Báo cáo Nông trường Hà Trung

Tài liệu Báo cáo Nông trường Hà Trung: PHẦN I: ĐIỀU TRA CƠ BẢN I. ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN: 1.1. Vị tríđịa lí: Nông trường Hà Trung nằm trên địa phận thị xã Bỉm Sơn, thuộc phía Bắc tỉnh Thanh Hoá. Có toạđộ 105,470 - 105,540 kinh Đông và 20,4’ - 20,9’ vĩđộ Bắc, cách thành phố Thanh Hoá 34km về phía Nam, cóđường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua. . Phía Đông giáp xã Hà Vinh. . Phía Tây giáp huyện Thạch Thành. . Phía Nam giáp phường Ngọc Trạo - Bỉm Sơn và xã Hà Long. . Phía Bắc giáp trại Thanh Ninh. 1.2. Điều kiện đất đai và khí hậu: 1.2.1.Điều kiện đất đai: + Địa hình: Nông trường Hà Trung cóđịa hình đồng bằng nửa trung du có nhiều đồi úp bát xen lẫn thung lũng nhỏ, nhìn chung độ dốc thấp khoảng từ 50đến 40 - 450, độ cao trung bình 50 - 100m so với mực nước biển, địa hình thoải dần từ phía Bắc về phía Đông Nam. Có nhiều vùng tương đối bằng phẳng thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đồng ruộng đãđược quy hoạch tách biệt so với khu dân cư thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư, vật liệu sản xuất ...

doc101 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Nông trường Hà Trung, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐIỀU TRA CƠ BẢN I. ĐIỀUKIỆNTỰNHIÊN: 1.1. Vị tríđịa lí: Nông trường Hà Trung nằm trên địa phận thị xã Bỉm Sơn, thuộc phía Bắc tỉnh Thanh Hoá. Có toạđộ 105,470 - 105,540 kinh Đông và 20,4’ - 20,9’ vĩđộ Bắc, cách thành phố Thanh Hoá 34km về phía Nam, cóđường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua. . Phía Đông giáp xã Hà Vinh. . Phía Tây giáp huyện Thạch Thành. . Phía Nam giáp phường Ngọc Trạo - Bỉm Sơn và xã Hà Long. . Phía Bắc giáp trại Thanh Ninh. 1.2. Điều kiện đất đai và khí hậu: 1.2.1.Điều kiện đất đai: + Địa hình: Nông trường Hà Trung cóđịa hình đồng bằng nửa trung du có nhiều đồi úp bát xen lẫn thung lũng nhỏ, nhìn chung độ dốc thấp khoảng từ 50đến 40 - 450, độ cao trung bình 50 - 100m so với mực nước biển, địa hình thoải dần từ phía Bắc về phía Đông Nam. Có nhiều vùng tương đối bằng phẳng thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp. Đồng ruộng đãđược quy hoạch tách biệt so với khu dân cư thuận tiện cho việc vận chuyển vật tư, vật liệu sản xuất vàáp dụng cơ giới hoá trên đồng ruộng. -Tổng diện tích đất tự nhiên: 2120,71 ha. -Thành phần cơ giới đất: Đất thịt nhẹ, đất sét. Đất đai Nông trường Hà Trung bao gồm nhiều loại, chủ yếu có các loại chính sau: . Đất đỏ vàng phát triển trên đất sét. . Đất đỏ vàng phát triển trên đất đá vôi. . Đất bồi tụ trên sản phẩm Cacbonat. . Đất dốc tụ ven khe suối và chân đồi. Các loại đất trên có tầng canh tác dày 50 - 100cm, phân bố hầu hết ởđộ dốc 10 - 150. Đất đai tương đối phù hợp với nhiều loại cây trồng, có khả năng đa dạng hoá nhiều loại cây trồng đặc biệt phù hợp với mía và dứa. Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của nông trường Cơ cấu đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 2120,71 100 I. Đất nông nghiệp 1166,8 50,02 1. Đất trồng cây công nghiệp hàng năm 854,2 40,27 2. Đất trồng lúa màu 22,3 1,05 3. Đất trồng cây lâu năm 289,3 13,64 4. Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 3,67 0,17 II. Đất lâm nghiệp 591,5 27,89 1. Rừng trồng 562,31 26,51 2. Rừng tự nhiên 8,62 0,41 3. Rừng phòng hộ 20,57 0,97 III. Đất chuyên dùng 149,06 7,03 1. Giao thông thuỷ lợi 106,3 5,01 2. Đất xây dựng 13,1 0,62 3. Đất mặt nước 27,7 1,31 4. Đất chuyên dùng khác 1,96 0,09 IV. Đất thổ cư 11,48 0,54 1. Dân cưđô thị 0,6 0,03 2. Dân cư nông thôn 10,88 0,51 V. Đất chưa sử dụng 142,6 6,72 1. Sông suối, mặt nước thuỷ lợi 63,35 2,98 2. Núi đá 44,11 2,08 3. Đất chưa sử dụng khác 35,14 1,65 + Tính chất đất: - Tính chất nông hoá: Độ PHkcl : 3,7 (chua rất mạnh) Muối : 1,1% (nghèo) Đạm tổng số : 0,06% (nghèo) Lân dễ tiêu : 4,8mg/100g đất (nghèo) Kali dễ tiêu : 5,4mg/100g đất (nghèo) -Tính chất cơ giới: Tầng đất dày : 120cm Mức kết von : 0 - 30cm là 10% 30 -70cm là 10% 70 - 100cm là 60% Nhìn chung: Đất đai ở Nông trường Hà Trung chủ yếu làđất thịt nhẹ, đất xét do đó nó có khả năng giữđất, giữ phân tốt, phù hợp với nhiều loại cây trồng: Cây công nghiệp, cây ăn quả…. làđiều kiện đểđa dạng hoá sản phẩm cây trồng. Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, chưa tận dụng hết quỹđất hiện có, tiềm năng mở rộng diện tích sản xuất còn nhiều. Tuỳ theo thành phần cơ giới đất, điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm, nhu cầu tiêu thụ của thị trường mà bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp đảm bảo cả về năng suất, phẩm chất và giá cả. 1.2.2. Điều kiện khí hậu: Nông trường Hà Trung nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của đồng bằng Bắc Trung bộ, mỗi năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 - tháng 10, với lượng mưa khoảng 1537mm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 - tháng 4 năm sau với lượng mưa khoảng: 246mm. Tổng lượng mưa hàng năm: 1783mm. Trong mùa mưa chủ yếu có gío Nam, Đông Nam xen kẽ thỉnh thoảng có vài đợt gió Tây Nam gây ra khô nóng. Nhiệt độ trung bình hàng năm : 23,00C Ẩm độ không khí trung bình: 85% Lượng bốc hơi ( thuỷ phần ): 770mm Tốc độ gió bình quân: 1,8m/s Những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết gây ảnh hưởng: Mùa hè thường có gióĐông Nam, gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 6, tháng 7, bão thường xảy ra từ tháng 8 - tháng 10. Mưa bão kèm theo lũ lụt ảnh hưởng đến tình hình sản xuất đồng thời với lượng mưa lớn dễ gây ra hiện tượng xói mòn đất, làm cho độ màu mỡ, độ phì của đất giảm. Về mùa đông chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa Đông Bắc, hiện tượng sương muối thường xuất hiện vào tháng 1, tháng 2 làm cho cây chậm phát triển thậm chí có thể bị chết. Bảng 1.2: Diễn biến các yếu tố khí hậu thời tiết qua 3 năm (2003,2004,2005). Yếu tố Năm Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm) 2003 2004 2005 2003 2004 2005 2003 2004 2005 1 16,8 17,3 16,9 85 86 83 28,0 6,6 4,9 2 20,5 17,7 18,1 91 90 91 92,0 39,2 10,3 3 21,5 19,9 18,8 81 89 88 24,2 35,4 19,0 4 25,1 23,6 23,1 90 90 91 52,4 133,5 25,4 5 28,3 26,0 28,4 85 87 85 192,9 178,3 115,3 6 29,8 28,9 30,3 76 79 75 122,6 149,6 153,4 7 29,2 28,6 28,9 83 82 82 264,8 139,7 221,7 8 28,4 28,2 28,0 87 87 88 55,1 171,1 439,5 9 26,9 27,0 27,3 88 86 88 523,9 271,1 380,9 10 25,5 24,7 25,3 84 80 73 20,9 37,2 78,2 11 23,2 22,4 22,6 82 81 83 0,8 29,0 129,0 12 18,4 19,3 17,2 82 79 76 9,5 101,8 14,8 TB 24,5 23,6 23,7 84,5 84,7 83,6 115,6 107,7 132,7 Bảng 1.3: Diễn biến khí hậu thời tiết trong 6 tháng năm 2006. Chỉ tiêu Tháng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Lượng mưa(mm) 12 (2005) 17,2 76 14,8 1 18,2 81 3,7 2 18,6 90 24,9 3 19,6 90 38,6 4 24,6 88 3,9 5 27,52 88,3 13,2 3. Giao thông, thuỷ lợi: 3.1. Giao thông: Thực hiện chính sách “ Nhà nước và nhân dân cùng làm’’, hiện nay hệ thống giao thông ở Nông trường Hà Trung có những chuyển biến rõ rệt. Hệ thống giao thông từ Nông trường xuống các đội đãđược xây dựng và ngày càng hoàn chỉnh. Ngoài điều kiện về vị tríđịa lý nằm trên trục đường quốc lộ 1A vàđường sắt Bắc Nam chạy qua, Nông trường còn tiếp giáp với khu công nghiệp xi măng Bỉm Sơn, khu công nghiệp Bắc Sơn ( nhà máy chế biến tức ăn gia súc, nhà máy lắp ráp ô tô, nhà máy gỗ mỹ nghệ…) nên hệ thống giao thông có nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, trao đổi sản phẩm, trao đổi thông tin, giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất… Đường giao thông có 3 tuyến chính sau: - Cầu Sòng (đường Hồ Tùng Mậu) đi đội 2, đội 4, đội 6 Nông trường dài 8km, có 4km đãđổ nhựa, rải bê tông, còn lại làđường đá cấp phối. - Từđội 1 đi Hà Vinh (điểm cuối cùng của đội 1) đãđược rải bê tông. - Đường trục đi các đội có 4km giải đá cấp phối. - Hệ thống đường liên lô, liên thửa phục vụ sản xuất và vận chuyển (vật tư, vật liệu sản xuất và sản phẩm ), tiêu thụ sản phẩm đãđược cải thiện đảm bảo việc lưu thông giữa các lô và thuận lợi cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất. 3.2. Thuỷ lợi: Thực tếở Nông trường Hà Trung hiện nay hệ thống tưới tiêu chưa phát huy được tác dụng, hay ít phát huy được tác dụng do điều kiện địa hình, sự chênh lệch so với mực nước biển lớn. Đối với hệ thống mương tiêu Nông trường đã thực hiện phương pháp đào hào, trồng cây theo đường đồng mức để hạn chế sói mòn đất, phat huy tối đa hiệu quả. Hiện tại Nông trường có 3 hệ thống đập chính: - Đập khe gỗ ( ởđội 1). Đập đã bị xuống cấp từ vài năm trước và bây giờđã cho sửa chữa, đập tiếp tục hoạt động cung cấp nước được khoảng 50 - 60 ha diện tích cây trồng ( trong đó có diện tích trồng lúa). - Đập khe cạn ( ởđội 1). - Đập ba lá ( ởđội 2). Hai đập trên hiện tại cũng đang bị xuống cấp, khả năng giữ nước kém. Nhìn chung với địa hình đồi núi thì việc cung cấp nước và nguồn nước phục vụ cho sản xuất là rất khó khăn, sản xuất cây trồng nhờ nước trời là chính. II. TÌNHHÌNHDÂNSINH - KINHTẾ - XÃHỘI: 2.1. Dân số và lao động: + Tổng dân số: 2.340. + Tổng lao động: 1930. - Lao động tại chỗ: 1200. - Lao động thời vụ có: 1687. . Lao động biên chế: 762 lao động. . Lao động không biên chế: 164 lao động. . Các lao động khác: 761 lao động. + Chất lượng lao động: - Tỷ lệ lao động trong độ tuổi. - Lao động chuyên môn nghiệp vụđã qua đào tạo. - Lao động thủ công. Nhận xét: Trong vài năm gần đây tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có su hướng giảm so với các năm trước do cán bộ công nhân viên Nông trường đã nhận thức tốt và thực hiện đúng đắn việc sinh đẻ có kế hoạch. 2.2. Tình hình thu nhập vàđời sống: - Tình hình thu nhập của hộ công nhân. - Mức thu nhập bình quân của công nhân viên chức: 600.000đ / tháng. - Nhàở: Không còn nhà tranh tre nứa lá, 100% là nhà ngói, nhà bằng và nhà tầng. - Vềđời sống: Đãđược củng cố thêm , mặc dù mức thu nhập còn thấp song đời sống của các hộ gia đình công nhân vẫn từng bước đi lên, nhờ biết vận động và tham gia thêm nhiều việc khác mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình mình. Các phương tiện đi lại thuận lợi hơn, nhiều hộ gia đình đã có khả năng mua xe máy và tỷ lệ hộ có xe ngày càng nhiều. Về phương tiện nghe nhìn: 100% hộ có ti vi, đài nghe phục vụ giải trí và cập nhật tin tức hàng ngày. Một số hộ làm kinh tế tốt ngày càng mang về cho gia đình những phương tiện sinh hoạt tiện nghi… đời sống ngày một cải thiện nâng cao lên. 2.3. Văn hoá và xã hội: * Tình hình cơ sở vật chất: + Tài sản cốđịnh: Qua điều tra cơ bản về tài sản cốđịnh của Nông trường ta có bảng sau: Bảng 1.4.: Tài sản cốđịnh của Nông trường Số TT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng Chất lượng 1 2 3 4 5 6 7 Máy cày, bừa, rạch hàng Mạng lưới đường dây điện Đường giao thông Trạm xá Hội trường Văn phòng đảng uỷ, giám đốc Văn phòng các phòng ban cái km km m2 m2 m2 m2 7 12 30 60 600 300 3 mới, 4 cũ Rải nhựa, rải đá Nhà cấp 4 Nhà mái bằng Nhà mái bằng Nhà mái bằng + Tài sản lưu động: - Vốn để sản xuất kinh doanh (giống, phân, thuốc trừ cỏ…và các chi phí khác). . Hiện tại ở Nông trường sử dụng vốn tự quay vòng là chính, ngoài ra còn thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. . Giống: Do công nhân tự sản xuất, lấy nguồn giống trồng mới tại các vườn mía giống tốt và vườn chồi dứa có chất lượng tốt. Ngoài ra khi có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng hay đưa vào địa bàn Nông trường những giống mới có chất lượng đãđược khẳng định kiểm nghiệm ngoài thực tế thì nguồn giống được cung cấp bởi các công ty giống cây trồng, viện di truyền hay cây giống trực thuộc của bộ NN và PTNT. . Phân: Chủ yếu là phân vô cơ: N,P,K được nhập từ các nhà máy Lâm Thao, Thần Nông, Tiến Nông, Việt Nhật… Phân hữu cơ: Mùn rác, bã mía, phân chuồng gia súc… Phân vi sinh: Lấy từ nhà máy mía đường Việt Đài . Thuốc BVTV: Thuốc xử lý thúc chín tố, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu bệnh, được nhập từ các công ty vật tư BVTV1, công ty thuốc trừ sâu Sài Gòn - chi nhánh tại Hà Nội, Thanh Hoá. * Trình độ dân trí: Nhìn chung trình độ dân trí của công nhân Nông trường đã vàđang được nâng cao. Người công nhân ngoài lao động cần cù, chịu khó còn tích cực tham gia các buổi họp, hội thảo, học và chuyển giao khoa học kĩ thuật, đưa tiến bộ và vận dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất nhằm nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ ngày càng thiết thực hơn cho cuộc sống, mở rộng thị trường trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt. Trình độ học vấn của cán bộ, CNVC Nông trường ngày càng hoàn thiện, nâng cao. Hầu hết đều là những cán bộđã qua đào tạo trình độđại học và có nhiều năm kinh nghiệm công tác. Luôn học hỏi và tiếp thu các tiến bộ khoa học mới, vận dụng vào sản xuất kinh doanh của Nông trường. Là những người đi đầu, tiên phong lại rất gần gũi, thân thiện với người công nhân nên được mọi người rất mực tin tưởng, quý mến. Ngoài ra Nông trường còn thường xuyên tổ chức các buổi học tập chính trị về chủ chương chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước cho các tầng lớp công nhân đặc biệt là các thanh niên tham gia lao động sản xuất. Giúp mọi người nắm rõ, cập nhật các thông tin nhất là về luật lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người công nhân. * Phong tục, tập quán: - Đa số công nhân Nông trường là người kinh, theo đạo phật là chủ yếu. Luôn thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hoá. Đám ma không còn phức tạp và rườm rà như trước, đám cưới văn hoá không phô chương lãng phí. Con cái vâng lời cha mẹ, người dưới lễ phép lễđộ với người trên. Lịch sự trong giao tiếp với người ngoài, ham học hỏi đủ tài vàđức phục vụ cho gia đình, đất nước. Các tệ nạn xã hội luôn được cảnh giác vàđẩy lùi, các hủ tục lạc hậu không còn, gìn giữ thuần phong mĩ tục. - Các buổi sinh hoạt thanh niên, các ngày lễ kỷ niệm lớn tưởng nhớ những người có công lao với đất nước, có công với cách mạng, với người dân Việt Nam luôn được tổ chức và ngày càng khắc sâu trong tâm hưởng con người nơi đây sống sao cho tốt hơn, xứng đáng hơn và cống hiến ngày càng nhiều hơn. * Chính sách xã hội của Nông trường: Xây dựng trạm y tếđể khám bệnh, chữa bệnh cho công nhân. Chính sách bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khác luôn được thực hiện đầy đủ và quan tâm đúng mức. Hệ thống phát thanh của Nông trường đãđưa được tình hình sản xuất và thông tin đến sâu rộng từng hộ gia đình công nhân. * An ninh trật tự: Do đời sống của công nhân viên chức, người lao động ngày càng được cải thiện, đáp ứng tạm đủ cho cuộc sống vì thế mà tình hình an ninh trật tự cũng được ổn định. Không sảy ra hiện tượng mất trộm, cắp tài sản chung cũng như tài sản riêng. Nông trường đã tăng cường các biện pháp bảo vệ nên không có hiện tượng gây rối trị an, gây nhũng nhiễu trong cuộc sống của con em Nông trường. 2.4. Các tổ chức chính quyền vàđoàn thể: 2.4.1.Các tổ chức chính quyền: - Bộ máy lãnh đạo gồm: Một giám đốc Một phó giám đốc - Các phòng ban: . Phòng tổ chức: gồm 4 người . Phòng kinh doanh: gồm 5 người . Phòng hành chính quản trị: gồm 3 người . Phòng kế hoạch sản xuất: Gồm 6 người . Ban nữ công . Đội sản xuất: Nông trường có 6 đội sản xuất nông nghiệp, một hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ, một đội vừa phục vụ sản xuất vừa xửa chữa. Đội sản xuất chủ yếu tập trung vào chuyên ngành trồng trọt tạo sản phẩm và chú trọng nhất là mía, dứa. 2.4.2. Các tổ chức đoàn thể: * Tổ chức Đảng: Đảng viên là lực lượng nòng cốt trong việc chỉđạo, thực hiện công việc sản xuất tiếp thu các tiến bộ KH - KT đến với người công nhân. Đảng bộ Nông trường có 8 chi bộ. - Sáu chi bộ sản xuất nông nghiệp - Một chi bộ cơ khí nông nghiệp - Một chi bộ khối chính quyền. * Đoàn thanh niên: - Một bí thư - Ba uỷ viên * Công đoàn. * Hội phụ nữ. * Hội cựu chiên binh. III. TÌNHHÌNHSẢNXUẤT - KINHDOANH: 3.1.Tình hình sản xuất ngành trồng trọt: * Cơ cấu cây trồng năm 2005 (định hướng năm 2006): Mía: 750 ha Dứa: sấp xỉn 300 ha Cao su: 182 ha Lúa màu: 21 ha Cây ăn quả: 110 ha Hiện nay phương hướng sản xuất chính của Nông trường Hà Trung là chú trọng việc trồng mía, dứa và chăm sóc cao su. Đặc biệt chủđạo là mía, dứa. Nông trường tập trung sản xuất hai loại cây trồng này với nhiều phương pháp, biện pháp kĩ thuật chuyên sâu và tiên tiến hơn nhằm nâng cao về năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụđược nhiều cho thị trường, tạo uy tín trong thị trường… mở rộng thị trường. Ví dụ: Với mía thay các giống cũ năng suất thấp bằng các giống mới có năng suất cao, chất lượng đường tốt như: ROC 10, ROC 16… áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, củng cố mạng lưới giao thông thuỷ lợi, thực hiện thâm canh mía ở những vùng thuận lợi. Với dứa, chọn giống tốt, sử dụng đồng thời cả hai loại giống Queen và Cayen ở những chân đất phù hợp, xử lý dứa ra hoa trái vụ nhằm cung cấp liên tục cho thị trường các sản phẩm có chất lượng, phục vụ tiêu dùng trong vùng, các tỉnh lân cận và phuc vụ cho nhà máy ép nước hoa quả, dứa đóng hộp để xuất khẩu… * Diện tích, sản lượng, năng suất, của một số cây trồng chính qua 3 năm 2003, 2004, 2005. Bảng 1.5:Diện tích, sản lượng, năng suất, của mía, dứa, cao su qua 3 năm 2003, 2004, 2005. Tt Năm Chỉ tiêu Cây trồng 2003 2004 2005 S (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) S (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) S (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) 1 Cây mía 809,8 68,54 53.060 781,4 55,0 43.500 707,8 2 Cây dứa 180,7 1.437 160,2 2.389 371,4 3 Cây cao su 182,65 182,65 182,6 + Tổng thu nhập trên dầu người dân từ ngành trồng trọt. + Phương hướng phát triển sản xuất một số cây trồng chính. 3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi: Tại Nông trường Hà Trung ngành chăn nuôi chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, chủ yếu chăn nuôi theo hộ gia đình manh mún nhỏ lẻ. Trong tương lai ngành chăn nuôi của Nông trường sẽđược đầu tư và phát triển mạnh. 3.3.Tình hình sản xuất lâm nghiệp: Do nhiều yếu tố chi phối nên sản xuất lâm nghiệp ít chỉ chiếm 10% diện tích toàn Nông trường, gồm cả rừng trồng, rừng phòng hộ, cây tre bóng mát. - Diện tích rừng trồng: 562,31 ha - Diện tích rừng tự nhiên: 8,62 ha - Diện tích rừng phòng hộ: 20,57 ha Diện tích đất có thể phát triển ngành lâm nghiệp : 144,56 ha Thu nhập bình quân đầu người từ ngành lâm nghiệp là thấp. Hiện nay Nông trường đang có nhiều biện pháp để phát triển ngành lâm nghiệp như: Đầu tư trồng rừng bạch đàn trên đất đồi, trồng rừng keo lá tràm… chủ yếu khoán cho hộ nông dân trồng mục đích chống sói mòn, giữ nước góp phần tăng thu nhập cho nhân dân. 3.4. Tình hình sản xuất các ngành nghề khác: 3.4.1. Nuôi trồng thuỷ sản: Do điều kiện kinh tế và việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất chưa cao. Nên ngành nuôi trồng thuỷ sản ởđây chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún. Hầu hết là do hộ nông dân tự nuôi, các giống cua, tôm, cá chủ yếu là các giống địa phương, ít có giống mới nên năng suất, sản lượng thấp. Nhìn chung ở Nông trường Hà Trung làđất đồi núi thấp, diện tích mặt nước ao hồít, khả năng tận dụng nguồn thức ăn chưa cao. Gần đây Nông trường đã cử cán bộ và nhân viên đi tham quan học hỏi ở các tỉnh phía Nam về thâm canh nuôi trồng thuỷ sản, mục đích mang những cái mới, tiến bộ KH - KT vào áp dụng, cải tiến trong điều kiện thực tế của Nông trường giúp trực tiếp các hộ nông dân và tập thể cải thiện nâng cao được đời sống của mình. Hi vọng trong tương lai gần đây nuôi trồng thuỷ sản là ngành sản xuất hàng hoá vừa phục vụ nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao cho người dân trong vùng, vừa phục vụ cho các nhà máy đóng hộp đông lạnh, nhà máy chế biến thức ăn gia súc… mang lại lợi nhuận và giá trị kinh tế cao. 3.4.2. Ngành cơ khí: Song song với việc phát triển sản xuất ngành trồng trọt thì ngành cơ khí của Nông trường đã vàđang là thế mạnh vững chắc và ngày càng phát tiển. Ô tô, máy kéo….phục vụ cho việc vận chuyển vật tư, vật liệu đầu vào cho sản xuất vàđồng thời vận chuyển các sản phẩm đến nơi tiêu thụ, đáp ứng kịp thời trong lúc thời vụ cấp thiết. Máy cày, máy bừa, máy phay… phục vụđắc lực trong các khâu súc ủi, cày bừa, lật đất, dọn sạch đồng ruộng, tạo cho đất luôn được tơi xốp, thoáng khíđể chuẩn bị cho việc trồng mới. Hay cày bón phân xen giữa các lần sinh trưởng của cây trồng… Ngoài ra ngành cơ khí của Nông trường còn phục vụđược cho công việc sửa chữa, làm mới các trang thiết bị, máy móc, phụ tùng xe ô tô và các loại xe cơ giới khác cho các đơn vị tập thể, tư nhân khác ngoài Nông trường. Ngày càng tạo thêm nhiều uy tín và làđịa chỉđáng tin cậy trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiện nay. IV. THUẬNLỢI, KHÓKHĂNCỦA NÔNGTRƯỜNG HÀ TRUNGTRONGQUÁTRÌNHPHÁTTRIỂNSẢNXUẤT: 4.1. Thuận lợi: Nông trường Hà Trung với diện tích đất tương đối lớn, thành phần cơ giới đất và tính chất đất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng cây công nghiệp mía, dứa, sản phẩm mang lại từ hai loại cây này có tính chất hàng hoá cao, thị trường rộng lớn. Đồng thời ởđây còn có khả năng đa dạng hoá các loại cây trồng, nó vừa mang ý nghĩa phục hồi cải tạo đất mà sản phẩm từ các cây trồng này lại cho giá trị kinh tế cao. Địa hình ởđây nói chung là không phức tạp lắm chủ yếu là các đồi úp bát, độ dốc nhỏ, sườn thoai thoải nên việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất là dễ dàng từ khâu làm đất, chăm sóc… cho đến khâu thu hoạch sản phẩm mang ra thị trường đều thuận lợi. Cho nên việc đưa cơ cấu cây trồng phù hợp, hợp lý có tính chất chuyên hoá cao cóý nghĩa rất to lớn trong việc đầu tư thâm canh, phát triển sản xuất… nâng cao đời sống của công nhân cũng như làm tăng doanh thu của Nông trường. Mặt khác Nông trường Hà Trung lại nằm ở vị tríđặc biệt: Phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, có di tích lịch sửđền Sòng Sơn nổi tiếng, giáp danh với thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Đồng thời cóđường giao thông nóng là quốc lộ 1A vàđường sắt Bắc Nam chạy qua, đây làđường giao thông quan trọng nhất xuyên khắp cả nước việc đi lại hoạt động rất nhộn nhịp, sản phẩm làm ra của công nhân từ Nông trường luôn được hành khách biết đến ưa chuộng vàđây chính làđiều kiện thuận lợi để mở rộng thêm nhiều thị trường, đưa sản phẩm hàng hoáđi các nơi. Việc vận chuyển cung ứng vật tư, vật liệu đầu vào trong nông nghiệp cũng như việc tiếp thu các tiên bộ KH - KT vào sản xuất được cập nhật nhanh chóng kịp thời, cơ sở hạ tầng kháđảm bảo cho việc sản xuất. Trong tương lai rất gần đây Nông trường sẽ cho ra đời nhà máy chế biến rau quả sẽđáp ứng tốt hơn cho thị trường đồng thời tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động. Đây là việc làm cóý nghĩa rất thiết thực của cán bộ các cấp mong đẩy mạnh sự phát triển của Nông trường ngày một vững mạnh đi lên. Hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đội ngũ cán bộ công nhân có bề dày kinh ngiệm thực tế, tinh thần trách nhiệm cao, lao động tích cực, tiếp thu nhanh với tiến bộ KH - KT. Nhờ vậy màđáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhu cầu của cuộc sống ngày một cao. 4.2. Khó khăn: Tuy nhiên trong quá trình tổ chức sản xuất ở Nông truờng Hà Trung còn gặp phải nhiều khó khăn nhất định cơ bản: Nhìn chung với diện tích đất tương đối lớn mà hệ thống kênh mương, ao hồ lại ít, khả năng dự trữ nước kém, nước có theo mùa nên không đáp ứng được cho công việc đưa thuỷ lợi hoá vào sản xuất. Xét về cơ cấu, thành phần dinh dưỡng có trong đất là nghèo, việc phục hồi gặp nhiều khó khăn do điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp chủ yếu các hộ gia đình công nhân tự bỏ vốn cải tạo đất của mình. Hơn nữa đơn vị sản xuất kinh doanh ra sản phẩm lại là các sản phẩm từ nông nghiệp cho nên chịu tính rủi ro cao, sản phẩm làm ra trực tiếp trên cây con ởđồng ruộng bị chi phối rất lớn bởi điều kiện khí hậu thời tiết từng mùa, từng năm. Mặt khác các yếu tố khí hậu thời tiết có nhiều bất thường như: Về mùa mưa lũ lụt gây sói mòn rửa trôi dinh dưỡng, có những đợt nắng nóng kéo dài, kèm với gió lào gây hiện tượng khô héo, chết cây. Về mùa khôẩm độđất thấp, cây trồng thiếu nước đồng thời hay sảy ra hiện tượng sương muối… ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp ít, giáđầu vào cao, sản phẩm bán ra lệ thuộc nhiều vào sự biến động giá cả của thị trường, không mang tính ổn định. PHẦN II: CHỈĐẠOSẢNXUẤT Đề tài:Các biện pháp kĩ thuật chăm sóc mía lưu gốc tại đội 4, Nông trường Hà Trung - T.X Bỉm Sơn - Thanh Hoá. I. ĐẶTVẤNĐỀ: Do điều kiện tự nhiên vềđịa hình, đất đai, khí hậu… của Nông trường Hà Trung tương đối phù hợp cho cây mía sinh trưởng phát triển tốt hơn so với vây trồng khác và là cây trồng mang tính chiến lược có giá trị kinh tế cao. Mặt khác với hoạt động của nhà máy mía đường Việt - Đài đã tạo nên lợi thế lớn cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng mía nói riêng. Góp phần đẩy nhanh CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn, xoáđói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, ổn định dân sinh kinh tế, tăng cường an ninh trật tự xã hội. Ngoài sản phẩm chính làđường cây mía còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp khác như: sản xuất rượu cồn công nghiệp, men, các loại axit; bã mía dùng làm nhiên liệu đốt, làm ván ép, bùn lọc để sản xuất phân bón… Bên cạnh đó cây mía còn có khả năng bảo vệđược đất chống sói mòn, bảo vệ môi trường sinh thái. Cho nên cây mía đang là cây trồng chủ lực thu hút các hoạt động NCKH vàáp dụng các tiến bộ KH - KT vào sản xuất. Ở Nông trường có nhiều mô hình thâm canh năng suất cao, hiệu quả kinh tếổn định. Đặc biệt làở các vườn mía lưu gốc: Chồi lớn rất nhanh, rất khoẻ mạnh, các lần lưu gốc 1, 2, 3 năng suất thậm chí hơn cả mía tơ ( mía trồng lần đầu). Mía lưu gốc đỡ công làm đất, đỡ lượng giống, đỡ công trồng trọt vìvậy hiệu quả kinh tế mang lại càng cao hơn. Kéo dài thời vụ lưu gốc còn tận dụng, khai thác đất có hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên mía lưu gốc do nhiều vụ (3 - 5 năm) liên tục sử dụng trên một chân đất nên tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển đặc biệt là sâu đục thân, bọ hung đen, rệp … Do đó trong quá trình chăm sóc cần có các biện pháp tác động đồng thời, mục đích là tạo cho cây mía có sức đề kháng tốt, khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển nhanh, đồng đều. Xuất phát từ thực tiễn sản xuất và trên cơ sở khoa học, kiến thức đãđược nhà trường trang bị. Chúng tôi chọn đề tài chỉđạo sản xuất : ’’ Các biện pháp kĩ thuật chăm sóc mía lưu gốc. Tại đơn vịđội 4 - Nông trường Hà Trung, Bỉm Sơn, Thanh Hoá ’’ nhằm phổ biến, nhân rộng mô hình sản xuất thâm canh mía trên toàn diện tích mía để lưu gốc năm 2006. II. MỤCĐÍCH, YÊUCẦU: 2.1. Mục đích: - Giúp người nông dân nắm vững được kĩ thuật thu hoạch, xử lý và chăm sóc mía. - Tạo điều kiện cho mía lưu gốc sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đạt năng suất chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm. 2.2. Yêu cầu: - Phải áp dụng đồng bộ, kết hợp các biện pháp kĩ thuật vào sản xuất. - Chỉđạo, thực hiện đúng quy trình kĩ thuật về thu hoạch, xử lý, chăm sóc mía lưu gốc. - Thực hiện đúng các biện pháp kĩ thuật và theo dõi tình hình phát sinh sâu bệnh để có các biện pháp tác động kịp thời. III. NỘIDUNGVÀPHƯƠNGPHÁPCHỈĐẠOSẢNXUẤT: 3.1.Nội dung chỉđạo: + Thu hoạch: - Thu hoạch đúng độ chín. - Thu hoạch đúng thời gian. - Thu hoạch đúng kĩ thuật. + Xử lý gốc: - Vệ sinh đồng ruộng. - Bạt gốc mía. - Cày xả. + Chăm sóc: - Bón phân lót. - Dặm gốc đảm bảo mật độ. - Xới xáo bón thúc. - Phòng trừ sâu bệnh. 3.2. Phương pháp chỉđạo: + Chọn 5 chủ hộ trên sứđồng khác nhau làm điểm chỉđạo: Gia đình ông Trung Bình: 3,08 ha xứđồng đảng uỷ. Gia đình bà Hồng Dũng: 3,67 ha xứđồng bãi bằng. Gia đình bà Ngọ: 0,82 ha xứđồng bắc bãi bằng. Gia đình ông Xịa: 1,09 ha xứđồng bãi điện. Gia đình bà Tuyến Minh: 0,8 ha xứđồng đồi số một. + Phương pháp tiến hành: - Kiểm tra hiện trạng vườn trước khi thu hoạch. - Lên kế hoạch chỉđạo từ thu hoạch đến chăm sóc, bón lót, lưu gốc hoàn chỉnh. + Phương pháp gián tiếp: - Tổ chức tập huấn các biện pháp chăm sóc cũng như phòng trừ sâu bệnh cho công nhân. - Tuyên truyền qua hệ thống đoàn thể, chính quyền. - Tổ chức giao ban rút kinh nghiệm trong công tác chỉđạo thực hiện các khâu thu hoạch, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Những nội dung và cụ thể phần chỉđạo trên được thông qua: Hội nghịđầu bờ, hội nghị chuyển giao KH - KT của các cán bộ phòng Kế hoạch - Kĩ thuật đến từng công nhân vào các kì họp định kì hàng tháng. + Phương pháp trực tiếp: - Trực tiếp điều tra thực tế hiện trạng các vườn mía trong điểm chỉđạo, xem thời vụ lưu gốc, năng suất, sản lượng dự tính, tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng, khả năng lây lan mầm bệnh cho vụ sau… - Liên tục bám sát các điểm chỉđạo cũng như các vườn mía trên địa bàn đội 4 để kiểm tra, đôn đốc người lao động thực hiện đúng quy trình thu hoạch, chăm sóc mía lưu gốc, đồng thời theo dõi diễn biến sâu bệnh hại trên đồng ruộng để có biện pháp phòng trừ kịp thời, tránh tình trạng để có dịch sảy ra. - Tiếp thu các kiến thức thiết thực, bổích của cán bộ phòng kế hoạch - kĩ thuật Nông trường, cũng như các ý kiến kiến nghị tích cực của người công nhân để trong quá trình thực hiện đề tài và sau này khi ra công tác thực tế sẽ học tập, rút kinh ngiệm và làm được tốt hơn, hiệu quả cao hơn. IV. KẾTQUẢCHỈĐẠO: Từ năm 1995 trở vềđây cây mía đãđược tái sản xuất trở lại và là một trong hai cây trồng chính mang lại hiệu quả kinh tế cao cho Nông trường Hà Trung, cung cấp cho nhà máy mía đường Việt Nam - Đài Loan với năng suất mỗi năm trung bình từ: 60 - 80 tấn/ ha. Hiện nay diện tích trồng mía chiếm 40% tổng diện tích toàn Nông trường, trong đó mía chín sớm chiếm 30%, giống chín trung bình chiếm 50%, còn lại là giống chín muộn. Mặt khác cứ sau một chu kì trồng mía Nông trường lại thay đổi cơ cấu giống nhằm chọn ra những giống mía năng suất cao, trữ lượng đường lớn và phù hợp với điều kiện vềđất đai, khí hậu, thiên nhiên của Nông trường. Ngoài ra Nông trường còn có chếđộ luân canh hợp lý giữa mía và dứa cho nên vừa nâng cao năng suất, cải thiện môi trường sống vừa làm giảm sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại. Mía lưu gốc đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho người trồng mía với những ưu điểm: Giảm được tới 30% kinh phí so với trồng mới, giảm lượng giống, công trồng trọt, công vận chuyển mà năng suất lại cao, ổn định. Tuy nhiên cần phải có biện pháp chăm sóc, tác động thích đáng để vẫn đảm bảo được tính ổn định, cho năng suất cao màđất không bị sói mòn, bạc màu, sâu bệnh không phát sinh, phát triển gây hại ngiêm trọng. Trên 5 điểm chọn chỉđạo tại đội 4 Nông trường Hà Trung chúng tôi đã tiến hành điều tra, đi thực tế, xem xét tại các ruộng chỉđạo ngay từ những ngày đầu về thực tập. Địa hình tại đơn vịđội 4 tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp, có các đồi úp bát thoai thoải. Đất thịt, mịn, tơi xốp phù hợp cho cây mía phát triển, việc áp dụng cơ giơí hoá vào sản xuất là dễ dàng, giao thông đi lại khá thuận tiện. Tuy nhiên xét về thành phần thì cây mía có diện tích là nhỏ hơn so với cây dứa và cây dứa vẫn chiếm vai trò chủđạo. Việc tác động các biện pháp chăm sóc mía lưu gốc cóý nghĩa rất lớn để nâng cao năng xuất, ổn định chất lượng, giúp cho người trồng mía yên tâm đầu tư sản xuất, lợi ích kinh tế thu được từ mía là không thua kém gì cây dứa. Từ thực tế sản xuất đang chứng minh cho thấy được điều đó. Bảng 2.1: Đặc điểm đất, vụ mía trên các hộđược chỉđạo. tt Hạng mục Hộông Trung Bình Hộ bà Hồng Dũng Hộ bà Ngọ Hộông Xịa Hộ bà Tuyến Minh 1 Diện tích (ha) 3,08 3,67 0,82 1,09 0,80 2 a b c Đặc điểm đất Độ chua (PHkcl) Đa lượng tổng số Đạm Lân Kali Mùn Độ dày tầng canh tác (cm) trung tính trung bình khá trung bình khá 0 - 30 >30 chua vừa trung bình nghèo nghèo nghèo 0 - 18 < 18 rất chua nghèo rất nghèo nghèo rất nghèo 0 - 18 < 18 chua vừa nghèo nghèo trung bình nghèo 0 - 20 < 20 trung tính trung bình trung bình khá trung bình 0 - 25 > 25 3 a b Đặc điểm cây trồng: Loại giống mía Vụ lưu gốc Roc 10 lưu gốc 2 lẫn lưu gốc 3 MI55-14 mía tơ MI55-14 lưu gốc 2 Roc 10 lưu gốc 3 4 Độđồng đều của vườn (về sinh trưởng) trung bình kém khá trung bình khá 5 Đánh giá khả năng khai thác giống không không tốt không tốt Nguồn cung cấp: Tài liệu phân tích nông hoá - Trường ĐHNN I Hà Nội tại Nông trường Hà Trung năm 2004 - 2005. Qua bảng số liệu trên cho thấy đặc điểm cơ bản của đất vềđộ chua, đa lượng tổng số, tầng canh tác, loại giống mía… ở từng hộ chỉđạo. Xem xét phân tích kĩ từđóđưa ra các biện pháp chăm sóc, bón phân phù hợp. 4.1. Chỉđạo thu hoạch: Căn cứ vào kế hoạch của Nông trường năm 2006, 5 hộ sản xuất trên vẫn để chăm sóc lưu gốc. Chỉ thực hiện khai thác giống mía trên hộ có vườn đồng đều về sinh trưởng, vườn để lưu gốc được thu hoạch sau. Việc thu hoạch mía cóảnh hưởng lớn đến năng xuất, chất lượng mía của vụ lưu gốc năm sau do đóđòi hỏi phải bố trí thu hoạch đúng thời gian, đúng kĩ thuật đối với từng loại giống. Thời điểm thu hoạch cụ thể của từng hộ: Các hộ thu hoạch từ 08/02/2006: Trung Bình, Hồng Dũng, Ngọ (với tổng diện tích là: 7,57ha). Các hộ thu hoạch từ 01/03/2006: Ông Xịa, bà Tuyến Minh ( với tổng diện tích là: 1,98ha). Đồng thời cùng kết hợp với cán bộ phòng Kĩ thuật, ban chấp hành đơn vịđội 4 chỉđạo các hộ không có chỉ tiêu trong chương trình chỉđạo làm tốt công tác vệ sinh, bóc lá, ép rãnh… để chuẩn bị cho thu hoạch, chăm sóc về sau. Việc kiểm tra hiện trạng vườn trước khi thu hoạch có tác dụng: Xem xét, kiểm tra tình hình sinh trưởng, độ chín của mía, độđồng đều, thành phần sinh vật tham gia, tình hình phát sinh, phát triển của sâu bệnh… để lên kế hoạch thu hoạch mía đúng thời gian, đúng độ chín, đồng thời vệ sinh đồng ruộng, xử lý các mầm mống sâu bệnh tránh gây ảnh hưởng thiệt hại cho vụ sau. Ở 3 hộ sản xuất: Hộông Trung Bình, hộ bà Hồng Dũng, hộông xịa không nằm trong kế hoạch khai thác giống mà tiến hành chặt mía thịt cho nhà máy. Trước khi thu hoạch cần bóc hết láôm phần thân thật của mía trước 7 ngày với mục đích làm tăng nhanh độ chín của phần non trên thân và góp phần làm giảm tối đa thất thoát do thu hoạch. Đồng thời ép rãnh, xử lý các ổ rệp còn lại trên lá bằng cách phun thuốc Trebon 10 EC pha với nước nồng độ 0,1 - 0,5 %, mỗi ha 1 - 1,5 lít thuốc đều cho hiệu quả cao. Phát dọn xung quanh ô, lô, bờ lô mục đích tiêu diệt những ổ sâu bệnh, các kí chủ phụ không cho chúng có nơi cư trú, trú ngụ, để tránh lây lan sang mía lưu gốc vụ sau. Tiến hành thu hoạch đúng như kế hoạch thời gian đãđề ra, mía trên vườn đảm bảo sạch sẽ, độ chín đồng đều. Để giảm thất thoát do thu hoạch vàđảm bảo kĩ thuật chặt không làm ảnh hưởng đến lưu gốc vụ sau, cần dùng dao sắc có bản rộng, chặt dứt điểm. Chặt ngọn trước sau đó chặt gốc, phải chặt sát mặt đất, vết chặt ngọt không làm đập phần lưu gốc để lại. Thân cây được chặt ra từng đoạn dài tương ứng 1,0 - 1,1m. Chiều chặt, phải chặt vát mục đích tránh cho nước còn đọng lại làm thối gốc, vừa thuận lợi trong khâu vận chuyển lên xe vừa giảm thiểu khả năng mất nước ởđầu vết chặt do thời tiết lúc thu hoạch là hanh khô. Trong quá trình vận chuyển, đi lại cần hướng dẫn cho các chủ lái xe ra vào tránh làm dập gốc mía vụ sau. Kết quả thu hoạch được thể hiện ở bảng 2: Bảng 2.2:Năng suất, sản lượng mía được thu hoạch ở các hộ chỉđạo tại đơn vịđội 4 - Nông trường Hà Trung. TT Hộ sản xuất Sản lượng (kg) Năng xuất bình quân(kg/ha) 1 2 3 4 5 Hộông Trung Bình Hộ bà Hồng Dũng Hộ bà Ngọ Hộông Xịa Hộ bà Tuyến Minh 224.501 133.300 67.820 50.390 44.684 72.890 36.322 75.646 46.229 55.855 Qua việc chỉđạo trong khâu thu hoạch, bóc lá, ép rãnh ở những ruộng không khai thác giống, chặt đúng tiến độ, đúng kế hoạch của đơn vị, lấy đủlượng thu hoạch yêu cầu trong ngày, chặt sát gốc, sát đất, bảo đảm vết chặt ngọt, đồng thời chặt ra đoạn 1 - 1,1m ( không nên chặt đoạn quá ngắn). Năng suất tăng từ 10 - 13% so với những hộ sản xuất làm theo thói quen, tuỳ tiện không theo kế hoạch, không bám theo chương trình chỉđạo. 4.2. Xử lý sau thu hoạch: Sau khi thu hoạch song, trên đồng ruộng lúc này khâu quyết định cho mía lưu gốc vụ sau phát triển tốt đó là việc sử lý các gốc mía sau thu hoạch. Với điều kiện của Nông trường Hà Trung thì sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, vào khí hậu. Địa hình lại không thuận lợi cho công tác tưới tiêu, sản xuất phụ thuộc vào lượng nước trời là chính. Cho nên sau khi thu hoạch song thìđiều kiện cần là khí hậu thời tiết, nó tương ứng phù hợp để tác động các biện pháp thích hợp trên đồng ruộng. Ẩm độđất, ẩm độ không khí và lượng dáng thuỷđã chi phối toàn bộ tiến độ xử lý sau thu hoạch trên vườn lưu gốc. Đối với những hộ thu hoạch ở thời kỳ từ 08/02/2006 (hộông Trung Bình, bà Ngọ, bà Hồng Dũng) thì ngay sau khi thu hoạch, điều kiện thời tiết khá thuận lợi, có mưa nhỏ kéo dài, ẩm độ không khí vàẩm độđất cao. Cần tiến hành chặt lại gốc bằng dao sắc hoặc cuốc sắc sao cho phần gốc để lại sát mặt đất kết hợp gom lá, nếu ruộng cày chăm sóc bằng trâu, bò chúng tôi tiến hành gom lá theo công thức 2/1, nếu ruộng cày chăm sóc bằng máy thì gom lá theo công thức 2/2 hoặc 2/1. Cách làm này mang lại hiệu quả cao trong vệ sinh, tiêu diệt sâu bệnh và các mầm mống còn lại từ vụ trước, kích thích khả năng nảy mầm của các mầm ngủ trong gốc. Tuy nhiên với biện pháp này chỉáp dụng trong điều kiện thời tiết thuận lợi, còn nếu như thời tiết khô hạn, không có mưa thì không nên gom lá vì như thế có thể làm tiêu diệt đáng kể lượng vi sinh vật có lợi trong đất, làm mất đi lượng chất hữu cơđáng kể ngoài ra nó còn phá vỡ cấu tượng đất làm cho lớp đất mặt khô cứng và mất nước, sự sinh trưởng và phát triển của mầm mía gặp nhiều khó khăn, sau khi trời có mưa trở lại làm cho đất bị dí chặt, dễ bị rửa trôi sói mòn. Hai hộ sản xuất thu hoạch vào đầu tháng 3 ( hộông Xịa, bà Tuyến Minh) sau khi thu hoạch do điều kiện thời tiết không thuận lợi, ẩm độđất vàẩm độ không khí thấp cho nên việc gom lá không thực hiện được. Công việc chủ yếu là chỉđạo chặt lại gốc, sau đó trải lá trên mặt ruộng với mục đích giữẩm, làm giảm sự thoát hơi nước, hạn chế sự phát triển của cỏ dại cung cấp một lượng hữu cơ cho đất mà cây cần đồng thời giữ nguyên vẹn được thành phần vi sinh vật hoạt động trong đất. Tạo điều kiện cho gốc lưu có lực đẩy mầm phát triển về sau này. Tuy nhiên biện pháp này khó tiêu diệt và kiểm soát tình hình sâu bệnh còn tồn tại từ vụ trước năm trước hoặc mới phát sinh. Ngoài ra cần kết hợp xử lý các bụi cỏ, gò mối, các mầm mống sâu bệnh còn tồn tại trên cây kí chủ, phát quang và vệ sinh sạch sẽ bờ lô thửa. Trong điều kiện cho phép, sau khi gom lá song cần tiến hành cày xả ngay vị trí cách tâm gốc mía 15 - 20cm, gom lá về một bên, tiến hành cày, cày sâu khoảng 15cm. Cày càng sâu càng sát gốc càng tốt. Cày xả luống vừa có tác dụng làm cho đất quanh gốc tơi ải, xốp, thoáng khí, cải thiện chếđộ không khí trong đất làm cho mầm mía được nảy mầm sớm vừa có tác dụng làm xuân hoá bộ rễ, cắt đứt các bộ rễ cũ, rễ giàở bộ phận trên, xúc tiến việc phân chia tạo cho rễ mới phát triển hạn chế hiện tượng lão hoá. Mặt khác việc cày xả phơi đất sẽ làm cho đất dễ ngấm nước, và giữ nước tốt nhờ cắt đứt các mao mạch… Việc cày xả còn làm thay đổi lớn đến môi trường sống của các loài sâu bệnh sống trên và trong đất làm hạn chế và tiêu diệt sâu bệnh. Tuy nhiên việc cào lá, bạt gốc, cày xả luống tiến hành khi điều kiện ẩm độ không khí, ẩm độđất cho phép. Nếu thời tiết quá khô, ẩm độđất vàẩm độ không khí thấp mà tiến hành cào lá, bạt gốc sẽ làm ảnh hưởng lớn đến khảnăng tái sinh của mía. Nếu thời tiết rét quá thì không nên xử lý gốc ngay mà phải để nhiệt độ tối thiểu 120C - 150C mới tiến hành xử lý. Ngay sau khi cày xả luống cần tiến hành lọng gốc. Chính là việc cuốc bỏ khối đất bị nén nằm giữa gốc mía mà khi cày xả luống không làm được hết tác dụng, phá vỡ làm đứt các rễ già, cải thiện không khí, làm tơi xốp, thoáng khí tạo điều kiện cho mầm mía tái sinh phát triển tốt. Cùng với phòng KH - KT Nông trường chúng tôi tiến hành kiểm tra, ngiệm thu phần cày xả luống, lọng gốc trước khi bón phân lần một. Cả 5 hộ sản xuất đã thống nhất cao và thực hiện tốt nội dung chỉđạo. Kết quả kiểm tra, ngiệm thu cho thấy: Chất lượng cày tốt, đúng kĩ thuật, đất tơi, xốp, thoáng khí, bộ rễ cũ của mía được cắt đứt, độ cày sâu thấp nhất 13cm, cao nhất 18cm tính từ mặt đất. Các mầm mía nằm trong mặt đất, mặt luống bật đều, mầm mập mạp, khoẻ mạnh. Kết luận: . Việc chặt, bạt gốc mục đích hạn chế mầm tái sinh mọc trên mặt luống, vết chặt ngọt, không dập phần còn lại. Cày xả luống, lọng gốc đảm bảo đúng kĩ thuật và cho kết quả tốt, bộ rễ cũđược cắt đứt, tạo độ tơi xốp, giữẩm đã kích thích cho mầm mọc đều, khoẻ, chắc chắn vụ lưu gốc 2006 - 2007 sẽ cho năng suất cao. . Trong điều kiện thời tiết khô hanh, những ruộng thu hoạch sau chỉ tiến hành bạt gốc và tản lá, giữẩm trên mặt ruộng. 4.3. Chăm sóc mía lưu gốc: 4.3.1. Bón phân lót: Mía là cây trồng có khả năng cho sinh khối lớn nên đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng. Mỗi một thời kỳ sinh truởng cũng đòi hỏi lượng dinh dưỡng là khác nhau. Bón phân cân đối, hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mía làm cho mía sinh trưởng, phát triển tốt, khoẻ mạnh, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh. Quy trình bón phân lót của Nông trường( tính cho 1ha): - Mùn: 30 tấn ( sản phẩm của bã mía cộng chất cặn bã lấy ở nhà máy mía đường Việt - Đài). - Phân lân nung chảy: 800kg - N : P : K 16 :16 :8 : 400kg (Việt Nhật). - Phân vi sinh: 700kg - Vôi bột: 800kg - Thuốc trừ sâu Sago super: 30kg Cụ thể căn cứ vào đặc điểm thổ nhưỡng nông hoá từng loại đất ở 5 hộ chỉđạo, cán bộ phòng KH - KT kết hợp với đơn vịđội 4 đưa ra lượng phân bón lót lưu gốc như sau: Bảng 2.3:Lượng phân bón lót, lưu gốc tại đơn vịđội 4. TT Vật tư đvt Ông Trung Bình Hồng Dũng Ngọ Xịa Tuyến Minh 1 2 3 4 5 Vôi cục Vi sinh N, P, K 16-16-8 Phân lân nung chảy Thuốc Sago super tấn tấn tấn tấn kg 0,5 0,6 0,3 0,2 30 0,7 0,7 0,4 0,3 35 1,0 0,8 0,45 0.35 35 0,7 0,7 0,4 0,3 35 0,5 0,6 0,3 0,2 30 + Cách bón: Ngay sau khi cày ẩm độđất, ẩm độ không khí cao, thời tiết thuận lợi cần tiến hành bón lót, mục đích cải tạo đất, cung cấp thêm dinh dưỡng để tạo điều kiện cho mầm mới nhú sau này phát triển. Bón phân: Mùn + phân lân nung chảy + N:P:K 16: 16: 8 + phân vi sinh + thuốc trừ sâu Sago super ; được bón vào rãnh cày sau đó dùng cày trâu bò lấp lại. Thuốc trừ sâu Sago super được sử dụng để trừ các loài sâu hại có trong đất, tuyến trùng, sâu sùng,… các loại sâu đục gốc, ăn rễ… một phần tiêu diệt các loại sâu đục thân, rệp… trú ngụ nhờ trong đất. Bón vôi: Đối với vôi bột ta không bón lẫn với phân chuồng có gốc amôn và phân supelân. Bón vôi nhằm cải tạo độ PH đất, phải bón trước khi bón phân khác ít nhất một tháng. Vì vậy chúng tôi chỉđạo cho công nhân sau khi cào lá tiến hành rắc vôi bột, bón vôi vào thời kì này rất thích hợp làm tăng khả năng phân giải của lá mía đồng thời hạn chếđược sâu bệnh trên đồng ruộng. Cách bón: Vãi vôi theo chiều gió, với phương pháp thủ công này vôi được vãi đều khắp ruộng và không bay vào người. 4.3.2. Dặm gốc đảm bảo mật độ: Sau khi các mầm mía nhú lên trên khỏi mặt đất, có những chỗ, những đoạn vì nhiều lý do có thể làm mầm bị chết, không lên được, hay do bị sâu bệnh phá hại, gia súc ăn khuyết … làm cho ruộng mía không đồng đều, mật độ không đảm bảo, làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và năng suất mía sau này. Do đó cần tiến hành kiểm tra ruộng và trồng dặm kịp thời. Đây là biện pháp rất cần thiết, đặc biệt ở vườn mía lưu gốc. Sau khi nắm bắt được quy trình, kế hoạch của Nông trường, chúng tôi cùng cán bộđơn vịđội 4 đã thực hiện tốt và có hiệu quả việc hướng đẫn nông hộ dặm và khắc phục tình trạng mất mật độ. Với tiêu chí: Mật độ mất khoảng trên luống mía lớn hơn hoặc bằng 50cm cần thiết phải dặm. Cuốc hố dặm, hố dài 35 - 40cm, sâu 25 - 30cm, đáy hố có lớp đất bột dày 3 - 5cm, hốđược cuốc trước dặm ít nhất 7 ngày. Trước khi dặm bón đủ phân hữu cơ hoặc mùn mía, phân lân, phân tổng hợp NPK 16 - 16 – 8, toàn bộ phân lót được trộn đều với đất bột nới đáy hố, đặt hom giống, vãi thuốc trừ sâu Vibasu 10H trước khi lấp. (Hom giống trồng dặm phải được sử lý giống như hom giống trồng mía tơ: Nếu trồng ngay, cần bóc bẹđể mắt và các đai rễ tiếp xúc trực tiếp với đất để rễ ra nhanh hơn, có lợi cho việc nảy mầm. Nếu chưa thể trồng ngay, cần xử lý chống nấm bệnh, vi khuẩn làm thối bằng cách nhúng hai đầu hom vào hỗn hợp: Tro bếp + vôi bột hoặc trước khi trồng nên ngâm vào dung dịch nước vôi 5 - 10% khoảng 8 - 24 giờđể thuận lợi cho hom nảy mầm tốt; với những giống chẳng may lấy ở ruộng mà vụ trước có nhiều bệnh nên xử lý mầm bằng nước nóng 520C trong 4 giờ). Thực tếđến nay, đầu tháng 5 năm 2006 vườn mía nhà bà Hồng Dũng, Tuyến Minh cây dặm đã mọc đều, kết quả kiểm tra đã cho thấy bình quân 7,5 cây sơ cấp / 1 mét dài tương ứng 68.000 cây/ha. Với hộông Trung Bình, hộ bà Ngọ, hộông Xịa tỉ lệ mất khoảng nhỏ hơn 50cm không đáng kể, tiến hành chỉđạo cuốc phá váng mặt luống, đồng thời cuốc hốở giữa hai khóm mía để bón bổ xung phân. 4.3.3. Xới xáo, bón thúc: + Xới xáo:Đây là việc làm cần thiết để diệt trừ cỏ dại. Như ta đã biết cỏ dại có sức sống rất mãnh liệt, dai dẳng, sức chống chịu cao, làđối thủ cạnh tranh về thức ăn, ánh sáng, lại là cây kí chủ phụ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh phá hại. Cỏ mọc càng nhiều thì khả năng mía tái sinh kém , đẻ nhánh vàphát triển chậm vì thế cần thiết phải tiêu diệt, làm sạch cỏ, tạo môi trường tốt cho mía phát triển cho năng suất cao. Xới xáo để tiêu diệt cỏ dại đồng thời còn có tác dụng làm thay đổi chếđộ không khí trong đất, làm đất thoáng khí, tơi xốp tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển. Tiêu diệt cỏ dại thủ công có thể dùng cuốc, liềm hay nhổ bằng tay. Với những ruộng nhiều cỏ, điều kiện cho phép có thể sử dụng thuốc trừ cỏ, kết hợp cả hậu nảy mầm và tiền nảy mầm tuỳ theo mức độ cỏ mọc trên ruộng để phun trừ cỏ. Song song với việc xới xáo, khi mầm mía đã lên đều, khoẻ mạnh, ở những chỗ mật độ cao, mầm mọc dày cần tỉa bớt những mầm vô hiệu, mầm còi cọc, phát triển kém , tạo điều kiện tập chung dinh dưỡng cho các mầm hữu hiệu sinh trưởng, phát triển tốt. Đồng thời theo dõi sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh đặc biệt là sự phá hại của sâu đục thân, rệp… để có biện pháp tác động thích đáng. + Bón thúc: Theo kết quả nghiên cứu của phòng kĩ thuật, kế hoạch của Nông trường thì nên bón 3 lần là tốt nhất: - Bón lót sau cày bừa. - Bón thúc: . Lần 1: Khi mía có 5 - 6 lá thật. . Lần 2: Khi mía có 10 - 12 lá thật. Việc bón thúc được thực hiện ngay sau khi trời mưa, ẩm độđất, ẩm độ không khí cao, đất đủẩm . Bón thúc có tác dụng rất lớn cho mầm mía phát triển. Bộ rễ mới lúc này đã mọc và dần hoàn thiện, đợt bón lót trước đã tạo điều kiện cho mầm mía con lên đều khoẻ mạnh. Nhưng để cây sinh trưởng tốt, tăng nhanh về sinh khối, bản lá to rộng tạo điều kiện cho quang hợp tổng hợp chất hữu cơ… Thì nhất thiết phải có các đợt bón thúc, có như vậy tiềm năng năng suất mới là tốt nhất. Quy trình bón thúc: + Thúc lần 1: Khi mía có 1 - 5 lá thật, bón thúc với liều lượng: 50% urê + 50% kali + 100% NPK. Trộn đều vãi dọc theo hàng mía sau đó dùng cày trâu bò lấp lại kết hợp vun luống cao khoảng 20 - 25cm. + Thúc lần 2: Khi mía có từ 10 - 12 lá thật, liều lượng: 50% urê + 50% kali, dùng trâu bò xả hai bên rãnh, trộn đều phân sau đó vãi vào rãnh, lấp lại kết hợp với làm cỏ, bóc lá. Kết hợp hai lần bón thúc, tiến hành cày giữẩm và cày chăm sóc, việc này chỉ thực hiện được khi đất cóđủđộẩm. Trước cày chăm sóc bón phân 7 - 10 ngày. Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo hài, không có mưa, cho đến cuối tháng 4 vàđầu tháng 5 mới có mưa trở lại vì vậy ở các hộ chỉđạo mới thực hiện bón thúc song đợt 1. Thời kì này nhiệt độ cao, ẩm độđất cao làđiều kiện cho cỏ dại và sâu bệnh phát triển. Đặc biệt là cỏ dại vì vậy sau bón phân 2 - 3 ngày cần tích cực ra đồng làm sạch cỏ, nếu ở ruộng nào mật độ cỏ cao không làm kịp cần kết hợp phun thuốc trừ cỏ. Tránh để cỏ cạnh tranh dinh dưỡng với cây mía trong thời kì này. Một số loại thuốc trừ cỏ có thể xử dụng như: Mizin 80 WP: 3 - 5kg/ ha, pha 50 - 80g/ bình 8 (l), phun 6 bình/1000m2 Lyphoxim 41 SL: liều lượng : 2,5 - 3,0 lít/ ha, pha 50cc / bình 8 (l) nước, phun 5 - 6 bình/ 1000m2 TouchdownR liều lượng: 1,5 - 3 lít / ha, pha 30cc - 60cc/bình 8(l), phun 5 bình/ 1000m2 Gramoxone: liều lượng: 1,51 - 3 (l)/ ha, pha 30cc - 60cc/ bình 8 (l), phun 5 bình/ 1000m2. Go up 480SC: liều lượng 3 - 6 (l)/ ha, pha 70ml - 100ml/ bình 8 (l) nước, phun 6 bình cho 1000m2. Nên phun các loại thuốc trên khi đất đủẩm, tránh phun khi đất bị khô hạn, trước khi trời chuẩn bị mưa dừng phun. 4.3.4. Phòng trừ sâu bệnh: Bảo vệ cây trồng là một việc làm rất cần thiết. Muốn cây sinh trưởng tốt, khoẻ mạnh, cho năng suất bội thu… ngoài việc chăm sóc thì việc bảo vệ cho cây trồng cũng là một khâu tối quan trọng, cây có khoẻ mạnh thì mới sinh trưởng phát triển tốt được và năng suất, chất lượng mới được ổn định. Do mía có thời gian lưu gốc dài, sử dụng nhiều năm trên một chân đất. Đây làđiều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, phát triển. Trên cây mía có một số loại sâu hại chủ yếu như: Sâu đục thân, rệp sáp, rệp xơ bông trắng, bọ xít xanh, bọ xít đen, bọ xít dài hôi, bọ hung… Một số loại bệnh như: Bệnh thối đỏ ruột mía, bệnh thối đen ruột mía, bệnh đốm đỏ lá mía… Biện pháp áp dụng tốt nhất, hiệu quả nhất đó là phòng trừ tổng hợp IPM trên cây mía, biện pháp này đòi hỏi người công nhân phải có kiến thức vàáp dụng tốt cho cây trồng của mình. + Biện pháp canh tác: Đó chính là các khâu: Vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, chăm sóc… đãđược trình bày ở trên. Biện pháp này tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng khoẻ mạnh, có sức đề kháng cao với sâu bệnh vàđiều kiện bất thuận đồng thời tạo môi trường không thuận lợi cho ký sinh vật gây bệnh, côn trùng hại… phát sinh, phát triển. + Biện pháp cơ giới, vật lý: - Nên thường xuyên bóc lá mía, bóc những lá vô hiệu, láđã già, héo khôđể hạn chế sự trú ngụ của rệp, làm cho rễ khí sinh không phát triển được, các mầm bệnh giảm. - Ở thời kỳ mía mọc mầm, cây mía còn nhỏ, rệp ít: có thể dùng giẻ thấm nước điếu + dầu hoả + xà phòng vuốt, cắt bỏ rệp… - Với bọ xít ( bọ xít xanh, bọ xít dài hôi) phòng bằng cách: Đốt tàn dưở ruộng mía sau thu hoạch, bắt sâu non bằng tay, bắt sâu ởđọt lá… - Sâu đục thân: Ngay sau khi thu hoạch nên chặt thật sát gốc, xử lý tàn dư, khoảng tầm cuối tháng 3 - 4 sâu đục thân vào nhộng, cần dọn sạch lá, đoạn thân còn sót lại đem đốt. Làm vợt bắt trưởng thành, sử dụng bẫy bả chua ngọt bắt trưởng thành. - Bọ hung: Ta dùng gậy hay cuốc sắc nhỏđào tiêu diệt sùng non ở các gốc mía bị héo. + Biện pháp sinh học: Đây là biện pháp sử dụng các loài kẻ thù tự nhiên để tiêu diệt các loài sâu hại. Biện pháp này mang lại hiệu quả cao lại không gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Cho nên rất cần được khuyến khích, nhân rộng, tạo điều kiện cho các loài có lợi này phát triển. Ví dụ: Thiên địch bắt rệp: Bọ rùa 13 chấm, bọ rùa 2 chấm đỏ; nấm gây bệnh cho rệp, nấm kí sinh Aspergillus. Thiên địch của sâu đục thân là ong mắt đỏ, kí sinh ở pha trứng… + Biện pháp hoá học: Biện pháp này có tác dụng nhanh, tức thì, hiệu quả cao trong việc tiêu diệt sâu bệnh, cắt đứt dịch hại một cách mau chóng. Tuy nhiên biện pháp này gây độc hại cho con người, gia súc, gây ô nhiễm môi trường cho nên chỉ sử dụng khi thấy trên đồng ruộng mật độ sâu bệnh cao, hay phun khi dến ngưỡng phòng trừ. Phải thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng nồng độ. Một số thuốc hoá học có thể sử dụng: Trừ rệp: Trebon 10ND, nồng độ 1/500 - 1/600. Monitor 60DD, nồng độ 1/ 800, Supracid 40EC. BI 58 40EC. Trebon 10 EC, Nitox 30EC,Actara 25WG. Trừ bọ xít: Supracid 40 EC, nồng độ 1/1000. Sumithion 50EC, pha tỉ lệ 1: 1000. Trừ sâu đục thân: Diazinon 10H, Furadan 10H, bón lúc trồng và vun gốc với lượng 20kg/ ha. Padan 95SP, SUmithion 50EC, Supracid 40EC nồng độ 0,8 (l)/ha. Sattrungdan 18SL 2,5 - 3,5 (l) thuốc + 600(l) nước/ha, pha 45 - 60 ml thuốc vào bình 10 (l) nước, phun 6 bình/ 1000m2. Sago super 3G, rải cùng với phân khi bón lót, Nitox 30EC, Netoxin 18SL Trừ bọ hung: Diazinon 10H, Furadan 10H với lượng 20kg /ha. V. KẾTLUẬNVÀĐỀNGHỊ: 5.1. Kết luận: Sau 6 tháng cùng với phòng KH - KT Nông trường vàđơn vịđội 4, chúng tôi đã tiến hành chỉđạo các biện pháp chăm sóc mía lưu gốc 2006. Đến nay có thể kết luận sơ bộ như sau: . Trong quá trình thu hoạch: Mía được chặt đúng kỹ thuật, chặt sát gốc, vết chặt ngọt, mía đúng độ chín, đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. . Sau thu hoạch: Việc vệ sinh đồng ruộng, gom lá và chỉđạo cày bừa đúng theo kế hoạch, đất sau khi cày (cày xả, lọng gốc) tơi xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật cóích trong đất hoạt động phân giải các chất hữu cơ, bộ rễ cũđược cắt đứt… . Các công đoạn dặm gốc, bón lót, bón thúc kèm với bón giải thuốc trừ sâu… đãđược thực hiện đúng theo quy trình. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết nên việc bón thúc đợt 1 mãi đến cuối tháng 4 mới thực hiện được. . Việc theo dõi, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh luôn thực hiện song song, đồng thời với các biện pháp trên. Nhằm tạo cho cây mía có sức đề kháng cao, sinh trưởng, phát triển tốt. 5.2. Đề nghị: . Cần tiếp tục theo dõi, chỉđạo công nhân làm tốt các khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt ở thời kỳ mía vươn lóng làm đốt, việc bóc lá, làm cỏ cần được thực hiện thường xuyên, đúng kỹ thuật. Nhằm tránh cho sâu bệnh có nơi trú ngụ, phát sinh, gây hại… . Khi thời tiết thuận lợi, có mưa cần thực hiện bón thúc lần 2, sử dụng kèm với phân bón lá, thuốc phun trừ rệp, sâu đục thân… . Trong những năm tới cần khuyến khích, tạo điều kiện đưa các giống mía mới có năng suất cao hơn, lượng đường nhiều hơn, phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của nông trường vào sản xuất. PHẦN III: NGHIÊNCỨUKHOAHỌC Đề tài: Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick) trên cây vải thiều tại Nông trường Hà trung - T.X Bỉm Sơn, Thanh Hoá. I. ĐẶTVẤNĐỀ: 1.1.Tính cấp thiết của đề tài: Cây vải có tên khoa học làLitchi sinensis Sonn, thuộc họ bồ hòn Sapindaceae, có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, Việt Nam, bán đảo Mãlai. Ngày nay cây vải được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới nhất làở các nước châu Á. Ở nước ta cây vải là cây ăn quảđược trồng phổ biến, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc và trung du miền Trung như: Vải Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí linh - Hải Dương, Mê Linh - Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Cao Bằng… Là loài cây có giá trị kinh tế lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài giá trị về kinh tế, dinh dưỡng cây vải còn là cây sinh thái có tác dụng phủ xanh đất trống, đồi chọc, tránh rửa trôi, xói mòn. Góp phần làm trong sạch môi trường, làm đa dạng nguồn tài nguyên. Từ giá trị to lớn đó cây vải đã là nguồn sống của nhiều nhà, nhiều người dân, cuộc sống nhân dân vì thế càng được cải thiện, nâng cao. Tuy nhiên do cây vải là cây ưa sống ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, sâu bệnh phát sinh, phát triển nhiều. Lại là cây lưu niên có thời gian sinh trưởng, phát triển rất dài nên đây chính là môi trường sống lý tưởng cung cấp nguồn dinh dưỡng, thức ăn cho các loài sâu bệnh. Các loài sâu bệnh phát triển đã lấy đi từ cây rất nhiều nguồn dinh dưỡng, phá hại cây làm giảm năng suất, phẩm chất rất nghiêm trọng. Đặc biệt sâu phá hại mạnh vào mùa lộc non, ra hoa, kết trái, làm cho hoa không đậu quả, quả non giảm nhiều… gây thất thu cho người dân. Một trong những loài sâu hại trên cây ăn quả mà tôi tiến hành nghiên cứu đó là loài sâu cuốn lá vải (Olethreutes leucaspisMeyrick). Từ thực tiễn nghiên cứu tôi muốn tìm hiểu sự phát sinh gây hại của chúng cũng như phương thức, cách gây hại… Nghiên cứu xem đặc điểm sinh học, sinh thái, vòng đời… để từđó cóđược những biện pháp tác động thích đáng. Với mong muốn nhỏ nhoi làđảm bảo được năng suất cũng như phẩm chất vải góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick) trên cây vải thiều tại Nông trường Hà Trung - T.X Bỉm Sơn, Thanh Hoá”. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài: 1.2.1. Cơ sở lý luận: . Khi nghiên cứu đặc điểm về sinh học, sinh thái: Ta biết được tập tính hoạt động, quy luật phát sinh, từng pha phát triển, vòng đời. . Khi đưa các pha phát triển ngoài tự nhiên mang về nuôi để tìm ký sinh từđó xác định được tỉ lệ các pha bị kí sinh ngoài tự nhiên và có bao nhiêu loài kí sinh ở pha đó (nếu có). 1.2.2. Cơ sở thực tiễn: Từ cơ sở lý luận khi biết được tập tính, quy luật phát sinh, các pha phát triển… Ta tác động các biện pháp phòng trừ loài sâu hại này một cách chủđộng, kịp thời không gây tổn thất, tổn hại về sức khoẻ, kinh tế, môi trường … Khi biết được các loài ký sinh, thiên địch cóở các pha phát triển thì ta lợi dụng loài ký sinh này, nhân nuôi chúng, tạo điều kiện cho chúng phát triển, sử dụng trong phòng trừ sinh học. 1.3. Mục đích, yêu cầu của đề tài: 1.3.1. Mục đích: - Xác định sựđa dạng về thành phần loài sâu hại bộ cánh vẩy và thiên địch của chúng. - Xác định được quy luật phát sinh cũng như sự phân bố của chúng. - Xác định được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái cơ bản của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick). - Xác định được tỉ lệ ký sinh của từng pha. - Có thểđề xuất được một số biện pháp phòng trừ loài sâu hại này. 1.3.2. Yêu cầu: - Biết được thành phần loài sâu hại bộ cánh vẩy. Lên được danh sách ( mục) thành phần loài: + Loài có lợi + Loài có hại - Vẽđược đồ thị về quy luật phát sinh, thời điểm cực thuận cũng như giai đoạn suy thoái. - Nắm được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái cơ bản của sâu cuốn lá (Olethreutes leucaspis Meyrick). Từđó lên cơ sởđề suất các biện pháp phòng trừ. II. TỔNGQUANTÀILIỆU: 2.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong và ngoài nước: 2.1.1. Nguồn gốc và giá trị của cây vải: Cây vải ( Litchi sinensis Sonn) còn có tên gọi là Lệ chi hay Phlekalen ( theo tiếng Campuchia). Theo Đường Hồng Dật (2003) [4] thì cây vải có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và nóđãđược trồng cách đây 3000 năm. Vào cuối thế kỉ 17, cây vải được đưa từ Trung Quốc sang Mianma vàẤn Độ. Từđó diện tích trồng vải đãđược nhân rộng sang nhiều nước trên thế giới: Trung Á, Châu Âu, Châu Mĩ ( Trần Thế Tục, 2004) [22]. Hiện nay vải được trồng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Ôtxtrâylia, Inđônêxia, Thái Lan, Mỹ, Malaixia, Nam Phi, Braxin và nhiều nước khác. Diện tích và sản lượng vải ở một số nước trên thế giới vào năm 1990 được thống kêở bảng 2.1. Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải ở một số nước trên thế giơí năm 1990. Tên nước Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Trung Quốc Việt Nam Thái Lan Ấn Độ Đảo Đài Loan Ôtxtrâylia Madagaxca Nam Phi Moritius Reunion Mỹ 161.681 25.000 13.555 11.410 8.386 1.400 800 480 200 200 100 223.680 50.000 8.410 9.186 11.198 1.450 1.200 800 200 180 40 Ở Việt Nam, cây vải cũng được biết đến từ khá lâu, khoảng 2000 năm ( theo sách Trung Quốc, quả thụ tài bồi học, tập 3, 1959 ). Theo tác giả Vũ Công Hậu (1996) [5] thì Việt Nam cũng là quê hương của một số giống vải dại mà các nhà khoa học chưa biết đến vì năm 1972 tác giảđã thấy có một số giống vải chua được bày bán dưới chân núi Tam Đảo, thuộc huyện Tam Dương của tỉnh Vĩnh Phúc. Có 3 giống vải chính được trồng ở nước ta đó là: Giống vải chua, vải nhỡ, vải thiều. So sánh về chất lượng quả, năng suất cây trồng thì giống vải được trồng với diện tích lớn nhất hiện nay đó là giống vải thiều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giống vải này cóđặc tính sinh học tương đối ổn định, tán cây có hình bán cầu, lá nhỏ, phiến lá dày, quả vải khi chín có màu đỏ rất đẹp, hạt nhỏ, cùi dày, hương vị thơm ngon. Vải là một trong những loại quảđặc sản của vùng nhiệt đới. Lê QuýĐôn, nhà bác học lớn của nước ta thế kỉ 18 đã viết: “ … Làng Thịnh Quang ( mạn Hàng Bột ngày nay) có giống quả vải… vị ngọt đậm, ăn vào thấy hương thơm tưởng chừng như thứ rượu tiên trên đời. Vải chữa bệnh yếu tim, lại thêm trí nhớ, bổ dạ dày, lá lách, yên thần kinh nên dễ ngủ… ’’ (Sách thượng kinh phong vật trí). “ … Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: Mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thuỷ tinh, như giáng tuyết … ’’ (Vân đài loại ngữ, tập II ). Về thành phần dinh dưỡng thì dinh dưỡng có trong quả vải cao hơn so với một số loại quả khác, phần cùi của quả vải chiếm 70 - 80% khối lượng quả, vỏ quả chỉ chiếm 10 - 15%, hạt chiếm 4 - 8%. Trong một 100g nước ép cùi vải có chứa: 11 - 14% đường, 0,4 - 0,9 axit hữu cơ, 34mg lân, 36mg vitamin C, ngoài ra còn có Ca, Fe, Vitamim B1 , B2 , PP. Trong hạt của quả vải (lệ chi hạch) có từ 1 - 1,5% tannin, 1 - 1,2% độ tro, 10 - 12% độẩm, 5 - 6% chất béo (T.S Đường Hồng Dật, 2003)[4]. Ngoài những giá trị dinh dưỡng quýđó, hoa cây vải còn là nguồn mật rất tốt. Nên người ta thường nuôi ong trong các vườn vải để lấy mật. Mật ong được lấy từ hoa vải là mật ong đặc sản. Gỗ vải là loại gỗ quý, bền, không bị mọt đục do đó có thể dùng để xây nhà, làm nội thất, đồ trang trí rất đẹp (Vũ Công Hậu, 1996) [5]. Cây vải thích hợp cảở nơi đất đồi núi, trung du, phát triển được trên các vùng đất đồi gò, vùng hoang hoá… Vì vậy đây cũng là chủ chương, chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trống đồi núi chọc, góp phần xoáđói, giảm nghèo cho người dân vùng núi, vùng cao. Mặt khác vải thiều có bộ khung tán đẹp nên có thể vừa trồng để lấy quả vừa làm cây bóng mát, vườn sinh cảnh… góp phần làm đẹp cảnh quan, trong sạch môi trường… Như vậy không chỉ quả vải mang lại lợi ích cho con người mà hầu hết các bộ phận trên cây vải đều được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vì thế diện tích trồng vải cũng như nhu cầu tiêu thụ vải của nước ta ngày càng tăng mạnh. 2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước: Vùng phân bố tự nhiên của cây vải ở nước ta từ 18 - 190 vĩ Bắc trở ra. Hầu hết vải được trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ và một phần khu 4 cũ, nguyên nhân phân bố mật độ cây vải không đồng đều giữa các vùng miền là do yếu tố ngoại cảnh, điều kiện khí hậu, đất đai ở các vùng nói trên phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây vải. Với các vùng khác: Miền Nam, Tây Nguyên cũng có thể trồng được vải nhưng năng suất và chất lượng không cao vì thế người ta ít trồng. Những nơi có truyền thống trồng vải của nước ta là: Thanh Hà - Hải Dương, Lục Ngạn - Bắc Giang, Mê Linh - Vĩnh Phúc, Thanh Hoà - Phú Thọ, Nông trường Đông Triều của Quảng Ninh, vườn quốc gia Cát Bà, với những giống vải quý: Giống tu hú, giống vải thiều. Ngoài ra còn có một số huyện của tỉnh Hà Tây trồng nhiều giống vải chín sớm: Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ. Những năm trở lại đây, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích bà con nông dân sản xuất nông nghiệp, nhằm xoáđói giảm nghèo, tăng năng suất cây trồng. Cùng với những chính sách đó, việc chuyển đổi giống, đưa những giống mới vào sản xuất được bà con hưởng ứng nhiệt tình. Vì thế, diện tích trồng cây ăn quả (trong đó có vải) của nước ta càng tăng mạnh. Năm 1990, diện tích trồng vải cả nước mới có 5.000 ha, sản lượng đạt 10.200 tấn. Đến năm 1995 riêng ở Hà Tây và Hoà Bình đã trồng 5 vạn ha cả vải, nhãn (Đường Hồng Dật, 2003) [4]. Theo thống kê năm 1997 Miền Bắc có khoảng 25.114 ha trồng vải trong đó 10.313 ha đang trong độ tuổi thu hoạch, sản lượng đạt 27.193 tấn. Những tỉnh có diện tích trồng vải lớn là Bắc Giang 11.785 ha, Hải Dương 9.325 ha, Quảng Ninh 3.077 ha, Hà Tây 604 ha, Lạng Sơn 223 ha. Năm 1998, Bắc Giang có 18.538 ha vải thiều, riêng huyện Lục Ngạn đã có khoảng 10.200 ha, sản lượng đạt 15.000 tấn. Cũng trong năm 1998 Thái Nguyên có 7.839 ha cây ăn quả trong đó vải thiều chiếm 46,58%, là loại cây ăn quả có diện tích lớn nhất so với các loại cây ăn quả khác. Diện tích trồng vải của các địa phương cũng như cả nước tăng qua các năm, đặc biệt từ năm 2000 đến nay. Năm 2000 cả nước có 50.000 ha trong đó có 30.000 ha cho sản phẩm, sản lượng đạt được 109.200 tấn quả. Năm 2001 cả nước có 60.000 ha , có 37.000 ha cho sản phẩm. Năm 2003, cả nước có 86.500 ha trong đó có 57.112 ha cho sản phẩm, sản lượng đạt 158.687 tấn. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng lớn là: Bắc Giang, diện tích 34.892 ha, sản lượng đạt 57.296 tấn; Hải Dương diện tích 13.915 ha, sản lượng đạt 29.942 tấn; Lạng Sơn diện tích 7.296 ha, sản lượng đạt 5.662 tấn; Thái Nguyên diện tích 6.942 ha, sản lượng đạt 5.943 tấn. Nhìn chung năng suất bình quân cây vải thiều của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực: Trung Quốc, Thái Lan… Tuy nhiên ngành nông nghiệp nước ta hiện nay đang ra sức cải tiến kĩ thuật công nghệ, chuyển đổi giống, sử dụng chương trình tổng hợp phòng trừ sâu bệnh để tăng năng suất, chất lượng quả vải ngày càng được ổn định, vì thế diện tích và sản lượng sẽ còn tăng mạnh vào những năm tiếp theo. 2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới: Hiện nay trên thế giới có hơn 20 nước trồng vải, nhưng sản xuất có tính chất hàng hoá thì chỉ có một số nước như: Trung Quốc, Ấn độ, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Australia, Mỹ, Nam Phi, Malaixia, Braxin… Một số tài liệu nước ngoài cho biết: Năng suất vải bình quân trên thế giới đạt 60 – 70 kg/cây, tương đương 2,5 - 5,4 tấn/ ha. Những cây vải tốt có thể cho năng suất 125 - 130 kg/ cây, tương đương 8 - 10 tấn /ha. Hàng năm có khoảng 20.000 tấn quả vải tươi hàng hoá dược buôn bán trên thị trường thế giới, chiếm 5,9% tổng sản lượng quả vải tươi sản xuất được. Những nước có sản lượng vải tươi nhiều nhất là: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Các nước nhập khẩu vải lớn nhất là: Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Nga, Hà Lan, Philippin, Nhật, Singapo. Năm 1993 Đài Loan đã xuất khẩu 6.989 tấn quả vải tươi sang: Hồng Công (1.925 tấn), Canada (1.284 tấn), Nhật Bản (1.227 tấn), Philippin (1.061 tấn), Singapo (990 tấn), Thái Lan (295 tấn), Inđônêxia (215 tấn). Trung Quốc năm 1993 xuất khẩu 533 tấn quả vải tươi. Ixaren xuất khẩu quả vải sang thị trường Châu Âu, quả vải ởIxaren thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10, đây làưu thế của nước này vìđây chính là vụ vải duy nhất trong mùa thu. Madagaxca là nơi cung cấp quả vải tươi lớn cho liên minh Châu Âu. Nam Phi xuất khẩu quả vải tươi, và vải đóng hộp sang Châu Âu vào khoảng 1500 - 2500 tấn/ năm (Đường Hồng Dật, 2003) [4]. Cuộc cạnh tranh hàng hóa vải tươi đã diễn ra ở một số nước Châu Á mà thị trường tiêu thụ là Hồng Kông. Những năm đầu thập kỷ 80, vải tươi ở thị trường Hồng Công được chuyển từ Quảng Đông đến, bình quân 4.500 tấn/năm, đó là những giống vải ngon, quý như: Nuamixu, Quế vị, Bạch Lạp. Những năm tiếp theo Đài Loan bán vào Hồng Kông với số lượng ngày một tăng. Năm 1980 vải từĐài Loan chuyển đến Hồng Kông chiếm 9,97% lượng vải toàn thành phố. Năm 1981 chiếm 21,85%; năm 1984 chiếm 62,25% và lần đầu tiên vượt hẳn Quảng Đông với khối lượng 4.244 tấn trong khi Quảng Đông chỉ có 2.559 tấn ( Trần Thế Tục, 2003). Năm 1984, Thái Lan lần đầu tiên dùng máy bay chở giống vải chín sớm nhất dến Hồng Công, giống vải chín sớm hơn 10 ngày so với giống chín sớm Tam Nguyệt Hồng của Quảng Đông. Vào năm 1985, 1986 cũng vậy, Thái Lan đã xuất vải sang Hồng Kông sớm hơn vải của Trung Quốc mặc dù chất lượng quả vải chưa thật tốt nhưng vẫn bán được với giá cao. Những năm tiếp theo Quảng Đông ra sức cải tiến các khâu quan trọng trong xản suất cung ứng thương mại để giành lại vị trí của mình về mặt hàng vải tươi ở Hồng Kông. Năm 1990, diện tích trồng vải ở Trung Quốc đạt 161.861 ha với sản lượng 223.680 tấn; Ấn Độ diện tích trồng 23.442 ha, sản lượng đạt 15000 tấn; Thái Lan diện tích trồng 8.212 ha, sản lượng đạt 14.222 tấn; Australia trồng trên 1 triệu cây, sản lượng đạt 2.000 tấn. Menzel (1990) nhận định vải nhập vào Australia từ cuối thế kỉ 19, có khoảng một triệu cây trồng chủ yếu ở bang Quynxlen và Newsouth Weles. Theo Ưng Thụ Trương (1998), năm 1990 Australia có khoảng 1,5 vạn tấn quả vải. Mùa thu hoạch ởđây từ tháng 11 - tháng 2 năm sau. Australia rất coi trọng công tác giống, nước này đã nhập nội các giống tốt của Trung quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nam Phi vàđang tiến hành lai vải với nhãn để mong muốn đạt được tính cao sản vàổn định của nhãn, đồng thời kết hợp được phẩm chất thơm ngon của vải . Theo Tôn Thất Trình (2000) [26], một trăm năm trước thiên chúa giáng sinh, vải đãđược nói tới vào thời vua Hán VũĐế. Ở Trung Quốc, có một cây vải 1200 năm tuổi mà vẫn còn ra hoa, kết trái tại một chùa cổở vùng Phụng Tiên, tỉnh Phúc Kiến. Một nhà truyền giáo Mỹđãđem haạt giống Phụng Tiên về trồng ở vùng Brewster thuộc bang Florida và tuyển chọn một giống vải tốt đặt tên là giống Brewster. Nhận định của FAO và theo dự báo thì nhu cầu quả vải đặc biệt là quả tươi trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng. 2.2. Tình hình nghiên cứu và biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải: 2.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại nhãn vải: Trong hai năm từ 1967 - 1968, viện BVTV đãđiều tra được 18 loài sâu hại nhãn vải là: Sâu cuốn lá, bọ xít nhãn vải, rệp sáp đen mềm, rệp sáp hình bán cầu, rệp sáp giả cam, rệp sáp Ai Cập, ve sầu bướm, bọđa lớn hai chấm, bọ dừa nâu, bọ dừa nâu nhỏ, sâu tiện vỏ (2 loại), xén tóc mai rùa, rệp sáp cạnh, rệp sáp đỏ, rệp sáp nâu mềm, bọ xít vằn, rệp sáp Eucalymnatus teselatus [1]. Theo kết quảđiều tra của viện nghiên cứu rau quả 1988, có 26 loài côn trùng trên nhãn vải rải rác ở các tháng trong năm , trong đó chú trọng phải kểđến bọ xít Tessartoma papilosa gây hại khá nghiêm trọng đến lộc non và quả [14]. Năm 1970, Viện cây ăn quả, cây công nghiệp và cây làm thuốc đã thống kêđược 26 loài sâu hại vải. Trong đó, những loài sâu thường gặp và gây hại lớn là bọ xít nhãn vải, sâu đục quả, và nhện lông nhung. Ngoài ra còn có câu cấu, sâu đục cành, sâu cuốn lá, sâu tơ, bọ dừa, rệp sáp, sâu kèn, bọ trĩ, sâu đo, sâu cuốn lá nâu chấm đen… [15]. Theo Hồ Khắc Tín, Nguyễn Văn Viên, Phạm Văn Thắng (1981) [28] thì bọ xít Tessartoma papilosa Drury là loài sâu hại quan trọng đối với cây vải và nhãn. Vòng đời của bọ xít: 11 - 12 tháng, bọ xít trưởng thành cái có kích thước và trọng lượng lớn hơn bọ xít đực. Trứng mới đẻ có màu xanh lục hoặc màu vàng rơm sáng, tuỳ thời gian phát dục mà trứng có màu sắc khác nhau, trứng được đẻ thành từng ổ, thường ở mặt sau lá và có 14 quả/ ổ. Bọ xít có 5 tuổi, tỉ lệđực: cái là 1: 1,3. Thời gian sinh trưởng, phát dục của pha trứng là 9 - 16 ngày, bọ xít non 57 - 58 ngày, bọ xít trưởng thành là 10 - 13 tháng. Mật độ bọ xít đạt đỉnh cao vào cuối tháng 4 đầu tháng 5. Trần Huy Thọ, 1996 [6] đã cho biết: Bọ xít nhãn vải phân bố rộng khắp các vùng trồng vải, phát sinh gây hại phổ biến từ tháng 3 đến tháng 6; sâu tiện vỏ phát sinh từ tháng 6 đến tháng 11, chủ yếu phá hại trên cành cóđường kính từ 1 - 4cm , vải thiều bị hại nhiều hơn trên nhãn. Sâu đục thân làm cho cây phát triển còi cọc có thể bị chết, ruồi đục quả thường phát sinh mạnh vào tháng 6 đến tháng 7 quả bị hại thường bị thối nhũn và chảy nước. Rệp sáp ( Eucalymnatus teselatus) hình ô van, nhăn, nằm dưới mặt lá chích hút làm cho lá bị tổn thương, bị nặng dẫn đến rụng lá; rệp sáp đỏ hại trên mầm non, cuống quả và mặt trên của quả làm quả phát triển chậm, teo dần và dễ rụng, bộ phận bị hại có lớp muội xốp phủ kín. Nhện lông nhung là loài gây hại cực kỳ quan trọng, phát triển không thuận lợi ởđiều kiện nhiệt độ cao và mưa lớn. Ve sầu bướm phát sinh mạnh vào tháng 4 gây hại cho vải thiều đặc biệt là lúc ra hoa, chích hút làm rụng quả. Cũng theo Trần Huy Thọ và cộng tác viên (1996), thì nhện vải Eriophyes litchi là loài dịch hại cực kì quan trọng đối với cây vải thiều. Tác hại của chúng là rất lớn. Nhện thường tấn công lá non, quả, mầm và cuống hoa, chồi, nụ hoa. Nhện phát sinh mạnh ở thời kỳ cây đâm chồi, nảy lộc, loài nhện này thường phát sinh cùng với hiện tượng lông nhung ở mặt dưới lá, làm cho lá uốn cong, khô và rụng. Cây bị còi cọc, không phát triển, nhện đẻ trứng vào gốc của lông nhung mới nhú. Đến khi lông nhung có màu đỏ, khô thì thì nhện bắt đầu từ bỏ nới đóđến các lá mới đểở. Điều kiện thời tiết bất lợi sẽảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của chúng, nếu nhiệt độ cao, mưa nhiều sẽ làm cho nhện chậm phát triển (Trần Huy Thọ, Đào Đăng Tựu, Trương Văn Hàm, 1996) [6]. Theo Trần Huy Thọ, Đào Đăng Tựu, Trương Văn Hàm (1996) đã phát hiện trên vùng nhãn vai Hà Nội, Hà Bắc, Hải Hưng, Nam Hà có 19 loài sâu hại và 4 loài nhện. Trong đó có 8 loài thường gây hại phổ biến như: Bọ xít nhãn vải, rệp, ve sầu bướm, sâu tiện vỏ, sâu đục cành, nhện, sâu đục thân và ruồi đục quả. Đặc biệt là bọ xít nhãn vải, nhện và rệp thường gây hại cóý nghĩa kinh tế lớn [6]. Năm 1997, Nguyễn Danh Vàm và cộng tác viên đã phát hiện trên cây nhãn tại Tiền Giang 8 loài sâu hại, so sánh với kết quảđiều tra của trung tâm cây ăn quả Long Định (1995) thìđối tượng sâu hại thu được ít hơn 5 loài, các loài sâu hại phổ biến là: Sâu đục gân lá, sâu đục quả, sâu ăn hoa, sâu đục quả non, bọ xít nhãn, rệp bông, bọ cánh cứng ăn lá, sâu cuốn lá. Đến năm 1998 đã nghiên cứu loài Aphodidus margilellus Fabr thuộc bộ cánh cứng có kích thước nhưđầu đũa, màu xám nâu. Ban ngày chúng nấp trong lùm cây hay lớp lá khô, ban đêm bay ra cắn lá vải non để lại vết thâm đen trên lá làm giảm khả năng quang hợp [27]. Năm 1997, Nguyễn Văn Huỳnh, Võ Thanh Hoàng điều tra phát hiện được nhiều loài sâu hại trên lộc non của vải nhưng gây hại mạnh nhất là hai loài, sâu đục gân lá và vạt sành. Chúng gây hại trên lộc non làm lá bị thâm đen, bị rách dẫn đến cây sinh trưởng còi cọc, giảm khả năng quang hợp [7]. Theo kết quảđiều tra trong hai năm 1998 - 1999 của Nguyễn Xuân Thành tại Nông trường Đông Triều ( Quảng Ninh) và Nông trường Hà Trung (Thanh Hoá) thì thành phần côn trùng và nhện hại rất phong phú. Côn trùng hại thu được là 76 loài gồm các bộ: 39 loài thuộc bộ cánh phấn, 13 loài thuộc bộ cánh đều, 1 loài thuộc bộ hai cánh, 4 loài thuộc bộ cánh nửa, 19 loài thuộc bộ cánh cứng. Côn trùng cóích gồm 14 loài ăn thịt thuộc 6 bộ và 4 họ, 13 loài côn trùng ký sinh ( 11 loài thuộc bộ cánh màng, 2 loài thuộc bộ hai cánh) . Nhện hại bước đầu phân loại được 1 loài làEriophyes litchi Keifer thuộc họEriophyidae số lượng loài nhện ăn thịt thu được là 10 loài. Các loài sâu hại nguy hiểm có: sâu nhớt, sâu cuốn lá, sâu đo, câu cấu, bọ dừa, nhện lông nhung, bọ xít nhãn vải ( Nguyễn Xuân Thành, 1999) [16]. Kết quảđiều tra bước đầu thành phần sâu hại ở Luc Ngạn - Bắc Giang và Chương Mỹ - Hà Tây, (Nguyễn Xuân Hồng,1999) [8] đã xác định được 15 loài sâu hại trong đó có 14 loài sâu hại thuộc 5 bộ côn trùng và một loài nhện. Điều tra trên các vùng trồng vải lớn ở miền Bắc qua các tháng trong năm, đã thu thập được 51 loài sâu và nhện hại, trong đó có 46 loài sâu hại và 5 loài nhện. Các loài sâu haị thuộc 6 bộ: Đối tượng gặp nhiều nhất là bộ cánh vẩy (lepidoptera) 18 loài. Bộ cánh đều (homoptera) 15 loài, bộ cánh nửa (hemiptera) 3 loài , bộ cánh cứng (coleoptera) 8 loài, bộ hai cánh (diptera) 1 loài, bộ cánh tơ (thysanoptera) 1 loài. Trong số 51 loài có 11 loài rất phổ biến như: Bọ xít nhãn vải, rệp muội, rệp sáp, nhện lông nhung, ve sầu bướm nâu, sâu đục quả, sâu đục thân, bướm chích quả… trong số 11 loài gây hại chính có 9 loài hại chủ yếu vào thời kỳ từ ra hoa đến thu hoạch gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm. (Đào Đăng Tựu, Trần Huy Thọ cùng các cộng tác viên, 1999) [23]. Vũ Công Hậu (1999) [5] đã nhận xét : bọ xít nhãn vải là một trong 4 loài sâu hại quan trọng nhất ở miền Nam Trung Quốc. Bọ xít nhãn vải là loài bọ xít to, phía lưng có màu nâu, bụng màu trắng. Sâu non và trưởng thành dùng vòi chích hút nhựa ởđọt non, cuống hoa. Nó có thể sống lâu hơn một năm và sống dai nhất vào mùa hè. Bọ xít qua đông ở chỗ lá dày kín, những cây vải quanh nhà có mật độ dày hơn những cây vải trên gòđồi hoặc đứng riêng lẻ 2 - 3 con/1m2 tán cây (tháng 1 - 1997). Số trứng bị kí sinh nhiều, tỉ lệ ký sinh kiểm tra ngày 06/04/1997 là 26,7%, ngày 18/05/1997 là 42,7%. Theo Nguyễn Xuân Thành (1999) thì xét về mối tương quan và thành phần các đối tượng đã thu được cho thấy các đối tượng cóý nghĩa kinh tế lớn hơn cả gồm: Sâu cuốn láđầu nâu, sâu cuốn láđầu đen. Chúng phá hại lộc, hoa và các lá non quanh năm. Nhóm sâu nhớt có sâu nhớt xanh và nhớt nâu ăn lá, ăn lộc thường gây thành dịch. Nhóm sâu đo xanh, sâu đo hình que đầu hai sừng, sâu đo nâu xám phá hại lộc, hoa, lá, chúng xuất hiện quanh năm và có nhiều vào tháng 3, 4, 5. Nhóm bướm chích hút quả có nhiều song hại nhất là: Bướm lớn xám tro hai viền cánh màu trắng đục, bướm hai cánh vệt trắng hình chữ V ở hai đỉnh có vết tràm, bướm cánh sau hai vệt đen ngược chiều, nhóm này chích hút quả khi quả gần chín làm thối quả, thường xuất hiện vào tháng 6, tháng 7. Nhóm bướm đục có: Sâu đục cuống quả, sâu đục gân lá, sâu đục cành chúng làm rụng quả, chết lá, gẫy cành và xuất hiện quanh năm. Ngoài ra còn phải kểđến câu cấu xanh bé, câu cấu xám bé, bọ xít nhãn vải, nhện lông nhung [16]. Các tác giảĐào Đăng Tựu, Trần Huy Thọ và cộng sự (1996 - 2000) đã thu thập được 51 loài sâu hại và nhện hại. Các loài sâu tập trung ở mức độ cao nhất là bộ cánh vẩy 18 loài chiếm 35,7%; bộ cánh đều 15 loài chiếm 29% , bộ cánh cứng 8 loài chiếm 15,7%, bộ hai cánh, bộ cánh tơ 2 loài chiếm 1,9%, lớp nhện 5 loài chiếm 10% [23]. Vào năm 2001, chi cục BVTV Bắc Giang nhận định một số loài gây hại chủ yếu trên cây vải là: Ve sầu nhảy, bọ xít nhãn vải, nhện lông nhung [2]. Theo Nguyễn Xuân Thành (2002), bướm đêm chích hút quả có một số loài gây hại nguy hiểm. Chúng dùng ngòi châm thủng quảđể hút dịch, đáng lưu ý là các loài: Bướm nâu cánh sau có vệt móc câu, bướm nâu cánh sau hai vệt đen, bướm nâu vàng cánh sau một vệt đen, bướm xám cánh sau vệt xanh bé, bướm xám đen đỉnh trước một vệt đen, bướm xám cánh sau vệt tím xanh, bướm xám giữa cánh trước mảng vàng lớn, bướm xám diềm cánh tro bạc… Một số loài khác chỉ tham gia hút khi quảđã bị tổn thương, còn ấu trùng của chúng chỉ phá hại lá như sâu xanh bướm vàng xám, sâu nâu bướm nâu đỏ… Các quả vải bị hút, vỏ quả bị thâm đen một vùng, nước quả chảy ra. Dưới tác động của các chất dịch tiết ra từ miệng của các loài bướm này và dưới sự hoạt động của các loài vi khuẩn, thịt quả bị nhũn ra, từ mùi thơm của quả chín chuyển thành mùi chua rất khó chịu, quả mất phẩm chất [17]. Cũng theo Nguyễn Xuân Thành (2002) [18] thì bọ xít tập trung đẻ trứng vào thời kỳ nhãn vải ra hoa và sau đó mức độ giảm dần, kéo dài đến tháng 6. Tỷ lệ nở của trứng nuôi trong phòng rất cao 91,25 - 100%. Thời gian phát triển bọ xít non qua các tuổi không có sự khác nhau lớn, thường kéo dài 11 - 13 ngày (từ tuổi 1 đến tuổi 4), riêng tuổi 5 kéo dài thêm 1 ngày. Bọ xít xuất hiện trên vải sớm hơn trên nhãn nhưng mật độ trên vải thấp hơn trên nhãn. Bùi Lan Anh, Ngô Xuân Bình ( 2003), kết quảđiều tra sâu hại nhãn vải năm 2002 - 2003 tại Thái Nguyên gồm 19 loài. Trong đó hại lá 12 loài, hại thân cành 1 loài và 6 loài hại hoa và quả. Trong số các loài sâu hại, đáng chúý là sâu đục gân lá, tỷ lệ hại trung bình 5 - 10%, nơi bị hại nặng có khi lên đến 19 - 26%. Sâu đục quả, tỷ lệ hại trung bình 0,5%, nơi bị hại nặng tỷ lệ hại trên 10%. Các loài bọ xít, sâu ăn lá, sâu đục thân cành gây hại có tính chất cục bộ. Theo Bùi Công Hiến, Trần Huy thọ (2003), đãđiều tra phát hiện được 38 loài côn trùng hại nhãn vải ở nước ta, trong đó có một số loài gây hại chủ yếu là: Bọ xít nhãn, rệp muội, sâu đục quả vải, bướm chích hút quả, sâu tiện vỏ, ve sầu nâu, sâu đục gân lá, bọ nẹt. Nhưng loài bọ xít nhãn vải Tessratoma papillosa Drury là loài sâu hại nguy hiểm nhất. Cũng năm 2003, Đào Đăng Tựu, Lê Văn Trịnh, Trần Huy Thọ [24] đãđiều tra thu thập được 51 loài sâu hại và nhện hại trên nhãn vải. Trong đó có 46 loài tập trung ở 6 bộ côn trùng và 5 loài ở lớp nhện. Bộ cánh vẩy Lepidoptera nhiều nhất với 8 loài chiếm 35,5%, bộ cánh đều Homoptera có 15 loài chiếm 29,4%, bộ cánh cứng Coleoptera có 8 loài chiếm 15,7%, bộ cánh nửa Hemiptera có 3 loài chiếm 5,8%, bộ hai cánh Diptera 1 loài, bộ cánh tơ 1 loài chiếm 1,9%, lớp nhện có 5 loài chiếm 10%. Trong số 51 loài gây hại có 11 loài rất phổ biến, có 9 đối tượng tập trung gây hại từ thời kỳ ra hoa cho tới lúc thu hoạch, bao gồm: bọ xít vải, nhện lông nhung, rệp muội, rệp sáp, ve sâu bướm 2 chấm trắng, sâu đục quả, ruồi đục quả, nhện chổi rồng, bướm chích quả. Năm 2003, Nguyễn Xuân Thành [19] đã công bố kết quả sau nhiều năm nghiên cứu về thành phần côn trùng hại nhãn vải ở miền Bắc Việt Nam, số lượng côn trùng hại và thiên địch của chúng rất phong phú vàđa dạng. Số lượng loài gây hại gồm 99 loài, trong đó 98 loài côn trùng hại và một loài nhện hại. Các loài côn trùng hại gồm các bộ: bộ cánh cứng Coleoptera có 30 loài, bộ cánh vẩy Lepidoptera có 42 loài, bộ cánh đều Homoptera có 6 loài, bộ cánh nửa Hemiptera có 6 loài, bộ nhện đỏ Acarina thu được 1 loài, trong đó nhóm ăn thịt 5 loài, bắt mồi 3 loài, ký sinh 5 loài, bọ ngựa 2 loài, nhện lớn bắt mồi có 33 loài. Theo Đào Đăng Tựu, Lê Văn Trịnh, Trần Huy Thọ, 2003 [24], sâu đục cuống quả là một đối tượng hại quan trọng, qua theo dõi, tỷ lệ quả bị phá hại do sâu đục cuống quả vải chín sớm năm 2001 là: 0,7 - 3,2%, sang năm 2002 tỷ lệ hại là: 23,7 - 36,5%. Ở vải chính vụ, tỷ lệ hại là: 37,6 - 45,8%, ở vải thu muộn tỷ lệ hại lên tới 65,2 - 78,4%. Ruồi đục quả phát sinh gây hại từ khi vỏ quả bắt đầu chuyển từ xanh sang vàng cho tới khi chín. Loài ve sầu bướm hai chấm trắng thường làm rụng quả non trên diện rộng. Nhện lông nhung phát triển quanh năm, phát sinh gây hại mạnh nhất vào vụ xuân khi cây vải ra hoa kết quả. Bọ xít vải làđối tượng gây hại nghiêm trọng, chúng phân bố rộng khắp các vùng trồng vải. Bọ xít có một lứa trong năm, mật độ quần thể tăng nhanh cùng với thời kỳ cây nhãn vải ra hoa kết quả, phát sinh gây hại từ tháng 3 dến tháng 6. Tại vùng vải Mê Linh - Vĩnh Phúc. Phạm Đình Sắc, Vũ Quang Côn (2003) đã thu được 179 cá thể nhện của 19 loài thuộc 9 họ. Nhện trúẩn qua đông được tìm thấy ở cả 3 độ cao trên cây. Chiếm ưu thế là họ nhện nhảy Salticidae bao gồm 6 loài và 121 cá thể ( 67,6% trong tổng số 179 loài nhện thu được). Tiếp theo là họ nhện càng cua lớn Heteropodidae, họ nhện cuốn tổ Clubionidae, họ nhện bụng tròn Arneidae [9]. Nguyễn Xuân Thành (2003), kết quảđiều tra bước đầu trên vải ở Hà Nội và một số vùng phụ cận cho thấy thành phần côn trùng và nhện tương đối phong phú. Tổng số có 109 loài, trong đó côn trùng và nhện hại thu được là 54 loài bao gồm: Bọ xít nhãn vải, sâu cuốn lá, sâu đục gân lá, bọ dừa nâu hung bé, bọ dừa nâu nhỡ, bọ gạo xanh bé, bướm chích hút quả, nhện lông nhung là những đối tượng nguy hiểm nhất gây tổn thất đáng kểđến năng suất và chất lượng sản phẩm. Côn trùng cóích (ký sinh và bắt mồi) thu được là 21 loài trong đó cóý nghĩa nhất là bọ mắt vàng, bọ rùa 18 chấm,, ong ký sinh kén trắng Apanteles sp, bọ ngựa nâu, bọ ngựa xanh. Nhện bắt mồi thu được 34 loài, sựđa dạng về thành phần và mật độ các loài trên vải ở các huyện, tỉnh, vùng trung du, miền núi bao giờ cũng cao hơn ở các huyện, tỉnh vùng đồng bằng. Tại Đông Triều và Hoàng Bồ (Quảng Ninh) nhiều năm gần đây, loài sâu xanh bướm vàng xám ăn lá dã gây thành dịch cho vải thiều. Tại các vùng trung du miền núi của quảng Ninh, Yên Bái, Sơn La, Sao Đỏ (Hải Dương); Yên Định, Như Thanh, Hà Trung (Thanh Hoá); Mê Linh (Vĩnh Phúc); Ba Vì ( Hà Tây); Sóc Sơn (Hà Nội) thường xuyên bị các loài bướm đêm chích hút hại quả. Trong số này nguy hiểm nhất là loài Parallelia fulvotaenia Guenee, Hulodes caranea Gramer, Serodes campan Guene, Ischyia inferna Swinhoe. Đây là nhóm có số lượng loài lớn nhất và phát triển nhất trong số các loài gây hại cho nhãn vải. Tuy số lượng loài phong phú, một số loài có mật dộ cao ngây hại nguy hiểm nhưng ít được nhà chuyên môn quan tâm nghiên cứu vì các loài này chỉ hoạt động vào ban đêm, [19]. Tại hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5, Nguyễn Xuân Thành và Hồ Thu Giang (2005) [12] đã bổ xung thêm 4 loài sâu cuốn lá vải nâng tổng số loài sâu hại trên cây vải lên 102 loài trong đó có 6 loài sâu cuốn lá vải thuộc họ Totricidae đó là: Adoxophyes fasciata Wals, Adoxophyes syrtosema Meyrick, Archips eucroca Diakonoff, Argyroplose aprobola Mayrick, Homona coffearia Meyrick, Olethreutes leucaspis Meyrick, trong số này đáng lưu ý nhất là hai loài Archips eucroca Diakonoff vàOlethreutes leucaspis Meyrick, vì mật độ lớn, xuất hiện gần như quanh năm phá hại trên lá non. Những nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá vải Archips eucroca Diakonoff thuộc họ Totricidae trong điều kiện mùa xuân cho thấy loài này phân bốở tất cả các vùng trồng vải nhãn, nhất là các tỉnh trung du miền núi. Loài này xuất hiện từ giữa tháng 2 đến tháng 11 hàng năm, phá hại lộc và lá non làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây. Trứng có màu vàng nhạt, đẻ thành ổ xếp trên lá, tỉ lệ trứng nở trên 80%, thời gian phát triển trung bình 7 ngày. Tỷ lệ sống của ấu trùng đạt trên 70%, thời gian phát triển trung bình là 19 ngày. Thời gian nhộng trung bình 6,5 ngày, tỷ lệ vũ hoá trên 67%. Bướm sống trung bình từ 3 - 7 ngày, sau vũ hoá 1 -2 ngày bướm bắt dầu đẻ trứng. Số lượng trứng đẻ cao nhất được 359 quả, thấp nhất 52 quả, trung bình 146 quả. Trong 4 ngày đầu trứng đẻ nhiều, cao nhất là ngày thứ 2. Trong mùa xuân mật độ sâu cao vào cuối tháng 3 đến trung tuần tháng 4. Nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây nhãn vải trên thế giới cũng đã có nhiều công trình được công bố. Năm 1990 Tan Shi Dong và cộng tác viên đãđiều tra phát hiện 83 loài sâu hại trên cây vải thuộc 76 giống, 30 họ, 7 bộ [42]. Theo Nualstiwongsiri (1991) tiến hành điều tra thành phần côn trùng, ve bét và các loại đối tượng hại nhãn vải đã thu được: Về côn trùng có 6 bộ, 13 họ, 26 loài chủ yếu là bộ cánh vẩy, ve bét có 2 bộ và 2 loài. Chuột có 1 họ và 6 loài, dơi có 1 họ 2 loài, chim có 1 họ 3 loài. Năm 1993, D.F Waterhose đã công bố 4 loài sâu hại chính và quan trọng ở phía Nam Châu Á là: Aceria litchi (keifer), Conopmorpha sinesis, Cossus sp,Tessaratoma papillosa Drury. [43]. Cùng năm 1993, Dansix E.M. Viện hàn lâm khoa học Liên Xô cho biết ở Việt Nam có 93 loài rệp sáp gây hại trên nhãn, vải, cà phê, ca cao… Theo nghiên cứu của J.E Pena, T. Vsquez, R. Duncan và J. Brown, 2001[44] về nhóm sâu cuốn lá huộc họ Totricidae, bộ cánh vẩy Lepidoptera thì loài Crosidoseman .sp là một loài được phát hiện cùng với các loài khác như: Proteoteras .sp, Platynota .sp vàAmrbia .sp, gây những thiệt hại lớn cho vải ở Florida. Bắt đầu từ năm 1993 chúng được ghi nhận là 1 trong các loài dịch hại lớn ở Florida. Vào năm 1996 - 1997 loài này đã làm giảm năng suất đến 40% ở một số nơi. Loài Crosidoseman .spđẻ trứng trên lá non hoặc hoa vải, trứng hình ô van kích thước 0,647 - 0,5775mm, khi mới đẻ màu vàng khi gần nở chuyển sang nâu. Sâu non có 6 tuổi kích thước từ 0,21mm (tuổi 1) đến 1,01mm (tuổi 6). Thời gian từ trứng đến trưởng thành trung bình 33 ngày, mật độấu trùng cao nhất từ tháng 11 đến đầu tháng 4. Lili - Ying Wang Ren và D.F Waterhose (1997) đã xác định có 10 loài sâu hại phổ biến và quan trọng trên nhãn vải ở phía Nam Trung Quốc [45]. Tại một số huyện ở Trung Quốc, Rajpal singh và cộng tác viên (1998) đã phát hiện ra 16 loài phổ biến trên nhãn vải [46]. Năm 1998, Luo Qi Hao và cộng sựđi sâu nghiên cứu loài bướm đêm chích hút quả vải Comocritis abbicapila Moriuti là một trong những loài sâu hại quan trọng nhất [47]. Randhawa, H.S, Gill, R.S, đã bước đầu nghiên cứu về sâu đục hạt vải Blastobasis sp. Thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera [42]. Năm 1999 Tan Shi Dong và cộng sựđiều tra phát hiện 83 loài sâu hại trên cây vải thuộc 76 giống, 30 họ và 7 bộ, trong đó có 14 loài quan trọng . Yang Chi Kun và cộng sự nghiên cứu về loài ruồi hại vải thuộc giống Oligotropini ở Quảng Đông - Trung Quốc (1999) [47]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch và biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải: 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu thiên địch ( kẻ thù tự nhiên). Việc áp dụng biện pháp sinh học trong BVTV tuy còn mới mẻ, nhưng hiệu quả mà nó mang lại rất đáng kể, không gây ô nhiễm môi trường, duy trìđược cân bằng sinh học trong tự nhiên. Trong phòng trừ sâu bệnh, đây là biện pháp sử dụng những sinh vật cóích ( bắt mồi, ăn thịt, ký sinh) để ngăn chặn hoặc giảm bớt những côn trùng hại, vi sinh vật hại. Số lượng cá thể của những côn trùng ăn thịt, ký sinh tự nhiên là một tài nguyên vô giá. Khi càng nhiều côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh thì sẽ càng làm giảm số lượng các loài sâu hại trên cây trồng. Hồ Khắc Tín (1979) bọ xít nhãn vải không những bị hai loài ong Anastatus sp vàOencyrtus .sp kí sinh trên trứng mà còn bị loài nấm tím hồng xám Penicillium lilaccimum kí sinh gây bệnh trên trưởng thành làm chết 6,9 - 12,9%. Theo Đào Đăng Tựu, Trần Huy thọ và cộng tác viên, 1995 tại Hà Nội tỷ lệ trứng bọ xít bị ký sinh là: 2,83 - 6,22%. Năm 1996 ở Hà Nội tỷ lệ trứng bọ xít nhãn vải bị kí sinh là: 2,65 - 2,86%, ở Lý Nhân - Hà Nam tỷ lệ trứng bọ xít bị ký sinh là: 2,06 - 2,87% . Nhưng cuối vụ tỷ lệ bị ký sinh tăng lên rất cao, như năm 1996 ở Hà Nội tỷ lệ trứng bị ký sinh là: 39,82% vàở Lý Nhân - Hà Nam là: 42,75%. Điều này chứng tỏ ong ký sinh trứng bọ xít có tác dụng làm giảm số lượng bọ xít nhãn vải trong năm sau. Năm 1996, Vũ Quang Côn, Khuất Đăng Long, Trương Xuân Lam, đã nghiên cứu đặc điểm phát sinh và phát triển của loài ong Anastatus sp. ký sinh trên trứng bọ xít nhãn vải Anastatus sp. phát triển trong trứng của bọ xít nhãn vải, sau một tuần vũ hoá và tiếp tục ký sinh vào trứng khác của bọ xít. Trong điều kiện tự nhiên, một đời ong kéo dài từ 18 - 21 ngày, đây là loài có khả năng sống lâu đặc biệt ở nhiệt độ thấp (140C) và dung dịch nước đường 5 - 10%. Ong cái sống lâu hơn ong đực, tỷ lệ cái: đực là 7,6: 1. Ong đực vũ hoá trước đi tìm các trứng có vật chủ là ký sinh cái sắp vũ hoáở cùng ổ, chờ ký sinh cái chui ra thì lập tức giao phối. Năm 1999, Viện BVTV đã ghi nhận 14 loài bọ xít bắt mồi trên vải, nhãn thuộc 4 họ trong đó có 8 loài thuộc họ bọ xít 5 cạnh Petatomidae. Các họ còn lại gồm: họ Reduviiae, có 4 loài. Một loài thuộc họ bọ xít dài: Lygaeidae và một loài thuộc họ bọ xít đỏ Pyrrhocoridae (Trương Xuân Lam, Vũ Quang Côn, 2004)[3]. Nguyễn Xuân Thành (2000) nhận định, trên vải thiều ởĐông Triều (Quảng ninh) phát hiện được 2 loài ăn rệp là bọ mắt vàng thuộc phân họ Chrysopinae làAnkylopteryx sp. vàChrysopa sp. Cả hai loài tồn tại và phát triển quanh năm trên cây vải. Vào mùa đông khi thời tiết giá lạnh như tháng 12, chúng vẫn đẻ trứng bình thường mật độ của cả hai loài cao nhất vào tháng cuối xuân đầu hè khi lượng thức ăn và các yếu tố sinh thái thuận lơi cho chúng. Mật độ cao nhất vào các thời kỳ cuối tháng 4 đầu tháng 5, cuối tháng 5 và từ 15 - 20 tháng 6 [20]. Năm 2003, Phạm Văn Lầm, Nguyễn Thành Vĩnh đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của ong đen Ooencyrtus fongi Trjapizin, ký sinh trên trứng của bọ xít nhãn vải. Ong Ooencyrtus fongi Trjapizin cái trưởng thành có màu tối, ong đực trưởng thành nhìn chung giống ong cái nhưng nhỏ hơn, trong điều kiện phòng thí nghiệm, pha trứng của ong kéo dài 3 ngày, thời gian phát dục của ấu trùng kéo dài trung bình 4,3 - 4,6 ngày sau khi vũ hoá song, ong trưởng thành cái giao phối ngay với ong đực và bắt đầu đẻ trứng, thời gian vòng đời kéo dài trung bình 12,8 - 13,5 ngày. Ong có tuổi thọ trung bình 6,9 ngày khi ăn nước đường 50%; 11,3 ngày, khi ăn dung dịch mật ong 50%; 2,3 - 2,6 ngày, khi không được ăn thêm hoặc uống nước lã. Theo Nguyễn Xuân Thành, Phạm Quỳnh Mai, 2003 [12] tại Việt Nam trứng bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury bị hai loài ong ký sinh là ong đen nhảy Ooencyrtus fongi Trjapizin thuộc họ Encyrtidae và ong xanh Anastatus affrjaponicusAshmead. Cả hai loài song song tồn tại trong xuốt thời gian bọ xít nhãn vải đẻ trứng, ong Ooencyrtus fongi Trjapizin xuất hiện sớm hơn và có tỷ lệ ký sinh cao hơn Anastatus affrjaponicusAshmead. Phạm Quỳnh Mai, Nguyễn Xuân Thành (2003) [13], khi nghiên cứu trên cây vải tại Sóc Sơn - Hà Nội xác định được 7 loài bọ rùa ăn thịt, cả 7 loài này đều thuộc phân họ Coccinellidae. Loài bắt gặp nhiều nhất là bọ rùa 18 chấm Harmonia Sedecimnotata Fabr với 18 cá thể trong số 116 mẫu đã thu trong xuốt thời gian điều tra, tần xuất bắt gặp 91%. Loài có số lượng ít nhất láSynonicha grandis với 3 cá thể chiếm tỷ lệ 2,6% so với tổng số mẫu thu được. Số lượng bọ rùa 18 chấm chiếm lượng cao nhất vào tháng 3 tháng 4, sau đóđến cuối vụ thu hoạch (tháng 6), số lượng cá thể giảm đến mức thấp nhất. Trên thế giới thì: Năm 1998 Liu Xi Die và cộng tác viên đã tiến hành nhân nuôi ong Anastatus affrjaponicusAshmead để trừ bọ xít nhãn vải. Hiệu lực phòng trừ rất cao đạt 94%. Liu Yu Fang và cộng sự năm 1998 nghiên cứu so sánh mức độ ký sinh của hai loài ong Anastatus sp vàOoencyrtus sp trên hai vườn vải, một vườn có sử dụng thuốc hoá học, một vườn áp dụng biện pháp điều khiển dịch hại tổng hợp IPM, kết quả: tỷ lệ ký sinh của vườn sử dụng thuốc hoá học chỉ thấy ong Anastatus xuất hiện với tỷ lệ rất thấp, không thấy ong ký sinh Ooencyrtus, trong khi vườn áp dụng IPM tỷ lệ ký sinh của ong Anastatus sp là: 17,7 - 18,4%, ong Ooencyrtus sp là: 23,5 - 30,4%. Xu jie Lian và cộng sự nghiên cứu sử dụng một số tuyến trùng như: Steinernema carpocapsase Agriotes, S. glaseri, S. feltiae vàHeterorhadditi bacteriophara 8406 để trừ sâu non của loài bướm đêm Comocritis albicapilla Moriuti (Xu Jie Lian, 2000). Nhóm tác giả Trung Quốc đã sử dụng các loài ong nhỏ bằng bụng Anastatus hoặc các ong nhỏ khác cho ký sinh trứng bọ xít nhãn vải do đó giảm được số lượng sâu non bọ xít xuống mức rất thấp . Những loài ong này được nuôi trong phòng, lúc bắt đầu xuất hiện những ổ trứng trên cây thì mới đem ra thả. Thông thường mỗi cây thả 600 - 800 con ong cái, chia làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 6 - 10 ngày, lượng ong các đợt theo tỷ lệ 2: 1: 1. Người ta còn thử nghiệm dùng một loại nấm cho ký sinh trên sâu non hoặc trưởng thành. Loài nấm này ký sinh ởđốt thân, chân, râu của bọ xít và phát triển thành đám sợi nấm màu tro làm sâu chết (Đường Hồng Dật, 2003) [4]. 2.2.2.2. Biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải: Qua các nghiên cứu cho thấy mức độ gây hại của các loài côn trùng là rất lớn, cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh để mang lại hiệu quả kinh tế. Việc phòng trừ sâu hại phải được thực hiện theo quy trình tổng hợp để bảo vệ cây trồng, bảo vệ mối cân bằng sinh học trong tự nhiên và bảo vệ môi trường sống. Trong số các loài sâu hại đãđược biết đến vàđược ghi nhận là những loài dịch hại chính gây hại lớn đến cây vải, các tác giả nghiên cứu đãđưa ra các biện pháp phòng trừ. Bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury, dựa vào tập tính hoạt động của trưởng thành có thể dùng biện pháp thủ công rung cây cho bọ xít rụng xuống và bắt tiêu diệt, quan sát ngắt bỏ trứng. Có thể sử dụng ong ký sinh trứng ởđầu vụ tỷ lệ ký sinh thấp nhưng cuối vụ tỷ lệ ký sinh khá cao. Dùng các loại thuốc hoá học như: Dipterex nồng độ 1/500 - 1/800, Sherpa 25 EC nồng độ 1/2000 để trừ bọ xít trưởng thành cũng như bọ xít non. Đối với trưởng thành nên phòng trừ trước khi giao phối thường là trước mùa xuân, với bọ xít non thì vào thời kỳ chúng sống tập trung chưa phân tán rộng (Lê Văn Thuyết, 1999) [25]. Để phòng trừ sâu đục thân cần kết hợp chăm sóc vườn với phát hiện và bắt giết sâu trưởng thành. Các loại thuốc có thể sử dụng: Padan 95SP, Polytrin 50EC. Thường xuyên cắt bỏ những chồi vượt và những cành chồi nằm trong tán không có khả năng ra quả. Phun thuốc bảo vệ bộ lá khi cây hình thành các đợt lộc, đặc biệt làđợt lộc thu bằng thuốc Padan 95SP và Regent 800 WG để trừ sâu đục gân lá (Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình, 1999) [10]. Sâu đục quả vải Acrocercop crameralla Smellem bướm sau khi giao phối đẻ trứng vào cuống quả, nách lá non, sâu non nở ra đục vào cuống quả, gân lá, cuống hoa làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng quả. Để phòng trừ tốt cần thực hiện các biện pháp canh tác thu dọn lá, quả bị rụng, tập trung đốn tỉa tạo hình, bón phân cân đối tạo cho cây sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh. Biện pháp hoá học phòng trừ tiến hành trước khi thu hoạch 22 -25 ngày, các loại thuốc thường dùng là: Dipterex nồng độ 1/500, Padan 95SP nồng độ 1/1000, Pegasus 500ND nồng độ 1/800 liều lượng 600 (l) phun cho 1 ha (Lê Văn Thuyết, 1999) [25]. Ve sầu bướm nâu Ricania specculum Walker là loại sâu đa thực, sâu non xuất hiện vào giữa và cuối tháng 3 gây hại trên các bộ phận chích hút quả, gây rụng quả. Chăm sóc vườn tốt, ngắt bỏ các ổ trứng, phòng trừ bằng các loại thuốc hoá học: Sherpa 50EC nồng độ 1/1000, Sherzol nồng độ 1/500 (Lê Văn Thuyết, 1999) [25]. Đối với bọ cánh cứng ăn lá nên tổ chức soi đèn bắt tay vào ban đêm do loài sâu này rất chậm chạp, phát quang bụi rậm làm cho vườn thông thoáng hạn chế sự trú ngụ của chúng, sử dụng thuốc Bassa, Basudin phun vào chiều mát. Việc phòng trừ bướm đêm chích hút quả có thể dùng biện pháp cơ học kết hợp với biện pháp hoá học. Vào mùa quả chín ta sử dụng đèn kiểm tra vườn nếu thấy trưởng thành ta có thể dùng tay hoặc vợt để bắt giết. Cũng có thể sử dụng bẫy bả chua ngọt trộn với thuốc hoá học để tiêu diệt chúng. Theo Nguyễn Xuân Thành (1999), thuốc vi sinh BT có hiệu quả phun trừ tốt đối với sâu thuộc bộ cánh vẩy (sâu nhớt, sâu đo, sâu cuốn lá… ). Tuy so với thuốc hoá học có hiệu quả thấp hơn đôi chút nhưng bù lại nó rất tốt cho môi truờng và sức khoẻ con người, bảo vệđược loài côn trùng có lợi và tái tạo lại cân bằng sinh thái trên sinh quần. [21]. Đỗ Mạnh Hùng (2001), trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây vải thì biện pháp canh tác là biện pháp quan trọng nhất có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu dịch hại của cây, hạn chế nguồn sâu bệnh trong vườn và tạo môi trường vườn quả không thuận lợi cho chúng phát triển. Có thể tăng cường sử dụng biện pháp sinh học như bẫy Pheromone, bả Protein nên lựa chọn các loại thuốc ít độc và phân huỷ nhanh sẽ góp phần bảo vệ quần thể, các thiên địch tự nhiên, tạo điều kiện cho các côn trùng lấy mật du nhập vào vườn vải để tăng khả năng thụ phấn cho hoa [11]. Theo Trần Thế Tục, (2003) thì phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, vừa sử dụng thuốc hoá học, vừa sử dụng các biện pháp canh tác, cơ giới, vật lý, sinh học thì mới có hiệu quả. Nếu chỉáp dụng riêng lẻ từng biện pháp thì hiệu quả không cao. Biện pháp hoá học chỉ có hiệu quả tức thời, có thể tiêu diệt hầu hết sâu hại trong thời gian ngắn nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường. Biện pháp canh tác, cơ giới, vật lý có hiệu quả lâu dài, có lợi cho nhiều loài sinh vật nhưng tốn kém công sức. Biện pháp sinh học có hiệu quả cao hơn hẳn, không gây ô nhiễm môi trường nhưng đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn cao, phải thường xuyên theo dõi nghiên cứu. Hiện nay tại các vườn trồng vải nhãn, công tác BVTV chủ yếu áp dụng biện pháp hoá học. Tác giả khuyến cáo: Áp dụng biện pháp hoá học muốn có hiệu quả thì phải sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật, vàđúng thời điểm. Lịch dùng thuốc trong năm được tác giảđưa ra là: tháng 2 tháng 3 trừ nhện, tháng 3 tháng 4 trừ bọ xít, tháng 5 đến tháng 7 trừ sâu đục thân. Theo nhóm tác giảĐào Đăng Tựu, Lê Văn Trịnh, Trần Huy Thọ (2003) [24] thì nên sử dụng thuốc hợp lý, với từng đối tượng gây hại khác nhau thì sử dụng thuốc khác nhau, cụ thể là: Dùng Pheromone dự báo phòng trừ ruồi đục quả phối hợp thuốc Phadan 95SP có tác dụng trừ sâu đục cuống quả, ruồi đục quả. Sử dụng thuốc Regent 800WG, Pegasus 500ND, Ortus 5SC có hiệu quả trừ nhện cả bên trong và bên ngoài lớp lông nhung. Theo Đường Hồng Dật (2003) [4] nên kiểm tra, bắt giết bọ xít qua đông từ tháng 1 tháng 2, thời gian này bọ xít ít hoạt động, lợi dụng tính giả chết của bọ xít trải nilon trên mặt đất ở gốc cây rồi rung cây cho bọ xít rơi xuống để bắt. Ngắt lá cóổ trứng bọ xít, phun thuốc trừ bọ xít non vào đầu tháng 4, bọ xít trưởng thành vào tháng 8, tháng 9. Dùng Basudin pha với nồng độ 0,2%, thuốc có thể làm cho trứng ung không nởđược, nên phun thuốc trước khi thu hoạch quả từ 10 - 20 ngày. III. ĐỊAĐIỂM, THỜIGIAN, ĐỐITƯỢNG, VẬTLIỆUVÀDỤNGCỤNGHIÊNCỨU: 3.1. Địa điểm nghiên cứu: Nông trường Hà Trung - Thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hoá. 3.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/ 2006 đến 25/05/2006. 3.3. Đối tượng nghiên cứu: Sâu cuốn láOlethreutes leucaspis Meyrick. 3.4. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu: +Vật liệu nghiên cứu: Cây vải thiều. + Dụng cụ nghiên cứu: - Panh: Gắp sâu - Kéo, dao bé: Cắt lá, cành có sâu - Bút lông (2 cái nhỏ, 1 cái nhỡ): Khêu sâu non, trứng - Máy tính: Dùng khi điều tra, nghiên cứu - Sổđiều tra, sổ nhật ký nuôi sâu - Kính lúp - Giá nuôi sâu - Lọ nuôi sâu - Bông - Cồn 700 - Lồng nuôi sâu trưởng thành. IV. NỘIDUNGVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU: 4.1.Nội dung: - Điều tra thành phần sâu hại bộ cánh vẩy trên cây vải. - Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu cuốn láOlethreutes leucaspis meyrick. . Nghiên cứu các pha phát dục. . Xác định tỷ lệ ký sinh của các pha phát dục. - Đề xuất một số biện pháp phòng trừ sâu cuốn láOlethreutes leucaspis Meyrick. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: 4.2.1. Nghiên cứu ngoài thực địa: + Điều tra định kỳ: - Điều tra 7 ngày 1 lần theo 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 4 cây theo 4 hướng (Đông, Tây, Nam, Bắc). - Điều tra thu mẫu ở 3 tầng tán: Tầng trên, tầng giữa, tầng dưới. - Nơi điều tra cách xa khu vực nhà dân, nguồn nước (suối, khe). + Điều tra định tính ( ngoài khu vực điều tra định kỳ): Nhằm thu thập bổ sung thành phần loài và sự phân bố theo vùng địa lý hoặc sinh cảnh. 4.2.2. Nghiên cứu trong phòng: + Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái: . Nuôi sâu làm 2 đợt: Đợt 1: Từ tháng 1 - tháng 3 (nhiệt độ khoảng 15 - 200C). Đợt 2: Từ tháng 4 - tháng 5 (nhiệt độ khoảng 25 - 260C). . Mỗi đợt chia làm 3 lần nuôi: . Mỗi lần nuôi: - 32 trứng chia vào 8 lọ nuôi, kí hiệu các lọ từ: A1 - A8. - 20 ấu trùng chia vào 5 lọ nuôi, kí hiệu các lọ từ: B1 - B5. - 20 nhộng chia vào 5 lọ nuôi, kí hiệu các lọ từ: C1 - C5. - 20 trưỏng thành chí vào 10 lồng nuôi, kí hiệu các lồng từ:D1 - D5. (Mỗi lồng nuôi có một cặp). . Các chỉ tiêu theo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc272i7873u tra xc 2737883nh thnh ph7847n su h7841i b7897 c.doc