Ban Thống nhất Trung ương với việc tiếp nhận hàng viện trợ từ các nước cho miền Nam trong giai đoạn chống Chiến lược Chiến tranh Cục bộ của Mỹ (1965-1968)

Tài liệu Ban Thống nhất Trung ương với việc tiếp nhận hàng viện trợ từ các nước cho miền Nam trong giai đoạn chống Chiến lược Chiến tranh Cục bộ của Mỹ (1965-1968): TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 52 Ban Thống nhất Trung ương với việc tiếp nhận hàng viện trợ từ các nước cho miền Nam trong giai đoạn chống Chiến lược Chiến tranh Cục bộ của Mỹ (1965-1968) The central government committee with the receipt of the aids from the countries to the Southern in The period against the American war depertmental srategy (1965 – 1968) TS. Phan Thị Xuân Yến Trường Đại học Sài Gòn Phan Thi Xuan Yen, Ph.D. Saigon University Tóm tắt Trải qua hơn bốn mươi năm kể từ ngày 30/4/1975, đất nước và dân tộc trải qua những bước thăng trầm của lịch sử và đã có những bước tiến quan trọng trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Cho đến hôm nay bài học quý giá rút ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) một Đảng có đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo, không những phát huy được sức mạnh của khối đạ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ban Thống nhất Trung ương với việc tiếp nhận hàng viện trợ từ các nước cho miền Nam trong giai đoạn chống Chiến lược Chiến tranh Cục bộ của Mỹ (1965-1968), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 (50) - Thaùng 02/2017 52 Ban Thống nhất Trung ương với việc tiếp nhận hàng viện trợ từ các nước cho miền Nam trong giai đoạn chống Chiến lược Chiến tranh Cục bộ của Mỹ (1965-1968) The central government committee with the receipt of the aids from the countries to the Southern in The period against the American war depertmental srategy (1965 – 1968) TS. Phan Thị Xuân Yến Trường Đại học Sài Gòn Phan Thi Xuan Yen, Ph.D. Saigon University Tóm tắt Trải qua hơn bốn mươi năm kể từ ngày 30/4/1975, đất nước và dân tộc trải qua những bước thăng trầm của lịch sử và đã có những bước tiến quan trọng trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Cho đến hôm nay bài học quý giá rút ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) một Đảng có đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo, không những phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc mà còn thu hút được sự cộng hưởng của bạn bè quốc tế ủng hộ và giúp đỡ trong cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Bài học về quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh còn nguyên giá trị thực tiễn trong thời kỳ đất nước đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa: Ban Thống nhất Trung ương, tiếp nhận, hàng viện trợ, kháng chiến chống Mỹ; Chiến lược chiến tranh Cục Bộ. Abstract Over the past forty years since April 30, 1975, the country and its people have experienced the ups and downs of history and made important progress on the road to socialism. To this day, a valuable lesson learned from the anti-American resistance war between the Vietnam Communist Party (now the Communist Party) and the Party of Politics, Independence, self-reliance and creativity not only promote the strength of the great national unity but also attract the resonance of international friends supporting and assisting in the anti-divine resistance against the emperor American invasion. The lessons of international relations during the war remain of real value in the period that the country is continuing to accelerate the cause of industrialization, modernization and active integration into the world today. Keywords: The Central Government Committee, reception, aid, anti-American war; War Departmental Strategy. 1. Ban Thống nhất Trung ương trong giai đoạn ác liệt của kháng chiến Ban Thống nhất Trung ương là tổ chức đặc biệt được thành lập theo Nghị quyết 12-NQ/TW ngày 17/5/1957 trên cơ sở sáp nhập Ban miền Nam và Ban thống nhất PHAN THỊ XUÂN YẾN 53 hiệp thương, làm nhiệm vụ tư vấn cho Ban Chấp hành trung ương Đảng giải quyết những vấn đề về cách mạng miền Nam. Hoạt động và vai trò của Ban Thống nhất Trung ương từ năm 1961 trở đi thể hiện qua sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng trên nhiều lĩnh vực: tiếp đón, phân công, bố trí cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết; điều động cán bộ dân, chính, đảng từ hậu phương miền Bắc vào các chiến trường miền Nam; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, con em miền Nam trên đất Bắc; tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ các nước cho miền Nam, đề xuất về hoạt động ngoại giao Từ đầu năm 1965, để cứu vãn nguy cơ sụp đổ của chế độ Sài Gòn và sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đã ào ạt đưa quân Mỹ và quân các nước chư hầu vào miền Nam, tiến hành cuộc “Chiến tranh cục bộ” với quy mô lớn; đồng thời dùng không quân, hải quân hùng hổ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Trước tình hình đó, Đảng ta quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc. Lúc này Đảng nhận định tình hình: khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cách mạng thế giới đang ở thế tiến công, ở miền Bắc, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã đạt và vượt các mục tiêu về kinh tế, văn hóa. Sự chi viện sức người, sức của của miền Bắc cho cách mạng miền Nam được đẩy mạnh cả theo đường bộ và đường biển. Ở miền Nam, vượt qua những khó khăn trong những năm 1961-1962, từ năm 1963, cuộc đấu tranh của quân dân ta đã có bước phát triển mới. Ba công cụ của “Chiến tranh đặc biệt” (ngụy quân, ngụy quyền, ấp chiến lược và đô thị) đều bị quân dân ta tấn công liên tục. Đến đầu năm 1965, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ được triển khai đến mức cao nhất đã cơ bản bị phá sản. Tình hình đó đặt ra yêu cầu mới cho Đảng ta trong việc xác định quyết tâm và đề ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhằm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, lần thứ 12 năm 1965, để thực hiện tốt công tác đối ngoại, mở rộng mặt trận ngoai giao, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị đã ký Thông tư 81/TTg, ngày 21/7/1965 “Về việc quản lý tài chính đối với hàng viện trợ”. Thông tư này quy định một số điểm cụ thể về mặt quản lý tài chính trong các khâu tiếp nhận, phân phối, và thanh toán các loại hàng hóa, tiền bạc viện trợ. Thông tư nhận định: “Trước tình hình đế quốc Mỹ tăng cường xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc với mức độ ngày càng rộng lớn và ác liệt, các nước XHCN anh em đang ra sức giúp đỡ ta cả về kinh tế và quốc phòng nhằm tăng cường khả năng kinh tế và quốc phòng của ta trong cuộc chiến đấu tranh chống Mỹ xâm lược. Ngoài ra các đoàn thể nhân dân ở một số nước, các tổ chức dân chủ quốc tế và một số Đảng Cộng sàn cũng giúp ta về thuốc men, dụng cụ y tế, quần áo, vải... Trong thời gian tới, hàng viện trợ cho ta tăng lên gấp bội Vì vậy, cần phải xác định rõ một số nguyên tắc bảo đảm sự quản lý của Nhà nước.” Đặc biệt Thông tư 81/Ttg qui định rất cụ thể việc tiếp nhận vật tư, hàng hóa, tiền viện trợ giao cho các Bộ, Ban ngành như sau: “1) Hàng hóa của các anh em hoặc của những nước có quan hệ hữu nghị gửi giúp ta, dù thông qua hiệp định viện trợ ký kết giữa hai bên hay không có hiệp định, đều do ngành ngoại thương tổ chức tiếp nhận. BAN THỐNG NHẤT TRUNG ƯƠNG VỚI VI C TIẾP NHẬN HÀNG VI N TRỢ 54 2) Vật tư, hàng hóa, do các đoàn thể nhân dân, phong trào quần chúng, các tổ chức chức nghiệp, các tư nhân nước ngoài gửi giúp nhân dân ta thông qua các đoàn thể nhân dân như công đoàn, phụ nữ, thanh niên, sinh viên, Mặt trận, Hội chữ thập đỏ thì lấy danh nghĩa các đoàn thể nhân dân hay cơ quan đại diện tiếp nhận. Về thực tế, tùy theo tính chất các loại hàng, Ban Thống nhất quản lý viện trợ sẽ phân công cho các Bộ hữu quan đứng ra tiếp nhận, như Bộ Y tế tiếp nhận các loại hàng là thuốc men, dụng cụ y tế, Bộ Nội thương tiếp nhận các loại hàng là vật phẩm tiêu dung; Tổng cục vật tư tiếp nhận các loại hàng là vật tư kỹ thuật... Sau khi tiếp nhận, các cơ quan nói trên tiến hành kiểm kê cụ thể theo chế độ hiện hành và báo cáo cho Ban Thống nhất quản lý viện trợ và Bộ Tài chính biết. Các đoàn thể nhân dân có nhu cầu riêng, phải làm đề nghị gửi lên Ban Thống nhất, không được tự phân phối cho mình”. Qua đó cho thấy Ban Thống nhất Trung ương vừa là cơ quan tham mưu, tư vấn – giúp việc cho Trung ương, vừa là cơ quan đề xuất và điều phối các hoạt động. Ban Thống nhất Trung ương có mối quan hệ với các cơ quan ban ngành khác cùng họat động vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Thực hiện Thông tư trên, Ban Thống nhất quản lý viện trợ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, Ban ngành và cơ quan hữu quan tiếp nhận các loại hàng viện trợ điển hình trong giai đoạn chiến tranh ác liệt 1965-1968. 2. Tiếp nhận hàng viện trợ trong năm 1965 2.1. Từ các nước xã hội chủ nghĩa Theo số liệu báo cáo của Ban Thống nhất trong 6 tháng đầu năm 1965: - Số lượng tiền mặt các nước XHCN chi viện: “Trung Quốc: hàng chi viện trị giá: 37.913.480đ; Cu Ba: 1.100.000đ; Liên xô: 302761đ; Triều Tiên: 895.396đ; Cộng hòa dân chủ Đức: 65.600đ; Bungari: 105.359đ; Hunggari: 19.450đ; Mông cổ: 13.780đ; Tiệp Khắc: 22.994đ; Rumani: 12.318đ; Ba lan: 28.600đ; Anbani: 10.516đ. Tổng số các nước XHCN: 40.490.254đ”(1). - Tiếp nhận hàng hóa các loại: Theo báo cáo thống kê của Ủy ban Thống nhất số 221, tháng 6/1965, trong lúc chúng ta đặt mua dụng cụ y tế chưa kịp thì nước bạn đã giúp mình “77 bộ đại phẫu thuật, 22 bộ trung phẫu; 183 bộ đa khoa cấp cứu; 82 bộ tiểu phẩu và 1 số cho chuyên khoa về phổi, tim, chấn thương Nước tiếp viện dụng cụ nhiều nhất là Liên Xô (trị giá 440.839đ); Trung quốc (108.821đ), Cộng hòa dân chủ Đức (100.682đ). Về thuốc men tập trung vào các loại thuốc cho chấn thương, cấp cứu, kháng sinh, sốt rét và dinh dưỡng cụ thể: 18,6 triệu viên sốt re1e, 2 triệu viên Sulfanide, 475.000 viên và 271.000 lọ kháng sinh và một số sinh tố B1, B12, C Về hàng hóa: 500.000 mét vải các loại; 50.000 mét ni-lon (Triều Tiên); 7000 biđông (Trung quốc), một số giây dù, vải dù, vải bạt (Hunggari), một số máy ảnh, máy quay, máy đánh chữ. Ngoài ra còn gạo, đường, sữa, thịt hộp”(2). 2.2. Từ các tổ chức và nhân sĩ quốc tế Trong năm 1965 số tiền mặt chi viện cho ta là 483.260đ. Đặc biệt tổng thống Angeri gửi ủng hộ 100.000 Dina. Số tổ chức và cá nhân các nước theo báo cáo của Ủy ban Thống nhất Trung ương ủng hộ vật chất cho miền Nam ngày càng đông. Ở nhiều nước tư bản (Anh, Nhật, Pháp, Tây Đức, Áo, Phần Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, Na uy PHAN THỊ XUÂN YẾN 55 có nhiều hình thức ủng hộ của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân qua các hội nghị quốc tế, hoặc từ nước họ gửi tiền cho ta trực tiếp. Riêng ở Anh có Ủy ban ủng hộ thuốc men cho Việt Nam hoạt động rất tích cực vừa vận động trong nước vừa giới thiệu và vận động một số nhân sĩ các nước khác tìm cách giúp đỡ nhân dân miền Nam. Năm 1965, Ủy ban này đã gửi một số thuốc kháng sinh trị giá 120.000đ. Tại nước Nhật có phong trào quyên góp tiền mua radio bán dẫn và máy ảnh gửi cho Việt Nam. Hàng hóa thì chủ yếu là thuốc men và dụng cụ y tế 2.3. Tiếp nhận từ Việt kiều, cán bộ và sinh viên ở nước ngoài Chủ yếu là ủng hộ tiền; trong tổng số tặng phẩm gửi cho miền Nam qui ra tiền là 416.392đ, thì tiền ngoại tệ gửi về qui ra tiền Việt Nam là 393.690đ. Riêng Việt kiều Thái lan gửi 100.000 USD; Việt kiều Lào: 4.500 kip; kiều bào ở Thượng Hải: Một số thuốc, 2 đài pin; Việt kiều ở Pháp: 1 máy truyền máu; sinh viên Việt Nam học tại Liên Xô: 3 đài pin”(3). 3. Trong thời kỳ 1966-1968 Mỹ và quân Sài Gòn tiến hành mở 2 cuộc phản công mùa khô nhằm “Tìm diệt” quân Giải phóng miền Nam, trả thù cho những trận đánh phủ đầu vừa qua, giành quyền chủ động trên chiến trường, giải tỏa áp lực, củng cố bình định, ổn định lại trật tự cho chế độ thực dân mới. Sau khi đánh bại và làm phá sản kế hoạch của Mỹ và quân tay sai ở 2 mùa khô, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị tháng 12/1967, Hội nghị Ban Chấp hành TW khóa III đã hạ quyết tâm: chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ tiến công và nổi dậy giành thắng lợi quyết định. Thực tiễn cách mạng lúc này càng đòi hỏi phải có thêm nhân tài vật lực đáp ứng cho chiến trường miền Nam. Tính đến năm 1968, năm cao điểm Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, theo báo cáo thống kê của phòng cung cấp và viện trợ trực thuộc Ban Thống nhất Trung ương: Bên cạnh phát huy vai trò của hậu phương miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam với mục tiêu: “Lương không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, dưới sự chỉ đạo của Đảng chúng ta vẫn tiếp tục nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh nhưng vẫn tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của bè bạn quốc tế, kết hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp. 3.1. Các nước xã hội chủ nghĩa “Cộng hòa dân chủ Đức gửi sang là 357.214kg hàng hóa các loại, trong đó thuốc: 106.951kg, hàng hóa khác: 250.263kg gồm có một số mặt hàng (máy quay phim, máy ảnh, cuộn phim, máy phat điện, máy ghi âm, đài bán dẫn, máy may, xe đạp); Ba Lan gửi chuyến hàng là 53.613kg (84% so với 1967) trong đó có thuốc là 12.998kg, hàng hóa khác: 37.950kg. Liên Xô: Ngoài việc ủng hộ chung còn chi viện riêng cho miền Nam việt Nam riêng trong năm 1968 là 25.671kg (114% so với năm 1967) trong đó thuốc 4.495kg; hàng hóa khác là 21.176 kg. Rumani là 12.538kg (164% so với 1967); Tiệp khắc 10.576kg (86% so với 1967); Hunggari: 4.232kg; Bungari: 200kg; Trung quốc, Cuba, Triều Tiên: 1009 kg”.(4) 3.2. Các tổ chức và cá nhân ở các nước khác So với năm 1967 các tổ chức và cá nhân quốc tế ủng hộ cho miền Nam trong năm 1968 tăng hơn nhiều. Cụ thể là “Nhật Bản: 37.563kg (540% so với 1967), trong đó có 465 kg thuộc về hàng viện trợ qua BAN THỐNG NHẤT TRUNG ƯƠNG VỚI VI C TIẾP NHẬN HÀNG VI N TRỢ 56 đường mậu dịch và 37.098 kg thuộc về hàng viện trợ nhân dân (thuốc kháng sinh, máy phát thanh, bộ đàm, đài bán dẫn, máy ảnh). Canada: 3.550 kg (chiếm 574% so với năm 1967), trong đó có 1.500 kg dụng cụ y tế, thuốc và 2.050 kg hàng hóa khác. Anh: 4.196 kg (410% so với năm 1967), trong đó có 3.921 kg thuốc men, dụng cụ y tế, 275 kg quần áo trẻ em.Pháp: gửi qua thường trú Mặt trận tại phnompenh 4 chuyến hành gồm có: 147 bộ dụng cụ mổ, 46 bộ hô hấp nhân tạo, 30 bộ cấp cứu, 1 máy Xquang, thuốc kháng sinh Thụy Điển: 4.838 kg (253% so với 1967), trong đó có 4.823 kg thuốc, dung cụ y tế và 15kg hàng hóa khác. Phần Lan: 402 kg (287% so với năm 1967) trong đó đa phần là thuốc sốt rét, kháng sinh, sinh tố B Tây đức: 420 kg (561% so với năm 1967), trong đó có thuốc và sữa bột; Mỹ: 451 kg (450% so với năm 1967), trong đó chủ yếu là thuốc. Hà Lan: 66 kg (máy đánh chữ, máy quay phim, máy ghi âm). Hội đồngThập tự quốc tế: 53.388 kg, trong đó có 6.634 kg thuốc và dụng cụ y tế và 46.754 kg hàng hóa khác (đường, sữa, vải, máy móc). 3.3. Việt kiều và sinh viên Việt Nam học ở nước ngoài Trong năm 1968 phong trào ủng hộ của sinh viên và việt kiều ngày càng dâng cao. Đặc biệt sinh viên học tại Đức, Rumani và việt kiều sinh sống tại Pháp, Trung quốc gửi cho nhân dân miền Nam: 1.450 kg, trong đó có 1.100 kg dụng cụ y tế, thuốc và 350 kg hàng hóa khác”(5). Ngoài ra còn tiếp nhận từ các tổ chức ở các nước như: Ủy ban đoàn kết Á-Phi (Cộng hòa dân chủ Đức), nhân dân đức, nhân dân Ba Lan, Liên Xô... thông qua các Hội đồng Thập tự, các Ủy ban, Trung tâm giúp đỡ ủng hộ Việt Nam ở các nước như: Thụy điển, Phần Lan, Anh Như vậy, trong năm 1965 đến năm 1968 cả nước có chiến tranh, chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc. Quân dân miền Bắc vừa sản xuất, vừa chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ, đồng thời không ngừng chi viện cho miền Nam với khẩu hiệu hành động: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Cách mạng miền Nam ngày càng phát triển, đòi hỏi sự chi viện ngày càng lớn về sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc.Đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và giúp đỡ của anh em, bè bạn và các tổ chức quốc tế, Hoạt động của Ban Thống nhất Trung ương trong chiến tranh phối hợp với Ủy ban Thống nhất của Chính phủ và các Bộ, ban ngành khác ở Trung ương và địa phương, thực hiện vai trò cơ quan tham mưu – giúp cho Trung ương Đảng chỉ đạo thực tiễn cách mạng.Ban Thống nhất Trung ương là đầu mối trong các công tác giúp Trung ương và Trung ương Cục miền Nam thành lập Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Hội đồng cố vấn và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, các tổ chức quần chúng khác ở miền Nam, từ khâu nghiên cứu, chuẩn bị văn kiện đến tổ chức hội nghị. Quản lý và tổ chức thực hiện các mặt công tác đối ngọai của miền Nam như tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm và hội nghị các nước, đi họp quốc tế, đón tiếp các đoàn nước ngòai vào thăm miền Nam, lập cơ quan ngọai giao ở các nước, phục vụ Hội nghị Paris, thành lập các Hội hữu nghị, tranh thủ viện trợ và sự ủng hộ quốc tế cho cách mạng miền Nam “Theo thống kê từ 1965 đến 1975, Ban Thống nhất đã đón tiếp khoảng 25.000 cán bộ từ miền Nam ra Bắc, và điều động, tăng cường gần 80.000 cán bộ dân, PHAN THỊ XUÂN YẾN 57 chính, đảng vào Nam. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam (qua Ban Thống nhất Trung ương) hàng chục vạn tấn vật chất, bao gồm vũ khí, đạn dược, lương thực, quân trang quân dụng, xăng dầu, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Ban Thống nhất cũng đã tổ chức tiếp nhận và phân phối hàng ngàn tấn hàng viện trợ của các nước anh em bè bạn quốc tế giúp nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Mỹ thắng lợi”(6). 4. Mấy nhận xét Hoạt động và phát triển của Ban Thống nhất Trung ương trong quá trình tham mưu, giúp Trung ương chỉ đạo thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để lại nhiều bài học quý giá. Đó là những vấn đề về hệ thống tổ chức và phương thức hoạt động của tổ chức này. Ban Thống nhất Trung ương luôn luôn bám sát thực tiễn, bám sát tình hình cách mạng miền Nam qua các thời kỳ phát triển, nhất là trước các bước ngoặt của cách mạng; không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức; khi tình hình cách mạng thay đổi, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ mới, phải thay đổi bộ máy tổ chức, thay đổi cơ chế hoạt động, mở rộng chức năng nhiệm vụ cho phù hợp, có vậy mới thực hiện được hiệu quả vai trò một tổ chức tham mưu tư vấn cho trung ương chỉ đạo thực tiễn cách mạng. Như thế Ban Thống nhất Trung ương không chỉ về mặt đối nội,mà còn thể hiện vai trò, nhiệm vụ to lớn trong công tác đối ngoại, giúp Trung ương triển khai nhiệm vụ chỉ đạo cuộc vận động phong trào giúp đỡ, ủng hộ, chi viện từ các nước XHCN, các tổ chức và nhân dân các nước trên thế giới. Trong thời kỳ 1965-1968 việc tiếp nhận hàng viện trợ cho miền Nam từ các nước và bè bạn quốc tế đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của miền Nam đang xây dựng vùng giải phóng trong giai đoạn chiến tranh ác liệt, góp phần thiết thực vào những thắng lợi to lớn và toàn diện trên chiến trường miền Nam. Khối lượng hàng hóa viện trợ dân sự khá nhiều và phong phú chủng loại, đã đáp ứng được một phần đáng kể nhu cầu ngày càng nhiều của chiến trường miền Nam, cũng phản ánh đúng phương châm chiến lược dựa vào sức mình là chính trong kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam. Đồng thời cũng là minh chứng cho thành công của đường lối đối độc lập tự chủ và chính sách ngoại giao linh hoạt, mềm dẻo, khéo léo của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong tình hình quan hệ quốc tế và phong trào cộng sản có nhiều phức tạp lúc bấy giờ. Bài học về đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của quốc tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bảo vệ chủ quyền độc lập quốc gia dưới sự lãnh đạo của Đảng vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn hiện nay khi đất nước Việt Nam đang tích cực hội nhập, chủ động hội nhập trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội để tiến tới đạt được mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì việc đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế trên tinh thần: hòa bình, hữu nghị, hợp tác toàn diện nhưng luôn luôn giữ vững độc lập tự chủ là nhiệm vụ có ý nghĩa thiết thực cho tòan Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay. Chú thích: 1. Ban Thống nhất (1965), Cục Quản lý viện trợ: Báo cáo tình hình viện trợ năm 1965, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1207. Tr 5. 2. Ủy ban Thống nhất (1965), Vụ Kinh tế: Báo cáo công tác cung cấp trong năm 1965, ngày BAN THỐNG NHẤT TRUNG ƯƠNG VỚI VI C TIẾP NHẬN HÀNG VI N TRỢ 58 20/12/1965, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1477. Tr. 3-5. 3. Ủy ban Thống nhất (1965), Vụ Kinh tế: Báo cáo công tác cung cấp trong năm 1965, ngày 20/12/1965, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1477, tr. 1-3. 4. Ủy ban Thống nhất (1968), Phòng cung cấp và viện trợ: Báo cáo công tác cung cấp trong năm 1968, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1533, tr. 1. 5. Ủy ban Thống nhất (1968), Phòng cung cấp và viện trợ: Báo cáo công tác cung cấp trong năm 1968, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1533, tr 2-5. 6. Ban Thống nhất, Cục cung ứng (1974), Báo cáo công tác năm 1974 và chương trình công tác năm 1975, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 75. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Chấp hành Trung ương (1961), Nghị quyết về nhiệm vụ và tổ chức của Ban Thống nhất, số 20/NQ-TW ngày 1/6/1961, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 567. 2. Ban Thống nhất (1965), Cục Quản lý viện trợ: Báo cáo tình hình viện trợ năm 1965, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1207. 3. Ban Thống nhất (1967), Vụ Tổ chức cán bộ: Một số ý kiến trình với Ban về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế của cơ quan, ngày 4/4/1967, Phông UBTNCP, Hồ sơ 582. 4. Ban Thống nhất (1969), Cục Cung cấp: Báo cáo tiếp nhận viện trợ vật chất của nhân dân thế giới ủng hộ miền Nam đến năm 1969, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1551. 5. Ban Thống nhất (1971), Cục Cung cấp: Báo cáo tình hình tiếp nhận viện trợ vật chất cho miền Nam trong 2 năm 1970-1971, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1621. 6. Cục Cung cấp (1969), Báo cáo tiếp nhận “Viện trợ vật chất” của nhân dân thế giới ủng hộ miền Nam từ trước đến năm 1969, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1551. 7. Phủ Thủ tướng (1966), Chỉ thị về việc thống nhất quản lý đối với viện trợ nhân dân tặng miền Nam số 26/TTg, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1210. 8. Ủy ban Thống nhất (1964), Tình hình tiếp nhận tặng phẩm cho B, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1204. 9. Ủy ban Thống nhất (1965), Vụ Kinh tế: Báo cáo công tác cung cấp trongnăm1965, ngày 20/12/1965, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1477. 10. Ủy ban Thống nhất (1965), Tổng hợp các khoản ủng hộ vật chất cho miền Nam trong năm 1965, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1476. 11. Ủy ban Thống nhất (1966), Vụ Kinh tế: Báo cáo tiếp nhận viện trợ của Quốc tế và trong nước ủng hộ nhân dân miền Nam trong 1966, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1212. 12. Ủy ban Thống nhất (1968), Báo cáo tình hình sơ bộ về tiếp nhận viện trợ vật chất trong năm 1968, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1533. 13. Ủy ban Thống nhất (1974), Báo cáo sơ kết của các nước Viện trợ cho Chính phủ CMLTCHMNVN trong năm 1973-1974 và phương hướng tranh thủ viện trợ cho miền Nam trong năm 1974-1975 của các nước ngoài khối XHCN và các tổ chức quốc tế, Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Phông UBTNCP, Hồ sơ 1274. Ngày nhận bài: 11/01/2017 Biên tập xong: 15/02/2017 Duyệt đăng: 20/02/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf117_2865_2215169.pdf
Tài liệu liên quan