Bài giảng Luật môi trường - Chương 1: Tổng quan về luật môi trường - Phan Thị Tường Vi

Tài liệu Bài giảng Luật môi trường - Chương 1: Tổng quan về luật môi trường - Phan Thị Tường Vi: LUẬT MÔI TRƯỜNGThS PHAN THỴ TƯỜNG VIKhoa LuậtĐH Kinh tế - LuậtĐHQG TPHCMGIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCSố lượng: 30 tiết (2 đơn vị học trình)Trình độ: Dành cho HS-SV năm 3, 4Phân bổ thời gian: + Thuyết giảng: 24 tiết + Thảo luận: 6 tiếtĐiều kiện tiên quyết: Môn học được giảng dạy sau các môn Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Quốc tế, Luật Kinh tế, Luật Hình sự, Luật dân sự,PHAN THỴ TƯỜNG VI2GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCMục tiêu của môn học:Trang bị cho người học những kiến thức như sau: Những khái niệm cơ bản về môi trường, luật môi trường, thấy được mối liên hệ giữa khoa học pháp lý về môi trường với các khoa học khác về môi trường. Kỹ năng tìm kiếm văn bản pháp luật môi trường để vận dụng vào những vấn đề thực tiễn về môi trường trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.PHAN THỴ TƯỜNG VI3GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCMô tả vắn tắt nội dung môn học: Chương I: Tổng quan ...

pptx37 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 1103 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Luật môi trường - Chương 1: Tổng quan về luật môi trường - Phan Thị Tường Vi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT MÔI TRƯỜNGThS PHAN THỴ TƯỜNG VIKhoa LuậtĐH Kinh tế - LuậtĐHQG TPHCMGIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCSố lượng: 30 tiết (2 đơn vị học trình)Trình độ: Dành cho HS-SV năm 3, 4Phân bổ thời gian: + Thuyết giảng: 24 tiết + Thảo luận: 6 tiếtĐiều kiện tiên quyết: Môn học được giảng dạy sau các môn Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Quốc tế, Luật Kinh tế, Luật Hình sự, Luật dân sự,PHAN THỴ TƯỜNG VI2GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCMục tiêu của môn học:Trang bị cho người học những kiến thức như sau: Những khái niệm cơ bản về môi trường, luật môi trường, thấy được mối liên hệ giữa khoa học pháp lý về môi trường với các khoa học khác về môi trường. Kỹ năng tìm kiếm văn bản pháp luật môi trường để vận dụng vào những vấn đề thực tiễn về môi trường trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.PHAN THỴ TƯỜNG VI3GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCMô tả vắn tắt nội dung môn học: Chương I: Tổng quan về luật môi trường Chương II: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường Chương III: Pháp luật về tài nguyên thiên nhiên Chương IV: Tranh chấp môi trường và xử lý vi phạm pháp luật về môi trường Chương V: Luật môi trường quốc tếPHAN THỴ TƯỜNG VI4GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌCTài liệu học tập: Giáo trình luật môi trường - ĐH Luật Hà Nội, 2014 Hệ thống văn bản pháp luật về môi trường  Các tài liệu về môi trường của khối kỹ thuật hoặc kinh tế Website:  www.unep.org  www.imo.org  www.monre.gov.vn  www.noccop.org.vn  www.nea.gov.vn  www.epa.govPHAN THỴ TƯỜNG VI5CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNGI. Khái niệm về Luật môi trường 1.1 Khái niệm môi trường 1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường 1.3 Khái niệm Luật môi trường 1.4 Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường 1.5 Phương pháp điều chỉnh của Luật môi trườngPHAN THỴ TƯỜNG VI6CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LUẬT MÔI TRƯỜNGII. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.1 Nguyên tắc “Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành” 2.2 Nguyên tắc “Phát triển bền vững” 2.3 Nguyên tắc “Phòng ngừa” 2.4 Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” 2.5 Nguyên tắc “Xem môi trường là một thể thống nhất”III. Nguồn của Luật môi trường và chính sách môi trườngPHAN THỴ TƯỜNG VI7I. Khái niệm Luật môi trường 1.1 Khái niệm môi trường- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Khoản 1 Điều 3 Luật BVMT 2014). PHAN THỴ TƯỜNG VI8Thành phầnmôi trườngCác yếu tố tự nhiênCác yếu tố vật chất nhân tạoI. Khái niệm Luật Môi trường 1.1 Khái niệm môi trường- Các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật, tài nguyên thiên nhiên: đây là những thành phần cơ bản của môi trường, là cơ sở cho sự tồn tại của sinh vật và con người.- Các yếu tố vật chất nhân tạo do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người.PHAN THỴ TƯỜNG VI9I. Khái niệm Luật môi trường 1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trườngPHAN THỴ TƯỜNG VI10Bảo vệmôitrườngBiện pháp chính trị - tổ chứcBiện pháp kinh tếBiện pháp khoa học - công nghệBiện pháp giáo dụcBiện pháp pháp lýI. Khái niệm Luật môi trường 1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường Biện pháp chính trị tổ chức- Vấn đề về bảo vệ môi trường trở thành các nhiệm vụ chính trị mỗi khi các tổ chức chính trị, đảng phái đưa chúng vào các cương lĩnh hoạt động của mình- Bằng vận động chính trị, vấn đề bảo vệ môi trường sẽ được thể chế hóa thành các chính sách, pháp luật.PHAN THỴ TƯỜNG VI11I. Khái niệm Luật môi trường 1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường Biện pháp kinh tế- Dùng những lợi ích vật chất để kích thích các chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, chủ yếu là: lập quỹ bảo vệ môi trường, thuế - phí,... Biện pháp khoa học công nghệ- Tìm hiểu cấu trúc, quy luật hoạt động, các ảnh hưởng của môi trường và các yếu tố cấu thành môi trường để góp phần bảo vệ môi trường có hiệu quả.PHAN THỴ TƯỜNG VI12I. Khái niệm Luật môi trường 1.2 Các biện pháp bảo vệ môi trường Biện pháp giáo dục- Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường. Biện pháp pháp lý- Việc sử dụng pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người tác động vào môi trường một cách tích cực.PHAN THỴ TƯỜNG VI13I. Khái niệm Luật môi trường 1.3 Khái niệm Luật môi trường- Luật môi trường gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực khai thác, quản lý, bảo vệ các yếu tố cấu thành môi trường, nhằm giữ cho môi trường được trong lành, sạch đẹp, ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu do con người gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.PHAN THỴ TƯỜNG VI14I. Khái niệm Luật môi trường 1.3 Khái niệm Luật môi trường Luật môi trường là một ngành luật; Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của LMT phải gắn với việc bảo vệ môi trường sống của con người; Các vấn đề pháp luật môi trường phát sinh khi có sự tác động của con người vào môi trường gây tổn hại hoặc nguy cơ gây tổn hại đến môi trường sống của con người.PHAN THỴ TƯỜNG VI15I. Khái niệm Luật môi trường 1.4 Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường Căn cứ vào chủ thể:(1) Quan hệ giữa quốc gia với quốc gia trong việc hợp tác bảo vệ môi trường trong khu vực, trên thế giới;(2) Quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau: sự phân công trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về môi trường;PHAN THỴ TƯỜNG VI16I. Khái niệm Luật môi trường 1.4 Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường Căn cứ vào chủ thể:(3) Các quan hệ xã hội phát sinh trong quản lý nhà nước về môi trường, đó là các quan hệ giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một bên là nhà nước mà đại diện là các cơ quan quyền lực nhà nước;Ví dụ: + Quan hệ phát sinh từ hoạt động đánh giá tác động môi trường; + Quan hệ phát sinh từ hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật và chính sách môi trường; + Quan hệ phát sinh từ việc xử lý vi phạm pháp luật môi trường. PHAN THỴ TƯỜNG VI17I. Khái niệm Luật môi trường 1.4 Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường Căn cứ vào chủ thể:(4) Quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân với nhau phát sinh do ý chí của các bên.Ví dụ: + Quan hệ về bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường; + Quan hệ phát sinh từ việc hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi trường gây ra; + Quan hệ phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường; + Quan hệ trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường.PHAN THỴ TƯỜNG VI18I. Khái niệm Luật môi trường 1.4 Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường Căn cứ vào khách thể:(1) Quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;(2) Quan hệ xã hội phát sinh trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng các yếu tố cấu thành môi trường như di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên.PHAN THỴ TƯỜNG VI19I. Khái niệm Luật môi trường 1.5 Phương pháp điều chỉnh của Luật môi trường(1) Phương pháp quyền uy được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một bên là nhà nước phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về môi trường.(2) Phương pháp bình đẳng thỏa thuận giữa các tổ chức, cá nhân với nhau, giữa các quốc gia với nhau trong viêc hợp tác bảo vệ môi trường.PHAN THỴ TƯỜNG VI20II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.1 Nguyên tắc “Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành” Cơ sở xác lập:- Quyền cơ bản, tự nhiên và thiêng liêng của con người: quyền được sống;- Thực trạng môi trường hiện nay;- Các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.PHAN THỴ TƯỜNG VI21II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.1 Nguyên tắc “Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành” Khái niệm:- Môi trường trong lành: đó là một môi trường sống mà trong đó con người được an toàn về môi trường, hài hòa với thiên nhiên, sức khỏe con người được đảm bảo và sự ô nhiễm được tồn tại ở một mức độ nào đó nhưng không được ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của con người.PHAN THỴ TƯỜNG VI22II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.1 Nguyên tắc “Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành” Khái niệm:Quyền con người được sống trong môi trường trong lành là quyền con người được sống trong một môi trường an toàn về môi trường, hài hòa với thiên nhiên. Nguyên tắc này trở thành mục đích của luật môi trường và chi phối việc xây dựng pháp luật và chính sách quốc gia.PHAN THỴ TƯỜNG VI23II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.1 Nguyên tắc “Đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành” Yêu cầu:Nhà nước có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và đảm bảo chất lượng môi trường;Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.PHAN THỴ TƯỜNG VI24II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.2 Nguyên tắc “Phát triển bền vững” (Sustainable Development) Cơ sở xác lập:Mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và môi trường;Mối quan hệ tương tác giữa quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được phát triển của con người.PHAN THỴ TƯỜNG VI25II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.2 Nguyên tắc “Phát triển bền vững” (Sustainable Development) Khái niệm:- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (Khoản 4 Điều 3 Luật BVMT 2014).PHAN THỴ TƯỜNG VI26II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.2 Nguyên tắc “Phát triển bền vững” (Sustainable Development) Yêu cầu: Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảm đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường;Hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất;Phát triển trong giới hạn của môi trường;Bảo đảm công bằng xã hội trong việc khai thác, sử dụng các thành phần của môi trường.PHAN THỴ TƯỜNG VI27II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.3 Nguyên tắc “Phòng ngừa” (Prevention) Cơ sở xác lập:- Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng rẻ hơn chi phí khắc phục;- Có những tổn hại gây ra cho môi trường không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa.PHAN THỴ TƯỜNG VI28II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.3 Nguyên tắc “Phòng ngừa” (Prevention) Khái niệm:- Phòng ngừa thể hiện ở nguyên tắc này là đề phòng những rủi ro có thể xảy ra, dựa trên những cơ sở khoa học để làm căn cứ lường trứơc những bất trắc, hậu quả có thể xảy ra cho môi trường.PHAN THỴ TƯỜNG VI29II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.3 Nguyên tắc “Phòng ngừa” (Prevention) Yêu cầu:Lường trước những rủi ro có thể xảy ra cho môi trường dựa vào những cơ sở khoa học kĩ thuật;Tiến hành những biện pháp ngăn chặn dự phòng nhằm lọai trừ rủi ro có thể xảy ra hoặc có sự chuẩn bị về mặt nhân lực, phương tiện, lên phương án sẵn sàng chấp nhận đối phó trong trường hợp để xảy ra rủi ro cho môi trường.PHAN THỴ TƯỜNG VI30II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.4 Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (Polluter Pays Priciple - PPP) Cơ sở xác lập:Xem môi trường là một loại hàng hóa;Ưu điểm của các công cụ tài chính: mềm dẻo, linh hoạt.PHAN THỴ TƯỜNG VI31II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.4 Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” Khái niệm:Người gây ô nhiễm phải trả tiền bao gồm người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải vào môi trường và những người có hành vi khác gây tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật.PHAN THỴ TƯỜNG VI32II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.4 Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” Yêu cầu:Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương ứng với tính chất và mức độ gây tác động xấu đến môi trường;Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan.PHAN THỴ TƯỜNG VI33II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.4 Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” Các hình thức trả tiền theo Nguyên tắc:Thuế tài nguyên, thuế môi trường;Phí bảo vệ môi trường;Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên thiên nhiên;Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra,PHAN THỴ TƯỜNG VI34II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.5 Nguyên tắc “Xem môi trường là một thể thống nhất” Cơ sở xác lập:Sự thống nhất về mặt không gian: môi trường không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia và địa giới hành chính;Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành môi trường.PHAN THỴ TƯỜNG VI35II. Các nguyên tắc của Luật môi trường 2.5 Nguyên tắc “Xem môi trường là một thể thống nhất” Yêu cầu:Việc bảo vệ môi trường không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia và địa giới hành chính;Đảm bảo mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc bảo vệ môi trường.PHAN THỴ TƯỜNG VI36III. Nguồn của Luật môi trường và chính sách môi trường 3.1 Nguồn của Luật môi trườngNguồn của Luật môi trường gồm các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật về môi trường, cụ thể: + Các văn bản quy phạm pháp luật của VN về môi trường; + Các điều ước quốc tế về môi trường. 3.2 Chính sách môi trường (Điều 5 Luật BVMT 2014)---HẾT---PHAN THỴ TƯỜNG VI37

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxluat_moi_truong_bai_1_khai_niem_luat_moi_truong_96_1987537.pptx
Tài liệu liên quan