Xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai - Ngô Trà Mai

Tài liệu Xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai - Ngô Trà Mai: Ngô Trà Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 107 - 113 107 XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CHẢY ĐOẠN QUA TỈNH LÀO CAI Ngô Trà Mai * Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế luôn có những mâu thuẫn và xung đột. Sông Chảy, đoạn qua tỉnh Lào Cai, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thủy điện, khai thác khoáng sản. Sự phát triển của ngành nào ít nhiều cũng có những ảnh hưởng bất lợi đến sự tồn tại của các ngành khác gọi là tranh chấp và xung đột. Tiếp cận tổng thể và thông qua các phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu nhận dạng được ba xung đột chính: giữa thuỷ điện và thuỷ lợi; tích nước hồ chứa và khai thác khoáng sản; đắp đập ngăn sông và du lịch sinh thái. Cả ba dạng xung đột trên đều có nguyên nhân từ phân bố tài nguyên nước không đều theo không gian và thời gian, quy hoạch không đồng bộ, thiếu tính liên ngành trong quản lý. Để giả...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai - Ngô Trà Mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Trà Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 107 - 113 107 XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CHẢY ĐOẠN QUA TỈNH LÀO CAI Ngô Trà Mai * Viện Vật lý – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam TÓM TẮT Sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế luôn có những mâu thuẫn và xung đột. Sông Chảy, đoạn qua tỉnh Lào Cai, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thủy điện, khai thác khoáng sản. Sự phát triển của ngành nào ít nhiều cũng có những ảnh hưởng bất lợi đến sự tồn tại của các ngành khác gọi là tranh chấp và xung đột. Tiếp cận tổng thể và thông qua các phương pháp thu thập, phân tích, xử lý số liệu nhận dạng được ba xung đột chính: giữa thuỷ điện và thuỷ lợi; tích nước hồ chứa và khai thác khoáng sản; đắp đập ngăn sông và du lịch sinh thái. Cả ba dạng xung đột trên đều có nguyên nhân từ phân bố tài nguyên nước không đều theo không gian và thời gian, quy hoạch không đồng bộ, thiếu tính liên ngành trong quản lý. Để giảm thiểu và tiến tới giải quyết xung đột bài báo kiến nghị thực hiện một số giải pháp đi từ cơ chế, chính sách đến quy hoạch, nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý, khai thác TNN. Từ khóa: Tài nguyên nước, xung đột, thủy điện, thủy lợi, du lịch MỞ ĐẦU* Sử dụng tài nguyên để phát triển kinh tế luôn có những mâu thuẫn và xung đột. Mâu thuẫn là mức độ thấp, còn xung đột là mức độ cao có tính nghiêm trọng do quá trình khai thác tài nguyên không hợp lý, thiếu quy hoạch tổng thể và không tuân thủ định hướng phát triển bền vững [1]. Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, thủy điện, khai thác khoáng sản, trong đó phần lớn đều dựa vào điều kiện tự nhiên (địa hình, hệ sinh thái, dân tộc học...). Sông Chảy bắt nguồn từ Trung quốc và nhập vào sông Lô ở Phú Thọ. Đoạn chảy qua tỉnh Lào cai là phần thượng nguồn nên uốn khúc quanh co và lắm thác ghềnh, đây chính là yếu tố để xây dựng thủy điện. Sự phát triển của ngành nào ít nhiều cũng đều ảnh hưởng đến sự tồn tại của các ngành khác: tranh chấp về tài nguyên nước (TNN) khi xây dựng thủy điện làm thiếu nước cấp cho các cánh đồng và dân cư vùng hạ lưu, làm mất cơ hội khai thác cát sỏi lòng sông, ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái; khai thác cát sỏi làm giảm năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, tăng * Email: ngotramaimoitruong@gmail.com nguy cơ xói lở đường bờ, mất cơ hội du lịch... đã và đang là những tranh chấp tồn tại trên lưu vực sông Chảy. Các mâu thuẫn này cần được nhận dạng, phân tích nhằm tìm ra nguyên do để giải quyết, hạn chế xung đột. Có những mâu thuẫn lâu dài và khó giải quyết như mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, nhưng cũng có những mâu thuẫn có thể giải quyết với sự đồng lòng của các bên. Tuy nhiên để xem xét được tất cả các xung đột môi trường (XĐMT) cần có sự tham gia của các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, thời gian nghiên cứu dài và nguồn kinh phí lớn. Vì vậy, trên cơ sở tổng hợp hệ thống tài liệu đã có, xử lý dữ liệu, mục tiêu của bài báo tập trung phân tích XĐTM giữa các ngành kinh tế có liên quan nhiều đến TNN lưu vực sông Chảy là: thủy điện, cấp nước tưới tiêu, khai thác khoáng sản, du lịch và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu, đảm bảo phát triển hài hòa giữa lợi ích của các bên. TIẾP CẬN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Có nhiều cách tiếp cận đối với việc nhận diện, phân tích và giảm thiểu XĐMT. Tuy nhiên quan điểm tiếp cận tổng thể được sử dụng chính trong nghiên cứu: các XĐMT được Ngô Trà Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 107 - 113 108 xem xét trong các mối quan hệ của các ngành kinh tế và trong vùng không gian lãnh thổ là lưu vực sông Chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai. Hệ thống tài liệu sử dụng chủ yếu là các số liệu thống kê từ Niên giám thống kê của tỉnh trong 10 năm qua; các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, TNN, khai thác khoáng sản và 17 tình huống XĐMT trong cơ sở dữ liệu của Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, nhằm xác định các loại XĐMT [2, 3, 4]. Nhận dạng xung đột dựa theo Environmental Conflict Resolution (WRDC, 1992) [5]. Đầu tiên, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo môi trường và tình hình thực tế tại địa phương, một loạt các XĐMT được xác định [6, 9]. Sau đó, lựa chọn những xung đột nổi bật, đại diện để phân tích. Thông qua bước này 03 xung đột chính được nhận diện đều liên quan đến thủy điện là: thủy điện và thủy lợi; tích nước hồ chứa và khai thác khoáng sản; đắp đập ngăn sông và du lịch sinh thái. Việc phân tích các xung đột dựa theo Chandrasekharan D., 1996 [7]. Các xung đột được phân tích theo các hướng là bản chất, các nhóm liên quan và đối tượng chịu ảnh hưởng. Giải quyết xung đột được tham khảo và đề tài cấp Bộ “Các giải pháp giải quyết mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước ở vùng Tây Nguyên” do Viện Chiến lược phát triển- Bộ Kế hoạch đầu tư thực hiện giai đoạn 2015-2017 có điều chỉnh để phù hợp với vùng nghiên cứu [8]. TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG CHẢY VÀ VẤN ĐỀ KHAI THÁC SỬ DỤNG Tài nguyên nước mặt Sông Chảy là phụ lưu cấp 1 của sông Lô, Đông Bắc Việt Nam (Hình 1). Dòng chính bắt nguồn từ đèo Hà Tao, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ sau đó và đổ vào sông Lô tại Đoan Hùng. Hình 1. Lưu vực sông Chảy Sông Chảy có diện tích lưu vực là Flv = 6.500 km², trong đó phần diện tích trong nước là 4.580 km² chiếm 70,5% diện tích, phần còn lại thuộc Trung Quốc. Chiều dài sông là L = 319km, đoạn chảy qua tỉnh Lào Cai dài 124km, lòng sông sâu, hẹp, dốc lớn, nhiều thác ghềnh. Lưu lượng nước mùa lũ khoảng 1.670m3/s, mùa kiệt khoảng 17,6m3/s. Lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất (Qmax, Qmin) tại các trạm thủy văn trên sông Chảy được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Thống kê đặc trưng dòng chảy trạm thủy văn trên sông Chảy [3] Trạm F(km2) Qmax (m 3 /s) Qmin (m 3 /s) Bảo Yên 4300 3250 18,8 Cốc Ly 3480 2700 10,9 Vĩnh Yên 138 374 0,96 Ngô Trà Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 107 - 113 109 Khai thác và sử dụng TNN mặt Nhu cầu sử dụng nước trên sông Chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai có thể chia thành hai nhóm gồm: (a) Sử dụng làm tiêu hao lượng nước như tưới nông nghiệp, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp: Lưu vực chủ yếu tiêu hao nguồn nước cho tưới, nhu cầu nước sinh hoạt không lớn do tỷ lệ dân ở đô thị khoảng trên 20% và chỉ tập trung ở thành phố Lào Cai, sử dụng nước ngầm là chủ yếu, năng lực cấp khoảng 60- 70%. Công nghiệp chủ yếu là khai khoáng – chế biến khoáng sản; nông lâm sản, thực phẩm; sản xuất phân bón tại 2 KCN là Tằng Loỏng và Bắc Duyên Hải. Tuy nhiên lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp không đáng kể so với tưới nông nghiệp, nên nghiên cứu này tập chung phân tích vào thủy lợi. Khai thác và sử dụng nước cho tưới: lưu vực có chức năng tưới cho khoảng 11.700 ha diện tích đất nông nghiệp. Khoảng 200 diện tích đất trồng màu, cây công nghiệp, đất hoang, đất trồng tạp... chưa có điều kiện cung cấp nước, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Tỉnh Lào Cai không có công ty quản lý khai thác thủy lợi, toàn bộ các công trình đều giao cho chính quyền cơ sở đảm nhận, hoạt động theo QĐ 837, đáp ứng được khoảng 60-70% nhu cầu tưới. Tuy nhiên, các công trình thuỷ lợi chưa phát huy hết năng lực do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ đạo là do hệ thống kênh dẫn chưa đầy đủ hoặc xuống cấp, tỷ lệ tổn thất lớn, chưa có quy trình vận hành hệ thống dẫn đến lãng phí nước. (b) Sử dụng không tiêu hao nước như thủy điện, giao thông thủy, khai thác cát – sỏi: Theo Bộ Công thương, sông Chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai được quy hoạch các thủy điện sau: Khi 5 nhà máy thủy điện trên sông Chảy đi vào hoạt động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về chế độ vận hành điều tiết hồ chứa phát điện, tích nước vào mùa kiệt và xả nước vào mùa lũ. Khai thác khoáng sản: Lào Cai là một tỉnh có tiềm năng khoáng sản lớn nhất cả nước, đặc biệt cát – sỏi làm vật liệu xây dựng, phân bố chủ đạo trong lòng sông và tại các bãi bồi ven sông Hồng – sông Chảy (Hình 3). Tại Quyết định số 3788/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Lào Cai thể hiện các vị trí khai thác cát trên sông Chảy với tổng công suất 100.000m3 trong giai đoạn 2016 – 2020. Trên địa bàn ven sông Chảy đã hình thành một số cơ sở khai thác cát cung cấp sản xuất vật liệu xây dựng, ví dụ: điểm mỏ do Công ty Cổ phần Đức Duy, Doanh nghiệp Thuận Ngân và một số các doanh nghiệp khác. Hình 2. Sơ đồ bậc thang thủy điện trên sông Chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai Ngô Trà Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 107 - 113 110 Dọc theo bờ sông Chảy, là các địa danh du lịch như: hang Tiên, thác nước Tà Lâm; Miếu Cây gạo, đền Trung Đô; những cánh rừng gỗ nghiến, trai cổ thụ. Đồng thời trên hai bờ sông còn có các bản làng, thôn xóm với những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Giáy. Chợ Bắc Hà, chợ Cốc Ly, là những khu chợ từ lâu đã làm nên bản sắc của các dân tộc ở Lào Cai. Đây là những địa danh đều có thể du lịch bằng đường sông tạo nên những nét riêng cho du lịch của tỉnh. Hình 3. Khu vực có hoạt động công nghiệp và khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai [2] XĐMT TRONG SỬ DỤNG TNN MẶT LƯU VỰC SÔNG CHẢY Những XĐMT chủ yếu TNN mặt trên lưu vực sông Chảy đang chịu những áp lực do phát triển kinh tế, xã hội, gia tăng dân số, làm phát sinh mâu thuẫn trong sử dụng và bảo vệ TNN. Kết quả nghiên cứu v cho thấy những mâu thuẫn chính gồm: - Xung đột trong sử dụng nước giữa thuỷ điện và thuỷ lợi: Do quá trình tích nước phát điện tại hồ chứa, làm hạ thấp mực nước, gây khó khăn cho hoạt động của các trạm bơm lân cận. Đặc biệt tích nước vào mùa khô sẽ gây hạ thấp mực nước, dẫn đến các công trình như cống, trạm bơm không hoạt động được, đồng nghĩa với việc thiếu nước tưới, gây chết hoa màu- cây lương thực... vùng hạ du. Một số xung đột này tại Lào Cai đã được đề cập trên các trang báo mạng: Thi công thủy điện Nậm Toóng phá hỏng công trình thủy lợi và cấp nước sạch của người dân; Thủy điện chồng lên nhau, xé toạc dòng Tà Lơi, cho thấy xung đột này đã, đang tồn tại [9]. - Xung đột giữa tích nước hồ chứa thủy điện và khai thác khoáng sản: Trong quá trình xây dựng hồ chứa thủy điện, hoạt động tích nước lòng hồ làm mất đi cơ hội khai thác khoáng sản. Nếu không kịp khai thác hoặc tận thu trước khi xây dựng các nhà máy thủy điện, toàn bộ vật liệu này sẽ bị nhận chìm. Một số mỏ khoáng sản được cấp phép nhưng chưa hết thời hạn khai thác phải tạm dừng để phục vụ phát triển thủy điện đã gây ra tranh chấp, không đồng thuận trong quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng. Tổn thất về kinh tế xảy ra đối với tất cả các bên. XĐMT ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nhóm cộng đồng dân cư, gây căng thẳng và làm xấu đi mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. - Xung đột trong việc đắp đập ngăn sông làm mất đi cơ hội du lịch sinh thái cảnh quan vùng sông Chảy: Giai đoạn chưa có hoạt động thủy điện (trước năm 2010), trung bình mỗi năm có khoảng 8000-9000 du khách lựa chọn tham quan bằng đường thủy, chủ yếu theo 02 tuyến Bảo Nhai - Trung Đô, Cốc Ly - Bảo Nhai và ngược lại. Tuy nhiên từ khi Thủy Ngô Trà Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 107 - 113 111 điện Bắc Hà, Vĩnh Hà chặn dòng, lượng khách đặt tuyến này giảm đáng kể, một phần do hạ thấp mực nước tàu thuyền đi lại khó khăn, một phần do lo ngại về an toàn khi có hoạt động xả lũ. Các đơn vị kinh doanh vận tải du lịch đang ngày càng thu hẹp dần, một số bị xóa xổ gây ra những mâu thuẫn giữa 02 ngành kinh tế cùng sử dụng TNN. Cơ hội trải nghiệm vùng sông nước, hít thở bầu không khí trong lành, thưởng ngoạn phong cảnh bình yên của vùng cao sẽ được thay thế bằng các tuyến du lịch đường bộ cũng làm giảm đi tính đa dạng trong du lịch. Đồng thời, hoạt động giải phóng mặt bằng, phát quang thực vật để xây dựng thủy điện cũng làm giảm đáng kể diện tích đất rừng, cảnh quan khu vực bị thay đổi từ dạng tự nhiên sang nhân sinh là một yếu tố bất lợi đối với du lịch của tỉnh vốn dựa chủ yếu vào tài nguyên rừng. Ngoài các xung đột chính nêu ở trên một số các mâu thuẫn khác cũng tồn tại trong quá trình sử dụng TNN lưu vực sông Chảy, tuy nhiên ở mức độ không lớn: giữa thủy điện và thủy điện, các thủy điện bậc thang trên không tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa, gây thiếu nước cho thủy điện bậc thang dưới; quá trình khai thác khoáng sản làm nhiễm bẩn nguồn nước gây tốn kém cho chi phí xử lý nước cấp, giảm năng suất và chất lượng hoa màu – cây nông nghiệp được tưới; giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình thủy điện gây mâu thuẫn với người dân bản địa khi chiếm đất rừng, mất đất canh tác, giảm sinh kế của người dân bản địa.... Những nguyên nhân chính gây ra XĐMT Có nhiều nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn khi sử dụng TNN sông Chảy, nhưng có thể tóm gọn lại trong 5 nguyên nhân chính sau đây: - Quy hoạch chưa đồng bộ: Năm 2014 UBND tỉnh Lào Cai đã ra quyết định số 169/QĐ- UBND phê duyệt Quy hoạch TNN dựa trên cơ sở các quy hoạch ngành: thủy lợi, thủy điện, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế xã hội [3]. Mặc dù đã có sự phân chia nguồn TNN nhưng có thể thấy rõ Lào Cai vẫn chủ trương ưu tiên công nghiệp nặng và chưa có quản lý tổng hợp theo từng lưu vực sông, đặc biệt là 2 con sông chính là sông Hồng và sông Chảy. Quản lý TTN được phân chia theo địa giới hành chính cũng gây nhiều khó khăn, đồng thời lưu vực sông Chảy đến nay chưa có “chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể” hay Ban quản lý lưu vực sông (như một số sông Đồng Nai, sông Cầu, Nhuệ - Đáy...) nên đã tạo ra nhiều khó khăn cho các nhà quản lý khi giải quyết các vấn đề đầu tư và bảo vệ môi trường. - Sự phân bố về TNN không đồng đều giữa các mùa trong năm, giữa các khu vực, gây XĐMT trong sử dụng. Xây dựng hồ chứa, bể điều tiết để tích nước trong mùa khô, xả lũ trong mùa mưa là nguyên nhân chính của hầu hết các mâu thuẫn giữa thượng nguồn và hạ nguồn. Sự phân bố dân cư ở các tỉnh miền núi trong đó có Lào Cai vẫn thuận theo tự nhiên, kéo theo sự phân bố đất đai canh tác, các công trình hạ tầng chưa hợp lý cũng làm cho các mâu thuẫn bộc lộ ngày càng rõ nét hơn. - Chưa có quy trình vận hành liên hồ chứa cho tất các các công trình thủy điện trên lưu vực sông Chảy. Các quy trình vận hành chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các quy định và hướng dẫn của các cơ quan quản lý để được phép đưa công trình vào vận hành, vì vậy dẫn đến các xung đột giữa lợi ích về năng lượng và các ngành kinh tế khác. - Lào Cai là một tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế - xã hội, dân tộc học, nhận thức còn nhiều khó khăn. Năng lực của đội ngũ những người làm quy hoạch, vận hành khai thác thủy lợi, thủy điện thấp, không được đào tạo bài bản hay cập nhật kiến thức chuyên ngành đặc biệt là các kiến thức về quản lý tổng hợp TNN và bảo vệ môi trường nước theo lưu vực sông. Đây là những cản trở trong giảm thiểu các xung đột. - Sự chồng chéo trong quản lý, không có cơ quan đầu mối về quản lý TNN, dẫn đến mỗi đơn vị Bộ, ngành lại phê duyệt các quyết định Ngô Trà Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 107 - 113 112 cho ngành nghề mình quản lý. Ví dụ: Bộ NN &PTNN quản lý quy hoạch thủy lợi trong cả nước. Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi, không chỉ bao gồm một mà nhiều lưu vực sông, nhiều tỉnh. Điều đó dẫn đến sự chồng chéo với các quy hoạch lưu vực sông được phê duyệt trước đây; Bộ Công thương quản lý, quy hoạch hệ thống bậc thang thủy điện, tuy nhiên quá trình thực thi lại không thống nhất với các quy hoạch khác về TNN; Bộ Xây dựng quản lý quy hoạch cấp, thoát nước sinh hoạt thành phố, thị trấn. Nhưng thực tế, nhiều dự án không gắn với quy hoạch nguồn nước dẫn đến các công trình cấp nước bị hủy bỏ do thiếu nước hoặc do ngập nước hồ chứa; UBND tỉnh quản lý quy hoạch các lưu vực sông, nhưng do trình độ chuyên môn của các địa phương hạn chế (đặc biệt đối với các tỉnh miền núi như Lào Cai) nên chất lượng chưa cao, nhiều công trình trên hệ thống sông nhánh không nằm trong quy hoạch tổng thể lưu vực, dẫn đến chồng chéo trong quản lý và vận hành. Mặc dù thời gian gần đây đã có sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành, nhưng hầu hết mỗi ngành đều chỉ chú trọng phát triển ngành thuộc lĩnh vực mình quản lý, đồng thời cũng do thiếu đầu mối cung cấp thông tin nên các mâu thuẫn có xu hướng ngày càng rõ rệt. ĐỀ XUẤT GIẢM THIỂU XUNG ĐỘT Thứ nhất: Cần có sự phối hợp giữa các ngành từ khi quy hoạch và xây dựng công trình, trong quá trình khai thác cần cân đối giữa các mục tiêu phát điện và cấp nước. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, quản lý vận hành các công trình sử dụng TNN từ Trung ương đến địa phương, một cách chặt chẽ, liên tục, hiệu quả từ khâu quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, tổ chức thi công và quản lý khai thác. Ví dụ như đối với các hồ chứa thủy điện lớn đã xây dựng và khai thác thì cần thiết phải xây dựng quy trình điều hành liên hồ trong đó có các điều kiện ràng buộc về cấp nước, phòng chống thiên tai (lũ, hạn). Đồng thời cần có sự điều hành chung trong khai thác sử dụng TNN. Thứ hai: kiến nghị ban hành và đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật về quản lý TNN, vận hành quản lý các công trình thủy điện và kèm theo đó là các thông tư, nghị định dưới luật. Thứ ba: Đề xuất xây dựng Ủy ban bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Chảy, xây dựng quy chế chung về sử dụng TNN, trong đó có các quy định cụ thể về chia sẻ thông tin, giám sát, duy trì dòng chảy đầu nguồn, thông báo và thỏa thuận về kế hoạch sử dụng nước, vận hành hệ thống thủy lợi, thủy điện, , Thứ tư: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ vận hành, quản lý thủy điện, thủy lợi, các cán bộ quản lý từ cấp trung ương đến địa phương để đảm đương tốt nhiệm vụ được giao. Thứ năm: Xây dựng và sớm ban hành quy trình tích nước và xả lũ các hồ chứa trên lưu vực sông Chảy, hài hòa các lợi ích sử dụng nước, vừa tận dụng nguồn thủy năng vừa giảm nhẹ lũ và hạn hán ở hạ du. KẾT LUẬN Lưu vực sông Chảy đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện đang có rất nhiều hoạt động phát triển kinh tế liên quan đến TNN, trong đó đáng lưu ý nhất là các ngành thủy lợi, thủy điện và khai thác khoáng sản. Tuy nhiên do TNN phân bố không đều theo không gian và thời gian, quy hoạch không đồng bộ, thiếu tính liên ngành trong quản lý đã nảy sinh các XĐMT. Các XĐMT trong khai thác, sử dụng và quản lý TNN mặt lưu vực sông Chảy được phân tích gồm có 3 nội dung chính: trong sử dụng nước giữa thuỷ điện và thuỷ lợi; tích nước hồ chứa và khai thác khoáng sản; đắp đập ngăn sông và du lịch sinh thái cảnh quan. Cả 3 xung đột này đều liên quan đến thủy điện là ngành có nhu cầu sử dụng nước lớn nhất và đang chi phối lưu vực sông Chảy. Để giảm thiểu và tiến tới giải quyết xung đột và cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp từ cơ chế, chính sách đến quy hoạch phát triển, vận hành hiệu quả, nâng cao nhận thức, kiến thức của đội ngũ quản lý, khai thác Ngô Trà Mai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 189(13): 107 - 113 113 TNN lưu vực sông Chảy đoạn chảy qua tỉnh Lào Cai nói riêng và trên toàn lưu vực sông nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Thị Thanh Xuyến, Trần Nghi, Nguyễn Đình Thái, Nguyễn Văn Tuấn, Những mâu thuẫn và xung đột trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch và sa khoáng titan khu vực đới bờ tỉnh Bình Thuận, Tạp chí Môi trường, số III, 2017. 2. UBND tỉnh Lào Cai, Thuyết minh Đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Lào Cai, 2015. 3. UBND tỉnh Lào Cai, Thuyết minh Đồ án quy hoạch và Quyết định phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Lào cai giai đoạn 2014-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Lào Cai, 2014. 4. UNDP, Xung đột môi trường, tác động xã hội và công lý môi trường: Nghiên cứu trường hợp, phân tích và ý nghĩa chính sách đối với Việt Nam, Hà Nội, 2018 5. WRDC (Western Rural Development Centre), Environmental Conflict Resolution: A resource notebook, Compilation for Regional training workshop, Washington State University, 1992. 6. UBND tỉnh Lào Cai, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011-2015, Lào Cai, 2016. 7. Chandrasekharan D, Addressing Natural Resource Conflicts through Community Forestry: The Asian Perspective. Paper prepared for Session 3: 'Asia and Latin America', of the e- conference on Addressing Natural Resource Conflicts through Community Forestry, Proceedings of electronic conference on Addressing Natural Resource Conflict Through Community Forestry, Food and Agricultural Organization of the United Nations, Rome 1996. 8. Trần Anh Tuấn, Đề tài cấp Bộ: Các giải pháp giải quyết mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nước ở vùng Tây Nguyên, Viện Chiến lược phát triển- Bộ Kế hoạch đầu tư, 2017. 9. 2-.html; https://nongnghiep.vn/thuy-dien-chong- len-nhau-xe-toac-dong-ta-loi-la-ke-nuot-loi- post223941.html... ABSTRACT ENVIRONMENTAL CONFLICT IN CHAY RIVE’S WATE USAGE – THE SECTION THAT PASSSES THROUGH LAO CAI PROVINCE Ngo Tra Mai * Institute of Physics - Vietnam Academy of Science and Technology There’s always contradictions and conflicts in using resources to develop the economy. River Chay, which flowed across Lao Cai province, has many favorable conditions for tourism development, hydropower, mining. The development of any sector has more or less negative impacts toward the existence of others, this is called conflict and conflict. Overall approach and methods of collecting, analyzing and processing data identified three major conflicts: between hydropower and irrigation; reservoir and mineral exploitation; river damming and ecotourism. All three types of conflicts are caused by uneven distribution of water resources in space and time, asynchronous planning, lack of interdisciplinary management. In order to minimize and proceed to resolve the conflict, the paper recommends the implementation of a number of solutions from the mechanism and policies to the planning and improvement of the level of management and exploitation of water resources. Keywords: Water resources, conflicts, hydropower, irrigation, tourism Ngày nhận bài: 16/10/2018; Ngày hoàn thiện: 26/10/2018; Ngày duyệt đăng: 30/11/2018 * Email: ngotramaimoitruong@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf132_160_1_pb_3177_2125117.pdf
Tài liệu liên quan