 5,45% vốn dài hạn. vốn vay dài hạn từ ngân hàng giảm là nguyên nhân chính dẫn đến tình hình vốn vay ngân hàng giảm liên tục trong ba năm qua. 3.3.2.2/ Vay ngắn hạn. Vay ngắn hạn có thể coi là phương thức vay vốn ngân hàng chủ yếu ở công ty. Trong năm 1999, công ty đã vay ngắn hạn từ các nguồn là 799,572 triệu đồng. Trong năm 2000, tổng số vay ngắn hạn của công ty lên tới 888,348 triệu đồng. Trong năm 2001, con số này là 1.035,82 triệu đồng. Hình thức vay chủ yếu là vay luân chuyển. Ngân hàng căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình thanh toán các khoản vay trước và tình hình tài chính công ty để xác định mức dư nợ cho vay. Năm 1999, chiếm tới 72,43% vốn vay ngân hàng và chiếm 29,24% vốn ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên, năm 2000 là năm hoạt động của công ty gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận thấp. Tình hình tài chính xấu đi nhanh chóng. Do đó, sang năm 2001, dư nợ vay ngân hàng chỉ còn 336.524.000 đồng giảm 9,18% so với năm 1999 khiến cho vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng chỉ chiếm 28,89% vốn ngắn hạn năm 2001. Điều đó đã làm cho vốn ngắn hạn từ ngân hàng không còn là nguồn vốn ngắn hạn quan trọng nhất của công ty. Ngoài ra, tuỳ theo nhu cầu vốn phát sinh bổ xung, công ty sẽ vay theo hình thức vay theo món. Chăng hạn như công ty vay để mua nguyên vật liệu, vay để trả lương cán bộ công nhân viên... Tuỳ theo mục đích của từng khoản vay, ngân hàng sẽ đòi hỏi những tài liệu cần thiết như quỹ tiền lương của công ty, các báo cáo tài chính... để xác định khối lượng cho vay. Trong những nămg vừa qua, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng biến đổi liên tục với xu hướng giảm dần, nhờ thế mà chi phí vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng của công ty cũng được giảm xuống. Vì công ty áp dụng theo hình thức 45 vay luân chuyển là chính, vốn vay lại ngắn hạn nên chi phí vốn cũng biến động liên tục theo tình hình trên thị trường. Nhất là trong năm 2000, lãi suất cho vay của ngân hàng biến động theo từng tháng, thậm chí thay đổi từ đầu tháng đến cuối tháng. Hiện nay, lãi suất cho vay của ngân hàng áp dụng cho Công ty TNHH Trần Lâm là 0,725% tháng. 3.3.3. Vốn vay cán bộ, công nhân viên Vay vốn cán bộ công nhân viên là một phương thức vay vốn mang tính chất phụ trợ bổ sung khi vốn vay ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu tăng vốn của công ty. Hình thức vay này được công ty áp dụng từ năm 1996 nhằm phục vụ yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và được công ty đánh giá là một phương thức vay rất có hiệu quả. Cùng với các phương thức tạo vốn khác, vay vốn cán bộ công nhân viên đã đáp ứng được nhu cầu về vốn vay, thoả mãn nhu cầu và lợi ích của cả hai phía công ty, người đi vay và cán bộ công nhân viên trong công ty, người cho vay. Hình thức vay mà công ty áp dụng khi vay vốn cán bộ công nhân viên là vay ngắn hạn với các thời hạn vay rất phong phú 1, 3, 6 tháng tương ứng các mức lãi suất phù hợp. Công ty sẽ tiến hành trả gốc và lãi vay một lần khi khoản vay đó đến hạn. Mức vay thấp nhất của công ty chấp nhận là 500000 đồng. Tuy nhiên, hình thức chủ yếu mà công nhân viên công ty gửi là gửi ngắn hạn 6 tháng với lãI xuất hưởng là 0,65% tháng. Hình thức này chiếm tới 98,86% khối lượng các khoản gửi. LoạI hình cho vay 1,3 tháng chỉ chiếm khoảng1,14% tổng số vốn huy động được từ cán bộ công nhân viên. Với đặc điểm như vậy, tuỳ theo khả năng, điều kiện, cán bộ công nhân viên có thể cho Công ty vay vốn khi chưa có nhu cầu dùng đến khoản tiền nhàn rỗi. Vì vậy, công ty đã huy động được một khoản tiền không nhỏ đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Như vậy,có thể thấy tổng số vốn huy động được từ cán bộ công nhân viên trong 3 năm qua ngày càng tăng( Nó được thể hiện ở giá trị của khoản mục vay ngắn hạn từ cán bộ cong nhân viên trên bảng cân đối kế toán. Năm 1999, giá trị của khoản mục này là202.471.785 chỉ chiếm 20,74% vốn ngắn hạn và 46 16,62% tổng nguồn vốn. Năm 2000, khoản mục này tăng 89,22% so với năm 1999 với giá trị là383.119.740 đồng chiếm tới 36,43% nợ ngăn hạn, 35,25% nợ vay, và22,53% tổng nguồn vốn. Năm2001, măc dù tốc độ tăng có giảm( chỉ có 10,75%), nhưng nó vẫn chiếm tới 36,43%vốn ngắn hạn.Những con số trênchứng tỏ vốn vay cán bộ công nhân viên có một sự tăng trưởng đáng kể so với các nguồnn vón huy động khác của công ty và sẽ là một nguồn nhiều tiềm năng cung cấp vốn cho công ty. 3.3.4. Tạo vốn thông qua tín dụng thương mại Là một doanh nghiệp không chỉ sản xuất các sản phẩm in mà còn buôn bán, kèm dịch vụ các sản phẩm lương thực, thực phẩm, công nghệ, điện tử… do vậy phương thức tạo vốn thông qua tín dụng thương mại được coi là phương thức có vai trò khá quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Thị trường đầu vào của Công ty là nguồn cung cấp vật tư, dịch vụ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Về buôn bán lương thực thực phẩm Công ty có quan hệ khá lâu dài với các nhà cung cấp nhỏ, lẻ ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửa Long và Sông Hồng, đối với các mặt hàng là vi tính điện tử Công ty có quan hệ trực tiếp với một số doanh nghiệp như FPT, Hanel…Các nhà cung cấp nguyên, vật liệu cho sản phẩm in chủ yếu là : Giấy bãi bằng, theo đánh giá của Công ty, các nhà cung cấp này có tình hình tài chính tương đối tốt. Đây là đặc điểm quan trọng để Công ty khai thác tốt nguồn vốn thông qua tín dụng thương mại của nhà cung cấp. Vốn tín dụng thương mại được thể hiện trên hai khoản mục của bảng cân đối tài sản: Phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Bảng 8 chỉ rõ vốn khai thác được qua tín dụng thương mại của nhà cung cấp. Năm 1999, 2000 vốn khai thác được từ nguồn này rất lớn, đặc biệt vào năm 2000: 379.911.306 đồng. Năm 2001 giảm nhanh xuống còn 252.649.151 đồng, bằng 66,5% so với năm 2000. Sự biến động không ổn định này chủ yếu là do khoản mục phải trả người bán. Năm 2000 khoản mục này tăng từ 287.918.606 đồng lên 360.351.839 đồng tăng thêm 25,16% và giảm vào năm 2001 còn 58,6% so với 47 năm 2000. Sở dĩ có sự gia tăng vốn tín dụng thương mại vào năm 2000 là do có sự gia tăng quá mức các khoản phải thu. Năm 2000 các khoản phải thu khách hàng tăng 89,86% so với năm 1999 lên tới 399.637.733 đồng. Tình trạng bị chiếm dụng vốn này dẫn đến công ty phải tăng chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp để tài trợ cho các khoản phải thu khách hàng. Mặc dù vậy, gia tăng các khoản phải trả người bán chỉ đáp ứng được 90,17% các khoản phải thu khách hàng, việc tạo vốn qua tín dụng thương mại chỉ đủ tài trợ 77,59% cho việc sử dụng vốn cho chính sách thương mại. Năm 1999 và đặc biệt năm 2001, vốn tín dụng thương mại đã phát huy ưu thế là nguồn tài trợ cho chính sách thương mại của công ty. Năm 2001, cùng với việc giảm và lành mạnh hoá các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải trả người bán đã tài trợ vượt qua nhu cầu sử dụng vốn cho các khoản phải thu tới 32,29%. Tạo vốn qua tín dụng thương mại bằng 154,17% sử dụng vốn cho chính sách tín dụng thương mạị . Tuy nhiên, qua so sánh với nợ ngắn hạn thì có thể thấy công ty có xu hướng giảm vai trò của nguồn này để đảm bảo sử dụng nguồn ở mức độ an toàn. năm 1999, tạo vốn qua tín dụng thương mại chiếm tới 31,15% của nợ ngắn hạn. Năm 2000, tuy rằng số tuyệt đối có gia tăng mạnh song vốn được khai thác từ nguồn này chỉ chiếm 29,98% tổng vốn ngắn hạn. năm 2001, con số này giảm chỉ còn 21,69%. Khi tiến hành cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho công ty, các nhà cung cấp thực hiện chính sách một mức giá. Tuỳ theo điều kiện của mình, công ty có thể trả ngay hoặc mua chịu theo một thời hạn thoả thuận giữa hai bên. thời hạn mua chịu thông thường là từ 30 đến 45 ngày tuỳ theo từng lô hàng, từng mặt hàng và trong từng trường hợp cụ thể. Như vậy có thể coi là vốn tín dụng được cấp theo hình thức này rất rẻ với chi phí coi như không đáng kể. Song công ty cần lưu ý vì chi phí này có thể tiềm ẩn trong giá. Nhà cung cấp tiến hành nâng mức giá lên, thực hiện bán một giá kể cả trả ngay cũng như trả chậm và vô hình dung công ty trở thành người đi vay vốn các nhà cung cấp với một chi phí nhất định mà không biết. 48 3.3.5. Cần phương thức tạo vốn khác Ngoài các phương thức tạo vốn chủ yếu đã được đề cập ở trên, Công ty TNHH Trần Lâm còn chú ý khai thác những nguồn vốn ngắn hạn khác như thuế và các khoản nộp Nhà nước nhưng chưa phải nộp, các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên nhưng chưa đến kỳ nên chưa trả, các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ, các khoản phải trả phải nộp khác. Năm 1999, vốn từ nguồn này là 117.335.605 đồng chiếm 12,02% vốn ngắn hạn. Năm 2000, vốn từ nguồn này là 133.499.886 đồng chiếm 12,54% vốn ngắn hạn. những con số trên cho thấy vốn được huy động từ nguồn này không phải là nhỏ. Đặc điểm của nguồn vốn này mang tính rất ngắn hạn với thời hạn trong vòng một tháng. Tuy nhiên, chi phí cho huy động vốn loại này không đáng kể, có thể coi là không có chi phí. Các hình thức tạo vốn này xuất phát một cách ngẫu nhiên trong quá trình hoạt động của công ty và đôi khi nó cũng giúp công ty giải quyết những nhu cầu về vốn mang tính chất tạm thời. 3.4 Một số chỉ tiêu liên quan tới việc huy động vốn của công ty chỉ 3.4.1/ Chiến lược vốn của công ty Sơ đồ 2: Cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn của Công ty TNHH Trần Lâm năm 2001. Tài sản Nguồn vốn Xem xét chiến lược vốn của công ty cho thấy: công ty đang sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho đầu tư dài hạn. cụ thể là dựa vào bảng cân đối tài sản năm 2001 thì tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tới 39,13% tổng tài sản. trong khi vốn dài hạn của công ty chỉ chiếm 38,16% tổng nguồn vốn. Cách thức tài trợ này sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro thanh toán. khi các TSLĐ 60,87 % 39,13 % Vốn ngắn hạn 61,84% 38,16% Vốn Nợ vay 63,92 % 36,08 49 khoản nợ đến hạn, công ty phải tìm nguồn để trả nợ hoặc phải thường xuyên gia hạn nợ. Nếu không tiến hành được theo hai cách thức trên, công ty sẽ phải bán tài sản cố định với giá rẻ để thanh toán nợ. Hiện nay, cách thức mà công ty áp dụng để duy trì chiến lược vốn nói trên là huy động nợ ngắn hạn mới thay thế nợ cũ. Cách thức này đang được tiến hành suôn sẻ do khả năng huy động nợ ngắn hạn đặc biệt là từ nguồn vay cán bộ công nhân viên vẫn còn tốt. Chi phí để thực hiện chiến lược vốn này là rẻ do chi phí huy động vốn ngắn hạn bao giờ cũng thấp hơn vốn huy động dài hạn. tuy nhiên, thực hiện chiến lược vốn này sẽ mang đến rất nhiều rủi ro cho công ty. Công ty rất dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi đến hạn nợ mà không huy động được nợ mới. Nhiều trường hợp này xảy ra, rủi ro sẽ làm cho chi phí thực hiện chiến lược vốn là rât cao nếu phải gia hạn nợ hay bán rẻ tài sản cố định. Vì vậy, công ty cần xem xét lại chiến lược vốn cần thực hiện trong thời gian 3.4.2/ Cơ cấu vốn Trong những năm gân đây, Công ty TNHH Trần Lâm đã gia tăng nợ vay khiến cho hệ số nợ trên tổng tài sản luôn ở mức cao. Năm 1999, hệ số nợ là 64,15%. Năm 2000, hệ số nợ lên tới 67,46%, và năm 2001 là 63,92%. Để đánh giá tình trạng này là hợp lý hay chưa, ta tính toán hai chỉ tiêu sau đây: 3.4.2.1/Lãi suất nợ vay trước thuế. Lãi suất nợ vay trước thuế được tính dựa trên những thông tin sau: Chỉ tiêu Khối lượng (VNĐ) Lãi suất (% năm) Vay ngắn hạn từ ngân hàng 336.524.000 8,7 Vay cán bộ công nhân viên 424.335.235 7,8 Các khoản phải trả 403.805.832 3,8 Vay dài hạn 39.184.833 9,7 Tổng nợ vay 1.203.849.900 Nếu coi các khoản vốn huy động từ tín dụng thương mại và các hình thức tạo vốn khác là có chi phí không đáng kể (do công ty không xác định được chi phí của loại hình huy động này) thì chi phí nợ vay trước thuế (Kd) là: Kd = 336.524.000 x 8,7% + 424.335.235 x 7,8% + 391.184.883 x 9,7% 50 = 81.791.408 với tổng nợ vay = 1.203.849.900 3.4.2.2/Doanh lợi vốn: Được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho tổng tài sản hay e bít/ tổng tài sản. ở Công ty TNHH Trần Lâm năm 2001, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay: e bít = 95.122.924 Tổng tài sản = 1.883.231.890 Ebít/ Tổng tàI sản =570.737.55/ 11.299.391.344 =5.05% 3.4.3/ Nguồn vốn và nhu cầu vốn Mục tiêu của doanh nghiệp khi kinh doanh là đảm bảo được nhu cầu vốn cho hoạt động của mình. do đó, trước hết doanh nghiệp phải xvác định được nhu cầu vốn, sau đó tìm cách tài trợ đủ nhu cầu đó. Biểu 9: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty TNHH Trần Lâm. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 % Số tiền % Số tiền 1. Các khoản phải thu 258.643.019 403.032.254 170.672.292 155,82 144389235 42,34 - 232359962 2. Hàng tồn kho 809.811.444 852.423.349 928.142.042 105,26 42611905 108,88 45718693 3. Nợ ngắn hạn 976.230.296 1.267.056.275 1.164.665.567 129,79 290825979 90,91 -102390708 4.Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên(4) = (1) + 2) - (3) 92.224.667 -11.600.672 -65.851.233 - - - - Nguồn : Báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001 Theo bảng 10, năm 1999 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là đương chứng tỏ tồn kho và các khoản phải thu nhiều hơn nợ ngắn hạn mà công ty huy động được, công ty phải sử dụng nguồn vốn dài hạn tài trợ cho phần chênh lệch. Bảng 11 cũng chỉ rõ vốn lưu động thường xuyên của công ty là 139.322.502đ đủ đáp ứng nhu cầu vốn của công ty là rất tốt. %97,6 900.849.203.1 408.791.81 dL 51 Biểu 10: Vốn lưu động thường xuyên của Công ty TNHH Trần Lâm. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 % Số tiền % Số tiền 1.Nợ dài hạn 242.016.833 141.018.166 39.104.833 58,26 -100998667 17,73 -101913333 2. Vốn chủ sở hữu 680.679.522 679.200.823 679.381.490 99,78 -1478699 100,1 180667 3. TSCĐ 783.373.853 811.672.671 27.529.226 103,6 28298818 89,63 -84143445 4. Vốn lưu động thường xuyên (4) = (1) + (2) - (3) 139.322.502 8.546.318 -9.042.903 6,13 -130776184 - -17089221 Nguồn : Báo cáo tài chính 1999, 2000, 2001 Năm 2000, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên âm chứng tỏ khả năng huy động nợ ngắn hạn của công ty là rất tốt. Vốn lưu động thường xuyên vẫn dương có nghĩa là nguồn vốn dài hạn thừa để đầu tư cho tài sản cố định và phần thừa này dùng đầu tư vào tài sản lưu động. Tuy nhiên, sang năm 2001, tình hình đáp ứng nhu cầu vốn không được tốt. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên âm ở mức rất cao chứng tỏ công ty đã huy động quá nhiều nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động một cách không cần thiết. Số liệu ở bảng 11 lại cho thấy vốn lưu động thường xuyên bằng – 9.042.903<0 chứng tỏ công ty đang thiếu nguồn dài hạn một cách nghiêm trọng để tài trợ cho tài sản cố định và đã sử dụng phần nợ ngắn hạn dư thừa tài trợ cho tài sản cố định. 4. Đánh giá tình hình tạo lập vốn của Công ty THHH Trần Lâm. 52 4.1. Những kết quả đạt được của công ty TNHH Trần Lâm trong việc tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Qua phân tích thực trạng tình hình tạo lập vốn có thể thấy Công ty đã đạt được một số kết quả sau : - Phát huy được nguồn vốn vay cán bộ công nhân viên:Qua phân tích thực trạng ở phần 3 ta thấy rằng nguồn vốn vay cán bộ công nhân viên thực sự đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu vốn của công ty.ĐIũu này càng được thể hiện rõ khi ta đem so sánh với vốn vay ngân hàng và vốn tín dụng thương mạI: Năm 1999, vốn vay cán bộ công nhân viên là nguồn tạo vốn ngắn hạn lớn thứ ba chiếm 20,74% vốn ngắn hạn đứng sau vốn tín dụng thương mại chiếm 31,15% và vốn vay ngân hàng chiếm 35,74% vốn ngắn hạn. Năm 2000, do những khó khăn nhất định hai loại vốn trên đều giảm xuống, vay ngân hàng chiếm 29,24% và vốn tín dụng thương mại chiếm 29,98%. Nguồn vốn vay cán bộ công nhân viên đã trở thành nguồn cung cấp ngắn hạn chủ yếu chiếm 30,24% vốn ngắn hạn.Như vậy, có thể nói với tình hình hiện tạI, mà công ty đạt được các kết quả như trên là một thành công đáng ghi nhận và hy vọng trong tương lai công ty sẽ duy trì , phát triển dược cáI lợi thế vốn có của mình. - Khai thác tốt nguồn vốn tín dụng thương mạI:Với quan đIúm là công cụ tàI trợ tốt cho chính sách tín dụng thương mạI của mình, công ty đã sử dụng chính sách vốn tín dụng thương mạI ở mức hợp lí, an toàn, không vượt quá qui mô tàI trợ( ĐIũu này đã được phân tích kỹ ở phần 3). Với tình hình tàI chính và qui mô hiện tạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Lý luận chung về vốn và tạo lập vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.pdf
Tài liệu liên quan