Bài tập Chính trị - Nguyễn Thị Ngọc Quyên

Tài liệu Bài tập Chính trị - Nguyễn Thị Ngọc Quyên: Trường: Đại học Nam Cần Thơ Họ và Tên: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Lớp: DH17DUO03 BÀI TẬP CHÍNH TRỊ Câu 1: Phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin hãy rút ra ý nghĩa và giá trị khoa học của định nghĩa đó. Các quan điểm về vật chất trong lịch sử + Thời kì cổ đại: Ở Trung Hoa cổ đại người ta cho rằng Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ là những tố chất, vật chất đầu tiên của thế giới. Ở Ấn Độ cổ đại thì người ta lại cho rằng Anu là hạt hình thành nên thế giới vật chất. Còn ở Hy Lạp cổ đại Talet coi thực thể của thế giới là nước, Anaximen coi thực thể ấy là khí, còn Hêrralit coi thực thể ấy là lửa. Nhưng đỉnh cao trong quan niệm vật chất cổ đại là thuyết nguyên tử của Lơxip và Đêmôcrit, thừa nhận nguyên tử là yếu tố đầu tiên hình thành nên thế giới vật chất. Quan niệm của những nhà triết học thời kì này thô sơ chất phác, mang tính cảm tính và người ta chỉ rằng vật chất là khởi nguyên để xây dựng thế giới xung quanh +Thời kì cận đại (XVII-XVIII) Quan niệm về vật chất không có gì khác nhiều s...

docx17 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Chính trị - Nguyễn Thị Ngọc Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: Đại học Nam Cần Thơ Họ và Tên: Nguyễn Thị Ngọc Quyên Lớp: DH17DUO03 BÀI TẬP CHÍNH TRỊ Câu 1: Phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin hãy rút ra ý nghĩa và giá trị khoa học của định nghĩa đó. Các quan điểm về vật chất trong lịch sử + Thời kì cổ đại: Ở Trung Hoa cổ đại người ta cho rằng Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ là những tố chất, vật chất đầu tiên của thế giới. Ở Ấn Độ cổ đại thì người ta lại cho rằng Anu là hạt hình thành nên thế giới vật chất. Còn ở Hy Lạp cổ đại Talet coi thực thể của thế giới là nước, Anaximen coi thực thể ấy là khí, còn Hêrralit coi thực thể ấy là lửa. Nhưng đỉnh cao trong quan niệm vật chất cổ đại là thuyết nguyên tử của Lơxip và Đêmôcrit, thừa nhận nguyên tử là yếu tố đầu tiên hình thành nên thế giới vật chất. Quan niệm của những nhà triết học thời kì này thô sơ chất phác, mang tính cảm tính và người ta chỉ rằng vật chất là khởi nguyên để xây dựng thế giới xung quanh +Thời kì cận đại (XVII-XVIII) Quan niệm về vật chất không có gì khác nhiều so với các nhà triết học thời cổ đại nhưng họ đồng nhất vật chất giữa nguyên tử với khối lượng, coi khối lương là thuộc tính bất biến của vật chất; nguyên tử là yếu tố nhỏ nhấ t không thể phân chia được tách rời vận động, không gian và thời gian và nó hình thành nên vật chất; Khoa học ở thời kì này phát triển mạnh phạm trù vật chất nói chung có những bước phát triển mới mang nhiều yếu tố biện chứng. Francis Bacon (Người Anh) là nhà triết học, nhà văn, nhà hoạt động chính trị ông cho rằng: “vật chất bao giờ cũng mang tính khách quan” . Đ.Điđơrô (Người Pháp) ông đã có công trong viêc chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng Pháp. Nói chung quan niệm của những nhà triết học trước Mác này mang tính chất cơ học +Thời kì hiện đại (XIX-XX) Có phát minh mới trong khoa học tự nhiên như Rơnghen phát hiện ra tia X (1895), Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ (1896), Tômxơn phát hiên ra điện tử (1897). Chính trong hoàn cảnh đó để chống sự xuyên tạc của các nhà triết học duy tâm, bảo vệ và phát triển thế giới duy vật Lênin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX, đồng thời kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen để đưa ra định nghĩa về vật chất mang tính khoa học: “vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ảnh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. VD: các sự vật như: nguyên tử, phân tử, các thiên hà, siêu thiên hà trong vũ trụ các hiện tượng như mưa, nắng, thủy triều, chúng tồn tại một cách khách quan. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin: Cần phân biệt vật chất với tư cách phạm trù triết học chỉ vật chất nói chung vô hạn, vô tận và nó không mất đi mà chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác Đặc trưng quan trọng nhất là thuộc tính khách quan: tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người, cho dù con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó Vật chất là cái cụ thể có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vât chất; vật chất là cái được ý thức phản ánh. Ý nghĩa khoa học của định nghĩa: Tìm ra thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan từ đó khắc phục hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội. Khẳng định vật chất là “thực tại khách quan”, “ được đem lại cho con người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh” Lênin đã khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với thực tại khách quan. Qua định nghĩa vật chất của Lênin đã mở đường cho khoa học phát triển đem lại niềm tin cho con người trong việc nhận thức và cải tạo hiên tại khách quan. Câu 2: Phân tích quan điểm triết học Mác Lênin về sự vận động của vật chất. Định nghĩa: -Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Ph.Ăng ghen viết: “ Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sư thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy Phân tích: Khi định nghĩa vận động là sự biến đổi nói chung, thì vận động “là thuộc tính cố hữu của vật chất”, “là phương thức tồn tạo của vật chất”. Điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình. Một khi chúng ta nhận thức được hình thức vận động của vật chất, thì chúng ta nhận thức được bản thân vật chất VD: Cái cây tồn tại thông qua sự vận động lớn lên, ra hoa, kết quả. Với tính cách “là thuộc tính cố hữu của vật chất” theo quan điểm của triết học Mác Lênin, vận động là sự tự thân vận động của vật chất đã được chứng minh bởi những thành tựu khoa học tự nhiên và ngày càng phát kiến mới của khoa học tự nhiên hiện đại càng khẳng định quan điểm đó. VD: Nguyên tử được cấu tạo từ rất nhiều các hạt nơtron, proton, eclectron Vật chất là vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi và vận động là một thuộc tính không thể tách rời vật chất nên bản thân sự vận động cũng không bị mất đi hoặc sáng tạo ra. Nếu một hình thức vận động nào đó của sự vật mất đi thì tất yếu nảy sinh một hình thức vận động khác thay thế nó. Các hình thức vận động chuyển hóa lẫn nhau, còn vận động của vật chất thì vĩnh viễn tồn tại cùng với sự tồ tại vĩnh viễn của vật chất. -Dựa vào những thành tựu khoa học thời đại mình, Ph.Ăngghen đã chia sự vận động thành 5 hình thức cơ bản: + Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của vật thể trong không gian. VD: Chim bay, tàu chạy, sự dao động của con lắc, Trái Đất quay quanh Mặt Trời + Vận động vật lí: vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản, quá trình nhiệt điện VD: Sự bay hơi, sự đông đặc, các điện tích di chuyển tạo dòng điện + Vận động hóa học: sự biến đổi các chất vô cơ, hữu cơ trong quá trình hóa hợp và phân giải. VD: C + O2 CO2 hay 2H2 + O2 2H2O + Vận động sinh học: sự biến đổi của cơ thể sống, biến thái cấu trúc gen, VD: Hạt nảy mầm, sự quang hợp của cây xanh, sự hô hấp của con người + Vận động xã hội: Những biến đổi diễn ra trong đời sống xã hội VD: Sự biến đổi của các công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại Các hình tức vận động tuy có đặc điểm riêng nhưng có liên hệ chặt chẽ với nhau trong những điều kiện nhất định.Các hình thức cơ bản nói trên được sắp xếp theo thứ tự trình độ từ thấp đến cao, tương ứng với trình độ kết cấu của vật chất VD: Sự quang hợp của cây xanh chỉ thực hiện được khi có ánh sáng mặt trời và hợp chất cacbondioxit (Vận động sinh học -> vận động vật lí -> vận động hóa học) -Khi triết học Mác Lênin khẳng định thế giới vật chất tồn tại trong sự vĩnh cửu của nó, thì điều đó không có nghĩa là phủ nhận hiện tượng đứng im của thế giới vật chất. Trái lại, triết học Mác Lênin thừa nhận rằng quá trình vận động không ngừng của thế giới vật chất chẳng những không loại trừ mà còn bao hàm trong nó hiện tượng đứng im. Đứng im theo quan điểm của triết học Mác Lênin là “trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng và đứng im là hiện tượng tương đối, tạm thời” Đứng im là hiện tượng tương đối vì đứng im chỉ xảy ra đối với một số hình thức vận động và trong một số quan hệ nhất định chứ không xảy ra với tất cả các hình thức vận động và với tất cả các quan hệ. đứng im là hiện tượng tạm thời vì đứng im chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định chứ không tồn tại vĩnh viễn. Đứng im là trạng thái đặc biệt của vận động, đó là vận động trong thế cân bằng, ổn định; vận động chưa làm thay đổi căn bản về chất, về vị trí, hình dáng, kết cấu của sự vật. VD: Con tàu đứng yên so với bến cảng nhưng vận động so với sự vận động của trái đất quay quanh mặt trời - Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quán tính nhất định và tồn tại trong những mối tương quan nhất định với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là không gian. mặt khác, sự tồn tại của sự vật còn được thể hiện ở quá trình biến đổi: nhanh hay chậm, kế tiếp và chuyển hóa,Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là thời gian Ăngghen viết: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian; tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian”. Như vậy, vật chất, không gian, thời gian không tách rời nhau; không có vật chất  tồn tại ngoài không gian và thời gian; cũng không có không gian, thời gian tồn tại ngoài vật chất vận động. Là những hình thức tồn tại của vật chất, không tách khỏi vật chất nên không gian, thời gian có những tính chất chung như những tính chất của vật chất, đó là tính khách quan, tính vĩnh cửu, tính vô tận và vô hạn. Ngoài ra, không gian có thuộc tính ba chiều còn thời gian chỉ có một chiều. tính ba chiều của không gian và một chiều của thời gian biểu hiện hình thức tồn tại về quảng tính và quá trình diễn biến của vật chất vận động. Câu 3: Phân tích nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức theo quan điểm triết học Mác lênin -Phạm trù ý thức: Triết học Mác Lênin cho rằng: “Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan hay nói cách khác ý thức chẳng qua chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan di chuyển vào đầu óc người và cải biến đi VD: 2 người: 1 người là kiểm lâm, anh kia là người khai thác gỗ, kho đứng trước một khu rừng già xanh tốt. Anh kiểm lâm nghĩ ngay đến việc bảo vệ rừng còn người khai thác gỗ lại tưởng tượng ra những chiếc tủ, bàn ghế, được làm từ cây gỗ ở rừng Nguồn gốc của ý thức:Triết học Mác Lênin khằng định: ý thức ra đời do 2 nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội Nguồn gốc tự nhiên của ý thức có 2 yếu tố + Phải có bộ óc phát triển cao. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức còn ý thức là chức năng của bộ óc con người. Ý thức là thuộc tính của vật chất nhưng không phải mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của môt dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người + Phải có thế giới khách quan: Thế giới khách quan là đối tượng phản ánh của ý thức, không có TGKQ thì không có gì để phản ánh cả. “Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm trong quá trình tác động quan lại lẫn nhau giữa chúng” VD: Một đứa trẻ ở vùng vao chưa bao giờ đến biển, không có tivi để xem, nó không thể tưởng tượng sóng biển thế nào; Ngược lại, một em bé ở đồng bằng, chưa bao giờ nhìn tháy con hươu, con nai-bắt nó tả về chúng sẽ không tả được. Nguồn gốc xã hội:nguồn gốc xã hội của ý thức cũng có 2 yếu tố: lao đông và ngôn ngữ + Lao động là quá trình diễn biến của con người và giới tự nhiên mà trong đó bản thân con người đóng vai trò mua giới trao đổi vật chất của con người và giới tự nhiên ->Nhờ có lao động mà con người mới tách ra khỏi thế giới động vật. Thông qua lao động con người cải tạo được thế giới khách quan dẫn đế con người có ý thức về thế giới khách quan đó. Thông qua lao động mà con người hình thành nên mối qan hệ xã hội của mình VD: Đứa trẻ mới ra đời kết hợp vừa chỉ vật, vừa dạy nói thì tư duy mới phát triển, không thể tự nhiên mà chúng biết hết tất cả. Do nhu cầu trao đổi kinh nghiệm lao động và trao đổi tư tưởng tình cảm. Chính nhu cầu đó mà ngôn ngữ ra đời. +Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức, không có ngôn ngữ ý thức không thể tồn tại và thể hiện. Mác khẳng định: “Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy” -> Nhờ có ngôn ngữ con người mới tổng kết đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác. à Như vậy có thể khẳng định ý thức ra đời từ 2 nguồn gốc:tự nhiên và xã hội, trong đó nguồn gốc xã hội có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của ý thức-đó chính là hoạt động thực tiễn của con người( sản xuất vật chất, đấu tranh, thực nghiệm khoa học) Bản chất của ý thức Ý thức là sự phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Tính năng động sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở khả năng hoạt đông tâm-sinh-lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có, nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý thức của thông tin và được tiếp nhận. Phản ánh của bộ óc là phản ánh có thể vượt trước, không chỉ phản ánh cái đang có mà còn có thể phản ánh cái sẽ có. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan bởi sự phản ánh của thế giới khách quan bởi sự phản ánh của thế giới vật chất phụ thuộc rất nhiều vào sự nhận thức, biến đổi bên trong bộ óc con người. Mỗi người có trình độ khác nhau, gốc nhìn khác nhau sẽ dẫn đến nhận thức (hay ý thức) về sự vật hiện tượng khác nhau VD: Cái cây bên ngoài và cái cây do con người nhận thức, cái cây trong nhận thức phụ thuôc vào trí tưởng tượng hay bộ óc của con người -Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội và mang bản chất xã hội vì ý thức bao giờ cũng là ý thức của con người. Nhưng mỗi con người đều sống trong một xã hội bị quy định bởi điều kiện vật chất và tinh thần vì vậy ý thức bao giờ cũng mang tính xã hội VD: Con người sống ở những thời đại khác nhau, ý thức xã hội cũng sẽ khác nhau Kết cấu của ý thức: Ý thức có kết cấu rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết với nhau; trong đó cơ bản nhất là tri thức, tình cảm và ý chí. “Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người về tự nhiên và xã hội”. Mọi hoạt động của con người đều có tru thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu hiện của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức là điều kiện để ý thức phát triển theo Mác: “ Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó tồn tại đối với ý thức là tri thức” Căn cứ vào lĩnh vực phản ánh, tri thức có thể chia thành nhiều loại như: Tri thức tự nhiên, tri thức về con người và xã hội. Tình cảm là những rung động biểu hiện thái độ của con người trong các quan hệ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sử phản ánh hiện thức, được hình thành từ sự khái quát những cảm xúc cụ thể của con người khi nhận sự tác động của ngoại cảnh. Lênin cho rằng không có tình cảm thì “xưa nay không có và không thể tìm tòi chân lý” không có tình cảm thì không có một yếu tố thôi thúc những người vô sản và nửa vô sản, những công dân và nông dân nghèo đi theo cách mạng. Ý chí là sự biểu hiện sức mạnh của bản than mỗi con người nhằm vượt qua những cản trở trong quá trình thực hiện mục đích. Lênin cho rằng: “ ý chí là một trong những yếu tố tạo nên sự nghiệp cách mạng của hàng triệu người cuộc đấu trah giai cấp quyết liệt nhằm giải phóng mình, giải phóng nhân loại . Tất cả các yếu tạo thành ý thức có mối quan hệ biện chứng với song tri thức là yếu tố quan trọng nhất là phương thức tồn tại của ý thức ,đồng thời là nhân tố định hướng đối với sự phát triển và quyết định mức độ biểu hiểu của các yếu tố khác. Câu 4: Lênin viết: “ Muốn thực sự hiểu sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối quan hệ và “quan hệ gián tiếp” với sự vật đó”. Bằng kiến thức triết học anh (chị) hãy phân tích luận điểm đó. Khái niệm: Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới; VD: Mối liên hệ giữa “điện tích âm và điện tích dương”, “nguyên tử và phân tử”, “vô cơ và hữu cơ”. Khái niệm: Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng đề chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vậy, hiện tượng của thế giới. Tính chất của mối liên hệ: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các mối liên hệ Tính khách quan của các mối liên hệ phổ biến. Sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý chí của con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của mình. VD: Con người tốn tại cần oxi để thở hay con người có nhu cầu về ăn mặc. Tính phổ biến của các mối liên hệ. Tất cả các sinh vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều tồn tại trong tổng thể các mối liên hệ và không có sự vật hiện tượng nào không có mối liên hệ VD: Khủng hoảng kinh tế ở 1 khu vực có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế cả thế giới vì thế giới hiện nay là thế giới hội nhập nên nó phụ thuộc, ảnh hưởng, ràng buộc lẫn nhau. Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ. +Tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó. VD: 1 cá nhân con người không chỉ có 1 mối liên hệ mà có nhiều mối liên hệ khác nhau để tạo nên vẻ phong phú của cuộc sống. +Cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong điều kiện cụ thể khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tương thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. VD: Quan hệ giữa Việt Nam và các nước tư bản chủ nghĩa trước năm 1985 thì thực hiện chính sách đóng cửa, từ năm 1985 trở về sau thì thực hiện chính sách mở cửa hội nhập. Ý nghĩa phương pháp luận: Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật hiện tượng khác. VD: Để đánh giá đúng 1 con người chúng ta cần có quan điểm toàn diện không nhìn ở 1 khía cạnh mà vội kết luận mà phải xem nhiều khía cạnh như lí lịch, thái độ hay mối quan hệ của người đó trong quan hệ với mọi người xung quanh, hành vi, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiệu quả công tác mới đánh giá được 1 con người. + Phải biết phân biệt từng mối liên hệ, vị trí vai trò của các mối liên hệ để hiểu rõ bản chất sự vật. VD: Trong quá trình phát triển của đất nước Đảng ta đã xác định nội lực là cái quyết định còn ngoại là cái quan trọng. Hay nói cách khác chúng ta phải tự dựa vào đôi chân mình chứ không thể dựa dẫm vào người khác. +Trong thực tiễn việc thực hiện đồng bộ các biện pháp các phương tiện trong hoạt động thực tiễn để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Phải có biện pháp tác động phù hợp với từng mối quan hệ VD: thực trạng đất nước ta 10 năm trước đổi mới (!975-1985) rơi vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế. sau đó đến năm 1986 đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới cụ thể là phải đổi mới tư duy là khâu đột phá, đổi mới kinh tế là trọng tâm Quan điểm lịch sử cụ thể: + Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm lịch sử cụ thể tức là chúng ta phải chú ý đến điều kiện lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể mà trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. “ chân lí sẽ trở nên sai lầm nếu bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó” VD: Thế kỉ XVII-XVIII chúng ta thừa nhận giai cấp tư sản là giai cấp tiến bộ nhưng đến thế kỉ XIX-XX thì giai cấp tư sàn trở thành giai cấp bốc lột Câu 8: Lênin viết: “Từ trực quan sinh động với tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn-đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý của sự nhận thức hiện thực khách quan” bằng kiến thức triết học anh (chị) hãy phân tích luận điểm trên. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan gắn liên với hoạt động thực tiễn. Lênin đã khái quát quá trình đó như sau: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn-đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan. Nhận thức cảm tính: Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn nhận thức mà con người, trong hoạt động thực tiễn, sử dung các giác quan để tiến hành phản ánh các sự vật, hiện tượng khách quan, mang tính chất cụ thể, với những biểu hiện phong phú của nó trong mối quan hệ trong sự quan sát của con người. Ở giai đoạn này, nhận thức mới chỉ phản ánh được cái hiện tượng, cái biểu hiện bên ngoài của sự vật cụ thể, trong hiện thực khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật nguyên nhân của những hiện tượng quan sát được. Do đó, đây chính là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức. Trong giai đoan này nhận thức được biểu hiện qua ba hình thức cơ bản là: cảm giác, tri giác và biểu tượng. + Cảm giác của con người về sự vật, hiện tượng khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn giản nhất của quá trình nhận thức, nhưng nếu không có nó thì sẽ không thể có bất cứ nhận thức nào về sự vật, hiện tượng khách quan. Mỗi cảm giác của con người về sự vật, hiện tượng khách quan đều có một nội dung khách quan, mặc dù nó thuộc về sự phản ánh chủ quan của con người. Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nó là cơ sở hình thành nên tri giác. + Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật, hiện tượng khách quan , cụ thể, cảm tính, được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật, hiện tượng. So với cảm giác, tri giác là hình thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn , nhưng đó vẫn chỉ là sự phản ánh đối với những biểu hiện bề ngoài của sự vật, hiện tượng khách quan, chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan. + Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác; nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của gia đoạn nhận thức cảm tính, đồng thời nó cũng chính là bước quá độ từ gia đoạn nhận thức cảm tính lên nhận thức lý tính. Tuy nhiên, ở giai đoạn cảm tính, nhận thức vẫn chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật khách quan để những nhận thức có thể lý giải được đúng đắn các sự vật, hiện tượng được phản ánh trong giai đoạn nhận thức cảm tính, có khả năng đáp ứng được nhu cầu nhận thức phục vụ hoạt động thực tiễn, nhu cầu hoạt động cải biến sáng tạo thế giới khách quan Nhận thức lý tính: Nhận thức lý tính là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh gián tiếp của sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan. Nhận thức lý tính được thực hiện thông qua ba hình thức cơ bản là: Khái niệm, phán đoán và suy lý +Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật, là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp các sự vật, là cơ sở hình thành nên những phán đoán. + Phán đoán là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được chia làm ba loại: phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù và phán đoán phổ biến. Phán đoán phổ biến là hình thức phản ánh thể hiện bao quát rộng lớn nhất về thực tại khách quan. + Suy lý là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật. Điều kiện để có bất cứ một suy lý nào cũng phải là trên cơ sở những tri thức đã có dưới hình thức là những phán đoán, đồng thời phải tuân theo những quy tắc logic của các loại hình suy luận, đó là suy luận quy nạp (đi từ những cái riêng đến cái chung) và suy luận diễn dịch (đi từ cái chung đến mỗi cái riêng, cái cụ thể) Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính: + Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn, hai cấp độ của chu trình nhận thức thống nhất. Trong đó nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên, cấp độ thấp, còn nhận thức lý tính là giai đoạn kế tiếp, là caaos độ cao của quá trình nhận thức. + Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, chúng đều dựa vào cơ sở thực tiễn: Nếu không có nhận thức cảm tính sẽ không có nhận thức lý tính, nhận thức cảm tính cung caaos tài liệu cảm tính cho nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính tác động trở lại đối với nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn, nhạy bén, sâu sắc hơn. Tư duy trừu tượng đến thực tiễn: Nhận thức phải trở về thực tiễn để kiểm tra tính chân lý của tri thức. Ngoài ra, mục đích của nhận thức là chỉ đạo, định hướng cho nó hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới. Con đường nhận thức chân lý khách quan không thể dừng lại ở tư duy trừu tượng vì đến đây con người chưa khẳng định được kết quả của sự phản ánh tư duy đúng hay sai, con người không còn con đường nào khác hơn là tiếp tục quá trình nhận thức đi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Chính trong thực tiễn con người mới chứng minh chân lý. C.Mác đã từng khẳng định: “Vấn đề tìm hểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phảo là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý” Câu 5: Lênin viết: “ Logic biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự thân vận động trong sự biến đổi của nó.” Bằng kiến thức triết học anh chị hãy phân tích luận điểm trên. Khái niệm phát triển

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxchinh_tri_1353_1997662.docx
Tài liệu liên quan