Bài giảng Internet & thương mại điện tử (Phần 1) - Nguyễn Sĩ Thiệu

Tài liệu Bài giảng Internet & thương mại điện tử (Phần 1) - Nguyễn Sĩ Thiệu: INTERNET & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬNguyễn Sĩ ThiệuBộ môn: Tin học TCKTKhoa: Hệ Thống Thông Tin Kinh tế - HVTCEmail: thieuns.hvtc@gmail.com1TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬCHƯƠNG 22Nội dungKhái niệm chungĐặc điểm, phân loạiLợI ích và hạn chếẢnh hưởng của tmđtCơ sở pháp lý của tmđtThực trạng phát triển tmđt31. Khái niệm chung về TMĐT1.1. Khái niệm thương mại điện tử Theo nghĩa hẹp: thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet. Thương mại điện tử (Ecommerce) = Electronic + Commerce Trong đóElectronic là các phương tiện điện tửCommerce là các giao dịch41. Khái niệm chung về TMĐTTheo nghĩa rộng: Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996) định nghĩa: Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao ...

pptx99 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Internet & thương mại điện tử (Phần 1) - Nguyễn Sĩ Thiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
INTERNET & THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬNguyễn Sĩ ThiệuBộ môn: Tin học TCKTKhoa: Hệ Thống Thông Tin Kinh tế - HVTCEmail: thieuns.hvtc@gmail.com1TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬCHƯƠNG 22Nội dungKhái niệm chungĐặc điểm, phân loạiLợI ích và hạn chếẢnh hưởng của tmđtCơ sở pháp lý của tmđtThực trạng phát triển tmđt31. Khái niệm chung về TMĐT1.1. Khái niệm thương mại điện tử Theo nghĩa hẹp: thương mại điện tử là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và internet. Thương mại điện tử (Ecommerce) = Electronic + Commerce Trong đóElectronic là các phương tiện điện tửCommerce là các giao dịch41. Khái niệm chung về TMĐTTheo nghĩa rộng: Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law on Electronic Commerce, 1996) định nghĩa: Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch.51. Khái niệm chung về TMĐT“Thông tin” được hiểu là bất cứ thứ gì có thể truyền tải bằng kỹ thuận điện tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu, các bản tính, các bản thiết kế, hình đồ hoạ, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hoá đơn, bảng giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh... “Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng, bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá hoặc dịch vụ; đại diện hoặc đại lý thương mại; uỷ thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.61. Khái niệm chung về TMĐTĐịnh nghĩa của tổ chức thương mại thế giới (WTO): thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua internet dưới dạng số hoá. Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC): "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".71. Khái niệm chung về TMĐT1.2. Các phương tiện thực hiện thương mại điện tửĐiện thoại: phổ thông, dễ sử dụng và thường mở đầu cho các giao dịch thương mại. Hạn chế là chỉ truyền được âm thanh là chính, các cuộc giao dịch vẫn phải kết thúc bằng giấy tờ và chi phí điện thoại khá cao.Máy fax: thay thế được dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Hạn chế là không truyền tải được âm thanh, hình ảnh phức tạp và chi phí sử dụng cao.81. Khái niệm chung về TMĐTTruyền hình: truyền hình đóng vai trò quan trọng trong quảng cáo thương mại. Là công cụ phổ biến và đắt giá. Hạn chế là công cụ truyển thông một chiều. (Truyền hình cable kỹ thuật số gần đây đã tạo được tương tác hai chiều với người xem). Máy tính và mạng internet: là phương tiện chủ yếu của thương mại điện tử từ những năm 90 của thế kỷ 20. Giúp doanh nghiệp tiến hành giao dịch mua bán, hợp tác trong sản xuất, cung cấp dịch vụ, quản lý các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, liên các các doanh nghiệp trên toàn cầu, hình thành các mô hình kinh doanh mới9Các thành phần tham gia tmđt10InternetCơ quan hành chínhCơ quan tài chínhChính phủXí nghiệp & công tyNhà phân phốiCửa hàng ảo Thị trường điện tửThế giới kinh doanh thực tếBản chất của TMĐTTMĐT gồm các chu trình, các hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. TMĐT phải được xây dựng trên một nền tảng vững chắc về: kinh tế, công nghệ, pháp lý, nguồn nhân lực11Lịch sử hình thành, phát triển TMĐTTiền thân của thương mại điện tử là EFT (electronic fund transfer: chuyển tiền điện tử) giữa các tổ chức, được phát triển vào những năm 70 của thế kỷ trước. Tiếp theo là EDI (electronic data interchange: trao đổi dữ liệu điện tử) – công nghệ dùng để chuyển văn bản, dữ liệu giữa các doanh nghiệp lớn.Rồi đến lượt internet ra đời vào năm 1969, ban đầu chỉ dùng trong chính phủ Mỹ, sau đó là đến các trường đại học, viện nghiên cứu, sau đó internet được thương mại hóa dẫn đến sự ra đời của world wide web vào những năm đầu 1990 và hình thành tên gọi thương mại điện tử.Ở Việt Nam, internet có mặt vào năm 1997, và trở nên phổ dụng vào năm 2000. Khái niệm thương mại điện tử vẫn còn xa lạ với nhiều người trong những năm 2000 – 2003. Từ năm 2004, thương mại điện tử dần trở nên phổ biến hơn.12131.3. Các hoạt động cơ bản trong tmđt141.4. Quá trình phát triển TMĐT Cách phân chia thứ nhất: 3 giai đoạnGiai đoạn Thương mại thông tin Giai đoạn thương mại giao dịch Giai đoạn Thương mại cộng tác 151.4. Quá trình phát triển TMĐT Giai đoạn Thương mại thông tin (i-commerce)Có sự xuất hiện của website lưu thông tin về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp cũng như giới thiệu về bản thân doanh nghiệp Thông tin mang tính 1 chiềuViệc trao đổi, đàm phán về các điều khoản hợp đồng giữa doanh nghiệp với khách hàng chủ yếu qua email, diễn đàn, chat roomNgười tiêu dùng có thể tiến hành mua hàng trực tuyến, tuy nhiên thanh toán vẫn theo phương thức truyền thống 161.4. Quá trình phát triển TMĐT Giai đoạn Thương mại giao dịch (t-commerce) Cho phép thực hiện giao dịch đặt hàng, mua hàng qua website trên mạng, đã có thanh toán điện tử Nhiều sản phẩm mới đã được ra đời như sách điện tử và nhiều sản phẩm số hóaDoanh nghiêp đã xây dựng mạng nội bộ nhằm chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệpTiến hành ký kết hợp đồng điện tử171.4. Quá trình phát triển TMĐT Giai đoạn Thương mại cộng tác (c-Business) Đòi hỏi tính cộng tác, phối hợp cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nướcĐòi hỏi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ chu trình từ đầu vào của quá trình sản xuất cho tới việc phân phối hàng hóaGiai đoạn này doanh nghiệp đã triển khai các hệ thống phần mềm Quản lý khách hàng (CRM), Quản lý nhà cung cấp (SCM), Quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP).Mọi hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả. 181.4. Quá trình phát triển TMĐT Cách phân chia thứ hai: 6 giai đoạnCấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng. Ở mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác. Cấp độ 2 – có website chuyên nghiệp: website của doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người xem, người xem có thể liên lạc với doanh nghiệp một cách thuận tiện. Cấp độ 3 - chuẩn bị TMĐT: doanh nghiệp bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để phục vụ các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm và không an toàn. 191.4. Quá trình phát triển TMĐTCấp độ 4 – áp dụng TMĐT: website của DN liên kết trực tiếp với dữ liệu trong mạng nội bộ của DN, các hoạt động truyền dữ liệu được tự động hóa, hạn chế sự can thiệp của con người và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng hiệu quả. Cấp độ 5 - TMĐT không dây: doanh nghiệp áp dụng TMĐT trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, pocket PC (máy tính bỏ túi) v.v sử dụng giao thức truyền không dây WAP (Wireless Application Protocal). Cấp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử, người ta có thể truy cập vào một nguồn thông tin khổng lồ, mọi lúc, mọi nơi và mọi loại thông tin (hình ảnh, âm thanh, phim, v.v) và thực hiện các loại giao dịch202. Đặc điểm, phân loại TMĐT2.1. Đặc điểm của thương mại điện tử Sự phát triển của thương mại điện tử gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của ICT (Information and communication technologies) Sự phát triển ICT sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh chóngSự phát triển của thương mại điện tử cũng thúc đẩy và gợi mở nhiều lĩnh vực của ICT như phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho các ứng dụng TMĐT, dịch vụ thanh toán cho TMĐT, đẩy mạnh sản xuất các thiết bị như máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị mạng. 212. Đặc điểm, phân loại TMĐT2.1. Đặc điểm của thương mại điện tử Về hình thức:Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạngCác bên tham gia vào giao dịch trong TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi biết nhau từ trướcPhạm vi hoạt động: Thị trường của TMĐT là không biên giới mà thống nhất trên toàn cầu, thúc đẩy cạnh tranh toàn cầu.Mọi người ở các quốc gia trên khắp toàn cầu có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội.222. Đặc điểm, phân loại TMĐT2.1. Đặc điểm của thương mại điện tử Chủ thể tham gia: phải có ít nhất ba chủ thể tham gia. Ngoài hai chủ thể giao dịch còn có thêm chủ thể chứng thực và người cung cấp dịch vụ mạng Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục .232. Đặc điểm, phân loại TMĐT2.1. Đặc điểm của thương mại điện tử Trong TMĐT, hệ thống thông tin chính là thị trường: các bên tham gia không phải gặp gỡ trực tiếp mà truy cập vào hệ thống thông tin của nhau hay hệ thống thông tin của các giải pháp tìm kiếm thông qua mạng internet, mạng extranet.để tìm hiểu thông tin về nhau từ đó tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng. 242. Đặc điểm, phân loại TMĐT2.1. Đặc điểm của thương mại điện tử Trong quá trình kinh doanh TMĐT, bản chất của thông tin và các đối tượng không thay đổi. TMĐT chỉ biến đổi cách thức : Khởi tạo, Trao đổi, Bảo quản , Xử lý thông tin.TMĐT không thay đổi những chức năng cơ bản của thông tin đối với các bên tham gia truyền thống của hợp đồng thương mại. 252. Đặc điểm, phân loại TMĐT2.2. Phân loại thương mại điện tửPhân loại theo công nghệ kết nối mạng: thương mại di động (không dây), thương mại điện tử 3G.Phân loại theo hình thức dịch vụ: Chính phủ điện tử, giáo dục điện tử, tài chính điện tử, ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử. Phân loại theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng thông tin qua mạng: Thương mại thông tin, thương mại giao dịch, thương mại cộng tác 262. Đặc điểm, phân loại TMĐT2.2. Phân loại thương mại điện tửPhân loại theo đối tượng tham gia: Có bốn chủ thế chính là Chính phủ (G), doanh nghiệp (B), khách hàng cá nhân (C), người lao động (E). 27 Người mua Người bánDoanh nghiệp (Business) Người tiêu dùng (Consumer) Chính phủ (Government) Doanh nghiệp (Business) B2B(TMĐT)B2C(TMĐT)B2G (Đấu thầu)Người tiêu dùng (Consumer) C2BC2C (Đấu giá)C2GChính phủ (Government) G2B(Thông tin)G2CG2G2. Đặc điểm, phân loại TMĐT TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B):B2B là loại hình giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. B2B chiếm trên 85% tổng giá trị giao dịch của TMĐTCác giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện trên các hệ thống ứng dụng TMĐT như mạng giá trị gia tăng VAN (Value-added Network), dây chuyền cung ứng hàng hoá, dịch vụ SCM (Supply Chain Management), các sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B (emarketplaces)... B2B giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh. 282. Đặc điểm, phân loại TMĐT TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B)Một số website B2B tiêu biểu: - Ông vua TMĐT Trung quốcAlibaba (tiếng hán: 阿里巴巴 - A lý ba ba) với khẩu hiệu “Global trade starts here..." Là một công ty thương mại điện tử / đấu giá trực tuyến được thành lập vào năm 1999 bởi Mã Vân, có trụ sở đặt tại Hàng Châu Alibaba.com là một website dạng định hướng tìm kiếm như google nhưng chuyên về mua bán xuất nhập khẩu Từ năm 2010, Alibaba.com bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu bằng việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài có thể khai thác và sử dụng như doanh nghiệp Trung Quốc31Alibaba.com - Ông vua TMĐT Trung quốcAlibaba.com giờ đây có 57 triệu người dùng, hầu như trên khắp toàn cầu. Tính đến tháng 1 năm 2007, Alibaba Group gồm có 5 công ty:Alibaba.com: Website thương mại quốc tế phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏĐào Bảo (Taobao.com) - Đối thủ chính của eBay ở Trung Quốc về đấu giá trực tuyến. Hiện tại Đào Bảo đã có trên 65% thị trường đấu giáYahoo! Trung Quốc - Dịch vụ tìm kiếm trực tuyến của Trung QuốcChi Phó Bảo – Đối thủ chính của PayPal về thanh toán trực tuyến ở Trung QuốcPhần mềm A Lý - Hoạt động từ tháng 1 năm 2007, Alisoft cung cấp các dịch vụ web cho thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ322. Đặc điểm, phân loại TMĐT TMĐT Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C):B2C là loại hình giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.Còn gọi là mô hình TMĐT bán lẻ điện tử trực tuyến (e-tailing)B2C chỉ chiếm 5% tổng giá trị giao dịch của TMĐTDoanh nghiệp thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo và phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng. 332. Đặc điểm, phân loại TMĐT TMĐT Doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C)Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí bán hàng do không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản lý cũng giảm hơn.Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện vì không phải tới tận cửa hàng, ngồi ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào cũng có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng một lúc, cũng như tiến hành việc mua hàngĐiển hình cho mô hình B2C: www.amazon.com3435AmAZON và mô hình cửa hiệu trực tuyếnThành lập vào năm 1994, công ty đã phát triển nhanh chóng để trở thành một trong những nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. Amazon.com cung cấp hàng triệu sản phẩm cho hơn 17 triệu người tiêu dùng trên 160 quốc gia. Trong những năm đầu của nó, Amazon.com phục vụ như là nhà bán lẻ sách đặt hàng qua mail. Dây chuyền sản phẩm của nó đã dần mở rộng, và bao gồm âm nhạc, video, DVD, thiệp điện tử, điện gia dụng, phần cứng, các công cụ, đồ làm đẹp và đồ chơi. Danh mục của Amazon.com tăng dần và địa chỉ đã cho phép bạn duyệt qua hàng triệu sản phẩm. 362. Đặc điểm, phân loại TMĐT TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C):C2C là loại hình giao dịch TMĐT giữa các cá nhân với nhau.Một cá nhân có thể tự thiết lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có. C2C chiếm 10% tổng giá trị giao dịch của TMĐTMô hình C2C điển hình: www.ebay.com3738eBay và mô hình đấu giá trực tuyếnĐấu giá trực tuyến đã trở thành một phương thức thành công rất lớn của thương mại điện tử. Công ty hàng đầu trong lĩnh vực này là eBay Thành lập từ năm 1995, eBay là nhà đấu giá trực tuyến hàng đầu, với 4 triệu phiên đấu giá được thực hiện và 450,000 món hàng mới được thêm vào mỗi ngày. Trên eBay, người ta có thể mua và bán mọi thứ. Công ty thu thập một phí xét duyệt, cộng với một tỉ lệ % doanh số. eBay không duy trì một nhà kho vật lý tốn chi phí, cũng như không xử lý việc giao hàng, hay các dịch vụ khác mà các doanh nghiệp khác như Amazon và các nhà bán lẻ khác phải cung cấp. 39eBay và mô hình đấu giá trực tuyếnTiến trình đấu giá :Đầu tiên người bán gửi các mô tả về món hàng cần Người bán phải mô tả một giá mở đấu tối thiểu. Nếu 1 giá đấu thành công, người bán và người mua thương lượng về chi tiết giao hàng, bảo hành, và các chi tiết khác. eBay phục vụ như một liên lạc viên giữa các phía, nó là một giao diện mà ở đó người mua và người bán có thể tiến hành kinh doanh.402. Đặc điểm, phân loại TMĐT TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước (B2G): Cơ quan nhà nước đóng vai trò như khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tửCơ quan nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của cơ quan mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website.Ví dụ như hải quan điện tử, thuế điện tử, chứng nhận xuất xứ điện tử, đấu thầu điện tử, mua bán trái phiếu chính phủ..... 412. Đặc điểm, phân loại TMĐT TMĐT giữa Cơ quan nhà nước và cá nhân (G2C): Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính, tuy nhiên cũng có thể mang những yếu tố của thương mại điện tử. Ví dụ như hoạt động đóng thuế cá nhân qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ,... 423. Lợi ích và hạn chế của TMĐT3.1. Lợi ích của tmđt Lợi ích đối với tổ chức: Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. 433. Lợi ích và hạn chế của TMĐTGiảm chi phí sản xuất: giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.Vượt giới hạn về thời gian: hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi. Sản xuất hàng theo yêu cầu: giúp doanh nghiệp đáp ứng mọi nhu cầu của khách hang từ đó thu hút nhiều khách hàng hơn.443. Lợi ích và hạn chế của TMĐT Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trườngGiảm chi phí thông tin liên lạc: email tiết kiệm hơn fax hay gửi thư truyền thốngGiảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%); giảm giá mua hàng (5-15%) 453. Lợi ích và hạn chế của TMĐTCủng cố quan hệ khách hàng: thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thờiChi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh. 463. Lợi ích và hạn chế của TMĐTLợi ích đối với người tiêu dùng Vượt giới hạn về không gian và thời gian: thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn Giá thấp hơn: do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất 473. Lợi ích và hạn chế của TMĐTGiao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm.... Việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua internetThông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines); đồng thời các thông tin đa phương tiện (âm thanh, hình ảnh) giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn 483. Lợi ích và hạn chế của TMĐTĐấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. “Đáp ứng mọi nhu cầu”: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng 3493. Lợi ích và hạn chế của TMĐTLỢI ÍCH ĐỐI VỚI Xà HỘI Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch... từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạnNâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng... đào tạo qua mạng cũng nhanh chóng giúp các nước này tiếp thu công nghệ mới 503. Lợi ích và hạn chế của TMĐTDịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ... Được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép được cấp qua mạng, dịch vụ tư vấn y tế.... Là các ví dụ thành công điển hình 513. Lợi ích và hạn chế của TMĐT3.2. Hạn chế của thương mại điện tử Hạn chế về kỹ thuật Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy Tốc độ đường truyền internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng, nhất là trong thương mại điện tử Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển 523. Lợi ích và hạn chế của TMĐTKhó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống Cần có các máy chủ thương mại điện tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự động lớn 533. Lợi ích và hạn chế của TMĐTHạn chế về thương mại An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐTThiếu lòng tin và TMĐT và người bán hàng trong TMĐT do không được gặp trực tiếp Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõMột số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện 543. Lợi ích và hạn chế của TMĐTChuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian Sự tin cậy đối với môi trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và có lãi) Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty dot.com 55Các hình thức kinh doanh TMĐT Thư điện tửThanh toán điện tửTrao đổi dữ liệu điện tửTruyền dung liệuBán lẻ hàng hóa hữu hình56Các hình thức kinh doanh TMĐT Thư điện tử:Thư điện tử (e-mail) là hình thức thông tin liên lạc phổ biến và tiện dụng, có thể đính kèm: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, Được sử dụng bởi cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, Khi trao đổi dữ liệu qua thư điện tử cũng gặp phải nhiều vấn đề liên quan đến tính xác thực của e-mail, độ trễ thông tin, an toàn thông tin, như là : thông tin bị đọc lén, bị sửa chửa, bị thất lạc, thư rác (spam mail), lây lan virus qua e-mail,57Các hình thức kinh doanh TMĐT Thanh toán điện tử (ELECTRONIC PAYMENT) Là việc thanh toán tiền thông qua bản tin điện tử (electronic message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt.Ví dụ : trả lương bằng cách chuyển tiền vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng 58Các hình thức kinh doanh TMĐT Các hình thức thanh toán điện tử: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử. Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong cả phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia (digital cash). Túi tiền điện tử (electronic purse); còn gọi là “ví điện tử” là nơi để tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”. Giao dịch ngân hàng số hóa (digital banking), giao dịch chứng khoán số hóa (digital securities trading). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hệ thống nhỏ trợ giúp thanh toán giữa ngân hàng với khách hang, các đại lý thanh toán, thanh toán trong nội bộ ngân hàng, hay giữa các hệ thống ngân hàng59Các hình thức kinh doanh TMĐT Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI- electronic data interchange): Là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin.TMĐT có đặc tính phi biên giới, trao đổi EDI thường là các nội dung sau: Giao dịch kết nối Đặt hàng Giao dịch gửi hàng Thanh toán 60Các hình thức kinh doanh TMĐT Truyền dung liệu Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa, mà không phải là bản thân vật mang nội dung đó; ví dụ như: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm, v.v.. Có cấu trúc nghĩa là các thông tin trao đổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ theo một khuôn dạng nào đó. Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery). 61Các hình thức kinh doanh TMĐT Bán lẻ hàng hóa hữu hình Người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop). Danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng : từ hoa tới quần áo, ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng”62Các mô hình kinh doanh TMĐT MÔ HÌNH CỬA HIỆU ĐIỆN TỬ:CÔNG NGHỆ GIỎ MUA HÀNG SIÊU THỊ MUA SẮM TRỰC TUYẾN MÔ HÌNH ĐẤU GIÁ MÔ HÌNH CỔNG GIAO TIẾP MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ ĐỘNG MÔ HÌNH KHÁCH HÀNG ĐỊNH GIÁ MÔ HÌNH SO SÁNH GIÁ CẢ MÔ HÌNH GIÁ CẢ THEO NHU CẦU MÔ HÌNH TRAO ĐỔI GIẢM GIÁ MIỄN PHÍ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ63Công nghệ giỏ mua hàngCông nghệ xử lý đơn hàng cho phép người tiêu dùng chọn các món hàng mà họ muốn mua khi họ vào trang web của cửa hàng.Hỗ trợ giỏ mua sắm là một danh mục các sản phẩm, được đặt trên máy chủ của người bán dưới dạng của một cơ sở dữ liệu. Máy chủ của người bán là hệ thống quản lý và lưu trữ dữ liệu được người bán tạo ra. Ví dụ, một cơ sở dữ liệu cho một nhà bán lẻ quần áo trực tuyến thường bao gồm các chi tiết sản phẩm như : mô tả món hàng, kích thước, số lượng, thông tin về giao hàng, mức giá, các thông tin đặt hàng khác. Cơ sở dữ liệu còn lưu trữ thông tin khách hàng như là tên, địa chỉ, thẻ tín dụng, và các lần mua sắm trước. 64Siêu thị mua sắm trực tuyếnCác siêu thị mua sắm trực tuyến giới thiệu cho người tiêu dùng khả năng lựa chọn rộng rãi về các sản phẩm dịch vụ.Người tiêu dùng có thể tìm thấy sản phẩm từ rất nhiều nhà cung cấp.Người tiêu dùng có thể sử dụng giỏ mua sắm của siêu thị để mua các món hàng từ nhiều cửa hiệu trong cùng 1 giao dịch. Các siêu thị mua sắm trực tuyến hoạt động như một cổng mua sắm, định hướng lưu thông đến các cửa hiệu bán lẻ hàng đầu về một sản phẩm nào đó. Ví dụ về siêu thị mua sắm: www.Mall.Com, www.Shopnow.Com, www.Dealshop.Com .65Mô hình đấu giáTrang đấu giá như một diễn đàn, người dùng internet đóng vai trò là người bán hoặc người đấu giá. Là người bán, bạn có thể :Gửi một món hàng mà bạn muốn bánĐặt giá tối thiểu để bán món hàng Đặt hạn chót để đóng một phiên đấu giá. Là người đấu giá, bạn có thể: Tìm kiếm trên trang web những món hàng mà bạn đang cần Xem các hoạt động đấu giáĐặt một giá nào đóĐấu giá còn được áp dụng bởi các trang web B2B. 66Mô hình cổng giao tiếpCổng giao tiếp liên kết người tiêu dùng với các người bán trực tuyến, các siêu thị mua sắm trực tuyến và các địa chỉ đấu giá mang lại nhiều thuận lợi. Các cổng này giúp người dùng thu thập thông tin về một món hàng mà họ tìm kiếm và cho phép người dùng duyệt qua các cửa hiệu một cách độc lập.Một số cổng giao tiếp tính phí người bán để có các đường liên kết; một số khác lại không. Các địa chỉ như là hotbot.Com, about.Com, altavista.Com và yahoo.Com cung cấp cho người dùng 1 trang mua sắm, trang này liên kết với hàng ngàn địa chỉ mua bán với rất nhiều sản phẩm.67Mô hình khách hàng định giáMô hình kinh doanh “đặt giá của bạn” tăng khả năng của người dùng bằng cách cho phép họ nói giá mà họ sẵn sàng trả cho hoạt động dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đã hình thành đối tác với các nhà lãnh đạo của các nền công nghiệp khác nhau như: du lịch, cho vay, bán lẻ, Những nhà lãnh đạo này nhận được giá cả mong muốn của khách hàng từ các doanh nghiệp và quyết định có bán hay không các sản phẩm hay dịch vụ theo giá khách hàng muốn.Nếu được chấp nhận, khách hàng bắt buộc phải mua sản phẩm. 68Mô hình so sánh giá cảMô hình so sánh giá cho phép người dùng bỏ phiếu cho nhiều người bán và tìm ra một sản phẩm dịch vụ mong muốn với giá thấp nhất.Những trang này tạo ra doanh thu nhờ cộng tác với những người bán.Cần cẩn thận với những trang này vì chưa chắc người mua đã có được mức giá tốt nhất.Trang tham khảo: bottomdollar.Com69Mô hình giá cả theo nhu cầuCho phép khách hàng đòi hỏi các dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn, giá rẻ hơnÝ tưởng: càng nhiều người mua 1 sản phẩm trong 1 lần mua sắm thì giá cả trên mỗi người sẽ giảmTại việt nam, mô hình mua chung phổ biến một vài năm gần đây70Mô hình trao đổiTrao đổi, hay đưa ra một món hàng này để đổi lấy một món hàng khácNgười bán tạo ra các món hàng ban đầu với 1 ý định trao đi để đi đến thỏa thuận cuối cùng với người mua Các khách hàng tiềm năng gửi các giá mà họ muốn cho người bán, để họ lượng giá có nên bán hay không. Các thỏa thuận thường là một phần trao đổi và một phần tiền mặt 71Giảm giáGiảm giá để thu hút khách hàng viếng thăm và quay lại địa chỉ của bạn72Miễn phí sản phẩm và dịch vụMô hình kinh doanh xoay quanh dòng doanh thu hướng quảng cáoMạng truyền hình, đài phát thanh, tạp chí và phương tiện in ấn sử dụng quảng cáo là nguồn kinh phí cho hoạt động của họ và tạo ra lợi nhuậnNhiều địa chỉ còn hình thành đối tác với các công ty để trao đổi sản phẩm và dịch vụ lấy không gian quảng cáo và ngược lại. 734. Ảnh hưởng của TMĐT4.1. Tác động đến hoạt động marketing TMĐT chủ yếu sử dụng hình thức marketing kéo (lôi kéo người tiêu dùng) thay vì marketing đẩy (đẩy mạnh phân phối hàng đến người bán)Hàng hóa có tính cá biệt cao, vòng đời sản phẩm ngắn lại.Giảm chi phí phân phối, bán hàng, marketing744. Ảnh hưởng của TMĐT4.2. Thay đổi mô hình kinh doanh TMĐT làm các mô hình kinh doanh truyền thống thay đổi, và hình thành các mô hình kinh doanh mới754. Ảnh hưởng của TMĐT4.3. Tác động đến hoạt động sản xuấtHoạt động sản xuất chuyển từ sản xuất hàng loạt sang sx đúng lúc, theo nhu cầuHệ thống sản xuất được tích hợp với các hệ thống khác từ đó có thể đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng tốt hơn764. Ảnh hưởng của TMĐT4.4. Tác động đến hoạt động tài chính kế toánThanh toán điện tử dần thay thế thanh toán truyền thốngGiảm chi phí và thời gian giao dịchMột số hình thức thanh toán trực tuyến ra đời: ví điện tử, tiền điện tử, thẻ thông minh, 774. Ảnh hưởng của TMĐT4.5. Tác động đến hoạt động ngoại thươngNhờ thị trường không biên giới, hoạt động ngoại thương được tiến hành dễ dàng hơnGiảm rất nhiều chi phí đi lại, giao dịch, chi phí trung gian784. Ảnh hưởng của TMĐT4.6. Tác động đến các ngành nghềNgành giải trí, âm nhạcNgành giáo dục (đào tạo trực tuyến)Chính phủ điện tửNgành bảo hiểm795. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 10 cản trở lớn nhất của tmđtDễ mất an toàn Thiếu tin tưởng và rủi ro Thiếu nhân lực về TMĐT Khác biệt văn hóa Thiếu hạ tầng về chữ ký số hóa (hoạt động của các tổ chức chứng thực còn hạn chế) Nhận thức của các tổ chức về TMĐT còn chưa cao Gian lận trong TMĐT (thẻ tín dụng...) Các sàn giao dịch b2b chưa thực sự thân thiện với người dùngCác rào cản thương mại quốc tế truyền thống Thiếu các tiêu chuẩn quốc tế về TMĐT 805. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 5. 1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô) Cần có một hệ thống pháp luật và chính sách vững vàngCơ sở pháp lý và chính sách cho TMĐT phải đảm bảo:Thừa nhận giá trị pháp lý cho tất cả những giao dịch TMĐTHài hóa hóa giữa các quy định có liên quan của pháp luật liên quan đến TMĐT Có chính sách để tạo ra môi trường cạnh tranh nhất để phát triển những nền tảng cho TMĐT Có chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng 815. 1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô) Cơ sở pháp lý ở một số tổ chức, quốc giaCác tổ chức Quốc tế:UNCITRAL - Ủy ban của LHQ về Luật Thương mại Quốc tế: đưa ra Luật mẫu về Thương mại điện tử vào năm 1996.OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế: đi đầu về các nghiên cứu, điều tra một số lĩnh vực như thuế, bảo vệ người tiêu dùng và riêng tư cá nhân, tác động của ICT đến tăng trưởng kinh tế WIPO - Tổ chức Bảo vệ Sở hữu trí tuệ: đi đầu về các lĩnh vực bản quyền, nhãn hiệu thương mại và các vấn đề liên quan đến tên miền ICANN - giải quyết các tranh chấp về tên miền quốc tếWTO - giải quyết các vấn đề liên quan đến rào cản thương mại điện tử quốc tếPhòng Thương mại quốc tế ICC: ra bản phụ trương của UCP (eUCP) quy định các vấn đề liên quan đến việc xuất trình chứng từ điện tử 825. 1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô) Cơ sở pháp lý ở một số tổ chức, quốc giaCác nước Trên thế giới và Khu vựcEU: Năm 2000 đưa ra hướng dẫn chung về thương mại điện tử “Directive on electronic commerce”Mỹ: Luật giao dịch điện tử thống nhất UETA (Uniform Electronic Transactions Act) Canada: Luật giao dịch điện tử Australia: Luật giao dịch điện tử các bang Singapore: Luật giao dịch điện tử, năm 1998 835. 1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô) Cơ sở pháp lý ở một số tổ chức, quốc giaỞ Việt NamCác chính sách: “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010”, “Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam giai đoạn 2011-2020”, “Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010” , 845. 1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách (vĩ mô) Luật pháp:Tháng 12/2005 Việt Nam đã ban hành Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ 1/3/2006) Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử Nghị định số 26/2007/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số. Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về Giao dịch điện tử trong hoạt đọng ngân hàng Thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dẫn nghị định thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử ..855. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 5.2. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông Hạ tầng Internet có tốc độ truyền thông cao đảm bảo truyền tải các nội dung tin dưới dạng âm thanh, hình ảnh. Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng các thiết bị CNTT và truyền thông, chi phí kết nối Internet và các dịch vụ viễn thông rẻ.Đầu tư mới, nâng cấp cho các thiết bị hiện thời.865. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 5.3. Xây dựng hạ tầng kiến thức - chính sách đào tạo nhân lực Để triển khai TMĐT đòi hỏi có nguồn nhân lực am hiểu về kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Phổ biến kiến thức chung cho mọi người dân về việc sử dụng cũng như vận hành các phần mềm TMĐT.875. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 5.4. Xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tử Chống lại các cuộc tấn công lấy cắp thông tin: tấn công trên đường truyền dữ liệu, ngăn chặn các thông báo giữa máy chủ và máy khách, hoặc truy cập vào máy chủ/máy khách để đọc được nội dung của các thông báoBảo đảm tính bí mật của thông tin: chỉ những người có quyền mới được phép xem và sửa đổi nội dung thông tin885. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 5.4. Xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tửBảo đảm tính tính toàn vẹn của thông tin: hệ thống TMĐT cần có những giải pháp kiểm soát thông tin, nhằm phát hiện ra sự mạo danh , không toàn vẹn của thông tin. Bảo đảm tính sẵn sàng của dữ liệu: khi người sử dụng cần đến thông tin, chúng phải có và ở trạng thái có thể khai thác được895. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 5.4. Xây dựng hệ thống bảo mật trong thương mại điện tửXây dựng chiến lược bảo mật an toànB1: xác định những ”tài sản” hay những thông tin gì cần phải bảo mậtB2: xác định quyền truy cập thông tinB3: tìm kiếm những nguồn lực và giải pháp để bảo vệ thông tin như tự xây dựng hoặc mua các phần mềm bảo mật, phần cứng, các thiết bị bảo vệ,.. 905. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 5. 5. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tửThanh toán điện tử giúp hoạt động TMĐT trở nên dễ dàng, đẩy nhanh hoạt động thương mại giữa các cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia với nhau.Thanh toán điện tử có thể thực hiện thông qua một tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng.915. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 5. 6. Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp Các doanh nghiệp TMĐT cần phải xây dựng một chiến lược cụ thể, trước hết là chiến lược phát triển công nghệ thông tin, chiến lược xây dựng và quảng bá websiteCần xác định mô hình kinh doanh phù hợp với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp: B2B, B2C, C2C 925. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển TMĐT 5. 7. Xây dựng nguồn nhân lực cho thương mại điện tử Xây dựng nguồn nhân lực am hiểu về kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử. 5. 8. Áp dụng phù hợp các phần mềm quản lý tác nghiệp936. Thực trạng phát triển TMĐT6.1. Thực trạng pt tmđt trên thế giớiCác nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của bắc mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%.Hoạt động thương mại điện tử của mỹ chiếm khoảng trên 70% tỷ lệ thương mại điện tử của toàn cầu. 946. Thực trạng phát triển TMĐT6.2. Thực trạng phát triển TMĐT tại Việt NamCác luật và văn bản quy phạm pháp luật về TMĐTLuật Giao dịch điện tử, 29/11/2005Luật Thương mại, 14/06/2005Bộ luật Dân sự , 14/06/2005Luật Hải quan , 14/06/2005Luật Sở hữu trí tuệ, 29/11/2005Luật Công nghệ thông tin: Điều từ 32 đến 40.Các văn bản pháp quy khác : Nghị định về thương mại điện tử, Nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử, Các văn bản về thanh toán điện tử, Nghị đinh 101/2001/NĐ-CP ngày 31/6/2001 quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan956. Thực trạng phát triển TMĐT6. 2. Thực trạng phát triển TMĐT tại Việt NamTình hình ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệpKết nối internet: Đầu tư CNTT: Phát triển nguồn nhân lực cho CNTT và thương mại điện tử 966. Thực trạng phát triển TMĐT6. 2. Thực trạng phát triển TMĐT tại Việt NamTình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp Ứng dụng thương mại điện tử mới chỉ thực sự phổ biến từ năm 2005Hiện nay, TMĐT đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất; mua bán hàng hóa và dịch vụ; dịch vụ tài chính, ngân hàng; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch; dịch vụ công và trong lĩnh vực đào tạo với qui mô rộng khắp cả nước.976. Thực trạng phát triển TMĐT6. 2. Thực trạng phát triển TMĐT tại Việt NamTình hình ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp Tìm hiểu tình hình ứng dụng TMĐT qua số liệu ?98Thanks and best regard!99

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptxtmdt1_2453_1996653.pptx