Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây cải ngọt

Tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây cải ngọt: Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 51 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 1. Đặt vấn đề Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm tiếp tục là mối quan tâm chung của toàn xã hội, nhất là mối lo về tồn dư hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm, trong đó có rau xanh� Cùng với tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ở một số địa phương đã ảnh hưởng lâu dài tới môi trường sống của con người, vật nuôi, nguồn nước ngầm và đất đai thì việc sử dụng phân hóa học cũng làm tăng dư lượng nitrat và ảnh hưởng đến mạch nước ngầm [1]� Chúng ta đã áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững theo VietGAP, tuy nhiên khi tham gia mô hình Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY CẢI NGỌT nguyễn Thị CẩM Mỹ, hoàng Thị Lệ Thu, Trần Thị Thu Khoa Nông–Lâm–Ngư, Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây cải ngọt, nhằm hướng đến sản xuất rau t...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây cải ngọt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 51 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP 1. Đặt vấn đề Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm tiếp tục là mối quan tâm chung của toàn xã hội, nhất là mối lo về tồn dư hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm, trong đó có rau xanh� Cùng với tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ở một số địa phương đã ảnh hưởng lâu dài tới môi trường sống của con người, vật nuôi, nguồn nước ngầm và đất đai thì việc sử dụng phân hóa học cũng làm tăng dư lượng nitrat và ảnh hưởng đến mạch nước ngầm [1]� Chúng ta đã áp dụng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững theo VietGAP, tuy nhiên khi tham gia mô hình Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CÂY CẢI NGỌT nguyễn Thị CẩM Mỹ, hoàng Thị Lệ Thu, Trần Thị Thu Khoa Nông–Lâm–Ngư, Trường Đại học Hùng Vương TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng cây cải ngọt, nhằm hướng đến sản xuất rau theo hướng hữu cơ để tạo ra sản phẩm an toàn cho người sử dụng, đồng thời giữ được môi trường sinh thái bền vững. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 công thức và 3 lần nhắc lại gồm CT1: 6 tấn/ha; CT2: 9 tấn/ha; CT3: 12 tấn/ha. Kết quả cho thấy các công thức bón phân trùn quế cho cây rau cải ngọt khác nhau thì sự sinh trưởng và năng suất rau khác nhau. Bón phân trùn quế tăng hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong đất. Hiệu quả kinh tế cao nhất ở mức bón 9 tấn/ha là 39.220.000 đồng/ha. Từ khóa: Rau cải ngọt, năng suất, phân trùn quế này nhiều hộ nông dân ý thức chưa cao và kiến thức chưa được trang bị đầy đủ về sử dụng phân vô cơ và hóa chất bảo vệ thực vật hợp lý� Mặt khác, trong sản xuất còn thiếu chuỗi liên kết để kiểm tra và giám sát chất lượng, cho nên, sản xuất nông nghiệp dù được tiến hành theo VietGAP từ nhiều năm nay nhưng sản phẩm vẫn bị lẫn với sản xuất thông thường� Để khắc phục, Nhà nước phải hỗ trợ cho nông dân thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất VietGAP hoặc thay đổi hướng mới theo sản xuất nông nghiệp hữu cơ nhằm tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm [3, 4]� Nhận bài ngày 8/12/2017, Phản biện xong ngày 20/12/2017, Duyệt đăng ngày 20/12/2017 52 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP Hiện nay, trong sản xuất hữu cơ, nguồn phân cung cấp cho cây trồng chủ yếu là phân ủ được sản xuất tại chỗ, trong đó có phân trùn (giun) quế� Phân trùn quế là loại phân từ chất thải của giun quế� Phân giun chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, là chất xúc tác sinh học� Trong phân giun có xác bã của cây trồng và phân động vật đã được phân hủy cũng như kén giun rất giàu chất dinh dưỡng, dễ hòa tan trong nước và chứa hơn 50% chất mùn [2]� Tuy nhiên, hiện nay ít có nghiên cứu để xác định lượng phân trùn quế phù hợp, vừa giúp cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, vừa mang lại hiệu quả kinh tế� Chính vì thế chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này� 2. Nội dung phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Phân trùn quế ủ hoai� Là loại phân của giun quế có nguồn gốc từ phân trâu, phân bò� 2.2. Địa điểm nghiên cứu Xã Tân Đức, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ� 2.3. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm gồm 3 công thức bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB): • CT1: Bón 6 tấn/ha; • CT2: Bón 9 tấn/ha; • CT3: Bón 12 tấn/ha� Thí nghiệm bố trí trên giống rau cải ngọt của Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam� Diện tích ô thí nghiệm là 20m2; Thời vụ gieo: tháng 10/2017� Phương pháp bón phân: bón lót toàn bộ phân trước khi gieo hạt� 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi Theo dõi sinh trưởng: chiều cao cây (cm) theo dõi sau khi gieo 2 tuần, 7 ngày theo dõi 1 lần, động thái ra lá (lá) theo dõi sau khi gieo 2 tuần, 7 ngày theo dõi 1 lần� Năng suất cá thể (g/cây), năng suất thực thu (kg/ha)� Phương pháp lấy mẫu đất theo TCVN 5297:1995� Phân tích chỉ tiêu hóa tính đất trước khi thí nghiệm: pHKCl đo trên máy pH meter, OM% theo phương pháp Walkley – Black� Đạm tổng số xác định bằng phương pháp Kjeldalh� Lân tổng số xác định bằng phương pháp so mầu� Kali tổng số xác định bằng phương pháp quang kế ngọn lửa, phá mẫu bằng hỗn hợp HF và HClO4� Lân dễ tiêu xác định bằng phư ơng pháp Oniani, Kali dễ tiêu xác định bằng phương pháp Matxlova� Phân tích dư lượng nitrat bằng phương pháp so màu theo TCVN 8742:2011� So sánh ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong rau theo quyết định 867/1998/QĐ- BYT� Tính toán hiệu quả kinh tế: Tổng thu – tổng chi� 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến sinh trưởng rau cải ngọt Sự sinh trưởng của cây cải ngọt chịu tác động của nhiều yếu tố trong đó có dinh dưỡng� Việc bón phân trùn quế cung cấp cân đối các chất dinh dưỡng cho cây rau, giúp cây sinh trưởng tốt� ■ Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái tăng trưởng chiều cao cây rau cải ngọt Số liệu thu được cho thấy sau gieo 2 tuần chiều cao cây ở các lượng phân bón không có sự chênh lệch lớn chỉ 1–2 cm (Bảng 1)� Sau gieo 4 tuần với các lượng phân bón khác Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 53 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP nhau, chiều cao đã có sự khác biệt khá rõ rệt, trong đó cao nhất là công thức 3 và thấp nhất là công thức 1� Sau gieo 6 tuần, chiều cao cây đạt cao nhất ở công thức 3 là 29,5 cm, trong khi đó ở công thức 1 chỉ đạt 25,7 cm� ■ Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái ra lá rau cải ngọt Động thái ra lá là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tốc độ sinh trưởng của cây rau, nó phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh khác� Kết quả nghiên cứu cho thấy bón lượng phân trùn quế khác nhau sau gieo 2–3 tuần số lá/cây không có biến động lớn� Sau gieo 5–6 tuần sự thay đổi về số lá khá rõ, trong đó công thức 3 đạt số lá 9,1 lá� 3.2. Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến năng suất rau cải ngọt Năng suất là kết quả tổng hợp của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, đồng thời cũng là mục tiêu của sản xuất� Trong đó năng suất cá thể của cây rau là chỉ tiêu đánh giá sự đồng đều của quần thể� Qua theo dõi chúng tôi thấy: Bảng 2. Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái ra lá cây rau cải ngọt (Đơn vị: lá) Công thức Sau gieo 2 tuần Sau gieo 3 tuần Sau gieo 4 tuần Sau gieo 5 tuần Sau gieo 6 tuần CT1: 6 tấn 3,1 4,7 5,8 7,6 8,2 CT2: 9 tấn 3,5 4,9 6,2 7,3 8,5 CT3: 12 tấn 3,7 5,2 6,8 8,4 9,1 Ở các mức bón khác nhau năng suất cá thể thu được là khác nhau rõ rệt với mức ý nghĩa 95%, trong đó công thức 3 năng suất cá thể đạt cao nhất 19,26 g/cây� Các công thức khác nhau thu được năng suất khác nhau chắc chắn ở mức ý nghĩa 95%� Năng suất thực thu đạt cao nhất ở công thức 3 là 5�144 kg/ha và thấp nhất ở công thức 1 là 4�092 kg/ha� 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến hàm lượng nitrat trong rau cải ngọt Chất lượng rau ngoài sự đánh giá bằng cảm quan và độ đồng đều thì dư lượng nitrat là chỉ tiêu rất quan trọng� Qua lấy mẫu phân tích chúng tôi thu được số liệu bảng 4� Khi tăng lượng phân trùn quế trong mỗi công thức thì dư lượng nitrat có tăng nhẹ nhưng đều ở dưới ngưỡng cho phép� 3.4. Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến lượng chất hữu cơ trong đất Đối với sản xuất nói chung và cây rau nói riêng, việc phân tích đất trước khi thí nghiệm sẽ cho biết chất lượng đất và khả năng cung Bảng 4. Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến hàm lượng nitrat trong rau cải ngọt Công thức Hàm lượng nitrat (mg/kg tươi) CT1: 6 tấn 97,3 CT2: 9 tấn 113,1 CT3: 12 tấn 124,3 Bảng 1. Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến động thái tăng trưởng chiều cao cây rau cải ngọt (Đơn vị: cm) Công thức Sau gieo 2 tuần Sau gieo 3 tuần Sau gieo 4 tuần Sau gieo 5 tuần Sau gieo 6 tuần CT1: 6 tấn 3,2 7,5 11,5 18,7 25,7 CT2: 9 tấn 3,4 8,2 13,4 20,8 27,8 CT3: 12 tấn 3,5 8,7 14,2 21,6 29,5 Bảng 3. Ảnh hưởng của liều lượng phân trùn quế đến năng suất rau cải ngọt Công thức Năng suất cá thể (g/cây) Năng suất thực thu (kg/ha) CT1: 6 tấn 15,04 4�092 CT2: 9 tấn 17,07 4�748 CT3: 12 tấn 19,26 5�144 LSD0,05 1,19 287,7 CV (%) 4,1 5,7 54 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP cấp chất dinh dưỡng của đất để từ đó giúp ta sử dụng và bón phân hợp lý� Trước khi thí nghiệm chúng tôi tiến hành phân tích một số chỉ tiêu hóa tính đất và thu được kết quả như sau (Bảng 5): pHKCl dao động từ 5,18–5,26, ở mức này đất hơi chua, nếu tiếp tục bón nhiều phân hữu cơ ở các vụ sau cần phải bón vôi khử chua cho đất� Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số OM biến động từ nghèo (1,95%) đến trung bình (2,48%) (Theo Agricultural Compendium, 1989)� Đạm tổng số trong đất ở mức trung bình (0,13–0,18%)� Lân tổng số (P2O5 %) ở mức giàu (0,17–0,22%)� Lân dễ tiêu (P2O5 mg/100g đất) biến động từ 18,62–22,65 mg P2O5/100 g đất, theo thang đánh giá của Euroconsult (1989) cho thấy đất thí nghiệm ở mức giàu lân dễ tiêu� Kali tổng số nghèo (K2O %) biến động từ 0,19 –0,24 %� Kali dễ tiêu (K2O mg/100g đất) ở mức nghèo� Sau thí nghiệm, chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích hàm lượng chất hữu cơ tổng số trong đất� Kết quả cho thấy việc bón bổ sung 6–12 tấn phân trùn quế tăng hàm lượng chất hữu cơ (OM%) từ 1,16–2,18%� Qua đó cho thấy việc bón trùn quế cho đất không những làm tăng năng suất mà còn làm tăng lượng chất hữu cơ cho đất� 3.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế Hiệu quả kinh tế của việc bón lượng phân trùn quế khác nhau với rau cải ngọt được thể hiện qua bảng 6� Lượng bón phân trùn quế cho hiệu quả kinh tế khác nhau� Công thức 3 có tổng thu cao nhất là 38�860�000đ/ha� Công thức 2 có hiệu quả kinh tế với lãi thuần cao nhất là 39�220�000 đồng/ha� Tổng thu tính bằng năng suất thực thu nhân với giá bán tại thời điểm thu hoạch� Tổng chi tính bằng số tiền mua vật tư và công lao động, tổng chi ở các công thức khác nhau do tiền mua phân và công bón phân ở các công thức khác nhau� 4. Kết luận • Bón phân trùn quế với lượng 12 tấn/ha giúp cây rau cải ngọt sinh trưởng tốt, năng suất đạt cao nhất 5�144 kg/ha� • Bón phân trùn quế làm hàm lượng chất hữu cơ trong đất tăng từ 1,16–2,18% so với trước khi bón� • Lượng bón 9 tấn phân trùn quế cho 1 ha có hiệu quả kinh tế cao nhất lãi thuần đạt 39�220�000 đồng/ha� Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Văn Bộ (2000), Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam – Thách thức và cơ hội, Báo cáo Bảng 6. Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế với lượng phân trùn quế khác nhau (tính cho 1 ha) Công thức Tổng thu (đ) Tổng chi (đ) Lãi thuần (đ) CT1: 6 tấn 61�380�000 26�300�000 35�080�000 CT2: 9 tấn 71�220�000 32�000�000 39�220�000 CT3: 12 tấn 77�160�000 38�300�000 38�860�000 Bảng 5. Một số chỉ tiêu hóa tính của đất trồng rau trước và sau thí nghiệm Công thức Trước thí nghiệm Sau thí nghiệm pHKCl OM (%) N (%) P tổng số (%) P dễ tiêu (mg/100g) K tổng số (%) K dễ tiêu (mg/100g) OM (%) CT 1 5,26 2,48 0,18 0,22 22,65 0,24 3,75 3,64 CT 2 5,18 1,95 0,13 0,18 18,62 0,19 3,77 4,13 CT 3 5,24 2,04 0,15 0,17 21,14 0,23 4,19 4,87 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 55 KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP hội thảo “Hướng tới các cơ hội mở rộng xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam”� Hà Nội, ngày 6 – 8/9/2000� [2] Phạm Tiến Dũng và cs (2013), Ảnh hưởng của phân giun quế đến sinh trưởng và năng suất của xu hào trồng trong hộp xốp theo hướng hữu cơ tại Hà Nội, Hội thảo quốc gia “Nông nghiệp hữu cơ – Thực trạng và định hướng phát triển”� Thành phố Hồ Chí Minh, 27 tháng 9 năm 2013� [3] Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Tiêu chuẩn quốc gia số 10TCN 602– 2006 về sản xuất và chế biến sản phẩm hữu cơ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2006. [4] IFOAM (2008), Các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ� SUMMARY The effects of quantity of vermicompost to growth, productivity, quality of choy sum nguyen Thi CaM My, hoang Thi Le Thu, Tran Thi Thu Faculty of Agriculture–Forestry–Aquaculture, Hung Vuong University This study aims to define the growth, productivity and quality of the choy sum based on the quantity of vermicompost. This could help people producing organ- nic vegetables safely for consumers, as well as saving the ecology sutainable. The experiment was designed as three concepts and repeatedly as following: 6 tons/ha (ex1), 9 tons/ha (ex2), 12 tons/ha (ex3). The result showed that all the concepts were good to the growth and productivity of the choy sum, especially the concept 3 (ex3). Vermicompost used with 9 tons/ha gave the best result, yielding a total net value of 39.220.000vnd/ha. Additionaly, the vermicompost also made an increase of quality of land. Key words: choysum, yield, vermi-compost

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf22_415_2218787.pdf
Tài liệu liên quan