Bài giảng Nghiệp vụ huy động vốn

Tài liệu Bài giảng Nghiệp vụ huy động vốn: CHƯƠNG II NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN T.S. TRẦN THỊ KỲ ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM Tài liệu tham khảo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức và HĐNHTM Quyết định 1284/2002/QĐ – NHNN “Quy chế mở và sử dụng tiền gửi tại các ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng” ngày 21/11/2002 Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN “Quy chế tiền gửi tiết kiệm” ngày 13/09/2004 Quyết định 47/2006/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế về tiền gửi tiết kiệm Quyết định 02/2005/QĐ-NHNN “Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn” 1. HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM Huy động vốn Nghị định 49/2000/NĐ-CP Theo NĐ 49, NHTM được huy động vốn dưới hình thức sau: Nhận TG của các tổ chức, cá nhân & TCTD khác : TG không kỳ hạn, TG có kỳ hạn & các loại tiền gửi khác Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu & GTCG khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước (khi...

ppt36 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Nghiệp vụ huy động vốn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN T.S. TRẦN THỊ KỲ ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM Tài liệu tham khảo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 về tổ chức và HĐNHTM Quyết định 1284/2002/QĐ – NHNN “Quy chế mở và sử dụng tiền gửi tại các ngân hàng nhà nước và tổ chức tín dụng” ngày 21/11/2002 Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN “Quy chế tiền gửi tiết kiệm” ngày 13/09/2004 Quyết định 47/2006/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế về tiền gửi tiết kiệm Quyết định 02/2005/QĐ-NHNN “Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn” 1. HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM Huy động vốn Nghị định 49/2000/NĐ-CP Theo NĐ 49, NHTM được huy động vốn dưới hình thức sau: Nhận TG của các tổ chức, cá nhân & TCTD khác : TG không kỳ hạn, TG có kỳ hạn & các loại tiền gửi khác Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu & GTCG khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước (khi được phép của Thống đốc NHNN chấp thuận) Vay vốn của TCTD khác trong và ngoài nước Vay vốn ngắn hạn của NHNN theo quy định của Luật NHNN Việt Nam Mục tiêu Phân biệt các nguồn vốn huy động của ngân hàng Vận dụng nghiệp vụ huy động vốn thích hợp =>P Nội dung Ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn Hình thức huy động vốn của NHTM Thủ tục mở, sử dụng, đóng tài khoản t.gửi Vận dụng. Ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn Đối với NHTM Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho NH thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác NHTM đo lường được uy tín, sự tín nhiệm của KH Đối với khách hàng Là một kênh tiết kiệm và đầu tư để tăng TN Là nơi cất trữ & tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi an toàn. KH có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ khác của NH (Thanh toán, tín dụng…) 3. NHNN: Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia a. Tiền gửi không kỳ hạn (TG thanh toán) Mục đích: Sử dụng dịch vụ t.toán của ngân hàng Đối tượng: cá nhân, DN Đặc điểm: KH có thể gửi và rút tiền bất cứ lúc nào Lãi suất thấp hoặc không hưởng lãi. Tính lãi theo phương pháp tích số và nhập vốn Nguồn vốn có chi phí thấp Mỗi KH được cấp số tài khoản để giao dịch NH thường thu phí khi KH sử dụng các dịch vụ NH 1. HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Tiền gửi b. Tiền gửi có kỳ hạn Mục đích: hưởng lãi, an toàn tài sản, sử dụng dịch vụ NH (đảm bảo thanh toán, thực hiện hợp đồng…) Đối tượng: cá nhân, DN Đặc điểm: KH gửi một lần và rút một lần khi đáo hạn Lãi suất cao hơn tiền gửi không kỳ hạn & tiền lãi tính theo phương pháp số dư và không nhất thiết nhập lãi vào vốn Nguồn vốn khá ổn định Mỗi KH được cấp số tài khoản để giao dịch 1. HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.1. Tiền gửi a. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Mục đích: tích luỹ để chi dùng trong tương lai Đối tượng khách hàng: cá nhân Đặc điểm: Có thể gửi vào và rút tiền bất cứ lúc nào Lãi suất thấp Nguồn vốn có chi phí thấp Không được sử dụng các dịch vụ thanh toán của NH Định kỳ lãi được tính và nhập vào vốn gốc theo phương pháp tích số Mỗi KH được cấp sổ tiết kiệm để giao dịch 1. HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.2. Tiền gửi tiết kiệm b. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Mục đích: hưởng lãi, dự thưởng Đối tượng khách hàng: cá nhân Đặc điểm: KH chỉ được rút vốn khi đáo hạn Lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Nguồn vốn khá ổn định Lãi tính theo phương pháp số dư và không nhất thiết nhập lãi vào vốn Mỗi KH được cấp sổ tiết kiệm để giao dịch 1. HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.2. Tiền gửi tiết kiệm 1. HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.3. Phát hành giấy tờ có giá Công cụ Nợ NH có nghĩa vụ trả nợ vào một thời hạn nhất định Thoả thuận trước về điều kiện trả lãi và cam kết khác Đặc trưng: Xác định trước mệnh giá, thời hạn, lãi suất NH thanh toán khi đáo hạn Có thể chuyển nhượng Có kỳ hạn (Ngắn hạn - dưới 12 tháng hay dài hạn) Trả lãi trước, định kỳ hay đáo hạn Phát hành giấy tờ có giá khác TG có kỳ hạn GTCG Hình thức huy động KTX LS cao hơn Không rút vốn trước hạn (muốn rút vốn trước hạn, KH mang GTCG xin chiết khấu hoặc cầm cố vay tiền) Được phép chuyển nhượng NH cấp công cụ nợ TG có kỳ hạn Hình thức huy động TX LS thấp hơn Rút vốn trước hạn và hưởng lãi suất (không hưởng lãi hoặc hưởng LS không kỳ hạn hoặc hưởng LS kỳ hạn ngắn hơn) Không được chuyển nhượng NH cấp số tài khoản để giao dịch Phát hành giấy tờ có giá khác TG có kỳ hạn CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ : Số tiền KH được nhận = (MG + Lãi GTCG) – Lãi CK - phí Trong đó : Lãi GTCG = MG * Kỳ hạn * LS tương ứng Lãi CK = {(MG + lãi GTCG)* Thời hạn CK * LS chiết khấu Thời hạn CK : Từ ngày giải ngân đến ngày đáo hạn (trừ ngày nhận vốn gốc) Lãi suất CK : Lãi suất cho vay hiện hành của NH Phí NH Hoặc là số tuyệt đối hoặc %t * MG Ví dụ Tại NH ACB chi nhánh Bình Thạnh, ngày 09/04/2009, khách hàng A đến đề nghị chiết khấu trái phiếu do ACB phát hành ngày 01/10/2007, MG: 50.000.000 đ, lãi suất 9.8%/năm, kỳ hạn 2 năm, NH ACB thỏa thuận CK với lãi CK: 12%/năm, phí 0.5% trên mệnh giá. Hãy xác định số tiền KH được nhận với 3 tình huống sau: KH lĩnh lãi TP khi đáo hạn. KH lĩnh lãi trước KH lĩnh lãi định kỳ mỗi năm một lần Tình huống : KH nhận lãi khi đáo hạn Lãi GTCG =50.000.000 * 2 * 9.8% = 9.800.000 Phí NH = 0.5% * 50.000.000 = 250.000 Thời hạn CK: 22+31+30+31+31+30=175 9/4 -30/4 : 22 1/5-31/5 :31 1/6-30/6 : 30 1/7-31/7 : 31 1/8-31/8 : 31 1/9-30/9 : 30 Lãi CK = (50.000.000 +9.800.000)*175*(12%/360) =3.488.333 Số tiền KH được nhận = 59.800.000 -3.488.333 – 250.000 = 56.061.667 175 ngày Tình huống : KH nhận lãi trước Phí NH = 0.5% * 50.000.000 = 250.000 Thời hạn CK: 189 ngày Lãi CK = 50.000.000 *175*(12%/360) = 2.916.666 Số tiền KH được nhận = 50.000.000 – 2.916.666 – 250.000 = 46.833.333 Tình huống : KH nhận lãi định kỳ Phí NH = 0.5% * 50.000.000 = 250.000 Lãi trái phiếu =50.000.000*12% = 6.000.000 Thời hạn CK: 175 ngày Lãi CK = (50.000.000 + 6.000.000 *175*(14.4%/360) = 4.233.600 Số tiền KH được nhận = (50.000.000 + 6.000.000) – 4.233.600 – 250.000 = 51.516.400 1. HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 1.3. Phát hành giấy tờ có giá Khi chưa đến hạn thanh toán, khách hàng muốn rút vốn ra trước hạn, có thể xử lý : 1- Đến NH đề nghị chiết khấu 2- Đến NH đề nghị cầm cố xin vay Tiếp nhận hồ sơ mở tài khoản tiền gửi của KH Kiểm tra, xử lý hồ sơ mở tài khoản Trả lời khách hàng: đồng ý hay từ chối 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.1. TK tiền gửi thanh toán 2.1.1. Thủ tục mở tài khoản 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.1. TK tiền gửi thanh toán 2.1.1. Thủ tục mở tài khoản Tiếp nhận hồ sơ mở tài khoản tiền gửi của KH: KH cá nhân : Điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi, đăng ký chữ ký mẫu, nộp bản sao CMND KH doanh nghiệp: Điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký chữ ký mẫu và con dấu của người đại diện trước pháp luật, xuất trình và nộp bản sao chứng minh tư cách pháp nhân của DN & tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản. KH đồng chủ tài khoản ? Ngoài các giấy tờ như KH doanh nghiệp cần có thêm văn bản thỏa thuận về quản lý và sử dụng tài khoản chung Chủ tài khoản: Có quyền sử dụng số tiền trên tài khoản thông qua các lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ (trong phạm vi số dư Có và hạn mức thấu chi nếu được phép) Được lựa chọn và sử dụng các dịch vụ thanh toán do ngân hàng cung cấp phù hợp với yêu cầu, khả năng và quy định của pháp luật Uỷ quyền cho người khác sử dụng theo quy định Hưởng lãi trên số tiền trong tài khoản theo mức lãi suất do ngân hàng quy định Chú ý: với tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, chủ tài khoản chỉ rút tiền khi đáo hạn và hưởng lãi 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.1. TK tiền gửi thanh toán 2.1.2. Sử dụng tài khoản Ngân hàng: Chủ động trích TK của KH trong các trường hợp: Các khoản nợ đến hạn, quá hạn, các khoản lãi, chi phí hợp lệ khác phát sinh trong quá trình quản lý tài khoản và cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định Các nghiã vụ thanh toán theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc chủ tài khoản phải thanh toán Các trường hợp khác theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.1. TK tiền gửi thanh toán 2.1.2. Sử dụng tài khoản Ngân hàng: Từ chối các lệnh thanh toán của khách hàng trong các trường hợp: Khách hàng không thực hiện các yêu cầu về thủ tục thanh toán, lệnh thanh toán không hợp lệ Không đủ số dư thực hiện lệnh thanh toán 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.1. TK tiền gửi thanh toán 2.1.2. Sử dụng tài khoản Ngân hàng đóng tài khoản của khách hàng khi: Chủ tài khoản yêu cầu Cá nhân có tài khoản chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự Tổ chức chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật Chủ tài khoản vi phạm pháp luật trong thanh toán Chủ tài khoản vi phạm thoả thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán Tài khoản có số dư thấp và không hoạt động trong một thời gian nhất định 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.1. TK tiền gửi thanh toán 2.1.3. Thủ tục đóng tài khoản Thủ tục khi đóng tài khoản: Thư yêu cầu đóng tài khoản của chủ tài khoản Hoàn lại các tờ séc trắng chưa sử dụng (nếu có) Các chứng từ liên quan khác (nếu có) Xử lý số dư còn lại của tài khoản: Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản, người được thừa kế, đại diện người thừa kế, người giám hộ Chi trả theo quyết định của toà án Quản lý theo quy định của tổ chức tín dụng 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.1. TK tiền gửi thanh toán 2.1.3. Thủ tục đóng tài khoản Gửi lần đầu: Khách hàng: Điền vào mẫu in sẵn “Giấy gửi tiền” Xuất trình CMND Đăng ký chữ ký Chuẩn bị tiền mở sổ Ngân hàng: Thu tiền khách hàng nộp Lập sổ tiết kiệm cho KH (có sẵn hoặc in từ máy) Đưa sổ tiết kiệm cho khách hàng 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.2. TK tiền gửi tiết kiệm 2.2.1. Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm Gửi lần sau: Khách hàng: Điền vào mẫu in sẵn “Giấy gửi tiền” Xuất trình CMND và Sổ tiết kiệm Chuẩn bị tiền nộp thêm Ngân hàng: Đối chiếu, điều chỉnh số dư, nhập lãi vào vốn (nếu có) Thu tiền khách hàng nộp Trả sổ cho khách hàng 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.2. TK tiền gửi tiết kiệm 2.2.1. Thủ tục nhận tiền gửi tiết kiệm Rút một phần tiền gửi (đối với tiền gửi tiết kiệm KKH) Khách hàng: Điền “Giấy lĩnh tiền” Xuất trình Sổ tiết kiệm + CMND Ngân hàng: Kiểm tra số dư, điều chỉnh chênh lệch (nếu có) Kiểm tra số tiền KH yêu cầu lĩnh với số dư của sổ Kiểm tra chữ ký, dung nhan và giấy tờ uỷ quyền (nếu có) Chi tiền và trả sổ cho khách hàng 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.2. TK tiền gửi tiết kiệm 2.2.2. Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm Rút toàn bộ và tất toán sổ tiết kiệm: Khách hàng: Xuất trình Sổ tiết kiệm + CMND Viết “Giấy lĩnh tiền” theo số tiền nhân viên NH thông báo Ngân hàng: Kiểm tra số dư, điều chỉnh chênh lệch (nếu có) Tính lãi cho KH (nếu chưa đến kỳ tính lãi của NH) Thông báo số tiền của sổ cho KH (kể cả lãi) Kiểm tra chữ ký, dung nhan và giấy tờ uỷ quyền (nếu có) Chi tiền trả khách hàng (thu lại sổ) 2. THỦ TỤC MỞ, SỬ DỤNG VÀ ĐÓNG TK TIỀN GỬI 2.2. TK tiền gửi tiết kiệm 2.2.2. Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm Thời điểm tính trả lãi: Thoả thuận giữa ngân hàng & khách hàng. TG không kỳ hạn, TG tiết kiệm không kỳ hạn : ngân hàng thường quy định ngày cố định trong kỳ TG có kỳ hạn & TG tiết kiệm có kỳ hạn, có thể: Trả lãi trước Trả lãi sau (khi đáo hạn hay cuối kỳ) Trả lãi định kỳ (tháng, quý 3. NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI –TÍNH LÃI TIỀN GỬI c. Phương pháp tính lãi: Phương pháp số dư : sử dụng cho loại tiền gửi có kỳ hạn & tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Công thức: Tiền lãi = Số dư TG x Lãi suất x Thời gian gửi 3. KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI-TÍNH LÃI TIỀN GỬI c. Phương pháp tính lãi: Ví dụ phương pháp số dư: KH X nộp vào NH 50,000,000 đ đề nghị mở TK tiết kiệm có thời hạn 3 tháng, lãi suất 8.2%/năm. Tính tiền lãi KH X nhận được khi đến hạn? 3. NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI-TÍNH LÃI TIỀN GỬI 50,000,000 x 8.2%/12 x 3 = 1,025,000d c. Phương pháp tính lãi: Phương pháp tích số: sử dụng cho loại TG không kỳ hạn và TG tiết kiệm không kỳ hạn Công thức: Tiền lãi = Di: Số dư thực tế thứ i Nj: Số ngày tương ứng với số dư thứ i r: Lãi suất (ngày) 3. NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI-TÍNH LÃI TIỀN GỬI c. Phương pháp tính lãi: Ví dụ phương pháp tích số: Tính tiền lãi TG không kỳ hạn cho KH X vào ngày 25/02/2008, biết số dư tài khoản trong tháng như sau: 3. NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI-TÍNH LÃI TIỀN GỬI NHẬN XÉT Sự giống và khác nhau giữa tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn với tiền gửi thanh toán Giống nhau :TGTK không kỳ hạn và TG không kỳ hạn của khách hàng cá nhân là KH có thể gửi và rút tiền bất cứ lúc nào trong giờ giao dịch của NH, mục tiêu của KH là an toàn và tiện lợi, đối với NH: Nguồn vốn không ổn định Khác nhau : Khác với TG cá nhân, TGTK không kỳ hạn: Mỗi lần giao dịch phải xuất trình sổ TGTK và không thực hiện được các giao dịch thanh toán, chỉ dành cho KH cá nhân. TGTK không kỳ hạn với có kỳ hạn?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptChuong 2 - nghiep vu huy dong von.ppt