Báo cáo Tìm hiểu và đánh giá triển vọng ngành thép

Tài liệu Báo cáo Tìm hiểu và đánh giá triển vọng ngành thép: BÁO CÁO TÌM HIỂU & ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG NGÀNH THÉP 2018 Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 2 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính NỘI DUNG BÁO CÁO I. TÌM HIỂU VỀ NGÀNH THÉP ................................................................................................................... 3 A. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP.................................................................................................. 4 B. CÁC KHU VỰC SẢN XUẤT THÉP ........................................................................................................ 4 C. THÉP THÀNH PHẨM PHỔ BIẾN......................................................................................................... 5 D. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÉP ........................................................................................................... 7 E. GIÁ TRỊ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT THÉP: .......................................................................................... 10 ...

pdf45 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tìm hiểu và đánh giá triển vọng ngành thép, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TÌM HIỂU & ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG NGÀNH THÉP 2018 Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 2 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính NỘI DUNG BÁO CÁO I. TÌM HIỂU VỀ NGÀNH THÉP ................................................................................................................... 3 A. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP.................................................................................................. 4 B. CÁC KHU VỰC SẢN XUẤT THÉP ........................................................................................................ 4 C. THÉP THÀNH PHẨM PHỔ BIẾN......................................................................................................... 5 D. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÉP ........................................................................................................... 7 E. GIÁ TRỊ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT THÉP: .......................................................................................... 10 F. GIAO THƯƠNG NGÀNH THÉP ........................................................................................................ 11 II. THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM ............................................................................................................ 13 A. NHU CẦU THÉP VIỆT NAM: ............................................................................................................ 14 1. BẤT ĐỘNG SẢN: .......................................................................................................................... 14 2. XÂY DỰNG .................................................................................................................................. 15 3. SẢN XUẤT Ô TÔ TRONG NƯỚC .................................................................................................. 16 B. NGUỒN CUNG THÉP NỘI ĐỊA ........................................................................................................... 17 1. THỊ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................................................. 17 2. CHI PHÍ ĐẦU VÀO ....................................................................................................................... 18 3. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THÉP .......................................................................................... 19 III. THỊ TRƯỜNG THÉP QUỐC TẾ.......................................................................................................... 21 A. NGUỒN CUNG THÉP THẾ GIỚI ....................................................................................................... 22 1. TRUNG QUỐC ............................................................................................................................. 24 2. NHẬT BẢN ................................................................................................................................... 26 3. HÀN QUỐC .................................................................................................................................. 28 4. ĐÀI LOAN .................................................................................................................................... 30 4. ÂN ĐỘ ......................................................................................................................................... 32 B. NHU CẦU THÉP THẾ GIỚI ................................................................................................................ 34 1. NHU CẦU TIÊU THỤ THÉP Ở CÁC NGÀNH: ................................................................................. 35 2. CÁC TÁC ĐỘNG VĨ MÔ ................................................................................................................ 39 3. CHÊNH LỆCH CUNG CẦU ............................................................................................................. 42 IV. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG .................................................................................................................. 43 Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 3 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính 1. ĐÁNH GIÁ NGÀNH THÉP 2017 – 2018 ........................................................................................ 44 2. TRIỂNG VỌNG NGÀNH THÉP 2018 - 2020 .................................................................................. 44 I. TÌM HIỂU VỀ NGÀNH THÉP Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 4 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính A. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH THÉP Ngành thép có lịch sử phát triển lâu đời, nhưng việc khai thép chỉ mới bắt đầu kỷ nguyên vàng từ thời kỳ công nghiệp thập kỷ 80s. Qua mỗi giai đoạn, để ngành thép có thể tăng trưởng cần phải có động lực từ các yếu tố vĩ mô cũng như sự hậu thuẫn của ngành công nghiệp thế giới. Nguồn: FPTS, VSA, WorldSteel B. CÁC KHU VỰC SẢN XUẤT THÉP Từng là các nước đi đầu về sản xuất thép, tuy nhiên Mỹ, Đức và Nga lại tụt lùi lại so với các nước đang phát triển do sự già hóa của ngành công nghiệp và tổn thương sau những khủng hoảng của nền công nghiệp – tài chính: Như cuộc đại khủng hoảng 1929 hay cuộc suy thoái tài chính năm 2008. Chính những vấn đề này đã làm giảm đi đáng kể tốc độ phát triển của ngành thép của các cường quốc này và tạo cơ hội cho châu Á nổi lên như mội ông lớn mới trong ngành sản xuất thép. Trung Quốc, là ví dụ điển hình, đã định hình lại ngành thép thế giới và đứng lên dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh phân phối thép. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 5 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Nguồn: WorldSteel C. THÉP THÀNH PHẨM PHỔ BIẾN Dựa trên đặc điểm, hình dáng và các sản xuất, thị trường thép phân chia các sản phẩm thành những loại phổ biến sau:  Thép xây dựng: Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 6 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính  Thép ống, thép hộp  Tôn mạ KL & SPM Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 7 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính  Thép cán nguội (CRC) / Thép cán nóng (HRC) D. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÉP Trên thế giới đang sử dụng hai công nghệ làm thép phổ biến đó là lò EAF và lò BOF. Tới thời điểm hiện tại, lò EAF đang dần thay thế lò BOF vì hiệu suất sử dụng và mức độ ảnh hưởng tới môi trường thấp hơn so với công nghệ lò BOF.  Lò EAF (Electric Arc Furnace): Lò điện hồ quang  Lò BOF (Basic Oxygen Furnace): Lò thổi (Hiện gần như đã bị thay thế do công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nguyên vật liệu và tạp chất cao) Dây chuyền sản xuất thép của hai lò cũng khác nhau rất nhiều ở đầu vào mặc dù đều cho ra cùng một thành phẩm. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 8 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính  Xét về cơ cấu chi phí, lò BOF sử dụng rất nhiều nguyên liệu đầu vào bao gồm quặng sắt, than cốc, thép phế, khí ga và điện. Trong khi đó, công nghệ EAF sử dụng đến 56% chi phí là thép phế, 28% điện còn lại là các chi phí khác. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 9 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Nguồn sản xuất quặng sắt: Than cốc: Thép phế Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 10 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Điện Lò EAF tiêu thụ điện năng rất lớn (25% tổng chi phí đầu vào) E. GIÁ TRỊ CỦA NGÀNH SẢN XUẤT THÉP:  Theo công đoạn: Do công đoạn ché biến quặng sắt chỉ đem lại giá trị rất thấp, nên hầu như các nước đều cố gắng đảm nhiệm công việc chế tạo ra thép thành phẩm. Giai đoạn luyện gang tạo ra nhiều giá trị nhất trong chuỗi, nên là được coi là một công đoạn thiết yếu đối với những nước tiếp cận và sản xuất thép. Các nước từng chỉ thực hiện việc cung cấp tài nguyên làm sắt như Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Nam Á từ những năm 2000 trở đi do chuyển dịch từ khai thác và chế biến quặng sang chế tạo thép thành phẩm mà đã trở nên lớn mạnh vằ bắt kịp vào chuỗi giá trị của thế giới. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 11 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính  Theo khu vực: F. GIAO THƯƠNG NGÀNH THÉP Con đường giao thương chính ngành thép: Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 12 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Theo dữ liệu thống kê, con đường giao thương sắt thép nhiều nhất nằm ở khu vực EU, NAFTA, Trung Quốc và các nước châu Á (chủ yếu ở khối Đông Nam Á và khu vực Nhật Bản – Hàn Quốc). Trong đó, khu vực có thặng dư xuất khẩu thép nhiều nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và CIS (Thành viên cũ của Liên Bang Xô Viết). Gần như trao đổi thông thương ở các tuyến đường này đã chiếm đén 60% tổng lượng giao thương sắt thép trên thế giới. Như vậy, việc tự do thương mại giữa các khu vực này có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển của ngành thép trên thế giới. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 13 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính II. THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 14 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính A. NHU CẦU THÉP VIỆT NAM: Sản lượng thép tiêu thụ Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào ngành xây dựng và hạ tầng cơ sở, trong khi chuỗi cung ứng và dây chuyền sản xuất xe hơi vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Những loại thép được sử dụng và thu mua ở Việt Nam chủ yếu là thép xây dựng, tôn mạ, thép cán nóng và thép cán nguội trong đó thép xây dựng đã chiếm đến hơn 50% tiêu thụ thép của cả nước. Nguồn: VSA Do đó, để đánh giá một cách khách quan nhất các cơ hội đầu tư vào thép ở Việt Nam, cần tập trung chú trọng đến hai mảng: bất động sản và xây dựng hạ tầng đô thị. Với các thế mạnh của một đất nước đang phát triển, Việt Nam có cánh cửa rộng mở với các doanh nghiệp sản xuất thép nội địa. 1. BẤT ĐỘNG SẢN: Nguồn cung bất động sản, theo CBRE, đã có dấu hiệu chững lại ở các phân khúc, trừ phân khúc cao cấp vẫn tăng khá do các dự án của Vingroup được đưa vào triển khai, điển hình như tòa nhà cao Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 15 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính nhất Việt Nam Landmark 81. Việc nhà nước ban hành các chính sách thắt chắt tín dụng cho vay bất động sản đã phần nào làm ảnh hưởng tới nguồn cung tại các phân khúc. Tuy nhiên nhìn chung thị trường vẫn giữ tốc độ ổn định và dàn trải ở các khu vực mới xung quanh các công trình giao thông được chính phủ đầu tư xây dựng như khu vực vùng ven TPHCM, khu vực xung quanh các tuyển Metro như cao tốc Cát Linh – Hà Đông, tuyến Metro, mạng lưới Metro 8 tuyến thuộc quy hoạch của TPHCM, sân bay Long Thành, 2. XÂY DỰNG Tỷ lệ đô thị hóa cả nước cũng đạt khoảng 37,5% (tăng 0,9% so với năm 2016); đạt xấp xỉ cận dưới của các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII (từ 38-40%). Hiện cả nước có 813 đô thị, tăng 11 đô thị so với năm 2016. Cùng đó, tỷ lệ phủ kín quy hoạch chung xây dựng đô thị đạt 100%, quy hoạch phân khu đạt khoảng 77% (tăng 2%), quy hoạch chi tiết đạt khoảng 38% (tăng 3%) và quy hoạch xây dựng nông thôn đạt 99,4% - tăng 0,4. Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 23,4 m2 sàn/người, tăng 0,6m2 sàn/người. Đáng chú ý, trong năm 2017, cả nước đã hoàn thành thêm khoảng 0,19 trie ̣u m2 nhà ở xã ho ̣ i tại khu vực đô thị, đưa tổng diện tích nhà ở xã hội khu vực đô thị đạt khoảng 3,49 triệu m2. Các chương trình nhà ở xã hội được nhiều địa phương tích cực triển khai. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 16 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Phần trăm số dân đô thị (trên tổng số dân Việt Nam) 1960 -2017 (WB, 2018) Với những điểm sáng đã đạt được trong năm 2017, năm 2018 ngành xây dựng có thể sẽ tăng trưởng chậm lại , thiên về xu hướng xây dựng và bổ sung hạ tầng cơ sở còn thiếu. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thép vẫn sẽ được hỗ trợ mạnh mẽ ở mảng kinh tế này và được duy trì ở mức ổn định trong năm 2018. 3. SẢN XUẤT Ô TÔ TRONG NƯỚC Báo cáo từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho thấy, quý I và quý II năm nay, sản lượng ô tô lắp ráp trong nước có tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2017. Cụ thể , số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc đạt 2.350 chiếc, tăng 37% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 03/2018, doanh số bán hàng xe láp ráp trong nước tăng 8% trong khi xe nhập khẩu giảm 48% so với cùng kỳ năm 2017. Mức tăng này tuy không thể nói là ấn tượng tuy nhiên là một phần hỗ trợ cho nhu cầu sắt thép trong nước với triển vọng mới đến từ các hãng xe nội địa – tham vọng mới như Vinfast của tập đoàn Vingroup. Cần lưu ý rằng thị trường ô tô ở Việt Nam tuy mới chỉ ở mức tiềm năng nhưng đã bị bão hòa về lượng xe tiêu dùng trên thu nhập đầu người. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 17 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính B. NGUỒN CUNG THÉP NỘI ĐỊA 1. THỊ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP Thị phần cung cấp thép hiện tại trong nước được nắm giữ chủ yếu bởi 5- 7 tập đoàn theo mô hình độc quyền tập đoàn (Oligopoly), hình thành chuỗi giá trị với sản phẩm giống nhau nhưng sử dụng sức mạnh thương hiệu và kiểm soát các đầu mối phân phối để tạo rào cản cạnh tranh với những doanh nghiệp mới muốn tham gia. Ở Việt Nam, tại tất cả các mảng sản phẩm của thép, Hòa Phát đang dẫn vị thế đi đầu vối lượng thị phần luôn luôn lớn hơn 25%. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi rất lớn từ chính phủ vưới những dự án nhà máy gang thép có công suất lớn và sản lượng dồi dào như tại nhà máy Dung Quất. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 18 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Thị phần theo thứ tự: Thép xây dựng, ống thép & tôm mạ (Nguồn: VSA) Bên cạnh đó, sở dĩ các doanh nghiệp nội Việt Nam có thể cạnh tranh được với lượng thép nhập khẩu mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc cũng do rào cản về thuế bảo hộ được chính phủ xây dựng với mục tiêu bảo vệ sự phát triển của ngành thép nội địa trước mối đe dọa từ nguồn cung thép giá rẻ tại thị trường xuất khẩu thép hàng đầu thế giới như Trung Quốc. Ở Việt Nam hiện tại, các doanh nghiệp ngoại có thị phần đáng kể trong nước chỉ chủ yếu đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc là Posco E&C, Vinakyoel và SeAh VN. 2. CHI PHÍ ĐẦU VÀO Giá đầu vào sản xuất thép trong ba tháng đầu năm có đồng loạt tăng nhẹ ở các phân khúc sau một năm 2017 biến động mạnh. Tuy nhiên đến cuối tháng 3 năm nay đà tăng đã chững lại và giá đã trở nên bình ổn và giảm nhẹ. Tuy nhiên, giá của những loại nguyên liệu này luôn cho thấy sự biến động lớn do phản ánh do là chỉ số tương lai phụ thuộc nhiều vào tình trạng thiếu hụt tạm thời hoặc tình trạng dư thừa trên thị trường. Như trong giai đoạn năm 2017 vừa rồi, sự hưng phấn sau khi Trung Quốc giảm sản lượng khai thác than cốc và quặng sắt nhằm ổn định tình hình ô nhiễm môi trường trong nước đã đẩy giá nguyên liệu đầu vào tăng đáng kể. Các hoạt động đầu cơ giá cũng như việc tích trữ trước hàng tồn kho cho vụ đông đã khiến cho thị trường có dấu hiệu thiếu hụt tạm thời. Bước sang năm 2018, các tin tức có vẻ trầm lắng trở lại khi các thị trường cung cấp quặng và than cốc khác như Brazil, Nga và Úc vẫn tiếp tục tăng trưởng trong sản lượng khai thác quặng và than cốc đã bù đắp cho sự thiếu hụt ngắn hạn của thị trường. Dự kiến trong thời gian tới, khu vực Rio, Brazil sẽ tiếp tục khai thác mạnh mẽ trữ lượng quặng trong nước, đồng thời cố gắng cắt giảm chi phí khai thác trên mỗi tấn quặng bằng cách sử dụng công nghệ xử lý quặng hiện đại hơn. Tuy nhiên điều này chưa thể đồng nghĩa với việc giá bán sẽ giảm trong thời gian tới, tuy nhiên sản lượng sẽ tốt hơn cũng như chất lượng quặng được cải thiện, giúp có thêm nhiều sản phẩm thép chất lượng và đẩy mạnh giá bán ở đầu ra. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 19 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính 3. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU THÉP Tình hình nhập khẩu thép trong nước có xu hướng giảm về khối lượng trong 2 năm trở lại đây mặc dù giá bán vẫn tiếp tục tăng (chủ yếu tăng theo giá trị thị trường). Khối lượng thép nhập từ thị trường Trung Quốc tiếp tục đi xuống mặc dù các nhà sản xuất thép của Trung Quốc vẫn đẩy mạnh việc cung cấp thép nhưng lại chỉ chủ yếu tập trung vào phân phối tại nội địa do xuất hiện thiếu hụt nguồn cung sau khi cắt giảm và cơ cấu lại các nhà máy thép trong nước. Ở các thị trường khác, do thuế tự vệ áp lên hai mặt hàng chủ đạo là phôi thép (thuế 21.3%) và thép dài (thuế 13.9%) đã giúp các doanh nghiệp trong nước dễ thở hơn trước áp lực phát triển sản xuất thép ở các khu vực lân cận. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 20 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Điểm sáng là tình hình thép xuất khẩu diễn biến tích cực hơn rất nhiều khi cả khối lượng và giá trị thép xuất khẩu đều tăng mạnh. Đặc biệt giá trị đó đột biến vào giữa năm 2017, sau khi Mỹ bắt đầu thực hiện các chính sách áp thuế lên thép của Trung Quốc. Điều này đã khiến thép Việt Nam được mở cửa rộng rãi hơn với các thị trường của Mỹ thay vì tập trung vào mảng Đông Nam Á và thị trường nội địa - vốn đã bị bão hòa bởi lượng thép nhập về từ Trung Quốc Nguồn: VSA 2018 Tuy nhiên, vẫn phải đặc biệt lưu ý về các vụ kiện chống bán phá giá của các nước trong khối ASEAN và chấu Á đối với Việt Nam khi lần lượt Thái Lan, Canada, Indonesia đồng loạt thực hiện áp thuế lên các mặt hàng thép Việt. Đặc biệt mới gần đây, bộ Thương mại của Mỹ đã ra quyết định áp thuế lên đến 250% với các sản phẩm thép bị nghi là “có xuất xứ từ Trung Quốc” và đã chống lại lệnh chống bán phá giá & chống trợ cấp của Mỹ. Những nghi vấn này có thể đúng khi nhìn vào yếu tố xuất khẩu thép của nước ta đã tăng mạnh từ nửa cuối năm 2017. Trong đó, nhìn vào các số liệu sản xuất trong nước, hầu hết các doanh nghiệp đều có thị trường tiêu thụ trong nội địa, chỉ rất ít thị phần được bán ra nước ngoài và trong nửa cuối năm 2017, sản xuất thép trong nước cũng không có đột biến gì quá đặc biệt. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 21 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính III. THỊ TRƯỜNG THÉP QUỐC TẾ Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 22 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính A. NGUỒN CUNG THÉP THẾ GIỚI CÁC NHÀ SẢN XUẤT THÉP LỚN NHẤT THẾ GIỚI: Ngành thép thế giới có mức độ tập trung lớn , chủ yếu tập trung đến 50% sản lượng sản xuất ở Trung Quốc. Các nước xếp sau lần lượt là: Khối EU, Nhật Bản, Ấn Độ ,Mỹ, Như vậy, các tác động của ngành thép không thể vắng mặt Trung Quốc, với quyền kiểm soát đến 50% lượng thép sản xuất của thế giới, việc dư thừa hoặc thâm hụt sẽ là một vấn đề lớn cho thị trường thép toàn cầu. Sản xuất thép đã liên tục tăng trong thập kỷ qua, với những gián đoạn ở giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, chững lại ở giai đoạn 2014, 2015 khi Trung Quốc vấp phải nguy cơ vỡ nợ nền kinh tế và việc sản xuất thép trên thế giới do đó cũng bị giảm sút đáng kể. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 23 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Dựa vào biểu đồ lượng sản xuất dưới đây, chúng ta có thể phổ quát được ảnh hưởng của các quốc giá đến ngành thép qua các giai đoạn: Sản lượng sản xuất thép Trung Quốc 1996 -2017 Sản lượng sản xuất thép Bắc Mỹ 1996 -2017 Sản lượng sản xuất thép Châu Âu 1996 -2017 Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 24 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Để liên hệ với những biến động và các quyết định đầu tư về thép trong nước, chúng ta sẽ tập trung phân tích 4 thị trường có ảnh hưởng lớn nhất tới nguồn cung thép nội địa của Việt Nam. 1. TRUNG QUỐC Trung Quốc nổi lên như một thế lực mới trong ngành thép thế giới sau những cải cách lớn ở thế kỷ XXI. Việc chuyển hóa một đất nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp thế giới đã làm nhu cầu sử dụng thép cũng như nhu cầu sản xuất thép tại Trung Quốc bắt đầu tăng vọt. Việc chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng triệt để tài nguyên chưa khai thác đã tạo nên một làn sóng sản xuất thép rất lớn tại Trung Quốc, từ các làng nghề cho đến các tập đoàn thép. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 25 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Cho tới thời điểm hiện tại, hai thị trường nhập khẩu nhiều thép nhất từ Trung Quốc bất ngờ thay lại chính là Việt Nam và Hàn Quốc. Các nước châu Á còn lại cũng đóng góp lớn vào tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc về thép. Gần như 80% thị trường xuất khẩu thép của Trung Quốc đã gói gọn tại các nước Châu Á, trong khi chỉ tầm 20% được xuất khẩu sang các nước ngoài khu vực. Tuy nhiên thì trong 3 tháng đầu năm, khối lượng xuất khẩu đã giảm mạnh tại 2 thị trường lớn nhất của Trung Quốc là Việt Nam và Hàn Quốc. Cả hai đều có mức giảm tới 40% khối lượng và 20% giá trị bất chấp sản lượng trong nước vẫn tăng trưởng khá. Tuy đây là một con số khá nặng nề đối với ngành thép Trung Quốc nhưng lại là một tín hiệu đáng ăn mừng đối với doanh nghiệp nội địa của Việt Nam cũng như của Hàn Quốc khi họ đang phải gồng mình trước sức ép cạnh tranh của thép giá rẻ nhập về. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 26 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính 2. NHẬT BẢN Ngành công nghiệp thép là trung tâm của sự phát triển kinh tế của Nhật Bản ở những thập niên 90s. Sự chuyển đổi đột ngột của quốc gia từ phong kiến sang xã hội hiện đại vào cuối thế kỷ XIX đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung sắt và thép. Các ngành công nghiệp lớn khác của Nhật Bản, chẳng hạn như đóng tàu, ô tô và máy móc công nghiệp được liên kết chặt chẽ với thép. Từ năm 1850 đến năm 1970, ngành công nghiệp tăng tăng trưởng từ con số 0 lên nền sản xuất thép đứng thứ 3 thế giới. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 27 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Các thị trường xuất khẩu mạnh nhất của Nhật Bản lần lượt là Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Xu thế của ngành thép Nhật vẫn tiếp tục là xuất siêu khi nhu cầu nội địa không còn nhiều dư thừa. Ở các thị trường của mình, mặc dù đồng loạt giảm về khối lượng, giá trị xuất khẩu thép vẫn giữ được đà tăng. Thép Nhật nhập khẩu vào thị trường Việt Nam cũng đã giảm đi 10% về khối lượng, tuy nhiên giá trị lô hàng nhập khẩu vẫn tăng trên 5%. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 28 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính 3. HÀN QUỐC Từng nằm trong danh sách các quốc gia nghèo nhất thế giới, Hàn Quốc đã gồng mình thay đổi một cách đáng kinh ngạc sau những sáng kiến phát triển kinh tế được chính phủ đưa ra vào đầu những năm 1960. Từ việc thiếu công nghệ, trình độ lao động sản xuất, việc tiếp nhận sự hỗ trợ từ các cường quốc đã giúp nền kinh tế Hàn Quốc bứt phá, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng thép, trở thành nước sản xuất ô tô và tàu thủy thuộc top đầu thế giới. Điều đó đã hỗ trợ cho nền công nghiệp sản xuất thép của Hàn Quốc vươn lên đứng thứ 6 thế giới tính tới thời điểm hiện tại. Thị trường xuất khẩu mạnh mẽ nhất của Hàn Quốc là Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Tuy nhiên ở cả 3 thị trường này, khối lượng xuất khẩu đều giảm mạnh hoặc không tăng. Tuy nhiên nếu xét về giá trị xuất khẩu thì các thị trường đều có xu hướng bứt phá, trừ thị trường Trung Quốc giảm 12% và Indonesia giảm 2%. Với thép Hàn Quốc nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, khối lượng tăng nhẹ 3% tuy nhiên giá trị tăng lên ở mức 22%. Xu hướng của thị trường Hàn Quốc vẫn thiên về xu hướng xuất siêu trong suốt ở giai đoạn sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Tuy nhiên, ở cuối giai đoạn năm 2017 và đầu năm 2018, lượng thép nhập khẩu vào Hàn Quốc đã giảm đi đáng kể. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 29 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 30 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính 4. ĐÀI LOAN Vào giữa những năm 1970, ngành công nghiệp thép của Đài Loan vẫn đang trong giai đoạn phát triển. với thép chất lượng thấp sản xuất bởi nhiều công ty thép nhỏ của địa phương.Sau khi Đài Loan phát động 'Mười dự án phát triển lớn' vào năm 1974 và n để thiết lập các ngành công nghiệp nặng để kích thích tăng trưởng kinh tế, nhiều nhà máy mini địa phương đã tăng cường đầu tư để mở rộng năng lực sản xuất. Nhà máy tích hợp đầu tiên ở Đài Loan do tập đoàn Trung Quốc China Steel đi vào khai thác và dẫn đầu ngành công nghiệp thép của Đài Loan vào giai đoạn tăng trưởng trong giai đoạn 1976-1985. Từ sau thời gian đó, các doanh nghiệp nội địa bứt phá và lấn sang thị trường Trung Quốc cùng các nước khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Các thị trường lớn nhất của Đài Loan lần lượt là Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ. Các nước này có vị trí thuận lợi trong giao thương đối với Đài Loan, chủ yếu qua đường bộ và tàu biển nên dễ dàng vận chuyển số lượng lớn. Trong 2017, các thị trường này hầu như không tăng trưởng về số lượng, tuy nhiên về giá trị lô thì tăng đồng đều ở mức 22%, chủ yếu do giá bán của các nhà xuất khẩu Đài Loan. Một đột biến trong năm vừa rồi nằm ở thị trường Bỉ, khi chứng kiến mức tăng sản lượng nhập khẩu thép từ Đài Loan lên 158% về lượng và 147% về giá trị. Đây sẽ là mục tiêu mở rộng mới của đất nước này khi các thị trường cũ dần bị bão hòa. Với lô thép của Đài Loan nhập về Viêt Nam, số lượng đã giảm đi 4% trong năm 2017 nhưng vẫn tăng gần 30% về giá trị nhập khẩu. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 31 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 32 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính 4. ÂN ĐỘ Việc sản xuất thép hiện đại ở Ấn Độ bắt đầu với việc thiết lập lò cao đầu tiên của Ấn Độ tại Kulti vào năm 1870 và bắt đầu sản xuất vào năm 1874, được thành lập bởi Công ty gang thép Bengal (TISCO). Sau một thời gian mở rộng sản xuất nội địa, ngành công nghiệp thép Ấn Độ bắt đầu mở rộng sang châu Âu trong thế kỷ 21. Vào tháng 1 năm 2007, Tata Steel của Ấn Độ đã thực hiện một đề nghị trị giá 11,3 tỷ đô la để mua nhà sản xuất thép châu Âu Corus Group. Năm 2006 Công ty Thép Mittal (có trụ sở tại London nhưng với quản lý Ấn Độ) đã mua lại Arcelor với giá 34,3 tỷ đô la để trở thành nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, ArcelorMittal, với 10% sản lượng của thế giới. Ấn Độ do đó đã khẳng định được sân chơi của mình và trở thành ông lớn đứng thứ 4 trong ngành sản xuất thép thế giới. Xu hướng xuất nhập khẩu thép của Ấn Độ đã chuyển dịch rõ rệt hơn sau năm 2016 khi xuất khẩu thép chiếm ưu thế vượt trội sau khi nguồn cung trong nước đã thực hiện đáp ứng được sự thiếu hụt của nhu cầu trong nước. Ba thị trường nhập khẩu nhiều thép nhất từ Ấn Độ bao gồm Việt Nam, Ý và Nepal Trong đó, Việt Nam trong năm 2017 đã nhập khẩu một lượng thép đột biến từ thị trường Ấn Độ (tăng 7400% về lượng vàv3000% về giá trị), đưa Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Ấn Độ cho tới thời điểm hiện tại. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 33 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 34 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính B. NHU CẦU THÉP THẾ GIỚI CÁC THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU THÉP NHIỀU NHẤT Không mấy bất ngờ khi Mỹ đứng ở vị trí đầu tiên ở danh sách các nước nhậ khẩu thép nhiều nhất. Tốc độ tăng trưởng ổn đinh, diện tích đất lớn và nền công nghệp phát triển đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng thép ở Mỹ. Tiếp sau đó là thị trường Đức, với một nền công nghiệp có phần già hơn , phụ thuộc chủ yếu vào việc sản xuất ô tô và chế tạo máy móc. Đứng thứ ba mới là Trung Quốc, mặc dù nhu cầu thép ở Trung Quốc là rất lớn, tuy nhiên lượng sản xuất trong nước luôn luôn sẵn sàng với đầu ra giá rẻ khiến việc cạnh tranh thị trường của mặt hàng thép ngoại trở nên khó khăn. Các thị trường chấu Âu còn lại xếp sau với việc tập trung sử dụng thép trong khu vực hơn là nhập thép ở các quốc gia khác do ưu đãi về thuế quan và thủ tục thông thương đơn giản giữa các nước liên minh Châu Âu. Điều bất ngờ là mặc dù không nằm trong danh sách các quốc gia có lượng nhập khẩu thép lớn nhất thế giới, tuy nhiên trong số liệu thống kê các nước nhập ròng thép thì Việt Nam lại đứng thứ 3, với lượng nhập ròng là 12.3 triệu tấn. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 35 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Như vậy, ngành thép của Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu và sản xuất thép nội địa vẫn còn hạn chế, chưa thực sự đủ để cung cấp cho sự thiếu hụt nhu cầu trong nước. 1. NHU CẦU TIÊU THỤ THÉP Ở CÁC NGÀNH:  Tiêu thụ thép cá nhân: Tốc độ tăng trưởng dân số thế giới (World Bank) Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 36 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Sản lượng tiêu thụ thép/ đầu người: Nhìn vào mặt tiêu thụ thép cá nhân, chưa thể thấy được tiềm năng tăng trưởng khi dân số thế giới đang có xu hướng già hóa. Các nước đang có lượng tiêu thụ thép trên đầu người lớn nhất là khu vực Đài Loan – Hàn Quốc. Khu vực này dù dân số không cao nhưng tốc độ phát triển công nghiệp và sản xuất tốt, kèm theo nhiều ngành công nghiệp nặng chủ chốt và vốn hỗ trợ từ các nước phát triển.  Tiêu thụ thép ngành sản xuất ô tô: Trong thời gian 2 năm trở lại đây, ngành ô tô thế giới đã gần như trở nên bão hòa với tốc độ tăng trưởng hiện tại chỉ còn đạt từ 1 – 2% theo năm. Khi mà hầu hết các thị trường ở khu vực phát triển đã đạt đến tiêu chuẩn sử dụng ô tô ở mỗi hộ gia đình (1 ô tô/ hộ) thì các nước đang phát triển lại có triển vọng tốt hơn nhiều. Số lượng các gia đình chưa có phương tiện đi lại và số lượng ô tô trên mỗi hộ vẫn ở mức thấp, chủ yếu là thói quen sử dụng xe máy khi hạ tầng đô thị chưa thực sự đầy đủ. Để ngành sản xuất ô tô có thể thực sự bùng nổ, các nhà sản xuất cần tiếp cận mạnh mẽ và thúc đẩy thói quen sử dụng của những hộ dân cư ở khu vực này. Theo thống kê, những khu vực này thuộc các nước Nam Mỹ & Châu Á Thái Bình Dương. Các nước này có tốc độ tiêu thụ xe tăng vọt trong năm qua: Argentina, Chile,Nga và Thái Lan. Các dòng xe ở những khu vực này chủ yếu là xe của các hãng sản xuất châu Âu, trong khi ở Thái Lan thì đó là các xe từ khu vực Hàn Quốc và Nhật Bản. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 37 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 38 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính  Tiêu thụ ngành xây dựng: Trung Quốc và Mỹ vẫn là hai ông lớn trong thị trường xây dựng, chiếm 35% tổng đầu tư xây dựng của thế giới. Hai nước này, cùng với Ấn độ, đóng góp tới 60% tăng trưởng trong ngành xây dựng Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 39 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính toàn cầu. Do đó, nhu cầu sử dụng thép xây dựng của ba khu vực này liên tục là động lực phát triển cho thị trường thép thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thị trường Trung Quốc đã xuất hiện sự dư thừa trong việc xây dựng hạ tầng và đô thị khi mà việc quy hoạch quá nhanh các thành phố thông minh chưa phù hợp với tốc độ chuyển dịch dân cư. Ở thị trường Mỹ, tốc độ xây dựng vẫn tiếp tục ở mức ổn định, có giảm nhẹ trong quý I nhưng vẫn có sự đảm bảo về tăng trưởng khi một số khu tái định cư được xây lại và hệ thống giao thông liên bang tiếp tục được mở rộng về phía Tây. Tuy nhên chính sách cắt giảm dân số nhập cư tại Mỹ cũng là một vấn đề lớn đên nhu cầu xây dựng ở thị trường này. 2. CÁC TÁC ĐỘNG VĨ MÔ * Cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu – thép là đối tượng đầu tiên: Không bất ngờ khi thép là mặt hàng đầu tiên mà Mỹ chọn đánh thuế các quốc gia khi mà nước này nhập ròng thép lớn nhất thế giới. Tổng thống Donald Trump cho rằng đây là một sự bất công đối với ngành thép Mỹ, và đã thực hiện áp thuế lên đến 25% đối với mặt hàng này từ tất cả các khu vực. Việc đánh thuế quyết liệt lên nhóm hàng này có thể sẽ là cản trở lớn đối với giao thương ngành thép toàn cầu. Các vụ kiện thương mại về thép cũng là điểm nóng khi trong thời gian gần đây bộ thương mại của các nước liên tục đề xuất các mức thuế chống bán phá giá cho mặt hàng thép do quan ngại về việc tự do thương mại đã khiến cho các nước bán thép siêu rẻ để cạnh tranh thị trường nội địa. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 40 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính * Tái cơ cấu ngành công nghiệp thép Trung Quốc: Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho biết sẽ cắt giảm sản lượng thép và than lần lượt 30 triệu tấn và 150 triệu tấn trong năm 2018. NDRC cũng liên tục lặp lại các mục tiêu hiện tại để nhấn mạnh quyết tâm dài hạn của Trung Quốc trong cuộc chiến bảo vệ môi trường, cắt giảm sản lượng công nghiệp nặng đang dư thừa và cải thiện Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 41 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính các nguồn năng lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách thay thế than bằng nguồn năng lượng sạch hơn. Đối với ngành than và thép, NDRC tập trung vào việc đóng cửa các nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm trầm trọng, đồng thời thay thế bằng các nhà máy hiệu suất cao và phát thải thấp để bảo đảm nguồn cung. Sản lượng thép Trung Quốc ghi nhận kỷ lục trong năm ngoái, trong khi sản lượng than cũng tăng vọt. Kế hoạch giảm 30 triệu tấn thép trong năm 2018 sẽ nâng tổng sản lượng cắt giảm trong ba năm lên 145 triệu tấn. Việc này sẽ giúp Trung Quốc đạt mục tiêu giảm dư thừa nguồn cung 150 triệu tấn vào năm 2018, trước hai năm so với mục tiêu ban đầu. Trong khi đó, việc giảm 150 triệu tấn than trong năm nay sẽ đưa tổng sản lượng cắt giảm từ năm 2016 lên 590 triệu tấn, vượt 2 năm trước kế hoạch giảm 500 triệu tấn than vào năm 2020. * Công nghệ xây dựng mới: In 3D Với chi phí thấp hơn rất nhiều so với xây dựng và gia cố bằng thép, thời gian xây dựng chỉ vỏn vẹn trong 24 tiếng, vật liệu xây dựng chủ đạo là bê tông không có kết cấu thép và gạch, đây sẽ là bước tiến mới thay đổi toàn bộ ngành xây dựng trên thế giới. Với những căn nhà đầu tiên đã được tạo dựng và kiểm tra độ bền, công nghệ in nhà và xây dựng 3D sẽ sớm phát triển trên toàn thế giới. Khi đó thép sẽ bị loại trừ khỏi ngành xây dựng do chi phí tốn kém và phá dỡ khó khăn, sẽ là mối lo đáng ngại nhất đối với ngành thép trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để đạt được điều này, công nghệ in 3D vẫn cần thời gian phát triển có thể từ 3 – 5 năm trước khi được áp dụng rộng rãi. Trong khi đó, ngành thép sẽ phải sẵn sàng ứng phó trước sự thay đổi to lớn ở nhóm ngành này. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 42 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính 3. CHÊNH LỆCH CUNG CẦU Dư thừa sản xuất thép trên thế giới đã xuống mức thấp khi chỉ còn dư thừa 10.3 triệu tấn trong năm 2017 và dự kiến sẽ giảm tiếp dư thừa xuốn còn 8.6 triệu tấn trong năm 2018. Vì những chính sách cải tổ ngành thép và cắt giảm ô nhiễm của Trung Quốc nên trong 2018 nguồn cung trên thị trường sẽ có thể chững lại đến khi kế hoạch sát nhập và cắt giảm những phân xưởng nhỏ được hoàn thành trong năm 2020 hoặc có thể sớm hơn là 2019. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 43 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính IV. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 44 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính 1. ĐÁNH GIÁ NGÀNH THÉP 2017 – 2018 THẾ GIỚI NGUỒN CUNG TIÊU THỤ TRUNG QUỐC NHẬT BẢN HÀN QUỐC ĐÀI LOAN ẤN ĐỘ VIỆT NAM NHẬP RÒNG TIÊU THỤ CÁ NHÂN SẢN XUẤT ÔTÔ NGÀNH XÂY DỰNG TÁC ĐỘNG VĨ MÔ CHÊNH LỆCH CUNG CẦU VIỆT NAM NGUỒN CUNG TIÊU THỤ GIÁ ĐẦU VÀO XUẤT – NHẬP KHẨU THỊ PHẦN TRONG NƯỚC XÂY DỰNG SẢN XUẤT ÔTÔ BẤT ĐỘNG SẢN Quặng sắt Than cốc Xuất khẩu Nhập khẩu Thép xây dựng Thép phế Phôi thép Ống thép Tôn mạ Tác động lên ngành thép trong nước (Việt Nam): Có lợi cho ngành thép trong nước: 10 Không ảnh hưởng/ ảnh hưởng không đáng kể với ngành thép trong nước 6 Bất lợi cho ngành thép trong nước; 7 2. TRIỂNG VỌNG NGÀNH THÉP 2018 - 2020 Năm 2017 là một năm thuận lợi cho ngành thép Việt Nam với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp thép nội địa nhờ sự thuận lợi của thị trường chung và thuế bảo hộ lên thép nhập khẩu. Bên cạnh đó, các nước xuất khẩu mạnh mẽ thép sang như Trung Quốc hay Nhật Bản có dấu hiệu chững lại và suy giảm đã giúp giảm bớt rất nhiều sự cạnh tranh các doanh nghiệp thép trong nước. Dự kiến năm 2018 tiếp tục là bản lề của Việt Nam, khi sản xuất thép trên thế giới sẽ chậm lại do nhà sản xuất chính là Trung Quốc đang thực hiện tái cơ cấu ngành thép của mình và cắt giảm sản lượng mục tiêu đến 2019. Trong khi đó giá nguyên liệu có thể sẽ được cân bằng trong năm nay do các thị trường khai thác tiếp tục giữ được đà tăng trưởng và sẽ cải thiện dây chuyền khai thác trong giai đoạn 2018 -2020. Ngành ô tô & xây dựng sẽ tiếp tục là điểm nhấn cho nhu cầu sử dụng sắt thép trong năm 2018, trừ mảng bất động sản trong nước đã có dấu hiệu chững lại. Xuất nhập khẩu diễn biến theo chiều hướng thuận lợi là dấu hiệu của sự phát triển của nguồn cung thép trong nước. Báo cáo Ngành thép tháng 08/2018 45 Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân kinh tế tài chính Tuy nhiên, cần để ý đến dòng thép nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan, đặc biệt là Ấn Độ. Việc Ấn Độ có sự xuất siêu vượt trội về thép trong giai đoạn 2016 -2018 là một vấn đề cần lưu ý để bảo vệ thị trường thép nội địa của Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Các chính sách vĩ mô, đặc biệt là cuộc chiến tranh thương mại và cuộc chiến chống bán phá giá ở các nước, là vấn đề sẽ gây tác động nhiều nhất đến nguồn cung – tiêu thụ thép toàn cầu. Báo cáo ngành thép tháng 08/2018 Người soạn: Nguyễn Lý Thanh Lương – Cử nhân Kinh tế Tài Chính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_nganh_thep_nguyen_ly_thanh_luong_9249_2170615.pdf
Tài liệu liên quan