Bài giảng Khởi sựu doanh nghiệp - Bài 3: Cơ sở lý luận của Đề tài nghiên cứu khoa học - Phan Thế Công

Tài liệu Bài giảng Khởi sựu doanh nghiệp - Bài 3: Cơ sở lý luận của Đề tài nghiên cứu khoa học - Phan Thế Công: V1.0018111220 BÀI 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PGS.TS. Phan Thế Công Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 V1.0018111220 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Cụm từ cơ sở lý luận dùng làm tên 1 môn học thì nó có nghĩa là: xây dựng nền tảng kiến thức về triết học, rèn luyện năng lực tư duy bằng lý trí, lấy sự vật làm chủ thể (duy vật) và tìm hiểu quy luật vận động, tương tác giữa các sự vật trong không gian và thời gian (biện chứng). 2 Câu hỏi đặt ra cho bài học là tại sao cứ làm 1 đề tài khoa học, chúng ta lại phải viết cơ sở lý luận? Tại sao chúng ta không thể nhảy sang phân tích thực trạng và giải pháp cho nhanh, đỡ mất thời gian? Vậy cơ sở lý luận có tầm quan trọng như thế nào trong một đề tài nghiên cứu? V1.0018111220 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích được phần cơ sở lý luận của nghiên cứu. • Xây dựng được cách thức tìm các nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu. • Hình thành được phương pháp xây dựng cơ sở lý luận. • Tìm hiểu được cách thứ...

pdf24 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khởi sựu doanh nghiệp - Bài 3: Cơ sở lý luận của Đề tài nghiên cứu khoa học - Phan Thế Công, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
V1.0018111220 BÀI 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PGS.TS. Phan Thế Công Giảng viên Trường Đại học Thương mại 1 V1.0018111220 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Cụm từ cơ sở lý luận dùng làm tên 1 môn học thì nó có nghĩa là: xây dựng nền tảng kiến thức về triết học, rèn luyện năng lực tư duy bằng lý trí, lấy sự vật làm chủ thể (duy vật) và tìm hiểu quy luật vận động, tương tác giữa các sự vật trong không gian và thời gian (biện chứng). 2 Câu hỏi đặt ra cho bài học là tại sao cứ làm 1 đề tài khoa học, chúng ta lại phải viết cơ sở lý luận? Tại sao chúng ta không thể nhảy sang phân tích thực trạng và giải pháp cho nhanh, đỡ mất thời gian? Vậy cơ sở lý luận có tầm quan trọng như thế nào trong một đề tài nghiên cứu? V1.0018111220 MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích được phần cơ sở lý luận của nghiên cứu. • Xây dựng được cách thức tìm các nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu. • Hình thành được phương pháp xây dựng cơ sở lý luận. • Tìm hiểu được cách thức xây dựng khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu. 3 V1.0018111220 NỘI DUNG BÀI HỌC 4 3.1 Khái niệm và vai trò của cơ sở lý luận Các nguồn tài liệu nghiên cứu3.2 3.3 Phương pháp xây dựng cơ sở lý luận Xây dựng khung lý thuyết của đề tài3.4 V1.0018111220 3.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 3.1.1. Khái niệm cơ sở lý luận 3.1.2. Vai trò của cơ sở lý luận V1.0018111220 3.1.1. KHÁI NIỆM CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 Cơ sở lý luận Là việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu chúng ta đang thực hiện. Là việc chọn lọc các tài liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất của chủ đề đó cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó. V1.0018111220 3.1.2. VAI TRÒ CỦA CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 Việc nghiên cứu cơ sở lý luận phù hợp sẽ giúp nhà nghiên cứu Có ý tưởng khi xây dựng câu hỏi nghiên cứu. Tìm hiểu xem có nhà nghiên cứu nào đã từng thực hiện nghiên cứu tương tự chưa. Quyết định phương pháp nghiên cứu. Thu thập thông tin giúp viết báo cáo dễ dàng hơn. Hiểu biết nhiều hơn về vấn đề mình đang nghiên cứu. V1.0018111220 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Nhận định sau đúng hay sai? Xây dựng cơ sở lý luận giúp chúng ta có được ý tưởng khi xây dựng câu hỏi nghiên cứu và quyết định phương pháp nghiên cứu phù hợp. Đáp án đúng là: Đúng. Vì: Theo mục 3.1.1 và 3.1.2 nêu rõ cơ sở lý luận là việc chọn lọc các loại tài liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin ý tưởng dữ liệu và bằng chứng được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành mục tiêu đã xác định hay diễn tả quan điểm về mặt bản chất của chủ đề, cũng từ đó cho chúng ta nền tảng để xây dựng các phương pháp nghiên cứu mang tính phù hợp. Đồng thời, việc nghiên cứu cơ sở lý luận sẽ giúp chúng ta có được ý tưởng nghiên cứu, quyết định phương pháp nghiên cứu, thu thập được thông tin viết báo cáo dễ dàng hơn, hiểu biết hơn về vấn đề nghiên cứu. 8 V1.0018111220 3.2. CÁC NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU Các tài liệu chung: Có rất nhiều sách vở liên quan tới vấn đề nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có thể tìm được bằng cách tìm theo chủ đề hoặc từ khóa. • Bách khoa toàn thư; • Sách thống kê; • Báo cáo hàng năm; • Danh mục tài liệu tham khảo; • Tóm tắt và index; • Báo chí (tạp chí chuyên ngành, báo thường); • Nguồn điện tử. 9 V1.0018111220 3.3. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CƠ SỞ LÝ LUẬN 10 3.3.1. Lưu nhật ký nghiên cứu 3.3.2. Xây dựng danh mục tài liệu đã đọc 3.3.3. Ghi tóm tắt các công trình nghiên cứu V1.0018111220 3.3.1. LƯU NHẬT KÝ NGHIÊN CỨU • Nhà nghiên cứu cần lưu nhật ký để ghi lại tiến độ công việc bao gồm cả những việc đã làm thành công và chưa thành công. • Cần sử dụng một cuốn sổ (không nên chỉ viết ra giấy). • Một vài trang đầu ghi tóm tắt đề cương. • Mỗi tờ dành cho 1 tuần trong đó 1 trang ghi công việc đã thực hiện và 1 trang ghi nhận xét. 11 V1.0018111220 3.3.2. XÂY DỰNG DANH MỤC TÀI LIỆU ĐÃ ĐỌC • Nhà nghiên cứu cần ghi thông tin cụ thể về tài liệu đã đọc để sau này có thể quay lại nghiên cứu khi cần và trích dẫn theo đúng quy định quốc tế. • Thông tin bao gồm: Chủ đề, Tên tài liệu, Tác giả (đầy đủ), Tên sách/tạp chí, nhà xuất bản, thời gian xuất bản, số tập, trang, nhận xét. 12 V1.0018111220 3.3.3. GHI TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 13 Khi đọc tài liệu, nhà nghiên cứu có thể Ghi chú lại nhận xét. Đánh dấu phần đọc được cẩn thận để viết đề cương hay báo cáo sau này. V1.0018111220 3.4. XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 14 3.4.1. Khái niệm khung lý thuyết 3.4.2. Ý nghĩa của khung lý thuyết 3.4.3. Nguồn tài liệu xây dựng khung lý thuyết 3.4.4. Quy trình thực hiện khung lý thuyết và tổng quan tài liệu nghiên cứu V1.0018111220 3.4.1. KHÁI NIỆM KHUNG LÝ THUYẾT • Là việc chọn lọc các tài liệu về chủ đề nghiên cứu, trong đó bao gồm thông tin, ý tưởng, dữ liệu và bằng chứng được trình bày trên một quan điểm nào đó để hoàn thành các mục tiêu đã xác định hay diễn tả các quan điểm về bản chất của chủ đề đó cũng như phương pháp xem xét chủ đề đó. • Là việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu chúng ta đang thực hiện. 15 V1.0018111220 3.4.2. Ý NGHĨA CỦA KHUNG LÝ THUYẾT • Xác định vấn đề nghiên cứu. • Xây dựng nền tảng lý thuyết cho mô hình. • Chọn lựa phương pháp. • So sánh kết quả. 16 V1.0018111220 3.4.3. NGUỒN TÀI LIỆU XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT • Tạp chí khoa học hàn lâm chuyên ngành. • Sách nghiên cứu. • Các luận văn, luận án trong ngành. • Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành. • Một số lưu ý:  Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết không phải là một “bản danh sách” miêu tả những tài liệu, lý thuyết có sẵn hoặc tập hợp các kết luận.  Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết phải là sự đánh giá có mục đích của những thông tin có tính chất tham khảo.  Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết sẽ thể hiện kỹ năng của người làm nghiên cứu về tìm kiếm tài liệu và đánh giá vấn đề. 17 V1.0018111220 3.4.4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU • Xác định chủ đề quan tâm: Là nội dung đề cập chính xuyên suốt đề tài, thường được thể hiện ở tên của đề tài nghiên cứu. • Xác định mục tiêu tổng quan tài liệu: Là các mục tiêu lớn, bao quát được chủ đề nghiên cứu của đề tài. • Xác định tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ: Không phải chọn tất cả các tài liệu đã có mà cần có tiêu chuẩn cụ thể. • Liệt kê và thu thập tài liệu liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu: Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra. Lưu giữ những tài liệu đã được lựa chọn một cách cẩn thận, sắp xếp những tài liệu này tùy theo mục đích sử dụng (ví dụ sắp xếp theo chủ đề chính, phương pháp,). • Thiết kế sơ đồ tổng kết tài liệu. • Tóm tắt các tài liệu: Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn, ghi chép những nội dung liên quan và thêm vào những ý kiến, quan điểm ban đầu của cá nhân. 18 V1.0018111220 3.4.4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN KHUNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (tiếp theo) 19 Lưu ý: Một ghi chép tóm tắt tốt phải gồm các điểm sau Ghi chú các vấn đề được nhấn mạnh. Nói rõ mục đích trung tâm hay trọng điểm của nghiên cứu. Ghi ngắn gọn thông tin về mẫu, tổng thể và người tham gia. Tổng quan các kết quả chính liên quan đến nghiên cứu. Chỉ rõ các thiếu sót/sai lầm (về lý thuyết/phương pháp luận). V1.0018111220 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Nguồn tài liệu xây dựng khung lý thuyết bao gồm những loại tài liệu nào? A. Thông qua các phương tiện truyền thông như: tivi, radio. B. Tạp chí khoa học hàn lâm chuyên ngành. C. Sách nghiên cứu chuyên ngành. D. Thông qua bình luận bằng lời của các chuyên gia. E. Các luận văn, luận án trong ngành. F. Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành. Đáp án đúng là: B; C; E và F. Vì: Theo mục 3.4.3. Nguồn tài liệu xây dựng khung lý thuyết, nguồn tài liệu xây dựng khung lý thuyết bao gồm: Tạp chí khoa học hàn lâm chuyên ngành; Sách nghiên cứu; Các luận văn, luận án trong ngành; Kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành. 20 V1.0018111220 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Ghép phương án ở cột I với các phương án ở cột II để có đáp án đúng. Đáp án đúng là: 1 – B; 2 – D; 3 – C; 4 – E; 5 – A. Vì: Theo kiến thức đã học trong bài 3. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu khoa học. 21 Cột I Cột II 1. Xác định chủ đề quan tâm A. không phải là một “bản danh sách” miêu tả những tài liệu, lý thuyết có sẵn hoặc tập hợp các kết luận. 2. Xác định mục tiêu tổng quan tài liệu B. là nội dung đề cập chính xuyên suốt đề tài, thường được thể hiện ở tên của đề tài nghiên cứu. 3. Khung lý thuyết C. là việc đánh giá một cách hiệu quả các tài liệu này trên cơ sở liên hệ với nghiên cứu chúng ta đang thực hiện. 4. Cơ sở lý luận D. là các mục tiêu lớn, bao quát được chủ đề nghiên cứu của đề tài. 5. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết E. giúp giải thích các lý thuyết cũng như các kết quả thực nghiệm có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu. V1.0018111220 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu hỏi đặt ra cho bài học là tại sao cứ làm 1 đề tài khoa học, chúng ta lại phải viết cơ sở lý luận? Tại sao chúng ta không thể nhảy sang phân tích thực trạng và giải pháp cho nhanh, đỡ mất thời gian? Vậy cơ sở lý luận có tầm quan trọng như thế nào trong một đề tài nghiên cứu? Trả lời • Cơ sở lý luận là các giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định. Cơ sở lý luận là phương pháp để lý luận. Muôn lý luận thì phải có phương pháp để lý luận của mình có logic, thuyết phục người tin theo, phương pháp lý luận ấy gọi là cơ sở lý luận, tức là nói có căn cứ, thuật ngữ của triết học gọi là Luận Cứ. Có nhiều phương pháp để lý luận ở đây chỉ nêu lên vài phương pháp thông dụng, đó là: phân tích, diễn dịch, tổng hợp, quy nạp. • Cơ sở là hệ thống kiến thức căn bản, tổng quát mang tính học thuật về triết học. Lý là tư duy lý trí, dùng lý trí để nhận định sự việc chứ không bằng cảm tính. Luận là các phương pháp suy luận logic dựa trên các dữ kiện thu được. Cụm từ cơ sở lý luận dùng làm tên 1 môn học thì nó có nghĩa là: xây dựng nền tảng kiến thức về triết học, rèn luyện năng lực tư duy bằng lý trí, lấy sự vật làm chủ thể(duy vật) và tìm hiểu quy luật vận động, tương tác giữa các sự vật trong không gian và thời gian(biện chứng). 22 V1.0018111220 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • Cơ sở lý luận có thể hiểu đơn giản là những lý thuyết xoay quanh vấn đề nghiên cứu trong luận văn. Đó là những giả thuyết đã được kiểm chứng và khẳng định, chúng ta chỉ việc nêu ra và áp dụng chúng trong bài luận của mình mà không cần phải chứng minh lại nữa. Trong phần này cũng có những lưu ý mà nhóm dịch vụ viết thuê luận văn chúng tôi đúc kết được trong nhiều năm kinh nghiệm. • Trong phần cơ sở lý luận này, các bạn cần nêu rõ khái niệm chính phụ, định nghĩa, các quan điểm của các nhà khoa học khác nhau, có thể nêu ra các trường phái, nội dung chính, các định luật, quy luật, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá đối với luận văn hay đề tài nghiên cứu. 23 V1.0018111220 TỔNG KẾT BÀI HỌC Những nội dung chúng ta đã được nghiên cứu trong bài này bao gồm: • Khái niệm, vai trò cơ sở lý luận của nghiên cứu; • Các nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu; • Phương pháp xây dựng cơ sở lý luận; • Cách thức xây dựng khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu. 24

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftri201_tsr_bai3_co_so_ly_luan_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_8717_2121670.pdf
Tài liệu liên quan