Bài giảng Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong môn Toán

Tài liệu Bài giảng Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong môn Toán: KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG MÔN TOÁNĐà Nẵng, 12/2016 Các dạng câu hỏi TNKQ 1. Câu hỏi đúng - sai2. Câu hỏi nhiều lựa chọn3. Ghép đôi4. Điền khuyết5. Trả lời ngắn1. Câu hỏi dạng Đúng - Sai Câu hỏi dạng Đúng – Sai là loại câu hỏi đòi hỏihọc sinh phải lựa chọn 1 trong 2 phương án trảlời là đúng hoặc không đúng; có hoặc không có,đồng ý hay không đồng ý. Ví dụ: Điền dấu “x” vào ô thích hợp2. Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn là câu hỏi gồm hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn. -Phần dẫn là một câu lệnh, câu hỏi hoặc câu nói chưa hoàn chỉnh (câu lửng). -Phần lựa chọn là các phương án trả lời cho câu hỏi hoặc ghép thêm để hoàn chỉnh câu nói ở phần dẫn.Ví dụ về câu hỏi có nhiều lựa chọnKĩ thuật viết câu hỏi nhiều lựa chọnMỗi câu hỏi chỉ nên có một lựa chọn đúng, các lựa chọn còn lại là không đúng hoặc gần đúng. Tránh dùng các cụm từ “tất cả những câu trên đều đúng” hoặc “không có câu nào ở trên đúng” “một kết quả khác”là phương án t...

ppt42 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Kĩ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong môn Toán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KĨ THUẬT VIẾT CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG MÔN TOÁNĐà Nẵng, 12/2016 Các dạng câu hỏi TNKQ 1. Câu hỏi đúng - sai2. Câu hỏi nhiều lựa chọn3. Ghép đôi4. Điền khuyết5. Trả lời ngắn1. Câu hỏi dạng Đúng - Sai Câu hỏi dạng Đúng – Sai là loại câu hỏi đòi hỏihọc sinh phải lựa chọn 1 trong 2 phương án trảlời là đúng hoặc không đúng; có hoặc không có,đồng ý hay không đồng ý. Ví dụ: Điền dấu “x” vào ô thích hợp2. Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn Câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn là câu hỏi gồm hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn. -Phần dẫn là một câu lệnh, câu hỏi hoặc câu nói chưa hoàn chỉnh (câu lửng). -Phần lựa chọn là các phương án trả lời cho câu hỏi hoặc ghép thêm để hoàn chỉnh câu nói ở phần dẫn.Ví dụ về câu hỏi có nhiều lựa chọnKĩ thuật viết câu hỏi nhiều lựa chọnMỗi câu hỏi chỉ nên có một lựa chọn đúng, các lựa chọn còn lại là không đúng hoặc gần đúng. Tránh dùng các cụm từ “tất cả những câu trên đều đúng” hoặc “không có câu nào ở trên đúng” “một kết quả khác”là phương án trả lời. - Tránh các câu hỏi có cấu trúc ngữ pháp phức tạp, dài, đa nghĩa. Yêu cầu đối với câu hỏi dạng đúng-saiNgắn gọn, tránh mơ hồ, câu hỏi phải được xếp một cách chính xác là đúng, hay sai.Tránh việc trích dẫn nguyên mẫu trong sách giáo khoa.Tránh viết những câu mà trả lời sai chỉ phụ thuộc vào một từ hay một câu không quan trọng.Nên dùng phối hợp có câu đòi hỏi trả lời đúng và câu đòi hỏi trả lời sai.Tránh sử dụng các cụm từ hạn định như “luôn luôn”, “chưa bao giờ”, “đôi khi” vì chúng có thể tạo ra những gợi ý cho câu trả lời.- Mỗi câu hỏi chỉ nên tập trung vào một vấn đề cụ thể và chỉ bao quát một phạm vi rất hẹp nằm trong một chỉ số cụ thể. - Cần đánh giá độ khó của câu hỏi để loại bỏ những câu hỏi quá khó hoặc quá dễ. Các nguyên tắc viết câu dẫn1. Sắp xếp câu dẫn hợp lý để tránh các ngôn ngữ, cách diễn đạt mới lạ, không hợp lý nhưng cũng cố gắng để đưa được nhiều hơn ý của chủ đề vào câu dẫn và đưa ra những phương án lựa chọn ngắn gọn hơn. 2. Cho dù câu dẫn được viết dưới dạng một câu hỏi hay ý kiến hoặc câu nói được hoàn thành với một chọn lựa, nên đặt phần trống ở cuối câu dẫn hơn là ở giữa câu.3. Đưa “ý chính” của câu hỏi vào câu dẫn, không nên đưa vào các phương án lựa chọn.  Các nguyên tắc viết câu dẫn cho câu hỏi có nhiều phương án lựa chọn- Đưa “ý chính” của câu hỏi vào câu dẫn, không nên đưa vào các phương án lựa chọn. Các nguyên tắc viết câu dẫn - Tránh các từ ngữ mang tính chất phủ định như “ngoại trừ”, “chỉ có” , “không”. Nếu sử dụng những từ ngữ này, phải làm nổi bật chúng bằng cách in nghiêng, in đậm hoặc gạch chân. Cách viết phương án lựa chọn - Không có con số cố định cụ thể về các phương án lựa chọn mà nên sử dụng một số lượng hợp lý. Cách viết phương án lựa chọn - Các phương án lựa chọn phải có độ dài tương xứng. Một phương án dài hơn hoặc ngắn hơn có thể thu hút sự chú ý của học sinh vì chúng nổi bật và có thể dễ dàng nhận thấy. Cách viết phương án lựa chọn - Các phương án lựa chọn phải phù hợp với câu dẫn về mặt ngữ pháp. Cách viết phương án lựa chọn - Tránh đưa ra phương án “tất cả các phương án trên đều đúng” Cách viết phương án lựa chọn - Nên đưa các từ lặp lại vào câu dẫn hơn là vào các phương án lựa chọn. Cách viết các phương án đúng/đáp án. - Đảm bảo rằng các đáp án đúng được viết dựa vào chủ đề/đoạn văn hoặc sự phù hợp, nhất trí về nội dung kiểm tra. - Tránh các câu hỏi “kết nối” nghĩa là đáp án của câu này được tìm thấy hoặc phụ thuộc vào câu khác. Vấn đề này thường được phát hiện khi đọc và chỉnh sửa bản in vào giai đoạn tập hợp các câu hỏi để tạo thành một bài kiểm tra hoàn chỉnh. Kiểu câu hỏi này cũng dễ nhận ra khi bạn viết các câu hỏi cho một vài lớp học. PHƯƠNG ÁN NHIỄU Phương án nhiễu được đưa ra xuất phát từ mục tiêu của kiểm tra là tìm ra những HS đã học bài và những HS không học bài. HS đã học và nắm vững kiến thức sẽ chọn được đáp án đúng và ngược lại những HS không học bài sẽ không đưa ra được đáp án đúng.PHƯƠNG ÁN NHIỄULà câu trả lời hợp lí nhưng không chính xác với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong câu dẫnChỉ hợp lí với những hs không có kiến thức hoặc không đọc tài liệu đầy đủKhông hợp lí đối với các hs có kiến thức, chịu khó học bàiChức năng chính thể hiện sự hiểu biết của hs và sự lựa chọn chính xác hoặc tốt nhất cho câu hỏi hay vấn đề mà câu hỏi yêu cầuKhi lựa chọn phương án nhiễu cần phải giảithích tại sao đó là các phương án nhiễu. Chú ý 1: Tất cả các phương án nhiễu phải hợp lý. Sử dụng kiến thức về các lỗi thông thường mà học sinh hay mắc phải để viết phương án nhiễu. + Sai lầm trong tính toán + Nhận thức sai một số khái niệm khoa học Các tiêu chí đánh giá câu hỏi có nhiều lựa chọn1. Câu hỏi có đánh giá những nội dung quan trọng của mục tiêu chương trình giảng dạy hay không?2. Câu hỏi có phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày, trọng tâm cần nhấn mạnh và số điểm hay không?3. Câu dẫn có đặt ra câu hỏi trực tiếp hay một vấn đề cụ thể hay không?4. Cán bộ ra đề sử dụng ngôn ngữ và hình thức trình bày riêng để biên soạn câu hỏi hay chỉ đơn thuần trích dẫn những lời trong sách giáo khoa?Các tiêu chí xem xét chất lượng của câu hỏi có nhiều lựa chọn5. Từ ngữ và cấu trúc của câu hỏi có rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh hay không?6. Mỗi phương án nhiễu có hợp lý đối với những học sinh không có kiến thức hay không?7. Mỗi phương án sai có được xây dựng dựa trên các lỗi thông thường hay nhận thức sai lệch của học sinh hay không?Các tiêu chí xem xét chất lượng của câu hỏi có nhiều lựa chọn8. Đáp án đúng của câu hỏi này có độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra hay không?9. Tất cả các phương án đưa ra có đồng nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn hay không?10. Có hạn chế đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “Không có phương án nào đúng” hay không?11. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất hay không? 4. Câu hỏi dạng ghép đôi Câu hỏi dạng ghép đôi là câu hỏi thường gồm 2 cột, một cột xếp theo chữ cái, một cột xếp theo chữ số, yêu cầu HS chọn chữ cái và số để ghép lại. VD về câu hỏi dạng ghép đôi Ghép mỗi ý ở cột trái với một ý ở cột phải để được câu khẳng định đúng:A. Điểm cách đều ba đỉnh của một tam giác là:B. Điểm cách đều ba cạnh của một tam giác là:C. Trong một tam giác điểm cách mỗi đỉnh 2/3 độ dài mỗi đường là:1) giao điểm ba đường cao của tam giác đó.2) giao điểm ba đường trung tuyến của tam giác đó.3) giao điểm ba đường trung trực tam giác đó.4) giao điểm ba đường phân giác tam giác đó. Kĩ thuật viết câu ghép đôiCần có hướng dẫn rõ ràng về cách thức trả lời để học sinh biết mỗi câu trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần.Khi viết cần sắp xếp các danh mục rõ ràng, đảm bảo 2 danh mục phải đồng nhất, nhưng nên có số lượng ở 2 cột không bằng nhau và nên tạo sự ghép đôi đúng một cách ngẫu nhiên.Danh mục ở 2 cột không nên quá nhiều, nhiều nhất là 8 mục, các câu nên diễn đạt ngắn gọn và sắp xếp lôgic. 4. Câu hỏi dạng điền khuyết Câu hỏi dạng điền khuyết là câu hỏi phải điền giá trị, kí hiệu hoặc cụm từ để được câu khẳng định hoặc mệnh đề đúng.Ví dụ: Điền vào chỗ ...... để được khẳng định đúng.- Hình thang có . là hình thang cân.- Hình có 1 góc vuông là hình chữ nhật.- Hình ..có 2 đường chéo bằng nhau là hình vuông.Kĩ thuật viết câu hỏi dạng điền khuyếtKhi viết không nên để quá nhiều khoảng trống trong 1 câu, vì sẽ làm HS khó hiểu.Hạn chế việc dùng nguyên mẫu những câu lấy từ trong sách giáo khoa, vì những câu này thường có ý nghĩa khi nằm trong ngữ cảnh cụ thể.5. Câu hỏi có câu trả lời ngắn Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng một câu rất ngắn. Ví dụ: Số chia hết cho 2 là số có đặc điểm gì? -Câu trả lời: Là số chẵn.Ưu điểm của trắc nghiệm khách quanChấm điểm nhanh, chính xác, khách quan;Cung cấp phản hồi nhanh về kết quả học tập của học sinh;Có thể kiểm tra trên diện rộng, trong một khoảng thời gian ngắn;Góp phần rèn luyện kĩ năng: dự đoán, ước lượng, lựa chọn phương án nhanh;Tạo cơ hội cho HS tự đánh giá khi giáo viên công bố đáp án và biểu điểm;Nếu việc soạn test tốt thì hạn chế đến mức tối đa học sinh quay cóp.Nhược điểm của trắc nghiệm khách quanKhó đánh giá những mức độ nhận thức cao như: phân tích,tổng hợp, đánh giá;Khó đánh giá được cách tư duy, suy luận, kĩ năng trình bày; Không tạo điều kiện cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề;Dễ xảy ra lựa chọn cảm tính, đoán mò;Soạn đề kiểm tra mất nhiều thời gian và chi phí lớn;Nếu nhiều học sinh làm chung một đề thì khó hạn chế được học sinh quay cóp, trao đổi bài.Ưu điểm của câu hỏi tự luậnBiên soạn câu hỏi dễ, tốn ít thời gian và có thể dựa nhiều vào kinh nghiệm.Có thể cung cấp thông tin cho việc đánh giá kĩ năng diễn đạt, khả năng suy luận lôgic và tạo điều kiện để học viên trả lời chính kiến của mình khi giải thích.Có thể đánh giá được khả năng sáng tạo của học viên ở mức độ cao.Nhược điểm của câu hỏi tự luậnChỉ có thể kiểm tra được một số lĩnh vực cơ bản trong một khoảng thời gian nhất định nên dễ tạo cho họ có thói quen học tủ. Kết quả chấm điểm dễ bị ảnh hưởng bởi quan niệm và thái độ, sức khoẻ người chấm.Không kiểm tra được phạm vi kiến thức rộng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptki_thuat_viet_cau_hoi_trac_nghiem_mcq_mon_toan_3188_2200822.ppt
Tài liệu liên quan