Ánh xạ ẩn dụ, hoán dụ của phạm trù màu sắc đến phạm trù con người trong tiếng Việt

Tài liệu Ánh xạ ẩn dụ, hoán dụ của phạm trù màu sắc đến phạm trù con người trong tiếng Việt: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 27 (52) - Thaùng 4/2017 121 Ánh xạ ẩn dụ, hoán dụ của phạm trù màu sắc đến phạm trù con người trong tiếng Việt Metonymical and metaphorical mappings of color category to human category in Vietnamese Lê Cao Thắng Trường THCS Lê Lợi Le Cao Thang Le Loi High School Tóm tắt Màu sắc là phạm trù cơ bản quen thuộc với con người. Đó là phạm trù hình thành sớm do tác động của thực tiễn. Bởi vậy, với các ý niệm cần có “nguyên liệu” để cấu trúc hóa làm cơ sở tri nhận thì phạm trù màu sắc là một trong những miền tích cực và hữu dụng nhất. Có thể nói, màu sắc ánh xạ tới hầu hết các miền ý niệm trong tâm trí con người, tạo thành hàng loạt các ẩn dụ cấu trúc. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến sự ánh xạ từ miền nguồn là phạm trù màu sắc đến miền đích là phạm trù con người. Từ khóa: phạm trù màu sắc, ánh xạ, miền ý niệm. Abstract The color, a basic category that is familiar to people. It is a category formed e...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ánh xạ ẩn dụ, hoán dụ của phạm trù màu sắc đến phạm trù con người trong tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 27 (52) - Thaùng 4/2017 121 Ánh xạ ẩn dụ, hoán dụ của phạm trù màu sắc đến phạm trù con người trong tiếng Việt Metonymical and metaphorical mappings of color category to human category in Vietnamese Lê Cao Thắng Trường THCS Lê Lợi Le Cao Thang Le Loi High School Tóm tắt Màu sắc là phạm trù cơ bản quen thuộc với con người. Đó là phạm trù hình thành sớm do tác động của thực tiễn. Bởi vậy, với các ý niệm cần có “nguyên liệu” để cấu trúc hóa làm cơ sở tri nhận thì phạm trù màu sắc là một trong những miền tích cực và hữu dụng nhất. Có thể nói, màu sắc ánh xạ tới hầu hết các miền ý niệm trong tâm trí con người, tạo thành hàng loạt các ẩn dụ cấu trúc. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập đến sự ánh xạ từ miền nguồn là phạm trù màu sắc đến miền đích là phạm trù con người. Từ khóa: phạm trù màu sắc, ánh xạ, miền ý niệm. Abstract The color, a basic category that is familiar to people. It is a category formed early by the impact of reality. Therefore, for a concept which needs materials to be structured as the basis of cognition, the color category will be one of the most active and useful. It can be said that colors map to almost conceptual domains in the human mind, form a series of structural metaphors. In this article, we refer to the mapping from the source domain - the color category to the target domain - the human category. Keywords: color category, map, conceptual domain. 1. Khái lược về ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm Cùng với sự hình thành và phát triển của khoa học tri nhận, người ta nhận thấy ẩn dụ và hoán dụ truyền thống không đơn thuần là hình thức diễn đạt bóng bẩy của văn chương. Đó còn là chìa khóa mở ra sự hiểu biết những cơ sở của tư duy và các quá trình nhận thức những biểu tượng tinh thần về thế giới. Ẩn dụ do vậy không chỉ là một phương thức diễn đạt ý nghĩ bằng ngôn ngữ mà còn là phương thức để tư duy về sự vật. Từ đây, đã bắt đầu hình thành nên quan điểm tri nhận về ẩn dụ và hoán dụ. Trong ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ và hoán dụ được định nghĩa là những hiện tượng về cơ bản là ý niệm. Ẩn dụ là sự ánh xạ từ miền nguồn sang miền đích giữa hai miền ý niệm khác nhau, và hoán dụ là sự ánh xạ từ miền nguồn sang miền đích trong cùng một miền ý niệm. 1.1. Ẩn dụ ý niệm Ẩn dụ ý niệm là sự ý niệm hóa một miền tinh thần qua một miền tinh thần ÁNH XẠ ẨN DỤ, HOÁN DỤ CỦA PHẠM TRÙ MÀU SẮC ĐẾN PHẠM TRÙ CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VI T 122 khác, gọi là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận giúp lĩnh hội miền đích cụ thể, hiệu quả hơn. Ẩn dụ ý niệm tiền giả định sự tồn tại mô hình tri nhận nối kết hai miền NGUỒN và ĐÍCH. Điều kiện để xác định ẩn dụ ý niệm là cả hai thành tố (NGUỒN và ĐÍCH) của nó đều phải là những ý niệm (vì vậy mà nên gọi ẩn dụ tri nhận bằng thuật ngữ ẩn dụ ý niệm sẽ đích xác hơn). Ý niệm phải được cấu trúc hóa theo mô hình trường: TRUNG TÂM-NGOẠI VI, theo đó trong vai trò TRUNG TÂM thường là khái niệm (không phải toàn bộ khái niệm, mà chỉ một phần nào đó của nó), NGOẠI VI là những yếu tố ngôn ngữ và văn hóa dân tộc. Ẩn dụ ý niệm phải phù hợp với ý thức ngôn ngữ và đặc trưng văn hóa dân tộc của người bản ngữ. Phân loại ẩn dụ ý niệm: a) Ẩn dụ bản thể Những kinh nghiệm của nhân loại về sự vật đã cung cấp cho tư duy con người cơ sở để hình thành khái niệm trừu tượng, đó chính là ẩn dụ bản thể. Con người dựa vào việc giải thích những kinh nghiệm trừu tượng và mơ hồ như hoạt động nội tâm, cảm giác, quan niệm, xem xét chúng một cách riêng biệt, như những thực thể hữu hình, từ đó tiến hành suy lí sang các sự vật, hiện tượng khác. Ẩn dụ bản thể cung cấp cấu trúc tri nhận ít hơn nhiều so với ẩn dụ cấu trúc. Nhiệm vụ tri nhận quan trọng của ẩn dụ bản thể là quy những trải nghiệm vốn không thể phác họa rõ ràng, hoặc có tính mơ hồ, trừu tượng của chúng ta về những trạng thái cơ bản dưới dạng thức sự vật, chất liệuVậy, ở ẩn dụ này, chúng ta sẽ có miền nguồn là vật chất, chất liệu, vật chứa còn miền đích là trạng thái, tâm lí, tư tưởng b) Ẩn dụ cấu trúc Ẩn dụ cấu trúc là thông qua một khái niệm để tạo nên một khái niệm khác. Nhận thức về hai khái niệm tất nhiên là không đồng nhất, nhưng cấu trúc của chúng bảo đảm không thay đổi, tức là mỗi thành phần cấu thành tồn tại trong mối quan hệ theo quy luật đối ứng. Trong loại ẩn dụ này, miền nguồn cung cấp một cấu trúc tri nhận tương đối phong phú cho miền ý niệm đích. Nói cách khác, chức năng tri nhận của những ẩn dụ này là để cho phép người nói hiểu được miền đích B nhờ vào cấu trúc của miền nguồn A. Và sự hiểu biết này diễn ra thông qua các ánh xạ ý niệm giữa các yếu tố của miền nguồn A và miền đích B. c) Ẩn dụ định hướng Ẩn dụ định hướng là một dãy khái niệm về ẩn dụ phỏng theo không gian phương vị cấu thành. Đó là loại ẩn dụ đối chiếu trên dưới, trong ngoài, trước sau, nông sâu, trung tâm, ngoại biêncác loại không gian phương vị để tự tổ chức thành. Ẩn dụ định hướng thậm chí còn cung cấp ít cấu trúc ý niệm cho ý niệm đích hơn cả ẩn dụ bản thể. Thay vào đó, nhiệm vụ tri nhận của ẩn dụ định hướng là đưa ra một tập hợp các ý niệm đích có liên kết với hệ thống ý niệm của chúng ta. Tên gọi ẩn dụ định hướng xuất phát từ thực tế rằng hầu hết các ẩn dụ thực hiện chức năng này có liên quan đến sự định hướng không gian cơ bản của con người như lên-xuống, trung tâm-ngoại biên.Chẳng hạn, ta có: NIỀM VUI LÀ HƯỚNG LÊN; NỖI BUỒN LÀ HƯỚNG XUỐNG NHIỀU LÀ HƯỚNG LÊN; ÍT LÀ HƯỚNG XUỐNG 1.2. Hoán dụ ý niệm Hoán dụ ý niệm cũng là sự ý niệm hóa một miền tinh thần qua một miền tinh thần LÊ CAO THẮNG 123 khác, gọi là sự ánh xạ (mapping) có hệ thống từ một miền nguồn sang một miền đích nhằm tạo nên một mô hình tri nhận giúp lĩnh hội miền đích cụ thể, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm là số miền tham gia ánh xạ: ẩn dụ diễn ra giữa hai miền, trong khi nguồn và đích của hoán dụ nằm trong cùng một miền. Có thể kể đến các hoán dụ ý niệm quen thuộc như: a) BỘ PHẬN THAY CHO TOÀN THỂ b) TOÀN THỂ THAY CHO BỘ PHẬN: Lấp đầy xe ca. c) VẬT CHỨA THAY CHO DUNG TÍCH: Uống hai li cà phê. d) KHÁCH THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG THAY NGƯỜI SỬ DỤNG e) CÁI BỊ ĐIỀU KHIỂN THAY CHO NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN g) ĐỊA ĐIỂM THAY CHO CƠ QUAN 2. Khái lược về từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt Theo trang web Wikipedia, màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Cảm giác này cũng bị ảnh hưởng "dài hạn" từ trí nhớ lưu lại quá trình học hỏi từ khi lớn lên trong xã hội, và "ngắn hạn" bởi các hiệu ứng ánh sáng của phông nền. Màu sắc của một tia ánh sáng là cảm giác màu mà tia sáng đó gây nên ở mắt người. Màu sắc của các vật thể là màu sắc của ánh sáng xuất phát từ chúng. Áp dụng lí thuyết của Berlin và Kay trong việc nghiên cứu từ chỉ màu sắc và bằng một số thực nghiệm, Nguyễn Khánh Hà [3], [4] trong các nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng, trong tiếng Việt có một lớp từ chỉ màu cơ bản bao gồm 9 từ sau: đen, trắng, đỏ, vàng, xanh, nâu, hồng, xám. Đây là lớp từ thứ nhất. Các từ này có cùng chung đặc điểm sau:  Là các từ được phổ biến rộng rãi;  Đơn giản về hình thái học: cả 9 từ đều là đơn âm tiết;  Về mặt ý nghĩa: 9 từ này đều có phạm vi biểu vật rộng lớn, được sử dụng cho một số lượng đa dạng các sự vật, hiện tượng;  Đặc điểm quan trọng nhất: 9 từ này có khả năng tạo ra hàng loạt từ chỉ màu phái sinh với phạm vi biểu vật hẹp hơn (mà Belin - Kay coi là các từ thứ cấp). Lớp từ thứ hai trong hệ thống từ chỉ màu tiếng Việt là những từ phái sinh từ lớp từ chỉ màu cơ bản. Lớp từ này có số lượng rất lớn và chúng mang những đặc điểm sau:  Về mặt cấu trúc: chúng là những từ đa âm tiết. Các yếu tố trong từ kết hợp với nhau theo quan hệ chính - phụ, trong đó yếu tố chính luôn luôn là từ chỉ màu thuộc lớp từ cơ bản (từ đơn âm). Yếu tố này có thể đứng trước hoặc đứng sau trong từ ghép, nhưng trong phần lớn trường hợp nó đứng trước. Yếu tố phụ cho nó thường là một tính từ, có thể rõ nghĩa (về mặt từ vựng) hoặc chưa rõ nghĩa. Ví dụ: Vàng/ rực Đỏ /chon chót Trắng/ muôn muốt  Về ý nghĩa: phạm vi biểu vật của các từ này hẹp hơn so với các từ chỉ màu cơ bản, do đó mà chúng luôn luôn bị bao gồm - tức là nằm trong phạm vi của các từ chỉ màu cơ bản. Ví dụ: đỏ lòm lòm nằm trong phạm vi của từ đỏ. Lớp từ thứ ba trong hệ thống từ chỉ màu tiếng Việt là các từ chỉ màu cụ thể. Lớp từ này còn được gọi tên là nhóm từ chỉ màu phụ. Màu phụ trong tiếng Việt hết ÁNH XẠ ẨN DỤ, HOÁN DỤ CỦA PHẠM TRÙ MÀU SẮC ĐẾN PHẠM TRÙ CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VI T 124 sức cụ thể, chúng được mượn trực tiếp từ tên gọi của đối tượng, sự vật trong thế giới khách quan, từ các màu phụ có thể quy chúng thành các nhóm màu, trong đó có một màu cơ bản đứng đầu nhóm. Ví dụ, các màu vôi, kem, sữa, thiếc, bạc, ngà, bạch kim, nguyệt bạch là nhóm màu phụ của trắng; hoàng yến, mật ong, đồng thau là màu phụ của vàng v.v Theo đó, bài viết sẽ tập trung thiết lập mô hình ánh xạ của 9 từ chỉ màu cơ bản và các từ ngữ phái sinh của chúng nghĩa là bài viết chỉ đi sâu lớp từ chỉ màu thứ nhất và thứ hai . Ngoài ra, chúng tôi cũng phân biệt từ chỉ màu cơ bản với các từ đồng âm với nó nhằm mục đích không xét đến các trường hợp có vỏ ngữ âm giống với từ chỉ màu sắc. Qua khảo sát Từ điển tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy có các trường hợp đồng âm với các từ chỉ màu cơ bản trong tiếng Việt như sau:  vàng. 1. Kim loại quý, màu vàng óng ánh, không gỉ, dễ dát mỏng và kéo sợi hơn các kim loại khác, thường dùng làm đồ trang sức. Nhẫn vàng. Quý như vàng. 2 (dùng phụ sau d., trong một số tổ hợp từ). Cái rất đáng quý, ví như vàng. Tấm lòng vàng. Ông bạn vàng. 3. Đồ làm bằng giấy giả hình vàng thoi, vàng lá để đốt cúng cho người chết theo tập tục dân gian (nói khái quát). Đốt vàng. Hóa vàng.  xanh. dụng cụ để xào nấu thức ăn, thường bằng đồng, đáy bằng, thành đứng, có hai quai.  hồng 1 d. Chim ở nước có bộ lông tơ rất dày, mịn và nhẹ. Nhẹ như lông hồng.  hồng 2 d. Cây ăn quả cùng họ với thị, quả khi xanh có vị chát, khi chín thì ngọt.  hồng 3 d. Cây cảnh cỡ nhỏ, cùng họ với đào, mận, thân có gai, lá kép có răng, hoa gồm nhiều cánh màu trắng, hồng hoặc đỏ, ..., có hương thơm. 3. Ánh xạ từ miền nguồn “màu sắc” tới miền ý niệm “con người” Như chúng ta đã biết, sự ánh xạ trên góc nhìn tri nhận là một hoạt động của quá trình nhận thức qua các thao tác đồng nhất, đối lập, loại biệt, chuyển hóa làm tái tạo lại một bức tranh thế giới và ý niệm hóa thế giới hiện thực, tạo ra một nhịp cầu nối kết giữa cái cụ thể và cái trừu tượng. Với tính chất là các tín hiệu, từ trong ngôn ngữ vừa có chức năng chỉ dẫn các sự vật trong hiện thực vừa có chức năng khêu gợi những kích thích biểu tượng về các đồ vật mang tên gọi. Chính vì vậy, tên gọi có một tiềm năng chuyển di các phạm trù đối tượng nhận thức và con người trong khi sử dụng các yếu tố ngôn ngữ đã chịu sự chi phối nước đôi giữa hai chức năng này. Con người nhận thức thế giới thông qua những biểu tượng về thế giới và nhờ có tư duy con người có thể phân biệt các biểu tượng ấy. Mối liên hệ giữa cái hiện thực và cái tưởng tượng có tính chất phức hợp vì chúng vừa giống nhau vừa khác nhau, vừa đồng nhất vừa đối lập. Trong tâm thức của người Việt nói riêng và khá nhiều dân tộc thì vũ trụ được hiện ra trước mắt con người là một vũ trụ hồn linh theo đó vạn vật đều có linh hồn đúng như Kant nhận định. Con người trong quá trình tri nhận về thế giới luôn theo hai con đường, một con đường chủ quan hóa và một con đường khách quan hóa. Một mặt con người lấy cái tôi làm trung tâm cho nên vũ trụ hiện hữu trong nhận thức của tôi. Đồng thời cũng có sự soi chiếu từ vũ trụ vĩ mô (khách quan) vào vũ trụ vi mô (của xã hội và con người...). Và chính vì lẽ đó sự chuyển di phạm trù màu sắc sang LÊ CAO THẮNG 125 phạm trù con người đã trở thành một hiện tượng đáng xem xét. 4. Hiểu một cách tổng quát, con người là động vật bậc cao, tiến hóa nhất về thể chất, có ngôn ngữ, biết sáng tạo và biết sử dụng công cụ lao động xã hội. Con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng phản ánh chính của ngôn ngữ theo quan điểm truyền thống. Hệ thống ý niệm cơ bản nhất về con người bao gồm: đặc điểm ngoại hình, hoạt động của con người, những vận động về mặt tinh thần, tính cách và phẩm chất, thế giới nội tâm, các quan hệ và hoạt động xã hội, tương tác giữa con người và môi trường xung quanh, Trong những ý niệm vừa nêu, ngoại hình và cấu tạo cơ thể là hai đối tượng có bản chất thực thể, trực quan, dễ nhận thức. Còn lại, các ý niệm khác đều khái quát, trừu tượng hoặc tương đối mơ hồ. Các ý niệm thuộc nhóm sau sẽ cần các công cụ tri nhận như ẩn dụ để cấu trúc lại, tuy nhiên, trên thực tế, tất cả các ý niệm thuộc về con người đều có thể được ẩn dụ hóa và đều rất phổ biến. Giải thích cho điều này cần thấy được hai vấn đề chính: thứ nhất, nhu cầu lí giải, tìm hiểu bản thể của con người là vô cùng, ngày càng chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể, sinh động hơn; thứ hai, các miền ý niệm cơ bản như “con người” luôn luôn được ưu tiên để trở thành các miền đích cho những trải nghiệm mới, tri thức mới. Điều này đòi hỏi những ý niệm về con người cần sâu sắc hơn, có giá trị tri nhận cao hơn.  Tình cảm  Phẩm chất  Cảm xúc  Tư duy  Tương tác tự nhiên, xã hội  H.1. Lược đồ ánh xạ từ miền nguồn “màu sắc” đến miền đích con người Từ sơ đồ ánh xạ trên, bài viết xác lập sự chuyển di ý niệm từ phạm trù màu sắc sang phạm trù con người thông qua ẩn dụ ý niệm sau: CON NGƯỜI LÀ MÀU SẮC. Hệ thống các ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận đã ghi nhận ẩn dụ về con người là ẩn dụ phong phú và phổ biến nhất. Trong xu hướng đó, phạm trù màu sắc đã giúp con người cấu trúc hóa các ý niệm liên quan đến con người. Công thức tư duy tổng quát nhất của ẩn dụ này đó là CON NGƯỜI LÀ MÀU SẮC. Đây là ẩn dụ (phép chiếu) trung tâm để từ đó tạo lập ra các ẩn dụ ý niệm giáng cấp (bậc dưới), hoán dụ ý niệm giáng cấp. Các ẩn dụ bậc dưới là sự ánh xạ của các điển mẫu và các từ ngữ phái sinh từ nó đến những đặc điểm, phẩm chất của con người. Chúng chi phối cách con người nhìn nhận và ứng xử với bản thân cũng như với môi trường xung quanh. Màu sắc ÁNH XẠ ẨN DỤ, HOÁN DỤ CỦA PHẠM TRÙ MÀU SẮC ĐẾN PHẠM TRÙ CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VI T 126 Trong lược đồ ánh xạ trên, ba ẩn dụ tình cảm, tư duy, cảm xúc đều thuộc vào trạng thái tinh thần nên sẽ được gộp chung thành một tiểu loại khi đi vào phân tích cụ thể. Như vậy nhìn từ góc độ điển mẫu, ta có cấu trúc ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ MÀU SẮC đóng vai trò là trung tâm. Từ mô hình này, thông qua các phép chiếu ẩn dụ, hoán dụ, ta được các cấu trúc thứ cấp như sau: 3.1. Theo mô hình hoán dụ ý niệm Vạn vật trên thế giới đều có màu sắc, tri nhận về màu sắc là thành phần quan trọng của kinh nghiệm con người khi phạm trù hóa thế giới. Vì vậy, khi con người xây dựng tri nhận về tình cảm cũng hay lưu ý đến các phạm trù màu sắc. Với phạm trù con người, ta thấy ấn tượng về hình thức luôn là ấn tượng đầu tiên xuất hiện khi tri giác về bất cứ đối tượng nào trong thực tại. Nói đến màu sắc là nói đến thuộc tính bên ngoài của thế giới sự vật hiện tượng mà mắt người nhìn thấy được. Đặc trưng này được lựa chọn để miêu tả cho những đặc điểm ngoại hình con người, các bộ phận cơ thể người. Bên cạnh đó, bản thân sự chuyển di từ phạm trù màu sắc sang phạm trù nhận thức về ngoại hình con người ở khía cạnh biểu hiện bên ngoài còn thể hiện tính chất bên trong. Cụ thể là ở phương diện sức khỏe, tình cảm, giai cấp/tầng lớp. Điều này là cơ sở tạo nên những biểu thức hoán dụ ý niệm giáng cấp trong quá trình tri nhận của người Việt. Người Việt chúng ta thuộc gốc Á đông “máu đỏ da vàng”. Nói như vậy, nhưng trong sự tri nhận của con người, màu da của người Việt không chỉ là màu vàng mà con mang những sắc màu khác, sắc màu này bị chi phối bởi góc nhìn, tình cảm, cách đánh giá của con người. Nhìn màu sắc, chúng ta có thể đoán biết thể trạng, sức khỏe và phạm trù màu sắc với 9 điển mẫu và hệ thống các từ ngữ phái sinh với các sắc độ là công cụ hỗ trợ đắc lực để thực hiện điều đó. Điều này làm nảy sinh biểu thức hoán dụ thứ cấp: MÀU SẮC THAY CHO SỨC KHỎE. Có thể xem đây là sự mở rộng phạm trù khi miền nguồn là màu sắc tái lập một hoán dụ ý niệm để tri nhận về phạm trù con người. Ta dễ dàng đón nhận các biểu thức ngôn ngữ liên quan đến các từ chỉ màu dùng để chỉ tình trạng sức khỏe trong giao tiếp, ví dụ:  trắng hồng: sự cảm nhận về vẻ mặt tươi tỉnh, thần thái khỏe mạnh.  trắng mét: sự cảm nhận về sắc mặt nhợt nhạt, yếu đuối, mong manh, thiếu sức sống.  xanh xao: có nước da xanh nhợt, vẻ ốm yếu.  vàng vọt: có màu vàng nhợt nhạt, vẻ yếu ớt.  hồng hào: (nước da) có màu đỏ hồng, đẹp, biểu thị trạng thái khỏe mạnh. Không chỉ vậy, màu sắc là một phần tích hợp trong đời sống con người và có những ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống về phương diện văn hóa và tâm-sinh lý. Có thể dễ dàng nhận thấy là tình cảm và các từ ngữ chỉ màu sắc thường có sự liên hệ với nhau trong tất cả các ngôn ngữ, do vậy một trong những cơ sở tri nhận “nghiệm thân” trong cách biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người cơ bản liên quan đến màu sắc được tạo ra từ sự biến đổi các trạng thái tâm-sinh lí của cơ thể. Khi chúng ta trải nghiệm các miền tình cảm, cùng với sự thay đổi lên xuống của nhiệt độ bên trong cơ thể cũng có sự thay đổi tương ứng trên nét mặt và thể LÊ CAO THẮNG 127 hiện những tình cảm khác nhau. Chẳng hạn như, khi chúng ta vui vẻ thì nét mặt thường tươi tắn, da mặt hồng hào; khi tức giận, lượng máu dưới da tăng lên, mặt mũi đỏ ngầu lên; khi tâm trạng buồn đau thường gây ảnh hưởng đến sự lưu thông của mạch máu, nên nét mặt tái xanh; và khi sợ hãi, máu dồn về trái tim, nên nét mặt thường mất đi vẻ tươi tắn mà trở nên tái xám. Với những kinh nghiệm như trên, nên nhiều ngôn ngữ bao gồm tiếng Việt đều rất chú ý khai thác các ý niệm màu sắc nhất là màu sắc tỏ ra trên nét mặt con người để ẩn dụ các miền tình cảm. Trong tiếng Việt, qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy tình cảm tức giận của con người thì thường có miền nguồn biểu trưng liên quan đến màu tím, đỏ, như các thành ngữ bầm gan tím ruột, giận tím mặt, đỏ mặt tía tai, v.v.; tình cảm sợ sệt, lo lắng thường có miền nguồn biểu trưng từ ý niệm màu xanh, xám, chẳng hạn như các thành ngữ tái xanh tái tử, tái mặt tái xám, mặt xanh như chàm đỏ, v.v. Những cách diễn đạt trên đều dựa trên cơ chế nhìn biểu hiện bên ngoài để nói đến thuộc tính bên trong hay nói khác đi lấy dấu hiệu để gọi tên sự vật, hiện tượng. Theo đó, ta xác lập hoán dụ MÀU SẮC THAY CHO CẢM XÚC. Bên cạnh đó, như ta đã biết, xã hội Việt Nam mang đặc trưng nông nghiệp, tính cố kết đã ràng buộc các cá nhân trong chằng chịt các mối quan hệ từ gia đình tới làng xã. Vị trí của con người được đánh giá chủ yếu thông qua tương quan giữa cá nhân và cá nhân với xã hội. Do đây là một ý niệm trừu tượng nên thường được thể hiện thông qua các ẩn dụ ý niệm. Với sự năng động của phạm trù màu sắc, quan hệ xã hội, địa vị, thân phận của con người cũng được cấu trúc lại trên cơ sở miền nguồn này. Con người xã hội chịu sự phân hoá giai cấp, tầng lớp. Điều này tương ứng với việc lựa chọn màu sắc trang phục. Từ xưa, thời phong kiến, việc lựa chọn màu sắc trang phục đã ngầm mang tính chất thông báo về vị trí xã hội của tầng lớp người. Từ đây, chúng ta đã tri nhận màu sắc như là một tín hiệu để thông báo về giai tầng xã hội. Có thể xác lập sự tri nhận này qua mô hình hoán dụ MÀU SẮC THAY CHO TẦNG LỚP/ GIAI CẤP. Có thể kể đến các biểu thức ngôn ngữ như: Áo xanh (chỉ người người công nhân), áo nâu sồng (chỉ người tu hành), áo trắng học trò (chỉ học sinh), thiên thần áo trắng (chỉ người hoạt động trong lĩnh vực y tế),... Ngoài ra, qua tìm hiểu, ta xác lập được hoán dụ MÀU SẮC THAY CHO LỨA TUỔI. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Và trong thực tế giao tiếp tiếng Việt, chúng ta vẫn sử dụng cách nói đỏ đầu, con đỏ để chỉ đối tượng là trẻ nhỏ. Ta lí giải điều này như sau: Trẻ sơ sinh, dân thường, không có địa vị dưới chế độ cũ, được coi là yếu ớt cần phải được bảo vệ. Đặc trưng biểu trưng này phụ thuộc vào tri nhận của con người về thực tế dựa trên cơ sở tính nghiệm thân: khi mới sinh, đứa trẻ thường đỏ hỏn, theo thời gian đứa trẻ lớn lên sắc tố đỏ sẽ giảm dần. Chính vì thế, đỏ trong các trường hợp trên chỉ trẻ con. 3.2. Theo mô hình ẩn dụ ý niệm Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy mọi tâm tư, tình cảm, trạng thái tâm lí, xao động về tâm hồn hay những suy nghĩ, triết lí, tư tưởng, vốn vô hình, trừu tượng đã được nhìn nhận như màu sắc, có thể tri giác, cảm nhận sinh động cụ thể. ÁNH XẠ ẨN DỤ, HOÁN DỤ CỦA PHẠM TRÙ MÀU SẮC ĐẾN PHẠM TRÙ CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VI T 128 Đây là cơ sở hình thành ẩn dũ ý niệm TINH THẦN LÀ MÀU SẮC. Ẩn dụ này cấu trúc hóa tất cả các trạng thái của con người thành màu sắc, kéo theo là các hoạt động, cảm giác tinh thần. Ẩn dụ này gồm các ẩn dụ bậc dưới sau: a) Tình cảm/ cảm xúc là màu sắc Những cung bậc của tình cảm, hạnh phúc, đau khổ, hờn ghen hay oán giận lần lượt được hiện lên qua thế giới màu sắc. Qua sự nhận thức của con người, các sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị của con người đều được hiện thực hóa bằng các từ ngữ chỉ màu sắc. Những cung bậc vui, buồn, yêu, thương, thù, hận, chờ đợi, tức giận, nhung nhớ, đều được màu sắc hóa. Như đã trình bày ở trên, ta nhận thấy sự thể hiện tình cảm, cảm xúc của con người trong một số trường hợp gắn liền với đặc điểm bên ngoài và được thể hiện theo cơ chế hoán dụ. Bên cạnh đó, bản thân các điển mẫu và các từ ngữ phái sinh của nó còn được sử dụng để gửi gắm tình cảm mà không cần thông qua phán đoán từ đặc điểm bên ngoài. Khi ấy, ta được ẩn dụ ý niệm TÌNH CẢM/CẢM XÚC LÀ MÀU SẮC. Nếu em lên biên giới em sẽ gặp bạt ngàn hoa. Hoa sim, giữa đồi nắng gió, tím như ai chờ mong. Sắc hoa sim yêu thương trong lòng người lính trẻ, Chờ ai nên tím ngát bồi hồi giữa biên cương. (Lời bài hát “Hoa sim biên giới”, Minh Quang) Từ tím, tím ngát vang lên trong lời bài hát đã cụ thể hóa tâm trạng của người lính trẻ chốn biên cương. Tím ấy đâu chỉ là tím hoa sim mà còn là tím nỗi nhớ, tím tình yêu, tím chờ mong. Nhờ vậy, lời bài hát trở nên cô đọng, hàm súc, mơ màng b) Đời sống tâm linh là màu sắc Trường hợp này có thể kể đến từ chỉ màu cơ bản vàng (dùng để chỉ thế giới của người chết). Đây là hình ảnh quen thuộc hay được dân gian nhắc đến như cách nói tránh, cách nói văn chương bóng bẩy về cái chết. Hình ảnh này bắt nguồn từ việc người Trung Quốc quan niệm chốn âm phủ có chin dòng suối màu vàng. Đây là một trong những kết quả của quá trình tiếp xúc về ngôn ngữ, văn hóa: Gọi là gặp gỡ giữa đường, Họa là người dưới suối vàng biết cho. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) Ngoài ra, ta còn tìm thấy cách nói khuôn xanh, cao xanh, trời xanh để chỉ lực lượng tối cao chi phối cuộc sống con người theo quan điểm thơ ngây thời xưa. Trong giao tiếp của con người Việt Nam hiện nay, vẫn không khó để bắt gặp các cách diễn đạt này. Khi người ta vẫn “Trời xanh ngó xuống mà coi”, “Nỗi lòng này trời xanh có thấu” vào tình huống éo le, tuyệt vọng. c) Khát vọng/ ước mơ là màu sắc Khi nói đến ước mơ, khát vọng; những gam màu tươi tắn được tri nhận trước tiên. Chúng ta vẫn thường sử dụng vàng – xanh – hồng – đỏ trong diễn đạt để thể hiện cái nhìn tích cực, lạc quan ở tương lai. Ví dụ như: - Giấc mộng vàng, tuổi hồng - Khói trầm lan nhẹ ngấm không gian Giây phút buồn lây đến mộng vàng Xiêm áo hôm nay tề chỉnh quá Dám ôm hồn cúc ở trong sương (Hàn Mặc Tử, Mơ hoa) d) Phẩm chất con người là màu sắc Phẩm chất hiểu một cách thông thường là tư cách của con người trong xã LÊ CAO THẮNG 129 hội thường chịu đánh giá của cộng đồng. Các yếu tố phẩm chất như đạo đức, lối sống, tính cách đều khá chung chung. Việc phân định một vài phẩm chất là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh và c người. Một trong những công cụ tư duy giúp người Việt tri nhận về phẩm chất con người là phạm trù màu sắc. Ta dễ dàng nhận thấy các biểu thức ngôn ngữ dùng từ chỉ màu để miêu tả đặc điểm phẩm chất của con người. Ví dụ như sự ngây thơ, trong trắng, sự thủy chung, sự xấu xa, - Kẻ nọ có lòng dạ đen tối, chắc có âm mưu gì đây. - Ý nghĩ đen tối, lòng dạ đen tối. - nhớ về thời áo trắng, tâm hồn trắng trong e) Sự may rủi là màu sắc là màu sắc Ẩn dụ này xảy ra với trường hợp của đen và đỏ. Các biểu thức ngôn ngữ như vận đỏ; số đỏ; đỏ tình, đen bạc; được sử dụng để chỉ quan niệm của con người về sự may mắn, rủi ro trong cuộc sống. Nhận xét: Như vậy, khi chuyển di từ phạm trù màu sắc sang phạm trù con người, người Việt chúng ta đã tri nhận những thuộc tính nổi bật về đặc điểm ngoại hình bên ngoài trước tiên để phán đoán, nhận biết. Sự chuyển di này được xác lập dựa trên tương tác ẩn dụ - hoán dụ qua mô hình ánh xạ sau: Miền nguồn MÀU SẮC ẨN DỤ Miền đích CON NGƯỜI đen, trắng, đỏ, xanh, vàng, nâu, hồng, tím, xám TINH THẦN H.2. Mô hình ánh xạ từ phạm trù màu sắc sang phạm trù con người Hoán dụ ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI Miền nguồn Sức khỏe Cảm xúc Tầng lớp/giai cấp Lứa tuổi Miền đích ÁNH XẠ ẨN DỤ, HOÁN DỤ CỦA PHẠM TRÙ MÀU SẮC ĐẾN PHẠM TRÙ CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VI T 130 4. Kết luận Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào việc tìm hiểu sự chuyển ý niệm từ phạm trù màu sắc sang phạm trù con người đã cho thấy một nguyên lí quan trọng, đó là, ánh xạ của phạm trù màu sắc đến phạm trù con người dựa trên cơ chế ẩn dụ và hoán dụ. Trong đó, sự ánh xạ này còn kéo theo sự mở rộng phạm trù ẩn – hoán. Chính sự chuyển di này đã làm cho ngôn ngữ luôn sống động, tiềm tàng những ý nghĩa mới phụ thuộc vào vốn sống, kinh nghiệm, khả năng biến hóa, sử dụng ngôn ngữ của mỗi người. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (Ghi chép và suy nghĩ), NXB Khoa học Xã hội. 2. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận - Ẩn dụ tri nhận, NXB Khoa học xã hội. 3. Nguyễn Khánh Hà (1995), Hệ thống từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. 4. Nguyễn Khánh Hà (2010), Từ ngữ phái sinh chỉ màu trong tiếng Việt, Ngôn ngữ và Đời sống, số 9/2010. 5. Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Hoàng An (dịch) (2016), Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận (David Lee), Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. 6. Trịnh Thị Minh Hương (2009), Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (dựa trên ngữ liệu là những văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương), luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TPHCM. 7. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, 2005. Ngày nhận bài: 17/3/2017 Biên tập xong: 15/4/2017 Duyệt đăng: 20/4/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf88_3334_2215140.pdf
Tài liệu liên quan