Báo cáo một trường hợp: Đột biến gen gây tăng động

Tài liệu Báo cáo một trường hợp: Đột biến gen gây tăng động: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 150 BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP: ĐỘT BIẾN GEN GÂY TĂNG ĐÔNG Lê Thị Phương Thảo*, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha*, Trần Thanh Tùng**, Nguyễn Thị Ngọc Minh**, Huỳnh Hồng Hoa**, Đinh Hiếu Nhân* TÓM TẮT Huyết khối tĩnh mạch mạc treo tràng trên kết hợp với huyết khối tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa là một bệnh hiếm gặp, triệu chứng mơ hồ, diễn tiến chậm và khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn, gắn liền với tỉ lệ tử vong cao, nhiều biến chứng. Một trong các yếu tố nguy cơ chính dẫn tới huyết khối tĩnh mạch là bệnh lý tăng đông, trong đó bệnh lý tăng đông di truyền đã được chứng minh có vai trò đáng kể. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam 45 tuổi nhập viện vì đau bụng cấp với chẩn đoán nhồi máu ruột non do huyết tĩnh mạch mạc treo tràng trên kết hợp với khối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách được điều trị thành công tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tầm soát rối loạn t...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo một trường hợp: Đột biến gen gây tăng động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 150 BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP: ĐỘT BIẾN GEN GÂY TĂNG ĐÔNG Lê Thị Phương Thảo*, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha*, Trần Thanh Tùng**, Nguyễn Thị Ngọc Minh**, Huỳnh Hồng Hoa**, Đinh Hiếu Nhân* TÓM TẮT Huyết khối tĩnh mạch mạc treo tràng trên kết hợp với huyết khối tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa là một bệnh hiếm gặp, triệu chứng mơ hồ, diễn tiến chậm và khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn, gắn liền với tỉ lệ tử vong cao, nhiều biến chứng. Một trong các yếu tố nguy cơ chính dẫn tới huyết khối tĩnh mạch là bệnh lý tăng đông, trong đó bệnh lý tăng đông di truyền đã được chứng minh có vai trò đáng kể. Chúng tôi báo cáo một trường hợp bệnh nhân nam 45 tuổi nhập viện vì đau bụng cấp với chẩn đoán nhồi máu ruột non do huyết tĩnh mạch mạc treo tràng trên kết hợp với khối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách được điều trị thành công tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tầm soát rối loạn tăng đông trên bệnh nhân, chúng tôi đã phát hiện bệnh nhân có đột biến gen gây tăng đông. Kết quả xét nghiệm dù không làm thay đổi phương pháp điều trị đối với bệnh nhân nhưng tạo điều kiện hướng dẫn việc ra quyết định trong tương lai cho bệnh nhân và gia đình. Điều trị kéo dài bằng thuốc kháng đông giúp dự phòng huyết khối tái phát và cải thiện được tiên lượng. Từ khóa: huyết khối tĩnh mạch mạc treo tràng trên, đột biến gen gây tăng đông ABSTRACT A CASE REPORT: HYPERCOAGULABLE GENETIC MUTATION Le Thi Phuong Thao, Suzanne Monivong Cheanh Beaupha, Tran Thanh Tung, Nguyen Thi Ngoc Minh, Huynh Hong Hoa, Dinh Hieu Nhan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 150 – 155 Upper mesenteric venous thrombosis associated with thrombosis of the splenic vein, portal vein is a rare disease, vague symptoms, progresses slowly and the detection usually at a later stage, associated with a high mortality, complications. One of the major risk factors leading to venous thrombosis was thrombophilia, including congenital thrombophilia proven significant role. We report a case of patient 45 years old admitted to Cho Ray hospital due to acute abdominal pain and diagnosed with small intestinal necrosis by thrombosis of upper mesenteric vein, associated with thrombosis in portal and splenic vein. Approach to the hypercoagulable state in patient, we detected hypercoagulable genetic mutation. Despites the results of the thrombophilia testing should rarely affect clinical decisions about the treatment of VTE, it might be useful for guiding future decisions making for patient and family members. Patient was treated sucessfully and anticoagulant was used to prevent recurrent thrombosis and improve prognosis. Keywords: upper mesenteric venous thrombosis, Hypercoagulable genetic mutation ĐẶT VẤN ĐỀ Huyết khối tĩnh mạch mạc treo (Mesenteric venous thrombosis – MVT) là một bệnh hiếm gặp chiếm khoảng 1 trong 5.000-15.000 bệnh nhân nhập viện, 1 trong 1.000 trường hợp nhập cấp cứu và chiếm tỉ lệ 6-9% trong tất cả các trường hợp thiếu máu mạc treo cấp tính(13). MVT mặc dù hiếm gặp nhưng nó là nguyên nhân chủ yếu đe dọa tính mạng trong các bệnh lý gây nhồi máu mạc treo với tỉ lệ tái phát cao. Nguyên nhân gây tử vong chủ yếu là biến chứng nhiễm trùng huyết và suy đa cơ quan, ngoài ra còn có hội chứng ruột ngắn, huyết khối tái phát và thuyên tắc phổi(13). Một trong *Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS. Lê Thị Phương Thảo ĐT: 0906977809 Email: dr.phuongthao3012@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 151 các yếu tố nguy cơ chính dẫn tới huyết khối tĩnh mạch là bệnh lý tăng đông, trong đó bệnh lý tăng đông di truyền đã được chứng minh có nhiều vai trò đáng kể(4,11,12,14,15). Bệnh lý tăng đông di truyền sẽ ảnh hưởng lên hệ thống đông cầm máu theo 3 con đường: tăng các yếu tố đông máu, giảm các yếu tố kháng đông tự nhiên và bất thường hệ tiêu sợi huyết. Việc điều trị nền tảng của huyết khối tĩnh mạch vẫn là thuốc kháng đông bên cạnh các can thiệp khác khi có chỉ đinh: phẫu thuật, can thiệp nội mạch tái thông dòng(3,9,11). Trên cơ địa bệnh nhân có yếu tố tăng đông di truyền thì nguy cơ huyết khối tĩnh mạch tái phát là rất cao, đòi hỏi cần có một thái độ tiếp cận thích hợp, quản lý sát đối với những bệnh nhân bị huyết khôi tĩnh mạch nhằm tránh xảy ra huyết khối tái phát, dẫn tới những biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân. BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP Bệnh nhân nam, 45 tuổi, là kiến trúc sư tại tỉnh An Giang. Tiền căn bệnh nhân từng ghi nhận 1 lần huyết khối tĩnh mạch đùi phải năm 2012, được điều trị nội khoa tại bệnh viện Chợ Rẫy với Sintrom trong vòng 3 năm. Gia đình bệnh nhân chưa từng ghi nhận có thành viên có bệnh lý đông cầm máu trước đó. Cách nhập viện 2 tuần, bệnh nhân bắt đầu đau liên tục, âm ỉ, cường độ nhẹ vùng thượng vị, không lan, không tư thế giảm đau. Bệnh nhân tự mua thuốc giảm đau uống. Trước đó có ghi nhận bệnh nhân ói nhiều sau khi tham dự tiệc. Cách nhâp viện 4 ngày, bệnh nhân bắt đầu đau nhiều hơn, đau dữ dội, cường độ mạnh khắp vùng bụng nên nhập viện bệnh viên tại địa phương. Tại bệnh viện địa phương, bệnh nhân được làm xét nghiệm và chẩn đoán “Nhồi máu ruột non do huyết khối toàn phần tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch mạc treo tràng trên”. Bệnh nhân được chuyển viện đến bệnh viện Chợ Rẫy ngay sau đó (12/02/2019). Tại khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân tỉnh táo, không nôn ói, mạch 105 lần/phút, huyết áp 110/70 mmHg, không sốt, bụng chướng, ấn đau khắp bụng, các cơ quan khác không ghi nhận bất thường. CTscan bụng có cản quang khẩn có kết quả: Huyết khối hoàn toàn tĩnh mạch cửa các nhánh, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch mạc treo tràng trên; phù nề lan tỏa các quai hỗng tràng, thành dày, bắt thuốc kém, dịch trong lòng các quai ruột này có đậm độ cao nghĩ hoại tử ruột; dịch tự do ổ bụng lượng ít. Các xét nghiệm khác tại thời điểm nhập viện có kết quả như Bảng 1. Các xét nghiệm sinh hóa trong giới hạn bình thường. Lúc này, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu, kết quả cắt đoạn ruột non hoại tử dài 160 cm, đưa 2 đầu ruột ra da, sử dụng lại kháng đông lovenox 40 mg/0,4 ml ngay sau khi vết mổ ổn định, không chảy máu, nuôi ăn hỗng tràng và hồi sức tích cực tại khoa ICU bệnh viện Chợ Rẫy. Sau đó bệnh nhân được đề nghị các xét nghiệm khảo sát tìm bệnh lý tăng đông và hội chứng kháng phospholipid và có kết quả như Bảng 2. Ngoài ra, bệnh nhân còn được đề nghị làm thêm tìm đột biến gen gây tăng đông vào ngày 27/02/2019 và phát hiện kết quả bất thường như Bảng 3. Bảng 1. Xét nghiệm công thức máu toàn bộ và đông cầm máu tại thời điểm nhập viện (12/02/2019) Các thông số Kết quả bệnh nhân Giá trị bình thường Đơn vị RBC 4,93 3,8 – 5,5 T/L HGB 151 120 – 170 g/L HCT 44 34 – 50 % MCV 89,2 78 – 100 fL MCH 30,6 24 – 33 pg MCHC 343 315 - 355 g/L WBC 24,19 4 – 11 G/L %Neu 82 45 – 75 % %Lym 6 20 – 40 % %Mono 11,3 4 – 10 % %Eso 0,6 2 – 8 % %Baso 0,1 0 - 2 % #Neu 19,83 1,8 – 8,25 G/L #Lym 1,45 0,8 – 4,4 G/L #Mono 2,74 0,16 – 1,1 G/L #Eso 0,15 0,08 – 0,88 G/L #Baso 0,02 0 – 0,22 G/L PLT 258 200 - 400 G/L PT 21,3 10 – 13 giây INR 1,79 1 – 1,2 Fib 4,61 2 – 4 g/L aPTT 32,8 26 - 37 giây Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 152 Bảng 2. Kết quả xét nghiệm khảo sát tình trạng tăng đông (15/02/2019) Các thông số Kết quả bệnh nhân Giá trị bình thường Đơn vị Protein S 67,7 62-145 % Protein C 39 70-135 % AntiThrombin 40,8 80-130 % Yếu tố V Leiden 1,95 ≥ 2.15 R Lupus Anticoagulant–Screen 46,6 31.0-44.0 s Lupus Anticoagulant– Screen Ratio 1,43 0.9-1.1 R Anti- Cardiolipin IgM < 1,0 ≤ 20 U/mL Anti- Cardiolipin IgG < 2,6 ≤ 20 U/mL Anti-Beta 2 Glycoprotein I IgM < 1,1 ≤ 20 U/mL Anti-Beta 2 Glycoprotein I IgM < 6,4 ≤ 20 U/mL D-Dimer >10000 0-500 ng/mL Bảng 3. Kết quả xét nghiệm tìm đột biến gen tăng đông bằng kỹ thuật StripAssay thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy (27/02/2019) Đột biến gen được khảo sát Kết quả FV G1691A (Leiden) Không phát hiện đột biến FV H1299R (R2) Phát hiện đột biến (Gene dị hợp) Prothrombin G20210A Không phát hiện đột biến MTHFR C677T Không phát hiện đột biến MTHFR A1298C Không phát hiện đột biến FXIII V34L Không phát hiện đột biến PAI-1 4G/5G Phát hiện đột biến 4G/5G (Gene dị hợp) EPCR Phát hiện kiểu gen (A2/A2) Sau 1,5 tháng nằm và điều trị tại ICU, tình trạng bệnh nhân ổn định, bệnh nhân được chuyển sang kháng đông đường uống rivaroxaban (Xarelto) 15 mg 1 viên/ngày uống, tiến hành phẫu thuật thì 2 tái lưu thông ruột và được xuất viện vào ngày 11/04/2019. Sau khi xuất viện, bệnh nhân được điều trị duy trì với rivaroxaban (Xarelto) 15 mg 1 viên/ngày. Bảng 4. Kết quả xét nghiệm tại thời điểm sau 2 tuần xuất viện (25/04/2019) Các thông số Kết quả BN Giá trị bình thường PT 19.2 giây INR 1,74 FIB 4,04 g/L aPTT 45,5 giây Yếu tố VIII 115,94 % Protein S 139,8 % Protein C 100,8 % Antithrombin 122,2 % Yếu tố V Leiden 2,58 % Siêu âm Hiện không thấy huyết khối tĩnh mạch lách – Tĩnh mạch cửa và đoạn đầu tĩnh mạch mạc treo tràng trên. BÀN LUẬN Bệnh nhân của chúng tôi nhập viện vì tình trạng đau bụng với bệnh sử ghi nhận các triệu chứng mơ hồ không rõ ràng kéo dài 2 tuần, tiền căn huyết khối tĩnh mạch đùi phải năm 2012. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu ruột non do huyết khối hoàn toàn tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách. Qua đó cho thấy huyết khối mạc treo các triệu chứng mơ hồ, diễn tiến chậm và khi phát hiện thường ở giai đoạn muộn, gắn liền với tỉ lệ tử vong cao, nhiều biến chứng. Chúng ta cần phân biệt thiếu máu cục bộ do huyết khối tĩnh mạch mạc treo và huyết khối động mạch mạc treo. Với MVT thường xảy ra khi có tình trạng tăng đông, trong khi nguyên nhân tim mạch và rung nhĩ thường liên quan đến huyết khối động mạch. Các nguyên nhân khác của đau bụng cấp như viêm tụy cấp, tắc nghẽn tinh hoàn, thủng ruột, viêm túi mật cấp và viêm ruột thừa cấp có thể được loại trừ bằng triệu chứng lâm sàng và hình ảnh học ổ bụng. Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị huyết khối tĩnh mạch sâu, với tỉ lệ từ 17-44% trường hợp, làm tăng thêm nghi ngờ về chẩn đoán MVT(13). Tương tự như vậy, sự phát triển báng bụng ở bệnh nhân đau bụng cấp cũng làm tăng thêm nghi ngờ chẩn đoán MVT(13). Ở bệnh nhân này đã ghi nhận tiền căn huyết khối tĩnh mạch đùi phải giúp củng cố thêm chẩn đoán. Chụp cắt lớp vi tính là phương thức chẩn đoán được lựa chọn với độ nhạy 93,3% và độ đặc hiệu 95,9% giúp chẩn đoán chính xác trong 90% trường hợp MVT(10). Việc tăng tần suất sử dụng chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán trong đau bụng cấp và sử dụng thuốc kháng đông trong huyết khối tĩnh mạch mạc treo cấp tính đã cải thiện tiên lượng sống còn ở những bệnh nhân này(13). Bên cạnh việc chẩn đoán và điều trị kịp thời Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 153 thì việc xác định nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh nền cũng như dự phòng huyết khối tĩnh mạch tái phát cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống đông cầm máu bình thường được cân bằng bởi ba hệ thống: hệ thống đông máu, hệ thống kháng đông tự nhiên và quá trình tiêu sợi huyết. Trong đó, yếu tố V Leiden và đột biến prothrombin G20210A là bất thường di truyền tăng đông thường gặp nhất(16). Ở bệnh nhân này, bằng kỹ thuật StripAssay xác định đột biến gen đã phát hiện bệnh nhân có gen dị hợp FV H1299R (R2) và PAI-1 4G/5G. Sự tồn tại của đột biến FV H1299R (R2) bản thân nó đã được chứng minh là có liên quan đến tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch và đã được đề nghị tầm soát haplotype R2 trên dân số bị huyết khối tĩnh mạch, thông qua cơ chế làm giảm hoạt động của protein C hoạt hóa ức chế yếu tố VIIIa (2,4,11). Gen dị hợp PAI-1 4G/5G, đặc biệt là sự xuất hiện của allel 4G cũng đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch, đặc biệt ở những bệnh nhân có kèm theo một rối loạn di truyền tăng đông khác, thông qua cơ chế ức chế chất kích hoạt plasminogen loại mô (t-PA), ngăn chặn sự tạo plasmin làm tiêu fibrin(14,15). Câu hỏi thú vị được đặt ra là các kết quả xét nghiệm đột biến gen có nguy cơ gây tăng đông ở trên có ảnh hưởng gì đến việc quyết định điều trị cũng như tiên lượng của bệnh nhân. Theo tác giả Coppens, kết quả xét nghiệm tăng đông hiếm khi ảnh hưởng đến quyết định trên lâm sàng về vấn đề điều trị. Các dữ liệu có sẵn cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ tái phát VTE giữa nhóm bệnh nhân có và không có bệnh lý tăng đông, hoặc ở những bệnh nhân làm và không làm xét nghiệm tăng đông di truyền(15). Ngoài ra, nhiều xét nghiệm khi được làm tại thời điểm xuất hiện huyết khối ban đầu, ví dụ như các xét nghiệm protein C, protein S, antithrombin và kháng đông lupus có thể cho kết quả dương tính giả do đang trong tình trạng huyết khối cấp tính, tình trạng viêm, mang thai hoặc sảy thai gần đây, và các tình trạng bệnh lý khác kèm theo. Sự hiện diện của thuốc kháng đông có thể cho kết quả dương tính giả, đặc biệt đối với kháng thể kháng phospholipid(8). Các kết quả xét nghiệm tăng đông trên bệnh nhân này (ví dụ như protein S, protein C, yếu tố V Leiden, antithrombin, lupus anticoagulant) được thực hiện lúc đang có huyết khối (D-dimer >10000 ng/mL) và đang sử dụng kháng đông (enoxaparin) là một ví dụ cụ thể. Sau khi xuất viện, các kết quả xét nghiệm tăng đông trở về bình thường. Do đó, xét nghiệm tại thời điểm có huyết khối có thể cho kết quả không rõ ràng về độ tin cậy của kết quả, dẫn tới phải lặp lại xét nghiệm, tăng chi phí điều trị. Kết quả dương tính giả có thể dẫn đến chẩn đoán bệnh nhân bị thiếu hụt trong khi bệnh nhân không có, và kết quả bình thường có thể cung cấp sự bảo đảm sai. Tuy nhiên, ở bệnh nhân này đã từng có tiền căn VTE (năm 2012) và lần này bị huyết khối ở vị trí bất thường (huyết khối tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch mạc treo tràng trên). Theo phân loại dựa trên tam giác Virchow, bệnh lý tăng đông là yếu tố ảnh hưởng chính trong huyết khối tĩnh mạch mạc treo tràng trên (chiếm tỉ lệ 60%), tiếp theo là chấn thương trực tiếp (29%) và tình trạng ứ máu (16%)(1,16). Theo phác đồ điều trị huyết khối tĩnh mạch mạc treo tràng trên của hiệp hội phẫu thuật mạch máu châu Âu cũng đã có hướng dẫn về việc xét nghiệm bệnh lý tăng đông trên những bệnh nhân này(3). Tuy nhiên, khi xét nghiệm chúng ta cần lưu ý không xét nghiệm tăng đông khi bệnh nhân đang bị huyết khối tĩnh mạch, chỉ xét nghiệm khi ngưng kháng đông hoặc khi cân nhắc ngưng kháng đông(14). Không xét nghiệm khi bệnh nhân đang sử dụng kháng đông: ngưng kháng vitamin K ít nhất 2 tuần, thuốc kháng đông đường uống mới (DOAC) ngưng ít nhất 2 ngày, và heparin (không phân đoạn và trọng lượng phân tử thấp) ngưng ít nhất 24 giờ(6). Các xét nghiệm tìm đột biến gen tăng đông bằng StripAssay (kĩ thuật PCR) dù kết quả không bị ảnh hưởng bởi tình trạng huyết khối cũng như sử dụng thuốc kháng đông, nhưng cũng không cần thiết phải thực hiện tại khoa cấp cứu hay khi bệnh nhân nằm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 154 viện vì huyết khối tĩnh mạch do không làm thay đổi điều trị. Một khi MVT được thiết lập chẩn đoán, sử dụng thuốc kháng đông nên được thực hiện càng sớm càng tốt khi không có chống chỉ định(3,9). Tỉ lệ chảy máu ở bệnh nhân được điều trị với kháng đông tương đối thấp < 10% với biểu hiện xuất huyết tiêu hóa là chủ yếu và có thể được kiểm soát bằng β-blocker hay nội soi cầm máu. Nếu không liên quan đến xuất huyết nội sọ, chảy máu hiếm khi là nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân được điều trị kháng đông(13). Bệnh nhân bị nhồi máu xuyên thành và có dấu hiệu viêm phúc mạc thì được điều trị bằng phẫu thuật. Trong loạt trường hợp khác nhau, trung bình đoạn ruột bị cắt bỏ dài từ 50 đến 60 cm(5,13). Ở bệnh nhân này, khi nhập viện đã được ghi nhận có dấu hiệu hoại tử ruột nên được quyết định phẫu thuật cấp cứu cắt bỏ đoạn ruột hoại tử. Sau đó, bệnh nhân được hồi sức tích cực, điều trị bằng thuốc kháng đông enoxaparin (Lovenox) với liều 1mg/kg tiêm dưới da mỗi 12 giờ và duy trì với rivaroxaban (Xarelto) 15mg 1 viên/ ngày uống. Sau 10 tuần điều trị, kiểm tra trên siêu ghi nhận không thấy huyết khối tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa và đoạn đầu tĩnh mạch mạc treo tràng trên, bệnh nhân sinh hoạt bình thường, không triệu chứng xuất huyết. Bệnh nhân được theo dõi, tái khám định kì và được tư vấn phòng tránh các yếu tố nguy cơ gây huyết khối. KẾT LUẬN Huyết khối tĩnh mạch mạc treo, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa kết hợp là một bệnh hiếm gặp, triệu chứng mơ hồ dẫn tới việc phát hiện chậm trễ, nguy cơ tử vong và biến chứng cao. Phần lớn nguyên nhân của huyết khối tĩnh mạch mạc treo tràng trên, tĩnh mạch lách, tĩnh mạch cửa là bệnh lý tăng đông trong đó bệnh lý tăng đông di truyền đã được chứng minh có vai trò đáng kể trong cơ chế bệnh sinh. Việc xác định đột biến gen tăng đông hay bệnh lý tăng đông di truyền dù không ảnh hưởng đến quyết định điều trị trong giai đoạn huyết khối cấp tính nhưng có ý nghĩa giúp đưa ra quyết định điều trị trong tương lai như dự phòng thứ phát ngăn ngừa huyết khối tái phát, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng và tử vong có thể xảy ra. Điều trị bằng thuốc kháng đông kéo dài nhằm kiểm soát tình trạng tăng đông bất thường giúp phòng ngừa huyết khối tái phát và cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Acosta S, Alhadad A, Svensson P, Ekberg O (2008). Epidemiology, risk and prognostic factors in mesenteric venous thrombosis. Br J Surg, 95(10):1245-51. 2. Alhenc-Gelas M, Nicaud V, Gandrille S, et al (1999). The factor V gene A4070G mutation and the risk of venous thrombosis. Thromb Haemost, 81:193–7. 3. Björck M, Koelemay M, Acosta S, et al (2017). Editor's Choice - Management of the Diseases of Mesenteric Arteries and Veins: Clinical Practice Guidelines of the European Society of Vascular Surgery (ESVS). Eur J Vasc Endovasc Surg, 53(4):460-510. 4. Castoldi E, Simioni P, Kalafatis M, et al (2000). Combinations of 4 mutations (FV R506Q, FV H1299R, FV Y1702C, PT 20210G/A) affecting the prothrombinase complex in a thrombophilic family. Blood, 96:1443-1448. 5. Cenedese A, Monneuse O, Gruner L, et al (2009). Initial management of extensive mesenteric venous thrombosis: retrospective study of nine cases. World J Surg, 33(10):2203-2208. 6. Connors JM (2017). Thrombophilia Testing and Venous Thrombosis. N Engl J Med, 377:1177-1187. 7. Coppens M, Reijnders JH, Middeldorp S, Doggen CJ, Rosendaal FR (2008). Testing for inherited thrombophilia does not reduce the recurrence of venous thrombosis. J Thromb Haemost, 6:1474- 7. 8. Emmanuel J. Favaloro and Giuseppe Lippi (2017). Interference of direct oral anticoagulants in haemostasis assays: high potential for diagnostic false positives and false negatives. Blood Transfus, Nov; 15(6):491–494. 9. Howard LS, Hughes RJ. (2013). NICE guideline: management of venous thromboembolic diseases and role of thrombophilia testing. Thorax, 68: 391-3. 10. Menke J (2010). Diagnostic accuracy of multidetector CT in acute mesenteric ischemia: systematic review and meta- analysis. Radiology, 256:93-101. 11. Otrock ZK, Taher AT, Shamseddeen WA, et al (2008). Factor V HR2 haplotype: a risk factor for venous thromboembolism in individuals with absence of Factor V Leiden. Ann Hematol, 87(12):1013-6. 12. Salwa Khan, Joseph DD (2006). Hereditary thrombophilia. Thromb J, pp.4-15. 13. Singal AK, Kamath PS, Tefferi A (2013). Mesenteric venous thrombosis. Mayo Clin Proc, 88(3):285-94. 14. Tsantes AE, Nikolopoulos GK, Bagos PG, et al (2007). Association between the plasminogen activator inhibitor-1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 155 4G/5G polymorphism and venous thrombosis. A meta-analysis. Thromb Haemost, 97(6):907-13. 15. Wang J, et al (2014). Association between the plasminogen activator inhibitor-1 4G/5G polymorphism and risk of venous thromboembolism: a meta-analysis. Thromb Res, 134(6):1241-8. 16. Zarrouk M, Salim S, Elf J, Gottsäter A, Acosta S (2017). Testing for thrombophilia in mesenteric venous thrombosis - Retrospective original study and systematic review. Best Pract Res Clin Gastroenterol, 31(1):39-48. Ngày nhận bài báo: 15/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_mot_truong_hop_dot_bien_gen_gay_tang_dong.pdf
Tài liệu liên quan