Bài tập quá trình môn lập mô hình tài chính

Tài liệu Bài tập quá trình môn lập mô hình tài chính: DANH SÁCH NHÓM 8 – GIẢNG ĐƯỜNG G2 Lớp 49 TÀI CHÍNH 2 Khóa 49 STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN 1 TỪ QUANG HÒA 4913056130 2 TRẦN THỊ PHƯƠNG NGÂN 4913056158 3 TRẦN HOÀNG NHÂN 4913056166 4 ĐẶNG TÚ OANH 4913056171 5 VƯƠNG TÚ OANH 4913056172 6 NGUYỄN NGỌC THIỆN 4913056188 7 LÊ VIỆT TIỆP 4913056193 BÀI TẬP QUÁ TRÌNH MÔN LẬP MÔ HÌNH TÀI CHÍNH I. NỘI DUNG BÀI QUÁ TRÌNH: Từ số liệu thực tiễn của thị trường chứng khoán Việt Nam, với yêu cầu danh mục trên 20 chứng khoán và với ít nhất 40 kỳ quan sát, hãy thực hiện những yêu cầu sau: Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống. II. CÁCH LẤY SỐ LIỆU: Số liệu được nhóm lấy từ trang web: bao gồm các cổ phiếu: AGF, BBC, BVH, CTG, DHG, DQC, DMC, FPT, GMD, HCM, KDC, LAF, MPC, PVT, REE, SAM, SSI, STB, VNE, VPL, LSS, PJT, TRA, VSC. Tất cả các cổ phiếu này được niêm yết trên HOSE Số liệu là giá đóng cửa phiên cuối cùng của tuần của các cổ phiếu nói trên, trong suốt thời kì từ 01/0...

doc157 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài tập quá trình môn lập mô hình tài chính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM 8 – GIẢNG ĐƯỜNG G2 Lớp 49 TÀI CHÍNH 2 Khóa 49 STT HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN 1 TỪ QUANG HÒA 4913056130 2 TRẦN THỊ PHƯƠNG NGÂN 4913056158 3 TRẦN HOÀNG NHÂN 4913056166 4 ĐẶNG TÚ OANH 4913056171 5 VƯƠNG TÚ OANH 4913056172 6 NGUYỄN NGỌC THIỆN 4913056188 7 LÊ VIỆT TIỆP 4913056193 BÀI TẬP QUÁ TRÌNH MÔN LẬP MÔ HÌNH TÀI CHÍNH I. NỘI DUNG BÀI QUÁ TRÌNH: Từ số liệu thực tiễn của thị trường chứng khoán Việt Nam, với yêu cầu danh mục trên 20 chứng khoán và với ít nhất 40 kỳ quan sát, hãy thực hiện những yêu cầu sau: Xây dựng đường biên hiệu quả Markowitz trong trường hợp có bán khống và không có bán khống. II. CÁCH LẤY SỐ LIỆU: Số liệu được nhóm lấy từ trang web: bao gồm các cổ phiếu: AGF, BBC, BVH, CTG, DHG, DQC, DMC, FPT, GMD, HCM, KDC, LAF, MPC, PVT, REE, SAM, SSI, STB, VNE, VPL, LSS, PJT, TRA, VSC. Tất cả các cổ phiếu này được niêm yết trên HOSE Số liệu là giá đóng cửa phiên cuối cùng của tuần của các cổ phiếu nói trên, trong suốt thời kì từ 01/09/2009 đến 18/06/2010 tương đương với 40 tuần (40 kì). III. LÝ DO CHỌN CÁC CHỨNG KHOÁN ĐỂ ĐƯA VÀO DANH MỤC: Có tất cả 24 chứng khoán được chọn để đưa vào danh mục. Chúng được chọn dựa trên các tiêu chí sau đây: Khối lượng giao dịch hàng ngày lớn, có thể kéo cả thị trường đi lên hoặc đi xuống, như các mã: STB, SAM, REE, v.v... Có mức tăng trưởng đầy ấn tượng trong thời gian gần đây, như: AGF, KDC,…… v.v... Có những chỉ số P/E và P/BV thấp, chứng tỏ các mã này đang rất tiềm năng nếu đầu tư: KDC, BBC, LAF, v.v... Thu nhập ròng sau thuế luôn giữ ở xu hướng tăng trưởng ổn định như: STB, v.v... Những mã cổ phiếu còn lại được đưa vào danh mục do có đủ 40 kỳ quan sát theo yêu cầu của đề tài. Tất cả giá của 24 chứng khoán thể hiện trên “Sheet GIA” của bài Excel cùng với thông tin chi tiết về 24 chứng khoán. STT Mã CK Thị trường Tên công ty 1 AGF HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 2 BBC HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 3 BVH HOSE TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT 4 CTG HOSE NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 5 DHG HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 6 DQC HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN BÓNG ĐÈN ĐIỆN QUANG 7 DMC HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ DOMESCO 8 FPT HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN FPT 9 GMD HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ LIÊN HIỆP VẬN CHUYỂN 10 HCM HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 11 KDC HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 12 LAF HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN HÀNG XUẤT KHẨU LONG AN 13 MPC HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ 14 PVT HOSE TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI DẦU KHÍ 15 REE HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH 16 SAM HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN CÁP VÀ VẬT LIỆU VIỄN THÔNG 17 SSI HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN 18 STB HOSE NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 19 VNE HOSE TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM 20 VPL HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VINPEARLLAND 21 LSS HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG LAM SƠN 22 PJT HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI XĂNG DẦU ĐƯỜNG THỦY PETROLIMEX 23 TRA HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO 24 VSC HOSE CÔNG TY CỔ PHẦN CONTAINER VIỆT NAM IV. TÍNH TỶ SUẤT SINH LỜI TRUNG BÌNH, PHƯƠNG SAI VÀ ĐỘ LỆCH CHUẨN TỪNG CHỨNG KHOÁN: Tỉ suất sinh lời: Từ bảng số liệu trên, nhóm tính toán tỉ suất sinh lợi của từng tháng cho từng cổ phiếu bằng biểu thức: Như vậy ở tuần 0 (tuần đầu tiên) sẽ không có tỉ suất sinh lời. Bắt đầu từ tuần tỉ suất sinh lời sẽ được thể hiện bằng biểu thức tính trên. Và kết quả này được thể hiện trên sheet TSSL (Tỉ suất sinh lời) với 20 chứng khoán từ AGF đến VPL nằm trong danh mục thị trường 20 chứng khoán và 4 chứng khoán LSS, PJT, TRA, VSC dùng để kiểm tra tính hiệu quả của danh mục kết hợp. Ví dụ như với chứng khoán AGF thì TSSL tuần 1 là : (30.1-30.2)/30.2 = -0.33% Tính tương cho các tuần còn lại với các chứng khoán tương tự chúng ta có được ma trận tỉ suất sinh lời của 20 chứng khoán. Tỉ suất sinh lời trung bình: Thông qua dữ liệu về ma trận tỉ suất sinh lời của 20 chứng khoán chúng ta tiếp tục tính tỉ suất sinh lời trung bình của từng chứng khoán dự trên tỉ suất sinh lời vừa mới tính được từng chứng khoán qua 40 tuần quan sát. Sử dụng hàm AVERAGE (Tỉ suất sinh lời): = AVERAGE(TSSL chứng khoán AGF) = AVERAGE(C4:C44) = 0.45% Phương sai và độ lệch chuẩn: Cũng với ma trận tỉ suất sinh lời chúng ta tính được phương sai cho từng chứng khoán bằng cách sử dụng hàm VARP (TSSL) và cho ra kết quả như sau: = VARP(TSSL chứng khoán AGF) = VARP(C4:C44) = 0.37% Từ phương sai của 20 Chứng khoán, chúng ta tính độ lệch chuẩn của các chứng khoán bằng hàm SQRT(Phương sai) của các chứng khoán vừa tính được. Kết quả như sau: = SQRT(Phương sai chứng khoán AGF)=SQRT(0.37%)= 6.08% V. MA TRẬN PHƯƠNG SAI – HIỆP PHƯƠNG SAI: Từ kết quả của ma trận tỉ suất sinh lời chúng ta tính ma trận phương sai và hiệp phương sai bằng cách sử dụng hàm như sau: = COVAR(OFFSET(TSSL chứng khoán AGF,0, ô B2 – F4 2 lần),OFFSET(TSSL chứng khoán AGF,0,ô A3 – F4 3 lần)) = COVAR(OFFSET(TSSL!$C$4:$C$44,0,'MTPS-HPS'!B$2),OFFSET(TSSL!$C$4:$C$44,0,'MTPS-HPS'!$A3))= 0.00370 Giữ chuột kéo ngang và kéo dọc theo 20 chứng khoán ta được ma trận phương sai hiệp phương sai của 20 chứng khoán. VI. TÌM CÁC DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ BÁN KHỐNG: (Thể hiện trên Sheet TRUONG HOP BAN KHONG) Gọi X và Y là 2 danh mục đầu tư đầu tư hiệu quả với số lượng chứng khoán cho mỗi danh mục là 20. Gọi X ={X0,X1,X2.X3,……..,X17,X18.X19} là tỷ trọng đầu tư vào 20 chứng khoán vào Danh mục X (DM1) Gọi Y ={Y0,Y1,Y2.Y3,……..,Y17,Y18.Y19} là tỷ trọng đầu tư vào 20 chứng khoán vào Danh mục Y (DM2) 1. Sử dụng Solver để tìm tỷ trọng vốn đầu tư vào từng danh mục: Danh mục X: Hàm mục tiêu: Phương sai = MMULT(MMULT(Ma trận X,Ma trận phương sai hiệp phương sai),TRANSPOSE(Ma trận X) – Sử dụng hàm MMULT để kết hợp giữa ma trận X (% VĐT DM 1), ma trận S (Ma trận PS-HPS) và kết hợp hàm TRANSPOSE để chuyển vị ma trận X. Công thức cụ thể như sau: =MMULT(MMULT(C8:V8,'MTPS-HPS'!B3:U22),TRANSPOSE('TRUONGHOP BAN KHONG'!C8:V8) Điều kiện ràng buộc: Tổng tỷ trọng vốn đầu tư vào 20 chứng khoán bằng 100%. giới hạn đầu tư cho từng chứng khoán <= 75% Tỉ suất sinh lời trung bình danh mục >= b = -0.07% ( TSSL TB DM được xác định bằng hàm SUMPRODUCT(Ma trận X , Ma trận TSSL TB 20CK) =SUMPRODUCT(C8:V8,TSSL!C46:V46), hằng số b được xác định dựa vào TSSL TB 20 CK = -0.08%) Sau khi chạy Solver ta được kết quả như sau: % VĐT DMX CK0 CK1 CK2 CK3 CK4 CK5 CK6 CK7 CK8 CK9 -10.58% 14.09% -3.86% 33.40% 36.77% 18.18% 53.61% 9.68% -43.57% 8.40% CK10 CK11 CK12 CK13 CK14 CK15 CK16 CK17 CK1 CK19 13.87% -1.97% -40.82% 17.92% 6.64% -0.12% -6.87% -25.51% 16.39% 4.33% TSSL TB DM X -0.0007 PHƯƠNG SAI DM X 0.00068199 DANH MỤC Y Hàm mục tiêu: Phương sai =MMULT(MMULT(Ma trận Y, Ma trận phương sai hiệp phương sai),TRANSPOSE(Ma trận Y)) – Sử dụng hàm MMULT để kết hợp giữa ma trận Y (% VĐT DM 2), ma trận S (Ma trận PS-HPS) và kết hợp hàm TRANSPOSE để chuyển vị ma trận Y. Công thức cụ thể như sau: = MMULT(MMULT(C15:V15,'MTPS-HPS'!B3:U22),TRANSPOSE('TRUONG HOP BAN KHONG'!C15:V15)) Điều kiện ràng buộc: Tổng tỷ trọng vốn đầu tư vào 20 chứng khoán bằng 100%. giới hạn đầu tư cho từng chứng khoán <= 50% Tỉ suất sinh lời trung bình danh mục >= b = -0.09% ( TSSL TB DM được xác định bằng hàm SUMPRODUCT(Ma trận Y, Ma trận TSSL TB 20CK) = SUMPRODUCT(C15:V15,TSSL!C46:V46), hằng số b được xác định dựa vào TSSL TB 20 CK = -0.08%) Sau khi chạy Solver ta được kết quả như sau: % VĐT DMY CK0 CK1 CK2 CK3 CK4 CK5 CK6 CK7 CK8 CK9 -9.81% 12.60% -4.40% 33.16% 35.94% 17.79% 50.00% 10.33% -40.93% 7.48% CK10 CK11 CK12 CK13 CK14 CK15 CK16 CK17 CK1 CK19 13.40% -2.44% -39.94% 17.18% 6.89% 0.28% -6.89% -22.00% 16.61% 4.77% TSSL TB DM Y -0.0009 PHƯƠNG SAI DM Y 0.00067916 DANH MỤC KẾT HỢP: DANH MỤC KẾT HỢP % Vốn đầu tư: Với tỷ trọng DM 1 là -40% ta tính được % VĐT của danh mục kết hợp (Ma trận Z) bằng cách: = Tỷ trọng DM 1 * % VĐT vào DM1 + (1 - Tỷ trọng DM 1) * % VĐT vào DM2 = C23*C8:V8+(1-C23)*C15:V15 Kết quả như sau: % VĐT DMKH CK0 CK1 CK2 CK3 CK4 CK5 CK6 CK7 CK8 CK9 -9.50% 12.00% -4.62% 33.06% 35.61% 17.63% 48.55% 10.59% -39.88% 7.11% CK10 CK11 CK12 CK13 CK14 CK15 CK16 CK17 CK1 CK19 13.21% -2.62% -39.59% 16.89% 6.98% 0.44% -6.89% -20.60% 16.70% 4.95% TSSL TB: sử dụng hàm SUMPRODUCT( Ma trận Z, ma trận TSSL TB) =SUMPRODUCT(C21:V21,TSSL!C46:V46) = -0.000980 Phương sai: Sử dụng kết hợp hàm MMULT (Ma trận Z, Ma trận PS-HPS) và hàm TRANSPOSE (Ma trận Z) = MMULT(MMULT(C21:V21,'MTPSHPS'!B3:U22),TRANSPOSE ('TRUONG HOP BAN KHONG'!C21:V21)) = 0.000679 Độ lệch chuẩn: Sử dụng hàm SQRT(Phương sai DM kết hợp) = SQRT(C25) = 0.026060 Bảng thể hiện giá trị TSSL và ĐLC của danh mục: sử dụng Data Table Tỷ trọng Độ lệch chuẩn TSSL TB DM Tỷ trọng Độ lệch chuẩn TSSL TB DM 0.026060 -0.000980 0.026060 -0.000980 -2 0.026178 -0.001300 0.1 0.026063 -0.000880 -1.9 0.026165 -0.001280 0.2 0.026065 -0.000860 -1.8 0.026153 -0.001260 0.3 0.026069 -0.000840 -1.7 0.026141 -0.001240 0.4 0.026073 -0.000820 -1.6 0.026130 -0.001220 0.5 0.026078 -0.000800 -1.5 0.026120 -0.001200 0.6 0.026084 -0.000780 -1.4 0.026111 -0.001180 0.7 0.026091 -0.000760 -1.3 0.026103 -0.001160 0.8 0.026098 -0.000740 -1.2 0.026095 -0.001140 0.9 0.026106 -0.000720 -1.1 0.026088 -0.001120 1 0.026115 -0.000700 -1 0.026082 -0.001100 1.1 0.026124 -0.000680 -0.9 0.026076 -0.001080 1.2 0.026135 -0.000660 -0.8 0.026071 -0.001060 1.3 0.026146 -0.000640 -0.7 0.026067 -0.001040 1.4 0.026158 -0.000620 -0.6 0.026064 -0.001020 1.5 0.026170 -0.000600 -0.5 0.026062 -0.001000 1.6 0.026183 -0.000580 -0.4 0.026060 -0.000980 1.7 0.026197 -0.000560 -0.3 0.026059 -0.000960 1.8 0.026212 -0.000540 -0.2 0.026059 -0.000940 1.9 0.026228 -0.000520 -0.1 0.026059 -0.000920 2 0.026244 -0.000500 0 0.026061 -0.000900 Vẽ đường biên hiệu quả danh mục BÁN KHỐNG ( Sử dụng chức năng Chart Wizard) Chứng minh sự kết hợp hiệu quả của 2 danh mục trong trường hợp Có BÁN KHỐNG Lấy 5 chứng khoán với thông tin như sau: Chứng khoán Độ lệch chuẩn TSSL TB BVH 0.072642 0.004052 DHG 0.056563 -0.004753 MPC 0.064873 0.001809 VNE 0.072143 0.011864 VPL 0.100209 -0.011958 Thả 5 chứng khoán vào đường biên hiệu quả của danh mục ta thấy: NHẬN XÉT: Ta thấy 5 chứng khoán trên nằm ngoài quả trứng vỡ, tuy nhiên 5 chứng khoán này sự hội tụ của chúng vãn nằm sát khu vực quả trứng vỡ do vậy mà không thể khẳng định là danh mục không hiệu quả. Chỉ là hiệu quả ít mà thôi. Để đầu tư có hiệu quả cao, nhà đầu tư nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các chứng khoán trước khi đưa vào danh mục để có sự kết hợp khả thi giữa các danh mục và tạo được tỉ suất sinh lời cao và độ rủi ro thấp. VII. TÌM CÁC DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG BÁN KHỐNG: (Thể hiện trên Sheet TRƯƠNG HỢP KHÔNG BÁN KHỐNG) Gọi X và Y là 2 danh mục đầu tư đầu tư hiệu quả với số lượng chứng khoán cho mỗi danh mục là 20. Gọi X ={X0,X1,X2.X3,……..,X17,X18.X19} là tỷ trọng đầu tư vào 20 chứng khoán vào Danh mục X (DM1) Gọi Y ={Y0,Y1,Y2.Y3,……..,Y17,Y18.Y19} là tỷ trọng đầu tư vào 20 chứng khoán vào Danh mục Y (DM2) 1. Sử dụng Solver để tìm tỷ trọng vốn đầu tư vào từng danh mục: DANH MỤC X: DANH MỤC X: Hàm mục tiêu: Phương sai =MMULT(MMULT(Ma trận X,Ma trận phương sai hiệp phương sai),TRANSPOSE(% VĐT DM1) – Sử dụng hàm MMULT để kết hợp giữa ma trận X (% VĐT DM 1), ma trận S (Ma trận PS-HPS) và kết hợp hàm TRANSPOSE để chuyển vị ma trận X. Công thức cụ thể như sau: =MMULT(MMULT(C8:V8,’MTPS-HPS’!B3:U22),TRANSPOSE(‘TH KHONG BAN KHONG ‘!C8:V8)) Điều kiện ràng buộc: Tổng tỷ trọng vốn đầu tư vào 20 chứng khoán bằng 100%. Giới hạn đầu tư cho từng chứng khoán <= 75% Tỉ suất sinh lời trung bình danh mục >= b = -0.07% ( TSSL TB DM được xác định bằng hàm SUMPRODUCT(Ma trận X, Ma trận TSSL TB 20CK) =SUMPRODUCT(C8:V8,TSSL!C46:V46), hằng số b được xác định dựa vào TSSL TB 20 CK = -0.08%) Không được phép đầu tư khống: % Vđt từng chứng khoán phải >=0. Sau khi chạy Solver ta được kết quả như sau: % VĐT DMX CK0 CK1 CK2 CK3 CK4 CK5 CK6 CK7 CK8 CK9 0.52% 0.00% 3.36% 14.44% 21.70% 12.88% 28.41% 0.89% 0.00% 0.00% CK10 CK11 CK12 CK13 CK14 CK15 CK16 CK17 CK1 CK19 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 9.05% 8.76% TSSL TB DM X -0.0007 PHƯƠNG SAI DM X 0.00101445 DANH MỤC Y: Hàm mục tiêu: Phương sai =MMULT(MMULT(Ma trận Y,Ma trận phương sai hiệp phương sai),TRANSPOSE(% VĐT DM2) – Sử dụng hàm MMULT để kết hợp giữa ma trận Y (% VĐT DM 2), ma trận S (Ma trận PS-HPS) và kết hợp hàm TRANSPOSE để chuyển vị ma trận Y. Công thức cụ thể như sau: = MMULT(MMULT(C15:V15,'MTPS-HPS'!B3:U22),TRANSPOSE('TH KHONG BAN KHONG '!C15:V15)) Điều kiện ràng buộc: Tổng tỷ trọng vốn đầu tư vào 20 chứng khoán bằng 100%. Giới hạn đầu tư cho từng chứng khoán <= 50% Tỉ suất sinh lời trung bình danh mục >= b = -0.09% ( TSSL TB DM được xác định bằng hàm SUMPRODUCT(Ma trận Y, Ma trận TSSL TB 20CK) = SUMPRODUCT(C15:V15,TSSL!C46:V46), hằng số b được xác định dựa vào TSSL TB 20 CK = -0.08%) Sau khi chạy Solver ta được kết quả như sau: % VĐT DMY CK0 CK1 CK2 CK3 CK4 CK5 CK6 CK7 CK8 CK9 0.10% 0.00% 3.11% 14.88% 22.03% 12.64% 28.49% 1.09% 0.00% 0.00% CK10 CK11 CK12 CK13 CK14 CK15 CK16 CK17 CK1 CK19 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 8.80% 8.87% TSSL TB DM Y -0.0009 PHƯƠNG SAI DM Y 0.00100790 DANH MỤC KẾT HỢP: % Vốn đầu tư: Với tỷ trọng DM 1 là -40% ta tính được % VĐT của danh mục kết hợp (Ma trận Z) bằng cách: = Tỷ trọng DM 1 * % VĐT vào DM1 + (1 - Tỷ trọng DM 1) * % VĐT vào DM2 = C24*C8:V8+(1-C24)*C15:V15 % VĐT DMKH CK0 CK1 CK2 CK3 CK4 CK5 CK6 CK7 CK8 CK9 0.27% 0.00% 3.21% 14.70% 21.90% 12.73% 28.46% 1.01% 0.00% 0.00% CK10 CK11 CK12 CK13 CK14 CK15 CK16 CK17 CK1 CK19 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 8.90% 8.82% TSSL TB: sử dụng hàm SUMPRODUCT( Ma trận Z, ma trận TSSL TB) =SUMPRODUCT(C22:V22,TSSL!C46:V46) = -0.000820 Phương sai: Sử dụng kết hợp hàm MMULT (Ma trận Z, Ma trận PS-HPS) và hàm TRANSPOSE(Ma trận Z) = MMULT(MMULT(C22:V22,'MTPS-HPS'!B3:U22),TRANSPOSE('TH KHONG BAN KHONG '!C22:V22)) = 0.001010 Độ lệch chuẩn: Sử dụng hàm SQRT(Phương sai DM kết hợp) = SQRT(C25) = 0.031788 Bảng thể hiện giá trị TSSL và ĐLC của danh mục: sử dụng Data Table ta được kết quả như sau: Tỷ trọng Độ lệch chuẩn TSSL TB DM Tỷ trọng Độ lệch chuẩn TSSL TB DM 0.031788 -0.000820 0.026060 -0.000980 0 0.031747 -0.000900 42 0.038510 0.007500 2 0.031957 -0.000500 44 0.038934 0.007900 4 0.032179 -0.000100 46 0.039365 0.008300 6 0.032415 0.000300 48 0.039803 0.008700 8 0.032662 0.000700 50 0.040248 0.009100 10 0.032923 0.001100 52 0.040700 0.009500 12 0.033195 0.001500 54 0.041158 0.009900 14 0.033478 0.001900 56 0.041622 0.010300 16 0.033773 0.002300 58 0.042091 0.010700 18 0.034079 0.002700 60 0.042567 0.011100 20 0.034396 0.003100 62 0.043048 0.011500 22 0.034723 0.003500 64 0.043535 0.011900 24 0.035061 0.003900 66 0.044026 0.012300 26 0.035408 0.004300 68 0.044523 0.012700 28 0.035765 0.004700 70 0.045024 0.013100 30 0.036132 0.005100 72 0.045530 0.013500 32 0.036507 0.005500 74 0.046041 0.013900 34 0.036891 0.005900 76 0.046556 0.014300 36 0.037284 0.006300 78 0.047075 0.014700 38 0.037685 0.006700 80 0.047598 0.015100 40 0.038093 0.007100 Vẽ đường biên hiệu quả danh mục KHÔNG BÁN KHỐNG ( Sử dụng chức năng Chart Wizard) Chứng minh sự kết hợp hiệu quả của 2 danh mục trong trường hợp KHÔNG BÁN KHỐNG Lấy 4 chứng khoán ngẫu nhiên với thông tin như sau: Chứng khoán Độ lệch chuẩn TSSL TB BVH 0.072642 0.004052 DHG 0.056563 -0.004753 MPC 0.064873 0.001809 VNE 0.072143 0.011864 VPL 0.100209 -0.011958 Thả 5 chứng khoán vào đường biên hiệu quả của danh mục ta thấy: NHẬN XÉT: Tương tự như trường hợp không bán khống thì 5 CK trên nằm sát khu vực quả trứng vỡ do đó chỉ có thể khẳng định là danh mục này có hiệu quả ít mà thôi. Để đầu tư có hiệu quả cao, nhà đầu tư nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng các chứng khoán trước khi đưa vào danh mục để có sự kết hợp khả thi giữa các danh mục và tạo được tỉ suất sinh lời cao và độ rủi ro thấp. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH PHỤ LỤC: PHẦN 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGÀNH BẢO HIỂM VÀ CỔ PHIẾU BVH PHẦN 3: PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VÀ CỔ PHIẾU DHG PHẦN 4: PHÂN TÍCH NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ CỔ PHIẾU MPC PHẦN 5: PHÂN TÍCH NGÀNH ĐIỆN VÀ CỔ PHIẾU VNE PHẦN 6: PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH VÀ CỔ PHIẾU VPL PHẦN 1: PHÂN TÍCH KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM TRONG NĂM 2008 VÀ 2009 Năm 2008: Từ cuối năm 2007 bước sang đầu năm 2008, tình hình kinh tế nước ta biểu hiện hai trạng thái mâu thuẫn nhau. Trạng thái phấn khởi trước những thành tựu về KT – XH của đất nước sau một năm gia nhập WTO, vị thế kinh tế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Mặt khác đang có trạng thái lo lắng về những dấu hiệu bất ổn của tình hình kinh tế vĩ mô, mà nổi bật nhất và cũng là biểu hiện rõ nhất là hiện tượng lạm phát chưa kiểm soát được; Là bong bóng của thị trường bất động sản căng phồng và đang như “con ngựa bất kham” trước Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Lý giải hai trạng thái mâu thuẫn trên, nhìn từ 4 mục tiêu của kinh tế vĩ mô, mà về lý thuyết cũng như  thực tế, mọi Chính phủ đều tập trung vào các công cụ chính sách để đạt cho kỳ được là: Tăng cường GDP với tốc độ cao và liên tục; Tăng số việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp; Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát; Tăng xuất khẩu ròng… 1.GDP: Trong 2 năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được chỉ tiêu đề ra, với tốc độ tăng GDP bình quân khoảng 8,5%. Tuy nhiên, đằng sau kết quả này vẫn còn nhiều điều phải xem xét. Đó là sự tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào chiều rộng. Kinh tế tăng trưởng, nhưng tính chất của nền kinh tế gia công và khai khoáng hoàn toàn chưa thay đổi. Chưa có dấu hiệu của một ngành nào, sản phẩm nào chuyển từ gia công sang thiết kế, sản xuất linh kiện sau 20 năm mở cửa và bảo hộ (thông thường ở các nước công nghiệp mới, chỉ trong khoảng 5 – 10 năm đã có sự chuyển đổi). Sự kéo dài chính sách bảo hộ và độc quyền đối với một số ngành và lĩnh vực kinh tế đã ảnh hưởng tới năng lực sáng tạo và cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Đây là nguyên nhân sâu xa và cốt lõi giải thích tại sao khi biến động giá nguyên liệu và nhiên liệu của thị trường thế giới, nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với các nước khác, trong khi lượng tiêu thụ nguyên, nhiên liệu của thị trường nước ta ít hơn nhiều. Về quan điểm phát triển, chúng ta luôn luôn xác định, mục tiêu tăng trưởng phải chú trọng cả số lượng và chất lượng. Nhưng trên thực tế chưa có những chính sách thực sự có tác dụng đến chất lượng tăng trưởng.( Theo nhận xét của Ts Trần Du Lịch Phó trưởng Đoàn Đại biểu quốc hội TP Hồ Chí Minh) 2.Tỷ lệ thất nghiệp: Trong các năm qua, với tốc độ tăng đầu tư phát triển nhiều doanh nghiệp mới đã tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội. Đặc biệt trong năm 2007 đã đạt được chỉ tiêu giải quyết hơn 1,6 triệu việc làm. Tuy nhiên, tình trạng “bán thất nghiệp” ở đô thị và nông thôn đang còn rất phổ biến. Tạo việc làm mới chủ yếu diễn ra ở khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước chiếm lượng vốn đầu tư rất lớn. Chưa có chính sách rõ nét về mối quan hệ giữa đầu tư và giải quyết việc làm cho từng lĩnh vực, từng địa bàn kinh tế. Thị trường lao động đang phát triển tự phát và không cân đối về cung – cầu. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp đang tồn tại song song với tình trạng thiếu lao động có kỹ năng trong hầu hết các ngành kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động không chuyển dịch tương ứng với cơ cấu giá trị, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự phát triển thị trường lao động không gắn liền với chính sách đào tạo nguồn nhân lực, nên dẫn đến tình trạng vừa thừa và thiếu trong quan hệ cung – cầu. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nghịch lý: Thừa vốn, thiếu lao động (lao động có kỹ năng, được đào tạo), mà đúng ra phải là ngược lại. (Theo nhận xét của Ts Trần Du Lịch Phó trưởng Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) 3.Lạm phát: Có lẽ trong vòng 10 năm qua, năm 2008 là năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam đứng trước sự lựa chọn rất nghiệt ngã là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay kiểm soát lạm phát, khi hai mục tiêu này trở thành hai vấn đề mâu thuẫn nhau? Nếu năm 2008, nền kinh tế tiếp tục lạm phát 2 con số, thì những gì đã đạt được trong các năm qua sẽ bị xói mòn và các vấn đề xã hội sẽ gay gắt hơn. Diễn biến tình hình thị trường trong những tháng đầu năm 2008 cho thấy, lạm phát đang trở thành vấn đề kinh tế vĩ mô hàng đầu hiện nay. Điều đáng lo lắng nhất là dường như thị trường đang không còn đi theo ý muốn của chúng ta. Cụ thể là những nỗ lực của Chính phủ trong việc kiềm chế giá cả hàng hóa, thị trường bất động sản, hâm nóng thị trường chứng khoán... đã giảm tác dụng. Vậy nguyên nhân từ đâu? - Đó là từ những nguyên nhân sâu xa của nền kinh tế, còn những tác động (cả khách quan lẫn chủ quan) trong năm 2007 chỉ là nguyên nhân nhất thời. Có thể phân tích như sau: Thứ nhất, nguyên nhân sâu xa chính là nền kinh tế mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu trong nhiều năm liền do tăng đầu tư (trên 35% GDP), tăng sức tiêu thụ (doanh thu bán lẻ danh nghĩa tăng bình quân trên 20%/năm), tăng nhập khẩu (đòi hỏi phải tăng đối phần trong nước), tăng cung tiền tệ (bình quân 25%), tăng tín dụng nội địa (bình quân trên 35%), tăng công chi, trong khi đó lượng cung thực (sản lượng thực cộng với thâm hụt thương mại) chỉ tăng dưới 10%. Nếu phân tích kỹ từng yếu tố tác động đến tổng cung – tổng cầu thì sẽ thấy rất rõ khoảng chênh lệch đó chính là lạm phát. Câu hỏi đặt ra là tại sao lượng cung thực tăng thấp, trong khi các yếu tố có tác động tăng cung lại tăng cao? Câu trả lời là vì nền kinh tế không có khả năng hấp thụ các yếu tố sản xuất để có mức tăng trưởng cao tương ứng. Với mức tăng đầu tư và tín dụng như vậy, nền kinh tế trong 3 năm qua phải tăng trưởng trên 10%, chứ không phải chỉ hơn 8%. Khoảng cách biệt đó là gốc của nguyên nhân gây lạm phát, khi chịu tác động bên ngoài như “những giọt nước làm tràn ly” hiện nay. Do đó, để kiểm soát lạm phát, một mặt áp dụng các giải pháp mang tính tình thế, cần phải tiến hành xây dựng một hệ thống chính sách và giải pháp đồng bộ dựa trên mối quan hệ tổng cung – tổng cầu của nền kinh tế.  Thứ hai,  nguyên nhân trực tiếp là từ các yếu tố bên trong và bên ngoài xuất hiện trong năm 2007 như biến động giá nguyên vật liệu của thị trường thế giới, thiên tai, tăng công chi, tăng khối lượng tiền tệ, tăng đột biến tín dụng, tăng tiền lương danh nghĩa... Đặc biệt trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, “bong bóng” của thị trường bất động sản đã đẩy mạnh tổng cầu của nền kinh tế (vốn đã mất cân đối) tạo ra hiệu ứng số nhân với các thị trường hàng hóa và dịch vụ khác. Bên cạnh đó, vấn đề tăng công chi liên tục của hệ số nhân đã áp lực rất mạnh lên tổng cầu (nếu tăng công chi để đầu tư có hiệu quả sẽ tăng tổng cung, nên có thể cân đối trở lại ở mức cao hơn không làm mất cân đối tổng cung – tổng cầu); Nhưng nếu đầu tư không có hiệu quả sẽ trở thành nguyên nhân gây ra lạm phát. Dựa trên khung lý thuyết về 4 mục tiêu kinh tế vĩ mô để phân tích sơ bộ như trên để có cái nhìn rõ hơn những trạng thái của nền kinh tế mà những con số mang nặng tính chất thống kê không thể biểu cảm hết. Nếu hàng quý, 6 tháng và hàng năm có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá dựa trên phân tích tổng cung – tổng cầu của nền kinh tế; Gắn với nó các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ thì mới nhận diện được bản chất của nền kinh tế đang vận động. Nếu không phân tích các yếu tố đang tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế để có cái nhìn tổng thể, mà cứ sử dụng các công cụ điều tiết cục bộ (như các biện pháp kiểm soát lạm phát) thì việc chữa bệnh đôi khi trở thành “tích bệnh”, dồn khó khăn về sau nhiều hơn. Trong tình hình kinh tế năm 2008 (tính cả sự bất lợi của thị trường thế giới), có lẽ đang đặt chúng ta trước 2 mục tiêu mâu thuẫn phải lựa chọn: Hoặc tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng GDP trên 9% trong năm 2008 như chỉ tiêu đề ra; Hoặc ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, chấp nhận tốc độ tăng trưởng GDP chậm hơn. Khi tình thế không cho phép chúng ta đạt cả hai, thì phải ưu tiên lựa chọn một mục tiêu mà thôi. 4.Lãi suất: Bằng công cụ lãi suất cơ bản, Ngân hàng Nhà nước đã hạ trần lãi suất cho vay xuống còn 18%/năm (trước đó lần lượt là 21% và 19,5%/năm). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng lãi suất 18%/năm vẫn còn quá cao, nhất là với những doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu trong môi trường cạnh tranh toàn cầu. Điểm độc đáo của lãi suất cơ bản ở Việt Nam là không ai dùng lãi suất cơ bản trong giao dịch thực tế. Trong nhiều năm thậm chí thị trường đã quên mất cả sự tồn tại của lãi suất cơ bản. Đến giữa năm nay, một điều khoản trong Luật Dân sự lại được viện đến: lãi suất không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản, từ đó hình thành ra một “trần” lãi suất cho vay và được nhìn nhận như một định hướng cho lãi suất đầu ra của các ngân hàng. Nguy cơ “treo trên đầu” doanh nghiệp Do ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, sức mua của các thị trường mạnh như Mỹ, châu Âu và Nhật đều giảm sút. Các nhà sản xuất lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan... đều phải tăng cường cạnh tranh về giá cả hàng hoá. Ngoài các biện pháp như thay đổi công nghệ và phương pháp quản lý, một chính sách quan trọng là hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp với lãi suất thấp. Trong khi đó, dường như không tìm thấy nước nào trên thế giới hiện có lãi suất cao như ở Việt Nam. Trước nguy cơ phá sản “treo trên đầu” hàng ngày, đây là thời điểm các doanh nghiệp phải nghiêm túc nhìn lại mình. Nhiều doanh nghiệp có vốn vay chiếm tỷ lệ cao đến bất hợp lý so với vốn tự có, dẫn đến chi phí lãi vay cũng chiếm tỷ lệ cao trong giá thành.   Về công nghệ, nhiều doanh nghiệp nhập thiết bị rất hiện đại nhưng trình độ sử dụng lại quá kém nên chưa khai thác hết công suất của nhà máy. Ngay cả việc ứng dụng tin học trong quản lý của các doanh nghiệp cũng thế. Đó là chưa tính đến chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường không rõ ràng. Không chuyên nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp. Không quan tâm đến sự an toàn của sản phẩm và quyền lợi của người tiêu dùng. Thách thức “treo trên đầu” ngân hàng Thứ nhất, các doanh nghiệp khó khăn, các ngân hàng cũng lo lắng. Nếu doanh nghiệp phá sản thì số tiền đã cho vay vào doanh nghiệp đó cũng khó thu hồi đủ. Chính vì vậy, một thách thức với các ngân hàng là phải góp sức nuôi doanh nghiệp trong lúc khó khăn này. Thứ hai, một khi lãi suất giảm thì ngân hàng lại lo làm sao để đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích. Nói cách khác, làm sao đồng vốn trong lúc khó khăn phải được dùng vào mục đích đầu tư mà không phải đầu cơ. Bất động sản đã xuống giá quá nhiều so với cùng thời điểm này năm ngoái, nên có thể lại trở nên hấp dẫn những người có tiền trong tay. Đây là thách thức đề ngân hàng thể hiện bản lĩnh của mình trong việc điều phối nguồn lực xã hội. Thứ ba, cần có hệ thống phân loại doanh nghiệp rõ ràng. Kích cỡ nào là vừa, như thế nào là nhỏ, phân tích ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường của doanh nghiệp, xác định nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp… Từ đó mới có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng, mức độ khó khăn của doanh nghiệp, để việc hỗ trợ tín dụng đạt hiệu quả cao nhất. Không chỉ doanh nghiệp, mà ngân hàng phải bằng đồng vốn và lãi suất để tham gia cùng doanh nghiệp xác định lại loại hình kinh doanh và cơ cấu vốn, xác định quy mô sản xuất và kinh doanh thích hợp. Đến ngày 22/12, toàn bộ khối ngân hàng đã hạ lãi suất về mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước 12,75%, một số ngân hàng đi tiên phong còn giảm khá mạnh cả về lãi suất huy động và cho vay. Mặt bằng lãi suất cho vay đã có chuyển biến so với thời điểm trước ngày 22/12, tuy nhiên, xét về tổng thể, hầu hết khối ngân hàng mới chỉ giảm xuống mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy các ngân hàng đã có biểu lãi suất mới ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cơ bản song rất ít ngân hàng cổ phần nhỏ thông báo giảm lãi suất. Việc ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất cơ bản liên tục đang gây nên một sức ép lớn cho các ngân hàng nhỏ. Họ cho hay đang trong giai đoạn tính toán về khả năng giảm lãi suất trong tuần này. “Lãi suất cho vay của chúng tôi mới chỉ tạm dừng ở mức trần là 12,75%/năm, chúng tôi sẽ căn cứ vào tình hình trên thị trường, nhu cầu vay vốn của khách hàng để tính toán giảm thêm”, đại diện một ngân hàng tại Hà Nội nói. Các doanh nghiệp hiện nay đang có tâm lý chờ lãi suất hạ tiếp mới vay nhưng điều quan trọng hơn là các doanh nghiệp chưa nhìn thấy thị trường bán hàng cho thời gian tới nên việc vay vốn sản xuất tất nhiên sẽ bị dừng. Một số ngân hàng nhận định, lãi suất sẽ được điều hành theo hướng giảm thêm trong những tháng tới để kích thích kinh tế, vì vậy lúc này phải giảm mạnh lãi suất ở các kỳ hạn dài để có được nguồn vốn theo mặt bằng lãi suất của năm 2009. 5.Thâm hụt ngân sách: Thâm hụt tài khoản vãng lai lên mức 9 tỷ đôla Mỹ vào 2008. Do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu từ năm 2007, luồng vốn vào Việt Nam đã giảm mạnh, thoái đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài  (FII) diễn ra ở mức nhất định, tạo ra hiện tượng thâm  hụt  kép  trên  cả  tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính. Đến năm  2009, dự trữ quốc tế dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp khoảng  3 tháng nhập khẩu của năm kế tiếp, mặc dầu giá hàng nhập khẩu đã giảm nhiều so với năm 2008. Hiện tượng này tạo ra lo ngại cho các nhà xây dựng chính sách về sự bền vững của các chính sách áp dụng trong thời gian qua và tạo nên cơ sở để xem xét áp dụng các biện pháp chính sách thương mại nhằm giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại mang tính cơ cấu, với vai trò là nhóm biện pháp nhằm cải thiện BOP của Việt Nam.  Hiện trạng cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu bao gồm cán cân thương mại hàng hóa và cán cân chuyển khoản, còn dịch vụ và thu nhập tương đối nhỏ. Chuyển khoản giảm mạnh trong năm 2008, một phần là do khủng hoảng tài chính  toàn  cầu,  nên  kiều hối  giảm  xuống,  và  thoái đầu tư của cá nhân. Cán cân  thu  nhập  bao  gồm chuyển  lợi  nhuận  từ  hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt  Nam  thông  thường luôn ở trạng thái thâm hụt. Thương  mại  dịch  vụ  có quan hệ gắn kết chặt chẽ với  thương  mại  hàng  hóa do  thống  kê  dịch  vụ  chủ yếu bao gồm vận tải và bảo hiểm, mặc dù thương mại dịch vụ còn bao gồm cả các dịch vụ đáng kể khác như du lịch và dịch vụ tài chính. Thương mại hàng hóa là nhân tố lớn nhất gây ra thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, với mức 12.3 tỷ đôla Mỹ năm 2008. Thâm hụt tài khoản vốn của Việt Nam trước đây thường là thặng dư, chủ yếu là do dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào khá lớn, FDI đạt mức đỉnh là 7,8 tỷ đôla Mỹ vào năm  2008. Do sự sụt giảm chung trong đầu tư của  thế  giới,  FDI  có  khả năng  chỉ  đạt  được 1  nửa mức  này  trong  năm  2009. Nợ ngắn hạn hay dòng vốn ngắn hạn vào  Việt  Nam,  dưới  hình thức đầu tư gián tiếp cũng có  xu  hướng  dương  (mặc dù  biến  động  khá  mạnh). Tuy nhiên, sự tin tưởng vào thị trường Việt Nam cũng bị suy giảm mạnh trong năm 2008 và dòng vốn đầu tư gián tiếp giảm mạnh. Tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam không bị coi là trầm trọng bởi một số lý do nhất định. Thứ nhất, nghĩa vụ nợ ngắn hạn của Việt Nam có thể được thực hiện. Mức dự trữ hiện nay cao hơn so với năm trước đồng thời nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn tương đối nhỏ, vì vậy xét về ngắn và trung hạn nhu cầu đối với dự trữ quốc tế không lớn. Dự trữ hiện nay đủ lớn để đảm bảo thanh toán nhập khẩu và sự mất cân đối thương mại của Việt Nam cũng đang có những dấu hiệu được cải thiện trong năm 2009. Ngoài ra, luồng vốn quốc tế có khả năng sẽ quay trở lại xu hướng như trước đây khi nền kinh tế thế giới phục hồi trong năm 2010. Điều quan trọng là Việt Nam phải giành được niềm tin vào nền kinh tế của mình từ đó hạn chế tối đa hiện tượng rút vốn. Để đạt được điều này, không chỉ cần ổn định tình hình kinh tế vĩ mô ở Việt Nam mà còn cần đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn.  Từ góc độ dài hạn hơn, tình hình cán cân thanh toán của Việt Nam chỉ thực sự bền vững nếu có đủ năng lực trả nợ nước ngoài bằng thặng dư thương mại trong tương lai. Mất cân đối cơ cấu cần được giải quyết để đảm bảo rằng cán cân thanh toán không trở nên báo động. Trước hết là cần đối mặt với các bất cập mang tính cơ cấu gắn với thâm hụt thương mại. Lý do chính dẫn tới thâm hụt thương mại lớn là việc Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu thô và đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu. Nâng cao vai trò của các ngành sản xuất trong nước và tăng tỷ lệ giá trị gia tăng của sản xuất trong nước, thì tỷ lệ nhập khẩu để xuất khẩu sẽ giảm xuống. Các biện pháp bảo hộ do các nước thành viên G20 áp dụng kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể ảnh hưởng xấu hơn nữa tới kết quả xuất khẩu của Việt Nam, hiện nay một số ngành đã chịu ảnh hưởng tiêu cực của các biện pháp bảo hộ tại thị trường nước thứ ba.  Thâm hụt thương mại tăng cao cũng xuất phát từ việc cắt giảm nhanh chóng hàng rào bảo hộ kể từ khi hội nhập với ASEAN, tham gia khu vự mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN-Trung Quốc, ASEAN- Ấn Độ, ASEAN- Hàn Quốc và đàm phán để trở thành thành viên của WTO vào năm 2007. Việt Nam hiện tiếp tục cân nhắc các thỏa thuận thương mại song phương khác (BTA) thông qua ASEAN và đây cũng là cơ sở để nhập khẩu tăng lên. Việc đánh giá kỹ lưỡng các hiệp định như vậy và lợi ích cho Việt Nam từ các hiệp định này cần được thực hiện trước khi ký kết, không nên chỉ nhìn nhận những chi phí phát sinh sau khi ký kết.  Thông thường FDI tập trung vào ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu hoặc và các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính và du lịch. Tuy nhiên, gần đây FDI lại tập trung vào bất động sản, tạo ra nhu cầu lớn đối với vật liệu xây dựng và thiết bị nhập khẩu, trong khi không tạo ra năng lực xuất khẩu trong tương lai. Điều này tạo ra bất cập với cán cân thương mại, và giải pháp là Việt Nam nên cố gắng thu hút FDI vào các ngành sản xuất của nền kinh tế.  Một lý do cơ bản khác dẫn tới bất cập của cán cân tài khoản vãng lai là sự mất cân đối lớn giữa tiết kiệm và đầu tư ở Việt Nam. Mặc dù mức đầu tư lớn là dấu hiệu tích cực nếu được tập trung vào các hoạt động sản xuất, nhưng trong điều kiện tiết kiệm quốc gia thấp, thì đầu tư lớn cũng đồng nghĩa với việc phải đi vay nước ngoài. Để giảm bớt thâm hụt tài khoản vãng lai, Việt Nam cần tăng tiết kiệm. Mặc dù Việt Nam vẫn là nước có thu nhập tương đối thấp, cần bắt đầu khuyến khích tiết kiệm ngay khi thu nhập tăng lên để giảm bớt sự phụ thuộc nặng nề vào vốn nước ngoài.  Áp dụng các biện pháp hạn chế để khắc phục thâm hụt tài khoản vãng lai, bao gồm từ việc hạn chế nhập khẩu đến nâng thuế nhập khẩu đều có khả năng không có lợi cho lợi ích kinh tế của Việt Nam. Thứ nhất, do tỷ lệ nhập khẩu về phục vụ xuất khẩu là khá cao, nên áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu sẽ dẫn tới suy giảm sức cạnh trạnh của hàng xuất khẩu. Thứ hai, áp dụng các biện pháp chính sách thương mại như vậy thường dẫn tới hậu quả là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài bị rút vốn hoặc đóng băng do không giải quyết được nhu cầu nhập khẩu đầu vào hoặc công nghệ. Thứ ba, những biện pháp này có thể làm cho các nhà đầu tư mất niềm tin và triển vọng kinh tế của Việt Nam, dẫn tới rút vốn quy mô lớn và tạo sức ép làm cho đồng tiền Việt Nam mất giá.  Điểm cuối cùng, cần hết sức lưu ý rằng bất cập về cán cân thanh toán thực chất là bất cập về cơ cấu kinh tế và chính sách vĩ mô, vì vậy giải pháp tốt nhất chính là cải cách cơ cấu và các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô, như chính sách tài khóa hoặc tiền tệ, hoặc giảm bớt tổng cầu nội địa (và như vậy sẽ cải thiện cán cân thương mại khi nhập khẩu giảm bớt), hoặc thay đổi cơ cấu chi tiêu từ hàng nhập khẩu sang hàng sản xuất trong nước, thông qua hạ thấp tỷ giá thực của đồng tiền. Đây là phương pháp tiếp cận hợp lý hơn để đối phó với bất cập về cán cân thanh toán. 6. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại: Chênh lệch cán cân thương mại của Việt Nam trong tháng 9/2008 dừng lại ở 500 triệu USD, thấp nhất từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, tính chung 3 quý, Việt Nam vẫn nhập siêu gần 16 tỷ USD. Theo Tổng cục thống kê, trong tháng này, Việt Nam thu về 5,3 tỷ USD từ các mặt hàng xuất khẩu và chi 5,8 tỷ USD cho nhập khẩu. Trước đó, trong tháng 7, nhập siêu của một tháng lần đầu tiên xuống dưới 1 tỷ USD và đạt mức 0,8 tỷ USD. Trong tháng 8, mức nhập siêu dưới 1 tỷ USD cũng được duy trì. Tính chung trong 3 quý đầu năm, giá trị xuất khẩu đạt 48,57 tỷ USD, trong khi nền kinh tế phải chi 64,4 tỷ USD cho hàng nhập khẩu, đưa nhập siêu lên 15,8 tỷ USD. Tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2007 đạt khoảng 1.144 nghìn tỷ đồng (71,4 tỷ USD), trong khi thâm hụt thương mại là 14,12 tỷ USD. Theo Bộ Công Thương, mục tiêu trong năm nay là giữ nhập siêu dưới mức 20 tỷ USD. Các mặt hàng mang về nhiều ngoại tệ cho nền kinh tế trong 9 tháng đầu năm vẫn là dầu thô, dệt may, giày dép và linh kiện điện tử - máy tính. Trong đó, giá trị xuất khẩu của dầu thô đạt 8,8 tỷ USD, dệt may 6,8 tỷ USD. Trong khi đó, máy móc và nguyên liệu đầu vào tiếp tục chiếm phần lớn ngoại tệ cho nhập khẩu. Các loại máy móc thiết bị phục vụ sản xuất "ngốn" 10,5 tỷ USD, trong khi xăng dầu tinh lọc và sắt thép lần lượt chiếm 9,7 và 5,7 tỷ USD. Năm 2009: Năm 2008, lạm phát xảy ra và chưa kiểm soát được, và bong bóng của thị trường bất động sản căng phồng. Nhưng đến năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Việt Nam đã chuyển sang mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế và giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Kinh tế Việt Nam năm 2009 bên cạnh những điểm sáng thể hiện thành tựu đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. Việc đánh giá, nhìn nhận lại kinh tế Việt Nam năm 2009 để rút ra những bài học, chỉ rõ những thách thức và giải pháp cho năm 2010 có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam. 1.GDP Cần khẳng định rằng dưới tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã không kéo dài và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh. Nền kinh tế chạm đáy suy giảm tăng trưởng trong quý I/2009 sau đó liên tục cải thiện tốc độ ở các quý sau. Tốc độ tăng GDP quý II đạt 4,5%, quý III đạt 5,8% và dự đoán quý IV sẽ đạt 6,8%. Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Giá trị sản xuất công nghiệp quý I đạt 3,2%, quý II tăng lên 7,6% và quý III là 8,5%. So với khu vực công nghiệp, thì khu vực dịch vụ chịu tác động ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới ở mức độ thấp hơn. Nhìn chung, khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng trong quý I là 5,1%, trong quý II, 5,7% và 6,8% trong quý III. Căn cứ kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm và triển vọng các tháng tiếp theo,  tốc độ tăng trưởng giá trị khu vực dịch vụ ước thực hiện cả năm 2009 có thể đạt 6,5%. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, do sản lượng lương thực năm 2008 đã đạt mức kỷ lục so với trước, nên ngành nông nghiệp tăng không nhiều trong năm 2009. Uớc thực hiện giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản tăng khoảng 1,9%.  Như vậy xu hướng phục hồi tăng trưởng là khá vững chắc và đạt được ngay từ trước khi các gói kích cầu được triển khai trên thực tế. Với mức tăng trưởng như vậy dự báo GDP cả năm 2009 sẽ đạt 5,2%, cao hơn so với mức tăng trưởng đáy trong 20 năm qua ở mức 4,77% của năm 1999. Đây là một thành tựu kinh tế nổi bật trong năm 2009 nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế trong khu vực và thế giới vẫn đạt mức tăng trưởng dương. (Số liệu lấy từ trang wed của Bộ công thương-nciec.gov.vn) 2. Tỷ lệ thất nghiệp: Trong thời gian qua, Việt Nam đã phải nỗ nực đáng kể trong điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô và quốc tế không ổn định do tác động đồng thời của lạm phát tăng cao và sau đó là suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức báo động là 23,1% nhưng đã được kiềm chế bằng các chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm đầu tư công. Tuy nhiên đến tháng 10/2008, chính phủ lại phải hướng sự quan tâm vào ứng phó với tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với Việt nam, mà trước hết là giảm sút về thương mại, đầu tư và du lịch. Cuối năm 2009, nền kinh tế có vẻ như đã trụ vững trước các khủng hoảng và kinh tế đã tăng trưởng ở mức 5,3%. Mặc dù thấp hơn nhiều so với những năm trước, tăng trưởng kinh tế của Việt nam trong năm 2009 vẫn khá mạnh mẽ so với dự báo trước đó và so với nhiều nước trong khu vựa Châu Á. Các đánh giá tác động cho thấy cuộc khủng hoảng đã thực sự gây thiệt hại cho thị trường lao động. từ cuộc điều tra nhanh cho kết quả là nhiều doanh nghiệp đã phải thu hẹp quy mô sản xuất và cắt giảm thời gian lao động hoặc việc làm. Tuy nhiên, vẫn cón một bộ phận doanh nghiệp lại mở rộng qui mô lao động, do vậy tỷ lệ thất nghiệp tăng không đáng kể. Cuộc khủng hoảng đã tác động mạnh đến các làng nghề của Việt nam do nhu cầu của thị trường nước ngoài và trong nước bị thu hẹp, các hợp đồng bán hàng bị hủy bỏ. Ngoài ra kết quả điều tra 4 tỉnh nông thôn cho thấy khủng hoảng làm tăng số dân di cư quay về nông thôn do bị mất việc làm ở các khu công nghiệp, đô thị hoặc thậm chí là từ nước ngoài. Hơn nữa nhiều hộ gia đình buộc phải cắt giảm một phần chi tiêu thực phẩm nhất định, do khủng hoảng đã đẩy một số hộ gia đình nông thôn cận nghèo vào tình trạng nghèo, đặc biệt là các khu vực miền núi. Chính phủ đã tăng chi tiêu ngân sách để kích cầu và thực hiện một số biện pháp quyết liệt để hỗ trợ người lao động bị các doanh nghiệp sa thải trong thời kì suy thoái. Biện pháp chủ yếu là hỗ trợ tiền lương và các khoản vay ưu đãi để đào tạo và đào tạo lại lao động. những nỗ nực này đã làm tăng niềm tin của doanh nghiệp và người lao động vào cam kết và năng lực của chính phủ để ổn định nền kinh tế trong thời kì khủng hoảng. 3. Lạm phát và giá cả: Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức dưới hai con số. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49% so với tháng 12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Nhiều loại hàng hoá có ảnh hưởng mạnh trong rổ hàng hoá để tính CPI tăng thấp. Chỉ số CPI lương thực tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm (0,59%) nhưng lại có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm. Như vậy, nếu như lương thực, thực phẩm luôn là đầu tàu kéo lạm phát đi lên trong những năm 2007 và 2008 thì ở năm 2009 nhân tố này không còn đóng vai trò chính nữa. (Số liệu lấy từ trang wed của Bộ công thương-nciec.gov.vn) Duy trì tốc độ tăng lạm phát và giá cả của năm 2009 ở mức một con số là một điểm sáng nữa trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái kinh tế. Thành tựu kiềm chế lạm phát trong năm 2009 có tác động tích cực đến ổn định kinh tế - xã hội cũng như tạo thuận lợi cho việc triển khai các chính sách kích thích kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù xu hướng tăng của giá tiêu dùng chưa có biểu hiện rõ rệt, nhưng một số yếu tố chủ yếu có thể sẽ tác động làm tăng nguy cơ tái lạm phát cao trở lại. Đó là tăng trưởng tín dụng đang ở mức cao do thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế; giá của các mặt hàng nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn trên thị trường thế giới bắt đầu có xu hướng tăng cao do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt giá xăng dầu. Mặt khác, những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam năm 2008 vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các  DNNN và tập đoàn mà thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng chắc chắn sẽ kích hoạt cho lạm phát trở lại. 4. Lãi suất: Tháng 2/2009, Ngân hàng Nhà nước tạm thời dừng việc nới lỏng tiền tệ, khi Chính phủ đưa ra chương trình hỗ trợ lãi suất 4% thông qua các khoản cho vay của ngân hàng. Vào tháng 4/2009, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hạ thấp lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu lần lượt còn 7%, 5%. Tính đến ngày 15/10/2009, mặc dù đã có sự điều chỉnh tăng lãi suất kể từ sau ngày 1/9 nhưng mức lãi suất huy động của các NHTMNN vẫn chỉ tăng với mức tăng không đáng kể. Các Ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) bao gồm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hai ngân hàng đã được cổ phần hoá là Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương là những ngân hàng chiếm tỷ lệ vốn huy động chủ yếu trên thị trường. Từ sau cuộc họp ngày 1/9/2009 của Hiệp hội, 4 NH trên đã điều chỉnh tăng lãi suất, nhưng với mức tăng không đáng kể, thực hiện mục tiêu ổn định lãi suất. Theo đó, lãi suất huy động ở kỳ hạn 3 tháng là 7,9 – 8,1%/năm; kỳ hạn 6 tháng từ 8,3 – 8,5%/năm; kỳ hạn 9 tháng từ 8,3 – 8,7%/năm và kỳ hạn 12 tháng từ 8,6 – 9,0%/năm. Trong đó Ngân hàng Đầu tư và Phát triển hiện đang dẫn đầu với mức lãi suất huy động cao nhất khối này. Quyết định số 3180/QĐ-NHNN vừa được Thống đốc ký ngày 25/12, lãi suất cơ bản VND tiếp tục giữ nguyên trong tháng 1/2010, ở mức 8%/năm. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn tăng vẫn là 8%/năm; lãi suất chiết khấu tiếp tục giữ ở 6%/năm. Quyết định này được đưa ra sau những số liệu về tình hình lạm phát tháng 12/2009 và cả năm 2009 Chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2009 tăng 6,8%, như vậy lạm phát đã được kiềm chế dưới ngưỡng 7%/năm Trước đó, nhằm mục tiêu góp phần duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, từ 1/12/2009 theo Quyết định 2665/QĐ-NHNN ngày 25/11. Hiện nhiều ngân hàng đã đưa mức lãi suất huy động VND về mức 10,49%/năm cho các kỳ hạn. Chẳng hạn, tại NHTMCP Sài Gòn (SCB), khách hàng gửi tiền kỳ hạn 3 tuần đến 60 tháng đều có mức lãi suất là 10,49%/năm, NHTMCP Đông Nam Á (SeaBank) kỳ hạn 1 tháng đến 24 tháng, lãi suất là 10,49%/năm, mà không phân biệt số tiền gửi nhiều hay ít như trước đây… Tuy nhiên, mức lãi suất này vẫn chưa đủ hấp dẫn để hút dòng tiền trong dân chúng. Nhiều ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi với quà tặng lên đến hàng tỷ đồng, cho khách hàng lãnh lãi trước, tặng tiền khi gửi tiền. Với các chương trình này, lãi suất mà người gửi tiền thực nhận sẽ cao hơn ngưỡng 10,5%/năm. Hiện tốc độ huy động vốn của các ngân hàng thương mại khá chậm. Việc hạn chế cho vay cũng đã làm cho vòng quay tiền chậm lại. 5. Thâm hụt ngân sách: Năm 2009, các giải pháp miễn, giảm, giãn thuế kết hợp với giảm thu từ dầu thô và giảm thu do suy giảm kinh tế đã làm cho nguồn thu ngân sách bị giảm mạnh. Uớc tính tổng thu ngân sách cả năm đạt 390,65 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ so với mức dự toán (389,9 nghìn tỷ) và giảm 6,3% so với thực hiện năm 2008. Điểm sáng duy nhất trong hoạt động thu ngân sách năm nay là chỉ có thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) tăng so với năm 2008 (tăng 9,8 nghìn tỷ) còn các khoản thu khác đều sụt giảm. Mặt khác, nhu cầu và áp lực chi tăng lên cho kích thích tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Tổng chi ngân sách ước đạt trên 533 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với dự toán và 7,5% so với năm 2008. Tổng bội chi ngân sách ước khoảng 115,9 nghìn tỷ đồng, bằng 6,9% GDP, cao hơn nhiều so với mức 4,95% của năm 2008 và  kế hoạch đề ra (4,82%) . (Số liệu lấy từ trang wed của Bộ công thương-nciec.gov.vn) Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình trạng khó khăn trong nước và áp lực phải tăng chi để phục hồi kinh tế và ổn định đời sống nhân dân, tăng bội chi ngân sách là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, bội chi ngân sách tăng trong bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở lại. Điều này cũng cảnh báo độ an toàn của ngân sách trong các năm tiếp theo nếu như không chủ động có các biện pháp cải cách để tạo nền tảng tăng nguồn thu cũng như tăng cường kỷ luật tài chính cho ngân sách. 6. Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại: Năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU...  Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 56,5 tỷ USD, giảm 9,9% so với năm 2008. Tình hình xuất khẩu như vậy không đến nỗi quá xấu nếu chúng ta nhìn vào nguyên nhân của nó. Kim ngạch xuất khẩu giảm là do giá cả thế giới giảm (riêng yếu tố giảm giá trong 9 tháng đầu năm làm kim ngạch xuất khẩu giảm trên 6 tỷ USD) - một yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta; trong khi đó khối lượng hàng hoá xuất khẩu có sự tăng đáng kể giúp chúng ta giảm thiểu được đáng kể đến tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu và xa hơn là giảm thiểu được tác động tiêu cực đến việc làm và thu nhập của người lao động. Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản. Các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công. Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu. Trong thời gian tới, xuất khẩu của Việt Nam sẽ chịu thách thức lớn hơn, nhất là trong bối cảnh tác động của khủng hoảng những rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại tinh vi tại các thị trường lớn sẽ dành cho các mặt hàng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực của Việt Nam như khoáng sản, nông, lâm, hải sản. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 ước đạt 67,5 tỷ USD, giảm 16,4% so với năm 2008. Điều này phản ánh những khó khăn của sản xuất trong nước do suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu có thể tăng lên khi các biện pháp hỗ trợ sản xuất phát huy tác dụng. Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều giảm sút, nhưng do tốc độ giảm kim ngạch xuất khẩu chậm hơn tốc độ giảm kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2009 giảm xuống chỉ còn khoảng 11 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết. Song mức nhập siêu vẫn còn cao thể hiện việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm. (Số liệu lấy từ trang wed của Bộ công thương-nciec.gov.vn) Các yếu tố vĩ mô khác như: - Môi trường, chính trị, xã hội, pháp luật Chính sách đối ngoại - Dân số và cơ cấu dân số - Văn hóa, tập quán - Văn hóa kinh doanh - Khuynh hướng tiêu dùng - ……. Các yếu tố vĩ mô này, Về giá trị của nó thì không thể đo lường hết được. Chẳng hạn như về môi trường, chính trị, xã hội, luật pháp của mỗi nước là khác nhau. Hay chính sách đối ngoại, nước nào cũng cần phải quan hệ đối ngoại, hợp tác.Nhưng điểm lưu ý đó là mỗi nước lại có những chính sách đối ngoại riêng đặc thù cho từng nước. Chính sách đối ngoại: Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển."* Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a... Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chủ động hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. Trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiến cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á - Âu (ASEM). Không chỉ dừng lại ở đó,Việt Nam đã tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở để Việt Nam ứng cử vào ghế Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Với nhận thức sâu sắc rằng thế giới hiện nay đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu mà không một nước nào có thể tự đứng ra giải quyết được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết những thách thức chung như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, ... Đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của các nước tăng cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và đa phương nhằm loại trừ tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh và ổn định của các quốc gia. Những nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu vực và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, ổn định và phát triển. (Trích nội dung: Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2008 và nhiệm vụ năm 2009 (do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, ngày 16 tháng 10 năm 2008)) Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Các lực lượng vũ trang nhân dân đã vượt qua nhiều khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội được tăng cường và có những kết quả tích cực. Số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông giảm nhiều so với năm 2007. Việc giải quyết các khiếu kiện của nhân dân được chú trọng và đạt kết quả tốt hơn. Đã thực hiện tốt hơn chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, bảo đảm tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của nhân dân; xử lý kiên quyết, đúng pháp luật các hành vi gây mất trật tự an toàn xã hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và các cấp chính quyền đã phối hợp có hiệu quả trong việc vận động nhân dân đồng tâm, hiệp lực kiềm chế lạm phát, khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng đời sống văn hoá, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  Trong bối cảnh rất nhiều khó khăn thách thức, đạt được những chuyển biến tích cực nêu trên là nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và của cả hệ thống chính trị nước ta. (Trích nội dung: Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2008 và nhiệm vụ năm 2009 (do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII, ngày 16 tháng 10 năm 2008)) Tập quán văn hóa: Nước ta có 54 dân tộc anh em Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu tranh xã hội, suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng phát triển đất nước.Việt Nam – một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Lịch sử chinh phục thiên nhiên là bài ca hùng tráng, thể hiện sự sáng tạo và sức sống mảnh liệt, vượt lên mọi trở ngại thích ứng với điều kiện tự nhiên để sản xuất, tồn tại và phát triển của từng dân tộc. Với điều kiện địa lý tự nhiên (địa mạo, đất đai, khí hậu...) khác nhau, các dân tộc đã tìm ra phương thức ứng xử thiên nhiên khác nhau. Hơn nữa. Việt Nam Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hóa trong khu vực. PHẦN 2: PHÂN TÍCH NGÀNH BẢO HIỂM VÀ CỔ PHIẾU BVH Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: (84.4) 3928 9898 / 3928 9999 Fax: (84.4) 3928 9609 / 3928 96109 Email: serBVHe@baoviet.com.vnserBVHe@vn Tiềm năng chủ yếu trong trung hạn và dài hạn, mức giá hiện tại cho P/E quá cao so với các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đang niêm yết cũng như các công ty bảo hiểm trong khu vực. I. Tổng quan về ngành bảo hiểm: · Cơ cấu doanh thu (2008): Bảo hiểm Bảo Việt (39%), Bảo hiểm Nhân thọ (50%), Quỹ Bảo Việt (1%), Khác (10%) · Bên cạnh yếu tố vĩ mô là sự suy thoái của nên kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực bảo hiểm, việc hợp nhất kết quả kinh doanh của công ty con là Công ty chứng khoán Bảo Việt với khoản lỗ cho năm 2008 lên đến hơn 450 tỷ đồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến LNST của công ty mẹ. · Định giá P/E: 14.7 - 17.1 nghìn VND, P/B: 17.5 - 21.8 nghìn VND, DCF: 41.5 nghìn VND · Dựa vào quy mô lớn của tập đoàn cũng như tiềm năng của các công ty trực thuộc, khi nền kinh tế dần phục hồi và đi vào giai đoạn tăng trưởng mạnh, BVH hứa hẹn là một sự lựa chọn khá hấp dẫn trong trung hạn và dài hạn. Tổng doanh thu (tr. VND) 6,466,983 11,808,548 2,459,904 9,717,573 Thay đổi (%) - 82.60% -79.17% 295.04% LNST (tr. VND) 733,854 25,557 277,962 617,211 EPS (VND) 1,281 568 485 1,077 Thay đổi (%) - -55.64% -14.62% 122.05% P/E 57.71 67.77 95.24 - BVPS (VND) 13,972 14,487 14,554 14,764 P/B 5.29 2.66 3.17 - ROE 9.17% 3.92% 3.33% 7.30% ROA 2.58% 1.29% 0.99% 2.06% Là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm, hiện tại BVH có một danh mục kinh doanh đa dạng bao gồm các hoạt động: bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng, … với 8 công ty con mà BVH đang nắm giữ cổ phần chi phối. Thông tin chính - Tổng KL niêm yết: 573,026,605 - KL lưu hành: hơn 48 tr. cp (8.5% tổng KL niêm yết) - Giá cổ phiếu (52 tuần): 17.7 - 46.2 nghìn VND - Tổng giá trị vốn hóa thị trường: 26,474 tỉ VND - Cổ tức: 10% (2008) bằng cổ phiếu 8-10% (2009, 2010) - Cổ đông lớn (20/05/2009): - Bộ Tài chính: 77.54% - HSBC Insurance Asia Pacific: 10.31% - Vinashin: 3.56% II. Giới thiệu doanh nghiệp: · Lịch sử thành lập: Công ty Bảo hiểm Việt Nam (1965), Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (1989), Tập đoàn Bảo Việt (2005), Cổ phần hóa (31/5/2007) · Hoạt động và sản phẩm kinh doanh chính: Bảo hiểm (nhân thọ, phi nhân thọ), Ngân hàng, Chứng khoán, Quản lý quỹ, Đầu tư · Cơ cấu doanh thu (2008): Bảo hiểm Bảo Việt (39%), Bảo hiểm Nhân thọ (50%), Quỹ Bảo Việt (1%), Khác (10%) · Vị thế của công ty trong ngành: - Thị phần bảo hiểm: Bảo hiểm phi nhân thọ (30.36%) trong đó mảng bảo hiểm xe cơ giới, Tài sản kỹ thuật và Con người chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu. Bảo hiểm nhân thọ (33.13%) với Bảo hiểm sinh kỳ chiếm tới hơn 90% doanh thu của Bảo Việt. - Đối thủ cạnh tranh: Bảo hiểm phi nhân thọ (PVI, Bảo Minh), Bảo hiểm nhân thọ (Prudential, Manulife) - Tiềm năng ngành bảo hiểm: . Suy thoái kinh tế toàn cầu từ nửa cuối 2008, tăng trưởng GDP chậm lại, nhiều dự án FDI bị ngừng trệ ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành bảo hiểm trong ngắn hạn. . Năm 2008: Doanh thu toàn ngành trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ: 10,399 tỷ (tăng 9.3%) & bảo hiểm phi nhân thọ: 10,855 tỷ (tăng 31.2%) . Lãi suất ngân hàng tăng cao đầu năm 2008 khiến cho bảo hiểm nhân thọ ít hấp dẫn đối với khách hàng. Tuy nhiên, các công ty bảo hiểm cũng có nguồn thu không nhỏ bù đắp cho nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm qua việc đầu tư phần lớn vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ vào tiền gửi ngân hàng và trái phiếu với lãi suất cao. . Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm thường ở mức 3-4 lần tốc độ tăng trưởng GDP. . Các doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hiểm chịu sự chi phối của Luật dân sự và Luật Kinh doanh bảo hiểm. . Thị trường bảo hiểm có sự sụt giảm mạnh về tốc độ tăng trưởng cùng đà với sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ quý 1/2009 chỉ tăng 9.27% so với cùng kỳ năm 2008 và 7% đối với bảo hiểm nhân thọ. . Doanh thu tăng trưởng chậm lại kèm theo cuộc đua hạ phí bảo hiểm để tranh giành thị phần giữa các công ty có quy mô nhỏ hơn với các công ty có thị phần lớn, hoạt động lâu năm khiến cho chỉ có 8/27 doanh nghiệp bảo hiểm có lãi năm 2008. Điều này xuất phát từ đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm là để mở rộng thị phần, thu hút khách hàng, các doanh nghiệp không nhất thiết phải đầu tư nguồn vốn lớn như các lĩnh vực khác. Lợi nhuận thu được từ nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng lợi nhuận mà phần lớn được đóng góp bởi nguồn thu từ hoạt động kinh doanh tài chính. . Dự báo tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm cho giai đoạn 2008- 2013 của ngành bảo hiểm Việt Nam: BH phi nhân thọ (18%), BH nhân thọ (24%) (nguồn: Business Monitor International) . Các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh với doanh nghiệp nội địa. III. Đánh giá hiệu quả hoạt động PVI BMI BVH (2008) BVH (2007) Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện thời 1.74 6.88 8.89 2.16 Khả năng thanh toán nhanh 1.74 6.87 8.87 2.16 Khả năng sinh lời LN gộp / Doanh thu thuần 45.89% 24.22% 11.83% 14.19% LN thuần từ HĐSXKD / Doanh thu thuần 22.53% 10.15% 0.59% 2.66% LNST / Doanh thu thuần 22.59% 9.25% 4.48% 9.84% Rủi ro tài chính Tổng nợ / Vốn chủ sở hữu 1.14 0.47 2 2.57 Tổng nợ / Tổng Tài sản 0.53 0.32 0.65 0.71 Các chỉ tiêu cơ bản khác ROE 8.18% 5.73% 6.41% 8.14% ROA 3.82% 3.90% 2.09% 2.24% EPS ('000 VND) 2.001 1.667 0.568 Khả năng thanh toán: So với năm 2007, khả năng thanh toán tăng đáng kể (khoảng 4 lần) chủ yếu do Nợ ngắn hạn giảm từ hơn 6,000 tỷ đồng xuống còn hơn 1,000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ tiêu của năm 2007 được tính ở thời điểm 15/10/2007 nên hơn 4,500 tỷ đồng Các khoản phải trả, phải nộp khác nếu được thanh toán vào cuối năm 2007 thì sẽ ít có sự khác biệt giữa khả năng thanh toán của năm 2008 và năm 2007. Khả năng sinh lời: Mặc dù tổng doanh thu cho giai đoạn 16/10/2007 – 31/12/2008 đạt 11,808 tỷ đồng, tăng 82.60% so với 9 tháng đầu năm 2007 (6,467 tỷ đồng), LNST của giai đoạn 16/10/2007 – 31/12/2008 chỉ dừng ở mức khiêm tốn gần 326 tỷ đồng trong khi 9 tháng đầu năm 2007, LNST đạt gần 734 tỷ. Suy thoái kinh tế toàn cầu từ nửa cuối 2008 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm: tỉ lệ bồi thường cao trong một số mảng bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm kỹ thuật (55%), bảo hiểm hàng hóa vận chuyển (51.3%), bảo hiểm cháy nổ và rủi ro đặc biệt (44%). Đối với mảng bảo hiểm nhân thọ, lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngân hàng nửa đầu năm 2008 tăng cao tới 18% khiến cho khó tránh khỏi việc một số khách hàng chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và làm giảm nguồn khách hàng tiềm năng tham gia các hợp đồng mới. Việc hợp nhất kết quả kinh doanh của công ty con là Công ty chứng khoán Bảo Việt với khoản lỗ cho năm 2008 lên đến hơn 450 tỷ đồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến LNST của công ty mẹ. Chính yếu tố này đã góp phần lớn vào sự suy giảm khả năng sinh lời, các chỉ tiêu như ROA, ROE, EPS của tập đoàn so với năm 2007 cũng như so với PVI và BMI. Lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm chiếm gần 90% tổng doanh thu nhưng Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (hơn 616 tỷ đồng) gần gấp 9 lần Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (gần 70 tỷ đồng) lại đóng góp phần lớn vào LNTT của tập đoàn. Rủi ro tài chính: Tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu hoặc trên tổng tài sản của năm 2008 giảm nhẹ so với năm 2007 nhưng còn khá cao so với PVI và BMI. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý ở đây là do hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt bao gồm nhiều lĩnh vực không chỉ riêng bảo hiểm như PVI và BMI nên sự khác biệt này chưa đủ để khẳng định BVH có rủi ro tài chính cao hơn. IV. Phân tích SWOT Điểm mạnh - Strengths Điểm yếu - Weaknesses - Lịch sử lâu đời, thị phần lớn, khách hàng truyền thống - Tiềm lực tài chính mạnh: Nguồn vốn chủ sở hữu lớn (hơn 8,300 tỷ đồng) giúp tập đoàn có thể mở rộng mạng lưới, thu hút nhân lực và phát triển các sản phẩm mới - Cổ đông chiến lược: HSBC Insurance Asia Pacific - Mới chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa, cần thời gian dài để hoàn thiện quản trị doanh nghiệp, cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực Cơ hội - Opportunities Thách thức - Threats - Ngành bảo hiểm (nhân thọ & phi nhân thọ) tiềm năng tăng trưởng giai đoạn 2008-2013: 21%/năm - Hỗ trợ và phối hợp giữa các công ty trực thuộc (bảo hiểm, ngân hàng, quản lỹ quỹ, chứng khoán): thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của tất cả các công ty trực thuộc… - Cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm từ các công ty lớn của nước ngoài - Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ các biến động của nền kinh tế - Minh bạch hóa hơn nữa các hoạt động kinh doanh sau niêm yết VI. Nhận định đầu tư: · Với EPS cho 4 quý gần nhất được ước lượng ở mức 826 VND, 1 cổ phiếu BVH được định giá ở mức 14.7 - 17.1 nghìn VND theo phương pháp P/E. · BVH có giá trị sổ sách hơn 14.5 nghìn VND trên mỗi cổ phiếu. Áp dụng phương pháp P/B, một cổ phiếu BVH sẽ ở mức 17.5 - 21.8 nghìn VND. · Do lĩnh vực bảo hiểm vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của tập đoàn, các giả thiết cho phương pháp chiết khấu dòng tiền ở bên trái chủ yếu dựa trên dự báo về tốc độ tăng trưởng của ngành bảo hiểm Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng cho giai đoạn phát triển nhanh là 20% và giai đoạn ổn định là 10%, 1 cổ phiếu BVH được định giá ở mức 41.5 nghìn VND. · Những thông tin không mấy lạc quan cho ngành bảo hiểm từ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam khiến cho cổ phiếu ngành bảo hiểm ít có triển vọng tăng trưởng một cách nhanh chóng: - Bảo hiểm phi nhân nhọ: Doanh thu phí bảo hiểm quý 1/2009 tăng 9.27% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn tốc độ tăng trưởng của cùng kỳ năm trước là 40%. Doanh thu của Bảo Việt là 822 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ. - Suy thoái kinh tế toàn cầu khiến cho nhiều doanh nghiệp cắt giảm chi phí bảo hiểm: đặc biệt các ngành có giá trị tài sản lớn và đóng phí bảo hiểm cao như đóng tàu, vận tải, dầu khí, v.v. - Bảo hiểm nhân thọ: số lượng hợp đồng khai thác mới trong 3 tháng đầu năm 2009 giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm trước trong khi số hợp đồng mà các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải thanh toán tăng 15% so với cùng kỳ. · Nguồn thu ổn định của hoạt động kinh doanh tài chính dựa trên vốn chủ sở hữu và dự phòng chi phí bảo hiểm khá lớn cộng thêm tín hiệu khởi sắc từ các công ty trực thuộc (đặc biệt là Chứng khoán Bảo Việt), EPS của BVH cho năm 2009 nhiều khả năng sẽ vượt mức 2,000 đồng. So sánh với chỉ số P/E của 2 mã bảo hiểm niêm yết của Việt Nam là PVI ở mức 17.8, BMI ở mức 20.7 và 2 công ty bảo hiểm chiếm từ 40-50% thị phần bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ Trung Quốc là China Life và PICC P&C có P/E trên 19, 40 nghìn VND là mức giá hợp lý cho 1 cổ phiếu BVH ở thời điểm hiện tại. · Nhận định: Trailing P/E của BVH dựa trên LNST 4 quý gần nhất với các mã bảo hiểm niêm yết khác là khá cao. Tuy nhiên, nếu nhìn vào quy mô lớn của tập đoàn cũng như tiềm năng của các công ty trực thuộc khi nền kinh tế dần phục hồi và đi vào giai đoạn tăng trưởng mạnh, BVH hứa hẹn là một sự lựa chọn khá hấp dẫn trong trung hạn và dài hạn. DANH SÁCH CÔNG TY CON CỦA TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT Đvt: tỷ đồng STT Tên công ty Vốn góp của BVH Tỷ lệ sở hữu 1 Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 1,000 100% 2 Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ 1,500 100% 3 Công ty TNHH Quản lý quỹ Bảo Việt 50 100% 4 Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt 270 59.91% 5 Công ty Liên Doanh Bảo hiểm Quốc tế VN 153 51% 6 Ngân hàng TMCP Bảo Việt 780 52% 7 Công ty CP Đầu tư Bảo Việt 55 55% 8 Công ty TNHH Bảo Việt - Âu Lạc 36 60% CƠ CẤU CỔ ĐÔNG STT Tên công ty Vốn góp của BVH Tỷ lệ sở hữu 1 Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 1,000 100% 2 Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ 1,500 100% 3 Công ty TNHH Quản lý quỹ Bảo Việt 50 100% 4 Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt 270 59.91% 5 Công ty Liên Doanh Bảo hiểm Quốc tế VN 153 51% 6 Ngân hàng TMCP Bảo Việt 780 52% 7 Công ty CP Đầu tư Bảo Việt 55 55% 8 Công ty TNHH Bảo Việt - Âu Lạc 36 60% CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2008 Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản (Fixed Assets/Total Assets) 41% 36% Tài sản dài hạn/Tổng tài sản (Current Assets/Total Assets) 52% 64% Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn (Liability/Asset) 71% 65% Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu (Liability/Equity Ratio) 277% 199% Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn (Equity/Asset Ratio) 25% 33% Thanh toán hiện hành (Current Ratio) 558% 889% Thanh toán nhanh (Quick Asset Ratio) 553% 887% Thanh toán nợ ngắn hạn (Cash Asset Ratio) 103% 46% Vòng quay Tổng tài sản (Asset cycle) 4% 13% Vòng quay tài sản ngắn hạn (Current Assets cycle) 11% 37% Vòng quay vốn chủ sở hữu (Equity cycle) 15% 41% Vòng quay Hàng tồn kho (Inventory cycle) 0% 0% Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần (Total profit before tax/Gross Sale Revenues) 24% 7% Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) (Return on Assets) 1% 1% Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) (Return on Equity) 3% 2% Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) (Return On Invested Capital (ROIC)) 6% 4% Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (Gross Sale Revenues Ratio) -9% -100% Vốn chủ sở hữu (Owners equity ratio) 3% -100% Tiền mặt (Cash and Cash Euivalents ratio) 427% -100% PHẦN 3: PHÂN TÍCH NGÀNH DƯỢC VÀ CỔ PHIẾU DHG Tổng quan về ngành dược thế giới Ngành dược là ngành có tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới (2000-2003:10%). Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng dần chậm lại trong những năm gần đây (2004-2007:7%). Đặc biệt một số thị trường như Mỹ, Châu Âu thị trường dược có dấu hiệu bảo hòa, một phần doanh số các nước này đã ổn định, mặt khác các loại thuốc đặc trị chiếm doanh thu cao bắt đầu hết thời hạn độc quyền sáng chế. Ngược lại các nghành công nghiệp dược cuả các nước đang phát triển ở Châu Á Thái Bình Dưong, Châu Mỹ La Tinh,…đang phát triển mạnh, tập trung chủ yếu là thuốc thông thường. Tổng tiền thuốc của ngành dược trên toàn thế giới năm 2009 ước đạt 760 tỷ USD và kế hoạch 2010 là 825 tỷ USD. Tăng truởng ngành dược giai đoạn 2009- 2012 của các nước đang phát triển RNCOS dự báo đạt từ 12%-15% trong khi ngành dựoc thế giới chỉ đạt 6%-8%. Ngành Dược Việt Nam Nhu Cầu Thị Trường Nghành dược việt nam chỉ phát triển mức trung bình thấp, là một ngành còn non trẻ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhất so với ngành khác nhưng chỉ tiêu ngành dược năm 2009 chỉ chiếm 1,6% GDP. Dân số tăng, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, sức khỏe của con người ngày càng được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho ngành dược việt nam phát triển. Thị phần thuốc trong nước tăng gấp 4 lần từ năm 2004-2008 với mức tăng trưởng bình quân 19,9%/năm nhưng chỉ chiếm 50% tổng thị phần thuốc sử dụng. Trong ba năm trở lại đây (2007-2009), thị phần sản xuất thuốc trong nước có xu hướng giảm từ 53%-50%-45%. Tăng trưởng thuốc sản xuất trong nước cũng có xu hướng giảm mạnh từ năm 2007: 26,34%, năm 2008: 19,11% và năm 2009 chỉ còn 5,9%. Nguyên nhân do thuốc sản xuất việt nam là thuốc thông thường, rất ít thuốc đặc trị có công thức riêng, giá trị thấp ½ đến 1/3 so với thuốc ngoại. Bên cạnh đó tỷ giá ngoai tệ tăng nhanh một mặt tăng tính cạnh tranh cho thuốc nội, mặt khác làm mất ưu thế thị phần và giảm hiệu quả kinh doanh thuốc nội. Tuy vậy, cuối quý 4 năm 2009, chính phủ đả công bố công nghiệp dược nội địa sẽ chiếm 60% thị phần vào năm 2010. muốn vậy công ty phải chú ttrọng đầu tư nhà máy sản xuất, tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế, tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm, bước đầu sản xuất nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Giai đoạn 2000- 2009, chỉ tiêu y tế của người dân tăng cao, đặc biệt chỉ tiêu cho dược phẩm, mức tăng lên đến 3 lần, từ 5,4 đến 19,6 USD/người /năm. Song mức chi tiêu này vẫn còn thấp dso với các nứơc trong khu vực và thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu trung bình của thế giới (40 USD/người/năm ). Tình Hình Cạnh Tranh Những tập đoàn tên tuổi lớn như Sanofi- Aventis (Pháp), GSK(Anh), Servier (Pháp), pfizơ (Mỹ), … đã xuất hiện ở việt nam và chiếm lĩnh thị trường trong nước ở phân khúc thuốc đặc trị. Theo lộ trình hội nhập WTO, sản phẩm dược trong nước mất dần sự bảo hộ của chính phủ, môi trướng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ các doanh nghiệp nước ngoài. Áp lưc rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt trong điều kiện trình đọ công nghệ còn thấp, dây chuyền công nghệ chưa đồng bộ, công nghệ bào chế còn đơn giản, công tác nghiên cứu chưa quan tâm đúng mức, nguồn nhân lực có trình độ cao còn thiếu (1,5 dược si trên 1 vạn dân) và phân phối không điều ( chủ yếu tập trung ở TPHCM và Hà Nội). Bù lại các công ty dược trong nước có hệ thống phân phối trực thuộc với hai kênh chủ yếu là hệ điều trị (ETC) và hệ thương mại (OTC). Tuy vậy hệ thống phân phối của các công ty dược trong nước vẫn còn chồng chéo nhiều tầng lớp và chưa chuyên nghiệp. Tính đến cuối năm 2009, cả nứoc có 98 nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO-GMP, 96 doanh nghiệp đạt GLP và 126 kho đạt tiêu chuẩn GSP. 3. Tình Hình Giá Cả So với ngành khác dược phẩm là ngành ít ảnh hưởng của sự biến động giá cả trên thị trường và sự khủng hoảng kinh tế vì đây là một trong những mặt mặt hàng thiết yếu của người dân. Tuy nhiên, ngành dược Việt Nam cũng là ngành chịu tác động bởi chính sách quản lí của nhà nước, đặc biệt chính sách kiểm soát giá của nhà nước. Giá thuốc ảnh hưởng mạnh đến người tiêu dùng, đặc biệt những người lao động nghèo. Dân cư việt nam sống tập trung chủ yếu ở nông thôn (80%) có thu nhập thấp vì vậy có nhu cầu cao với các loại thuốc phù hợp với túi tiền. Điều này đã tạo thị phần lớn cho các doanh ngghiệp trong nước có giá cả hợp lí. Vì dược phẩm được xếp vào hàng hóa thực hiện bình ổn giá của chính phủ. Do vậy chỉ số giá tiêu dùng của ngành tăng rất ít so với chỉ số giá tiêu dùng của toàn thị truờng. 4. Nguồn Nguyên Liệu Nguồn nguyên liệu sản xuất trong nứoc chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có tỷ trọng xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam. Sự phụ thuộc nguyên liệu đầu vào luôn là thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Giá nguyên liệu biến động liên tục là yếu tố bất lợi, đồng thời tỷ giá cao cũng đến giá nguyên liệu. Nhận định chung Sau 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh, có thể nhận định thị trường dược phẩm của việt nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với đặc thù riêng của một ngành kinh doanh hàng hóa đặc biệt. Vẫn còn nhiều cơ hội cho việc tăng trưởng ở Việt Nam. Theo dự đoán của BMI tổng tiền sử dụng đến năm 2019 có thể đạt tới con số 6,1 tỷ USD, tăng gấp 3,6 lần so với năm 2009 (1,68 tỷ USD). Đồng thời tiền thuốc tiêu thụ sẻ tăng từ19,6 USD/người/năm lên đến 60,3 USD/người/năm trong năm 2019. IV: Phân tích công ty: 1. Phân tích các chỉ tiêu phi tài chinh: Hệ thống phân phối sâu và rộng. Sản phẩm có mặt 63/63 tỉnh thành cả nước và tất cả các bệnh viện trên toàn quốc: Tính đến 31/11/2009 DHG có bảy công ty con phân phối được thành lập, 43 đại lí/chi nhánh và 54 quầy thuốc tại các bệnh viên trên cả nước. Năm 2010 tiếp tục chuyển đậi lí thành chi nhánh, tành lập các công ty con. Đầu tư các chi nhánh đạt GDP. Tiếp tục phát triển hệ thống bán lẽ tại bệnh viện. 2. Hoạt động maketting chuyên nghiệp: Lựa chọn danh mục sản phẩm theo nguyên lý 20/80: - Tập trung đầu tư khai thác các nhãn hàng chủ lực với doanh thu chiếm 49,4% tổng doanh thu toàn công ty. - Xây dựng thêm những nhãn hàng mới tạo tên tuổi cho dhg pharmar. - Hoạt động các nhãn hàng ngày càng chuyên nghiệp và bài bản hơn. Hoạt động xã hội “ vì một cuộc sống tươi đẹp hơn”: Đã tổ chức 52 lần phối hợp đội bác sỉ tình nguyện, phát thuốc miễn phí cho 35000 lượt người, tổng số tiền thực hiện hoạt động xã hội trong năm là 4,5 tỷ đồng. 1.3. Đầu tư có trọng diểm, đa dạng hóa có trọng tâm. Tất cả các hoạt đọng được khai thác theo nguyên tắc 20/80 nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực của công ty: Nhóm hợp đồng kí hợp đồng dài hạn kinh doanh sản phẩm dhg khá cao: 229 họp đồng kí từ 2-4 năm, doanh thu trung bình mỗi năm132,6 tỷ đồng. Doanh thu hệ thống bệnh viện được phát triển trong mức 35% tổng doanh thu theo chiến lứoc của từng giai đoạn, đồng thời chứng minh chất lượng thuốc của dhg và long tin của các bác sỉ. 1.4. Thị phần, năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh lớn nhất ngành dược Việt Nam nhiều năm liền và vượt xa doanh nghiệp bạn. 1.5. Đã tành lập trung tâm nghiênn cứu khoa học độc lập với phóng nghiên cứu phát triển sản phẩm để nghiên cứu, phối hợp nghiên cứu hoặc chuyển giao độc quyền sản phẩm. Bước đầu đã tự sáng chế một số một số nguyên phụ liệu, và 1.6. phát triển sản phẩm có nguồn gốc đông dược thay thế nguyên liệu tân dựoc nhập khẩu. 1.7. Có thời gian phát triẻn lâu dài và bản sắc mang đâm net văn hóa riêng. 2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính: 2.1.Tình hình tài chính: 2.1.1. Năng lực hoạt động: khoản phải thu của năm 2009 vẫn tăng 16%, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của công ty ( chiếm 21% ) và kì thu tiền 52 ngày. Chủ yếu các khoản phải thu của DHG là các khoản nợ từ hệ điều trị với kì hạn cho phép trong vòng 3 tháng. Công ty đã thành lập tổ thu hồi công nợ và thực hiện chính sách lương bán hàng có kèm theo điều kiện thu nợ. Ngoài ra, để phòng ngừa rủi ro công ty đã trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định đối với những khách hàng có thời hạn nợ quá hạn 3 tháng trở lên. 2.1.2. Khả năng thanh toán Số liệu qua các năm cho thấy khả năng thanh toán của DHG luôn đảm bảo ở mức an toàn, chủ động so với công ty niêm yết ngành dược. điều này tạo nên một mặt tạo nên tính ổn định và lành mạnh tài chính cho công ty, nhưng mặt khác cho thấy công ty vẫn chưa khai thác hiệu quả nguồn tiền mặt hiện có. Nguyên nhân là do công ty đã thu hút được nguồn vốn thặng dư lớn từ đợt phát hành cổ phiếu năm 2007, nên công ty sử dụng rất ít vốn vay. 2.1.3. Khả năng sinh lời Năm 2009, hiệu quả kinh doanh của DHG tăng vọt so với năm 2008 ở tất cả các chỉ số khả năng sinh lời. Mặc dù nguyên nhân lợi nhuân tăng chiếm đến 37% từ các điều kiện khách quan, tuy vậy không phủ nhân hiệu quả có được làg từ nhữnh sách lược thông minh, những giải pháp quản trị rủi ro hiệu quả, những công cụ chiến lược quản trị chiến lược hiện đại, và những thay đổi, linh hoạt tài chính của Ban Quản Trị công ty. 2.1.4. Giá trị và thu nhập/cổ phiếu Cổ phiếu DHG trên thị trường có giá trị cao và ổn định từ khi công ty niêm yết. giá trị sổ sách sau khi trích lập các quỷ năm 2009 là34800 đồng/cổ phiếu. EPS của DHG dẫn đầu các công ty dược niêm yết với13396 đồng /cổ phiếu, EPS năm 2010 dự kiến là 10000 đồng/ cổ phiếu. với giá 122000 đồng/ cổ phiếu tại thời điểm ngày 22/04/2010, DHG đang được giao dịch với P/E2009 là 9,11 lần và P/B là 3,5 lần. 2.2. Cơ cấu doanh thu: 2.2.1. Cơ cấu doanh thu theo hoạt động kinh doanh Doanh thu của DHG chiếm đến 94% hàng công ty sản xuất với giá trị đứng đầu ngành công nghiệp dược Việt Nam (1638 tỷ đồng). Đồng thời tỷ trọng của DHG luôn ổn định qua các năm riêng hoạt động mua đi bán lại hàng hóa có xu hướng giảm dần các năm trở lại đây do DHG ưu tiên kinh doanh hàng tự sản xuất. 2.2.2.Cơ cấu doanh thu theo hoạt động tân dược và đông dược năm 2009 Cơ cấu doanh thu theo nhóm tân dựợc vvà đông dựoc có sự dịch chuyển về nhóm đông dược trong các năm gần đây, từ 4,39 %năm 2006, đến nay các sản phẩm nhóm đông dược lên đến 9,41% doanh thu của DHG. Sự dịch chuyển này hoàn toàn phù hợp vối sự dịch chuyển của DHG nhằm giảm dần sự phụ thuộc vào các nguyên liệu tân dựợc được nhập khẩu bằng sự thay thế bằng nguồn thảo dược phong phú của Việt Nam. 2.3. Cấu trúc chi phí: Tỷ trọng giá vốn hàng bán / tổng doanh thu của DHG năm 2009 ổn định so với 3 năm trước đó ở mức 46%. Tuy vậy tỉ trọng giá vốn hàng bán / tổng doanh thu có tăng lên do giá vốn hàng bán bao gồm nhiều biến phí tăng theo tỉ lệ tăng trưởng doanh thu. Tỷ trọng chi phí bán hàng / tổng doanh thu các năm trước đây thường sở hữu một tỷ lệ khoảng 35% nhưng trong năm nay chỉ chiếm 23%, thậm chí giá trị tuyệt đối giảm đến 112 tỷ đồng so với năm 2008. Nguyên nhân do công ty tập trung vào nhóm danh mục sản phẩm 20/80 bcó lợi thé cạnh tranh, các nhãn hàng được đầu tư nhãn hiệu có sự tăng trửơng mạnh, đồng thời công ty đã điều chỉnh một số loại chi phí dịch vụ mua ngoài, giảm hao hồng đại lí do các đại lí được chuyển thành chi nhánh hoặc sáp nhập chi nhánh của công ty. Tỷ trọng chi phí quản lí / tổng doanh thu nhìn chung ổn định trên 6% so với số tuyệt đối. Chỉ tăng 13% so với năm 2008. Cấu trúc chi phí này hợp lí so với cấu trúc chi phí khác, đặc biêt so với quy mô và số lượng nhân sự của công ty. Tỷ trọng chi phí tài chính / tổng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 và tương đồng so với các năm so với các năm 2005- 2007. Giá trị tuyệt đối chi phí tài chính năm 2009 là 23,6 tỷ đồng giảm 15 tỷ đồng so với năm 2008. Chiết khấu thanh toán là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phi tài chính của công ty. Tổng chi phí khác trên tổng doanh thu năm 2009 chiếm đến 0,7% tổng doanh thu. 3. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm ( 2007- 2009): Chỉ tiêu Nội dung 2007 2008 2009 các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Tỉ suất lợi nhuân trên tổng tài sản(ROA) LNST/TỔNG TSBQ 0.16 0.13 0.28 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hửu(ROE) LNST/VCSHBQ 0.29 0.19 0.42 Hệ số đánh giá cơ cấu đầu tư tài sản Tỉ suất đầu tư tài sản dài hạn TÀI SẢN DH/TỔNG TSBQ 0.38 0.29 0.24 Tỉ suất đầu tư ngắn hạn TÀN SẢN NH/ TỔNG TSBQ 0.95 0.77 0.93 Hệ số vòng quay tài sản vòng quay tổng tai sản DTT/TỔNG TS BQ 1.78 1.47 1.34 Vòng quay hàng tồn kho GVHB/HTKBQ 3.42 2.58 2.67 Vồng quay khoản phải thu DTT/KPTBQ 5.99 5.80 6.32 Vòng qauy vốn ngắn hạn DTT/TSNHBQ 2.53 2.03 1.75 Chỉ số thanh khoản Hệ số thanh toán hiên hành TỔNG TS/NỢ PTRẢ 3.24 2.83 3.07 Hệ số thanh toán ngăn hạn TSNH/NỢ NH 2.32 2.13 2.52 Hệ số thanh toán nhanh TIỀN VÀ TĐTIỀN/NỢ NGẮN HẠN 0.45 0.58 1.21 Hệ số thanh toán lải vay LNTT VÀ LẢI VAY/LÃI VAY 9.34 28.80 121.84 Đòn bẩy công ty Hệ số nợ NỢ PT/TỔNG NV 0.31 0.35 0.33 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu NỢ PT/VCSH 0.46 0.55 0.49 Chỉ số thị trường EPS LNST/SỐ LƯỢNG CPT ĐANG LƯU THÔNG 5,759 4,876 13,594 BV VCSH/SỐ LƯỢNG CPT ĐANG LƯU THÔNG 31,930.92 26,106.07 38,192.97 PHẦN 4: PHÂN TÍCH CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ (MPC) I. ĐÁNH GIÁ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN: Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đem lại kim ngạch xuất khẩu cao cho Việt Nam. Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế, mặt hàng thủy sản của Việt Nam đã đến được với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Năm 2008, là năm có nhiều biến động về giá cả trên thị trường quốc tế và nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế thế giới, lĩnh vực chế biến và xuất khẩu ở nước ta cũng đã chịu nhiều tác động mạnh. Tuy vậy, với sự nỗ lực của các cấp quản lý, sự năng động của các doanh nghiệp, sản phẩm thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vị trí cao trên thị trường thế giới. Mặt hàng thủy sản đã có mặt tại thị trường của hơn 150 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường mới như khu vực châu Phi và Trung Ðông. Tôm vẫn là mặt hàng xuất khẩu số một. Với mức tăng trưởng 13,25%/năm, ngành thủy sản (TS) đã có bước tiến đưa Việt Nam từ vị trí thứ 11 lên hàng thứ 6 trên thế giới về xuất khẩu TS. Năm 2009, xuất khẩu thủy sản tiếp tục đạt được những bước tiến đáng ghi nhận, từ đầu năm đến hết tháng 6/2009 xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, đến tháng 7, các chủ trương kích cầu của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, ngành nông lâm thủy sản thông qua nhiều hướng đi mới để khắc phục, tình hình có chuyển biến tích cực, góp phần đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 4,3 tỷ USD. Nhìn chung, tiềm năng của các doanh nghiệp ngành này vẫn hấp dẫn đầu tư dài hạn, nhất là khi kinh tế thế giới phục hồi sau suy thoái, các hợp đồng xuất khẩu thủy sản truyền thống của Việt Nam lại khởi sắc. II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY HẢI SẢN MINH PHÚ: MPC là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam (chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu). MPC có nhiều thuận lợi so với các công ty khác trong ngành thủy sản, với sản phẩm chủ lực là tôm xuất khẩu: thường xuyên chủ động được nguồn nguyên liệu, đáp ứng khoảng 70% công suất nhà máy. Thua lỗ trong năm 2008 của MPC đến từ khoản đầu tư cổ phiếu. Với việc thanh lý phần lớn danh mục này trong năm 2009 để cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn, MPC có được tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 26% so với năm 2007 (năm trước khủng hoảng), đánh dấu việc MPC đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NĂM 2008-2009: ĐVT: VNĐ A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.640.546.727.637 1.403.001.033.613 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 99.678.799.328 151.115.119.814 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 222.463.032.900 229.706.962.284 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 583.189.092.234 231.630.939.079 IV. Hàng tồn kho 717.559.226.393 749.997.742.912 V. Tài sản ngắn hạn khác 17.656.576.782 40.550.269.524 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 626.358.656.069 819.369.604.131 I. Các khoản phải thu dài hạn 21.620.650.455 119.900.403.989 II. Tài sản cố định 294.179.055.884 427.069.574.845 III. Bất động sản đầu tư 9.697.976.000 10.480.754.203 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 251.313.875.000 205.000.000.000 V. Tài sản dài hạn khác 20.459.997.730 30.920.665.667 VI. Lợi thế thương mại 29.087.101.000 25.998.205.427 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.266.905.383.706 2.222.370.637.744 NGUỒN VỐN 2008 2009 A. NỢ PHẢI TRẢ 1.278.740.367.160 1.087.948.781.762 I. Nợ ngắn hạn 1.064.563.202.160 848.011.577.033 II. Nợ dài hạn 214.177.165.000 239.937.204.729 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 940.233.628.546 1.087.952.675.480 I. Vốn chủ sở hữu 918.332.853.937 1.075.521.616.317 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 21.900.774.609 12.431.059.163 C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 47.931.388.000 46.469.180.502 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2.266.905.383.706 2.222.370.637.744 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2 NĂM 2008-2009 ĐVT: VNĐ CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.850.420.962.029 3.100.782.430.935 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 27.037.309.159 31.406.015.284 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.823.383.652.870 3.069.376.415.651 4 Giá vốn hàng bán 2.368.613.153.954 2.623.031.637.240 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 454.770.498.916 446.344.778.411 6 Doanh thu hoạt động tài chính 64.038.299.852 126.794.530.990 7 Chi phí tài chính 406.522.396.574 86.127.704.333 Trong đó: chi phí lãi vay 176.748.810.488 86.522.481.304 8 Chi phí bán hàng 157.152.144.072 204.080.684.047 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 35.127.982.982 32.390.683.523 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (79.993.724.860) 250.540.237.498 11 Thu nhập khác 259.667.847.898 9.276.209.259 12 Chi phí khác 211.460.026.828 9.168.040.443 13 Lợi nhuận khác 48.207.821.070 108.168.816 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (31.785.903.790) 250.648.406.314 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 5.185.207.408 15.342.866.574 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 1.125.761.931 (5.779.514.752) 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (38.096.873.129) 241.085.054.492 17.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số 3.617.742.161 5.235.049.803 17.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ (41.714.615.290) 235.850.004.689 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Số CP thường đang lưu thông: 70.000.000 CP) (596) 3.369 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY MPC NĂM 2008-2009: STT Chỉ tiêu Công thức Đvt 2008 2009 I ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU ĐẦU TƯ TÀI SẢN: 1 Tỷ suất đầu tư TSDH % 28 37 2 Tỷ suất đầu tư TSNH % 72 63 Nhận xét: Chỉ số đầu tư TSDH và TSNH phản ánh tỉ lệ TSDH và TSNH trong tổng tài sản của công ty. Từ năm 2008 đến 2009, tỷ suất đầu tư TSDH tăng từ 28% lên 37% tương ứng với một tỉ lệ giảm của tỷ suất đầu tư ngắn hạn. Trên thực tế, năm 2009 TSDH của công ty tăng lên là do: cải tiến, nâng công suất của các nhà máy cũ thêm 25%, từ 16.000 tấn tôm thành phẩm/năm lên 20.000 tấn/năm, đồng thời công ty cũng đầu tư mở rộng vùng nuôi tôm để tự tăng cường khả năng chủ động nguồn nguyên liệu cho chế biến. II PHÂN TÍCH ĐỒN BẨY TÀI CHÍNH: 1 Hệ số nợ 0,56 0,49 2 Hệ số nợ/VCSH 1,36 1,00 3 Hệ số tự tài trợ 0,41 0,49 Nhận xét: Năm 2008 có tỉ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tương đối cao (56%) do Công ty tăng cường bán hàng trả chậm sang Mỹ với giá tốt nên đã tăng cường vay nợ ngân hàng, nhưng chưa đến mức nguy hiểm, công ty vẫn giữ một tỉ lệ vốn CSH nhất định để đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính. Trong năm 2009 công ty đẩy mạnh bán hàng sang các thị trường có quay vòng vốn nhanh để làm giảm nợ vay xuống mức an toàn và giảm chi phí lãi vay để tăng hiệu quả kinh doanh. III PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ THANH KHOẢN: 1 Hệ số thanh toán hiện hành 1,77 2,04 Nhận xét: Hệ số thanh toán hiện hành cả 2 năm đều >1, công ty có đủ khả năng chi trả các khoản nợ của mình. Hệ số này có tăng từ năm 2008 đền 2009, cho thấy khả năng trả nợ của công ty càng được đảm bảo. 2 Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,54 1,65 Nhận xét: Chỉ số thanh toán ngắn hạn qua 2 năm là 1,54 và 1,65 (>1), cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty đảm bảo nhưng không cao. 3 Hệ số thanh toán nhanh 0,09 0,18 Nhận xét: Chỉ số này cho biết 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,09đ tiền đối với năm 2008 và 0,18đ tiền đối với năm 2009. Tỷ số này cả 2 năm đều không cao, công ty gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn. 4 Hệ số thanh toán lãi vay 0,82 3,90 Nhận xét: Từ năm 2008 đến 2009 có sự tăng đột biến của hệ số lãi vay từ 0,82 lên 3,9. Sự tăng trưởng này giúp công ty giữ được uy tín với các nhà cung cấp tín dụng, mặt khác chỉ tiêu này cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty. IV PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG: 1 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,85 3,57 Hàng tồn kho bình quân Đồng 488.870.930.196,50 733.778.484.652,50 Nhận xét: Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của MPC cả 2 năm 2008, 2009 đều cao, cho thấy hàng hóa công ty được tiêu thụ nhanh, và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. 2 Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,29 1,37 Tổng tài sản bình quân Đồng 2.193.839.230.353,00 2.244.638.010.725,00 Nhận xét: Chỉ số này cho biết trong kỳ kinh doanh, bình quân 1đ tài sản đưa vào kinh doanh tạo ra 1,29đ doanh thu đối với năm 2008 và 1,37đ doanh thu đối với năm 2009. Công ty có chỉ số vòng quay tổng tài sản đạt mức trung bình trong 2 năm. 3 Vòng quay khoản phải thu Vòng 3,79 6,42 Khoản phải thu bình quân Đồng 744.932.621.344,50 478.170.542.878,50 Nhận xét: Chỉ số vòng quay khoản phải thu tăng từ 3,79 lên 6,42, cho thấy công ty chú trọng hơn đối với chính sách tín dụng với khách hàng. Công ty đã đấy mạnh hiệu quả công tác thu hồi nợ từ khách hàng, giảm thiểu nguồn vốn bị khách hàng chiếm dụng trong kinh doanh. 4 Vòng quay vốn NH vòng 3,44 2,02 Vốn NH bình quân Đồng 821.822.161.818,50 1.521.773.880.625,00 Nhận xét: Trong kỳ kinh doanh bình quân 1đ vốn ngắn hạn đưa vào kinh doanh tạo ra 3,42đ doanh thu đối với năm 2008 và 2,02đ doanh thu đối với năm 2009. V PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI: 1 Doanh lợi VCSH (Return on Equity-ROE) % -4,05 22,16 Nhận xét: Năm 2008, công ty kinh doanh bị thua lỗ nên ROE<0 Năm 2009, ROE của công ty tăng lên đến 22,16% ( cứ 100đ VCSH đưa vào hoạt đông sản xuất kinh doanh thì thu được 22,16đ lợi nhuận sau thuế). ROE tăng cao chứng tỏ công ty đã thoát khỏi thời kỳ khủng hoảng để bắt đầu cho một giai đoạn tăng trưởng mới. 2 Doanh lợi tổng vốn (Return on Assets) % -1,68 10,85 Nhận xét: Năm 2008, ROA<0 do công ty kinh doanh thua lỗ Năm 2009, ROA đạt 10,85% cao hơn ROA trung bình của ngành chế biến thủy sản (6,7%) 3 Lãi gộp biên (Gross Profit Margin) % 16,11 14,54 Nhận xét: Năm 2008, công ty tạo ra được 16đ thu nhập trên 100đ doanh thu bán hang. Năm 2009, con số này giảm nhẹ còn 14đ thu nhập trên 100đ doanh thu bán hàng. 4 Lợi nhuận hoạt động (Operating profit margin) % -1,13 8,17 Nhận xét: Năm 2008, LNTT cuả công ty <0 làm cho lợi nhuận hoạt động bị âm. Năm 2009, lợi nhuận hoạt động của công ty đạt 8,17 phản ánh tính hiệu quả cao trong quản lý tất cả chi phí hoạt động (bao gồm giá vốn và chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp). 5 Lãi ròng biên (Net Profit Margin-NMP) % -1,35 7,85 Nhận xét: Hệ số biên lợi nhuận ròng tăng do mức tăng lợi nhuận sau thuế cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu. VI ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY: 1 EPS Đồng -596 3.369 Nhận xét: EPS là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi CP thường đang lưu hành trên thị trường. Từ mức EPS âm năm 2008, EPS công ty MPC đã tăng lên mức 3.369đ/CP, mức EPS này của công ty gần bằng với EPS trung bình cùa ngành (3.217đ/CP). 2 P/E -19,30 9,82 P Giá trị thị trường của CP Đồng 11.500 33.100 Nhận xét: P/E năm 2009 cho thấy giá cổ phiếu cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó gần 10 lần, hay nhà đầu tư có thể trả giá gấp 10 lần so với thu nhập thật từ cổ phiếu MPC, tức là nhà đầuv tư rất kỳ vọng vào cổ phiếu MPC. 3 BV 13431,91 15542,18 Giá trị vốn CPUD Đồng 0 0 Nhận xét: Qua chỉ số này, ta thấy có sự tăng lên của giá trị cổ phiếu thường sau 1 năm hoạt động (từ 2008 đến 2009), đồng thời giá trị sổ sách BV cũng là cho thấy số thu nhập kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu của người nắm giữ cổ phiếu thường khi công ty thanh lý, phá sản. 4 P/B 0,86 2,13 Nhận xét: Hệ số P/BV được sử dụng để so sánh giá thị trường với giá trị sổ sách của một cổ phiếu. Hệ số P/B năm 2008 bằng 0,86 cho thấy cổ phiếu MPC được định giá thấp. Nhưng đến năm 2009, hệ số P/B tăng lên tới 2,13 cho thấy kỳ vọng của thị trường đối với cổ phiếu này đã tăng lên đáng kể. 5 SPS Đồng 40.334 43.848 Nhận xét: SPS đo lường doanh thu tạo ra được trên mỗi cổ phiếu. Từ năm 2008 đến 2009 có sự tăng trưởng của SPS thêm 3.514đ. 6 P/S 0,29 0,75 Nhận xét: Năm 2008, nhà đầu tư chỉ bằng lòng trả 0,29đ cho mỗi đồng doanh thu. Nhưng đến năm 2009, nhà đầu tư sẵn lòng chi 0,75đ cho mỗi đồng doanh thu, gần gấp 3 lần so với năm 2008. 7 DIV - 0,42 DPS Cổ tức mỗi CP Đồng Không chia cổ tức (vì LNTT<0) 1400 Nhận xét: Chỉ số thanh toán cổ tức DIV thể hiện chính sách chia cổ tức của công ty. Năm 2008, công ty không có lợi nhuận nên không chia cổ tức cho cổ đông. Năm 2009, DIV=0,42 tức là lợi ích của cổ đông chiếm 42% trong thu nhập từ cổ phiếu. 8 Tỷ lệ thu nhập giữ lại 1-DIV - 0,58 9 G Tỷ lệ thu nhập giữ lại x ROE % - 12,85 Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận kỳ vọng của công ty đạt 12,85% trong năm 2009. 10 PEG - 0,76 Nhận xét: Qua tính toán, ta thấy hệ số PEG năm 2009 của MPC là 0,76<1. Thị trường đang định giá thấp cổ phiếu MPC, hay PEG<1 cho thấy ta nên đầu tư vào MPC. PHẦN 5: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐIỆN VIỆT NAM (VNE) Ngành điện được coi là ngành có khả năng phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế quốc dân do nhu cầu điện năng ngày càng tăng để phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh lợi thế có tính độc quyền cao, giá bán điện lại đang bị quản lý để kiểm soát chi phí đầu vào của nền kinh tế nên tính đột biến về kết quả hoạt động kinh doanh của ngành này qua các năm không nhiều. Tuy nhiên, với P/E trung bình ngành ở mức ~7 lần, cổ phiếu ngành điện, CTCK Hà Thành (HASC) cho rằng việc đầu tư vào ngành này trong thời gian dài hạn được xem là ý tưởng hay và an toàn. Hiện tại, với mức vốn hoá chiếm 2.6% tổng vốn hoá thị trường và được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, tính thanh khoản cao và mức giá hợp lý được xem là điểm mạnh của ngành này trên 2 sàn niêm yết. Trong báo cáo ngoài việc phân tích chung toàn ngành điện, CTCK Hà Thành cũng phân tích chuyên sâu một số mã cổ phiếu được cho là tiêu biểu nhất để NĐT tiện theo dõi. I. Tình hình hoạt động kinh doanh các DNNY trong nhóm ngành từ 2008 đến nay : Hiện nay TTCK Niêm yết Việt Nam có 9 công ty thuộc lĩnh vực sản xuất và phân phối điện. Theo BCTC chưa kiểm toán 2008 của nhóm công ty này thì chỉ có CTCP Nhiệt điện Phả Lại – PPC có kết quả kinh doanh âm. Các công ty còn lại đều có lợi nhuận dương, tuy nhiên có 3 công ty có lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2007 là CTCP Thủy điện Cần Đơn – SJD, CTCP Thủy điện Ry Ninh – RHC và CTCP Điện lực Khánh Hòa - KHP. Các công ty có lợi nhuận giảm so với năm 2007 đều có chi phí tài chính tăng (đặc biệt tăng rất mạnh đối với KHP và PPC), trong khi đó mức tăng doanh thu khá thấp. Chi phí tài chính ở đây chủ yếu là lãi vay từ các khoản vay ngắn và dài hạn (ngoại trừ VSH đầu tư tài chính hơn 846 tỷ, tương đương 61% Vốn chủ sở hữu). Việc sử dụng đòn cân nợ cao sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế, tuy nhiên trong năm 2008 lãi suất tăng quá cao đã gây không ít khó khăn cho các công ty sử dụng đòn bẩy nợ lớn. Chi phí tài chính tăng cao đối với 4 công ty tương ứng với các mã cổ phiếu KHP, PPC, RHC, SJD trong khi doanh thu tăng chậm, thậm chí giảm đã tạo ra “gánh nặng” lớn đến nhóm công ty này. Đây là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận của 4 công ty giảm sút so với năm 2007. Các công ty sản xuất thủy điện có hiệu suất hoạt động rất cao và đồng đều với chỉ tiêu Lợi nhuận gộp biên (GPM) đều trên 60% (ngoại trừ CTCP Đầu tư và Phát triển điện Miền Trung – SEB do hoạt động trong cả lĩnh vực xây dựng và bất động sản). Đây cũng là đặc trưng của ngành thủy điện vì sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ là nước. PPC và KHP có GPM thấp hơn nhiều so với các công ty thủy điện, do PPC sản xuất nhiệt điện chạy than, KHP chủ yếu kinh doanh điện năng. II. Ngành trong tương quan với toàn thị trường : Thu nhập trên mỗi cổ phần bình q

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc058..doc