Bài giảng Khái niệm luật môi trường

Tài liệu Bài giảng Khái niệm luật môi trường: CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG 1. Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường 1.1 Tầm quan trọng của môi trường và thực trạng môi trường hiện nay Môi trường là gì? Nó bao gồm những yếu tố nào? - Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường + Theo nghĩa rộng (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, 2002): “MT là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”. + Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. => So sánh hai khái niệm này: * Giống nhau: nói đến môi trường là nói đến điều kiện tự nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật,… * Khác nhau: Nghĩa rộng: điều kiện xã hội (bao gồm những yếu tố vật ...

doc120 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Khái niệm luật môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG 1. Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường 1.1 Tầm quan trọng của môi trường và thực trạng môi trường hiện nay Môi trường là gì? Nó bao gồm những yếu tố nào? - Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường + Theo nghĩa rộng (Từ điển Tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn ngữ học, 2002): “MT là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người hay sinh vật ấy”. + Theo khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường 2005: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. => So sánh hai khái niệm này: * Giống nhau: nói đến môi trường là nói đến điều kiện tự nhiên: đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật,… * Khác nhau: Nghĩa rộng: điều kiện xã hội (bao gồm những yếu tố vật chất và tinh thần) Nghĩa hẹp: vật chất nhân tạo (không bao gồm những yếu tố tinh thần): hệ thống đê điều, các công trình kiến trúc, công trình nghệ thuật, … + Thành phần môi trường, khoản 2 Điều 3 LBVMT 2005, là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác. - Tầm quan trọng của MT: + MT là không gian tồn tại của con người MT được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất, bao gồm yếu tố tự nhiên lẫn nhân tạo. Những yếu tố tự nhiên như: đất, nước, không khí, ánh sang, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật, … à yếu tố cơ bản của MT à ý nghĩa rất quan trọng. Con người chúng ta hàng ngày sử dụng các yếu tố tự nhiên này để tồn tại, sinh sống, không có các yếu tố này thì không thể sống được. + MT là nơi con người khai thác các nguồn TNTN, nơi cung cấp cơ sở vật chất cho con người tồn tại và phát triển. Bên cạnh những yếu tố tự nhiên, MT còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo. Con người tạo ra các yếu tố nhân tạo để tác động lên các yếu tố tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu của mình. Con người tác động lên đất đai xây dựng nhà cửa, hệ thống đê điều, công trình thủy lợi nhằm phục vụ cho mục đích sinh sống, tránh lũ lụt, hạn hán; tác động lên hệ thực vật, động vật nhằm tạo ra thức ăn để tồn tại, khai thác TNTN để đáp ứng nhu cầu cuộc sống. + MT là nơi tiếp nhận tất cả những chất thải do con người loại ra. Con người đã không ngừng tác động lên MT phục vụ cho nhu cầu phát triển xã hội, hệ quả của nó là rác thải sinh hoạt cũng không ngừng được thải loại ra MT. à MT thực sự đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống con người - Thực trạng môi trường hiện nay: + Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: khai thác rừng, than đá, dầu, nguồn nước + Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật (khoản 6 Điều 3 LBVMT 2005). Ví dụ: nước thải chưa qua xử lý từ các khu công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước sông như sông Thị Vải, kênh Ba Bò, khói bụi từ các phương tiện giao thông, từ các nhà máy, xí nghiệp, việc sử dụng thuốc trừ sâu vô tội vạ chảy ra các dòng sông .… gây ra những căn bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, ung thư, … Tp HCM (tháng 8/2008) thống kê có khoảng 3,8 triệu xe máy thải ra 70% chất thải độc hại như NO2, benzene, toluene, … gây ung thư; có 15 KCN, KCX, 25.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong đó có 260 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng; dân số 8,5 triệu người, tạo ra 6.000 tấn chất thải rắn hàng ngày.(theo Tổ chức Kinh tế và môi trường Đông Nam Á-EEPSEA) Sử dụng các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy lạnh phá hủy tầng ozone (có tác dụng ngăn tia cực tím vào trái đất, lớp áo giữ cho trái đất không nóng lên bởi năng lượng mặt trời) xây dựng sân gold, khai phá rừng, khai thác nước, khí ngầm, ….phá hủy tầng đất tự nhiên, gây xói mòn, sụt lún. Khí hậu biến đổi, nhiệt độ trái đất ngày càng gia tăng, băng Nam và Bắc cực tan ra, mực nước biển dâng cao, nhiệt độ nước biển tăng, gây nên bão, lũ, sóng thần, siêu bão, một số quốc gia trên thế giới được dự báo khoảng 100 năm tới sẽ bị nhấn chìm trong biển. Như vậy, ô nhiễm môi trường thật sự trở thành thảm họa đối với con người. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật (khoản 7 Điều 3 LBVMT 2005). Ví dụ: LHQ dự báo ở Việt Nam, nước biển dâng lên từ 30cm đến 1m trong vòng 100 năm tới, thiệt hại lên tới 17 tỷ đồng mỗi năm, 1/5 dân số mất nhà cửa, 12,3 % diện tích trồng trọt sẽ biến mất. + Sự cố môi trường ngày càng gia tăng Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc làm biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (khoản 8 Điều 3 LBVMT). Ví dụ: lũ lụt, hạn hán, tràn dầu,… hiện tượng tràn dầu xảy ra nhiều đến mức hiện nay hầu hết các bờ biển Việt Nam đều có dầu loang trên mặt biển à giảm số lượng khách du lịch đến các vùng biểnàngành du lịch sẽ gặp khó khăn à cảng nước ta bị tàu nước ngoài chê vì sợ hỏng vỏ tàu (Nhật). 1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật - Biện pháp chính trị: Biện pháp chính trị được thực hiện thông qua những hoạt động chính trị nhằm tác động vào đường lối, chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, nhận thức về môi trường của một tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng, củng cố quyền lực và ảnh hưởng chính trị. Biện pháp này thể hiện thông qua hoạt động: + Ngoại giao; + Tổ chức quốc tế: Liên hợp quốc là tiêu biểu nhất, tổ chức nhiều Hội nghị thượng đỉnh về môi trường (6/1972 ở Stockholm, 6/1992 ở Rio De Janeiro); + Chính sách quốc gia thông qua hoạt động của các đảng phái chính trị (Việt Nam: Đảng CSVN, các nước: đảng xanh, đi xe đạp trên đường phố Amtesdam, biểu tình đình chỉ các dự án tái chế, … ). + VN: NQ 41-NQ/TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã nhấn mạnh: “BVMT là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và thúc đẩy hội nhập KTQT của nước ta”. - Biện pháp tuyên truyền-giáo dục Các biện pháp giáo dục, tuyên truyền tác động trực tiếp vào nhận thức làm thay đổi hành vi của người dân, nâng cao ý thức người dân về khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Biện pháp này thông qua việc đưa vào chương trình đào tạo từ bậc tiểu học môn học về môi trường, cổ động, tuyên truyền lối sống văn minh, việc giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp, những cuộc vận động làm sạch đường phố, bãi biển, … Ví dụ: Việt Nam chuẩn bị triển khai các cuộc vận động hạn chế dùng bao nylon trong sinh hoạt tiêu dùng, phân loại rác trong sinh hoạt. Thụy Điển, Tp Gothenburg, quyết định ngưng mua nước đóng chai do ảnh hưởng tới môi trường, chính trị gia và giáo viên chỉ được uống nước máy nơi làm việc. - Biện pháp kinh tế Sử dụng biện pháp này là sử dụng đến đòn bẩy kinh tế, thực chất đó là việc dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, cho cộng đồng. + Bảo vệ môi trường mâu thuẫn gay gắt với lợi ích kinh tế, để bảo vệ môi trường, hai nhóm giải pháp được đưa ra, cụ thể là: Nhóm giải pháp mang tính chất khuyến khích lợi ích kinh tế cho các chủ thể theo hướng tác động có lợi cho môi trường. Nhóm giải pháp mang tính chất trừng phạt đối với hành vi tác động có hại cho môi trường + Biện pháp kinh tế thường mang lại hiệu quả cao hơn so với các biện pháp khác. Ví dụ: Thụy Điển dùng biện pháp ký quỹ có hoàn trả đối với hàng hóa là nước đóng chai, sau khi dùng xong trả lại vỏ chai đúng nơi quy định sẽ được hoàn trả tiền vỏ chai. Quy định nhà sản xuất có trách nhiệm thu hồi sản phẩm của mình sau khi người tiêu dùng sử dụng xong - Biện pháp khoa học – công nghệ Biện pháp khoa học - công nghệ là một giải pháp để giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế tới mức thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường, đồng thời phát triển kinh tế. Ví dụ: sức gió, năng lượng mặt trời, sử dụng giấy phế liệu, đi bằng tàu điện thay cho đi bằng ô tô. + Sử dụng các nguồn năng lượng mới thay thế cho nguồn năng lượng truyền thống: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, sức gió, sức nước chảy… Ví dụ: chế tạo xăng từ mía, gas từ phân động vật (biogas) + Sử dụng công nghệ sạch hạn chế thải chất độc hại vào môi trường như công nghệ vi sinh. Ví dụ: Honda phối hợp ĐHBK Hà Nội chế tạo xe máy vận hành bằng khí hydro, thải ra nước sạch có thể uống được. + Sử dụng vật liệu mới ít gây ô nhiễm môi trường như cac- tôn, gốm cao cấp, chất siêu dẫn hạn chế sử dụng kim loại. Thí dụ: xe Mecedes thiết kế vành cửa không sử dụng sắt thép, PVC, mà dùng vỏ chuối, sợi thiên nhiên ép dưới áp suất cao vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa có hiệu quả về môi trường. + Tái sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: Ép gỗ ngọn, gỗ bột thành miếng gỗ lớn, đóng thành bàn ghế, ép nhựa phế liệu làm thành gạch xây nhà. - Biện pháp pháp lý Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Biện pháp pháp lý bảo đảm thực hiện các biện pháp nói trên. + Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. + Pháp luật quy định các chế tài buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. + Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường. Lưu ý: Ở đây cần phải chứng minh biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT khác. Biện pháp chính trị chủ trương, đường lối của Đảng đi vào cuộc sống bằng việc thể chế hóa thành các quy phạm của pháp luật. Biện pháp tuyên truyền- giáo dục muốn có hiệu quả tốt phải đi đôi với sự cưỡng chế của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật. Biện pháp kinh tế được cụ thể hóa bằng việc ban hành các sắc thuế, khen thưởng, xử phạt theo quy định của pháp luật. Biện pháp KH-CN các doanh nghiệp muốn hoạt động và tồn tại phải áp dụng các tiến bộ KH- CN để làm trong sạch môi trường sản xuất, không được gây ô nhiễm cho môi trường, đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường do pháp luật quy định. => Do đó, biện pháp pháp lý là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp BVMT khác. 2. Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường 2.1. Định nghĩa luật MT Do nội hàm của khái niệm môi trường khá rộng và lịch sử phát triển của luật môi trường chưa dài, bao hàm tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố của môi trường, các hệ sinh thái tự nhiên, các cấu trúc do con người tạo ra hay biến đổi nên phạm vi của các chế định điều chỉnh chúng ngày càng rộng hơn. Hai quan điểm về Luật Môi trường: Luật Môi trường là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, không thuộc phạm vi luật Hành chính. Luật Môi trường không nên xem là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên xem là một chế định của Luật Hành chính. Là một lĩnh vực pháp luật riêng biệt vì các lý do sau: Quan hệ phát sinh trong lĩnh vực môi trường cần pháp luật điều chỉnh đều gắn với việc bảo vệ, sử dụng hoặc tác động đến một hoặc một vài yếu tố môi trường cụ thể (mối liên hệ tự nhiên với đất, không khí, nước, rừng và biển); Được điều chỉnh bởi sự kết hợp nhiều nguyên tắc khác nhau (không chủ yếu dùng nguyên tắc mệnh lệnh như luật hành chính); Quan hệ môi trường gắn với yếu tố KHKT hơn; Tính toàn cầu cao của vấn đề môi trường. Luật Môi trường là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường. Lưu ý: Chúng ta không nói Luật MT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới Luật Môi trường là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT. Phân biệt Luật Môi trường với Luật Bảo vệ Môi trường Stt Tiêu chí Luật Bảo vệ Môi trường Luật Môi trường 1 Hình thức Một đạo luật (VBPL) do QH ban hành theo trình tự, thủ tục luật định Một lĩnh vực pháp luật 2 Nội dung Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Điều chỉnh 2 nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong: - Lĩnh vực bảo vệ MT - Lĩnh vực hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng các yếu tố môi trường 3 Phạm vi Văn bản nguồn của Luật Môi trường Phạm vi rộng hơn Luật BVMT vì quy định 2 nhóm qh XH 2.2. Đối tượng điều chỉnh của luật MT Định nghĩa: Đối tượng điều chỉnh của luật MT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT. Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của luật MT cần phải lưu ý: Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo luật MT chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (khoản 1, khoản 2, Điều 3 Luật BVMT). Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT. Ví dụ: Người ta khai thác rừng để lấy gỗ => phát sinh trực tiếp => Luật MT điều chỉnh. Gỗ được đóng thành bàn ghế, bán ra thị trường => không phải đối tượng điều chỉnh của Luật Môi trường. Bàn ghế hư không sử dụng nữa, đem đốt => có khói bụi => Luật MT điều chỉnh. Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, chúng ta có thể chia đối tượng điều chỉnh của luật MT ra làm 3 nhóm sau: Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế về MT. Nhóm quan hệ này do Luật quốc tế điều chỉnh. Ví dụ: các nước cùng thực hiện các Công ước, thỏa thuận đa phương, song phương về tầng ozone, lưu vực sông, vùng trời, vùng biển, … Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân. Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau. Hai nhóm quan hệ còn lại thì sử dụng các quy định của pháp luật môi trường Việt Nam để giải quyết. Thí dụ: Sở TN& MT với các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với người dân sống trong vùng chịu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường từ doanh nghiệp. 2.3. Phương pháp điều chỉnh của luật MT Trên cơ sở đối tượng điều chỉnh như đã nói ở trên, luật MT sử dụng hai phuơng pháp điều chỉnh sau: Phương pháp Bình đẳng-thỏa thuận: điều chỉnh nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác, nhóm quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân hoặc chủ thể khác. Phương pháp Quyền uy: sử dụng quyền lực của Nhà nước để tác động lên các qh XH được sử dụng điều chỉnh nhóm quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với các tổ chức, cá nhân; giữa các cơ quan Nhà nước với nhau. 3. Nguyên tắc của LMT Nguyên tắc là gì? 3.1. Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành Câu hỏi đặt ra là Ai là thủ phạm tước đoạt quyền sống trong môi trường trong lành của con người? Khái niệm về quyền được sống trong môi trường trong lành. Quyền được sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT không bị ô nhiễm (theo TCMT chứ không phải là môi trường trong sạch lý tưởng), đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyên tắc thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về MT và con người và Tuyên bố Rio De Janeiro về MT và phát triển). Tiêu chí của Ngân hàng thế giới về đánh giá chất lượng cuộc sống con người của các nước dựa vào 3 tiêu chí sau đây: thu nhập (GDP bình quân đầu người), hệ thống an sinh xã hội (y tế, văn hóa, giáo dục) và chất lượng môi trường. Con người chính là thủ phạm đã tước đoạt quyền này của chính mình. Cơ sở xác lập: 3 cơ sở sau đây Cơ sở thứ 1, Tầm quan trọng của quyền được sống trong MT trong lành: đây là quyền quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung. Cơ sở thứ 2, Thực trạng MT hiện nay đang bị suy thoái nên quyền tự nhiên này đang bị xâm phạm. Biến đổi khí hậu làm thay đổi nhiệt độ, mực nước, làm thay đổi lớn tới thời tiết như mưa, bão, hạn hán, cháy rừng, tăng bệnh tật…nguyên nhân là do phá rừng, hoạt động công, nông, lâm nghiệp, giao thông và sinh hoạt làm tăng nồng độ các loại khí CO2, N2O, NO, CH4, H2S, bụi và hơi nước. Suy thoái đa dạng sinh học làm mất các chức năng của hệ sinh thái như điều hòa nước, chống xói mòn, đồng hóa các chất thải, làm sạch MT, đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng trong tự nhiên, gây ra các hậu quả MT khác nhau, hệ thống kinh tế suy giảm do mất đi các giá trị TNTN và MT nguyên nhân là do khai thác tài nguyên quá mức, sử dụng các công nghệ không phù hợp, ô nhiễm, thay đổi khí hậu, buôn bán động thực vật. Suy thoái tầng ozon, làm tăng nhiệt độ trái đất, thay đổi khí hậu toàn cầu, tác động lên hệ sinh thái làm giảm sản lượng sinh học, tăng phóng xạ cực tím trên mặt đất, suy thoái chất lượng không khí, gây ung thư da, bệnh về mắt, ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch. Nguyên nhân là do các hoạt động SX công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp lạnh, máy bay, phân bón hóa học, sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, nguồn khí tự nhiên khác như núi lửa, sấm chớp. Suy thoái nguồn nước ngọt , dự báo vào năm 2025, cứ 3 người thì có 2 người trên Trái đất sẽ sống thiếu nước. Nguyên nhân là do ô nhiễm nguồn nước từ nước thải bị ô nhiễm, chất diệt cỏ, phân bón, chất thải công nghiệp, đặc biệt là các kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen, cadimi, một số hợp chất hữu cơ. Ô nhiễm nước mặt dẫn theo ô nhiễm nguồn nước ngầm. Hoang hóa và suy thoái đất do chặt phá rừng, quản lý, canh tác, quy hoạch kém, dẫn đến hiện tượng sa mạc hóa, sạt lỡ. Theo UNEP/ISRIC (1991) có khoảng 1900 triệu ha đất trên thế giới thoái hóa. Sản lượng nông nghiệp của Châu Phi giảm đi 50% trong vòng 40 năm. Phá và sử dụng rừng không bền vững 80% diện tích rừng nguyên sinh bị xóa sổ, bị chặt phá hoặc xuống cấp (WRI 1997), từ 1960 đến nay ½ diện tích rừng trên thế giới bị chặt trắng, rừng nhiệt đới giảm tốc độ 0,7%/ năm. Nguyên nhân là do gia tăng dân số, nghèo đói, phát triển kinh tế, đô thị hóa, mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Suy thoái môi trường và tài nguyên biển làm ô nhiễm, tăng cao nhiệt độ, nâng cao mực nước biển. Nguyên nhân là do nước thải ô nhiễm, phá hủy vùng đầm lầy và rừng ngập mặn, những vùng hoạt động như tầng lọc tự nhiên đối với trầm tích làm cho hàm lượng nitơ cao, hoặc do rò rĩ tràn dầu ảnh hưởng đến tầng sâu của đại dương, phá hủy các bãi san hô do khai thác bừa bãi, bị vùi lấp do khai thác mỏ, hơn ½ bãi san hô ngầm trên thế giới bị ảnh hưởng. Ngoài ra, suy thoái này còn do khai thác quá mức cá, sản phẩm biển, quản lý chất thải trên đất liền không tốt, ô nhiễm rừng đầu nguồn. Ô nhiễm bởi các chất hữu cơ khó phân hủy rác thải rắn độc hại gồm các chất có khả năng tồn lưu và phát tán trong không khí, đất và nước (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, chất độc màu da cam, chất thải bệnh viện, chất phóng xạ, muối, kim loại nặng) thải ra MT ngày càng nhiều (Anh 11 triệu tấn/ năm, Pháp 3 triệu tấn/ năm, Mỹ 72 triệu tấn/ năm) , gây ô nhiễm trực tiếp hay gián tiếp cho MT hoặc gây bệnh. Các vấn đề MT có liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau vì đều có nguyên nhân chính là do hoạt động thiếu tính toán về kinh tế xã hội của con người Cơ sở thứ 3, Xuất phát từ những cam kết quốc tế và xu hướng chung trên thế giới là thể chế quyền này trong pháp luật quốc gia. (không ràng buộc các quốc gia về mặt pháp lý, nhưng ràng buộc về mặt chính trị, đạo lý buộc chúng ta phải thực hiện). Đó là Tuyên bố Stockholm và Tuyên bố Rio De Janeiro. Hệ quả pháp lý. Hệ quả thứ 1, Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một MT trong lành. Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mục đích của LMT. Ví dụ: ban hành pháp luật về bảo vệ môi trường, những biện pháp làm trong sạch môi trường: dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, kênh Ba Bò, ngăn chặn và xử lý doanh nghiệp vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Hệ quả thứ 2, Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Điều 50, Hiến pháp 1992) như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền tiếp cận thông tin… Các nước sử dụng rất triệt để quyền này, trong khi người Việt Nam chưa thật sự được bảo vệ, nhất là tiếng ồn và mùi hôi. (Việt Nam: thiếu những giải pháp cụ thể). 3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững Thuật ngữ “Phát triển bền vững” được nêu tại Hội nghị của LHQ về MT và Phát triển tại Rio De Janeiro (Brazin) năm 1992 với 179 nước tham gia đã thông qua 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) về giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Mười năm sau, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Jophannesburg (Nam Phi) năm 2002 về Phát triển bền vững với 166 nước tham gia đã thông qua Tuyên bố Jophannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện phát triển bền vững. Phát triển bền vững được hiểu một cách khái quát là “sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”. Khái niệm Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững được định nghĩa là: phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Thế nào là thế hệ hiện tại, thế hệ tương lai? Khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu hiện tại phải chú ý trữ lượng hiện có để dành cho tương lai. Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu; kinh tế-xã hội-môi trường. Tuy còn nhiều vấn đề tranh cãi về định nghĩa “phát triển bền vững”, song đã có sự thống nhất cao là đều tập trung chú ý tới phúc lợi lâu dài của con người và đều bao hàm những yêu cầu về sự phối hợp một cách hài hòa ít nhất 3 mặt: (1) tăng trưởng kinh tế, (2) công bằng xã hội, (3) bảo vệ môi trường. Ngoài ba mặt chủ yếu này, nhiều người còn đề cập đến những khía cạnh khác của phát triển bền vững như chính trị, văn hóa, tinh thần, dân tộc và đòi hỏi phải tính toán và cân đối chúng trong khi hoạch định chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng quốc gia, từng địa phương cụ thể. Cơ sở xác lập Nguyên tắc này được xác lập trên những cơ sở sau: Cơ sở thứ 1, Tầm quan trọng của môi trường và phát triển Cơ sở thứ 2, Mối quan hệ tương tác giữa MT và PT: muốn phát triển phải bảo vệ môi trường và ngược lại. Tránh các xu hướng cực đoan sau đây: Vào 1950s, 1960s, ra đời thuyết “Thuyết Đình chỉ phát triển”, muốn bảo vệ môi trường phải dừng việc phát triển, quá coi trọng về môi trường mà xem nhẹ lợi ích về kinh tế, kết quả là các nước càng nghèo thì môi trường càng bị phá hủy, ô nhiễm trầm trọng. Hành vi phát triển bằng mọi giá, xem nhẹ lợi ích về môi trường, đang diễn ra ở các nước Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan => hủy hoại môi trường. => Bảo vệ môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ mục tiêu phát triển của con người. Yêu cầu của nguyên tắc Yêu cầu thứ 1, Kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường (báo cáo Brundland, nguyên tắc 13 của tuyên bố Stockholm, nguyên tắc 4 của tuyên bố Rio De Janeiro). Yêu cầu thứ 2, Họat động trong sức chịu đựng của trái đất, cụ thể ở 2 lĩnh vực khai thác tài nguyên và xả thải phải trong giới hạn, trong khả năng tự làm sạch của môi trường. Tiêu chí đánh giá một quốc gia phát triển bền vững Trình độ phát triển kinh tế Tiêu chí con người (học hành, y tế, dịch vụ công cộng, …) Điều kiện về môi trường (trong sạch, khai thác hợp lý TNTN) Trình độ KHCN Tiêu chí để đánh giá sự kết hợp giữa 2 mục tiêu trên: Tuyên bố Stockolm đưa ra 9 nguyên tắc trong đó có nguyên tắc phải “hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất ” được hiểu dưới hai góc độ: Trong khai thác tài nguyên TN vĩnh viễn – TN vô tận: khai thác triệt để (NL gió, mặt trời, …) TN có thể phục hồi: khai thác trong chừng mực sẽ tự phục hồi, khai thác sử dụng trong giới hạn của sự phục hồi. (TN rừng khai thác 1%/năm). TN không thể phục hồi: là TN hữu hạn, phải khai thác, sử dụng tiết kiệm và tìm ra nguồn vật liệu mới để thay thế vật liệu đó. Việc phân chia này chỉ mang tính tương đối. Yêu cầu thứ 3, Trong lĩnh vực xả thải: phải xả thải trong khả năng tự làm sạch của trái đất (khả năng tự phân hủy các chất thải vào môi trường). 3.3. Nguyên tắc phòng ngừa (phương châm) MT khác với các hiện tượng XH khác ở chổ khả năng phục hồi hiện trạng hoặc là không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Chính vì vậy, ngăn ngừa những hành vi gây hại cần được chú trọng hơn so với việc áp dụng các hình phạt hoặc chế tài khác. Như vậy, phòng ngừa là gì? Phòng ngừa chính là việc chủ động ngăn chặn rủi ro đối với môi trường khi chưa xảy ra. Cơ sở xác lập: 2 Cơ sở thứ 1, Chi phí phòng ngừa bao giờ cũng nhỏ hơn chi phí khắc phục. Cơ sở thứ 2, Có những tổn hại gây ra cho MT là không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa (tuyệt chủng) Tại sao người ta ít quan tâm đến nguyên tắc này? Vì 2 lý do là: Do chủ quan, không lường trước được. Mục đích của nguyên tắc: ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT. Lưu ý: Những rủi ro mà nguyên tắc này ngăn ngừa là những rủi ro đã được chứng minh về khoa học và thực tiễn. Đây chính là cơ sở để phân biệt giữa nguyên tắc phòng ngừa và nguyên tắc thận trọng. Phân biệt NT Phòng ngừa, NT Thận trọng NT Phòng ngừa NT Thận trọng - Phòng ngừa đối với những rủi ro mà con người đã lường trước được. - Những rủi ro đã được chứng minh về mặt khoa học và thực tiễn (những rủi ro chắc chắn xảy ra). - Thận trọng đối với những rủi ro con người có thể lường trước được. - Những rủi ro chưa được chứng minh về mặt khoa học và thực tiễn (những rủi ro không thể chắc chắn hoặc không chắc chắn xảy ra). Ví dụ: Gia cầm nhiễm H5N1 à Gia cầm à Con người nhiễm à Con người nhiễm H5N1 (NT phòng ngừa và thận trọng). Yêu cầu của nguyên tắc Yêu cầu thứ 1, Lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT Ví dụ 1: việc phải chọn lựa một trong hai dự án công trình thủy điện Sơn La: Sơn La cao, Sơn La thấp => Quốc hội chọn Sơn La thấp vì Sơn La cao thì có thể có nguy cơ gây vỡ đập => Thủy điện Hòa Bình vỡ theo => Hà Nội bị dìm trong bể nước. (hiệu ứng domino) Ví dụ 2: sông Hồng khi nước dâng lên có thể lên đến 13m, cho gia cố sông Hồng để bảo vệ Hà Nội, nếu vỡ đê thì Hà Nội có thể chìm ít nhất là 10m => áp dụng phương án “phân lũ”, xả lũ vào một số tỉnh lân cận, giảm thiểu thiệt hại . Yêu cầu thứ 2, Đưa ra những phương án, giải pháp để giảm thiểu rủi ro, loại trừ rủi ro. Ví dụ: phương án sống chung với lũ ở các tỉnh ĐBSCL, xây nhà nổi trên sông. 3.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền Cơ sở xác lập Coi MT là một loại hàng hóa đặc biệt, tức là người gây hậu quả, tác động xấu đến môi trường thì phải trả tiền (mua quyền khai thác, sử dụng môi trường) Ưu điểm của công cụ tài chính trong BVMT Người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; người có hành vi xả thải vào MT; người có những hành vi khác gây tác động xấu tới MT theo quy định của pháp luật Mục đích của nguyên tắc Mục đích thứ 1, Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào MT theo hướng khuyến khính những hành vi tác động có lợi cho MT thông qua việc tác động vào chính lợi ích kinh tế của họ. Ví dụ: giảm thuế cho ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ. Mục đích thứ 2, Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và BVMT. (điều này cũng có nghĩa là Ai gây ô nhiễm nhiều trả tiền nhiều, ai gây ô nhiễm ít trả tiền ít, ai không gây ô nhiễm thì không trả tiền) Mục đích thứ 3, Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động BVMT (thu ngân sách). Yêu cầu của nguyên tắc Yêu cầu thứ 1, Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tính chất và mức độ gây tác động xấu tới MT (ngang giá) Yêu cầu thứ 2, Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan.(vì nếu không thì không có tác dụng gì để có thể hạn chế, răn đe hành vi gây ô nhiễm MT tiếp tục xảy ra). Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc Hình thức thứ 1, Thuế tài nguyên (Pháp lệnh Thuế tài nguyên): tiền phải trả cho việc khai thác TNTN như: nước, rừng, khoáng sản, thủy sản, …hoặc một công ty mua quyền độc quyền khai thác một loại thủy sản nào đó. Hình thức thứ 2, Thuế MT (Điều 112 LBVMT): tiền phải trả cho hành vi gây tác động xấu đến môi trường Hình thức thứ 3, Phí bảo vệ môi trường (Điều 113 LBVMT). Ví dụ: Nộp phí BVMT đối với nước thải theo NĐ 67/2003/NĐ-CP, Nộp phí BVMT đối với khai thác khóang sản theo NĐ 137/2005/NĐ-CP… Hình thức thứ 4 , Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ (dịch vụ thu gom rác, dịch vụ quản lý chất thải nguy hại…) Hình thức thứ 5, Tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng ( tiền thuê kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm cả tiền thuê hệ thống xử lý chất thải tập trung…) Hình thức thứ 6, Chi phí phục hồi MT trong khai thác tài nguyên (Điều 114, LBVMT) Phân biệt nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và hành vi gây ô nhiễm bị xử phạt hành chính. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (1) Hành vi gây ô nhiễm bị xử phạt hành chính (2) - Hành vi còn trong giới hạn cho phép của pháp luật - Hành vi đã vi phạm pháp luật - Phải có hậu quả là gây tác động xấu đến môi trường - Hành vi dù gây tác động xấu hay không vẫn phải chịu phạt Thí dụ: (1): khai thác nước khoáng -> nộp thuế khai thác tài nguyên. Hoặc những hộ dân phải trả tiền thu gom rác cho công ty dịch vụ công ích. Những hành vi khai thác nước khoáng hay xả thải rác chắc chắn ít nhiều đều có ảnh hưởng xấu đến môi trường. (2): Công ty mới vừa nhập khẩu về tới cảng Sài Gòn máy móc, thiết bị hay phế liệu không đúng quy định của pháp luật -> phạt vi phạm hành chính từ 15 đến 20 triệu đồng, mặc dù chưa gây tác động xấu gì đến MT. 3.5. Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất Sự thống nhất của MT Được thể hiện ở 2 khía cạnh: Khía cạnh thứ 1, Sự thống nhất về không gian: MT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính. Bởi vì, thiệt hại về môi trường không chỉ giới hạn trong một quốc gia. Khía cạnh thứ 2, Sự thống nhất nội tại giữa các yếu tố cấu thành MT: Giữa các yếu tố cấu thành MT luôn có quan hệ tương tác với nhau, yếu tố này thay đổi dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác. Ví dụ: sự thay đổi của rừng trên các lưu vực sông dẫn đến sự thay đổi về số lượng và chất lượng của nước trong lưu vực. Ví dụ: rừng nhiệt đới Việt Nam bị tàn phá có ảnh hưởng đến vùng Nam cực vì rừng không còn, lượng khí CO2 tăng lên, làm tăng lượng khí CO2 trên toàn cầu => nhiệt độ trái đất tăng => băng ở Nam cực tan ra, nước biển dâng lên, nhấn chìm đất liền., …. Yêu cầu Yêu cầu thứ 1, Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới hành chính. Điều này có nghĩa là trên phạm vi toàn cầu các quốc gia cần phải có sự hợp tác để bảo vệ môi trường chung. Trong phạm vi quốc gia, việc khai thác, BVMT phải đặt dưới sự quản lý thống nhất của TW theo hướng hình thành cơ chế mang tính liên vùng, bảo đảm sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương. Yêu cầu thứ 2, Cần phải bảo đảm có mối quan hệ tương tác giữa các ngành, các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quản lý, điều chỉnh các hoạt động khai thác và BVMT phù hợp với bản chất của đối tượng khai thác, bảo vệ. Cụ thể: Các văn bản quy phạm pháp luật về MT như Luật bảo vệ MT, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước… phải đặt trong một chỉnh thể thống nhất Trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các ngành, lĩnh vực phải đảm bảo phù hợp với tính thống nhất của MT theo hứơng quy hoạt động quản lý về môi trường về một đầu mối dưới sự quản lý thống nhất của Chính phủ. 4. Chính sách môi trường (Điều 5 LBVMT) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường. Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải. Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi trường trong ngân sách nhà nước hằng năm. Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại. Tóm lại, cần lưu ý các vấn đề sau đây: Xu hướng xã hội hóa trong lĩnh vực BVMT Khuyến khích tư nhân đầu tư thành lập công ty dịch vụ thu gom và xử lý chất thải, việc tự giác phân loại rác tại hộ gia đình. Chú trọng khâu tuyên truyền, giáo dục, vận động Quan tâm giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường từ bậc mầm non, hoặc thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ phê phán thói hư tật xấu của con người trong văn hóa, văn minh đô thị. Khuyến khích việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN mới, thân thiện với môi trường Sử dụng vật liệu mới, thân thiện MT, tận dụng các chất phế thải có thể sử dụng lại, giảm bớt chất thải ra MT. Sử dụng bao bì giấy thay cho bao bì nilon. Tờ báo cần 1 tháng để tiêu hủy, áo cũ cần 5 tháng, thanh gỗ cần 13 năm, l hộp nhựa cần 450 năm, chai thủy tinh không tiêu hủy Trần Thị Thúy Diễm, Hoạt động kiểm soát chất thải sinh hoạt tại thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng và hướng giải quyết, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân niên khóa 2004-2008. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường 5. Nguồn của luật môi trường Nguồn của LMT gồm các văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp luật MT, cụ thể: Các điều ước quốc tế về MT.(chương III) Các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về MT. Hiến pháp 1992 Luật BVMT Luật BV & PT rừng Luật Khoáng sản Luật tài nguyên nước Luật Di sản văn hóa Các Nghị định, thông tư hướng dẫn Các văn bản trên sẽ được giới thiệu trong từng nội dung cụ thể ở các chương sau. Các website có thể sử dụng để lấy tài liệu tham khảo và văn bản pháp luật MT: + www.luatvietnam.com.vn + www.unep.org + www.imo.org + + + + CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MÔI TRƯỜNG BÀI 1 PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 1. Tiêu chuẩn và Quy chuẩn MT. 1.1. Khái niệm. Định nghĩa. Theo Luật BVMT (Khoản 5, Điều 3 của LBVMT): TCMT là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. Theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (Khoản 1, khoản 2, Điều 3 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật). Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Lưu ý mâu thuẫn trong Luật BVMT và Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và việc áp dụng chúng) Theo Luật BVMT chỉ có khái niệm “Tiêu chuẩn môi trường”, quy định giới hạn cho phép đối với các thông số ô nhiễm về chất lượng môi trường xung quanh và hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải. Nhưng Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007) lại đề cập đến 2 khái niệm, đó là: “Tiêu chuẩn môi trường” do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ mang tính định hướng, tự nguyện áp dụng và “Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường” do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Theo Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008, các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh và về chất thải do Nhà nước công bố bắt buộc áp dụng được chuyển đổi tương ứng thành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng môi trường xung quanh và quy chuẩn kỹ thuật về chất thải. Việc chuyển đổi các tiêu chuẩn quốc gia về môi trường đã ban hành trước ngày 1/1/2007 do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Phân loại. Căn cứ vào nội dung, mục đích và đối tượng áp dụng, TCMT và QCMT được chia thành: Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng MT xung quanh: Là quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số MT, phù hợp với mục đích sử dụng thành phần MT. Gồm: Đất phục vụ mục đích sản xuất nn, lâm nghiệp, tsản và mục đích khác. Nước mặt và nước dưới đất phục vụ mục đích cung cấp nước uống, sinh hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng ts, tưới tiêu và mục đích khác. Nước biển ven bờ phục vụ mục đích nuôi trồng ts, vui chơi, giải trí và mục đích khác. Không khí ở vùng đô thị, vùng dân cư nông thôn. Âm thanh, as, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng Quy chuẩn kỹ thuật về chất thải: là quy định cụ thể giá trị tối đa của các thông số ô nhiễm của chất thải, bảo đảm không gây hại cho con người và sinh vật. Gồm: Nước thải CN, dv, chăn nuôi, nuôi trồng ts, sh và hoạt động khác Khí thải công nghiệp, thiết bị dùng để xử lý, tiêu hủy chất thải sh, công nghiệp, y tế Khí thải từ phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị chuyên dùng Chất thải nguy hại Tiếng ồn, độ rung đ/v phương tiện giao thông, cssx, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng. Căn cứ vào chủ thể công bố và ban hành TCMT, QCMT: Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) Tiêu chuẩn quốc tế (TCQT). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCKTVN). Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP) 1.2. Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn MT ( từ Điều 10 đến Điều 25 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật). Xây dựng, công bố và áp dụng Tiêu chuẩn MT. Xây dựng và công bố. Đối với TCQG. . Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia. Đối với TCCS. Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm: Tổ chức kinh tế; Cơ quan nhà nước; Đơn vị sự nghiệp; Tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Đối với TCQT. Áp dụng. Nguyên tắc: Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện. Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật. Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn. Đối với tiêu chuẩn quốc tế: Đây là tiêu chuẩn do các tổ chức quốc tế ban hành hoặc do các quốc gia thỏa thuận xây dựng. Các tiêu chuẩn này chỉ mang tính tham khảo, khuyến khích áp dụng trừ trường hợp có những thỏa thuận của các quốc gia thành viên về việc áp dụng trực tiếp những tiêu chuẩn đó. Lưu ý là khi một quốc gia sử dụng tiêu chuẩn quốc tế để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thì tiêu chuẩn đó được áp dụng dưới danh nghĩa là tiêu chuẩn của quốc gia đó (đã có sự chuyển hóa tiêu chuẩn quốc tế thành tiêu chuẩn quốc gia). Phương thức áp dụng tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác. Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp. Xây dựng, công bố và áp dụng Quy chuẩn MT( từ Điều 26 đến Điều 39 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật). Xây dựng và công bố QCMT. Đối với QCVN. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ. Đối với QCĐP. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý Áp dụng QCMT Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước; quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật đó. 2. Quan trắc về MT (Từ Điều 94 đến Điều 97 của LBVMT). 2.1. Hệ thống quan trắc (Điều 95) Quan trắc môi trường: theo khoản 7 Điều 3 LBVMT, là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm: Các trạm lấy mẫu, đo đạc phục vụ hoạt động quan trắc môi trường. Các phòng thí nghiệm, trung tâm phân tích mẫu, quản lý và xử lý số liệu quan trắc môi trường. 2.2. Chương trình quan trắc (khoản 1 Điều 94, Điều 97) Hiện trạng môi trường và các tác động đối với môi trường được theo dõi thông qua các chương trình quan trắc môi trường sau đây: Quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia; Quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; Quan trắc hiện trạng môi trường của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Chương trình quan trắc môi trường bao gồm chương trình quan trắc hiện trạng môi trường và chương trình quan trắc tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế - xã hội. Chương trình quan trắc môi trường phải được thực hiện thống nhất, đồng bộ. Chương trình quan trắc hiện trạng môi trường bao gồm các hoạt động sau đây: Định kỳ lấy mẫu phân tích và dự báo diễn biến chất lượng đất, nước, không khí; Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, trạng thái các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Theo dõi diễn biến chất lượng, số lượng, thành phần, trạng thái các hệ sinh thái, loài sinh vật và nguồn gen. Chương trình quan trắc tác động môi trường bao gồm các hoạt động sau đây: Theo dõi số lượng, thực trạng, diễn biến các nguồn tác động xấu lên môi trường; Theo dõi diễn biến số lượng, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải rắn, khí thải, nước thải; Phát hiện, đánh giá các tác động xuyên biên giới đến môi trường trong nước. 2.3. Trách nhiệm quan trắc (khoản 2 Điều 94) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường quốc gia; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức việc quan trắc các tác động đối với môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực do mình quản lý; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc quan trắc hiện trạng môi trường theo phạm vi địa phương; Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình. 3. Báo cáo hiện trạng MT cấp tỉnh (Điều 99 của Luật BVMT). 3.1. Khái niệm. Là báo cáo do UBND cấp tỉnh lập định kỳ 5 năm một lần theo kỳ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương phản ánh hiện trạng MT theo không gian tỉnh, thành phố trực thuộc TW. 3.2. Nội dung (khoản 1 Điều 99 của Luật BVMT). a) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất; b) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước; c) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí; d) Hiện trạng và diễn biến số lượng, trạng thái, chất lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; đ) Hiện trạng và diễn biến chất lượng, trạng thái các hệ sinh thái; số lượng, thành phần các loài sinh vật và nguồn gen; e) Hiện trạng môi trường các khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và làng nghề; g) Các khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; h) Các vấn đề môi trường búc xúc và nguyên nhân chính; i) Các biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện môi trường; k) Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của địa phương; l) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. 3.3. Trách nhiệm lập và công khai báo cáo (khoản 2, Điều 99, Điều 104 của Luật BVMT). Theo khoản 2, Điều 99 Luật BVMT Định kỳ năm năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo Điều 104 Luật BVMT, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây phải được công khai: a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; b) Cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; c) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường; d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; đ) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; e) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia. Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin. Cơ quan công khai thông tin về môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, khách quan của thông tin được công khai. 4. Báo cáo tình hình tác động MT của ngành, lĩnh vực (Điều 100 của Luật BVMT). 4.1. Khái niệm Là báo cáo do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập định kỳ 5 năm một lần phản ánh tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực mà mình được phân công quản lý trên phạm vi cả nước. 4.2. Nội dung (khoản 1 Điều 100 của Luật BVMT). Báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực bao gồm các nội dung sau đây: a) Hiện trạng, số lượng, diễn biến các nguồn tác động xấu đối với môi trường; b) Hiện trạng, diễn biến, thành phần, mức độ nguy hại của chất thải theo ngành, lĩnh vực; c) Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tình hình xử lý; d) Đánh giá công tác bảo vệ môi trường của ngành, lĩnh vực; đ) Dự báo các thách thức đối với môi trường; e) Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. 4.3.Trách nhiệm lập và công khai báo cáo (khoản 2, Điều 100, Điều 104 của Luật BVMT). Theo khoản 2, Điều 100 Luật BVMT định kỳ năm năm một lần, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ lập báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực do mình quản lý theo kỳ kế hoạch năm năm gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. 5. Báo cáo MT quốc gia (Điều 101 của Luật BVMT). 5.1. Khái niệm. Là báo cáo do Bộ Tài nguyên và môi trường lập định kỳ 5 năm một lần theo kỳ phát triển KT - XH quốc gia phản ánh diễn biến MT và tình hình tác động MT của các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước. 5.2. Nội dung (khoản 1 Điều 101 của Luật BVMT). Báo cáo môi trường quốc gia gồm có các nội dung sau đây: Các tác động môi trường từ hoạt động của ngành, lĩnh vực; Diễn biến môi trường quốc gia và các vấn đề môi trường bức xúc; Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý và biện pháp bảo vệ môi trường; Dự báo các thách thức đối với môi trường; Kế hoạch, chương trình, biện pháp đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. 5.3. Trách nhiệm lập và công khai báo cáo (khoản 2, Điều 101, Điều 104 của Luật BVMT). Bộ TN&MT có trách nhiệm lập báo cáo môi trường quốc gia theo kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia để Chính phủ trình Quốc hội định kỳ năm năm một lần; hằng năm lập báo cáo chuyên đề về môi trường. 6. Đánh giá MT chiến lược (ĐMC) Đây là hoạt động thể hiện một nguyên tắc của Luật MT, đó là nguyên tắc gì? Nguyên tắc phòng ngừa. 6.1. Khái niệm Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược có thể gây ra cho MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro. 6.2. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá MT chiến lược ( Điều 14 của Luật BVMT) Là những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển những vấn đề nghiêm trọng đến môi trường ở tầm vĩ mô mang tính lâu dài. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá MT chiến lược được quy định tại Điều 14 của Luật BVMT, cụ thể như sau: 1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia. 2. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước. 3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), vùng. 4. Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng. 5. Quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm. 6. Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh. Một số chiến lược phát triển đã có những tác động không nhỏ đến môi trường: * Chiến lược phát triển thành phố Hồ Chí Minh về phía Nam xây dựng đô thị mới Thủ Thiêm. Đây là vũng đất trũng, nơi chứa nước khi thủy triều dâng lên. Vào mùa mưa, vùng này là vùng điều tiết lượng nước mưa rất lớn của TP, tránh cho TP ngập lụt. Người Pháp đã không quy hoạch đô thị về phía Nam? * Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Sai lầm từ chiến lược, sản xuất bột ngọt từ củ mì đã gây những tác động xấu nghiêm trọng đến MT. Đất canh tác mì à đất bạc màu, không thể canh tác các loại cây trồng khác có năng suất cao được. Mặt khác, sản xuất bột ngọt sử dụng nhiều chất phụ gia, thải rất nhiều chất độc hại ra môi trường. Sai lầm của Việt Nam là xây dựng quá nhiều nhà máy chế biến bột ngọt, hiện nay người dân phải gánh chịu hậu quả từ việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng, Nhà nước phải tốn kém rất nhiều công sức và chi phí để xử lý nguồn nước, khắc phục ô nhiễm môi trường. (không kể nhiều hậu quả khác). Phát triển ngành công nghiệp đóng tàu: ngành công nghiệp đóng tàu từ những nước công nghiệp chuyển dịch sang các quốc gia đang phát triển, tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, chiến lược phát triển quốc gia công nghiệp hóa từ nông nghiệp sang công nghiệp, pháp luật chưa được quy định chặt chẽ, nhất là pháp luật về môi trường, quản lý nhà nước còn nhiều sơ hở à xả thải nhiều chất gây ô nhiễm môi trường. Tóm lại, đánh giá khả năng tác động môi trường đối với chiến lược phát triển ngành, vùng rất quan trọng. * Lưu ý: Chỉ có những chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được quy định trong Điều 14 là đối tượng phải đáng giá môi trường chiến lược. Ví dụ: quy hoạch xây dựng trường học không cần đánh giá môi trường chiến lược vì không phải là đối tượng phải ĐGMTCL. 6.3. Trình tự, thủ tục đánh giá môi trường chiến lược: 6.3.1 Lập báo cáo đánh giá MT chiến lược Lập báo cáo đánh giá MT chiến lược tức là việc lường trước những rủi ro bằng những chiến lược phát triển, thể hiện rõ trong nội dung báo cáo. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, giải pháp để loại trừ rủi ro. Trách nhiệm lập báo cáo (Điều 15 của Luật BVMT) Ai là người lập báo cáo ĐGMTCL? - Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án quy định tại Điều 14 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Ví dụ: Bộ Công thương được Chính phủ giao xây dựng dự án phát triển ngành công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng dự án phát triển ngành thủy sản. à Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp & phát triển NN có trách nhiệm lập báo cáo đối với các dự án phát triển trên theo sự phân công của Chính phủ. - Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án. Nội dung của báo cáo (Điều 16 của Luật BVMT) - Khái quát về mục tiêu, quy mô, đặc điểm của dự án có liên quan đến môi trường. - Mô tả tổng quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến dự án. - Dự báo tác động xấu đối với môi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án. - Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá. - Đề ra phương hướng, giải pháp tổng thể giải quyết các vấn đề về môi trường trong quá trình thực hiện dự án. 6.3.2 Thẩm định báo cáo đánh giá MT chiến lược (Điều 17 của Luật BVMT, NĐ 80/2006/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT) Hình thức thẩm định Khác với thẩm định báo cáo ĐTM, việc thẩm định báo cáo ĐMC chỉ được thông qua hội đồng thẩm định mà không qua tổ chức dịch vụ thẩm định. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án có quy mô quốc gia, liên tỉnh bao gồm đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan đến dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm đại diện của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định. Hội đồng thẩm định phải có trên năm mươi phần trăm số thành viên có chuyên môn về môi trường và các lĩnh vực liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược không được tham gia hội đồng thẩm định. Phân cấp tổ chức thẩm định Trách nhiệm tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của mình; c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp. 6.3.3 Phê duyệt báo cáo đánh giá MT chiến lược (Điều 17 của Luật BVMT, NĐ 80/2006/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT) Do đặc thù về đối tượng phải ĐMC là các dự án xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đều thuộc thẩm quyền phê duyệt của các cơ quan quản lý nhà nước nên pháp luật hiện hành không quy định rõ ràng trách nhiệm phê duyệt báo cáo ĐMC của cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định. Tuy nhiên, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định báo cáo ĐMC phải có văn bản chính thức về kết quả thẩm định gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. 6.3.4 Thực hiện báo cáo đánh giá MT chiến lược (NĐ 80/2006/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT) Thực hiện báo cáo đánh giá MT chiến lược chính là thực hiện các biện pháp, giải pháp loại trừ, giảm thiểu rủi ro. Kết quả thẩm định báo cáo môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để phê duyệt dự án. 7. Đánh giá tác động MT (ĐTM): Điều 18 đến Điều 23 LBVMT 7.1. Khái niệm: Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải đánh giá tác động môi trường có thể gây ra cho MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro. ETA: Enviromental impact asseccement Vậy làm thế nào để phân biệt hoạt động ĐMC và ĐTM? (Trả lời sau phần đối tượng) 7.2. Đối tượng phải ĐTM ( Điều 18 của Luật BVMT, Phụ lục I của NĐ 80/2006/NĐ-CP) Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Chủ các dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: a) Dự án công trình quan trọng quốc gia; b) Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; c) Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ; d) Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề; đ) Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung; e) Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn; g) Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường. So sánh giữa ĐMC và ĐTM. Mục đích của ĐMC và ĐTM như nhau, đó là hoạt động nhằm lường trước, ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra, từ đó đưa ra những giải pháp để loại trừ, giảm thiểu rủi ro đó. Điểm khác nhau giữa ĐMC và ĐTM là đối tượng phải đánh giá ĐMC ĐTM Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Dự án đầu tư 2. Danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường do Chính phủ quy định. 7.3. Trình tự, thủ tục lập báo cáo ĐTM 7.3.1 Lập báo cáo ĐTM (Điều 19 của Luật BVMT, NĐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT) 1. Chủ dự án quy định tại Điều 18 của Luật này có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 2. Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. 3. Chủ dự án tự mình hoặc thuê tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và chịu trách nhiệm về các số liệu, kết quả nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. 4. Trường hợp có thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian triển khai, thực hiện, hoàn thành dự án thì chủ dự án có trách nhiệm giải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung. 5. Tổ chức dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết. 7.3.2 Nội dung báo cáo ĐTM (Điều 20 của Luật BVMT, NĐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT) Chủ đầu tư lập báo cáo ĐTM với nội dung như sau: 1. Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình và của cả dự án. 2. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường. 3. Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra. 4. Các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. 5. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình. 6. Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án. 7. Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của dự án. 8. Ý kiến của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã), đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án; các ý kiến không tán thành việc đặt dự án tại địa phương hoặc không tán thành đối với các giải pháp bảo vệ môi trường phải được nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. 9. Chỉ dẫn nguồn cung cấp số liệu, dữ liệu và phương pháp đánh giá. 7.3.3 Thẩm định báo cáo ĐTM (Điều 21 của Luật BVMT, NĐ 80/2004/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT) Hình thức thẩm định Việc thẩm định báo cáo ĐTM có thể được tiến hành thông qua một trong hai hình thức: Hội đồng thẩm định và tổ chức dịch vụ thẩm định. - Thông qua Hội đồng thẩm định (HĐTĐ): Thành phần hội đồng thẩm định: Thành phần HĐTĐ đối với các dự án thuộc trách nhiệm tổ chức thẩm định của Bộ TN&MT, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gồm có đại diện của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định. Thành phần của hội đồng thẩm định đối với các dự án thuộc trách nhiệm tổ chức thẩm định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm đại diện Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường và các sở, ban chuyên môn cấp tỉnh có liên quan; các chuyên gia có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định quyết định. Trường hợp cần thiết, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể mời đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tham gia hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định phải có trên năm mươi phần trăm số thành viên có chuyên môn về môi trường và lĩnh vực có liên quan đến nội dung dự án. Người trực tiếp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường không được tham gia hội đồng thẩm định. - Thông qua tổ chức dịch vụ thẩm định: đây là loại hình dịch vụ môi trường hoạt động theo hướng dẫn của Bộ TN&MT. Tổ chức dịch vụ thẩm định được tham gia thẩm định theo quyết định của cơ quan phê duyệt dự án và phải chịu trách nhiệm vế ý kiến, kết luận thẩm định của mình. Tuy nhiên, việc sử dụng các tổ chức dịch vụ thẩm định đối với các dự án liên quan đến lĩnh vực an ninh, quốc phòng sẽ có những hạn chế nhất định và thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Lưu ý là Hội đồng thẩm định và tổ chức dịch vụ thẩm định chỉ đóng vai trò tư vấn, cơ quan có thẩm quyền vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm đối với quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Phân cấp tổ chức thẩm định Theo quy định của pháp luật môi trường, trách nhiệm tổ chức việc thẩm định báo cáo ĐTM đối với dự án được quy định như sau: a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh; b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình, trừ dự án liên ngành, liên tỉnh; c) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức hội đồng thẩm định hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án trên địa bàn quản lý thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của mình và của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Lưu ý: Việc QH/UBTVQH xem xét các dự án lớn chỉ là xem xét có quyết định đầu tư hay không chứ không phải xem xét ĐTM. 7.3.4 Phê duyệt báo cáo ĐTM (Điều 22 của Luật BVMT, NĐ 80/2006/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT) Cơ quan thành lập hội đồng thẩm định hoặc quyết định sử dụng tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm: Xem xét khiếu nại, kiến nghị của chủ dự án, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trước khi phê duyệt. Xem xét, quyết định việc phê duyệt báo cáo ĐTM sau khi đã được thẩm định Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo ĐTM đã được chỉnh sửa đạt yêu cầu theo kết luận của hội đồng thẩm định, tổ chức dịch vụ thẩm định, thủ trưởng cơ quan được phân cấp tổ chức thẩm định phải xem xét, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM; nếu không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho chủ dự án biết. Lưu ý: Sự khác nhau giữa hoạt động đánh giá tác động môi trường và thẩm định báo cáo tác động môi trường. Hoạt động ĐTM chỉ kết thúc khi đã có báo cáo việc kiểm tra áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường của dự án. Thẩm định báo cáo ĐTM kết thúc khi có quyết định phê duyệt ĐTM. 7.3.5 Thực hiện báo cáo ĐTM (Điều 23 của Luật BVMT, NĐ 80/2006/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT) Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường 1. Chủ dự án có trách nhiệm sau đây: a) Báo cáo với Uỷ ban nhân dân nơi thực hiện dự án về nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; b) Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát; c) Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; d) Thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; đ) Chỉ được đưa công trình vào sử dụng sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đầy đủ yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này. 2. Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm sau đây: a) Thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do mình hoặc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án; b) Chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. 8. Cam kết BVMT Nhằm phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam mà đặc điểm nổi bật là nền sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành đưa ra các quy định về việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. 8.1. Khái niệm Là hoạt động nhằm lường trước rủi ro mà những đối tượng phải cam kết bảo vệ môi trường có thể gây ra cho MT trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để loại trừ và giảm thiểu rủi ro. 8.2.Đối tượng phải cam kết BVMT (Điều 24 của Luật BVMT) Đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc dự án phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược hoặc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các đối tượng này chỉ được triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi đã đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường. 8.3. Nội dung bản cam kết (Điều 25 của Luật BVMT) Bản cam kết bảo vệ môi trường gồm có các nội dung chính sau: 1. Địa điểm thực hiện. 2. Loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng. 3. Các loại chất thải phát sinh. 4. Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 8.4. Đăng ký bản cam kết BVMT (Điều 26 của Luật BVMT, NĐ 80/2006/NĐ-CP, TT 08/2006-TT-BTNMT) Trách nhiệm tổ chức đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp huyện; trường hợp cần thiết, có thể ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký. Thời hạn chấp nhận bản cam kết bảo vệ môi trường là không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản cam kết bảo vệ môi trường hợp lệ. 8.5. Trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường (Điều 27 của Luật BVMT, TT 08/2006-TT-BTNMT) Tổ chức, cá nhân cam kết bảo vệ môi trường có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được giao trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung đã ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường. 9. Công khai thông tin dữ liệu về MT, thực hiện dân chủ ở cơ sở về MT. 9.1. Công khai thông tin, dữ liệu về MT (Điều 103, 104 của Luật BVMT, Điều 23 của NĐ 80/2006/NĐ-CP) Mục đích, ý nghĩa Thực hiện xã hội hóa công tác bảo vệ môi trườngà trách nhiệm bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mọi công dân. Tăng cường công tác quản lý, giám sát các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, công chức – viên chức nhà nước. Các thông tin phải công khai Thông tin, dữ liệu về môi trường sau đây, trừ các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, phải được công khai: a) Báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch thực hiện các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; b) Cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký; c) Danh sách, thông tin về các nguồn thải, các loại chất thải có nguy cơ gây hại tới sức khoẻ con người và môi trường; d) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; đ) Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải; e) Báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực và báo cáo môi trường quốc gia. Hình thức công khai Hình thức công khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin. Hình thức công khai thông tin, dữ liệu về môi trường được quy định như sau: Phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo chí và đưa lên trang web của đơn vị (đối với dữ liệu về môi trường quốc gia, dữ liệu về môi trường thuộc ngành, lĩnh vực do các cơ quan trung ương quản lý). Phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo chí, đăng tải trên trang web của đơn vị (nếu có), báo cáo trong các cuộc họp Hội đồng nhân dân, thông báo trong các cuộc họp khu dân cư, niêm yết tại trụ sở của đơn vị và của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị hoạt động đối với các dữ liệu về môi trường do các cơ quan địa phương hoặc các chủ cơ sở sản xuất dịch vụ quản lý. 9.2. Thực hiện dân chủ ở cơ sở về MT ( Điều 105 của Luật BVMT) Nội dung Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; cơ quan chuyên môn, cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường có trách nhiệm công khai với nhân dân, người lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về tình hình môi trường, các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường. Hình thức thực hiện 1. Biện pháp khắc phục ô nhiễm, suy thoái bằng một trong các hình thức sau đây: a) Tổ chức họp để phổ biến cho nhân dân, người lao động; b) Thông báo, phổ biến bằng văn bản cho nhân dân, người lao động được biết. 2. Trong các trường hợp sau đây thì phải tổ chức đối thoại về môi trường: a) Theo yêu cầu của bên có nhu cầu đối thoại; b) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp; c) Theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân liên quan. BÀI 2 PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI; PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MT; KHẮC PHỤC Ô NHIỄM VÀ PHỤC HỒI MT 1. Quản lý chất thải 1.1. Khái niệm Khái niệm chất thải (khoản 10, Điều 3 của LBVMT). Định nghĩa Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Phân biệt chất thải và chất gây ô nhiễm Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm (theo khoản 9 Điều 3 LBVMT 2005). Ví dụ: tiếng ồn, khí thải từ cục nóng của máy lạnh. Chất thải là chất có thể gây ô nhiễm cũng có thể không gây ô nhiễm môi trường. Do đó, chất thải có nội hàm rộng hơn chất gây ô nhiễm. Chất thải có thể được nhận biết dưới các dạng sau đây: Phân loại: Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải: Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. (Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp) (Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007). Chất thải lỏng: các loại nước thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác, có chứa chất gây ô nhiễm hoặc không, có thể rất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. Theo Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 thì nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất do sử dụng hoặc do các hoạt động của con người xả vào hệ thống thoát nước hoặc ra môi trường. Chất thải khí: các loại khí thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác như CO, SO2, NH3, H2S, HC, chì, đồng, … Căn cứ vào nguồn sản sinh chất thải: Chất thải sinh họat. Ví dụ: bao bì, phế phẩm, phân, nước tiểu, nước thải, giấy, …. từ sinh hoạt hàng ngày Chất thải công nghiệp. Ví dụ: các chất thải bỏ trong quá trình sản xuất, dịch vụ, … trong lĩnh vực công nghiệp, nước thải ra từ các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất như: chất nhuộm, chất tẩy rửa, xỉ đồng, hóa chất độc hại …. Chất thải nông nghiệp. Ví dụ: các chất thải bỏ trong quá trình sản xuất, dịch vụ, … trong lĩnh vực nông nghiệp như vỏ bao bì và dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón Chất thải của các hoạt động khác. Ví dụ: chất thải từ hoạt động y tế như bơm - kim tiêm, nội tạng, hóa chất sát trùng diệt khuẩn, hóa chất phòng thí nghiệm, … Căn cứ vào tính chất nguy hại của chất thải: Chất thải thông thường là chất thải ít gây ô nhiễm môi trường Chất thải nguy hại (khoản 11, Điều 3 của LBVMT và danh mục chất thải nguy hại ban hành kèm theo QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT). Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. Chất thải nguy hại mang nhiều nhân tố cũng như chất gây ô nhiễm môi trường. Chất thải là nguồn chính gây ô nhiễm, do đó, quản lý chất thải là một trong những hình thức quan trọng nhất để kiểm soát ô nhiễm. Khái niệm quản lý chất thải (Khoản 12, Điều 3 của LBVMT). Định nghĩa: Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải. Đặc điểm. * Cơ quan có thẩm quyền chung: - Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thống nhất quản lý về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước. - Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm trong quản lý chất thải như sau: Lập quy hoạch, bố trí mặt bằng cho việc tập kết chất thải rắn sinh hoạt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung, khu chôn lấp chất thải. Đầu tư, xây dựng, vận hành các công trình công cộng phục vụ quản lý chất thải thuộc phạm vi quản lý của mình. Kiểm tra, giám định các công trình quản lý chất thải của tổ chức, cá nhân trước khi đưa vào sử dụng. Ban hành và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật. * Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn: - Bộ TN&MT, Bộ TN&MT phối hợp Bộ Xây dựng - Sở TN&MT, Sở Xây dựng, Sở GTCC thực hiện thẩm quyền quản lý theo chuyên môn, đồng thời phối hợp thho61ng nhất quản lý chất thải. 1.2. Nội dung Hiện nay, trên thế giới có hai cách tiếp cận phổ biến được áp dụng trong quản lý chất thải là: - Quản lý chất thải ở cuối đường ống sản cuất (quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất). - Quản lý chất thải theo đường ống sản xuất (quản lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất). Ngoài ra, một số nước phát triển đã có cách tiếp cận mới, đó là quản lý chất thải nhấn mạnh khâu tiêu dùng. Cách này sẽ tập trung vào việc nâng cao ý thức người tiêu dùng và nhà sản xuất lựa chọn và đòi hỏi sản phẩm được sản xuất ra phải đạt tiêu chuẩn môi trường, thân thiện với môi trường. Ở Việt Nam, cách tiếp cận chủ yếu vẫn là quản lý chất thải cuối đường ống. Pháp luật môi trường quy định cụ thể về quản lý hai loại chất thải như sau: Chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng: khuyến khích việc tái chế, tái sử dụng ở mức cao nhất, hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải xử lý bằng các biện pháp chôn lấp, đốt, tiêu hủy hoặc các biện pháp khác. Các hình thức khuyến khích được áp dụng như miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, bù giá, hỗ trợ kỹ thuật cho việc sản xuất năng lượng từ chất thải,… (Điều 117 Luật BVMT 2005). Việc nhập khẩu phế liệu thì pháp luật không tuyệt đối cấm nhưng cũng không khuyến khích hoạt động này. Phế liệu là gì? Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. Nguyên tắc chung đặt ra đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu là chỉ được nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; không được lợi dụng việc nhập khẩu phế liệu để nhập khẩu chất thải dưới bất kỳ hình thức nào. Người nhập khẩu phế liệu phải tự chịu trách nhiệm trong trường hợp nhập khẩu, sử dụng phế liệu nhập khẩu cho sản xuất mà để xảy ra ô nhiễm môi trường. Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường (Điều 43 Luật BVMT 2005). Chất thải thông thường phải tiêu hủy hoặc chôn lấp: Ngoài những quy định chung về trách nhiệm quản lý chất thải trước hết thuộc về chủ phát sinh chất thải (những tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác có phát sinh chất thải) hoặc bên tiếp nhận, quản lý chất thải, pháp luật còn quy định riêng từng loại chất thải như sau: Quản lý chất thải nguy hại (Từ Điều 70 đến Điều 76 của LBVMT, QĐ 23/2006/QĐ-BTNMT, TT 12/2006/TT-BTNMT). - Danh mục chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại được pháp luật quy định rất chặt chẽ và chi tiết về điều kiện để quản lý chất thải, các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với mỗi công đoạn của quá trình quản lý chất thải. - Phải lập hồ sơ và đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để được cấp giấy phép và mã số hoạt động. - Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, lưu ý không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường (Điều 71 Luật BVMT 2005). - Việc vận chuyển chất thải nguy hại (Điều 72 Luật BVMT 2005). Phải bằng thiết bị phương tiện chuyên dụng phù hợp, đi theo tuyến đường và thời gian do cơ quan có thẩm quyền về phân luồng giao thông quy định. Chỉ những tổ chức, cá nhân có giấy phép vận chuyển chất thải nguy hại mới được tham gia vận chuyển. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra. Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại chịu trách nhiệm về tình trạng để rò rỉ, rơi vãi, xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ. - Việc xử lý chất thải nguy hại phải được tiến hành bằng phương pháp, công nghệ, thiết bị phù hợp với đặc tính hóa học, lý học và sinh học của từng loại chất thải nguy hại để bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường. (Điều 73, 74 Luật BVMT 2005). - Việc thải bỏ, chôn lấp chất thải nguy hại còn lại sau khi xử lý phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. (Điều 74 Luật BVMT 2005). - Khu chôn lấp chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu: Được bố trí đúng quy hoạch, thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật đối với khu chôn lấp chất thải nguy hại; có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, nguồn nước mặt, nước dưới đất phục vụ mục đích sinh hoạt; có hàng rào ngăn cách và biển hiệu cảnh báo; Có kế hoạch và trang thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; Bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường, tránh phát tán khí độc ra môi trường xung quanh; Trước khi đưa vào vận hành, phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật tiếp nhận, chôn lấp chất thải nguy hại. (Điều 75 Luật BVMT 2005). Do chất thải nguy hại thường có nguồn gốc phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, pháp luật môi trường cũng quy định trách nhiệm của nhiều loại cơ quan khác nhau trong việc quản lý chất thải này. Cụ thể như sau: - Bộ TN&MT thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về chất thải nguy hại trong phạm vi toàn quốc: Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các hoạt động quản lý chất thải nguy hại; Ban hành các chỉ tiêu môi trường cho việc lựa chọn bãi chôn lấp chất thải nguy hại, các chỉ tiêu kỹ thuật cho việc thiết kế, xây dựng và vận hành các khu vực lưu giữ, các bãi chôn lấp, đảm bảo vệ sinh môi trường; Lựa chọn và tư vấn các công nghệ xử lý chất thải nguy hại, hướng dẫn nội dung và thẩm định các báo cáo ĐTM của cơ sở thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải nguy hại. - Bộ Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quy hoạch xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại hợp vệ sinh, - Bộ Công Thương có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và triển khai các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải phải tuân thủ các quy định của Quy chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ. - Bộ Y tế có trách nhiệm giám sát, kiểm tra và có biện pháp hữu hiệu buộc các bệnh viện, trạm y tế, cơ sở dịch vụ y tế tuân thủ Quy chế, ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế. - Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, triển khai thực hiện các biện pháp hữu hiệu buộc các chủ nguồn thải trực thuộc tuân thủ các quy định về quản lý chất thải nguy hại. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo: Sở Xây dựng lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng các khu lưu giữ, các cơ sở xử lý, tiêu hủy và các bãi chôn lấp chất thải nguy hại hợp vệ sinh thuộc địa bàn quản lý của địa phương . Sở Giao thông công chính lập kế hoạch khả thi và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch quản lý chất thải bao gồm cả thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn quản lý của địa phương. Sở Tài nguyên môi trường hướng dẫn nội dung, yêu cầu xây dựng báo cáo ĐTM cho các chủ cơ sở lưu giữ, xử lý, tiêu hủy các bãi chôn lấp chất thải nguy hại để trình cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có thẩm quyền phê duyệt. Quản lý chất thải rắn thông thường (từ Điều 77 đến Điều 80 của LBVMT, NĐ 59/2007/NĐ-CP). Chất thải rắn thông thường được phân thành hai nhóm chính sau đây: Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng; Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp. - Quản lý chất thải rắn: chủ phát sinh chất thải phải thực hiện việc thu gom và phân loại chất thải tại nguồn, phải tận dụng ở mức cao nhất các chất thải rắn thông thường có thể tái chế, tái sử dụng; hạn chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn có giá trị tái chế hoặc sử dụng cho mục đích hữu ích khác. - Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trong thiết bị chuyên dụng trên những tuyến đường được phân luồng bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. (Điều 78 Luật BVMT 2005). - Cơ sở tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật (Điều 79 Luật BVMT 2005). Phù hợp với quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường đã được phê duyệt; Không được đặt gần khu dân cư, các nguồn nước mặt, nơi có thể gây ô nhiễm nguồn nước dưới đất; Được thiết kế, xây dựng và vận hành bảo đảm xử lý triệt để, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế tổng hợp, không gây ô nhiễm môi trường; Có phân khu xử lý nước thải phát sinh từ chất thải rắn thông thường; Sau khi xây dựng xong phải được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, xác nhận mới được tiếp nhận chất thải và vận hành tái chế, xử lý hoặc chôn lấp chất thải. - Quy hoạch về thu gom, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp chất thải rắn thông thường bao gồm các nội dung sau đây: Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải và tổng lượng chất thải rắn phát sinh; Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế chất thải; Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải; Lựa chọn công nghệ thích hợp; Xác định tiến độ và nguồn lực thực hiện. Quản lý chất thải lỏng thông thường (Điều 81, 82 của LBVMT, NĐ 88/2007/NĐ-CP). - Quản lý nước thải: nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. (Điều 81 Luật BVMT 2005). Đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom riêng nước mưa và nước thải; nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi đưa vào môi trường. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung phải được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải rắn. Nước thải, bùn thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về chất thải nguy hại. - Một số đối tượng nhất thiết phải có hệ thống xử lý nước thải, gồm: khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; khu, cụm công nghiệp, làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo các yêu cầu: Quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; Công suất xử lý phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh; Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; Vận hành thường xuyên. - Chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ (từ Điều 83 đến Điều 85 của LBVMT). - Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải: tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường. - Đối với khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon, pháp luật quy định việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn. Bộ TN&MT có trách nhiệm thống kê khối lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong phạm vi cả nước nhằm thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. - Ngoài ra, pháp luật còn quy định về hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ. Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ. Việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. - Pháp luật còn quy định trách nhiệm của các bộ ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong quản lý chất thải tại các Điều 69, khoản 2, 3 Điều 79 Luật BVMT 2005. Quản lý chất thải trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu Nguyên tắc: cấm xuất-nhập khẩu chất thải Những biện pháp ngăn chặn việc xuất-nhập khẩu chất thải: Trong việc xuất-nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa (Điều 42 của LBVMT). Cấm nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chất, hàng hoá sau đây: + Máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường; + Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ; + Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hoá chất, hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu; + Máy móc, thiết bị, phương tiện bị nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch; + Thực phẩm, thuốc y tế, thuốc bảo vệ động vật, thực vật đã hết hạn sử dụng hoặc không đạt tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong việc xuất-nhập khẩu phế liệu (Điều 43 của LBVMT, Điều 19 của NĐ 80/2006/NĐ-CP). Điều kiện đặt ra đối với phế liệu được xuất – nhập khẩu. Phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau đây: + Đã được phân loại, làm sạch, không lẫn những vật liệu, vật phẩm, hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; + Không chứa chất thải, các tạp chất nguy hại, trừ tạp chất không nguy hại bị rời ra trong quá trình bốc xếp, vận chuyển; + Thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định. Điều kiện đặt ra đối với cơ sở xuất - nhập khẩu phế liệu. Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, tái chế phải có đủ các điều kiện sau đây mới được phép nhập khẩu phế liệu: + Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường; + Có đủ năng lực xử lý các tạp chất đi kèm với phế liệu nhập khẩu; + Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đạt tiêu chuẩn môi trường. Thủ tục xuất - nhập khẩu phế liệu. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu có trách nhiệm sau đây: + Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan; + Chậm nhất là năm ngày trước khi tiến hành bốc dỡ phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi đặt cơ sở sản xuất hoặc kho, bãi chứa phế liệu nhập khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng phế liệu, cửa khẩu nhập, tuyến vận chuyển, kho, bãi tập kết phế liệu và nơi đưa phế liệu vào sản xuất; + Xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu; không được cho, bán tạp chất đó. Vấn đề thu hồi sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (Điều 67 của LBVMT, Điều 21 của NĐ 80/2006/NĐ-CP) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ dưới đây: Nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Pin, ắc quy; Thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân huỷ trong tự nhiên; Sản phẩm thuốc, hoá chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản; thuốc chữa bệnh cho người; Phương tiện giao thông; Săm, lốp; Sản phẩm khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. 2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố MT, khắc phục ô nhiễm và phục hồi MT Phòng ngừa, ứng phó sự cố, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường là một trong những hình thức pháp lý của kiểm soát ô nhiễm nhằm ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu, đồng thời nhanh chóng tìm ra các giải pháp khôi phục lại tình trạng môi trường. 2.1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố MT Khái niệm sự cố MT (khoản 8, Điều 3 của LBVMT). Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường, với những biểu hiện là những tai biến hoặc rủi ro đối với môi trường thường diễn ra dưới tác động của yếu tố tự nhiên hoặc sự tác động của con người hoặc là kết cả cả hai yếu tố đó. Phân biệt những nguyên nhân gây ra sự cố môi trường có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân hoặc tổ chức có liên quan. Những sự cố môi trường xảy ra do yếu tố thiên nhiên như cháy rừng do sét đánh, đất nông nghiệp bị ngập mặn do song thần gây ra,… thường là những sự cố gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường trong những trường hợp này sẽ không dẫn đến trách nhiệm pháp lý của bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Ngược lại, những sự cố môi trường do con người gây ra đều dẫn đến những trách nhiệm pháp lý nhất định. Một số sự cố môi trường thường xảy ra và để lại hậu quả nguy hại đối với con người và thiên nhiên như sau: - Bão, lũ, hạn hán, nứt đất, động đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa axit, mưa đá, biến động khí hậu và thiên tai khác. - Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng gây nguy hại cho MT. - Sự cố trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn dầu, dẫn khí, đắm tàu, sự cố tại cơ sở lọc hóa dầu và các sở công nghiệp khác. - Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất tái chế nhiên liệu hạt nhân, kho chứa phóng xạ. Phòng ngừa sự cố MT (từ Điều 86 đến Điều 89 của LBVMT). Trách nhiệm. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây: Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; Lắp đặt, trang bị các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường; Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường; Tuân thủ quy định về an toàn lao động, thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên; Có trách nhiệm thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện kịp thời biện pháp để loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường. Nội dung. Xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về nguy cơ, diễn biến của các loại hình thiên tai có thể gây sự cố môi trường; Điều tra, thống kê, đánh giá nguy cơ các loại thiên tai có thể xảy ra trong phạm vi cả nước, từng khu vực; Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ mục đích phòng ngừa, giảm thiểu thiệt hại ở những nơi dễ xảy ra sự cố môi trường. Ứng phó sự cố MT (Điều 90, Điều 91 của LBVMT) . Trách nhiệm ứng phó sự cố trước hết cũng thuộc về các tổ chức, cá nhân gây ra sự cố MT. Các đối tượng này có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản, tổ chức cứu người, tài sản kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự cố (Điều 90 Luật BVMT 2005). Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng ứng phó sự cố. Sự cố xảy ra ở cơ sở, địa phương nào thì người đứng đầu cơ sở, địa phương đó có trách nhiệm huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó sự cố kịp thời; Sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở, địa phương thì người đứng đầu các cơ sở, địa phương nơi có sự cố có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó; Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó sự cố của cơ sở, địa phương thì phải khẩn cấp báo cáo cho cơ quan cấp trên trực tiếp để huy động các cơ cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trường; Nhân lực, vật tư, phương tiện được sử dụng để ứng phó sự cố môi trường được bồi hoàn chi phí theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định chung của pháp luật. Cần lưu ý là những quy định trên về phòng ngừa, ứng phó sự cố MT chỉ là những quy định mang tính nguyên tắc, những quy định cụ thể về phòng ngừa, ứng phó sự cố MT trong từng lĩnh vực cụ thể chúng ta phải xem trong các văn bản pháp luật khác như: Luật tài nguyên nước, Pháp lệnh phòng chống bão lụt, Pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ. Pháp lệnh giống cây trồng, Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú y, Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật… và những văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT và các văn bản trên. 2.2. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi MT (Điều 49, Điều 92 của LBVMT) Căn cứ để xác định cơ sở gây ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm Căn cứ để xác định cơ sở gây ô nhiễm chính là sự tác động của nó tới MT xung quanh. Một cơ sở gây ô nhiễm không hẳn đã là cơ sở vi phạm pháp luật MT. Căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm: Theo quy định của pháp luật, môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. MT bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng MT từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng MT từ 5 lần trở lên. MT bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng MT từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng MT từ 10 lần trở lên. Các hình thức xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 49 LBVMT 2005. Trách nhiệm khắc phục Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm MT có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Biện pháp khắc phục. Tiến hành điều tra, xác định khu vực bị ô nhiễm Căn cứ chính để xác định mức độ ô nhiễm là hàm lượng các chất ô nhiễm có trong thành phần môi trường. Do UBND cấp tỉnh tiến hành, nếu xảy ra trong địa bàn tỉnh, Bộ TN&MT chỉ đạo việc phối hợp của UBND cấp tỉnh, nếu xảy ra từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên. Kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường phải được công khai cho nhân dân được biết. BÀI 3 PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG 1. PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG Nơi công cộng là nơi diễn ra hoạt động của nhiều người và có ảnh hưởng đến lợi ích chu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuật môi trường.doc
Tài liệu liên quan