Báo cáo tác động xăng dầu quý I/2018

Tài liệu Báo cáo tác động xăng dầu quý I/2018: BÁO CÁO TÁC ĐỘNG XĂNG DẦU quý I/2018 Nhận định:  Giá dầu vật lý thế giới +2.7% - Giá xăng dầu trong nước +1.3% - 2.53% đạt đỉnh vào tháng 7 Kỳ vọng giá:  WTI Crude Oil Futures: 82.39 $/barrel (+23.95%) và Brent Oil Futures: 93.83$/barrel (+24.09%).  Trung bình xăng thế giới: 1.16$/lít và trung bình dầu thế giới 1.201$/lít.  Giá xăng trong nước : 0.945$/lít (+1.73%) và giá dầu dielsen trong nước: 0.769$/lít (+2.592%) I. Thị phần trong nước: Tại thị trường Việt Nam, thị phần của ngành xăng dầu phân bố không đồng đều, tập trung đến 70% sản lượng vào 2 doanh nghiệp chính: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil). Theo SSI Research, doanh thu nội địa của 2 doanh nghiệp này lần lượt là: 49.4% (Petrolimex) và 19.6% (PVOil), còn lại là doanh thu các doanh nghiệp khác. II. Nguồn cung: Nguồn cung của thị phần trong nước hiện tại đang được dàn trải giữ nguồn cung trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do giá dầu nhập khẩu được ưu đãi nh...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo tác động xăng dầu quý I/2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO TÁC ĐỘNG XĂNG DẦU quý I/2018 Nhận định:  Giá dầu vật lý thế giới +2.7% - Giá xăng dầu trong nước +1.3% - 2.53% đạt đỉnh vào tháng 7 Kỳ vọng giá:  WTI Crude Oil Futures: 82.39 $/barrel (+23.95%) và Brent Oil Futures: 93.83$/barrel (+24.09%).  Trung bình xăng thế giới: 1.16$/lít và trung bình dầu thế giới 1.201$/lít.  Giá xăng trong nước : 0.945$/lít (+1.73%) và giá dầu dielsen trong nước: 0.769$/lít (+2.592%) I. Thị phần trong nước: Tại thị trường Việt Nam, thị phần của ngành xăng dầu phân bố không đồng đều, tập trung đến 70% sản lượng vào 2 doanh nghiệp chính: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil). Theo SSI Research, doanh thu nội địa của 2 doanh nghiệp này lần lượt là: 49.4% (Petrolimex) và 19.6% (PVOil), còn lại là doanh thu các doanh nghiệp khác. II. Nguồn cung: Nguồn cung của thị phần trong nước hiện tại đang được dàn trải giữ nguồn cung trong và ngoài nước. Tuy nhiên, do giá dầu nhập khẩu được ưu đãi nhiều từ các hiệp định tự do thương mại nên giá nhập vẫn hấp dẫn hơn nhiều so với nguồn cung nội địa. Theo ước tính của Globalpetrolprices, sản lượng tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam tính trong năm 2017 đạt 21,8 triệu tấn, trong đó: - Tổng lượng cung đến từ nhập khẩu là 12,67 triệu tấn, chiếm 58.11% sản lượng tiêu thụ. - Tổng lượng cung đến từ sản xuất nội địa là 9.2 triệu tấn, chiếm 42,89% sản lượng tiêu thụ. Đáng chú { là, nguồn cung dầu trong nước đang giảm dần từ 2016, nguyên do chính đến từ địa chính trị có phần căng thẳng ở khu vực biển Đông, thuế nhập khẩu xăng dầu từ ASEAN giảm mạnh từ 20% về 10% từ năm 2016 và chính sách trợ giá của chính phủ cho các sản phẩm của nhà máy lọc dầu quốc nội lớn nhất Dung Quất có khả năng sẽ chấm dứt trong năm 2018. Theo nhận định, nhà máy Dung Quất sẽ bị cắt giảm sản lượng trong thời gian tới và nguồn cung xăng dầu nhập khẩu sẽ được đẩy lên mức 65 -70%/ sản lượng tiêu thụ trong nước Nguyễn L{ Thanh Lương – Báo cáo tác động xăng dầu quý I/2018 III. Biến động giá đầu vào & ảnh hưởng giá bán Theo Globalpetrolprices, giá xăng trung bình thế giới tính đến ngày 21/05/2018 là 1.13$ / lít (+14.71% YoY) Giá dầu diesel trung bình thế giới tính đến ngày 21/05/2018 là 1.17$ / lít (+14.25% YoY) Trên thị trường tương lại, giá hợp đồng dầu thô Mỹ (WTI Futures) đang giao dịch tại vùng giá 66.58$ / barrel (+ 34% YoY) còn giá hợp đồng dầu Brent (LCO) đang giao dịch tại vùng giá 75.48$/barrel (+44.74% YoY). Có thể thấy, thị trường tương lai phản ứng rất mạnh mẽ, thể hiện ở mức tăng đột biến so với giá dầu vật lý, cho thấy sự phỏng đoán của thị trường về đà tăng của giá dầu trong tương lai. Ảnh hưởng giá bán: - Giá xăng Việt Nam ngày 21/05/2018 là 0.93$ /lít (+9.41%), xếp hạng thứ 50/170 trên thế giới - Giá diesel Việt Nam ngày 21/05/2018 là 0.75$/ lít (+ 13.84% YoY), xếp hạng 42/170 trên thế giới Tương quan biến động giá thế giới và giá Việt Nam 1 năm: - Xăng (Gasoline) (Vietnam/World): 0.639 - nếu giá xăng thế giới tăng 1% thì giá bán trong nước tăng 0.639% - Dielsen (Vietnam/World): 0.971 – nếu giá dầu dielsen thế giới tăng 1% thì giá bán trong nước tăng 0.97% - Xăng (VN)/WTI Crude Oil: 0.276 & Dầu Dielsen (VN)/ WTI Crudie Oil: 0.407 - Xăng(VN)/LCO Brent Oil: 0.21 & Dầu Dielsen (VN) /LCO Brent Oil: 0.309 IV. Nhận định: Thị trường xăng dầu liên tục tăng giá trong vòng 1 năm trở lại trước rất nhiều sức ép đến từ chính trị & kinh tế: - Cuộc chiến ở Syria chưa chấm dứt, Palestine lại một lần nữa lại bùng nổ xung đột vùng đất tôn giáo Jerusalem. - Nga & OPEC đồng ý cắt giảm sản lượng khai thác dầu, tuy nhiên sẽ có thể chấm dứt thỏa thuận trong tháng tới. - Căng thẳng Triều Tiên chưa được giải quyết thỏa đáng, căng thẳng vẫn đang ở mức cao - Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tạo ra các rào cản thuế quan cực kz lớn ảnh hưởng tới kim ngạch xuât nhập khẩu hai bên - Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng nóng dãn đến giảm sút dự trữ dầu thô - Trung Quốc phát hành hợp đồng tương lai dầu thô Nguyễn L{ Thanh Lương – Báo cáo tác động xăng dầu quý I/2018 V. Dự đoán: Nga & OPEC có khả năng sẽ chấm dứt cắt giảm sản lượng và khởi động lại đà khai thác dầu trong tháng tới. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn (2 – 3 tháng) sản lượng theo nhận định vẫn sẽ được kìm hãm để tiếp tục kéo giá dầu theo hướng thuận lợi cho các nước OPEC, Nga & Mỹ. Trong thời gian đó, chiến tranh tại chảo lửa Trung Đông vẫn đang tiếp tục tiếp diễn. Căng thẳng giữa Nga và các nước Châu Âu đang càng trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh thương mại sẽ làm cản trở việc xuất nhập khẩu giữa các nước, đặc biệt là về nguyên liệu, xăng/ dầu – chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của cả Mỹ & Trung Chính sách đồng đô la yếu đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản lượng xuất khẩu dầu của Mỹ. Vì tất cả các giao dịch dầu mỏ đều sử dụng đồng đô để thanh toán, nên việc đồng đô mất giá sẽ khiên cho nguồn cung xăng dầu trở nên đắt đỏ và tốn kém Với sự khởi động của hợp đồng tương lai giá dầu mới của Trung Quốc, không thanh toán bằng đồng đô, sẽ dẫn đến một nguồn cung mới độc lập khỏi chính sách đô la yếu với giá thành rẻ hơn. Điều này có thể càng kích động thêm căng thẳng giá dầu và cuộc chiến hàng hóa sắp tới. Sản lượng của các nước có dấu hiệu hồi phục nhẹ ở các khu vực, tuy nhiên khối OPEC vẫn cho thấy dấu hiệu giảm nhẹ về khối lượng trong tháng tới. Theo nhận định của Thomson Reuteurs Oil Research , khảo sát lợi ích của các nước trong khối OPEC cho thấy, mặc dù gặp phải quan ngại về tình trạng thiếu hụt cung dầu, tuy nhiên, các tiểu vương quốc Ả Rập và các nước trong khối OPEC sẽ vẫn đặt ưu tiên để giá dầu vươn tới ngưỡng $100/barrel (+50.03%), với tốc độ giảm sản lượng đạt bình quân 6 -7% /tháng, tương ứng 8-10 triệu barrel / tháng. Tuy nhiên, với tốc độ khai thác dầu đá phiến của Mỹ, mức tăng giá dầu thô vật lý có thể sẽ không quá đột biến. Tuy nhiên, trên thị trường tương lai, chúng ta có thể chứng kiến mức tăng mạnh trong vòng 2 tháng tới, chạm ngưỡng trung bình kỹ thuật tháng. Nguyễn L{ Thanh Lương – Báo cáo tác động xăng dầu quý I/2018  Dự đoán: Giá xăng dầu thế giới có thể đạt đỉnh điểm vào cuối tháng 7, cán mốc 82.39 $/barrel (+23.95%) với WTI Crude Oil Futures và Brent Oil Futures đạt mốc 93.83$/barrel (+24.09%).  Ở thị trường hàng hóa vật lý, với tốc độ giảm sản lượng sản xuất bình quân thế giới được dự đoán vào khoảng 2-5%/ tháng (DEP, 2018) , giá xăng dầu vật lý bán trung bình thế giới sẽ tăng ở mức trung bình 2.7%, lên mức 1.16$/lít với xăng và 1.201$/lít với dầu dielsen.  Giá bán xăng trong nước sẽ được điều chỉnh lên mức 0.945$/lít (+1.73%) trong khi giá bán dầu dielsen sẽ lên mức 0.769$/lít (+2.592%) VI. Tác động lên nền kinh tế & thị trường tài chính Nếu loại trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2012, lạm phát và tăng trưởng GDP hầu như ít có mối liên kết chặt chẽ với biến động giá dầu thế giới. Điều này có thể được lý giải do nguồn cung xăng dầu nội địa rất lớn đến từ dự án lọc dầu Dung Quất sau khi chính thức khánh thành vào năm 2011, chuyển đổi tỷ lệ nguồn cung nội địa lên mức 30-37% sản lượng tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây,. Do đó, nhà máy Dung Quất đang bị cắt giảm sản lượng và nguồn cung xăng dầu nhập khẩu sẽ được đẩy lên mức 65 -70%/ sản lượng tiêu thụ trong nước, đưa tỉ lệ đồng chuyển (corellation) của lạm phát với giá dầu thế giới lên mức cận 0.65 – 0.70.  Do đó, với giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng trở lại với mức 2.7%/2 tháng (tương đương mức 1.35%/tháng), tỷ lệ đồng chuyển 0.65 sẽ đẩy chỉ số lạm phát tăng 0.8775 điểm lên mức 3.6275 (+31.91% MoM), thấp hơn so với mức dự báo 3.86 điểm (+40.36% MoM) của Trading Economics và nhỉnh hơn mức dự báo 3.5% của UBGSTCQG. Về tác động lên sản xuất và tiêu dùng, chỉ số niềm tn tiêu dùng (Consumer Confidence) thể hiện sự đối nghịch với giá dầu thế giới. So sánh biến động, ta có thể nhận thấy được khả năng về xu hướng tiêu thụ hàng hóa trong tháng tới: Nguyễn L{ Thanh Lương – Báo cáo tác động xăng dầu quý I/2018 Hiện tại chỉ số niềm tin tiêu dùng đang đạt mức 115 trong quý 4/2017, giảm 1 điểm so với qu{ 3, đà giảm của chỉ số có thể tiếp diễn trong qu{ 1 năm 2018 khi lạm phát quay trở lại cùng với đà tăng của giá xăng dầu, tuy nhiên vẫn giữ thứ hạng 7 trong số các quốc gia lạc quan nhất. Cần chú { là điều này sẽ có khả năng ảnh hưởng lớn tới lượng tiêu thụ và sản xuất của quý I này.  Dự báo khả năng chỉ số sẽ thiết lập mức thấp mới 110 điểm và sẽ tác động đến số liệu tăng trưởng GDP tháng 5 của Việt Nam. VII. Kết luận Giá xăng dầu thế giới đã tăng mạnh trong thời gian một năm vừa qua, nguyên do đến từ các yếu tố xung đột chính trị và kinh tế giữa các quốc gia dầu mỏ cùng với các thỏa ước cắt giảm sản lượng đã khiên nguồn cung dầu trở nên khan hiếm. Nhận định giá dầu sẽ trong đà tăng nhanh trong 2 tháng tới, đạt đỉnh giá vào tháng 7 năm nay. Ở thị trường tương lai, WTI Crude Oil Futures được nhận định cán mốc 82.39 $/barrel (+23.95%) và Brent Oil Futures đạt mốc 93.83$/barrel (+24.09%). Ở thị trường hàng hóa vật lý, giá xăng dầu trung bình thế giới sẽ tăng ở mức trung bình 2.7%, lên mức 1.16$/lít với xăng và 1.201$/lít với dầu dielsen. Theo đó, giá bán xăng trong nước sẽ được điều chỉnh lên mức 0.945$/lít (+1.73%) trong khi giá bán dầu dielsen sẽ lên mức 0.769$/lít (+2.592%) Tác động lên nền kinh tế dự báo nằm ở lạm phát tăng mạnh lên mức 3.6275 (+31.91% MoM), thấp hơn so với mức dự báo 3.86 điểm (+40.36% MoM) của Trading Economics và nhỉnh hơn mức dự báo 3.5% của UBGSTCQG. Chỉ số tiêu dùng chịu ảnh hưởng và sẽ lùi về mốc 110 điểm, giảm 5 điểm (-4.55%), có thể sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP trong tháng 5 này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_tac_dong_xang_dau_quy_i_nam_2018_nguyen_ly_thanh_luong_4305_2170617.pdf
Tài liệu liên quan