Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020

Tài liệu Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ PHỤC VỤ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP DANH MỤC BẢNG Bảng I.1: Tóm tắt một số dự án QHMT vùng tại Châu Á 4 Bảng II.1: Các chỉ tiêu vật chất ngành trồng trọt năm 1995, 2000, 2006 15 Bảng II.2: Các chỉ tiêu vật chất ngành chăn nuôi năm 1995, 2000, 2005 16 Bảng II.3: Các chỉ tiêu vật chất ngành thủy sản năm 1995, 2000, 2005 17 Bảng II.4: Các chỉ tiêu vật chất ngành lâm nghiệp năm 1995, 2000, 2006 18 Bảng III.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp năm 2006 33 Bảng III.2: Bảng điều tra tổng hợp giếng khoan khai thác tầng sâu 36 Bảng III.3: Tổng hợp tình hình khai thác cát sông 38 Bảng III.4: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt đô thị năm 2006 46 Bảng III.5: Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt tại thành phố Cao Lãnh 46 Bảng III.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp 47 B...

doc173 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BIỂU ĐỒ CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP PHỤ LỤC 2: DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ PHỤC VỤ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP DANH MỤC BẢNG Bảng I.1: Tóm tắt một số dự án QHMT vùng tại Châu Á 4 Bảng II.1: Các chỉ tiêu vật chất ngành trồng trọt năm 1995, 2000, 2006 15 Bảng II.2: Các chỉ tiêu vật chất ngành chăn nuôi năm 1995, 2000, 2005 16 Bảng II.3: Các chỉ tiêu vật chất ngành thủy sản năm 1995, 2000, 2005 17 Bảng II.4: Các chỉ tiêu vật chất ngành lâm nghiệp năm 1995, 2000, 2006 18 Bảng III.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp năm 2006 33 Bảng III.2: Bảng điều tra tổng hợp giếng khoan khai thác tầng sâu 36 Bảng III.3: Tổng hợp tình hình khai thác cát sông 38 Bảng III.4: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt đô thị năm 2006 46 Bảng III.5: Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt tại thành phố Cao Lãnh 46 Bảng III.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp 47 Bảng III.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất tinh bột và chăn nuôi heo 48 Bảng III.9: Vị trí các điểm lấy mẫu 49 Bảng III.10: Vị trí lấy mẫu 53 Bảng III.11: Vị trí lấy mẫu nước ngầm 59 Bảng III.12: Kết quả quan trắc chất lượng không khí tháng 3/2006 63 Bảng III.13: Tình hình xử lý chất thải bệnh viện ở Đồng Tháp 66 Bảng IV.1: Cơ cấu sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Đồng Tháp 83 Bảng IV.2: Ước đoán dân số đô thị tỉnh Đồng Tháp năm 2010, 2020 84 Bảng IV.3: Dự tính nhu cầu dùng nước tại các đô thị năm 2010, 2020 85 Bảng IV.4: Dự tính nhu cầu dùng nước tại các đô thị năm 2010, 2020 85 Bảng IV.5: Dự báo lượng nước thải phát sinh tại các đô thị tỉnh Đồng Tháp vào năm 2010, 2020 89 Bảng IV.6: Hệ số phát thải ô nhiễm tính theo đầu người 90 Bảng IV.7: Dự báo tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải đô thị tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010, 2020 90 Bảng IV.8: Ước tính tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải tại các KCN 91 Bảng IV.9: Ước đoán lưu lượng nước thải do hoạt động du lịch phát sinh năm 2010, 2020 92 Bảng IV.10: Ước tính tải lượng phân gia cầm, gia súc năm 2010, 2015, 2020 93 Bảng IV.11: Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường không khí do hoạt động tại khu vực các lò gạch đến năm 2020 97 Bảng IV.12: Ước tính tải lượng chất thải rắn tai các KCN, CCN năm 2020 98 Bảng IV.13: Ước tính tải lượng rác thải sinh hoạt đô thị tỉnh Đồng Tháp 98 Bảng IV.14: Ước tính tải lượng rác y tế tỉnh Đồng Tháp 98 Bảng IV.15: Những khu vực ô nhiễm và suy thoái đặc biệt nghiêm trọng - nghiêm trọng đến năm 2020 102 Bảng V.1: Chỉ số C của các vấn đề môi trường 109 Bảng V.2: Xếp hạng các vấn đề môi trường 110 Bảng V.3: Chỉ số ưu tiên của các vấn đề môi trường 111 Bảng V.4: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 1 113 Bảng V.5: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 2 115 Bảng V.6: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 3 116 Bảng V.7: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 4 118 Bảng V.8: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 5 119 Bảng V.9: Các dự án ưu tiên thuộc chương trình 6 121 Bảng V.10: Khung đánh giá đối với tiêu chí 1 121 Bảng V.11: Khung đánh giá đối với tiêu chí 2 122 Bảng V.12: Khung đánh giá đối với tiêu chí 3 122 Bảng V.13: Khung đánh giá đối với tiêu chí 4 122 Bảng V.14: Khung đánh giá đối với tiêu chí 5 122 Bảng V.15: Ma trận xác định các dự án ưu tiên bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp 123 Bảng V.16: Thứ tự thực hiện các dự án 124 DANH MỤC HÌNH Hình III.1: Một góc VQG Tràm Chim 40 Hình III.2: Sếu đầu đỏ VQG Tràm Chim 42 Hình III.3: Khu vực làng nghề làm bột xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc 48 Hình III.4: Môi trường nước mặt tại tỉnh Đồng Tháp 56 Hình III.5: Môi trường nước mặt tỉnh Đồng Tháp trong điều kiện ngập lũ 58 Hình III.6: Khu vực sản xuất gạch ngói An Hiệp 64 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ III.1: Biểu diễn độ pH, nồng độ SS có trong nước thải tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 50 Biểu đồ III.2: Biểu diễn nồng độ BOD5, COD có trong nước thải tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 50 Biểu đồ III.3: Biểu diễn tổng Coliform trong nước thải tại một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 51 Biểu đồ III.4: Biểu diễn nồng độ SS, DO trong các ao cá trên địa bàn tỉnh 54 Biểu đồ III.5: Biểu diễn nồng độ BOD5, COD trong các ao cá trên địa bàn tỉnh 54 Biểu đồ III.6: Biểu diễn nồng độ BOD5, COD trong các ao cá trên địa bàn tỉnh 54 Biểu đồ III.7: Biểu diễn tổng Coliform, nồng độ Amoniac trong các ao cá trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 55 Biểu đồ III.8: Biểu diễn giá trị tổng Coliform trong môi trường nước tại các ao cá 55 Biểu đồ III.9: Biểu diễn nồng độ BOD5 trong môi trường nước mặt 56 Biểu đồ III.10: Biểu diễn nồng độ COD trong môi trường nước mặt 57 Biểu đồ III.11: Biểu diễn nồng độ DO trong môi trường nước mặt 57 Biểu đồ III.12: Diễn biến nồng độ DO, SS theo mùa của nước sông Tiền – Khu vực thị xã Sa Đéc từ năm 2001-2006 58 Biểu đồ III.13: Diễn biến nồng độ BOD5, COD theo mùa của nước sông Tiền – Khu vực thị xã Sa Đéc từ năm 2001-2006 58 Biểu đồ III.14: Diễn biến tổng Coliform theo mùa của nước sông Tiền – Khu vực thị xã Sa Đéc từ năm 2001-2006 59 Biểu đồ III.15: Biểu diễn nồng độ Clorua trong nước ngầm tỉnh Đồng Tháp 60 Biểu đồ III.16: Biểu diễn nồng độ Arsen trong nước ngầm tỉnh Đồng Tháp 60 Biểu đồ III.17: Biểu diễn tổng Coliform trong nước ngầm tỉnh Đồng Tháp 61 Biểu đồ III.18: Biểu diễn nồng độ Mangan và tổng Coliform trong nước ngầm 61 Biểu đồ III.19: Biểu diễn nồng độ bụi trong môi trường không khí xung quanh 62 Biểu đồ III.20: Biểu diễn độ ồn trong không khí 62 Biểu đồ III.21: Biểu diễn nồng độ Bụi lơ lửng và HF trong môi không khí tại khu vực các lò gạch 64 CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BVMT : Bảo vệ môi trường - BVTV : Bảo vệ thực vật - CCN : Cụm công nghiệp - CN : Công nghiệp - CNH - HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa - ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long - ĐTM : Đánh giá tác động môi trường - IPM : Quản lý dịch bệnh tổng hợp - KCN : Khu công nghiệp - KHCN : Khoa học công nghệ - KHKT : Khoa học kỹ thuật - KTTV : Khí tượng thủy văn - KTXH : Kinh tế xã hội - MTV : Một thành viên - ngđ : Ngày đêm - NS&VSMT : Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn - PT - TH : Phát thanh truyền hình - PTBV : Phát triển bền vững - QH : Quy hoạch - QHMT : Quy hoạch môi trường - QLMT : Quản lý môi trường - Sở TN&MT : Sở Tài nguyên và Môi trường - SX - KD : Sản xuất, kinh doanh - TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam - THCN : Trung học chuyên nghiệp - TN : Thanh niên - TNHH : Trách nhiệm hữu hạn - TP : Thành phố - TTCN : Tiểu thủ công nghiệp - TTYT : Trung tâm y tế - TW : Trung ương - TX : Thị xã - UBND : Ủy ban nhân dân - VQG : Vườn Quốc gia - VSMT : Vệ sinh môi trường - WHO : Tổ chức Y tế thế giới - XNK : Xuất nhập khẩu CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN I.1. SỰ CẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰ ÁN Vùng đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ nguồn sông Mêkông, có 3 mặt giáp biển và đường biên giới bộ tiếp giáp với Campuchia. Vùng bao gồm 13 tỉnh, thành phố (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long), với tổng diện tích khoảng 4 triệu ha đất tự nhiên, chiếm tỷ lệ khoảng trên 21% dân số cả nước. ĐBSCL có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông sản và thủy sản; đóng góp đáng kể vào thị trường tiêu dùng trong cả nước và xuất khẩu (90% lượng gạo xuất khẩu, 60% giá trị xuất khẩu thủy sản và 70% sản lượng trái cây cho cả nước). Điều đó nói lên vai trò và vị trí quan trọng của vùng trong việc góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cả nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh/thành phố thuộc vùng ĐBSCL, có vị trí trung gian giữa Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Vùng kinh tế trọng điểm Cần Thơ – An Giang – Cà Mau – Kiên Giang, là cửa ngõ của vùng tứ giác Long Xuyên và là đầu mối giao lưu quan trọng của tiểu vùng Mêkông mở rộng. Với vị trí trên, Đồng Tháp có nhiều điều kiện thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát triển kinh tế xã hội với các tỉnh ĐBSCL khác. Là tỉnh nông nghiệp, Đồng Tháp đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhờ vào cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng, cơ cấu lao động nghề nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm qua, tổng GDP của tỉnh tăng từ 3.360 tỷ đồng năm 1995 lên 5.421 tỷ đồng năm 2000 và 9.973 tỷ đồng năm 2005, bình quân tăng 6,9%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và 9,9%/năm trong giai đoạn 2001-2005 (riêng năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt 13,5%), chủ yếu là do các ngành trồng trọt, thủy sản, công nghiệp và thương mại phát triển nhanh. Chất lượng tăng trưởng kinh tế dần dần được cải thiện, tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 cao hơn mức bình quân 5 năm trước. Thu nhập bình quân đầu người 5 năm qua tăng khá, tương đương 408 USD. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 14,2%, cơ cấu GDP về Nông lâm thủy sản 57,09%, Công nghiệp – Xây dựng 15,94%, Dịch vụ – Thương mại 27,04%. Tốc độ tăng trưởng khu vực Nông – Lâm – Thủy sản năm 2006 tăng 8,64%, Công nghiệp tăng 26,55%,Thương mại dịch vụ tăng 19,4% so với năm 2005. Sản lượng lúa ổn định ở mức 2,2 triệu tấn/năm. Trong đó, lúa chất lượng cao chiếm trên 70%. Tỉnh đang xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao với diện tích 180.000 ha để tăng sản lượng lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Bên cạnh đó, Đồng Tháp còn nổi tiếng với nghề trồng hoa kiểng với trên 150 ha cung cấp hàng trăm loại hoa và cây kiểng quý cho khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và cho cả nước. Các làng nghề hoa kiểng đang được đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng. Với ưu thế sông nước, thủy sản được coi là thế mạnh thứ hai sau cây lúa. Nghề nuôi thủy sản phát triển rộng khắp cả tỉnh do giá cả nguyên liệu ổn định ở mức cao, trong đó chủ lực là cá tra và cá ba sa. Năm 2006, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 5.300 ha tập trung nuôi cá ở bãi bồi ven sông Tiền, sông Hậu, là một tiềm năng lớn để phát triển thành vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cũng đã gây ra những tác động nhất định ảnh hưởng đến tài nguyên môi trường của tỉnh Đồng Tháp. Chính quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Đồng Tháp đã và đang đặt ra những vấn đề môi trường cấp bách, những thách thức to lớn trong những năm tới cần phải giải quyết: - Vấn đề bảo vệ môi trường vùng đất ngập nước. - Vấn đề bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và nông thôn. - Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ các nguồn nước mặt, nước ngầm phục vụ cho việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất. - Vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản nhằm phát huy những tiềm năng và lợi thế của tỉnh. - Vấn đề thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải từ các bệnh viện, trạm xá, trung tâm y tế. - Vấn đề quản lý và khống chế ô nhiễm không khí do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. - Vấn đề bảo vệ môi trường tại các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. - Vấn đề quản lý chất thải rắn đô thị, công nghiệp và chất thải nguy hại. - Vấn đề hoàn thiện tổ chức, bộ máy và tăng cường năng lực quản lý môi trường. - Vấn đề nâng cao nhận thức về BVMT cho người dân, nhất là đối với khu vực nông thôn. - Vấn đề xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Để đạt mục tiêu phát triển bền vững KTXH tại tỉnh Đồng Tháp, dự án “Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020” là rất cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế biến đổi môi trường và đề xuất các phương án ưu tiên nhằm bảo vệ và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC I.2.1. Tổng quan về quy hoạch môi trường - Chiến lược môi trường: là sự chọn lựa có căn cứ khoa học cho các định hướng hoặc mục tiêu về môi trường cùng KTXH, là tiền đề cơ bản của kế hoạch và quy hoạch môi trường, là cơ sở để hoạch định các chính sách môi trường và những biện pháp cơ bản cho việc thực hiện chiến lược đó. Chiến lược môi trường là bước đi đầu tiên của kế hoạch và quy hoạch môi trường. - Quy hoạch môi trường: là quá trình sử dụng các hệ thống kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp thực hiện tốt nhất trong khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, cải thiện và bảo vệ môi trường theo không gian và thời gian được xác định làm cơ sở cho các quyết định về phát triển khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Mục tiêu của công tác QHMT nhằm: xác định các hành động về môi trường mang tính hệ thống, đồng bộ và được xếp thứ tự ưu tiên; huy động mọi nguồn lực cần thiết, bảo đảm thực hiện tốt các kế họach hành động về môi trường đã định ra nhằm sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường, tránh gây suy thoái chất lượng môi trường hoặc khôi phục những môi trường đã bị suy thoái, phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Các nội dung chính của Quy hoạch môi trường bao gồm: Phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành các tiểu vùng chức năng phục vụ quy hoạch môi trường dựa vào các tiêu chí phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đánh giá hiện trạng môi trường gắn liền với hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và xác định các vấn đề cấp bách. Đánh giá tác động môi trường chiến lược dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội hoặc các ngành kinh tế của địa phương, dự báo các vấn đề cấp bách. Xác định quan điểm và mục tiêu quy hoạch môi trường. Đề xuất các chương trình, dự án bảo vệ môi trường. Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường. Lập bản đồ quy hoạch môi trường trên cơ sở chồng ghép các bản đồ đơn tính với tỷ lệ và mục tiêu thích hợp. Đề xuất các kiến nghị điều chỉnh quy hoạch phát triển bền vững. - Kế hoạch môi trường: được lập theo thời gian cùng với các mục tiêu hoặc định hướng về môi trường trong sự thống nhất với các mục tiêu hoặc định hướng KTXH nhằm làm cho KTXH phát triển và môi trường bền vững. - Đánh giá tác động môi trường: Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. I.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Từ những năm cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX, quy hoạch môi trường (QHMT) đã là mối quan tâm của quốc tế bởi vì suy thoái môi trường ngày càng gia tăng trên thế giới. QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga… và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Ngoài ra, lĩnh vực QHMT cũng được các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm trong việc ra quyết định hỗ trợ tài chính cho các nước trong quá trình phát triển kinh tế. Tại Châu Mỹ La Tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần thiết phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong phát triển bền vững (PTBV) kinh tế vùng ngay từ đầu. Tại Châu Á: Trong khoảng thời gian trùng với các dự án QHMT tại Châu Mỹ La Tinh, cũng nổi lên mối quan tâm về việc kết hợp các khía cạnh kinh tế và môi trường. Các dự án tương đối khác nhau về mức độ kết hợp kinh tế – môi trường đã diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái Lan. Bảng I.1: Tóm tắt một số dự án QHMT vùng tại Châu Á Dự án Đặc tính vùng quy hoạch Năm hoàn thành Loại hình quy hoạch Diện tích (km2) Dân số (1.000 người) Chú ý Quy hoạch tổng thể quản lý chất lượng nước hồ Laguna (Philipin) Lưu vực hồ 1984 Quy hoạch cải thiện chất lượng nước vùng 3.820 1.840 Trình bày tốt bước chuẩn bị cho QHMT vùng Dự án phát triển tổng hợp vùng Palawan (Philipin) Vùng đảo 1985 QHMT vùng 12.000 318 Ít chú ý môi trường đô thị, công nghiệp Nghiên cứu quy hoạch lưu vực hồ Songkhla (Thái Lan) Lưu vực hồ 1985 QHMT và kinh tế vùng 9.119 1.250 Dự án có chất lượng tốt Nghiên cứu quy hoạch lưu vực hồ Songkhla (Thái Lan) Lưu vực hồ 1985 QHMT và kinh tế vùng 9.119 1.250 Dự án có chất lượng tốt QHTTMT lưu vực sông Hàn (Hàn Quốc) Lưu vực sông 1986 QHMT vùng 24.000 14.000 Hạn chế về kiểm soát môi trường đô thị Dự án PTBV vùng ven biển phía Đông (Thái Lan) Vùng ven biển 1986 QHMT vùng 13.000 1.200 Thiếu kết nối với các nhà ra quyết định về kinh tế QH sử dụng đất tối ưu và QHMT vùng Segara Anakan (Indonesia) Vùng đầm lầy 1986 QHMT và kinh tế vùng 200 7,6 Dự án tốt về bảo tồn tài nguyên sinh thái Dự án cải thiện môi trường thung lũng Klang (Malaysia) Thung lũng 1987 QHMT vùng 2.842 2.465 Thiếu sự tham gia của các tổ chức chính phủ Dự án quản lý và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp vùng Samatprakarn (Thái Lan) Vùng công nghiệp hóa 1987 QHMT vùng 890 700 Thiếu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước Nguồn: ADB, Guidelines for Intergrated Regional Economic-cum-Environmental Development Planning- A Review of Regional Environmental Development Planning Studies in Asia,1991 Trong những năm 80 của thế kỷ XX, trong 8 dự án QHMT tại Châu Á thì đã có 5 dự án QHMT vùng; 02 dự án QHMT lồng ghép trong phát triển kinh tế và 1 dự án quy hoạch cải thiện chất lượng môi trường vùng. Nhìn chung, mỗi nghiên cứu đều có một số thiếu sót nhất định; nhất là chưa đề cập một cách đầy đủ các vấn đề môi trường, thể chế và kinh tế của vùng quy hoạch. I.2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam QHMT hiện nay tại Việt Nam nói chung còn tương đối mới mặc dù vấn đề này đã được quan tâm từ lâu. Kể từ năm 1998, 1999, Cục Môi trường (nay là Cục Bảo vệ Môi trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về QHMT: - Phương pháp luận QHMT. - 2 hướng dẫn về QHMT và QHMT vùng. - Quy hoạch sơ bộ môi trường Đồng bằng sông Hồng. Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường kết hợp với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện. Tiếp theo các nghiên cứu này, hàng loạt các đề tài, dự án liên quan đến QHMT đã và đang được triển khai thực hiện, bao gồm: - QHMT tỉnh Quảng Ninh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các chuyên gia Việt Nam thực hiện. - QHMT Tp. Huế (1998); QHMT Tp. Thái Nguyên (1999) do Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Phát triển Nông thôn – Bộ Xây dựng thực hiện. - Nghiên cứu xây dựng QHMT đồng bằng Sông Cửu Long do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 1999. - Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do quá trình công nghiệp hóa (CNH) và đô thị hóa (ĐTH) làm cơ sở xây dựng QHMT phục vụ PTBV kinh tế xã hội (KTXH) do Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC thực hiện năm 2000. - QHMT vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) (giai đoạn I) do Cục Môi trường phối hợp với Viện Môi trường & Tài Nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, Trung tâm Công nghệ & Quản lý môi trường – CENTEMA thực hiện trong giai đoạn 2000 - 2001. - Nghiên cứu QHMT phục vụ cho phát triển KTXH bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 do Trung tâm ENTEC thực hiện năm 2001. - Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (TP Đà Nẵng, Tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) – Trung tâm KHKT & CN quân sự thực hiện năm 2004. - Quy hoạch môi trường tỉnh Cà Mau đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện năm 2007. - Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2008 đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện. - Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện. - Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình thực hiện. - Và nhiều các nghiên cứu khác về QHMT. Đặc biệt là mới đây có 2 Đề tài thuộc chương trình "Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên tai" (KC-08) và 1 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước đã được nghiệm thu cấp cơ sở và cấp Nhà nước là: - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KTXH vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Quý An làm chủ nhiệm đề tài. - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) (KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài. - Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV vùng Đông Nam Bộ do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài. Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT. Trong đó, mỗi đề tài tiếp cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau nhưng về cơ bản đã thống nhất về khái niệm, mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựng QHMT. I.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN - Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh vùng ĐBSCL. - Thu thập, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các chương trình, đề tài khoa học, các dự án quốc tế có liên quan tại tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh vùng ĐBSCL. - Nghiên cứu các tài liệu về pháp luật, các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên bảo vệ môi trường quốc gia để áp dụng cho tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh vùng ĐBSCL. - Học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực. - Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động kinh tế xã hội. - Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide Environmental Quality Management). - Phương pháp lấy mẫu, phân tích thực địa. - Phương pháp ứng dụng công nghệ GIS trong việc thành lập các bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường. - Phương pháp phân tích lợi ích chi phí. I.4. CĂN CỨ THỰC HIỆN DỰ ÁN - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/8/2006 về việc chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. - Quyết định số 01/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 01  năm 1998 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn từ nay tới năm 2010. - Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020. - Quyết định số 256/2003/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02 tháng 12 năm 2003 về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp Quốc gia về bảo vệ môi trường. - Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 08 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). - Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 với mục tiêu hoàn thành việc điều tra, thống kê và hiện trạng hệ thống xử lý chất thải tại các khu đô thị, khu cụm công nghiệp và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh. - Chỉ thị 36/CT.TW ngày 25 tháng 06 năm 1998 của Bộ Chính trị và trong những Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm thực hiện Chỉ thị 36/CT.TW của Bộ Chính trị. - Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có đề ra quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững. - Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tỉnh Đồng Tháp đến năm 2010 của UBND tỉnh Đồng Tháp. - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 của UBND tỉnh Đồng Tháp. - Một số văn bản của UBND tỉnh Đồng Tháp trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp. I.5. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰ ÁN I.5.1. Mục tiêu dự án Mục tiêu của dự án này là cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm: - Đánh giá tổng thể hiện trạng tài nguyên, môi trường tỉnh Đồng Tháp. - Tăng cường năng lực quản lý, giám sát, đầu tư và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoạt động chuyển đổi cơ cấu nông lâm ngư nghiệp nhằm phòng ngừa ô nhiễm. - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững KTXH tỉnh Đồng Tháp. - Quy hoạch môi trường chi tiết các vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. I.5.2. Nội dung dự án - Đánh giá hiện trạng tài nguyên môi trường do sự tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Tháp. - Dự báo xu thế biến đổi tài nguyên môi trường tỉnh Đồng Tháp dưới tác động của quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các vùng phụ cận. - Xác định các vấn đề tài nguyên môi trường cấp bách của tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2020. - Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. - Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện quy hoạch môi trường tại các vùng trọng điểm kinh tế tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. - Phân công thực hiện quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. - Lập bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020. I.5.3. Sản phẩm của dự án TT Tên sản phẩm Số lượng Quy cách, chất lượng 1 - Tập báo cáo “Quy hoạch môi trường tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020” Theo yêu cầu Theo các nội dung nêu trong đề cương. 2 - Tập báo cáo các chuyên đề Theo yêu cầu Theo các nội dung nêu trong đề cương. 3 - Bản đồ hiện trạng và quy hoạch môi trường (tỷ lệ 1: 25.000) Theo yêu cầu Theo các nội dung nêu trong đề cương. 4 - Đĩa mềm ghi báo cáo và bản đồ Theo yêu cầu Đĩa CD I.6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN I.6.1. Cơ quan chủ trì dự án Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp. I.6.2. Cơ quan thực hiện dự án Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình – Bộ Tài nguyên và Môi trường. Địa chỉ: số 30, đường số 3, Khu phố 4, Phường Bình An, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.2960412 Fax: 08.2960412 Email: ttktmt@vnn.vn - trungtammoitruong@yahoo.com I.6.3. Các cơ quan phối hợp chính - Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Đồng Tháp. - Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Đồng Tháp. - Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Đồng Tháp. - Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Tháp. - Sở NN & PTNT tỉnh Đồng Tháp. - Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp. - Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp. - Sở Thương mại Du lịch tỉnh Đồng Tháp. - UBND các huyện, thị tỉnh Đồng Tháp. CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP II.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN II.1.1. Vị trí địa lý Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 3.374,07 km2, chiếm 8,17% diện tích vùng ĐBSCL, cách thành phố Hồ Chí Minh 165 km. Tỉnh Đồng Tháp có tọa độ địa lý từ 105o12’ đến 105o58’ kinh độ Đông; từ 10o07’ đến 10o58’ vĩ độ Bắc, với ranh giới hành chính được xác định như sau: - Phía Bắc giáp Campuchia. - Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ. - Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. - Phía Tây giáp tỉnh An Giang. Đồng Tháp có 9 huyện (Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và Châu Thành), 1 thị xã Sa Đéc và 1 thành phố Cao Lãnh. Trong đó, Hồng Ngự và Tân Hồng là 2 huyện biên giới giáp Campuchia. II.1.2. Địa chất, địa hình, địa mạo II.1.2.1. Địa chất Lịch sử phát triển địa chất của tỉnh Đồng Tháp có cùng chung lịch sử phát triển của vùng ĐBSCL, với sự thành tạo của phù sa cổ (trầm tích Pleistocene) và phù sa mới (trầm tích Holocene) qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long. - Phù sa cổ (trầm tích Pleistocene, QIII): phân bố dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia (Tân Hồng) và chìm dần dưới phù sa mới. Ở huyện Tam Nông và phía Bắc huyện Tháp Mười, phù sa cổ nằm rất nông, cách mặt đất khoảng một vài mét hoặc lộ ra thành những giồng hoặc gò. Sét loang lỗ phù sa cổ có thể sử dụng trong sản xuất gạch ngói và gốm sứ bậc thấp. - Phù sa mới (trầm tích Holocene, QIV): được hình thành trong giai đoạn biển tiến và lùi từ khoảng 6.000 năm trước đây cho đến nay. Vật liệu trầm tích gồm: các lớp sét xám xanh, xám trắng hoặc nâu và cát. Phù sa mới bao gồm 2 cấu trúc: lớp sét mặn màu xám xanh nằm bên dưới và các trầm tích nước lợ hoặc ngọt phủ bên trên, tạo nên một nền đất yếu phủ ngay trên bề mặt có độ dày 20 – 30 m. Phù sa mới phần lớn chứa chất hữu cơ, có độ ẩm tự nhiên cao hơn giới hạn chảy và các chỉ tiêu cơ học đều có giá trị thấp. Các lớp phù sa mới có sức chịu nén trung bình 0,24 - 0,7 kg/cm2, lực kết dính 0,10 - 0,29 kg/cm2, là loại đất yếu, chỉ phù hợp cho việc phát triển các loại nhà thấp tầng. Nhìn chung, địa hình tỉnh Đồng Tháp bằng phẳng, phù hợp cho việc triển khai các công trình phục vụ sản xuất, phát triển giao thông. Tuy nhiên, do địa bàn có nhiều kênh, rạch phải tốn kém nhiều chi phí làm cầu; nền đất yếu đòi hỏi chi phí gia cố nền móng cao, đặc biệt đối với các công trình cao tầng. II.1.2.2. Địa hình Cùng với các điều kiện tự nhiên và vị trí nằm trong vùng đồng bằng Châu Thổ, được hình thành từ phù sa sông nên Đồng Tháp có địa hình khá bằng phẳng, nhất là khu vực Đồng Tháp Mười. Độ cao chênh lệch không lớn, trung bình khoảng 2 m. Sông Tiền đã chia Đồng Tháp thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền và vùng phía Nam sông Tiền. - Vùng phía Bắc sông Tiền: địa hình tương đối bằng phẳng. Bao gồm các huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười như: huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và Thành phố Cao Lãnh. Vùng phía Bắc sông Tiền có hướng dốc: Tây Bắc – Đông Nam, cao ở vùng biên giới và vùng ven sông Tiền, thấp dần về phía trung tâm Đồng Tháp Mười, tạo thành vùng lòng máng trũng, rộng lớn có dạng đồng lụt kín. - Vùng phía Nam sông Tiền: nằm kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu. Bao gồm: huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và Thị xã Sa Đéc. Địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa. Cao độ phổ biến từ 0,8 - 1,0 m; cao nhất là 1,5 m; thấp nhất là 0,5 m. II.1.2.3. Địa mạo Địa mạo tỉnh Đồng Tháp có dạng như sau: - Đê tự nhiên ven sông Tiền và sông Hậu: hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của sông Tiền và sông Hậu, tạo thành dãy đất cao và các cù lao dọc theo sông, thuộc các huyện Hồng Ngự, Thanh Bình, Tam Nông, huyện Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và huyện Châu Thành... - Bưng sau đê: đây là vùng trũng, thoát nước kém có mạng thoát thủy hình nhánh cây. Bưng sau đê sông Tiền là phần diện tích nằm sau đê tự nhiên của sông Tiền. Bưng sau đê của sông Hậu không rõ nét. - Đồng trũng (đồng lũ kín): đồng trũng khu vực phía Bắc sông Tiền. Địa hình ở đây có dạng lòng chảo, thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ sông Tiền vào nội đồng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm, thuộc các huyện nằm trong nội đồng vùng Đồng Tháp Mười. Đồng trũng khu vực Nam sông Tiền (gồm các huyện Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành): có dạng lòng máng, địa hình thấp dần từ hai bờ sông vào bên trong. II.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu Tỉnh Đồng Tháp có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trùng với gió mùa Tây Nam. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đông Bắc từ tháng 12-2, gió Nam, Đông Nam tháng 3-4. - Nhiệt độ: trung bình trong năm 27,0 - 27,3oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn (khoảng 4,3oC). Tháng 4 có nhiệt độ trung bình cao nhất (29,5oC). Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (25,2oC). - Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm ở Đồng Tháp là 1.600 – 1.700 mm, thuộc loại trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa phân bố không đồng đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm đến 90 - 92% lượng mưa của cả năm và tập trung vào các tháng 9, 10 (30 - 40%), Trong mùa mưa thường có thời gian khô hạn (hạn Bà Chằn) vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. - Độ ẩm tương đối của không khí: bình quân năm là 82 – 85% và thay đổi theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí cao, đạt cực đại vào tháng 9, 10 (88%). Mùa khô độ ẩm thấp và đạt trị số cực tiểu vào tháng 2, 3 (78 – 80%). - Lượng bốc hơi: bình quân 3,1 mm/ngày và có khuynh hướng giảm dần xuống theo hướng Nam. Các tháng mùa khô có lượng bốc hơi lớn, trung bình 3,1 – 4,6 mm/ngày. Các tháng mùa mưa có lượng bốc hơi nhỏ 2,3 – 3,3 mm/ngày. - Số giờ nắng: cao, bình quân năm khoảng 2.500 giờ/năm và khoảng 6,8 giờ/ngày và có khuynh hướng giảm dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Vào mùa khô, số giờ nắng là 7,6 – 9,1 giờ/ngày, vào mùa mưa là 5,1 - 7 giờ/ngày. - Gió: Trên địa bàn, trong năm thường thịnh hành hai hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4); gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10). Tốc độ gió nhìn chung không cao (trung bình năm 1,0 – 1,5 m/s, trung bình lớn nhất 17 m/s). Do nằm sâu trong đất liền, hướng gió mạnh thường là Tây đến Tây Nam. II.1.4. Đặc điểm sông ngòi, kênh rạch và chế độ thủy văn II.1.4.1. Đặc điểm sông rạch, kênh đào Với 120 km sông Tiền và 30 km sông Hậu cùng với những con sông lớn như sông Sở Thượng và sông Sở Hạ, Đồng Tháp còn có hệ thống khoảng 1.000 kênh rạch lớn nhỏ với tổng chiều dài dòng chảy là 6.273 km. Mật độ sông trung bình: 1,86 km/km2. - Sông Tiền: là dòng chảy chính chảy qua 114 km chia tỉnh Đồng Tháp thành 2 vùng lớn: Vùng phía Bắc sông Tiền thuộc khu vực Đồng Tháp Mười và vùng phía Nam sông Tiền thuộc khu vực giữa sông Tiền – sông Hậu. Chiều rộng sông biến động trong khoảng 510 - 2.000 m, chiều sâu lòng sông trung bình từ 15 – 20 m, lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, lớn nhất 41.504 m3/s, nhỏ nhất 2.000 m3/s. - Sông Hậu: dài khoảng 30 km trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chiều rộng biến động trong khoảng 300 – 500 m và chiều sâu lòng sông thay đổi từ 10 – 30 m. - Các dòng chảy chính khác: + Hệ thống các kênh rạch ngang: chuyển nước từ sông Tiền vào Đồng Tháp Mười như: kênh Trung Ương, kênh Đồng Tiến, kênh Nguyễn Văn Tiếp... Trong đó, quan trọng nhất là kênh Trung Ương chiếm 40% tổng lượng nước các kênh ngang cấp cho nội đồng. + Hệ thống các kênh dọc: kênh 2/9, kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Chí, kênh Tân Công Sính, kênh Phước Xuyên... Trong đó, nước sông Tiền theo kênh 28 – Phước Xuyên lên rất xa, là nguồn bổ sung nước quan trọng cho vùng Đồng Tháp Mười. + Hệ thống các tự nhiên: như Sở Thượng, Sở Hạ, Ba Răng, Cần Lố... đã góp phần khá lớn trong việc cấp và thoát nước ở các huyện phía Bắc sông Tiền. + Phía Nam sông Tiền: ngoài tự nhiên như rạch Sa Đéc, rạch Cái Tàu Hạ còn có những tuyến kênh quan trọng như kênh Lấp Vò, kênh Mương Khai... nối sông Tiền và sông Hậu. II.1.4.2. Chế độ thủy văn Mùa lũ: kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, do dòng lũ từ sông Tiền, sông Hậu và dòng tràn từ biên giới Campuchia. So với các huyện ở phía Bắc sông Tiền, lũ xuất hiện tại các huyện phía Nam sông Tiền chậm hơn Tân Châu 10 - 20 ngày. Vào tháng 7, khi nước sông dâng cao, nội đồng tích nước, mực nước bình quân cao dần. Những vùng ngập sớm trước ngày 15/8 là huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, một phần huyện Tân Hồng, Cao Lãnh, Tháp Mười. Các vùng còn lại của vùng Đồng Tháp Mười và bờ Nam sông Tiền như Tân Mỹ, Tân Khánh Đông ngập trước ngày 1/9. Các vùng ven sông Hậu ngập từ ngày 1/9 đến 15/9. Cường suất lũ lên từ 3 - 4 cm/ngày, cá biệt có khi lên đến 10 cm/ngày. Mùa kiệt: bắt đầu không đồng bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chậm dần từ phía Bắc xuống phía Nam, thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, kiệt nhất là vào tháng 4. Trong mùa kiệt, lưu lượng sông Tiền và sông Hậu giảm mạnh nhưng mực nước sông Tiền luôn luôn cao hơn sông Hậu. Trong điều kiện lũ trung bình (tương đương lũ năm 1999, tần suất 50%), độ sâu ngập lũ lớn nhất khoảng 3,25 m. - Khu vực ngập sâu trên 3 m: diện tích nhỏ, tập trung ở khu vực Thường Phước (huyện Hồng Ngự), một phần huyện Tân Hồng. - Khu vực ngập từ 2 – 3 m: phân bố ở các diện tích thấp của Đồng Tháp Mười như: khu vực Ngũ Thường (Hồng Ngự), kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Sính... - Khu vực ngập từ 1 – 2 m: phân bố phần lớn ở các huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười, phía Bắc huyện Cao Lãnh và một phần diện tích trũng của các huyện phía Nam sông Tiền (Lấp Vò, Lai Vung). - Khu vực ngập dưới 1 m: phân bố ở ven sông Tiền, các gò cao của huyện Tân Hồng, phía Nam các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, TP.Cao Lãnh và các huyện phía Nam sông Tiền. Trong điều kiện lũ lớn (tương đương lũ năm 2000, ứng với tần suất khoảng 4%), độ sâu ngập lũ lớn nhất lên đến 4,25 m. Diện tích vùng ngập sâu 2 – 3 m tăng lên rất nhiều. Diện tích của vùng ngập sâu dưới 1 m thu hẹp chỉ còn ở Gò Sa Rài, ở khu vực Kênh số 1 và kênh Hội Đồng Tường (huyện Cao Lãnh) và diện tích ở vùng ven sông Hậu và các huyện phía Nam như Châu Thành và thị xã Sa Đéc. Thời gian ngập lũ: trong những năm lũ trung bình (1999), phần lớn diện tích ngập trên 4 tháng nằm ở phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp. Hầu hết diện tích còn lại của tỉnh ngập từ 1 - 3 tháng. Diện tích ngập dưới 1 tháng không lớn, nằm ven sông Tiền của huyện Cao Lãnh (giáp với Tiền Giang). Trong năm lũ lớn (năm 2000), thời gian ngập của diện tích nằm phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp kéo dài từ 4 - 5 tháng nhưng thời gian ngập của các khu vực ven sông Tiền, sông Hậu không kéo dài hơn bao nhiêu so với lũ bình thường. II.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP II.2.1. Thực trạng kinh tế thời kỳ 1996 - 2006 II.2.1.1. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 9,93% cao hơn 3,07% so với giai đoạn 1996 – 2000. GDP theo giá hiện hành tăng từ 3.360 tỷ đồng năm 1995 lên đến 5.421 tỷ đồng năm 2000, 9.973 tỷ đồng năm 2005 và 12.115 tỷ đồng vào năm 2006. GDP bình quân tăng 6,9%/năm trong giai đoạn 1996 – 2000 và 9,9 %/năm trong giai đoạn 2001 – 2005, riêng năm 2006 tốc độ tăng trưởng đạt 14,27%, chủ yếu là do các ngành trồng trọt, thủy sản, công nghiệp và thương mại phát triển nhanh. Các chỉ số trên cho thấy nền kinh tế tỉnh phát triển khá và đều đặn trong các năm qua, tuy nhiên tốc độ chỉ bằng 94,6% bình quân toàn vùng ĐBSCL (10,5%/năm). II.2.1.2. Phát triển các ngành kinh tế a. Nông nghiệp a.1. Trồng trọt Ngành trồng trọt giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu sử dụng đất (chiếm tỷtrọng 74,38% diện tích tự nhiên, 94% diện tích đất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp với thứ tự giá trị tăng thêm là: lúa, cây ăn quả, rau màu, cây công nghiệp hàng năm; trong đó, sản xuất lúa chiếm ưu thế rõ rệt. Tổng diện tích canh tác năm 2006 là 223.859 ha, tổng diện tích gieo trồng ước vào khoảng 453.977 ha. Trong điều kiện đồng lũ thích nghi với canh tác lúa nước, canh tác lúa có vị trí quan trọng nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh. Trong thời kỳ 1996 – 2006, diện tích canh tác lúa tăng trên 1.600 ha, đạt 223.859 ha năm 2006 và phân bố trên hầu hết địa bàn tỉnh, nhiều nhất là tại Tháp Mười và Cao Lãnh; diện tích gieo trồng tăng rất nhanh nhờ vào quá trình tăng vụ. Năng suất lúa bình quân thuộc vào loại cao so với toàn vùng ĐBSCL (5,3 tấn/ha) và gia tăng ở mức độ trung bình (1,7%/năm). Sản lượng lúa tăng chậm trong giai đoạn 1996 – 2000 (0,8%/năm) và tăng rất nhanh trong những năm gần đây (6,8%/năm). Năm 2006, đạt 2.404.824 tấn, bình quân sản lượng lúa trên đầu người là 1.442 kg, thuộc vào loại cao so với các tỉnh vùng ĐBSCL. - Năng suất và sản lượng lúa tăng khá nhanh trong 5 năm gần đây do nông dân ngày càng có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh, chọn giống; do hiệu quả của các chương trình khuyến nông, chương trình giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. - Hoa màu lương thực: tập trung chủ yếu tại khu vực ven sông Tiền, sông Hậu và các cù lao. Diện tích cây bắp chiếm 4.989 ha, tập trung chủ yếu tại Hồng Ngự. Tổng sản lượng năm 2006 là 36.141 tấn bắp. - Rau màu thực phẩm: có diện tích gieo trồng tăng nhanh, từ 4.536 ha năm 1995 lên 9.976 ha năm 2006 (tăng 7,4 %/năm), phân bố chủ yếu tại khu vực ven sông và cù lao, trong đó ngoài các loại rau phổ thông phục vụ đô thị và hệ thống canh tác được đặc trưng bởi vùng tập trung rau muống lấy hạt tại Thanh Bình và Hồng Ngự, vùng trồng ớt tại Thanh Bình. Năng suất rau tăng rất nhanh, dẫn đến sản lượng tăng nhanh (từ 25.555 tấn năm 1995 lên 151.682 tấn năm 2006. - Cây công nghiệp hàng năm gồm các loại cây chính là đậu nành và mè. Nhìn chung, cây công nghiệp hàng năm chiếm tỷ trọng không cao, phát triển ít ổn định và phụ thuộc vào điều kiện thị trường. Diện tích đậu nành có khuynh hướng giảm từ 7.915 ha năm 1995 còn khoảng 3.187 ha năm 2000 và tăng nhanh lên 6.719 ha năm 2006, phân bố chủ yếu tại huyện Lấp Vò. Cây mè phân bố chủ yếu tại Lai Vung, diện tích gieo trồng 2.207 ha, sản lượng 2.356 tấn. Trong điều kiện chịu ảnh hưởng lũ, kinh tế vườn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp phát triển kém, chủ yếu phân bố tại khu vực ven sông vùng Cao Lãnh và vùng Sa Đéc. Cây dừa chiếm diện tích chỉ vào khoảng 464 ha, phân tán trong vườn cây ăn trái và có khuynh hướng giảm nhanh (-11,5%/năm), năng suất thấp (5,23 tấn/ha). Sản lượng năm 2006 là 2.427 tấn (giảm 1.079 tấn so với năm 2000). - Cây ăn trái có diện tích canh tác tăng nhẹ từ 15.372 ha năm 1995 lên đến 21.939 ha năm 2006 (tăng 3,2 %/năm). Trong đó, nhãn (5.864 ha) và xoài (7.144 ha) là 2 loại cây trồng chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là cây có múi (2.883 ha). Về cơ cấu, diện tích các loại cây ăn trái biến động mạnh theo điều kiện thị trường và tình hình dịch bệnh. Bảng II.1: Các chỉ tiêu vật chất ngành trồng trọt năm 1995, 2000, 2006 1995 2000 2006 I. DIỆN TÍCH (ha) 1. Lương thực 385.332 410.998 458.966 - Lúa 383.053 408.368 453.977 - Ngô 3.294 2.890 4.989 2. Rau đậu các loại 4.526 4.033 9.976 3. Cây CN hàng năm 11.346 4.601 9.853 - Đậu nành 7.915 3.187 6.719 - Mè 287 2.207 4.Cây CN lâu năm (dừa) 2.017 964 464 5. Cây ăn trái 15.372 16.830 21.939 - Cam, chanh, quýt, bưởi 2.940 2.962 2.883 - Xoài 2.898 3.662 7.144 - Nhãn 2.206 6.191 5.864 II. SẢN LƯỢNG 1. Lương thực 1.811.706 1.889.887 2.440.965 - Lúa 1.802.169 1.878.426 2.404.824 - Ngô 9.537 11.461 36.141 2. Rau đậu các loại 25.555 27.830 151.682 3. Cây CN hàng năm - Đậu nành 15.581 6.575 14.016 - Mè 132 2.356 4. Cây dừa (1000 trái) 10.895 3.506 - 5. Cây ăn trái 22.838 55.013 157.718 - Cam, chanh, quýt, bưởi 9.205 19.619 28.818 - Xoài 5.154 12.557 37.005 - Nhãn 8.479 22.837 49.476 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2006 Giá trị sản xuất: tăng chậm trong giai đoạn 1996 – 2000 và tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001 – 2006. Giá trị sản xuất năm 2006 là 7.421.534 triệu đồng (tương đương với 5.426.481 triệu đồng theo giá so sánh 1994). a.2. Chăn nuôi Trong điều kiện đồng lũ, ngành chăn nuôi tăng trưởng chậm, chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (11,6%). Các sản phẩm chính là: heo, trâu, bò, dê, gia cầm. - Đàn heo: tăng chậm trong giai đoạn 1996 – 2000 và tăng nhanh trong giai đoạn 2001 – 2006. Tổng đàn năm 2006 ước khoảng 322.428 đầu heo, sản lượng 31.502 tấn năm 2006. Nhìn chung, so với các tỉnh vùng ĐBSCL, chăn nuôi heo tại Đồng Tháp có vòng quay thấp nên năng suất thịt xuất chuồng hàng năm không cao. Hiện tại, Đồng Tháp có trên 150 trang trại chăn nuôi heo, trong đó có 4 trang trại chăn nuôi heo nái giống với tổng đàn có mặt thường xuyên từ 40 – 50 nái giống sinh sản. - Đàn trâu: liên tục giảm từ 3.902 đầu con năm 1995 xuống còn 1.271 đầu con năm 2005 (-10,6%/năm) do quá trình cơ giới hóa gia tăng, nhu cầu cày kéo giảm và người nuôi có khuynh hướng phát triển mạnh đàn bò. Tuy nhiên, trong năm 2006, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đàn bò thịt, đàn trâu theo dạng hướng thịt được phục hồi trở lại với số lượng 1.705 con, chủ yếu ở huyện Hồng Ngự, Tân Hồng, Thanh Bình, Tam Nông. - Đàn bò: tăng rất nhanh (26,2%/năm), đạt khoảng 33.116 đầu con năm 2006. Sự tăng trưởng nhanh của đàn bò trong giai đoạn 2001 – 2006 có sự tác động lớn của các chính sách Nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng; các chính sách hỗ trợ giống, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tiêm phòng dịch bệnh; các chính sách tín dụng, hỗ trợ phát triển đồng cỏ để chăn nuôi bò tập trung. Ngoài ra, tại khu vực Tân Hồng còn có hình thức mua và vỗ béo bò từ Campuchia. - Đàn gia cầm: tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1995 – 2000 (8,0 %/năm), từ 2,75 triệu đầu con năm 1995 đạt cao điểm 4,03 triệu đầu con năm 2000. Năm 2001, đàn gia cầm giảm còn 3.299.750 con so với năm 2000, đến năm 2003 tổng đàn gia cầm khôi phục lại được 3.801.225 con, sau đó lại giảm dần xuống còn 3.679.325 con ở năm 2006. Bảng II.2: Các chỉ tiêu vật chất ngành chăn nuôi năm 1995, 2000, 2005 1995 2000 2006 1. Đàn heo (con) 151.149 186.517 322.428 2. Đàn trâu bò (con) 6.650 4.857 34.821 - Trâu (con) 3.902 1.795 1.705 - Bò (con) 2.748 3.062 33.116 3. Đàn gia cầm (gà, vịt) (1.000 con) 2.748 4.032 3.679 4. Dê, cừu (con) 318 1.946 6.834 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2006 Giá trị sản xuất: ngành chăn nuôi tăng đều khoảng 6%/năm. Năm 1995 đạt 269 tỷ đồng theo giá hiện hành. Năm 2000 đạt 405 tỷ đồng theo giá hiện hành. Năm 2006 đạt 1.076 tỷ đồng theo giá hiện hành. a.3. Thủy sản Ngành thủy sản tỉnh Đồng Tháp phát triển chủ yếu là khu vực nuôi trồng với khuynh hướng ngày càng tăng tỷ trọng trong cơ cấu ngành thủy sản. Trong cơ cấu kinh tế khu vực nông – lâm – ngư nghiệp, ngành thủy sản chiếm tỷtrọng chưa cao và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất (9,1%/năm). Diện tích nuôi thủy sản giảm trong giai đoạn 1996 – 2000 (giảm 9,6%/năm) và tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2006 (15,03 %/năm); đạt khoảng 4.466 ha mặt nước nuôi trồng năm 2006. Trong khi đó, nghề đánh bắt chủ yếu là loại hình đăng đáy trên sông Tiền, sông Hậu hoặc khai thác thủy sản mùa lũ trên các phương tiện nhỏ. Năng suất và sản lượng khai thác thấp, khoảng 18.486 tấn/năm, tương đương 701 kg/ha mặt nước/năm hoặc 1,16 tấn/CV phương tiện. Số phương tiện đánh bắt đang hoạt động khoảng 11.468 phương tiện không có cơ giới và 1.876 phương tiện cơ giới có công suất nhỏ (6 CV/phương tiện), chủ yếu là khai thác thủy sản mùa lũ trên các . Bảng II.3: Các chỉ tiêu vật chất ngành thủy sản năm 1995, 2000, 2005 1995 2000 2006 1. Sản lượng nuôi trồng (tấn) 24.509 34.723 158.491 - Cá 24.461 34.395 158.089 - Tôm 48 316 402 - Thủy sản khác - 12 - 2. Sản lượng (tấn) 16.194 23.871 18.486 - Cá 13.698 21.236 13.610 - Tôm 62 103 64 - Thủy sản khác 2.433 2.532 8.082 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2006 Giá trị sản xuất của ngành thủy sản năm 2006 đạt 2.854 tỷ đồng theo giá hiện hành (1.823 tỷ đồng giá so sánh 1994) với tốc độ tăng trưởng rất cao (trên 15 %/năm). Về cơ cấu giá trị sản xuất, ngành nuôi trồng chiếm tỷtrọng 69%, ngành đánh bắt 7%, dịch vụ và các sản phẩm khác 24%. a.4. Lâm nghiệp Tỉnh Đồng Tháp có 10.872 ha đất rừng, trong đó chủ yếu là rừng tràm trồng, phân bố chủ yếu ở huyện Tam Nông, Tháp Mười và Cao Lãnh. Diện tích đất lâm nghiệp có khuynh hướng tăng ổn định (1,7%/năm) từ năm 2000-2005, tuy nhiên lại giảm vào năm 2006. Trữ lượng rừng tràm Đồng Tháp đạt độ tuổi 10 năm, bình quân 92 – 107 m3/ha, chiều cao vút ngọn từ 7 – 8 m. Tổng trữ lượng gỗ tràm bình quân theo cấp tuổi tương ứng với diện tích là 393.520 m3. Tổng lượng sinh khối là 352.347 tấn. Sản lượng cừ 53.682.276 cây các loại. Các cây phân tán được trồng trong các vườn tạp, dọc đường giao thông chính, chung quanh nhà ở, khu vực đô thị, các công trình công cộng… nhằm bảo vệ công trình, tạo bóng mát, cải tạo cảnh quan môi trường. Hàng năm, trên toàn tỉnh có khoảng 85 triệu cây phân tán các loại được trồng mới. Diện tích rừng và cây trồng phân tán có vai trò quan trọng góp phần trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: bảo vệ môi trường, tạo độ che phủ cản lũ, chắn gió phòng hộ cho nông nghiệp, chống sạt lở, bảo vệ công trình hạ tầng. Ngoài ra, rừng còn có ý nghĩa đối với việc bảo vệ cuộc sống của con người và là môi trường sống cho các loài động vật, nơi lưu trữ bảo tồn các gen và sinh cảnh tự nhiên (đa dạng sinh học), tạo cảnh quan thu hút khách tham quan, du lịch trong và ngoài tỉnh như vườn quốc gia Tràm Chim, khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Bảng II.4: Các chỉ tiêu vật chất ngành lâm nghiệp năm 1995, 2000, 2006 ĐVT 2000 2005 2006 Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu - Trồng rừng tập trung Ha 165 470 204 - Trồng cây phân tán 1000 cây 2.600 6.053 6.537 - DT rừng trồng được chăm sóc Ha 5.000 10.402 10.488 - Tu bổ rừng Ha - - - - Gỗ khai thác m3 94.380 98.740 95.697 - Củi khai thác Ste 307.244 332.736 312.582 - Tre các loại 1000 cây 6.894 6.370 5.138 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp, 2006 Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp chủ yếu từ sản phẩm cây phân tán, có khuynh hướng tăng nhanh. Năm 2005 đạt 357 tỷ đồng theo giá hiện hành (195 tỷ đồng giá so sánh 1994). b. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đã được hình thành và phát triển mạnh tại thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc và các trung tâm huyện lớn như: Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Mỹ Thọ do hạ tầng kỹ thuật tương đối khá tốt. Nhìn chung, toàn ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh sản xuất chủ yếu dựa vào tiềm năng và nội lực; phát triển khá do có được nguồn nguyên liệu và nhân lực dồi dào và một phần do có cơ chế chính sách thích hợp. Do đó, từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của tỉnh phát triển tương đối nhanh, đặc biệt là trong chế biến lương thực, thực phẩm. Số cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và lao động của toàn tỉnh đã tăng từ 12.413 cơ sở với 43.306 lao động năm 2000 lên 15.092 cơ sở với 57.099 lao động năm 2006. Các ngành chủ lực hiện nay là: thực phẩm chiếm 74,64%; Sản phẩm từ hóa chất chiếm 17,87%; sản phẩm dệt may da chiếm 1,97%; sản phẩm gỗ chiếm 1,43%; sản phẩm từ khoáng chất phi kim loại chiếm 1,28%; thuốc lá chiếm 1,1%… Về Khu – Cụm Công nghiệp và làng nghề: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 3 Khu Công nghiệp tập trung. Ngoài ra, năm 2005, tỉnh cũng đã quy hoạch 29 Cụm Công nghiệp tại các huyện, thị xã; trong đó 16 cụm đã quy hoạch chi tiết (10 cụm với diện tích 166 ha đã và đang lập dự án đầu tư hạ tầng, còn 6 cụm với diện tích 87,5 ha chưa có kế hoạch triển khai) nhằm đưa nhanh công nghiệp phát triển và công nghiệp hóa nông thôn, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. Giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp theo giá hiện hành tăng từ 1.177 tỷ đồng năm 1995 lên 2.448 tỷ đồng năm 2000 và 8.504 tỷ đồng năm 2006. Hai đơn vị hành chính chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất cao nhất của toàn ngành công nghiệp tỉnh là thành phố Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. c. Xây dựng Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 437 đơn vị tư vấn, thiết kế, xây dựng đăng ký hoạt động. Giá trị sản xuất của ngành xây dựng trong những năm gần đây đều tăng và đạt 1.368 tỷ đồng năm 2006, tăng bình quân 14,56%/năm trong giai đoạn 2001 - 2006. d. Vận tải - Vận tải đường bộ: toàn tỉnh có 947 xe vận tải hàng hóa có năng lực tổng cộng là 3.289 tấn; 4.399 xe khách có 16.085 ghế chở khách và một số xe chuyên dùng. - Vận tải đường thủy: tỉnh có 4.695 ghe vận tải có năng lực 57.672 tấn; 395 ghe thuyền có 10.813 ghế chở khách và một số xà lan, tàu kéo, thuyền máy. Trong thực tế, nhu cầu vận tải và luân chuyển hàng hóa có thể cao hơn gấp 4 lần do lực lượng vận tải trong các doanh nghiệp và trong dân rất lớn chưa thống kê đủ, cũng như do lực lượng vận tải của tỉnh còn nhỏ, còn nhờ vào đối tác của các tỉnh khác. e. Thương mại - xuất nhập khẩu Hoạt động dịch vụ thương mại của Đồng Tháp đang phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu toàn Tỉnh năm 2006 đạt hơn 544 triệu USD. Trong đó: xuất khẩu 234.582 ngàn USD, nhập khẩu hơn 319.612 ngàn USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, bánh phồng tôm, sản phẩm may mặc ... và nhập khẩu xăng dầu, phân bón… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các điểm trung chuyển hàng hóa nông thủy sản đang được đầu tư xây dựng. Giai đoạn I, đầu tư xây dựng Chợ trái cây Mỹ Hiệp nằm trên Quốc lộ 30 về thành phố Hồ Chí Minh đã thu mua trái cây bình quân trên 100 tấn/ngày trái cây các loại. Đang mời gọi đầu tư chợ Thủy sản, chợ Hoa kiểng Sa Đéc và chợ lúa gạo Thanh Bình. Khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước và khu thương mại cửa khẩu quốc tế Dinh Bà. f. Du lịch Đồng Tháp nằm giữa vùng sinh cảnh của sông Tiền và sông Hậu với mạng lưới các chi lưu dày đặc, được đánh giá là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên đẹp, còn giữ được nhiều cảnh sắc hoang sơ. Vùng Đồng Tháp Mười có cảnh quan sinh thái ngập úng, là căn cứ địa chống Pháp, chống Mỹ trong các thời kỳ giải phóng dân tộc, do đó Đồng Tháp có nhiều di tích lịch sử và văn hóa có sức lôi cuốn khách du lịch cả trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tham quan, thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như du khảo, du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn... Tổng lượng khách du lịch đến Đồng Tháp tăng từ 60.026 lượt người năm 1995 lên 68.597 lượt người năm 2000 và 131.090 lượt người năm 2005. Lượng khách quốc tế tăng rất nhanh trong giai đoạn 1996-2000 với tốc độ tăng bình quân 23,5%/năm và tiếp tục tăng từ năm 2001-2006. Ngoài lượng khách do các cơ sở lưu trú và cơ sở lữ hành phục vụ còn có một lượng khách đến tham quan, hành hương tại các khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh, năm 2005 là 449.151 khách trong đó có 380 khách quốc tế. Doanh thu ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp năm 2006 là 48.957 triệu đồng . Về tiềm năng cho phát triển du lịch, tỉnh Đồng Tháp có: - Tài nguyên thiên nhiên: Đồng Tháp có Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước (Vườn Quốc gia Tràm Chim – Tam Nông), Khu sân chim và rừng tràm Gáo Giồng, Cồn Tiên (Lai Vung), Cồn An Hiệp (Châu Thành), Cồn Đông Giang (thị xã Sa Đéc), Cồn Bình Thạnh (Cao Lãnh), Cồn Tô Châu (Thanh Bình), Cù lao Long Khánh (Hồng Ngự), nằm trong hệ thống sông ngòi chằng chịt và một số làng nghề truyền thống như đan thảm lát, đan lục bình, đan lợp, đan thúng, đan lưới, dệt chiếu, dệt khăn rằn... đặc biệt là khu vực hoa kiểng Sa Đéc có khả năng phát triển du lịch sinh thái, homestay. - Tài nguyên nhân văn: Khu di tích Gò Tháp, khu du lịch Xẻo Quýt, khu mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số đình, chùa cổ đã được ghi vào sách sử. Mỗi đình đều có cúng Kỳ Yên hàng năm để cầu mong mưa thuận gió hòa, Quốc thái dân an. Cúng đình là đặc trưng của dân tộc Việt Nam và cũng là ngày hội văn hóa của nhân dân địa phương. Những năm qua, dịch vụ du lịch ở Đồng Tháp được tổ chức theo hướng khai thác du lịch sinh thái kết hợp du khảo sinh thái ngập nước và du lịch phong cảnh miệt vườn mang đậm bản sắc Nam Bộ là chủ yếu nhưng còn mang tính chất riêng lẻ chưa có sự phối hợp liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng và cả nước. Mặt khác, do sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có nét độc đáo nên hiệu quả mang lại chưa cao. Ban quản lý khu di tích, văn hóa, du lịch chưa chú trọng đến việc khai thác các dịch vụ du lịch, chất lượng dịch vụ còn ở mức thấp, chưa mang lại hiệu quả thiết thực. II.2.2. Thực trạng văn hóa - xã hội tỉnh Đồng Tháp II.2.2.1. Dân số Dân số tỉnh Đồng Tháp tăng chậm, từ 1.478.494 người năm 1995 lên: - 1.588.756 người năm 2000, tăng bình quân 1,45%/năm; - 1.667.804 người năm 2006, tăng 0,8% so với năm 2005 (1.654.680 người). Tuy tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm khá nhanh từ 2,22% năm 1995 còn 1,79% năm 2000 và 1,55% năm 2006, nhưng với tốc độ tăng dân số như trên cho thấy tỉnh Đồng Tháp bị tác động rất lớn của việc di dân cơ học. Dân số đô thị: có khuynh hướng tăng khá nhanh. Dân số đô thị năm 1995 là 193.239 người, tăng lên 228.043 người vào năm 2000 và tiếp tục tăng lên 287.871 người vào năm 2006. Dân số nông thôn: tăng chậm, năm 1995 là 1.285.255 người, đến năm 2000 là 1.360.713 người và đến năm 2006 là 1.379.933 người. II.2.2.2. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng a. Giao thông a.1. Đường bộ Mạng lưới giao thông đường bộ bao gồm 2.651 km đường, mật độ trên đơn vị diện tích thấp (0,79 km/km2) nhưng do dân số thưa nên mật độ đường bộ trên đầu người lại thuộc vào loại cao (1,60 km/1.000 dân và 30,5 m2/người). - Quốc lộ có 3 tuyến là QL.30, QL.80, QL.54 do TW quản lý dài 189 km, với 113 cầu/4.478 m. Hiện QL.30 được nâng cấp đến Hồng Ngự; QL.80 và QL.54 cũng đang được nâng cấp sửa chữa, mở rộng nền đường. - Đường Tỉnh có 14 tuyến dài 372 km, với 174 cầu/6.051 m, hiện đã được nhựa hóa 32,5%, cầu đã được bê tông hóa 31,5%. Nhìn chung, chất lượng các tuyến đường tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều tuyến hiện nay lưu thông khó khăn, các cầu trên tuyến đang trong tình trạng xuống cấp, tải trọng thông qua hầu hết chỉ được 8 tấn trở xuống. - Đường huyện dài tổng cộng 805 km, với 456 cầu/10.369 m, trong đó tỷ lệ nhựa hóa 26,0%. - Đường nông thôn dài tổng cộng 1.285 km, với 940 cầu/15.384 m, trong đó tỷ lệ nhựa hóa 3,0%. - Hệ thống đường đô thị dài tổng cộng 173 km, trong đó tỷ lệ nhựa hóa 54,1%. a.2. Đường sông Đồng Tháp có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi nhưng nhiều năm nay chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, hiện tượng bồi lắng và lấn chiếm luồng chạy tàu đang có xu hướng gia tăng theo thời gian. Riêng các tuyến sông thuộc TW quản lý cũng được quan tâm đầu tư như: thả phao hướng dẫn luồng chạy tàu, nạo vét những đoạn bị bồi lắng, gia cố chống sạt lở tuyến bờ sông. a.3. Hệ thống bến bãi Từ năm 2000 đến nay, tỉnh Đồng Tháp có 1 cảng, 150 bến tàu và 11 bến xe. Tuy nhiên hệ thống các bến bãi này hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách hàng và vận chuyển hàng hóa. b. Thủy lợi b.1. Kênh mương Hiện trạng hệ thống kênh các cấp được hình thành và đang dần hoàn chỉnh với các kênh trục chính, cấp 1, cấp 2 và nội đồng, mật độ 6 – 12 m/ha, cơ bản đáp ứng yêu cầu cấp nước phục vụ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. b.2. Hệ thống bờ bao chống lũ Hệ thống bờ bao bảo vệ lúa hè thu có tổng chiều dài 7.171 km, diện tích phục vụ 172.314 ha/197.914 ha lúa hè thu, đạt tỷ lệ 87%. Các khu vực sản xuất 3 vụ có đê bao đảm bảo chống lũ 100%. Tuy nhiên, hệ thống bờ bao chống lũ đảm bảo bảo vệ diện tích vườn cây ăn trái mới đảm bảo 12.902 ha/22.064 ha (58%) cần tiếp tục đầu tư nâng cấp, tu sửa hàng năm. b.3. Hệ thống cống tưới tiêu Cống hở có tổng số 321 cái, có chiều rộng từ 1,5 m ÷ 3 m, diện tích phục vụ 43.948 ha. Cống ngầm có tổng số 1.265 cái, có đường kính từ 0,8 m ÷ 1 m, diện tích phục vụ 89.120 ha. b.4. Tình hình bơm tưới Hệ thống trạm bơm điện vừa và lớn (410 trạm) hiện tưới cho khoảng 67.795 ha/205.573 ha lúa Đông Xuân 2005 - 2006, đạt tỷ lệ 30 - 33%, còn lại diện tích tự chảy và bán tự chảy chiếm khoảng 15 - 17%. Bơm dầu vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 50%. c. Điện Hiện nay tỉnh Đồng Tháp được cấp điện từ 2 nguồn chính là: Trạm biến áp 220 kV Cai Lậy (trạm nguồn chính cấp điện cho Tỉnh) và Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc. Nhà máy điện Trà Nóc là nguồn điện tại chỗ lớn nhất của khu vực ĐBSCL, có vai trò quan trọng trong việc cấp điện cho 10 tỉnh phía Tây sông Tiền, đồng thời góp phần làm giảm tổn thất công suất và tổn thất điện áp cho lưới điện khu vực. d. Cấp nước, thoát nước và rác thải d.1. Cấp nước Cấp nước khu vực đô thị: Hiện nay, các vùng đô thị của tỉnh đều đã có hệ thống cung cấp nước sạch, tuy nhiên tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch chỉ chiếm 71%, trong đó thành phố Cao Lãnh có tỷ lệ dùng nước sạch là 88%, thị xã Sa Đéc là 90%. Hiện nay, nhà máy nước thị xã Sa Đéc đang được nâng cấp xây dựng (theo chương trình viện trợ của Úc), nhà máy nước thành phố Cao Lãnh đang lập dự án dự kiến nâng công suất lên 30.000 - 35.000 m3/ngày đêm. Cấp nước khu vực nông thôn: Tỷ lệ số dân nông thôn được cấp nước sạch năm 2005 là 60,48% (trong đó cấp nước từ công trình chiếm 43%), tương đương 142.425 hộ. Toàn tỉnh đã xây dựng được 305 trạm cấp nước tập trung, 8.000 giếng khoan gắn bơm tay, cấp phát 16.579 bộ bình lọc, xô lọc nước, 13.000 chai hóa chất khử trùng và nhiều loại thuốc, chế phẩm xử lý, vận động các hộ dân thực hiện trên 1.200 bể chứa nước (loại 4 m3). Trong tổng số 305 trạm cấp nước tập trung trên có 222 trạm đang vận hành khai thác, 83 trạm xây dựng xong phần tạo nguồn nhưng do địa phương chưa tìm được đối tác đầu tư mạng lưới đường ống nên chưa đưa vào vận hành khai thác. d.2. Thoát nước Hiện nay, hệ thống thoát nước tại trung tâm các đô thị quan trọng (TP. Cao Lãnh, TX.Sa Đéc) là hệ thống chung vừa thoát nước mưa vừa thoát nước thải sinh hoạt đổ ra . Tại khu vực trung tâm đã được đầu tư hệ thống thoát nước dạng cống bê tông cốt thép Æ400 - Æ1.000 mm và mương gạch bê tông cốt thép, cửa xả, hố ga. Tuy nhiên, các công trình trên chỉ là biện pháp giải quyết tạm thời trong khi chờ đợi có quy hoạch chỉnh trang đô thị đồng bộ về các hệ thống giao thông nội thị, điện, cấp thoát nước. Nhìn chung, hệ thống thoát nước trên địa bàn nội thị còn kém và đang xuống cấp, thường xuyên gây ngập úng trong giai đoạn mưa lớn, triều cường, đặc biệt là trong mùa lũ. Tại các trung tâm thị trấn, thị tứ cũng được xây dựng hệ thống thoát nước nhưng không đủ năng lực tải, chủ yếu là hệ thống thoát nước mưa kết hợp với nước thải dạng cống bê tông cốt thép và mương gạch bê tông cốt thép, phần lớn đổ ra gần nhất, chưa có các hồ lắng và xử lý. Các khu trung tâm xã thường chỉ xây dựng hệ thống mương gạch bê tông (lộ thiên hoặc có nắp) để thoát nước thải sinh hoạt; phần lớn nước mưa đều chảy tràn. Nhìn chung, hiện nay trên địa bàn nội thị, thành phố, thị xã, thị trấn và các trung tâm xã chưa có hệ thống thu hồi và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. Các cơ sở công nghiệp - TTCN có quy mô lớn đã bước đầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải; riêng toàn bộ các cơ sở công nghiệp – TTCN quy mô nhỏ, hộ gia đình và phần lớn các cơ sở công nghiệp - TTCN quy mô trung bình đều không xử lý nước thải. d.3. Rác thải Hiện nay lượng rác thu gom hàng ngày của các thành phố, thị xã, thị trấn khoảng 209 tấn/ngày, trong đó mỗi thành phố, thị xã khoảng 25 tấn/ngày, các thị trấn khoảng 2 - 4 tấn/ngày. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 bãi rác lớn của TP. Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc. Rác thải được thu gom và chứa ở bãi để tự hủy hoặc thiêu đốt - Bãi rác của TP. Cao Lãnh được bố trí trên địa bàn huyện Cao Lãnh. Rác thải được thu gom và chứa ở bãi để tự hủy hoặc thiêu đốt. Công ty Công trình Đô thị có bộ phận thu gom rác với các phương tiện như xe đẩy tay chuyên dùng; xe ép rác; xe ben. Địa bàn thu gom chủ yếu là khu vực trung tâm thành phố. - Đối với các thị trấn chưa có bộ phận quản lý vệ sinh môi trường, chủ yếu do Ban Quản lý chợ thị trấn thuê lực lượng thu gom với phương tiện thu gom thô sơ bằng xe ba gác, máy cày. - Đối với các trung tâm xã, việc thu dọn vệ sinh thường được UBND xã giao khoán cho tư nhân, phương tiện thu gom rác rất thô sơ và thường cũng chưa có bãi rác tập trung. II.2.2.3. Văn hóa – xã hội a. Giáo dục - đào tạo Từ 1995 đến nay, số học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đều gia tăng tỷ lệ huy động trong độ tuổi. Tỉnh đã hoàn thành và giữ vững thành quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và dự kiến phổ cập trung học cơ sở trên toàn địa bàn vào năm 2008. Mạng lưới trường lớp được sắp xếp, điều chỉnh và phát triển rộng khắp. Tỉnh đã xóa được lớp học ca 3, xóa phòng tạm mượn, xây được một số trường đạt chuẩn quốc gia, cải thiện một bước đáng kể hệ thống cơ sở giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý được tập trung đào tạo. Giáo viên ở các cấp học cơ bản đã được chuẩn hóa nên chất lượng giáo dục và kết quả học tập được nâng lên rõ rệt, học sinh giỏi ngày càng tăng, học sinh bỏ học và lưu ban giảm dần, chất lượng giáo dục toàn diện được củng cố và nâng cao. Về đào tạo, tỉnh đã phát triển và điều chỉnh mạng lưới và đa dạng hóa ngành nghề đào tạo ở các trường THCN, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học nghề, góp phần tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của tỉnh. Công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo có sự chuyển biến rõ nét, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội ngày càng chặt chẽ. b. Y tế Mạng lưới y tế địa phương các năm qua đã không ngừng được củng cố và nâng cấp, hiện nay cơ sở vật chất khám và điều trị được hình thành rộng khắp ở 3 tuyến: tuyến tỉnh gồm 7 bệnh viện và 1 Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản với 1.220 giường bệnh; tuyến huyện có 7 bệnh viện với 480 giường bệnh; tuyến xã với 725 giường. Trong đó đạt chuẩn về cơ sở là 8,5%, về trang thiết bị 88%, về cán bộ 19,7%. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 411 cơ sở y tế tư nhân, gồm 397 phòng mạch, 14 nhà bảo sanh và một số cơ sở y học dân tộc; hiệu thuốc và đại lý thuốc … chủ yếu tập trung tại các trung tâm huyện thị, góp phần đáng kể vào việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. c. Văn hóa thông tin Trong những năm qua, ngành văn hóa thông tin của tỉnh Đồng Tháp đã đạt được một số thành quả, chất lượng công tác ngày được nâng cao và hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Các hoạt động văn hóa trên địa bàn khá nhộn nhịp, đáp ứng kịp thời và phần lớn nhu cầu sinh hoạt của nhân dân địa phương, các tỉnh lân cận và du khách. Nhiều công trình văn hóa thông tin được quan tâm đầu tư xây dựng và phát huy tác dụng. d. Thể dục thể thao Các hoạt động thể dục thể thao từng bước hình thành phong trào ở cơ sở khá mạnh. Năm 2005, cấp tỉnh có 1 sân vận động, 2 hồ bơi, 2 nhà thi đấu. Tại huyện thị có 6 sân bóng đá nhưng hầu hết đều không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, 47 sân quần vợt. Nhìn chung cơ sở vật chất về thể dục thể thao ở các huyện còn nghèo nàn. Cấp xã hiện có 71 sân trên tổng số 142 đơn vị xã, phường, thị trấn, đa số các sân đều không đủ kích thước và quy cách. II.2.2.4. Khoa học – Công nghệ và Môi trường a. Khoa học, công nghệ a.1. Hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng tiến bộ KHCN Trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ KHKT trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi, môi trường, công nghệ thông tin, giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn, y tế và thương mại, dịch vụ. - Trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản: đã thực hiện 39 đề tài, dự án; đã nghiệm thu 19, trong đó có 12 đề tài, dự án được đưa vào ứng dụng. - Trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, thủy lợi, môi trường, công nghệ thông tin: đã thực hiện 21 đề tài, dự án; nghiệm thu 17, trong đó có 9 đề tài dự án được đưa vào ứng dụng. - Trong lĩnh vực giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn: thực hiện 32 đề tài, dự án; đã nghiệm thu 23 trong đó được áp dụng 10. - Trong lĩnh vực y tế: một số công cụ và thiết bị tiên tiến đã được các dự án KH&CN đầu tư áp dụng. - Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: thông tin tuyên truyền về sở hữu trí tuệ cho hơn 250 lượt cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Hội thảo nhãn hiệu hàng hóa và rào cản thương mại cho trên 100 cơ sở, doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký sở hữu công nghiệp cho 401 đối tượng. - Triển khai hoạt động quản lý an toàn bức xạ hạt nhân. a.2. Hoạt động thông tin khoa học công nghệ - Phát hành tạp chí thông tin và bản tin KHCN, phát sóng chuyên mục khoa học công nghệ trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Tháp. - Tổ chức hội nghị phổ biến văn bản pháp quy 9 lần, 15 doanh nghiệp được cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng. - Thực hiện tốt công tác đo lường và công tác quản lý chất lượng. b. Bảo vệ môi trường Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường của tỉnh đã có một số tiến bộ nhất định. Vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm hơn và đã xây dựng được một số chế độ, chính sách hỗ trợ thực hiện công tác bảo vệ môi trường; ý thức về bảo vệ môi trường đang dần trở thành thói quen, nếp sống của một bộ phận nhân dân, đã hạn chế một phần mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. Tuy nhiên, nhìn chung môi trường vẫn tiếp tục bị xuống cấp, môi trường ở một số thị xã, thị trấn, làng nghề và cụm, tuyến dân cư vẫn còn bị ô nhiễm nặng; khối lượng chất thải ngày càng gia tăng; tài nguyên thiên nhiên ở một số khu vực bị khai thác quá mức; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm; tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch trong tỉnh còn thấp. II.2.2.5. An ninh quốc phòng Về an ninh chính trị, tỉnh Đồng Tháp là một trong những địa bàn trọng điểm về an ninh chính trị của vùng ĐBSCL, do đó công tác quốc phòng an ninh không ngừng được củng cố và tăng cường, luôn chủ động trong việc bảo vệ, phòng ngừa và chống mọi dấu hiệu phá hoại, diễn biến hòa bình, kích động tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Các lực lượng vũ trang cùng nhân dân vừa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, vừa củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh trên địa bàn, xây dựng lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân theo hướng chính quy từng bước hiện đại, vững vàng về chính trị. II.2.2.6. Phát triển đô thị Năm 2006 dân số đô thị trên địa bàn toàn tỉnh là 287.871 người, trong đó dân số cơ học ước khoảng 23.000 người. - Vùng Cao Lãnh: thành phố Cao Lãnh được công nhận là đô thị loại III là trung tâm hành chính, kinh tế - văn hóa, quốc phòng an ninh của tỉnh và là trung tâm của vùng. - Vùng Hồng Ngự: thị trấn Hồng Ngự được công nhận là đô thị loại IV là trung tâm của vùng. Trong thời gian gần đây thị trấn Hồng Ngự có xu hướng phát triển mạnh. - Vùng thị xã Sa Đéc có thị xã Sa Đéc đã được công nhận là đô thị loại III là đô thị có lịch sử hình thành sớm và là trung tâm của vùng, kết cấu hạ tầng khá phát triển, các hoạt động công thương nghiệp phong phú và đa dạng. Nhìn chung, hệ thống đô thị của tỉnh Đồng Tháp phát triển tương đối đồng đều (2 vùng lớn có thành phố Cao Lãnh & thị xã Sa Đéc và các thị trấn đều nằm ở các trung tâm của các huyện), nằm trên các trục giao thông thuận lợi, trên các trục Quốc lộ hoặc các trục giao thông chính có tính chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Công tác quản lý và xây dựng đô thị được tỉnh và các huyện thị quan tâm nên đã đi vào nề nếp và bước đầu đã thu được kết quả tốt. Tuy nhiên các hạn chế phát triển đô thị như sau: - Hệ thống giao thông huyết mạch như các Quốc lộ 30, 80 và 54 chưa hoàn chỉnh, đang trong quá trình nâng cấp . - Các trục giao thông đường tỉnh đa phần là nhỏ, hẹp và các cầu yếu gây ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa. - Các đô thị đều có cốt nền thấp, thường bị ngập úng nên vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị gặp không ít khó khăn. Số lượng của các đô thị còn nằm trong vùng ngập sâu lớn. - Hệ thống kỹ thuật hạ tầng tuy đã được quan tâm nhưng do thiếu vốn đầu tư nên tốc độ phát triển đô thị chưa theo kịp với tốc độ kinh tế - xã hội. II.2.3. Đánh giá tổng quan về thực trạng phát triển bền vững của tỉnh Đồng Tháp II.2.3.1. Về kinh tế a. Những thành tựu a.1. Về tăng trưởng kinh tế Mặc dù thời gian qua tình hình có nhiều khó khăn nhưng kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển, chất lượng tăng trưởng dần được cải thiện; tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2001-2005 đạt 9,9%, cao hơn mức bình quân 5 năm trước là 6,9 %/năm. Thu nhập bình quân đầu người những năm qua tăng khá, bình quân 7,2 %/năm trong 10 năm, từ 2,3 triệu đồng năm 1995 lên 3,4 triệu đồng năm 2000, hơn 6 triệu đồng năm 2005 (tương đương 408 USD) và 12.115.305 triệu đồng năm 2006 cho thấy đời sống nhân dân có bước cải thiện đáng kể. a.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu thành phần kinh tế - Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng: Trong 5 năm qua, kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng khu vực I từ 62,2% giảm còn 58,1%; khu vực II từ 11,9% tăng lên 15,2% và khu vực III từ 25,8% tăng lên 26,7%. Nét nổi bật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời gian qua là cơ cấu cây trồng, vật nuôi tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng chất lượng, phát huy lợi thế của từng vùng sản xuất. Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và các ngành dịch vụ được chú trọng đầu tư và tăng dần trong cơ cấu kinh tế. - Cơ cấu lao động nghề nghiệp: đã chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lao động nông nghiệp giảm dần để chuyển sang các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Điều này cho thấy lao động nghề nghiệp của tỉnh đang phát triển theo hướng tăng dần về chất, giảm bớt lao động nông nhàn ở nông thôn. - Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế: Trong 5 năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển như Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 5, Luật doanh nghiệp và các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, ưu đãi đầu tư... đã thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế của tỉnh, theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước; phát huy tiềm năng, nguồn lực của thành phần kinh tế dân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. a.3. Phát triển các ngành kinh tế - Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp: đã có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của từng vùng sinh thái, ngày càng đi vào chiều sâu về hiệu quả và chất lượng; phát triển theo hướng bền vững, từng bước hình thành các ngành nghề truyền thống ở nông thôn. Kinh tế khu vực I tăng trưởng liên tục, ba thế mạnh: kinh tế lúa, kinh tế vườn và kinh tế thủy sản được tập trung chỉ đạo đầu tư và khai thác có hiệu quả. Công tác nghiên cứu và áp dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và hiệu quả cao đã được chú trọng, các mô hình trồng xen, nuôi xen được áp dụng rộng rãi... góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. - Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp: đã được chuyển dịch theo hướng gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, tập trung chế biến các sản phẩm từ thế mạnh của tỉnh là hàng nông sản và thủy sản ... để nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu. Nét nổi bật trong ngành công nghiệp của tỉnh thời gian qua là đã thành công trong việc thu hút đầu tư phát triển ngành chế biến cá, tạo ra những sản phẩm có giá trị xuất khẩu, chính nhờ đó đã giải quyết tốt đầu ra, đem lại hiệu quả và nâng cao thu nhập cho người nuôi thủy sản. Ngành xây dựng cũng tăng trưởng nhanh tương ứng với việc cải thiện đời sống dân cư, nhà ở và các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và chiếm tỷ trọng 17% trong cơ cấu khu vực I. - Cơ cấu các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư như dịch vụ thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm ... a.4. Hội nhập và phát triển - Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh: tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2001 - 2006 đạt 489.203 ngàn USD; với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như thủy sản chế biến, gạo, các nông sản chế biến (bánh phồng tôm, bột dinh dưỡng), hàng may mặc, gốm nung ... Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu từng bước khai thác được thế mạnh của tỉnh, tạo ra những sản phẩm có giá trị xuất khẩu; cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng hàng CN - TTCN tăng nhanh và tỷ trọng hàng nông sản giảm mạnh phù hợp với xu hướng phát triển. Thị trường xuất khẩu ngày càng phát triển, hiện tại hàng hóa của tỉnh đã xuất khẩu sang 55 nước với các thị trường lớn, truyền thống như Trung Quốc, Nhật, EU, Hàn Quốc ... - Lĩnh vực bưu chính viễn thông của tỉnh phát triển mạnh và được đầu tư khá hiện đại. Năm 2006, mật độ dân sử dụng điện thoại đạt 16,27 máy/100 dân. a.5. Năng lực đầu tư và phát triển của tỉnh - Thu ngân sách Nhà nước từ kinh tế địa phương tăng từ 513 tỷ đồng năm 2000 lên 1.385 tỷ đồng năm 2006. Tỉnh đã có nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách để khai thác các nguồn thu và chỉ đạo điều hành có hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh để tạo nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi. - Tổng chi ngân sách địa phương trong năm 2006 là 1.867 tỷ đồng năm 2000; trong đó, chi đầu tư phát triển 475 tỷ đồng, chiếm 25,44% trong tổng chi ngân sách địa phương. Ngân sách Nhà nước tiếp tục được cơ cấu lại theo hướng tích cực và hiệu quả hơn với việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với quản lý Nhà nước, Đoàn thể, các đơn vị quản lý Nhà nước cấp xã phường và các đơn vị sự nghiệp có thu. Đã huy động được nhiều nguồn vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; việc phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách được tập trung hơn, cơ cấu vốn đầu tư đã hướng vào các mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất - kinh doanh. Thông qua sự hỗ trợ tích cực của Trung ương cùng với cân đối ngân sách của địa phương, trong 5 năm qua tỉnh đã xây dựng được nhiều công trình sản xuất - kinh doanh và kết cấu hạ tầng quan trọng trên địa bàn về giao thông, tuyến dân cư vượt lũ, điện khí hóa các xã, tăng cường cơ sở vật chất ngành y tế, ngành giáo dục. b. Những tồn tại Bên cạnh những thành tựu nói trên, sự triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành và địa phương chưa được tính bền vững thể hiện ở các điểm sau: - Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, chưa tương xứng với tiềm năng và còn thấp so với các tỉnh trong vùng. Nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông lâm ngư nghiệp, tốc độ tăng trưởng trong những năm qua còn phụ thuộc nhiều vào quy mô mở thêm diện tích, năng suất tăng chậm, hiệu quả của các sản phẩm còn thấp; đặc biệt là ngành nuôi thủy sản vẫn chưa ổn định được các mô hình nuôi và hiệu quả sản xuất. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có năng suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ (năm 2005 bình quân 1 cơ sở chỉ có bình quân 3,5 lao động, giá trị tăng thêm 85 triệu đồng). Mức độ chế biến hàng nông sản của tỉnh còn thấp, chi phí còn cao, tỷ lệ VA/GO chỉ đạt 36,3%. Các ngành thương mại - dịch vụ nhìn chung có quy mô nhỏ và phân tán, tỷ trọng các loại hình dịch vụ cao cấp (tài chính tín dụng, vốn, tư vấn, khoa học công nghệ) và các loại hình thương mại trung chuyển chưa cao. Kinh tế biên mậu với 52 km đường biên, 1 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu quốc gia và 5 cửa khẩu phụ chưa phát huy hữu hiệu về thương mại và du lịch. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng vẫn còn chậm, còn nặng về nông nghiệp; giá trị công nghiệp - xây dựng còn nhỏ; trong khi đó sản xuất khu vực I phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên nên chưa mang tính bền vững cao. Cơ cấu sản xuất một số vùng chuyển đổi chậm và hiệu quả chưa cao. - Do điều kiện đặc thù kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ lực nên tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nhìn chung chậm hơn chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong những năm gần đây, nuôi thủy sản ao hầm phát triển mạnh nhưng sự chuyển dịch chủ yếu vẫn là trong nội bộ ngành nông nghiệp; quá trình chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ vẫn còn hạn chế. - Tuy xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng giá trị xuất khẩu/đầu người (191,6 USD) vào năm 2006 cũng còn thấp hơn nhiều so với bình quân của vùng ĐBSCL. - Các nguồn lực được huy động chỉ đạt 20,2% GDP, trong đó huy động trong dân hơn phân nửa-12,3% GDP-chưa đủ phục vụ phát triển kinh tế tỉnh nên những yêu cầu về phát triển bền vững ít có đủ điều kiện vật chất để thực hiện. Mặt khác, đầu tư trong các năm qua chủ yếu tập trung cho những dự án, công trình mang lợi ích trực tiếp trước mắt về kinh tế, mang tính dàn trãi, không tập trung vào những lãnh vực có thế mạnh. Do đó ít có điều kiện vật chất đầu tư hạ tầng xã hội, làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội. - Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 3 năm 2003 - 2005 chỉ đạt 23,625 tỷ đồng (khoảng 1,6 triệu USD), chiếm 0,54% với tổng vốn đầu tư xã hội toàn tỉnh. Điều đó cho thấy việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh còn nhiều khó khăn và hạn chế do nhiều yếu tố, trong đó có sự bất lợi về vị trí địa lý. - Cơ chế, chính sách phát triển các thành phần kinh tế chưa được triển khai thực hiện đầy đủ. Việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, nhất là cổ phần hóa doanh nghiệp còn lúng túng, tiến hành chậm. Kinh tế tập thể tuy được quan tâm chỉ đạo nhưng chưa đạt yêu cầu, tỷ trọng trong nền kinh tế còn nhỏ bé. Kinh tế tư nhân và cá thể tuy được khuyến khích phát triển nhưng vẫn còn hạn chế về mức đầu tư và tiềm lực chưa được khai thác đầy đủ. - Quan điểm phát triển bền vững đã được hình thành nhưng chưa được thể hiện rõ rệt và nhất quán quan hệ thống chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình lập quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và công tác kiểm tra, quản lý, bảo vệ môi trường chưa được kết hợp chặt chẽ, lồng ghép với nhau. Cơ chế quản lý và giám sát sự phát triển bền vững đã và đang được thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả cao. II.2.3.2. Về sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường a. Những thành tựu Đã triển khai hiệu quả công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai, thực hiện đo vẽ lập hồ sơ địa chính cho các xã phường, thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ... nhằm góp phần ổn định sản xuất và đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp. Công tác quản lý khai thác tài nguyên nước, khoáng sản trên địa bàn tỉnh dần đi vào nề nếp; từng bước xã hội hóa công tác cấp nước, thực hiện phương thức quản lý tập trung đối với các nhà máy cung cấp nước sạch ở nông thôn. Công tác quản lý, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường ngày được chú trọng. Vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm hơn và đã xây dựng được một số chế độ, chính sách hỗ trợ thực hiện công tác bảo vệ môi trường; ý thức về bảo vệ môi trường đang dần được hình thành trong nhân dân, đã hạn chế một phần mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học. b. Những tồn tại Nhìn chung, môi trường trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, môi trường ở một số thị xã, thị trấn, làng nghề và cụm, tuyến dân cư vẫn còn bị ô nhiễm nặng; khối lượng chất thải ngày càng gia tăng; tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm; tỷ lệ hộ dân được dùng nước sạch trong tỉnh còn thấp... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến yếu kém, khuyết điểm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng chủ yếu là do đa số nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường; thiếu cơ chế, chính sách đồng bộ để phát huy ý thức trách nhiệm của cộng đồng; công tác quản lý Nhà nước về môi trường còn yếu kém, bất cập và nguồn lực đầu tư cho BVMT còn thấp. II.2.3.3. Về thể chế phát triển bền vững a. Những thành tựu Căn cứ vào các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, tỉnh đã thực hiện và ban hành một số thể chế quan trọng: - Các Luật, về bảo vệ môi trường đã được triển khai thực hiện trong toàn tỉnh. Tỉnh đã ban hành nhiều Chỉ thị, về sử dụng đất công, đất bãi bồi ven sông; khai thác cát lòng sông, khai thác nước ngầm; hoạt động giết mổ, chăn nuôi gia súc, gia cầm; chất thải đối với các phương tiện giao thông thủy; thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ... - Hệ thống tổ chức và quản lý Nhà nước về quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường của tỉnh đã được thành lập đến tận cơ sở. - Tỉnh đã nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam và Thông tư 01/2005/TT-BKH về việc triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. - Bước đầu đã có sự lồng ghép về phát triển bền vững vào các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án ... của tỉnh. - Công tác cải cách hành chính ở tỉnh thời gian qua thu được kết quả khá khả quan, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa; hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được nâng cao. b. Các mặt hạn chế Có thể nói thể chế về phát triển bền vững của tỉnh đang trong giai đoạn hình thành, bước đầu phát huy tác dụng, song vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể là: - Khuôn khổ thể chế, quy chế và các hướng dẫn chi tiết đảm bảo lồng ghép các yếu tố môi trường nhằm mục tiêu phát triển bền vững vào các dự án kinh tế-xã hội chưa rõ nét. - Việc thể hiện quan điểm phát triển bền vững vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội còn chưa rõ. Nhiều quyết định chủ yếu dựa theo các phân tích lợi ích kinh tế - xã hội, chưa chú ý bảo vệ môi trường. - Năng lực cán bộ và các nguồn lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển bền vững tại tỉnh còn hạn chế; hiện tại việc phân bổ ngân sách theo tinh thần Thông tư 01/2005/TT-BKH còn chưa rõ, tỉnh chưa có cán bộ chuyên trách thực hiện công tác phát triển bền vững. Việc thực hiện các công cụ đánh giá môi trường và đánh giá xã hội để lồng ghép vào các vấn đề môi trường và xã hội vào các chương trình, kế hoạch, dự án ... còn hạn chế và chưa thành kỹ năng của các ngành, các cấp. - Các công cụ kinh tế môi trường chưa được áp dụng để điều chỉnh hành vi sản xuất và tiêu dùng của nhà sản xuất cũng như tiêu dùng dân cư. - Chưa có cơ chế tham gia của các tổ chức xã hội, nhân dân vào quá trình phát triển bền vững. CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP III.1. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN TỈNH ĐỒNG THÁP Phân vùng kinh tế đó là công việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị tương đối đồng nhất theo các tiêu chí hoặc các mục tiêu nhất định nhằm đơn giản hóa việc nghiên cứu hay quản lý có hiệu quả hơn theo từng đơn vị được phân vùng. Theo cách tiếp cận cân bằng sinh thái, phát triển bền vững, khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế gắn liền với bảo tồn và bảo vệ môi trường thì phân vùng sinh thái sẽ là cơ sở khoa học nhất cho việc quy hoạch môi trường. Phân vùng có thể dựa vào các yếu tố: phân vùng kinh tế, phân vùng sinh thái, phân vùng sinh thái nông nghiệp, phân vùng địa lý, phân vùng môi trường… Phân vùng kinh tế: Vùng kinh tế được phân chia theo tiềm năng kinh tế, mức độ phát triển và mối quan hệ tương đối mật thiết giữa các khu vực của vùng được xác định. Phân vùng sinh thái: Vùng sinh thái là một đơn vị lãnh thổ đặc trưng bởi các phản ứng sinh thái đối với khí hậu trái đất, động thực vật và hệ thống thủy vực. Phân định các vùng sinh thái để tạo cơ sở cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của vùng. Phân vùng địa lý: Vùng địa lý được phân theo tính chất tương đối đồng nhất của các yếu tố địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất… Phân vùng môi trường: Phân vùng môi trường là việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị môi trường tương đối đồng nhất nhằm mục đích quản lý môi trường một cách có hiệu quả theo đặc thù riêng của từng đơn vị môi trường. Tính thống nhất của vùng môi trường biểu hiện ở chỗ nếu thay đổi môi trường ở bất kỳ khu vực nào trong vùng có thể ảnh hưởng đến khu vực khác trong vùng đó. III.1.1. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất III.1.1.1. Tài nguyên đất a. Đất cát Đất cát có diện tích 134,96 ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố ở huyện Tháp Mười. Đất hình thành trên nền cát giồng, có thành phần cơ giới nhẹ, chua nhẹ, nghèo hữu cơ và dinh dưỡng. Tuy nhiên, do phân bố ở nơi địa hình cao, thoát nước nên thích hợp với các loại hoa màu cạn và cây ăn trái. b. Đất phù sa Đất phù sa có diện tích 199.272,57 ha, chiếm 59,06% tổng diện tích tự nhiên. Đất hình thành từ trầm tích phù sa sông, phân bố dọc theo và các cù lao của sông Tiền, sông Hậu, hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới. Thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ và dinh dưỡng, thích hợp cho việc trồng lúa nước 2 - 3 vụ là chính, ngoài ra những nơi có địa bàn cao có thể trồng hoa màu và cây ăn trái. - Đất phù sa bồi ven sông: độ phì cao, thành phần cơ giới và cấu trúc tốt, thoát nước tương đối tốt, thích hợp cho nhiều loại cây trồng, năng suất cao. - Đất phù sa không được bồi: phân bố nơi địa hình cao, xa sông, được sử dụng để thâm canh lúa. - Đất phù sa loang lỗ: là các phù sa được bồi nhưng đã phát triển, ở xa sông hơn và phổ biến rộng rãi trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, thích nghi trồng lúa nước. - Đất phù sa đốm rỉ gley: phân bố nhiều ở các huyện phía Nam, bị ngập thường xuyên trong mùa mưa, độ phì khá nhưng kết cấu chặt, ít thoáng. - Đất phù sa gley: phân bố ở những trũng thấp giữa vùng phù sa hoặc tiếp giáp với bưng phèn. - Đất phù sa trên nền phèn: là loại đất chuyển tiếp, xuất hiện kế cận vùng phèn, phân bố thành những dải hẹp ở huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh. Riêng ở các huyện phía Nam, diện tích này chiếm diện tích khá lớn (24,62% diện tích tự nhiên của các huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành và thị xã Sa Đéc). c. Đất phèn Đất phèn có diện tích 87.692,08 ha chiếm 25,99% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là nhóm đất khó khăn trong sử dụng và cải tạo, bị hạn chế bởi các độc chất phèn, độ chua cao, giàu đạm và kali nhưng rất nghèo lân, thành phần cơ giới nặng. Khả năng sử dụng đất phèn trong nông nghiệp phụ thuộc vào độ sâu tầng sinh phèn và khả năng cung cấp nước ngọt trong mùa khô. - Đất phèn hoạt động nông: phân bố tại các vùng trũng, nằm rải rác ở khu vực kênh Hòa Bình, Tân Công Sính (Tam Nông), Trường Xuân, Mỹ Hòa (Tháp Mười). - Đất phèn hoạt động sâu: phân bố ở phía Bắc kênh Đồng Tiến thuộc huyện Thanh Bình, Tam Nông, Tháp Mười và một số trũng phèn khu vực kênh An Phong (Thanh Bình), kênh số 1 (huyện Cao Lãnh). Tầng phèn Jarosite xuất hiện ở độ sâu khoảng 50 - 100 cm và ít có tác động gây chua đến tầng canh tác. - Đất phèn hoạt động có lớp lũ tích dốc tụ trên mặt: phân bố thành dải, ở rìa giáp với phù sa cổ thuộc các huyện phía Bắc như Hồng Ngự, Tam Nông, Tân Hồng. d. Đất xám Đất xám có diện tích 29.253,19 ha chiếm 8,67% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đất xám hình thành trên mẫu chất phù sa cổ (Pleistocene), phân bố chủ yếu ở biên giới Campuchia. Thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp nhưng thích nghi rộng với nhiều loại cây trồng như cây ăn trái và cây hoa màu, đậu các loại, thuốc lá, lúa. - Đất xám điển hình: xuất hiện ở địa hình cao, sườn thoải của các gò hay giồng lượn sóng. - Đất xám bạc màu: xuất hiện ở địa hình cao, đỉnh của các gò, giồng. - Đất xám loang lổ: thường có kết vón hay đá ong, thường xuất hiện ở phần cuối dốc hoặc ở chân gò. e. Đất thuộc : có diện tích 21.054,2 ha chiếm 6,24% diện tích toàn tỉnh. Nhìn chung, đất đai tỉnh Đồng Tháp có kết cấu kém bền vững, có địa hình tương đối thấp nên rất phù hợp cho sản xuất lương thực, tuy nhiên việc xây dựng mặt bằng đòi hỏi chi phí cao. III.1.1.2. Tình hình sử dụng đất Tổng diện tích đất tự nhiên của Đồng Tháp là 337.407 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 276.205,57 ha; đất phi nông nghiệp là 61.141,49 ha; đất chưa sử dụng là 60,43 ha. Theo số liệu thống kê cho thấy, quỹ đất đưa vào sử dụng chiếm 99,08% diện tích toàn tỉnh và diện tích đất chưa sử dụng chiếm 0,02% diện tích toàn tỉnh. Điều này cho thấy tài nguyên đất của tỉnh đã được khai thác, tận dụng và đưa vào sử dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, diện tích chưa sử dụng hiện chiếm tỷlệ thấp. Theo đánh giá thì diện tích đất còn lại có khả năng khai thác phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp rất tốt, do đó tỉnh cần có giải pháp tận dụng nguồn tài nguyên đất còn lại một cách có hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường vừa đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế. Bảng III.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Đồng Tháp năm 2006 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ % diện tích đất tự nhiên I. Đất nông nghiệp 276.205,57 81,86 1. Đất sản xuất nông nghiệp 259.281,56 76,85 - Đất trồng cây hàng năm 232.342,23 68,86 Đất trồng lúa 226.824,25 67,23 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 17,87 0,01 Đất trồng cây hàng năm khác 5.500,11 1,63 - Đất trồng cây lâu năm khác 26.939,33 7,98 2. Đất lâm nghiệp 14.573,80 4,32 - Đất rừng sản xuất 6.203,46 1,84 - Đất rừng phòng hộ 1.185,24 0,35 - Đất rừng đặc dụng 7.185,10 2,13 3. Đất nuôi trồng thủy sản 2.097,31 0,62 4. Đất nông nghiệp khác 252,90 0,07 II. Đất phi nông nghiệp 61.141,49 18,12 1. Đất ở 13.829,97 4,10 - Đất ở tại nông thôn 12.437,29 3,69 - Đất ở tại đô thị 1.392,68 0,41 2. Đất chuyên dùng 20.516,24 6,08 3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 198,91 0,06 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 167,88 0,05 5. Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng 26.365,63 7,81 6. Đất phi nông nghiệp khác 62,85 0,02 III. Đất chưa sử dụng 60,43 0,02 Tổng diện tích đất tự nhiên 337.407,49 Nguồn: Hồ sơ kiểm kê đất đai năm 2005 tỉnh Đồng Tháp Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2000 đến nay, đất nông nghiệp tăng chậm hơn thời kỳ 1991 - 1999 (diện tích tăng chủ yếu do diện tích tự nhiên tăng sau khi kiểm kê). Xét chính xác thì đất nông nghiệp có xu thế ngày càng giảm do chuyển sang đất phi nông nghiệp. Đồng thời, trong nội bộ đất nông nghiệp cũng có thay đổi, cụ thể là các loại đất lúa 2, 3 vụ, đất trồng cây lâu năm có xu hướng tăng trong khi đó diện tích đất vườn tạp, đất trồng màu có xu hướng giảm. Trong giai đoạn này đất phi nông nghiệp tăng nhanh do chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: thủy lợi, giao thông, xây dựng. Chính điều này cũng ảnh hưởng lớn đến sự biến động diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, đất chưa sử dụng còn ít, do đó để đáp ứng nhu cầu của các ngành, các địa phương trong quá trình phát triển thì giải pháp tối ưu là sử dụng đất tiết kiệm, khoa học, hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng đất đai hiện có. III.1.1.3. Hiện trạng nghĩa trang, nghĩa địa Từ xa xưa, người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng có truyền thống, tập quán mai táng và chôn cất người quá cố trên nền đất canh tác của gia đình. Hiện nay, trên toàn tỉnh hiện có 167,88 ha diện tích dành cho nghĩa trang, nghĩa địa, chiếm 0,05% diện tích toàn tỉnh. Tại các vùng nông thôn, việc người dân vẫn còn giữ phong tục chôn người chết trong phần đất của gia đình đang còn diễn ra khá phổ biến do quỹ đất còn rộng. Tại các khu vực này, vấn đề ô nhiễm môi trường đang diễn ra do quá trình phân hủy của các thi hài làm phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất, nước. Nếu như công đoạn tẩm liệm xác không được thực hiện đúng quy cách sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn vì Đồng Tháp phần lớn sẽ bị ngập trong nước vào mùa lũ, do tác động của dòng nước lũ, các chất ô nhiễm tại các mộ chôn cất sẽ theo dòng nước phát tán ra môi trường. Vì vẻ mỹ quan cũng như vệ sinh môi trường, tỉnh cần quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa , có hệ thống thu gom và xử lý nước và khí thải trong quá trình phân hủy để tránh tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và môi trường đất, nước. Biện pháp thích hợp hiện nay là thực hiện hỏa táng, tro cốt sẽ được chôn lấp hoặc được người nhà mang về thờ phụng. Để thực hiện tốt việc này, tỉnh cần phải giáo dục, khuyến khích người dân tiếp nhận và thích nghi với điều này, thay đổi các phong tục lạc hậu trong cách mai táng. Giải pháp này không những vẫn giữ được truyền thống “nhớ cội nhớ nguồn” mà vừa đảm bảo tình hình vệ sinh môi trường. III.1.2. Tài nguyên nước Nguồn tài nguyên nước ở tỉnh Đồng Tháp cũng như ở ĐBSCL tuy rất phong phú nhưng lại phân bố không đều theo không gian và thời gian. III.1.2.1. Nước mặt Đồng Tháp có nguồn nước mặt khá dồi dào, quanh năm không bị nhiễm mặn. Tuy nhiên một số nơi thuộc vùng sâu Đồng Tháp bị ảnh hưởng bởi nước phèn vào đầu mùa mưa. Sông Tiền có lưu lượng bình quân 11.500 m3/s, lớn nhất 41.504 m3/s, nhỏ nhất 2.000 m3/s. Ngoài sông Tiền và sông Hậu, còn có 2 nhánh sông nhỏ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt vùng phía Bắc tỉnh, đó là: sông Tàpek, sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền và Hồng Ngự. Từ năm 1976 đến nay, do hệ thống thủy lợi của tỉnh phát triển khá mạnh đã vươn sâu vào nội đồng Đồng Tháp Mười làm cho phèn bị rửa trôi và pha loãng nên diện tích đất bị nhiễm phèn ngày càng thu hẹp và hiệu quả khai thác đất phèn ngày càng được nâng cao. III.1.2.2. Nước ngầm Căn cứ vào đặc điểm địa chất thủy văn có thể phân chia các đơn vị chứa nước theo thứ tự đặc điểm từ trên xuống dưới như sau: - Tầng chứa nước thứ I: nghèo nước, chất lượng nước xấu, loại hình nước sulfat – canxi – magie, không đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt. Tầng chứa nước này có tổng diện tích khoảng 1.036 km2 (chiếm 30% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), nằm ở độ sâu từ 35 – 50 m, có xu hướng chìm dần theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc – Đông Nam. - Tầng chứa nước thứ II: Chất lượng nước không đều, tổng khoáng hóa từ 0,5 – 2,7 g/L, có mức độ nước và khả năng tưới trung bình, có thể đáp ứng nhu cầu nước riêng lẻ theo chương trình cấp nước nông thôn. Tầng chứa nước này có tổng diện tích khoảng 1.168 km2 (chiếm 34% diện tích toàn tỉnh), nằm ở độ sâu 90 – 120 m, một số khu vực được phát hiện có chứa hàm lượng Asen trong môi trường nước. Ranh giới giữa tầng I và II hầu như không trùng nhau, tầng I nước nhạt phân bố chủ yếu ở phía Bắc, ngược lại tầng II chủ yếu phân bố ở phía Nam và Đông Nam. - Tầng chứa nước thứ III: độ khoáng hóa 1,9 – 3,47 g/L, phân bố ở độ sâu 135 – 170 m, ở tầng trên N22b đã bị nhiễm mặn. Có tổng diện tích khoảng 848 km2 chiếm 25% diện tích toàn tỉnh. Tầng này nằm ở độ sâu 140 – 150 m, phân bố ở khu vực Thường Phước (Hồng Ngự) và ở độ sâu 190 – 200 m, phân bố chủ yếu ở 3 khu vực: phía Đông Tam Nông, phía Đông Nam Tháp Mười và Lai Vung, đáy tầng có xu hướng chìm dần về phía Đông, Đông Nam và Tây Nam. - Tầng chứa nước thứ IV: phân bố ở độ sâu 190 – 200 m, lưu lượng 14 – 26 L/s, tổng độ khoáng hóa từ 0,5 – 0,6 g/L, chất lượng nước tốt, loại hình nước Bicarbonat – Natri, có mức độ chứa nước phong phú, ổn định, là tầng triển vọng cấp nước trong khu vực. Tầng này có tổng diện tích khoảng 788 km2, chiếm 23% diện tích toàn tỉnh, phân bố rộng hơn và chiếm hầu hết khu vực rộng lớn phía Bắc gồm các huyện Tam Nông – Hồng Ngự – Tân Hồng khoảng 576 km2, khu vực dọc bờ trái sông Hậu thuộc các huyện Lấp Vò – Lai Vung khoảng 192 km2 và một khu vực nhỏ phía Tây Cao Lãnh khoảng 20 km2. Tầng này nằm ở độ sâu 200 – 230 m ở các khu vực Thanh Bình – Mỹ Quý – Tháp Mười, Lấp Vò và ở độ sâu 250 – 270 m ở các khu vực Bắc Tràm Chim, Châu Thành. Đáy tầng có xu hướng chìm dần về phía Đông, Nam và Đông Nam. - Tầng chứa nước thứ V: phân bố ở độ sâu 350 m trở xuống, chất lượng nước tốt, có áp lực cao, nhiệt độ < 36oC. Đây là tầng triển vọng cấp nước cho toàn khu vực. Khu vực nước nhạt tầng V khoảng 3.176 km2, chiếm 94% diện tích toàn tỉnh, trừ khu vực Thường Phước và cù lao Long Khánh. Theo khu vực, nước ngầm của tỉnh có thể phân chia như sau: + Khu vực phía Bắc kênh Nguyễn Văn Tiếp: nước ngầm ở độ sâu 100 – 300 m. Riêng địa bàn huyện Tân Hồng nước ngầm ở tầng nông 50 – 100 m, có thể sử dụng cho sinh hoạt. + Khu vực phía Nam kênh Nguyễn Văn Tiếp và phía Nam sông Tiền: có nguồn nước ngầm dồi dào ở nhiều độ sâu khác nhau. Nhìn chung, nước ngầm ở tỉnh Đồng Tháp được đánh giá là khá dồi dào; hiện đang bắt đầu khai thác phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt ở đô thị và nông thôn. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm của tỉnh đang có nguy cơ bị giảm thiểu về số lượng cũng như chất lượng. Do nguồn nước sạch ở các vùng nông thôn vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nên người dân phải tự khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm. Việc khai thác bừa bãi, quá mức, không theo quy hoạch như vậy nếu không được quản lý chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước ngầm, dẫn đến những sự cố môi trường như: sự xâm nhập mặn vào các tầng nước ngầm, hiện tượng sụt lún bề mặt… Bảng III.2: Bảng điều tra tổng hợp giếng khoan khai thác tầng sâu STT Khu vực Chiều sâu Lưu lượng (m3/nđ) Số giếng có phép 1 Huyện Tân Hồng 192 - 260 3.820 2 2 Huyện Tam Nông 208 - 360 6.506 18 3 Huyện Thanh Bình 294 - 360 2.250 2 4 Thành phố Cao Lãnh 271 - 378 9.898 20 5 Huyện Cao Lãnh 210 - 380 4.183 14 6 Huyện Tháp Mười 179 - 360 7.736 27 7 Huyện Lấp Vò 282 - 360 3.280 13 8 Huyện Lai Vung 312 - 382 4.672 21 9 Thị xã Sa Đéc 356 - 480 6.735 16 10 Huyện Châu Thành 350 - 422 4.280 9 Tổng cộng 53.360 142 Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trườn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquy_hoach_moi_truong_tinh_dong_thap_den_nam_2020.doc
Tài liệu liên quan